xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ cho công ty cổ phần misa

98 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ cho công ty cổ phần misa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

Mã sinh viên: 2005VTTA052 Lớp: 2005VTTA

Khóa: 2020 - 2024

Hà Nội - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng khóa luận này là thành quả của công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Thị Mai Hương Các kết quả được trình bày trong luận văn là trung thực và chính xác Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo và trích dẫn đều được ghi rõ và tuân thủ đúng quy định

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2024

Tác giả

Hà Phương Yến

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Khóa luận "Xây dựng kế hoạch truyền thông cho công ty cổ phần

MISA” được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình từ quý thầy

cô Khoa Quản lý xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia Tôi xin trân trọng cảm ơn giảng viên Ths Nguyễn Thị Mai Hương đã dành nhiều thời gian, công sức cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình và những lời khuyên quý báu, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn thiện khóa luận này Nhờ kiến thức tuyệt vời và sự hiểu biết sâu rộng trong lĩnh vực của cô, khóa luận của tôi đã được định hướng đúng từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành Xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Quan hệ cộng đồng, công ty cổ phần MISA đã giúp tôi thu thập số liệu, tài liệu, đề xuất cho tôi rất nhiều lời khuyên hữu ích trong quá trình thực hiện khóa luận

Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô và toàn thể quý vị!

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 5

1.1.1 Khái niệm truyền thông 7

1.1.2 Khái niệm truyền thông nội bộ 7

1.1.3 Khái niệm xây dựng kế hoạch truyền thông 8

1.2 Vai trò của hoạt động truyền thông nội bộ đối với tổ chức 9

1.3 Mục tiêu của hoạt động truyền thông nội bộ với tổ chức 10

1.4 Các nhóm công chúng nội bộ trong tổ chức 12

1.5 Quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ 14

1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đến xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ 20

Tiểu kết chương 1 22

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA 23

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần MISA 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần MISA 23

2.1.2 Sản phẩm của công ty Cổ phần MISA 27

Trang 6

2.2.3 Thông điệp xuyên suốt của kế hoạch truyền thông nội bộ của công ty

3.1 Sự quan tâm của Ban lãnh đạo đối với hoạt động truyền thông nội bộ 75

3.2 Hoàn thiện bộ máy nhân sự bộ phận truyền thông 76

3.3 Lập kế hoạch truyền thông nội bộ gắn liền với tình hình của doanh nghiệp và giải quyết vấn đề cho doanh nghiệp 77

3.4 Thường xuyên có hoạt động lắng nghe ý kiến phản hồi của ban lãnh đạo và CBNV về các hoạt động truyền thông nội bộ trong năm 78

3.5 Điều chỉnh các hoạt động truyền thông nội bộ sát với mong muốn và sở thích của CBNV 80

Tiểu kết chương 3 81

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 7

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Giao tiếp không chỉ là nhu cầu hay hoạt động cơ bản mà còn là nghệ thuật với mỗi con người chúng ta, hàng ngày hàng giờ chúng ta giao tiếp với nhau bằng nhiều cách như lời nói, ánh mắt, cử chỉ, hành động, Giao tiếp là hoạt động quan trọng cho sự sống của con người, khẳng định như vậy bởi vì, nếu nói hoạt động ăn uống, hít thở giúp con người chúng ta tồn tại, thì giao tiếp chính là công cụ giúp con người phát triển về tư duy cá nhân và phát triển xã hội Hiện nay có rất nhiều người đang gặp phải các vấn đề về giao tiếp, họ không biết làm cách nào để người khác hiểu mình, và cũng không biết cách để lắng nghe và thấu hiểu người khác Đối với cá nhân đã khó khăn như vậy, đối với các công ty, tổ chức có hàng trăm hàng nghìn con người làm cách nào để họ giao tiếp được với nhau, để ban lãnh đạo giao tiếp được với cán bộ nhân viên của mình và ngược lại, đó chính là nhờ vào hoạt động truyền thông nội bộ

Bởi vì hoạt động truyền thông nội bộ trước nay luôn được coi là sợi dây gắn kết giữa doanh nghiệp với cán bộ nhân viên và giữa các cán bộ nhân viên với nhau, truyền thông nội bộ giúp cho doanh nghiệp thành một khối gắn kết, cùng nhau hướng đến những mục tiêu chung Vậy làm thế nào để xây dựng một kế hoạch truyền thông nội bộ chuyên nghiệp, hiệu quả, độ khả thi cao Để trả lời cho những băn khoăn ở trên tôi đã lựa chọn công ty Cổ phần MISA, để nghiên cứu và khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ để làm khóa luận tốt nghiệp MISA là một doanh nghiệp có lịch sử dày dặn với 30 năm kinh nghiệm, đã xây dựng văn hóa doanh nghiệp từ những ngày đầu mới thành lập Tuy nhiên hoạt động truyền thông nội bộ tại MISA những năm gần đây chưa được thực hiện theo sát kế hoạch đề ra, mức độ tham gia của cán bộ nhân viên chưa cao và chưa có nghiên cứu khoa học nào chuyên sâu về lĩnh vực truyền thông nội bộ của MISA

Trang 8

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lịch sử nghiên cứu:

Năm 1950-1970: Lĩnh vực truyền thông nội bộ bắt đầu xuất hiện và phát triển trong các công ty và tổ chức lớn tại Mỹ Các nhà nghiên cứu và chuyên gia bắt đầu quan tâm đến cách tăng cường giao tiếp nội bộ để nâng cao hiệu suất lao động và tinh thần đoàn kết trong tổ chức

Năm 1980-1990: Công nghệ thông tin và internet bắt đầu phát triển, mở ra nhiều cơ hội mới trong việc truyền thông nội bộ Các nhà nghiên cứu quan tâm đến sự ảnh hưởng của công nghệ mới trong cách tổ chức tạo ra và phân phối thông tin nội bộ

Năm 2000: Sự phát triển của mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến mở ra những thách thức và cơ hội mới cho truyền thông nội bộ Nghiên cứu trong lĩnh vực này tập trung vào sự tích cực của việc sử dụng các nền tảng này để tăng cường tương tác và cam kết của nhân viên

Hiện tại: Những nghiên cứu về truyền thông nội bộ tiếp tục phát triển nhanh chóng, đặc biệt là trong bối cảnh sự phổ biến của các công nghệ kỹ thuật số và nhu cầu tăng cường giao tiếp trong các tổ chức đa quốc gia Các nghiên cứu mới tập trung vào việc đo lường hiệu quả của các chiến lược truyền thông nội bộ và ứng dụng công nghệ mới nhất vào lĩnh vực này.

Một số nghiên cứu tiêu biểu:

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở:

2014: “Truyền thông nội bộ” (Tác giả: PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng):

Cuốn sách này là một tài liệu học thuật tổng quát, cung cấp cái nhìn sâu sắc về các khái niệm, chiến lược và phương pháp thực hiện truyền thông nội bộ Tác giả đã tập trung vào việc làm thế nào để truyền thông nội bộ có thể hỗ trợ việc xây dựng văn hóa tổ chức, thúc đẩy sự tương tác và gắn kết giữa các thành viên trong công ty

Trang 9

2019: “ Truyền thông; Lý thuyết và kỹ năng cơ bản” (Tác giả: Nguyễn Văn Dững Đỗ Thị Thu Hằng) NXB Thông tin và truyền thông Hà Nội: Cuốn sách là giáo trình cơ bản nhất trong việc đào tạo chuyên ngành truyền thông Cuốn sách đã đưa ra những khái niệm cơ bản về hệ thống lý thuyết, khái niệm về truyền thông, các mô hình, các loại hình truyền thông cơ bản

- Luận văn thạc sĩ:

2013: “Truyền thông nội bộ trong xây dựng và phát triển văn hóa VTV” (Đỗ Thị Hoàng Yến): Luận văn tập trung vào vai trò của truyền thông nội bộ trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) Tác giả có thể đã nghiên cứu cách truyền thông nội bộ được sử dụng để gắn kết nhân viên, củng cố các giá trị văn hóa VTV

2014: “Truyền thông nội bộ trong Tổng cục công nghiệp quốc phòng” (Tác giả: Nguyễn Anh Tuấn): Nghiên cứu này tập trung vào các phương pháp và chiến lược truyền thông nội bộ trong Tổng cục công nghiệp quốc phòng Bao gồm các quy trình thông tin nội bộ, quản lý tin tức và sự kiện, cũng như cách thức để đảm bảo an ninh thông tin và sự thống nhất trong các hoạt động nội bộ

2021: “Quản trị truyền thông chính sách nội bộ tại Công ty TNHH Phần mềm FPT” (Tác giả: Nguyễn Thanh Nga): Đề tài hệ thống việc quản trị các chính sách truyền thông nội bộ trong một công ty công nghệ FPT Software Phân tích thực trạng quản trị truyền thông nội bộ tại doanh nghiệp, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện quá trình quản trị truyền thông nội bộ

