Vì vậy, ngay khi được Hoa Kỳ cố vấn viện trợ về kinh tế và quân sự, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành thực hiện chính sách quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông N
Trang 1ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN TẤN CƯỜNG
CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967 – 1975)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8 22 90 13
BÌNH DƯƠNG – 2024
Trang 2ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
NGUYỄN TẤN CƯỜNG
CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN
VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO
CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967 – 1975)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 8 22 90 13
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 PGS.TS NGUYỄN VĂN HIỆP
2 TS PHẠM THÚC SƠN
BÌNH DƯƠNG – 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu văn bản được sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng Những đánh giá, nhận định trong luận văn do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác thực Tôi xin chịu trách nhiệm về những lời cam đoan này
Tác giả
Nguyễn Tấn Cường
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn đến: PGS.TS Nguyễn Văn Hiệp, TS Phạm Thúc Sơn Các Thầy đã tận tình hướng dẫn đề tài Luận văn của tôi, tiến hành chia sẻ với tôi các tư liệu – tài liệu nghiên cứu liên quan đến Luận văn Ngoài ra, các Thầy luôn động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành Luận văn
Để hoàn thành Luận văn, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô là giảng viên Chương trình đào tạo Sư phạm Lịch sử, Viện Đào tạo Sau Đại học Trường Đại học Thủ Dầu Một Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu – tài liệu của quý cơ quan Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một, thư viện Khoa học Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên, hỗ trợ kịp thời cho tôi hoàn thành khóa học
Bình Dương, tháng 11 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Tấn Cường
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Tổng quan nghiên cứu của đề tài 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5 Phương pháp nghiên cứu 9
6 Đóng góp của đề tài 9
7 Cấu trúc của đề tài 10
CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ 11
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 11
1.1.1 Điều kiện tự nhiên 11
1.1.2 Kinh tế và xã hội 12
1.1.2.1 Kinh tế 12
1.1.2.2 Xã hội 13
1.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM BỘ 15
1.2.1 dân cư 15
1.2.1.1 Cư dân tại chỗ 16
1.2.1.2 Các nhóm dân cư khác 18
1.2.2 Phong tục tập quán truyền thống 21
1.3 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1967 23
1.3.1 Thời kỳ Ngô Đình Diệm (1955 – 1963) 23
1.3.1.1 Chính trị 23
Trang 61.3.1.2 Quân sự 25
1.3.2 Thời kỳ Quân quản (1964 – 1967) 27
1.3.2.1 Chính trị 27
1.3.2.2 Quân sự 29
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 31
CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967 – 1975) 32
2.1 QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967 – 1975) 32
2.1.1 Mục tiêu chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ 32
2.1.2 Chính sách tuyển sinh trong đào tạo quân sự đối với người Thượng 37
2.1.2.1 Chương trình tuyển mộ 39
2.1.2.2 Chương trình hỗ trợ 45
2.1.3 Chính sách đào tạo 49
2.1.3.1 Hệ thống đào tạo các Trường Đại học, Cao đẳng quân sự 51
2.1.3.2 Hệ thống các Trung tâm bán quân sự 57
2.1.4 Chính sách tuyển dụng 63
2.2 ĐẶC ĐIỂM CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ 72
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 76
CHƯƠNG 3 TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967 – 1975) 78
3.1 ĐỐI VỚI CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA 78
3.1.1 Tích cực 78
3.1.2 Tiêu cực 79
3.2 ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ 80
3.2.1 Tích cực 80
3.2.2 Tiêu cực 81
Trang 73.3 ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ TRONG CHÍNH
SÁCH BÌNH ĐỊNH KIỂM SOÁT CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA 82
3.4 ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CHỐNG LẠI CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA (1967-1975) 91
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 97
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 112
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CIDG : Civilian Irregular Defense Group program
FULRO : Front Unifié pour la Libération des Races Opprimées MACV : The US Military Assistance Command, Vietnam
TTLTQG II : Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sau ngày 01/11/1963, chính quyền Việt Nam Cộng hòa bước vào giai đoạn khủng hoảng về vấn đề đối nội, lần lượt qua các thời kỳ Quân quản (1964 – 1967) và thời kỳ Nguyễn Văn Thiệu (1967 – 1975) Trước tình hình vấn đề đối nội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ngày càng diễn ra theo chiều hướng bất lợi và ảnh hưởng đến sự tồn vong của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, Hoa Kỳ đã tiến hành viện trợ về kinh tế - quân sự nhằm ổn định tình hình miền Nam Việt Nam, giành lại thế và lực chủ động trên chiến trường, hạn chế sự ảnh hưởng của lực lượng cách mạng tại vùng nông thôn và rừng núi
Đông Nam Bộ là một địa bàn chiến lược rất quan trọng, ngay từ những ngày đầu Hoa Kỳ thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, nhận thấy Đông Nam Bộ
là một khu vực có sự hội tụ đầy đủ về kinh tế, chính trị và quân sự Bên cạnh đó, đây
là địa bàn sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số tại vùng Cao nguyên Đông Nam
Bộ, họ là những cư dân tại chỗ có mặt từ lâu đời thuộc: nhóm Malayo – Polynesien (ngữ hệ Nam Đảo) và nhóm Môn – Khmer (ngữ hệ Nam Á) Trên địa bàn Đông Nam
Bộ, đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây đã hình các hoạt động kinh tế xã hội và phong tục tập quán truyền thống từ rất lâu và mang màu sắc đặc trưng của riêng mình Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ làng, sóc, khum, được đồng bào các dân tộc thiểu số ra sức duy trì, phát triển các đội tự vệ, bảo vệ; chỉ với vai trò tự vệ, bảo vệ làng, sóc, khum trước các thế lực của kẻ thù
Trước tình hình để kiểm soát vùng chiến lược Đông Nam Bộ nói chung và vùng Cao nguyên Đông Nam Bộ nói riêng mà chủ thể là đồng bào các dân tộc thiểu số tại nơi đây Vì vậy, ngay khi được Hoa Kỳ cố vấn viện trợ về kinh tế và quân sự, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã tiến hành thực hiện chính sách quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ nhằm kiểm soát những “công dân hạng ba”, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chú trọng đào tạo ra một đội ngũ “cán bộ nguồn” để phục vụ cho nhu cầu chiến tranh tại vùng rừng núi trước sự tuyên truyền của lực lượng cách mạng, sử dụng đồng bào các dân tộc thiểu số trong công tác bình định kiểm soát đối với đồng bào họ và tác chiến quân sự đối đầu trực tiếp với lực lượng cách mạng tại vùng rừng núi Bên cạnh đó, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành các chính sách Thượng vụ nhằm mục đích tuyên truyền vận động người đồng bào dân tộc thiểu số ở
Trang 10khu vực Đông Nam Bộ quy phục chính quyền và xóa bỏ những mâu thuẫn trước đó của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1955 – 1963) do Ngô Đình Diệm lãnh đạo, đã tiến hành đàn áp đồng bào các dân tộc thiểu số với chính sách “Dân tộc hóa” đã để lại những mâu thuẫn trong tận đáy lòng giữa đồng bào các dân tộc thiểu với chính quyền Việt Nam Cộng hòa Vì vậy, sau khi chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ, các tướng lĩnh trong quân đội Việt Nam Cộng hòa lên nắm chính quyền (1964 – 1967) và Nguyễn Văn Thiệu (1967 – 1975) đã đề ra các chính sách mới, riêng biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, nhằm xoa dịu mâu thuẫn trên Quân sự là một phần trong các chính sách nâng đỡ riêng biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam nói chung và vùng Cao nguyên Đông Nam Bộ nói riêng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
