Và hàng năm Sở giáo dục và đào tạoThanh Hóa đều tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập, rènluyện của học sinh các trường THPT trong địa bàn tỉnh, tạo sân chơi bổ ích ch
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI
“ÁP DỤNG TRÒ CHƠI ĐÓNG GIẢ TRẬN CHIẾN
TRONG GIẢNG DẠY BÀI LỢI DỤNG ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT
ĐỂ TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH LỚP 12
TRƯỜNG THPT SẦM SƠN”
Người thực hiện: Vũ Như Dương
Chức vụ: Giáo viên
SKKN môn: Giáo dục Quốc phòng – An ninh
THANH HOÁ NĂM 2024
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Quốc phòng - An ninh cho học sinh là một bộ phận quan trọng của công tác giáo dục quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Giáo dục Quốc phòng - An ninh là môn học chính khóa nằm trong chương trình giảng dạy của các trường THPT nhằm rèn luyện, hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng an ninh, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, những năm qua, Ban giám đốc Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hoá luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh
Trong những năm qua, Sở giáo dục và đào tạo đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch hướng dẫn các nhà trường chọn nhiều hình thức tổ chức giảng dạy và học tập môn học này theo hướng tích cực Và hàng năm Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa đều tổ chức thi, kiểm tra, hội thao đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh các trường THPT trong địa bàn tỉnh, tạo sân chơi bổ ích cho các em được thể hiện khả năng quân sự của mình, và đây cũng là cơ sở sát thực
để đánh giá phong trào học tập, rèn luyện môn GDQP-AN ở các nhà trường
Bài “Lợi dụng địa hình, địa vật” là một trong những nội dung thực hành tương đối khó, đòi hỏi kĩ thuật và khả năng thực hiện động tác cao, khả năng quan sát và tính chủ động, sáng tạo trong việc lợi dụng địa hình, địa vật Trên thực tế giảng dạy và học tập, có nhiều học sinh thực hiện động tác chưa chính xác về kĩ thuật, chưa biết cách vận dụng các tư thế đó vào tình hình cụ thể mà giáo viên đưa ra
Qua đó tôi mạnh dạn viết chuyên đề “Áp dụng trò chơi đóng giả trận chiến trong giảng dạy bài lợi dụng địa hình, địa vật để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp
12 Trường THPT Sầm Sơn”, với hi vọng sẽ nâng cao được chất lượng học tập của học sinh sau khi học nội dung này Tạo cơ sở thực tiễn cho những bài học tiếp theo và tập luyện sau này
II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG CỦA SKKN)
1 Cơ sở lý luận của vấn đề.
Trang 3- Trong những năm qua, công tác giáo dục quốc phòng – an ninh trong toàn tỉnh
đã có những bước phát triển mạnh mẽ Đặc biệt là giáo dục quốc phòng – an ninh cho học sinh các trường THPT được sự quan tam, chỉ đạo kịp thời, đúng đắn của các cấp lãnh đạo, của các nhà trường nên chất lượng và hiệu quả môn học ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước
- Đội ngũ Giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh ở cấp THPT đã và đang phát triển và hoàn thiện đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các nhà trường Tuy nhiên để chất lượng môn học được nâng cao, đa số học sinh hiểu và thực hiện được yêu cầu của môn học, đòi hỏi mỗi giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh phải không ngừng học tập và tự rèn luyện nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân đáp ứng tốt yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước
- Để tiết học môn giáo dục quốc phòng – an ninh thành công theo đúng nghĩa của nó, đòi hỏi giáo viên không chỉ biết nghiên cứu, thuần thục các kĩ năng, các phương pháp mà SGV giáo dục quốc phòng – an ninh đã trình bày Mà giáo viên
đó phải biết chủ động sáng tạo, biết tìm tòi để tạo ra cái mới , cái hay, đưa ra được phương pháp dạy học tích cực phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh
- Đặc biết với các em học sinh khối lớp 12, nếu chúng ta chỉ sử dụng các phương pháp dạy học quen thuộc, áp đặt cho học sinh thì các em rất dễ mệt mỏi
và gây sự nhàm chán, dẫn đến kết quả đạt được sẽ không cao Từng vùng miền, từng đối tượng học sinh vì thế chúng ta nên có phương pháp dạy học phù hợp để đạt hiệu quả cao hơn Qua đây tôi mạnh dạn viết đề tài “Áp dụng trò chơi đóng giả trận chiến trong giảng dạy bài lợi dụng địa hình, địa vật để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 Trường THPT Sầm Sơn” với mong muốn giúp các em học sinh thực hiện tốt các tư thế, động tác vận động cơ bản trên chiến trường cũng như việc vận dụng những động tác đó vào tình hình cụ thế nơi tập luyện để nâng cao khả năng chiến đấu khi chiến tranh sảy ra, nhằm bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc
2 Ý nghĩa đề tài SKKN.
