Đồng thời, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; chất lượng công tác thanh tra đã được nâng lên, Thanh t
Trang 1BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI
Họ và tên tác giả : Nông Thị Hường
HÀ NỘI – NĂM 2024
Trang 2HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI
Họ và tên tác giả : Nông Thị Hường Người hướng dẫn : TS Trần Thị Hải Yến
HÀ NỘI – NĂM 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em tên Nông Thị Hường - sinh viên lớp 2005TTRB, Khoa Nhà nước và Pháp luật của Học viện Hành chính Quốc gia, xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu độc lập của em dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Trần Thị Hải Yến Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài đảm bảo tính trung thực, chính xác, đáng tin cậy và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo
Vì vậy, đề nghị Học viện và Hội đồng xem xét, chấp thuận để em có thể bảo vệ khóa luận của mình, kính trình trước Hội đồng
Em xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nông Thị Hường
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục tổng quát của khóa luận 3
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ 4
1.1 Một số khái niệm có liên quan: 4
1.2 Tổ chức của Thanh tra Sở 6
1.3 Hoạt động của Thanh tra Sở 8
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải 11
Tiểu kết chương 1 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 14
2.1 Thực tiễn tổ chức của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội 14
2.1.1 Khái quát về thanh tra sở GTVT Hà Nội 14
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội 14
2.2 Thực tiễn hoạt động của Thanh tra Sở Sở Giao thông Vận tải Hà Nội 15
2.2.1 Công tác thanh tra chuyên ngành 18
2.2.2 Việc thực hiện một số chức năng khác của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội 32
2.3 Đánh giá tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội 39
2.3.1 Ưu điểm về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội 39
2.3.2 Hạn chế về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội 41
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 44
Trang 5CHƯƠNG 3: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI 46
3.1 Yêu cầu đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội 46
3.2 Một số giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội 48
Tiểu kết chương 3 54
KẾT LUẬN 55
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
Trang 7DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.2.1 Sơ đồ tổ chức thanh tra ngành GTVT hiện nay 7
Hình 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội 15
Bảng 2.2.1.1 Kết quả công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính năm 2021 18
Bảng 2.2.1.2 Kết quả công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính năm 2022 23
Bảng 2.2.1.3 Kết quả công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính năm 2023 27
Bảng 2.2.2.1 Công tác khác của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội trong giai đoạn 2021-2023 32
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thanh tra nhằm bảo đảm bộ máy hành chính nhà nước chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể trong mỗi giai
đoạn phát triển Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giao thông là mạch máu của
tổ chức Giao thông tốt thì mọi việc dễ dàng Giao thông xấu thì các việc đình trệ” Hoạt
động thanh tra GTVT là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là phương tiện đảm bảo pháp chế, tăng cường kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả đối với công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực GTVT
Những năm gần đây, ngành GTVT đã có những bước tiến vượt bậc, tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế Hoạt động thanh tra giao thông vận tải góp phần phát hiện,
xử lý kịp thời các sai phạm, kiến nghị, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật trong lĩnh vực giao thông Sự phát triển mạnh của hoạt động thanh tra GTVT đã chấn chỉnh được nhiều sai phạm, góp phần làm cho hệ thống giao thông bảo đảm lưu thông
an toàn, thông suốt, ngày càng hiện đại hoá, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển Trong năm 2023, lực lượng thanh tra ngành GTVT đã thực hiện 72.124 cuộc thanh tra, kiểm tra; xử phạt vi phạm hành chính 38.520 vụ với số tiền xử phạt trên 192,4 tỷ đồng Chủ động đề xuất, tham mưu Bộ trưởng, lãnh đạo Bộ triển khai nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra đột xuất, chuyên đề, diện rộng toàn quốc, như: AIC, Damco, thu phí không dừng, điều phối giờ cất hạ cánh, đăng kiểm phương tiện thủy, quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, quản lý hoạt động vận tải đường bộ, một số dự án, công trình trọng điểm (dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, ) [28]
Đồng thời, Thanh tra Sở Giao thông vận tải Hà Nội đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; chất lượng công tác thanh tra đã được nâng lên, Thanh tra Sở đã tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc vi phạm về các điều kiện trong kinh doanh vận tải và về bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình tham gia giao thông, vận tải; tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân khi tham gia hoạt động vận tải hành khách và tham gia giao thông,…; góp phần giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển của Thành phố cũng như cả nước Tuy nhiên, tổ chức thanh tra GTVT nói chung
Trang 9và thanh tra Sở GTVT Hà Nội nói riêng vẫn còn một số tồn tại, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, chưa thực sự là công cụ hữu hiệu để phát hiện những bất cập, sai phạm và kiến nghị xử lý trong hoạt động quản lý nhà nước về GTVT Những hạn chế này đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thanh tra, làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân… Nguyên nhân của hạn chế này xuất phát
