Mạng xã hội ảnh hưởng tích cực tới sinh viên như: tạo môi trường kết nối bạn bè, dễ dàng tiếp thu thông tin và học hỏi được nhiều kiến thức đa dạng, mở ra một môi trường học tập, giải tr
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong những năm qua đã có rất nhiều tác giả quan tâm và nghiên cứu về các đề tài liên quan đến mạng xã hội và trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội Trong quá trình tìm kiếm thông tin, thu thập tài liệu, nhóm tác giả đã tìm hiểu và nghiên cứu một số công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước như sau:
* Tình hình nghiên cứu trong nước:
Tạ Khánh Vân (2023) “Trách nhiệm của người trẻ khi tham gia mạng xã hội”, Báo Tuyên Quang đăng ngày 01/02/2023 Bài viết đã đề cập đến những tiện ích lớn mà mạng xã hội mang lại đi kèm với những hệ lụy có tác động xấu đến nhận thức, hành xử của người trẻ Tác giả tổng hợp những ý kiến của các giáo viên, lãnh đạo để từ đó đưa ra lời khuyên cho giới trẻ nhìn nhận về trách nhiệm của mình Thế hệ trẻ cần chủ động trau dồi kiến thức, kỹ năng nhận diện những nguy cơ, thách thức từ mạng xã hội để từ đó thấy được vai trò và trách nhiệm của mình trong sử dụng mạng xã hội, có ý thức cao trong việc chủ động tạo ra ảnh hưởng tích cực, truyền cảm hứng tới mọi người trên không gian mạng, góp phần hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội đến bản thân và cộng đồng [17]
Nguyễn Hoàng Giáp (2022) “Mạng xã hội và trách nghiệm của người sử dụng mạng xã hội”, Tạp chí điện tử Lý luận chính trị đăng ngày 14/11/2022 Tác giả đã chỉ ra sự phát triển của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống tỷ lệ thuận với những nguy cơ mà không gian mạng có thể gây ra cho người dùng Vì vậy, để mạng xã hội phát huy đúng vai trò và giảm thiểu những tác động tiêu cực thì không những cần nâng cao ý thức của mỗi người mà còn phải có các biện pháp cụ thể Các cơ quan quản lý chuyên ngành cần sát sao hơn trong việc duy trì thực hiện và bổ sung hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật Việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ trên không gian mạng cần được giám sát chặt chẽ để xây dựng không gian mạng an toàn, lành mạnh, bổ ích [7]
Phúc Hằng (2022) “Sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm đúng luật và văn hóa” đăng trên Trang thông tin điện tử Hội đồng lý luận trung ương ngày 5/4/2022 Bài báo đã đề cập đến những lợi ích và tác hại của mạng xã hội mang lại cho người dùng Để giảm thiểu những tác hại đó ở mức tối đa nhất, đòi hỏi mỗi người dùng phải tự nhận thức được trách nhiệm của bản thân Cần phải tuân thủ đúng pháp luật, ứng xử văn minh và tôn trọng người khác khi sử dụng mạng xã hội Muốn ngăn chặn những tác hại của con dao hai lưỡi này, điều quan trọng nhất vẫn là làm sao để nâng cao ý thức trách nhiệm của những người sử dụng nó Từ đó, tác giả khuyên mỗi người hãy nâng cao tinh thần trách nhiệm không chỉ với bản thân mà còn góp phần xây dựng nên trách nhiệm của cộng đồng bằng việc tham gia không gian mạng xã hội đúng pháp luật, văn minh lịch sự để loại bỏ những vấn đề tiêu cực xảy ra [14] Đỗ Thị Anh Phương (2021) “Nâng cao tính tích cực của mạng xã hội cho giới trẻ”, Tạp chí Công thương điện tử đăng ngày 26/3/2021 Bài viết này đã chỉ ra hiện trạng sử dụng mạng xã hội của các bạn trẻ hiện nay và những ảnh hưởng của chúng mang lại Qua đó, tác giả đề xuất các định hướng nhằm nâng cao mặt tích cực và ngăn chặn tiêu cực của mạng xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy: phần lớn người dân Việt Nam đều dùng mạng xã hội (khoảng hơn 68,17 triệu người) Mạng xã hội đã và đang trở thành thói quen khó bỏ của rất nhiều người Tuy nhiên, nó cũng tồn tại hai mặt Bên cạnh những lợi ích không thể phủ nhận, mạng xã hội cũng có thể gây ra những hậu quả cho người dùng nếu không được sử dụng đúng mục đích, gây ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống Cùng chung tay tạo nên mạng xã hội văn minh là trách nhiệm chung đòi hỏi tất cả chúng ta cần đoàn kết thực hiện [2]
Bộ Thông tin và Truyền thông (2020) “An toàn thông tin khi sử dụng mạng xã hội”, Nxb Thông tin và truyền thông Hà Nội Nội dung cuốn sách cho rằng việc truy cập vào một mạng xã hội đang trở thành một hoạt động hàng ngày không thể thiếu với nhiều người dùng đặc biệt là giới trẻ Tuy nhiên, thói quen này cũng đặt ra vô số những thách thức về mặt an toàn, bảo mật thông tin cá nhân của người dùng Nhất là hiện nay, mỗi ngày đều xảy ra những vụ lộ lọt thông tin hay tấn công lừa đảo thông qua mạng xã hội Qua đó, cuốn sách cung cấp cho bạn đọc những kiến thức cơ bản nhất về mạng xã hội, đặc biệt là những kỹ năng sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, hiệu quả, tự bảo vệ bản thân khỏi những vấn nạn đang xuất hiện trên mạng xã hội [1]
Hoàng Phú Hưng (2019) “Ảnh hưởng mạng xã hộiđến sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội”, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Nội vụ Hà
Nội Hoàng Phú Hưng (2019) “Ảnh hưởng mạng xã hội đến sinh viên Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội”, Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học Nội vụ Hà
Nội Nhóm tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của mạng xã hội đối với sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Từ đó khai thác và tìm ra những nguyên nhân gây nên những tác động, ảnh hưởng đó để làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ảnh hưởng tích cực của mạng xã hội đến sinh viên [4]
Nguyễn Thị Bắc (2018), “Hành vi sử dụng mạng xã hộicủa sinh viên trường Đại học Hải Dương”, Luận văn thạc sĩ ngành Tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội
Trong luận văn, biểu hiện hành vi sử dụng mạng xã hội của các sinh viên trường Đại học Hải Dương đã được tác giả quan tâm nghiên cứu và phân tích rất cụ thể Kết quả cho thấy phần lớn sinh viên tại đây có tần suất sử dụng mạng xã hội khá cao thậm chí mạng xã hội đã chiếm hết thời gian của một số bạn sinh viên khiến họ không còn đủ thời gian để làm những việc khác Những nội dung mà sinh viên đăng tải lên mạng xã hội cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là để thể hiện bản thân và câu like Qua khảo sát, hầu hết các sinh viên trong trường đã nhận thức được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong sử dụng mạng xã hội, tuy nhiên vẫn có một số sinh viên còn mơ hồ về vấn đề này dẫn đến những hành vi lệch lạc Từ đó, tác giả đưa ra những kiến nghị đối với gia đình, nhà trường, nhà quản lý mạng và bản thân sinh viên để giúp sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách hợp lý hơn [11]
* Tình hình nghiên cứu nước ngoài: Ảnh hưởng của mạng xã hội và trách nhiệm của người dùng mạng xã hội cũng là vấn đề được các học giả quốc tế đặc biệt quan tâm
Imran Rashid và Soren Kenner (2021) “Offline - Giải Phóng Tâm Trí Bạn Khỏi Điện Thoại Thông Minh Và Mạng xã hội” (người dịch: Trần Ngọc Hà), Nxb Dân trí
Cuốn sách đã làm dấy lên cuộc tranh luận mang tính quốc tế sau khi tiết lộ những
"chiêu trò" mà Facebook, Apple, Google và Instagram đã dùng để lôi kéo người dùng sử dụng đến nghiệp ngập các trang mạng xã hội của họ Cuốn sách đưa bạn đọc đi đến với những kết luận được xây dựng từ những nghiên cứu khoa học, tiếp cận với quan điểm của những người đứng đầu trong ngành số hóa về các ứng dụng mạng xã hội cách những ứng dụng này thao túng tâm lý của người dùng Qua đó chúng ta sẽ thấy được cách các thiết bị điện tử đã thay đổi từng cá nhân và toàn xã hội theo chiều hướng cả tốt đẹp lên lẫn xấu đi Cuốn sách này cũng giúp độc giả biết cách tự vệ trước sự ô nhiễm kĩ thuật số và hình thành thói quen sử dụng mạng xã hội lành mạnh [19]
Guy Kawasaki và Peg Fitzpatrick (2018) “Lên mạng cũng là một nghệ thuật” (do Hoàng Long dịch), Nxb Lao động Các tác giả đã cho người đọc những lời khuyên về việc sử dụng truyền thông xã hội cho mục đích quảng cáo Cuốn sách đã đưa ra cho độc giả hơn 100 bí kíp để mỗi người dùng biết cách làm sao để xuất hiện trên mạng xã hội với một hình tượng cuốn hút và độc đáo nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ những trách nhiệm cá nhân trong sử dụng mạng xã hội Cụ thể, cuốn sách hướng dẫn bạn đọc chi tiết các bước tối ưu hóa hồ sơ cá nhân, cách tiếp cận những người dùng khác để thu lại nhiều lượt tương tác và cách viết blog hiệu quả [18]
Louie Stowell (2018) “An toàn khi online” (người dịch: Nguyễn Minh), Nhà xuất bản Thế giới Cuốn sách đã cho thấy thực trạng sử dụng mạng xã hội với tần suất khá thường xuyên và ngày càng gia tăng của người dùng hiện nay Thế giới mạng xã hội muôn màu muôn vẻ, mang lại cho chúng ta nguồn tri thức bất tận tuy nhiên nó cũng ẩn chứa những nguy cơ và cạm bẫy Từ đó, tác giả đã đưa ra cho người đọc những mẹo nhỏ để có thể thỏa sức hòa mình vào thế giới ảo một cách an toàn [20]
Như vậy, các nghiên cứu cả trong nước và nước ngoài đều đã chứng minh ảnh hưởng của mạng xã hội đến cuộc sống của con người, đặc biệt là thế hệ trẻ và sự cần thiết phải xây dựng, hình thành trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội của con người Tuy nhiên, các đề tài và công trình nghiên cứu trên thực hiện nghiên cứu trên phạm vi rộng, đối tượng nghiên cứu ở mỗi đề tài, công trình là khác nhau do đó đề tài “Trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia” không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào Trong quá trình nghiên cứu, nhóm tác giả đã kế thừa có chọn lọc những nghiên cứu trên trong việc làm rõ cơ sở lý luận về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên, đồng thời nghiên cứu sâu và đánh giá thực trạng sử dụng mạng xã hội, cùng những trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài được thực hiện với mục đích nhằm nghiên cứu được thực trạng trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Trên cơ sở đó, đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhóm tác giả đã thực hiện các nhiệm vụ như sau: Một là, hệ thống hoá cơ sở lý luận về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Hai là, khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội và các tác động ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên ngành QTNL, HVHCQG từ đó tổng hợp, nghiên cứu trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội và vai trò, các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG
Ba là, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội và trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG, đưa ra được định hướng xây dựng mạng xã hội học tập, rèn luyện cho sinh viên và đề xuất được một số giải pháp nhằm hình thành và phát huy tốt trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG
Về không gian: Khoa Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
Về thời gian: từ năm 2022 đến nay
5 Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhóm tác giá đã tìm hiểu, nghiên cứu sách, báo, giáo trình, bài viết, bài báo cáo khoa học đã được công bố, các thông tin trên Internet về các chủ đề có liên quan nhằm ghi chép, sàng lọc, tổng hợp những thông tin quan trọng phục vụ cho nghiên cứu đề tài
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa vào các tài liệu tìm hiểu được, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích để xây dựng được cơ sở lí luận về mạng xã hội và trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội và phân tích những trách nhiệm cần có của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội hiện nay Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội
Phương pháp quan sát: Nhóm tác giả tiến hành quan sát quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Quan sát thực tiễn quá trình sử dụng mạng xã hội của họ trong mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội với việc học tập, rèn luyện từ đó nghiên cứu được trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên để họ có thể sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
Phương pháp phỏng vấn: Nhóm tác giả đã trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên ngành QTNL, HVHCQG từ đó lắng nghe được các ý kiến, quan điểm của các bạn sinh viên về các vấn đề có liên quan đến thực trạng sử dụng mạng xã hội của các bạn cùng các tác động ảnh hưởng của mạng xã hội tới các bạn sinh viên Bên cạnh đó, cũng giúp tác giả hiểu được nhận thức của các bạn về những trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay
Phương pháp khảo sát thông tin: Nhóm tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Thông qua hệ thống câu hỏi nhóm tác giả đã thu thập các số liệu thực tế liên quan đến thực tiễn sử dụng mạng xã hội và những nhận định, quan điểm và đánh giá của các bạn sinh viên về trách nhiệm của họ trong sử dụng mạng xã hội hiện nay Sau khi thu thập được dữ liệu cụ thể sẽ tiến hành đánh giá, nhân xét nhằm nâng cao tính thuyết phục cho đề tài
Giả thuyết 01: Hiện nay, nhiều sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả trong học tập cũng như trong cuộc sống cần phải thay đổi và điều chỉnh
Giả thuyết 02: Nhiều sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa nhận thức được những trách nhiệm cần có và sự cần thiết phải hình thành nên trách nhiệm của mình trong việc sử dụng mạng xã hội hiện nay
Giả thuyết 03: Một bộ phận sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đã biết cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả và bước đầu hình thành được cho mình những trách nhiệm cần có khi sử dụng mạng xã hội Do đó cần phải cố gắng phát huy nhiều hơn nữa Giả thuyết 04: Hiện nay, trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa có quy chuẩn chung, còn phụ thuộc vào từng cá nhân các bạn sinh viên Vì vậy, dựa trên việc nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội và trách nhiệm cần có của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội cần phải xây dựng được những giải pháp và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhằm phát huy trách nhiệm của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội hiện nay
Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Chương 2: Thực trạng trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG SỬ DỤNG
MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN 1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm “Mạng xã hội”
Mạng xã hội là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa và diễn giải ở nhiều góc nhìn và khía cạnh khác nhau, chưa có một định nghĩa chung chính thức
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.” [13]
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhóm tác giá đã tìm hiểu, nghiên cứu sách, báo, giáo trình, bài viết, bài báo cáo khoa học đã được công bố, các thông tin trên Internet về các chủ đề có liên quan nhằm ghi chép, sàng lọc, tổng hợp những thông tin quan trọng phục vụ cho nghiên cứu đề tài
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Dựa vào các tài liệu tìm hiểu được, nhóm tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích để xây dựng được cơ sở lí luận về mạng xã hội và trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên Đồng thời tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội và phân tích những trách nhiệm cần có của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội hiện nay Trên cơ sở đó, tiến hành nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội
Phương pháp quan sát: Nhóm tác giả tiến hành quan sát quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Quan sát thực tiễn quá trình sử dụng mạng xã hội của họ trong mối quan hệ giữa việc sử dụng mạng xã hội với việc học tập, rèn luyện từ đó nghiên cứu được trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên để họ có thể sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả
Phương pháp phỏng vấn: Nhóm tác giả đã trao đổi, phỏng vấn trực tiếp một số sinh viên ngành QTNL, HVHCQG từ đó lắng nghe được các ý kiến, quan điểm của các bạn sinh viên về các vấn đề có liên quan đến thực trạng sử dụng mạng xã hội của các bạn cùng các tác động ảnh hưởng của mạng xã hội tới các bạn sinh viên Bên cạnh đó, cũng giúp tác giả hiểu được nhận thức của các bạn về những trách nhiệm cần có trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay
Phương pháp khảo sát thông tin: Nhóm tác giả đã tiến hành phát phiếu khảo sát cho sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Thông qua hệ thống câu hỏi nhóm tác giả đã thu thập các số liệu thực tế liên quan đến thực tiễn sử dụng mạng xã hội và những nhận định, quan điểm và đánh giá của các bạn sinh viên về trách nhiệm của họ trong sử dụng mạng xã hội hiện nay Sau khi thu thập được dữ liệu cụ thể sẽ tiến hành đánh giá, nhân xét nhằm nâng cao tính thuyết phục cho đề tài.
Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 01: Hiện nay, nhiều sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả trong học tập cũng như trong cuộc sống cần phải thay đổi và điều chỉnh
Giả thuyết 02: Nhiều sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa nhận thức được những trách nhiệm cần có và sự cần thiết phải hình thành nên trách nhiệm của mình trong việc sử dụng mạng xã hội hiện nay
Giả thuyết 03: Một bộ phận sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đã biết cách sử dụng mạng xã hội hiệu quả và bước đầu hình thành được cho mình những trách nhiệm cần có khi sử dụng mạng xã hội Do đó cần phải cố gắng phát huy nhiều hơn nữa Giả thuyết 04: Hiện nay, trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG chưa có quy chuẩn chung, còn phụ thuộc vào từng cá nhân các bạn sinh viên Vì vậy, dựa trên việc nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội và trách nhiệm cần có của sinh viên trong sử dụng mạng xã hội cần phải xây dựng được những giải pháp và đưa ra khuyến nghị phù hợp nhằm phát huy trách nhiệm của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG trong sử dụng mạng xã hội hiện nay.
Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Chương 2: Thực trạng trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm “Mạng xã hội”
Mạng xã hội là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa và diễn giải ở nhiều góc nhìn và khía cạnh khác nhau, chưa có một định nghĩa chung chính thức
Theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về Quản lý, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng: “Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các hình thức dịch vụ tương tự khác.” [13]
Theo Trần Hữu Luyến và Đặng Hoàng Ngân (2014), "Mạng xã hội: Khái niệm, đặc điểm, tính năng, áp lực và ý nghĩa trong thực tiễn và nghiên cứu", Tạp chí tâm lý học, Số 7 (184), 7-2014 đã đưa ra định nghĩa: “Mạng xã hội là tập hợp các cá nhân với các mối quan hệ một hay nhiều mặt được gắn kết với nhau tạo nên một mạng lưới xã hội thông qua các phương tiện truyển thông” [16;19]
Theo Nguyễn Lan Nguyên (2020), “Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội
Facebook đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Xã hội học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã định nghĩa: “Mạng xã hội là dịch vụ kết nối các thực thể truyền thông trên internet với nhau thành những cụm bạn nhỏ hơn theo sự liên kết tự nguyện không phân biệt thời gian, không gian” [9;10]
Trên cơ sở nghiên cứu những quan điểm và định nghĩa về mạng xã hội của các tác giả, nhóm nghiên cứu đã thống nhất đưa ra đặc điểm chung về mạng xã hội như sau: Mạng xã hội là một website mở trong đó cho phép người dùng có thể tự xây dựng nội dung nhằm kết nối và tương tác với mọi người thông qua các tính năng riêng biệt của mạng xã hội
1.1.2 Khái niệm “sử dụng mạng xã hội”
Trong thời đại công nghệ số 4.0 hiện nay, các mạng xã hội trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Người dùng truy cập vào các mạng xã hội với nhiều mục đích khác nhau để phục vụ cho công việc của mình Một bộ phận người dùng sử dụng mạng xã hội với mục đích để học tập, làm việc và giải trí và họ rất có trách nhiệm trong phát hiện và đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức lối sống, thuần phong mỹ tục, vi phạm chuẩn mực trên mạng xã hội … Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dùng sử dụng mạng xã hội với hành vi và ý đồ xấu, làm hại đến lợi ích của cộng đồng, xã hội, và vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục …
Như vậy, sử dụng mạng xã hội là hoạt động của mỗi chủ thể dùng mạng xã hội làm công cụ, phương tiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu, mục đích khác nhau trong cuộc sống Đối với sinh viên: Sử dụng mạng xã hội của sinh viên là hoạt động mà mỗi sinh viên dùng mạng xã hội làm công cụ, phương tiện nhằm thỏa mãn các nhu cầu, mục đích khác nhau trong học tập và cuộc sống hàng ngày
Sử dụng mạng xã hội của sinh viên được thể hiện qua một số đặc điểm hành vi như: dành nhiều thời gian cho mạng xã hội; chia sẻ các nội dung trên mạng xã hội; đăng tải thông tin lên mạng xã hội; bày tỏ cảm xúc thông qua các icon hay comment
… Mỗi một sinh viên sẽ có một mục đích khi sử dụng mạng xã hội và nó thể hiện thông qua từng đặc điểm hành vi nhất định Hành vi đó có thể là tích cực, cũng có thể là tiêu cực mà qua đó có thể thấy được cách ứng xử, sở thích, mục tiêu cá nhân và nhu cầu tương tác trên mạng xã hội của họ Điều này thể hiện sự đa dạng và linh hoạt trong cách sinh viên khai thác sử dụng mạng xã hội
Theo Hoàng Phê (2000), “Từ điển tiếng Việt”, Nxb Đà Nẵng định nghĩa: “Sinh viên được dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc Đại học” [6;860]
Khái niệm sinh viên được hiểu ở các khía cạnh khác nhau nhưng đều có những điểm chung là những người ở độ tuổi khoảng 18 – 25; trưởng thành về thể chất, xã hội và tâm lý và đang theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học
Thứ nhất, đặc điểm về thể chất của sinh viên: Thể chất là một nhân tố đóng vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến mọi hoạt động của sinh viên Sinh viên là người đến độ tuổi mà tất cả các cơ quan hệ thần kinh, não bộ, cơ bắp, xương, các giác quan trên cơ thể phát triển hoàn chỉnh Từ đó họ có được các đặc điểm về thể chất là sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sự khéo léo, linh hoạt… Đây là tiền đề quan trọng nhất để sinh viên có thể thực hiện được những hoạt động trong học tập, rèn luyện, sinh hoạt hàng ngày trong cuộc sống đời thực và ngay cả trên mạng xã hội
Thứ hai, đặc điểm về tâm lý của sinh viên: Ở lứa tuổi này, sinh viên luôn mang trong mình tâm lý học hỏi và tìm tòi những điều mới mẻ, từ đó khả năng thích nghi với những điều mới ở sinh viên là rất cao Các hoạt động học tập, hoạt động xã hội và môi trường sống của sinh viên sẽ có rất nhiều thay đổi nên đòi hỏi sinh viên phải tự thích nghi để bắt kịp với sự thay đổi đó Nhất là sự thay đổi không ngừng của các thông tin trên những trang mạng xã hội hiện nay Những thông tin, xu hướng và trào lưu không ngừng được cập nhật một cách nhanh chóng, để có thể nắm bắt kịp thời những thông tin đó đòi hỏi sự nhanh nhạy thích ứng của sinh viên
Thứ ba, sự hình thành phẩm chất và nhân cách của sinh viên: Sự tự đánh giá, tự ý thức của sinh viên Tự đánh giá của sinh viên là quá trình sinh viên thu thập, xử lý các thông tin về bản thân, xem xét về trình độ của mình, từ đó tự hoàn thiện, giáo dục và điều chỉnh thái độ hành vi và hành động Bên cạnh đó, sinh viên sẽ có định hướng phát triển trong tương lai như: xây dựng cuộc sống gia đình ổn đỉnh, có công việc thu nhập cao, nghề nghiệp phù hợp với sức khỏe, trình độ, sở thích của mình hay các dự định trong học tập như thi chứng chỉ tiếng anh tin học, những môn học cần hoàn thành để ra trường… Những định hướng này bị ảnh hưởng và thay đổi bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng đều thế hiện được mong muốn, mục tiêu, khát vọng và kế hoạch phấn đấu của sinh viên trong tương lai
Thứ tư, tâm lý tiêu cực ở sinh viên: Sinh viên là độ tuổi có khả năng dễ bị xa vào tệ nạn xã hội cao, do nhận thức còn chưa hoàn thiện đầy đủ, hạn chế về kinh nghiệm sống hay do ảnh hưởng của một số yếu tố khác lôi kéo Ngoài ra, sinh viên còn ham mê, thích thú các cuộc vui, việc giao tiếp, tiếp xúc với những người trong nhiều trường hợp còn không tốt Khả năng mất cân bằng cuộc sống cao, nhiều bạn không cân đối được giữa việc học và kiếm tiền … Việc tiếp thu và chọn lọc thông tin của sinh viên cũng hạn chế nên rất dễ bị ảnh hưởng và tác động của các thông tin tiêu cực làm cho tâm lý bị ảnh hưởng, xao nhãng việc học
Theo Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách khoa (2005) “Từ điển
Bách khoa Việt Nam, tập 4”, Nxb Từ điển Bách Khoa, định nghĩa: “Trách nhiệm là khái niệm của ý thức đạo đức và ý thức pháp luật, nói lên nhân cách con người trong việc thực hiện nghĩa vụ do xã hội đặt ra cho con người” [5;740]
Tổng quan về mạng xã hội
1.2.1 Khái quát về một số mạng xã hội tiêu biểu
- Nguồn gốc: Năm 2004, Mark Zuckerber đã ra quyết định sáng lập Facebook với tên khai sinh là thefacebook.com Kể từ năm 2005 đến nay, thefacebook.com được đổi tên thành Facebook và cái tên này đã đồng hành với người dùng xuyên suốt 19 năm Đến thời điểm hiện tại, Facebook luôn là ứng dụng mạng xã hội xếp vị trí hàng đầu đối với người dùng
- Tính năng, công dụng: Facebook cung cấp một số tính năng như: tích hợp các chức năng như trò chuyện; call video, nhắn tin qua messenger và livestream; chia sẻ thông tin, hình ảnh, video, story Gắn thẻ, tìm kiếm kết bạn với những người thân, bạn bè, người người quen Đồng thời, tìm kiếm được các nội dung, fanpage phù hợp với nhu cầu sử dụng Ở Facebook có 3 tính năng nổi bật và phổ biến là:
+ Nút “like”: Đây là một trong những tính năng giúp người ta sử dụng đưa ra những phản hồi bày tỏ cảm xúc của mình đồng ý hoặc không đồng ý
+ Nút “share”: Đây là tính năng cho phép người dùng chia sẻ thông tin, tài liệu, các hình ảnh về trang cá nhân, hội nhóm nhằm mục đích nào đó
+ Tính năng comment (bình luận): Đây là tính năng cho phép người dùng bình luận vào các bài viết, đây là hoạt động tương tác mà người dùng thực hiện bằng cách viết và gửi những ý kiến, nhận xét hoặc phản hồi văn bản trực tiếp trên bài viết, ảnh, video hoặc bất kỳ nội dung nào được đăng trên Facebook
- Nguồn gốc: Năm 2010, Instagram được sáng lập bởi Kavin Systrom và Mike
Krieger với tên gọi ban đầu là burbn Đây là một ứng dụng sử dụng nên tảng HTML5 với tính năng hỗ trợ người check in ngay tại các địa điểm mà người dùng đặt chân qua Qua nhiều giai đoạn nghiên cứu và phát triển, họ cùng cộng sự huy động khoảng 500 nghìn USD đầu tư từ quỹ Andreessen Horowitz và quỹ Baseline Ventures Và cuối cùng đã phát triển thành công ứng dụng đó chính là instagram
- Tính năng, công dụng: Instagram cung cấp một số tính năng chính như xem và chia sẻ ảnh, video; công cụ tạo ảnh, video sống động; tìm kiếm và khám phá nhiều nội dung từ cộng đồng; tích hợp công cụ nhắn tin, call video và phát live stream dễ dàng Người dùng có thể xem và chia sẻ những hình ảnh, video trên ứng dụng Instagram Bên cạnh đó công cụ tạo ảnh, video của instagram còn giúp chỉnh sửa bức ảnh, video như: các bộ lọc, hiệu ứng, bóng mờ, làm rõ nét, chỉnh sửa màu sắc sẽ cho ra được bức ảnh, video đẹp đăng lên mạng xã hội Tính năng tìm kiếm: tính năng này giúp người có thể tìm kiếm người dùng hoặc tìm kiếm bất kì nội dung nào chúng ta muốn xem, tìm hiểu Tính năng tích hợp công cụ nhắn tin, call video, tính năng này giúp mọi người được kết nối với nhau gần hơn thông qua việc nhắn tin, call video trực tuyến cùng với bạn bè và người thân Tính năng trao đổi, kết nối mọi người cùng tham gia nói chuyện trực tiếp và nhìn thấy mặt những người mà mình muốn gặp
- Nguồn gốc: Tiktok được ra mắt vào năm 2017 bởi Trương Nhất Minh, hay được mọi người biết đến là Douyin tại Trung Quốc Ứng dụng này được biết đến để tạo ra các video ngắn có ghép nhạc
- Tính năng, công dụng: Tính năng quan trọng của tiktok là xem và tạo video ngắn Tiktok cho phép người dùng xem những video khác nhau trên những tài khoản người dùng khác nhau và có tính năng giúp người dùng tạo ra những video ngắn có độ dài từ 15 đến 60 giây hoặc hơn tùy vào mục đích của người dùng Ngoài ra, tiktok còn có tính năng tạo hiệu ứng cho camera Đây cũng là tính năng giúp người dùng thể hiện sự sáng tạo và tính độc đáo trong việc tạo nội dung video Các hiệu ứng đa dạng hỗ trợ người dùng trong việc làm nổi bật và phong phú nội dung của họ Bên cạnh đó, tiktok có tính năng lưu video, tính năng này giúp người dùng có thể lưu trữ video của họ trực tiếp trên ứng dụng Tiktok, giúp bảo quản những khoảnh khắc quan trọng và dễ dàng
- Nguồn gốc: Tháng 8 năm 2012, Zalo được ra mắt với phiên bản để thử nghiệm Đến tháng 12 năm 2012, Zalo chính thức được ra mắt trên thị trường Trải qua
12 năm với các tính năng được tích hợp như nhắn tin, call video và hơn hết là sự bảo mật thông tin của Zalo là một trong những tính năng giúp Zalo lôi kéo người dùng
- Tính năng, công dụng: Zalo cung cấp một số tính năng phổ biến như: Chia sẻ thông tin, hình ảnh, tin lên trang cá nhân mà chỉ những bạn bè mới thể nhìn thấy, Zalo còn có những tính năng nhắn tin, gọi điện (thoại và video) Ngoài ra Zalo còn tích hợp một số tính năng như gửi tin nhắn thoại, có thể lưu trữ thông tin quan trọng trong
“cloud của tôi” , và gửi vị trí qua cho bạn bè, người quen để dễ dàng di chuyển Ứng dụng Zalo ngày càng được nâng cấp như việc kết bạn bằng QR, chuyển tiền, thanh toán, nạp tiền điện thoại trên ví điện tử Zalopay, cải thiện những lỗ hỏng như việc ngày càng bảo mật chặt chẽ hơn thông tin của người dùng như việc có thể tắt tính năng gọi điện từ người lạ, không cho người lạ tìm thấy và kết bạn cũng như không nhận tin nhắn người lạ Zalo chỉ cho phép một thiết bị điện thoại đăng nhập và đtặ mật mã cuộc trò chuyện, tính năng này giúp người dùng tìm đến và sử dụng rất nhiều
- Nguồn gốc: Youtube ra đời vào tháng 2 năm 2005 bởi Chad Hurley, Steve Chen và Jawed Karim cựu nhân viên của Paypal Vào tháng 11 năm 2006 Google chính thức mua lại Youtube