a, Ý nghĩa thực tiễn:
Trang 4- Tạo cho học sinh sự chủ động, sáng tạo khi vận dụng các tư thế động tác vào tình hình cụ thể nơi thực địa
- Nhằm nâng cao hiệu quả môn học và thi đấu đạt thành tích cao
- Giúp học sinh thực hiện động tác chính xác và vận dụng linh hoạt các tư thế động tác đó vào thực tiễn
- Là cơ sở quan trọng để huấn luyện học sinh giỏi cho các kì thi môn GDQP-AN đạt kết quả cao
- Học sinh thực hiện tốt động tác sẽ giúp ích cho việc nâng cao khả năng và kết quả khi học tập ở các trường quân sự hoặc thực hiện nghĩa vụ quân sự, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
b, Ý nghĩa kinh tế, xã hội:
- Là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng nền quốc phòng toàn dân- an ninh nhân dân vững mạnh Tiến tới thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược đó là xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN
3 Thực trạng đối tượng học sinh.
a, Thuận lợi:
- Học sinh với đặc thù là khu vực miền núi, các em phải lao động và vận động nhiều nên đa số các em đủ sức khỏe để thực hiện các bài tập theo yêu cầu
- Phần lớn các em học sinh đều yêu thích môn học này, và mong muốn được thể hiện kĩ năng quân sự của mình
- Với qui định trong việc thực hiện trang phục giờ học quốc phòng – an ninh riêng nên thuận lợi khi các em thực hiện động tác yêu cầu phải tiếp súc với sân tập
- Sau khi đã thực hiện thuần thục các tư thế động tác vận động cơ bản trên chiến trường, các em rất mong được thể hiện các động tác đó, được vận dụng chúng vào thực tế địa hình, địa vật nơi tập luyện
b, Khó khăn:
Trang 5- Tuy đa số các em hoc sinh đều đảm bảo sức khoẻ cho các bài tập, nhưng với khó khăn hạn chế về khả năng tiếp thu kiến thức, nhiều học sinh chưa nắm được yếu lĩnh kĩ thuật động tác, chưa nhanh nhẹn và linh hoạt trong việc vận dụng các
tư thế động tác đó vào thực tế địa hình, địa vật nơi tập luyện Vì thế các em chỉ vận dụng chúng một cách máy móc theo giáo viên mà chưa có tính chủ động tích cực trong tập luyện
- Nhiều học sinh không có sách giáo khoa môn giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 12 nên việc chuẩn bị bài ở nhà cũng như nghiên cứu tài liệu học tập còn nhiều hạn chế Toàn bộ kiến thức lĩnh hội được đều chỉ đến từ giáo viên giảng dạy
