1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cuối kỳ môn kỹ năng mềm chủ đề trọng tâm trong cuộc sống của sinh viên

48 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trọng Tâm Trong Cuộc Sống Của Sinh Viên
Tác giả Phạm Thanh Tùng, Lương Thị Uyên, Vũ Tuấn Tùng, Nguyễn Thị Tươi, Vương Quốc Tùng, Lê Thành Vinh, Nguyễn Công Tuấn Vinh, Nguyễn Hoàng Tùng, Ngô Văn Vũ
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Huyền, Phạm Thị Thanh Hải
Trường học Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ Năng Mềm
Thể loại Báo Cáo Cuối Kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 2,4 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ BÀI TẬP NHÓM (4)
  • PHẦN 2: MÔ TẢ NHÓM (8)
    • 1. Khái niệm nhóm (8)
    • 2. Vai trò và hiệu quả của nhóm (8)
    • 3. Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm (9)
    • 4. Nhận xét về mức độ nắm bắt bản thân và nhiệm vụ riêng (11)
    • 5. Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực nhóm (12)
    • 6. Các giai đoạn phát triển nhóm (14)
  • PHẦN 3: LẬP KẾ HOẠCH NHÓM (17)
    • 1.1 Khái niệm chức năng lập kế hoạch (17)
    • 1.2 Lập kế hoạch có thể được thực hiện chính tắc hoặc không chính tắc (18)
    • 1.3 Các thành phần chính của chức năng lập kế hoạch (18)
  • PHẦN 4: THỰC HIỆN (HỌP NHÓM) VÀ CÁC TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN KHI THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN (23)
    • 2.1 Tạo slide thuyết trình và trình bày trước lớp (23)
    • 2.2 Nhận xét và rút kinh nghiện trong nhóm (24)
    • 2.3 Làm báo cáo (24)
  • PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ (25)
    • 1.1. Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kĩ năng làm việc của mỗi cá nhân (26)
    • 1.2. Đánh giá các thành viên trong nhóm của từng cá nhân (27)

Nội dung

Cách tốt nhất để nhận diện trọng tâm của bạn đó chính là xem xét kĩ các nhân tố chi phối cuộc sống của bạn.VD: Hiện tại với sinh viên trọng tâm học tập tốt để ra trường có một công việc

NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHỦ ĐỀ BÀI TẬP NHÓM

Chủ đề nhóm lựa chọn: Trọng tâm cuộc sống của sinh viên

Ngay khi biết kế hoạch thực hiện bài thuyết trình và nộp báo cáo cuối kì, nhóm đã ngồi lại bàn với nhau để thực hiện công việc này một cách hiệu quả nhất Sau khi thảo luận với nhiều ý kiến đóng góp đầy tâm huyết của các thành viên trong nhóm và tham khảo những tài liệu mà nhóm sưu tầm được cũng như do giáo viên và hệ thống LMS cung cấp nhóm cũng đã phác họa ra được những bước đi đầu tiên trong chủ đề

“Trọng tâm cuộc sống của sinh viên”

Sau quá trình làm việc hăng say, nghiêm túc với không ít lần bất đồng quan điểm nhưng cũng không thiếu tiếng cười, nhóm 20 đã hoàn thành video bài tập Thông qua bài tập nhóm này và môn học này, nhóm đã thu được nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là mở rộng thêm mối quan hệ với những người bạn mới dưới mái trường Bách Khoa.

Sau đây là phần nội dung chính của chủ đề:

I/ Khái niệm trọng tâm cuộc sống

Trọng tâm của sống là cách bạn xác định trung tâm của cuộc đời mình Đó có thể là gia đình, sức khỏe, hạnh phúc, sự nghiệp, tôn giáo, tình bạn hay bất cứ điều gì mà bạn coi trọng và quan tâm nhất. Để xác định được trọng tâm của cuộc sống phù hợp ta cần xem xét sự tập trung thời gian sức lực của mình nên đặt vào đâu; chúng ta nên điều chỉnh nó dựa trên phạm vi của hai vòng tròn là : vòng tròn quan tâm và vòng tròn ảnh hưởng.

Vậy vòng tròn quan tâm và vòng tròn ảnh hưởng là gì?

- Vòng tròn quan tâm: những điều quan tâm, là thứ rất nhiều người tập trung vào và là thứ chúng ta gặp phải mỗi ngày, chúng ta quan tâm tới cuộc sống, gia đình, công việc hay mọi thứ diễn ra xung quanh Đa phần mọi người tập trung vào vòng quan tâm và vòng quan tâm của mỗi người đều rất lớn.

- Vòng tròn ảnh hưởng: là những thứ chúng ta có thể ảnh hưởng, tác động được vào để thay đổi mọi thứ theo ý muốn của mình Ví dụ như một người sinh viên có thể ảnh hưởng tới kết quả học tập của người ấy, phụ huynh có thể ảnh hưởng tới sự giáo dục con cái, vợ có thể ảnh hưởng tới quyết định của chồng Thế nhưng, thực tế rất ít người tập trung năng lượng vào vòng ảnh hưởng này.

II/ Điều kiện lựa chọn trọng tâm cuộc sống

- Thông thường trọng tâm cuộc sống của một người là sự kết hợp cùng một lúc các trọng tâm với nhau và luôn có một trọng tâm là chính: như sinh viên trọng tâm cuộc sống của họ có thể là học tập, bố mẹ, tài chính,

- Tuỳ theo hoàn cảnh bên ngoài hay bên trong một trọng tâm cụ thể nào đó có thể được kích hoạt cho đến khi nhu cầu cơ bản được thoả mãn Cách tốt nhất để nhận diện trọng tâm của bạn đó chính là xem xét kĩ các nhân tố chi phối cuộc sống của bạn

VD: Hiện tại với sinh viên trọng tâm học tập tốt để ra trường có một công việc ổn định, tương lai bớt mù mịt

- Điều lí tưởng tạo ra một trọng tâm rõ ràng để bạn có thể đạt được an toàn, định hướng, không ngoan và năng lực ở mức độ cao nhằm luôn giúp chủ động cũng nghư kết hợp hài hoà mợi mặt cuộc sống.

III/ Những trọng tâm trong cuộc sống của sinh viên

Trọng tâm trong cuộc sống sinh viên có thể khác nhau tùy thuộc vào cá nhân, chẳng hạn như mục tiêu, giá trị và ưu tiên Để hiểu rõ hơn về chủ đề này, Nhóm 20 đã tiến hành khảo sát với các sinh viên để tập hợp ý kiến và sẽ trình bày các kết quả trong bài nghiên cứu.

