1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số phương pháp dạy hoạt động khởi động để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn gdcd 7 ở thcs

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Phương Pháp Dạy Hoạt Động Khởi Động Để Tạo Hứng Thú Học Tập Cho Học Sinh Trong Môn Giáo Dục Công Dân 7
Tác giả Đặng Thị Sâm
Trường học Trường THCS Lê Thánh Tông
Chuyên ngành Giáo Dục Công Dân
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Thành phố Thanh Hoá
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 5,79 MB

Nội dung

Nó như một phần nhạc dạo của một ca khúc góp phần định hướng thái độhát như: nhiệt tình sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vì thế giờ học cũng bớt sự căngthẳng, khô khan… Thực tế dạy học lại

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRONG MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7

Người thực hiện: Đặng Thị Sâm Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường THCS Lê Thánh Tông SKKN thuộc lĩnh vực (môn): GDCD

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

1 MỞ ĐẦU……… ….… 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 1

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 1

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM… 2 2.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……… 2

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM………… 2

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN…… 3

2.2.1 Thuận lợi….……… 3

2.2.2 Khó khăn……… 3

2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ… 4

2.3.1 Xác định mục tiêu khởi động……… 4

2.3.2 Kỹ thuật cơ bản xây dựng hoạt động khởi động……… 5

2.3.3 Một số phương pháp dạy hoạt động khởi động trong môn GDCD7 5 2.4 HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP……… 19

3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ……… 20

3.1 Kết luận……… 20

3.2 Kiến nghị……… 20

Trang 3

1 MỞ ĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Triển khai, thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới cănbản, toàn diện giáo dục và đào tạo, trong những năm gần đây các nhà trường phổthông đã tổ chức nhiều hoạt động đổi mới Trong đó, trọng tâm là đổi mới vềdạy học và các hoạt động giáo dục Đổi mới căn bản từ dạy học trang bị kiếnthức sang dạy học phát triển năng lực để phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thếhội nhập

Song song với việc dạy là quá trình kiểm tra đánh giá cũng thay đổi từ lốikiểm tra nặng về nhớ, thuộc sang lối kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiếnthức giải quyết vấn đề, coi trọng cả kiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểmtra, đánh giá trong quá trình học tập để có tác động kịp thời nhằm nâng cao chấtlượng của dạy học và giáo dục Vì thế, việc dạy học theo định hướng phát triểnnăng lực người học là hết sức cần thiết, trong đó có bộ môn Giáo dục công dânTHCS

Trong lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, thực hiệnChương trình phổ thông 2018, trong tiến trình dạy học đổi mới theo hướng pháttriển năng lực Năng lực này được hình thành và phát triển không chỉ thông quanội dung dạy học mà còn thông qua phương pháp và hình thức dạy học mới theo

5 bước: Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Tìm tòi mởrộng Trong đó hoạt động khởi động đóng vai trò quan trọng trong giờ học Đây là hoạt động khởi đầu nên có tác động đến cảm xúc, trí tuệ của ngườihọc trong toàn tiết học Nếu tổ chức tốt hoạt động này sẽ tạo ra một tâm lí hưngphấn, tự nhiên để lôi kéo học sinh vào giờ học Hơn nữa nếu càng đa dạng thì sẽluôn tạo nên những bất ngờ thú vị cho học sinh Vì thế người học sẽ không còncảm giác mệt mỏi, nhàm chán, nặng nề, lo lắng như khi giáo viên kiểm tra bài

cũ Các em sẽ được thoải mái tham gia vào hoạt động học tập mà không hề haybiết Nó như một phần nhạc dạo của một ca khúc góp phần định hướng thái độhát như: nhiệt tình sôi nổi hay sâu lắng thiết tha vì thế giờ học cũng bớt sự căngthẳng, khô khan…

