ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ THUỘC NGUỒN LỰC VÔ HÌNH VÀ NĂNG LỰC ĐỘNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH THÔNG QUA TRUNG GIAN NĂNG LỰC ĐỔI MỚI: TRƯỜ
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong bối cảnh chung toàn cầu hiện nay cho thấy rằng việc hội nhập quốc tế là một xu thế lớn, tất yếu và là đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay Hội nhập quốc tế đem lại cho các quốc gia không chỉ những lợi ích, cơ hội về mọi mặt, mà còn đặt các quốc gia trước những thách thức, bất lợi Trước xu hướng hội nhập chung đó thì Việt Nam cũng không ngoại lệ và cũng đã được công nhận là thành viên của các hiệp định CPTPP, EVFTA, FTA và không dừng lại tại những hiệp định đó xu hướng hội nhập toàn cầu của Việt Nam đang ngày càng được mở rộng thêm Trước bối cảnh hội nhập toàn cầu như vậy thì sự thâm nhập của các tập đoàn kinh tế nước ngoài vào Việt Nam là điều không tránh khỏi và làn sóng đầu tư này sẽ ảnh hưởng đến tất cả các doanh nghiệp trong từng ngành nghề với mức độ ảnh hưởng khác nhau Do đó để chiếm lĩnh thị phần các DN nước ngoài đã từng bước tiến hành mua bán và sáp nhập nhiều tập đoàn lớn tại Việt Nam, điển hình cụ thể là thương vụ mua bán và sáp nhập của tập đoàn tài chính hàng đầu Nhật Bản - Sumitomo Mitsui Group Hơn nữa, dự báo sắp tới việc mua bán và sáp nhập sẽ diễn ra mạnh mẽ hơn khi có sự tham gia của các nhà đầu từ đến từ các nước Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản… hơn nữa, nhiều tập đoàn nước ngoài đã đưa ra nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực trên thị trường lao động và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng ảnh hưởng nhiều đến DN tại Việt Nam khi nhiều tập đoàn lớn với nguồn tài chính dồi dào đã đầu tư phát triển nhiều công nghệ hiện đại hơn nhằm phục vụ cho hoạt động dịch vụ và sản xuất kinh doanh Quan trọng hơn nữa tình hình dịch Covid 19 xảy ra cũng đã ảnh hưởng mạnh đến nền kinh tế Việt Nam
Theo đánh giá của Sở Du lịch TPHCM thì tình hình phát triển của ngành du lịch TPHCM bị tác động mạnh do Covid-19 Trong thời gian dịch bệnh, khách du lịch đến TPHCM trong tháng 02/2020 qua đường hàng không đã giảm 28,35% so với tháng 1/2020 và giảm 22,72% so với cùng kỳ Trong thời điểm dịch bệnh Covid-19, các DN lữ hành tại TPHCM rơi vào tình trạng khủng hoảng khi nhiều chương trình tham quan du lịch bị huỷ hàng loạt từ phía khách hàng
Doanh thu ngành du lịch suy giảm nghiêm trọng do dịch bệnh, với mức giảm 40-60% trong tháng 2 và quý I/2020, riêng các chương trình tham quan Trung Quốc giảm 80-90% Hoạt động kinh doanh tại các cơ sở lưu trú giảm 40-50%, dẫn đến giảm mạnh doanh thu (60-70%) và nhân sự (30%) Các công ty lữ hành phải điều chỉnh lương hoặc tinh gọn biên chế, khiến nhiều hướng dẫn viên rơi vào tình trạng mất việc hoặc thiếu việc làm Không chỉ vậy, doanh thu các công ty dịch vụ du lịch và lượng khách tham quan các địa điểm du lịch cũng giảm đáng kể, lần lượt là 30-50% và 30-40%.
Do đó, tăng trưởng GDP năm 2020 chỉ đạt 2,91% (năm 2019 đạt mức 7%), năm
2021 dự báo chỉ đạt mức tăng trưởng 2% Nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng trầm trọng (các khối ngành xây dựng, dệt may, một số ngành dịch vụ cũng bị ảnh hưởng nặng nề) theo báo cáo tại Diễn đàn kinh tế Việt Nam năm 2021 Điển hình khối ngành dịch vụ, có 5/7 ngành dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, trong đó có du lịch Cụ thể hơn đến hết Quý III/2021, ngành du lịch chỉ đóng góp 2,57% GDP trong tổng tỷ trọng 40,19% GDP của khối ngành dịch vụ Theo dự báo, tăng trưởng GDP năm 2022 có thể sẽ đạt 4-4,5% nhưng đồng thời lạm phát cũng sẽ tăng 3,4-3,7% (từ mức 2% năm 2021)
Dịch COVID-19 đã giáng đòn mạnh vào ngành kinh doanh dịch vụ lữ hành, khiến 90-95% doanh nghiệp (DN) phải dừng hoạt động Năm 2020, 90% DN lữ hành phải ngừng kinh doanh, trong khi năm 2021, hơn 35% DN xin thu hồi giấy phép hoạt động Ngành du lịch còn đối mặt với tình trạng mất việc làm nghiêm trọng, với 30% lao động bị nghỉ việc hoặc chấm dứt hợp đồng lao động và chỉ 25% làm đủ thời gian Theo số liệu của Sở Du lịch TP.HCM, lượt khách quốc tế đến TP.HCM trong 9 tháng đầu năm 2021 là 0, giảm mạnh so với các năm trước Tổng thu từ khách du lịch trong 9 tháng năm 2021 cũng giảm đáng kể, đạt 39.523 tỷ đồng, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2020 và 62% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, ngày 8/2/2022 Sở Du lịch TPHCM cho biết, từ ngày 31/1 đến ngày 6/2, tổng doanh thu du lịch TPHCM đạt khoảng 3.100 tỉ đồng Cụ thể trong đó là khách tham quan trong dịp tết tại TPHCM đạt 300.000 lượt, đạt doanh thu 300 tỷ đồng Số lượng khách lưu trú là 500.000 phòng, đạt doanh thu 1.200 tỷ đồng Hơn nữa doanh thu trong dịch vụ du lịch khác như ăn uống và vận chuyển đạt khoảng 1.600 tỷ đồng Qua số liệu cho thấy số lượng khách du xuân từ khắp mọi miền tăng lên đáng kể, đây là tín hiệu khởi sắc cho ngành du lịch trong thời gian tới Điển hình trong và sau tết nguyên Đán 2022, công ty lữ hành Saigontourist phục vụ hơn 6.800 khách qua đường bộ, đường hàng không và các dịch vụ khác Công ty Vietravel phục vụ khoảng 15.000 lượt khách Những dấu hiệu khởi sắc trên chỉ mới là tín hiệu nhưng chưa hẳn là tín hiệu phục hồi toàn diện của các DN du lịch ở TPHCM Để tạo động lực phát triển cho ngành du lịch nói chung và du lịch ở TPHCM nói riêng thì các cơ quan hữu quan đã nghiên cứu thí điểm sử dụng hộ chiếu vắc xin với khách quốc tế Bên cạnh đó cũng đã có những chỉ đạo trực tiếp, tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, DN du lịch và nhiều nghị quyết cho phép triển khai các chính sách hỗ trợ người dân và DN, trong đó có những nội dung trực tiếp với lĩnh vực du lịch Hơn nữa, Hệ thống đăng ký và đánh giá an toàn COVID-19 cũng được Tổng cục Du lịch xây dựng để hỗ trợ thêm Đặc biệt trong đó có những chính sách hỗ trợ riêng cho ngành du lịch cụ thể: (1) Giảm giá bán điện cho những dịch vụ lưu trú thuộc lĩnh vực du lịch Thời gian hỗ trợ 07 tháng kể từ kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2021 đến tháng 12/2021; (2) giảm 50% phí thẩm định cấp giấy phép kinh doanh lữ hành; (3) giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023; (4) Quan trọng là chính sách hỗ trợ cho hướng dẫn viên du lịch Trong bối cảnh tình hình mới các DN du lịch cần thay đổi theo các giải pháp đề xuất sau (Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, 2021);
- Yếu tố an toàn dịch bệnh và thông tin về quy trình bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch được quan tâm hàng đầu
- Thói quen sử dụng dịch vụ du lịch đặt trước cũng thay đổi
- Tổ chức du lịch ngắn ngày, đi theo nhóm nhỏ, du lịch nội tỉnh, nội địa đang chiếm tỷ trọng lớn để tránh lây nhiễm
- Xu thế lựa chọn các điểm đến gần gũi với thiên nhiên, nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa ẩm thực đang thu hút khách để tránh tiếp xúc đông người
- Xu thế ứng dụng công nghệ như đặt dịch vụ trực tuyến, thanh toán trực tuyến, bán hàng tự động, ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong đón tiếp, thuyết minh đang được áp dụng ngày càng nhiều và phổ biến
- Du lịch quốc tế sử dụng hộ chiếu vắc xin, kiểm soát bằng test nhanh được nhiều quốc gia lựa chọn
Tất cả những quan điểm vừa nêu trên là ý kiến chung của những chuyên gia thuộc ngành du lịch (Bộ văn hoá thể thao và du lịch, 2021) Tuy nhiên theo Nguyễn Trùng Khánh (2022) cần triển khai các giải pháp sau đây mới có thể phục hồi ngành du lịch trong điều kiện thích ứng an toàn linh hoạt, cụ thể: một là, bảo đảm an toàn trong hoạt động du lịch; hai là, tập trung đẩy mạnh hoạt động kích cầu, phục hồi du lịch nội địa toàn quốc; ba là, thí điểm từng bước mở cửa thị trường quốc tế; bốn là, tăng cường các hoạt động truyền thông, quảng bá xúc tiến du lịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch; năm là, đa dạng hoá sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường; sáu là, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; bảy là, hỗ trợ DN đẩy nhanh quá trình phục hồi, cơ cấu lại DN; tám là, cơ cấu lại việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phục hồi du lịch, cơ cấu lại nguồn lực phát triển du lịch
Nghị quyết 82/NQ-CP nhấn mạnh các nhiệm vụ trọng tâm và chiến lược để phục hồi và phát triển hiệu quả, bền vững ngành du lịch Bao gồm: cơ cấu lại ngành theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, bền vững; tạo thuận lợi thu hút khách quốc tế; tăng cường đầu tư có trọng tâm, tập trung vào các khu du lịch quốc gia; phát triển sản phẩm, truyền thông, quảng bá, xúc tiến; hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh du lịch; nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; chuyển đổi số, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực du lịch.
Nhưng các giải pháp của Nguyễn Trùng Khánh (2022) hay những giải pháp hỗ trợ từ các nghị quyết hoặc từ các cơ quan ban ngành nêu trên chưa thật sự cụ thể, rõ ràng và cách thực hiện chi tiết ra sao thì chưa thể đánh giá hết được; liệu rằng DN du lịch có hiểu rõ hay không thì chưa ai đánh giá được việc này và như vậy khó mà đi vào thực tiễn áp dụng cho hiệu quả tại các DN du lịch nói chung và DN du lịch ở TPHCM nói riêng Vì vậy cần phải có những giải pháp chi tiết, căn cơ và cụ thể hơn nữa thì mới có thể tạo BP cho những DN du lịch và có như vậy mới có thể vực dậy ngành du lịch nói chung và du lịch ở TPHCM nói riêng Để đạt mục tiêu về kết quả kinh doanh của những DN du lịch thì Nguyễn Văn Ít
& cộng sự (2019) cho rằng cần đầu tư vào những nhân tố như: công nghệ thông tin, năng lực tiếp thị, trách nhiệm xã hội, năng lực tài chính, năng lực phục vụ, năng lực quản lý, văn hoá DN, sản phẩm dịch vụ và hình ảnh thương hiệu; đó là các yếu tố quyết định đến BP của DN du lịch
Để đạt được bứt phá cho ngành du lịch hậu Covid-19, Mai Diễm Lan Hương (2022) nhấn mạnh các giải pháp đồng bộ: miễn giảm thuế cho doanh nghiệp du lịch; khai thác tài nguyên du lịch hiệu quả, đáp ứng nhu cầu thị trường và xu hướng; đa dạng hóa thị trường du lịch; phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, bền vững bảo tồn hệ sinh thái biển; gia tăng năng lực quản lý du lịch; thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin; kích cầu thu hút khách du lịch nội địa.
Theo Nguyễn Chí Tranh (2017), để tăng cường lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch, cần lưu ý đến các yếu tố sau: môi trường kinh tế, môi trường quốc tế, chính sách chính trị, môi trường văn hóa - xã hội, môi trường công nghệ, tính minh bạch và môi trường tự nhiên.
Nhưng những quan điểm nêu trên có thật sự giúp cho các DN trong ngành du lịch hiện nay tại Việt Nam đạt được BP hay không vẫn còn là câu hỏi dành cho những nhà điều hành tại các DN du lịch hiện nay Xu hướng và quan điểm của các nghiên cứu trong nước là như vậy và vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau, chưa có sự đồng thuận nhất quán với nhau về các yếu tố tác động vào BP của những DN du lịch; do đó tính khái quát hoá về các yếu tố tác động đến BP chưa cao, vì vậy còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu Để đạt BP thì DN du lịch cần tập trung vào nhân tố lãnh đạo, cơ cấu của tổ chức, văn hoá DN và quan trọng trong đó là nên tập trung nhiều vào chiến lược nguồn nhân lực (Kilile & cộng sự, 2018) Mặt khác, để đạt được BP thì DN du lịch cần triển khai các hoạt động liên quan đến trách nhiệm xã hội (Moneva & cộng sự, 2020)
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung, luận án này nhằm đo lường ảnh hưởng của những nhân tố thuộc IR và các nhân tố thuộc năng lực động vào BP của các DN du lịch lữ hành ở TPHCM bị chi phối bởi trung gian của năng lực đổi mới Để đáp ứng được mục tiêu này cần làm rõ các mục tiêu sau;
Mục tiêu 1: Khám phá ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của những nhân tố thuộc
IR và các nhân tố thuộc năng lực động vào BP tại những DN du lịch lữ hành ở TPHCM
Mục tiêu 2 : Đánh giá tác động trung gian của IC vào mối liên hệ của IR, năng lực động và BP tại những DN du lịch lữ hành ở TPHCM
Mục tiêu 3: Đề xuất những hàm ý quản trị cho những nhà quản trị DN du lịch lữ hành ở TPHCM, những giải pháp phát triển những nhân tố thuộc IR và các yếu tố thuộc DC, năng lực đổi mới nhằm đạt được BP.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Các nhân tố nào thuộc IR và thuộc năng lực động ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp vào BP tại những DN du lịch lữ hành ở TPHCM?
Các tác động từ IR và năng lực động thông qua nhân tố năng lực đổi mới đến
BP có ý nghĩa thống kê hay không?
Các hàm ý quản trị phù hợp để phát triển các nhân tố IR và năng lực động, nâng cao năng lực đổi mới và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp du lịch lữ hành tại TP.HCM là: khuyến khích hợp tác và xây dựng mạng lưới với các đối tác trong ngành du lịch; đầu tư vào công nghệ và đổi mới để cải thiện hiệu quả hoạt động và trải nghiệm của khách hàng; chú trọng phát triển nguồn nhân lực có năng lực và sáng tạo; triển khai các chiến lược quản trị nguồn lực con người và văn hóa tổ chức linh hoạt, thích ứng với sự thay đổi; theo dõi và đánh giá thường xuyên các chỉ số liên quan đến đổi mới và năng lực cạnh tranh để kịp thời điều chỉnh chiến lược và hoạt động của doanh nghiệp.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, ĐƠN VỊ VÀ ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT
năng lực động đến kết quả kinh doanh thông qua trung gian năng lực đổi mới: trường hợp các DN trong ngành du lịch tại TPHCM Đơn vị khảo sát: Các DN du lịch lữ hành trên địa bàn TPHCM Đối tượng khảo sát: Những nhà quản lý cấp cao trực tiếp điều hành các DN du lịch lữ hành ở TPHCM.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nội dung: Đo lường những mối liên hệ giữa các nhân tố thuộc IR và thuộc năng lực động tác động đến BP bị ảnh hưởng bởi trung gian của IC và những tài liệu liên quan khác
Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp du lịch lữ hành tại TPHCM Lựa chọn phạm vi này là do TPHCM đóng góp GDP lớn hơn các tỉnh thành khác theo số liệu của Minh Tiến (2022), cho thấy tiềm năng phát triển du lịch mạnh mẽ tại khu vực này.
