Ngược lại nếu vốn là yếu tố đầu vào biến đổi còn lao
Trang 1PHÂN TÍCH SỰ ỨNG PHÓ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT KHI GIÁ ĐẦU VÀO THAY ĐỔI GIAI ĐOẠN 2018 ĐẾN NAY
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu cách thức mà các tác nhân trong nền kinh tế đưa ra quyết định lựa chọn tối ưu trong điều kiện nguồn lực khan hiếm trong điều kiện nền kinh tế thị trường Kinh tế học vi mô là một môn khoa học được nhiều người lựa chọn để học tập và nghiên cứu Nghiên cứu kinh tế học giúp cho con người hiểu về cách thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách thức ứng xử của từng chủ thể tham gia vào nền kinh tế nói riêng Kinh tế học vi mô quan tâm đến hành vi của toàn bộ nền kinh tế và hành vi của các chủ thể riêng lẻ trong nền kinh tế, bao gồm các doanh nghiệp, hộ tiêu dùng, người lao động và Chính phủ Nghiên cứu bộ môn này giúp chúng ta có được lời giải đáp về cách thức các doanh nghiệp làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận, các hộ tiêu dùng làm thế nào để tối đa hóa lợi ích, người lao động làm thế nào để tối đa hóa tiền công Một trong những vấn đề mà kinh tế học vi mô nghiên cứu phải kể đến là phản ứng của doanh nghiệp khi giá đầu vào thay đổi từ đó đưa ra cách thức để doanh nghiệp có thể giải quyết được vấn đề trong tình huống này Giá đầu vào thay đổi là khi các yếu tố đầu vào liên tục có sự biến động giá gây nên ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất ra hàng hóa, việc bán hàng hóa ra ngoài thị trường cũng sẽ gặp những bất cập về giá
cả, khó khăn trong việc cân nhắc nên làm thế nào để không mất đi khách hàng, cũng không bị giảm lợi nhuận.
Trước bối cảnh dịch COVID như hiện nay, hàng trăm hàng nghìn doanh nghiệp ngoài kia đã, đang và sẽ phải đối mặt với biết bao nhiêu thử thách buộc doanh nghiệp phải biết biến những điều không thể thành có thể, biến “nguy” thành “cơ” thì mới có thể phát triển bền vững được và để làm rõ một doanh nghiệp sẽ phản ứng như nào khi giá đầu vào thay đổi thì nhóm chúng tôi chọn Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) Đây là một tập đoàn lớn nhất của cả nước về mảng doanh nghiệp Mặc dù phải chịu những ảnh hưởng khi có những biến động giá cả nhưng Hòa Phát đã biết tận dụng cơ hội để bứt phá phát triển có chiều sâu hơn, chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra quốc tế.
Để hiểu rõ lý thuyết cũng như áp dụng thực tế, nhóm nghiên cứu vấn đề sự ứng phó của Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG) khi giá đầu vào thay đổi giai đoạn
2018 tới nay Từ việc phân tích những biện pháp tập đoàn Hòa Phát đã làm giúp ta thấy được cách một doanh nghiệp sẽ có những biện pháp, cách thức vận hành, giải quyết ra sao khi giá đầu vào thay đổi qua đó cùng nhìn nhận những mặt hạn chế, những thành công để cùng rút ra kinh nghiệm, đề xuất những giải pháp tối ưu hơn.
Trang 2CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT, CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
SỰ ỨNG PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP KHI GIÁ ĐẦU VÀO THAY ĐỔI 1.1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ SẢN XUẤT
1.1.1 Sản xuất và hàm sản xuất
Cũng như người tiêu dùng cần phải đối mặt với điều kiện khan hiếm, hạn chế về ngân sách thì doanh nghiệp cũng đối mặt với sự khan hiếm về nguồn lực và cần phải tổ chức sản xuất và sử dụng nguồn lực ra sao để đạt được mục tiêu tối đa đề ra Việc nghiên cứu các hành vi của doanh nghiệp được thể hiện thông qua các lý thuyết sản xuất, chi phí
và lợi nhuận Đầu tiên, chúng ta cần tìm hiểu sản xuất là gì? Sản xuất được hiểu là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào hay còn gọi là nguồn lực thành hàng hóa hay dịch vụ đầu ra phục vụ cho nhu cầu của con người mà trong đó đầu ra có thể là hàng hóa hoặc cũng có thể là dịch vụ Quá trình sản xuất được mô tả thông qua sơ đồ sau:
Sản xuất
Hình 1.1 Quá trình sản xuất
Khi nghiên cứu về quá trình sản xuất, có một vấn đề chúng ta cần quan tâm là mối quan hệ giữa số lượng đầu vào với số lượng đầu ra như thế nào? Mối quan hệ này được các nhà kinh tế học thể hiện thông qua mô hình toán học gọi là hàm sản xuất Hàm sản xuất về mặt khái niệm là một mô hình toán học cho biết khối lượng đầu ra tối đa một doanh nghiệp có thể tạo ra được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định.
