1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội

107 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội
Tác giả Khuất Thị Ngát
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Mai Hương
Trường học Học viện Hành chính Quốc gia
Chuyên ngành Văn hóa truyền thông
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Sau một thời gian dài không được quan tâm, những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, hệ thống di sản văn hóa t

Trang 1

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI

BÁO CÁO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA DI TÍCH

THÀNH CỔ SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành: Văn hóa truyền thông Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Mai Hương

Sinh viên thực hiện: Khuất Thị Ngát

Mã sinh viên: 2005VTTA031

Lớp: Văn hóa truyền thông 20A

Khóa: 2020 - 2024

Hà Nội - 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tác giả, mọi số liệu và thông tin sử dụng đều có nguồn gốc, trích dẫn minh bạch Những kết quả sử dụng đều do tác giả khảo sát thực tế tại Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội Nội dung của công trình nghiên cứu đều trung thực trong quá trình tìm hiểu tại Thành cổ thu được Ngoài ra những khái niệm của tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu khoa học đã đều có trích dẫn cụ thể rõ ràng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài khoá luận này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ và tạo điều kiện từ nhiều cơ quan, tổ chức và cá nhân Luận văn cũng được hoàn thành dựa trên sự tham khảo, học tập kinh nghiệm từ các kết quả nghiên cứu liên quan, các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên cứu, tổ chức chính trị Đặc biệt là sự hợp tác của cán bộ giáo viên các trường Học viện hành chính Quốc Gia đồng thời là sự giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần từ phía gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Mai Hương, người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu và hoàn thành bài khoá luận

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Học viện Hành chính Quốc gia cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Quản lý xã hội đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Cảm ơn sự giúp đã của phòng Văn hoá thành phố Hà Nội và sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Sơn Tây đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra thu thập tài liệu liên quan đến đề tài của mình

Tuy có nhiều cố gắng, nhưng trong khoá luận này không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các chuyên gia, những người quan tâm đến đề tài, những ý kiến đóng góp, giúp đỡ

để đề tài được hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Bài đăng tải trên báo điện tử về phát huy giá trị văn hoá Thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 34

Bảng 2.2: Tin bài về di tích Thành cổ Sơn Tây – Thị xã Sơn Tây -Hà Nội trên youtube 39

Bảng 2.3: Các website có bài viết về di tích, Thành cổ Sơn Tây- Thị xã Sơn Tây - Hà Nội. 43

Bảng 2.4: Mối quan hệ giữa loại khách và phương tiện đi du lịch 51

Bảng 2.5: Loại khách và việc đã từng đến phố đi bộ 53

Bảng 2.6: Mức độ quan trọng của các yếu tố về phố đi bộ 55

Bảng 2.7: Các hoạt động về đêm du khách thích nhất tại Thành Cổ Sơn Tây 62

Bảng 2.8: So sánh hiệu quả của truyền thông truyền thống và truyền thông hiện đại 68

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6

3.1 Mục đích nghiên cứu 6

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

4.1 Đối tượng nghiên cứu 7

4.2 Phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của đề tài 8

7 Bố cục của đề tài 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA THÀNH CỔ SƠN TÂY, HÀ NỘI ……….10

1.1 Cơ sở lý luận 10

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 10

1.1.1.1 Khái niệm truyền thông .10

1.1.1.2 Vai trò của truyền thông…….……… ………12

1.1.1.3 Khái niệm văn hóa 14

1.1.1.4 Khái niệm giá trị văn hoá 16

1.1.1.5 Khái niệm về du lịch……… …17

Trang 7

1.1.2 Vai trò của việc truyền thông và phát huy giá trị văn hóa của thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 19

Tiểu kết chương 1 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA THÀNH CỔ SƠN TÂY .26 2.1 Khái quát về thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 26

2.1.1 Vị trí địa lý 26 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 27_Toc167797369

2.1.3 Khái quát kiến trúc của Thành cổ Sơn Tây 28

2.2 Thực trạng truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 29

2.2.1 Chính sách truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 29 2.2.2 Thực trạng công tác truyền thông phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch tại thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 30

2.2.2.1 Hoạt động truyền thông truyền hình phát huy giá trị văn hoá văn hoá gắn với du lịch tại thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 30 2.2.2.2 Hoạt động truyền thông thông qua báo điện tử 32 2.2.2.3 Hoạt động truyền thông thông qua mạng xã hội .37

2.2.3 Thực trạng công tác truyền thông đi kèm với bảo tồn, phục dựng những di tích mang dấu ấn văn hóa của Thành cổ Sơn Tây .43

2.3 Đánh giá công truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây,

Hà Nội 65

2.3.1 Những thành tựu 65 2.3.2 Những tồn tại hạn chế 67

Trang 8

Tiểu kết chương 2 70

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA THÀNH CỔ SƠN TÂY, HÀ NỘI .72

3.1 Giải pháp truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 72

3.1.1 Giải pháp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 72

3.1.2 Giải pháp tu sửa, phục dựng lại những hạng mục của thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 73

3.1.3 Giải pháp quảng bá trong du lịch về giá trị văn hóa của thành cổ Sơn Tây, Hà Nội 74

3.1.3.1 Giải pháp cho kênh truyền thông 74

3.1.3.2 Giải pháp cơ sở hạ tầng 79

Tiểu kết chương 3 79

KẾT LUẬN 80

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC……… 88

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Do những nguyên nhân mang tính lịch sử - xã hội cụ thể, Việt Nam trở thành một quốc gia có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng cùng tồn tại và phát triển Kết quả của sự phong phú này là việc xuất hiện của nhiều loại di tích tích khác nhau trong hệ thống di tích lịch sử - văn hóa của người Việt Nam, từ các ngôi chùa, quán, đền thờ, phủ thờ đến các ngôi miếu, am, nhà thờ Chính điều này đã làm nên sự phong phú, đa dạng đời sống văn hóa, đời sống tinh thần và tạo ra những bản sắc riêng của người Việt

Trên mảnh đất chữ S của chúng ta, mỗi một miền đều mang trong mình những dấu ấn văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa chung của Việt Nam Mỗi một tỉnh thành đều chứa đựng rất nhiều những di tích lịch sử, công trình văn hóa minh chứng cho quá trình dựng nước và giữ nước của cha ông ta Các di tích lịch sử không chỉ là nhân chứng lịch sử mà nó còn là thông điệp mà cha ông ta muốn truyền đạt lại cho đời con cháu Thông điệp đó có thể là những giá trị đạo đức, thẩm mỹ, tâm linh tín ngưỡng, giúp cho chúng ta ý thức được cội nguồn của dân tộc ta, hiểu được những truyền thống và đặc trưng văn hóa của đất nước

Không thể không kể đến di tích Thành cổ Sơn Tây nổi tiếng ở Hà Nội với niên đại hàng trăm năm lịch sử Thành cổ là nơi ghé đến của rất nhiều những nhà nghiên cứu sử học, khảo cổ, kiến trúc, những nhà văn hóa và khách du lịch Nơi đây lưu giữ biết bao những dấu ấn văn hóa lịch sử, kiến trúc của cha ông ta để lại với những công trình, hạng mục trong di tích Thế nhưng không thắng nổi sự khắc nghiệt của thời gian và môi trường, Thành cổ Sơn Tây sau hàng trăm năm đã bị

