Em nghĩ rằng, một công dân tốt, một người lao động tốt tức là:Những người có trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao, làm hết việc không hết giờ.Luôn chủ động học hỏi, trau dồi kiế
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ BÁCH KHOA HÀ NỘI
BỘ MÔN CƠ BẢN
TIỂU LUẬN CHÍNH TRỊ
Đề tài: Tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao
động tốt
Liên hệ bản thân sinh viên hiện nay
Hà Nội, 2023
Trang 2MỤC LỤC
I MỞ ĐẦU:
1 Lý do chọn đề tài 4
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1 Mục đích
3.2 Nhiệm vụ
4 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng và khách thể
4.2 Phạm vi nghiên cứu
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
5.2 Phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa
7 Kết cấu tiểu luận
II NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VỀ CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT
1.1 Khái niệm về công dân tốt
1.1.1 Khái niệm công dân
1.1.2 Khái niệm công dân tốt
1.1.3 Quyền công dân
Trang 31.2 Khái niệm người lao động tốt
1.2.1 Khái niệm người lao động
1.2.2 Khái niệm người lao động tốt
1.2.3 Quyền người lao động
1.2.4 Nghĩa vụ người lao động
Chương 2: Tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người lao động tốt, người công dân tốt
1 Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
2 Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân
3 Tu dưỡng và rèn luyện về phẩm chất chính trị
4 Tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, lối sống, sức khỏe
5 Tu dưỡng, rèn luyện về văn hóa, nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp
6 Tu dưỡng, rèn luyện về tinh thần trách nhiệm: với công việc, với gia đình, với cơ quan, đơn vị, cộng đồng và toàn xã hội
7 Liên hệ với sinh viên hiện nay
III TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam Người công dân tốt là người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, Việt Nam đang bước vào thời kỳ hội nhập với
sự đổi mới mạnh mẽ, đòi hỏi người lao động cũng phải có sự thay đổi nhanh chóng
để bắt kịp thời đại Người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội không chỉ là những người lao động chăm chỉ, người công dân sống và làm việc theo pháp luật,
mà đó còn phải là một người lao động luôn chủ động học hỏi, tiếp thu kiến thức mới, làm việc có tinh thần trách nhiệm cao, kỷ luật tốt
Sự học hỏi, cống hiến, làm việc có kỷ luật không chỉ ở lớp lao động chất lượng cao,
mà lao động phổ thông cũng rất cần những đức tính trên để tự trau dồi bản thân Chúng ta đã từng nghe câu chuyện về người lao động Việt Nam khi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức bị đánh giá là thiếu tính kỷ luật, năng suất lao động thấp dù khả năng tiếp thu kiến thức, tiếp nhận công việc khá tốt Hay câu chuyện cán bộ, công chức làm chưa hết giờ, hết việc Đây là những biểu hiện không tốt khi lao động Em nghĩ rằng, một công dân tốt, một người lao động tốt tức là:
Những người có trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ được giao, làm hết việc không hết giờ
Luôn chủ động học hỏi, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, phục
vụ cho công việc và giúp hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả
Có ý thức cầu tiến, tiếp thu góp ý của đồng nghiệp, bạn bè về những việc bản thân còn làm chưa tốt
Có tính kỷ luật khi làm việc, không bỏ bê công việc khi còn dang dở, đi làm đúng giờ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao
Chúng ta cũng biết mỗi công dân trong xã hội đều có một công việc khác nhau vì thế một công dân, người lao động tốt thì hoàn thành trách nhiệm bản thân mình
Trang 5trong xã hội Bên cạnh đó những công dân có ích là người nỗ lực, sống hiến cho đất nước Như những người đã hi sinh vì đất nước trong chiến tranh hoặc ngày nay là những người đã và đang nỗ lực phát triển đất nước ta
Với ý nghĩa đó nhóm em đã chọn đề tài “Tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt Liên hệ bản thân sinh viên hiện nay” để kết thúc môn Chính Trị Học của nhóm
2 Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tuy mới chỉ tìm hiểu được một số ít bài nghiên cứu về “Tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt” nhưng em cảm thấy đây là một vấn đề khá hay để khai thác kiến thức:
Hình ảnh người lao động trong 2 tác phẩm văn học “đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận và “lặng lẽ sa pa” của tác giả Nguyễn Thành Long
3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở từ dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam Người công dân tốt là người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Hiến pháp năm 2013, quy định quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp
và pháp luật quy định “Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân” Đồng thời chỉ ra tầm quan trọng của sinh viên về việc tu dưỡng, rèn luyện để trở thành 1 công dân tốt
3.2 Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích trên tiểu luận tập trung làm rõ những nội dung chủ yếu sau đây:
Trình bày nội dung chủ về khái niệm, những yêu cầu về rèn luyện và tu dưỡng để trở thành công dân tốt, người lao động tốt
Liên hệ với bản thân sinh viên hiện nay
Trang 64 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng, khách thể:
Tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn về không gian: Phạm vi trên cả nước
Giới hạn về thời gian: Tính đến 13/11/2023
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Tiểu luận được thực hiện dựa trên những quan điểm của chủ nghĩa Mác
