nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt độngđầu tư công.”2“Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốncôn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Trịnh Quốc Trung
Đề tài: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Nhóm 11 – Lớp CLCQTL47A
ST
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 5 năm 2024
Trang 2Mục lục
I Các khái niệm, đặc điểm 3
1.1 Khái niệm về đầu tư công 3
1.2 Đặc điểm của đầu tư công 4
1.3 Vai trò của đầu tư công 6
II Đánh giá hoạt động đầu tư công tại Việt Nam 7
2.1 Khái quát hoạt động đầu tư công tại Việt Nam 7
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công tại Việt Nam 9
2.3 Thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 11
III Hiệu quả của đầu tư công ở các quốc gia phát triển trong khu vực Châu Á 15
3.1 Trung Quốc 15
3.2 Hàn Quốc 17
3.3 Nhật Bản 18
IV Sự cần thiết của đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 18
Danh mục tài liệu tham khảo 21
Trang 3Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
I Các khái niệm, đặc điểm
1.1 Khái niệm về đầu tư công
Có rất nhiều ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu kinh tế trong nước vàquốc tế về khái niệm đầu tư công Có nhà nghiên cứu cho rằng khái niệm đầu tư công
là đề cập tới lĩnh vực đầu tư mà đầu tư tư nhân không thể và không muốn tham gianhư kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội Mặt khác, một nhóm nghiên cứu khác lại địnhnghĩa đầu tư công là hoạt động đầu tư sử dụng Nguồn vốn của Nhà nước Dù thực tếrằng đa phần nguồn vốn sử dụng cho hoạt động đầu tư công chủ yếu là nguồn vốn củaNhà nước
Theo điều 4 Luật Đầu tư Công (2013), “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.”1
Với khái niệm đầu tư công đưa ra ở Luật Đầu tư Công gồm 2 phần: thứ nhất,khẳng định là đầu tư của Nhà nước và thứ hai là đầu tư vào các chương trình, dự ánkết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội Phần thứ hai gồm cả chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội coi như bao hàm hết mọi dự án mà Nhà nước đầu tư vì các dự án đều khôngtrực tiếp cũng gián tiếp phục vụ phát triển kinh tế xã hội Vậy, thuật ngữ Đầu tư côngtheo điều 4 Luật Đầu tư có thể hiểu là đầu tư của Nhà nước
Theo Luật Đầu tư Công tại điều 1 về phạm vi điều chỉnh, “Luật này quy địnhviệc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quản lý nhà nước về đầu tư công; quyền,
1 Khoản 15 Điều 4 Luật Đầu tư Công số 39/2019/QH14
Trang 4nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt độngđầu tư công.”2
“Vốn đầu tư công quy định tại Luật này gồm: vốn ngân sách nhà nước, vốncông trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương,vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nướcngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ nguồn thu để lại cho đầu tưnhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngânsách địa phương để đầu tư.”3
Với phạm vi điều chỉnh và thuật ngữ vốn đầu tư đề cập trong Luật thì vốn đầu
tư công là nguồn vốn của Nhà nước và do Nhà nước quản lý Tổng hợp cả khái niệmđầu tư công và vốn đầu tư công, chúng ta có thể hiểu Đầu tư công theo Luật đầu tưcông là hoạt động đầu tư của Nhà nước, sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước và
do Nhà nước quản lý
1.2 Đặc điểm của đầu tư công
Từ thực tiễn hoạt động đầu tư công ở Việt Nam và các quan niệm về đầu tưcông như nói trên, có thể xác định các đặc điểm chung của đầu tư công như sau:
Thứ nhất, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước, từ các tổ chức, cơ
quan có chức năng đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành về phân cấp và quyếtđịnh đầu tư Mặc dù có nhiều quan niệm, ý kiến khác nhau về đầu tư công nhưng hầuhết các quan điểm đều có chung một nhận định là, đầu tư công là đầu tư từ Nhà nước,được thực hiện bởi Nhà nước, từ chủ trương, kế hoạch đến phê duyệt hoặc ra quyếtđịnh đầu tư và tổ chức, quản lý đầu tư Tất nhiên, việc thực hiện dự án đầu tư chủ yếuđược thực hiện thông qua cơ chế đấu thầu, nhà thầu thắng thầu trong thực hiện các dự
án đầu tư của Nhà nước có thể là các DNNN, cũng có thể là các doanh nghiệp khu vực
tư nhân hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Thứ hai, nguồn vốn đầu tư cho hoạt động đầu tư công là từ Nhà nước (bao
gồm: NSNN, vốn có nguồn gốc từ ngân sách; từ các khoản tín dụng đầu tư phát triển
2 Điều 1 Luật Đầu tư Công số 39/2019/QH14
Trang 5của Nhà nước; các khoản vay nợ của Chính phủ, của chính quyền địa phương…) Đầu
tư công bị chi phối chủ yếu bởi chính sách nguồn vốn Hiện nay, đầu tư công gồm cácnguồn vốn chủ yếu là:
- Vốn từ nguồn NSNN phân cho các bộ ngành, địa phương Vốn này thườngđược đầu tư không hoàn lại cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội,phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, Đó là những chương trình, dự ánkhông có khả năng thu hồi vốn hoặc thu hồi vốn chậm
- Vốn ngân sách đầu tư theo các chương trình hỗ trợ có mục tiêu Hiện nay có
02 loại chương trình mục tiêu là chương trình mục tiêu quốc gia và một số chươngtrình mục tiêu khác do Chính phủ quyết định hoặc cấp địa phương quyết định
- Vốn tín dụng đầu tư (vốn cho vay) của Nhà nước có mức độ ưu đãi nhất định.Chính phủ cho vay theo lãi suất ưu đãi bằng nguồn vốn tự có hoặc vốn vay ODA vàcho vay lại để đầu tư vào các dự án thuộc lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch nhà nước
- Vốn vay trong nước và ngoài nước để dùng cho đầu tư Vốn vay trong nước
là trái phiếu Chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương Trái phiếu Chính phủgồm các loại: tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu ngoại tệ, công trái xâydựng Tổ quốc, trái phiếu đầu tư và trái phiếu công trình trung ương
- Vốn đầu tư của các DNNN, bao gồm vốn NSNN cấp trực tiếp cho DNNN,vốn có nguồn gốc từ ngân sách và các khoản thu và lợi nhuận của DNNN, vốn vaycủa doanh nghiệp với sự bảo lãnh của Chính phủ
- Vốn hỗn hợp của Nhà nước và của các chủ thể khác: Trong những năm gầnđây, xuất phát từ thực tiễn vốn NSNN có hạn, trong khi nhu cầu đầu tư lớn, xuất hiệncác hình thức hợp tác công - tư (Public - Private Partnership - PPP), có nghĩa là Nhànước và tư nhân cùng hợp tác bỏ vốn đầu tư nhằm thu hút đầu tư vào cơ sở hạ tầng.Trường hợp này có nên coi là đầu tư công? Xét về bản chất, quan niệm đầu tư côngphải từ nguồn vốn nhà nước như nói trên, tuy nhiên, trong trường hợp này dù vốn nhànước không lớn, chỉ có tính chất “vốn mồi”, nhưng dự án vẫn được quản lý như là mộtdự án đầu tư công, mặc dù phương thức đầu tư, quản lý và giám sát đầu tư sẽ có một
số điểm khác so với đầu tư công hoàn toàn bằng NSNN Nhưng cũng có ý kiến cho
Trang 6rằng, để thực hiện quản lý dự án phù hợp, nên quan niệm dự án đầu tư công là dự ántrong đó vốn Nhà nước đạt đến một mức độ nhất định nào đó, có thể là từ 30% vốnnhà nước trở lên, như theo quy định của Luật Đấu thầu hoặc có thể là từ trên 51% trởlên như theo quy định của Luật Doanh nghiệp về khái niệm DNNN.