Phạm vi thời gian: Luận án được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2023 Quá trình khảo sát từ tháng 09/2022 đến tháng 06/2023.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả áp dụng kết hợp vừa phương pháp nghiên cứu định tính vừa định lượng để đạt được mục tiêu của luận án
1.6.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Áp dụng nghiên cứu định tính để tìm kiếm những tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu, làm rõ mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu qua các nội dung tìm được Việc làm này vừa giúp xác định khoảng trống vừa giúp xây dựng mô hình nghiên cứu và sau cùng là thang đo cũng được đề xuất khi thực hiện thảo luận nhóm và phỏng vấn các chuyên gia
1.6.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được tiến hành qua việc phỏng vấn đối tượng trực tiếp theo bảng câu hỏi chuẩn bị trước Các nhà quản trị cấp cao/CEO hoặc thuộc ban Giám Đốc đang điều hành trực tiếp các DN du lịch lữ hành ở TPHCM là những đối tượng chính được khảo sát.
ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Đóng góp về học thuật
Xem xét mối quan hệ giữa năng lực đổi mới, nguồn lực vô hình, năng lực động và BP trong một tổng thể
Luận án này được thực hiện nghiên cứu tại các công ty lữ hành ở TPHCM
Thang đo của các nghiên cứu trước được sử dụng và điều chỉnh để xây dựng thang đo các khái niệm trong mô hình của luận án tại các công ty du lịch lữ hành; đặc biệt xác định thang đo bậc 2 cho IR và năng lực động Đóng góp về thực tiễn
Luận án là tài liệu dành cho những nhà làm chính sách, nhà quản trị tham khảo trong phát triển du lịch nói chung và du lịch lữ hành tại TPHCM nói riêng.
KẾT CẤU LUẬN ÁN
Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, bảng biểu, hình vẽ và tài liệu tham khảo thì kết cấu của luận án gồm 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu (trình bày bối cảnh thực tiễn và bối cảnh lý thuyết, mục tiêu, câu hỏi, đối tượng nghiên cứu, đơn vị và đối tượng khảo sát, phạm vi, phương pháp nghiên cứu, đóng góp và kết cấu của luận án)
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu (nêu chi tiết tổng quan lý thuyết Các nghiên cứu liên quan trước đây cũng được nêu rõ ở chương 2 và đó là cơ sở để xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu)
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu gồm định tính và định lượng sơ bộ và định lượng chính thức
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận (nêu nội dung kết quả định lượng sơ bộ và định lượng chính thức, thảo luận nội dung và đối sánh với các giả thuyết đã đặt ra và các nghiên cứu trước đây)
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị (tóm lược các kết quả đạt được Hàm ý quản trị nhằm phát triển năng lực đổi mới và BP của các DN du lịch lữ hành ở TPHCM)
Chương này làm rõ bối cảnh thực tiễn, lý thuyết làm nền tảng đề xuất nghiên cứu Khoảng trống nghiên cứu được phân tích dựa trên các nghiên cứu trước đó Mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi và cấu trúc nghiên cứu được đề xuất từ đó Những nội dung tại các chương tiếp theo sẽ làm rõ hơn.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
CÁC KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU
2.1.1 Khái niệm du lịch, du lịch lữ hành và doanh nghiệp lữ hành
Theo Luật Du lịch số 09/2017/QH14, "Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình trong thời gian không quá".
01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng, tham quan, tìm hiểu, giải trí, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
Bổ sung thêm, Nguyễn Văn Mạnh & Phạm Hồng Chương (2006) cho rằng trong ngành du lịch có năm ngành nghề chính: kinh doanh lữ hành; kinh doanh vận chuyển khách du lịch; kinh doanh lưu trú và ăn uống du lịch; kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch; kinh doanh dịch vụ du lịch khác
Theo Nguyễn Văn Mạnh & Phạm Hồng Chương (2006), lữ hành bao gồm các hoạt động di chuyển và liên quan đến di chuyển của con người Trong khi đó, thuật ngữ “Lữ hành du lịch” đề cập đến các hoạt động đi lại cùng những hoạt động có liên quan với mục đích du lịch Xét về nghĩa rộng, kinh doanh lữ hành là doanh nghiệp đầu tư để tạo ra và chuyển giao sản phẩm du lịch nhằm hưởng lợi nhuận Hoạt động kinh doanh lữ hành chỉ bao gồm việc tổ chức các chương trình du lịch, bao gồm cả nội địa và quốc tế, để phân biệt với các hoạt động kinh doanh du lịch khác như khách sạn, nhà hàng.
Sau cùng, doanh nghiệp lữ hành là “Tổ chức kinh tế có tài sản, trụ sở ổn định và tên riêng, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích lợi nhuận thông qua việc tổ chức, xây dựng, bán và thực hiện các chương trình du lịch cho khách du lịch” (Nguyễn Văn Mạnh & Phạm Hồng Chương, 2006)
2.1.2 Khái niệm vốn nhân lực
Vốn nhân lực là nguồn lực vô hình, bao gồm kiến thức và kỹ năng có giá trị cho công ty và hoạt động cụ thể Đó là năng lực con người, kinh nghiệm, trình độ học vấn, kỹ năng, phương pháp đào tạo, khả năng học tập - chia sẻ kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề và năng lực quản trị Vốn nhân lực được hình thành thông qua học tập, kinh nghiệm, chuyên môn và sự đổi mới của nhân viên Trong lĩnh vực du lịch, vốn nhân lực kết hợp giáo dục, kiến thức, kỹ năng, thái độ, bí quyết và sự nhanh nhạy về trí tuệ Do đó, vốn nhân lực là khái niệm đa chiều, được giải thích và đo lường bằng thang đo của Khalique và cộng sự (2020) đã được kiểm định tại các doanh nghiệp du lịch.
2.1.3 Khái niệm vốn cấu trúc
Vốn cấu trúc được đặc trưng qua các hoạt động, quy trình làm việc, văn hóa làm việc, bầu không khí và phản ứng thị trường nhanh chóng của một công ty (Aljuboori & cộng sự, 2022) Theo Gil (2020) vốn cấu trúc là nguồn lực vô hình và nếu công ty có vốn cấu trúc mạnh thì sẽ đạt được hiệu suất vượt trội thông qua các quy trình với công nghệ tiên tiến trong việc sản xuất sản phẩm/dịch vụ Bất kể khả năng về vốn trí tuệ, một số kỹ năng, chẳng hạn như vốn cấu trúc và kỹ năng tích hợp công nghệ thì ít bị bắt chước Kiến thức và kỹ năng tổ chức không thể bắt chước được và như vậy có thể đạt được các mục tiêu hoạt động của công ty Ngoài ra, vốn cấu trúc của DN du lịch là sự kết hợp của cơ sở dữ liệu, quy tắc, chính sách và thủ tục giúp điều chỉnh các tổ chức và cung cấp thông tin cần thiết kịp thời Vì vậy, vốn cấu trúc là khái niệm đa chiều và luận án này lập luận và đo lường khái niệm vốn cấu trúc theo Khalique & cộng sự (2020); vì được kiểm định tại DN du lịch (phụ lục 23)
2.1.4 Khái niệm vốn quan hệ
Vốn quan hệ là nguồn lực vô hình và qua vốn quan hệ các tổ chức sẽ mở rộng mạng lưới học tập của tổ chức và nhận được các phương pháp cập nhật mới để thực hiện các nhiệm vụ (Barkat & cộng sự, 2018) Hơn nữa, vốn quan hệ là sự cam kết, tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau trong quá trình tương tác giữa các đối tác trong tổ chức Gần đây, Ali & cộng sự (2021) cho rằng sự tin tưởng lẫn nhau và tương tác chặt chẽ có liên quan đến các yếu tố như tương tác xã hội, lòng tin và mong muốn thực hiện các mục tiêu Về vấn đề này, vốn quan hệ đề cập đến tổng các nguồn lực liên quan đến sự tôn trọng, tình bạn, sự tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau Ngoài ra, vốn quan hệ còn là các mối quan hệ bên trong hoặc bên ngoài Do đó, vốn quan hệ là một khái niệm đa chiều Tuy nhiên, vốn quan hệ là những mối quan hệ, tương tác bên trong và bên ngoài DN và ở góc độ này thì khái niệm của Zhang & cộng sự (2022) được cho là có ưu thế hơn tất cả và cũng dựa vào thang đo của chính tác giả này để đo lường khái niệm vốn quan hệ, vì nó mô tả nhiều hơn về các mối quan hệ (nhân viên, nhà cung cấp, khách hàng, đối tác) (phụ lục 23)
2.1.5 Khái niệm năng lực thích nghi
Năng lực thích nghi đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi của môi trường Năng lực này tập trung vào việc tìm kiếm và cân bằng giữa các chiến lược thăm dò (tìm kiếm cơ hội mới) và khai thác (tận dụng cơ hội hiện có) Nhờ vậy, các tổ chức có thể nhanh chóng phát hiện và nắm bắt các thời cơ thị trường, sau đó tái cấu trúc nguồn lực và điều phối quy trình để tạo ra những sản phẩm sáng tạo hơn Về mặt đo lường, thang đo của Chryssochoidis và cộng sự (2016) được sử dụng do tính tin cậy đã được kiểm chứng trên nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
2.1.6 Khái niệm năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ là một nguồn lực vô hình trong bối cảnh cạnh tranh (Liu & cộng sự, 2019); hơn nữa, năng lực công nghệ gồm toàn bộ kinh nghiệm, quy trình, phương pháp và thiết bị hữu hình (Salisu & Bakar, 2020) Ngoài ra, năng lực công nghệ thể hiện sự vượt trội của một công ty và nguồn lực kỹ thuật có liên quan đến công nghệ thiết kế, công nghệ sản phẩm, công nghệ thông tin và quy trình, tìm nguồn cung ứng và tích hợp kiến thức bên ngoài Năng lực công nghệ bao gồm kiến thức thực tế và lý thuyết giúp công ty cải tiến và phát triển sản phẩm mới (Juárez & Vergara, 2021) và nghiên cứu cũng sử dụng khái niệm và thang đo của chính tác giả này, vì nó bao quát cả về tài chính, con người, kiến thức, sự cải tiến và phát triển sản phẩm mới (phụ lục 23)
2.1.7 Khái niệm về danh tiếng doanh nghiệp
Danh tiếng doanh nghiệp là nguồn lực vô hình và có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của DN (Asamoah & cộng sự, 2020) Ngoài ra, Bahta & cộng sự (2020) cho rằng danh tiếng là “Sự đánh giá về một tổ chức kinh doanh bởi các bên liên quan dựa vào tình cảm, sự ngưỡng mộ và kiến thức của họ” Song song đó, danh tiếng của DN là một tài sản cốt lõi và được biết đến như là một cơ chế và là nguồn lực chiến lược hiệu quả và tạo ra lợi thế cạnh tranh Danh tiếng DN tốt giúp DN đáp ứng nhu cầu thị trường, thu hút đầu tư và tác động vào động lực của người lao động Để đo lường danh tiếng DN, luận án sử dụng thang đo của Bahta & cộng sự (2020) vì được kiểm định tại
DN sản xuất và dịch vụ ở Đông Phi (phụ lục 23)
2.1.8 Khái niệm quản trị quan hệ khách hàng
Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) là sự tích hợp các quy trình, nguồn nhân lực và công nghệ nhằm hiểu rõ về khách hàng (Navarro & cộng sự, 2020) Bên cạnh đó, CRM là “Các quy trình giúp công ty quản lý hiệu quả các mối quan hệ có lợi và bền vững với các khách hàng quan trọng nhằm tối đa hóa giá trị cho cổ đông và khách hàng” CRM cũng là kết quả của sự phát triển và tích hợp các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông mới Thêm nữa, Vu & cộng sự (2018) cho rằng CRM đã nổi lên như một trong những chương trình được các nhà quản lý mong muốn nhất kể từ khi khách hàng trở nên khó thu hút Do đó, cần có công cụ chiến lược để xác định chính xác hơn về khách hàng Do đó, CRM là một khái niệm đa chiều và luận án này sử dụng và đo lường khái niệm CRM theo Vu & cộng sự (2018) vì nó được sử dụng trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam (phụ lục 23)
2.1.9 Khái niệm định hướng thị trường Định hướng thị trường (MO) là việc vận dụng tất cả hoạt động và chức năng của tổ chức nhằm đáp ứng mong muốn và nhu cầu của khách hàng (Mahrous & Genedy, 2019) Để đạt mục tiêu này, định hướng thị trường tạo ra một nền văn hóa liên tục xem xét và đánh giá môi trường bên ngoài Để định hướng thị trường thì việc cần làm là tập hợp các quy trình và liên tục thu thập thông tin thị trường về nhu cầu, thông tin về đối thủ cạnh tranh và mong muốn của khách hàng; từ đó phổ biến và truyền đạt thông tin này cho những bộ phận chức năng của tổ chức để đảm bảo rằng có thể đáp ứng tích cực những nhu cầu và mong muốn của khách hàng Mặt khác, Lekmat & cộng sự (2018) cho rằng định hướng thị trường đề cập đến khả năng tạo giá trị cho khách hàng của một công ty dựa trên thông tin về khách hàng và đối thủ cạnh tranh Rõ ràng, khái niệm định hướng thị trường đều tập trung vào tìm hiểu và thoả mãn nhu cầu khách hàng và tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh Tuy nhiên, khái niệm định hướng thị trường của Lekmat & cộng sự (2018) lại đặt vấn đề lên tầm cao hơn là sau khi đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì phải tạo được giá trị cho khách hàng; bên cạnh đó tập trung phát triển năng lực tiếp thị và sau cùng là hướng đến làm tăng lợi nhuận và hiệu suất
Do đó, luận án này sử dụng và đo lường khái niệm định hướng thị trường theo Lekmat
& cộng sự (2018); vì được kiểm định tại lĩnh vực dịch vụ và bán lẻ ở Thái Lan (phụ lục 23)
Quản trị tri thức đóng vai trò nền tảng cho năng lực động của tổ chức Đây là khả năng thu thập, tạo ra, chuyển giao, tích hợp, chia sẻ và áp dụng các nguồn lực dựa trên tri thức Quản trị tri thức không chỉ là một tài sản mà còn là nguồn lực chiến lược thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp Quá trình quản trị tri thức bao gồm tạo ra, sử dụng, chia sẻ, lưu trữ và quản lý thông tin và kiến thức trong tổ chức Để đo lường mức độ quản trị tri thức, có thể sử dụng thang đo của Jiménez và cộng sự (2021), đã được kiểm định tại các doanh nghiệp du lịch ở Mexico.
