1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo bài tập nhóm môn văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp đề tài văn hóa hà tĩnh

29 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn hóa Hà Tĩnh
Tác giả Trần Tiến Bằng, Võ Trường Giang
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Đức Trọng
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Văn hóa kinh doanh và tinh thần khởi nghiệp
Thể loại Báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 10,87 MB

Nội dung

Dù ởPhương Đông hay Phương Tây thì văn hóa đều được coi là hoạt độngtinh thần hướng việc sản xuất ra các giá trị Chân, Thiện, Mỹ.Tiếp cận về quan niệm và cách hiểu•Hiểu theo nghĩa hẹpThe

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM MÔN VĂN HÓA KINH DOANH VÀ TINH THẦN KHỞI NGHIỆP

Trang 2

Mục lục

2.1 Khái niệm 3

2.2 Các yếu tố cấu thành 5

2.2.1 Ngôn ngữ 5

2.2.2 Tôn giáo và tín ngưỡng 5

2.2.3 Giá trị và thái độ 5

2.2.4 Các phong tục tập quán 6

2.2.5 Thói quen và cách cư xử 6

2.2.6 Thẩm mỹ 6

2.2.7 Giáo dục 6

2.2.8 Khía cạnh vật chất của văn hóa 7

2.3 Các đặc trưng 7

2.3.1 Văn hóa mang tính tập quán 7

2.3.2 Văn hóa mang tính cộng đồng 7

2.3.3 Văn hóa mang tính dân tộc 7

2.3.4 Văn hóa có tính chủ quan 7

2.3.5 Văn hóa có tính khách quan 7

2.3.6 Văn hóa có tính kế thừa 8

2.3.7 Văn hóa có thể học hỏi được 8

2.3.8 Văn hoá luôn tiến hoá 8

2.4 Vai trò 8

2.4.1 Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển xã hội 8

2.4.2 Văn hoá là động lực của sự phát triển xã hội 9

2.4.3 Văn hoá là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển 10 3 Văn hóa Hà Tĩnh 11 3.1 Giới thiệu 11

3.2 Các yếu tố cấu thành 11

3.2.1 Ngôn ngữ 11

3.2.2 Tôn giáo và tín ngưỡng 12

3.2.3 Giá trị và thái độ 14

3.2.4 Các phong tục tập quán 14

3.2.5 Thói quen và cách cư xử 15

3.2.6 Thẩm mỹ 16

3.2.7 Giáo dục 18

3.2.8 Khía cạnh vật chất của văn hóa 19

3.3 Đặc trưng 21

3.3.1 Văn hóa mang tính tập quán 21

3.3.2 Văn hóa mang tính cộng đồng 21

3.3.3 Văn hóa mang tính dân tộc 22

Trang 3

3.3.4 Văn hóa có tính chủ quan 22

3.3.5 Văn hóa có tính khách quan 23

3.3.6 Văn hóa có tính kế thừa 23

3.3.7 Văn hóa có thể học hỏi được 24

3.3.8 Văn hoá luôn tiến hoá 24

3.4 Vai trò 24

3.4.1 Mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội 24

3.4.2 Văn hoá là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển 25 4 Kết luận và bài học 26 4.1 Kết luận 26

4.2 Bài học 27

Trang 4

Hà Tĩnh Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Hà Tĩnh là nhiệm vụ

và trách nhiệm của chúng tôi Nghiên cứu văn hóa quê hương giúp chúngtôi hiểu rõ hơn về những truyền thống và giá trị văn hóa đặc trưng củađịa phương, giúp giữ gìn và phát huy những điểm mạnh của văn hóa địaphương Vì vậy, nhóm chọn đề tài văn hóa quê hương Hà Tĩnh vì muốntìm hiểu, tôn vinh và góp phần phát triển văn hóa đặc biệt xứ Hà Tĩnh

Trang 5

quan niệm khác nhau về khái niệm văn hóa.

