1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn cấp tỉnh một số biện pháp quản lý tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn ngữ văn tại trường thpt hậu lộc i

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quản lý việc giáo dục phương pháphọc tập cho học sinh, quản lý nề nếp thái độ học tập cho học sinh, quản lý các hoạtđộng học tập, vui chơi giải trí, quản lý việc phân tích đánh giá kết q

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC TrangSỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ TỔ CHUYÊN MÔN

NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂNỞ TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I

Người thực hiện: ĐỖ THỊ THÚYChức vụ: Tổ trưởng chuyên môn

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Công tác quản lý tổ chuyên môn (TCM)

Thanh Hóa, tháng 6/2024

Trang 2

1 PHẦN MỞ ĐẦU 3

1.1 Lí do chọn đề tài ………….……… …… 3

1.2 Mục đích nghiên cứu ………….……… …… 4

1.3 Đối tượng nghiên cứu………….……… 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu………….……… 4

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ……… 4

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến………

2.1.1 Quan niệm về quản lý giáo dục………

2.1.2 Quan niệm về chất lượng học……….

2.1.3 Quan niệm về tổ chuyên môn……….

44662.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 7

2.3 Một số biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 8

2.3.1 Quản lý công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên và họcsinh

92.3.2 Quản lý xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 10

2.3.3 Quản lý hoaạt động chuyên môn của giáo viên 12

2.4 Hiệu quả áp dụng đề tài 17

3 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 20

3.1 Kết luận 20

3.2 Những kiến nghị, đề xuất 21TÀI LIỆU THAM KHẢO

I Mở đầu

Trang 3

1 1 Lý do chọn đề tài

Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh: Tạo đột phá trong đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chươngtrình, phương thức, phương pháp giáo dục và đào tạo theo hướng hiện đại, hội nhậpquốc tế, phát triển con người toàn diện, đáp ứng những yêu cầu mới của phát triểnkinh tế - xã hội, khoa học và công nghệ, thích ứng với cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, năng lực sáng tạo và các giá trịcốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc; khơi dậykhát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa Gắn giáo dục tri thức, đạo đức, thẩm mỹ, kỹ năng sốngvới giáo dục thể chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam

Để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, Đại

hội XIII xác định, phát triển nguồn nhân lực, giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầunhân lực chất lượng cao của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhậpquốc tế là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm Theo đó, chuyển mạnhquá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lựcvà phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đadạng, chú ý dạy và học trực tuyến, qua in-tơ-nét, truyền hình, các hoạt động xã hội,ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục giađình và giáo dục xã hội Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷcương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội; có kỹ năng sống, kỹ năng làm việc,khả năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, có tư duy sáng tạo và hộinhập quốc tế Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiếntrong khu vực.

Việc nâng cao chất lượng giáo dục luôn là mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra đối vớimỗi cơ sở nhà trường, mỗi tổ chuyên môn: Làm thế nào để nâng cao chất lượnggiáo dục, đặc biệt là chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục toàn diện không phảilà câu hỏi mới, nhưng để có câu trả lời thì điều này luôn là vấn đề mới đối với mỗicán bộ quản lý và giáo viên giảng dạy

Để nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn, với vai trò là Tổ trưởngchuyên môn tổ Ngữ văn, trực tiếp quản lí, chỉ đạo công tác dạy học nâng cao chấtlượng bộ môn mình, tôi luôn băn khoăn trăn trở tìm kiếm các biện pháp để nângcao chất lượng Qua một vài năm, với những biện pháp mình đã làm, đã có kết quả,

tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến : “Một số biện pháp quản lý tổ chuyên môn nhằmnâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn tại trường THPT Hậu Lộc I”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Trang 4

Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao chất

lượng dạy học môn Ngữ văn tại trường THPT Hậu Lộc I 1.3 Đối tượng nghiên cứu

Một số biện pháp quản lý tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc môn Ngữ văn ở trường THPT Hậu Lộc I.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Sáng kiến kinh nghiệm được nghiên cứu trên cơ sở quán triệt nguyên tắcphương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.Ngoài ra, trong quá trình thực hiện tác giả còn kết hợp với các phương pháp nghiêncứu khác như:

- Tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan nhằm xâydựng cơ sở lý luận của đề tài.