Hàm sản xuất được thể hiện bằng phương trình:
Q= f(x1,x2, ,xn)
Trong đó:
Q : lượng đầu ra tối đa có thể thu được
x1,x2, ,xn : số lượng yếu tố đầu vào được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Trang 31.1.2 Sản xuất trong ngắn hạn
Sản xuất trong ngắn hạn là hoạt động sản xuất diễn ra trong khoảng thời gian khi
có ít nhất một yếu tố đầu vào không đổi Thông thường yếu tố đầu vào không đổi là máy móc, thiết bị, nhà xưởng… gọi chung là vốn cố định Sản xuất trong ngắn hạn mang tính kém linh hoạt Ta xây dựng được hàm sản xuất trong ngắn hạn như sau:
Nếu sản xuất trong ngắn hạn với số lượng vốn cố định, hàm sản xuất có thể được viết như sau: 𝑄 = 𝐹 ( ,L) = 𝑓(𝐿) Ngược lại nếu vốn là yếu tố đầu vào biến đổi còn lao 𝐾
động là yếu tố đầu vào cố định, ta có hàm sản xuất sau: Q = F (K, ) = f (K) 𝐿
Một số chỉ tiêu sản xuất cơ bản trong sản xuất ngắn hạn bao gồm:
Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào (AP)
Sản phẩm trung bình của một yếu tố đầu vào là số sản phẩm bình quân do một đơn
vị đầu vào tạo ra trong một thời gian nhất định.
Sản phẩm trung bình của lao động (AP ) là số sản phẩm tính bình quân do một 𝐿 đơn vị đầu vào lao động tạo ra và được tính bằng công thức sau:
= 𝐴𝑃𝐿
𝑄 𝐿
Sản phẩm trung bình của vốn (APK) là số sản phẩm tính bình quân do một đơn vị đầu vào vốn tạo ra và được tính bằng công thức
= 𝐴𝑃𝐾
𝑄 𝐾
Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào (MP)
Sản phẩm cận biên của một yếu tố đầu vào là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra khi yếu tố đầu vào đó tăng thêm một đơn vị.
Sản phẩm cận biên của lao động ( 𝑀𝑃 ) phản ánh sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản
𝐿xuất ra khi yếu tố đầu vào lao động thay đổi một đơn vị.
= 𝑀𝑃𝐿 Δ𝑄 Δ𝐿
Trang 4Δ𝑄 Δ𝐾
Hoặc 𝑀𝑃 = Q’(K)
𝐾
Quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
Quy luật sản xuất trong ngắn hạn là quy luật sản phẩm cận biên giảm dần Quy luật này được phát biểu như sau:
Khi gia tăng liên tiếp những đơn vị của một yếu tố đầu vào biến đổi trong khi cố định các yếu tố đầu vào khác thì đến một lúc nào đó, sản phẩm cận biên của yếu tố đầu vào biến đổi đó sẽ giảm dần
Trang 5Hình 1.2 Đồ thị thể hiện mối quan hệ giữa các chỉ tiêu Q, AP, MP
theo sự tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần
Do sự tác động của quy luật sản phẩm cận biên giảm dần nên sản phẩm cận biên của lao động ban đầu sẽ tăng lên rồi sau đó giảm đi.
Vì thế, đường biểu diễn sản phẩm cận biên ban đầu đi lên (trong khoảng lao động
từ 0-L1) và khi số lượng lao động vượt quá L1 thì bắt đầu đi xuống, thậm chí, nếu số lượng lao động vượt quá L3 thì sản phẩm cận biên của lao động nhận giá trị âm và đường MPL cắt trục hoành đi xuống dưới.
Về mặt giá trị, độ dốc của đường tổng sản phẩm chính là sản phẩm cận biên của lao động Khi MPL> 0 thì đường tổng sản phẩm sẽ có độ dốc dương, nhưng có độ dốc thay đổi Cụ thể trong khoảng lao động từ 0-L1, đường tổng sản phẩm có độ dốc tăng
Trang 6dần, nhưng từ L1-L3 đường tổng sản phẩm có độ dốc giảm dần Khi số lượng lao động bằng đúng L3, MPL = 0 và sản lượng sẽ đạt giá trị lớn nhất Nếu vượt quá L3 , MPL< 0, đường tổng sản phẩm có độ dốc âm và đi xuống dưới về phía phải.