Thứ ba, mục tiêu của hoạt động đầu tư công là nhằm phát triển kinh tế - xã hội,
trong đó chủ yếu là theo đuổi các mục tiêu của chính sách công (đầu tư thành lập cácDNNN để giữ vị trí then chốt, chủ đạo, đủ khả năng là công cụ của Nhà nước điều tiếtnền kinh tế, đồng thời cũng vì các mục tiêu kinh doanh, tạo thu nhập tài chính choNhà nước; đầu tư vào các lĩnh vực quan trọng, thiết yếu của nền kinh tế nhưng tư nhânkhông đầu tư; đầu tư để khỏa lấp những “lỗ hổng” của nền kinh tế thị trường, bảo đảmcác cân đối lớn của nền kinh tế; hoặc vì các mục tiêu khác của chính sách công như:phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; tạo việc làm; thu hẹp khoảng cáchgiàu nghèo giữa các vùng, miền; phát triển vùng biên giới, hải đảo, gắn chính sáchphát triển kinh tế - xã hội với an ninh, quốc phòng…
1.3 Vai trò của đầu tư công
Sau khi Luật Đầu tư công năm 2014 được ban hành, quy trình đầu tư công cósự thay đổi cơ bản, từ kế hoạch hằng năm chuyển sang kế hoạch đầu tư công trunghạn, với kế hoạch 5 năm Từ đó đến nay, kế hoạch đầu tư công trung hạn đã góp phầnthực hiện mục tiêu cơ cấu lại nền kinh tế, phát huy được vai trò của đầu tư công tronglan tỏa, liên kết các vùng, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo điềukiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững
Đầu tư công trung hạn cũng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tưcông; từng bước khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, qua đó nâng cao hiệuquả đầu tư theo đúng mục tiêu, định hướng của chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước; thúc đẩy cơ cấu lại đầu tư và cơ cấu lại các ngành, vùng lãnhthổ; cơ bản bảo đảm tương quan hợp lý giữa phát triển kinh tế - xã hội và an sinh xãhội, giữa các ngành, lĩnh vực, các địa phương, vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùngđồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác, chống thất thoát, lãng phí; bảođảm tính công khai, minh bạch trong quản lý đầu tư công
Trang 7Đầu tư công đúng mực sẽ giúp tạo ra công việc mới, giảm tỷ lệ thất nghiệp vàtăng thu nhập cho người lao động Điều này giúp cải thiện mức sống và giảm độ bấtổn trong xã hội Đặc biệt, đầu tư công trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩytăng trưởng kinh tế Nó cung cấp các điều kiện cơ bản để hỗ trợ hoạt động sản xuất,vận chuyển hàng hóa và dịch vụ, đồng thời thu hút đầu tư tư nhân và thúc đẩy pháttriển kinh doanh Ngoài ra, khi đầu tư công vào giáo dục, đào tạo và nghiên cứu có thểnâng cao trình độ học vấn và kỹ năng của lao động, từ đó tăng cường năng suất laođộng và khả năng cạnh tranh của quốc gia; khuyến khích sáng tạo, đổi mới công nghệ
và phát triển các ngành công nghiệp mới Điều này có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh vàthúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
II Đánh giá hoạt động đầu tư công tại Việt Nam
2.1 Khái quát hoạt động đầu tư công tại Việt Nam
Năm 2023, tình hình thế giới, trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp,khó dự báo, đã ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động kinh tế - xã hội Trong bối cảnh
đó, Chính phủ xác định vốn đầu tư công là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởngcho nền kinh tế Theo đó, Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch vốnđầu tư nguồn ngân sách nhà nước tăng 23% so với năm 2022 Quốc hội đã ban hànhNghị quyết số 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-
2025, Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn2021-2025 với mục tiêu tổng quát “Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại đầu tư công và nângcao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, giảm tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng sốvốn đầu tư toàn xã hội, phát huy vai trò dẫn dắt của đầu tư công, tăng cường thu hútcác nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước; tạo chuyển biến rõ néttrong đột phá chiến lược về phát triển hạ tầng, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm ansinh xã hội; góp phần quan trọng để thực hiện các mục tiêu Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021 – 2025” 4 Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướngChính phủ đã ban hành quyết định về việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốnngân sách nhà nước giai đoạn 2021 - 2025 Cùng với đó, Chính phủ trình Quốc hội
4 Nghị quyết số 29/2021/QH15 về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025
Trang 8ban hành và ban hành một số văn bản, chính sách tăng cường phân cấp, phân quyền,nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, tạo hành lang pháp lý thống nhất trong thựchiện giải ngân vốn đầu tư công.