Thực tế dạy học lại cho thấy rất nhiều giáo viên khó kiếm tìm đượcmột cách khởi động để cho tiết học sinh động, hấp dẫn hoặc có tổ chứcnhưng hiệu quả không cao do hình thức tổ chức nhàm chán, rời rạc, nặng

về kiến thức…Bởi thế tôi đã rất trăn trở để tìm ra những hình thức tổ chứchoạt động này có hiệu quả nhất, thiết thực nhất với nội dung bài học vàmạnh dạn nêu lên “ Một số phương pháp dạy hoạt động khởi động để

tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn GDCD 7”

Trang 4

1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trong chiến lược đổi mới chương trình sách giáo khoa trong đó có

bộ môn Giáo dục công dân, các bước tiến trình hoạt động giờ dạy sẽ gồmnhiều hoạt động, trong đó bao gồm cả hoạt động khởi động (giới thiệu bàihọc)

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, tôi nhận thấy vai trò của việcđổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát huy tính sáng tạocủa học sinh là rất quan trọng và việc đổi mới cần quan tâm, chú trọngthực hiện ngay từ khâu vào bài để bài học sinh động, hấp dẫn và lôi cuốnhơn Song sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả là một vấn đề mà tôi cũngnhư rất nhiều giáo viên luôn trăn trở Vì vậy tôi đã luôn suy nghĩ để tìm racách sử dụng phương tiện đồ dùng một cách tốt nhất và đúc rút thành đềtài này để chia sẻ với đồng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới trongdạy học Giáo dục công dân theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạocủa học sinh

1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Nội dung chương trình Sách giáo khoa, vở bài tập môn Giáo dụccông dân lớp 7

Sách hướng dẫn giáo viên, phân phối chương trình môn Giáo dụccông dân 7

Đối tượng học sinh Trung học cơ sở, đặc biệt là học sinh lớp 7.Giáo viên bộ môn và thực trạng việc sử dụng các phương tiện dạyhọc trong dạy học Giáo dục công dân

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phối kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhưng chủ yếu

là các phương pháp sau tôi thường sử dụng là:

Phương pháp sử dụng hình ảnh, video- clip có liên quan đến nộidung bài học

Phương pháp sử dụng tình huống

Phương pháp tổ chức trò chơi

1.5 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

Trong những năm gần đây, đã có một số sáng kiến kinh nghiệm nghiêncứu về cách thức dạy hoạt động khởi động trong dạy học Điều đó chứng tỏ rằng

đề tài này không còn mới, nhưng trong sáng kiến kinh nghiệm của tôi có nhữngđiểm mới đó là tôi đã sử dụng một số phương pháp dạy hoạt động khởi động đểtạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn Giáo dục công dân 7 (Sách kết nốitri thức với cuộc sống)

Sau khi sử dụng những phương pháp này vào bài dạy, tôi thấy học sinh đãthực sự hứng thú với tiết học và kết quả học tập đã được nâng lên đáng kể

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

- Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo

Trang 5

hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiếnthức, kỹ năng của người học Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hìnhthức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoahọc Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy vàhọc”

-Đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện trong GD – ĐT, Bộ GD –

ĐT có công văn số 5555/BDGĐT-GDTrH ngày 8 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn

và cụ thể hóa những yêu cầu trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướngphát huy tính tích cực của học sinh: “hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấpdẫn, kích thích được hứng thú nhận thức của học sinh”

- Các văn bản chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm của Bộ GD– ĐT; hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở GD – ĐT; kế hoạch nămhọc của nhà trường và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi giáo viên

2.2 THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.

2.2.1 Thuận lợi

Trước hết được sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện của Ban giám hiệunhà trường, của đồng nghiệp, của các thành viên trong tổ Xã hội: Ngữ Văn – Sử