2.1.11 Khái niệm năng lực đổi mới
Năng lực đổi mới là năng lực động (Pongsathornwiwat & cộng sự, 2019) Từ đó, Vicente & cộng sự (2015) cho rằng “Năng lực đổi mới là sự cải tiến liên tục các nguồn lực và năng lực của tổ chức nhằm khám phá và khai thác các cơ hội phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường” Bên cạnh đó, năng lực đổi mới là tiềm năng sáng tạo của công ty, gắn liền với văn hóa, quy trình và khả năng am hiểu môi trường của công ty Thêm nữa, IC là khả năng phát triển sản phẩm và thị trường mới, bằng cách điều chỉnh định hướng chiến lược với các hành vi đổi mới và quy trình công nghệ của công ty Ngoài ra, các công ty đổi mới thì cần phải xây dựng và thực hiện các chiến lược Đổi mới là việc tạo ra ý tưởng mới dưới dạng các quy trình mới, dịch vụ và sản phẩm Ngoài ra, sự đổi mới trong du lịch dưới góc độ khai thác và khám phá Các nghiên cứu cho rằng đổi mới qua khám phá và khai thác là rất quan trọng để đạt được chất lượng dịch vụ trong các lĩnh vực du lịch, chẳng hạn như dịch vụ nhà hàng và khách sạn Tóm lại, năng lực đổi mới hay đổi mới được hiểu theo nhiều cách khác nhau và nghiên cứu này sử dụng và đo lường năng lực đổi mới theo Samad (2022) vì được áp dụng trong ngành du lịch ở Ả Rạp (phụ lục 23)
2.1.12 Khái niệm kết quả kinh doanh
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Lý thuyết về DN giải thích (1) tại sao các doanh nghiệp tồn tại, (2) các DN được hình thành như thế nào và (3) các DN đóng góp gì cho nền kinh tế Lý thuyết chung về
DN bắt đầu với người tiêu dùng cá nhân Các đặc điểm của người tiêu dùng là dữ liệu được quan tâm (Spulber, 2009) Người tiêu dùng thực tế có thể làm bất cứ điều gì mà không cần các DN Người tiêu dùng có thể sản xuất hàng hóa và dịch vụ bằng cách vận hành công nghệ Người tiêu dùng có thể giao dịch trực tiếp với nhau thông qua trao đổi song phương
Tại sao các DN tồn tại? Lý thuyết doanh nghiệp chỉ ra rằng DN chỉ tồn tại khi họ nâng cao hiệu quả bằng các giao dịch kinh tế Hiệu quả của các công ty được thể hiện qua sự trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng Trao đổi trực tiếp với người tiêu dùng liên quan đến tìm kiếm, mặc cả, đổi hàng và hợp đồng
Các DN được thành lập như thế nào? Người tiêu dùng cá nhân có thể chọn trở thành doanh nhân và thành lập công ty Do đó, Lý thuyết DN cho rằng doanh nhân là thành phần trong kinh tế học vi mô Bởi vì các doanh nhân thành lập công ty nên công ty cũng là yếu tố nội tại trong kinh tế học vi mô Các doanh nhân và công ty được xây dựng dựa vào các đặc điểm cơ bản của người tiêu dùng, những người có óc phán đoán, kiến thức, kỹ năng và công nghệ cần thiết để thành lập một công ty
DN đóng góp gì cho nền kinh tế? Các DN là các tổ chức điều phối các giao dịch bằng hoạt động trung gian Trong số các công cụ mà các DN sử dụng để điều phối các giao dịch thì có hai công cụ chính Đầu tiên, các DN giao dịch qua hoạt động trung gian bằng cách tạo ra thị trường và vận hành thị trường Các DN tạo ra thị trường bằng cách tiếp thị và bán hàng hóa hoặc dịch vụ qua trang web hoặc cửa hàng Các DN điều chỉnh giá để cân bằng giữa việc mua và bán của họ và do đó làm thông thoáng thị trường Thứ hai, các DN tạo ra và quản lý các tổ chức và vốn tài chính; giao dịch trung gian; phân bổ vốn, lao động và nguồn lực, và tiến hành sản xuất
Lý thuyết doanh nghiệp (DN) là một lĩnh vực kiến thức thống nhất bao gồm các lý thuyết khác nhau như tổ chức công nghiệp, kinh tế và tài chính Phần cốt lõi của lý thuyết DN bao gồm chi phí giao dịch, chi phí giao tiếp, chi phí tìm kiếm, chi phí thương lượng và chi phí hợp đồng Với trọng tâm là các công ty, thị trường và tổ chức, kinh tế học vi mô tìm hiểu mục đích, chức năng và vai trò của chúng trong nền kinh tế Khung lý thuyết DN cung cấp các kiến thức thực nghiệm quan trọng để nghiên cứu chuyên sâu hơn và hướng dẫn cho quá trình ra quyết định quản lý (Spulber, 2009).
2.2.1.2 Lý thuyết sự tăng trưởng của doanh nghiệp Đối lập với lý thuyết kinh tế học tân cổ điển, sự hồi sinh của tác phẩm do Penrose biên soạn đã được thấy rõ trong khoảng 25 năm qua Trong đó, đáng lưu ý nhất là kinh tế học tổ chức, kinh doanh quốc tế, quản trị chiến lược, khởi nghiệp và quản trị nguồn nhân lực chiến lược Thêm nữa, Penrose (2009) đã chú ý đến “Định vị” và “Sự hấp dẫn của ngành”, cách lập luận này dựa vào chiến lược của Porter (1980, 1985), ngoài ra cách tiếp cận theo năng lực, nguồn lực và cách lý luận dựa trên tri thức đối với chiến lược cũng được chú ý Đáng quan tâm hơn đó là bài báo của Teece (1982), trong đó liên kết các quan niệm dựa vào nguồn lực và chi phí giao dịch để làm rõ về công ty đa sản phẩm Vì vậy, tri thức, nguồn lực và quan điểm dựa vào năng lực động gần như được xem là lý thuyết chính trong thuyết quản trị chiến lược (Penrose, 2009)
2.2.1.3 Lý thuyết vốn tri thức
Vốn tri thức là tập hợp con của nguồn lực vô hình và trong đó các IR đóng góp vào quá trình tạo ra giá trị của công ty và được kiểm soát bởi công ty Ngoài ra, vốn tri thức gồm các ý tưởng và khả năng đổi mới, cả hai đều là các yếu tố xác định các mục tiêu trong tương lai của tổ chức Quan trọng, vốn tri thức vừa là giá trị không thể tách rời của công ty vừa là một tài sản vô hình quan trọng (Muwardi & cộng sự, 2020) Thuật ngữ vốn tri thức đầu tiên được giới thiệu bởi Jon Kenneth Galbraith năm 1969 (Khalique & cộng sự, 2011) Theo Chatzkel (2002), thì vốn tri thức xét ở khía cạnh quản trị là “Tri thức, áp dụng kinh nghiệm, công nghệ tổ chức, những mối quan hệ, và những kỹ năng chuyên môn có thể tạo sự cạnh tranh trong thị trường” Thêm nữa, xét ở khía cạnh động, vốn tri thức là “Tri thức có thể được biến đổi thành giá trị hoặc lợi nhuận và đó chính là giá trị hiện hữu trong các quan điểm bao gồm con người, những quy trình, khách hàng và cổ đông”
2.2.1.4 Lý thuyết lợi thế cạnh tranh
Tác phẩm lợi thế cạnh tranh được xuất bản năm 1985 và đồng hành với chiến lược cạnh tranh (Porter, 1985) Trong khi chiến lược cạnh tranh tập trung vào ngành, lợi thế cạnh tranh tập trung vào công ty Để cạnh tranh trong bất kỳ ngành nào, những công ty phải tiến hành một loạt những hoạt động riêng biệt như xử lý đơn đặt hàng, gọi điện cho khách hàng, lắp ráp sản phẩm và đào tạo nhân viên Ngoài ra, các hoạt động hẹp hơn gồm tiếp thị hoặc nghiên cứu và phát triển và đó là những gì tạo ra chi phí và tạo ra giá trị cho người mua; chúng là những đơn vị cơ bản của lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh liên quan đến chuỗi giá trị, một khuôn khổ chung về tư duy chiến lược về các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh và đánh giá chi phí tương đối cũng như vai trò của chúng trong sự khác biệt hoá Sự khác biệt giữa giá trị, nghĩa là những gì người mua sẵn sàng trả cho một sản phẩm hoặc dịch vụ và chi phí thực hiện các hoạt động liên quan đến việc tạo ra nó và từ đó tạo ra lợi nhuận Lợi thế cạnh tranh có thể phát sinh từ nhiều nguồn và chỉ ra cách kết hợp các hoạt động cụ thể Bên cạnh đó, lợi thế cạnh tranh là trung tâm của kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty trong các thị trường cạnh tranh (Porter, 1985) Để giành được lợi thế cạnh tranh thì DN đó phải có “Lợi thế về sự khác biệt và lợi thế về chi phí” (Yolles, 2009) Để đạt được lợi thế cạnh tranh và đánh bại đối thủ cạnh tranh thì Porter đã xây dựng mô hình năm áp lực cạnh tranh; cụ thể: (1) quyền thương lượng của người cung ứng; (2) quyền mặc cả của khách hàng; (3) nguy cơ của người mới gia nhập; (4) nguy cơ của sản phẩm thay thế; (5) Mức độ cạnh tranh
Mô hình năm áp lực cạnh tranh này lập luận rằng để phát triển các chiến lược tổ chức hiệu quả, cần phải có sự hiểu biết và phản ứng với các áp lực bên ngoài và chính điều này sẽ quyết định mức độ cạnh tranh của tổ chức (Yolles, 2009) (phụ lục 24)
Quan trọng Porter (1990) cho rằng lợi thế cạnh tranh có được chỉ khi thực hiện: (1) các công nghệ mới; (2) nhu cầu của người mua mới hoặc thay đổi; (3) sự xuất hiện của một phân khúc ngành mới (4) dịch chuyển chi phí đầu vào; (5) những đổi thay về quy định của cơ quan có thẩm quyền Tóm lại qua phân tích trên cho thấy lợi thế cạnh tranh dựa vào đổi mới hay năng lực đổi mới là điều cần ưu tiên tập trung đầu tư trong bối cảnh hội nhập toàn cầu
Quan điểm dựa vào nguồn lực và lợi thế cạnh tranh
Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh” của Porter xuất bản năm 1990 có nhắc đến các thành phần: nguồn lực con người, cơ sở hạ tầng, nguồn lực hữu hình, nguồn lực vốn, nguồn lực tri thức và lập luận rằng các thành phần này có đóng góp vào quá trình tạo ra lợi thế cạnh tranh Ngoài ra, nguồn lực gồm cả nguồn lực hữu hình và vô hình; cả hai đều quan trọng trong các chiến lược của công ty, nhưng chỉ những nguồn lực hiếm, không thể thay thế, khó bắt chước và có giá trị thì mới là nguồn lực giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh và hoạch định thực hiện chiến lược sáp nhập, mua lại (Barney & Clark, 2007)
Năng lực động và lợi thế cạnh tranh
Chiến lược là một tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh: chi phí thấp hoặc khác biệt hóa Theo kinh nghiệm thì một công ty giảm nguồn lực cần thiết trong việc sử dụng tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ Kết quả, công ty giành được lợi thế cạnh tranh Có nhiều đồng thuận rằng các năng lực động có quan hệ với lợi thế cạnh tranh và BP Quan trọng, năng lực động xuất hiện như là sự bổ trợ và mở rộng lý thuyết RBV và năng lực động được áp dụng để lập luận làm rõ về lợi thế cạnh tranh (Correia & cộng sự, 2022)
Lợi thế cạnh tranh tác động đến kết quả kinh doanh Để đạt được BP, các DNVVN phải đối mặt với nhiều thách thức đến từ bối cảnh bên ngoài Phạm vi bên ngoài của công ty gồm tất cả môi trường xung quanh và các áp lực ảnh hưởng đến các chiến lược của công ty Các áp lực của phạm vi bên ngoài có thể ảnh hưởng đến BP Tương tự, việc thiết lập môi trường bên trong và bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến BP của các DNVVN Hơn nữa, lợi thế cạnh tranh là điều cốt lõi tạo ra hiệu suất (Daengs & cộng sự, 2019) Thêm nữa, những thay đổi nhanh trong nền kinh tế và toàn cầu hóa đã bùng phát sự phản ứng khẩn cấp của các công ty trong việc đưa ra các chiến lược hiệu quả nhằm cải thiện BP và đảm bảo sự tồn tại lâu dài Ngoài ra, lợi thế cạnh tranh cũng có ảnh hưởng đáng kể vào BP (Samad, 2018) Hơn nữa, Porter (1990) cho rằng đổi mới (đổi mới sản phẩm, đổi mới marketing, đổi mới công nghệ, đổi mới quy trình) có tác động vào lợi thế cạnh tranh; một khi đổi mới thành công thì sẽ tạo ra BP Ngoài ra, nguồn lực vô hình và năng lực cũng được khẳng định một lần nữa là những yếu tố quyết định đến lợi nhuận của DN (Barney & Clark, 2007) Căn cứ vào những nội dung đã phân tích luận án tiếp cận theo hướng IR và năng lực động và đề xuất nghiên cứu tại các DN du lịch lữ hành ở TPHCM vốn dĩ từ trước đến giờ ít có nghiên cứu về tác động của hai xu hướng vừa IR vừa năng lực động thông qua trung gian IC đến BP của DN du lịch lữ hành ở TPHCM
2.2.1.5 Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp
Lý thuyết RBV khẳng định rằng nguồn lực thực sự giúp công ty tận dụng những cơ hội và vô hiệu hóa các nguy cơ Lý thuyết RBV có thể hữu ích trong việc xác định các mục tiêu đa dạng hóa Tiền đề cơ bản của RBV là sự kết hợp, loại hình, số lượng và bản chất của các nguồn lực nội tại của một doanh nghiệp phải được xem xét đầu tiên và quan trọng nhất là việc đề ra các chiến lược có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh vững bền (David & David, 2017) Quản trị chiến lược theo RBV bao gồm việc phát triển và sử dụng các nguồn lực và năng lực độc đáo của công ty, đồng thời liên tục duy trì và củng cố các nguồn lực đó Lý thuyết khẳng định rằng việc một công ty theo đuổi chiến lược mà hiện chưa có bất kỳ công ty cạnh tranh nào thực hiện là một điều thuận lợi Một nguồn lực có thể được coi là có giá trị khi (1) hiếm, (2) khó bắt chước, hoặc (3) không dễ thay thế Nguồn lực càng hiếm, khó sao chép thì lợi thế cạnh tranh của một công ty sẽ có và càng tồn tại trên thị trường lâu hơn Nhìn chung, các nguồn lực đều có giá trị khi chúng giúp DN tăng trưởng và thực thi những chiến lược có tác dụng giảm chi phí ròng của công ty hoặc tăng doanh thu thuần (Hitt & cộng sự, 2006) Ngoài ra, những tài sản vô hình và hữu hình là nguồn lực và không phân chia chúng thành bất kỳ danh mục nào nữa
GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1 Tác động gián tiếp của nguồn lực vô hình và năng lực động vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới
2.3.1.1 Tác động gián tiếp của nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi và năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp) vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới
Barkat & cộng sự (2018) kiểm định tại DN dệt may ở Pakistan cho thấy vốn quan hệ và vốn nhân lực có ảnh hưởng gián tiếp vào BP qua trung gian IC Thêm nữa, Aljuboori & cộng sự (2022) đã khẳng định vốn cấu trúc và vốn quan hệ có ảnh hưởng gián tiếp vào BP qua trung gian IC
Qua kiểm định ở các DN ở Indonexia; rõ ràng năng lực công nghệ có ảnh hưởng gián tiếp vào BP qua trung gian IC (Feranita & cộng sự, 2017)
Nghiên cứu Wiwoho & cộng sự (2020) đã khẳng định năng lực thích nghi có tác động gián tiếp vào BP qua trung gian đổi mới tại các DNVVN ở Indonesia
Sau cùng Vargas (2013) đã khẳng định danh tiếng DN có tác động gián tiếp vào
BP qua trung gian đổi mới tại DN (dịch vụ vận tải và truyền thông) ở Mỹ
Qua tất cả nội dung trình bày trên tác giả xây dựng giả thuyết sau
Nguồn lực vô hình (vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi, năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp) có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua trung gian năng lực đổi mới
2.3.1.2 Tác động gián tiếp của năng lực động (định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị tri thức) vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới
Nghiên cứu của Huhtala & cộng sự (2014) ở các DN tại Phần Lan rõ ràng IC có tác động trung gian trong mối quan hệ giữa định hướng thị trường và BP
Hơn nữa, Frimpong & cộng sự (2022) cũng đã xác nhận CRM có tác động gián tiếp vào BP qua trung gian IC tại các DN ở Ghana
Ngoài ra, Deni & cộng sự (2020) đã khẳng định IC có tác động trung gian vào mối quan hệ giữa BP và quản trị tri thức tại các DN ở Indonesia
Căn cứ các nội dung trên tác giả đề xuất giả thuyết
Năng lực động (định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị tri thức) có ảnh hưởng gián tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua trung gian năng lực đổi mới
2.3.2 Phân tích tác động kiểm soát (phân tích đa nhóm)
Qua tổng quan cho thấy tác động kiểm soát vào các nhân tố thuộc IR và năng lực động và IC vào BP của các DN du lịch lữ hành ở TPHCM còn quá ít và chưa phát hiện nghiên cứu nào về tác động kiểm soát Vì vậy, còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu và đây là nền tảng để tác giả xây dựng giả thuyết để lắp đi khoảng trống nghiên cứu và được kiểm định tại các DN du lịch lữ hành ở TPHCM
Trong luận án này tác giả đề xuất quy mô công ty, thời gian thành lập công ty, loại hình công ty là các biến kiểm soát chi phối vào mối liên hệ giữa IC, nguồn lực vô hình, năng lực động và BP để lắp đi khoảng trống nghiên cứu của các công trình trước đây, cụ thể;
Năng lực đổi mới, nguồn lực vô hình và năng lực động là những yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh theo thời gian Tuy nhiên, kết quả này cũng có sự khác biệt tùy theo quy mô và loại hình doanh nghiệp du lịch lữ hành ở TPHCM.