Trang 10

xuống cấp và xuống cấp nghiêm trọng ảnh hưởng đến quá trình nghiên cứu tìm hiểu của những nhà văn hóa, của khách du lịch

Sau một thời gian dài không được quan tâm, những năm gần đây, cùng với

sự phát triển của kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao, hệ thống di sản văn hóa trong đó có di tích Thành cổ Sơn Tây ngày càng được chú ý tới việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá, phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội Đây là việc làm hết sức cần thiết và đem lại hiệu quả đáng kể trên nhiều phương diện; tuy nhiên, việc phát huy giá trị văn hoá di tích lịch sử trong những năm gần đây vẫn gặp những khó khăn nhất định đặc biệt trong việc truyền thông hình ảnh di tích tới quần chúng nhân dân Ngày nay, các phương tiện công nghệ số bùng nổ mạnh mẽ việc quảng bá hình ảnh di sản văn hóa dân tộc tới người dân khá dễ dàng và đơn giản Tuy nhiên, công tác tuyền truyền, quảng bá trên các phương tiện thông tin về di tích và chưa thực sự được giới truyền thông quan tâm một cách triệt để, mới chỉ có những giải pháp truyền thông tạm thời từ ban quản lí di tích, chưa thỏa đáng, dẫn tới việc các di sản văn hóa nói chung và di tích Thành cổ Sơn Tây không được đông đảo quần chúng nhân dân

và bạn bè quốc tế biết tới Nguyên nhân này do đâu? Từ ban quản lí di tích? hay

do sự quan tâm của giới truyền thông tới di tích còn chưa mặn mà? Không phải lúc nào những câu hỏi này cũng có thể giải quyết một cách thỏa đáng, nhất là ở các địa phương, khi cán bộ quản lý di tích hay cán bộ truyền thông (phóng viên, biên tập viên ) còn nhiều bất cập cả về số lượng và trình độ chuyên môn so với đòi hỏi của thực tế

Là sinh viên Học viện Hành chính quốc gia, chuyên ngành văn hóa truyền

thông, tôi quyết định lấy đề tài: “Truyền thông phát huy giá trị văn hoá văn hoá

Trang 11

di tích Thành cổ Sơn Tây, Thành phố Hà Nội ”làm khóa luận tốt nghiệp ra

trường của mình

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam, các nghiên cứu ở lĩnh vực truyền thông tập trung vào vấn đề nghiên cứu cơ bản về lý luận trong công tác tuyên truyền, quảng cáo, xúc tiến du lịch; hoặc nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này thông qua một hình thức cụ thể như hệ thống ấn phẩm, hay kênh thông tin tuyên truyền cụ thế như báo, tạp chí, phục vụ cho hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của cơ quan quản lý du lịch cấp quốc gia là chủ yếu Bên cạnh đó có một số nghiên cứu về hoạt động xúc tiền du lịch cấp địa phương tại một số tỉnh, thành phố như Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nghệ An, Về lĩnh vực xúc tiên quảng bá du lịch nói chung, TS

Trịnh Xuân Dũng, trong cuốn “Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch" 1, đã tập hợp những kiến thức cơ bản trong lý luận về công tác tuyên truyền, quảng cáo

và xúc tiến du lịch, dùng làm tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu, sinh viên, doanh nghiệp làm công tác quảng cáo, xúc tiến du lịch Cuốn sách giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch, từ những khái niệm cơ bản, nguyên tắc, sự cần thiết, cách thức tuyên truyền quảng bá và xúc tiên, các phương tiện quảng cáo, những quy định của pháp luật sao cho đạt hiệu quả cao

Th.s Nguyễn Thị Thanh Hương trong NCKH cấp bộ (2006) “nghiện cứu kinh nghiệm hoạt động xúc tiến du lịch của nước ngoài, vận dụng, đề xuất giải phấp tăng cường các hoạt động xúc tiến du lịch Việt Nam” có đề cập chung đến

1 Tài liệu nội bộ, phát hành tháng 06/2019

Trang 12

hoạt động xúc tiến du lịch của một số cơ quan, tố chức liên quan như cơ quan du lịch địa phương, doanh nghiệp du lịch, Hiệp hội Du lịch và sự phối hợp giữa các

cơ quan, tổ chức này trong việc xúc tiến điểm đến quốc gia Về nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của một trong những phương tiện tuyên truyền quảng bá du lịch,

TS Lê Anh Tuấn, trong đề tài NCKH cấp bộ năm 2007, "Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đê xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá thông qua các ấn phẩm thông tin du lịch đối với một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm" 2, với mục tiêu nghiên cứu về ấn phẩm thông tin du lịch, đánh giá thực trạng việc sử dụng các ấn phẩm thông tin trong tuyên truyền quảng

bá hướng tới một số thị trường quốc tế trọng điểm, và đề xuất một hệ thông giải pháp mang tính ứmg dụng nhằm nâng cao hiệu quả chuyển tải thông tin và hiệu ứng tác động của các ấn phẩm thông tin du lịch Về hoạt động của các trung tâm xúc tiên du lịch, hiện ở nước ta, chưa có các nghiên cứu cụ thể Một thực tế, hoạt động xúc tiến du lịch đang đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút khách du lịch, phát triển du lịch Chính vì vậy hầu hết các địa phương đều thành lập một cơ quan (trung tâm) có chức năng là xúc tiên du lịch, mà trong đó có hoạt động chính

là tuyên truyền, quảng bá du lịch Các trung tâm chịu trách nhiệm về công tác xúc tiến du lịch ở các tỉnh, thành phố đều được mới thành lập, tái thành lập trong vài năm gần đây (sau khi cơ cấu lại bộ máy quản lí du lịch từ trung ương đến địa phương từ năm 2007) Với hoạt động tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch tại

2 TS.Lê Anh Tuấn (2007), Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đê xuất các giải

pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền quảng bá thông qua các ấn phẩm thông tin du lịch đối với một số thị trường du lịch quốc tế trọng điểm

Trang 13

các địa phương là cần thiết Qua đó đẩy mạnh thu hút khách du lịch, đầu tư du lịch, góp phần phát triển du lịch, tăng thu cho ngân sách mỗi địa phương nói riêng

và Việt Nam nói chung

Đề tài “Quản lý di tích Thành cổ Sơn Tây, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội” của tác giả tập Nguyễn Danh Tuân (năm 2011) Đã tập chung nghiên cứu

về giá trị văn hóa của di tích Thành cổ Sơn Tây, và đưa ra một số các giải pháp bảo tồn di tích Thành cổn Sơn Tây, Thị xã Sơn Tây, Thành phố Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 200 năm Thành cổ Sơn Tây (1822-2022), ngày 26-4, thị

xã Sơn Tây phối hợp với Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn

và phát huy giá trị di sản văn hóa xứ Đoài” nhằm gìn giữ, phát huy văn hóa xứ Đoài nói chung, Thành cổ Sơn Tây nói riêng

Với một hệ thống hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt Di tích Thành cổ Sơn Tây là một trong số đó Di tích Thành cổ Sơn Tây không những có giá trị văn hoá lịch sử và văn hóa mà còn mang lại những giá trị văn hoá lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.Việc nghiên cứu

di tích này đã giành được sự quan tâm của các học giả trong và ngoài nước Từ các kiểu thức kiến trúc, kết cấu kiến trúc, nghệ thuật điêu khắc đến các câu truyện truyền thuyết, tín ngưỡng liên quan đến di tích, thậm chí cả ý nghĩa của các loại hiện vật trong di tích đều đã được các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật, tôn giáo, nhân học đề cập đến trong các nghiên cứu của mình ặc

dù vậy, một vấn đề khá quan trọng, một nội dung nghiên cứu còn đang bị bỏ ngỏ

ở di tích này đó là hoạt động truyền thông trong việc bảo tồn và quảng bá di tích