- Địa - GDCD

Được học và tham gia các lớp học tập huấn và chuyên đề hàng năm

Cơ sở vật chất của nhà trường phục vụ tốt cho việc giảng dạy

Đa số học sinh là những học sinh khá, giỏi nên việc lĩnh hội kiến thứcnhanh

2.2.2 Khó khăn

Trong quá trình dạy học tại trường THCS, tôi nhận thấy có rấtnhiều học sinh ít quan tâm, chưa đầu tư thích đáng cho việc học bộ môn.Một số học sinh tỏ ra thực sự hờ hững, chưa có thói quen chủ động tìmhiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ cụ thể Các em rấtngại đi tìm tư liệu cho bài học, tiếp thu bài một cách thụ động dẫn đến kếtquả bài học cũng như chất lượng giảng dạy bộ môn không cao Trongnhiều giờ học các em chỉ học đối phó, tiết học còn trầm, không khí họctập nặng nề

Từ nhiều năm nay, phương pháp dạy học môn Giáo dục công dân đã rấtchú ý đến khâu tạo tâm thế học cho học sinh Một trong những mục đích của giờGiáo dục công dân là giáo dục nhân cách, kĩ năng sống cho học sinh Nhưngviệc tiếp thu kiến thức, đặc biệt là kiến thức cơ bản mang tính ép buộc Nó chỉthực sự hiệu quả khi bắt nguồn từ sự tự nguyện hay có cảm giác thích thú Thiếtnghĩ, trong cuộc sống hay trong dạy – học, bước khởi đầu luôn là bước tạo nềntảng, tâm thế Nền tảng vững, tâm thế tốt thì các hoạt động phía sau mới hiệuquả Và ngược lại, nếu khởi đầu không tốt thì các hoạt động khác cũng vô cùngkhó khăn

Hoạt động khởi động dù chỉ là một khâu nhỏ, không nằm trong trọngtâm kiến thức cần đạt nhưng nó có tác dụng tạo tâm thế thoải mái, nhẹ nhàng,hưng phấn cho học sinh vào đầu giờ học Điều đó có nghĩa là nó sẽ ảnh hưởnglớn đến toàn bộ bài dạy Vậy nên nếu vì nó chỉ là khâu nhỏ mà bỏ qua thì là một

Trang 6

sai lầm lớn Hơn nữa xét từ góc độ tâm lý lứa tuổi và khả năng tiếp thu kiến thứccủa học sinh ở giai đoạn lứa tuổi này có thể thấy rằng nhu cầu tìm hiểu, pháttriển tư duy kiến thức, kỹ năng sống là rất lớn Nhưng các em có tư tưởng muốn

tự khám phá, thích độc lập trong suy nghĩ, có chủ kiến của riêng chứ khôngthích bị áp đặt Các em không thích một giờ học gò bó, căng thẳng Cho nêncách tổ chức hoạt động theo phương châm: học mà chơi, chơi và học là mộtcách hay để lôi kéo, tạo tâm thế thoải mái cho học sinh

Từ cơ sở thực tiễn trên, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu có rất nhiềuphương pháp dạy học gây hứng thú, tích cực và giáo dục cho học sinh,nhưng trong đề tài này của mình, tôi chỉ xin đề cập đến một khía cạnh rấtnhỏ trong việc sử dụng phương pháp dạy học đó là: “ Một số phương pháp dạy hoạt động khởi động để tạo hứng thú học tập cho học sinh trong môn GDCD 7 ”

2.3 CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

Khởi động là hoạt động đầu tiên, hoạt động này nhằm giúp học sinh huyđộng những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nộidung liên quan đến bài học mới Hoạt động khởi động sẽ kích thích tính tò mò,

sự hứng thú, tâm thế của học sinh ngay từ đầu tiết học Hoạt động khởi độngthường được tổ chức thông qua hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm sẽ kíchthích sự sáng tạo, giúp học sinh hình thành năng lực hợp tác, tinh thần học hỏi,giúp đỡ nhau khi thưc hiện nhiệm vụ Chuẩn bị phần khởi động như thế nào chohiệu quả phải dựa vào nội dung bài, đối tượng học sinh và cả điều kiện của giáoviên