từ nhiều phía, cả khách quan lẫn chủ quan, tuy nhiên, nguyên nhân cốt lõi và trực tiếp nhất chính là bất cập từ các quy định của pháp luật cũng như thực tiễn thực hiện hoạt động thanh tra; đòi hỏi tổ chức Thanh tra GTVT phải đổi mới phương thức, năng lực hoạt động, kiện toàn củng cố bộ máy tổ chức để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của ngành và địa phương giao phó trong giai đoạn mới, nhằm ổn định trật tự giao thông, góp phần nâng cao hiệu quản lý nhà nước về lĩnh vực GTVT Từ những lý do trên, sinh viên lựa
chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội” để
làm khóa luận tốt nghiệp của mình, với mong muốn có những tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể, rõ ràng về tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở GTVT Hà Nội
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thông qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có thể thấy đây là một đề tài đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm và có các công trình có liên quan, cụ thể:
* Tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Công Bằng (2019), Hoạt động của thanh tra Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình, Luận văn thạc sĩ Quản lý công Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận và pháp
lý của thanh tra giao thông vận tải Quảng Bình và thực trạng hoạt động để từ đó đề xuất các phương hướng, giải pháp đảm bảo tổ chức, hoạt động của thanh tra Sở Giao thông Vận tải Quảng Bình [3]
Nguyễn Minh Trinh (2018), Tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi, Luận văn thạc sĩ luật hiến pháp và Luật hành chính Luận văn
chỉ ra những vấn đề lý luận, pháp lý về tổ chức và hoạt động của thanh tra sở, từ đó đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động tại tỉnh Quảng Ngãi Đồng thời, đề xuất những nhu cầu giải pháp đảm bảo tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Ngãi [15]
Trang 10* Tình hình nghiên cứu thế giới
Department of Transport and Main Roads (2024), Transport Inspectors (Thanh tra giao thông vận tải) Bài viết đã chỉ ra chức năng, quyền hạn và cách nhận biết thanh
tra giao thông vận tải [23]
Zippia the career expert (2024), what does a transportation inspector do? (Thanh tra giao thông vận tải làm gì?) Bài viết đã làm rõ trách nhiệm, công việc, kỹ năng, đặc
điểm tính cách, các loại thanh tra giao thông vận tải [24]
3 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, pháp luật và thực trạng, khóa luận đề xuất giải pháp hướng đến đổi mới tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Trong phạm vi khóa luận, sinh viên chỉ nghiên cứu chủ yếu về chức
năng thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
Về không gian: Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
Về thời gian: Các số liệu khảo sát, thông kê được thu thập từ năm 2021 đến năm 2023
5 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ đạo như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh
6 Bố cục tổng quát của khóa luận
Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp luật về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải
Hà Nội
Chương 3: Yêu cầu, giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra Sở
Trang 11CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỔ CHỨC
VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ 1.1 Một số khái niệm có liên quan:
* Khái niệm thanh tra, thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành
Thanh tra (tiếng Anh là Inspect) có nguồn gốc La tinh nghĩa là “nhìn vào bên trong”, chỉ một sự kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một số đối tượng nhất định Từ điển Luật học giải thích thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng
đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định-một sự tác động đó có tính trực thuộc [8] Theo Từ điển tiếng Việt “thanh tra là xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, tổ chức để phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định” [9] Từ góc độ này, có thể hiểu thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm xem xét và phát hiện ngăn chặn những gì trái với quy định Khái niệm thanh tra thường đi
kèm với một chủ thể và liên quan đến phạm vi quyền hành của một chủ thể nhất định
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, khái niệm Thanh tra cũng đã được ghi nhận tại nhiều văn bản pháp luật Điều 1 Pháp lệnh Thanh tra năm 1990 định nghĩa thanh tra
như sau: “Thanh tra là một chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước; là phương thức bảo đảm pháp chế, tăng cường kỷ luật trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa Trong phạm vi chức năng của mình, các cơ quan quản
lý nhà nước có trách nhiệm tự kiểm tra việc thực hiện các quyết định của mình và thanh tra việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch nhà nước của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, nhân dân, tổ chức hữu quan và cá nhân có trách nhiệm (gọi chung là cơ quan, tổ chức và cá nhân) nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa, xử
lý các vi phạm, góp phần thúc đẩy hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành cơ chế quản lý, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân” [7] Tại điều 4 Luật Thanh tra 2004 quy định “Thanh tra nhà nước là việc xem xét, đánh giá, xử lý của cơ quan quản lý nhà nước đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự quản lý theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này và các quy định khác của pháp luật” [10] Tại Luật Thanh tra 2010 đưa ra khái niệm: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp
Trang 12luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân (điều 3) Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và
xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân [11] Tại Điều 2 của Luật Thanh tra năm 2022 đã giải thích từ ngữ như sau: Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành [12]
Thanh tra hành chính là thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nước [12]
Thanh tra chuyên ngành là thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý theo ngành, lĩnh vực Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải là hoạt động thanh tra đối với tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải và hàng không (bao gồm cả điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên) [12]
* Khái niệm thanh tra Sở
Thanh tra là một hoạt động, một chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước, là cơ chế tự kiểm soát quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành pháp Hoạt động thanh tra được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền là cơ quan thanh tra nhà nước Thanh tra có nội dung là xem xét, đánh giá hoạt động của đối tượng thanh tra là đúng hay sai, phù hợp hay không phù hợp (đây là đối tượng thực hiện quyền hành pháp, vì vậy họ cũng chính là đối tượng quản lý) Mục đích thanh tra không chỉ phát hiện, phòng ngừa vi phạm và phát hiện sai sót trong cơ chế quản lý, pháp luật mà còn nhằm kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền khắc phục sai sót, xử lý vi phạm pháp luật; hoàn thiện cơ chế quản
lý, pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước;
Trang 13bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức,
cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó (Khoản 3 Điều 3), bao gồm thanh tra Bộ
và thanh tra Sở Thanh tra Sở là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của sở, được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc theo quy định của pháp luật, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Từ đó, có thể đưa ra khái niệm thanh tra Sở
như sau: “Thanh tra sở là cơ quan của sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi
mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật” [12] (Điều 26 Luật thanh tra năm 2022)
1.2 Tổ chức của Thanh tra Sở
*Khái niệm:
Trong giáo trình quản lý nguồn nhân lực trong tổ chức công, khái niệm “tổ chức” được hiểu là sự sắp xếp có hệ thống những người được nhóm lại và hoạt động
với nhau để đạt được mục tiêu cụ thể
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: tổ chức là “hình thức tập hợp, liên kết các thành viên trong xã hội (cá nhân, tập thể) nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích của các thành viên, cùng nhau hành động vì mục tiêu chung” [8]
Về mặt pháp lý, chưa có văn bản nào đưa ra định nghĩa chính xác về tổ chức Trong phạm vi khóa luận, tổ chức thanh tra được hiểu theo nghĩa là sự sắp xếp, bố trí có hệ thống những người thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong cơ quan, đơn vị để đạt được mục tiêu cụ thể
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà
sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật Theo quy định này, vị trí của Thanh tra Sở là một cơ quan thuộc Sở
Trang 14Thanh tra sở được thành lập trong các trường hợp sau đây: theo quy định của luật; tại sở có phạm vi quản lý rộng và yêu cầu quản lý chuyên ngành phức tạp theo quy định của Chính phủ; tại sở do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định căn cứ vào yêu cầu quản lý nhà nước tại địa phương và biên chế được giao
Tại những sở không thành lập cơ quan thanh tra, Giám đốc sở giao đơn vị thuộc
sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Thanh tra Sở GTVT là cơ quan của Sở GTVT, giúp giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật
Hình 1.2.1 Sơ đồ tổ chức thanh tra ngành GTVT hiện nay
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải
Căn cứ theo Luật thanh tra năm 2022 quy định: Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức khác Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân chuyển, biệt phái sau khi tham khảo ý kiến của Chánh Thanh tra tỉnh Tổ chức của Thanh tra sở được thực hiện theo quy
Trang 15định của pháp luật về tổ chức chính quyền địa phương và quy định khác của pháp luật có liên quan
Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh; chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ [12]
1.3 Hoạt động của Thanh tra Sở
* Khái niệm hoạt động thanh tra:
Tại Điều 5 Luật Thanh tra 2022, quy định về chức năng của cơ quan thanh tra như sau: “Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan thanh tra giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện QLNN về công tác thanh tra, tiếp công dân,, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tiến hành thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật” [12]
Theo Khoản 1 Điều 2 luật Thanh tra 2022 quy định: “Thanh tra là hoạt động xem
xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân” [12]
Từ những quy định trên, sinh viên đưa ra quan niệm về hoạt động thanh tra như
sau: “Hoạt động Thanh tra là việc cơ quan Thanh tra xem xét, đánh giá, xử lý theo trình
tự, thủ tục do pháp luật quy định đối với việc thực hiện chính sách pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của đối tượng thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình.”
Hoạt động của Thanh tra Sở bao gồm thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, hoạt động quản trị nội bộ, được thực hiện qua hình thức thanh tra theo kế hoạch, và thanh tra đột xuất Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch thanh tra
đã được ban hành Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền giao Cuộc thanh tra do Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; trường hợp phức tạp hoặc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì
có thể gia hạn một lần không quá 15 ngày