Học tập: Có kết quả cao nhất trong các ý kiến khảo sát(khoảng %), trọng tâm chính của sinh viên thường là học tập và đạt được thành tích học tập tốt Sinh viên cần đảm bảo rằng mình đáp ứng đầy đủ các yêu cầu học phần, tham gia vào quá trình học tập một cách chăm chỉ,nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự phát triển chuyên môn của mình.

Ngoài ra, còn có những sinh viên lựa chọn những trọng tâm cuộc sống khác như:

Phát triển cá nhân: Khoảng % quan tâm đến việc phát triển kỹ năng cá nhân và sự trưởng thành trong cuộc sống Đây có thể là việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, tư duy phản biện, lãnh đạo, hoặc tham gia vào các hoạt động xã hội để mở rộng mạng lưới quan hệ và trải nghiệm mới.

Chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp: Sinh viên đặt trọng tâm vào việc chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp Điều này bao gồm việc tìm hiểu về ngành nghề mình quan tâm, thực tập để có kinh nghiệm thực tế, xây dựng mạng lưới liên kết với các chuyên gia trong lĩnh vực mong muốn, hoặc nghiên cứu về các cơ hội việc làm và hướng đi nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Quản lý tài chính: Trong quá trình sinh sống và học tập, quản lý tài chính là một trọng tâm quan trọng Sinh viên cần học cách quản lý tiền bạc, tạo và tuân thủ ngân sách, và hiểu rõ về tài chính cá nhân để đảm bảo sự ổn định tài chính và tránh nợ nần dẫn đến những điều đáng tiếc không nên có.

Bố mẹ và gia đình: Sinh viên đặt trọng tâm vào bố mẹ và gia đình vì đó chính là động lực to lớn, là nơi động viên an ủi để họ có thể gặt hái thành công và đạt được những thành tựu trong cuộc sống

Sức khỏe và cân bằng cuộc sống: Sức khỏe và cân bằng cuộc sống cũng là một trọng tâm vô cùng quan trọng, vì theo họ, khi không có sức khỏe và cuộc sống mất cân bằng họ không thể làm được mọi thứ.

IV/ Sinh viên làm thế nào để thực hiện được trọng tâm cuộc sống?

MÔ TẢ NHÓM

Khái niệm nhóm

Nhóm là tập hợp những cá nhân thỏa mãn những yêu cầu bao gồm:

Có từ hai thành viên trở lên.

Cùng nhau làm việc chung trong khoảng thời gian nhất định.

Cùng chia sẻ hoặc thực hiện một nhiệm vụ hay một kế hoạch để đạt mục tiêu chung mà cả nhóm hướng tới.

Hoạt động theo những quy định chung trong nhóm.

Vai trò và hiệu quả của nhóm

Hoạt động nhóm có thể mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với những gì từng cá thể riêng lẻ tự hoạt động, vì khi đó hiệu quả có thể không cao hoặc thậm chí là không có hiệu quả.

“Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa thì đi nhiều người”, hoạt động nhóm cho phép những con người nhỏ lẻ vượt qua rào cản cá nhân, tuổi tác, thậm chí cả ngôn từ để tìm ra tiếng nói chung, cùng nhau hướng tới mục tiêu cao hơn Cùng với đó, khi cả nhóm cùng tiến lên sẽ dẫn tới sự phát triển của mỗi thành viên trong nhóm.

Mặt khác, không chỉ các thành viên của nhóm là được phát triển, dựa trên nền tảng là kinh nghiệm từ những nhóm được thành lập từ trước, những nhóm tiếp bước được thành lập để hoạt động trong cơ quan, tổ chức hay xã hội sẽ ngày càng phát triển về quy mô và có tổ chức hơn. Để một nhóm làm việc có hiệu quả, số thành viên trong quá trình hoạt động lí tưởng nhất sẽ trong khoảng từ 4 đến 15 người Nếu ít hơn thì lượng ý kiến đóng góp sẽ không được phong phú, bị bó hẹp theo số lượng thành viên Nếu nhiều hơn sẽ dễ gặp khó khăn trong quá trình quản lí nhóm, đồng thời việc đưa ra quyết định cuối cùng cũng không dễ dàng bởi tình trạng chín người mười ý

Dựa trên những đánh giá trên, nhóm Cầu Vồng chúng em may mắn có được 9 thành viên tài năng, mỗi người sở hữu một cá tính và sở trường riêng, đã đóng góp nhiệt tình để chung tay cùng hoàn thành bài thuyết trình một cách trọn vẹn và đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động.

Thuyết DISC phân tích tính cách các thành viên trong nhóm

Như đã được đề cập, một nhóm với số lượng lớn thành viên để có thể đi vào hoạt động một cách hiệu quả cần thiết phải chọn ra được một người lãnh đạo đủ khả năng dẫn dắt mọi người cùng phát triển Câu hỏi được đặt ra là ai sẽ là người được chọn khi mà các thành viên đến từ những trường khác nhau, tới với nhau mà gần như không biết gì về đối phương trước đó? Và nhóm Cầu Vồng đã tìm tới giải pháp sử dụng trắc nghiệm tính cách DISC Khi hoàn thành thì có thể chọn ra một người lãnh đạo nhóm, đồng thời cũng giúp mọi người hiểu nhau hơn để dễ dàng phân công công việc Những chữ cái D, I, S, C thế hiện 4 nhóm tính cách khác nhau theo thuyết DISC như sau:

D – Dominance (Phong cách chi phối, dẫn dắt): lãnh đạo, sáng tạo, giỏi giải quyết vấn đề, hướng đến kết quả, tự giác, tự đề cao, thiếu kiên nhẫn, thích kiểm soát, gây ấn tượng mạnh mẽ đầu tiên, biểu đạt nhanh chóng.

I – Influence (Phong cách ảnh hưởng): duyên dáng, tự tin, thuyết phục, nhiệt tình, đầy cảm hứng, lạc quan, có sức thuyết phục, bốc đồng, nhiều cảm xúc, thân thiện và hoạt bát.

Phong cách ổn định ôn hòa đề cao lòng tận tâm, sự lịch sự, ngoại giao, tiêu chuẩn cao, trưởng thành và kiên nhẫn Người có phong cách này thường nói năng chậm rãi, hành động có chủ ý, đi sâu vào chi tiết, tìm kiếm sự thật, chú ý hành động và dễ nghi ngờ Họ tuân theo các tiêu chuẩn cao và luôn hành động một cách chính xác.