Những chính sách quan trọng đó đã góp phần thúc đẩy cơ cấu lại đầu tư công,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công và tạo ra tác động lan tỏa tới các ngành,khu vực trong toàn nền kinh tế Đầu tư công góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tếtrong dài hạn Giai đoạn 2016-2023, cơ cấu lại đầu tư công đã đạt được những kết quảtích cực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm tập trung hơn vào các ngành, lĩnh vực thenchốt, các công trình, dự án có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, bảođảm hiệu quả giữa các vùng miền trong cả nước
Hình 1: Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công và tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2023
Trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt trung bình83,4% kế hoạch hàng năm, đóng góp vào tăng trưởng GDP bình quân 6,01% Năm
2021, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 93,47% đóng góp vào việc duy trì tốc độtăng trưởng 2,56% Đây được coi là kết quả đáng ghi nhận khi dịch bệnh COVID-19tác động nặng nề Việt Nam hiện là một trong số ít quốc gia duy trì được mức tăngtrưởng dương và xếp trong nhóm những nước tăng trưởng cao trên thế giới Đặc biệt,năm 2022 vốn giải ngân đạt 93,50% đóng góp vào mức tăng trưởng ấn tượng 8,02%.Lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư đạt 30,49%, qua đó tạo tác
Trang 9động lan tỏa tích cực đối với nền kinh tế trong bối cảnh hậu dịch bệnh COVID-19,ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân.
5Trong cơ cấu đầu tư toàn xã hội, đầu tư của khu vực công có vị trí quan trọngđối với nền kinh tế Việt Nam, khẳng định vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công, đóngvai trò chống suy thoái, tạo điểm tựa cho đầu tư của các thành phần khác Đầu tư củakhu vực này bao gồm các nguồn chủ đạo như: Nguồn ngân sách nhà nước, vốn đầu tưtín dụng nhà nước và từ các doanh nghiệp nhà nước tham gia vào các dự án hạ tầng vàphát triển đô thị, khuyến khích các thành phần kinh tế ngoài nhà nước bỏ vốn đầu tưphát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển hạ tầng kinh tế kỹ thuật
Đầu tư nhà nước đã phát huy vai trò trong những giai đoạn kinh tế khó khăn và
là động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu nền kinh
tế, có tác động lan tỏa lớn, nhất là đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giaothông, năng lượng,
Cơ cấu đầu tư công đã có những chuyển biến tích cực Khu vực này đã tăngcường đầu tư cho cơ sở hạ tầng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế, xử lý bất hợp lý vùng miền; chú trọng đầu tư cho các ngành nghề cólợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế Ngân sách nhà nước đã tập trung nhiều hơn chođầu tư phát triển con người, nâng cao trình độ của người lao động
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đầu tư công tại Việt Nam
Thời gian qua, công tác đầu tư công theo kế hoạch trung hạn đã được Quốc hội
và Chính phủ quyết liệt chỉ đạo triển khai, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm Nhiều dự
án, công trình trọng điểm, quan trọng của đất nước được triển khai và hoàn thành,mang lại hiệu quả tích cực Đầu tư công ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò dẫn dắt, thuhút các nguồn lực đầu tư từ các khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo động lực tăngtrưởng kinh tế Tuy nhiên, để khẳng định vị trí, tầm quan trọng của đầu tư công trongphát triển kinh tế - xã hội thì cần các cơ quan chức năng cần tiếp tục quan tâm hơnnữa đến thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công với những giải pháp đồng bộ, hiệu quả
5 Tạp chí Tài chính, Tác động lan tỏa của đầu tư công tới phát triển kinh tế - xã hội, ThS Nguyễn Văn Tùng - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
Trang 10Cần thẳng thắn nhìn nhận rằng trên tổng thể công tác đầu tư công vẫn còn nhiều bấtcập, hạn chế, nhất là trong khâu tổ chức thực hiện từ xây dựng kế hoạch, xác định mụctiêu đầu tư, đến công tác chuẩn bị đầu tư, phân bổ nguồn lực giải phóng mặt bằng,triển khai thi công và giải ngân.