Trang 16Người ra quyết định thanh tra có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc lập, bàn giao hồ sơ thanh tra Việc mở hồ sơ thanh tra bắt đầu từ ngày người có thẩm quyền ký ban hành quyết định thanh tra và kết thúc hồ sơ vào ngày người có thẩm quyền ban hành văn bản tổ chức thực hiện kết luận thanh tra Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày kết thúc hồ sơ thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm hoàn thành việc lập và bàn giao
hồ sơ thanh tra cho cơ quan tiến hành thanh tra
Thanh tra Sở là cơ quan của Sở, thực hiện nhiệm vụ thanh tra trong phạm vi mà
sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước; thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật Theo quy định này, Thanh tra Sở thực hiện các chức năng như chức năng thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; chức năng tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực
* Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở:
Trong lĩnh vực thanh tra, Thanh tra sở giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra và
có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
Thứ nhất, xây dựng dự thảo kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở, báo cáo Giám
đốc sở xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của tỉnh;
Thứ hai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Thanh tra sở trong kế hoạch
thanh tra của tỉnh; thanh tra hành chính đối với đơn vị, cá nhân thuộc sở; thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi mà sở được giao tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước;
Thứ ba, thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao;
Thứ tư, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị của Thanh
tra sở và quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở;
Thứ năm, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra
Đồng thời, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật [12]
* Nội dung thanh tra:
Trang 17Nội dung thanh tra là việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực của đối tượng thanh tra và của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
Đối với hoạt động TTHC: Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, phòng ban chuyên môn thuộc Sở Đối với hoạt động TTCN, thanh tra Sở tiến hành thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản
lý của ngành, lĩnh vực của đối tượng TTCN Cụ thể, nội dung thanh tra chuyên ngành GTVT được quy định tại Điều 5 Thông tư 02/2014/TT-BGTVT, gồm các nội dung sau:
- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải;
- Phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông vận tải;
- Hoạt động đăng ký, đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
- Điều kiện, tiêu chuẩn và bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép của người điều khiển, tham gia vận hành phương tiện, thiết bị giao thông vận tải;
- Đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi bằng, chứng chỉ chuyên môn, giấy phép điều khiển phương tiện giao thông vận tải;
- Hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải;
- Các hoạt động chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành Giao thông vận tải [2]
* Trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành:
Bước 1 Chuẩn bị thanh tra, bao gồm: ban hành quyết định thanh tra; thông báo
về việc công bố quyết định thanh tra, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 của Luật thanh tra năm 2022 Trường hợp để bảo đảm việc thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, tránh chồng chéo, trùng lặp, trước khi ban hành quyết định thanh tra, Thủ trưởng
cơ quan thanh tra có thể quyết định việc thu thập thông tin theo quy định tại Điều 58 của Luật thanh tra năm 2022;
Bước 2 Tiến hành thanh tra trực tiếp, bao gồm: công bố quyết định thanh tra,
trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 64 của Luật thanh tra năm 2022; thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra; kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu;
xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình thanh tra (nếu có); kết thúc việc tiến hành thanh tra trực tiếp
Trang 18Bước 3 Kết thúc cuộc thanh tra, bao gồm: báo cáo kết quả thanh tra; xây dựng
dự thảo kết luận thanh tra; thẩm định dự thảo kết luận thanh tra, trừ trường hợp không cần thiết phải thẩm định quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật thanh tra năm 2022; ban hành kết luận thanh tra; công khai kết luận thanh tra
Trường hợp để đáp ứng yêu cầu quản lý đặc thù của ngành, lĩnh vực, theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra chuyên ngành khác nhưng phải bảo đảm có tối thiểu các thủ tục về ban hành quyết định thanh tra, công bố quyết định thanh tra, tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin, tài liệu, ban hành kết luận thanh tra, công khai kết luận thanh tra
Việc ra quyết định thanh tra phải có một trong các căn cứ sau đây: Kế hoạch thanh tra; Yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước; Khi phát hiện có dấu hiệu
vi phạm pháp luật; Yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Căn cứ khác có liên quan theo quy định của luật
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải
Trên thực tế, việc tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải bị chi phối, tác động bởi rất nhiều yếu tố; tác động trực tiếp và gián tiếp đến chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động thanh tra giao vận tải Vì vậy, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay đòi hỏi thanh tra nói chung và thanh tra giao thông vận tải nói riêng phải có các giải pháp phù hợp, hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tổ chức và hiệu quả hoạt động của mình Qua thực tiễn hoạt động thanh tra giao thông vận tải và các quy định pháp luật liên quan có thể thấy những yếu tố cơ bản tác động đến hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải như sau:
Thứ nhất, nguồn nhân lực thanh tra giao thông vận tải Có thể thấy, bản chất
thanh tra là hoạt động do con người tiến hành, nhà nước trao quyền thực thi công vụ cho các thanh tra viên, do đó cán bộ thanh tra phải nắm vững nghiệp vụ, được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn, có khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp tốt Đồng thời, do tính chất đặc thù của ngành là luôn phải kịp thời phát hiện, xử lý sai phạm nên đòi hỏi nguồn nhân lực thanh tra giao thông vận tải phải đảm bảo trình độ, đạo đức công vụ…
Trang 19Thứ hai, về tổ chức bộ máy thanh tra Thanh tra giao thông vận tải là chức năng
thiết yếu của hoạt động quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải, trật tự an toàn xã hội, do vậy một bộ máy thanh tra đồng bộ, thống nhất, phù hợp sẽ tạo nên quyền uy, chất lượng, hiệu quả của cơ quan thanh tra Cơ cấu tổ chức bộ máy thanh tra đóng vai trò quan trọng, quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của cơ quan thanh tra Vì vậy, việc xây dựng bộ máy thanh tra tinh gọn, hợp lý, có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm sẽ là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện tốt hoạt động thanh tra
Thứ ba, cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hoạt động thanh tra Trong xu thế phát
triển không ngừng của khoa học công nghệ, việc trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những ưu tiên hàng đầu
Thứ tư, hệ thống chính sách, pháp luật của Nhà nước nói chung và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải nói riêng Hệ thống pháp luật Việt Nam đã
tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc quy định tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra giao thông vận tải Pháp luật là cơ sở để các cơ quan thanh tra kiện toàn bộ máy hoạt động, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, cơ chế và quá trình thanh tra, kiểm tra, thu thập chứng cứ, kết luận, kiến nghị xử lý Nếu quy định của pháp luật không đồng bộ, sơ sài thì hoạt động thanh tra giao thông vận tải sẽ gặp nhiều khó khăn vì các đối tượng sẽ lợi dụng sơ hở của pháp luật để trốn tránh thanh tra…
Thứ năm, ý thức pháp luật của nhân dân Có thể thấy rằng, trình độ nhận thức, ý
thức chấp hành pháp luật của người dân có tác động vừa tích cực vừa tiêu cực đến hoạt động thanh tra Trường hợp xảy ra các hành vi vi phạm liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải mà chưa được cơ quan thanh tra xử lý kịp thời nhưng người dân báo cho
cơ quan thanh tra để cơ quan thanh tra tiến hành xử lý sẽ làm hạn chế bớt các tác hại của những vi phạm ấy Tuy nhiên, nếu người dân phát hiện các sai phạm nhưng không hợp tác, thậm chí có những hành động cản trở hoạt động thanh tra thì sẽ làm giải hiệu quả công tác thanh tra
Tiểu kết chương 1
Trên cơ sở phân tích, làm rõ những nhiệm vụ của chương 1, khóa luận đã giải quyết được một số nội dung sau:
Trang 20Thứ nhất, khóa luận đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về thanh tra Sở Giao thông
Vận tải như các khái niệm, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở giao thông vận tải
Thứ hai, khóa luận đã làm rõ tổ chức, hoạt động của thanh tra sở, đồng thời, chỉ
ra các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của thanh tra sở giao thông vận tải
Trang 21CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA
SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 Thực tiễn tổ chức của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
2.1.1 Khái quát về thanh tra sở GTVT Hà Nội
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội (sau đây gọi tắt là Thanh tra Sở) là cơ quan của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, thực hiện nhiệm vụ, thanh tra trong phạm vi
mà Sở GTVT được giao tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật
Thanh tra Sở có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc nhà nước và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật
Thanh tra Sở chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác, nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra thành phố, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải [21]
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải được quy định tại Điều 29 Luật thanh tra 2022 và Điều 8 Nghị định số 57/2013/NĐ-CP ngày 31/5/2013
của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Giao thông vận tải như sau:
* Số lượng cán bộ, lãnh đạo, quản lý:
- Lãnh đạo: 01 Chánh Thanh tra và 04 Phó Chánh Thanh tra
- Đội trưởng, Trưởng phòng: 39 người (34 Đội trưởng và 05 Trưởng phòng)
- Phó Đội trưởng, Phó Trưởng phòng: 53 người (45 Phó Đội trưởng và 08 Phó Trưởng phòng)
* Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Thạc sỹ: 40 người
- Đại học: 413 người
- Trung cấp, Cao đẳng: 42 người
- Phổ thông trung học: 38 người
- Thanh tra viên: 192 người
* Trình độ lý luận, chính trị:
- Cao cấp: 05 người
Trang 22- Trung cấp: 168 người
- Cử nhân: 01 người [20]
Hình 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
Nguồn: Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
2.2 Thực tiễn hoạt động của Thanh tra Sở Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
Trải qua hơn 70 năm hình thành, phát triển, Thanh tra Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp chung của đất nước Thanh tra Việt Nam luôn có sự đổi mới về tổ chức và hoạt động thanh tra, ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra như Pháp lệnh thanh tra năm 1990, Luật thanh tra năm 2004, Luật thanh tra năm 2010, Luật thanh tra năm 2022
Hiện nay, việc tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải chịu sự điều chỉnh của Luật thanh tra năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định 57/2013/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành giao thông vận tải, Thông tư số 32/2016/TT-BGTVT ngày 07/11/2016 của Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2014/TT-BGTVT ngày 25/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính; công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và