Nghiên cứu về chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975) nhằm giúp cho người đọc hiểu được bản chất và thủ đoạn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó mục tiêu quan trọng nhất vẫn là bình định kiểm soát đồng bào các dân tộc thiểu số và tách họ xa dần với cách mạng
Với những lý do trên, Tôi quyết định chọn đề tài: “Chính sách Quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam
Bộ (1967 – 1975)” làm đề tài Luận văn Cao học, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài: “Chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975)” nhằm tập trung làm rõ các vấn đề:
Tiến hành phục dựng bức tranh tổng thể có hệ thống về đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ, chính sách Thượng vụ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa qua các thời kỳ đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Trình bày về bối cảnh lịch sử trước khi chính sách quân sự được thực thi đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ Đồng thời, qua đó hướng tới quá trình triển khai chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975) và kết quả của việc tuyển sinh, đào tạo sử dụng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ trong công tác quân sự
Trang 11Tổng hợp thông tin được thu thập và xử lý nguồn tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II, để làm rõ những nội dung, biện pháp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành và áp dụng chính sách quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ
Bên cạnh đó, dựa trên đánh giá của nhiều phương diện nghiên cứu về chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu
số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975) Để tiến hành cung cấp các cứ liệu lịch sử phục vụ người đọc quan tâm vấn đề
Sau cùng, đề tài nhằm tìm hiểu rõ hơn về: âm mưu, thủ đoạn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành chính sách quân sự đối với đồng bào các dân tộc tiểu số trên địa bàn Đông Nam Bộ (1967 – 1975) Đánh giá những kết quả của chính sách trên
và đưa ra một cách nhìn tổng quan hơn
3 Tổng quan nghiên cứu của đề tài
Vấn đề nghiên cứu: “Chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975)” Là một hướng
nghiên cứu mới, nhận được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Đến thời điểm hiện tại đã có nhiều công trình tiêu biểu đề cập liên quan đến bao gồm:
* Các công trình nghiên cứu trước năm 1975:
Tác phẩm khảo cứu “Sơ lược về chính sách Thượng vụ trong lịch sử Việt Nam”
của tác giả Paul Nưr, Đặc ủy Trưởng Thượng vụ được xuất bản năm 1966, tại Sài Gòn Tác giả đã trình bày khái quát về các chính sách Thượng vụ của các Triều đình phong kiến ở Việt Nam, chính phủ Pháp, Quốc gia Việt Nam và chính quyền Việt Nam Cộng hòa (1954 – 1966) Thông qua tác phẩm, tác giả đã giúp cho người đọc nhận thấy được những sai lầm mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa mắc phải trong việc đàn áp đồng bào các dân tộc thiểu số Bên cạnh đó, nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về sự kỳ thị và miệt thị đối với các quân nhân người đồng bào thiểu số trong quân đội Việt Nam
Cộng hòa, tác giả Paul Nưr đã liệt kê một số bất công như sau: “Các sĩ quan Thượng
không được giao phó mọi việc phù hợp với cấp bậc Hầu hết Sĩ quan các cấp người Thượng điều được sử dụng vào công tác tạp dịch trong doanh trại hoặc ngoài công trường Trung sĩ người Kinh có thể chỉ huy Sĩ quan người Thượng, hay Sĩ quan người Thượng chỉ huy thì không được binh sĩ người Kinh tuân lệnh ” Từ đó, các
phong trào đấu tranh lần lượt xuất hiện từ ôn hòa đến bạo động Về mặt quân sự, chính
Trang 12sự kỳ thị và miệt thị của chính phủ và quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bóp chết các quân nhân đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam
Tác phẩm “Hội đồng các sắc tộc một tân định chế của Đệ II Cộng hòa Việt
Nam” của tác giả Nguyễn Trắc Dĩ được Bộ phát triển Sắc tộc ấn hành xuất bản năm
1970 Tác giả đã trình bày khái quát về chính sách Thượng vụ của một số quốc gia trên thế, tại Việt Nam tác giả Nguyễn Trắc Dĩ đã trình bày về nguồn gốc phong tục của đồng bào các dân tộc thiểu số trước khi Hội đồng Sắc tộc được thành lập Về nội dung của chính sách Thượng vụ, tác giả đã chỉ ra những sai lầm của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Tuy tác phẩm có đề cập đến đồng bào các dân tộc thiểu số, nhưng về lĩnh vực quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn chưa đề cập một cách hệ thống
Tác phẩm “Đường lên xứ Thượng” của tác giả Paul Nưr, Tổng trưởng Bộ Phát
triển sắc tộc xuất bản năm 1970 do Bộ phát triển Sắc tộc ấn hành Tác phẩm đã đề cập việc thành lập Bộ Phát triển Sắc tộc về chức năng, quyền hạn trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa Trong ấn phẩm cũng đã trình bày những diễn văn, bài thuyết trình của các nhân vật đại diện Bộ Phát triển Sắc tộc và những chính sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số Về lĩnh vực quân sự, tác phẩm cũng đã đề cập đến những sai lầm của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc phân biệt đối xử và đàn áp đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam Ngoài ra, những biện pháp nâng đỡ về mặt quân sự của chính phủ nền Đệ nhị Cộng hòa cũng được tác giả trình bày một cách khái quát
Tác phẩm “Đồng bào các Sắc tộc thiểu số Việt Nam (nguồn gốc và phong tục)”
của tác giả Nguyễn Trắc Dĩ được Bộ phát triển Sắc tộc ấn hành xuất bản năm 1972 Trong tác phẩm, tác giả đã khái quát về nguồn gốc, phong tục tập quán và sinh hoạt trong xã hội cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số Việc khai thác tài liệu giúp cho chúng tôi hiểu rõ hơn về ngôn ngữ cá tính, trình độ văn minh, của các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam Ngoài ra, vấn đề liên quan đến lĩnh vực quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số được tác giả đề cập rất khái quát
Tác phẩm “Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các sắc tộc” của tác giả Đỗ Văn
Tú được xuất bản năm 1973 Trong tác phẩm tác giả đã đề cập khái quát về chính sách giáo dục đối với đồng bào các dân tộc thiểu số từ thời Pháp thuộc đến khi chính quyền
nền Đệ nhị Việt Nam Cộng hòa sụp đổ, “ xã hội đồng bào các sắc tộc hơn 90% là
Trang 13thất học, dân trí thấp kém ” Sau ngày 01/11/1963, các biện pháp nâng đỡ của chính
quyền Quân quản và Đệ nhị Cộng hòa đối với giáo dục học sinh sinh viên đồng bào các dân tộc thiểu số; về các tiện nghi của Trường học, sách vở, học bổng, giáo viên,
đã từng bước cải thiện tình trạng giáo dục trong các nhà Trường và xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số Về lĩnh vực quân sự, tác giả đã đề cập đến việc học sinh đồng bào các dân tộc thiểu số học tập tại Trường Thiếu sinh quân Cao Nguyên phải đáp ứng các điều kiện được quy định và trong suốt quá trình theo học sẽ được hưởng các quyền lợi theo quy định, sau khi tốt nghiệp nếu đủ điều kiện sẽ được cử đi học tại các Trường quân đội thuộc Bộ Quốc phòng và trở thành cán bộ nguồn để làm công tác chính trị đối với các vùng có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống Qua việc khai thác tài liệu giúp cho người đọc có thêm thông tin về việc đào tạo quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Luận văn tốt nghiệp Trường Quốc gia Hành chính, do Giáo sư Lương Thọ Phát
hướng dẫn sinh viên Cao Viễn, thực hiện đề tài “Bộ phát triển Sắc tộc và vấn đề huấn
luyện Viên chức xã ấp Thượng” năm 1974 Tác phẩm đã trình bày khái quát chính
sách của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số và công tác huấn luyện viên chức xã ấp không phân biệt người Kinh hay Thượng, nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ nhằm phục công tác chính trị và bán quân sự tại các địa phương có đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống
Tác phẩm khảo cứu về “Việt Nam chí lược miền Thượng Cao Nguyên quyển
Thượng và Hạ” của đồng tác giả Cửu Long Giang – Toan Ánh, được xuất bản năm
1974 Tác giả đã trình bày khái quát về nguồn gốc, phong tục tập quán, vị trí địa lý, lịch sử đồng bào các dân tộc thiểu số, khu vực cư trú, đời sống xã hội, Từ công trình nghiên cứu giúp cho chúng tôi hiểu rõ hơn về tình trạng các sắc dân thiểu số sinh sống
ở miền Nam Việt Nam Tuy nhiên, tác phẩm chỉ đề cập khái quát về quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu
* Các công trình nghiên cứu sau năm 1975:
Bộ Tư lệnh Quân khu 7 – Tỉnh ủy Lâm Đồng với tác phẩm “Vai trò đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ trong chiến tranh giải phóng (1945 – 1975)” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội phát hành năm 2004
Trong hơn 30 năm đấu tranh giải phóng dân tộc, vùng đất Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ với một vị trí chiến lược trọng yếu về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và
Trang 14quân sự, đây là một địa bàn cư dân đa dân tộc với sự hiện của đồng bào các dân tộc thiểu số anh em có truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm Tại Đông Nam Bộ
và cực Nam Trung Bộ đồng bào các dân tộc thiểu số dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền cách mạng đã cùng với nhân dân đoàn kết đấu tranh, kháng chiến, vượt qua khó khăn gian khổ, hy sinh và lập nhiều chiến công vang dội đóng góp to lớn vào thắng lợi vĩ đại của dân tộc ngày 30/04/1975 Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đã trình bày
về âm mưu thủ đoạn của chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ trong việc sử dụng đồng bào các dân tộc thiểu số để chống lại chính dân tộc mình và lực lượng cách mạng Từ tác phẩm này, chúng tôi đã thấy được âm mưu sâu xa của đối phương trong việc tuyển chọn, đào tạo và sử dụng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ
Tác phẩm “Sơ khảo lịch sử chống xâm lăng của đồng bào các dân tộc thiểu số
ở Nam Bộ” của Giáo sư Mạc Đường do nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội phát
hành năm 2015 Trong tác phẩm, tác giả đã trình bày về: sự hình thành các cộng đồng dân tộc ở miền Đông và miền Tây Nam Bộ; Phong trào đấu tranh tự phát của các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ chống thực dân Pháp xâm lược; Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào đấu tranh tự giác của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ thời kỳ tiền khởi nghĩa năm 1945; Các dân tộc thiểu số ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ; Đơn vị và cá nhân Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân người dân tộc thiểu số ở Nam Bộ (1945 – 1975) Thông qua tác phẩm, chúng tôi tiến hành nghiên cứu những yếu tố mới về lĩnh vực quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975)
Tác phẩm “Lực lượng đặc biệt trên chiến trường Việt Nam”, của tác giả Vũ
Đình Hiếu, do nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2016 Trên cơ sở tiếp cận cuốn sách “Cuộc chiến bí mật hồ sơ lực lượng biệt quân ngụy” do nhà xuất bản Thời Đại phát hành năm 2011 và cuốn sách “Cuộc chiến bí mật” do nhà xuất bản Hồng Đức phát hành năm 2014, Vũ Đình Hiếu là một Giáo sư đang giảng dạy tại một trường Đại học ở Hoa Kỳ đã tiến hành biên dịch ra cuốn sách Lực lượng đặc biệt trên chiến trường Việt Nam, thông qua sự hiểu biết cũng như được tiếp xúc với các nguồn tư liệu quý báu, biên dịch đã cho ra đời cuốn sách trên Tác phẩm được xem như một cuốn hồi ký của các đơn vị tham chiến tại miền Nam Việt Nam của quân đội Hoa Kỳ và quân đội đồng minh Bên cạnh đó, tác phẩm được xem như là một nhân chứng sống đã chứng kiến tất cả những âm mưu của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa trong việc tuyển
Trang 15chọn, đào tạo và sử dụng các toán biệt kích – thám báo của các Lực lượng đặc biệt Việt Nam và Lực lượng Dân sự Chiến đấu (Biệt kích CIDG) trong các cuộc hành quân đầy khốc liệt
Báo cáo tổng kết nghiên cứu khoa học “Chính sách Dân tộc của chính quyền
Việt Nam Cộng hòa và tác động của nó đối với vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1954 – 1975)” của tác giả Nguyễn Văn Tiệp, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh năm 2013 Công trình nghiên cứu đã khái quát về vùng đất Tây Nguyên giai đoạn 1954 – 1975; điều kiện tự nhiên, dân cư, thành phần dân tộc và đặc điểm kinh tế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Trên cơ sở tìm hiểu về đồng bào các dân tộc thiểu số, chính quyền Việt Nam Cộng hòa
đã thực thiện chính sách dân tộc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Trong công trình nghiên cứu, tác giả đã đề cập về lĩnh vực quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đặc biệt là sự hình thành và phát triển của lực lượng Fulro đã thu hút được một phần lớn binh sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan đồng bào thiểu
số trong quân đội Việt Nam Cộng hòa rời bỏ hàng ngũ để gia nhập tổ chức Fulro để đấu tranh để giành lại những quyền lợi cho chính mình Đến khi Nguyễn Văn Thiệu lên nắm chính quyền với các hành động đối phó bằng chiêu trò “chiêu hàng” lực lượng Fulro, nên đã thu hút được một phần lớn binh sĩ Fulro quay trở về hợp tác với chính quyền Việt Nam Cộng hòa Công trình nghiên cứu mặc dù có đề cập đến lĩnh vực quân
sự, tuy nhiên chỉ đề cập đến quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Đó chính là cơ sở để chúng tôi xem xét nghiên cứu về lĩnh vực quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ
Luận án Tiến sĩ “Quân lực Việt Nam Cộng hòa trong quá trình thực hiện Chủ
nghĩa Thực dân mới của Mỹ ở miền Nam Việt Nam (1955 – 1975)” của tác giả Vũ Qúy
Tùng Anh, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017 Tác giả đã trình bày về bản chất và thủ đoạn của Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam, thông qua hành động: tuyển chọn, đào tạo và sử dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa cho những hoạt động quân sự nhằm đàn áp, bình định và kiểm soát miền Nam Việt Nam Hoa Kỳ với các nguồn viện trợ khổng lồ đã từng bước thành lập các quân binh chủng trong quân đội Việt Nam Cộng hòa và được trang bị vũ khí hiện đại, được biên chế và tổ chức theo phong cách quân đội Hoa Kỳ, biến miền Nam Việt Nam trở thành thuộc địa kiểu mới của Hoa Kỳ Tuy nhiên, về lĩnh vực quân sự đối với đồng
Trang 16bào các dân tộc thiểu số không được tác giả đề cập Chính vì vậy, chúng tôi xem xét dựa trên những yếu tố mới của Luận án để nghiên cứu về lĩnh vực quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ
Luận án Tiến sĩ “Chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ năm 1955 đến 1975” của tác giả Phạm
Thúc Sơn, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020 Tác giả đã trình bày về vùng đất Tây Nguyên giai đoạn 1955 – 1975; điều kiện tự nhiên, dân cư, đặc điểm kinh tế xã hội truyền thống và tình hình ruộng đất của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Công trình nghiên cứu đã trình bày khá chi tiết về chính sách Thượng vụ của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
ở Tây Nguyên (1955 – 1975) Đồng thời tác giả cũng đã chỉ ra âm mưu, thủ đoạn chính sách ruộng đất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, sau cùng là phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số chống lại chính sách trên Về lĩnh vực quân sự, tác giả cũng đã trình bày khái quát về lĩnh vực quân sự trong các chính sách Thượng vụ Từ đây, chúng tôi sử dụng những yếu tố mới về mặt quân sự nhằm nghiên cứu về lĩnh vực quân sự đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ
Tóm lại, các công trình trên, do tính chất, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu khác nhau, vì vậy đã có những cách tiếp cận trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm rõ hơn về vấn đề chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ Đây là nguồn tài liệu đáng quý giúp cho cá nhân Tôi có được những số liệu và thông tin cần thiết để tiến hành nghiên cứu đề tài
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đề tài: “Chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng
bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975)”, là một đề tài có phạm vi
rộng lớn Trong tiến trình nghiên cứu của Luận văn cao học, nhằm bảo đảm yêu cầu nghiên cứu khoa học Chúng tôi tập trung nghiên cứu về: chính sách tuyển sinh, chương trình hỗ trợ, đào tạo, sử dụng và mục đích chính trị là tách đồng bào các dân tộc thiểu số trước những ảnh hưởng của lực lượng cách mạng và từng bước bình định, kiểm soát vùng rừng núi cô lập lực lượng cách mạng tại nơi đây
* Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trang 17Về không gian: địa giới hành chính Đông Nam Bộ gồm: Đô thành Sài Gòn và
12 tỉnh: Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Thành, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy và Long An Thời Việt Nam Cộng hòa, theo phân vùng hành chính của chính phủ Việt Nam Cộng hòa
Về thời gian: giai đoạn Nguyễn Văn Thiệu lên nắm chính quyền từ năm 1967, chính thức ban hành Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa ngày 01/04/1967 và đưa ra quy chế riêng biệt cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam cho đến ngày 30/04/1975, chấm dứt thời gian tồn tại của chính quyền Việt Nam Cộng hòa
5 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài “Chính sách quân sự của chính quyền Việt
Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975)”
phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic
Phương pháp lịch sử: Được sử dụng khi chúng tôi xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự kiện, vấn đề theo một trình tự liên tục về thời gian để làm rõ đặc điểm của chính sách quân sự
Phương pháp logic: Trình bày các sự kiện một cách linh hoạt, tương đối đầy đủ
và hệ thống Qua đó xác định độ chính xác của các sự kiện làm rõ bối cảnh để chính sách diễn ra, trình bày về hệ thống đào tạo, kết quả và tác động của chính sách
Để làm rõ nội dung tác giả dùng kỹ thuật phân tích: Tổng hợp sử dụng các thông tin sự kiện có trong các nguồn tài liệu để trình bày vấn đề theo hệ thống Phương pháp này còn được chúng tôi vận dụng khi trình bày sự kiện liên quan đến đề tài
Kỹ thuật so sánh: Được chúng tôi sử dụng khi so sánh giữa chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số giai đoạn (1955 – 1963), chính sách quân sự giai đoạn (1964 – 1967) và chính sách quân sự giai đoạn (1967 – 1975) Qua đó nhằm giúp người đọc thấy được bản chất của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trong việc thực thi chính sách quân sự
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài “Chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng
bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967 – 1975)” có những đóng góp sau đây
Trang 18Trình bày một cách hệ thống, toàn diện và tương đối đầy đủ về đặc điểm tình hình của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ Trước khi, chính quyền Việt Nam Cộng hòa thực hiện chính sách quân sự
Tiến hành phân tích, những ảnh hưởng trong quá trình thực hiện chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số
Bên cạnh đó, đóng góp, bổ sung tư liệu, tài liệu về cuộc chiến tranh Việt Nam
(1954 – 1975)
7 Cấu trúc của đề tài
Đề tài nghiên cứu ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung được chia thành 3 chương:
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1967
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967 – 1975)
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967 – 1975)
Trang 19CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ
1.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ 1.1.1 Điều kiện tự nhiên
Miền Đông Nam phần là cách gọi vùng đất Đông Nam Bộ từ năm (1957 – 1975), đây là một khu vực hành chính của chế độ Việt Nam Cộng hòa, trải qua nhiều lần thay đổi đơn vị hành chính, địa giới và tên gọi Năm 1957 thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa do Ngô Đình Diệm lãnh đạo, thì miền Đông Nam phần bao gồm 13 tỉnh: Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Phước Thành, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy, Long An và Đô thành Sài Gòn Đến thời kỳ Quân quản do các tướng lĩnh trong quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền lãnh đạo, thì khu vực hành chính miền Đông Nam phần tạm thời bị xóa bỏ, được trang
bị tên gọi về mặt quân sự: theo Vùng chiến thuật và theo Quân khu, tuy nhiên về mặt địa lý vẫn được sử dụng Đến thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa do Nguyễn Văn Thiệu lãnh đạo
đã thiết lập lại khu vực hành chính miền Đông Nam phần bao gồm 12 tỉnh: Gia Định, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long, Hậu Nghĩa, Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy, Bình Tuy, Long An và Đô thành Sài Gòn cho đến năm 1975
Địa hình của Đông Nam Bộ nằm trong khu vực chuyển tiếp giữa các vùng: Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long Là nơi hội tụ của các địa hình với nhau như: miền núi, trung du,… vừa có đặc điểm địa hình đồng bằng và ven biển với độ dốc thấp dần xuống từ Bắc – Nam, từ Tây – Đông
Khí hậu vùng Đông Nam Bộ nằm trong khu vực vành đai khí hậu nóng, mang đậm tính chất của kiểu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với mùa mưa và mùa khô thể hiện rõ rệt, miền Đông Nam Bộ có nền nhiệt và độ ẩm cao điều ít thay đổi trong năm Bên cạnh đó, ở một số khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biển nên khí hậu ôn hòa, mát mẻ Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến cuối tháng 4 với sự xâm nhập của khối khí tuyến hải dương và tín phong, độ ẩm không khí giảm sút rõ
Hệ thống sông ngòi của vùng Đông Nam Bộ, là một mạng lưới thủy văn tập trung chủ yếu ở các khu vực chính: sông Đồng Nai, sông Sài Gòn,… Sông Đồng Nai
là hệ thống sông lớn thứ ba ở nước ta, bắt nguồn từ khu vực cao nguyên Lâm Viên với
độ cao 1.700 với sự hợp lưu của hai con sông Đa Đưng và Đa Nhim Sông Sài Gòn
Trang 20chảy qua các tỉnh: Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh, với mạng lưới vô cùng dày đặc thì sông Đồng Nai chia thành hai nhánh chính; sông La Ngà ở hữu ngạn, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông ở tả ngạn Hệ thống sông Đồng Nai bao gồm: sông Bé, Sông La Ngà, sông Sài Gòn,…
Đối với hệ thống sông Sài Gòn có chiều dài là 256km, bắt nguồn từ Campuchia
và chảy vào Việt Nam qua vùng núi phía Tây Bắc huyện Lộc Ninh – tỉnh Bình Phước với diện tích lưu vực 5.560km2
1.1.2 Kinh tế và xã hội
1.1.2.1 Kinh tế
Các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ thời gian đầu sinh sống tại đây chủ yếu bằng nương rẫy và săn bắn hái lượm, về sau các nhóm dân tộc cư trú khác đã đến đây sinh sống và canh tác lúa nước Từ đây, vùng đất Đông Nam Bộ hoạt động sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác nương rẫy và trồng lúa nước
Kinh tế nương rẫy, du canh, du cư Rẫy (mir) được đồng bào các dân tộc thiểu
số ở Đông Nam Bộ chia ra các loại như sau: rẫy mới phát (răm), canh tác khoảng 3 năm rồi bỏ hóa trở thành rẫy cũ (re) Bên cạnh đó, đồng bào canh tác rẫy đa canh, với cách xen canh các loại cây trồng khác: vùng ngoài rẫy được trồng một số loại cây trồng dây leo để lấy quả làm thực phẩm như: bầu, bí, mướp, đậu ván, đậu rồng,… tiếp theo là vài hàng cây sắn nhằm bảo vệ khu vực trồng cây lương thực bên trong Ngoài
ra, có lúc còn xen canh cây lúa cạn với vừng, kê, ngô,…
Kinh tế ruộng nước (lúa nước) đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ đã dần xuất hiện đối với người: Khmer, Châu ro, S’tiêng,… Hoạt động nông
nghiệp lúa nước như sau: “Kỹ thuật canh tác ruộng nước cũng khá đơn giản Cây cỏ
