1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo cá nhân nhóm 13 văn hóa doanh nhân và tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực điện tử viễn thông

14 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa doanh nhân và tinh thần khởi nghiệp trong lĩnh vực Điện tử viễn thông
Tác giả Vũ Quốc Dũng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Trọng
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Văn hóa kinh doanh và khởi nghiệp
Thể loại Báo cáo cá nhân
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Văn hóa là trình độ phát triển củacon người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đờisống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

***** *****

BÁO CÁO CÁ NHÂN

Học phần:Văn hóa kinh doanh và khởi nghiệp

Nhóm 13: Văn hóa doanh nhân và Tinh thần khởi nghiệp

trong lĩnh vực Điện tử viễn thông

Giảng viên hướng dẫn:TS.Nguyễn Đức Trọng

Mã lớp:134138

Sinh viên thực hiện : Vũ Quốc Dũng - 20203387

Hà Nội, 06/2022

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NHÂN VÀ TINH

1.4 Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân 5

1.5 Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân 6

CHƯƠNG 2: LIÊN KẾT VỚI DOANH NHÂN TRONG LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ

Trang 3

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển của Cách mạng Công nghiệp 4.0, cuộc cách mạng số hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ trong nước ta – đặc biệt trong lĩnh vực Điện tử Viễn thông Từ đó dẫn đến sự gia tăng đáng kể số lượng các doanh nghiệp hoạt động mạnh mẽ cũng như các nhà doanh nhân tài giỏi.Doanh nhân Việt Nam ngày nay có xuất thân từ nhiều tầng lớp, phong phú về loại hình, đa dạng về cơ cấu và biến đổi về nhân cách/văn hóa Trong khi còn là sinh viên với những kiến thức chuyên ngành bản thân đã chọn, bản thân mỗi sinh viên nên tìm hiểu về văn hóa doanh nhân, tinh thần khởi nghiệp của những doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực mà bản thân đang theo học Từ đó rút ra được những bài học, kinh nghiệm mà những doanh nhân đó họ đã đúc kết ra, học cách suy nghĩ

và nhìn những vấn đề dưới con mắt của họ Và từ đó bản thân em đã quyết định sẽ tìm hiểu về doanh nhân Phạm Nhật Vượng– Người đứng đầu lèo lái con thuyền Vingroup trở thành một trong những doanh nghiệp top đầu cả nước, từ một doanh nghiệp Bất động sản trở thành một doanh nghiệp đa ngành, đặc biệt về mảng Điện

tử - viễn thông như Điện thoại thông minh, Xe ô tô điện thông minh, dẫn đầu xu hướng phát triển công nghệ và là doanh nghiệp mơ ước của nhiều sinh viên Điện

tử - Viễn thông

Vì giới hạn về mặt thời gian và kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế và thiếu sót, nên em rất mong được sự đóng góp của thầy để bản thân có thể rút kinh nghiệm và thực hiện tốt hơn cho các bài tập lớn lần sau Chúng

em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Trọng đã hướng dẫn và giúp đỡ chúng em qua những bài giảng và gợi ý làm bài tập lớn

Trang 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NHÂN VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

1.VĂN HÓA DOANH NHÂN

1.1 Khái niệm về Văn hóa.

Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con người sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu

khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người Văn hóa bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách

nhìn nhận và đánh giá khác nhau, song có thể tổng quát lại: Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì

sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác

thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà

do con người tạo ra.Như vậy, dù theo cách này hay cách khác thì chúng ta đều thừa nhận và khẳng định mối liên hệ mật thiết giữa văn hóa với con người Con người sáng tạo ra văn hóa, đồng thời con người cũng chính là sản phẩm của văn hoá

1.2 Khái niệm Doanh nhân.

Doanh nhân xuất hiện cùng với nền kinh tế hàng hóa Doanh nhân là người làm kinh doanh, là những người tham gia quản lý, tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Doanh nhân Việt Nam hiện nay là một cộng đồng xã hội gồm những người làm nghề kinh doanh, gồm nhiều nhóm, nhiều người thuộc giai tầng xã hội khác nhau

Doanh nhân là những người trực tiếp góp phần tạo sự phồn thịnh cho nền kinh

tế, là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất và giải quyết công ăn việc làm cho

Trang 5

xã hội; Kết hợp và sử dụng các nguồn lực tối ưu nhất; Sáng tạo sản phẩm, dịch vụ, phương thức sản xuất mới; Đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hoá xã hội;Giáo dục đào tạo cho những người dưới quyền, góp phần phát triển nguồn nhân lực; Tham mưu cho Nhà nước về đường lối sách lược và chiến lược kinh tế

1.3 Văn hóa doanh nhân.

Văn hóa doanh nhân:

• Là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp;

