1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo kỹ năng mềm chủ đề tư duy tích cực và quản lí thời gian hiệu quả

44 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư duy tích cực và quản lí thời gian hiệu quả
Tác giả Hồ Đức Minh, Nguyễn Thế Hào, Nguyễn Thị Yến, Ngô Thanh Tú, Hồ Tiến Thành, Phạm Thị Thu Hường, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Oanh, Phạm Tiến Đạt, Đinh Ngọc Cầm
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thanh Thủy
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ năng mềm
Thể loại Báo cáo cuối kỳ học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 4,97 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. Tư duy tích cực (12)
    • 1.1 Bạn đã có tư duy tích cực chưa? (12)
      • 1.1.1 Dấu hiệu của người có tư duy tích cực (12)
    • 1.2 Tư duy tích cực là gì? (14)
      • 1.2.1 Khái niệm (14)
      • 1.2.2 Tầm quan trọng của tư duy tích cực (14)
      • 1.2.3 Công cụ duy trì trạng thái tích cực (15)
      • 1.2.4 Xây dựng một cuộc sống tích cực (17)
    • 1.3 Cơ sở khoa học (17)
      • 1.3.1 Về mặt sinh học (18)
      • 1.3.2 Về mặt tâm lý (18)
      • 1.3.3 Về mặt xã hội (0)
  • CHƯƠNG 2. Quản lý thời gian hiệu quả (20)
    • 2.1 Quản lý thời gian là gì? (20)
      • 2.1.1 Khái niệm (20)
      • 2.1.2 Tầm quan trọng của việc quản lý thời gian (0)
    • 2.2 Phương pháp quản lý thời gian (21)
      • 2.2.1 Bốn thế hệ quản lý thời gian (22)
      • 2.2.2 Mô hình quản lý thời gian 5A (23)
  • CHƯƠNG 3. KỂ LẠI QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM THÔNG QUA BTL 21 (27)
    • 3.1 Sự làm quen rồi bầu trưởng nhóm, thư ký, lựa chọn chủ đề (0)
    • 3.2 Sự phân công các công việc cho bài tập lớn (0)
    • 3.3 Các buổi họp / tranh luận / cãi vã của nhóm (nếu có) (0)
    • 3.4 Nội dung thông điệp mà Nhóm muốn truyền tải qua BTL (0)
    • 3.5 Những hình ảnh đẹp nhất của BTL mà nhóm đã thực hiện (0)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM KHI LÀM BTL (33)
    • 4.1 Kết quả Nhóm đạt được thông qua BTL (0)
    • 4.2 Trưởng nhóm & Thư ký đánh giá điểm số của các thành viên (0)

Nội dung

Theo nghĩa rộng, chính là thái độ sống – cái nhìn về cuộc đời và sự sống.- Tích cực là luôn thấy cái tốt đẹp ở mọi vấn đề, luôn biến cái xấu thành tốt bằng việc làmvà hành động.Từ phân t

Tư duy tích cực

Bạn đã có tư duy tích cực chưa?

1.1.1 Dấu hiệu của người có tư duy tích cực

Một người có tư duy tích cực là người sẵn sàng đối mặt với những thử thách, khó khăn trong cuộc sống với một cái nhìn lạc quan, không hề ngần ngại Không những thế, họ còn có sự tự tin và lòng tự trọng cao, luôn vui vẻ và nỗ lực xây dựng, duy trì những mối quan hệ tích cực trong cuộc sống.

Người có tư duy tích cực luôn tươi cười trong hầu hết hoàn cảnh

Không chỉ dừng lại ở đó, tư duy tích cực còn thể hiện ở cách các cá nhân suy nghĩ và tiếp cận vấn đề, dưới đây là một ví dụ minh hoạ:

Suy nghĩ tích cực và tiêu cực

Trên đây là một số biểu hiện của người có lối tư duy tích cực, ta sẽ làm rõ thêm về khái niệm cũng như cách rèn luyện ở phần tiếp theo.