4 Những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài.
a, Nhiệm vụ giáo viên được giao:
- Tôi được phân công giảng dạy chương trình giáo dục quốc phòng – an ninh khối 12 ở 4 lớp: 12A1; 12A2; 12A3; 12A4
- Bài “lợi dụng địa hình, địa vật” trong chương trình lớp 12 đã để lại cho tôi rất nhiều chăn chở trong những năm qua Bởi tôi thấy đây là nội dung hết sức thiết thực mà học sinh cần phải nắm và thực hiện được, tuy nhiên nếu cứ sử dụng các phương pháp theo hướng dẫn thì sẽ mang lại sự nhàm chán cho học sinh khi phải thực hiện nhiều lần động tác cùng một tình huống Các em không được thể hiện sự linh hoạt chủ động của mình trước thực tế, vì vậy hiệu quả tiết học mang lại chưa cao Vậy nên tôi thực hiện đề tài với mong muốn mang lại cho các em một tiết học bổ ích, đầy sáng tạo, mang lại hiệu quả cao trong học tập
b, Tình hình địa phương, trường lớp:
- Nhà trường nằm ở trung tâm Thành phố nên việc bảo đảm an ninh có nhiều
thuận lợi, và đặc biệt luôn được BGH nhà trường, kết hợp với BCHQS Thành phố Sầm Sơn rất quan tâm đến chất lượng giảng dạy môn học QP-AN tại trường
- Về cơ sở vật chất phục vụ môn học hiện tại nhà trường tương đối đầy đủ, phục
vụ tốt cho việc giảng dạy của giáo viên
Trang 6- Điều kiện sân bãi tập luyện cũng tương đối tốt, và đặc biệt với môn học quốc phòng – an ninh đây là điều kiện thuận lợi để giảng dạy các nội dung thực hành Với bài “lợi dụng địa hình, địa vật” sân tập đáp ứng đủ các yêu cầu cần thiết để thực hiện bài học Bãi tập có nhiều mô đất, đá, nhiều bụi cây, gốc cây, có địa hình trống trãi và địa hình mấp mô, có vật che đỡ và vật che khuất
5 Giải pháp và tổ chức thực hiện.
5.1 Đối tượng: Đối tượng tôi chọn có 4 lớp 12, tỉ lệ nam nữ giữa các lớp là
ngang nhau Thể lực giữa các lớp lúc chọn vào là ngẫu nhiên gần như bằng nhau Được chia làm 2 nhóm: Nhóm 1 làm đối chứng và nhóm 2 thực nghiệm Nhóm thứ nhất: Tập luyện bình thường theo sự hướng dẫn của sách giáo viên quốc phòng – an ninh 12 và các phương pháp truyền thống bao gồm các lớp
12A3 có 45 h/s 12A4 có 43h/s Tổng số học sinh của nhóm đối chứng là: 88 h/s
Nhóm thứ hai: Tập luyện theo phương pháp thực nghiệm áp dụng trò chơi đóng giả trận chiến trong bài lợi dụng địa hình, địa vật để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 bao gồm các lớp
12A1 có 45 h/s 12A2 có 44 h/s Tổng số học sinh của nhóm thực nghiệm là: 89 h/s
5.2 Vận dụng trò chơi đóng giả trận chiến trong bài lợi dụng địa hình, địa vật lớp 12 để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
a, Mục đích, tác dụng:
- Tạo hứng thú học tập cho học sinh, tránh sự nhàm chán khi phải thực hiện nhiều lần động tác với cùng một yêu cầu
- Rèn luyện cho học sinh ý chí phấn đấu vượt qua khó khăn, tính chủ động sáng tạo trong các tình huống thực tế
- Các em học tập sôi nổi, tích cực hơn trong tập luyện Đa số các em biết thực hiện động tác và biết vận dụng chúng vào thực địa nơi tập luyện
Trang 7- Nâng cao kĩ năng quân sự cho các em học sinh, tạo điều kiện tốt cho việc huấn luyện quân sự sau này, đáp ứng được yêu cầu bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHNC
b, Chuẩn bị:
- Giáo viên chọn mỗi tiểu đội 4 chiến sĩ (học sinh) tương đồng về thể lực và giới tính (2 nam và 2 nữ)
- Qui định vị trí xuất phát cho 2 tiểu đội Từ vị trí xuất phát cho đến mục tiêu định sẵn là 70m (Tuỳ thực địa tại từng thao trường mà khoảng cách này có thể
