1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ cho học sinh lớp 11 trường thcs thpt qua việc vận dụng nhật ký đọc sách

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

3 Đối tượng nghiên cứu -3

4 Phương pháp nghiên cứu -3

II NỘI DUNG -4

1 Cơ sở lí luận của vấn đề -4

1.2.2 Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Nhật ký đọc sách đọc hiểu văn bản thơ 7

2 Tổ chức thực nghiệm sử dụng Nhật ký đọc sách đọc hiểu văn bản thơ -10

2.1 Mục tiêu và yêu cầu thực nghiệm -10

2.2 Đối tượng và bài dạy thực nghiệm -10

2.3 Tiến trình thực nghiệm -10

2.4 Kết quả thực nghiệm -12

2.4.1 Kết quả ghi NKĐS đọc hiểu VB thơ của HS -12

2.4.2 Kết quả bài kiểm tra sau thực nghiệm -14

3 Đánh giá kết quả thực nghiệm -16

3.1 Hiệu quả sử dụng NKĐS đọc hiểu VB thơ -16

3.1.1 NKĐS rèn kĩ năng đọc hiểu VB thơ -16

4 Hiệu quả của sáng kiến -18

III KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ -18

TÀI LIỆU THAM KHẢO -20

Trang 2

I MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài1.1 Lí do khách quan

Như chúng ta đã biết, vấn đề người đọc và vai trò người đọc trong mốiquan hệ với nhà văn, TPVC đã được đặt ra từ lâu, trong những phát ngôn giántiếp về văn học hay những công trình nghiên cứu mang tính hệ thống Trong môitrường phổ thông, việc đọc hiểu văn bản phải được nhìn nhận và xử lí từ hoạtđộng học tập của học sinh để mỗi học sinh biết cách tự đọc, tự hiểu văn bản, gópphần hình thành phẩm chất và phát triển năng lực học sinh không chỉ trong quátrình học tập mà còn có thể vận dụng trong trong đời sống Chương trình giáodục phổ thông hiện nay chú trọng đến việc phát triển năng lực đọc, cảm thụ củahọc sinh Ở đó, người dạy không chỉ chú ý đến cấu trúc nội tại của văn bản màcòn đề cao vai trò sáng tạo trong tiếp nhận của học sinh, phát huy năng lực đọchiểu văn bản, cảm thụ tác phẩm một cách độc lập.

Không chỉ vậy, vấn đề dạy đọc hiểu, đặc biệt là đọc hiểu văn bản thơ gắnvới một phương pháp phù hợp nhằm giúp cho học sinh hình thành kĩ năng đọchiểu văn bản một cách bài bản, đào tạo năng lực đọc hiểu để các em tự đọc vàhọc suốt đời là việc rất quan trọng.

1.2 Lí do chủ quan

Thứ nhất, tôi nhận thấy việc đọc hiểu văn bản thơ của các em học sinh cóảnh hưởng quan trọng đến chất lượng của một giờ học văn, cũng như kết quảhọc tập của môn học nói chung Việc trao cho học sinh kĩ năng đọc hiểu văn bảnnhằm phát huy vai trò chủ động, thể hiện được quan điểm, suy nghĩ của bản thântrong giờ học sẽ góp phần tăng cường khả năng tương tác giữa thầy cô và họcsinh, học sinh và học sinh Từ đó giáo viên cũng phần nào hiểu rõ suy nghĩ,trạng thái tâm lý cũng như năng lực học tập của học sinh qua đó sẽ có nhữngbiện pháp, cách thức để truyền tải kiến thức cũng như điều chỉnh phương phápdạy học, định hướng suy nghĩ đúng đắn, tích cực cho các em, đồng thời giúp cácem lĩnh hội kiến thức một cách tốt nhất, cảm thấy hứng thú, say mê với mônhọc