2022: “Quản trị truyền thông nội bộ tại Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông” (Tác giả: Nguyễn Thị Minh Hiền): Luận án đã tiếp cận, phân tích một cách khoa học và hệ thống, bài bản hệ thống lý thuyết, quan điểm lý luận liên quan đến truyền thông tại Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông, hoạt động quản trị truyền thông và những điểm tương đồng giữa các lý thuyết này Đây là tài

Trang 10

liệu quan trong giúp tác giả tiếp cận hệ thống lý thuyết về quản trị truyền thông trong tổ chức

2022: “Quản trị truyền thông nội bộ tại Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel” (Tác giả: Nguyễn Thị Huyền): Đề tài đã hệ thống lại các lý luận về quản trị truyền thông tại Tổng công ty Cổ phần Công trình Viettel , phân tích thực trạng quản trị truyền thông doanh nghiệp ở doanh nghiệp, đề tài là nghiên cứu giúp tác giả có cái nhìn tổng quát về truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp

2023: “Quản trị hoạt động truyền thông nội bộ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn cầu K&K” (Tác giả: Trần Thanh Huyền): Trong luận văn của mình, tác giả đã tiến hành khảo sát thực trạng truyền thông nội bộ tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Toàn cầu K&K Từ đó, tác giả đưa ra những định hướng về mặt giải pháp nhằm phát triển hoạt động truyền thông nội bộ tại công ty

Tổng kết chung, các nghiên cứu kể trên đã có nghiên cứu về hoạt động truyền thông nội bộ nhiều doanh nghiệp Tuy nhiên vậy chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về hoạt động truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần MISA

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng được lựa chọn để nghiên cứu là công ty Cổ phần MISA

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về phạm vi nội dung đề tài nghiên cứu: hoạt động xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ của công ty Cổ phần MISA

- Về phạm vi không gian: thành phố Hà Nội

- Về phạm vi thời gian : từ năm 2022 đến năm 2023

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu

Trang 11

Khảo sát thực trạng xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần MISA Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ của công ty Cổ phần MISA

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu những lý luận cơ bản liên quan đến truyền thông và truyền thông nội bộ

Phân tích các hoạt động trong kế hoạch truyền thông nội bộ hiện tại tại Công ty Cổ phần MISA Bằng cách thu thập và phân tích tài liệu liên quan, nghiên cứu sẽ đưa ra cái nhìn tổng quan về các hoạt động truyền thông nội bộ được tổ chức và triển khai trong công ty Đây là bước quan trọng để hiểu rõ tình hình thực tế của hoạt động truyền thông nội bộ và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của kế hoạch.

Dựa trên việc nghiên cứu và đánh giá để đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm cải thiện quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông nội bộ tại Công ty Cổ phần MISA Các khuyến nghị và biện pháp sẽ được lập ra để nâng cao hiệu quả của truyền thông nội bộ, đồng thời đáp ứng được các yêu cầu và mong đợi của cán bộ nhân viên đối với hoạt động truyền thông tại công ty Cổ phần MISA

5 Giả thuyết khoa học

Trong khóa luận này, giả thuyết khoa học của tôi là kế hoạch truyền thông nội bộ hiệu quả sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao tương tác và thông tin trong tổ chức Tôi giả định rằng sự tham gia tích cực của lãnh đạo công ty vào quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ sẽ tạo động lực và sự cam kết cao hơn từ nhân viên Sử dụng các công cụ truyền thông hiện đại và phù hợp cũng được cho là sẽ tăng tính hiệu quả của kế hoạch truyền thông nội bộ Việc thu thập phản hồi thường xuyên và đóng góp ý kiến từ nhân viên sẽ cải thiện quá trình triển khai kế hoạch truyền thông nội bộ Cuối cùng, tăng cường khảo sát và đánh giá định kỳ về hoạt động truyền

Trang 12

thông nội bộ được cho là có thể giúp nâng cao hiệu quả của kế hoạch này Các giả thuyết này sẽ là cơ sở cho quá trình nghiên cứu và đánh giá trong khóa luận của tôi

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành khóa luận này tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Nghiên cứu tài liệu: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về truyền thông và truyền thông nội bộ, nghiên cứu tài liệu về các hoạt động truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần MISA

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn ban lãnh đạo và phó phòng Quan hệ cộng đồng tại công ty Cổ phần MISA

- Phương pháp khảo sát: Khảo sát các đối tượng và cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo tại MISA

8 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, bố cục nội dung của đề tài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về khảo sát xây dựng và phát triển kế hoạch truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần MISA

Chương 2 Thực trạng xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần Misa

Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ của công ty Cổ phần MISA

Trang 13

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ

1.1 Các khái niệm

1.1.1 Khái niệm truyền thông

Có thể nói, truyền thống gắn bó với sự ra đời và phát triển của con người và xã hội Bởi truyền thông chính là quá trình thông tin, trao đổi giữa mỗi cá nhân với nhau hoặc trong một hay nhiều cộng đồng Đặc biệt, trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất, truyền thông ngày càng phát triển và tạo ra nhiều hình thức mới

Gốc của từ "Truyền thông" trong tiếng Latinh là Communicate, nghĩa là "chia sẻ" Đó là sự chia sẻ thông tin giữa các cá nhân khác nhau Nó bao gồm việc chia sẻ các ý tưởng, khái niệm, trí tưởng tượng, hành vi và nội dung bằng văn bản Truyền thông được định nghĩa đơn giản là việc chuyển thông tin từ nơi này đến nơi khác Việc chuyển giao thông tin này có thể được tiến hành theo nhiều cách khác nhau Chốt lại về khái niệm truyền thông trong cuốn sách Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản, Nguyễn Văn Dững (2011) định nghĩa về truyền thông: Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin, tâm tư, tình cảm , chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm-giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá

nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội” [1,tr.13-15]

1.1.2 Khái niệm truyền thông nội bộ

Khi nói đến truyền thông của một tổ chức, có hai khái niệm thường gắn liền với nó là truyền thông nội bộ và truyền thông bên ngoài Truyền thông nội bộ liên quan việc quản lý hoạt động truyền thông đối với nhóm công chúng nội bộ của tổ chức/doanh nghiệp Vì vậy, trong khuôn khổ khóa luận này, thuật ngữ "truyền thông nội bộ" hay còn gọi là "PR nội bộ" Hai khái

Trang 14

niệm này được sử dụng với nghĩa tương đương Trước hết cần phải làm rõ khái niệm PR là gì? PR là tên viết tắt từ tiếng Anh "Public Relations" có nghĩa tiếng Việt là "Quan hệ công chúng"

PR với tư cách là một nghề chuyên nghiệp xuất hiện ở cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tại Mỹ khi nền kinh tế công nghiệp tư bản ở nước này đang ở giai đoạn phát triển mang tính cạnh tranh cao Chính vì vậy, các nhà thực hành PR hay các học giả nghiên cứu PR thường đưa ra những định nghĩa khác nhau về PR

Frank Jefkins đã định nghĩa: PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong và bên ngoài tổ chức, giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự hiểu biết lẫn nhau

Còn truyền thông nội bộ là một thuật ngữ được dịch ra từ tiếng Anh Internal communications, đây là một hoạt động truyền đạt thông tin giữa các thành viên, các phòng ban trong công ty với nhau, nhằm xây dựng, duy trì và củng cố mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên với nhau, giữa nhân viên và sếp Đây là công tác mà bất cứ doanh nghiệp, cơ quan, công ty, đoàn thể nào cũng cần có

Theo PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng trong cuốn PR lý luận và ứng dụng "PR nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan với công chúng nội bộ để đi tới thành công chung của tổ chức, cơ quan đó" [2,tr.212]

1.1.3 Khái niệm xây dựng kế hoạch truyền thông

Xây dựng kế hoạch truyền thông là quá trình xác định mục tiêu, đối tượng, thông điệp, kênh truyền thông, ngân sách và thời gian thực hiện cho một chiến dịch truyền thông Kế hoạch truyền thông giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu truyền thông một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí [17]

Trang 15

1.2 Vai trò của hoạt động truyền thông nội bộ đối với tổ chức

Thông qua các hoạt động quản trị truyền thông nội bộ, mọi thông tin đều được trao đổi minh bạch, rõ ràng, đầy đủ, giúp các cán bộ nhân viên (CBNV) nắm rõ mục tiêu và nhiệm vụ của mình Đồng thời, hoạt động này còn giúp thông tin nội bộ trong doanh nghiệp thống nhất hơn, các phòng ban phối hợp nhịp nhàng trong công việc, hạn chế tối đa các mâu thuẫn nội bộ

Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để lan tỏa thông tin, gắn kết các bộ phận, thúc đẩy phát triển những giá trị tích cực, tốt đẹp.Tính đoàn kết luôn là yếu tố quan trọng trong một tập thể, yếu tố này góp phần tạo nên sức mạnh doanh nghiệp Hoạt động truyền thông nội bộ sẽ tạo ra sợi dây gắn kết các nhân viên, phòng ban với nhau, để mọi người cùng nhận thức được mục tiêu chung Tinh thần đoàn kết còn tạo ra sự thấu hiểu và chia sẻ lẫn nhau, giúp mọi người biết hỗ trợ và cùng nhau đi lên Thực hiện tốt việc quản trị hoạt động truyền thông nội bộ sẽ khiến các thành viên yêu thích môi trường làm việc của mình hơn, họ cảm thấy được tôn trọng và quan tâm đến Do đó sẽ chủ động làm việc nhiệt huyết, tích cực và gắn bó lâu dài với công ty, thậm chí giới thiệu bạn bè, người thân cùng vào làm

Ngoài ra, một môi trường làm việc được chính các nhân viên đánh giá tốt sẽ là điểm cộng cho doanh nghiệp thu hút nhân tài.Có thể thấy, Quản trị truyền thông nội bộ có vai trò quan trọng trong việc hình thành một môi trường làm việc hiệu quả, luôn bám sát các hoạt động truyền thông của doanh nghiệp, tạo ra các kênh thông tin giúp nhân viên hiểu được tình hình của đơn vị mình, mở ra các kênh trao đổi thông tin giữa nhân viên cấp dưới và cán bộ quản lý Tạo nên sự hiểu biết lẫn nhau và tác động đến kết quả cuối cùng của doanh nghiệp Trong hoạt động truyền thông nội bộ, bên cạnh việc truyền thông theo thứ bậc giữa lãnh đạo với nhân viên thì truyền thông ngang cấp giữa nhân viên với nhau cũng giữ vai trò hết sức quan trọng

Trang 16

Vai trò của quản trị truyền thông nội bộ không chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin tới người lao động, mà còn xác lập và thúc đẩy nhiều mối quan hệ nhiều chiều: giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như giữa các nhân viên trong đơn vị với nhau Không có mâu thuẫn, áp lực công việc; Tình trạng nơi làm việc không có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người lao động; Sự thành công của tổ chức; Niềm tin chung vào tương lai Truyền thông nội bộ góp phần rất quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển hình ảnh của Doanh nghiệp Có một điều mà Doanh nghiệp ít để ý tới là mỗi thành viên trong Doanh nghiệp chính là một hình ảnh thu nhỏ của Doanh nghiệp đó Vai trò của quản trị truyền thông nội bộ không chỉ giới hạn ở việc cung cấp thông tin tới người lao động, mà còn xác lập và thúc đẩy nhiều mối quan hệ nhiều chiều: giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như giữa các nhân viên trong đơn vị với nhau Không có mâu thuẫn, áp lực công việc; Tình trạng nơi làm việc không có ảnh hưởng xấu cho sức khỏe người lao động; Sự thành công của tổ chức; Niềm tin chung vào tương lai Truyền thông nội bộ góp phần rất quan trọng trong việc tạo dựng và phát triển hình ảnh của Doanh nghiệp Có một điều mà Doanh nghiệp ít để ý tới là mỗi thành viên trong Doanh nghiệp chính là một hình ảnh thu nhỏ của Doanh nghiệp đó Bởi vậy, các thành viên trong Doanh nghiệp phải cùng chung tay và ý thức được tầm quan trọng của mình trong việc góp phần xây dựng phát triển hình ảnh của Doanh nghiệp

1.3 Mục tiêu của hoạt động truyền thông nội bộ với tổ chức

Hoạt động truyền thông nội bộ (TTNB) đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự hiệu quả và hài hòa trong tổ chức Một trong những mục tiêu chính của hoạt động này là đảm bảo sự lưu thông thông tin hiệu quả Điều này bao gồm việc cung cấp thông tin rõ ràng và kịp thời, giúp nhân viên nhận được thông tin cần thiết một cách nhanh chóng và chính xác Bằng cách truyền đạt thông tin một cách minh bạch, tổ chức có thể giảm thiểu sai sót và tránh các hiểu lầm không cần thiết Gắn kết và tạo sự tham gia của nhân viên

Trang 17

cũng là một mục tiêu quan trọng của truyền thông nội bộ Khi nhân viên cảm thấy mình là một phần quan trọng của tổ chức, sự gắn kết sẽ được tăng cường Truyền thông nội bộ khuyến khích nhân viên tham gia vào các hoạt động của tổ chức và đóng góp ý kiến, giúp xây dựng một môi trường làm việc nơi mọi người đều cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng Một trong những lợi ích lớn của truyền thông nội bộ là xây dựng và củng cố văn hóa doanh nghiệp Qua đó, các giá trị, tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức được truyền tải và hiểu rõ bởi tất cả các thành viên Điều này giúp củng cố nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đoàn kết Hỗ trợ quá trình thay đổi và quản lý khủng hoảng là một vai trò không thể thiếu của truyền thông nội bộ Khi tổ chức đối mặt với các thay đổi hoặc khủng hoảng, việc truyền đạt thông tin một cách minh bạch và chính xác giúp nhân viên hiểu rõ và thích nghi với các tình huống mới Điều này không chỉ giúp giảm bớt lo lắng mà còn tăng cường sự ổn định và tin tưởng trong tổ chức Cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên là một mục tiêu quan trọng khác Truyền thông nội bộ cung cấp thông tin và hướng dẫn cần thiết để nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn Ngoài ra, thông báo về các chương trình đào tạo và phát triển kỹ năng giúp nhân viên nâng cao năng lực và đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của tổ chức Tăng cường sự hài lòng và giữ chân nhân viên cũng là mục tiêu then chốt Bằng cách thu thập phản hồi từ nhân viên, tổ chức có thể hiểu rõ mức độ hài lòng và những vấn đề cần cải thiện Một môi trường làm việc tích cực và hấp dẫn không chỉ giúp giảm tỷ lệ nghỉ việc mà còn nâng cao lòng trung thành và cam kết của nhân viên đối với tổ chức Xây dựng hình ảnh và uy tín nội bộ là một phần không thể thiếu của truyền thông nội bộ Một hình ảnh đáng tin cậy và uy tín trong mắt nhân viên sẽ tạo dựng niềm tin và khuyến khích sự trung thành Nhân viên sẽ cảm thấy tự hào và sẵn sàng gắn bó lâu dài với tổ chức Hoạt động truyền thông nội bộ cũng hỗ trợ các chiến lược kinh doanh và mục tiêu của tổ chức Bằng cách đảm bảo rằng tất cả nhân

Trang 18

viên hiểu rõ và đồng thuận với các mục tiêu chiến lược, tổ chức có thể đồng bộ hóa nỗ lực và thúc đẩy sự đổi mới Khuyến khích nhân viên đề xuất các ý tưởng sáng tạo và cải tiến quy trình làm việc cũng là cách giúp tổ chức đạt được các mục tiêu chiến lược một cách hiệu quả Cuối cùng, truyền thông nội bộ giúp tăng cường hợp tác liên phòng ban Việc thúc đẩy sự hợp tác và giao tiếp hiệu quả giữa các phòng ban và bộ phận trong tổ chức giúp giải quyết mâu thuẫn và vấn đề một cách hiệu quả Tạo ra các kênh giao tiếp mở không chỉ giúp xây dựng mối quan hệ hợp tác mà còn nâng cao sự hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các bộ phận

Như vậy, hoạt động truyền thông nội bộ không chỉ là việc truyền đạt thông tin mà còn là một công cụ chiến lược quan trọng để xây dựng một môi trường làm việc tích cực, nâng cao hiệu suất công việc và đảm bảo sự phát triển bền vững của tổ chức Một hệ thống truyền thông nội bộ hiệu quả sẽ giúp tổ chức đạt được các mục tiêu chiến lược và tạo ra giá trị lâu dài

1.4 Các nhóm công chúng nội bộ trong tổ chức

Trong một tổ chức, các nhóm công chúng nội bộ có vai trò và nhu cầu thông tin khác nhau, đòi hỏi các chiến lược truyền thông nội bộ phù hợp để đáp ứng và tương tác hiệu quả Dưới đây là các nhóm công chúng nội bộ chính trong một tổ chức:

Ban lãnh đạo và quản lý cấp cao: Nhóm này bao gồm các nhà lãnh đạo và quản lý cấp cao của tổ chức, như giám đốc điều hành, giám đốc tài chính, và các thành viên trong ban quản trị Họ cần thông tin chiến lược, dữ liệu tài chính, và các báo cáo hiệu suất để đưa ra quyết định quan trọng Truyền thông nội bộ với nhóm này thường tập trung vào các cuộc họp định kỳ, báo cáo tài chính, và bản tin nội bộ cấp cao

Quản lý trung gian: Nhóm quản lý trung gian bao gồm các trưởng phòng, trưởng nhóm, và quản lý dự án Họ là cầu nối giữa ban lãnh đạo và nhân viên, cần thông tin rõ ràng về các mục tiêu, chiến lược và chính sách của

Trang 19

tổ chức để triển khai và giám sát công việc hàng ngày Truyền thông nội bộ với nhóm này bao gồm các buổi đào tạo, cuộc họp nhóm, và các bản tin nội bộ