trong các thửa ruộng ngập nước một thời gian bị úng rã và đất ruộng mềm nhão Trâu, bò được lùa xuống ruộng để giẫm đạp Sau đó, nước ruộng tháo cạn một ít, chỉ còn lại xâm xấp mặt ruộng và người ta gieo sạ lúa giống Khoảng một tuần sau lúa nảy mầm và xanh tốt Nước được đưa vào ruộng ngập chân lúa trong suốt thời gian lúa làm đồng cho đến khi lúa chín.” (Hà Minh Hồng và Nguyễn Văn Hiệp, 2014,
tr.391-392) Về năng suất, lúa nước đem lại thành quả về sản lượng tốt hơn lúa rẫy và
đỡ tốn công sức chăm sóc, kỹ thuật canh tác khá đơn giản, mỗi năm đồng bào các dân tộc thiểu số chỉ cần làm một mùa vào thời gian có mưa Tuy nhiên, điều kiện thời tiết cũng là một phần quan trong việc canh tác
Trang 21Hoạt động săn bắn và hái lượm, là một loại hình kinh tế đã xuất hiện từ thời nguyên thủy ở vùng Đông Nam Bộ, vẫn được duy trì đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tại đây Vùng đất Đông Nam Bộ là một vùng rộng lớn với rừng núi, nhiều sông suối, lâm sản và động vật hoang dã,… vì vậy, hoạt động săn bắn hái lượm ở đây
khá phát triển
Các hoạt động kinh tế truyền thống như: thủ công nghiệp, chăn nuôi… trên nguyên tắc thủ công nghiệp vẫn chưa thoát khỏi hoạt động nông nghiệp, mục đích được sản xuất nhằm phục vụ con người, sản phẩm cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình như: nghề dệt, nghề gốm, nghề đan mê tre,… mang tính tự cung tự cấp
là chủ yếu, hoạt động kinh tế giữa các vùng còn hạn chế Về chăn nuôi, khác với người Kinh, đồng bào các dân tộc thiểu số chăn nuôi gia súc: trâu, bò, heo, gà,… chỉ để phục
vụ dịp lễ: cưới xin, tang ma, tiếp đãi khách quý,…
1.1.2.2 Xã hội
Về xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ trong quá trình lịch sử, được thể hiện trong cơ cấu gia đình, dòng họ và cộng đồng: bon, plei, sóc,… Đối với gia đình dòng họ: đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ vẫn duy trì
cách tính mối quan hệ huyết thống như sau: mẫu hệ và phụ hệ “Các dân tộc Châu Ro,
Mơ Nông tính dòng họ theo phía mẹ (mẫu hệ), còn dân tộc Mạ tính dòng họ theo phía cha (phụ hệ) Riêng dân tộc Stiêng phân thành hai nhóm, nhóm Stiêng Bùlơ (vùng cao) theo phụ hệ, còn Stiêng Bùđek (vùng thấp) theo mẫu hệ Người Chăm theo mẫu hệ và người Khmer theo phụ hệ…” (Hà Minh Hồng và Nguyễn Văn Hiệp, 2014, tr.394-395)
Trong đó, dòng họ là mối quan hệ thân tộc như sau: huyết thống trực hệ gồm, ông bà, cha mẹ trở lên và mối quan hệ thân tộc còn lại gồm, anh chị em
Đối với cộng đồng: bon, plei, sóc: đây là một hình thái xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ Đứng đầu các (làng) bon, plei, sóc là người “chủ làng” đối với người Việt, đồng bào các dân tộc thiểu số thường gọi “Tom bon”, “Tom plei” có nghĩa là “cái gốc của làng” Thông thường, “Tom bon” là các bậc cao niên, am hiểu về phong tục tập quán, có uy tín và được tín nhiệm trong cộng đồng dân cư; “Tom bon” có nghĩa vụ và trách nhiệm: quản lý các vấn đề xung đột mâu thuẫn cá nhân và giữa các gia đình, xử phạt những người vi phạm luật tục, quản lý các vùng đất, nguồn nước tưới tiêu, chia đất đai cho các gia đình và xác nhận quyền sở hữu đất đai cho các gia đình,… Ngoài ra, “Tom bon” còn tham gia “Hội đồng già
Trang 22làng”, đây là một hệ thống điều hành quản lý và tư vấn cho các “Tom bon” trong công việc đối với cộng đồng làng
Trong các bon, plei, sóc thường có những người chuyên lo việc cúng bái các thần linh,… Tức là thầy cúng, thầy bói, thầy phù thủy và một số đồng bào dân tộc thiểu số gọi là “Prăk”, “Hum”, “Pơdâu”,… Những người này được cho là có thể giao tiếp với thần linh hoặc xứ giả của thần linh, sẽ giúp cho các bon, plei, sóc tránh các việc như: dịch bệnh, tai họa, ma quỷ,… và trị bệnh Tại các bon, plei, sóc ở Đông Nam
Bộ, ngoài thầy cúng ra thì các bà mụ đỡ đẻ (lo việc sanh nở) cho các sản phụ rất được kính trọng
Cuối cùng, tất cả các thành viên sống trong các (làng), bon, plei, sóc điều phải
tự giác thực hiện các nghĩa vụ: thực hiện nghiêm phong tục tập quán, nghi lễ chung, tham gia các hoạt động của làng, lên án những người vi phạm luật tục của làng, ra sức bảo vệ danh dự cho làng, kiên quyết trừng trị những người khác vi phạm ranh giới của làng mình, tự ý khai thác sản vật trên đất làng,… Luật tục của các (làng) bon, plei, sóc tuy khác nhau, nhưng chức năng chính là duy trì mối quan hệ, cách ứng xử giữa cá nhân với cá nhân và giữa cá nhân với các làng khác
Đối với đời sống: đến giữa thế kỷ XIX, đời sống xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ đang ở trong giai đoạn cuối của thời kỳ tan ra nguyên thủy hoặc hình thái xã hội tiền giai cấp,…vì thế việc chiếm hữu hoặc sở hữu đất đai của các cá nhân không được diễn ra, mà thông qua các “Tom bon” phân chia định kỳ cho các thành viên và gia đình canh tác, một vài nơi được sử dụng lâu dài và để lại cho thế hệ sau tiếp tục canh tác nhưng không được mua bán, sang mượn Từ đó thấy được,
xã hội cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ vẫn chưa diễn ra hình thức bóc lột, chưa có sự phân hóa giai cấp,… quyền sở hữu chiếm hữu tập thể tiếp tục được duy trì thông qua các luật tục của các bon, plei, sóc mà đứng đầu là
“Tom bon” điều hành quản lý Tuy nhiên, vì những biến động lớn của chiến tranh đã dần dần xuất hiện sự phân chia các hạng người trong xã hội cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ, đó chính là sự giàu nghèo, mà khái niệm trên cũng chỉ mang tính tương đối ở một mức độ nhất định và chưa lan rộng ra được vì đa phần đồng bào ở đây điều là người nghèo Sau cùng, tuy xã hội đã xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo, nhưng tinh thần dân chủ, bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình vẫn được tôn trọng, điều đó ngày càng được phát triển trong quá trình tiếp xúc với người Kinh
Trang 231.2 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC Ở ĐÔNG NAM BỘ
Phân loại
Cước chú
Trang 24(Hồ sơ số 81, phông: Bộ Phát triển Sắc tộc, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II)
Đến năm 1972, cộng đồng các dân tộc thiểu số hiện diện tại miền Nam Việt Nam trên 1.000.000 người và có nguồn gốc từ các nhóm theo ngôn ngữ: nhóm Môn – Khmer (ngữ hệ Nam Á) khoảng 550.000 người, nhóm Malayo – Polynésien (ngữ hệ Nam Đảo) khoảng 450.000 người Đồng bào các dân tộc thiểu số tại miền Nam Việt Nam, được chia thành nhiều sắc dân khác nhau và mỗi sắc dân lại có nhiều bộ lạc
riêng biệt “… Hai nhóm này, kể chung có trên 60 Bộ tộc lớn, nhỏ mà từ sinh hoạt đến
tập quán điều có đôi chút khác nhau…” (Paul Nưr, 1970, tr.116) Tiếp đến, Sắc tộc
Chàm khoảng 70.000 người sử dụng ngôn ngữ nhóm Malayo – Polynésien và đồng bào các dân tộc thiểu số Thượng du Bắc Việt di cư từ Bắc – Nam năm 1954 khoảng 100.000 người
1.2.1.1 Cư dân tại chỗ
Tại khu vực Đông Nam phần, tức Đông Nam Bộ ngày nay, đây là nơi lưu trữ nhiều di chỉ khảo cổ học chứng minh xã hội nguyên thủy miền Đông Nam Bộ từ lâu đã
có con người sinh sống Trong suốt thời kỳ tiền sử, nổi bật là ở một vài thế kỷ trước và sau công nguyên, chứng minh được miền Đông Nam Bộ có nhiều tộc người sinh sống với nhiều cách làm nông nghiệp khác nhau, từ ruộng nước thấp đến ruộng cao Họ đã định cư, sinh sống và trở thành những cư dân bản địa tại miền Đông Nam Bộ từ lâu
đời với các cộng đồng dân tộc đầu tiên:“…tổ tiên người Stiêng, Mnông, Mạ, Châu ro
hiện nay ở miền Đông Nam Bộ là những cộng đồng dân tộc đầu tiên (the first nation)
cư trú trên miền đất Đông Nam Nam hiện nay Họ chủ yếu sống bằng hệ sinh thái
“sơn điền” (nương rẫy) và khai thác hệ sinh thái rừng già nhiệt đới.” (Mạc Đường,
2015, tr.12)
Các Sắc tộc thiểu số: S’tiêng, Mnông, Mạ và Chro đã sinh sống từ lâu đời, nhóm ngữ hệ mà các Sắc tộc thiểu này sử dụng chính là nhóm ngữ hệ Môn – Khmer
Trang 25(ngữ hệ Nam Á)1 được xếp vào các Sắc tộc sử dụng tiếng nói của các thổ dân Miến Điện, Mã Lai và Khmer nhằm phục vụ đời sống của họ tại đây.