Trình tự, thủ tục trong đầu tư công cũng như các quy định của pháp luật về đấtđai, môi trường, đấu thầu, chi ngân sách còn nhiều vướng mắc làm chậm công tác giảiphóng mặt bằng, tiến độ thi công và giải ngân các dự án, công trình… Đây là nhữngđiểm nghẽn rất lớn cần được tháo gỡ để thúc đẩy tiến độ giải ngân vốn đầu tư công,phát huy hiệu quả đầu tư công
Vấn đề giá cả nguyên nhiên vật liệu biến động mạnh cũng khiến cho nhiều nhàđầu đề nghỉ điều chỉnh giá so với giá đã trúng thầu, dẫn tới sự chậm trễ trong phêduyệt, ảnh hưởng tới tiến độ dự án Cải thiện quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu hayrút gọn quy trình đấu thầu để tránh tình trạng dự án kéo dài, đội vốn tốn kém thờigian, tài chính khi triển khai
Bên cạnh đó, thể chế, chính sách liên quan trực tiếp đến việc hình thành vàtriển khai dự án đầu tư công còn bất cập, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án Theoquy định, từ khi hình thành dự án đến khi có thể giải ngân được vốn, tổ chức thực hiệntrải qua nhiều giai đoạn, với nhiều quy trình, trình tự, thủ tục chịu sự điều chỉnh củanhiều luật như Luật Đầu tư công, Luật Quy hoạch đô thị, Luật Xây dựng, Luật Ngânsách Nhà nước, Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Kiếntrúc… Mỗi giai đoạn có những vướng mắc khác nhau, trong khi đó việc thực hiệnphải được tuần tự theo quy định của pháp luật, tuân thủ thời gian, không được thựchiện trước các hoạt động do đó dù có vướng mắc nhỏ thì cũng sẽ ảnh hưởng tới toànbộ tiến độ tổng thể của dự án
Tại chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về đầu tư công, ngân sáchnhà nước, tài chính quốc gia, nợ công Ngoài yếu tố chi ngân sách, thủ tục, quy trìnhthực hiện thì Đại biểu Lê Hữu Trí cũng cho rằng, kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư côngchưa nghiêm, chưa trở thành nề nếp, còn phụ thuộc vào tính quyết liệt của Chính phủ
Trang 11và Thủ tướng Chính phủ6 Chính vì vậy, đối với công tác này cần tổng kết, đánh giá,phân tích, xác định rõ nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế không những diễn ratrong năm 2023 mà kéo dài từ nhiều năm trước.
2.3 Thực trạng đầu tư công tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025
Trong những năm qua, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực trong việc hoàn thiệncác cơ chế, chủ trương chính sách đối với đầu tư công cũng như có những nỗ lực táicơ cấu đầu tư công theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý, tăng cường phân cấp đầu tư
và nâng cao hiệu quả thực hiện vốn đầu tư Do đó, đầu tư công của Việt Nam đã cónhiều chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, đóng góp một phần quan trọng vàophát triển kinh tế của Việt Nam nói chung, vào xây dựng và kiến thiết cơ sở hạ tầngcho nền kinh tế nói riêng
Theo báo cáo từ Bộ Tài chính, dự kiến đến hết ngày 31/1/2024 (hết thời hạn đểgiải ngân vốn đầu tư năm 2023), ước tính cả nước giải ngân vốn đầu tư công được662.588,2 tỷ đồng, đạt 82,47% kế hoạch và đạt 93,12% kế hoạch Thủ tướng Chínhphủ giao (711.559,8 tỷ đồng)7 Mặc dù tỷ lệ này chưa đạt theo đúng mục tiêu củaChính phủ đặt ra là giải ngân đạt 95% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao Nhưngtheo đánh giá từ Bộ Tài chính, so với cùng kỳ năm 2022, tỷ lệ giải ngân có cao hơn(cùng kỳ năm 2022 đạt 80,63% kế hoạch và đạt 92,97% kế hoạch Thủ tướng Chínhphủ giao) Cụ thể, tỷ lệ giải ngân theo kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao năm
2023 cao hơn 0,15% và cao hơn 123.311,7 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022
6 Đại biểu Lê Hữu Trí - Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách tỉnh Khánh Hòa phát biểu tại chương trình kỳ họp thứ 6, Quốc hội thảo luận về đầu tư công, ngân sách nhà nước, tài chính quốc gia, nợ công.
7 Bộ Tài chính, Đầu tư công năm 2024 sẽ tiếp tục là động lực kinh tế.