Ở Phương Đông, trong tiếng Hán cổ, từ văn hóa bao gồm văn là

vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạtđược bằng sự tu dưỡng của bản thân và cách thức cai trị đúng đắn củanhà cầm quyền Còn chữ hoá trong văn hoá là việc đem cái văn (cáiđẹp, cái tốt, cái đúng) để cảm hoá, giáo dục và hiện thực hóa trong thựctiễn, đời sống

Như vậy, văn hoá trong từ nguyên của cả phương Đông và phươngTây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hoá, vun trồng nhâncách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người), cũng

có nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn Dù ởPhương Đông hay Phương Tây thì văn hóa đều được coi là hoạt độngtinh thần hướng việc sản xuất ra các giá trị Chân, Thiện, Mỹ.Tiếp cận về quan niệm và cách hiểu

•Hiểu theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, văn hoá được giới hạn theo bề sâu hoặc bề rộng,theo không gian, thời gian hoặc chủ thể bao gồm văn hoá nghệthuật, văn hoá ẩm thực, văn hóa kinh doanh, trình độ văn hoá, nếpsống văn hoá; văn hoá Nam Bộ, văn hoá Phương Đông; văn hoáViệt Nam, văn hoá đại chúng

•Hiểu theo nghĩa rộng

Văn hoá là một tổng thể phức tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệthuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thóiquen, tập quán mà con người đạt được với tư cách là thành viêncủa một xã hội Cách hiểu này chủ yếu đề cập đến văn hóa ở góc

độ các giá trị tinh thần

UNESCO định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể sống độngcác hoạt động sáng tạo của các cá nhân và các cộng đồng trong quákhứ, hiện tại qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thànhnên hệ thống các giá trị, các truyền thống và cách thể hiện, đó lànhững yếu tố xác định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”

Từ điển tiếng Việt, văn hóa được định nghĩa: “Văn hóa là tổng thểnói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo

ra trong quá trình lịch sử” Định nghĩa này khẳng định văn hoá lànhững sáng tạo của con người, mang lại giá trị cho con người, trong

đó bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần Theo đó, văn

Trang 6

hóa bao gồm toàn bộ những giá trị sáng tạo của con người đượcbiểu hiện, được kết tinh trong các của cải vật chất do con người tạora; đồng thời văn hóa còn bao gồm cả các sản phẩm tinh thần màcác cá nhân hay cộng đồng sáng tạo ra trong lịch sử.

Phát triển cách tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng, GS.TS NguyễnNgọc thêm định nghĩa:

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinhthần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt độngthực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tựnhiên và xã hội của mình

2.2 Các yếu tố cấu thành

2.2.1 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là sự thể hiện rõ nét nhất của văn hóa vì nó là phươngtiện quan trọng nhất để chuyển giao văn hóa, làm cho văn hóa có thểđược truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Ngôn ngữ ảnh hưởng đếnnhững cảm nhận, suy nghĩ của con người về thế giới đồng thời truyềnđạt cho cá nhân những chuẩn tắc, giá trị, sự chấp nhận quan trọng nhấtcủa một nền văn hóa

Ngôn ngữ không chỉ là những từ được nói hoặc viết ra mà bản thânngôn ngữ rất đa dạng, nó bao gồm ngôn ngữ có lời (verbal language) vàngôn ngữ không lời (non – verbal language)

2.2.2 Tôn giáo và tín ngưỡng

Tôn giáo và tín ngưỡng là niềm tin sâu sắc vào một điều gì đó vôhình, nhưng nó chi phối toàn bộ đời sống con người (ví dụ: Thiên chúagiáo – Chúa, Phật giáo – Phật Tổ, Bồ Tát) Tôn giáo và tín ngưỡng ảnhhưởng lớn đến cách sống, lối sống, niềm tin, giá trị và thái độ, thói quenlàm việc và cách cư xử của con người trong xã hội đối với nhau và với