- Phương pháp quan sát.- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia.

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến

2.1.1 Quan niệm về quản lý giáo dục

- Quản lý: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng (có chủ định) có

tổ chức, lựa chọn trong số các tác động có thể có, dựa trên các thông tin về tìnhtrạng của đối tượng và môi trường nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng đượcổn định và làm cho nó phát triển đến mục đích đã định.

- Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể

quản lý đến khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dụcđạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất Quản lý giáo dục theo nghĩatổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnhcông tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội.

- Dạy học: Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội

kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích luỹ được, nhằm biến kiến thức, kinh

nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân

- Quản lý hoạt động dạy học: Quản lý hoạt động dạy học là những tác động

của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học (được tiến hành bởi tập thể giáo viên vàhọc sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và vàphát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.

- Quản lý hoạt động dạy học ở THPT:

Trang 5

Quản lý hoạt động dạy của thầy: Hoạt động dạy của thầy là hoạt động chủ

đạo trong quá trình dạy học, quản lý hoạt động này bao gồm: Quản lý việc sử dụngvà bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên, quản lýviệc thực hiện trương trình dạy học, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, quảnlý giờ lên lớp của giáo viên, quản lý việc dự giờ và phân tích bài học sư phạm, quảnlý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh…

Quản lý hoạt động học tập của trò: Quản lý việc giáo dục phương pháphọc tập cho học sinh, quản lý nề nếp thái độ học tập cho học sinh, quản lý các hoạt

động học tập, vui chơi giải trí, quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập củahọc sinh, Phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động học tập của học sinh.

Trong nhà trường, quản lý hoạt động học tập của trò là yêu cầu không thểthiếu được và rất quan trọng trong quá trình quản lý dạy và học Nếu quản lý tốt đốitượng này sẽ tạo được cho học sinh ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện, các emsẽ có được thái độ, động cơ học tập đúng từ đó góp phần và quyết định hiệu quảcủa hoạt động dạy và học nói riêng và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra nóichung.

2.1.2 Quan niệm về chất lượng dạy học

Chất lượng dạy học thể hiện ở mức độ đạt được của người học về chuẩn kiếnthức, kỹ năng, thái độ; khả năng thích ứng trong môi trường mới và khả năng tìmđược vị trí việc làm trong tương lai Vì vậy, chất lượng giáo dục là sự phù hợp nănglực của người học với chuẩn đầu ra của một quá trình hay một chương trình.

Chất lượng dạy học ở trường phổ thông chính là sự đáp ứng được mục tiêugiáo dục phổ thông, nghĩa là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người.

2.1.3 Quan niệm về tổ chuyên môn trong nhà trường.

2.1.3.1 Tổ chuyên môn

Thông tư số 12/2011/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng BộGD&ĐT về việc ban hành Điều lệ trường trung học, quy định ở Điều 16:

“Cán bộ làm công tác tư vấn cho học sinh của trường trung học được tổ

chức thành tổ chuyên môn theo môn học, nhóm môn học hoặc nhóm các hoạt độngở từng cấp học THCS, THPT Mỗi tổ chuyên môn có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phóchịu sự quản lý chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm trên cơ sở giớithiệu của tổ chuyên môn và giao nhiệm vụ vào đầu năm học”

2.1.3.2 Tổ trưởng chuyên môn

Trang 6

Tổ trưởng chuyên môn là người đứng đầu TCM, do Hiệu trưởng bổ nhiệm,

chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về phân phối nguồn lực của tổ, hướng dẫn, điềuhành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo qui định, góp phần đưa nhà trườngđạt đến các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch.