C – Compliance (Phong cách tuân thủ, thực thi): hòa nhã, vô tư, giỏi lắng nghe, chân thành, ổn định, kiên nhẫn, thận trọng, thích đi đó đây, giọng điệu đều đều.

Tiếp theo đây là kết quả trắc nghiệm DISC của bạn Phạm Thanh Tùng được chọn là nhóm trưởng nhóm Cầu Vồng:

Nhận xét: Từ kết quả cho thấy bạn Phạm Thanh Tùng thuộc nhóm phong cách chi phối dẫn dắt và tuân thủ thực thi là chủ yếu Tựu trung lại, bạn khá phù hợp với vai trò lãnh đạo nhóm Tương tự với các thành viên còn lại, mỗi người đều được phân và nhóm phong cách riêng theo thuyết DISC, cụ thể:

D: Phạm Thanh Tùng, Ngô Văn Vũ

I: Lương Thị Uyên, Nguyễn Thị Tươi

S: Nguyễn Vũ Tùng, Nguyễn Hoàng Tùng, Nguyễn Công Tuấn Vinh

C: Lê Thành Vinh, Vũ Tuấn Tùng

Tổng kết: như tên gọi, nhóm Cầu Vồng có 9 thành viên với đầy đủ màu sắc và tính cách đa dạng, phân bố đồng đều ở 4 nhóm phong cách là một lợi thế của nhóm và nhóm đã tận dụng tối đa để hoàn thành nhiệm vụ một cách xứng đáng.

Nhận xét về mức độ nắm bắt bản thân và nhiệm vụ riêng

Hiểu rõ về bản thân và nhiệm vụ được giao đóng vai trò quan trọng trong làm việc nhóm Mỗi thành viên khi thấu hiểu bản thân và vai trò của mình trong tập thể sẽ giúp công việc được tiến hành trơn tru hơn Cũng như lời Bác Hồ dạy: "Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ… cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?" Để đạt được điều này, các yếu tố cần thiết sau cần được chú trọng:

- Về nắm bắt bản thân:

Cần làm rõ mục đích mà bản thân hướng tới, đồng thời nêu cao tính thực tiễn và khả thi của nó.

Cần tách bạch giữa mục đích cá nhân và mục đích công việc, giữ sự hài hòa, tránh xâm phạm lẫn nhau.

Cần xác định rõ điểm mạnh để phát huy và điểm yếu cần khắc phục. Thường xuyên trao đổi cùng các thành viên nhóm.

- Về nắm bắt nhiệm vụ:

Cần làm rõ mục đích của công việc được giao.

Cần xác định vai trò của bản thân trong thực hiện công việc.

Cần có trách nhiệm thực hiện việc được giao.

Chia công việc thành những phần nhỏ cụ thể.

*Áp dụng thực tế: nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc nắm bắt bản thân và nhiệm vụ cá nhân, mỗi thành viên nhóm Cầu Vồng luôn nghiêm túc trao đổi với nhau trong quá trình hoạt động, nhằm thu thập những nhận xét khách quan về bản thân và đồng thời cả những thành viên khác Thêm vào đó, nhờ ưu thế sở trường đa dạng cùng với tinh thần tích cực hợp tác, nhóm đã cùng nhau vượt qua những cuộc thảo luận căng thẳng, để cuối cùng cho ra được sản phẩm thuyết trình một cách trọn vẹn và hoàn mỹ nhất nhờ vào công sức mỗi thành viên cùng đóng góp, xây dựng.

Mô hình 5P quản trị nguồn nhân lực nhóm

Không ngoa khi nói nhóm trường nắm vai trò đầu tàu kéo cả nhóm đi lên, ngoài nắm được những kiến thức cơ bản về nhóm và hiểu thêm về khả năng cũng như tính cách của các thành viên trong nhóm, nhóm trường cũng cần phải biết về cách quản trị nhân lực trong nhóm Và để thực hiện tốt việc quản trị, nhóm đã thảo luận và thống nhất thực hiện quản trị nguồn nhân lực của nhóm theo mô hình 5P.

Tổng quan về mô hình 5P:

5P là mô hình tương đối toàn diện về cấu trúc và các thành phần của một chiến lược quản trị nguồn nhân lực do Schuler (1992) phát triển.

Theo Schuler, hệ thống chiến lược có 5 thành tố: triết lý quản trị nguồn nhân lực (Philosophy), chính sách nguồn nhân lực (Policies), chương trình (Programs), hoạt động/thông lệ (Practices) và quy trình quản trị nguồn nhân lực (Process)

Schuler cho rằng những nỗ lực nhằm thực hiện thành công chiến lược quản trị nguồn nhân lực cần bắt đầu từ việc xác định nhu cầu chiến lược và phân tích một cách có hệ thống những tác động của những nhu cầu đó đối với triết lý, chính sách, chương trình, hoạt động/thông lệ và các quy trình quản trị nguồn nhân lực.

Qua quá trình vận dụng mô hình 5P trong quản trị nguồn nhân lực nhóm, nhóm em có rút ra được một vài nhận xét, cụ thể:

Chiến lược nhóm gồm 3 giai đoạn: lên kế hoạch, thảo luận nội dung bài thuyết trình (giai đoạn 1), phân chia nhân lực, xây dựng nội dung (giai đoạn 2), và thuyết trình, báo cáo tổng kết (giai đoạn 3).

Các hoạt động quản trị nguồn nhân lực của nhóm:

Triết lí quản trị: nhóm Cầu Vồng luôn nhiệt huyết và năng động trong quá trình hoạt động nhóm, không ngần ngại chia sẻ về bản thân, dùng sự chân thành để đổi lấy tâm chân tình, với nguyện vọng sẽ cùng nhóm ngày một phát triển, đạt được những thành tích tốt trong tương lai, mà cụ thể là hoàn thành tốt học phần này hay xa hơn là chương trình học tập của bản thân Slogan của nhóm là “Hết minh vì đam mê tuổi trẻ” Chính sách quản trị: việc dẫn dắt một lượng lớn thành viên theo đúng quỹ đạo là tương đối khó khăn, cần phải có khả năng gắn kết cùng sự linh hoạt trong quá trình quản lí Chính sách mà nhóm hướng tới là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, ủng hộ việc đóng góp ý kiến cá nhân, đề cao tính sang tạo và khả thi trong từng nội dung.