xã hội khác Tôn giáo và tín ngưỡng dĩ nhiên có ảnh hưởng quyết địnhđến hành vi và ứng xử của các nhà kinh doanh

và giúp cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa

Thái độ là sự suy nghĩ, đánh giá, sự cảm nhận, nhìn nhận, cảm xúc

và sự phản ứng trước một sự vật dựa trên các giá trị Thái độ chịu sự

Trang 7

chi phối của tập hợp các giá trị, lòng tin, những nguyên tắc mà một

cá nhân tôn trọng, nhân sinh quan và thế giới quan được hình thành

và tích lũy trong quá trình sống và làm việc Thái độ điều khiển hầuhết các hành vi của con người và khiến cho những người khác nhau cónhững hành vi khác nhau trước cùng một hiện tượng hay sự vật.2.2.4 Các phong tục tập quán

Phong tục, tập quán là những hành vi ứng xử, thói quen, nếp sinhhoạt tương đối ổn định của các thành viên trong nhóm xã hội được lưutruyền từ thế hệ này qua thế hệ khác Ví dụ: Phong tục thờ cúng Tổtiên, phong tục gói bánh chưng ngày tết, nghi lễ thờ cúng Thành hoànglàng, các nhân vật lịch sử, thờ Mẫu cho đến thờ cúng Tổ tiên của ngườiViệt Nam

2.2.5 Thói quen và cách cư xử

Thói quen là những hành động, cách sống, nếp sống, phương pháplàm việc, xu thế xã hội được lặp đi lại nhiều lần trong cuộc sống,không dễ thay đổi trong một thời gian dài Thói quen là những cáchthực hành phổ biến hoặc đã hình thành từ trước

Cách cư xử là những hành vi được xem là đúng đắn trong một xãhội riêng biệt Thói quen thể hiện cách sự vật được làm, cách cư xử đượcdùng khi thực hiện chúng Ví dụ thói quen ở Mỹ là ăn món chính trướcmón tráng miệng Khi thực hiện thói quen này, họ dùng dao và nĩa ănhết thức ăn trên đĩa (dĩa) và không nói khi có thức ăn trong miệng.2.2.6 Thẩm mỹ

Thẩm mỹ là sự hiểu biết và thưởng thức cái đẹp Thẩm mỹ liênquan đến sự cảm thụ nghệ thuật, đến thị hiếu của nền văn hóa, từ đóảnh hưởng đến giá trị và thái độ của con người ở những quốc gia, dântộc khác nhau Các giá trị thẩm mỹ được phản ánh, thể hiện qua cáchoạt động nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, điện ảnh, văn chương, âmnhạc, kiến trúc

2.2.7 Giáo dục

Giáo dục là quá trình hoạt động có ý thức, có mục đích, có kế hoạchnhằm bồi dưỡng cho con người những phẩm chất đạo đức, những trithức cần thiết về tự nhiên và xã hội, cũng như những kỹ năng, kỹ xảocần thiết trong cuộc sống Giáo dục là yếu tố quan trọng để hiểu vănhoá Trình độ cao của giáo dục thường dẫn đến năng suất cao và tiến bộ

kỹ thuật Giáo dục cũng giúp cung cấp những cơ sở hạ tầng cần thiết

để phát triển khả năng quản trị

Trang 8

2.2.8 Khía cạnh vật chất của văn hóa

Khía cạnh vật chất của văn hóa là toàn bộ những giá trị sáng tạocủa người được thể hiện trong các của cải vật chất do con người tạo ra(các sản phẩm hàng hoá, công cụ lao động, tư liệu tiêu dùng, cơ sở hạtầng kinh tế, cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng tài chính ) Khíacạnh vật chất của văn hóa có nghĩa là văn hóa được biểu hiện trong cácgiá trị vật chất, bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình được biểu hiệntrong các giá trị vật chất của con người