Thứ hai, người viết nhận thấy việc nhìn nhận dạy văn là dạy các em đọcvăn để giúp các em tự mình đọc hiểu một tác phẩm văn chương là một quanđiểm tích cực, phù hợp, đem lại nhiều thay đổi trong hoạt động dạy học tácphẩm văn chương ở các phương diện: nguyên lý dạy học tác phẩm, cơ chế vàquá trình dạy hoc, hệ thống phương pháp, thiết kế dạy học và các tiêu chí đánhgiá giờ học Theo đó, nếu giáo viên biết cách tận dụng và phát huy triệt đểnhững thay đổi tích cực mà quan điểm này đem lại sẽ góp phần không nhỏ trongviệc đẩy mạnh công cuộc đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học Ngữvăn ở trường phổ thông nói chung

Thứ ba, trường THCS & THPT Quan Sơn là một ngôi trường vùng biên,nhiều em học sinh còn chưa có tính chủ động trong học tập, đối với môn Ngữvăn chưa tìm được phương pháp học hiệu quả, năng lực cảm thụ còn mang tínhthụ động dẫn đến niềm say mê với môn học bị hạn chế.

Trang 3

Với mong muốn nâng cao chất lượng dạy học tác phẩm văn chương choHS phổ thông nói chung, đặc biệt là HS lớp 11 tại trường THCS & THPT Quan

Sơn nói riêng, người viết đã lựa chọn đề tài “Nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn

bản thơ cho học sinh lớp 11 trường THCS & THPT qua việc vận dụng Nhật kýđọc sách” phục vụ cho công tác chuyên môn, công tác giảng dạy.

2 Mục đích nghiên cứu

Sáng kiến hướng đến việc nâng cao kĩ năng đọc hiểu văn bản thơ của họcsinh THPT thông qua việc chú trọng phát triển các năng lực sau cho học sinh:- Năng lực giải mã và tạo nghĩa cho văn bản.

- Năng lực tưởng tượng, liên tưởng.- Năng lực giao tiếp.

3 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu, thực nghiệm các giải pháp để nâng cao kĩ năng đọc hiểu vănbản thơ cho học sinh lớp 11 trường THCS & THPT Quan Sơn qua việc vậndụng nhật kí đọc sách.

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát: quan sát, ghi nhận hoạt động học tập của HS.

- Phương pháp điều tra, khảo sát: thu thập tài liệu, khảo sát sự yêu thích vănhọc của HS trước và sau khi vận dụng NKĐS, những ý kiến của HS trong quátrình sử dụng NKĐS.

- Phương pháp thống kê: Làm khảo sát và tổng hợp, xử lý số liệu thu thập được.- Phương pháp phân tích, tổng hợp: tìm hiểu, phân tích khả năng đọc hiểu vănbản thơ một cách chủ động của HS, rút ra những kết luận, đánh giá cần thiết.- Phương pháp so sánh, đối chiếu: so sánh cách thức tổ chức giờ dạy đọc hiểutruyền thống và giờ đọc hiểu có tổ chức vận dụng Nhật ký đọc sách; so sánhmục tiêu cần đạt với hiệu quả giờ học…

- Phương pháp hệ thống hóa: hệ thống các tài liệu nghiên cứu, các NKĐS củaHS trong quá trình dạy học thực nghiệm, xác định kết quả đạt được trong quátrình đọc hiểu văn bản của từng HS.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thông qua việc cho học sinh sử dụngNKĐS trong quá trình đọc hiểu văn bản thơ tại lớp, kiểm nghiệm khả năng ứngdụng của dạy học đọc hiểu bằng Nhật ký đọc sách cũng như tính khả thi củanó.