Trang 14

– chưa một đề tài nghiên cứu nào nhắc tới Điểm qua những tài liệu này ta có thể thấy rõ điều đó

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của đề tài là đánh giá được hiệu quả của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di sản văn hóa nói chung và di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội nói riêng Mặt khác, sử dụng các phương tiện truyền thông như một công cụ hữu hiệu nhất trong việc kêu gọi mọi người tham gia bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hoá quý báu của dân tộc gồm hai dạng di sản vật thể

và di sản phi vật thể

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài khóa luận có những nhiệm vụ chính sau:

- Mô tả thực trạng hoạt động truyền thông trong việc bảo tồn, quảng bá phát huy giá trị văn hoá Thành cổ Sơn Tây, Hà Nội

- Nghiên cứu tác động truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội

- Đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di sản nói chung và di tích, Thành cổ Sơn Tây

- Thị xã Sơn Tây - Hà Nội nói riêng

Trang 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây

Khảo sát trong giai đoạn 2022 tới nay Đây là giai đoạn từ khi di tích thành

Cổ Sơn Tây được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, cũng là giai đoạn phát triển của truyền thông với sự ra đời và nâng cấp của những phương tiện truyền thông mới, những bước đột phá trong công nghệ khoa học của xã hội loài người Với sự đa dạng trong phương tiện truyền tải, con người ngày càng có thêm nhiều cách thức giao lưu, truyền tải cũng như tiếp nhận thông tin

5 Phương pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu, đề tài lựa chọn phương pháp khảo cứu và khảo sát

-Nguồn thu thập tài liệu là Tổng cục Du lịch Việt Nam; UBND thị xã Sơn Tây; UBND thành phố Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu Tư Hà Nội; Cục Thống kê thị xã Sơn Tây Bên cạnh đó, vấn đề nghiên cứu

Trang 16

được tìm, tham khảo và bổ sung qua tạp chí, mạng Internet, các sách báo, tranh ảnh tham khảo khác có liên quan đến vấn đề phát triển du lịch

- Để có được những con số chính xác và thuyết phục, có những cách nhìn

đa chiều về tác động của truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích, , đề tài sử dụng phương pháp điền dã, điều tra, tổng hợp số liệu, khảo sát qua báo điện tử và các trang tin tức

- Đề tài sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, khái quát hóa, phân loại nhằm đưa ra kết luận về hiệu quả của các hoạt động truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích Thành cổ Sơn Tây

6 Đóng góp của đề tài

Nghiên cứu và tìm hiểu công tác truyện thông bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá văn hóa của di tích Thành cổ Sơn Tây, Hà Nội làm rõ được thực trạng những giá trị văn hoá văn hóa và công tác truyền thông bảo tồn tôn tạo giá trị văn hoá văn hóa di tích Thành cổ Sơn Tây Dựa vào thực trạng đã đề xuất ra một số giải pháp nhằm đóng góp vào nâng cao hiệu quả truyền thông bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá văn hóa nơi đây Đề tài là cơ sở thực tiễn cho các cấp chính quyền thị xã Sơn Tây, Hà Nội đưa ra những giải pháp, biện pháp đúng đắn trong quá trình công tác truyền thông bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá văn hóa di tích Thành cổ Sơn Tây

7 Bố cục của đề tài

Chương 1: Cơ sở lý luận về truyền thông và tổng quan về di tích, Thành

cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội

Trang 17

Chương 2 : Thực trạng hoạt động truyền thông trong việc phát huy giá trị văn hoá di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội

Chương 3: Đánh giá tác động và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông trong phát huy giá trị văn hoá di tích, Thành cổ Sơn Tây - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội

Trang 18

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRUYỀN THÔNG PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA THÀNH CỔ SƠN TÂY, HÀ NỘI

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm truyền thông

Khái niệm truyền thông không còn xa lạ với mọi người nhưng ít ai có thể định nghĩa chính xác “ truyền thông” là gì?

Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí truyền thông của Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang, các tác giả đã liệt kê ra 15 định nghĩa khác nhau về truyền thông:

Truyền thông là quá trình trao đổi tư duy hoặc ý tưởng bằng lời (John R Hober-1954)

Truyền thông là quá trình liên tục, qua đó chúng ta hiểu được người khác

và làm cho người khác hiểu được chúng ta Đó là quá trình luôn thay đổi, chuyển biến và ứng phó với các tình huống (Martin P Adelsm)

Khái niệm “truyền thông”, tương ứng với thuật ngữ “communication” trong tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, là một dạng hoạt động căn bản của bất cứ một xã hội nào mang tính xã hội Truyền thông là một quá trình truyền đạt, tiếp nhận và trao đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người Hiểu theo nghĩa chung và trừu tượng thì “truyền thông” (communication) là quá trình

“truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năngTruyền thông thường được xem xét như một quá trình truyền đạt thông tin được thực hiện qua ngôn ngữ hoặc các cử chỉ,

Trang 19

điệu bộ hoặc các hành vi biểu lộ cảm xúc, vì thế mà một số nhà nghiên cứu đã phân biệt truyền thông với hai loại hình là truyền thông bằng ngôn từ (verbal) và truyền thông không bằng ngôn từ (non-verbal)

Truyền thông là phương pháp mạnh mẽ nhất mang thương hiệu của bạn đến với khách hàng tiềm năng Thông qua các kênh truyền thông đại chúng như: truyền miệng, báo chí, truyền thanh, truyền hình, internet Hình ảnh và các thông điệp về doanh nghiệp của bạn sẽ đến được với đông đảo độc giả nhất Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0 ngày nay chúng có thể có sự lan truyền chia sẻ mạnh mẽ trên các kênh internet, mạng xã hội với những tốc độ mà bạn sẽ không thể ngờ tới

Truyền thông giúp định hướng khách hàng Thông qua hoạt động quảng bá, truyền tải, chia sẻ Bạn có thể dễ dàng xây dựng lòng tin về thương hiệu của doanh nghiệp đối với khách hàng

Truyền thông là một hoạt động mang tính tương tác đa chiều Nên bạn cũng

có thể nhận biết được những thông tin phản hồi từ khách hàng để có thể phát huy những thông tin tức cực hoặc sửa đổi điều chỉnh những thông tin mang tính nhiễu

Nói tóm lại ta có thể hiểu đơn giản: Truyền thông chính là một quá trình tương tác xã hội với ít nhất là 2 tác nhân tham gia nhằm truyền đạt, chia sẻ thông tin, phục vụ cho nhu cầu, mục đích của từng loại thông tin

1.1.1.2 Vai trò của truyền thông

Mục đích của truyền thông là để truyền tải thông tin, ý tưởng và giá trị từ một người hoặc nhóm người đến một người hoặc nhóm người khác Truyền thông

có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh khác nhau, bao gồm lời nói, viết, hình ảnh, video, âm thanh,

Trang 20

Các chức năng của truyền thông:

 Chức năng truyền tải thông tin

 Chức năng giao tiếp

 Chức năng giáo dục

 Chức năng giải trí

 Chức năng kết nối và tạo cộng đồng

 Chức năng thúc đẩy quảng cáo và tiếp thị

- Đối với chính quyền Nhà nước:

Giúp chính phủ đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp và thuyết phục công chúng thay đổi nhận thức chưa đúng, hành xử đúng pháp luật

Hỗ trợ chính phủ trong việc thăm dò ý kiến của người dân trước khi ban hành các văn bản pháp lý, giúp điều chỉnh các chính sách quản lý của nhà nước

và tạo ra sự đồng thuận của dân chúng

Tạo điều kiện để các đối tượng dân chúng trong xã hội có thể phản biện và đưa ra thông tin phản đối, giúp các chính trị gia, người thừa hành pháp luật trong sạch và minh bạch hơn

- Đối với công chúng:

Giúp người dân cập nhật thông tin về kinh tế, văn hóa xã hội và pháp luật

ở cả trong và ngoài nước

Trang 21

Cung cấp cho người dân các thông tin giải trí và học tập về phong cách sống, thúc đẩy sự phát triển cá nhân, tăng nhận thức

Ủng hộ các giá trị tích cực và bài trừ những hành vi xấu, xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh và hòa bình

Cho phép người dân phản hồi và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình thông qua các phương tiện truyền thông

- Đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế:

Là công cụ quan trọng để doanh nghiệp quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của các doanh nghiệp Giúp tạo ra nhận thức về thương hiệu và sản phẩm, thu hút khách hàng tiềm năng, từ đó tăng doanh số bán hàng

Truyền thông tạo ra nhu cầu tiêu dùng sản phẩm/ dịch vụ, giúp các công ty tạo ra công ăn việc làm cho nhiều người, đóng góp tích cực vào nền kinh tế

Giúp người tiêu dùng phản ánh về chất lượng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi và sự hài lòng của người tiêu dùng

Xây dựng hình ảnh thương hiệu của một doanh nghiệp, tổ chức Nó cung cấp các kênh để tạo ra nhận thức về thương hiệu, đồng thời xây dựng tình cảm và

sự tin tưởng từ khách hàng, đối tác

Ngành truyền thông hiện đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhờ sự tiến bộ của công nghệ thông tin, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số và truyền thông xã hội Các xu hướng mới như podcast, TikTok đang được phát triển với nội dung âm thanh, hình ảnh chất lượng cao, thu hút, tiếp cận tới hàng triệu người dùng Bên cạnh đó, sự tích hợp của trí tuệ nhân tạo, thực tế

Trang 22

ảo, học máy, video 360 độ, livestream sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và thu thập ý kiến từ khách hàng hiệu quả hơn

Tuy nhiên, trong ngành truyền thông, có nhiều thách thức và khó khăn cần phải đối mặt Các tiêu chuẩn cộng đồng và sự cạnh tranh khắt khe hơn đòi hỏi người làm trong ngành phải xây dựng ý tưởng truyền thông sáng tạo, đáp ứng đúng nhu cầu người dùng cũng như các thuật toán của các kênh mạng xã hội Người dùng ngày càng nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với những thông tin gây phiền toái hay không có giá trị, họ yêu cầu cao hơn đối với trải nghiệm đa dạng và tốc

độ

Để vượt qua những thách thức này, người làm trong ngành truyền thông cần phải tập trung vào việc nâng cao kiến thức, phân tích để sáng tạo nội dung đột phá hơn Đồng thời mở rộng kỹ năng và các công việc khác như xây dựng mối quan

hệ khách hàng, phân tích thị trường, phân tích xu hướng, cập nhật công nghệ mới cũng như thuật toán của các nền tảng truyền thông

1.1.1.3 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị văn hoá và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa

Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau Ngay từ năm 1952, hai nhà nhân loại học

Mỹ là Alfred Kroeber và Clyde Kluckhohn đã từng thống kê có tới 164 định nghĩa

Trang 23

cập đến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu như dân tộc học, nhân loại học (theo cách gọi của Mỹ hoặc dân tộc học hiện đại theo cách gọi của châu Âu) , dân gian học, địa văn hóa học, văn hóa học, xã hội học, và trong mỗi lĩnh vực nghiên cứu đó định nghĩa về văn hóa cũng khác nhau

Khái niệm của UNESCO: Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động của con người trong quá khứ và hiện tại 3 Qua các thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy làm hình thành một hệ thống các giá trị văn hoá, các truyền thống, các thị hiếu, những yếu tố xác định tính riêng của mỗi tộc người

Định nghĩa của GS Hà Văn Tấn: Văn hóa là hệ thống ứng xử của con người với thiên nhiên và xã hội, là sản phẩm hoạt động của con người trong mối quan

hệ tương tác với tự nhiên và xã hội, diễn ra trong không gian, thời gian, và hoàn cảnh nhất định.4

Ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”

Theo định nghĩa văn hóa của UNESCO: “Văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống

3 Khái niệm của UNESCO

4 Đình nghĩa của GS Hà Văn Tấn

Trang 24

các giá trị văn hoá, những tập tục và những tín ngưỡng Văn hóa đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản có lý tính, có óc phê phán và dấn than một cách

có đạo lý Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản than,

tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản than, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình mới mẻ, những công trình vượt trội bản thân”

1.1.1.4 Khái niệm giá trị văn hoá

Trong công trình “Bảo tồn, làm giàu và phát huy các giá trị văn hoá văn hóa truyền thống

Việt Nam trong đổi mới và hội nhập”, Ngô Đức Thịnh và các cộng sự khẳng định: “Giá trị văn hoá văn hóa là yếu tố cốt lõi của văn hóa, được sáng tạo và kết tinh trong quá trình lịch sử của mỗi cộng đồng, tương ứng với môi trường tự nhiên

và xã hội nhất định; hướng đến thỏa mãn những nhu cầu và khát vọng của cộng đồng về chân-thiện-mỹ, từ đó bồi đắp và nâng cao bản chất Người” Giá trị văn hoá văn hoá (Cultural Value) do con người trong mỗi xã hội sáng tạo ra trong quá trình lịch sử, nhưng một khi hệ giá trị văn hoá văn hoá đã hình thành thì nó lại có vai trò định hướng cho các mục tiêu, phương thức và hành động của con người trong các xã hội ấy Nó chính là một thứ vốn xã hội (Social Capital) Như thế, khi nói bản chất của giá trị văn hoá hay nói tới vai trò định hướng, chi phối, điều tiết của hệ giá trị thì về thực chất đang nói tới mối quan hệ đa chiều của con người Cũng như văn hoá, giá trị văn hoá được sản sinh từ các mối quan hệ con người với tự nhiên, với xã hội

1.1.1.5 Khái niệm du lịch

Trang 25

Có thể hiểu, du lịch là hoạt động của một người di chuyển đến một địa điểm

và lưu trú một thời gian ngắn nhằm tham quan, tìm hiểu, khám phá… một địa danh, một sự kiện

Ví dụ: Khi bạn từ Việt Nam sang Thái Lan để tham quan thành phố Bangkok, các hoạt động ở sân bay, đến khách sạn, cho đến thăm các địa điểm ở Bangkok, tất cả đều là hoạt động du lịch

1.1.1.6 Khái niệm di tích

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định

về khái niệm di tích lịch sử cụ thể như sau:

Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học Theo đó, di tích lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học Được chia ra là Di tích cấp Tỉnh, Di tích cấp Quốc gia, Di tích Quốc gia đặc biệt