Trong các buổi thảo luận, nhóm luôn minh bạch và công tâm đối với từng thành viên, không hề có ngoại lệ Hoạt động thưởng tốt phạt tệ là điều kiện tiên quyết để giữ cho nhóm được ổn định trong mọi hành động.

Các hoạt động quản trị: ngoài những giờ chính khóa, nhóm cũng thường có những có cơ hội gặp gỡ để nâng cao tinh thần đoàn kết nội bộ và giúp đỡ nhau trong học tập.

Các quy trình quản trị: mỗi hoạt động từ khi bắt đầu, nhóm luôn phân chia nhiệm vụ một cách rõ ràng, đảm bảo tính công bằng, đồng thời đốc thúc và đảm bảo công việc hoàn thành đúng tiến độ nhóm đã đề ra.

Các giai đoạn phát triển nhóm

Như chúng ta đã biết, vì một công việc hoặc thực hiện một nhiệm vụ nào đó mà một nhóm sẽ được thành lập Vào thời gian đầu có thể sẽ có những bỡ ngỡ, bất cập khiến hiệu quả công việc có thể chưa cao, nhưng qua thời gian, tình trạng đó sẽ dần ổn định và công việc cũng sẽ dần theo đúng quỹ đạo Như vậy, làm việc nhóm cũng cần trải qua những giai đoạn nhất định, nếu nắm rõ được những giai đoạn đó, trưởng nhóm có thể phân phối công việc để đạt tối đa hiệu quả và tối thiểu công sức Ở đây, làm việc nhóm có thể trải qua 5 giai đoạn, cụ thể bao gồm:

Forming (Thành lập): đây là giai đoạn ban đầu, và nó có thể mang tới cảm giác lạ lẫm cho các thành viên nhóm Ở giai đoạn này, công việc được giao sẽ phù hợp với khả năng mỗi người, bước đầu dẫn dắt mọi người phối hợp với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất Cũng trong giai đoạn này sẽ có khuynh hướng đưa ra rất nhiều câu hỏi, nhiệt tình, sôi động trong những công việc chung Trong giai đoạn này, nhóm trưởng sẽ nắm giữ vai trò:

Nắm bắt năng lực của nhóm để phân công nhiệm vụ hợp lý.

Tổ chức họp nhóm thường xuyên, xác dịnh hướng đi cụ thể.

Luôn điều hướng nhóm trong trạng thái khẩn trương, tránh dựa dẫm các thành viên khác.

Tạo môi trường công bằng, thoải mái giữa các thành viên trên tinh thần tự nguyện.

Hiểu rõ hoàn cảnh của các thành viên, qua đó thể hiện sự linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi thành viên tham gia các hoạt động nhóm Ở giai đoạn Storming (Bão tố), xung đột và bất hòa dễ xảy ra do sự va chạm quan điểm giữa các thành viên, dẫn đến hiệu quả làm việc trì trệ Cảm giác thất vọng về công việc hoặc các thành viên khác, mất đi động lực giải quyết vấn đề có thể xuất hiện Do đó, cần tránh kéo dài giai đoạn này Trong giai đoạn này, vai trò của nhóm trưởng rất quan trọng:

Giải quyết xung đột, làm rõ mục đích, những việc cần hoàn thành trong công việc.

Tập trung toàn bộ thành viên để định hướng lại cho nhóm.

Gợi lại quá trình nhóm cùng nhau hoàn thành làm động lực cho nhóm hoàn thành những công việc còn gặp khó khăn.

Norming (Chuẩn hóa): khi đã có sự trao đổi và thống nhất rõ ràng, các thành viên sẽ hiểu và tin tưởng lẫn nhau hơn, tạo sự đoàn kết trong nhóm Đây là giai đoạn quan trọng, là cơ sở để hoàn thành công việc nhóm được giao Ở đây, nhóm trưởng có vai trò:

Thúc đẩy tối đa sự phối hợp, sáng tạo của các thành viên.

Kêu gọi tinh thần chia sẻ trách nhiệm.

Bám sát mục tiêu và đường lối đề ra.

Chia sẻ nhiệm vụ lãnh đạo với các thành viên khác.

Performing (Thực thi): ở giai đoạn này, mỗi thành viên sẽ được giao việc và gán theo thời gian đã định, sẽ là những công việc nhỏ và dễ dàng Thành viên sẽ có cảm giác gắn bó với nhóm trong thời gian này, khi các quyết định được đưa ra nhanh chóng, không như giai đoạn chuẩn hóa Khi đó nhóm có thể đạt kết quả cao trong công việc vì đã ổn định trong một hệ thống, cho phép tự do trao đổi quan điểm và có sự hỗ trợ cao của cả nhóm với mỗi thành viên và với mỗi quyết định của cả nhóm Nhóm trưởng khi đó sẽ có vai trò:

Tăng tần suất họp đều đặn.

Tham gia công việc lớn hơn.

Tạo thêm động lực mới cho nhóm.

Closed (Kết thúc công việc): giai đoạn này công việc đã hoàn toàn kết thúc, có thể liên hoan sự thành công hoặc giải tán nhóm, cũng có thể nhóm sẽ được duy trì cho những công việc tiếp theo

Tổng kết: dựa trên những bài học tiếp thu từ những tiết học, dựa trên sự mô tả nhóm ở trên, dựa trên sự hướng dẫn nhiệt tình từ thầy cô và bạn bè, nhóm Cầu Vồng như vậy mà ra đời Trên cơ sở đó, nhóm đã đạt được những thành tựu nhất định, hoàn thành tốt những bài tập vận dụng mà giảng viên đưa ra Đồng thời, mỗi thành viên cũng đã tự nhận thức được bản thân vẫn còn nhiều điều cần học hỏi, nhiều năng lực có những điểm còn hạn chế, đặc biệt là khả năng thuyết trình và làm việc trong nhóm.

LẬP KẾ HOẠCH NHÓM

Khái niệm chức năng lập kế hoạch

Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu của nhóm, hình thành các chiến lược chung để đạt được những mục tiêu đó, và xây dựng các phương pháp chi tiết để kết hợp và điều phối công việc của nhóm Lập kế hoạch đề cập tới cả kết quả (những gì sẽ được thực hiện?) và phương tiện (những công việc đó được thực hiện như thế nào?) Hay nói một cách khác, lập kế hoạch được hiểu là việc lựa chọn trước một phương án hành động trong tương lai cho tổ chức, bộ phận hay cá nhân trên cơ sở xác định các mục tiêu cần đạt được và phương pháp để đạt được mục tiêu đó Do phải xác định các yếu tố trong tương lai nên đối với việc lập kế hoạch, công tác dự báo đóng vai trò rất quan trọng và phương pháp dự báo phân tích là phương pháp cơ bản đối với việc lập kế hoạch Lập kế hoạch đòi hỏi người quản lý phải xác định trước xem tổ chức cần phải làm những việc gì, làm như thế nào, ai làm, khi nào và ở đâu Hay nói cách khác quá trình lập kế hoạch phải liên quan đến tất cả các nhà quản lý cũng như thành viên trong toàn bộ nhóm Do đó cũng thông qua việc lập kế hoạch thì người quản lý mới có cơ sở để tổ chức các hoạt động cần thiết trong một tổ chức.