Trang 4

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận của vấn đề

1.1 Giới thiệu về Nhật ký đọc sách

1.1.1 Khái niệm Nhật ký đọc sách

Theo nghĩa thông thường, Nhật ký đọc sách (NKĐS) được hiểu là nhữngghi chép hàng ngày về những điều mà người đọc tiếp nhận được từ sách Theođó, học sinh có thể ghi lại những suy nghĩ vào những tờ giấy rời, giấy gắn vàosách, vở hoặc những hình thức khác có thể lưu giữ, đọc lại và chỉnh sửa sau lầnđọc đầu tiên

Trong công trình Creating an Integrated Approach to Literacy

Instruction (1996), Taffy E Raphael và Elfrieda H.Hiebert (1996) là nơi HS

tham gia vào quá trình “suy nghĩ và viết ra suy nghĩ”, qua đó giúp HS học tậphứng thú, biết giao tiếp và tôn trọng suy nghĩ người khác Theo đó, NKĐS làmột mẫu gồm 10 bài tập hướng dẫn HS đọc văn bản văn học và ghi lại những gìđã đọc, sau đó mang đến lớp để trao đổi, thảo luận Dựa vào đó, giáo viên hướngdẫn học sinh giải mã và tạo nghĩa cho văn bản, kết hợp đọc và viết trong quátrình đọc, hình thành và phát triển năng lực đọc và tự học cho HS Tác giả cũng

khẳng định: “Nhật kí đọc sách có nhiều dạng khác nhau, nhưng tất cả đều có

chung đặc điểm là HS thường xuyên viết những cảm xúc, những suy nghĩ, nghivấn, phản ánh và đánh giá những gì đọc được, dù đó là những tác phẩm hư cấuhay không hư cấu” (Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, 2007, tr 319) Taffy E.

Raphael đã giới thiệu NKĐS trong các lớp học Deborah Woodman và LauraPardo của bang Michigan (Mĩ) để hướng dẫn HS đọc VB tự sự ở nhà trướckhi đến lớp Từ đó, NKĐS ngày càng phổ biến, được ứng dụng để đọc các vănbản nói chung, trong đó có VB thơ.

1.1.2 Đặc điểm Nhật ký đọc sách

Từng bài tập trong NKĐS được người đọc luân phiên thực hiện để rènluyện các kĩ năng khác nhau trong suốt quá trình đọc hiểu văn bản Đặc điểmcủa 10 bài tập trong NKĐS được thể hiện cụ thể như sau:

1) Bài tập hình ảnh: giúp học sinh bộc lộ khả năng liên tưởng, tưởng tượng

sau khi đọc bằng hình ảnh về một vấn đề trong câu chuyện mà mình tâm đắc.Học sinh vẽ hình ảnh đó trong một bức tranh cụ thể, thuyết minh ngắn gọn vềhình ảnh Phần giải thích này có thể ghi chú trực tiếp trên hình hoặc phía sautranh Học sinh mang tranh vào lớp để trao đổi, chia sẻ và thảo luận cùng vớicác bạn trong nhóm và giữa các nhóm trong lớp.

2) Bài tập từ hay: giúp học sinh tự tìm ra những từ ngữ mà mình cảm thấy

thú vị, khó hiểu Đối với từ hay, học sinh giải thích bằng cách ghi chú lý domình thích Đối với từ mới, ngộ nghĩnh, nếu như không tự giải thích được,HS có thể tra cứu hoặc nêu cảm nhận riêng của mình về nó Đối với từ khó, HSsẽ ghi lại vị trí dòng, số trang để dễ tìm và chia sẻ, thảo luận với các bạn khi đếnlớp.

3) Hồ sơ nhân vật: tùy theo năng lực cá nhân, HS chọn một nhân vật mà

mình yêu thích và vẽ sơ đồ về nhân vật đó dưới nhiều cách thức khác nhau, từđơn giản đến chi tiết Đó có thể là sơ đồ cây thư mục, hình dung về nhân vật

Trang 5

bằng hình ảnh cụ thể trong bức tranh kèm chú thích hoặc sơ đồ tư duy Đối vớinhân vật mình không thích, HS có thể vẽ hình ảnh, sơ đồ và ghi chú đặc điểmvề nhân vật đó Nhân vật không thích qua suy nghĩ của HS có thể là một hìnhdáng không cân đối, xấu xí; cách cư xử thô lỗ, … Đối với HS không có nănglực tưởng tượng, năng khiếu vẽ hoặc sơ đồ hóa kiến thức, HS có thể sử dụngngôn ngữ để thuyết minh và chia sẻ với các bạn trên lớp về nhân vật.