Chức năng, nhiệm vụ của Tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT

Người TTCM có nhiệm vụ thực hiện các nội dung ở điều 16 của Điều lệtrường Trung học Trong đó nhấn mạnh đến các nhiệm vụ trọng tâm:

Quản lý giảng dạy của GVQuản lý học tập của học sinhQuản lý cơ sở vật chất của TCM Quản lý các hoạt động khác

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm

Để tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc môn Ngữ văn tại trường THPT Hậu Lộc I, tôi đã tiến hành tìm hiểu:

- Quản lý về nhận thức của giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội vềchât lượng dạy học: Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc dạy học

môn Ngữ văn của các nhà trường chưa được quan tâm đúng mức Nhận thức củagiáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội khác về ý nghĩa của việc dạy học mônNgữ văn chưa cao Do đó sự đầu tư cho công tác dạy và học của bộ môn còn nhiềuhạn chế.

- Quản lý việc xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên trong tổ:

Thực trạng về đội ngũ giáo viên cho thấy đội ngũ giáo viên Ngữ văn ở cácđồng chí trong tổ còn chưa có sự đồng đều cả trình độ chuyên môn cũng nhưphương pháp dạy học

Công tác tự bồi dưỡng của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức Tỷ lệtrên chuẩn còn thấp Việc tự học tự bồi dưỡng của giáo viên còn chưa cao; chưathật sự thường xuyên; việc kiểm tra đánh giá công tác tự học, tự bồi dưỡng còn

làm qua quýt, sơ sài Việc trao đổi chuyên môn trong tổ chuyên môn còn hạn chế.

Việc phân công chuyên môn còn mang tính chất cào bằng, chưa phát huy hết nănglực sở trường của đội ngũ Việc đánh giá đội ngũ còn chưa có sự phân hóa; côngtác quản lý còn nặng hành chính sự vụ.

- Quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên:

+ Phân công giáo viên trong công tác giảng dạy:

Trang 7

Việc phân công nhiệm vụ cho giáo viên về cơ bản theo các văn bản hướngdẫn tuy nhiên còn chưa quan tâm nhiều đến năng lực, sở trường của giáo viên, đôikhi còn có sự cào bằng.

+ Việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học: Đổi mới phương pháp còn

xem nhẹ, chưa có định hướng rõ ràng, chưa đồng bộ Dạy học còn mang nặng hìnhthức đọc chép Giáo viên còn ngại sử dụng thiết bị dạy học, việc tổ chức rút kinhnghiệm chưa có hiệu quả.

+ Thực hiện nề nếp chuyên môn và kế hoạch dạy học của giáo viên và tổchuyên môn:

Một vài đồngchí chưa có kế hoạch tổng thể về công tác chuyên môn Việclập kế hoạch công tác còn hình thức, sơ sài Dạy phụ đạo, bồi dưỡng chưa có kếhoạch tổng thể, chủ yếu là do chủ quan của từng giáo viên

Việc sinh hoạt tổ chuyên môn còn nặng về công tác hành chính Chưa quantâm nhiều đến trao đổi chuyên môn, việc trao đổi hỗ trợ nhau trong chuyên mônchưa nhiều.

Quản lý nề nếp chuyên môn, thực hiện chương trình dạy học: Chủ yếu quảnlý qua thờì khóa biểu, sổ đầu bài, sổ báo giảng, sổ điểm

+ Quản lý công tác kiểm tra đánh giá học sinh:

Việc đánh giá học sinh về cơ bản tuân theo các văn bản hưởng dẫn, đầy đủvề các con điểm tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá học sinh còn bộc lộ một số hạnchế đó là: Các hình thức kiểm tra đánh giá học sinh chưa phong phú, còn mangnăng tính một chiều là giáo viên đánh giá học sinh, việc học sinh tự đánh giá vàđánh giá lẫn nhau còn hạn chế; Đề kiểm tra còn do chủ quan của từng giáo viên,không có ma trận, không có sự thống nhất, kiểm duyệt của tổ chuyên môn do đómức độ đề còn chưa phù hợp giữa các lớp, phân bổ kiến thức nhiều đề chưa hợp lý.Việc quản lý các kỳ thi còn lỏng lẻo Việc đánh giá, so sánh kết quả học tập của cáclớp còn chưa thực hiện do đó thiếu sự động viên khích lệ, sự thi đua giữa các lớp…

2.3 Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề

2.3.1 Quản lý công tác nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh vàcác lực lượng xã hội về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng dạy học mônNgữ văn.