Từ công thức tính sản phẩm trung bình của lao động ( 𝐴𝑃 = Q/L), ta thấy:
𝐿chính là độ dốc của đường thẳng xuất phát từ gốc tọa độ nối với điểm nằm trên 𝐴𝑃
𝐿
là L2 Có một điểm đặc biệt là khi số lượng lao động bằng L2 , độ dốc đường OB chính
là giá trị của 𝐴𝑃 , nhưng lúc này OB cũng đồng thời là đường tiếp tuyến với đường tổng
𝐿sản lượng tại điểm B, và do vậy độ dốc đường OB cũng chính bằng giá trị sản phẩm cận biên của lao động Mối quan hệ này được cụ thể hóa như sau:
Mối quan hệ giữa 𝐴𝑃 và
𝐿 𝐴𝑃
𝐿Khi 𝑀𝑃 = thì đạt giá trị lớn nhất
𝐿 𝐴𝑃
𝐿 𝐴𝑃
𝐿
1.1.3 Sản xuất trong dài hạn
Sản xuất trong dài hạn là hoạt động sản xuất diễn ra trong khoảng thời gian đủ để tất cả các yếu tố đầu vào có thể thay đổi Trong dài hạn, không yếu tố đầu vào cố định nữa và nó mang tính linh hoạt hơn so với ngắn hạn
Hàm sản xuất dài hạn: Nếu giả định doanh nghiệp chỉ sử dụng 2 yếu tố đầu vào là vốn và lao động và các yếu tố đầu vào đều có thể thay đổi thì hàm sản xuất sẽ có dạng:
Q = f(K,L)
Trang 7Đường đồng lượng
Đường đồng lượng là tập hợp tất cả các điểm phản ánh các tập hợp đồng và khác nhau nhưng có khả năng sản xuất cùng mức sản lượng đầu ra.
Trên hình ta thấy tập hợp hàng hóa đầu vào A và B có số lượng đầu vào của vốn
và lao động khác nhau nhưng đều tạo ra số lượng sản phẩm đầu ra là Q1 Theo đúng khái niệm, hai tập hợp đầu vào A và B này sẽ cùng nằm trên một đường đồng lượng.
Hình 1.3: Đường đồng lượng
Tính chất của đường đồng lượng
Các đường đồng lượng có độ dốc âm
Các đường đồng lượng không bao giờ cắt nhau
Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thể hiện cho mức sản lượng đầu ra càng lớn
và ngược lại
Đi từ trên xuống dưới đường đồng lượng có độ dốc giảm dần
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên MRTS:
Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên đo lường mức độ thay thế được cho nhau giữa các yếu tố đầu vào Cụ thể, tỷ lệ thay thế cận biên giữa vốn và lao động ( ký hiệu là MRTSlk)
Trang 8phản ánh 1 đơn vị lao động có thể thay thế được cho bao nhiêu đơn vị vốn mà sản lượng đầu ra không đổi, tính theo công thức:
Về mặt giá trị, MRTS chính là trị tuyệt đối độ dốc của đường đồng lượng
Các trường hợp đặc biệt của đường đồng lượng
Trường hợp hai đầu vào thay thế hoàn hảo cho nhau: Trong trường hợp này, một
đơn vị lao động sẽ luôn luôn thay thế được cho một lượng vốn nhất định, hay nói cách khác tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên giữa lao động và vốn luôn luôn không đổi Do vậy,
độ dốc của đường đồng lượng không đổi Đường đồng lượng trở thành đường thẳng dốc xuống như hình sau:
Trường hợp 2 đầu vào bổ sung hoàn hảo cho nhau: Quá trình sản xuất lại thể hiện
rằng một đơn vị đầu vào này luôn luôn phải kết hợp với một lượng nhất định đầu vào khác với tạo ra sản phẩm, còn nếu tăng đầu vào này mà không thay đổi đầu vào kia hoặc ngược lại, sẽ không thể làm gia tăng số lượng sản phẩm Khi đó các đường đồng lượng có dạng hình chữ “L” như hình sau:
Trang 9Hiệu suất kinh tế theo quy mô
Trong dài hạn tất cả các đầu vào nếu có thay đổi cho nên sẽ đặt ra vấn đề nếu ta gia tăng tất cả các yếu tố đầu vào lên cùng 1 tỷ lệ thì số lượng sản phẩm đầu ta sẽ thay đổi như thế nào hay nói cách khác ta đã đề cập đến vấn đề hiệu suất kinh tế theo quy mô:
Nhân các yếu tố đầu vào lên t lần (t>0), nếu:
f(tK,tL) = t.f(K,L) = t.Q thì quá trình sản xuất được gọi là có hiệu suất không đổi theo quy mô.
f(tK,tL) < t.f(K,L) = t.Q thì quá trình sản xuất được gọi là có hiệu suất giảm theo quy mô.
f(tK,tL) > t.f(K,L) = t.Q thì quá trình sản xuất được gọi là có hiệu suất tăng theo quy mô.
Đối với hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng : Q = A. 𝐾𝑎. 𝐵𝑏 thì:
Khi a+b >1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế tăng theo quy mô
Khi a+b <1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế giảm theo quy mô
Khi a+b =1 hàm thể hiện hiệu suất kinh tế không đổi theo quy mô
Trang 101.2 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động vật hóa, lao động sống và các chi phí khác mà doanh nghiệp cần phải bỏ ra để tạo ra dịch vụ, sản phẩm nhằm tạo ra lợi nhuận như kỳ vọng trong thời kỳ nhất định Hay có thể nói rằng đây là chi phí mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi ra để mua yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá nhằm mục đích thu về lợi nhuận Các chi phí này doanh nghiệp phải bỏ
ra, phải gánh chịu trong một khoảng thời gian nhất định.