Di tích lịch sử cấp tỉnh

Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;

Trang 26

- Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương

Di tích lịch sử cấp quốc gia

Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù

Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt

Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

Trang 27

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;

- Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới

1.1.2 Vai trò của việc truyền thông và phát huy giá trị văn hóa của thành cổ Sơn Tây, Hà Nội

Trong những năm qua, truyền thông ở Việt Nam phát triển nhanh chóng cả

về số lượng lẫn chất lượng: về loại hình, đội ngũ, tổ chức ở Trung ương và địa phương thể hiện rõ vai trò và vị trí của nó trong việc phát huy giá trị văn hoá di sản văn hóa Đây là một kênh quan trọng trong việc trang bị kiến thức, phổ biến, sáng tạo văn hóa làm cho văn hóa truyền thống trở thành món ăn tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhân, kêu gọi nhân dân bảo tồn những giá trị văn hoá văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc từ đó quảng bá hình ảnh quê hương tới bạn

bè trong nước lẫn quốc tế Hoạt động phát huy giá trị văn hoá di sản của truyền thông đã ghi dấu những thành tựu lớn lao trong từng loại hình của nó bao gồm sách, báo (báo phổ cập phát hành và báo điện tử) các ấn phẩm băng đĩa, phát thanh

Trang 28

truyền hình Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động này cũng không tránh khỏi những bất cập do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và nhiều yếu tố khác chi phối

1.1.3 Các hình thức truyền thông phát huy

Sự vào cuộc của các cơ quan truyền thông, báo, đài qua các tin tức, bài viết

đi sâu điều tra, nêu rõ sai phạm liên quan đến các di tích lịch sử, văn hóa thời gian qua, đã góp phần quan trọng phản ánh thực tế buông lỏng, thiếu trách nhiệm hoặc

cố tình vụ lợi trong các khâu quản lý, quy hoạch và tổ chức hoạt động ở các di sản Báo chí đã kịp thời cảnh báo, đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực, đồng thời tuyên truyền, kêu gọi cộng đồng có những hành động cụ thể cùng chung tay gìn giữ di sản Qua đó cho thấy rõ vai trò quan trọng và hiệu quả của truyền thông báo chí trong công cuộc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá di sản văn hóa trong đời sống xã hội

Mặc dù vậy, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động báo chí và công tác truyền thông về bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá di sản văn hóa Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế Tại cuộc tọa đàm khoa học vừa qua do tạp chí Văn hóa nghệ thuật (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức về vai trò của truyền thông với công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá văn hóa dân tộc, nhiều đại biểu đến từ các cơ quan báo chí và truyền thông cho rằng, thông tin phần lớn vẫn ở dạng tuyên truyền, trong khi dung lượng và thời lượng dành cho vấn đề

di sản còn khiêm tốn, đôi khi phản ánh chậm, chưa cụ thể và nhiều khi chưa đúng với bản chất vấn đề, còn chạy theo xu hướng giật gân, trong khi kiến thức về lĩnh vực di sản của không ít nhà báo và phóng viên các báo, đài còn hạn chế Để có những bài viết, chương trình truyền hình nêu đúng và đi vào bản chất trong vấn

đề bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá các di sản văn hóa, cần phải có kiến thức và

Trang 29

sự am hiểu sâu sắc về văn hóa di sản và thái độ tôn trọng cộng đồng khi tiếp cận thông tin di sản

Theo các chuyên gia về di sản, muốn làm tốt điều này, các cơ quan báo chí nên chú trọng bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức về di sản cũng như ngôn ngữ di sản cho những phóng viên chuyên trách, đồng thời đổi mới nội dung, đẩy mạnh quảng bá tuyên truyền các di sản văn hóa gắn kết với phát triển du lịch, nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử văn hóa đối với các di sản, khơi dậy ý thức ở mỗi người để cùng chung tay bảo vệ, phát huy di sản… Các cơ quan quản

lý nhà nước về di sản văn hóa cũng nên có những đổi mới trong việc cung cấp thông tin chính xác, rõ ràng và kịp thời đối với báo chí trong truyền thông quảng

bá giới thiệu về di sản cũng như phối hợp trao đổi thông tin, nhất là các vấn đề nóng về xâm hại di tích, ảnh hưởng môi trường cảnh quan…

Có thể nói, trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay, với sự phát triển của báo chí đa phương tiện, biết tận dụng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan báo chí

và quản lý văn hóa sẽ mang lại hiệu quả cao về công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá di sản văn hóa dân tộc trong tình hình hiện nay…

- Quảng cáo truyền hình: Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức truyền tin từ đơn vị thuê quảng cáo qua phương tiện truyền hình để đến với nhiều người tiêu dùng nhằm mục đích thông báo, thuyết phục người tiêu dùng về sản phẩm dịch vụ để họ quan tâm, tin tưởng và tiến tới sử dụng

- Quảng cáo ngoài trời: Quảng cáo ngoài trời thường được hiểu là những bảng hiệu quảng cáo có kích thước lớn và có thể được treo ở bất cứ vị trí nào những bảng hiệu này được gọi chung là “billboard” Tuy nhiên theo thuật ngữ tiếng Anh và cách hiểu hiện đại, thì quảng cáo ngoài trời được hiểu là “out of

Trang 30

home” (OOH) chỉ chung cho các loại hình quảng cáo phía ngoài không gian mà con người đang sống, tác động trực tiếp đến họ mỗi khi tiếp xúc

- Quảng cáo báo chí toàn quốc:

Báo chí là phương tiện phổ biến hàng ngày, cung cấp nhiều thông tin ở tất

cả các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống

Báo chí xuất hiện từ rất lâu, có rất nhiều tờ báo uy tín, quen thuộc gắn bó với độc giả trên cả nước

Quảng cáo báo chí là kênh truyền thông rất hữu ích và quan trọng đối với nhiều công ty, doanh nghiệp để đưa sản phẩm và thương hiệu của mình gần hơn với người dân

Quảng cáo tạp chí chuyên nghành: Đây là hình thức quảng cáo dưới dạng tin tức, những câu chuyện kể hay những bài đánh giá trên báo hoặc tạp chí Do báo chí nhận được sự tín nhiệm cao nên quảng cáo của bạn dễ chiếm được sự tin cậy

Nhiều doanh nghiệp còn thuê những chuyên gia quảng cáo tiếp thị, giúp doanh nghiệp phát triển quảng cáo truyền hình- một hình thức quảng cáo và tạo chỗ đứng cho sản phẩm của doanh nghiệp trên truyền hình

- Quảng cáo di động: Quảng cáo trên di động (hay Mobile ads) là hình thức quảng cáo trên các thiết bị di động (điện thoại di động, máy tính bảng, máy đọc sách ) có kết nối internet

Quảng cáo trên di động được đánh giá là hình thức quảng cáo có tính cá nhân hóa cao, hơn nữa hiện nay nhờ có hệ thống định vị của smartphone, các nhà

Trang 31

làm marketing thực hiện hình thức quảng cáo này dễ dàng lựa chọn đối tượng mục tiêu theo lứa tuổi, giới tính, vị trí địa lý, trình độ, sở thích cá nhân

- Tờ rơi quảng cáo: Tờ rơi là tờ giấy rời để tiếp thị, giới thiệu, tuyên truyền

về một sự kiện, dịch vụ, sản phẩm nào đó Tờ rơi được phát miễn phí cho các nhóm đối tượng người dùng Tờ rơi quảng cáo là phương thức giới thiệu thịnh hành được các nhà hàng hóa, doanh nghiệp, siêu thị ưu tiên dùng một cách thức tối ưu