Đối với đội ngũ nhà giáo: Làm cho giáo viên thấy rõ đội ngũ giáo viên là

nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và chất lượng dạy học bộ môn và chấtlượng chung của nhà trường, muốn có trò giỏi phải có thầy giỏi Hơn ai hết họ phảithấy được những ưu điểm và những tồn tại của giáo dục của nhà trường nói chungvà của môn Ngữ văn nói riêng Từ đó biết phát huy những thế mạnh, khắc phục

Trang 8

khó khăn, thực hiện đổi mới giáo dục với đích cuối cùng là nâng cao chất lượnggiáo dục trong nhà trường

Phân tích để đội ngũ giáo viên trong tổ hiểu rõ chất lượng giáo dục của bộmôn ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của giáo viên: Nếu chất lượng giáo dục caosẽ thu hút được học sinh và các lực lượng xã hội, làm thay đổi nhân thức của họ vềvị trí của bộ môn đối với việc hình thành phát triển nhân cách người học

Đối với học sinh: Giáo dục cho các em hiểu nhằm mục đích: Học để biết,

học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định mình; Học để ngày mailập thân, lập nghiệp Dù làm bất kỳ công việc gì cũng cần có kiến thức, cũng cầnphải giỏi thì năng suất lao động ở lĩnh vực ấy mới cao Học vì tương lai của bảnthân mình, vì gia đình mình, vì thầy cô tâm huyết dạy mình, vì nhà trường mà mìnhtham gia học tập và rèn luyện Học để xây dựng và bảo vệ tổ quốc Phải thườngxuyên lấy tấm gương người tốt, việc tốt trong học tập của các học sinh ngay trongnhà trường, ở địa phương hoặc các nơi khác vươn lên trong học tập để thành đạttrong cuộc sống Từ đó tạo cho học sinh động cơ, thái độ học tập đúng đắn,nghiêm túc

Tri thức học đường mà các em đang được lĩnh hội khi đang nồi trên ghế nhàtrường phổ thông là hành trang tạo nền tảng vững chắc để các em bước ra thế giớirộng lớn, và tri thức Ngữ văn nó mang một sứ mệnh thiêng liêng: “ Văn học lànhân học” học văn là học làm người - hình thành và phát triển nhân cách của bảnthân, do đó các em cần có thái độ đúng đắn đối môn học Bộ môn Ngữ văn ở cấphọc phổ thông một mặt trang bị cho học sinh hệ thống tri thức văn học qua các thờikỳ… Môn học này còn góp phần hình thành nhân cách, phẩm chất, năng lực chohọc sinh; Hình thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động giúp họcsinh trở thành con người có tri thức, phát triển hoàn thiện các mặt: Đức, Trí, Thể,Mĩ; Trực tiếp hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức tư tưởng cho học sinh về thếgiới quan và nhân sinh quan khoa học; Hình thành niềm tin, lý tưởng và ý thứcpháp luật cho thế hệ công dân tương lai của đất nước Mặt khác, còn trang bị kiếnthức nền tảng mà học sinh còn sử dụng trong suốt cuộc đời Như vậy, môn Ngữvăn không chỉ góp phần quan trọng hình thành và phát triển nhân cách mà còn gópphần trang bị một phần không nhỏ tri thứcđời sống cho học sinh.

Đối với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội khác: Thông qua tuyên

truyền bằng các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua đội ngũ giáo viên bộmôn, thông qua học sinh để giúp họ thấy được giáo dục là trách nhiệm của toànđảng, toàn dân Để nâng cao chất lượng dạy học nói chung và chất lượng môn Ngữvăn, phải có sự chung tay, góp sức của nhiều lực lượng trong xã hội Đầu tư cho

Trang 9

giáo dục là đầu tư cho sự phát triển Muốn bảo vệ và phát triển đất nước, muốn xâydựng gia đình quê hương giàu, mạnh thì phải nâng cao chất lượng dạy học Đặcbiệt với phụ huynh học sinh hiểu được người thụ hưởng kết quả giáo dục khôngphải ai khác mà chính là con, em của họ.