-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phẩm chất và vai trò của thủ lĩnh chính trị
5.2 Phương pháp nghiêm cứu
- Phương pháp luận: Bài tiểu luận được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
- Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng
để thực hiện bài tiểu luận là: phương pháp thu thập thông tin, phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp lịch sử và logic, tổng hợp và phân tích đánh giá
6 Ý nghĩa
Bài tiểu luận góp phần làm rõ sự tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người công dân tốt, người lao động tốt và đặc biệt với bản thân sinh viên hiện nay Giúp cho đất nước ngày thêm phát triển
7 Kết cấu của tiểu luận
Gồm phần mở đầu, phần nội dung, phầm danh mục
Trang 7II PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÁI NIỆM, VAI TRÒ VỀ CÔNG DÂN TỐT, NGƯỜI LAO ĐỘNG TỐT
1.1 Khái niệm về công dân tốt
1.1.1 Khái niệm công dân
Công dân là cá nhân, con người cụ thể, có năng lực pháp lí và năng lực hành vi, có các quyền và nghĩa vụ theo các quy định pháp luật của một quốc gia Căn cứ pháp lí
để xác định công dân của một nhà nước nhất định là quốc tịch của người đó
Theo quy định của pháp luật Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia,
có hai quốc tịch hoặc nhiều hơn là công dân của hai hay nhiều quốc gia Người không có quốc tịch không phải là công dân của một nước nào
Công dân của một nước được pháp luật của nước đó quy định cho hưởng các quyền công dân về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hoá, xã hội và trao trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước, xã hội Nhà nước có trách nhiệm tạo các điều kiện ngày càng đẩy đủ để công dân có thể hưởng được các quyền và yêu cầu công dân thực hiện ngày càng đầy đủ các nghĩa vụ công dân
1.1.2 Khái niệm công dân tốt
Người công dân tốt là người thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
do Hiến pháp và pháp luật quy định
1.1.3 Quyền của công dân
Quyền của công dân là các quyền mà pháp luật ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch, công dân có các quyền bao gồm quyền về chính trị, kinh tế, quyền về văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân Quyền công dân là một trong những quyền cơ bản và quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp
Trang 8Quyền của công dân Việt Nam được ghi nhận trong Hiến pháp cụ thể như sau:
- Các quyền về chính trị của công dân: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử
và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;…
- Quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm
về an sinh xã hội; có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc; công dân có quyền có nơi ở hợp pháp; công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước;
- Công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt;…
Về bản chất quyền công dân là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và
áp dụng cho công dân nước mình Một số quyền công dân cũng là quyền con người như: quyền được có nhà ở, quyền tự do kinh doanh buôn bán, tự do ngôn luận, quyền được học tập, quyền được tham gia quản lí nhà nước và xã hôi, quyền được bảo vệ về sức khỏe…
1.2 Khái niệm người lao động tốt
1.2.1 Khái niệm người lao động
Về độ tuổi lao động, Bộ luật Lao động hiện hành quy định đủ 18 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ Luật Lao động quy định: lao động chưa thành niên là người lao động đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuôi; người lao động cao tuổi là người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi
Theo pháp luật Việt Nam, người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động Người lao động có thể là người lao động phổ thông, lao động chân tay hoặc lao động trí óc
Trang 9Người lao động có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật Lao động và Luật Công đoàn Người lao động cũng được bảo vệ quyền lợi bởi các tổ chức công đoàn tại nơi làm việc
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 2, bộ luật lao động 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu
sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động
1.2.2 Khái niệm người lao động tốt
Người lao động tốt là người lao động phải nắm được các thao tác và sử dụng thành thạo các phương tiện, máy móc theo đúng kỹ thuật, phục vụ cho lợi ích của con người và xã hội
1.2.3 Quyền của người lao động
- Tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề nâng cao trình độ, không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc
- Được hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề nghiệp trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động, được bảo hộ lao động, làm việc trong môi trường đảm bảo an toàn, vệ sinh, được hưởng chế độ nghỉ và phúc lợi theo quy định
- Được thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp, và các tổ chức khác theo quy định, yêu cầu tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng với người sử dụng lao động
- Được quyền từ chối làm việc nếu công việc đó đe dọa đến tính mạng, sức khỏe
- Được đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Được đình công
Một số quyền lợi khác theo quy định
Trang 101.2.4 Nghĩa vụ của người lao động
Thực hiện các công việc theo đúng hợp đồng lao động đã ký với người sử dụng lao động
- Chấp hành theo kỷ luật, nội quy lao động, tuân theo sự quản lý, điều hành và giám sát của người sử dụng lao động
- Thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động, việc làm, tham gia bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Chương 2: Tu dưỡng và rèn luyện để trở thành người lao động tốt, người công dân tốt
Thời gian học tập trong nhà trường có vai trò rất quan trọng đối với học sinh, sinh viên để trang bị kiến thức, kỹ năng và hình thành thái độ nghề nghiệp, lối sống đạo đức cần thiết trở thành người công dân tốt và người lao động tốt Để đạt được mục tiêu này mỗi học sinh, sinh viên cần hoàn thành tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, theo các định hướng sau đây:
1 Phát huy truyền thống yêu nước, trung thành với sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam
Dân tộc Việt Nam trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, sự gắn bó giữa các thành viên trong gia đình, tình làng nghĩa xóm, hình thành tính cố kết công đồng, hun đúc nên tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường của mỗi người dân Truyền thống dân tộc, là bài học lịch sử quý báu truyền trao cho thế hệ sau nhằm hình thành những phẩm chất đạo đức tốt của mỗi người dân, tiếp nối truyền thống yêu nước hào hùng, xây dựng lòng tự hào dân tộc
Người học cần nhận thức rõ đất nước là của dân, do dân, vì dân Trách nhiệm của người dân trong công cuộc đổi mới là tương lai của dân tộc, hạnh phúc của mỗi gia đình Bởi vậy, mỗi người học cần phải:
Trang 11- Tu dưỡng ý chí, tiếp nối truyền thống yêu nước, biết điều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội; xác định quyền hạn, trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ của người công dân
- Có lòng nhân ái, yêu thương, nhân nghĩa, đoàn kết, trân trọng các giá trị đạo đức nền tảng
- Có trách nhiệm xây dựng lối sống lành mạnh và nơi làm việc văn minh để phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
- Biết phê phán những hủ tục, lạc hậu cũng như phê bình chủ nghĩa cá nhân, trục lợi bản thân, tránh xa các tệ nạn xã hội
- Có động cơ học tập đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và lòng đam mê để có thể làm việc tốt nhất, có đạo đức nghề nghiệp và thích ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ
2 Phấn đấu học tập nâng cao năng lực và rèn luyện phẩm chất cá nhân
Những tiêu chí của người lao động có đức, có tài, có kiến thức chuyên môn không thể có ngay mà là quá trình tu dưỡng, rèn luyện mà hình thành Các tiêu chí
đó tập trung vào 3 nội dung chủ yếu sau:
3 Tu dưỡng và rèn luyện về phẩm chất chính trị
Trước hết là tu dưỡng rèn luyện để bồi đắp tinh thần yêu nước, trung với nước, hiếu với dân; tin tưởng và đi theo con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta ta đã chọn Đó là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đường lối đổi mới của Đảng Tu dưỡng bản lĩnh chính trị với mỗi sinh viên là sự vững vàng, không dao động trước mọi khó khăn, gian khổ; kiên quyết đấu tranh chống lại mọi âm mưu và hoạt động sai trái “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch
Bản lĩnh chính trị của người học chỉ có được thông qua hoạt động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của nhà trường; thông qua quá trình học tập, hoạt động chính trị-xã hội trong nhà trường, có quan điểm, thái độ, chính kiến rõ ràng, đúng mực trước tình hình đất nước
Trang 12Qua trải nghiệm thực tiễn học nghề, thực tế sản xuất, tiếp xúc với môi trường
xã hội, mỗi người học mới tích lũy hiểu biết về mọi mặt, trở nên vững vàng, kiên định Bởi vậy cần tích cực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt, tích lũy kiến thức
và kinh nghiệm, làm giàu vốn hiểu biết của mình Cùng với rèn luyện bản lĩnh chính trị, cần thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ Mỗi người học cần xác định động cơ học tập, rèn luyện đúng đắn Học là để có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp để thành người công dân tốt, người lao động tốt Khi có động cơ học tập đúng, chọn ngành nghề phù hợp với năng lực và lòng đam mê để có thể làm việc tốt nhất, rèn luyện kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật, chấp hành nội quy, quy chế của tổ chức, hình thành tác phong công nghiệp thích ứng với sự phát triển của cách mạng khoa học công nghệ hiện đại
Cần thực hiện đúng và đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của người công dân; thấy được sự quan tâm của Nhà nước, xã hội của nhà trường đào tạo nghề, của gia đình đối với việc học tập của mình Từ đó có ý thứcnâng cao trách nhiệm của bản thân, tích cực cần cù, chăm chỉ, kiên trì, sáng tạo, tự giác và giữ kỷ luật trong học tập và rèn luyện
Hiện tại trong việc học tập và rèn luyện, mỗi người học cần nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của mình khi đến lớp, khi tự nghiên cứu, khi ở ở trường,
đi thực tế và ở ngoài xã hội
4 Tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức, lối sống, sức khỏe
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Có đạo đức cách mạng thì khi gặp khó khăn, gian khổ, thất bại, cũng không sợ sệt, rụt rè, lùi bước khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phác, khiêm tốn, “lo trước thiên
hạ, vui sau thiên hạ”; lo hoàn thành nhiệm vụ cho tốt chứ không kèn cựa về mặt hưởng thụ; không công thần, không quan liêu, không kiêu ngạo” Mỗi người học cần góp phần thực hiện tốt cuộc vận động “Tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo
tư tưởng, tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh: Rèn luyện bản lĩnh chính trị,trung với nước, hiếu với dân, có tinh thần tự cường dân tộc, có tinh thần nhân ái, đoàn kết, có thương yêu quý trọng con người, nhất là người lao động nghèo