- Tính năng, công dụng: Youtube có tính năng đặc trưng trong việc chia sẻ phim ảnh và video Người dùng có thể xử lý video như thêm phụ đề, cắt ghép phim, chỉnh nhạc nền … Youtube cung cấp cho người dùng một loạt các chức năng và dịch vụ đa dạng, tạo điều kiện để người dùng tự do khám phá các nội dung video như: Xem và tìm kiếm video; Tải video lên; Đăng ký kênh; Tạo playlist danh sách các video được sắp xếp theo chủ đề hoặc thứ tự tùy thích; Bình luận và chia sé video; Livestream
- Nguồn gốc: Vào năm 1998, Larry Page và Sergey Brin đã thành lập ra nền tảng mạng xã hội Google và sau đó nền tảng này đã trở thành công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất Google được phát triển lên từ một thuật toán tìm kiếm lúc đầu được gọi là "BackRub" vào năm 1996 Công cụ tìm kiếm này nhanh chóng tỏ ra thành công và công ty đã mở rộng và di chuyển nhiều lần, cuối cùng đã ổn định tại Mountain View vào năm 2003 và phát triển mạng thành công cụ tìm kiếm phổ biến và nhanh chóng nhất tính đến thời điểm hiện tại
- Tính năng, công dụng: Google là công cụ tìm kiếm trực tuyến cao cấp, một kho lưu trữ thông tin khổng lồ Người dùng có thể tìm kiếm bất kì thông tin trên thế giới thông qua ứng dụng mạng xã hội toàn cầu Tính năng tìm kiếm là tính năng nổi bật nhất của Google Ngoài ra, Google còn có những tính năng như: Google Maps, Google Keep, Google sheets, Google Docs đang được rất nhiều người sử dụng
Vai trò và các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên
xã hội của sinh viên
1.3.1 Vai trò của trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Mạng xã hội đang ngày càng phát triển rộng rãi với những tính năng đa dạng, nguồn thông tin phong phú được truyền tải vượt trở ngại về không gian và thời gian Nhu cầu sử dụng mạng xã hội là một phần không thể thiếu của mỗi cá nhân hiện nay, đặc biệt đối với sinh viên Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực mà mạng xã hội mang lại thì mạng xã hội cũng tồn tại rất nhiều những ảnh hưởng tiêu cực tới sinh viên Vì vậy, để sử dụng mạng xã hội thông minh và hiệu quả thì vai trò của việc rèn luyện ý thức trách nhiệm của sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội là hết sức quan trọng
Thứ nhất, trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội sẽ giúp sinh viên tham gia vào cộng đồng mạng xã hội một cách văn minh, tích cực và có trách nhiệm Mỗi một cá nhân sinh viên tham gia mạng xã hội một cách có trách nhiệm thì họ sẽ ý thức được lời nói và hành vi của họ trên không gian mạng, họ sẽ kiểm soát được hành vi của mình khi thực hiện một hoạt động nào đó trên không gian để đảm bảo rằng hành vi đó đúng đắn và chuẩn mực Ngoài ra, trách nhiệm sử dụng mạng xã hội cũng giúp sinh viên quản lý được những thông tin chia sẻ để đảm bảo những thông tin đó là chính xác, không phản cảm, không tiêu cực, không kích động điều xấu
Thứ hai, giúp sinh viên hình thành ý thức về bảo mật thông tin cá nhân để tránh rủi ro gặp phải khi tham gia mạng xã hội Sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm sẽ giúp sinh viên hiểu rõ được những cơ hội và nguy cơ khi chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên những trang mạng xã hội, từ đó hình thành ý thức bảo mật thông tin cá nhân bằng việc áp dụng mật khẩu mạnh, bảo mật bằng face ID, kiểm soát cài đặt quyền riêng tư và hạn chế đăng quá nhiều thông tin cá nhân lên mạng xã hội
Thứ ba, giúp sinh viên xây dựng mối quan hệ trực tuyến tích cực và lành mạnh
Mạng xã hội là một phương tiện, không gian giúp làm giàu vốn xã hội và quan hệ của sinh viên, bởi họ có thể liên lạc và tương tác với nhau hết sức dễ dàng, bỏ qua rào cản không gian và thời gian Tuy nhiên, rất nhiều các mối quan hệ ảo trên không gian mạng xuất hiện và việc giao tiếp một cách không trực tiếp có thể khiến sinh viên dễ gặp các vấn đề thiếu tích cực, không lành mạnh ảnh hưởng đến công việc, học tập và cuộc sống Để tránh tình trạng trên, sinh viên phải ý thức và kiểm soát được ngôn từ của mình khi giao tiếp trên mạng xã hội
Thứ tư, giúp sinh viên phát triển kỹ năng lọc và đánh giá thông tin Nguồn thông tin trên mạng xã hội vô cùng khổng lồ, liên tục được cập nhật và bổ sung từng phút, từng giây với tất cả các loại thông tin từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nghệ thuật… Để có được thông tin hữu ích đáng tin cậy, sinh viên cần phải biết cách chắt lọc và đánh giá hợp lý Muốn là một độc giả thông minh, khai thác thông tin chính thống và đáng tin cậy từ mạng xã hội thì sinh viên cần có trách nhiệm trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin Mỗi sinh viên nên đọc và tìm hiểu kỹ nội dung, nguồn gốc thông tin, mục đích mà nó đề cập tới, để từ đó nhận định sự chính xác và đáng tin cậy của thông tin
Thứ năm, trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội giúp sinh viên duy trì và xây dựng hình ảnh cá nhân tích cực trên mạng xã hội Hiện nay, hầu hết mỗi một sinh viên đều sở hữu cho mình ít nhất một tài khoản mạng xã hội Khi sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm sẽ tạo ra những hành động tốt đẹp, văn minh trên không gian mạng và sẽ trở thành lợi thế ghi điểm cho sinh viên khi họ xây dựng cho mình được một hình ảnh cá nhân tích cực trên mạng xã hội, được nhiều người biết đến
Tóm lại, nếu hình thành được trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội, sinh viên sẽ tạo dựng được một môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, tích cực trên mạng xã hội và các bạn sinh viên sẽ chủ động, bảo vệ được thông tin cá nhân của mình, nâng cao được nhận thức và kiến thức của bản thân để hạn chế những tác động tiêu cực mà mạng xã hội mang lại Ngược lại, nếu sinh viên không nhận thức đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong sử dụng mạng xã hội thì sinh viên sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều vấn đề tiêu cực trên không gian mạng như: thông tin giả mạo, lộ thông tin cá nhân, vi phạm pháp luật về an ninh mạng, hình thành một cộng đồng mạng tiêu cực, xao nhãng học tập … Do đó, vai trò của trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của người dùng nói chung và mỗi sinh viên là hết sức cần thiết
1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên
Quá trình hình thành trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, trong đó có thể chia ra thành hai nhóm yếu tố chủ quan và khách quan:
- Nhận thức của sinh viên: Nhận thức là cơ sở cho những hành động thực tế Nhận thức và tư duy sử dụng mạng xã hội của sinh viên ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của họ Khi sinh viên được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng nhất định về an ninh mạng, nhận thức rõ về quyền riêng tư của bản thân và tôn trọng người khác trên môi trường mạng xã hội sẽ giúp sinh viên bảo vệ sự an toàn cho họ và có những hành vi sử dụng mạng xã hội chuẩn mực, văn minh
- Thái độ của sinh viên: Thái độ của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội là một hệ thống những quan điểm, tình cảm, cảm xúc, đánh giá của sinh viên một cách tích cực hoặc tiêu cực, đồng tình hay không đồng tình đối với một vấn đề, hiện tượng trên mạng xã hội Mạng xã hội là nơi truyền tải thông tin mà người sử dụng mạng xã hội sẽ có những thái độ khác nhau về những vấn đề đó Khi sinh viên sử dụng mạng xã hội, họ có thể có bày tỏ thái độ của mình dựa vào tính năng, giao diện, nội dung chuyên biệt của mạng xã hội Thái độ này sẽ tác động đến hành vi và từ đó làm cơ sở để sinh viên ý thức và hình thành được các trách nhiệm cần có của bản thân khi tham gia không gian mạng
- Động cơ của sinh viên: Động cơ xuất phát từ bên trong bản thân của sinh viên, từ động cơ sẽ dẫn đến hành vi và cách thức hành động khác nhau của mỗi sinh viên Điều đó có ảnh hưởng trực tiếp đến trách nhiệm cá nhân của mỗi người Khi sinh viên sử dụng mạng xã hội với động cơ tốt đẹp, hướng đến những giá trị tốt thì cũng sẽ nhận lại kết quả tốt, thúc đẩy họ phát triển và cải thiện bản thân, góp phần xây dựng xã hội và ngược lại
- Nhu cầu của sinh viên: Theo tháp nhu cầu của Maslow, nhu cầu của con người được hình thành theo cơ chế từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp Khi nhu cầu thấp được thỏa mãn, con người ta sẽ hướng đến một nhu cầu cao hơn Nhu cầu có thể thay đổi khác nhau tùy theo từng người, từng thời điểm và từng hoàn cảnh và đây là một động lực quan trọng thúc đẩy hành vi của của mỗi cá nhân Trong sử dụng mạng xã hội, mỗi người sẽ có hành vi và động cơ sử dụng mạng xã hội khác nhau để thỏa mãn được nhu cầu khác nhau của bản thân họ Khi nhu cầu và mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên là chính đáng, sinh viên sẽ nhận thực được trách nhiệm cần có của bản thân khi sử dụng mạng xã hội và ngược lại
- Đặc điểm lứa tuổi: Sinh viên với những đặc điểm và thể chất, tâm lý đặc trưng sẽ tác động đến việc hình thành nên trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của họ Đặc điểm về thể chất sẽ quyết định đến mức độ khả năng tham gia các hoạt động trên mạng xã hội và thời gian sử dụng mạng xã hội Đặc điểm tâm lý sẽ tác động đến tâm tư, nhận thức, tình cảm và quan điểm sinh viên Mỗi sinh viên sẽ có những đặc điểm về thể chất và tâm lý khác nhau Hai yêu tố này sẽ tác động lớn đến hình thành trách nhiệm của họ trong việc sử dụng mạng xã hội
- Pháp luật: Để trở thành một thành viên sử dụng mạng xã hội một cách văn minh, hiện đại, tự chủ và có trí tuệ thì trách nhiệm đầu tiên mà các bạn sinh viên cần phải làm là tuân thủ pháp luật nói chung, luật an ninh mạng nói riêng và đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng Pháp luật là nguyên tắc xử sự chung mang tính cưỡng chế bởi quyền lực nhà nước nhằm giúp cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn chính vì vậy khi sử dụng mạng xã hội, việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và luật an ninh mạng nói riêng là điều rất cần thiết Đây chính công cụ để các bạn sinh viên có thể bảo vệ được bản thân trong mọi tình huống và diễn biến xấu xảy ra khi sử dụng mạng xã hội Muốn tham gia sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn, chuẩn mực các bạn sinh viên cần trau dồi hiểu biết về pháp luật Điều này sẽ giúp các bạn sinh viên điều chỉnh thái độ, hành vi và lời nói phù hợp trong từng hoàn cảnh, quá trình tham gia không gian mạng, qua đó giải quyết được tốt các vấn đề và hình thành các mối quan hệ xã hội tốt đẹp trên không gian mạng Hiểu biết pháp luật còn giúp các bạn sinh viên biết mình phải làm gì, không nên làm gì cũng như điều chỉnh hành vi cho phù hợp khi sử dụng mạng xã hội trong các mối quan hệ với mọi người, với tổ chức ; qua đó tránh được những rủi ro pháp lý, đặc biệt là tránh được sự lôi kéo, tác động từ bên ngoài dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng Các bạn sinh viên có nhận thức, hiểu biết tốt về pháp luật, chấp hành tốt pháp luật thường ứng xử văn minh, văn hóa hơn trên không gian mạng và ngược lại Chính vì vậy, để nâng cao hiểu biết về pháp luật thì điều tiên quyết là các bạn sinh viên cần chịu khó học tập, trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về pháp luật nói chung và luật an ninhh mạng nói riêng
- Môi trường hội: Môi trường xã hội là hệ thống phức hợp các yếu tố điều kiện tự nhiên, xã hội môi trường tồn tại và phát triển của con người Mỗi sinh viên đều là thành viên của xã hội Tùy thuộc vào đặc điểm, tầm ảnh hưởng của môi trường xã hội đến sinh viên mà việc hình thành nên trách nhiệm của mỗi cá nhân sẽ bị tác động ít hay nhiều Sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau, vì vậy, văn hóa vùng miền và sự giáo dục khác nhau ở mỗi nơi, mỗi gia đình sẽ tác động đến hiểu biết, nhận thức và hành vi sử dụng mạng xã hội của sinh viên, từ đó quyết định đến việc hình thành nên trách nhiệm của họ khi sử dụng mạng xã hội
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành trách nhiệm của sinh viên trong việc sử dụng mạng xã hội
1.4.1 Trách nhiệm của sinh viên về tuân thủ pháp luật nói chung , lụật an ninh mạng nói riêng và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
* Trách nhiệm trau dồi, chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định pháp luật
- Trau dồi : sinh viên cần phaỉ nhận thức đúng đắn khi tham gia mạng xã hội bằng cách trau dồi các kiến thức về luật an ninh mạng nói riêng và đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng thông qua việc đọc những quy định, nội quy về pháp luật trên không gian mạng, thu thập những thông tin , bài báo viết về quy định sử dụng mạng xã hội để đọc và chủ động nghiên cứu những tài liệu đó nhằm tìm hiểu, nắm bắt rõ hơn về những quy định pháp luật Ngoài ra sinh viên có thể tìm hiểu về các quy định pháp luật thông qua việc tham gia các buổi talkshow của nhà trường, hội sinh viên tổ chức để thu thập thêm những kiến thức nhằm đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
- Không sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật và trách nhiệm đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật trên không mạng