2.3.2 Quản lý xây dựng, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáoviên trong tổ.

Nâng cao chất lượng đội ngũ bộ môn tức là tạo ra đội ngũ giáo viên đủ về sốlượng, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bảnlĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, năng lực chuyên môn và nghiệp vụsư phạm của giáo viên để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này tổ chuyên môn phải:

+ Xây dựng đội ngũ giáo viên trong tổ đủ mạnh để giải quyết những nhiệmvụ khó của chuyên môn Bố trí người có năng lực đi tiếp thu và về triển khainghiêm túc các chuyên đề trong tổ chuyên môn.

+ Lập kế hoạch, tổ chức các đợt bồi dưỡng chuyên đề chuyên môn nghiệp vụcho giáo viên trong tổ

+ Tổ chức các hội nghị, hội thảo cấp tổ trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, traođổi mới phương pháp dạy ở bộ môn, phương án giải quyết các bài dạy khó, các kỹnăng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại, kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT Quốcgia, ôn thi học sinh giỏi

+ Tham mưu, tư vấn nhà trường làm tốt công tác bồi dưỡng giáo viên tại cơsở giáo dục: Thông qua các hoạt động như tổ chức dự giờ thao giảng ( 2 tiết/ năm/1đồng chí), thanh tra ( vừa đột xuất, vửa định kỳ), thi giáo viên giỏi cấp trường tạo điều kiện cho đội ngũ học hỏi trao đổi kinh nghiệm nâng cao chất lượng chuyênmôn Chú trọng xây dựng, bồi dưỡng tạo nguồn để giáo viên tham gia thi giáo viêngiỏi tỉnh.

+ Chỉ đạo nâng cao hiệu quả các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn Tổ chứcsinh hoạt tổ chuyên môn theo nghiên cứu bài học Thống nhất chương trình phụđạo bồi dưỡng trong tổ chuyên môn Phân công nghiên cứu, trao đổi nhau về tàiliệu dạy bồi dưỡng, ôn thi học sinh giỏi Tạo cơ chế, giao trách nhiệm cho các đồngchí có kinh nghiệm giúp đỡ các đồng chí khác trong công tác chuyên môn.

+ Chỉ đạo quản lý tốt công tác tự bồi dưỡng của giáo viên.

2.3.3 Quản lý hoạt động chuyên môn của giáo viên

2.3.3.1 Phân công chuyên môn giáo viên, sử dụng lao động hợp lý phát

huy tối đa năng lực người dạy.

Trang 10

TTCM phải là người nắm được năng lực, điểm mạnh, điểm yếu, phẩm chất,tính cách của giáo viên để tham mưu, tư vấn phân công giảng dạy, ôn thi phù hợpvới đối tượng học sinh Công tác chỉ đạo tư vấn phân công chuyên môn phải đảmbảo nguyên tắc phát huy thế mạnh của mỗi cá nhân, biết khơi dậy ở mỗi giáo viênlòng tự trọng nghề nghiệp, phải có cách nhìn nhận, đánh giá giáo viên theo quanđiểm phát triển biện chứng, toàn diện không nên đánh giá giáo viên chỉ dựa vàohiện tượng nhất thời.

Tổ trưởng chuyên môn phải chịu trách nhiệm dự kiến phân công lớp dạymôn mình phụ trách Ban giám hiệu xem xét quyết định Phân công phải đảm bảotính khích lệ, tính cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ nhau làm chất lượng củabộ môntrong tổ

Trong đánh giá chất lượng giảng dạy cần có sự so sánh chất lượng giữa cáclớp trong cùng một khối, cùng một đề để giáo viên nỗ lực, cố gắng Không càobằng, chia đều.