Nhân viên hành chính và hỗ trợ: Nhóm này bao gồm các nhân viên hành chính, nhân viên hỗ trợ kỹ thuật, và các nhân viên văn phòng khác Họ cần các thông tin về quy trình công việc, chính sách nhân sự, và các thông báo nội bộ để thực hiện công việc hàng ngày Truyền thông nội bộ với nhóm này thường thông qua email, bản tin nội bộ, và bảng tin văn phòng

Nhân viên chuyên môn và kỹ thuật: Nhóm này bao gồm các chuyên gia, kỹ sư, và nhân viên kỹ thuật có chuyên môn cao trong các lĩnh vực cụ thể Họ cần thông tin chi tiết về dự án, công nghệ mới, và các quy trình kỹ thuật Truyền thông nội bộ với nhóm này thường bao gồm các cuộc họp chuyên môn, hội thảo kỹ thuật, và các tài liệu hướng dẫn chi tiết

Nhân viên sản xuất và công nhân: Nhóm này bao gồm các nhân viên làm việc trực tiếp trong quá trình sản xuất, như công nhân nhà máy, nhân viên kho, và nhân viên vận chuyển Họ cần thông tin về quy trình sản xuất, an toàn lao động, và các quy định công việc Truyền thông nội bộ với nhóm này thường thông qua các cuộc họp nhóm ngắn, bảng thông báo tại nơi làm việc, và các chương trình đào tạo tại chỗ

Nhân viên mới: Nhóm này bao gồm các nhân viên mới gia nhập tổ chức, họ cần thông tin chi tiết về văn hóa doanh nghiệp, quy trình công việc, và các chính sách của công ty để nhanh chóng hòa nhập và bắt đầu công việc hiệu quả Truyền thông nội bộ với nhóm này thường qua các chương trình đào tạo định hướng, sổ tay nhân viên, và các buổi gặp mặt định kỳ với quản

Nhân viên làm việc từ xa: Nhóm này bao gồm các nhân viên làm việc từ xa hoặc tại các văn phòng chi nhánh Họ cần thông tin liên tục và hỗ trợ để duy trì sự kết nối và hiệu quả công việc Truyền thông nội bộ với nhóm này

Trang 20

thường qua các công cụ giao tiếp trực tuyến, hội thảo trực tuyến, và các bản tin điện tử

Cựu nhân viên và người hưu trí: Nhóm này bao gồm những người đã từng làm việc cho tổ chức và hiện đã nghỉ hưu Họ có thể vẫn quan tâm đến các hoạt động của tổ chức và có thể đóng góp thông qua các chương trình tư vấn hoặc sự kiện kỷ niệm Truyền thông nội bộ với nhóm này thường qua các bản tin dành cho cựu nhân viên, thư từ, và các sự kiện gặp mặt

Việc phân loại và hiểu rõ các nhóm công chúng nội bộ giúp tổ chức xây dựng các chiến lược truyền thông phù hợp, đảm bảo thông tin được truyền đạt hiệu quả và đúng mục tiêu Điều này không chỉ giúp tăng cường sự gắn kết và hiệu suất làm việc của nhân viên mà còn góp phần xây dựng một môi trường làm việc tích cực và bền vững

1.5 Quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ

Kế hoạch truyền thông nội bộ là tổng hợp các danh mục, các hoạt động được doanh nghiệp đề ra và thực hiện nhằm mục đích triển khai chiến lược truyền thông nội bộ theo mục tiêu đã đề ra Dưới đây là quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ:

- Bước 1 đánh giá thực trạng doanh nghiệp:

Trước khi bắt đầu xây dựng một bản kế hoạch truyền thông nội bộ thì doanh nghiệp cần đánh giá về thực trạng tình hình của doanh nghiệp Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng mục tiêu chiến lược Các nội dung đánh giá bao gồm:

+ Điểm mạnh (Strengths): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như lượng khách hàng trung thành, công nghệ hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm độc đáo

+ Điểm yếu (Weaknesses): là những yếu tố cản trở doanh nghiệp hoạt động một cách tối ưu nhất Đây là những điểm mà doanh nghiệp cần khắc

Trang 21

phục, cải tiến nhanh chóng để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường như: giá cao hơn đối thủ, thương hiệu còn nhỏ, chưa có tiếng trên thị trường, sản phẩm lỗi,

+ Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động thuận lợi, tích cực, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường Ví dụ: Tiềm năng phát triển thương hiệu hoặc bán hàng trên các mạng xã hội như Tiktok, nhu cầu khách hàng ngày càng cao,

+ Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có khả năng tác động tiêu cực đến doanh nghiệp Chẳng hạn như nguyên vật liệu tăng, đối thủ cạnh tranh nhiều và mạnh, xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục,

Kỹ thuật phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats) được dùng để đánh giá và hiểu rõ tình hình của một tổ chức, dự án hoặc cá nhân

Phân tích mô hình ma trận SWOT giúp doanh nghiệp nhận thức về tình hình hiện tại và môi trường xung quanh để lập kế hoạch và hoạch định chiến lược, từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh hơn và tận dụng cơ hội, đối phó với rủi ro, tận dụng sức mạnh và khắc phục yếu điểm

- Bước 2 xây dựng mục tiêu truyền thông:

Mục tiêu truyền thông nội bộ là các mục tiêu được đặt ra để hướng đến việc tối ưu hóa quá trình truyền đạt thông tin và tương tác nội bộ trong một tổ chức hoặc doanh nghiệp Đây là các mục tiêu cụ thể và định hướng mà tổ chức muốn đạt được thông qua các hoạt động truyền thông nội bộ, nhằm cải thiện hiệu suất làm việc, tăng cường tinh thần đồng đội, và xây dựng một môi trường làm việc tích cực

Các mục tiêu truyền thông nội bộ thường được xác định dựa trên đánh giá sâu rộng về nhu cầu và thực trạng truyền thông trong tổ chức, bao gồm cả

Trang 22

việc phân tích các khía cạnh như mức độ hiểu biết về văn hóa tổ chức, sự tương tác giữa các bộ phận, cơ hội tham gia của nhân viên, và sự minh bạch trong thông tin

Xây dựng mục tiêu theo nguyên tắc SMART

SMART là một mô hình giúp các doanh nghiệp xác định được mục tiêu phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau

S.M.A.R.T là tên viết tắt các chữ đầu của 5 bước:

Trang 23

điểm kinh nghiệm, giới tính, độ tuổi, sở thích, thói quen, vị trí địa lý, học vấn …

- Bước 4 xây dựng thông điệp truyền thông

Thông điệp: Là một trong các yếu tố cơ bản trong quá trình truyền thông Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Theo The Missouri Group, tác giả của cuốn sách "Nhà báo hiện đại":"Với mỗi thông điệp bạn viết, trước hết bạn hy vọng đạt được điều gì, ngay cả khi mục đích của bạn chỉ là thông tin" [29, tr.440]

Theo tác giả Nguyễn Văn Dững, Đỗ Thị Thu Hằng: "Thông điệp là một hệ thống ký hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thể Hệ thống ký hiệu này là quy ước giữa đầu phát và đầu nhận, nói cách khác, hệ thống ký hiệu ấy phải được giải mã bởi đầu nhận Hệ thống ký hiệu ấy có thể là lời nói (tiếng động và âm nhạc), chữ viết, đường nét, màu sắc, cử chỉ, thái độ, " [16, tr 244]

Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, đòi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật được mã hóa theo một hệ thống ký hiệu nào đó Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách hiểu - tức là có khả năng giải mã Tiếng nói, chữ viết, hệ thống biển báo, hình ảnh, cử chỉ biểu đạt của con người được sử dụng để chuyển tải thông điệp Có thể khái quát: Thông điệp là thông tin cốt lõi, có mục đích, được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ quy ước để người cung cấp và người tiếp nhận có thể hiểu được nhau Thông điệp cần thể hiện một cách cô đọng, đơn giản, bất ngờ, gây được cảm xúc cho người nhận Từ khái niệm "truyền thông" và "thông điệp", tác giả xin đưa ra khái niệm: "Thông điệp truyền thông là một thông điệp mà một cơ quan, đơn vị, tổ chức muốn truyền tải tới công chúng mục tiêu Đó là những điểm thu hút được sự chú ý của công chúng " Yêu cầu đối với nội dung thông điệp là phải ngắn gọn, lượng thông tin cao, mang tính nghệ thuật, phù hợp với đối tượng nhận tin về tâm lý, thị hiếu, văn hóa, về thời gian và không gian nhận tin

Trang 24

- Bước 5 xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể

Bước 5 này cần xây dựng một kế hoạch cụ thể bao gồm: Mục tiêu, cần đặt ra các mục tiêu cụ thể muốn đạt được thông qua các hoạt động truyền thông Timeline chương trình, xây dựng timeline nhằm xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của từng hoạt động trong kế hoạch truyền thông, phân bổ thời gian cho mỗi giai đoạn quan trọng của chương trình để đảm bảo tiến độ được duy trì và hoàn thành đúng hạn Kịch bản chương trình, kịch bản MC Người phụ trách cho từng hạng mục là gán người chịu trách nhiệm cho từng phần của kế hoạch truyền thông Việc phân công rõ ràng sẽ đảm bảo mỗi hoạt động được thực hiện theo đúng tiến độ và chất lượng Kinh phí dự trù cho các nội dung, cần xác định nguồn lực tài chính cần thiết cho từng phần của kế hoạch truyền thông, bao gồm chi phí sản xuất nội dung, chi phí quảng cáo, và chi phí tổ chức sự kiện Đảm bảo rằng ngân sách được phân bổ hợp lý để đáp ứng các mục tiêu đã đề ra