Những hành vi vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội Đây là nhóm hành vi rất rộng có liên quan đến việc đăng tải, tán phát thông tin về chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phủ nhận vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, thông tin xúc phạm đến lãnh tụ, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân… Để chống lại các hoạt động vi phạm pháp luật trên không gian mạng, các cơ quan chức năng tiến hành phát hiện kiểm duyệt và chọn lọc, thu thập, xử lý thông tin sai phạm trên môi trường mạng.Phát hiện, điều tra để nắm tình hình, dự báo tình hình không để xảy ra các tình huống nguy hiểm về an ninh mạng, các sự cố an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng Thu thập, phát hiện, điều tra, xử lý thông tin, tài liệu, hành vi vi phạm liên quan đến hoạt động cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; tổ chức ngăn chặn các hoạt động xâm nhập, phá hoại, lấy cắp thông tin trên mạng, xử lý các hoạt động lợi dụng mạng để tuyên truyền, chống phá Đảng, Nhà nước, xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bí mật nhà nước và các hoạt động tội phạm khác
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin truyền thông và các phương tiện điện tử đã và đang mang đến sự ảnh hưởng cực kỳ to lớn về mọi mặt đối với mỗi quốc gia, tổ chức, cá nhân trong thời đại công nghệ số hiện nay Với sinh viên, không gian mạng đã cung cấp nguồn tài nguyên khổng lồ có tác động cực kỳ to lớn đối với việc học tập, rèn luyện, nghiên cứu, trao đổi, tìm kiếm việc làm, vui chơi, giải trí, giao tiếp, sáng tạo… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì việc sử dụng không gian mạng, nhất là các mạng xã hội cũng gây ra những tác động không tốt đối với sinh viên Nhiều sinh viên ngày càng sao nhãng việc học tập và hoạt động ngoại khóa, sức khỏe thể chất và tinh thần giảm sút Các vụ việc vi phạm pháp luật trên không gian mạng ngày càng tăng cả về số vụ, mức độ và tính chất nghiêm trọng Nhiều sinh viên
“nghiện” internet, game, mạng xã hội còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý, tình cảm, hình thành lối sống ảo, tự kỷ Thậm chí không ít sinh viên đã bị quấy rối trên môi trường mạng Nhiều trường hợp sinh viên vì thiếu văn hóa ứng xử trên không gian mạng dẫn đến phát sinh mâu thuẫn, bạo lực học đường, xúc phạm, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác Một số sinh viên sa đà vào các trang web đen, tệ nạn mại dâm, đánh bạc thông qua môi trường mạng vv Một số sinh viên đã sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi đánh cắp các thông tin của cá nhân, tổ chức nhằm mục đích tống tiền, hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác Sinh viên còn trở thành đối tượng để các thế lực thù địch, tội phạm công nghệ lôi kéo, mua chuộc, kích động tập hợp lực lượng, huấn luyện, tuyển dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
Không gian mạng có tác động tích cực hay tiêu cực tùy thuộc vào nhận thức và hành động của mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng Để góp phần phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng, mỗi sinh viên cần thực hiện tốt những nội dung sau Không ngừng học tập, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để nâng cao nhận thức, bản lĩnh, lập trường tư tưởng, xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực Nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân đối với việc xây dựng xã hội thông tin lành mạnh, văn minh, an toàn Nêu cao cảnh giác, phân biệt và đấu tranh có hiệu quả trước mọi luận điệu xuyên tạc của kẻ thù trong chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ chính trị của nước ta trên không gian mạng Không để bị lôi kéo, kích động, mua chuộc tham gia vào các hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật trên không gian mạng Nghiên cứu, tìm hiểu đầy đủ các văn bản pháp luật quy định về hoạt động trên không gian mạng, không vi phạm pháp luật trên không gian mạng do thiếu hiểu biết Khai thác, sử dụng có hiệu quả không gian mạng để nâng cao trình độ, rèn luyện, tu dưỡng bản thân, đóng góp tích cực cho sự phát triển mọi mặt của đất nước
1.4.2 Trách nhiệm của sinh viên về xây dựng một xã hội học tập, rèn luyện, phát triển lành mạnh trên mạng xã hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội
- Xây dựng xã hội học tập, rèn luyện của sinh viên : là quá trình mà sinh viên tạo dựng nên một môi trường thuận lợi để cộng đồng sinh viên có thể học hỏi, chia sẻ kiến thức và phát triển kỹ năng, tạo ra các hoạt động học tập và thảo luận cộng đồng, cung cấp nguồn tài liệu và hỗ trợ học tập cho tất cả các bạn sinh viên tham gia thông qua những group mà sinh viên tạo lập nên trên các nền tảng mạng xã hội
- Phát triển lành mạnh trên mạng xã hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội: Việc sinh viên tạo ra một cộng đồng học tập tích cực trên mạng xã hội có thể giúp sinh viên phát triển lành mạnh bằng cách tối đa hoá ảnh hưởng tích cực và giảm thiểu tác động tiêu cực Điều này có thể làm được bằng cách thúc đẩy sự chia sẻ kiến thức, hỗ trợ học tập, và khuyến khích môi trường tôn trọng và hỗ trợ lẫn nhau
1.4.3 Trách nhiệm của sinh viên trong việc nâng cao văn hóa ứng xử và phát huy những truyền thống, hành động tốt đẹp khi sử dụng mạng xã hội
Văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhân cách, giá trị của mỗi con người Hiện nay, sự phát triển của mạng xã hội đã đem đến cho chúng ta rất nhiều lợi ích để học tập, giao lưu, phát triển các mối quan hệ cá nhân… Tuy nhiên, bên cạnh đó hệ lụy từ mạng xã hội mang lại cũng không ít Có rất nhiều câu chuyện buồn đã xảy ra do mâu thuẫn trên mạng xã hội, thậm chí có những cuộc đời, số phận đã bị tước đi vĩnh viễn hoặc vướng vào vòng lao lý chỉ vì một phút sốc nổi khi ứng xử trên không gian mạng Đặc biệt, những năm gần đây, sự phổ biến của các mạng xã hội mà điển hình là Facebook, Youtube và Tiktok có tác động không nhỏ đến sinh viên Các thông tin tiêu cực như thông tin sai lệch, xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân; thông tin phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân và gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội Có một số trường hợp là học sinh bị bạn bè nói xấu, bôi nhọ trên mạng xã hội đã không chịu được áp lực mà nghĩ quẩn Rất nhiều người sau khi xúc phạm nhau trên mạng xã hội, đã tìm đến người khác để trả thù bằng bạo lực… Để có văn hóa ứng xử trên mạng xã hội, trước tiên mỗi chúng ta phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật, cụ thể như: Luật An ninh mạng; Luật An toàn thông tin mạng, Bộ các quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Mọi hành vi vi phạm pháp luật khi sử dụng mạng xã hội đều bị xử lý nghiêm theo quy định; tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật Hình sự
Sinh viẻn có những định hướng đúng đắn trong việc ứng xử trên không gian mạng, hoà nhập với các nền văn hoá khác nhau nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá dân tộc; đồng thời giúp các bạn có thể chủ động, tự tin hội nhập và thành công trong tương lai
Sinh viên học cách lắng nghe trên mạng một cách bình tĩnh, biết lựa chọn đúng sai, biết cách nói đúng của người hiểu biết lẽ phải và sinh viên có thể lắng nghe, tiếp thu những thông tin hữu ích và nhất định hướng cách cư xử của bản thân, đồng thời lan toả đến các bạn để hình thành nên một văn hoá ứng xử trên không gian mạng mang tính văn minh, đúng đắn
Bạo lực mạng được thể hiện ở nhiều khía cạnh như: tung tin đồn thất thiệt, nói xấu, phỉ báng người khác; đe doạ, tấn công bằng ngôn từ, hình ảnh; giả mạo người khác để gửi hình ảnh/ thông tin cho những người không liên quan nhằm mục đích xấu như bôi nhọ danh dự cá nhân… Bởi vậy, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bạo lực mạng Dù là nạn nhân hay là người đi bạo lực mạnh đối với người khác thì đều gánh chịu những hậu quả nặng nề Sinh viên nên tuân thủ 4 quy tắc ứng xử trên không gian mạng( tôn trọng, an toàn, lành mạnh, trách nhiệm) nhằm giúp sinh viên có những hành vi đúng đắn, tôn trọng pháp luật, phù hợp với giá trọ văn hoá, đạo đức, truyền thông tốt đẹp
Trong chương 1 nhóm nghiên cứu đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên Nội dung chương đã trình bày được một số khái niệm cơ bản như: khái niệm mạng xã hội, khái niệm sinh viên, khái niệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên; khái niệm trách nhiệm; trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên và khái quát được về nguồn gốc, tính năng một số mạng xã hội tiêu biểu và tác động, ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên Cuối cùng, nhóm nghiên cứu đã đưa ra vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành nên trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRÁCH NHIỆM TRONG SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ NHÂN LỰC, HỌC VIỆN HÀNH
Lịch sử hình thành và phát triển của Học viện Hành chính Quốc gia
HVHCQG tiền thân là Trường Hành chính được thành lập vào ngày 29/5/1959 theo Nghị định số 214 - NV của Phó Thủ tướng Chính Phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Nội vụ với nhiệm vụ đào tạo cán bộ chính quyền cấp huyện Trường Hành chính đổi tên thànhTrường Hành chính Trung ương vào ngày 29/9/1961, theo Nghị định số 130- CP của Chính Phủ đặt trụ sở chính tại số 77 đường Nguyễn Chí Thanh, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội Trường Hành chính Trung ương đổi tên thành Trường Hành chính Quốc Gia vào ngày 01/11/1990 theo Quyết định số 381-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Trường Hành chính Quốc Gia được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia vào ngày 06/7/1992 theo Nghị định số 253-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng
Từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 6 năm 2014 hợp nhất Học viện Hành chính Quốc gia và Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh theo Quyết định số 60- QĐ/TW vào ngày 07 tháng 05 năm 2005 của Bộ chính trị HVHCQG được đổi tên thành Học viện Hành chính trực thuộc Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Ngày 10/12/2013 theo Nghị quyết số 121/NG-CP của Chính Phủ Việt Nam: Tách Học viện Hành chính ra khỏi Học viện Chính trị - Hành chính Quốc Gia Hồ Chí về Bộ Nội vụ theo Kết Luận số 64 - KL/TƯ ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI; văn bản số 176 - CV/TƯ ngày 23/10/2013 của Ban Bí thư và gọi tên là HVHCQG
Tháng 01/2023, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sáp nhập vào Hành chính Quốc gia và là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt
Học viện Hành chính Quốc gia với 65 năm hình thành và phát triển trải qua bao nhiêu lần đổi tên, sáp nhập và tách ra Học viện Hành chính Quốc gia là một trong những nơi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức có uy tín trong hệ thống giáo dục và đào tạo của cả nước Trong nhiều năm xây dựng và phát triển, Học viện đã vinh dự được được nhận nhiều phần thưởng của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Độc lập hạng Ba (1994); Huân chương Độc lập hạng nhì(2002); Đảng bộ Học viện được tặng Cờ “Đảng bộ có thành tích trong hoạt động xây dựng Đảng” (2000-2002); Giấy khen về thành tích “ Đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 3 năm liền 2001-2002-2003” (năm 2003); Bằng khen về thành tích “ Đat danh hiệu Đảng bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu 5 năm liền 2001-2005” (năm
2005) và hàng trăm lượt tập thể lao động xuất sắc và tập thể lao động tiên tiến được Giám đốc Học viện khen thưởng,…
Đặc điểm của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viên Hành chính Quốc
Về mặt sinh lý, đại đa số sinh viên ngành QTNL, HVHCQG là đối tượng đang trong độ tuổi 18 đến 25 tuổi Do độ tuổi còn trẻ nên có thể đáp ứng đủ sức khỏe, thể lực để tham gia các hoạt động học tập, thể thao, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ phát triển về mặt tâm sinh lý, thể chất và trí tuệ
Về mặt tâm lý, sinh viên ngành QTNL, HVHCQG là sinh viên đang trong lứa tuổi hình thành và phát triển nhân cách vì vậy tâm lý tác động rất lớn đến việc phát triển bản thân của mỗi sinh viên như việc khả năng tự chủ, ý thức, lòng tự trọng Giai đoạn này, các bạn sinh viên có những biểu hiện về tâm lý phức tạp Do hạn chế về kinh nghiệm sống, hạn chế trong việc chọn lọc thông tin nên một số sinh viên còn thụ động, không thích nghi được với môi trường bên ngoài Một số sinh viên còn có xu hướng chạy theo những cái mới mẻ, chịu ảnh hưởng bởi lối sống đua đòi, thực dụng, lười thay đổi Đặc biệt, trong học tập, trao đổi và giao lưu hiện nay thì sử dụng mạng xã hội là điều kiện phải có đối với sinh viên ngành QTNL do hiện nay tất cả các hoạt động học tập, rèn luyện hay các thủ tục hành chính như đóng học phí, … đều dần được thực hiện qua hình thức online dẫn đến tâm lý của các bạn sinh viên ngành QTNL sẽ ngày càng phong phú hơn
Về mặt xã hội, sinh viên ngành QTNL, HVHCQG thường có nhu cầu được thể hiện bản thân và mong muốn được xã hội ghi nhận Các bạn sinh viên thường muốn khẳng định vị trí của mình trong học tập và các mối quan hệ gia đình, bạn bè và công việc bằng cách tích cực tham gia vào các câu lạc bộ, các hội nhóm, các buổi tình nguyện, các cuộc thi và đặc biệt các bạn sinh viên ngành QTNL rất thích thể hiện bản thân mình trong các buổi học, buổi thuyết trình, bằng cách nêu quan điểm, tích cực giơ tay phát biểu, phản biện, đóng góp ý kiến để được ghi điểm và công nhận.