2.3 Các đặc trưng

2.3.1 Văn hóa mang tính tập quán

Văn hóa quy định những hành vi được chấp nhận hay không đượcchấp nhận trong xã hội cụ thể Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu nhưmột sự khẳng định những nét độc đáo của một nền văn hóa này so vớinền văn hóa kia

2.3.2 Văn hóa mang tính cộng đồng

Văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào

sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong xãhội Văn hóa như là một sự quy ước chung cho các thành viên trongcộng đồng Đó là những lẽ thói, những tập tục mà một cộng đồng ngườicùng tuân theo một cách rất tự nhiên, không cần phải ép buộc Văn hóa

có được do chia sẻ Con người là thành viên của một nhóm, một tổ chứchay xã hội cùng chia sẻ một nền văn hóa, nó không có tính cụ thể trongtừng cá thể riêng lẻ

2.3.3 Văn hóa mang tính dân tộc

Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ và cảm nhận chung của từng dân tộc

mà người dân tộc khác không dễ gì hiểu được

2.3.4 Văn hóa có tính chủ quan

Con người ở các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khácnhau về cùng một việc Cùng một sự việc có thể được hiểu một cáchkhác nhau ở các nền văn hóa khác nhau

2.3.5 Văn hóa có tính khách quan

Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc, nhưng lại

có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội được chia sẻ

và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn

Trang 9

chủ quan của mỗi người Văn hóa tồn tại khách quan ngay cả với cácthành viên trong cộng đồng Chúng ta chỉ có thể học hỏi các nền vănhóa, chấp nhận nó, chứ không thể biến đổi chúng theo ý muốn chủ quancủa mình

2.3.6 Văn hóa có tính kế thừa

Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm, hàng ngàn năm của tất cả cáchoàn cảnh Mỗi thế hệ đều cộng thêm đặc trưng riêng biệt của mình vàonền văn hóa dân tộc trước khi truyền lại cho thế hệ sau Ở mỗi thế hệ,thời gian qua đi, những cái cũ có thể bị loại bỏ và tạo nên một nền vănhóa quảng đại Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian đã làm cho vốn vănhóa trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn

2.3.7 Văn hóa có thể học hỏi được

Văn hoá không chỉ được truyền lại từ đời này qua đời khác, mà nócòn phải do học mới có Đa số những kiến thức (một biểu hiện của vănhoá) mà một người có được là do học mà có hơn là bẩm sinh đã có Dovậy, con người ngoài vốn văn hoá có được từ nơi mình sinh ra và lớn lên,

có thể còn học được từ những nơi khác, những nền văn hóa khác Vănhóa không phải do di truyền và có tính sinh học, nó được tiếp thu quahọc hỏi và kinh nghiệm

2.3.8 Văn hoá luôn tiến hoá

Một nền văn hoá không bao giờ tĩnh tại và bất biến Ngược lại vănhoá luôn luôn thay đổi và rất năng động Nó luôn tự điều chỉnh cho phùhợp với trình độ vả tình hình mới Trong quá trình hội nhập và giaothoa với các nền văn hoá khác, nó có thể tiếp thu các giá trị tiền bộ,hoặc tích cực của các nền văn hoá khác Ngược lại, nó cũng tác độngảnh hưởng tới các nền văn hoá khác Văn hóa dựa trên khả năng thayđổi hay thích nghi của con người, và nó khác với quá trình thích nghibằng thay đổi gen ở động vật

2.4 Vai trò

2.4.1 Văn hoá là mục tiêu của sự phát triển xã hội

Có quan điểm cho rằng sự phát triển của các quốc gia chính là sựtăng trưởng cao về mặt kinh tế Quan điểm này có nguồn gốc từ lý luận

“quyết định luật kinh tế” cho rằng kinh tế quy định, quyết định mọi mặtcủa đời sống xã hội và vì vậy, phát triển kinh tế bằng mọi hình thức vàvới bất kỳ giá nào là mục đích tối cao của các quốc gia Nhưng thực tếcũng cho thấy rằng việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bằng