- Quan hệ báo chí (PR): Là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình Mục đích của quan hệ công chúng là thông báo cho công chúng, khách hàng tiềm năng, nhà đầu tư, đối tác, nhân viên và các bên liên quan khác, và cuối cùng thuyết phục họ duy trì quan điểm tích cực hoặc thuận lợi cho

Trang 32

- Hội thảo kỹ thuật, chuyên đề: Là chỉ cuộc gặp gỡ của những người có cùng mối quan tâm tại cùng một địa điểm để cùng nhau tranh luận về một chủ đề

mà họ cùng quan tâm Những hội thảo phổ biến nhất sẽ dựa vào những ngành nghề, nghề nghiệp và hâm mộ chung

- Mạng xã hội, từ thiện: Facebook đang là mạng xã hội lớn và được yêu thích nhất hiện nay vậy thì tại sao bạn không tận dụng điều này để thực hiện các hoạt động kinh doanh trực tuyến để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp chứ Các doanh nghiệp có thể tận dụng các hình thức quảng cáo từ Facebook như Fanpage, liên kết Facebook với trang web công ty Ngoài facebook doanh nghiệp còn có thể

sử dụng các mạng xã hội khác như Google+, Twitter hay các diễn đàn về du lịch

để quảng bá thương hiệu cũng như các hoạt động của doanh nghiệp Tuy nhiên, khi sử dụng mạng xã hội, bạn cần chú ý đến tính tương tác để có thể có một chiến dịch bài bản, hiệu quả và thu hút sự chú ý từ cộng đồng

- Quảng cáo internet: Là một phương thức truyền thông đại chúng trên các dịch vụ trực tuyến trên internet Người dùng tạo ra các sản phẩm truyền thông như: tin tức, bài viết, hình ảnh, video sau đó đăng tải và chia sẻ trên các dịch vụ này Chúng ta có thể kể đến những trang mạng xã hội phát triển mạnh nhất hiện nay là: Facebook, Zalo, Instagram

- Blog: Blog là một loại hình tương tự như web Tuy nhiên, blog du lịch sẽ thiên về dạng các bài đăng, tin tức, hình ảnh mang tính chất review, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm du lịch hơn

- Thư điện tử (email): sẽ giúp các công ty bán tour giới thiệu sản phẩm đến các khách hàng nhanh chóng và tiết kiệm chi phí (vì nếu tạo một tài khoản mail thường sẽ không hề tốn phí).Tuy nhiên, các công ty bán tour cũng cần lưu ý phải

Trang 33

luôn làm mới nội dung quảng cáo trong email của mình, email phải đảm bảo có các thông tin hữu ích đối với khách hàng để tránh làm phiền khách hàng của bạn

và bị đánh dấu là spam

Tiểu kết chương 1

Tóm lại ở chương 1, tác giả đã khái quát được cơ sở lý luận về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá văn hóa di tích và khái quát về di tích Thành cổ Sơn Tây Về cơ sở lý luận đã làm rõ những khái niệm như bảo tồn và phát huy, di tích, văn hóa và giá trị văn hoá văn hóa Từ việc làm rõ vai trò của truyền thông với sự phát triển du lịch có thể thấy những năm qua, hoạt động truyền thông cho

du lịch tại Thành cổ Sơn Tây có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách

du lịch đến với Thành cổ Sơn Tây, thúc đẩy kinh tế ở đây phát triển Về khái quát

Trang 34

di tích Thành cổ Sơn Tây đã làm rõ được vị trí địa lý, lịch sử hình thành phát triển, kiến trúc và vai trò của việc bảo tồn và phát huy di tích Thành cổ Sơn Tây trong thời kỳ phát triển xã hội

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC TRUYỀN THÔNG PHÁT

HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA THÀNH CỔ SƠN TÂY

2.1 Khái quát về thành cổ Sơn Tây, Hà Nội

2.1.1 Vị trí địa lý

Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42 km.Vị trí thành nằm ở

Trang 35

105°30'26,48" kinh đông Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả Trước đây bốn cửa đều có cầu gạch bắc qua hào nước, nhưng hiện nay chỉ có hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung Còn cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng và cửa Tả nhìn ra phố Phùng Khắc Khoan chạy thẳng lên trung tâm thủ đô Hà Nội

Những sự kiện lớn của tòa thành liên quan đến cuộc chiến chống thực dân Pháp của triều đình nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam cho thấy, Thành là vùng

“trọng địa” có chức năng che chở, bảo vệ cho đồng bằng và trung du Bắc Kỳ; đồng thời là bàn đạp, hậu cứ cho biên cương Tây Bắc Thành cổ Sơn Tây từng là nơi đặt cơ quan hành chính của một vùng xứ Đoài rộng lớn, bao gồm gần 1/2 diện tích của tỉnh Hà Tây cũ, tỉnh Vĩnh Phúc, một phần tỉnh Phú Thọ, huyện Sơn Dương của Tuyên Quang Cùng với Thành Bắc Ninh, đây được coi là 2 gọng kìm lợi hại

để bảo vệ Thành Hà Nội trước nguy cơ tấn công của thực dân Pháp Bên cạnh đó Thành cổ Sơn Tây còn là biểu tượng cho truyền thống đấu tranh anh dũng của

Trang 36

nhân dân Sơn Tây Hưởng ứng chiếu Cần Vương của Vua Hàm Nghi hiệu triệu, nơi đây đã diễn ra các cuộc chiến đấu ác liệt, quả cảm, anh dũng của nghĩa quân chống lại sự tấn công của giặc Pháp Năm 1946, tại Vọng Cung đã diễn ra cuộc họp của Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà để quyết định các vấn đề quan trọng của cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp

Trải qua những thăng trầm và biến cố lịch sử, nhiều công trình của thành

đã bị phá huỷ, tuy nhiên, nó vẫn còn nguyên vẹn hình dạng và những dấu tích của mình Toàn bộ tường và cổng thành được xây bằng đá ong và gạch cổ Chất liệu

và sắc màu đặc trưng của những loại vật liệu truyền thống này càng trải qua thời gian càng làm toát lên vẻ thâm trầm, bền bỉ cùng kiến trúc Trong khu vực nội thành thiết kế nhiều khuôn viên thoáng rộng, công trình kiến trúc theo phong cách truyền thống như Kỳ Đài (cột cờ), Hành Cung (còn gọi là Vọng Cung hay Điện Kính Thiên), Đoan Môn… Hai hồ nước trong xanh phía trước cột cờ cũng là nơi nghỉ chân của nhiều người dạo chơi Gió lộng làm tung bay lá cờ đỏ sao vàng trên đỉnh Kỳ Đài như gạt bỏ đi bao nỗi niềm, làm xao lòng người vãn cảnh Hình ảnh

ấy nhắc nhớ trong tâm thức mỗi người niềm tự hào thiêng liêng về truyền thống văn hóa và lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc

2.1.3 Khái quát kiến trúc của Thành cổ Sơn Tây

Thành cổ Sơn Tây là tòa nhà quân sự được xây bằng đá ong có tổng thể hình vuông mỗi chiều khoảng 400m, cao 5m được xây theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư người Pháp Vauban) với tổng thể 16 ha Thành có bốn cổng chính: chính Nam gọi là cổng Tiền, chính Bắc là cổng Hậu, hai cổng Tả và Hữu Hai cổng Tiền và Hậu đều có cầu bắc qua hào nước dẫn vào