Chi phí chế biến hàng tồn kho bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hóa nguyên vật, vật liệu, thành phẩm.
Chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp phát sinh thường xuyên trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của doanh nghiệp Nhưng để phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất kinh doanh phải được tập hợp theo từng thời kỳ: tháng, quý, năm Trên góc độ kế toán quản trị: Mục đích của kế toán quản trị chi phí là cung cấp thông tin chi phí thích hợp cho việc ra quyết định của nhà quản trị doanh nghiệp
Vì vậy đối với kế toán quản trị chi phí không chỉ đơn thuần nhận thức chi phí như
kế toán tài chính, chi phí còn nhận thức theo phương diện thông tin ra quyết định: Chi phí
có thể là phí tổn ước tính để thực hiện dự án, những phí tổn mất đi khi lựa chọn, so sánh theo mục đích sử dụng, môi trường kinh doanh hơn là chú trọng vào chứng minh các chứng từ.
Phân loại chi phí sản xuất
Theo yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp thì chi phí bao gồm có chi phí ban đầu và chi phí luân chuyển nội bộ
Chi phí ban đầu: Là các chi phí mà doanh nghiệp phải mua sắm, chuẩn bị từ trước
để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua, chi phí mua của nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Yếu tố này bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí nguyên vật liệu khác sử dụng vào sản xuất.
Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động
, các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động.
Trang 11Chi phí về công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất: Yếu tố này phản ánh giá trị công
cụ, dụng cụ cho quá trình sản xuất sản phẩm.
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định
dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là số tiền trả cho các dịch vụ mua ngoài phục vụ cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chi phí khác bằng tiền: Là các khoản chi phí bằng tiền phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh ngoài các yếu tố chi phí nói trên
Chi phí luân chuyển nội bộ: Là các chi phí phát sinh trong quá trình phân công
và hợp tác lao động trong doanh nghiệp.
Ví dụ: Giá trị lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau trong các phân xưởng.
Theo hoạt động và công dụng kinh tế chi phí bao gồm:
Chi phí sản xuất: Là toàn bộ hao phí về lao động sống cần thiết , lao động vật hóa
và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong một thời kỳ nhất định Chi phí sản xuất bao gồm:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng
trực tiếp cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ
Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản
xuất và các khoản tính trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí sản xuất chung cố định: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường không
thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như: Chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc và chi phí quản lý hành chính ở các phân xưởng sản xuất.
Chi phí sản xuất chung biến đổi: Là những chi phí sản xuất gián tiếp thường thay
đổi trực tiếp hoặc gần như trực tiếp theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp
Chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất: Chi phí nhân viên
quản lý phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền
Chi phí ngoài sản xuất bao gồm:
Chi phí bán hàng: Là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình
tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và
quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung toàn doanh nghiệp.
Chi phí khác: Gồm chi phí hoạt động tài chính như chi phí đầu tư tài chính, chi phí
liên doanh chi phí bất thường như chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản phạt, truy thu thuế…
Trang 12Theo mối quan hệ của chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính (theo mối quan hệ giữa chi phí với từng thời kỳ tính kết quả kinh doanh chi phí được chia thành:
Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản phẩm hay
quá trình mua hàng hóa để bán Đối với doanh nghiệp sản xuất chi phí sản phẩm gồm có: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí thời kỳ: Là những chi phí để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
không tạo nên giá trị hàng tồn kho mà ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong kỳ phát sinh chi phí
Chi phí thời kỳ gồm có chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí thời kỳ phát sinh vào thời điểm nào được tính ngay vào kỳ đó và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh và được ghi nhận trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Theo phương pháp hạch toán quy nạp chi phí cho các đối tượng chi phí :
Chi phí trực tiếp: Là chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi
phí như từng loại sản phẩm, công việc, hoạt động, đặt hàng chúng ta có thể quy nạp trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.
Chi phí gián tiếp: Là các loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập
hợp chi phí khác nhau nên không hạch toán trực tiếp được mà hạch toán cho từng đối tượng theo phương pháp phân bổ gián tiếp.
Theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và quá trình kinh doanh
Chi phí cơ bản: Là các chi phí có liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ chế
tạo sản phẩm như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trực tiếp vào sản xuất sản phẩm.
Chi phí chung: Là các chi phí liên quan đến phục vụ và quản lý sản xuất có tính
chất chung như chi phí quản lý ở các phân xưởng sản xuất, chi phí quản lý doanh nghiệp.
Theo mối quan hệ với mức độ :
Biến phí: Là những khoản mục chi phí mà mức độ lớn của nó có quan hệ tỷ lệ
thuận với mức độ của hoạt động: Giá vốn hàng mua, hoa hồng bán hàng…
Định phí: Là những khoản chi phí mà độ lớn của nó không biến động khi mức độ
của hoạt động thay đổi: Khấu hao máy móc, chi phí thuê nhà
Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí mà bản thân nó bao gồm các yếu tố biến phí và
định phí Ở mức độ hoạt động cơ bản, chi phí hỗn hợp thể hiện đặc điểm của định phí.