Chánh
Thanh tra Sở
Phó Chánh Thanh tra Sở các đơn vị trực thuộc
Các phòng nghiệp vụ:
- Phòng Tổ chức.
- Phòng Hành chính quản trị.
- Phòng Tham mưu tổng hợp.
Phòng Tài chính
-kế toán.
- Phòng Thanh tra hành chính.
Các Đội Thanh tra GTVT:
- Đội Thanh tra chuyên ngành:
+ Đội Thanh tra GTVT đường bộ.
+ Đội Thanh tra Giao thông Cầu, đường bộ.
+ Đội Thanh tra Giao thông Đường thủy nội địa.
+ Đội Thanh tra Cơ Động.
- 01 Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động (số
34).
Trang 23quản lý nội bộ của thanh tra ngành giao thông vận tải… Ngoài ra còn có Luật giao thông đường bộ năm 2008, Luật xử lý vi phạm hành chính
Như vậy, có thể thấy hệ thống pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra giao thông vận tải nói riêng đã tạo được một hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội Thời gian qua, Thanh tra sở đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác ngành giao thông vận tải, đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy phát triển KT-XH
Thanh tra Sở GTVT Hà Nội thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định pháp luật, cụ thể:
Một là, xây dựng kế hoạch, chương trình công tác thanh tra, kiểm tra về thanh tra
hành chính, thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải báo cáo Giám đốc Sở xem xét, quyết định trước khi gửi Thanh tra Tỉnh tổng hợp vào kế hoạch thanh tra của Tỉnh và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình công tác thanh tra, kiểm tra của Sở trong kế hoạch thanh tra của Tỉnh theo quy định của pháp luật
Hai là, nhiệm vụ Thanh tra hành chính - Thanh tra kinh tế xã hội: Thanh tra, kiểm
tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội khi được Giám đốc Sở giao; Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết đơn, thư kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của pháp luật; Chủ trì hoặc tham gia các Đoàn thanh tra, kiểm tra
do các cấp, các ngành thành lập theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở được pháp luật quy định; Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các kết luận, kiến nghị quyết định sau thanh tra đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân thuộc phạm
vi quản lý nhà nước của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội và tổng hợp, báo cáo kết quả về thực hiện công tác này theo quy định; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành cho công chức, thanh tra viên, nhân viên thuộc Thanh tra Sở
Ba là, nhiệm vụ Thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải: Thanh tra, kiểm tra,
xử lý vi phạm hành chính trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về tiêu chuẩn, điều kiện chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực đối với tổ
Trang 24chức, cá nhân trong phạm vi mà Sở Giao thông Vận tải Hà Nội được giao tham mưu, giúp UBND Thành phố thực hiện quản lý nhà nước, cụ thể:
Bảo vệ an toàn hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông: Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng công an và các lực lượng chức năng khác tổ chức kiểm tra, xử lý, giải tỏa các trường hợp xâm hại, lấn chiếm trái phép hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông
Đảm bảo trật tự đô thị: Thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm trái phép lòng đường, hè phố trông giữ xe trái phép, sai phép; kinh doanh, buôn bán hàng hóa, sửa chữa phương tiện, rửa xe; dừng xe, đỗ xe trái quy định gây mất an toàn giao thông, trật tự, mỹ quan đô thị; các trường hợp thi công công trình, đào đường, đào hè không phép, hoàn trả mặt đường không đảm bảo chất lượng quy định gây mất an toàn giao thông và tai nạn giao thông
Giao thông vận tải đường bộ: Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô (bao gồm: xe tuyến cố định,
xe hợp đồng, xe taxi, xe buýt và xe du lịch); vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông và các quy định khác của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách; bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trung tâm tiếp vận trên địa bàn Thành phố; Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm hành chính trong hoạt động vận tải hàng hóa; xe quá khổ, quá tải trọng giới hạn của cầu, đường, chở hàng vượt quá tải trọng phương tiện,
vi phạm kích thước thành thùng xe, vi phạm vệ sinh môi trường giao thông (đổ trộm đất, phế thải, để rơi vãi ra đường giao thông trong quá trình thu gom, vận chuyển…) Tập trung kiểm soát tải trọng ngay tại đầu nguồn cung cấp, mỏ khai thác, kho, bến, bãi tập kết hàng hóa, vật liệu xây dựng
Giao thông vận tải đường thủy nội địa: Thanh tra, kiểm tra, xử lý các bến khách, bến hàng hóa; điều kiện an toàn của người và phương tiện thủy hoạt động trên các tuyến song, hồ thuộc địa bàn Thành phố
Công tác đăng kiểm xe cơ giới: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ trên địa bàn Thành phố
Công tác đào tạo, sát hạch cấp GPLX: Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động dịch vụ đào tạo sát hạch cấp GPLX tại các cơ sở đào tạo, trung tâm sát hạch để cấp GPLX trên địa bàn Thành phố
Trang 25Công tác phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo an toàn giao thông: Phối hợp với chính quyền địa phương, lực lượng Công an tổ chức lực lượng trực phân luồng, hướng dẫn, đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực các bến xe, các nút giao thông, khu vực thi công các
dự án, công trình trọng điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm
Bốn là, quản lý tổ chức; quản lý và sử dụng biên chế, tài sản, kinh phí phục vụ
hoạt động của Thanh tra Sở được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