• Là văn hóa của người làm nghề kinh doanh, là văn hóa để làm người lãnh đạo doanh nghiệp;

• Là văn hóa của người đứng đầu doanh nhân, văn hóa của “thuyền trưởng” con thuyền doanh nhân;

• Là chuẩn mực của hệ thống giá trị hội đủ bốn yếu tố Tâm, Tài, Trí, Đức

1.4 Các nhân tố tác động đến văn hóa doanh nhân

- Nhân tố văn hóa: Văn hóa là yếu tố cơ bản quan trọng nhất ảnh hưởng

trực tiếp tới văn hóa của doanh nhân

• Văn hoá của môi trường sống chính là cái nôi nuôi dưỡng văn hoá cá nhân, nó có ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức và hành động của doanh nhân trên thương trường

• Văn hóa đóng vai trò là môi trường xã hội, là điều kiện để văn hoá doanh nhân tồn tại và phát triển đồng thời là động lực thúc đẩy doanh nhân hoạt động kinh doanh

• Sự kết hợp của văn hóa dân tộc, văn hóa tổ chức và tính cách cá nhân sẽ tạo nên một đặc trưng riêng cho mỗi doanh nhân

- Nhân tố kinh tế: Nhân tố kinh tế ảnh hưởng quyết định đến việc hình

thành và phát triển đội ngũ doanh nhân

Trang 6

• Văn hoá của doanh nhân hình thành và phát triển phụ thuộc vào mức độ phát triển của nền kinh tế và mang đặc thù của lĩnh vực mà doanh nhân hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đó

• Hoạt động của các hình thái đầu tư cũng là một trong những yếu tố kinh

tế quyết định đến văn hóa của đội ngũ doanh nhân

• Một nền kinh tế mở, thông thoáng từ bên trong và hội nhập với bên ngoài sẽ tạo nên một lực kéo khiến tất cả các thành viên phải nỗ lực, tư duy sáng tạo sẽ phát triển cùng với sự nhạy bén trong việc tranh thủ thời cơ

• Nền kinh tế là động lực cho doanh nhân thăng tiến, mọi cánh cửa cho mỗi thành viên thực hiện các mong muốn làm giàu chính đáng của mình

- Nhân tố chính trị - pháp luật:

• Hoạt động kinh doanh của doanh nhân phải tuân theo hệ thống thể chế chính trị pháp luật, bên cạnh đó có thể chế hành chính trong đó có thể chế quản lý Nhà nước về kinh tế, tức là các nguyên tắc, chế độ, thủ tục hành chính

• Các thể chế này cho phép lực lượng doanh nhân phát triển hay không, khuyến khích hay hạn chế ở lĩnh vực nào

1.5 Các bộ phận cấu thành văn hóa doanh nhân

- Năng lực của doanh nhân:

• Trình độ chuyên môn của doanh nhân bao gồm bằng cấp chuyên môn, kiến thức xã hội, kiến thức kỹ thuật nghiệp vụ, kiến thức ngoại ngữ;

• Là tổng hoà những hiểu biết, nhận thức, kỹ năng và khả năng giải quyết vấn đề của doanh nhân

• Là yếu tố quan trọng giúp doanh nhân giải quyết vấn đề trong điều hành công việc, thích ứng và luôn tìm giải pháp hợp lý với những vướng mắc

có thể xảy ra

• Các doanh nhân luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình

• Doanh nhân cần có những năng lực như năng lực lãnh đạo và năng lực quản lí

- Tố chất của doanh nhân:

Trang 7

• Tầm nhìn chiến lược

• Khả năng thích ứng với môi trường, nhạy cảm, linh hoạt, sáng tạo

• Tính độc lập, quyết đoán, tự tin

• Năng lực quan hệ xã hội

• Có nhu cầu cao về sự thành đạt

• Say mê, yêu thích kinh doanh, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, có đầu óc kinh doanh

- Đạo đức của doanh nhân:

• Đạo đức của một con người

• Xác định hệ thống giá trị đạo đức làm nền tảng hoạt động;

• Nỗ lực vì sự nghiệp chung;

• Kết quả công việc và mức độ đóng góp cho xã hội

- Phong cách của doanh nhân:

1 Những yếu tố làm nên phong cách doanh nhân

• Văn hóa cá nhân;

• Tâm lý cá nhân;

• Kinh nghiệm cá nhân;

• Nguồn gốc đào tạo;

• Môi trường xã hội;

2 Những nguyên tắc định hình một phong cách tốt của doanh nhân

• Luôn bị thôi thúc bởi sự hoàn hảo;

• Vượt qua mọi rào cản để tìm ra chân lý một cách nhanh chóng;

• Vận dụng mọi khả năng và dồn mọi nỗ lực của mình cho công việc;

• Biến công việc thành nhu cầu và sở thích của mọi người;