2.3.3.2 Quản lý tốt việc đổi mới phương pháp dạy học trong tổ

Đổi mới phương pháp dạy học đang là yêu cầu có tính chất bước ngoặt quyếtđịnh đến chất lượng giáo dục, muốn làm tốt nội dung này công tác quản lý cần làmcho giáo viên trong tổ hiểu được việc cần thiết phải đổi mới phương pháp giảngdạy, hiểu được quan điểm về đổi mới phương pháp: Đổi mới không phải là sự xóabỏ hoàn toàn cái cũ mà phải đảm bảo sự kế thừa, sử dụng một cách có chọn lọc vàsáng tạo hệ thống phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp phương pháp,phương tiện hiện đại sao cho tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính chủđộng, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh Đổi mới phươngpháp kết hợp với đổi mới mục tiêu, nội dung, phương tiện dạy học

Cách triển khai:

+ Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch đổi mới PPDH cụ thể của bộmôn trong đó nêu cụ thể nội dung giải pháp và sản phẩm đổi mới Chỉ đạo cácthành viên trong tổ chuyên môn khi xây dựng chương trình, kế hoạch năm học cầnđưa việc đổi mới PPDH thành một nội dung trọng tâm và phải thể hiện được nhữngnội dung cơ bản sau:

Chương trình tự bồi dưỡng, các chuyên đề trọng tâm cần thảo luận, trao đổi,kế hoạch nghiên cứu khoa học các đề tài về đổi mới PPDH.

Thời điểm tổ chức dạy thí điểm cho việc áp dụng đổi mới PPDH của từnggiáo viên trong tổ mỗi giáo viên phải thao giảng ít nhất 4 giờ trên năm và dự 16 giờcủa đồng nghiệp

Trang 11

Kế hoạch học tập, nghiên cứu sử dụng các thiết bị dạy học và công nghệthông tin phục vụ dạy học.

+ Tổ chức cho tổ chuyên môn dạy thử nghiệm, đánh giá rút kinh nghiệm đểkhẳng định tính khả thi của việc khai thác những ưu điểm của các PPDH cho từngphân môn.

+ Chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng phương pháp học tập môn Ngữ văn cho họcsinh: Đổi mới PPDH không chỉ là đổi mới cách dạy của thầy mà còn là đổi mớicách học của trò, cho nên trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chú trọng bồidưỡng cách tự học và tự nghiên cứu của học sinh nhằm tạo ra sự đồng bộ, thốngnhất giữa thầy và trò nâng cao hiệu quả của hoạt động dạy học.

+ Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho việc đổi mới PPDH: Các phươngtiện kỹ thuật dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới PPDH, nhất là cácphương tiện nghe - nhìn và hệ thống phòng chuyên dụng.

+Tăng cường tổ chức hội thảo, đánh giá, tổng kết và trao đổi kinh nghiệm vềđổi mới PPDH trong đơn vị, trên cơ sở đó chỉ đạo hoạt động thường xuyên và cóhiệu quả.

2.3.3.3 Quản lý thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên và tổ chuyênmôn

- Quản lý tổ chuyên môn:

+ Chỉ đạo việc lập kế hoạch của tổ chuyên môn: Tổ chức bồi dưỡng cho cácthành viên trong tổ về công tác lập kế hoạch Trên cơ sở kế hoạch năm học của nhàtrường, tổ chuyên môn xây dựng các loại kế hoạch: Kế hoạch kiểm tra đánh giá, kếhoạch sử dụng thiết bị dạy học, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinhyếu kém, Lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn định kỳ theo tháng, theo học kỳ vànăm học

+ Chỉ đạo đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn: Nộidung sinh hoạt tổ chuyên môn là: Trao đổi về tình hình dạy học, tìm hiểu nguyênnhân và biện pháp khắc phục những tồn tại trong hoạt động dạy học; trao đổi kinhnghiệm về các bài dạy khó, nghiên cứu, bàn bạc cải tiến PPDH cho phù hợp với nộidung và đối tượng; tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm về nội dung, PPGD; trao đổi,thống nhất về quy trình soạn giáo án, lên lớp và hồ sơ chuyên môn; trao đổi về kinhnghiệm sử dụng thiết bị dạy học; trao đổi nội dung tự học, tự bồi dưỡng, triển khaicác đề tài khoa học góp phần nâng cao trình độ của đội ngũ và nâng cao chất lượnghoạt động dạy học;

Chỉ đạo việc trao đổi tài liệu giảng dạy trong tổ giúp cho mọi thành viên cónguồn tài liệu phong phú, có thêm kinh nghiệm giảng dạy