Thực trạng sử dụng mạng xã hội và ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
2.3.1 Thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia Để khảo sát thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG từ đó làm cơ sở để nghiên cứu các trách nhiệm cần có của sinh viên, nhóm tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng nhiều hình thức: phiếu điều tra, bảng hỏi và phỏng vấn ý kiến của 250 sinh viên đang học ngành QTNL và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.1: Mức độ sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG
STT Mạng xã hội Mức độ
Hiếm khi Chƣa bao giờ
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
Qua bảng số liêu trên, Facebook là nền tảng mạng xã hộiphổ biến và được sử dụng nhiều nhất trong số 6 nền tảng mạng xã hộimà nhóm tác giả khảo sát với mức độ sử dụng thường xuyên cao nhất với 96%, sử dụng với mức độ thỉnh thoảng là 3,2%; hiếm khi rất ít với 0,8%; và đặc biệt với 0% sinh viên chưa bao giờ sử dụng mạng xã hộiFacebook Sau Facebook là nền tảng mạng xã hộiTikTok, đây là nền tảng mạng xã hộikhá phổ biến trong thời gian gần đây với mức sử dụng thường xuyên của sinh viên là 94%; mức độ sử dụng thỉnh thoảng chiếm 4%; 1,2% sử dụng với mức độ hiếm khi và chỉ có 0,8% sinh viên chưa bao giờ sử dụng Tiktok Điều này cho thấy Tiktok cũng là một lựa chọn hàng đầu của sinh viên ngành QTNL hiện nay Thứ ba Zalo, tiếp theo sau đó là Instagram, thứ năm là google và cuối cùng là Youtube
Cùng với việc điều tra mức độ sử dụng nền tảng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, nhóm tác giả cũng tìm hiểu lý do tại sao các bạn sinh viên lựa chọn sử dụng Facebook là nền tảng sử dụng nhiều nhất, câu trả lời được tổng hợp như sau: Đối với các bạn sinh viên năm cuối: Facebook là mạng xã có thể kết nối dễ dàng, đem lại cơ hội việc làm rất lớn cho các bạn sắp ra trường, giúp các bạn nắm bắt được thông tin tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp một cách nhanh chóng trên các hội nhóm việc làm và fanpage tuyển dụng, … Đối với các bạn sinh viên năm 3: Qua Facebook, các bạn có thể chủ động tìm kiến thức cần thiết để hoàn thiện những chứng chỉ tin học, tiếng anh … Đối với sinh viên năm 2: Facebook là nơi các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm công việc làm thêm, kết bạn mới, tham gia vào các hội nhóm, trang thông tin của trường, của khoa, của các phòng ban trong Học viện để cập nhật, nắm bắt những thông tin, thông báo về các hoạt động của Học viện nói chung và khoa QTNL nói riêng; đồng thời Facebook cũng giúp các bạn sinh viên ngành QTNL thuận tiện tìm kiếm được những phòng trọ phù hợp nhu cầu bằng cách đăng bài viết lên các hội nhóm trên Facebook… Đối với sinh viên năm nhất: Facebook là nơi các bạn có thể kết giao thêm bạn mới, cập nhật và tìm kiếm các thông tin liên quan đến Học viện và khoa QTNL để thích nghi và làm quen dần mới môi trường học tập mới, đồng thời Facebook cũng giúp các bạn sinh viên năm nhất trao đổi các vấn đề về học tập, rèn luyện hay thậm chí chỉ đơn giản là giúp các bạn sinh viên có thể giải trí, …
Như vậy, mức độ sử dụng mạng xã hộiFacebook là phổ biến nhất đối với sinh viên ngành QTNL, HVHCQG bởi nó đáp ứng được hầu hết các nhu cầu của sinh viên Bên cạnh đó, những mạng xã hộikhác cũng được sinh viên sử dụng tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu của từng sinh viên Đối với tiktok, một số các bạn sinh viên ngành QTNL qua khảo sát đã cho rằng: “Tiktok là nơi để thể hiện sự sáng tạo của sinh viên ngành QTNL thông qua những video ngắn kèm âm nhạc rất phù hợp với sự năng động của sinh viên ngành QTNL khi tham gia vào các câu lạc bộ hay tham gia các chương trình văn nghệ”
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thể hiện mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
Rèn luyện kỹ năng mềm Giải trí, kết nối bạn bè, chia sẻ sở thích bản thân, cập nhật tin tức mới Phục vụ học tập, nghiên cứu kiến thức chuyên môn nghành nghề Chơi game
Qua biểu đồ trên cho thấy mục đích sử dụng mạng xã hộicủa sinh viên ngành QTNL, HVHCQG rất đa dạng với nhiều mục đích sử dụng khác nhau, có thể là tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào nhận thức và nhu cầu cá nhân khi sử dụng mạng xã hộicủa các bạn sinh viên Đa số sinh viên ngành QTNL sử dụng mạng xã hội v ới mục đích phục vụ học tập, nghiên cứu kiến thức chuyên môn ngành nghề chiếm tỷ lệ cao nhất 42%, điều này cho thấy các bạn sinh viên rất quan tâm, chú trọng đến việc học tập của mình thông qua việc sử dụng mạng xã hội Việc sử dụng mạng xã hộiđể rèn luyện kỹ năng mềm của các bạn sinh viên cũng được quan tâm và chú trọng, chiếm 24% và đứng thứ 2 Sau đó là mục đích sử dụng mạng xã hộiđể giải trí, kết nối bạn bè, chia sẻ sở thích bản thân, cập nhật tin tức mới xếp thứ 3 chiếm 17%, đây cũng là mục đích mà nhiều bạn sinh viên sử dụng mạng xã hộiđang quan tâm tới để chia sẻ được những cảm xúc của bản thân… Ngoài ra, sinh viên còn sử dụng mạng xã hộivới mục đích chơi game làm giảm stress sau mỗi buổi học tập và làm việc Bạn Nguyễn Thị Thanh Tâm sinh viên lớp 2005QTNA chia sẻ: “Mình sử dụng mạng xã hộichủ yếu là phục vụ cho việc học tập, mạng xã hộiđ giúp bạn tìm kiếm được những tài liệu có ích cho học tập, mở rộng kiến thức cho bản thân, là công cụ trao đổi khi làm việc nhóm” Bên cạnh đó, mạng xã hộicòn là kênh để giúp cho sinh viên ngành QTNL kinh doanh online, tìm việc làm thêm, giúp sinh viên có thể kiếm thêm thu nhập cho bản thân để phục vụ quá trình trang trải học tập, giúp đỡ cho bố mẹ đỡ được một khoản chi phí và cũng như nâng cao được chất lượng cuộc sống của bản thân Qua khảo sát về mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG, đây sẽ làm cơ sở để nhóm nghiên cứu đưa ra trách nhiệm đối với bản thân các bạn sinh viên ngành nhân lực trong việc sử dụng hợp lý mạng xã hộiđể xây dựng một xã hội học tập, rèn luyện và phát triển lành mạnh
Tham gia mạng xã hội là hình thức trao đổi thông tin giữa các cá nhân với các mục đích khác nhau Quá trình trao đổi thông tin bao trùm tất cả các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội với nhiều phương thức, trong đó “chia sẻ nội dung” là hình thức được sử dụng nhiều Nhóm đã tiến hành khảo sát về vấn đề trên với kết quả thu được như sau:
Bảng 2.2 Nội dung chia sẻ trên mạng xã hội
Nội dung chia sẻ Thường xuyên
Chia sẻ hình ảnh cá nhân 159 phiếu
(4%) Chia sẻ các vấn đề chính trị, kinh tế 107 phiếu
41 phiếu (16%) Chia sẻ các kiến thức liên quan đến chuyên ngành học
9 phiếu (8%) Chia sẻ công tác xã hội tình nguyện 85 phiếu
34 phiếu (11%) Chia sẻ các live stream vào hội nhóm, trang cá nhân
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
Qua kết quả khảo sát, có đến 159 sinh viên thường xuyên chia sẻ hình ảnh liên quan đến cá nhân họ, chiếm đến 64% Điều đó cho thấy, ngày nay các bạn sinh viên rất tự tin, có xu hướng muốn thể hiện bản thân mình trên mạng xã hội Mạng xã hộichính là nơi để cho các sinh viên bày tỏ quan điểm cá nhân và xây dựng hình ảnh cho bản thân Bên cạnh đó, có 22% số sinh viên thỉnh thoảng chia sẻ và chỉ có 4% chưa bao giờ chia sẻ thông tin liên quan đến cá nhân mình lên mạng xã hội
Bảng trên cũng cho thấy sinh viên ngành QTNL, HVHCQG cũng rất quan tâm đến các vấn đề chính trị, kinh tế khi có đến 43% trong tổng số 250 sinh viên thường xuyên cập nhật, chia sẻ các vấn đề này lên các trang mạng xã hội Tuy nhiên, cũng có một phần sinh viên chưa thực sự chú ý đến các vấn đề này khi tỷ lệ sinh viên thỉnh thoảng chia sẻ là 22%, hiếm khi chia sẻ có 48 sinh viên (chiếm 19%) và chưa bao giờ chia sẻ có 41 sinh viên (chiếm 16%) trong tổng số 250 sinh viên
Những tiện ích mà mạng xã hộimang lại trong học tập cho học sinh, sinh viên là điều quá rõ rệt Đã có rất nhiều sinh viên tại Học viện đã lập ra những trang mạng nhằm giúp đỡ nhau học tập như: Trang Fanpage Cộng đồng sinh viên HVHCQG trên Facebook với 4,7 nghìn thành viên Đây là môi trường gắn kết, kết nối sinh viên trong Học viện và cũng là nơi để sinh viên có thể chia sẻ tài liệu học tập với nhau như: tài liệu, giáo trình liên quan đến các môn học hay thậm chí là nơi để các bạn sinh viên của Học viện tiếp cận những thông tin mới bổ ích về các hoạt động của Nhà trường cũng như những vấn đề xã hội Với những lợi ích như vậy, có đến 54% trong tổng số 250 sinh viên khảo sát thường xuyên chia sẻ những kiến thức liên quan đến chuyên ngành học của mình lên mạng xã hội, 27% tương đương với 68 sinh viên thỉnh thoảng chia sẻ và chỉ có 8% số sinh viên chưa bao giờ chia sẻ về vấn đề này lên mạng
Hiện nay, các bạn sinh viên cũng đặc biệt quan tâm đến các công tác tình nguyện khi có đến 34% và 35% trong tổng số 250 sinh viên khảo sát thường xuyên và thỉnh thoảng chia sẻ các nội dung liên quan đến công tác xã hội tình nguyện Ngay trong HVHCQG từ lâu đã thành lập câu lạc bộ tình nguyện “Thiện nguyện sắc màu” Hàng năm, câu lạc bộ thường xuyên tổ chức những buổi thiện nguyện giúp đỡ những gia đình còn khó khăn, những em nhỏ ở vùng sâu vùng xa Với sự hỗ trợ của mạng xã hội, các bạn sinh viên đã kêu gọi tuyên truyền, ủng hộ cho các công tác tình nguyện bằng cách cung cấp những thông tin cụ thể về chương trình tình nguyện như: Địa điểm thực hiện, thời gian tổ chức và cách thức quyên góp cũng như thông tin liên lạc của các thành viên đại diện đăng lên Fanpage của nhóm và trang cá nhân của từng thành viên Nhờ đó mà mỗi chương trình thiện nguyện có thể thu hút về rất nhiều lượt quan tâm và đóng góp ủng hộ Bên cạnh đó thì có 18% tương đương 44 sinh viên thỉnh thoảng chia sẻ và 13% sinh viên chưa bao giờ chia sẻ về những công tác xã hội tình nguyện này Bạn Hoàng Thị Na - sinh viên Khóa 20 - thành viên của câu lạc bộ chia sẻ: “Nhờ có mạng xã hội, những chuyến đi tình nguyện của câu lạc bộ mới trở nên thành công hơn mong đợi Ví dụ như chương trình: Đông ấm vùng cao – Xuân tình nguyện 2024 vừa qua nhờ có mạng xã hội nên đ thu hút được rất nhiều lượt quan tâm của các nhà hảo tâm, các tổ chức và các bạn sinh viên trong và ngoài trường tham gia, đóng góp cả về vật chất lẫn tinh thần Chuyến tình nguyện đến thôn Lặp Pịa, xã Mẫu Sơn, Đồn biên phòng Cửa khẩu Chi Ma đ giúp đỡ được rất hiều mảnh đời còn khó khăn” Đối với hoạt động livestream, qua khảo sát cho thấy, chỉ có 16% trong tổng số 250 sinh viên thường xuyên chia sẻ nội dung này vào các hội nhóm hoặc trang cá nhân nhưng có tới 37% tương đương 92 người thỉnh thoảng chia sẻ và 26% tương đương 64 sinh viên hiếm khi chia sẻ Số sinh viên chưa bao giờ chia sẻ livestream chiếm 21% trong tổng số sinh viên khảo sát Điều đó cho thấy, nhu cầu xem và chia sẻ livestream của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG là có nhưng không quá nhiều Bạn Thái Thị Đào – sinh viên lớp 2005QTNB chia sẻ: “Mình thường xuyên xem livestream bán quần áo, mỹ phẩm trên facebook Mỗi lần share livestream sẽ được giảm giá 5% nên hầu như mỗi lần xem mình sẽ đều share lại livestream lên trang cá nhân và các hội nhóm mà mình tham gia Vì thế, tần suất mình chia sẻ các livestream khá là nhiều.” Bạn Trương Đặng Diệu Linh lớp
2005QTNE chia sẻ rằng: “Mình thường xuyên xem livestream dạy Tiếng Anh của thầy cô trên Facebook Mối lần xem mình sẽ đều chia sẻ lại livestream về trang cá nhân để có thể ôn lại bất cứ lúc nào”
Bên cạnh vấn đề “chia sẻ nội dung” thì “đăng tải nội dung” lên mạng xã hội cũng là vấn đề được các bạn sinh viên thực hiện nhiều Nhóm đã tiến hành khảo sát thực trạng đăng tải nội dung trên mạng xã hội và thu được kết quả như sau:
Bảng 2.3 Nội dung đăng tải trên mạng xã hội
Nội dung chia sẻ Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chƣa bao giờ Đăng tải những hình ảnh diễn ra trong cuộc sống của mình lên mạng xã hội
11 phiếu (5%) Đăng tải những bài viết, video liên quan đến việc học tập
9 phiếu (3%) Đăng lên trang cá nhân và các nhóm để kinh doanh, bán hàng online
47 phiếu (19%) Đăng tải cách học tiếng anh 106 phiếu
27 phiếu (11%) Đăng tải những bức ảnh nhằm câu like 0 phiếu
223 phiếu (89%) Đăng bài nhằm kêu gọi ủng hộ những người có hoàn cảnh khó khăn 88 phiếu
(10%) Đăng những tấm gương tốt, việc tốt 47 phiếu
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
Qua bảng trên, có thể thấy, trong 250 sinh viên được khảo sát tại HVHCQG, có đến 54% số sinh viên thường xuyên đăng tải những hình ảnh diễn ra trong cuộc sống của mình lên mạng xã hội Bạn Mã Hồng Anh - sinh viên lớp 2005QTNC cho rằng:
“Mình cho rằng nên đăng hình ảnh của cá nhân hoặc những ảnh liên quan đến cuộc sống xung quanh của mình lên mạng xã hội vì như thế sẽ giúp cho mọi người hiểu về mình hơn, dễ kết nối với các bạn bè trên mạng xã hội và sẽ tạo được nhiều mối quan hệ.” Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến trái chiều khi có 15% hiếm khi đăng hình và
Trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
2.4.1 Trách nhiệm của sinh viên về tuân thủ pháp luật nói chung, luật an ninh mạng nói riêng và đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
- Trách nhiệm chủ động trau dồi, nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định pháp luật Để tìm hiểu về tầm quan trọng của trách nhiệm học tập, trau dồi hiểu biết về pháp luật khi tham gia sử dụng mạng xã hội, nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát nhận thức của các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG về tầm quan trọng của việc học tập, trau hồi kiến thức pháp luật và thu lại được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.4 Nhận thức của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG về tầm quan trọng của việc học tập, trau dồi hiểu biết về pháp luật khi tham gia không gian mạng
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
Qua biểu đồ trên, ta thấy hầu hết các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đều cho rằng việc chủ động học tập, trau dồi kiến thức, hiểu biết về pháp luật khi tham gia không gian mạng là trách nhiệm rất quan trọng đối với mỗi sinh viên Cụ thể, tỷ lệ sinh viên cho rằng rất quan trọng chiếm 75% trên tổng số người được khảo sát Có 20% các bạn sinh viên cho rằng đây là trách nhiệm quan trọng và số còn lại cho rằng ít quan trọng và không quan trọng chiếm tỷ lệ rất ít Điều này chứng tỏ, phần lớn các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đã đa phần nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật trong đời sống nói chung và vai trò của pháp luật khi tham gia không gian mạng nói riêng