2.3.1 Xác định mục tiêu khởi động

Việc thay đổi hình thức khởi động từ việc chỉ dùng một vài câu để dẫn dắtvào bài thay bằng việc tổ chức khởi động thành một hoạt động để học sinh đượctham gia trực tiếp giải quyết vấn đề khởi động Hoạt động khởi động phải xácđịnh rõ mục tiêu cần đạt, phương pháp và kỹ thuật tổ chức, phương tiện cầndùng, chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh một cách rõ ràng Nhiệm vụ khichuyển giao cho học sinh trong hoạt động khởi động cần kiểm kê lại kiến thứccủa học sinh (xem học sinh đã có được kiến thức gì liên quan đến bài học), tạohứng thú cho học sinh, tạo ra tình huống có vấn đề để dẫn dắt học sinh vào phầnhình thành kiến thức mới

2.3.2 Kỹ thuật cơ bản xây dựng hoạt động khởi động

Thời lượng lên lớp để tổ chức 1 tiết dạy chỉ có 45 phút, do vậy khi soạngiảng cũng như khi lên lớp giáo viên không được dành quá nhiều thời gian vàonội dung này Giáo viên chỉ dành từ 3 phút đến 5 phút để khởi động vào bài mớibằng nhiều cách Như vậy, khâu giới thiệu bài không những phải phong phú,hấp dẫn mà còn cần ngắn gọn súc tích, khái quát cao, lời gọn ý sâu, cô đọng

Khi thiết kế nhiệm vụ của hoạt động giới thiệu bài, giáo viên cầnlưu ý các vấn đề sau:

- Câu hỏi, bài tập trong mỗi bài học, hoạt động giới thiệu bàithường gồm 1-3 câu hỏi, bài tập với yêu cầu: quan sát tranh, ảnh để traođổi về một vấn đề liên quan đến bài học Các hoạt động này trong một sốtrường hợp được thiết kế thành các cuộc thi, nhằm tạo ra không khí sôi

Trang 7

nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới Trò chơi: một số trò chơitrong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài họcmới Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học

- Các câu hỏi (bài tập) ở hoạt động giới thiệu bài không nên mangnặng tính lí thuyết mà cần huy động những kinh nghiệm thực tiễn có liênquan đến nội dung bài học để tạo sự hứng thú và suy nghĩ tích cực chongười học Nhiệm vụ đặt ra nên gần gũi với đời sống mà học sinh dễ cảmnhận và đã có ít nhiều những hiểu biết ban đầu Tạo điều kiện cho họcsinh có thể huy động được kiến thức đã học để giải quyết, qua đó giúp họcsinh phát hiện vấn đề, kết nối được với nhu cầu học bài mới để giải quyếtvấn đề đã phát hiện

2.3.3 Một số phương pháp dạy hoạt động khởi động trong môn GDCD7.

Để có được khâu vào bài thật hiệu quả ấn tượng, người giáo viêncần biết đa dạng hóa các hình thức tổ chức và tạo hứng thú ngay từ nhữngphút học đầu tiên Sau đây tôi xin trình bày một số phương pháp vào bài

để tạo hứng thú học tập cho học sinh:

2.3.3.1 Phương pháp sử dụng hình ảnh, video- clip có liên quan đến nội dung bài học.

Đặc điểm phương pháp

Việc sử dụng những hình ảnh, video phim tài liệu có thật cùng vớicác kênh hình một cách phù hợp với nội dung bài học và tâm sinh lý lứatuổi là một yêu cầu đặc biệt quan trọng trong dạy học đạo đức, giúp tiếthọc đạt được hiệu quả tối đa theo yêu cầu, góp phần hình thành cho họcsinh phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo, học sinh khắc sâuđược kiến thức và có khả năng vận dụng nhất định trong việc thực hiện và

xử lý các tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày Học sinh sẽrất hứng thú khi được xem những đoạn phim tài liệu gắn liền với nội dungbài học.Từ đó tự rút ra bài học cho chính bản thân