4) Trình tự sự kiện: dạng bài tập này giúp học sinh hệ thống, tóm tắt các

thông tin, sự kiện thành một sơ đồ dễ nhớ, phù hợp Việc giải thích trình tự sựkiện trong truyện đòi hỏi học sinh phải đọc kĩ, tìm chính xác các sự kiện quantrọng, sắp xếp chúng đúng diễn tiến của câu chuyện, mạch cảm xúc, nội dung đãđọc.

5) Nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt của tác giả: học sinh tìm ra những từ

ngữ, hình thức nghệ thuật đặc biệt về cách xây dựng nhân vật, các biện pháp tutừ, giọng điệu, … độc đáo và ghi chép lại Sau đó, HS có thể chú thích, giảithích theo cách hiểu của bản thân về tác dụng của các BPNT đó Điều này giúpHS vừa nâng cao vốn từ và phát triển khả năng diễn đạt Bài tập này có thể kếthợp với bài tập về từ hay, đặc sắc truyện.

6) Điểm sách/ phê bình: HS đánh giá về ưu và nhược điểm của tác phẩm.

Đó có thể là đánh giá, nhận xét về cái hay của nội dung, tư tưởng, ý nghĩa; cáiđẹp về hình thức nghệ thuật; tài năng của tác giả Đó có thể là phê bình vềnhững hạn chế của văn bản Không chỉ vậy, HS cần nêu rõ lý do tại sao mìnhthấy hay hoặc nêu ra những suy nghĩ của bản thân trong việc khắc phục nhượcđiểm của văn bản.

7) Phần đặc sắc của truyện: HS chọn một câu văn, đoạn văn mình yêu

thích và ghi chú vị trí dòng, số trang Lưu ý, các ghi chú này cần đính kèm lờigiải thích tại sao đoạn đó lại đặc sắc và ấn tượng Bài tập này có thể kết hợp vớibài tập điểm sách, phê bình, nghệ thuật và thủ pháp đặc biệt.

8) Bản thân và truyện: HS làm bài tập này bằng cách vận dụng kinh

nghiệm bản thân về con người, cuộc sống, cách ứng xử… Những kinh nghiệmđã trải qua trước đó giúp HS hiểu sâu về câu chuyện Học sinh cũng có thể liênhệ ngược lại, tức là từ câu chuyện, sách mình đọc để hiểu thêm về con người,cuộc sống xung quanh Tùy thuộc vào năng lực cảm thụ, văn hóa đọc, trảinghiệm đọc của cá nhận, HS sẽ có cách cảm nhận riêng Bài tập này là sự kếtnối giữa kinh nghiệm đã có và sách, giữa sách và kinh nghiệm sẽ có Bài tập nàyHS cũng cần ghi chú lại để chia sẻ, kể lại cho các bạn trên lớp học.

9) Giải thích: HS làm bài tập này để giải thích ý nghĩa VB, kiến tạo nghĩa

cho VB theo cách nhìn nhận của bản thân một cách độc lập và sáng tạo Việcchia sẻ, thảo luận trên lớp sẽ giúp HS dễ dàng lĩnh hội kiến thức và bổ sung chomình những cách hiểu mới.

10) Quan điểm: HS tưởng tượng, tự đặt mình vào vị trí của một nhân vật

mà tác giả ít miêu tả trong văn bản để thể hiện quan điểm của bản thân về nhânvật.