Trang 10

mọi giá có những thành tựu là nhu cầu vật chất của dân cư được đápứng, các thành tựu về khoa học công nghệ đã giúp cho con người thámhiểm được vũ trụ, đại dương , nhưng kèm theo đó là biết bao hậuquả nghiêm trọng đe dọa cuộc sống con người như ô nhiễm môi trường,thiên tai, bệnh tật,

Để lập lại sự cân bằng giữa tự nhiên và con người, giữa tăng trưởngkinh tế với ổn định và phát triển hài hoà, trình độ phát triển của cácquốc gia không chỉ căn cứ vào sự tăng trưởng hay sự phát triển kinh

tế của nó, mà thước đo sự phát triển quốc gia căn cứ vào mức độ pháttriển con người (HDI – Human development index)

Đó là một hệ thống gồm ba chỉ tiêu cơ bản: (1) mức độ phát triểnkinh tế đo bằng mức sống bình quân của người dân (GDP/người); (2)tiến bộ về y tế đo bằng tuổi thọ trung bình của người dân; (3) trình độhay tiến bộ về giáo dục căn cứ vào tỷ lệ người biết chữ và số năm đi họctrung bình của người dân

Như vậy, mục đích hay mục tiêu cao cả nhất của các quốc gia phải

là sự phát triển con người toàn diện, là việc nâng cao chất lượng sốngcho nhân dân chứ không phải là mục tiêu phát triển kinh tế hay pháttriển một số bộ phận, một số mặt nào đó của đời sống xã hội Và vănhoá theo nghĩa rộng nhất – nghĩa được sử dụng phổ biến – với tư cách

là phương thức sống và sự phát triển con người toàn diện – chính là mụctiêu tối thượng cho sự phát triển của các quốc gia

Đó cũng là những quan điểm chính của Liên Hiệp Quốc trong haithập kỷ qua Cựu tổng thư ký LHQ (J Cuéllar – 1996) đã khẳng định:

“Dù văn hoá là yếu tố quan trọng thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển,

nó không thể bị hạ thấp thành một nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đốivới sự phát triển kinh tế Trái lại, văn hoá là mục đích cuối cùng của sựphát triển đầy đủ, nghĩa là văn hoá được coi là mục đích phát triển conngười một cách toàn diện” Trong dịp phát động Thập kỷ Quốc tế pháttriển văn hoá của LHQ (1988 – 1997), ông Tổng giám đốc UNESCO đãtuyên bố: “ Tóm lại, động cơ và mục đích của sự phát triển phải đượctìm trong văn hoá Từng doanh nghiệp, các địa phương, mọi người, cácnhà chức trách phải kịp thời nắm lấy bài học này”

2.4.2 Văn hoá là động lực của sự phát triển xã hội

Động lực của sự phát triển là cái thúc đẩy sự phát triển khi bảnthân sự phát triển đó đã có, đã nảy sinh Muốn biết những động lựccủa sự phát triển xã hội cần phải tìm ra những yếu tố gây nên, kíchthích, thúc đẩy sự hoạt động của con người và trước hết là của khốiđông người Động lực của sự phát triển xã hội hay của một quốc gia làmột hệ thống động lực mà trong đó văn hoá có vị trí trung tâm là cốtlõi của nó Một số lý do chính để văn hoá có vai trò tạo ra sự kích thích,thúc đẩy và phát triển của các quốc gia và sự phát triển kinh tế – xã

Trang 11

hội nói chung như sau:

•Văn hoá với hệ thống các thành tố của nó – bao gồm các giá trịvật chất như máy móc dây chuyền công nghệ, công trình kiến trúc,sản phẩm hàng hoá và dịch vụ và các giá trị tinh thần như cácphát minh sáng kiến, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nghệthuật âm thanh, lễ hội, sân khấu tuồng chèo kịch, nghề thủ công,ngôn ngữ, văn chương, nhiếp ảnh điện ảnh – chính là “kiểu sống”của một dân tộc nhất định; nó là lối sống đặc thù và rất ổn định củadân tộc ấy Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,nếu kiểu sống của dân tộc phù hợp với các yếu tố của văn minh(thường có nguồn gốc ngoại sinh); phù hợp giữa hiện đại với truyềnthống thì văn hoá sẽ cổ vũ, tăng cường cho sự phát triển kinh tế –

xã hội Trái lại, khi truyền thống không phù hợp và chống lại hiệnđại, khi đó văn hoá sẽ trở thành lực lượng kìm hãm quá trình côngnghiệp hoá, hiện đại hoá, kìm hãm sự phát triển

•Văn hoá có thể trở thành một nguồn lực, sức mạnh tinh thần vôhình nhưng vô cùng mạnh mẽ đối với sự phát triển xã hội Đây làthứ nguồn lực thường tồn tại tiềm ẩn trong mỗi cá nhân cũng nhưcộng đồng dân tộc Nhưng tại thời điểm đặc biệt – khi xuất hiệnnguy cơ đối với sự tồn vong của quốc gia dân tộc – nếu Nhà nước

có một ý chí lớn và sự khôn ngoan biết đánh thức, khơi dậy và pháthuy sức mạnh văn hoá thì sẽ tạo ra được một động lực rất mạnh

mẽ thúc đẩy cả đất nước tiến lên

•Các loại hình văn hoá nghệ thuật, các sản phẩm văn hoá hữu hình

và vô hình nếu được khai thác và phát triển hợp lý sẽ tạo ra sự giàu

có về đời sống vật chất và tinh thần của quốc gia, tạo động lực thúcđẩy phát triển xã hội

2.4.3 Văn hoá là linh hồn và hệ điều tiết của phát triểnVai trò của các Nhà nước là lãnh đạo và quản lý sự phát triển kinh

tế – xã hội của quốc gia Để thực hiện vai trò này, Nhà nước phải định

ra đường lối, kế hoạch, chính sách, mô hình và các chiến lược phát triểncủa quốc gia Trong các công việc và quá trình này, văn hoá đóng vaitrò là “tính quy định” của sự phát triển, là nhân tố cơ bản mà Nhà nướccần phải dựa vào để tạo lập và vận hành một mô hình phát triển, mộtkiểu phát triển quốc gia mà nó cho là tốt nhất hay tối ưu nhất.Nhân tố văn hoá có mặt trong mọi công tác, hoạt động xã hội vàthường tác động tới con người một cách gián tiếp, vô hình tạo ra các

“khuôn mẫu” xã hội Do đó, văn hoá đóng vai trò điều tiết, dẫn dắt sựphát triển thể hiện ở mọi mặt của đời sống xã hội: Chính trị, hành chínhNhà nước, phát triển kinh tế, giáo dục, ngoại giao sự định hướng và

Trang 12

tác động của văn hoá sẽ mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn nếu Nhà nước tổchức nghiên cứu tìm ra hệ thống các giá trị của văn hoá dân tộc vàchính thức phát huy, phát triển bản sắc của dân tộc trong mọi mặt vàquá trình phát triển xã hội.

3 Văn hóa Hà Tĩnh

3.1 Giới thiệu

Là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ và sở hữu phong cảnh nước nonhữu tình, Hà Tĩnh không chỉ được biết đến là vùng đất hội tụ địa linhnhân kiệt mà còn là cái nôi của văn hóa dân gian, sản sinh ra các lànđiệu dân ca độc đáo và tạo được ấn tượng tốt đẹp với mọi du khách Bên

Hình 2: Thành phố Hà Tĩnhcạnh đó, Hà Tĩnh còn là nơi nổi tiếng với nền ẩm thực đặc sắc, khôngthể nào bị lu mờ trước nơi nào trên Việt Nam và những di tích mangđậm dấu ấn lịch sử của các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm

Trang 13

Ví dụ, người Kinh ở Hà Tĩnh thường sử dụng tiếng Kinh, một ngônngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Việt-Mường Người Chứt và người Thổ sửdụng tiếng Chứt và tiếng Thổ, đây là những ngôn ngữ thuộc nhóm ngônngữ Môn-Khmer Còn người Hrê sử dụng tiếng Hrê, một ngôn ngữ thuộcnhóm ngôn ngữ Austronesia.