- Người S’tiêng một số vùng gọi “Tà Mun” (gồm các chi nhánh: Budeh, Budip, Budeh, Bulach, Bulo,…), nhưng nổi bật là hai nhóm chính “… nhóm ở thượng du – Bulo và nhóm ở hạ bạn – Budeh” Theo PGS.TS Phan An trong công trình nghiên cứu
“Hệ thống xã hội tộc người của người Stiêng ở Việt Nam (từ giữa thế kỷ XIX đến năm 1975) nhận định: “Người Stiêng vốn là một nhóm người từ phía Bắc di chuyển xuống phía Nam bán đảo Đông Dương Có lẽ người Stiêng đã định cư ở miền Nam Tây Nguyên từ những thế kỷ trước công nguyên” Với số dân 41.828, sinh sống tại các vùng Phước Long, Bình Long, Bắc Tây Ninh, Bắc Bình Dương và Tây Long
Khánh… “Tiếng nói của đồng bào thuộc ngữ hệ Môn – Khmer, có nhiều nét gần gũi
với tiếng nói các dân tộc Mnông, Mạ… Hiện tượng song ngữ S’tiêng – Việt rất phổ biển Nhiều người biết tiếng Mnông, Khmer và những người lớn tuổi còn biết cả tiếng Pháp nữa” (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam và Viện Dân tộc học, 2015,
tr.300)
- Người Mnông hay M’Nong (gồm các chi nhánh hoặc nhóm địa phương: M’Nong nhánh chính, Nong, Budong, Gar, Preh, Rlan,…) Với số dân 35.271, tuy nhiên trên địa bàn Vùng III chiến thuật, tại khu vực Bắc Phước Long chỉ có một số bộ lạc nhỏ như “Budong” sinh sống còn lại đa số sinh sống trên địa bàn các tỉnh phía Nam thuộc Vùng II chiến thuật thuộc khu vực Cao Nguyên Trung phần
- Người Mạ hay còn được gọi: Câu Mạ, Châu Mạ, Chơ Mạ, Maa Trong lịch sử, Sắc tộc Mạ và K’ho là một trong các Sắc tộc chính của dân tộc Che Maa thuộc Tiểu quốc Mạ ngày trước (từ cuối TK XV đến cuối TK XVII) Tuy nhiên, do các yếu tố chủ
quan và khách quan đã làm Tiểu quốc Mạ ngày càng suy yếu và bị chia ra nhiều khối:
“Khối Đông chịu ảnh hưởng của Chiêm Thành gồm các sắc tộc K’ho và Chroo; khối Tây chịu ảnh hưởng của Chân Lạp là người Maa và các bộ tộc Tala, Queyon, Nop…”
(Nguyễn Trắc Dĩ, 1972, tr.53) Người Mạ với số dân khoảng 26.070 người và sinh
1 Nhóm ngữ hệ Môn – Khmer thuộc ngữ hệ Nam Á:
+ Phân nhóm K’Tu: 1 Bru – Vân Kiều; 2 Pacoh; 3 K’Tu
+ Phân nhóm Bahnar – Sédang: 4 Bahnar; 5 Sédang; 6 Hré; 7 Striêng; 8 Cùa; 9 Bru; 10 Rơ -măm
+ Phân nhóm Mnông: 11 Mnông; 12 S’tiêng; 13 Koho; 14 Mạ; 15 Chroo
+ Phân nhóm Khmer: 16 Khmer (Nam Bộ)
Trang 26sống số lượng lớn tại Vùng II, một số ít sinh sống tại Vùng III chiến thuật: Long Khánh, Bắc Phước Long
- Người Chroo hay Châu ro, vốn là Sắc tộc cư dân bản địa ở khu vực miền núi
Nam Đông Dương.“… còn có tên là Chrau – Jro hay Ro, dân số chừng 15.000 người
gồm các bộ tộc Jro, Mru, Butwa, Bà Giêng, Chalah,… cư ngụ tại rải rác tại các tỉnh Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hòa.” (Nguyễn Trắc Dĩ, 1972, tr.55) Ngữ hệ
của người Chroo thuộc chi miền núi phía Nam, tiếng nói của họ gần gũi với người S’tiêng, Mạ, K’ho Trong đó, lượng từ Khmer trong tiếng Chro khá phát triển và chính
vì sự tiếp xúc gắn bó lâu đời, chặt chẽ với các cư dân người Việt, ngày nay tiếng Việt
và chữ quốc ngữ đa số họ điều có thể nói và viết được.
1.2.1.2 Các nhóm dân cư khác
Đến đầu thế kỷ XVII, các nhóm di dân người Việt đã dần xuất hiện tại nơi đây; phần lớn là các nông dân người Việt, những người ủng hộ Chúa Nguyễn,… Họ đến đây sinh sống xen kẽ với các dân tộc bản địa và từng bước khai hoang vùng đất hoang
sơ này Đến năm 1679, Chúa Nguyễn đã chấp thuận cho nhóm lưu dân người Hoa, đứng đầu là Trần Thượng Xuyên và binh lính vào nhập cư tại Cù Lao Phố (Biên Hòa – Đồng Nai), sau đó đầu thế kỷ XVIII, lần lượt các nhóm lưu dân người Hoa, người Chăm2 ở các vùng thuộc Chân Lạp di cư về miền Đông Nam Bộ định cư
Đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII, “Những làng xóm người Việt ở đây
được lập nên là do những người di cư tự do từ các địa phương miền Nam Trung Bộ kéo vào Họ là những nông dân không có đất đai trồng trọt và tìm đến miền Đông Nam Bộ để mưu sinh Họ tiếp xúc với các dân tộc Châu ro, Mạ ở vùng núi thấp và sống xen kẽ với các dân tộc này, đặc biệt là với người Châu ro Cho đến đầu thế kỷ XVIII, người Việt là nhóm dân cư chiếm số đông ở miền Đông Nam Bộ, làng xóm người Việt đã phân bố điều khắp miền Đông Nam Bộ.” (Mạc Đường, 2015, tr.13-14)
Họ mặc dù là các nhóm dân tộc cư trú muộn tại vùng đất Đông Nam Bộ, trong suốt quá trình sinh sống tại đây, các nhóm dân tộc cư trú muộn đến định cư và mang theo những kỹ thuật sản xuất và vốn văn hóa riêng biệt của mình Tại đây, người Việt tỏ ra
2 Người Chăm hay Chàm, về phương diện ngôn ngữ được xếp vào hệ tộc Malayo – Polynésien (ngữ hệ Nam Đảo) là nhóm ngữ hệ được sử dụng trong một diện tích rộng rãi từ đảo Pâques ở Thái Bình Dương đến Madagascar bao gồm cả quần đảo Nam Dương (vùng Đông Nam Á ngày nay) và Đài Loan Dân số của sắc tộc này khoảng 50.000 người (năm 1970) định cư tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Ninh, Châu Đốc, Bình Long, Bình Tuy
Trang 27rất thích thú với môi trường sống, khí hậu và đất đai màu mỡ, cũng chính những cư dân người Việt đã tiên phong trong việc khai hoang vùng đất này hơn các dân tộc
khác “Họ trở thành bộ phận dân cư chủ yếu trong thành phần dân cư ở đây cùng với
các dân thiểu số khác tạo thành một cộng đồng các dân tộc anh em trên vùng đất Đông Nam Bộ” (Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Tỉnh ủy Lâm Đồng, 2004, tr.121-122)
Tinh thần đoàn kết của các dân tộc ở Đông Nam Bộ diễn ra rất phong phú như: chống lại thú dữ, dịch bệnh, thời tiết và ngoại xâm… dần dần tại đây đã hình thành cấu trúc
dân cư đa thành phần dân tộc ở vùng đất Đông Nam Bộ “Tất cả các dân tộc ở miền
Đông Nam Bộ điều là các nhóm dân tộc bản địa ở địa phương (indigenous nation), kể
từ đầu thế kỷ XVII” (Mạc Đường, 2015, tr.14)
Sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ miền Đông Nam Bộ được đặt dưới sự kiểm soát của triều đình phong kiến nhà Nguyễn, trong thời gian này nhằm mở rộng đất đai, các vua nhà Nguyễn đã lập ra nhiều đồn ải mới: Đồng Xoài (xưa gọi là Đồn Xoài tức đồn lính đóng ở rừng xoài) và An Lộc,… do các quan và binh lính người Việt đóng quân trấn giữ ở khu vực rừng núi Đông Nam Bộ Năm 1832, triều đình nhà Nguyễn đổi đất
“Ngũ trấn” thành “Nam Kỳ lục tỉnh”, giai đoạn này “… Triều Nguyễn đã phân chia
dân cư thành ba loại dựa theo nguồn gốc tộc người Chánh hộ là người Việt Khách hộ
là người Hoa Man hộ là người các dân tộc Chroo, S’tiêng, Chăm, Mạ,…” (Hồ Sơn
Đài, 2018, tr.249) Thời gian Minh Mạng cai trị đất nước là giai đoạn mà chế độ phong kiến chuyên chế của Đại Nam được thể hiện rõ nhất, mang đậm tư tưởng “đại dân tộc” của tầng lớp phong kiến thống trị người Việt đối với các nhóm dân tộc khác ở Đại Nam nói chung và Nam Kỳ lục tỉnh nói riêng, trong đó Đông Nam Bộ là một bộ phận