2.3.3.1 Mối quan hệ giữa nguồn lực vô hình và kết quả kinh doanh
Các nguồn lực của công ty đã được các học giả xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau Ngoài ra, các nguồn lực theo khái niệm chiến lược, quan tâm đến việc làm thế nào các nguồn lực của công ty có thể đóng góp vào điểm mạnh của công ty Theo RBV các nguồn lực của công ty gồm các nguồn lực có ảnh hưởng đến BP Hơn nữa, RBV nhấn mạnh những điểm mạnh bên trong của công ty về cách dùng những nguồn lực cụ thể để đạt được lợi thế cạnh tranh Việc đạt được lợi thế cạnh tranh có thể được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trên mức bình thường và lợi thế bền vững Do đó, những DN có thể triển khai, xác định và phát triển những nguồn lực chiến lược để đạt được lợi nhuận tối ưu Các DN có các nguồn lực chính cần xây dựng chiến lược và triển khai các nguồn lực này Điều này giúp DN đạt được kết quả (performance) tốt vì các nguồn lực có thể tạo ra khả năng tối đa hóa lợi nhuận cho DN Các nguồn lực của công ty gồm con người, nguồn lực vô hình và hữu hình tác động vào kết quả (performance) Sau cùng kết quả của Inmyxai & Takahashi (2009) rõ ràng IR, nguồn lực con người và nguồn lực hữu hình có tác động trực tiếp vào BP
Dựa vào RBV, Asiaei & Jusoh (2015) quả quyết rằng vốn tri thức tạo thành một nguồn lực vô giá cho lợi thế cạnh tranh của một DN và nguồn lực vô giá này có ảnh hưởng vào BP của doanh nghiệp Hơn nữa, tỷ lệ thành công của các công ty dựa vào tri thức cao hơn so với các công ty không dựa trên tri thức, do thực tế là vốn tri thức có tính cạnh tranh cao hơn Vốn tri tri thức tạo ra giá trị, từ đó dẫn đến kết quả (performance) vượt trội trong nền kinh tế (Tayles & cộng sự, 2007) Cụ thể, vốn tri thức (vốn quan hệ, vốn nhân lực, vốn cấu trúc) có tác động trực tiếp vào BP; do đó vốn quan hệ, vốn nhân lực và vốn cấu trúc cũng được khẳng định có tác động trực tiếp vào
Năng lực công nghệ được xem là nhân tố thuộc RBV (Salwani & cộng sự, 2009) Thêm nữa, năng lực công nghệ là nguồn lực làm tăng BP (Chandran & Rasiah, 2013) Nghiên cứu ở DNVVN rõ ràng rằng năng lực công nghệ có ý nghĩa quan trọng đối với BP của DN
Theo tác giả Ali & cộng sự (2017) thì năng lực thích nghi là một nhân tố thuộc RBV và năng lực thích nghi được kết nối chặt chẽ với kế hoạch chiến lược của tổ chức Ngoài ra, Nguyễn Phúc Nguyên & Hoàng Anh Viện (2021) đã xác nhận năng lực thích nghi có tác động trực tiếp thuận chiều vào BP tại các DN du lịch ở Miền Trung Việt Nam Thêm nữa, Bahta & cộng sự (2020) đã khẳng định danh tiếng DN có tác động vào BP
Qua tất cả những nội dung trên cho thấy vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi, năng lực công nghệ và danh tiếng DN có tác động vào BP, dựa vào đó tác giả nhận định rằng từng nhân tố thuộc IR có tác động vào BP; cụ thể
Vốn nhân lực có tác động cùng thuận chiều trực tiếp vào BP
Vốn cấu trúc có tác động thuận chiều trực tiếp vào BP
Vốn quan hệ có tác động thuận chiều trực tiếp vào BP
Năng lực công nghệ có tác động thuận chiều trực tiếp vào BP
Năng lực thích nghi có tác động thuận chiều trực tiếp vào BP
Danh tiếng doanh nghiệp có tác động thuận chiều trực tiếp vào BP
Qua tổng quan cho thấy rõ tất cả các nhân tố vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực công nghệ, năng lực thích nghi, danh tiếng DN đều được xác định là nhân tố thuộc nguồn lực và là IR; cụ thể tác giả Asare & cộng sự (2020) thì vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ là nguồn lực vô hình; song song đó, sự thích nghi và công nghệ cũng được xem là nguồn lực vô hình (Wojciechowska, 2016) và danh tiếng
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính
Giai đoạn 2: Nghiên cứu định lượng sơ bộ Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng chính thức
Xác định vấn đề nghiên cứu
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Phỏng vấn và thảo luận nhóm với chuyên gia (n)
Bản thảo câu hỏi điều tra Đề xuất giả thuyết và mô hình
Bảng câu hỏi điều tra sơ bộ
Nghiên cứu định lượng sơ bộ n = 120 Đánh giá độ tin cậy thang đo
Tương quan biến tổng và cronbach’s alpha
Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Hệ số tải nhân tố và phương sai trích
Bảng câu hỏi điều tra chính thức
Kiểm định sự phù hợp của thang đo, độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, hội tụ và phân biệt
Nghiên cứu định lượng chính thức n = 535
Phân tích Cronbach’s alpha, EFA và CFA)
Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) Kiểm tra mô hình lý thuyết và các giả thuyết
Phân tích cấu trúc đa nhóm Kết luận và hàm ý quản trị
Nội dung của quy trình nghiên cứu được thực hiện gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: nghiên cứu định tính
Từ ba bước đầu của quy trình bao gồm: xác định vấn đề & mục tiêu nghiên cứu và lược khảo tài liệu; luận án đã hình thành giả thuyết và mô hình đề xuất và tác giả lập bản hỏi nháp ban đầu Từ đó, tiến hành phỏng vấn chuyên gia để kiểm tra và hiệu chỉnh mô hình Sau khi tiếp nhận ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tác giả tổng hợp, so sánh và phân tích và cân nhắc điều chỉnh bổ sung nội dung bản câu hỏi nháp ban đầu để tương thích với thực tế tại Việt Nam
Giai đoạn 2: nghiên cứu định lượng sơ bộ
Hoàn thành việc hiệu chỉnh bản câu hỏi nháp ban đầu, tiếp đến đo lường độ tin cậy của thang đo Để khách quan trong đánh giá thang đo, nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện và cụ thể là khảo sát các DN lữ hành tại TPHCM bằng phương pháp thuận tiện Tác giả sàng lọc các DN có mối quan hệ từ trước với các Giám Đốc/CEO và nhận được sự hỗ trợ từ họ Nguyên tắc phỏng vấn là ẩn danh, tác giả giải thích các từ ngữ, thuật ngữ và thuyết phục các Giám Đốc/CEO trả lời Tác giả ghi nhận các thông tin trả lời, sau đó kiểm tra, mã hoá, nhập liệu Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, bước này tác giả sử dụng công cụ cronbach’s alpha và phân tích EFA
Giai đoạn 3: nghiên cứu định lượng chính thức
Bảng câu hỏi chính thức được hoàn thành, tác giả tiến hành khảo sát diện rộng chính thức với 570 CEO/nhà quản trị cấp cao đang điều hành trực tiếp DN lữ hành ở TPHCM Kết thúc khảo sát, các phiếu được thu về và kiểm tra, sàng lọc và loại bỏ các phiếu có quá nhiều ô trống và tiến hành nhập liệu vào SPSS Sau đó tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích cronbach’s alpha và phân tích EFA qua phần mềm SPSS Kế đến sử dụng AMOS để phân tích CFA, kiểm định tác động trực tiếp, trung gian và phân tích đa nhóm (quy mô DN, thời gian thành lập DN, loại hình DN) Sau cùng đề xuất hàm ý quản trị.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vì tính chất của ngành dịch vụ nên tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu kết hợp gồm nghiên cứu định tính và định lượng cho luận án này
Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu Mục tiêu đầu tiên của phỏng vấn sâu là tìm hiểu, ghi nhận ý kiến của những chuyên gia về các nhân tố thuộc
IR, những nhân tố thuộc năng lực động, IC có ảnh hưởng vào BP ra sao và cũng như để kiểm định lại lý thuyết RBV và DC có phù hợp trong việc tạo ra BP của các DN du lịch và cụ thể hơn đó là các thành phần thuộc IR và thành phần thuộc DC và có thật sự ảnh hưởng gián tiếp và trực tiếp vào BP thông qua IC Qua phỏng vấn chuyên gia, mô hình lý thuyết gồm các biến độc lập, biến phụ thuộc, biến trung gian được xây dựng Tác giả thực hiện nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật thảo luận nhóm 08 chuyên gia (chuyên gia học thuật tại các trường Đại học Kinh Tế TPHCM, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Lạc Hồng) Qua phỏng vấn 08 chuyên gia ban đầu tác giả thu thập, ghi nhận lại những nội dung phản hồi của những chuyên gia Sau đó tác giả thảo luận nhóm với 04 chuyên gia (quản trị cấp cao) đang điều hành trực tiếp tại các DN du lịch lữ hành Thảo luận để điều chỉnh thang đo tương thích với bối cảnh thực tế
Bảng 3.1: Thống kê thang đo gốc ban đầu
STT Tên thang đo Nguồn gốc thang đo
1 Vốn nhân lực Khalique & cộng sự (2020)
2 Vốn cấu trúc Khalique & cộng sự (2020)
3 Vốn quan hệ Zhang & cộng sự 2022)
4 Năng lực thích nghi Chryssochoidis & cộng sự (2016)
5 Năng lực công nghệ Juárez & Vergara, (2021)
6 Danh tiếng doanh nghiệp Bahta & cộng sự (2020)
6 Quản trị quan hệ khách hàng Vu & cộng sự (2018)
7 Định hướng thị trường Lekmat & cộng sự (2018)
8 Quản trị tri thức Jiménez & cộng sự (2021)
9 Năng lực đổi mới Samad (2022)
10 Kết quả kinh doanh Samad (2022)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Thang đo gốc (phụ lục 23)
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
3.2.2.1 Đối tượng phỏng vấn sâu Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu định tính ban đầu, tác giả thực hiện hai bước: Bước 1: Tác giả thảo luận nhóm 08 chuyên gia học thuật để thu thập ý kiến về các nhân tố thuộc IR và nhân tố thuộc DC ảnh hưởng vào BP và các biến quan sát trong các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu;
Bước 2: Để hoàn thiện mô hình và các biến quan sát của các khái niệm nghiên cứu, tác giả đã tiến hành khảo sát ý kiến đóng góp từ bốn chuyên gia quản trị thực tiễn đang đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại các doanh nghiệp du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ban đầu
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ĐỂ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ THANG ĐO
3 nhân tố thuộc DC, 01 nhân tố trung gian và 01 nhân tố phụ thuộc (phụ lục 01); tác giả thảo luận nhóm cùng 08 chuyên gia học thuật đang công tác tại trường Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Nguyễn Tất Thành, Đại học Lạc Hồng; sau khi khảo sát và gợi ý cho các chuyên gia, các chuyên gia góp ý điều chỉnh thang đo lường những khái niệm trong mô hình nghiên cứu (phụ lục 02) Kết quả sau phỏng vấn lần 1 tất cả các nhân tố trong mô hình không thay đổi, tuy nhiên về số biến quan sát có sự thay đổi từ
59 biến quan sát ban đầu sau khi khảo sát điều chỉnh còn lại 54 biến quan sát (chi tiết phụ lục 02) Đầu tiên, từ thang đo ban đầu dịch từ thang đo gốc tác giả thực hiện thảo luận nhóm với 8 chuyên gia học thuật kết quả thang đo có sự điều chỉnh lần 1
Thông qua phỏng vấn chuyên sâu với 04 chuyên gia quản trị doanh nghiệp du lịch thực tiễn ở các vị trí Tổng Giám Đốc/Giám Đốc/CEO, tác giả đã thu thập ý kiến đóng góp và điều chỉnh thang đo đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch từ 54 biến quan sát ban đầu xuống còn 51 biến quan sát.
Sau khi nhận kết quả phỏng vấn lần 1 tác giả lưu lại thông tin trả lời của các chuyên gia Sau đó tác giả thực hiện phỏng vấn lần 2 với chuyên gia
Sau hai lần họp thảo luận nhóm chuyên gia, thang đo chính thức được hình thành Để đánh giá độ tin cậy của thang đo, tác giả đã tiến hành khảo sát sơ bộ và sử dụng hai phương pháp phân tích Cronbach's Alpha và EFA để đánh giá độ tin cậy của thang đo Nội dung tiếp theo sẽ làm rõ hơn về các phương pháp đánh giá này.
3.3 NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG SƠ BỘ ĐỂ KIỂM ĐỊNH GIÁ TRỊ THANG ĐO
3.3.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ Định lượng sơ bộ nhằm loại bỏ biến rác trong các thang đo lường và kiểm định độ tin cậy của thang đo
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng sơ bộ
Phương pháp thu thập số liệu: Định lượng sơ bộ được tiến hành thực hiện với
Nghiên cứu được thực hiện thông qua việc khảo sát 135 doanh nghiệp lữ hành tại TP.HCM bằng phương pháp thuận tiện Trong số 135 bảng câu hỏi được gửi đi, có 125 bảng được thu hồi, sau khi sàng lọc và kiểm tra có 05 bảng không hợp lệ Kết quả cuối cùng thu được 120 bảng câu hỏi hợp lệ, đạt tỷ lệ 88,89% so với số bảng câu hỏi được phát hành.