Khi xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể, hãy đảm bảo rằng mọi người liên quan đều được thông tin đầy đủ về mục tiêu và kế hoạch của bạn Đồng thời, luôn có sẵn các chỉ số và cách đo lường để theo dõi và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông Việc có một kế hoạch chi tiết và minh bạch sẽ giúp bạn tối ưu hóa các nỗ lực truyền thông và đạt được kết quả mong đợi

Dưới đây là cách thực hiện bước 5 trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông cụ thể:

+ Xác định mục tiêu: Đặt ra mục tiêu cụ thể mong muốn đạt được với chương trình truyền thông

+ Xây dựng Timeline Chương trình: Thiết lập một lịch trình cụ thể cho chương trình Xác định các ngày quan trọng như ngày bắt đầu và kết thúc của chương trình, các sự kiện quan trọng, và các thời điểm chính để triển khai các hoạt động truyền thông

Trang 25

+ Xây dựng kịch bản chương trình: Phát triển một kịch bản chi tiết cho chương trình, bao gồm các hoạt động, sự kiện và nội dung cụ thể dự định triển khai Đảm bảo rằng kịch bản này phản ánh đúng mục tiêu và thông điệp

+ Kịch bản MC: Kịch bản này sẽ bao gồm các phần nội dung cần phát biểu, các câu hỏi để tương tác với khán giả, và các hướng dẫn khác cho người dẫn chương trình

+ Người phụ trách từng hạng mục: Xác định rõ ràng người phụ trách từng phần của chương trình Bao gồm việc chỉ định người chịu trách nhiệm cho việc triển khai các hoạt động cụ thể, âm thanh, ánh sáng chuẩn bị nội dung trên sân khấu, và quản lý ngân sách

+ Kinh phí dự trù: Xác định và dự đoán các chi phí liên quan đến chương trình truyền thông, bao gồm chi phí cho mỗi hoạt động, chi phí sản xuất nội dung, chi phí quảng cáo, chi phí sự kiện (nếu có), và các chi phí khác Đảm bảo có một ngân sách dự trù hợp lý và quản lý kỷ luật để tránh vượt quá ngân sách

- Bước 6 đo lường hiệu quả thực hiện

Bước 6 trong quy trình xây dựng kế hoạch truyền thông là đo lường hiệu quả thực hiện để đánh giá xem kế hoạch của bạn đã đạt được mục tiêu ban đầu hay không và để hiểu rõ hơn về cách hoạt động của nó Bao gồm xác định Các Chỉ số Hiệu quả (KPIs): Đầu tiên, xác định các chỉ số hoặc mục tiêu cụ thể mà bạn muốn đo lường Các KPIs có thể bao gồm số lượng lượt xem, tương tác trên mạng xã hội, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số bán hàng tăng, tăng trưởng nhận thức thương hiệu, vv Thu thập Dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau liên quan đến hoạt động truyền thông của bạn Điều này có thể bao gồm dữ liệu từ các nền tảng truyền thông xã hội, Google Analytics, các cuộc khảo sát khách hàng, báo cáo từ bộ phận tiếp thị và bán hàng Phân tích Dữ liệu: Phân tích dữ liệu thu thập được để hiểu rõ hơn về hiệu quả của các hoạt động truyền thông Xem xét các xu hướng, mẫu số, và các điểm

Trang 26

mạnh, điểm yếu của chiến lược của bạn So sánh với Mục tiêu Ban đầu: So sánh các KPIs thu được với mục tiêu ban đầu mà bạn đã đặt ra trong kế hoạch truyền thông Điều này giúp đánh giá xem bạn đã đạt được các mục tiêu hay không và đưa ra những điều chỉnh cần thiết Đánh giá Hiệu quả Tổng thể: Đánh giá hiệu quả tổng thể của kế hoạch truyền thông bằng cách xem xét các kết quả đã thu được so với ngân sách và thời gian đầu tư Đề xuất Cải tiến: Dựa trên phân tích dữ liệu và đánh giá hiệu quả, đề xuất các cải tiến và điều chỉnh cho kế hoạch truyền thông trong tương lai Điều này có thể bao gồm việc tối ưu hóa chiến lược, thay đổi các phương tiện truyền thông, điều chỉnh ngân sách Tổng hợp và Báo cáo: Tổng hợp kết quả đo lường và báo cáo lại cho các bên liên quan, bao gồm các báo cáo tổng quan về hiệu quả và các đề xuất cải tiến cho tương lai Điều này giúp đảm bảo sự minh bạch và sự hiểu biết chung về hiệu quả của các hoạt động truyền thông

1.6 Yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đến xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ

Quá trình xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ trong một tổ chức có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm: Mục tiêu và chiến lược tổ chức: Mục tiêu và chiến lược tổ chức sẽ định hình hướng đi của kế hoạch truyền thông nội bộ Sự hiểu biết và thống nhất về mục tiêu và chiến lược này giữa các bộ phận và nhân viên sẽ ảnh hưởng đến cách thức xây dựng kế hoạch truyền thông

Văn hóa tổ chức: Văn hóa tổ chức có thể ảnh hưởng đến cách mà thông điệp được truyền đạt và tiếp nhận bởi nhân viên Sự đồng thuận và hỗ trợ từ các cấp quản lý cao cấp có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai kế hoạch truyền thông nội bộ

Cấu trúc tổ chức: Cấu trúc tổ chức và mức độ linh hoạt của nó có thể ảnh hưởng đến cách thức thông điệp được truyền đạt và tiếp nhận Sự tồn tại

Trang 27

của các bộ phận và đội ngũ làm việc khác nhau có thể đòi hỏi các phương tiện truyền thông nội bộ khác nhau

Tính tương tác và đa dạng: Sự tương tác và đa dạng trong tổ chức có thể tạo ra nhu cầu cho việc sử dụng các kênh truyền thông nội bộ khác nhau để đảm bảo rằng thông điệp được truyền đạt một cách hiệu quả và đồng nhất

Sự tham gia và hỗ trợ từ nhân viên: Sự tham gia tích cực từ nhân viên và sự hỗ trợ từ các nhóm công việc hoặc đại diện cộng đồng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông nội bộ

Tài nguyên và ngân sách: Sự có sẵn của tài nguyên và ngân sách có thể ảnh hưởng đến phạm vi và quy mô của kế hoạch truyền thông nội bộ, bao gồm cả việc sử dụng các công cụ và nền tảng truyền thông nội bộ

Văn hóa doanh nghiệp : Văn hóa doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường làm việc mà truyền thông nội bộ có thể phát triển Nếu văn hóa doanh nghiệp khuyến khích sự mở cửa, chia sẻ thông tin và sự giao tiếp mở cửa giữa các cấp bậc và bộ phận, việc xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ sẽ dễ dàng hơn

Ý chí ban lãnh đạo: Sự ủng hộ và cam kết từ ban lãnh đạo rất quan trọng đối với quá trình này Khi các nhà lãnh đạo hiểu rõ giá trị và vai trò của truyền thông nội bộ trong việc tạo ra sự đồng thuận và hiệu quả làm việc, họ có thể dẫn đầu bằng việc thúc đẩy sự tham gia và hỗ trợ cho các hoạt động truyền thông nội bộ

Hưởng ứng của CBNV: Sự hưởng ứng tích cực từ phía các nhân viên là một yếu tố chính trong việc thành công của kế hoạch truyền thông nội bộ Nếu nhân viên hiểu và ủng hộ mục tiêu và giá trị của tổ chức thông qua các thông điệp truyền tải nội bộ, họ sẽ tham gia tích cực và lan tỏa thông điệp đó đến cộng đồng làm việc

Mục tiêu của ban lãnh đạo: Mục tiêu và ưu tiên của ban lãnh đạo cũng ảnh hưởng đến kế hoạch truyền thông nội bộ Nếu ban lãnh đạo đặt ra mục

Trang 28

tiêu cụ thể liên quan đến việc cải thiện giao tiếp nội bộ, tăng cường sự đồng thuận, hoặc tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn, thì kế hoạch truyền thông nội bộ sẽ được thiết kế để đáp ứng những mục tiêu này

Những yếu tố này cùng nhau tạo nên một môi trường ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông nội bộ trong một tổ chức

Tiểu kết chương 1

Trên cơ sở hệ thống hóa những cơ sở lý luận, các khái niệm về truyền thông và truyền thông nội bộ như “PR nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan với công chúng nội bộ để đi tới thành công chung của tổ chức, cơ quan đó” ; ý nghĩa, tầm quan trọng, vai trò, và quy trình của truyền thông nội bộ Đây là những cơ sở lý luận để người nghiên cứu có thể vận dụng trong tổng hợp, khảo sát các hoạt động truyền thông nội bộ công ty Cổ phần MISA ở chương 2 Truyền thông nội bộ rất cần thiết cho quá trình xây dựng những giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp, trong đó nhóm công chúng nội bộ đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty; vì vậy cần phải xây dựng được mối quan hệ gắn kết giữa ban lãnh đạo với toàn thế đội ngũ CBNV tạo thành một tập thể thống nhất, đồng thuận với các chủ trương định hướng của lãnh đạo đơn vị.