Lập kế hoạch có thể được thực hiện chính tắc hoặc không chính tắc

Khi lập kế hoạch không chính tắc, các mục đích, chiến lược, kế hoạch không được ghi chép và các mục tiêu hầu như không được chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm Cách lập kế hoạch này thường được thực hiện tại các doanh nghiệp nhỏ, nơi những người quản lý đồng thời là những người chủ doanh nghiệp biết được họ muốn doanh nghiệp của mình đi đến đâu và làm cách nào để đạt được điều đó Do vậy, lập kế hoạch không chính tắc thường mang tính chung chung và không liên tục Trong báo cáo này, chúng ta nói đến lập kế hoạch, nghĩa là lập kế hoạch chính tắc, trong đó các mục tiêu cụ thể trong một thời gian nhất định được xác định Những mục tiêu này được ghi thành văn bản và chia sẻ với các thành viên của tổ chức Đồng thời, những chương trình hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu cũng được xây dựng

Tuy vậy, hình thức lập kế hoạch không chính thức này cũng xuất hiện ở cả những doanh nghiệp lớn, và một số những doanh nghiệp nhỏ cũng lập những kế hoạch khá qui mô và phức tạp.

Các thành phần chính của chức năng lập kế hoạch

Hình: Các thành phần chính của chức năng lập kế hoạch

Sứ mệnh và bản tuyên bố về sứ mệnh: Sứ mệnh của một tổ chức là mục đích của tổ chức hoặc lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó Bản tuyên bố về sứ mệnh của một tổ chức là một tuyên bố tổng thể về mục đích cơ bản và đặc thù và lĩnh vực hoạt động nhằm phân biệt tổ chức với các tổ chức khác cùng trong lĩnh vực hoạt động Bản tuyên bố về sứ mệnh của một tổ chức có nhiều mục đích khác nhau: + Đối với các nhà quản lý: là tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công hay thất bại; + Đối với các nhân viên: là mục đích chung, hỗ trợ lòng trung thành của tổ chức và đẩy mạnh tính cộng đồng của nhân viên;

+ Đối với các đối tác bên ngoài: cung cấp sự hiểu biết thấu đáo về giá trị và định hướng tương lai của tổ chức;

Mục tiêu là kết quả cụ thể mà tổ chức hay cá nhân mong muốn đạt được trong một khoảng thời gian xác định, thường là dưới một năm, là phương tiện để đạt mục đích

Mục đích, còn gọi là mục tiêu dài hạn, đưa ra những định hướng cho tất cả các quyết định quản lý và những tiêu chí được dùng để so sánh, đối chiếu đánh giá các kết quả đạt được Chính vì vậy, mục tiêu chính là cơ sở của quá trình lập kế hoạch Một mục tiêu tốt phải thỏa mãn nguyên tắc SMART:

+ Cụ thể (Specific): Chỉ ra kết quả cuối cùng một cách rõ ràng, không được mơ hồ

+ Đo lường được (Measurable): Kết quả thực hiện có thể đo lường được về mặt định tính và định lượng (chất lượng, số lượng, chi phí)

+ Thách thức, nhưng có thể đạt được với nguồn lực của doanh nghiệp (Achievable): Thực tế, phù hợp với khả năng của tổ chức

+ Thực tiễn (Realistic): Thích đáng, thích hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của tổ chức

+ Được hoàn thành trong một thời hạn xác định (Time-bound)

Các bản kế hoạch là các phương pháp để đạt được mục tiêu đã đề ra

2.Mô hình 5A trong việc quản lí thời gian

Mô hình 5A trong quản lý thời gian được hiểu là phương pháp quản lý và sử dụng thời gian sao cho hiệu quả nhất Theo đó, bản chất của mô hình này là xác định được công việc mục tiêu và thực hiện đúng mục tiêu Cụ thể hơn, mô hình 5A cần tuân thủ 5 nguyên tắc bắt đầu với 5 chữ A: Aware (nhận biết), Analyse (phân tích), Attack (loại bỏ yếu tố ảnh hưởng), Assign (lập thứ tự ưu tiên) và Arrange (sắp xếp, lập kế hoạch)

Nguyên tắc đầu tiên của mô hình quản lý thời gian 5A là nhận biết, xác định mục tiêu cũng như những công việc quan trọng, cần thiết Từ đó, các nhà quản lý sẽ phân tích và sắp xếp khoảng thời gian hợp lý để hoàn thành từng công việc một

Trước khi thực hiện một công việc nào đó, việc đầu tiên cần làm là phân tích

Các nhà quản lý sẽ phân tích quy trình thực hiện nhiệm vụ, xác định số giai đoạn cũng như thời gian hoàn thành công việc cụ thể Việc phân tích này giúp quản lý hiểu rõ hơn về quy trình làm việc, từng bước thực hiện, thời gian cần thiết và từ đó có thể tối ưu hóa hiệu quả công việc, giảm thiểu thời gian lãng phí và tăng năng suất.

Attack – Loại bỏ những yếu tố gây ảnh hưởng: Để làm việc đạt hiệu quả cao nhất khi làm việc, cần loại bỏ những việc gây ảnh hưởng, làm xao nhãng quá trình thực hiện Bởi lẽ chỉ khi loại bỏ được những yếu tố này, mới có thể tập trung cao độ và hoàn thành công việc cách tốt nhất

Assign – Thiết lập thứ tự ưu tiên:

Sắp xếp thứ tự ưu tiên khi làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành được mọi công việc nhưng vẫn đảm bảo chất lượng Đây cũng là cách để phân định đâu là công việc quan trọng, cần thiết và có sự ưu tiên hơn khi thực hiện

Lập kế hoạch trong mô hình 5A được hiểu là việc phân bổ thời gian cố định, rõ ràng cho từng mục tiêu, từng công việc Với kế hoạch khoa học này, bạn sẽ dễ dàng làm chủ và kiểm soát mọi công việc của mình

3.Vai trò của việc lập kế hoạch nhóm

Các công việc xây dựng mục tiêu, hình thành các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó, và xây dựng các kế hoạch cụ thể để kết hợp và điều phối các hoạt động có vẻ rất phức tạp Vậy tại sao chúng ta phải lập kế hoạch?