Phương pháp phân tích số liệu: Từ 120 phiếu, tác giả nhập liệu vào SPSS và kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA để loại các biến rác và từ đó hình thành thang đo chính thức
3.3.3 Kết quả thống kê mô tả biến phụ thuộc, độc lập và kiểm định dạng phân phối của các thang đo
3.3.3.1 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập
Qua khảo sát, nghiên cứu thấy có sự đồng thuận và không đồng thuận về thang đo biến độc lập (Phụ lục 08) Thang đo này có phân phối chuẩn, đáp ứng yêu cầu kiểm định và phân tích tiếp theo Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của các thang đo dao động từ 01 đến 05, cho thấy không có giới hạn về biến động đối với các thang đo được sử dụng (Phụ lục 08).
3.3.3.2 Thống kê mô tả các biến phụ thuộc
Mô hình luận án có hai biến phụ thuộc là IC và BP Trong đó, IC là biến trung gian còn biến BP là biến kết quả Kết quả thống kê cho thấy giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của từng biến quan sát cho thấy đánh giá của những nhà quản trị cấp cao với những phát biểu trong thang đo không có khác biệt nhiều Cùng một phát biểu có nhiều người đồng ý và hoàn toàn đồng ý nhưng cũng có người hoàn toàn không đồng ý Giá trị trung bình của các biến quan sát trong các thang đo năng lực đổi mới và BP tương đối đồng đều (phụ lục 08)
3.3.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng độ tin cậy Cronbach’s alpha
Trong phân tích cronbach’s alpha cần đáp ứng các điều kiện sau
Loại bỏ những biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng nhỏ < 0,3 (Hair và cộng sự, 1998); tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha > 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy càng cao) (Nunnally & Burnstein, 1994)
Các mức giá trị của Alpha: > 0,8 thang đo tốt; từ 0,7 -> 0,8 là sử dụng được; từ 0,6 trở lên có thể dùng khi bối cảnh nghiên cứu mới hoặc là khái niệm mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995)
Trong nghiên cứu này, tác giả chọn các thang đo có hệ số từ 0,7 trở lên trong phân tích Cronbach’s Alpha để đảm bảo độ tin cậy Để có thêm cơ sở loại hay giữ biến quan sát tác giả dùng thêm hệ số tương quan biến tổng với điều kiện các biến có hệ số tương quan biến tổng từ ≥ 0,5 trở lên thì giữ lại
Bảng 3.2: Kết quả kiểm định cronbach’s alpha sơ bộ
Trung bình thang đo nếu lại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu loại biến
HC – Vốn nhân lực: Cronbach's alpha (lần 1) = 0,799
HC – Vốn nhân lực: Cronbach's alpha (lần 2) = 0,896
SC – Vốn cấu trúc: Cronbach’s alpha (lần 1) = 0,666
SC – Vốn cấu trúc: Cronbach’s alpha (lần 2) = 0,817
RC – Vốn quan hệ: Cronbach’s alpha = 0,815
ADAPT – Năng lực thích nghi: Cronbach’s alpha = 0,842
TC – Năng lực công nghệ: Cronbach’s alpha (lần 1) = 0,773
Trung bình thang đo nếu lại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu loại biến
TC – Năng lực công nghệ: Cronbach’s alpha (lần 2) = 0,852
CR – Danh tiếng doanh nghiệp: cronbach’s alpha (lần 1) = 0,770
CR – Danh tiếng doanh nghiệp: cronbach’s alpha (lần 2) = 0,854
CRM –Quản trị quan hệ khách hàng: Cronbach’s alpha (lần 1) = 0,696
CRM – Quản trị quan hệ khách hàng: Cronbach’s alpha (lần 2) = 0,778
MO – Định hướng thị trường: Cronbach’s alpha ( lần 1) = 0,778
MO – Định hướng thị trường: Cronbach’s alpha ( lần 2) = 0,856
Trung bình thang đo nếu lại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu loại biến
KM –Quản trị tri thức: Cronbach’s alpha = 0,806
IC – Năng lực đổi mới: Cronbach’s alpha (lần 1) = 0,804
IC – Năng lực đổi mới: Cronbach’s alpha (lần 2) = 0,862
BP – Kết quả kinh doanh: Cronbach’s alpha = 0,840
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Kết quả các thang đo đều có hệ số tương quan biến tổng đều ≥ 0,5 trở lên và Cronbach’s Alpha từ 0,7 trở lên Kết quả phân tích loại các biến như: HC5, SC5, TC5, CR5, CRM2, CRM6, MO2, IC3 vì hệ số tương quan biến tổng < 0,3 Kết quả sau khi loại các biến quan sát: HC5, SC5, TC5, CR5, CRM2, CRM6, MO2, IC3 tất cả thang đo đều có Cronbach’s alpha từ 0,7 trở lên và tất cả biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng ≥ 0,5 trở lên và đạt độ tin cậy Vì vậy, tiến hành phân tích tiếp theo
3.3.3.4 Kiểm định giá trị thang đo bằng phương pháp EFA Để đảm bảo kiểm định thang đo bằng phương pháp EFA đạt yêu cầu cần đáp ứng được các yêu cầu sau
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG CHÍNH THỨC
Trong luận án này, tác giả áp dụng mô hình SEM để tiến hành những kiểm định các giả thuyết đặt ra Trong phân tích EFA, Hair & cộng sự (2014) lập luận rằng:
“Kích cỡ mẫu ít nhất là 50, tốt hơn là 100 và tỉ lệ quan sát/biến đo lường là 5:1, ngụ ý rằng 1 biến đo lường cần phải có ít nhất 5 quan sát” Do SEM là phần mở rộng của EFA nên cỡ mẫu cũng giống như EFA Trong luận án này, số lượng biến sát sau cùng là 43 biến Do đó, áp dụng theo Hair & cộng sự (2014) thì cỡ mẫu ít nhất là n = 43 * 5
!5 Ngoài ra Hair và cộng sự (1998) cũng cho rằng trong phân tích EFA tối thiểu cỡ mẫu là N > 5*x (tổng số biến quan sát ký hiệu là x) nghĩa là trong nghiên cứu này áp dụng theo Hair & cộng sự (1998) thì cỡ mẫu là N > 5*43 = 215 Hơn nữa Tabachnick và Fidell (2007) đã đưa ra công thức thường dùng để tính kích thước mẫu là n > = 50 +
Theo công thức 8p (p: số biến độc lập trong mô hình; n: kích thước mẫu tối thiểu cần thiết), để phân tích SEM thì theo Hair & cộng sự (2018), cỡ mẫu tối thiểu là 146 (100 + 8 * 12) Tuy nhiên, nếu số cấu trúc tiềm ẩn từ 5 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có hơn 3 biến quan sát thì cỡ mẫu tối thiểu có thể thấp hơn 100.
Quy mô mẫu tối thiểu là 300 khi số nhóm nhân tố từ 7 nhóm trở xuống, mỗi nhóm phải có từ 3 biến quan sát.
3 biến quan sát; (4) cỡ mẫu tối thiểu là 500 - Số nhóm nhân tố trên 7, mỗi nhóm có thể có ít hơn 3 biến quan sát
Trong nghiên cứu có 43 biến quan sát và 11 nhân tố và mối nhân tố đều từ 3 biến quan sát trở lên nên tác giả chọn kích cỡ mẫu trên 500 và để đạt kích cỡ mẫu trên
500 tác giả phát đi tổng số phiếu khảo sát là 570 phiếu để thực hiện cho nghiên cứu này (phụ lục 11)
Tác giả dùng phương pháp lấy mẫu thuận tiện cho luận án này Hạn chế của phương pháp này là tính đại diện của mẫu không cao Nhưng nó giúp “Tiết kiệm chi phí và thời gian trong việc thu thập dữ liệu” (Nguyễn Đình Thọ, 2013)
3.4.1.3 Phương pháp điều tra Để đạt tỷ lệ hồi đáp cao, tác giả gửi bản câu hỏi trực tiếp cho các đáp viên là những nhà quản lý cấp cao của DN du lịch lữ hành ở TPHCM Vì khi đến trao đổi trực tiếp thì người điều tra có thể thu thập thông tin từ đáp viên và cùng lúc đó có thể trả lời những nội dung chưa rõ của bản câu hỏi để đáp viên hiểu và trả lời tốt hơn
3.4.2 Phương pháp phân tích và các chỉ tiêu định lượng
Phân tích định lượng là cần thiết để đánh giá sự phù hợp giữa mô hình lý thuyết và thực tế Phân tích SEM được thực hiện để đánh giá mô hình và các giả thuyết Kỹ thuật phân tích SEM được kết hợp với phần mềm SPSS và AMOS Theo Anderson và Gerbing (1988) và Hair & cộng sự (2009), phân tích SEM bao gồm bốn giai đoạn: đánh giá độ tin cậy của thang đo, phân tích EFA, phân tích CFA và cuối cùng là thực hiện SEM.
Bước 1: Độ tin cậy và giá trị của thang đo được đánh giá bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Bước 2: Áp dụng phần mềm SPSS để phân tích EFA nhằm loại bỏ biến quan sát không đạt
Bước 3: Phân tích CFA nhằm đánh giá mô hình đo lường lý thuyết và thực tiễn dữ liệu thu thập có phù hợp hay không Khi phân tích CFA cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau
Bảng 3.3: Các thước đo kiểm định mức độ phù hợp
STT Chỉ tiêu Tiêu chuẩn Nguồn
1 CMIN/df CMIN/df 0,90 : tốt; GFI > 0,95 : càng tốt Hair & cộng sự (2014)
Càng tiến về 1 càng tốt Hair & cộng sự (2014)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Tiếp theo thực hiện đánh giá giá trị phân biệt, độ hội tụ, độ tin cậy Để thực hiện đánh giá độ hội tụ, độ tin cậy và giá trị phân biệt cần tuân thủ các điều kiện sau:
Bảng 3.4: Chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy, độ hội tụ và giá trị phân biệt
1 Hệ số tải chuẩn hoá (standardized loading estimates)
2 Độ tin cậy tổng hợp (composite reliability) ≥ 0.7 Hair & cộng sự
3 Phương sai trích trung bình (Average Variance
4 Phương sai chung lớn nhất (Maximum shared variance) < AVE
5 Square Root of AVE (SQRTAVE) > Inter-Construct
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Bước 4: Sử dụng phần mềm AMOS để phân tích SEM nhằm đánh giá sự phù hợp của mô hình và những giả thuyết đã trình bày
3.4.3 Phân tích cấu trúc đa nhóm
Phân tích cấu trúc đa nhóm là phương pháp trong mô hình hóa dữ liệu dựa trên mô hình phương trình cấu trúc (SEM) Phân tích cấu trúc đa nhóm cho phép đánh giá sự khác biệt giữa các mô hình lý thuyết ở các phân nhóm khác nhau được xác định bởi các biến định tính.
Dựa vào sự chênh lệch về giá trị Chi-square (χ²) có mối liên hệ với bậc tự do (df) giữa mô hình khả biến và bất biến, có thể đánh giá sự khác nhau giữa các mô hình giữa các đối tượng khác nhau.
Sau đó tiến hành đánh giá sự khác biệt Chi-square và bậc tự do giữa hai mô hình với giả thuyết như sau:
H0: Không có sự khác biệt giữa hai mô hình khả biến và bất biến;
H1: Có sự khác biệt giữa hai mô hình khả biến và bất biến
Nếu H0 không bị bác bỏ (p > 0,05) thì chọn mô hình bất biến; vì không có sự khác biệt giữa các nhóm của biến định tính trong việc lý luận những biến trong mô hình
Nếu H0 bịbác bỏ (p ≤ 0,05, nghĩa là H1 được chấp nhận) thì mô hình khả biến được chọn Vì giữa các nhóm có sự khác biệt trong lý luận mô hình
Trong nghiên cứu này, phân tích đa nhóm được thực hiện để đánh giá có hay không sự khác biệt về tác động của IR và năng lực động vào IC và BP của DN du lịch theo ba thuộc tính đó là: quy mô công ty, thời gian thành lập công ty và loại hình công ty
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Với nguồn tài nguyên du lịch văn hoá đa dạng mà TPHCM đang sở hữu với 120 tài nguyên nhân tạo trong số 386 tài nguyên du lịch, 234 tài nguyên văn hoá vật thể, hệ thống đường sông trong đô thị, nhiều khu sinh thái, nông thôn mới, liền kề đô thị, văn hoá nghệ thuật, công nghệ giải trí, văn hoá ẩm thực phát triển mạnh hệ thống bảo tàng, di tích cách mạng phong phú đa dạng, nhiều điểm đến hấp dẫn như Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, Khu du lịch Vàm Sát, khu sinh quyển Cần Giờ, Dinh Thống Nhất, chợ Bến Thành, Bưu điện thành phố, khu du lịch Văn hoá Suối Tiên, Bưu điện thành phố, làng du lịch Bình Quới, Công viên Văn hoá Đầm Sen, Bảo Tàng Chứng tích Chiến tranh, bảo tàng thành phố (Nguyễn Tấn Trung, 2021) Ngoài ra, TPHCM Không chỉ là nơi tập trung nhiều dịch vụ ăn uống, tổ chức hội nghị du lịch hàng đầu của Việt Nam, cơ sở lưu trú, mua sắm giúp giải quyết việc làm cho hàng trăm ngàn lao động thành phố và các tỉnh, thành lân cận mà còn là trung tâm trung chuyển, đầu mối tiếp nhận khách quốc tế và nội địa quan trọng của cả nước Với các thế mạnh tiềm năng trên, TPHCM luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng trong kiến tạo xã hội - kinh tế của thành phố và cả nước trong thời gian qua Trong năm 2017, thành phố đã đón gần 24,9 triệu lượt khách nội địa tăng tương ứng 22,8% và 14,6% so với các năm 2016 và 6,4 triệu lượt khác du lịch quốc tế Giai đoạn 1997-2017 cho thấy tổng thu du lịch có mức tăng ấn tượng Nếu năm 1997 là 2.887 tỷ đồng thì đến năm 2017 đã đạt hơn 115.000 tỷ đồng
Năm 2019, Khách du lịch nội địa đến TPHCM đạt 32,77 triệu lượt, tăng 13% so với năm 2018 (cùng kỳ đạt 29 triệu lượt khách), tổng lượt khách du lịch nước ngoài đến TPHCM đạt 8,619 triệu lượt khách, tăng 13,48% so với cùng kỳ (năm 2018 đạt 7,595 triệu lượt khách) Ngành du lịch tăng tổng thu là 10,15% là với mức đạt là 140.017 tỷ đồng so với năm 2018 (cùng kỳ đạt 127.111 tỷ đồng) Hướng đến mục tiêu trong năm 2020 ngành du lịch TPHCM sẽ thu hút lượng khách quốc tế đến TPHCM đạt 10 triệu lượt khách, tăng khoảng 15% so với năm 2019; Lượng khách du lịch nội địa tăng khoảng 6,4% với mức đạt cụ thể là 35 triệu lượt; dự kiến tổng thu du lịch tăng khoảng 11%, cụ thể ở mức 165.000 tỷ đồng so với năm 2019 Với những mục tiêu đã đặt ra, TPHCM cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể
Năm 2020, du lịch TP.HCM chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19, lượng khách quốc tế giảm 84,8%, nội địa giảm 54,2% Tổng doanh thu ngành ước đạt 84.000 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ Tình hình đầu năm 2021, dịch bệnh khiến nhiều chương trình du lịch bị hủy, doanh nghiệp lữ hành phải hoàn tiền 100% cho khách hàng Chỉ một số ít đồng ý hoãn chuyến đi khi dịch bệnh được kiểm soát.