• Hiểu được và biết dự liệu đến những tiểu tiết;

• Không tự thoả mãn

Trang 8

2 TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Tinh thần khởi nghiệp (Entrepreneurship) còn được gọi là tinh thần doanh nhân khởi nghiệp hay tinh thần kinh doanh, là một thuật ngữ xuất hiện khá lâu trên thế giới Theo một số nhà nghiên cứu thì những doanh nhân có tinh thần khởi nghiệp thật sự phải là những con người mà bản thân họ có hoài bão vượt lên số phận, chấp nhận mạo hiểm với tinh thần sáng tạo và đổi mới; đồng thời sẵn sàng nhận lấy rủi

ro, dũng cảm gánh chịu những tai họa nghiêm trọng về vật chất và tinh thần khi làm ăn thua lỗ Trong tác phẩm “Tinh thần doanh nhân khởi nghiệp và sự đổi mới, 2011”, Nhà kinh tế học Mỹ Peter F Drucker cho rằng tinh thần doanh nhân khởi nghiệp được hiểu là hành động của doanh nhân khởi nghiệp – người tiến hành việc biến những cảm nhận nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thành những sản phẩm hàng hóa mang tính kinh tế

Như vậy hầu hết các tác giả đều thống nhất khái niệm “tinh thần khởi nghiệp – tinh thần kinh doanh” (entrepreneurship) gắn với khái niệm “doanh nhân” (entrepreneur) Và gần đây cũng có một khái niệm khởi nghiệp khác ra đời, đó là quốc gia khởi nghiệp (start-up nation) Quốc gia khởi nghiệp được hiểu như là tinh thần khởi nghiệp của các quốc gia non trẻ mà bản thân nó lúc nào cũng trong giai đoạn khởi nghiệp, là nơi có rất nhiều doanh nhân khởi nghiệp như Israel, Singapore hay Hoa Kỳ…

Những yếu tố cốt lŠi của tinh thần khởi nghiệp là: khả năng nắm bắt cơ hội kinh doanh; thái độ chấp nhận rủi ro; và ý tưởng sáng tạo – đổi mới Từ 3 yếu tố cốt lŠi trên, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số đặc trưng của một tinh thần khởi nghiệp là:

(i) Hoài bão và khát vọng kinh doanh

(ii) Khả năng kiến tạo cơ hội kinh doanh

(iii) Độc lập và dám làm, dám chịu trách nhiệm

(iv) Phát triển ý tưởng sáng tạo và đổi mới phương pháp giải quyết vấn đề (v) Bền bỉ và dám chấp nhận thất bại

(vi) Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội

Trang 9

CHƯƠNG 2: LIÊN KẾT VỚI DOANH NHÂN TRONG

LĨNH VỰC ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

GIỚI THIỆU VỀ DOANH NHÂN

Ông Nguyễn Hồng Hiển sinh năm 1974, trải qua nhiều vị trí công tác tại cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Trong đó, ông Nguyễn Hồng Hiển từng có quá trình công tác tại Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) và

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, đảm nhận nhiều vị trí công tác Trước đó, ông Nguyễn Hồng Hiển từng làm cán bộ tại Văn phòng Bộ Giao thông vận tải

Trình độ học vấn

Ông Hiển là Thạc sĩ Luật Tài chính Ngân hàng tại trường Queen Mary, Đại học Tổng hợp London, Vương quốc Anh Ngoài ra, ông có bằng cử nhân luật và

cử nhân kinh tế - tài chính

Quá trình hoạt động:

Từ tháng 04 năm 2014 : Thành viên HĐQT Công ty CP Đầu tư và Tư vấn Đầu tư Việt nam

Từ tháng 12 năm 2014 đến nay : Thành viên HĐQT Công ty CP Viễn thông FPT

Từ tháng 05 năm 2014 đến nay : Công ty CP tư vấn đầu tư và đầu tư Việt Nam

Từ tháng 05 năm 2013 đến nay : Thành viên Công ty CP Dược phẩm TBYT Hà Nội

Từ tháng 03 năm 2007 đến nay : Chánh văn phòng, Trưởng ban kế hoạch tổng hợp; Trưởng ban đầu tư 4; Phó Tổng Giám đốc SCIC

Từ tháng 05 năm 2012 đến tháng 02 năm 2016 : Thành viên HĐQT Công

ty CP du lịch Kim Liên

Từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 06 năm 2015 : Chủ tịch HĐQT Công ty

CP Du lịch Việt Nam tại Hà Nội

Từ tháng 05 năm 2008 đến tháng 12 năm 2014 : Thành viên HĐQT Công

ty CP đầu tư Việt Nam – Oman

Trang 10

Từ tháng 04 năm 2013 đến tháng 11 năm 2014 : Thành viên HĐQT Công

ty CP Hóa chất

Từ tháng 06 năm 2012 đến tháng 11 năm 2014 : Thành viên HĐQT Tổng Công ty CP điện tử và tin học Việt Nam

Từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 02 năm 2007 : Người phát ngôn của Bộ trưởng Bộ GTVT; Trưởng phòng Thông

tin tuyên truyền, Bộ GTVT

Từ tháng 06 năm 1998 đến tháng 10 năm 2003 : Thư ký Thứ trưởng/ Cục trưởng, Trưởng phòng tổng hợp Cục hàng không, Bộ Giao thông vận tải Công tác tại SCIC từ năm 2007, ông Hiển đã lần lượt đảm nhiệm các vị trí Chánh Văn phòng Điều hành, Trưởng Ban Kế hoạch Tổng hợp, Trưởng Ban Quản lý vốn đầu tư 4 của Tổng công ty

LIÊN KẾT VỚI LÝ THUYẾT

Văn hóa là nền tảng tinh thần xây dựng doanh nghiệp bền vững

Xuất phát từ vai trò của văn hóa, các doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và phát triển luôn chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp (VHDN) có bản sắc

và trở thành cánh tay đắc lực đưa doanh nghiệp phát triển bền vững Có thể hiểu VHDN là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại

và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi

và thực hiện các mục đích

VHDN là văn hoá của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hoá giao tiếp hay văn hoá kinh doanh, nó cũng không phải là những khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng hay trong phòng họp Mà nó bao gồm sự tổng hợp của các yếu tố giá trị cốt lŠi, triết lý kinh doanh, tầm nhìn – sứ mệnh, niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và trong các hành vi mỗi thành viên doanh nghiệp

VHDN tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác VHDN tạo nên khối đoàn kết chung của doanh nghiệp, giúp hình thành sức mạnh tổng hợp và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có văn hóa bản sắc và thống nhất sẽ vượt trội và tiến xa hơn so với các đối thủ khác trên thị trường

Trang 11

Ý thức sâu sắc được tầm quan trọng của văn hóa, Tổng công ty (TCT) Viễn thông MobiFone ngay từ những ngày đầu đã chú trọng xây dựng VHDN cho riêng mình Minh bạch – Uy tín – Trách nhiệm – Sáng tạo – Đồng thuận … qua các thời kỳ là những giá trị cốt lŠi đã được MobiFone đề cao và là “ngọn lửa soi đường” trong gần 30 năm sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, trong bối cảnh mới,

cả đất nước đang chuyển mình sang môi trường số, xã hội số, TCT Viễn thông MobiFone cũng đã nhanh chóng thích nghi, không chỉ thay đổi về cách thức, chiến lược kinh doanh mà còn tái tạo văn hóa mới phù hợp với bối cảnh hơn cho chính mình

MobiFone tái tạo văn hóa doanh nghiệp thích nghi với chuyển đổi số

Trong kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, tất cả các lĩnh vực đều đang trong quá trình số hóa mạnh mẽ, bởi vậy cũng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của

Đảng , Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rŠ: “Xây dựng môi trường văn hóa

số phù hợp với nền kinh tế số, xã hội số và công dân số; làm cho văn hóa thích nghi, điều tiết sự phát triển bền vững đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư Khẩn trương phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh.”

Nắm bắt và đón đầu xu hướng này từ rất sớm, bên cạnh việc xây dựng chiến lược kinh doanh mới, Ban lãnh đạo TCT Viễn thông MobiFone đã bắt tay vào xây dựng “VHDN số”, cụ thể là cuốn Sổ tay văn hóa mới cho người MobiFone

Với tầm nhìn đến năm 2030, MobiFone “Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu kiến tạo hệ sinh thái số, cung cấp dịch vụ, giải pháp số cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong khu vực Đông Nam Á”, TCT đã nhất quyết phải thực hiện

việc chuyển mình mạnh mẽ nhằm chuyển đổi từ một đơn vị hoạt động trong lĩnh vực “Viễn thông” sang lĩnh vực mới “Công nghệ số” Để cuộc chuyển mình sang môi trường kinh doanh số vốn vô cùng tốc độ này, cuốn Sổ tay văn hóa sẽ

là cuốn cẩm nang dẫn dắt mỗi người MobiFone trong hành trình từng bước chinh phục mục tiêu chung, cùng hiện thực hóa tầm nhìn của MobiFone trong tương lai

Xây dựng văn hóa mới không có nghĩa là xóa bỏ những cái đã qua mà là gìn giữ những giá trị cũ, đồng thời xây dựng những giá trị mới phù hợp với xu thế chung hiện nay Sau nhiều nghiên cứu, khảo sát và đánh giá, 4 giá trị cốt lŠi

trong thời kỳ mới của TCT Viễn thông MobiFone đã được xác lập gồm: Đổi

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w