Trang 13Theo thẩm quyền ra quyết định :
Chi phí kiểm soát được: Là chi phí mà một nhà quản trị ở một cấp quản lý nào đó
xác định được lượng phát sinh của nó, có thẩm quyền quyết định về sự phát sinh chi phí
đó, cấp quản lý đó kiểm soát được chi phí này
Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà các nhà quản trị một cấp quản
lý nào đó không thể dự đoán chính xác sự phát sinh của nó và không có thẩm quyền quyết định với khoản chi phí đó
Căn cứ vào việc sử dụng chi phí trong quá trình lựa chọn các phương án :
Chi phí chênh lệch: Là những khoản chi phí có phương án này nhưng chỉ có một
phần hoặc không có phương án khác.
Chi phí cơ hội: Là chi phí bị mất đi vì lựa chọn phương án và hành động này thay
vì lựa chọn phương án này hay hành động khác
Chi phí chìm: Là chi phí đã phát sinh, nó có trong tất cả các phương án sản xuất
kinh doanh được đưa ra xem xét lựa chọn.
Chi phí cố định (TFC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào cố định, ví dụ như
các chi phí liên quan đến tiền thuê, tiền khấu hao nhà xưởng, nhà máy, khấu hao máy móc… Chi phí cố định không thay đổi khi sản lượng đầu ra thay đổi, ngay cả khi doanh nghiệp không sản xuất doanh nghiệp vẫn phải chịu chi phí cố định.
Chi phí biến đổi (TVC): Được hình thành từ các yếu tố đầu vào biến đổi Khi sản
lượng đầu ra tăng lên, doanh nghiệp phải dùng yếu tố đầu vào biến đổi hơn và do vậy chi phí biến đổi cũng tăng lên, còn khi không sản xuất thì chi phí biến đổi của doanh nghiệp bằng 0 Những chi phí biến đổi như: Chi phí liên quan đến nguyên liệu, chi phí trả lương cho người lao động trực tiếp sản xuất…
Như vậy, ta có: TC = TFC + TVC
Trang 14Bảng 1.5 : Các chi phí sản xuất của một doanh nghiệp bánh kẹo
Hình 1.6 : Các đường tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi
Trang 15Ngoài tổng chi phí ra, ta cũng cần quan tâm chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm hay chi phí bình quân Chi phí cố định bình quân (AFC) là mức chi phí cố định tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm, AFC = TFC/Q Do chi phí cố định không đổi nên khi doanh nghiệp gia tăng sản lượng sản xuất, chi phí cố định bình quân sẽ luôn luôn giảm Do đó khi biểu diễn trên đồ thị, đường AFC sẽ là đường có độ dốc dương, hình dáng của đường AFC sẽ giống một đường hyperbol tiệm cận với hai trục Còn chi phí biến đổi bình quân (AVC) là mức chi phí biến đổi tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm : AVC= TVC/Q Tổng chi phí bình quân (ATC hay SATC) là mức chi phí tính bình quân cho một đơn vị sản phẩm : ATC = TC/Q hoặc ATC = AFC + AVC.
Hình 1.7 : Các đường chi phí bình quân ATC, AFC và AVC
Tiếp theo, chi phí cận biên trong ngắn hạn (MC hay SMC ) là sự thay đổi trong tổng chi phí khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm Giá trị của chi phí cận biên trả lời cho câu hỏi khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm thì doanh nghiệp tốn thêm một chi phí là bao nhiêu.
Ta có : MC = TC / Q = TC’(Q) = VC’(Q) ∆ ∆
Trong đó : TC là sự thay đổi trong tổng chi phí ∆
Q là sự thay đổi trong tổng số sản phẩm sản xuất ra
∆
Trang 17Hình 1.9 : Đường chi phí cận biên trong ngắn hạn
Giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân cũng có mối quan hệ tương tự giữa sản phẩm cận biên và sản phẩm trung bình như sau : Khi đường chi phí cận biên (MC) ở dưới đường chi phí bình quân, nó sẽ kéo đường chi phí bình quân đi xuống dưới, ngược lại khi chi phí cận biên nằm trên đường chi phí bình quân nó sẽ kéo đường chi phí bình quân đi lên, tại điểm giao nhau giữa đường chi phí bình quân và chi phí cận biên thì chi phí bình quân đạt giá trị nhỏ nhất ( Hình 1.9)
Hình 1.10 : Mối quan hệ giữa chi phí bình quân và chi phí cận biên
Trang 181.2.3 Chi phí sản xuất dài hạn
Tổng chi phí sản xuất trong dài hạn (LTC) bao gồm toàn bộ những phí tổn mà doanh nghiệp phải bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh các hàng hoá hay dịch vụ trong điều kiện các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất đều có thể thay đổi.
Trong dài hạn các doanh nghiệp có nhiều phương án kết hợp đầu vào khác nhau để sản xuất ra một mức sản lượng đầu ra, cho nên để đảm bảo hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ luôn chọn các phương án kết hợp đầu vào có chi phí thấp nhất Do vậy, có thể nói chi phí trong dài hạn chính là chi phí ứng với khả năng sản xuất trong ngắn hạn tốt nhất (có chi phí trong ngắn hạn là thấp nhất) tướng ứng với từng mức sản lượng đầu ra.