Trong dịp Tết Nguyên Đán Tân Sửu 2021, trưởng phòng truyền thông và Marketing Công ty TSTtourist - Ông Nguyễn Minh Mẫn cho biết TSTtourist có 45 đoàn khởi hành Trong đó, có 12 đoàn thuộc các tỉnh phía Bắc với tổng lượng khách là trên 420 khách, bao gồm 5 đoàn khách doanh nghiệp và 7 đoàn khách lẻ và khi có dịch
DN gặp rất nhiều khó khăn Cụ thể, Phần lớn khách hàng đồng ý thay đổi lộ trình vì vẫn muốn có chuyến xuất hành đầu năm nhưng phải đảm bảo tiêu chí an toàn tránh vùng dịch, một số khách đã yêu cầu huỷ chuyến đi; lịch trình các chuyến đi bị thay thế và ưu tiên chọn để thay thế là các tỉnh Tây Nguyên, Nam bộ, Miền Trung và Phú Quốc (Nguyễn Tấn Trung, 2021)
Sau đại dịch covid-19, bà Nguyễn Thị Ánh Hoa - Giám đốc Sở Du lịch TPHCM dự báo nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái; do đó nhu cầu vui chơi giải trí, du lịch của khách du lịch quốc tế sẽ hạn chế và điều này sẽ tác động nghiêm trọng đến ngành du lịch Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng Với các khó khăn trên thì xu thế để khẳng định vị trí, vai trò của du lịch TPHCM là điều cần thiết; do đó cần tạo cơ chế cạnh tranh lành mạnh và thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh Hướng đến phát triển du lịch TPHCM đến năm 2030, lãnh đạo Sở Du lịch TPHCM cho rằng cần đạt 4 chỉ tiêu cụ thể; Tổng doanh thu của ngành đạt từ 12 đến 14 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng khách du lịch giai đoạn 2021-2025 từ 8% đến 9%; đóng góp vào ngành dịch vụ và Thành phố từ 19% đến 21%; đóng góp vào GRDP thành phố từ 12%-14%
Theo bà Nguyễn Thị Ánh Hoa để đạt 04 chỉ tiêu trên cần áp dụng 09 giải pháp cụ thể
Thứ nhất, hỗ trợ DN du lịch vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của covid-19 thông qua giải pháp kích cầu, xây dựng nền tảng chuyển đổi số, tái cấu trúc thị trường và tái cấu trúc nguồn nhân lực Song song đó, tiếp thu ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp du lịch, để tiếp tục tham mưu, kiến nghị các chính sách, giải pháp hỗ trợ DN du lịch
Thứ hai, chú trọng thu hút, kêu gọi đầu tư, huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển du lịch và phối hợp các sở ngành, quận – huyện triển khai chiến lược phát triển du lịch đến năm 2030
Thứ ba, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển doanh nghiệp và phát triển sản phẩm chủ lực
Để thúc đẩy phát triển du lịch, thành phố cần tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng, đặc trưng nhằm khai thác lợi thế của thành phố và đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách du lịch Trong đó, chú trọng vào phân khúc khách chi tiêu cao Ba nhóm sản phẩm chủ lực cần được tập trung phát triển là du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm và du lịch văn hóa - lịch sử Bên cạnh đó, bốn nhóm sản phẩm tiềm năng tạo sự khác biệt gồm du lịch MICE, du lịch giải trí và hoạt động về đêm, du lịch đường thủy, du lịch y tế cũng cần được chú trọng phát triển.
Thực hiện chiến lược đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ trong xúc tiến du lịch TPHCM giai đoạn 2021-2025, thành phố đẩy mạnh truyền thông ngắn hạn, trung hạn, dài hạn thông qua đa dạng hình thức và phương tiện truyền thông, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, từ đó thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến TPHCM.
Thứ sáu, xây dựng và triển khai đề án: Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước và khu vực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của ngành
Thứ bảy, thực hiện nhanh cải cách hành chính, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao hiệu lực, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch
Thứ tám, ký kết và triển khai các nội dung thoả thuận hợp tác phát triển du lịch cùng các tỉnh thành, vùng miền trong cả nước đảm bảo thực chất và hiệu quả
Cuối cùng, triển khai các hoạt động du lịch có trách nhiệm, các tour du lịch sinh thái, chú trọng phát triển du lịch xanh (Nguyễn Tấn Trung, 2021).
THỐNG KÊ MÔ TẢ MẪU KHẢO SÁT
Phương pháp thuận tiện được áp dụng cho nghiên cứu này Số phiếu gửi đi tất cả là 570 phiếu Đối tượng khảo sát là những nhà quản trị cấp cao của những DN du lịch lữ hành ở TPHCM Tổng số phiếu thu về là 550, đạt tỷ lệ phản hồi 96,5% Sau đó tác giả kiểm tra, sàng lọc có 15 phiếu không hợp lệ bị loại bỏ do khuyết thông tin trả lời Vì vậy chỉ còn 535 phiếu được nhập liệu, xử lý và phân tích Phân loại 535 đáp viên theo trình độ học vấn, loại hình công ty, thời gian thành lập công ty và quy mô công ty; kết quả xử lý cụ thể như sau
Bảng 4.1: Thống kê thông tin mẫu khảo sát Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ (%)
Công ty trách nhiệm hữu hạn 372 69,5
Thời gian thành lập công ty
Quy mô công ty Dưới 10 người 436 81,5
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Về trình độ: có 40,9% người có trình độ cao đẳng cụ thể là 219 người, kế đến là có 51,2% người có trình độ đại học và cụ thể là 274 người; sau cùng có 7,9% người có trình độ sau đại học với con số cụ thể là 42 người (Bảng 4.1)
Về loại hình công ty: có 69,5% công ty trách nhiệm hữu hạn, cụ thể là 372 công ty; có 30,5% công ty cổ phần với 163 công ty (bảng 4.1)
Về thời gian thành lập công ty: có 95 công ty trách nhiệm hữu hạn đạt tỷ lệ 17,8%, 440 công ty cổ phần đạt tỷ lệ 82,2% (bảng 4.1)
Về quy mô công ty: có 436 công ty dưới 10 người chiếm tỷ lệ 81,5%, 99 công ty từ 10 người trở lên chiếm tỷ lệ 18,5% (bảng 4.1)
KẾT QUẢ THỐNG KÊ MÔ TẢ BIẾN PHỤ THUỘC, ĐỘC LẬP VÀ KIỂM ĐỊNH DẠNG PHÂN PHỐI CỦA CÁC THANG ĐO CHÍNH THỨC
4.3.1 Kết quả thống kê mô tả các biến độc lập
Qua tổng hợp cho thấy có những ý kiến không đồng ý và những ý kiến đồng ý được trình bày ở phụ lục 14 Vì vậy thang đo biến độc lập có phân phối chuẩn, đảm bảo yêu cầu thực hiện các kiểm định và phân tích tiếp theo (phụ lục 14)
4.3.2 Thống kê mô tả các biến phụ thuộc
Trong luận án, mô hình nghiên cứu có hai biến phụ thuộc là IC và BP Trong đó, biến BP là biến kết quả còn biến IC là biến trung gian Kết quả thống kê cho thấy giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của từng biến quan sát trong các thang đo không có khác biệt nhiều Giá trị trung bình của các biến quan sát trong các thang đo IC và BP tương đối đồng đều (phụ lục 14).
KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY THANG ĐO CHÍNH THỨC
Qua thu thập dữ liệu có tổng cộng là 43 biến quan sát Những thang đo đã được đánh giá bằng Cronbach’s alpha Thang đo đạt yêu cầu khi hệ số tương quan biến tổng phải lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s alpha phải lớn hơn 0,6
Bảng 4.2: Kết quả phân tích cronbach’s alpha
Trung bình thang đo nếu lại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu loại biến
HC – Vốn nhân lực: Cronbach's alpha = 0,864
SC – Vốn cấu trúc: Cronbach's alpha = 0,863
RC – Vốn quan hệ: Cronbach's alpha = 0,857
ADAPT – Năng lực thích nghi: Cronbach's alpha = 0,865
TC – Năng lực công nghệ: Cronbach's alpha = 0,908
CR – Danh tiếng doanh nghiệp: Cronbach's alpha = 0,875
CRM – Quản trị quan hệ khách hàng: Cronbach's alpha = 0,868
Trung bình thang đo nếu lại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan biến tổng
Cronbach's alpha nếu loại biến
MO – Định hướng thị trường: Cronbach's alpha = 0,879
KM – Quản trị tri thức: Cronbach's alpha = 0,861
IC – Năng lực đổi mới: Cronbach's alpha = 0,814
BP – Kết quả kinh doanh: Cronbach's alpha = 0,833
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Qua phân tích, tất cả các nhân tố: vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi, năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, quản trị tri thức, định hướng thị trường, IC, quản trị quan hệ khách hàng, BP đều có độ tương quan tốt (hệ số tương quan biến tổng từ 0,5 trở lên) và độ tin cậy cao (hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên) Do đó, các thang đo đều đảm bảo chất lượng với 43 biến quan sát.
PHÂN TÍCH SỰ BIẾN THIÊN TRONG DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Để đánh giá sự biến thiên trong trong dữ liệu nghiên cứu thì kiểm giá trị % (phần trăm) của phương sai của nhân tố đầu tiên trong cột tổng bình phương hệ số tải trích được thuộc bảng tổng phương sai được giải thích Nếu phương sai trích này lớn hơn 50% thì dữ liệu có CBM (common bias method) thì kết luận là không tốt, nếu phương sai trích này nhỏ hơn 50% thì không có CBM (common bias method) thì kết luận là tốt Phân tích cho thấy nhân tố đầu tiên giải thích có phương sai là 25.595% < 50% Như vậy, không có sự hiện diện của có CBM (common bias method); do đó kết luận là tốt (Phụ lục 16)
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ
Qua đánh giá các thang đo bằng Cronbach’s alpha kết quả những thang đo đều đạt yêu cầu; vì vậy tiếp tục phân tích EFA Theo Hair & cộng sự (2018) để đảm bảo sự phù hợp của EFA thì KMO tiến về gần tới 1 hoặc dao động trong khoảng 5 < KMO
50% (Babin & Burns, 1998); sau cùng Eigenvalue > 1 (Hair & cộng sự, 2018) Để nghiên cứu đạt được độ tin cậy cao và có ý nghĩa, tác giả phân tích EFA, cụ thể: phân tích EFA riêng biệt cho khái niệm đa hướng là IR gồm 6 nhân tố và hai khái niệm đơn hướng (kết quả kinh doanh và năng lực đổi mới) được phân tích chung với
DC gồm 3 nhân tố Cụ thể:
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các nhân tố thuộc nguồn lực vô hình
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .949
Kiểm định Bartlett Approx Chi-Square 7716.077 df 231
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Bảng 4.4: Tổng phương sai được giải thích
Chỉ tiêu Eigenvalues ban đầu Tổng bình phương hệ số tải trích được
Tổng hệ số tải bình phương xoay nhân tố
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
TC CR SC HC RC ADAPT
Phương sai trích (%) 48.289% 7.333% 5.425% 5.062% 4.679% 4.553% Tổng phương sai trích (%) 75.341%
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Kết quả phân tích EFA của nhân tố thuộc nguồn lực vô hình trong bảng 4.3 rõ ràng, KMO = 0,949 > 0,5 và Sig = 0,000 < 0,05, Vì vậy phân tích EFA phù hợp Các nhân tố thuộc IR tập trung thành 6 nhân tố độc lập nhau với tổng phương sai trích 75.341% > 50% tại Eigenvalue = 1,002 Vì vậy, những thang đo đạt yêu cầu
Bảng 4.6: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các nhân tố thuộc năng lực động, năng lực đổi mới và kết quả kinh doanh
Hệ số Kaiser-Meyer-Olkin .913
Kiểm định Bartlett Approx Chi-Square 5486.476 df 210
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Bảng 4.7: Tổng phương sai được giải thích
Chỉ tiêu Eigenvalues ban đầu Tổng bình phương hệ số tải trích được
Tổng hệ số tải bình phương xoay nhân tố Tổng
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
BP MO KM CRM IC
BP MO KM CRM IC
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Kết quả EFA của nhân tố thuộc năng lực động, IC và BP trong bảng 4.6 cho thấy, KMO = 0,913 > 0,5 và Sig = 0,000 < 0,05, vì vậy phân tích EFA phù hợp Các nhân tố thuộc năng lực động, IC và BP tập trung thành 5 nhân tố độc lập nhau với tổng phương sai trích là 67.946% > 50% tại Eigenvalue = 1,006 (bảng 4.7) Vì vậy, những tất cả thang đo đạt yêu cầu.
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHẲNG ĐỊNH (CFA)
4.7.1 Phân tích CFA cho thang đo đa hướng
CFA cho thang đo đa hướng nguồn lực vô hình (Hình 4.1)
Qua kiểm định CFA đa hướng nguồn lực vô hình cho thấy tất cả 6 nhân tố thuộc
IR được chấp nhận vì tất cả hệ số kiểm định đạt yêu cầu; cụ thể TLI = 0,976; CFI 0,980; GFI = 0,943; RMSEA = 0,038 < 0,05 và CMIN/df = 1,786 < 5 (chi tiết phụ lục 18)
Kết luận: qua phân tích CFA, mô hình đo lường thích phù hợp với dữ liệu thực tế
Hình 4.1: CFA đa hướng của nguồn lực vô hình
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
CFA cho thang đo đa hướng năng lực động (Hình 4.2)
Qua kiểm định CFA đa hướng DC cho thấy tất cả 3 nhân tố thuộc năng lực động được chấp nhận vì những hệ số kiểm định đều đạt yêu cầu, cụ thể: TLI = 0,993; CFI 0,994; GFI = 0,978; RMSEA = 0,027 < 0,05 và CMIN/df = 1,394 < 5 (chi tiết phụ lục 18)
Kết luận: qua phân tích CFA, mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế
Hình 4.2: CFA đa hướng của năng lực động
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
CFA của hai thành phần nguồn lực vô hình và năng lực động (Hình 4.3)
Qua kiểm định CFA cho thấy các nhân tố thuộc IR và DC đều chấp nhận vì đã đáp ứng những yêu cầu: CFI = 0,974; GFI = 0,919; TLI = 0,972; RMSEA = 0,033 < 0,05 và CMIN/df = 1,568 < 5 (phụ lục 18)
Kết luận: qua phân tích CFA, mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế
Hình 4.3: CFA của hai thang đo đa hướng
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
4.7.2 Phân tích CFA cho thang đo đơn hướng (hình 4.4)
Qua kiểm định CFA cho thang đo BP và IC thì kết quả đáp ứng những yêu cầu là: RMSEA = 0,035 < 0,05; CMIN/df = 1,652< 5; TLI =0,986 ; CFI = 0,990; GFI 0,983 (phụ lục 18)
Kết luận: qua phân tích CFA, mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế
Hình 4.4: CFA của thang đo đơn hướng
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
4.7.3 Phân tích CFA mô hình tới hạn (hình 4.5)
Qua kiểm định CFA, các nhân tố thuộc IR (năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi) và DC (định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị tri thức) cùng với IC được công nhận có ảnh hưởng đến hiệu quả của O2O.