Nhóm tác giả cũng đã phỏng vấn một số bạn sinh viên và thu lại được một số chia sẻ Bạn Nguyễn Phương Nga, sinh viên lớp 2005QTNG cho rằng: “Theo mình, bất kể chúng ta làm gì chúng ta cũng cần phải tuân thủ pháp luật trước tiên mà muốn tuân thủ pháp luật thì trước hết chúng ta phải hiểu biết về nó Đặc biệt là khi sử dụng mạng xã hội, một môi trường ảo rất nhiều những vấn đề xảy ra thì bản thân chúng ta lại cần phải phát huy hơn nữa năng lực học tập, hiểu biết về pháp luật của mình để làm cơ sở đấu tranh với những hành vi trái pháp luật trên không gian mạng và bảo vệ bản thân chúng ta”
Tuy nhiên, bên cạnh những bạn sinh viên ngành QTNL cho rằng hiểu biết về pháp luật khi tham gia không gian mạng rất quan trọng nhưng một số bạn khác khi nhóm tác giả phỏng vấn lại cho rằng yếu tố pháp luật chỉ là quan trọng hoặc quan trọng một phần quyết định đến việc sử dụng mạng xã hội đúng đắn của chúng ta, tiêu biểu như bạn Nguyễn Hữu Trường Phát, sinh viên lớp 2005QTNE cho rằng:
“Theo mình là, ngoài hiểu biết về pháp luật thì các yếu tố khác cũng rất quan trọng khi sinh viên chúng ta sử dụng mạng xã hội bởi có rất nhiều bạn không nẵm rõ về các quy định pháp luật nhưng các bạn vẫn sử dụng mạng xã hội Imột cách rất tốt và văn minh” Bên cạnh đó, mặc dù qua khảo sát trên có đến 75% sinh viên cho rằng đây là trách nhiệm rất quan trọng, vậy thì câu hỏi đặt ra: khi đã nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập, trau dồi các quy định pháp luật khi tham gia không
Rất quan trọng Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng gian mạng rồi thì các bạn thực hiện trách nhiệm này trong thực tế như thế nào? Nhóm tác giả tiếp tục điều tra và thu lại được kết quả như sau:
Bảng 2.5: Thực trạng các hoạt động học hỏi, trau dồi hiểu biết về quy định pháp luật của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội
Nội dung Luôn luôn Thỉnh thoảng
Hiếm khi Chƣa bao giờ
Tìm hiểu thông tin pháp luật trên Facebook
35 phiếu (14%) Xem và chia sẻ những video về pháp luật trên Tiktok
Tra cứu thông tin pháp luật trên Google
0 phiếu (0%) Tìm hiểu những quy định pháp luật trên Youtube
Tìm hiểu những quy định pháp luật trên Instagram
105 phiếu (42%) ((Nguồn: Tổng hợp từ tác giả) Qua bảng trên, ta thấy việc chủ động học tập, trau dồi các kiến thức hiểu biết về pháp luật nói chung và luật an ninh mạng nói riêng khi sử dụng các ứng dụng mạng xã hộicủa sinh viên ngành QTNL, HVHCQG nằm ở mức trung bình Theo đó, ứng dụng google là ứng dụng mạng xã hội được các bạn sinh viên sử dụng nhiều nhất cho việc nâng cao hiểu biết về pháp luật với mức độ luôn luôn chiếm 72%, sau đó là ứng dụng Youtube với mức độ luôn luôn chiếm 46,8%, các ứng dụng còn chỉ nằm ở mức thỉnh thoảng và hiếm khi, thậm chí có ứng dụng Instagram với mức độ chưa bao giờ chiếm 42% Để làm rõ điều này, nhóm đã tiến hành phỏng vấn một số các bạn sinh viên ngành nhân lực của Học viện và thu lại được kết quả như sau Bạn Đặng Thị Kiều Anh – sinh viên lớp 2005QTNB cho rằng: “Mình thưởng nâng cao hiểu biết về pháp luật để trở thành một người dùng mạng xã hội tốt hơn thông qua úng dụng google – đây là công cụ tìm kiếm hiệu quả nhất, đôi lúc mình cũng tìm hiểu về pháp luật thông qua xem video trên Youtube, các ứng dụng khác mình không thường sử dụng để làm những việc này do những ứng dụng đó không phổ biến” Hay bạn Giáp Văn Quyết – sinh viên lớp 2005QTNA cho rằng: “Google, Youtube, Facebook là những ứng dụng mà mình sử dụng nhiều nhất để nâng cao hiểu biết pháp luật, trên google mình sẽ tìm kiếm những thông tin pháp luật mà mình muốn tìm hiểu, trên Facebook mình cũng thường like, share các bài viết về pháp luật”
Như vậy có thể thấy, các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đã bước đầu có sự chủ động trong việc học tập, trau dồi những kiến thức, hiểu biết về pháp luật nói chung và luật An ninh mạng khi sử dụng mạng xã hội, chỉ có điều phương thức và ứng dụng sử dụng và cách thức học tập của các bạn là khác nhau Điều này là phù hợp khi mỗi mạng xã hội có những tính năng và công dụng khác nhau Việc lựa chọn ứng dụng nào phụ thuộc vào mục đích và động cơ sử dụng của các bạn sinh viên
- Không sử dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi vi phạm quy định pháp luật và trách nhiệm đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật trên không gian mạng
Sau khi đã học tập, trau dồi và nâng cao hiểu biết vè pháp luật, các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG cần phải có trách nhiệm áp dụng pháp luật khi sử dụng mạng xã hội để trước hết không sử dụng mạng xã hội thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật và sau đó có hành động đấu tranh chống lại các hành vi trái pháp luật trên không gian mạng
Với trách nhiệm của mình khi sử dụng mạng xã hội, sinh viên ngành QTNL, HVHCQG phải là lực lượng xung kích đi đầu, chủ động, kịp thời phát hiện, đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái, ngăn chặn và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, cực đoan, thiếu thiện chí, ngăn chặn những thành phần tội phạm mạng và các vấn đề tiêu cực diễn ra trên mạng xã hội như lừa đảo, xúc phạm danh dự nhân phẩm, hack nick, bạo lực mạng, … Muốn làm được điều đó, sinh viên ngành QTNL, HVHCQG cần có nhận thức và hiểu biết đúng đắn về các quy định pháp luật để làm căn cứ đấu tranh chống lại những vấn đề tiêu cực đó Nhóm tác giả đã tiến hành khảo sát sinh viên ngành QTNL về việc nhận thức của các bạn đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng và thu lại được kết quả như sau:
Biểu đồ 2.5 Nhận thức của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG về việc nhận diện các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng
(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)
Nhận diện được Không nhận diện được
Qua biểu đồ trên, ta thấy đa số các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đã nhận diện được các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng (chiếm 93%), chỉ có 7% các bạn sinh viên không nhận diện được các hành vi vi phạm pháp luật này Nhóm tác giả đã tiến hành phỏng vấn và thu lại được kết quả như sau: Bạn Nguyễn Thị Thanh Quý – sinh viên lớp 2005QTNC cho rằng: “Hiện nay, có rất nhiều các hành vi vi phạm pháp luật trên mạng với các hành vi, mục đích và biến tướng, các thức thực hiện khác nhau, chính vì vậy việc nhận diện được các hành vi xấu này hiện nay đ trở nên khó khăn hơn trước do các đối tượng thực hiện các chiêu trò rất tinh vi và khó phát hiện, điều này đòi hỏi khả năng nhận thức và tỉnh táo của chúng ta là rất lớn Đồng thời sinh viên chúng ta cũng cần phát huy hết trách nhiệm của mình trên không gian mạng để trở thành một người sử dụng mạng xã hội một cách thông minh hay sáng suốt nhất”
Như vậy, qua các khảo sát, có thể thấy trách nhiệm trong việc nâng cao hiểu về pháp luật để đấu tranh đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Đa số các bạn sinh viên ngành QTNL đã nhận thức được tầm quan trọng của nhóm trách nhiệm này và bước đầu có những hành động ứng dụng vào trong thực tiễn trong việc sử dụng mạng xã hội
Các nhân tố ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
- Động cơ: Mỗi bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG sẽ có định hướng, mong muốn, mục đích khác nhau khi sử dụng mạng xã hội từ đó mà động cơ sử dụng mạng xã hội của mỗi bạn cũng sẽ khác nhau Theo tìm hiểu ở trên, nhóm tác giả nhận thấy rằng động cơ chủ yếu để sinh viên ngành QTNL của Học viện tham gia sử dụng mạng xã hội là để phục vụ cho học tập, nghiên cứu kiến thức chuyên môn ngành nghề và rèn luyện kỹ năng mềm Như vậy có thể thấy, sinh viên ngành QTNL, HVHCQG rất đề cao trách nhiệm xây dựng một xã hội học tập và rèn luyện trên mạng xã hội mạng xã hội dẫn dắt sinh viên tiếp cận với phương thức học tập hiện đại, đồng thời, sinh viên cũng có ý thức đề cao và tuân thủ đúng trách nhiệm của bản thân xây nên một môi trường học tập tích cực Bên cạnh đó, động cơ sử dụng mạng xã hội của các bạn là để giao lưu, kết bạn, chat video, gửi tin nhắn Sau những buổi học căng thẳng trên lớp và những giờ làm việc mệt mỏi, hầu hết các bạn sinh viên sẽ có nhu cầu giải trí bằng cách nghe nhạc, xem phim; chơi game; cập nhật tin tức và đọc truyện Hay một số bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG còn sử dụng mạng xã hội với động cơ kiếm tiền, kinh doanh, bán hàng online, … Nói chung, nếu các bạn sinh viên sử dụng mạng xã hội với động cơ tốt đẹp thì họ sẽ ý thức được trách nhiệm của bản thân hướng đến những giá trị cộng đồng, góp phần phát triển bản thân và xã hội
- Nhận thức: Nhận thức sử dụng mạng xã hội là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Mỗi sinh viên sẽ có nhận thức khác nhau về vai trò và trách nhiệm của bản thân trong sử dụng mạng xã hội Theo như khảo sát ở các phần trên, đối với sinh viên ngành QTNL, HVHCQG, hầu hết các bạn đều đã có nhận thức về trách nhiệm của bản thân khi tham gia không gian mạng, các bạn đều đã nhận thức được tầm quan trọng của pháp luật khi tham gia không gian mạng để đấu tranh chống lại các phần tử tiêu cực trên mạng xã hội Bên cạnh đó, các bạn cũng đã có tinh thần coi trọng việc phát huy, lan tỏa, chia sẻ các hoạt động ý nghĩa, thiện nguyện, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đồng thời các bạn cũng đa phần có nhận thức được về sự cần thiết phải nâng cao văn hóa ứng xử của bản thân khi tham gia không gian mang Tất cả những điều trên, sẽ là cơ sở để các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG xây dựng và hình thành được trách nhiệm tốt đẹp của bản thân khi sử dụng mạng xã hội
- Hành vi sử dụng: Trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG bị chi phối và ảnh hưởng bởi hành vi sử dụng mạng xã hội của họ Các hành vi như like, chia sẻ, bình luận, đăng tải hay bày tỏ cảm xúc, … về một nội dung, bài viết nào đó trên mạng xã hội cũng sẽ thể hiện rõ được sự ý thức về trách nhiệm của các bạn sinh viên khi tham gia không gian mạng Bạn sinh viên nào có hành vi sử dụng mạng xã hội tốt, tích cực thì sẽ dễ dàng hình thành được các nhóm trách nhiệm tốt khi tham gia không gian mạng và ngược lại Đồng thời, bạn sinh viên có hành vi sử dụng mạng xã hội tích cực sẽ thể hiện được rõ được nhận thức của các bạn về trách nhiệm của bản thân khi sử dụng mạng xã hội
- Thái độ: Sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đều có những thái độ khác nhau khi tham gia mạng xã hội Nếu các bạn có thái độ tích cực sẽ đưa đến những hành vi tích cực khi sử dụng mạng xã hội và ngược lại Việc bày tỏ thái độ trên mạng xã hội bằng việc thả những biểu tượng cảm xúc như “like, phẫn nộ, mặt cười, …” hay bày tỏ thái độ bằng những bình luận có thể khiến cho những người dùng khác hiểu được cảm xúc, thái độ của các bạn sinh viên khi thả “icon” đó Chính những hành động thể hiện thái độ này sẽ góp phần hình thành trách nhiệm của các bạn sinh khi sử dụng các trang mạng xã hội đó Vì vậy, các bạn sinh viên khi bày tỏ thái độ của mình trên mạng xã hội phải chịu trách nhiệm với nút like hay icon, lời comment mà chính mình để lại trên mạng xã hội
- Tính cách: Các bạn sinh viên sở hữu các nhóm tính cách khác nhau sẽ quyết định đến cách thức hoạt động trên mạng xã hội khác nhau Các bạn có tính cách hòa đồng, cởi mở sẽ sẵn sàng chia sẻ, lan tỏa những thông tin tích cực lên không gian mạng từ đó làm tiền đề để phát triển nhóm trách nhiệm về xây dựng, phát triển một xã hội học tập trên không gian mạng và nhóm trách nhiệm phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ngoài ra, các bạn có tính cách tốt sẽ có văn hóa ứng xử tốt trên mạng xã hội làm cơ sở phát huy nhóm trách nhiệm về nâng cao nhận thức và văn hóa ứng xử trên không gian mạng Ngược lại, các bạn có nhóm tính cách rụt rè, ngại giao tiếp sẽ rất khó khan trong việc nói ra tiếng nói của bản thân và xãy dựng các trách nhiệm cần có khi tham gia không gian mạng
+ Chuẩn mực văn hóa hội: Các bạn sinh viên của ngành QTNL đến từ những tỉnh thành khác nhau, vì vậy sẽ có những quan điểm, nhận thức và chuẩn mực hành vi khác nhau khi sử dụng mạng xã hội Chuẩn mực về văn hóa của mỗi sinh viên sẽ tác động đến trách nhiệm của họ trong việc nhận thức và tuân thủ luật an ninh mạng; xây dựng môi trường học tập lành mạnh trên mạng xã hội và đặc biệt tác động nhiều nhất tới văn hóa ứng xử của sinh viên trên mạng xã hội Khi sinh viên có chuẩn mực văn hóa tích cực sẽ tạo điều kiện cho các bạn hình thành và thực hiện các nhóm trách nhiệm nói trên một cách tích cực, chủ động và ngược lại
+ Giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội: Mỗi sinh viên đều sinh ra trong một gia đình khác nhau, vì vậy nền giáo dục của mỗi gia đình là khác nhau Giáo dục từ gia đình là một trong những yếu tố khách quan rất quan trọng và ảnh hưởng đến trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL Chuẩn mực từ gia đình sẽ tác động đến trách nhiệm của các bạn sinh viên trong việc nâng cao văn hoá ứng xử và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Ngoài ra, giáo dục từ cha mẹ sẽ là một trong những yếu tố hình thành nên tính cách và quyết định xem các bạn sinh viên có văn hóa ứng xử tốt đẹp trên mạng xã hội hay không đồng thời ảnh hưởng từ gia đình cũng tác động đến nhân thức của các bạn sinh viên đối với việc học trong việc phát huy nhóm trách nhiệm về xây dựng một môi trường học tập lành mạnh khi sử dụng mạng xã hội
Giáo dục từ nhà trường ảnh hưởng trực tiếp tới trách nhiệm tuân thủ pháp luật của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội Sinh viên ngành QTNL, HVHCQG đang được học tập, rèn luyện trong Học viện, giáo dục từ phía Học viện tốt sẽ giúp cho sinh viên nhận thức và tuân thủ đúng pháp luật, trang bị cho sinh viên nhiều kiến thức khi tham gia mạng xã hội Ngoài ra thầy cô, bạn bè trong Học viện cũng giáo dục cho sinh viên về việc ứng xử đúng đắn, chuẩn mực trên không gian mạng đồng thời biết cách phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của nhà trường