Trang 29

Chương 2

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MISA

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Cổ phần MISA

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Cổ phần MISA

Lịch sử hình thành và phát triển của MISA được tóm tắt theo từng năm như sau:

Năm 1994, MISA đã khởi đầu hành trình của mình bằng khát vọng tin học hóa cho các cơ quan, đơn vị, làm ra những phần mềm tốt nhất cho khách hàng Khi triển khai thành công dự án phần mềm Báo cáo ngân hàng RESTAB cho một ngân hàng tên tuổi của Đức, MISA đã tiến lên một nấc thang mới trong sự nghiệp và hoàn toàn tự tin để thực chiến với các dự án khác

25/12/1994 - Thành lập MISA Group với 2 thành viên đầu tiên Vào thời điểm này, Internet còn chưa vào Việt Nam, máy tính là một điều xa xỉ nhưng 2 nhà sáng lập của MISA đã có một quyết định đầy táo bạo Dấu mốc này không chỉ có ý nghĩa với MISA mà cũng chính là sự khởi đầu cho thị trường phần mềm đóng gói tại Việt Nam

12/1994 - MISA chính thức được gọi tên và có biểu tượng (logo) riêng Theo nhà sáng lập Lữ Thành Long, tên gọi MISA, viết tắt của "Management Information System for Accounting" (Hệ thống Thông tin Quản lý cho Kế toán), mang ý nghĩa sâu sắc về mục tiêu và hướng phát triển của công ty Khi phát hành phần mềm, MISA gợi nhớ đến con gấu linh vật Misha của Olympics 1980 [18]

02/1995 - Ra đời phần mềm đóng gói đầu tiên tại Việt Nam, từ nền móng phiên bản 1.0, MISA cho ra đời phần mềm đóng gói đầu tiên tại Việt Nam dành cho kế toán doanh nghiệp với tên gọi MISA SME 2.0, được triển khai thành công cho khách hàng lớn là Công ty liên doanh Fremiko Dự án

Trang 30

mang tới sự trưởng thành và bài học quan trọng nhất được rút ra: phần mềm phải được đưa vào sử dụng thực tế thì mới có thể gọi là thành công

02/1997 - Ra mắt phần mềm kế toán dành cho khối hành chính sự nghiệp Phát hành phần mềm kế toán đầu tiên dành cho khối Hành chính sự nghiệp MISA Mimosa 4.0 - sản phẩm phổ biến trong các cơ quan Nhà nước suốt 30 năm nay cũng như mang lại doanh thu lớn và ổn định cho MISA trong nhiều năm Đây cũng là sản phẩm thành công, nhận được nhiều đánh giá cao của khách hàng, đối tác và giới chuyên môn

12/1998, phần mềm kế toán HCSN MISA Mimosa 4.5 phát hành và được Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về CNTT khuyến cáo sử dụng trên phạm vi toàn quốc MISA Mimosa đã tận dụng được cơ hội này và phát triển đến tận bây giờ, là đòn bẩy để phần mềm kế toán HCSN được triển khai rộng rãi trên toàn quốc trong nhiều năm

2002 - 2010 Vươn lên để trở thành doanh nghiệp chuyên nghiệp Nhận thấy phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam là vừa và nhỏ, trình độ quản lý chưa cao, vốn ít và nhận thức trong việc ứng dụng CNTT còn hạn chế, MISA đặt mục tiêu chinh phục thị trường thông qua các sản phẩm phần mềm kế toán tiên tiến Đồng thời, các văn phòng đại diện của MISA cũng được đặt tại các tỉnh, thành lớn lớn và trọng điểm như: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Buôn Ma Thuột, Hà Nội

08/2002 - MISA chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Bước ngoặt mới khi MISA Group chính thức chuyển đổi thành Công ty Cổ phần MISA, trụ sở đặt tại Khách sạn La Thành (218 Đội Cấn, Hà Nội) Đây là một dấu mốc quan trọng đánh dấu những hoạt động mang tính pháp lý, chính thức của MISA Đồng thời là bước khởi đầu cho việc gây dựng thương hiệu, thu hút nhân tài và tạo đà cho những phát triển nhảy vọt về sau của MISA

Năm 2004 MISA thành lập văn phòng tại TP.HCM, Buôn Ma Thuột, Đà Nẵng

Trang 31

06/2004 - MISA SME 7.1 đánh dấu sự thay đổi cả công nghệ sản phẩm và chiêu thức kinh doanh

Năm 2005 đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của MISA cả về sản phẩm và tốc độ tăng trưởng Đây cũng là lần đầu tiên MISA đạt 02 giải Sao Khuê, được Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm trao tặng MISA là một trong ba đơn vị có tốc độ tăng trưởng tiêu biểu trong năm và MISA Mimosa 5.9 được vinh danh bởi hiệu quả trong việc cải tiến công tác kế toán trong các đơn vị Hành chính sự nghiệp

MISA Panda.NET 2006 được phát hành, đánh dấu bước tiến triển khai một nghiệp vụ mới của MISA dành cho toàn ngành Thi hành án dân sự với gần 800 đơn vị trên cả nước Đây cũng là sản phẩm đầu tiên MISA phát triển bằng công nghệ Microsoft NET Framework - một công nghệ mới hiện đại, giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao trải nghiệm khách hàng

Gấu Vàng là một mảnh ghép mang đậm bản sắc văn hóa MISA Đây là giải thưởng tôn vinh các cá nhân xuất sắc nhất có đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của công ty trong các lĩnh vực và được chia theo nhiều cấp độ khác nhau, từ Nhân viên tới cấp Giám đốc và có cả giải thưởng dành cho người nhà của CBNV Bắt đầu từ năm 2006, Gấu Vàng được tổ chức thường niên và trở thành điểm nhấn trong hành trình MISA nhờ tiêu chí xét chọn khắt khe cộng với hình thức tổ chức hoành tráng, đặc sắc

Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng, cùng với sự phát triển mở rộng về quy mô, năm 2007 MISA chính thức thành lập văn phòng MISA tại Hà Nội nhằm tập trung nguồn lực trong công tác kinh doanh, mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng với tinh thần "Phụng sự xã hội" Bà Đinh Thị Thúy được bổ nhiệm là Giám đốc Văn phòng

Năm 2010, phần mềm Quản trị nguồn nhân lực đầu tiên của MISA mang tên MISA HRM.NET 2010 được triển khai rộng rãi, đánh dấu sự chuyển mình mang tính đột phá khi ứng dụng công nghệ Microsoft NET

Trang 32

Framework với hàng loạt tính năng ưu việt, tự động hóa rất nhiều nghiệp vụ hàng ngày cho người dùng Cùng với Phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET 2010, hai sản phẩm đã đặt nền móng cho một hệ sinh thái quản trị doanh nghiệp của MISA sau này

Năm 2013, MISA đón nhận chứng nhận quốc tế ISO/IEC 27001:2005 (ISO 27001) cho Hệ thống quản lý an ninh thông tin sau một thời gian triển khai ngắn kỷ lục Việc xây dựng hệ thống quản lý an ninh thông tin không chỉ giúp MISA thiết lập một hạ tầng thông tin an toàn mà còn đảm bảo hệ thống thông tin luôn bảo mật nhằm giảm thiểu các rủi ro trong quá trình sản xuất kinh doanh Hiện tại, MISA đã đạt tiêu chuẩn ISO/IEC 27001:2013

Tháng 2 năm 2014 MISA chọn "Tin cậy - Tiện ích - Tiện tình" làm giá trị cốt lõi của công ty đánh dấu sự thay đổi trong định hướng hoạt động, đề cao việc mang lại giá trị cho khách hàng Đây cũng là tiền đề cho những bước phát triển tiếp theo trong việc xây dựng văn hóa Lấy khách hàng làm trung tâm của MISA, đặc biệt trong bối cảnh Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cạnh tranh đầy mạnh mẽ

Tháng 6/2016, MISA cho ra mắt Phần mềm quản lý nhà hàng CUKCUK.VN (tên mới là MISA CukCuk) đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý từ cơ bản đến chuyên sâu của tất cả mô hình F&B Phần mềm đánh dấu sự dấn thân của MISA vào thị trường hộ kinh doanh đầy tiềm năng Đây cũng là sản phẩm đầu tiên của MISA phát triển ra thị trường quốc tế, đánh dấu bước tiến đầu tiên trên hành trình thực hiện hóa khát vọng vươn tầm thế giới