BP có kết quả đạt yêu cầu, cụ thể: TLI = 0,967; CFI= 0,969; GFI=0,903; RMSEA 0,030 < 0,05; CMIN/df = 1,488 < 5 (phụ lục 18)
Kết luận: qua phân tích CFA, mô hình đo lường phù hợp với dữ liệu thực tế
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
4.7.4 Đánh giá độ tin cậy tổng hợp (CR), phương sai trích (AVE) Độ tin cậy tổng hợp (CR)
Theo Netemeyer & cộng sự (2003) thì độ tin cậy tổng hợp (CR) dùng thay Cronbach’s alpha và để đánh giá sự nhất quán nội tại của các chỉ số một thang đo
CR là hệ số tin cậy tổng hợp và CR sử dụng các hệ số tải chuẩn hoá và sự biến thiên sai số của những biến quan sát thuộc một biến tiềm ẩn Tiếp theo McDonald (1970); Hair & cộng sự (2018) đề xuất công thức tính toán CR của một biến tiềm ẩn A gồm m biến quan sát, cụ thể
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
CR: độ tin cậy tổng hợp CR của biến tiềm ẩn A ld 1 , ld 2 , ld m : hệ số tải chuẩn hóa của biến quan sát thuộc biến tiềm ẩn A m: số lượng biến quan sát của biến tiềm ẩn A σ 1 2 , σ 2 2 , σ m 2 : phương sai sai số đo lường của biến quan sát thuộc biến tiềm ẩn A
( σ m 2 = 1 - ld m 2) Độ tin cậy tổng hợp trong nằm trong khoảng từ 0 đến 1 Cụ thể, độ tin cậy tổng hợp (CR) phải trên 0,60 trong nghiên cứu khám phá và nên trên 0,70 nhưng không được vượt quá 0,95 (Hair & cộng sự, 2018) Đánh giá giá trị hội tụ
Cần xem xét giá trị hệ số tải ngoài của những biến quan sát cũng như phương sai trích trung bình (AVE) khi kiểm tra giá trị hội tụ (Hair & cộng sự 2018)
Giá trị AVE ≥ 0.5 thì thang đo đạt tính hội tụ tốt (Hair & cộng sự (2018) Đánh giá giá trị phân biệt
Khi tất cả giá trị MSV (Maximum Shared Variance) đều nhỏ hơn AVE, hơn nữa tương quan giữa các cấu trúc (Inter-Construct Correlations) đều nhỏ hơn các giá trị Square Root of AVE (SQRTAVE) thì đạt được giá trị phân biệt Kết quả phân tích như sau
Bảng 4.9: Bảng giá trị các tham số CR, AVE, MSV
CR AVE MSV SQRTAVE MaxR(H) BP IC IR DC
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Thang đo đảm bảo độ tin cậy vì những giá trị của CR đều lớn hơn 0.7
Tất cả giá trị AVE > 0.5 do đó đảm bảo tính hội tụ
Giá trị phân biệt thể hiện độ tin cậy vì giá trị AVE luôn lớn hơn MSV và giá trị SQRTAVE lớn hơn tất cả các tương quan giữa các cấu trúc (Inter-Construct Correlations) Điều này cho thấy các biến cấu thành đo lường độc lập với các biến cấu thành của các cấu trúc khác, tăng cường độ tin cậy và phân biệt của thang đo.
4.7.5 Phân tích bootstrap Để kiểm tra, ước lượng lại độ tin cậy của những tham số trong mô hình thì việc sử dụng Boostrap là cần thiết Kết quả ước lượng ML để kiểm định lại những giả thuyết trong mô hình Theo Hair & cộng sự (2018) cỡ mẫu trong phân tích Bootstrap tối thiểu là 1.000 và có thể đến 5.000 hoặc hơn Luận án này, dùng số lượng mẫu lặp lại là 1400 (phụ lục 20) Điều kiện phân tích bootstrap: nếu giá trị C.R > 1.96 thì kết luận p-value < 5%, chấp nhận Ha, suy ra độ lệch # 0 có ý nghĩa ở mức 95% Còn nếu C.R < 1.96, kết luận p- value > 5%, bác bỏ Ha, chấp nhận H0, suy ra độ lệch # 0 không có ý nghĩa ở mức 95%, và như thế rút ra được là mô hình ước lượng (lúc trước khi kiểm tra vào option bootstrap) có thể tin cậy được
Bảng 4.10: Kết quả ước lượng bằng bootstrap
Bias Giá trị chênh lệch
SE-Bias Sai số của giá trị chênh lệch
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023) Ghi chú: SE là sai lệch chuẩn, SE-SE là sai lệch chuẩn của sai lệch chuẩn
Sau cùng ước lượng từ 1400 mẫu đã tính trung bình kèm theo độ chênh lệch như phân tích bảng 4.9 rõ ràng độ lệch có xuất hiện nhưng không lớn, trị tuyệt đối C.R
< 1.96 suy ra P-value > 0,05 nên có thể nói độ lệch nhỏ và không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%, không có sự khác biệt từ mẫu ước lượng ban đầu và các mẫu được tạo ra bằng phương pháp Bootstrap, Vì vậy, có rút ra là những ước lượng của mô hình có thể tin cậy cho kiểm định mô hình lý thuyết
Bảng 4.11: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết Tác động trực tiếp Kết quả giả thuyết
BP < - IR Nguồn lực vô hình tác động cùng chiều vào kết quả kinh doanh
IC < - IR Nguồn lực vô hình tác động cùng chiều vào năng lực đổi mới
BP < - DC Năng lực động tác động cùng chiều vào kết quả kinh doanh
Giả thuyết Tác động trực tiếp Kết quả giả thuyết
IC < - DC Năng lực động tác động cùng chiều vào năng lực đổi mới
BP < - IC Năng lực đổi mới tác động cùng chiều vào kết quả kinh doanh
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT ĐỀ XUẤT
Qua phân tích SEM (hình 4.6) cho thấy hai thành phần IR (năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi) và thành phần năng lực động (Định hướng thị trường, quản trị tri thức, quản trị quan hệ khách hàng) đều tác động trực tiếp đến BP và ảnh hưởng gián tiếp đến BP qua trung gian IC vì đã đáp ứng các điều kiện: TLI =0,967; CFI= 0,969; GFI = 0,903; RMSEA = 0,030 < 0,05; CMIND/df = 1,488 < 5
Hình 4.6: Kết quả phân tích SEM mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Bảng 4.12: Kết quả phân tích SEM mô hình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Kết luận: Mô hình đo lường hợp phù hợp với dữ liệu thực tế
Bảng 4.13: Phân tích tác động trực tiếp
H1: Nguồn lực vô hình (IR) có tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh (BP)
- H1.1: Năng lực công nghệ (TC) có tác động trực tiếp tích cực đến BP
- H1.2: Danh tiếng doanh nghiệp (CR) có tác động trực tiếp tích cực đến BP
- H1.3: Vốn nhân lực (HC) có tác động trực tiếp tích cực đến BP
- H1.4: Vốn cấu trúc (SC) có tác động trực tiếp tích cực đến BP
- H1.5: Vốn quan hệ (RC) có tác động trực tiếp tích cực đến BP
- H1.6: Năng lực thích nghi (ADAPT) có tác động trực tiếp tích cực
Giả thuyết Kết quả đến BP
H2: Nguồn lực vô hình (IR) có tác động cùng chiều đến năng lực đổi mới
- H2.1: Năng lực công nghệ (TC) có tác động trực tiếp tích cực đến IC
- H2.2: Danh tiếng doanh nghiệp (CR) có tác động trực tiếp tích cực đến IC
- H2.3: Vốn nhân lực (HC) có tác động trực tiếp tích cực đến IC
- H2.4: Vốn cấu trúc (SC) có tác động trực tiếp tích cực đến IC
- H2.5: Vốn quan hệ (RC) có tác động trực tiếp tích cực đến IC
- H2.6: Năng lực thích nghi (ADAPT) có tác động trực tiếp tích cực IC
H3: Năng lực động (DC) tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh
- H3.1: Định hướng thị trường (MO) có tác động trực tiếp tích cực vào
- H3.2: Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) có tác động trực tiếp tích cực vào BP
- H3.3: Quản trị tri thức (KM) có tác động trực tiếp tích cực vào BP
H4: Năng lực động (DC) tác động cùng chiều đến năng lực đổi mới (IC)
- H4.1: Định hướng thị trường (MO) tác động cùng chiều đến IC
- H4.2: Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) có tác động cùng chiều đến IC
- H4.3: Quản trị tri thức (KM) có tác động cùng chiều đến IC
H5: Năng lực đổi mới (IC) có tác động cùng chiều đến kết quả kinh doanh (BP)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Bảng 4.14: Bảng số liệu phân tích tác động trực tiếp
Giả thuyết Tác động trực tiếp Ước lượng
Estimate H1 BP < - IR 0,249 ,060 4,164 0,000 Chấp nhận H2 IC < - IR 0,228 ,066 3,473 0,000 Chấp nhận H3 BP < - DC 0,432 ,069 6,297 0,000 Chấp nhận
Giả thuyết Tác động trực tiếp Ước lượng
Estimate H4 IC < - DC 0,554 ,069 8,013 0,000 Chấp nhận H5 BP < - IC 0,214 ,051 4,234 0,000 Chấp nhận
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Tác động gián tiếp Để đo lường tác động gián tiếp qua trung gian năng lực đổi mới trong mô hình cấu trúc tuyến tính SEM của luận án, tác giả sử dụng phần mềm AMOS
Bảng 4.15: Phân tích tác động gián tiếp
Giả thuyết Kết quả H6: Nguồn lực vô hình (IR) có tác động gián tiếp cùng chiều đến BP thông qua trung gian của năng lực đổi mới (IC)
- H6.1: Năng lực công nghệ (TC) có tác động gián tiếp tích cực vào BP thông qua trung gian năng lực đổi mới (IC)
- H6.2: Danh tiếng doanh nghiệp (CR) có tác động gián tiếp tích cực vào
BP thông qua trung gian năng lực đổi mới (IC)
- H6.3: Vốn nhân lực (HC) có tác động gián tiếp tích cực vào BP thông qua trung gian năng lực đổi mới (IC)
- H6.4: Vốn cấu trúc (SC) có tác động gián tiếp tích cực vào BP thông qua trung gian năng lực đổi mới (IC)
- H6.5: Vốn quan hệ (RC) có tác động gián tiếp tích cực vào BP thông qua trung gian năng lực đổi mới (IC)
- H6.6: Năng lực thích nghi (ADAPT) có tác động gián tiếp tích cực vào
BP thông qua trung gian năng lực đổi mới (IC)
H7: Năng lực động (DC) có tác động gián tiếp cùng chiều đến kết quả kinh doanh (BP) thông qua trung gian của năng lực đổi mới (IC)
- H7.1: Định hướng thị trường (MO) có tác động gián tiếp tích cực vào BP thông qua trung gian của năng lực đổi mới (IC)
- H7.2: Quản trị quan hệ khách hàng (CRM) có tác động gián tiếp tích cực vào BP thông qua trung gian của năng lực đổi mới (IC)
- H7.3: Quản trị tri thức (KM) có tác động gián tiếp tích cực vào BP thông qua trung gian của năng lực đổi mới (IC)
(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)
Bảng 4.16: Bảng số liệu phân tích tác động gián tiếp
Giá trị P Kết luận Dưới trên
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Bảng 4.17: Tổng hợp tác động trực tiếp và gián tiếp
Quan hệ Tác động trực tiếp
Khoảng tin cậy Giá trị P Kết luận
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Bảng 4.17 trình bày kết quả kiểm định các giả thuyết H6, H7 (tác động trung gian) trong mô hình lý thuyết
Bảng 4.18: Bảng tổng hợp giả thuyết kết quả nghiên cứu
Giả thuyết Hướng tác động Kết quả
H1 Nguồn lực vô hình (IR) có tác động cùng chiều đến BP Chấp nhận
H2 Nguồn lực vô hình (IR) có tác động cùng chiều đến IC Chấp nhận
H3 Năng lực động (DC) tác động cùng chiều đến BP Chấp nhận
H4 Năng lực động (DC) tác động cùng chiều đến IC Chấp nhận
H5 Năng lực đổi mới (IC) có tác động cùng chiều đến BP Chấp nhận
H6 Nguồn lực vô hình (IR) có tác động gián tiếp cùng chiều đến BP thông qua vai trò trung gian của năng lực đổi mới (IC)
H7 Năng lực động (DC) có tác động gián tiếp cùng chiều đến BP thông qua vai trò trung gian của năng lực đổi mới (IC)
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Kết quả chấp nhận 7 giả thuyết (bảng 4.18) Trong đó có giả thuyết H6 và H7 là tác động gián tiếp, còn H1, H2, H3, H4, H5 là tác động trực tiếp.
PHÂN TÍCH CẤU TRÚC ĐA NHÓM
4.9.1 Kiểm định sự khác biệt theo loại hình công ty
Qua dữ liệu khảo sát loại hình công ty được chia thành 2 nhóm: Công ty TNHH và JSC Phân nhóm nhằm xem xét sự khác biệt giữa những loại hình công ty Để đo lường sự khác biệt, cần thoả mãn những điều kiện: phải có cỡ mẫu mỗi nhóm đủ lớn để được xem như tiệm cận với phân phối chuẩn Qua kiểm tra thông tin cho thấy phần lớn công ty trong ngành du lịch hiện nay đa phần là công ty TNHH và phần còn lại là JSC, còn lại là những công ty nhỏ hoặc dịch vụ du lịch, tuy nhiên sau dịch Covid 19 nhiều doanh nghiệp/công ty đã chuyển đổi ngành, nhiều công ty phá sản hoặc tạm dừng vì vậy tác giả chỉ có thể tiếp cận được công ty TNHH và JSC Do đó, nghiên cứu chỉ thực hiện so sánh sự khác biệt với 2 loại hình công ty còn lại đó là công ty TNHH và JSC Loại hình công ty khác nhau có thể dẫn đến BP khác nhau giữa hai loại hình công ty
Kết quả SEM mô hình bất biến của những công ty du lịch theo loại hình công ty là: GFI= 0,824; TLI= 0,933; CFI= 0,937; RMSEA= 0,031; Chi-square= 2572,921; df 1699; Chi-square/df= 1,514
Kết quả SEM mô hình khả biến của các công ty du lịch theo loại hình công ty là: GFI= 0,829; TLI= 0,940; CFI= 0,944; RMSEA= 1694; Chi-square= 2476,254; df 1694; Chi-square/df=1,462
Bảng 4.19 tổng hợp kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm theo loại hình công ty Bảng 4.19: Phân tích cấu trúc đa nhóm theo loại hình công ty
STT Mô hình Chi-square df
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Sau cùng đo lường sự khác biệt những chỉ tiêu giữa mô hình khả biến và bất biến từng phần cho thấy sự khác biệt giữa 2 mô hình có ý nghĩa thống kê (P-value 0,000000 < 0,05) Do đó, chọn mô hình khả biến
Bảng 4.20 trình bày kết quả sự khác biệt về mối tác động các biến trong mô hình giữa các công ty có loại hình khác nhau
Bảng 4.20: Kết quả hồi quy chuẩn hóa loại hình công ty
Tác động Công ty TNHH Công ty cổ phần
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Ghi chú: S.R.W (trọng số hồi quy chuẩn hoá)
Kết quả phân tích bảng 4.19 cho thấy đối với nhóm công ty TNHH, các thành phần như nguồn lực vô hình, năng lực động và năng lực đổi mới có ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Trong khi đó, đối với nhóm công ty cổ phần, nguồn lực vô hình và năng lực đổi mới ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Tỉ lệ xác định R2 của năng lực đổi mới ở nhóm công ty cổ phần (0,351) cao hơn so với nhóm công ty TNHH (0,090), tương tự, tỉ lệ xác định R2 của kết quả kinh doanh ở nhóm công ty cổ phần (0.708) cũng cao hơn so với nhóm công ty TNHH (0,175).