1.1.3 Ý nghĩa của việc sử dụng Nhật ký đọc sách

Trang 6

Việc sử dụng NKĐS tạo cho học sinh có thói quen ghi chép và lưu giữ kiếnthức khi đọc sách Việc đọc sách đồng thời với ghi chép không chỉ giúp rènluyện kĩ năng viết mà còn góp phần hình thành và phát triển tốt năng lực đọc -viết Bởi lẽ, học sinh biết cách đọc tốt sẽ viết tốt và ngược lại Không chỉ vậy,NKĐS còn mang đến sự hứng thú cho các em Vì thế, HS sẽ khám phá thế giớisách một cách tự chủ, độc lập và tự tin hơn Theo đó, NKĐS có thể giúp cho HStự đọc bất kỳ VB văn học nào, trong đó có VB thơ Nói cách khác, NKĐS giúpHS phát triển năng lực đọc gắn với những năng lực cụ thể sau: năng lực giải mãvà tạo nghĩa, năng lực giao tiếp và năng lực liên tưởng, tưởng tượng.

1.1.3.1 Nhật ký đọc sách và năng lực giải mã, tạo nghĩa cho văn bản

Gắn với việc sử dụng NKĐS, HS sẽ được phát huy những năng lực sau:- Năng lực nhận biết và xác định nội dung, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực khám phá vẻ đẹp ngôn từ của văn bản để hiểu các tầng ý nghĩa khácnhau.

- Năng lực giải thích, tạo nghĩa cho VB thông qua giải mã từ ngữ, hình ảnh,nhân vật.

- Năng lưc tạo ra nghĩa mới cho văn bản.

1.1.3.2 Nhật ký đọc sách và năng lực giao tiếp

Sử dụng NKĐS, HS sẽ được phát huy năng lực giao tiếp ngôn ngữ gắnvới bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) phù hợp với mục tiêu quan trọng,cũng là mục tiêu thế mạnh mang tính đặc thù của môn học Ngữ văn Đó làquan điểm coi trọng khả năng thực hành, vận dụng những kiến thức tiếng Việttrong những bối cảnh giao tiếp đa dạng của cuộc sống hiện nay.

1.1.3.3 NKĐS và năng lực liên tưởng, tưởng tượng

Thực hành các bài tập NKĐS, HS sẽ được bồi dưỡng năng lực tưởngtượng, liên tưởng tượng, từ đó có thể mở rộng tầm nhìn, khám phá chiều sâuVB, sáng tạo ra những sán phẩm mới, những cách hiểu mới, có thể trở thànhngười đồng sáng tạo với tác giả

1.2 Sử dụng Nhật ký đọc sách đọc hiểu văn bản thơ1.2.1 Thực trạng của vấn đề

1.2.1.1 Những thuận lợi

Về phía giáo viên:

- Sự phát triển như vũ bão của một thời đại số hóa, GV dễ dàng tiếp cận cácnguồn tài liệu tham khảo, chuyên sâu, những nghiên cứu giá trị về lý luậnphương pháp dạy học, về phương pháp dạy đọc hiểu VB

- Giáo viên biết vận dụng hiệu quả, sáng tạo sự hỗ trợ của công nghệ thông tintrong giảng dạy, tiếp nhận văn chương Việc sử dụng NKĐS vào giảng dạy cũngtrở nên gần gũi, thiết thực.

Về phía học sinh:

Thứ nhất, nhìn chung, học sinh phổ thông có những đặc điểm tâm lí có lợicho hoạt động tiếp nhận văn bản nói chung, đọc hiểu văn bản thơ nói riêng: sựnhạy bén trong xúc cảm, tình cảm khi tiếp nhận, khả năng tưởng tượng linhhoạt, phong phú, ghi nhớ, tái hiện tốt hình tượng nghệ thuật, diễn đạt ý tưởng

Trang 7

của mình tương đối tốt, đồng thời năng lực tư duy trừu tượng của học sinh phổthông phát triển dần, thuận lợi cho những vấn đề mang tính phức tạp

Thứ hai, đa số HS lớp 11 trường THCS & THPT Quan Sơn có tính tự giác

và ý thức trách nhiệm cao, luôn nỗ lực, cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao,tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên có thể giao nhiệm vụ cho học sinh tự học,tự nghiên cứu vấn đề Vì thế, việc vận dụng NKĐS để đọc hiểu VB được HShưởng ứng nhiệt tình.