01/2018 - Là đơn vị tiên phong phát triển sản phẩm công nghệ theo định hướng cuộc cách mạng 4.0, năm 2018, MISA đã ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại tiện ích cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm như: Giám đốc tài chính số đầu tiên trên Nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS (tên gọi cũ AMIS.VN), Nhân viên order số đầu tiên trong lĩnh vực

Trang 33

quản lý nhà hàng trên MISA CukCuk (tên gọi cũ CUKCUK.VN) và Trợ lý nhập liệu đầu tiên cho giáo viên trên nền tảng giáo dục MISA EMIS

Ngày 29/5/2019, MISA được Trung tâm chứng thực số quốc gia, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số Theo đó, MISA là nhà cung cấp chữ ký số MISA eSign uy tín được công nhận và ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi lựa chọn dịch vụ chữ ký số an toàn, chất lượng có đồng bộ với phần mềm kế toán và dịch vụ hóa đơn điện tử như MISA

Trong giai đoạn 2018-2023, MISA khẳng định tính ưu việt về công nghệ khi liên tiếp giành nhiều giải thưởng uy tín của ngành Công nghệ thông tin tại Việt Nam như: Giải thưởng Sao Khuê, giải thưởng Chuyển đổi số (Vietnam Digital Award), Top 10 doanh nghiệp cung cấp nền tảng chuyển đổi số và đặc biệt là một giải giải Vàng, hai giải Bạc cùng một số danh hiệu Top 10 tại Lễ trao Giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam - giải thưởng danh giá bậc nhất ngành CNTT

Năm 2022, MISA khởi xướng thành lập Liên minh CYCEEX với mục đích chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm giúp nâng cao năng lực trong việc phòng ngừa và ứng phó các sự cố về an toàn thông tin trên không gian mạng MISA là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được vinh danh là Doanh nghiệp Công nghệ xuất sắc (Outstanding Tech Company Award) tại Lễ trao Giải thưởng quốc tế ASOCIO 2023 Giải thưởng là sự công nhận của tổ chức quốc tế về vị thế hàng đầu của MISA trong lĩnh vực công nghệ thông tin Đây là dấu ấn quan trọng trước thềm MISA kỷ niệm 30 năm thành lập (1994 – 2024)

2.1.2 Sản phẩm của công ty Cổ phần MISA

Misa có 35 sản phẩm hướng tới 3 nhóm đối tượng bao gồm cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân:

Đối với đối tượng khách hàng là cơ quan nhà nước có các sản phẩm tiêu biểu như:

Trang 34

Phần mềm quản lý ngân sách Nhà nước MISA Bumas là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp các đơn vị dự toán cấp dưới, cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính thực hiện công tác quản lý, tổng hợp dự toán ngân sách nhà nước toàn ngành, toàn địa phương một cách chính xác Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ lập dự toán và quản lý ngân sách Nhà nước, quy trình lập dự toán ngân sách khép kín, linh hoạt theo đặc thù của địa phương, tự động tổng hợp dự toán, kết quả đánh giá tình hình thực hiện dự toán toàn ngành, toàn địa phương Phần mềm được xây dựng dựa trên công nghệ điện toán đám mây giúp người dùng có thể sử dụng mọi lúc, mọi nơi trên mọi thiết bị MISA Bumas giúp xây dựng cơ sở dữ liệu tài chính toàn Tỉnh/thành phố, góp phần hiệu quả trong chuyển đổi số quốc gia

Tiếp theo là phần mềm MISA Panda.NET 2021 - phần mềm kế toán được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ quản lý kế toán trong việc thi hành án dân sự theo Thông tư số 91/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính Phần mềm này cung cấp nhiều tính năng quan trọng như quản lý kế toán tiền mặt, tài sản và tang vật, phân phối tiền và tài sản, sổ cái, bảo trì dữ liệu và các tiện ích hỗ trợ khác MISA Panda.NET 2021 cho phép quản lý các hoạt động thu và chi tiền mặt đa dạng như thu tiền mặt từ các nguồn khác nhau như tạm giữ chờ xử lý thu bằng tiền mặt nhập quỹ, thu phí thi hành án, thu tiền các khoản phải nộp ngân sách và thu tiền từ bán đấu giá tài sản Đồng thời, phần mềm cũng hỗ trợ các hoạt động chi tiền mặt như chi trả tiền cho đương sự, xuất quỹ tiền mặt và gửi tiền vào các tài khoản tạm giữ tại Kho bạc Bên cạnh đó, MISA Panda NET 2021 còn quản lý chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho tài sản, tang vật theo từng bản án và đối tượng thi hành án Tổng thể, đây là một giải pháp toàn diện và hiệu quả để quản lý tài chính và tài sản trong việc thi hành án dân sự

MISA Bamboo.NET là phần mềm kế toán giúp UBND Xã/Phường thực hiện các nghiệp vụ: Quản lý các khoản thu, chi ngân sách; Tiền mặt;

Trang 35

Tiền gửi; Tiền lương; Vật tư-CCDC; Tài sản cố định Đặc biệt, phần mềm còn đáp ứng tốt nghiệp vụ Quản lý quỹ công chuyên dùng; Xây dựng cơ bản; Chương trình mục tiêu và dự án MISA Bamboo.NET 2020 được phát triển trên nền tảng công nghệ Microsoft.NET, cơ sở dữ liệu SQL Server Express, mang lại cho người sử dụng sự thuận tiện, dễ sử dụng, khả năng bảo mật cao Tổng hợp Báo cáo tài chính: Các đơn vị UBND Xã/Phường dễ dàng kết xuất báo cáo tài chính để gửi cho Phòng Tài chính – Kế hoạch Quận/Huyện

Cuối cùng là phần mềm quản lý hộ tịch (MISA Hotich) một công cụ quan trọng giúp Ủy ban nhân dân các Xã/Phường/Thị trấn, Phòng Tư pháp các Quận/Huyện/Thị xã, Sở Tư pháp các tỉnh/Thành phố, Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, Cục lãnh sự – Bộ Ngoại giao và Bộ Tư pháp thực hiện các nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch.Thực hiện các nghiệp vụ đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài như: Đăng ký khai sinh; Kết hôn; Khai tử; Giám hộ, chấm dứt giám hộ; Nhận cha, mẹ, con; Cấp bản sao; Thay đổi, cải chính, xác định lại dân tộc, giới tính, bổ sung hộ tịch; Ghi vào sổ hộ tịch các việc hộ tịch của công dân Việt Nam đã đăng ký tại nước ngoài MISA Hotich được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây, chạy Online trên nền tảng WEB, dữ liệu được quản lý tập trung, người dùng có thể truy cập sử dụng mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị

Đối với đối tượng khách hàng là doanh nghiệp có các sản phẩm tiêu biểu:

Amis kế toán là sản phẩm bán chạy nhất của MISA, đây là phần mềm được hơn 170.000 tổ chức doanh nghiệp tin tưởng, phần mềm kế toán MISA Amis không chỉ vì khả năng đáp ứng đủ tất cả các yêu cầu về nghiệp vụ phân tích, quản lý tài chính của doanh nghiệp ở tất cả các quy mô từ nhỏ, vừa đến lớn mà còn đáp ứng được nhu cầu quản lý của tất cả các ngành nghề như: thương mại, dịch vụ, sản xuất

Trang 36

MISA eSign là một sản phẩm của MISA được thiết kế để hỗ trợ quá trình ký và quản lý tài liệu điện tử một cách tiện lợi và an toàn Với tính năng chữ ký số, MISA eSign cho phép người dùng thực hiện các thao tác ký điện tử trên các tài liệu trực tuyến mà không cần in và ký bằng chữ tay trên giấy Sản phẩm này cung cấp khả năng quản lý tài liệu hiệu quả, giúp người dùng lưu trữ và tìm kiếm các tài liệu đã được ký điện tử một cách nhanh chóng

MISA AMIS HRM là phần mềm quản trị nhân sự toàn diện với nhiều tính năng như: Tuyển dụng, chấm công, tính lương, quản lý thông tin nhân sự, Giải pháp đã giúp hàng ngàn doanh nghiệp tại Việt Nam quản trị nhân sự chuyên nghiệp, hiệu quả, tiết kiệm được nhiều thời gian, công sức và chi phí AMIS Thông tin nhân sự mang đến những tính năng quản lý thông tin nhân viên khoa học hơn:

Toàn bộ thông tin như: CCCD, giấy khai sinh, giấy khám sức khỏe… của nhân viên được tự động scan vào phần mềm, khi cần có thể dễ dàng tìm kiếm với các bộ lọc nâng cao Những thông tin khen thưởng, kỷ luật, các quyết định bổ nhiệm, luân chuyển lao động hay lịch trình công tác của nhân viên, cũng được lưu trữ trên phần mềm, tiện lợi khi tra cứu dữ liệu

Cho đối tượng khách hàng là hộ kinh doanh và cá nhân MISA có các sản phẩm nổi bật như:

Với hơn 40.000 khách hàng tại hơn 20 quốc gia, MISA CukCuk tự tin là phần mềm quản lý nhà hàng toàn diện, đáp ứng NHANH – CHUẨN – TIỆN, là một trong những sự lựa chọn uy tín hàng đầu của khách hàng Với MISA CukCuk nhân viên phục vụ có thể chủ động kiểm soát số lượng bàn đã đặt, bàn đang phục vụ, bàn trống để sắp xếp thực khách ngồi cho hợp lý, hạn chế được tình trạng nhà hàng quá tải, để khách hàng chờ lâu Giúp chủ nhà hàng có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh với hơn 40 bảng biểu,

Trang 37

báo cáo trực quan: từ thống kê doanh thu mặt hàng bán chạy, thời gian nào trong ngày là thời gian cao điểm để có hoạt động điều chỉnh, xúc tiến kịp thời MISA eShop là giải pháp bán hàng do MISA phát hành Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng online misa eshop giúp quản lý tập trung từ tồn kho, thông tin hàng hóa, quản lý đơn hàng, quản lý khách hàng tại các kênh bán hàng (cửa hàng & online) trên cùng hệ thống Chức năng hiển thị báo cáo hàng tồn kho rất phù hợp với những chủ cửa hàng bận rộn MISA eShop được cài đặt trên nhiều thiết bị như máy tính để bàn, laptop, tablet, điện thoại Phần mềm hoạt động ổn định ngay cả khi không có kết nối Internet

Ứng dụng MISA Money Keeper (sổ thu chi MISA) là App quản lý chi tiêu cá nhân hàng đầu tại Việt Nam hiện nay Sổ thu chi MISA mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời trong việc quản lý chi tiêu Giúp khách hàng dễ dàng ghi chép các khoản thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi Từ đó, giúp khách hàng kiểm soát chi tiêu một cách chi tiết và hiệu quả Đồng thời, MISA sẽ tự động nhắc nhở mỗi khi bạn chi tiêu vượt quá hạn mức Người dùng vì vậy mà kịp thời điều chỉnh thói quen chi tiêu Ngoài khả năng quản lý nguồn tiền hiệu quả, Misa còn giúp bạn quản lý các khoản tiết kiệm theo nhiều loại tiền tệ khác nhau

2.1.3 Sứ mệnh – Tầm nhìn – Giá trị

Sứ mệnh - Phát triển các nền tảng phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin để phụng sự xã hội MISA có sứ mệnh phát triển các nền tảng phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin để phục vụ xã hội Trong tinh thần này, MISA đặt ra mục tiêu cung cấp các giải pháp hiện đại và thông minh nhằm thúc đẩy sự tiến bộ trong ngành kinh tế Bằng cách tạo ra các sản phẩm công nghệ tiên tiến, MISA mong muốn giúp khách hàng sử dụng công nghệ một cách hiệu quả, tăng năng suất làm việc và đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước và thế giới Các giải pháp của MISA không chỉ hướng đến việc tối ưu hóa các quy trình kinh doanh mà còn mang đến lợi ích xã hội rộng

Trang 38

lớn, từ việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho cá nhân đến sự phát triển toàn diện của các tổ chức và cộng đồng Qua việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và quản lý, MISA đóng vai trò tiên phong trong cuộc cách mạng số hóa, mang lại những tiến bộ vượt bậc cho nền kinh tế và xã hội

Tầm nhìn - Bằng nỗ lực sáng tạo trong khoa học, công nghệ và đổi mới trong quản trị, MISA mong muốn trở thành công ty có nền tảng, phần mềm và dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất trong nước và quốc tế Tầm nhìn của MISA là trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cung cấp các nền tảng, phần mềm và dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất cả trong nước và quốc tế Để đạt được điều này, MISA cam kết tập trung vào sự sáng tạo và đổi mới trong khoa học, công nghệ và quản trị MISA luôn đặt sự hài lòng của khách hàng lên hàng đầu, tạo ra các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mang lại giá trị thực cho người dùng Ngoài ra, MISA sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh ra thị trường quốc tế thông qua việc xây dựng mối quan hệ đối tác bền vững và hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp trên toàn cầu Chúng tôi cam kết duy trì tinh thần sáng tạo, linh hoạt và năng động để không ngừng phát triển và đạt được mục tiêu trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước và cùng hướng tới một tương lai số hóa toàn diện

MISA cam kết đem đến “giá trị” cho khách hàng thông qua ba yếu tố chính: Tin cậy, Tiện ích và Tận tình

Đầu tiên - Tin cậy, các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ của MISA luôn được xây dựng với độ tin cậy cao nhất Con người tại MISA với tri thức và văn hóa cao luôn tạo ra một môi trường đáng tin cậy trong giao dịch và chuyển giao tri thức, công nghệ Khách hàng của MISA luôn có được sự an tâm khi sử dụng các sản phẩm và dịch vụ

Trang 39

Thứ hai - Tiện ích, MISA luôn đặt khách hàng làm trung tâm, tạo ra các nền tảng, sản phẩm và dịch vụ dễ dàng tiếp cận và sử dụng Khách hàng có thể truy cập vào các giải pháp của MISA bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, đồng thời nhận được hỗ trợ chuyên nghiệp từ đội ngũ tư vấn và hỗ trợ khách hàng sẵn sàng phục vụ 365 ngày/năm và 24 giờ/ngày Điều này giúp tối đa hóa lợi ích và tiện ích cho khách hàng

Cuối cùng - Tận tình, con người tại MISA luôn hướng tới mục tiêu phục vụ khách hàng tận tâm, tận lực và tận tụy Từ những người phát triển nền tảng, sản phẩm đến những người kinh doanh tư vấn và các bộ phận khác, chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu Mục tiêu của chúng tôi là tạo dựng mối quan hệ gắn kết với khách hàng như một người bạn, một người đồng hành trong sự nghiệp, để từ đó xây dựng sự tin cậy và lòng yêu mến từ khách hàng

Tóm lại, MISA cam kết mang đến cho khách hàng những giá trị vượt trội thông qua các sản phẩm và dịch vụ tin cậy, tiện ích và sự tận tâm từ con người MISA Chúng tôi luôn nỗ lực để trở thành đối tác đáng tin cậy và hiệu quả nhất của khách hàng trong mọi lĩnh vực và mọi thời điểm

2.2 Xây dựng và triển khai kế hoạch truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần MISA

2.2.1 Bối cảnh xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần MISA

Bối cảnh xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần Misa năm 2022 như sau:

Điểm mạnh (Strengths): MISA là một trong những công ty công nghệ hàng đầu tại Việt Nam, có kinh nghiệm lâu năm trong việc xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ Vị thế này giúp công ty có lợi thế về uy tín và tầm nhìn trong ngành Đội ngũ nhân viên của MISA được đánh giá là chất lượng và có kinh nghiệm Điều này là tài sản quan trọng để triển khai các hoạt động truyền

Trang 40

thông nội bộ hiệu quả, vì nhân viên sẽ đóng góp tích cực và đáp ứng tốt với các thông điệp được truyền đạt Công ty đã có một nền tảng truyền thông nội bộ khá tốt với các kênh như email, hội nghị, và intranet Các công cụ này cung cấp nền tảng cơ bản để giao tiếp và truyền đạt thông điệp nội bộ trong công ty

Điểm yếu (Weaknesses): Tham gia và tương tác của nhân viên trong các hoạt động truyền thông nội bộ chưa đạt hiệu quả cao Điều này có thể phần nào là do thiếu sự hấp dẫn và không thúc đẩy mạnh mẽ đối với hoạt động này từ phía quản lý

Thời cơ (Opportunities): Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội cung cấp cơ hội để tăng cường truyền thông nội bộ và xây dựng môi trường làm việc tích cực Việc mở rộng kế hoạch truyền thông nội bộ vào giai đoạn phát triển này có thể giúp tạo động lực cho nhân viên và định hướng rõ ràng cho sự phát triển của công ty Công nghệ mới có thể được áp dụng để cải thiện hiệu quả truyền thông nội bộ Việc áp dụng công nghệ sẽ giúp tăng tính tương tác và hiệu quả trong việc truyền tải thông điệp nội bộ

Thách thức (Threats): Sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành công nghệ đòi hỏi MISA phải duy trì sự hấp dẫn đối với nhân tài và tăng cường sự hài lòng của nhân viên Đây là một thách thức lớn đối với việc duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên chất lượng trong một môi trường cạnh tranh gay gắt Những thay đổi nhanh chóng trong công nghệ và môi trường kinh doanh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động truyền thông nội bộ của MISA Việc thích nghi với những thay đổi này sẽ là một thử thách đối với việc xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ hiệu quả

Bối cảnh xây dựng kế hoạch truyền thông nội bộ tại công ty Cổ phần Misa năm 2023 như sau:

Điểm mạnh (Strengths): Vẫn là doanh nghiệp đứng top đầu trong ngành công nghệ thông tin Độ uy tín cao vì được nhận bằng khen từ chính phủ và

Ngày đăng: 17/06/2024, 10:22