4.9.2 Kiểm định sự khác biệt về thời gian thành lập công ty
Thời gian thành lập công ty giữa những công ty du lịch ở TPHCM có thể dẫn tới sự khác biệt về đánh giá tác động của IR và năng lực động đến IC và BP Trong nghiên cứu này theo thời gian thành lập công ty được phân thành: công ty hoạt động dưới 5 năm và từ 5 năm trở lên
Kết quả SEM mô hình bất biến của các công ty du lịch theo thời gian thành lập là: GFI= 0,840; TLI= 0,942; CFI= 0,946; RMSEA= 0,028; Chi-square= 2413,582; df1699; Chi-square/df= 1,421
Kết quả SEM mô hình khả biến của các công ty du lịch theo thời gian thành lập là: GFI= 0,840; TLI= 0,942; CFI= 0,946; RMSEA= 0,028; Chi-square= 2406,611; df 1694; Chi-square/df= 1,421
Bảng 4.21: Phân tích cấu trúc đa nhóm theo thời gian thành lập công ty
STT Mô hình Chi-square df
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Sau cùng đánh giá sự khác biệt các chỉ tiêu giữa mô hình khả biến và bất biến từng phần cho thấy sự khác biệt giữa hai mô hình không có ý nghĩa (P-value = 0,2228
> 0.05) Do đó chọn mô hình bất biến
4.9.3 Kiểm định sự khác biệt về quy mô công ty
Quy mô công ty khác nhau giữa những công ty du lịch tại TPHCM có thể dẫn tới sự khác biệt về đánh giá tác động của nguồn lực vô hình và năng lực động đến IC và BP Trong luận án này theo quy mô công ty, dữ liệu khảo sát được chia gồm: công ty dưới 10 người và công ty từ 10 người trở lên
Kết quả SEM mô hình bất biến của các công ty du lịch theo quy mô công ty là: GFI= 0,839; TLI= 0,941; CFI= 0,945; RMSEA= 0,029; Chi-square= 2445,765; df 1699; Chi-square/df= 1,440
Kết quả SEM mô hình khả biến của các công ty du lịch theo quy mô công ty là: GFI= 0,841; TLI= 0,942; CFI= 0,945; RMSEA= 0,029; Chi-square= 2431,255; df 1694; Chi-square/df= 1,435
Kết quả phân tích cấu trúc đa nhóm theo quy mô công ty được mô tả Bảng 4.22 Bảng 4.22: Phân tích cấu trúc đa nhóm theo quy mô công ty
STT Mô hình Chi-square df
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023)
Sau cùng đánh giá sự khác biệt các chỉ tiêu giữa mô hình khả biến và bất biến từng phần cho thấy sự khác biệt giữa 2 mô hình có ý nghĩa (P-value = 0,0127 < 0,05)
Do đó chọn mô hình khả biến
Bảng 4.23 trình bày kết quả sự khác biệt về mối tác động các biến trong mô hình giữa quy mô DN thể hiện
Bảng 4.23: Kết quả hồi qui chuẩn hóa quy mô công ty
Tác động Dưới 10 nhân viên Từ 10 nhân viên trở lên
(Nguồn: Tác giả phân tích và tổng hợp, 2023) Ghi chú: S.R.W (trọng số hồi quy chuẩn hoá)
Kết quả phân tích cho thấy đối với nhóm dưới 10 nhân viên, nguồn lực vô hình (IR), năng lực động (DC) và năng lực đổi mới (IC) có tác động đến năng lực cạnh tranh (BP) Đối với nhóm từ 10 nhân viên trở lên, IR, DC và IC có tác động đến IC, trong đó IR còn tác động trực tiếp đến BP Năng lực đổi mới (IC) cũng có tác động đến BP Hệ số xác định (R2) của IC trong nhóm dưới 10 nhân viên thấp hơn so với IC trong nhóm từ 10 nhân viên trở lên.
R 2 của năng lực đổi mới (IC) đạt được là 0,195 Tương tự đối với nhóm dưới 10 nhân viên thì R 2 của BP = 0,253 thấp hơn so với nhóm từ 10 nhân viên trở lên với R 2 đạt được là 0,467.
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.10.1 Thảo luận mô hình đo lường
Luận án này của tác giả căn cứ theo những nghiên cứu trước, kiểm định lại tại các DN du lịch lữ hành và hiệu chỉnh cho thích hợp tại Việt Nam Trong mô hình có bốn khái niệm, thì có hai khái niệm bậc 2 đó là khái niệm IR gồm sáu nhân tố (năng lực công nghệ; danh tiếng doanh nghiệp; vốn nhân lực; vốn cấu trúc; vốn quan hệ; năng lực thích nghi) Khái niệm DC gồm ba nhân tố (định hướng thị trường; quản trị quan hệ khách hàng; quản trị tri thức) Bên cạnh đó, khái niệm đơn hướng đó là IC và
BP Tổng cộng tất cả có 43 biến quan sát
4.10.2 Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.10.2.1 Sự ảnh hưởng cùng chiều tích cực của nguồn lực vô hình vào kết quả kinh doanh
Kết quả rõ ràng IR (năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi) có ảnh hưởng thuận chiều vào BP của các DN du lịch với hệ số là 0,249 (P_value = 0,000 < 0,05) Vì vậy, giả thuyết H1 được chấp nhận Điều này cho thấy IR (năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi) có ảnh hưởng cùng chiều trực tiếp vào BP của các DN du lịch và có ý nghĩa thống kê Kết quả cho thấy sự phù hợp với bối cảnh thực tế và lý thuyết, được sự đồng thuận cao với những nghiên cứu trước là: năng lực công nghệ (Juárez & Vergara, 2021; Chandran & Rasiah, 2013); danh tiếng doanh nghiệp (Bahta & cộng sự, 2020); vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ (Asiaei & Jusoh, 2015); năng lực thích nghi (Nguyễn Phúc Nguyên & Hoàng Anh Viện, 2021; Clarke & cộng sự, 2015; Wiwoho & cộng sự, 2020)
Trái ngược nghiên cứu này của tác giả, Juárez & Vergara (2021) đã chứng minh rằng năng lực công nghệ không có tác động vào BP
4.10.2.2 Sự ảnh hưởng cùng chiều tích cực của nguồn lực vô hình vào năng lực đổi mới
Kết quả cũng cung cấp bằng chứng IR (năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi) có ảnh hưởng thuận chiều vào IC của các DN du lịch với hệ số là 0,228 (P_value = 0,000 < 0,05) Vì vậy, chấp nhận giả thuyết H2 Điều này cho thấy IR (năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi) có ảnh hưởng trực tiếp cùng chiều vào IC của các DN du lịch và có ý nghĩa thống kê Kết quả cho thấy sự phù hợp với bối cảnh lý thuyết và thực tế, được sự đồng thuận cao với các nghiờn cứu trước là: năng lực cụng nghệ (Juỏrez & Vergara, 2021; Gửkmen & Hamşioǧlu, 2011); danh tiếng doanh nghiệp (Ou & Hsu, 2013); vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ (Khan & cộng sự, 2019; Liu & cộng sự, 2020); năng lực thích nghi (Ali & cộng sự, 2017)
4.10.2.3 Sự ảnh hưởng cùng chiều tích cực của năng lực động vào kết quả kinh doanh
Kết quả rõ ràng rằng DC (quản trị tri thức, định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng) có ảnh hưởng thuận chiều vào BP của các DN du lịch với hệ số là 0,432 (P_value = 0,000 < 0,05) Vì vậy, chấp nhận giả thuyết H3 Điều này cho thấy
DC (định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị tri thức) có ảnh hưởng cùng chiều vào BP của các DN du lịch và có ý nghĩa Kết quả cho thấy sự phù hợp với bối cảnh thực tế và lý thuyết, được sự đồng thuận cao với những nghiên cứu trước là: định hướng thị trường (Nguyễn Phúc Nguyên, & Hoàng Anh Viện, 2021; Bamfo & Kraa, 2019); quản trị quan hệ khách hàng (Mohammad & cộng sự, 2013; Chen & Wu, 2014); quản trị tri thức (Ale, 2021; Aboelmaged, 2014)
Tuy nhiên, nghiên cứu của Pour & cộng sự (2018) đã chứng minh rằng quản trị mối quan hệ khách hàng không ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh của các doanh nghiệp dựa trên công nghệ tại Iran.
4.10.2.4 Sự ảnh hưởng cùng chiều tích cực của năng lực động vào năng lực đổi mới
Kết quả nghiên cứu cho thấy DC (định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị tri thức) có ảnh hưởng thuận chiều vào BP của các DN du lịch với hệ số là 0,554 (P_value = 0,000 < 0,05) Vì vậy, chấp nhận giả thuyết H4 Điều này cho thấy
DC (quản trị tri thức, định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng) có tác động trực tiếp vào IC của các DN du lịch và có ý nghĩa thống kê Kết quả cho thấy sự phù hợp với bối cảnh thực tế và lý thuyết, có sự phù hợp cao với các nghiên cứu trước là: định hướng thị trường (Huhtala & cộng sự, 2014; Keskin, 2006); quản trị quan hệ khách hàng (Hu & cộng sự, 2015; Pour & cộng sự, 2018); quản trị tri thức (Jiménez & cộng sự, 2021)
4.10.2.5 Sự ảnh hưởng cùng chiều tích cực của năng lực đổi mới vào kết quả kinh doanh
Kết quả cung cấp bằng chứng rằng IC có tác động thuận chiều vào BP của những DN du lịch với hệ số là 0,214 (P_value = 0,000 < 0,05) Vì vậy, chấp nhận giả thuyết H5 Điều này cho thấy IC có tác động cùng chiều vào BP của các DN du lịch và có ý nghĩa Kết quả cho thấy sự phù hợp với bối cảnh thực tế và lý thuyết, có sự phù hợp cao với các nghiên cứu trước (Bahta & cộng sự, 2020; Byukusenge & cộng sự, 2021)
Tuy nhiên mối liên hệ giữa đổi mới và BP trong các DN vừa và nhỏ có nhiều kết quả khác nhau (Bahta & cộng sự, 2020)
4.10.2.6 Sự ảnh hưởng gián tiếp của nguồn lực vô hình vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới
Kết quả rõ ràng rằng IR (năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi) có ảnh hưởng gián tiếp thuận chiều vào BP của các DN du lịch qua trung gian IC với hệ số là 0,037 (P_value 0,001 < 0,05) Vì vậy chấp nhận giả thuyết H6 Điều này cho thấy IR (năng lực công nghệ, danh tiếng doanh nghiệp, vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực thích nghi) có tác động gián tiếp vào BP thông qua trung gian IC của các DN du lịch và có ý nghĩa Kết quả cho thấy sự phù hợp với bối cảnh thực tế và lý thuyết, có sự phù hợp cao với các nghiên cứu trước là: năng lực công nghệ (Feranita & cộng sự, 2017); danh tiếng doanh nghiệp (Vargas, 2013); vốn nhân lực (Barkat & cộng sự, 2018; Yen, 2013); vốn cấu trúc (Aljuboori & cộng sự, 2022); vốn quan hệ (Barkat & cộng sự, 2018; Aljuboori & cộng sự, 2022); năng lực thích nghi (Savitri & cộng sự, 2021; Wiwoho & cộng sự, 2020) Bổ sung thêm, Savitri & cộng sự (2021) làm phong phú thêm các tài liệu hiện tại và giúp hiểu biết sâu sắc hơn về quan điểm dựa trên nguồn lực và sự tác động của quan điểm dựa vào nguồn lực đến BP và đổi mới đối với các DN vừa và nhỏ ở các khu vực ven biển ở Indonesia
Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Barkat & cộng sự (2018) cho thấy vốn cấu trúc không có ảnh hưởng gián tiếp vào BP thông qua trung gian IC
Tiếp đến, nghiên cứu của Aljuboori & cộng sự (2022) tại các DN sản xuất vừa và nhỏ ở Malaysia cho thấy vốn nhân lực không có ảnh hưởng gián tiếp vào BP thông qua trung gian IC
4.10.2.7 Sự ảnh hưởng gián tiếp của năng lực động vào kết quả kinh doanh qua trung gian năng lực đổi mới
Kết quả rõ ràng rằng DC (quản trị tri thức, định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng) có tác động gián tiếp thuận chiều vào BP thông qua trung gian IC của các DN du lịch với hệ số tác động là 0,091 (P_value = 0,001 < 0,05) Vì vậy chấp nhận giả thuyết H7 Điều này cho thấy DC (định hướng thị trường, quản trị quan hệ khách hàng, quản trị tri thức) có ảnh hưởng gián tiếp thuận chiều vào BP thông qua trung gian IC của các DN du lịch và có ý nghĩa Kết quả cho thấy sự phù hợp với bối cảnh thực tế và lý thuyết, có sự phù hợp cao với các nghiên cứu trước là: định hướng thị trường (Huhtala & cộng sự, 2014; Mahmoud & cộng sự, 2016); quản trị quan hệ khách hàng (Battor & Battor, 2010; Frimpong & cộng sự, 2022); quản trị tri thức (Byukusenge & Munene, 2017; Deni & cộng sự, 2020)
Sự khác biệt chính giữa nghiên cứu của tác giả với các nghiên cứu trước về tác động của IR và năng lực động vào BP nằm ở cách tiếp cận của tác giả Trong khi các nghiên cứu trước tập trung vào mối quan hệ trực tiếp giữa các biến, tác giả đã áp dụng phương pháp phức hợp hơn, xem xét vai trò trung gian của các cơ chế nhận thức và động lực trong mối quan hệ giữa IR và năng lực động Điều này cho phép tác giả khám phá các tác động tinh tế và đa chiều hơn của IR đối với năng lực động.
Qua tổng quan cho thấy rõ tất cả các nhân tố vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ, năng lực công nghệ, năng lực thích nghi, danh tiếng doanh nghiệp đều thuộc thành phần nguồn lực và là IR; cụ thể tác giả Asare & cộng sự (2020) cho rằng vốn nhân lực, vốn cấu trúc, vốn quan hệ là IR; song song đó, sự thích nghi và công nghệ cũng được xem là IR (Wojciechowska, 2016; Liu & cộng sự, 2019) và danh tiếng doanh nghiệp cũng được xem là IR (Bahta & cộng sự, 2020); bên cạnh đó nội dung lý thuyết trên cũng cho thấy IR có tác động đến BP nhưng phần lớn đều là nghiên cứu riêng biệt chỉ sử dụng một vài nhân tố thuộc nguồn lực tác động trực tiếp và gián tiếp vào BP qua trung gian IC nhưng những mô hình đó chỉ kiểm định mô hình SEM bậc 1 về tác động trực tiếp và gián tiếp của IR vào kết quả kinh doanh qua trung gian IC nhưng những nghiên cứu tích hợp cùng lúc nhiều nhân tố thuộc IR vào cùng nhau thì còn quá ít các nghiên cứu được thực hiện trong và ngoài nước; vì vậy còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu, do đó nghiên cứu này của tác giả nhằm lắp đi khoảng trống nghiên cứu bằng mô hình SEM bậc 2; cụ thể tích hợp cùng lúc sáu nhân tố thuộc IR để tăng tính giải thích
Bên cạnh đó qua tổng quan những nghiên cứu trước cho thấy các nhân tố thuộc
DC cũng được sử dụng để kiểm định tác động trực tiếp và gián tiếp vào BP qua trung gian IC nhưng phần lớn tất cả chỉ là nghiên cứu mô hình SEM bậc 1; chưa tích hợp cùng lúc nhiều thành phần DC để tăng tính giải thích thì quá ít nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, vì vậy còn tồn tại khoảng trống nghiên cứu Do đó, nghiên cứu của tác giả lắp đi khoảng trống nghiên cứu này và nghiên cứu của tác giả dùng mô hình SEM bậc 2 với ba nhân tố thuộc năng lực động