Trang 37

cổng thành Cổng Tiền nhìn ra phố Quang Trung, cổng hậu hướng ra phố Lê Lợi thẳng tới bờ sông Hồng Cổng Tả nhìn ra chợ Nghệ, cổng Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo Mỗi cổng thành có hình tứ giác, có mặt cắt hình thang Phía trên mỗi cổng đều có lầu canh (vọng lâu) và chỉ có duy nhất một lối ra vào Phía ngoài có đắp Dương mã thành (mang cá) hình chóp nón chắn phía ngoài của thành Bề mặt thành có nhiều lỗ phía trên để quân lính nấp từ trong bắn súng ra ngoài Trong thành, các công trình được xây dựng theo kiểu đối xứng trên trục trung tâm Nam

- Bắc Chính giữa là Vọng cung nữ là nơi nghỉ của vua mỗi khi đi tuần và là nơi

để các quan trong trấn hằng năm tới tế lễ hoặc bái vọng mỗi khi có chiếu chỉ Phía Tây là võ miếu, nơi thờ các tướng sĩ đã anh dũng hi sinh khi chiến đấu bảo vệ thành Ở bốn góc thành xưa kia có bốn giếng nước hình vuông to, xây bậc đá ong xuống tận đáy để cung cấp nước cho quân lính sinh hoạt Thành cổ Sơn Tây được triều đình xây dựng để quản trị cả một vùng rộng lớn gồm một nửa tỉnh Hà Tây

cũ, toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc và gần như toàn bộ tỉnh Phú Thọ

2.2 Thực trạng truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội

2.2.1 Chính sách truyền thông phát huy giá trị văn hóa thành cổ Sơn Tây, Hà Nội

Nhằm làm nổi bật vai trò, vị trí và những giá trị văn hoá tiêu biểu của Thành

cổ Sơn Tây trong lịch sử, văn hóa xứ Đoài, các giải pháp, sáng kiến bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá đang được tích cực huy động, thu hút sự tham góp ý kiến tâm huyết của nhiều chuyên gia, nhà văn hóa

Theo Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Năng, Ủy viên Hội đồng “Di sản quốc gia, cần nghiên cứu, phục dựng các hạng mục dinh thự, võ miếu, trại lính,

Trang 38

kho vũ khí…” 5; đồng thời tìm hiểu, sưu tầm bổ sung thông tin về những sự kiện nổi bật diễn ra tại đây, từ đó có phương án để khai thác, quảng bá tiềm năng di sản

Còn Phó Chủ tịch Hội Di sản văn hóa Việt Nam Lê Thị Minh Lý đề xuất,

cần tập trung đầu tư cho giáo dục di sản, với các giải pháp: “ Nghiên cứu, nhận dạng, tư liệu hóa các giá trị văn hoá di sản văn hóa phi vật thể; nâng cao nhận thức và năng lực cho cán bộ nghiên cứu, quản lý di sản; xây dựng một số chương trình thí điểm giáo dục di sản dựa trên các giá trị văn hoá của không gian văn hóa của Thành cổ…”

2.2.2 Thực trạng công tác truyền thông phát huy giá trị văn hóa gắn với du lịch tại thành cổ Sơn Tây, Hà Nội

2.2.2.1 Hoạt động truyền thông truyền hình phát huy giá trị văn hoá văn hoá gắn với du lịch tại thành cổ Sơn Tây, Hà Nội

Qua thực tế khảo sát trên phương tiện truyền hình (Đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình Hà Nội), các tin bài, phóng sự quảng bá về di tích Thành

cổ Sơn Tây ở mức độ trung bình, tương đối đều và ổn định qua từng năm

Phỏng vấn đại diện ban văn hóa của đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội cho biết: “ được tổ chức đều đặn hàng năm vì vậy sẽ tạo tính ổn định tin bài theo chu kỳ ”

Năm 2022, cả 2 đài đều có tin và phóng sự tường thuật về di tích cũng như Nội dung chủ yếu của tin bài là lễ công nhận di tích Thành cổ Sơn Tây - Thị xã

5 Theo Thiếu Tướng, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Năng, Uỷ viên Hội đồng

Trang 39

Sơn Tây - Hà Nội là di tích quốc gia đặc biệt; đón Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa

về thăm Đây là mốc thời gian quan trọng, chính vì vậy mà rất nhiều phương tiện truyền thông đưa tin về vấn đề này, truyền hình cũng không ngoại lệ Cũng năm

2022, trong chương trình “Hương vị cuộc sống” phát sóng lúc 18h50p trên kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam thực hiện một phóng sự ngắn 4p22s, nội dung chủ yếu của phóng sự nói về cuộc chiến oai hùng của Hai vị nữ tướng, giới thiệu

về di tích cũng như Thành cổ Sơn Tây

Trong năm 2023, số lượng tin và các bài phỏng vấn có xu hướng tăng, một phần vẫn đưa tin theo chu kỳ hàng năm của , mặt khác trong năm 2023 là tròn

2000 năm ngày sinh của Thành cổ Sơn Tây, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch kết hợp với sở Văn hóa Hà Nội, phòng Văn hóa Sơn Tây tổ chức sinh nhật Thành cổ Sơn Tây Đây là một vấn đề gây xôn xao dư luận trong cả năm 2023 nên lượng bài viết trên các đài cũng tăng lên

Năm 2024, di tích Thành cổ Sơn Tây kỷ niệm 1975 năm đón đoàn Lãnh đạo cấp cao do chủ tịch nước Trương Tấn Sang đứng đầu về thăm Trong chương trình Thời sự của hai đài đều có tin liên quan về vấn đề này (Đài truyền hình Việt Nam lúc 19h ngày 24/2/2024, Đài truyền hình Hà Nội lúc 18h ngày 24/2/ 2024)

Từ kết quả khảo sát trên có thể thấy: các chương trình phát sóng trên cả hai đài đều đăng tải, đề cập tới vấn đề quảng bá di tích cũng như Thành cổ Sơn Tây Nội dung này được thể hiện ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, nhiều chủ để cụ thể, phản ánh mức độ đa dạng và phong phú cũng như những biểu hiện sinh động của Thành cổ Sơn Tây

Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, những bài viết và phóng sự về di tích cũng như còn chưa sâu, nhiều bài tin, phóng sự còn sơ sài, chạy theo định hướng

Trang 40

tin, bài hàng năm, số lượng tin, số lượng tuyên truyền giữa các tháng trong năm không đều, thường tập trung vào những dịp lễ tết Đối với Đài truyền hình Việt Nam đã có hẳn 1 chương trình “ Hương vị cuộc sống” nói về các miền văn hóa của dân tộc, tuy nhiên chương trình còn chưa sâu và chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khán giả muốn tìm hiểu về di tích cũng như này

Ở cả hai Đài truyền hình đều có chuyên mục về văn hóa nhằm quảng bá bảo tồn các nét đẹp văn hóa của dân tộc Tuy nhiên, khi khảo sát về tình hình truyền thông liên quan đến Thành cổ Sơn Tây, ngoài các tin đưa về trên kênh thời sự thì chưa có chương trình chính thức nào về quảng bá di tích và

Tổng hợp kết quả khảo sát, có thể đưa ra kết luận như sau:

Di tích Thành cổ Sơn Tây chưa thu hút các phương tiện truyền hình trong việc quảng bá di tích - tới công chúng Và ngược lại phía truyền hình cũng không

có những chương trình chủ động hỗ trợ trong việc truyền đi những thông tin bổ ích, hấp dẫn về di tích - Thành cổ Sơn Tây đến với công chúng

Ban quản li di tích Thành cổ Sơn Tây cần có sự kết hợp với phía đài truyền hình để tích cực quảng bá di sản quốc gia tới nhân dân không những trong nước

mà còn ở nước ngoài, bởi truyền hình có những ưu điểm vượt trội để các di sản

có cơ hội được nhiều người biết đến hơn đó là sự kết hợp đa phương tiện: ngôn ngữ nói của phát thanh, âm thanh, hình ảnh sinh động, kết hợp chữ viết của báo

in

2.2.2.2 Hoạt động truyền thông thông qua báo điện tử

Phát huy giá trị văn hoá di tích lịch sử là nhiệm vụ của toàn nhân dân, các cấp, các ngành và báo chí cũng không ngoại lệ

Ngày đăng: 17/06/2024, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Đặng Văn Bài (1995), Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích, tạp chí văn hóa thông tin số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích
Tác giả: Đặng Văn Bài
Năm: 1995
3. Trịnh Ngọc Chung (2008), Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập, Luận văn thạc sỹ quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước đối với di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập
Tác giả: Trịnh Ngọc Chung
Năm: 2008
4. Các hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu (2004), Nxb Xây dựng, Hà Nội 5. Cục Di sản văn hóa, Một con đường tiếp cận di sản văn hóa, tập 4, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu" (2004), Nxb Xây dựng, Hà Nội 5. Cục Di sản văn hóa, "Một con đường tiếp cận di sản văn hóa
Tác giả: Các hiến chương quốc tế về bảo tồn và trùng tu
Nhà XB: Nxb Xây dựng
Năm: 2004
7. Nguyễn Văn Hy (2005), Văn hóa và quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa và quản lý văn hóa
Tác giả: Nguyễn Văn Hy
Năm: 2005
8. Ngô Huy Huỳnh (1998), Lịch sử kiến trúc Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kiến trúc Việt Nam
Tác giả: Ngô Huy Huỳnh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông Tin
Năm: 1998
9. Phan Khanh (1994), Vấn đề quản lý di tích trong môi trường đô thị hiện đại, Hà Nội di tích và văn vật, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề quản lý di tích trong môi trường đô thị hiện đại, Hà Nội di tích và văn vật
Tác giả: Phan Khanh
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1994
10. Lê Hồng Lý (2010), Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch
Tác giả: Lê Hồng Lý
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2010
11. Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thực thi (2003), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 63 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thực thi
Tác giả: Luật Di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thực thi
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2003
12. Nguyễn Tiến Lộc (2011), Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Đông Anh, Hà Nội hiện nay, Luận văn thạc sỹ quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Đông Anh, Hà Nội hiện nay
Tác giả: Nguyễn Tiến Lộc
Năm: 2011
13. Nhiều tác giả (2007), Di tích Thành cổ Sơn Tây, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích Thành cổ Sơn Tây
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2007
14. Lê Thị Thu Phượng (2010), Quản lý di tích danh thắng Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái, Luận văn thạc sỹ quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di tích danh thắng Hồ Thác Bà tỉnh Yên Bái
Tác giả: Lê Thị Thu Phượng
Năm: 2010
15. Trương Hữu Quýnh – Nguyễn Minh Tường (1998), Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm, Nxb Văn hóa Thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn, tôn tạo và xây dựng di tích lịch sử - văn hóa Đường Lâm
Tác giả: Trương Hữu Quýnh – Nguyễn Minh Tường
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 1998
16. Dương Văn Sáu (2008), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam
Tác giả: Dương Văn Sáu
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2008
17. Lưu Minh Trị, Vũ Quang Du (2006), Di tích cách mạng kháng chiến trên địa bàn Hà Nội, Nxb Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích cách mạng kháng chiến trên địa bàn Hà Nội
Tác giả: Lưu Minh Trị, Vũ Quang Du
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 2006
18. Hoàng Thị Vân, Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ quản lý văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý di tích lịch sử Lam Kinh huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
1. Bộ Văn hóa - thông tin (2001), Quyết định 1706/2001/QĐ-BVHTT ngày 24/7 của Bộ Văn hóa – Thông tin về phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, Hà Nội Khác
19. Dương Xuân Sơn - Tạp chí khoa học năm 1994: Một số phương pháp đặt vấn đề truyền thông Khác
20. Dương Xuân sơn - Tạp chí khoa học năm 1995: Bước đầu tìm hiểu về hiệu quả báo chí Khác
21. Dương Xuân Sơn Hội thảo khoa học: Sách Các loại hình báo chí truyền thông Khác
23. Luật Di sản văn hoá và văn bản hướng dẫn thi hành (2002), Nxb CTQG, Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 4)
Bảng 2.1: Bài đăng tải trên báo điện tử về phát huy giá trị văn hoá Thành - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Bảng 2.1 Bài đăng tải trên báo điện tử về phát huy giá trị văn hoá Thành (Trang 42)
Bảng trên cho thấy: có khá nhiều website về văn hóa thường xuyên cập nhật - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Bảng tr ên cho thấy: có khá nhiều website về văn hóa thường xuyên cập nhật (Trang 55)
Hình 2.1: Mục đích đến thành cổ Sơn Tây của du khách - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Hình 2.1 Mục đích đến thành cổ Sơn Tây của du khách (Trang 57)
Hình 2.2: Hình thức đến thành Cổ Sơn Tây - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Hình 2.2 Hình thức đến thành Cổ Sơn Tây (Trang 58)
Bảng được khảo sát các khách đến du lịch tại Thành cổ Sơn Tây - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
ng được khảo sát các khách đến du lịch tại Thành cổ Sơn Tây (Trang 59)
Hình 2.3: Dịp đến Thành Cổ Sơn Tây của du khách - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Hình 2.3 Dịp đến Thành Cổ Sơn Tây của du khách (Trang 60)
Bảng số liệu dưới đây cho thấy sự khác biệt giữa loại khách và việc đã  từng đến phố đi bộ - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Bảng s ố liệu dưới đây cho thấy sự khác biệt giữa loại khách và việc đã từng đến phố đi bộ (Trang 61)
Bảng 2.6: Mức độ quan trọng của các yếu tố về phố đi bộ - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Bảng 2.6 Mức độ quan trọng của các yếu tố về phố đi bộ (Trang 63)
Bảng 2.7: Các hoạt động về đêm du khách thích nhất tại Thành Cổ - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Bảng 2.7 Các hoạt động về đêm du khách thích nhất tại Thành Cổ (Trang 70)
Bảng 2.8: So sánh hiệu quả của truyền thông truyền thống và truyền thông - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
Bảng 2.8 So sánh hiệu quả của truyền thông truyền thống và truyền thông (Trang 76)
Ảnh 11: Sơ đồ Thành cổ Sơn Tây ( Nguồn ảnh: Tác giả tự chụp) - đề tài truyền thông phát huy giá trị văn hóa di tích thành cổ sơn tây thành phố hà nội
nh 11: Sơ đồ Thành cổ Sơn Tây ( Nguồn ảnh: Tác giả tự chụp) (Trang 106)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w