Nội dung các đoạn video, các tư liệu văn học cần bám sát nội dung

bài học theo chuẩn kiến thức sách giáo khoa, sách giáo viên Những videođưa vào sử dụng phải là những video phim tài liệu chân thực, sống động,phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh Kênh hình ảnh, video được

sử dụng phải là những tư liệu chính xác, mang tính thời sự - xã hội cao

Các video phim tài liệu cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, sốngđộng, cần phải ngắn gọn, súc tích, ngôn ngữ chính xác không cầu kỳ sáorỗng

Để tiết học thêm hứng thú, giáo viên có thể sử dụng những hìnhảnh, video liên quan đến nội dung bài học để học sinh được trải nghiệm,được phát huy những tri thức vốn có của mình về vấn đề của tiết học Sửdụng hình ảnh, video minh họa để dẫn vào bài là phương pháp dạy họckhá phổ biến ở nhiều môn học Giáo viên có thể vào bài bằng cách: chohọc sinh xem một số tranh ảnh, đoạn phim, tư liệu… có liên quan đến nội

Trang 8

dung bài học Câu hỏi có thể được đặt ra trước hoặc sau khi học sinh đượcquan sát Với các kiểu câu hỏi như:

- Các em quan sát lên máy chiếu, xem đoạn video sau và nêu cảm nhận của em về nội dung của đoạn phim?

- Đoạn video sau gợi cho các em suy nghĩ gì?

Quy trình thực hiện:

- Bước 1: Giáo viên cần sưu tầm hình ảnh, những đoạn video phim

tài liệu hoặc các đoạn video clip có liên quan chặt chẽ đến nội dung bàihọc, sau đó giáo viên chiếu lên máy chiếu cho cả lớp xem

- Bước 2: Học sinh theo dõi video, hình ảnh và giáo viên yêu cầu

cho nhận xét, cảm nhận của mình …

- Bước 3 Giáo viên theo dõi, lắng nghe, phân tích và tổng hợp các

ý kiến của học sinh trả lời; đồng thời nhận xét, bổ sung và đưa ra kết luận

Ưu điểm của phương pháp

Sử dụng kênh hình ảnh, video ngắn gọn, phù hợp sẽ là phươngpháp hiệu quả để tạo được ấn tượng sâu sắc, mạnh mẽ, khơi dậy niềmđam mê, sự tự tin và hứng thú trong học tập của học sinh Mặt khác vớinhững đoạn video phim tài liệu chân thực đã chứng minh nó có sức mạnhthức tỉnh lòng trắc ẩn tiềm tàng ở mỗi con người từ đó mà học sinh đã tựgiác và chủ động điều chỉnh hành vi của mình theo hướng tích cực

Ví dụ 1: Khi thực hiện phần khởi động chủ đề 1 : “Tự hào về truyền thống quê hương”, giáo viên cho học sinh quan sát những hình ảnh trong sách giáo khoa, đặc biệt giáo viên cho học sinh quan sát thêm một số hình ảnh về truyền thống quê hương của Thọ Xuân, Thanh Hoá

a Mục tiêu:

Nhận biết được những truyền thống tốt đẹp của quê hương

b Nội dung: Giáo viên cho học sinh làm việc cá nhân, cùng nhau quan sát các

hình ảnh trên máy chiếu và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh này nói lên truyền

thống nào của quê hương Thanh Hoá?