Năm là, tổng kết rút kinh nghiệm sau công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
Sáu là, phối hợp tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong giao
thông vận tải thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội theo quy định của pháp luật
Bảy là, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo qui định của pháp luật hoặc khi
Giám đốc Sở giao [21]
2.2.1 Công tác thanh tra chuyên ngành
* Công tác thanh tra chuyên ngành năm 2021
- Công tác Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính
Trong năm 2021, đã lập biên bản vi phạm hành chính 15.439 trường hợp, tương đương số tiền xử phạt VPHC 40.416.055.000 đồng (Ban hành 15.435 Quyết định xử phạt VPHC, phạt tiền 40.566.055.000 đồng), tạm giữ 151 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX 1.018 trường hợp, tước tem kiểm định ATKT & BVMT 52 xe ô tô tải, tước phù hiệu xe 126 trường hợp; đạt 100,46% chỉ tiêu đề ra năm 2021 [19]
Trang 26- Vi phạm quá khổ, quá tải: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 1.056 trường hợp, phạt tiền 12.966.500.000.000 đồng
- Vi phạm kích thước thành thùng xe: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 52 trường hợp, phạt tiền 912.000.000 đồng, tước tem kiểm định ATKT & BVMT 52 xe ô tô tải
- Rơi vãi, lôi kéo đất đá: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 3.381 trường hợp, phạt tiền 10.276.300.000.000 đồng
- Vi phạm khác (Xe dừng, đỗ sai quy định,…): Đã lập biên bản vi
phạm hành chính 3.070 trường hợp, phạt tiền 2.924.450.000 đồng Công tác kiểm
tra, xử lý vi
phạm trong
lĩnh vực giao
thông đường
thủy nội địa
Đã lập biên bản VPHC 74 trường hợp, phạt tiền 572.950.000 đồng
- Vi phạm trông giữ phương tiện: Đã lập biên bản vi phạm hành chính
472 trường hợp, phạt tiền 2.458.000.000 đồng
Trang 27vi phạm hành chính 29 trường hợp để nước thải chảy xuống mặt
đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, phạt tiền
756.100.000 đồng
- Tại khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây: Thanh tra Sở
đã phối hợp kiểm tra và cân kiểm tra tải trọng 56 lượt phương tiện,
không phát hiện trường hợp nào vi phạm
c Kết quả thực hiện Phương án số 01/PA-TTS ngày 04/01/2021
về bố trí lực lượng phối hợp kiểm soát tải trọng xe trên địa bàn thành phố Hà Nội, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông Cầu Thăng Long: Trong năm 2021, đã kiểm tra 32 phương tiện, lập biên bản vi phạm hành chính 26 trường hợp, phạt tiền 1.203.900.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX 22 trường hợp
d Kết quả thực hiện Phương án số 2381/PA-TTS ngày 03/11/2021 về bố trí lực lượng phối hợp kiểm soát tải trọng xe hoạt động qua cầu Nhật Tân: Thanh tra Sở đã kiểm tra, xử lý 23
trường hợp vi phạm, phạt tiền 102.400.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX 02 trường hợp
Trang 28đ Kết quả phối hợp với Thanh tra Sở GTVT tỉnh Hưng Yên kiểm soát tải trọng trên tuyến tỉnh lộ 379 theo nội dung kế hoạch số 1607/KHPH-TTS ngày 22/07/2021: Đã kiểm tra, lập biên bản vi phạm
hành chính 27 trường hợp, phạt tiền 335.100.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX 08 trường hợp, tước phù hiệu xe tải 07 trường hợp
e Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông đường bộ trên địa bàn Thành phố trong thời gian cao điểm (theo Quyết định số 1795/QĐ-TTS ngày 11/11/2021 của Thanh tra Sở): Từ
ngày 15/11/2021 đến ngày 15/12/2021, đã kiểm tra, lập biên bản vi
phạm hành chính 995 trường hợp xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi
phạm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn Thành phố, phạt tiền
3.088.100.000 đồng, tạm giữ 08 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 77 trường hợp
g Kết quả phối hợp thực hiện kế hoạch số 514/KH-SGTVT ngày 30/3/2021 của Sở GTVT Hà Nội về việc kiểm tra, xử lý vi phạm tại các điểm trông giữ phương tiện trên địa bàn Thành phố: Đã
kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính 3.100 trường hợp, phạt tiền 4.698.700.000 đồng Trong đó: xử lý vi phạm về trông giữ phương tiện 471 trường hợp, phạt tiền 2.445.500.000 đồng; xử lý vi phạm dừng, đỗ xe trái quy định: 2.629 trường hợp, phạt tiền 2.253.200.000 đồng
Nguồn: Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
- Công tác phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Bố trí lực lượng phối hợp thực hiện nhiệm vụ phân luồng chống ùn tắc giao thông, đảm bảo trật tự ATGT trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo nội dung Phương án số 2339/PA-TTS ngày 29/10/2021 của Thanh tra Sở tại 37 vị trí, huy động 98 lượt cán bộ, công chức, thanh tra viên, nhân viên/ngày
Phối hợp với chính quyền các địa phương, các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý và giải tỏa các trường hợp vi phạm lấn chiếm trái phép lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự đô thị phục vụ Tết Dương lịch năm 2022 trên địa bàn Thành phố
Trang 29Duy trì công tác phối hợp với các phòng, ban chức năng trực thuộc Sở, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng nắm bắt tình hình về trật tự giao thông, trật
tự đô thị tại các điểm nút giao thông, khu vực, tuyến đường có nguy cơ phát sinh ùn tắc giao thông để kịp thời tham mưu, đề xuất với Lãnh đạo Sở phương án giải quyết
Phân công cán bộ, nhân viên ứng trực trong các giờ (sáng từ 06h30 đến 8h00, chiều từ 17h00 đến 19h00) tại các đơn vị, kịp thời xử lý, giải quyết các tình huống, sự cố mất an toàn giao thông triển khai các nhiệm vụ đột xuất, phối hợp giải quyết các sự cố về giao thông, các điểm ùn tắc phát sinh trên địa bàn Thành phố theo phương án số
3663/PA-TTS ngày 28/12/2020 của Thanh tra Sở [19]
* Công tác thanh tra chuyên ngành năm 2022
- Kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính:
Trong năm 2022 các Đội Thanh tra GTVT trực thuộc đã lập biên bản vi phạm