Trang 12

+ Giao nhiệm vụ cho nhóm trưởng các khối 10-11-12 trong công tác bồidưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém để phát huy sức mạch của tổ: Phâncông giáo viên dạy chuyên đề, tăng cường đề kiểm tra, chẩm trả bài Để quản lýcông tác này có sổ theo dõi, đánh giá, thi đua khen thưởng nội dung này sau mộtnăm học

- Tăng cường quản lý nề nếp chuyên môn:

+ Việc lập kế hoạch của giáo viên: Trên cơ sở kế hoạch năm học của ngành,của nhà trường, của tổ bộ môn, công việc được giao lập kế hoạch cá nhân củamình Kế hoạch dạy học chính khóa căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của ngành, tìnhhình lớp dạy để lên kế hoạch Với kế hoạch phụ đạo, bồi dưỡng; Căn cứ vào khốihọc, lớp học nhà trường lên kế hoạch số môn học, số tiết học của mỗi môn Tổchuyên môn xây dựng kế hoạch nội dung dạy phụ đạo, bồi dưỡng từ đó cá nhânxây dựng kế hoạch cho lớp dạy của mình Kế hoạch này được được phê duyệt củatổ trưởng chuyên môn và ban giám hiệu nhà trường.

+ Quản lý việc giảng dạy của giáo viên: Bao gồm quản lý việc thực hiệnchương trình dạy học, quản lý soạn giáo án, quản lý giờ lên lớp của GV, chấm trảbài cho HS, chế độ cho điểm, sử dụng trang thiết bị dạy học.

Căn cứ kế hoạch của nhà trưởng, tổ chuyên môn, của cá nhân giáo viên, nềnếp chuyên môn của giáo viên được BGH cùng tổ chuyên môn theo dõi chặt chẽviệc thực hiện chương trình của GV theo từng phần, từng tháng qua hệ thống sổsách của nhà trường: Sổ đầu bài, sổ điểm, sổ theo dõi sử dụng trang thiết bị dạyhọc, sổ theo dõi nề nếp dạy và học, đối chiếu tiến trình dạy trên lớp (qua sổ ghi đầubài) với kế hoạch cá nhân, số báo giảng, theo dõi qua hệ thống giám thị, GV trựcgiờ Hằng tuần ban giám hiệu, TTCM nhận xét, đánh giá việc thực hiện quy chế,nề nếp chuyên môn của các thành viên Các mặt nề nếp được định lượng, ghi chép,tổng hợp để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong tổ.

Quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học: Việc quản kế hoạch dạy học củaGV được tiến hành thông qua hoạt động kiểm tra chuyên môn của Sở GDĐT,kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kỳ của tổ chuyên môn cũng như của BGH kếhoạch dạy học của mỗi GV phải được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra hàng tuần vàBGH kiểm tra đánh giá theo từng tháng, xếp loại giáo án theo quy định của BộGD& ĐT Khen chê kịp thời để GV phấn đấu.

Quản lý giờ lên lớp của GV, việc sử dụng thiết bị dạy học: Quản lý thôngqua các luồng thông tin: Giáo viên trực, ban nề nếp, phản ánh của HS, của các phụhuynh, sổ mượn trả thiết bị, đồng thời với việc thường xuyên dự giờ, thăm lớp, củatổ chuyên môn

Trang 13

Công tác kiểm tra, đánh giá học sinh của giáo viên được quản lý thông qua:Việc sử dụng thư viện đề, tiến độ trong sổ điểm, các lưu bài kiểm tra của học sinh

2.3.3.4 Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá học sinh:

Kiểm tra đánh giá là một khâu tất yếu trong hoạt động dạy học Kiểm trađánh giá không chỉ là công cụ thước đo kết quả học tập của học sinh Việc kiểm trađánh giá không chỉ cho biết những kiến thức, kỹ năng học sinh tiếp thu được màcòn giúp cho giáo viên điều chỉnh nội dung, phương pháp và hình thức giảng dạycho phù hợp, đồng thời thúc đẩy học sinh tích cực học tập Vì vậy việc kiểm tra,đánh giá có tác dụng nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học

Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá phải đảm bảo đúng nguyên tắc: + Kiểm tra đánh giá đúng quy chế, khách quan, công bằng

+ Các đề kiểm tra phải đảm bảo tính chính xác, phân hóa học sinh.