của Nam Kỳ lục tỉnh “Tư tưởng này mang tính độc tôn chỉ biết bảo vệ quyền lợi của
giai cấp phong kiến, địa chủ người Việt, khinh miệt, bóc lột người nghèo để làm giàu
và đàn áp người nghèo bằng vũ lực, nhất là đối với người dân tộc thiểu số khác giống với người Việt” (Mạc Đường, 2015, tr.23)
Từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX, vùng đất Đông Nam Bộ đã trải qua nhiều biến cố lịch sử, tất cả các cộng đồng dân tộc bản địa ở vùng đất Đông Nam Bộ
đã phát huy phẩm chất và truyền thống cao quý, đó là tinh thần lao động cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, ứng xử trung thực, chân thành và truyền thống yêu nước, yêu đồng bào chống lại kẻ thù bất khất Phẩm chất và truyền thống ấy sớm hình thành,
Trang 28trải qua nhiều giai đoạn thử thách và luôn được vun đắp suốt chiều dài lịch sử của vùng đất này
Năm 1954, sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời chia đôi thành hai vùng tập trung quân sự lấy vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự (DMZ) Toàn bộ hệ thống bộ máy dân sự
và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tập trung ở khu vực phía Bắc vĩ tuyến 17 và toàn bộ hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên hiệp Pháp được tập trung ở phía Nam vĩ tuyến 17, chờ ngày tổng tuyển cử tự do trong hai năm, dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20/07/1956 Tuy nhiên, Hoa
Kỳ nhìn thấy có khoảng hơn 80% dân số Việt Nam sẽ ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên đã thực hiện một cuộc chiến tranh tâm lý, tuyên truyền bịa đặt đến đồng bào công giáo miền Bắc, những thành phần giai cấp có mối quan hệ thân Pháp,…
về những chính sách mới của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gây khó khăn đến với họ trong hoạt động tôn giáo, phát triển kinh tế,… Hậu quả là 2/3 đồng bào công giáo và một lượng lớn thành phần giai cấp đã bị “cưỡng bức” di cư vào miền Nam Bên cạnh đó, một lượng lớn những người dân tộc thiểu số từng phục vụ trong quân đội Liên hiệp Pháp, nổi bật là Sư đoàn 5 do Đại tá Woòng A Sáng chỉ huy gồm 45.000 binh sĩ sắc tộc Nùng đóng quân ở khu vực Quảng Ninh đã di cư vào miền Nam
và địa bàn đóng quân giai đoạn đầu ở tỉnh Bình Dương, tiếp theo 2.000 sắc dân thiểu
số người Thái và người Mèo ở Sơn La và Điện Biên cũng đã lần lượt di cư vào miền
Nam “Cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã đưa vào Nam một số người thiểu số miền Bắc,
Theo thống kê, hiện có chừng 100 ngàn người gồm các sắc tộc Mán, Mèo, Mường, Nhắng, Nùng, Thái, Tày tức Thổ định cư tại Cam Ranh, Bình Thuận, Darlac, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Long Khánh, Bình Tuy, Saigon, Gia Định, Biên Hòa và Kiên Giang”
Trang 291.2.2 Phong tục tập quán truyền thống
Cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ gắn liền với văn minh nông nghiệp trồng lúa, từ đó phong tục tập quán giữa các dân tộc có nét tương đồng Về phong tục tập quán, cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ được thể hiện qua các hình thức, nghi lễ sanh đẻ, cưới hỏi, tang ma,… Đây chính là các mối quan hệ trong xã hội tộc người, là sự liên kết giúp cho cộng đồng các dân tộc thiểu số duy trì
và phát triển
Đối với sinh đẻ: theo các quan niệm truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ thì thần linh cũng đóng vai trò rất lớn để được mẹ tròn con vuông Việc cúng tế, kiêng kỵ3 trong quá trình mang thai, chăm sóc thai nhi và cho đến khi trẻ sơ sinh được ra đời, được đồng bào dân tộc thiểu số rất xem trọng Khi đứa trẻ được sanh ra đời, gia đình sẽ kiêng kỵ không cho người lạ vào trong nhà4 và một số điều nhằm bảo vệ linh hồn cho đứa bé trong khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày mới sanh
“Khoảng 13 – 15 tuổi, các trẻ em được đánh dấu lễ trưởng thành, người lớn gọi là lễ
“thành đinh” Ngày nay lễ “thành đinh” được giản lược, hoặc xóa bỏ một số nghi thức như tục cà răng ở các dân tộc Stiêng, Mạ… Người Chăm đánh giá sự trưởng thành của con trai bằng lễ cắt da quy đầu của bộ phận sinh dục” (Hà Minh Hồng và
Nguyễn Văn Hiệp, 2014, tr.406) Ngoài ra, một số đồng bào thiểu số ở Đông Nam Bộ dựa vào sự phát triển của bộ răng để đánh giá, những ai mọc đủ 32 chiếc răng sẽ được xem là người trưởng thành
Đối với cưới hỏi: đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ thì quan niệm
về cưới hỏi (hôn nhân) thường không đồng nhất theo quan niệm của từng đồng bào thiểu số Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ, các dân tộc theo mẫu
hệ, việc tổ chức cưới hỏi thường được tổ chức ở nhà gái, sau khi kết thúc vợ chồng sẽ
ở lại bên phía nhà gái, còn đối với đồng bào các dân tộc thiểu số theo phụ hệ thì ngược lại Bên cạnh đó, một số đồng bào dân tộc thiểu số nghiêm cấm việc kết hôn trong cùng dòng họ và nguyên tắc này vẫn được duy trì, theo quan điểm của người Châu Ro, những người cùng họ nếu cưới nhau sẽ bị sét đánh hoặc cả dòng họ sẽ bị nước nhấn
Trang 30chìm, hay những cá nhân trong gia đình sẽ bị bệnh,… Còn đối với đồng bào người M’Nông và người S’tiêng, thì không bắt phạt, trong trường hợp con trai của cô cưới con gái của chú, mà hai bên còn khuyến khích tác hợp Ngoài ra, đối với đồng bào người M’Nông, cũng có những quy định khác như: con cái của Chú – Bác, nếu muốn
lấy nhau phải sau ba đời,….“Thông thường đám cưới trải qua nhiều bước Phần nhiều
nghi thức hôn nhân của các dân tộc ít người ở Đông Nam Bộ bao gồm lễ hỏi và cưới
là hai lễ quan trọng nhất Lễ cưới không chỉ là chuyện quan trọng của cá nhân và gia đình hai bên mà là sự kiện chung của cả bon, plei và mọi người điều tham gia, chia vui cùng trai gái hai họ” (Hà Minh Hồng và Nguyễn Văn Hiệp, 2014, tr.406) Cuối
cùng, hôn nhân cũng chính là việc tạo lập các mối quan hệ liên minh với nhau giữa các
họ hàng và là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, nhằm hướng tới sự duy trì nòi giống và phát triển tộc người của mình Đây là một nguyên tắc đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ và bắt buộc các thành viên trong cộng đồng phải tuân theo
Đối với tang ma: đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ luôn có quan niệm vạn vật hữu linh và việc tồn tại của nhiều thế giới đã xuất hiện từ xa xưa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, vấn đề thế giới của người sống và người chết rất được chú trọng Tuy nhiên, do phong tục tập quán và đời sống kinh tế xã hội chỉ gần giống nhau, nên mỗi tộc người điều có những quan điểm riêng biệt về cái chết khác nhau, nhưng cách thức tổ chức tang ma tương đối giống nhau, điều có sự tham gia của dòng