1.2.1.2 Những khó khăn

Về phía giáo viên:

- Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn chưa đồng bộ

- Đôi khi giáo viên vẫn còn bị chi phối nhiều của lối truyền thụ truyền thốngtheo “khuôn vàng thước ngọc”, chưa có độ nhạy cao với cách dịch chuyển“điểm nhìn” tác phẩm sang cho học sinh chủ động tìm hiểu, khám phá để đọchiểu văn bản thơ nói riêng, TPVC nói chung

Về phía học sinh:

- Vốn hiểu biết, trải nghiệm về đời sống xã hội, con người của nhiều HS vẫn cònhạn chế Nhiều em học sinh còn nhiều lỗ hổng về tri thức văn học nên việc đọchiểu VB và ghi NKĐS là điều không hề dễ dàng.

- Nhiều học sinh quen với cách học thụ động, máy móc, chưa có tính tự giác nênkhi buộc phải tự mình tìm hiểu thì gặp nhiều khó khăn.

1.2.2 Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Nhật ký đọc sách đọc hiểu vănbản thơ

Tùy theo ý đồ của GV trong quá trình hướng dẫn HS đọc hiểu, các bài tậpcó thể thay đổi thứ tự Thứ tự bình thường được thiết kế từ bài tập 1 đến bài tập

10: 1 hình ảnh, 2 từ hay, 3 thủ pháp và nghệ thuật đặc sắc, 4 trình tự sự kiện,

5 hồ sơ nhân vật, 6 quan điểm, 7 điểm sách/phê bình, 8 đặc sắc, 9 giải thích,10 bản thân và văn bản Các mẫu này sẽ thiết kế chung theo trình tự đọc hiểu từ

đơn giản đến phức tạp, từ liên tưởng, tưởng tượng, giải mã, khám phá, tạo nghĩađến thưởng thức, đánh giá VB, liên hệ; từ cảm thụ đến khám phá nội dung quahình thức nghệ thuật của VB, từ hiểu nghĩa VB đến liên hệ bản thân và cuộcsống… Như vậy, việc sử dụng NKĐS đọc hiểu VB văn học nói chung, VB thơnói riêng không hề tách rời đặc trưng của văn học, các thể loại văn học

Để sử dụng NKĐS cho việc đọc hiểu VB thơ đạt hiệu quả, GV lưu ý đến cácbước đọc hiểu NKĐS không thể liệt kê quá chi tiết các đặc trưng về hình thứcnghệ thuật của văn bản nên GV cần hướng dẫn thêm các biểu hiện cụ thể hoặccách đặt tên khác cho một số bài tập để phù hợp với việc đọc hiểu nghệ thuật vànội dung văn bản thơ Cụ thể, trình tự sự kiện trong VB tự sự sẽ được thay bằngkết cấu/ tứ thơ/ mạch cảm xúc trong thơ

HS nhận bảng hướng dẫn và viết phần trả lời của mình về bài tập đã đượcGV yêu cầu Nếu HS có thể chuẩn bị 10 bài tập thì sẽ trả lời theo thứ tự các bàitập đã được đánh số hoặc có thể đảo trật tự sao cho phù hợp với năng lực và sởthích cá nhân của các em học sinh.