Xác định mục tiêu: Kế hoạch giúp xác định mục tiêu rõ ràng và định hướng cho các hoạt động tương lai Nó giúp bạn biết được những gì cần làm và tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất

Sắp xếp tài nguyên: Kế hoạch cho phép bạn định rõ và sắp xếp tài nguyên (như ngân sách, nhân lực, vật liệu) cần thiết để đạt được mục tiêu Điều này giúp tăng tính hiệu quả và sử dụng tài nguyên một cách tối ưu Xác định các bước hành động: Kế hoạch cung cấp một bước định rõ và chi tiết để tiến tới mục tiêu Nó giúp xác định các công việc cần làm, thời gian thực hiện, và trình tự ưu tiên, giúp tăng khả năng hoàn thành công việc đúng hạn Định rõ trách nhiệm và phân công: Kế hoạch giúp xác định rõ vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong tổ chức hoặc dự án Điều này giúp tạo sự rõ ràng, tránh nhầm lẫn và đảm bảo sự phân công công việc đúng mức Đối phó với rủi ro: Kế hoạch cho phép xác định và đối phó với các rủi ro tiềm ẩn Bằng cách đánh giá các tình huống khác nhau và lên kế hoạch dự phòng, bạn có thể giảm thiểu tác động của rủi ro và tăng khả năng đạt được mục tiêu Đánh giá tiến trình: Kế hoạch cung cấp một tiêu chuẩn để đánh giá tiến trình và hiệu suất Nó giúp bạn theo dõi và đo lường sự tiến bộ, cũng như điều chỉnh và điều hướng lại kế hoạch nếu cần thiết

Hình: Hình ảnh minh họa cho việc lập kế hoạch

4.Áp dụng các lý thuyết trên trong việc lập kế hoạch của nhóm

- Xác định sứ mệnh của nhóm:

Nhóm sẽ tổ chức đưa mọi người tham gia vào các hoạt động của nhóm để hoàn thành các yêu cầu của môn học, cũng như có kết quả của báo cáo cuối kì theo sự hướng dẫn của cô

Các mục tiêu và nội dung cần thực hiện:

+ Có các thành viên đủ tiềm năng để tham gia tranh biện tại lớp:

Chọn ra ba thành viên tiềm năng có khả năng tranh biện nhất để tham gia trực tiếp trên lớp dựa trên các cuộc tranh luận thực tế, đánh giá khách quan

+ Có video để phục vụ báo cáo:

Chuẩn bị tài liệu, viết kịch vản video, chuẩn bị diễn viên, lập kế hoạch tham gia quay video, chỉnh sửa video

+ Có báo cáo cuối kì:

Dựa trên quá trình học tập, sinh viên tiến hành tổng hợp kiến thức, thông tin đã thu thập được thành một báo cáo chi tiết, đầy đủ Báo cáo này được thực hiện theo sự hướng dẫn của giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu của môn học Qua quá trình thực hiện, sinh viên không chỉ củng cố kiến thức đã học mà còn rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thông tin.

-Tiến hành lập kế hoạch:

THỰC HIỆN (HỌP NHÓM) VÀ CÁC TRAO ĐỔI, THẢO LUẬN KHI THỰC HIỆN BÀI TẬP LỚN

Tạo slide thuyết trình và trình bày trước lớp

Để có một bài thuyết trình hoàn chỉnh, nhóm đã có những bước triển khai như sau:

Bước 1: Nhóm đã ngồi lại với nhau để họp bàn thống nhất nội dung trong đề tài và phân chia công việc Bên cạnh đó nhóm cũng chuẩn bị sẵn ý tưởng về việc thuyết trình.

Để đảm bảo tính mạch lạc và tuân thủ các quy tắc SEO, mỗi thành viên trong nhóm tiến hành tìm kiếm thông tin, hình ảnh và quay video minh họa dựa trên những công việc được giao Những tài liệu này sẽ được sử dụng để chuẩn bị slide thuyết trình trong nhóm.

Bước 3: Tạo slide thuyết trình dựa trên tài liệu mọi người chuẩn bị (phối hợp với người thuyết trình để người thuyết trình tự tin hơn)

Bước 4: Gửi bản slide ban đầu cho mọi người xem trước và sau khi tất cả mợi người đã xem, mọi người sẽ có góp ý trực tiếp trên nhóm để rồi tất cả cùng thống nhất về nội dung của đề tài.

Bước 5: Thuyết trình trước lớp Các bạn trong nhóm sẽ cùng bạn thuyết trình tương tác trong buổi học cũng như xử lý các sự cố kĩ thuật có thể gặp phải như lỗi đường truyền,…

Nhận xét và rút kinh nghiện trong nhóm

Sau khi bạn Phạm Thanh Tùng thuyết trình và được nghe nhũng lời nhận xét từ giảng viên và các nhóm còn lại, nhóm đã đưa ra kết luận chung:

- Sau khi được nghe những lời nhận xét từ giảng viên cũng như tất cả các nhóm khác, các thành viên nhóm đã lắng nghe và nghiêm túc rút kinh nghiệm những điểm còn thiếu sót trong bài thuyết trình của nhóm mình.

- Buổi thảo luận về một chủ đề khá phổ biến trong Sinh viên Bách Khoa hiện nay, giúp cho toàn bộ thành viên trong nhóm có cái nhìn khách quan và lựa chọn chính xác hơn về mục tiêu trọng tâm của các cá nhân, nâng cao tinh thần làm việc nhóm và tạo ra sự tự tin cho các thành viên trong nhóm 20.

Làm báo cáo

Dựa trên các yêu cầu mà giảng giền đã nêu ra, nhóm sẽ tạo một báo cáo dưới dạng bản word, các thành viên thực hiện như trong phần kế hoạch đã nêu ở trên.

Sau khi các thành viên thực hiện phần công việc, một bạn trong nhóm sẽ tổng hợp lại và trình bày bản báo cáo sao cho phù hợp và đẹp mắt.

Cuối cùng mọi người sẽ kiểm tra lại trước khi nộp báo cáo.