xa hoặc gần hơn) Địa hình, địa vật che đỡ, che khuất trên đường di chuyển của hai tiểu đội có mức độ khó ngang nhau
- Giáo viên chuẩn bị 8 súng AK huấn luyện; 1 bộ phát âm thanh mô phỏng tiếng súng, tiếng bom đạn ; 1 còi; cờ vẩy 2 cái (xanh, đỏ)
c, Qui định kí, tín hiệu tập luyện:
- Mỗi đợt chơi lấy 2 tiểu đội: Qui định quân xanh (địch), quân đỏ (ta)
- 1 hồi còi dài: Bắt đầu trận chiến
- 2 hồi còi ngắn: Trong tiểu đội (quân xanh hoặc quân đỏ) có người hy sinh kết hợp với căng cờ xanh hoặc đỏ, lợi chiến sĩ đó khỏi cuộc chơi
- 3 hồi còi dài kết hợp căng cờ xanh hoặc đỏ: Quân xanh hoặc quân đỏ đã thắng cuộc, dừng cuộc chơi
d, Cách chơi:
- Khi có hiệu lệnh của giáo viên, 2 tiểu đội vào vị trí xuất phát sẵn sàng chiến đấu
- Sau khi nghe một hồi còi các chiến sĩ của 2 tiểu đội sẽ vận dụng các tư thế động tác đã học để di chuyển qua các địa hình, địa vật che đỡ, che khuất sao cho phù hợp, tránh hoả lực của đối phương
- Các chiến sĩ di chuyển càng nhanh càng tốt, cả 4 chiến sĩ của một tiểu đội có thể di chuyển cùng lúc hay không cùng lúc tuỳ vào khả năng và chiến thuật của các đội
- Trong quá trình di chuyển, ngoài việc phải vận động nhanh qua các địa hình, các chiến sĩ phải tích cực quan sát và sẵn sàng dùng hoả lực để tấn công đối
Trang 8phương Nếu chiến sĩ nào vận động không đúng tư thế hay vận dụng các tư thế, động tác không phù hợp với địa hình, địa vật ngoài thực địa bị hoả lực đội bạn tấn công trúng thì chiến sĩ đó hy sinh và bị loại ra khỏi đội chơi
- Nếu đội nào có ít nhất 2 chiến sĩ về đích trước thì đội đó thắng cuộc
- Trong quá trình chiến đấu, để tăng hưng phấn và tính thực tế hơn, giáo viên sử dụng bộ tạo giả âm thanh để tạo ra tiếng súng, tiếng bom đạn trong cuộc chơi
- Rút kinh nghiệm sau mỗi đợt
e, Luật chơi:
- Các chiến sĩ có thể mang, đeo, treo súng hay sách súng tuỳ tình hình cụ thể
- Khi có hiệu lện một hồi còi dài mới được xuất phát
- Phải vận dụng các tư thế, động tác đã học để di chuyển trong quá trình chiến đấu
- Chiến sĩ nào bị bắn trúng theo xác định của giáo viên phải nhanh chóng dời khỏi đội chơi sau khi nghe và quan sát hiệu lệnh 2 hồi còi ngắn và phất cờ Tập trung về vị trí lớp
- Đội nào có ít nhất 2 chiến sĩ về đích trước đội đó thắng cuộc Nếu đội nào chỉ còn lại 1 chiến sĩ đội đó sẽ bị sử thua cuộc
- Tuyệt đối phục tùng và tuân thủ qui định bảo đảm an toàn cho súng đạn Không đùa nghịch
5.3 Kiểm tra, đánh giá.
a, Nội dung kiểm tra: Kiểm tra khả năng vận dụng các tư thế động tác đã học
vào địa hình, địa vật thực địa và kĩ thuật động tác
b, Cách tiến hành và thang điểm:
- Cách tiến hành: Gọi lần lượt từng học sinh vào kiểm tra nội dung theo yêu cầu Giáo viên đưa ra tình huống cụ thể về địa hình, địa vật để học sinh vận dụng các động tác đã học vào thực tế di chuyển cho phù hợp
- Thang điểm:
+ Điểm 9 – 10: Vận dụng đúng động tác vào địa hình, địa vật Thực hiện kĩ thuật động tác tốt
Trang 9+ Điểm 7 – 8: Vận dụng đúng động tác vào địa hình, địa vật Thực hiện kĩ thuật động tác chưa tốt, còn một vài sai sót
+ Điểm 5 – 6: Vận dụng động tác di chuyển chưa phù hợp với địa hình, địa vật Thực hiện kĩ thuật động tác chưa tốt
+ Điểm 3 – 4: Vận dụng động tác di chuyển chưa phù hợp với địa hình, địa vật Thực hiện kĩ thuật động tác kém