Tư duy tích cực là gì?

Trước tiên, hãy phân tích:

- Tư duy theo nghĩa hẹp là suy nghĩ – hoạt động của não bộ Theo nghĩa rộng, chính là thái độ sống – cái nhìn về cuộc đời và sự sống.

- Tích cực là luôn thấy cái tốt đẹp ở mọi vấn đề, luôn biến cái xấu thành tốt bằng việc làm và hành động.

Từ phân tích trên, ta có thể rút ra “Tư duy tích cực là loại hình tư duy nhìn về chúng ta – về mọi người – về thế giới xung quanh với một màu sắc tích cực, đầy tình yêu, đầy lòng nhân ái, đầy ý thức hướng thiện, năng động, cải tiến làm cho tâm ta, tâm mọi người và thế giới của ta luôn thêm trong sáng và hạnh phúc”.

1.2.2 Tầm quan trọng của tư duy tích cực

Tư duy tích cực đem đến cho ta lợi ích về nhiều mặt trong cuộc sống, điển hình là:

- Về mặt sức khoẻ: tăng tuổi thọ; giảm tỷ lệ trầm cảm; khả năng chống lại bệnh tật tốt hơn; sức mạnh tinh thần và thể chất được nâng cao…

- Về mặt đời sống, xã hội: có khả năng đối phó trong môi trường; điều kiện căng thẳng; các mối quan hệ xung quanh trở nên bền vũng; giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả, giúp tiết kiệm thời gian đi đến thành công…

Tư duy tích cực đem lại nhiều lợi ích

1.2.3 Công cụ duy trì trạng thái tích cực

Có 5 công cụ để duy trì trạng thái tích cực:

Là công cụ quan trọng vì suy nghĩ là hạt giống, và hạt giống này sẽ được gieo và nảy mầm Nó quyết định các thói quen, hành vi, suy nghĩ của chúng ta trong cuộc sống.

Dựa theo một nghiên cứu ở Anh Quốc, trong suốt cuộc đời, chúng ta đã dành trung bình 80% thời gian (hoặc hơn thế) để nghĩ và nói về những điều không thể kiểm soát hoặc không thể thay đổi.

Sau đây các bước để bắt đầu kiểm soát suy nghĩ cá nhân:

- Bước 1: Nhìn thẳng vào tình huống

- Bước 2: Nhận ra những gì ta có thể kiểm soát và viết vào một cột

- Bước 3: Nhận ra những gì ta không thể kiểm soát và viết vào một cột khác

- Bước 4: Tập trung thời gian và năng lượng vào những gì ta có thể kiểm soát

- Bước 5: Chấp nhận và trau dồi những kĩ năng để ta có thể chủ động ứng phó với những gì ta không thể kiểm soát

Cần phải kiểm soát suy nghĩ của bản thân

HÌnh dung là một phương pháp rất mạnh mẽ - khi hình dung về lời khẳng định, chúng ta đang lặp lại và bắt đầu cảm thấy nó hiện hữu thật sự bên trong bản thân mình

Tiếng nói bên trong (TNBT) có thể là bạn hoặc là thù Tiếng nói bên trong hình thành qua thời gian nhận thức về bản thân quyết định mức độ tự tin của cá nhân.

Sự thật: Những người thành đạt đều có tiếng nói nội tâm- điều này không những luôn cổ vũ họ mà còn chỉ cho họ thấy sai lầm là cơ hội để học hỏi.

Quy trình lắng nghe tiếng nói bên trong

*Xem khó khăn là bài học:

Chìa khoá quan trọng để duy trì cách nhìn tích cực là khả năng học hỏi từ những khó khăn, không để thất bại che mờ tương lai hoặc bào mòn lòng tự tin của ta.