Chi phí bình quân dài hạn (LAC): là mức chi phí bình quân tính trên mỗi đơn vị sản phẩm trong dài hạn
LAC = 𝐿𝑇𝐶𝑄Chi phí cận biên dài hạn (LMC) là sự thay đổi trong tổng chi phí dài hạn khi doanh nghiệp sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm
LMC = ∆𝐿𝑇𝐶∆𝑄 = 𝐿𝑇𝐶'
(𝑄)Trong dài hạn, hình dáng của các đường chi phí do sự tác động của tính kinh tế theo quy mô Nếu khi sản lượng tăng lên làm cho chi phí bình quân giảm thì doanh nghiệp sẽ có tính kinh tế theo quy mô, còn nếu làm cho chi phí bình quân tăng thì doanh nghiệp chịu tính phi kinh tế theo quy mô Khi quy mô nhỏ, các doanh nghiệp thường có tính kinh tế theo quy mô, nhưng khi mở rộng đến một quy mô nào đó thì doanh nghiệp phải chịu tính phi kinh tế theo quy mô Vì vậy, đường LAC thường có dạng hình chữ U, ban đầu đi xuống sau đó đi lên Khi đó, nó quyết định hình dáng của đường tổng chi phí dài hạn LTC có dạng hình chữ S ngược và đường chi phí cận biên cũng có dạng hình chữ U.
Trong trường hợp thông thường, giữa là LAC và LMC cũng có mối quan hệ như mối quan hệ giữa chi phí cận biên và chi phí bình quân trong ngắn hạn khi LMC < LAC, gia tăng sản lượng là cho LAC giảm khi LMC > LAC, gia tăng sản lượng làm cho LAC tăng lên Khi LMC = LAC thì LAC đạt giá trị nhỏ nhất.
Trang 19Tuy nhiên không phải quá trình sản xuất của một doanh nghiệp nào cũng phải thể hiện tính kinh tế theo quy mô và tính phi kinh tế theo quy mô Nếu một doanh nghiệp luôn luôn đối mặt với tính kinh tế theo quy mô thì đường LAC của doanh nghiệp sẽ luôn luôn đi xuống dưới, đường LMC sẽ nằm bên dưới đường LAC như hình vẽ.
Ngược lại khi doanh nghiệp luôn đối mặt với tính phi kinh tế theo quy mô thì đường LAC của doanh nghiệp sẽ luôn đi lên và đường LMC nằm trên đường LAC Trong trường hợp tính kinh tế không đổi theo quy mô thì đường LAC sẽ là một đường nằm ngang song song với trục hoành và đường LMC trùng với đường LAC.
Mối quan hệ giữa LAC và ATC
Chi phí trong dài hạn thực chất được hình thành từ chi phí trong ngắn hạn thấp nhất tương ứng với từng mức sản lượng.
Giả sử một doanh nghiệp đang tiến hành xây dựng một nhà máy mới, doanh nghiệp có ba sự lựa chọn về quy mô: quy mô nhỏ, quy mô vừa và quy mô lớn Lưu ý rằng, khi doanh nghiệp còn đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy, có nghĩa là doanh nghiệp có thể thay đổi lựa chọn về quy mô thì lúc đó doanh nghiệp đang đối mặt với sản xuất trong dài hạn còn một khi doanh nghiệp đã lựa chọn một quy mô nào đó và tiến hành xây dựng nhà máy thì lúc đó doanh nghiệp không thể đổi được quy mô và doanh nghiệp đối mặt với sản xuất trong ngắn hạn chính vì vậy các đường chí bình quân với ba quy mô: nhỏ, vừa và lớn ta có thể coi là các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn ứng với ATC1, ATC2, ATC3.
Trang 20Với việc doanh nghiệp lựa chọn quy mô nhà máy nào phụ thuộc vào việc doanh nghiệp dự kiến sản xuất bao nhiêu sản phẩm ví dụ, trên hình 4.13, nếu doanh nghiệp dự kiến sản xuất ở mức sản lượng Q1, doanh nghiệp sẽ lựa chọn nhà máy có quy mô nhỏ, vì đây là quy mô có chi phí thấp nhất để sản xuất ra mức sản lượng Q1 Còn nếu doanh nghiệp dự kiến sản xuất ở mức sản lượng Q2 thì doanh nghiệp xây dựng nhà máy quy mô vừa.