1.2.2.1 Mục đích sử dụng Nhật ký đọc sách

Trang 8

Trước tiên, là nhằm phát huy khả năng tự hình thành kiến thức và rènluyện năng lực tự cảm thụ của HS Đồng thời hình thành được năng lực của HSở cả góc độ người viết và người đọc.

Thứ hai, theo những nghiên cứu về việc sử dụng NKĐS chỉ ra rằng việcdạy cho HS cách tư duy thông qua các tác phẩm đã đọc có thể trở thành cầu nốihiệu quả giúp học sinh rèn luyện phương pháp học tập từ những VB có thực đểxây dựng nghĩa Với lối tiếp cận quan điểm này, có thể khẳng định, NKĐS rènluyện kĩ năng đọc hiểu VB cho HS.

Thứ ba, hoạt động của HS được trợ giúp thông qua sự tương tác giữanhững người học và những người có hiểu biết hơn trong cộng đồng xã hội do đóNKĐS giúp HS phát triển khả năng giao tiếp.

1.2.2.2 Mẫu bài tập chung cho Nhật ký đọc sách đọc hiểu văn bản thơ

Trang 9

5 HỒ SƠ NHÂN VẬT

Nghĩ về diễn biến tâm trạng,cảm xúc nhân vật trữ tìnhmà tôi yêu thích Vẽ sơ đồthể hiện cách thức tôi nghĩ:về tâm trạng, cảm xúc, hìnhdáng, điểm thú vị hay nổibật của nhân vật trữ tình.

3 NGHỆ THUẬT VÀTHỦ PHÁP ĐẶC BIỆT

CỦA TÁC GIẢ

Đôi khi tác giả sử dụng từngữ đặc biệt, khắc họa rõnét chúng trong đầu ngườiđọc, làm tôi ước viết đượcnhư vậy Tác giả dùng cácbiện pháp nghệ thuật…Trong nhật ký đọc sách,tôi sẽ ghi lại các ví dụ vềnhững điều đặc biệt nhưthế mà tác giả đã sử dụngtrong bài thơ.

2 TỪ HAY

Tìm ra những từ thực hay/các từ mới, có khả năngmiêu tả cao mà tôi đọcđược; các từ dễ nhầm lẫn,từ khó… Viết ra và chia sẻtrong nhóm Tôi cũng ghichú lý do chọn những từnày và số lần chúng xuấthiện để dễ hiểu ý đồ của tác

1 HÌNH ẢNH

Mỗi khi đọc bài thơ, tôihình dung trong đầu tôihình ảnh về nội dung bàithơ đó Tôi vẽ nó ratrong nhật ký đọc sách vàchia sẻ với các bạn trongnhóm Khi vẽ hình, tôi cóchú thích để ghi nhớhình ảnh đó từ đâu đến,điều gì làm tôi nghĩ ra nó,và tại sao tôi lại muốn vẽhình ảnh đó

Những việc tôi cần thực hiện với nhật ký đọc hiểu văn bản thơ

4 KẾT CẤU/MẠCHCẢM XÚC/ TỨ THƠ

Đôi khi kết cấu/ mạch cảmxúc bài thơ tỏ ra đáng ghinhớ Tôi có thể vẽ một sơđồ chuỗi về nó đồng thờigiải thích vì sao trật tự đóđáng nhớ.

6 QUAN ĐIỂM

Khi đọc về tâm trạng/ cảmxúc của nhân vật trữ tình, tôinghĩ tác giả đã không xemxét các quan điểm hay ý kiếnnào đó

Trong nhật ký, tôi có thể viếtra cảm xúc/suy nghĩ/ lời củanhân vật trữ tình hoặc vấn đềmà tác giả đã không đề cậptới.

Trang 10

7 GIẢI THÍCH

Khi đọc, tôi suy nghĩ xemtác giả muốn nói với tôiđiều gì, muốn tôi ghi nhớđiều gì qua bài thơ Tôi cóthể viết ra cách giải thíchcủa mình trong nhật ký vàchia sẻ với các bạn nhữngsuy nghĩ đó Tôi cần lắngnghe cách giải thích củacác bạn khác để so sánhcác điểm giống nhau,tương tự, và khác nhau.