+ Áp dụng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá đối với: Tự luận, trắc nghiệmkhách quan; Giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lần nhau, học sinh tựđánh giá…Đánh giá nhiều mặt đảm bảo tính khích lệ sự cố gắng của học sinh.

Việc quản lý công tác kiểm tra đánh giá:

+ Căn cứ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 thống kê kết quả đầu vào giao chỉ tiêucho từng lớp.

+ Thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra, đánh giá, số lần kiểm tra thườngxuyên, định kỳ Ban giám hiệu kiểm tra hàng tháng căn cứ vào kế hoạch kiểm trađánh giá tổ chuyên môn xây dựng đầu năm, sổ đầu bài, sổ điểm.

+ Các tổ chuyên môn xây dựng thư viện đề thi để kiểm tra đánh giá học sinh.Thư viện đề thi được bổ sung, điều chỉnh trong từng năm học Các bài kiểm trathường xuyên, kiểm tra định kỳ, đề kiểm tra được lấy trong thư viện đề của tổ

+ Các kỳ thi: Thi học sinh giỏi trường, thi học kỳ, kiểm tra bồi dưỡng cuốikỳ được phân công ra đề chéo khối dạy Xếp phòng thi theo thứ tự A, B, C đảm bảo24 học sinh trong một phòng thi Coi thi nghiêm túc Tổ chức chấm chéo Lênđiểm, thống kê từng thí sinh, từng lớp, từng bộ môn qua đó đánh giá kết quả giảngdạy của giáo viên và học tập của học sinh.

+ Thống kê, đánh giá kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT của từng giáo viên Tổchức đánh giá trong toàn khối, làm căn cứ để khen thưởng giáo viên, học sinh đạtkết quả cao, vượt chỉ tiêu được giao.

+ Hằng năm tổ chức hội thảo về công tác kiểm tra, đánh giá học sinh tại cácnhà trường.

Trang 14

3 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm

Bản thân được ra trường dạy học từ năm 1999, đến năm 2008 được bổ nhiệmlàm Tổ trưởng chuyên môn tại trường THPT Hậu Lộc I, phụ trách bộ môn Ngữ văntrong trường Quan nghiên cứu lý luận dạy học, nghiên cứu thực trạng công tácquản lý dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT Hậu Lộc I, tôi đã đề xuất: Một sốbiện pháp quản lý tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ vănTHPT tại trường Hậu Lộc I và đã thu được những kết quả đáng khích lệ

Trong nhiều năm trở lại đây, việc dạy và học môn Ngữ văn ở trường chúngtôi đã đi vào nề nếp, ổn định và hiệu quả, tổ chuyên môn đã ứng dụng nhiều biệnpháp tích cực nâng cao chất lượng dạy học Hàng năm kết quả tổ chuyên mônchúng tôi đạt được trong kỳ thi HSG Tỉnh và thi tốt nghiệp THPT quốc gia luônđứng đầu trong Huyện và nằm trong tốp 10 trường dẫn đầu trong Tỉnh.

Xin được minh chứng qua một số bảng số liệu cùng những hình ảnh dướiđây như sau:

*Kết quả thi HSG môn Ngữ văn cấp Tỉnh trong những năm gần đây:

môn trong toàn Tỉnh2017-2018 5/5( 4 giải nhì- 1giải KK) 100% Xếp thứ 3/106

2018-2019 4/5 ( 1 giải nhất- 1 ba -2kk) 80% Xếp thứ 20/972019-2020 Không tổ chức thi

2020-2021 5/5( 1 giải nhất- 1giải nhì -3 giải ba) 100% Xếp thứ 3/97

2021-2022 5/5(1giải nhì -4 giải ba) 100% Xếp thứ 4/972022-2023 4/5(1giải nhì -2 giải ba- 1 giải KK) 80% Xếp thứ 18/97

2023-2024 5/5(3 giải nhì -1 giải ba- 1 giải KK) 100% Xếp thứ 4/97

Ngày đăng: 16/06/2024, 06:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w