Ngoài ra, cùng với Nghệ An, Hà Tĩnh có tiếng địa phương (phươngngữ) tạo nên nét riêng độc đáo của tiếng nói, rất đáng trân trọng, giữgìn Trong cấu trúc âm tiết, tiếng địa phương Hà Tĩnh thường thiếuvắng âm đệm m đệm trong tiếng Việt đứng ngay sau thủy âm, thường

là một nguyên âm hoặc một bán nguyên âm Nó có chức năng làm “mềmhóa” âm tiết, mang lại sự uyển chuyển linh hoạt, mềm mại khi phát âm.Đây được coi là khác biệt căn bản làm nên sắc điệu riêng trong giọngnói của cư dân Hà Tĩnh từ xưa đến nay Người Bắc thường nói: lúa, lửa,nứa, đường, nước, trâu, sâu thì trong tiếng Hà Tĩnh lại lần lượt thànhlà: ló, lả, ná, đàng, nác, tru, su Dễ bắt gặp nhiều trường hợp có sự biếnđổi của âm đầu như: “gi” thành ra “tr” như “giữa” thành “trửa” trong

“chính giữa”/ “chính trửa” hoặc tuy có âm đệm nhưng chuyển hóa, thaythế âm đệm như “lý luận” thành “lý luịn”, “quân sự” thành “quin sự”

Sự thiếu vắng âm đệm hoặc các hiện tượng biến âm kiểu như thế,lâu thành thói quen phát âm đã làm cho tiếng nói người Hà Tĩnh mangđậm chất miền Trung, có phần thô cứng, ít nhuần nhuyễn nhưng lại làmnên khẩu âm riêng biệt không dễ pha trộn với tiếng nói các vùng miềnkhác Có người lý giải điều đó do mối liên hệ đời sống sinh hoạt củangười miền Trung với một môi trường tự nhiên của vùng đất khí hậukhắc nghiệt, mưa nắng, giông bão, gió lào quanh năm Lối “ăn sóng,nói gió” hàng nghìn năm đã kết tinh thành một thứ thổ sản ngôn ngữ,

ăn sâu trong máu thịt cộng đồng người Hà Tĩnh

Việc sử dụng các ngôn ngữ và phương ngữ đặc trưng này giúp bảotồn và phát triển văn hóa đa dạng của Hà Tĩnh

3.2.2 Tôn giáo và tín ngưỡng

Hà Tĩnh có một sự đa dạng về tôn giáo và tín ngưỡng Tôn giáochính phổ biến ở Hà Tĩnh là Phật giáo, đặc biệt là Thiền và Tịnh độPhật giáo Ngoài ra, còn có một số người theo đạo Thiên Chúa giáo,Công giáo, và Cao Đài Ngoài các tôn giáo chính thống, Hà Tĩnh cũng

có nhiều tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số Ví

dụ, người dân tộc Chứt và Thổ thường thờ cúng các vị thần tự nhiên vàlinh vật Các lễ hội và nghi lễ truyền thống cũng thường được tổ chức

để tôn vinh các vị thần và linh vật này

Tôn giáo và tín ngưỡng đóng vai trò quan trọng trong đời sống vàvăn hóa của người dân Hà Tĩnh Chúng tạo nên một phần không thểthiếu trong địa danh và di sản văn hóa của tỉnh này

Trang 14

Hình 3: Phật giáo ở Hà Tĩnh

Hình 4: Nhà thờ ở Hà Tĩnh

Ngày đăng: 17/06/2024, 17:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w