6 Kết quả cụ thể qua quá trình thực nghiệm.
- Tôi đã và đang sử dụng phương pháp này trong giảng dạy bài lợi dụng địa hình, địa vật trong chương trình lớp 12 Sau khi kiểm tra nội dung trên cho 4 lớp
ở cả 2 nhóm thu được kết quả như sau:
- Nhóm không áp dụng trò chơi đóng giả trận chiến trong bài lợi dụng địa hình, địa vật , mà chỉ vận dụng các phương pháp giảng dạy theo sự hướng dẫn của sách giáo viên giáo dục quốc phòng – an ninh lớp 12
Lớp Tổng số
h/s
Loại giỏi (điểm 9-10)
Loại khá (điểm 7-8)
Loại TB (điểm 5-6)
Loại yếu (điểm 3-4)
12A3 45 5h/s=11,2 % 18h/s=40% 20h/s=44,4% 2h/s=4,4% 12A4 43 4h/s=9,3% 20h/s=46,5% 18h/s=41,9% 1h/s=2,3%
- Nhóm áp dụng phương pháp thực nghiệm đóng giả trận chiến trong bài lợi dụng địa hình, địa vật để tạo hứng thú học tập cho học sinh lớp 12 thu được kết quả như sau
Lớp Tổng số
h/s
Loại giỏi (điểm 9-10)
Loại khá (điểm 7-8)
Loại TB (điểm 5-6)
Loại yếu (điểm 3-4)
12A1 45 10h/s=22,2% 28h/s=62,2% 7h/s=15,5% 0h/s=0% 12A2 44 9h/s=20,5% 25h/s=56,8% 10h/s=22,7% 0h/s=0%
* Nhận xét, đánh giá: Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra trên của hai nhóm
đối tượng thực nghiệm và không thực nghiệm tôi thấy kết quả học tập của các
em được nâng lên rõ rệt
Trang 10- Thứ nhất: Các em được áp dụng trò chơi đóng giả trận chiến có tinh thần thoải mái hơn, yêu thích tập luyện hơn và có tinh thần tự giác cao trong học tập và rèn luyện, mặc dù tập luyện mệt mỏi hơn Kết quả kiểm tra đánh giá về khả năng vận dụng động tác của nhóm thực nghiệm được nâng lên rõ rệt
- Thứ hai: Từ cơ sở trò chơi này ở trường, ở lớp các em đã tích cực hơn trong việc tập luyện ở nhà, và có thể vận dụng vào một số hoạt động của nhà trường
và địa phương ngoài thực tiễn, qua đó giúp các em có tinh thần học tập tốt hơn Ngoài ra còn củng cố cho các em kĩ năng quân sựu cần thiết, tạo tiền đề tốt để các em huấn luyện quân sự sau này
III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1 Kết luận.
- Với thời gian nghiên cứu và đem áp dụng trò chơi đóng giả trận chiến vào giảng dạy tôi thấy khả năng của các em được nâng lên rõ rệt, các em nắm bắt kĩ thuật tốt hơn, giờ học của các em sinh động hơn, hứng thú học tập nhiều hơn, học sinh không bị nhàm chán và gò bó, các em có thể tự tổ chức trò chơi nêu trên một cách hiệu quả
- Sau khi áp dụng sáng kiến trên vào thực tiễn giảng dạy và học tập tôi thấy rất hiệu quả, và trên thực tế tôi đã đạt được nhiều thành công, số học sinh hiểu để vận dụng và thực hiện được động tác chiếm tỉ lệ cao
- Để đạt được những kết quả như trên đòi hỏi mỗi giáo viên phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, thực hiện thuần thục kĩ thuật động tác ngoài ra phải có sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo, BGH trường cũng như việc thường xuyên tổ chức các cuộc thi để các em có dịp được cọ sát
và thể hiện mình