Một ví dụ điển hình nhất chính là việc Thomas Edison đã phải thử nghiệm 2000 chất liệu khác nhau trong quá trình chế tạo bóng đèn

1.2.4 Xây dựng một cuộc sống tích cực

Trong cuộc sống của chúng ta, để xây dựng một thái độ sống tích cực cần phải rèn luyện các đức tính và phẩm chất sau: Quân bình; tránh đổ lỗi; chân thật; khiêm nhường; biết tha thứ; trung thực; kiên nhẫn Ngoài ra, ta cũng cần không ngừng nỗ lực học hỏi để dẫn đến sự tiến bộ, từ đó tạo ra niềm vui.

Cơ sở khoa học

Tư duy tích cực không phải là một khái niệm trừu tượng chỉ mang nặng tính lý thuyết mà nó còn dựa vào cơ sở khoa học để chứng minh.

Cơ chế hoạt động của bộ não: Năng lượng chạy từ thuỳ não (não bò sát) qua trung khu cảm xúc (não thú) và lên đến phần vỏ não trước (thuỳ trước của não người).

➨ Tư duy tích cực sẽ hoạt hoá các chức năng sinh lý khác nhau làm cho con người trở nên vui vẻ hơn, sảng khoái hơn, yêu đời, tự tin, sáng tuốt và dễ dàng thực hiện những hành vi tích cực, có lợi cho bản thân và cho mọi người.

Tư duy tích cực là một bộ phận của lòng tự tin, giúp cá nhân tự khám phá ra tất cả những tiềm năng vô tận ẩn chứa trong sâu thẳm mỗi con người

Ngoài ra, nội lực của bản thân ta sẽ là điều kiện cốt lõi để ta tự vượt lên chính mình, tự vượt qua mọi thử thách, tự khẳng định ➨ Thể hiện nhân cách tự chủ, độc lập.

Tư duy tích cực giúp khám phá não bộ

Tư duy tích cực là nguồn sáng tạo trong mỗi con người, là khả năng sáng tạo của mọi cá nhân Những thành viên có tư duy tích cực sẽ lan toả ra một môi trường lành mạnh, một xã hội đầy tính nhân văn.

Tư duy tích cực trong xã hội

Quản lý thời gian hiệu quả

Quản lý thời gian là gì?

Quản lý thời gian là quá trình kế hoạch và thực hành việc kiểm soát một cách có ý thức một đơn vị thời gian dùng trong một hoặc một chuỗi các hoạt động cụ thể, để tăng tính hiệu quả, hiệu suất hay năng suất Kỹ năng quản lý thời gian là kỹ năng sử dụng và kiểm soát tốt thời gian, giúp phân bổ thời gian thực hiện các công việc trở nên hợp lý và hoàn thiện hơn.

Kỹ năng quản lý thời gian càng tốt, quỹ thời gian bạn sử dụng càng hiệu quả Sự hiệu quả của việc quản lý thời gian được đánh giá dựa trên kết quả hoàn thành, không dựa trên thời gian làm nhanh hay chậm.

Kỹ năng quản lý thời gian

2.2.2 Tầm quan trọng của việc quản lý thời gian

Quản lý thời gian trong công việc là vô cùng quan trọng, nó có thể đem đến những lợi ích sau:

- Giúp nâng cao năng suất làm việc

- Giảm bớt áp lực và căng thẳng

- Có thêm thời gian để làm những việc yêu thích

- Hạn chế thói quen xấu

- Không mất quá nhiều công sức

Biết cách quản lý thời gian sẽ giúp bạn sắp xếp các kế hoạch và nhiệm vụ hàng ngày dựa vào mức độ quan trọng

Phương pháp quản lý thời gian

Để quản lý thời gian hiệu quả cần phải có phương pháp EISENHOWER đã giới thiệu ma trận quản trị thời gian để giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn trong việc sắp xếp kế hoạch của mình.

Ma trận quả lý thời gian EISENHOWER

2.2.1 Bốn thế hệ quản lý thời gian

*Thế hệ thứ 1: Các mảnh giấy ghi chú hay các bảng liệt kê công việc

- Ưu điểm: Có thể ghi chú các công việc cần thực hiện và kiểm tra, đối chiếu các việc đã làm.