Trang 9

c) d)

đ)

c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Hình ảnh a: Truyền thống làm chiếu cói ở Nga sơn

Hình ảnh b: Truyền thống làm nước mắm Do Xuyên- Ba Làng

Hình ảnh c: Truyền thống làm bánh gai ở Thọ Xuân

Hình ảnh d: Lễ hội Bút Nghiên năm 2022- Truyền thống hiếu học Hình ảnh đ: Truyền thống yêu nước

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

-GV cho hướng dẫn học sinh quan sát tìm hiểu từng bức tranh và trả lời

câu hỏi

- Sau thời gian quát sát tranh, học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

Những hình ảnh trên nói về truyền thống nào của quê hương?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh quan sát các bức tranh, đọc thông tin chú thích ở từng bức tranh

- Trao đổi cá nhân để phát hiện ra các giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hươngđược biểu hiện qua từng bức tranh

Bước 3: Báo cáo kết quả

- Giáo viên gọi học sinh trả lời

Trang 10

- Học sinh khác góp ý, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Truyền thống quê hương là những giá trị văn hoá tốt đẹp của quêhương được truyền từ đời này qua đời khác Tự hào về truyền thống quêhương chính là tự hào về nguồn gốc của mình, là nền tảng để xây dựnggiá trị cốt lõi và hình thành sự tự tin cho mỗi người Bài học này giúp emtìm hiểu về truyền thống văn hoá, truyền thống yêu nước, chống giặcngoại xâm của quê hương; biết giữ gìn và phát huy những nét đẹp củatruyền thống và tự hào về quê hương, nguồn cội của mình

Ví dụ 2: Khi thực hiện phần khởi động ở chủ đề 2: “Quan tâm,

cảm thông và chia sẻ”, giáo viên có thể cho học sinh quan sát đoạn video-clip về hai bạn học sinh Tất Minh và Minh Hiếu ở Triệu Sơn- thanh Hoá.

a Mục tiêu: Nhận biết được sự cảm thông, chia sẻ được thể hiện trong cuộc

sống như thế nào

b Nội dung: Giáo viên cho học sinh cùng xem 1 đoạn video-clip và yêu

cầu nêu lên suy nghĩ của mình

c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV trình chiếu đoạn video

- Nhiệm vụ của học sinh là quan sát đoạn video và nói lên suy nghĩ củamình

Bước 2:Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh chú ý quan sát video

Trang 11

Đôi bạn 10 năm cõng nhau đi học Bước 3: Báo cáo kết quả

- Học sinh trình bày suy nghĩ cá nhân của mình

- Giáo viên tổng hợp kết quả

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học :

Trong cuộc sống, mỗi người đều cần sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ.Những lời nói động viên, cử chỉ ân cần, sự giúp đỡ chân thành, tấm lòng baodung, sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp, ấm áp hơn Bài học này sẽ giúp em thấuhiểu hơn ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ, từ đó góp phần lan toảnhững giá trị tốt đẹp của lòng nhân ái tới cộng đồng

Ví dụ 3: Khi thực hiện phần khởi động của chủ đề 5: “Bảo tồn di sản văn hoá”, giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về di sản văn hoá của Việt Nam, đặc biệt là một số di sản văn hoá của Thanh Hoá để học sinh quan sát và rút ra chủ

đề của bài học.

a Mục tiêu: Khơi gợi, dẫn dắt, tạo hứng thú cho học sinh vào bài học và giúp

học sinh có hiểu biết ban đầu về bài học mới

b Nội dung: Giáo viên cho học sinh cho học sinh quan sát một số hình ảnh về di

sản văn hoá của quê hương, đất nước và trả lời câu hỏi: Những hình ảnh trên gợi

cho em suy nghĩ gì?

Trang 12

c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

Học sinh quan sát và nêu được chủ đề của bài học

d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Giáo viên cho học sinh cho học sinh quan sát tranh

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh quan sát tranh và suy nghĩ

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Giáo viên tổng hợp ý kiến của học sinh

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học Những di sản văn hoá của Việt Nam, đại diện cho các vùng miềngắn với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội Thông qua di sản văn

Ngày đăng: 17/06/2024, 08:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w