10 BẢN THÂN VÀBÀI THƠ

Đôi lúc những gì đọc đượcvề nhân vật trữ tình hayhình ảnh nào đó khiến tôinghĩ về cuộc sống cá nhânmình Tôi sẽ viết trong nhậtký và kể lại cho các bạn vềviệc nhân vật, sự kiện, hayý tưởng nào đó đã làm chotôi suy nghĩ.

8 ĐIỂM SÁCH / PHÊBÌNH

Khi đọc bài thơ, đôi lúc tôi tự

nghĩ: “Hoàn toàn TUYỆT

VỜI!!!” Có lúc tôi nghĩ: “Nếu

là tác giả, tôi sẽ viết khác hơn”.

Tôi sẽ ghi ra những điểm haycủa tác giả và những nhượcđiểm cần khắc phục.

9 PHẦN ĐẶC SẮC CỦABÀI THƠ

Tôi sẽ ghi lại số trang để nhớđâu là đoạn, câu đặc sắc củabài thơ Ghi các từ mở đầu, vàcác từ kết thúc của đoạn, bàinày hoặc câu này để gợi nhớ vàchia sẻ trong nhóm Sau đó,giải thích tại sao tôi cho rằngđoạn, câu đó thú vị.

Trang 11

1.1.2.3 Các phương pháp dạy học kết hợp hình thức ghi Nhật ký đọc sách.

Phương pháp diễn giảng:

Trong quan niệm đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp diễn giảnghầu như không nằm trong danh sách những phương pháp giúp phát huy tính tíchcực, chủ động của HS Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận những ưu điểmnhất định mà phương pháp này mang lại, đặc biệt là đối với việc đọc hiểu VBthơ.Phương pháp diễn giảng và NKĐS đọc hiểu VB thơ chính là một sự kết hợptuyệt vời để HS vừa có cơ hội thể hiện suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc cá nhậnbằng chính ngôn ngữ, lời văn của mình, vừa có thể học hỏi cách diễn đạt trauchuốt, đầy tính trải nghiệm của GV.

Phương pháp đàm thoại:

Là cách GV tổ chức hệ thống câu hỏi để HS trả lời Thông qua hoạt độngtrao đổi qua lại giữa GV – HS, HS – HS, các em sẽ lĩnh hội được tri thức Nóicách khác, đó là những cuộc tranh luận để tìm tòi, phát hiện ra chân lý Phươngpháp đàm thoại trong giờ học đọc hiểu VB thơ liên quan đến NKĐS Ưu điểmnổi bật của phương pháp này là phát huy được tính tự giác, tích cực, chủ động,sáng tạo của HS, giúp giờ học Ngữ văn trở nên sôi nổi, thú vị Vì thế, GV cầnlưu ý đến hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tối đa.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề:

Về mặt ưu điểm, phương pháp này khắc phục được những hạn chế củaphương pháp diễn giảng truyền thống, phát triển tư duy biện chứng, khả năngsáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của HS Không chỉ vậy, phương pháp nàycòn tạo sự hứng thú, rèn kĩ năng tìm kiếm, phát hiện vấn đề và vận dụng tri thứccủa HS.

Phương pháp dạy học theo nhóm kết hợp khăn trải bàn:

Dạy học theo nhóm kết hợp khăn trải bàn có những ưu điểm sau: phát huytính tích cực, tự lực và chịu trách nhiệm của HS, năng lực cộng tác làm việc,năng lực giao tiếp, hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội, tăng cường sự tựtin, phát triển năng lực làm việc có phương pháp cho HS Khi sử dụng phươngpháp này kết hợp với NKĐS, GV cần lưu ý: việc phân nhóm không thể sơ sài,

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w