Giáo dục từ xã hội cũng là một nhân tố khách quan ảnh hưởng đến trách nhiệm của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Giáo dục từ xã hội sẽ làm cho sinh viên có trách nhiệm cao trong việc xây dựng xã hội phát triển bằng việc bằng việc sinh viên cần phải miễn dịch khi tiếp xúc với những thông tin xấu độc, mời gọi, khiêu khích, lôi kéo, phản động, …đăng tải tràn lan trên các trang mạng xã hội là một chuẩn mực được rất nhiều bạn sinh viên ngành QTNL tâm đắc và thực hiện khi sử dụng mạng xã hội
Như vây, yếu tố giáo dục từ gia đình, nhà trường, xã hội có ảnh hưởng lớn tới việc hình thành và phát huy trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG
- Yếu tố kinh tế, cơ sở vật chất: Việc truy cập và tham gia vào mạng xã hội sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố vật chất đó là những công cụ dùng để kết nối mạng xã hội gồm điện thoại thông minh, máy tính, ipad, mạng wifi… Khi khảo sát và phỏng vấn cho thấy mỗi bạn sinh viên đều sẽ có ít nhất một thiết bị có thể truy cập vào mạng xã hội và tùy thuộc vào điều kiện kinh tế mà họ sẽ có thêm những thiết bị hiện đại khác để tham gia vào những nền tảng mạng xã hội Khi tham gia bằng nhiều thiết bị, nhiều nền tảng mạng xã hội thì trách nhiệm của mỗi cá nhân sinh viên sẽ càng nhiều để có thể quản lý và sử dụng hợp lý được hết những tài khoản mạng xã hội trên từng thiết bị thông minh Mỗi một tài khoản mạng xã hội trên mỗi một thiết bị sinh viên đều phải có trách nhiệm tuân thủ luật an ninh mạng, tuân thủ chuẩn mực đạo đức, ứng xử văn minh và xây dựng một môi trường học tập tích cực trên mạng xã hội
- Khoa học công nghệ: Khoa học công nghệ phát triển dẫn đến sự cải tiến của hàng loạt các ứng dụng mạng xã hội và khi mạng xã hội phát triển sẽ tạo ra nhiều các tính năng mới cho phép các bạn sinh viên ngành QTNL có nhiều trải nhiệm mới mẻ khác nhau Chính vì sự phát triển của khoa học công nghệ mà ngày càng nhiều các vấn đề xấu trên không gian mạng diễn ra đòi hỏi các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG phải càng nâng cao trách nhiệm của mình khi tham gia mạng xã hội hơn nữa Càng bạn phải phát huy trách nhiệm trong việc chủ động trau dồi, học hỏi, nâng cao hiểu biết và tuân thủ pháp luật khi tham gia không gian mạng Ngoài ra, khi khoa học công nghệ phát triển sẽ tạo điều kiện để các bạn phát huy nhóm trách nhiệm trong việc xây dựng xã hội học tập trên không gian mạng một cách thuận lợi hơn đồng thời cũng giúp các bạn tuyên truyền, gìn giữ các truyền thống, văn hóa ứng tốt đẹp trên không gian mạng một cách nhanh chóng và thuận tiện Nói chung khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất to lớn tới việc hình thành nên trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG.
Đánh giá trách nhiệm sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành Quản trị nhân lực, Học viện Hành chính Quốc gia
Thứ nhất, ý thức được tầm quan trọng của trách nhiệm cá nhân khi sử dụng mạng xã hội Phần lớn sinh viên ngành Quản trị nhân lực đã hiểu được và nhận thấy những điều bản thân cần thực hiện và tuân thủ để là một cá nhân sử dụng mạng xã hội có trách nhiệm Sinh viên đã hình thành ý thức về trách nhiệm tuân thủ pháp luật về an ninh mạng, trách nhiệm về xây dựng xã hội học tập, trách nhiệm nâng cao văn hóa ứng xử trên không gian mạng
Thứ hai, có vốn hiểu biết cơ bản và tuân thủ pháp luật về an ninh mạng một cách nghiêm túc Hiểu biết về luật pháp an ninh mạng là một phần trách nhiệm khi sinh viên tham gia vào mạng xã hội Từ nhận thức đó, sinh viên đã có những hành động thể hiện trách nhiệm của mình đó là tuân thủ đúng luật an ninh mạng, phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật an ninh mạng, …
Thứ ba, có ý thức trách nhiệm và hành động xây dựng xã hội học tập tích cực trên không gian mạng Sinh viên ngành Quản trị nhân lực đã nhận thấy một môi trường học tập lành mạnh và hữu ích trên mạng xã hội là vô cùng quan trọng Vậy nên họ càng phải hình thành cho bản thân ý thức trách nhiệm hơn nữa bằng những hành động cụ thể: tìm hiểu và chia sẻ thông tin học tập uy tín với độ chính xác cao, sáng tạo nội dung học tập phù hợp và chia sẻ với mọi người, tích cực thảo luận đóng góp ý kiến một cách lành mạnh và văn minh…
Thứ tư, có những hành động nâng cao văn hóa ứng xử trên mạng xã hội Khi giao tiếp và tương tác trên mạng xã hội, phần lớn những bạn sinh viên ngành Quản trị nhân lực đều sử dụng những từ ngữ văn minh, lịch sự với thái độ tích cực và cởi mở Hạn chế tối đa những từ ngữ phản cảm, gây xung đột khi tương tác trên các nền tảng mạng xã hội
Như vậy, các bạn sinh viên của ngành Quản trị nhân lực đã hình thành và nâng cao được trách nhiệm của bản thân khi tham gia mạng xã hội Đã thực hiện được những hành động cụ thể thể hiện trách nhiệm cao khi sử dụng mạng xã hội
Bên cạnh những ưu điểm trên thì thực trạng trách nhiệm của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, vẫn còn một số bạn sinh viên chưa nhận thức được trách nhiệm của bản thân khi tham gia mạng xã hội, đặc biệt là trách nhiệm của sinh viên về tuân thủ pháp luật nói chung, luật an ninh mạng nói riêng và đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng
Thứ hai, một số sinh viên ngành QTNL tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của trách nhiệm của bản thân khi tham gia MXH nhưng vẫn chưa biết cách ứng dụng vào trong thực tiễn
Thứ ba, sinh viên vẫn chưa khai thác và sử dụng mạng xã hội triệt để để phục vụ và hỗ trợ học tập hiệu quả
Thứ tư, số ít sinh viên ngành QTNL, HVHCQG vẫn chưa hoàn toàn đề cao nhóm trách nhiệm phải có văn hóa ứng xử tốt đẹp trên không gian mạng, vẫn thường xuyên xuất hiện những bình luận tiêu cực, lời nói khiếm nhã trên mạng xã hội, gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của người khác
Thứ năm, sinh viên đã có ý thức phát huy những truyền thống và hành động tốt đẹp khi sử dụng mạng xã hội tuy nhiên vẫn chưa thực sự nhiệt tình và chưa đem lại hiệu quả tối đa
Như vậy qua chương 2, nhóm tác giả đã nghiên cứu về thực trạng sử dụng mạng xã hội và tác động, ảnh hưởng của mạng xã hội tới sinh viên ngành QTNL, HVHCQG Từ việc nghiên cứu thực trạng sử dụng mạng xã hội và tác động ảnh hưởng đó, nhóm tác giả đã nghiên cứu và đưa ra 3 nhóm trách nhiệm cơ bản mà các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG cần có khi sử dụng mạng xã hội, đó là: Trách nhiệm trong việc tuân thủ pháp luật nói chung, luật an ninh mạng nói riêng và đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật trên không gian mạng; Trách nhiệm về xây dựng một xã hội học tập, rèn luyện, phát triển lành mạnh trên mạng xã hội, hạn chế tối đa tác động tiêu cực của mạng xã hội; Trách nhiệm của sinh viên trong việc nâng cao văn hóa ứng xử và phát huy những truyền thống, hành động tốt đẹp khi sử dụng mạng xã hội Ở mỗi nhóm trách nhiệm này sẽ bao gồm các trách nhiệm đi kèm để giúp cho sinh viên ngành QTNL, HVHCQG sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, đúng đắn, chuẩn mực và hiệu quả nhất Bên cạnh đó, ở nội dung chưng 2 nhóm tác giả cũng đã tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến các nhóm trách nhiệm đó Và đưa ra đánh giá về trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên để thấy được những ưu điểm mà sinh viên đã thực hiện được cùng với những hạn chế và nguyên nhân của nó Đây sẽ là cơ sở để nhóm nghiên cứu bước sang chương 3 đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị phù hợp nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc sử dụng mạng xã hội của các bạn sinh viên.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÁCH NHIỆM
Định hướng xây dựng và phát triển mạng xã hội trong giáo dục, học tập
Để các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG hình thành và phát huy được những nhóm trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội, nhóm tác giả đã nghiên cứu định hướng xây dựng và phát triển mạng xã hội trong giáo dục của Thủ tướng Chính phủ để biết được định hướng phát triển mạng xã hội trong thời gian tới của Đảng và Nhà nước ta, từ đó làm căn cứ đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy trách nhiệm của sinh viên trong sử dụng mạng xã hôi Theo đó, tháng 6/2020 Quyết định số 749 phê duyệt “Chương trình
Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ ban hành trong đó đề ra phương hướng phát triển mạng xã hội trong giáo dục như sau:
Thực hiện mục tiêu áp dụng và đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp nhằm triển khai các hoạt động giáo dục trên môi trường số, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp đột phá về chất lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế Ông Nguyễn Hữu Hạnh, Phó Cục trưởng Cục Tin học hóa, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, định hướng trong tương lai các cơ sở giáo dục, đào tạo sẽ nghiên cứu và xây dựng các nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy-học tập cho sinh viên Tiến hành thử nghiệm cho phép sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình, … Ông Tô Hồng Nam, Phó cục trưởng cục CNTT (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết đinh hướng xây dựng và phát triển mạng xã hội phục vụ giáo dục, học tập đối với học sinh/sinh viên sẽ được thực hiện trên 4 khía cạnh sau: Số hóa tài liệu, số hóa quy trình nghiệp vụ và số hóa cả một tổ chức, tạo ra giá trị - mô hình mới Mục tiêu phát triển mạng xã hội trong giáo dục sẽ lấy người học làm trung tâm Giảm áp lực truyền thụ kiến thức mà tập trung hướng đến dạy kỹ năng, năng lực tự học cho học sinh/sinh viên Ông Nam cũng chia sẻ rằng: “Hầu hết các kiến thức đều có trên Internet Vấn đề của người thầy bây giờ phải là truyền cảm hứng cho học sinh, hướng dẫn học sinh, phát huy khả năng tự học mình… Từ đó hình thành xã hội học tập lành mạnh trên không gian mạng Đây sẽ là bước phát triển lớn của giáo dục và giải phóng cho người thầy.‟‟
Cụ thể, trong thời gian tới, việc áp dụng chuyển đổi số trong giáo dục đại học được thực hiện với phương hướng cụ thể như sau:
Một là, Phát triển năng lực số cho đội ngũ giảng viên
- Phấn đấu 50% đến năm 2025 và 100% đến năm 2030 đội ngũ giảng viên được bổ sung nâng cao năng lực, kỹ năng, phương pháp sư phạm phù hợp để triển khai đào tạo trên môi trường số
- Phấn đấu 50% đến năm 2025 và 100% đến năm 2030 đội ngũ giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học được đào tạo phát triển học liệu số
Hai, là đổi mới và phát triển chương trình đào tạo
- Phấn đấu 70% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số, có nội dung đào tạo phù hợp với phương thức chuyển đổi số
- Phấn đấu 100% chương trình đào tạo được cập nhật phù hợp với ứng dụng khoa học công nghệ mới
Ba là, hạ tầng, nền tảng và học liệu số
- Hình thành nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia và kho học liệu, tài nguyên số dùng chung phục vụ cho hoạt động dạy và học vào năm 2025
- Phấn đấu 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 trường đại học có hạ tầng số, nền tảng số để kết nối, khai thác với nền tảng số giáo dục nghề nghiệp quốc gia
Bốn là, quản lý số và quản trị số
- Phấn đấu 100% trường đại họcđến năm 2030 số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp dữ liệu lên môi trường số
- Có 50% vào năm 2025 và 70% vào năm 2030 hoạt động kiểm tra chuyên ngành về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý
- Hình thành bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp vào năm 2025 và liên kết bản đồ số mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các hệ thống chứng thực và tra cứu thông tin giáo dục nghề nghiệp vào năm 2030
- Phấn đấu 100% báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về giáo dục nghề nghiệp được thực hiện trên môi trường số và kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ vào năm 2025
- Phấn đấu ít nhất 50% đến năm 2025 và 100% đến năm 2030 các trường chất lượng cao là trường học số
Năm là, phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến Phát triển công nghệ phục vụ giáo dục, hướng tới đào tạo cá thể hóa 100% các cơ sở giáo dục triển khai công tác dạy và học từ xa, trong đó thử nghiệm chương trình đào tạo cho phép học sinh, sinh viên học trực tuyến tối thiểu 20% nội dung chương trình Ứng dụng công nghệ số để giao bài tập về nhà và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh trước khi đến lớp học
Như vậy, với định hướng xây dựng và phát triển mạng xã hội cho giáo dục và học tập của Thủ tướng chính phủ, trong thời gian tới công nghệ thông tin và mạng xã hội sẽ nhanh chóng được triển khai áp dụng vào các cơ sở giáo dục, đào tạo và sẽ được cải tiến nhằm tạo ra một môi trường học tập, phát triển lành mạnh cho học sinh/sinh viên Đối với HVHCQG, việc xây dựng mạng xã hội học tập số cho sinh viên là vô cùng cần thiết và đang được ban lãnh đạo Học viện quan tâm và chú trọng đầu tư Ban lãnh đạo Học viện đang dần có định hướng hoàn thiện thư viện số - nơi cung cấp tài liệu, giáo trình cho sinh viên để phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập Học viện cũng tập trung hoàn thiện và phát triển hệ thống phần mềm quản lý sinh viên để cũng cấp thông tin liên quan các vấn đề về học tập và đánh giá sinh viên một cách nhanh chóng, chính xác, thuận tiện nhất Ngoài ra, Học viện cũng đang chú trọng đầu tư cơ sở vật chất (phòng học, máy tính, hệ thống phần mềm học online) và định hướng phủ sóng wifi miễn phí trong nhà trường để hỗ trợ sinh viên học tập và hoạt động, rèn luyện thuận tiện nhất Bên cạnh đó, Học viện cũng hiện đang áp dụng các giao dịch online thông qua các hoạt động thu học phí và các hoạt động thi cử khác trong nhà trường như: thi chứng chỉ tiếng Anh B1, thi chứng chỉ tin học … Điều này có thể thấy, HVHCQG đã từng bước đổi mới và có những bước chuẩn bị cho việc áp dụng công nghệ số, ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giáo dục – đào tạo trong nhà trường Trước tình hình đó, sinh viên Học viện nói chung và sinh viên ngành QTNL, HVHCQG nói riêng lại càng cần phải phát huy tối đa trách nhiệm của mình trong sử dụng mạng xã hội để góp phần xây dựng môi trường học tập, rèn luyện lành mạnh, tốt đẹp trên mạng xã hội.
Giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao trách nhiệm trong sử dụng mạng xã hội của sinh viên ngành QTNL, HVHCQG
- Thứ nhất, sinh viên ngành QTNL, HVHCQG phải chủ động tìm hiểu, nghiên cứu nâng cao hiểu biết, kiến thức về pháp luật để nhận diện và đấu tranh được đối với các hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội
Sinh viên có thể nâng cao hiểu biết pháp luật bằng cách tham gia các chương trình workshop về “Sinh viên hiểu biết về pháp luật khi sử dụng mạng xã hội”, tham gia vào các group chia sẻ tài liệu liên quan đến nội dung quy phạm pháp luật khi tham gia mạng xã hội, các diễn đàn thường niên được diễn ra tại học viên có chủ đề về quy phạm pháp luật khi tham gia mạng xã hội Sinh viên dùng chính mạng xã hội để có thể tìm kiếm các thông tin, tài liệu chính thống viết về quy phạm pháp luật trau dồi kiến thức để trở thành một sinh viên sử dụng mạng xã hội đúng pháp luật Ngoài ra, sinh viên cần trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật để chống lại những hành động sai trái để bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ mọi người tránh xa tình trạng lừa đảo, bạo lực qua mạng xã hội và tung tin đồn không đúng sự thật Để thực hiện được điều đó, bản thân sinh viên phải luôn có tinh thần học hỏi, muốn tiếp nhận kiến thức về quy phạm pháp luật và sẵn sàng ra tay chống lại hành động sai trái khi tham gia mạng xã hội
Bên cạnh đó, các bạn sinh viên cần tuyên truyền cho người thân, bạn bè và mọi người xung quanh nơi cư trú về các quy phạm pháp luật nói chung và luật an ninh mạng nói riêng để mọi người nắm, hiểu và không vi phạm luật trên không gian mạng đồng thời góp phần xây dựng không gian mạng lành mạnh Để nhận diện được các hành vi vi phạm pháp luật trên không gian mạng, các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG cần: Chú ý đặc điểm ngôn từ, phương thức diễn đạt của các nguồn tin và kiểm chứng nguồn thông tin đến từ đâu để quyết định các hành vi sử dụng đối với các nguồn tin ấy; Tìm hiểu, tra tìm các thông tin tương tự trên các trang thông tin khác nhau để thẩm định, đánh giá và đối chứng so sánh thông tin để đảm bảo tiếp cận và sử dụng những thông tin uy tín nhất; Tham khảo ý kiến người thân, người quen có uy tín về những thông tin đang còn phân vân, chưa rõ ràng;
Từ nhận thức đi đến hành động, các bạn sinh viên sau khi nhận diện được các hành vi sai trái, vi phạm pháp luật trên không gian mạng cần phải có trách nhiệm đấu tranh chống lại các hành vi vi phạm pháp luật đó
Khi gặp thông tin xấu độc và hành vi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội, sinh viên tuyệt đối không tin theo, không chia sẻ để tuyên truyền cho các đối tượng xấu; có cách phản bác phù hợp theo trình độ, năng lực, hiểu biết của mình Kịp thời phản ánh tới các cơ quan chức năng về những đối tượng chống đối, cơ hội, bất mãn chính trị đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, kích động trên internet, mạng xã hội; đồng thời, cảnh báo để người khác biết đó là tin xấu độc Và từ nhận biết được các thông tin xấu, độc, hành vi vi phạm pháp luật, sinh viên sẽ chọn lọc được những thông tin tích cực, thông tin tốt, thông tin đẹp để tiếp cận và chia sẻ, lan tỏa các thông tin tích cực theo phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”
Như vậy, mỗi một tài khoản mạng xã hội của mỗi sinh viên ngành QTNL cần phải trở thành một nguồn thông tin tin cậy, lành mạnh, tuyệt đối không chạy theo các trào lưu, xu hướng tiêu cực; kịp thời phát hiện, cảnh báo cho cộng đồng về các trang cung cấp thông tin xấu, độc, giả mạo, vi phạm pháp luật Đây chính là trách nhiệm đầu tiên mà sinh viên cần phát huy và thực hiện để trở thành một người sử dụng mạng xã hội một cách thông minh, hiệu quả, trở thành một công dân tốt cho xã hội
- Thứ hai, sinh viên cần có tích cực tham gia các hoạt động nhằm xây dựng xã hội học tập, rèn luyện trên mạng xã hội hơn nữa để tạo ra một môi trường học tập, phát triển lành mạnh trên không gian mạng
Trách nhiệm của mỗi sinh viên khi tham gia mạng xã hội là tạo ra và giữ gìn môi trường học tập trực tuyến lành mạnh trên các nền tảng mạng xã hội, xây dựng môi trường học tập tích cực qua việc chia sẻ và thảo luận kiến thức; có trách nhiệm tránh lan truyền và chia sẻ thông tin kiến thức sai lệch và độc hại Cụ thể, sinh viên cần:
Một là, sinh viên cần có trách nhiệm lựa chọn những kênh thông tin uy tín về học tập trên mạng xã hội Để học tập có hiệu quả và đúng đắn thì sinh viên cần phải tỉnh táo trong việc lựa chọn bài viết, bài báo, tài liệu, video, kênh có độ đáng tin cậy và chính xác để theo dõi và tìm hiểu kiến thức Chỉ theo dõi và học tập trên những nền tảng mạng xã hội có uy tín, đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng trước khi tin tưởng và áp dụng kiến thức vào việc học của mình và chia sẻ cho người khác Kiểm tra độ tin cậy của bài viết, video, tài khoản chủ cung cấp thông tin để chắc chắn kiến thức mình chuẩn bị tiếp thu là chất lượng và chính xác Cần tuyệt đối cảnh giác với những kiến thức, thông tin xấu, độc hại, vi phạm chuẩn mực đạo đức… Tự mình nâng cao vốn hiểu biết và năng lực bản thân để chống lại những kiến thức độc hại góp phần hạn chế những tiêu cực của mạng xã hội mang lại
Hai là, sinh viên phải có trách nhiệm trong việc đăng tải và chia sẻ những nội dung học tập chất lượng và ý nghĩa lên mạng xã hội Nội dung của những bài viết, video chia sẻ phải đề cao tính xây dựng, khuyến khích sự học hỏi và phát triển bản thân sinh viên Những nội dung đó có thể liên quan đến những kiến thức chuyên ngành QTNL như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá… hoặc cũng có thể về những bài học về các kỹ năng mềm, nâng cao trình độ giao tiếp, đàm phán, những kiến thức chia sẻ về việc học ngoại ngữ… Tránh việc chia sẻ những thông tin, kiến thức không đúng, không phù hợp, đảm bảo nội dung của bài viết, video không vi phạm bản quyền hay bất kỳ vấn đề pháp lý nào Đặc biệt tránh vì mục đích câu “like‟‟, câu “view” mà sinh viên chia sẻ những nội dung kiến thức chống phá pháp luật và nhà nước Chính vì vậy, sinh viên phải tuyệt đối cảnh giác và có trách nhiệm cao trước khi chia sẻ lại bất kỳ nội dung kiến thức nào để tránh những hậu quả nghiêm trọng mà bản thân gặp phải
Ba là, sinh viên có trách nhiệm tích cực xây dựng các nhóm, cộng đồng học tập trực tuyến trên mạng xã hội Trên các nền tảng mạng xã hội sẽ có rất nhiều những hội nhóm học tâp khác nhau, tùy theo nhu cầu về kiến thức của mỗi sinh viên mà lựa chọn tham gia vào nhóm cộng đồng học tập nào cho phù hợp Bất kể tham gia vào nhóm nào thì mỗi một sinh viên là thành viên trong nhóm đều phải có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng môi trường học tập lành mạnh, hữu ích Tương tác và thảo luận giữa mọi người phải văn minh lịch sự, tôn trọng những người trong cộng đồng học tập
Bốn là, sinh viên cần có trách nhiệm cân bằng việc sử dụng mạng xã hội với những hoạt động khác để sử dụng tốt quỹ thời gian, đảm bảo được kết quả học tập tốt nhất Để thực hiện được điều này thì sinh viên phải biết cách quản lý thời gian, cân bằng giữa việc học và các hoạt động khác như kinh doanh, làm thêm online hay các hoạt động giải trí khác Đây là một việc không hề dễ dàng khi nhiều bạn sinh viên ngành QTNL không thể cân đối thời gian học tập và sử dụng mạng xã hội, họ vẫn bị chi phối quá nhiều vào việc giải trí trên không gian mạng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập Vì vậy, đòi hỏi sinh viên phải tự có cho mình ý thức trách nhiệm thật tốt trong việc quản lý thời gian sử dụng mạng xã hội với mục đích xây dựng xã hội học tập hiệu quả và tích cực Chỉ khi các bạn quản lý được việc học của bản thân thì các bạn mới có thể xây dựng một xã hội học tập tốt được
- Thứ ba, sinh viên cần luôn học hỏi, trau dồi, nâng cao nhận thức của cá nhân khi sử dụng mạng xã hội
Sinh viên ngành QTNL, HVHCQG cần trau dồi những kỹ năng, sự nhận thức của hành động khi tham gia mạng xã hội bằng việc sinh viên phải trau dồi những kỹ năng, nhận diện âm mưu, thủ đoạn gây mất an ninh, trật tự mạng như việc phát hiện ra những website giả mạo, những thông tin không đúng sự thật, giả danh tài khoản để chiếm đoạt tài sản Khi nhận thức được những điều này, sinh viên cần lên án hoặc sử dụng chức năng báo cáo vi phạm trên các nền tảng mạng xã hội đối với mỗi bài viết đó do mỗi một mạng xã hội đều có chức năng báo cáo vi phạm ở mỗi bài viết Ngoài ra, sinh viên cần nâng cao nhận thức để phòng tránh và tự vệ bản thân khi tham gia mạng xã hội bằng cách xem xét kỹ những nội dung bài viết đăng tải, nguồn thông tin đăng tải, nghiên cứu kỹ trước khi like, chia sẻ bài viết, file chưa rõ danh tính Bản thân sinh viên cần nhận thức được đó là những việc làm sai trái, tuyệt đối không a dua, tham tiền bạc, lời xúi giục của những kẻ xấu
Nói chung, sinh viên ngành QTNL, HVHCQG khi tham gia mạng xã hội cần biết cách sử dụng và khai thác mạng xã hội như một kho báu tài liệu để có thể tham khảo, học hỏi và trau dồi kiến thức bằng cách tham gia gia vào các nhóm chia sẻ kiến thức học tập, tìm kiếm những nội dung học tập tại các website uy tín, thư viện số của học viện, …Ngoài ra sinh viên còn có thể tự xây dựng cho bản thân một cộng đồng học tập bằng việc lập ra group kêu gọi các bạn trong lớp, trong khoa tham gia và cùng nhau trao đổi kiến thức trong group hoặc có thể tận dụng mạng xã hội để xem livestreams có chủ đề học tập như học ngoại ngữ, các chủ đề học tập liên quan đến chuyên ngành mà sinh viên học tập Hơn nữa, sinh viên cần tích cực tham gia những buổi talk show online của nhà trường về tham gia học tập trên nền tảng online Đặc biệt hơn, sinh viên có tự tổ chức những buổi học online thông qua việc sử dụng phần mềm room meet, google meet, trans để chủ động mở lớp học Sinh viên nên bố trí thời gian sử dụng mạng xã hội hợp lý để đảm bảo không bị ảnh hưởng đến chất lượng học tập của sinh viên
- Thứ tư, sinh viên cần chuẩn mực trong văn hoá ứng xử của bản thân
Một là, các bạn sinh viên ngành QTNL, HVHCQG cần chủ động, tích cực, linh hoạt thực hiện các hình thức, biện pháp tự giáo dục, tự rèn luyện nâng cao văn hóa ứng xử của bản thân trên không gian mạng Để thực hiện được điều đó, trước hết sinh viên phải thực hiện nghiêm túc các hành động như: Tránh sử dụng ngôn ngữ thô lỗ, xúc phạm khi thảo luận, đăng tải thông tin trên không gian mạng, suy nghĩ kĩ về nội dung sẽ đăng tải và lựa chọn từ ngữ viết bài hay comment một cách phù hợp và chuẩn mực