Như vậy, doanh nghiệp sẽ luôn lựa chọn quy mô sản xuất ở mức chi phí sản xuất thấp nhất tương ứng với từng mức sản lượng khi được lựa chọn với 3 quy mô nhà máy, đường chi phí bình quân trong dài hạn của doanh nghiệp sẽ là phần đường hình thành kết hợp từ các phần không bị gạch trên ba đường ATC1, ATC2, ATC3 (như trên hình 4.13)
Nếu số quy mô nhà máy của doanh nghiệp được lựa chọn lớn hơn, đường chi phí bình quân dài hạn của doanh nghiệp sẽ bớt gấp khúc hơn Trong trường hợp doanh nghiệp
có thể lựa chọn bất kỳ quy mô sản xuất nào, đường LAC của doanh nghiệp sẽ trở nên mịn, phẳng và là đường bao phía dưới của các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn (hình 4.14) đường LAC này có dạng hình chữ U, thoải hơn các đường chi phí bình quân trong ngắn hạn.
Trang 21Đường chi phí bình quân dài hạn không nhất thiết phải đi qua tất cả các điểm cực tiểu của tất cả đường chi phí bình quân trong ngắn hạn chỉ trong duy nhất trường hợp quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn thể hiện tính kinh tế không đổi theo quy mô thì khi
đó đường LAC mới đi qua tất cả các điểm cực tiểu của các đường ATC và lúc này đường LAC là một đường thẳng song song với trục hoành
Chú ý rằng, đường chi phí cận biên dài hạn không phải là đường bao của đường chi phí cận biên ngắn hạn vì chi phí cận biên ngắn hạn áp dụng cho một quy mô nhà máy
mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mối quan hệ giữa chi phí bình quân, chi phí cận biên trong ngắn hạn và dài hạn được minh hoạ trên hình 4.15.
Đường đồng phí
Đường đồng phí cho biết các tập hợp đầu vào mà doanh nghiệp có thể mua hay thuê với một lượng chi phí nhất định và giá cả đầu vào là biết trước.
Trang 22Nếu doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là: vốn và lao động (giá thuê vốn: r, giá thuê lao động: w); doanh nghiệp có mức chi phí nhất định là: C ( hoặc TC) Khi đó ta có phương trình đường đồng phí của doanh nghiệp:
TC = C = w.L + r.K
Đường đồng phí kí hiệu: C (hoặc TC)
Độ dốc đường đồng phí = − tgα = ∆𝐾∆𝐿 =− = (phản ánh một đơn vị lao
𝐶 𝑟 𝐶 𝑤
− 𝑤𝑟động có thể thay thế cho bao nhiêu đơn vị vốn để tổng chi phí là không đổi)
Những nhân tố tác động đến đường đồng phí
Ban đầu doanh nghiệp có đường đồng phí là TC1.
Khi giá đầu vào không đổi nhưng doanh nghiệp gia tăng chi phí sản xuất thì đường đồng phí sẽ dịch chuyển sang bên phải (TC2) ngược lại nếu doanh nghiệp cắt giảm chi phí thì đường đồng phí sẽ dịch chuyển sang trái (TC3).
Trang 23Đường đồng phí với chi phí thay đổi
Ngoài ra, khi có sự biến động giá cả của một yếu tố đầu vào trong khi một yếu tố đầu vào khác không đổi cũng làm cho đường đồng phí của doanh nghiệp thay đổi mặc dù doanh nghiệp chưa thay đổi tổng chi phí.
Giả sử, tổng chi phí doanh nghiệp chi ra là 26 triệu đồng, nhưng do giá lao động tăng từ 3 triệu lên 5 triệu, khi đó đường đồng phí sẽ xoay vào trong trên trục số lượng lao động (trục hoành) ta có đường đồng phí TC2 Ngược lại nếu giá lao động giảm xuống còn
2 triệu thì đường đồng phí sẽ xoay ra ngoài ta có đường đồng phí TC3.
Đường đồng phí với giá một yếu tố thay đổi
Trang 24Phân tích tương tự cho trường hợp tổng chi phí của doanh nghiệp không đổi, giá của yếu tố lao động không đổi, nhưng giá yếu tố vốn thay đổi, ta sẽ có đường đồng phí xoay trên trục số lượng vốn.
Trang 251.3 NGUYÊN TẮC LỰA CHỌN ĐẦU VÀO TỐI ƯU
Khi sản xuất doanh nghiệp sẽ luôn cố gắng để tối đa hóa lợi nhuận của mình để phát triển, từ đó nảy sinh hai trường hợp lựa chọn yếu tố đầu vào tối ưu là:
Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí khi sản xuất một mức sản lượng nhất định
Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng với một mức chi phí nhất định.
1.3.1 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí với một mức sản lượng cho trước
Tình huống: Giả sử một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động Giá của vốn và lao động lần lượt là r và w đã biết trước Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất ra một mức sản lượng Q0 (Hình 1.15) thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn tập hợp đầu vào như thế nào?
Để trả lời cho câu hỏi này, ta sẽ sử dụng đồ thị đường đồng phí và đường đồng lượng Chúng ta biết rằng, để sản xuất ra mức sản lượng Q0 thì doanh nghiệp sẽ chọn bất
kỳ một tập hợp đầu vào nào nằm trên đường đồng lượng Q0 Vấn đề là có vô số tập hợp đầu vào có thể sản xuất ra mức sản lượng Q0, vậy doanh nghiệp phải chọn tập hợp đầu vào nào?