- Nhược điểm: Chưa nêu ra được thứ tự ưu tiên, chưa chỉ ra mối liên hệ với các giá trị và mục tiêu.

*Thế hệ thứ 2: Lịch công tác và sổ ghi chép các cuộc hẹn

- Ưu điểm: Có thể lập kế hoạch và lịch trình từ trước.

- Nhược điểm: Không có sự ưu tiên hay mối liên hệ với các giá trị và mục tiêu sâu xa.

*Thệ hệ thứ 3: Xác định các thứ tự ưu tiên, giá trị của mọi hoạt động

- Ưu điểm: Có thể làm rõ các giá trị và đặt ra các mục tiêu, đồng thời lập kế hoạch hàng ngày, chọn thứ tự ưu tiên cho các hoạt động.

- Nhược điểm: Hạn chế tầm nhìn Ngoài ra ta chỉ đang xác lập thứ tự chứ không phải là tầm quan trọng của các hoạt động.

*Thế hệ thứ 4: Lấy nguyên tắc làm trọng tâm và quản lý bản thân

- Mục tiêu: Quản lý cuộc sống một cách hiệu quả

- Bao gồm 6 tiêu chí tổ chức hoạt động thuộc phần tư thứ II:

+ Tập trung vào Phần thứ II

2.2.2 Mô hình quản lý thời gian 5A

*Awareness: Nhận biết Để quản lý thời gian hiệu quả, chúng ta cần:

- Hiểu bản thân: ưu điểm, nhược điểm, tính cách, quan điểm…

- Hiểu công việc: mục đích của công việc, vai trò của bản thân, trách nhiệm trong công việc

Hiểu được bản thân và công việc sẽ giúp xác định được đúng đắn mục tiêu Mục tiêu có thể xác định theo nguyên tắc SMART:

+ Relevant: Thích hợp, liên quan

Mô hình quản lý thời gian 5A

Cần ghi lại nhật ký thời gian theo mẫu sau:

NHẬT KÝ THỜI GIAN Thứ…ngày…tháng…năm

Thời gian Nội dung công việc Thời lượng Kết quả

Việc phân tích cách phân bổ và sử dụng thời gian là giải pháp tốt nhất để biết bản thân đã lãng phí thời gian vào việc gì để phân bổ lại cho hợp lý Cần ghi lại nhật ký thời gian trong vòng ít nhất 3 ngày Sau khi đã lập nhật ký thời gian, ta có thể tiến hành phân tích theo các bước sau:

+ Bước 1: Phân loại công việc theo tính quan trọng – khẩn cấp

Bảng tỷ lệ phân bổ thời gian hợp lý của EISENHOWER

Khẩn cấp Không khẩn cấp

+ Bước 2: Nhận định cách phân bổ thời gian cho từng công việc

• Bạn đã dành thời gian nhiều nhất cho nhóm công việc nào?

• Bạn đã dành bao nhiêu thời gian cho những công việc quan trọng?

• Bao nhiêu thời gian bị “đánh cắp” cho những việc không phải của bạn hoặc không thực sự cần đến sự có mặt của bạn?

Kết quả phân tích nhật ký thời gian sẽ là cơ sở cho bạn phân bổ thời gian hợp lý cho các kế hoạch sau này.

*ATTACK: Kẻ cắp thời gian

- Do tác động bên ngoài: điện thoại, mạng xã hội, tụ họp…

- Do bản thân: bừa bộn, do dự, không biết nói “không”…

*ASSIGN: Lập thứ tự ưu tiên

Cần ưu tiên theo mô hình của EISENHOWER

Bảng thứ tự ưu tiên

Khẩn cấp Không khẩn cấp

- Bản kế hoạch phải ghi rõ việc cần làm và thời điểm thực hiện các công việc

- Có thể lập kế hoạch theo năm, theo tuần và theo ngày

KỂ LẠI QUÁ TRÌNH LÀM VIỆC NHÓM THÔNG QUA BTL 21

Những hình ảnh đẹp nhất của BTL mà nhóm đã thực hiện

KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM KHI LÀM BTL o Kết quả làm việc nhóm đã đạt được: https://www.youtube.com/watch? v=mE6mu4-TYCg o Ý nghĩa của sản phẩm BTL:

Nhóm 9 muốn truyền tải tới cô và các bạn trong lớp tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và tổ chức thời gian hợp lý để đối phó với áp lực học tập. Bằng cách xác định rõ mục tiêu, ưu tiên những nhiệm vụ quan trọng và sử dụng công cụ hỗ trợ như lịch trình hàng ngày, sinh viên có thể giảm bớt sự căng thẳng và hoàn thành công việc một cách hiệu quả hơn Đồng thời, việc duy trì một tư duy tích cực đóng vai trò quan trọng trong việc vượt qua stress Khi gặp khó khăn, thay vì lo lắng và tự trách mình, sinh viên nên tập trung vào những điều tích cực, tự thưởng cho những thành tựu nhỏ và tìm cách giải quyết vấn đề một cách lạc quan Những chiến lược này không chỉ giúp cải thiện hiệu suất học tập mà còn góp phần tạo ra một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn. o ĐÁNH GIÁ THEO NHÓM:

BẢNG 4.1 – Trưởng nhóm & Thư ký đánh giá thái độ / trách nhiệm đối với BTL của 9 thành viên còn lại và cả bản thân mình

Nhóm trưởng: Hồ Đức Minh

Thư ký: Ngô Thanh Tú

MSSV Họ tên thành viên

Thái độ / Trách nhiệm đối với BTL

Số bài Quiz chưa làm Điểm BTL

KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ NHÓM KHI LÀM BTL

Ngày đăng: 18/06/2024, 09:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1- Nói KHÔNG với COPY các báo cáo có sẵn (từ các khóa trước) Khác
2- Chọn cỡ chữ, kiểu chữ thống nhất cho toàn báo cáo; Thống nhất giãn dòng 1.5 cho toàn báo cáo; Căn chỉnh THẲNG HÀNG hai bên lề trái phải Khác
3- Rà soát kĩ càng, check chéo để đảm bảo không có lỗi chính tả, lỗi lặt vặt Khác
4- Báo cáo này chiếm 50% điểm CK nên hãy công bằng / khách quan khi phân chia công việc Khác
5- Trách nhiệm, sáng tạo, trung thực, chân thành và tôn trọng khi làm báo cáo Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

HÌnh dung là một phương pháp rất mạnh mẽ - khi hình dung về lời khẳng định, chúng ta  đang lặp lại và bắt đầu cảm thấy nó hiện hữu thật sự bên trong bản thân mình - báo cáo kỹ năng mềm chủ đề tư duy tích cực và quản lí thời gian hiệu quả
nh dung là một phương pháp rất mạnh mẽ - khi hình dung về lời khẳng định, chúng ta đang lặp lại và bắt đầu cảm thấy nó hiện hữu thật sự bên trong bản thân mình (Trang 16)
Hình ảnh cả nhóm chụp cùng nhau trong ngày bảo vệ BTN2 (Minigame: Tìm điểm khác nhau giữa hai bức ảnh) - báo cáo kỹ năng mềm chủ đề tư duy tích cực và quản lí thời gian hiệu quả
nh ảnh cả nhóm chụp cùng nhau trong ngày bảo vệ BTN2 (Minigame: Tìm điểm khác nhau giữa hai bức ảnh) (Trang 32)
BẢNG 4.1 – Trưởng nhóm & Thư ký đánh giá thái độ / trách nhiệm đối với BTL - báo cáo kỹ năng mềm chủ đề tư duy tích cực và quản lí thời gian hiệu quả
BẢNG 4.1 – Trưởng nhóm & Thư ký đánh giá thái độ / trách nhiệm đối với BTL (Trang 33)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w