hành chính 16.613 trường hợp, tương đương số tiền xử phạt VPHC 51.507.830.000 đồng (Ban hành 16.389 Quyết định xử phạt VPHC, phạt tiền 51.024.380.000 đồng), tạm giữ
172 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX 1.412 trường hợp, tước tem kiểm định
ATKT & BVMT 115 xe ô tô tải Đạt 106,63% chỉ tiêu đề ra năm 2022 So với cùng kỳ
năm 2021, số vụ lập Biên bản VPHC tăng 1.603 trường hợp, tương đương 12%, số tiền
xử phạt vi phạm hành chính tăng 11.682.735.000 đồng, tương đương 32%
Với kết quả trên, Thanh tra Sở biểu dương các đơn vị đã có thành tích cao trong công tác xử phạt vi phạm hành chính: Đội Cầu Đường bộ (115.35%), GTVT Đường bộ (111,06%), Đường thủy nội địa (133,9%), Đội Cầu Giấy (127,31%), Đội Thanh Xuân (121,66%), Đội Hà Đông (109,14%), Đội Phúc Thọ (120,33%), Đội Ứng Hòa (108,75%), Đội Mỹ Đức (107,21%), Đội Chương Mỹ (108,68%), Đội Mê Linh (107,8%)
Cụ thể trên các lĩnh vực:
Bảng 2.2.1.2 Kết quả công tác thanh tra và xử lý vi phạm hành chính năm 2022
So với cùng kỳ năm 2021, số vụ lập Biên bản VPHC tăng 516 trường
Trang 30tải hành
khách
hợp, tương đương 15%, số tiền xử phạt VPHC tăng 2.862.800.000 đồng, tương đương 61% Trong đó:
- Xe khách tuyến cố định: Đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành
chính 1.987 trường hợp, phạt tiền 3.895.700.000 đồng, tạm giữ 11 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 281 trường hợp
- Xe khách hợp đồng: Đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành
chính 1.750 trường hợp, phạt tiền 3.433.400.000 đồng, tạm giữ 16 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 197 trường hợp
- Xe taxi: Đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 637
trường hợp, phạt tiền 765.450.000 đồng, tạm giữ 07 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 02 trường hợp
- Xe buýt: Đã kiểm tra, lập biên bản xử lý vi phạm hành chính 39
trường hợp, phạt tiền 30.300.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 01 trường hợp
* Kết quả xử lý xe “bỏ bến”: Căn cứ danh sách do Ban quản lý các bến
xe cung cấp, Thanh tra Sở đã kiểm tra, phát hiện lập Biên bản VPHC (đối
với cả lái xe và chủ phương tiện) tổng số 41 trường hợp, phạt tiền 201.500.000 đồng, với tổng số 20 phương tiện
- Vi phạm quá khổ, quá tải: Đã lập biên bản vi phạm hành 1.465
trường hợp, phạt tiền 15.491.150.000 đồng, tạm giữ 53 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 546 trường hợp
- Vi phạm kích thước thành thùng xe: Đã lập biên bản vi phạm hành
chính 205 trường hợp, phạt tiền 1.914.700.000 đồng, tạm giữ 08 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 90 trường hợp, tước tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường 115 xe ô tô tải
Trang 31- Rơi vãi, lôi kéo đất đá: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 3.719
trường hợp, phạt tiền 11.460.100.000 đồng
- Vi phạm khác (Xe dừng, đỗ sai quy định,…): Đã lập biên bản vi
phạm hành chính 2.637 trường hợp, phạt tiền 5.037.050.000 đồng
* Kết quả kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường, phố, tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, tuyến đê: Đã lập
biên bản VPHC 8.026 trường hợp, phạt tiền 33.839.500.000 đồng, tạm giữ 106 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn 886 trường hợp, tước tem kiểm định ATKT & BVMT 115 phương tiện Trong đó:
- Kết quả kiểm tra, xử lý các phương tiện vận chuyển hàng hóa trên các tuyến Quốc lộ, tỉnh lộ, cửa ngõ lớn vào Thành phố: Đã lập biên
bản vi phạm hành chính 2.127 trường hợp, phạt tiền 9.872.750.000 đồng, tạm giữ 25 phương tiện, tước quyền sử dụng GPLX có thời hạn
Về kiểm
tra, xử lý vi
phạm đối
Đã lập biên bản VPHC 4.086 trường hợp, phạt tiền 9.060.880.000
đồng So với cùng kỳ năm 2021, số vụ lập Biên bản VPHC tăng 339
Trang 32trường hợp, tương đương 10%, số tiền xử phạt vi phạm hành chính
tăng 1.800.810.000 đồng, tương đương 27% Trong đó:
- Vi phạm trông giữ phương tiện: Đã lập biên bản vi phạm hành chính
747 trường hợp, phạt tiền 3.414.000.000 đồng Cụ thể:
+ Chiếm dụng trái phép lòng đường để trông giữ phương tiện: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 245 trường hợp, phạt tiền 937.000.000 đồng + Chiếm dụng trái phép hè phố để trông giữ phương tiện: Đã lập biên bản
vi phạm hành chính 236 trường hợp, phạt tiền 937.500.000.000 đồng + Tổ chức hoạt động trông giữ phương tiện trái phép: Đã lập biên bản
vi phạm hành chính 266 trường hợp, phạt tiền 1.539.500.000 đồng
- Vi phạm kinh doanh bày bán hàng hóa trái phép: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 847 trường hợp, phạt tiền 2.025.800.000 đồng
- Vi phạm thi công công trình, đào hè, đào đường: Đã lập biên bản vi phạm hành chính 245 trường hợp, phạt tiền 1.552.350.000 đồng
- Vi phạm khác (Dừng, đỗ xe ): Đã lập biên bản vi phạm hành chính 2.247 trường hợp, phạt tiền 2.068.730.000 đồng
Nguồn: Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội
- Công tác phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Bố trí lực lượng phối hợp với chính quyền các địa phương, các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, xử lý và giải tỏa các trường hợp vi phạm lấn chiếm trái phép lòng đường, hè phố, hành lang an toàn giao thông, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trật tự
đô thị phục vụ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, kỷ niệm ngày 30/4, 01/5, 02/9 năm 2022 trên địa bàn Thành phố
Bố trí lực lượng đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ Lễ khai mạc, bế mạc
và trong thời gian diễn ra đại hội thể thao Đông Nam Á Seagames 31 theo nội dung kế hoạch số 418/KH-TTS và Phương án số 01/PA-TTS ngày 06/5/2022 Tổng số: 14 chốt phục vụ ngày khai mạc, 19 chốt tại khu vực các nhà thi đấu và 14 chốt tại nơi nghỉ của các Đoàn thể thao)
Phối hợp với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng tổ chức giải tỏa các vi phạm lấn chiếm trái phép hành lang ATGT đường bộ trên tuyến đường Quốc lộ