Trang 26Hình 1.15 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí
Do giá của hai yếu tố đầu vào lao động và vốn là đã biết, cho nên chúng ta sẽ xác định được độ dốc của đường đồng phí (bằng -w/r) Khi đó tùy thuộc vào mức chi phí, ta
sẽ xác định được đường đồng phí Và một đặc điểm của đường đồng phí rất cần thiết để ta phân tích trong trường hợp này, đó là đường đồng phí càng gần gốc tọa độ thì có mức chi phí càng thấp và ngược lại.
Nguyên tắc để giải quyết bài toán này là chúng ta phải lựa chọn tập hợp đầu vào tối ưu sao cho tập hợp đó phải nằm trên đường đồng lượng Q0 (để sản xuất ra được mức sản lượng Q0) và nằm trên đường đồng phí càng gần gốc tọa độ càng tốt (để có mức chi phí là thấp nhất).
Trên Hình 1.3, rất dễ dàng nhận thấy tập hợp đầu vào thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện trên là tập hợp E Lý do là E nằm trên đường đồng lượng Q0 và nằm trên đường đồng phí C2 gần gốc tọa độ nhất có thể Nếu dịch chuyển đường đồng phí C2 vào gần gốc tọa độ hơn một chút thì sẽ không có một tập hợp đầu vào nào có thể tạo ra mức sản lượng
Q0 E chính là điểm tiếp xúc giữa đường đồng lượng Q0và đường đồng phí C2.
Trang 27Như vậy, chúng ta có thể đưa ra tập hợp đầu vào tối ưu để tối thiểu hóa chi phí chính là điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí và đường đồng lượng.
Do là điểm tiếp xúc nên tại E, độ dốc của đường đồng phí bằng với độ dốc đường đồng lượng Từ đây chúng ta suy ra:
Đây chính là điều kiện cần để tối thiểu hóa chi phí Ý nghĩa của điều kiện này là,
để tối thiểu hóa chi phí, các doanh nghiệp phải lựa chọn tập hợp đầu vào sao cho số sản phẩm tạo ra trên mỗi một đơn vị chi tiêu cho các đầu vào khác nhau phải như nhau.
Kết hợp với điều kiện đủ là tập hợp đầu vào đó phải sản xuất ra được mức sản lượng Q0, tức là f(K,L) = Q0, ta có điều kiện cần và đủ để tối thiểu hóa chi phí là:
1.3.2 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng với một mức chi phí cho trước
Tình huống: Giả sử một doanh nghiệp chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao
động Giá của vốn và lao động lần lượt là r và w đã biết trước và doanh nghiệp có một
mức chi phí cố định C0 Do giá của hai yếu tố đầu vào và chi phí đã biết nên chúng ta hoàn toàn xác định được đường đồng phí C0 của doanh nghiệp (xem Hình 1.16) Vấn đề
là có vô số các tập hợp đầu vào có mức chi phí xác định C0, nhưng tập hợp đầu vào nào mới tạo ra số lượng sản phẩm lớn nhất?
Tập hợp đầu vào tối ưu trong trường hợp này là tập hợp đầu vào nằm trên đường đồng phí C0 (để có mức chi phí C0) và phải nằm trên đường đồng lượng xa gốc tọa độ nhất có thể (để tạo ra mức sản lượng lớn nhất) Theo nguyên tắc này, tập hợp đầu vào đó
Trang 28phải là tập hợp được xác định tại điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí C0 và đường đồng lượng Q2, tức là tập hợp E trên Hình 1.16.
Hình 1.16 Lựa chọn đầu vào tối ưu để tối đa hóa sản lượng
Giống như phần trên, do E là điểm tiếp xúc giữa đường đồng phí và đường đồng lượng nên ta rút ra điều kiện cần để tối đa hóa sản lượng sẽ là:, kết hợp với điều kiện đủ
là doanh nghiệp có mức chi phí cố định C0, ta có điều kiện cần và đủ như sau:
Trang 291.4 SỰ ỨNG PHÓ CỦA DOANH NGHIỆP KHI GIÁ ĐẦU VÀO THAY ĐỔI
Khi một doanh nghiệp vận hành bộ máy trên thị trường gặp trường sẽ luôn gặp trường hợp giá đầu vào thay đổi Giả định hãng chỉ sử dụng hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động thì sẽ xảy ra 4 trường hợp trên mà hãng cần phải đối mặt khi xét yếu tố còn lại không thay đổi là: Giá đầu vào của vốn tăng lên, giá đầu vào của vốn giảm đi, giá đầu vào của lao động tăng lên, giá đầu vào của lao động giảm đi và các sự thay đổi trên đây đều là thay đổi trong dài hạn Các doanh nghiệp để có thể tối ưu về mặt dài hạn luôn cố gắng tối thiểu hóa chi phí sản xuất để tạo ra một lượng sản phẩm đầu ra nhất định Dưới đây là minh họa về 2 trường hợp giá đầu vào vốn tăng, giá đầu vào lao động không đổi và
trường hợp giá đầu vào lao động tăng, giá đầu vào vốn không đổi.