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ

Ý nghĩa của làm việc nhóm đối với hình thành và phát triển các kĩ năng làm việc của mỗi cá nhân

- Giao tiếp: Làm việc trong nhóm đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt để trao đổi thông tin, ý kiến và ý tưởng Việc giao tiếp hiệu quả giúp các thành viên hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, và trách nhiệm của mình trong dự án.

- Hợp tác: Làm việc trong môi trường nhóm khuyến khích tính hợp tác và tinh thần đồng đội Các thành viên học cách tôn trọng ý kiến và đóng góp của người khác, đồng thời cũng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm để cùng nhau hoàn thành công việc.

- Xử lý xung đột: Trong quá trình làm việc nhóm, không thể tránh khỏi xung đột ý kiến và quan điểm Tuy nhiên, việc đối mặt và giải quyết xung đột giúp các thành viên phát triển kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, tôn trọng ý kiến của người khác và tìm kiếm giải pháp hòa giải.

- Tự đề xuất ý tưởng: Khi làm việc trong nhóm, các cá nhân có cơ hội đề xuất ý tưởng mới, thách thức bản thân và khám phá tiềm năng sáng tạo của mình. Làm việc nhóm khuyến khích sự đa dạng và sáng tạo trong việc giải quyết vấn đề.

- Tập trung vào mục tiêu: Khi mỗi cá nhân đóng góp vào công việc của nhóm, cả nhóm cùng hướng tới mục tiêu chung Điều này giúp làm việc hiệu quả và đạt được kết quả tốt hơn.

Làm việc nhóm rèn luyện cho cá nhân kỹ năng phân chia công việc khoa học và quản lý thời gian hiệu quả Việc phối hợp thời gian linh hoạt giữa các thành viên trong nhóm là yếu tố then chốt để đảm bảo tiến độ thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn.

- Phát triển kỹ năng mềm: Làm việc nhóm giúp phát triển nhiều kỹ năng mềm quan trọng như lãnh đạo, tư duy đồng đội, quản lý xung đột, tinh thần cống hiến, chịu trách nhiệm và khả năng làm việc trong môi trường đa văn hóa.

- Học hỏi từ người khác: Làm việc trong nhóm đem lại cơ hội học hỏi từ người khác, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm mới, từ đó cải thiện khả năng làm việc của từng cá nhân.

Đánh giá các thành viên trong nhóm của từng cá nhân

Họ và tên MSSV Điểm Lý do

Phạm Thanh Tùng 20217299 9 Nhóm trưởng, tổ chức lập kế hoạch cho cả nhóm, phân công chỉ đạo hợp lý

Lương Thị Uyên 20212097 8 Nhiệt tình, cống hiến, hoàn thành nhiệm vụ

Nguyễn Thị Tươi 20207445 8 Nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ

Lê Thành Vinh 20200668 8 Nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ tốt

Nguyễn Hoàng Tùng 20216272 8 Nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ tốt

Vũ Tuấn Tùng 20172903 7 Nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ, nhưng hơi trầm trong việc họp nhóm

Vương Quốc Tùng 20212094 8 Nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ tốt Nguyễn Công Tuấn

20195234 7 Nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ nhưng hơi ít góp ý vào họp nhóm

Ngô Văn Vũ 20216285 9 Nhiệt tình, hoàn thành nhiệm vụ tốt, có tính sáng tạo

- Cảm nhận của thành viên Phạm Thanh Tùng:

Họ và tên MSSV Những điểm tích cực của bạn

Những điểm bạn cần cải thiện

Lương Thị Uyên 20212097 Bạn là người thật kiên nhẫn và hỗ trợ tuyệt vời

Bạn cần cải thiện khả năng giao tiếp, đảm bảo rõ ràng và hiệu quả. Nguyễn Thị Tươi 20207445 Bạn luôn thể hiện sự tập trung và chăm chỉ trong mỗi hoạt động

Bạn cần tham gia tích cực hơn và tôn trọng ý kiến của đồng đội.

Lê Thành Vinh 20200668 Bạn có tầm nhìn rất rõ ràng và đưa ra những ý tưởng sáng tạo

Bạn cần quản lý thời gian tốt hơn để hoàn thành công việc đúng hạn. Nguyễn Hoàng

20216272 Bạn là người thật lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người trong nhóm

Bạn cần linh hoạt và xây dựng trong việc giải quyết xung đột.

Vũ Tuấn Tùng 20172903 Bạn là nguồn động viên tuyệt vời

Bạn cần tăng cường khả năng tự chủ và tự quản lý công việc.

20212094 Bạn có khả năng giao tiếp rất xuất sắc

Bạn cần phát triển tư duy sáng tạo để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Nguyễn Công

20195234 Bạn là người đáng tin cậy Luôn hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.

Bạn cần lắng nghe chân thành ý kiến của đồng đội.

Ngô Văn Vũ 20216285 Bạn có tính kiên nhẫn và kiểm soát tuyệt vời trong các tình huống áp lực

Bạn cần tích cực tham gia vào hoạt động của nhóm và đóng góp ý kiến, ý tưởng.

- Cảm nhận của thành viên Lương Thị Uyên:

Họ và tên MSSV Những điểm tích cực của bạn

Những điểm bạn cần cải thiện

Phạm Thanh Tùng 20217299 Luôn sẵn lòng giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn.

Bạn cần nâng cao khả năng tập trung và tối ưu hóa hiệu suất công việc để đạt được mục tiêu đề ra. Nguyễn Thị Tươi 20207445 Truyền cảm hứng cho cả nhóm nỗ lực hơn.

Bạn cần chia sẻ thông tin và ý kiến của mình một cách chủ động để đóng góp tích cực cho sự phát triển của nhóm.

Lê Thành Vinh 20200668 Giúp nhóm tìm ra các giải pháp đột phá cho các vấn đề khó khăn.

Bạn cần cải thiện kỹ năng lắng nghe để hiểu rõ hơn mục tiêu và định hướng của các thành viên khác. Nguyễn Hoàng

20216272 Tạo ra môi trường làm việc thoải mái và đoàn kết.

Bạn cần thúc đẩy khả năng xây dựng mối quan hệ tích cực và đồng cảm với các thành viên khác để tạo sự đoàn kết trong nhóm.

Vũ Tuấn Tùng 20172903 Luôn đưa ra những lời khích lệ đáng quý để giữ cho tinh thần cao hơn.

Bạn cần trau dồi kỹ năng đưa ra phản hồi xây dựng và thấu hiểu đóng góp của người khác. Vương Quốc

20212094 Luôn hoàn thành công việc theo đúng tiến độ.

Bạn cần đánh giá lại mục tiêu cá nhân và đảm bảo rằng công việc của bạn đồng hành với mục tiêu chung của nhóm. Nguyễn Công

20195234 Bạn có tính kiên nhẫn và kiểm soát

Để đạt được thành công trong môi trường làm việc năng động ngày nay, khả năng thích ứng và linh hoạt là điều cần thiết Bạn cần có khả năng ứng phó hiệu quả với những thay đổi bất ngờ và hợp tác tốt trong các đội nhóm Tinh thần làm việc nhóm mạnh mẽ, sẵn sàng hỗ trợ và cộng tác với các thành viên khác là yếu tố quan trọng để đảm bảo thành công trong các tình huống áp lực.

Bạn cần đẩy mạnh khả năng giải quyết vấn đề bằng cách đề xuất các giải pháp mới và khác biệt để vượt qua thách thức trong công việc nhóm.

- Cảm nhận của thành viên Nguyễn Thị Tươi:

Họ và tên MSSV Những điểm tích cực của bạn

Những điểm bạn cần cải thiện

Lương Thị Uyên 20212097 Bạn là người thật kiên nhẫn và hỗ trợ tuyệt vời.

Luôn sẵn lòng giúp đỡ các thành viên khác trong nhóm khi gặp khó khăn.

Bạn cần cải thiện khả năng đưa ra lập luận logic và thuyết phục để thúc đẩy ý tưởng và quan điểm của mình trong nhóm.

Phạm Thanh Tùng 20217299 Bạn luôn thể hiện sự tập trung và chăm chỉ trong mỗi hoạt động. Điều này đã truyền cảm hứng cho cả nhóm nỗ lực hơn.

Bạn cần học cách tận dụng sự đa dạng trong nhóm để khai thác tối đa ưu điểm và giải quyết hiệu quả các vấn đề phát sinh.

Lê Thành Vinh 20200668 Bạn có tầm nhìn rất rõ ràng và đưa ra những ý tưởng sáng tạo, giúp nhóm tìm ra các giải pháp đột phá cho các vấn đề khó khăn.

Bạn cần phát triển khả năng đề cao sự công bằng và trung thực trong việc đánh giá và đối xử với tất cả các thành viên trong nhóm. Nguyễn Hoàng

20216272 Bạn là người thật lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người trong nhóm Điều này tạo ra môi trường làm việc thoải mái và đoàn kết.

Bạn cần tập trung vào việc phát triển khả năng tự tin để đối mặt với thách thức và đóng góp mạnh mẽ vào các hoạt động nhóm.

Vũ Tuấn Tùng 20172903 Bạn là nguồn động viên tuyệt vời Khi mọi người cảm thấy mệt mỏi, anh luôn đưa ra những lời khích lệ đáng quý để giữ cho tinh

Bạn cần đánh giá lại kỹ năng quản lý stress và áp lực, để giữ được sự tự tin và hiệu quả trong môi trường làm việc. thần cao hơn.

20212094 Bạn có khả năng giao tiếp rất xuất sắc, giúp nhóm hiểu rõ hơn về mục tiêu và cách làm việc hiệu quả.

Bạn cần thúc đẩy sự sáng tạo và kiến tạo, đồng thời khuyến khích cả nhóm tham gia vào việc tạo ra các giải pháp đột phá. Nguyễn Công

20195234 Bạn là người đáng tin cậy Luôn hoàn thành công việc theo đúng tiến độ và đảm bảo rằng mọi người cảm thấy yên tâm khi làm việc cùng với bạn

Bạn cần cải thiện khả năng phân công và phân chia công việc một cách công bằng và hiệu quả trong nhóm.

Ngô Văn Vũ 20216285 Bạn có tính kiên nhẫn và kiểm soát tuyệt vời trong các tình huống áp lực Điều này giúp đảm bảo sự ổn định và hiệu quả của công việc nhóm.

Bạn cần tập trung vào việc xây dựng tinh thần tự giác và cam kết đối với mục tiêu và giá trị của nhóm, từ đó tạo sự đồng lòng và đoàn kết trong công việc nhóm.

- Cảm nhận của thành viên Lê Thành Vinh:

Họ và tên MSSV Những điểm tích Những điểm bạn cực của bạn cần cải thiện

Lương Thị Uyên 20212097 Bạn là người thật kiên nhẫn và hỗ trợ tuyệt vời

Bạn cần phát triển khả năng tạo ra mối liên kết và tin tưởng với các thành viên trong nhóm để xây dựng môi trường làm việc hòa đồng và đáng tin cậy. Nguyễn Thị Tươi 20207445 Truyền cảm hứng cho cả nhóm nỗ lực hơn.

Bạn cần tăng cường khả năng chịu trách nhiệm đối với công việc của mình và hoàn thành nhiệm vụ đúng hạn, giúp duy trì sự tiến bộ của dự án. Phạm Thanh Tùng 20217299 Bạn có tầm nhìn rất rõ ràng và đưa ra những ý tưởng sáng tạo.

Bạn cần nâng cao khả năng thể hiện ý kiến và đóng góp ý tưởng một cách tự tin và sáng tạo, đồng thời chấp nhận phản hồi từ các thành viên khác. Nguyễn Hoàng

20216272 Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của mọi người trong nhóm

Bạn cần học cách quản lý hiệu quả các cuộc họp và hoạt động nhóm, đảm bảo sự tham gia tích cực và đạt được kết quả tốt nhất.

Vũ Tuấn Tùng 20172903 Bạn là nguồn động viên tuyệt vời

Bạn cần cải thiện khả năng phân tích và đánh giá tình hình để đưa ra quyết định thông minh và đúng đắn. Vương Quốc

20212094 Bạn có khả năng giao tiếp rất xuất sắc, giúp nhóm hiểu rõ hơn về mục tiêu và cách làm việc hiệu quả.

Bạn cần thúc đẩy sự kiên nhẫn và thấu hiểu đối với các quan điểm và phong cách làm việc khác nhau trong nhóm. Nguyễn Công

20195234 Bạn là người đáng tin cậy

Để duy trì mối quan hệ tích cực giữa các thành viên trong nhóm, việc trau dồi kỹ năng đàm phán và giải quyết xung đột là điều cần thiết Với sự kiên nhẫn và khả năng kiểm soát tuyệt vời trong các tình huống căng thẳng, bạn có thể tạo ra môi trường làm việc hợp tác và hiệu quả.

Ngày đăng: 11/06/2024, 18:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w