họ và cộng đồng,… Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ xem cái chết không phải là điều đáng buồn, nó chỉ là việc linh hồn của người đang sống trong cộng đồng được đưa về thế giới bên kia và có một cuộc sống mới, nhưng sau cùng đây
là một sự kiện chia ly, thực ra đây chính là nghi lễ nhằm hướng đến cho người còn
sống, tiếp tục sống vui vẻ và sự viên mãn đối với người đã chết “Theo tang lễ truyền
thống của các dân tộc S’tiêng, Mạ, Châu Ro… Người chết sẽ được chôn trong những quan tài bằng cách khoét rỗng thân cây gỗ lớn Các cộng đồng dân tộc điều có các khu nghĩa địa riêng ở trong rừng nằm ở phía Tây các bon, plei Một vài dân tộc có tục làm nhà mồ và phân chia của cải cho người chết” (Hà Minh Hồng và Nguyễn Văn
Hiệp, 2014, tr.406) Sau khi làm xong nghi thức đám tang và chôn cất người chết, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ, thường xem linh hồn của người đã chết sẽ về với tổ tiên, về thế giới bên kia Người sống sẽ thực hiện việc canh giữ mộ,
Trang 31phục vụ cho người chết từ 3 – 7 ngày, sau đó không động chạm gì đến ngôi mộ, họ tổ chức xây hàng rào nhằm tránh những linh hồn sẽ về nhà quấy rối các thành viên trong gia đình Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ, họ không làm lễ bỏ mã sau
ba năm như các đồng bào thiểu số ở Tây Nguyên, họ chỉ tiến hành thăm mộ người chết khi có dịp đưa tang người khác ra nghĩa địa cộng đồng
1.3 TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ TRƯỚC NĂM 1967
1.3.1 Thời kỳ Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)
“… tuyên truyền xuyên tạc cho rằng kháng chiến là Cộng sản và Cộng sản là chống tôn giáo, chống Thiên Chúa giáo, là cướp đoạt ruộng đất,…” (Mạc Đường, 2015,
tr.104) Năm 1957, Ngô Đình Diệm đã ban hành Nghị định số/1670 về việc mở rộng phạm vi hoạt động của Nha Công tác Xã hội Miền Thượng tới các tỉnh Nam phần, trong đó Đông Nam phần chiếm vai trò chủ yếu với các tỉnh: Bình Tuy, Bình Long, Phước Long và Long Khánh
Được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã thực hiện chính sách Dinh diền ở miền Nam Việt Nam Trên địa bàn Đông Nam Bộ, Việt Nam Cộng hòa đã cho thành lập các khu Dinh điền mà thành phần dân cư là đồng bào Công giáo miền Bắc và đồng bào thiểu số ở đây như: Phước Long, Tân Uyên, Bời Lời,… với khẩu hiệu lừa dối như sau: “nhiệm vụ lớn lao là xây dựng nền kinh tế quốc dân”, đối
với đồng bào các dân tộc thiểu số “Những mục tiêu này đặc biệt rõ ràng trong các dự
án Dinh điền nhắm tới các nhóm dân tộc thiểu số người Thượng Diệm hy vọng chấm dứt được sự phụ thuộc của người Thượng vào hoạt động nông nghiệp phát đốt, một phương thức trồng cây trên đất rừng đã được phát quang bằng cách đốt cây Chính quyền cũng kỳ vọng chấm dứt tình trạng định cư “nay đây, mai đó” của người Thượng bằng việc “chốt” họ trong các khu định cư đặc biệt, nơi họ được học mọi thứ từ chăn
Trang 32nuôi gia súc, gia cầm, chăm sóc sức khỏe đến tiếng Kinh (tiếng việt)” (Edward Miller,
2016, tr.237) Nhưng thật ra đây là một chương trình ngụy trang đội lốt phát triển kinh
tế xã hội, mục đích chính của chương trình này ngăn chặn sự phát triển của lực lượng cách mạng, tách những người đồng bào dân tộc thiểu số có tinh thần đấu tranh đòi độc lập, tự trị và ủng hộ cách mạng Ngoài ra, việc đưa đồng bào giáo dân di cư miền Bắc lên các khu Dinh điền ở Đông Nam Bộ sinh sống xen kẽ với đồng bào các dân tộc thiểu số, thấy được Ngô Đình Diệm, muốn củng cố nền tảng của chính quyền Việt
Nam Cộng hòa và từng bước kiểm soát vùng Đông Nam Bộ về mặt chính trị “…Từ
năm 1957, các nhà thờ Thiên Chúa giáo của các xứ đạo đã mọc lên ở Bù Đốp (xứ đạo Chu Ninh quê gốc từ Bùi Chu – Ninh Bình), ở Bù Đăng, Phước Bình thuộc tỉnh Phước Long … Đạo Tin Lành đã có nhà thờ trong vùng đồng bào S’tiêng ở Sơn Giang (Phước Long) và Bù Đăng từ năm 1958,…” (Mạc Đường, 2015, tr.118) Dưới thời
Ngô Đình Diệm, các tổ chức tôn giáo này đóng vai trò quan trọng, nhằm ngăn cản và
vô hiệu hóa các phong trào dân tộc đấu tranh chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa Các tổ chức tôn giáo đội lốt chính trị này đã buộc người S’tiêng, Mnông, Châu Ro,… và các dân tộc ở Cao Nguyên Trung phần tự xem mình là người Kinh gốc Thượng hay còn gọi là “người Việt gốc Thượng” Đối với đồng bào các dân tộc thiểu
số khác ở Đông Nam Bộ cũng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa ép buộc thay đổi về thành phần dân tộc, phải tự thay mình là người Việt (Kinh) gốc Hoa, gốc Miên, gốc Chăm Ngoài ra, họ còn bị đàn áp, đồng hóa cưỡng bức về văn hóa và phong tục, tước đoạt đất đai, cấm hoạt động những nghề nghiệp không được chính phủ cho phép,…
Sau những kết quả không thuận lợi của chính sách Dinh điền đối với đồng bào thiểu số ở Đông Nam Bộ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã triển khai “ấp chiến lược”, nhằm tách đồng bào thiểu số trước sự ảnh hưởng lực lượng cách mạng, nhưng thật ra đây là chương trình “cưỡng bức tái định cư bằng súng đạn” đối với đồng bào
các dân tộc thiểu số “… đồng bào S’tiêng và các dân tộc ít người, từ năm 1962 trở đi,
Mỹ - Ngụy đã dùng quân đội, máy bay, xe tăng, xe quân sự, bom đạn, chất độc hóa học triệt hạ hàng loạt buôn làng, nương rẫy, núi rừng để dồn ép họ vào các trại tập trung, các ấp chiến lược nằm ven các yếu khu, chi khu,… Tại Phước Long, người S’tiêng, Mnông bị chúng dồn vào các ấp chiến lược dọc đường từ Bù Nho đi Bù Gia Mập và Bù Đốp” (Mạc Đường, 1985, tr.152) Ngoài ra, trên địa bàn quận Lộc Ninh,
tỉnh Bình Long đồng bào Khmer, Tà Mun, S’tiêng bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa
Trang 33cưỡng bức vào các “ấp chiến lược” vùng Lộc Thành, Lộc Hòa, Khánh Hưng, Lộc Quang (thuộc Lộc Ninh), An Khương, sóc Cần Lê, sóc Xà Nạp, Đồng Đế, An Thạch,
An Ninh, Nha Bích, Tân Quang,… (thuộc Bình Long) Chính những hành động trên
đã gây ra những bất mãn, sự căm thù của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam
Bộ đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa thông qua các hành động: không tôn trọng các hình thức sở hữu đất đai truyền thống của đồng bào thiểu số, áp đặt cực đoan trong việc xóa bỏ ngôn ngữ, chữ viết và phong tục truyền thống lâu đời của đồng bào thiểu số,… Từ đó, tạo tiền đề cho các phong trào liên tiếp nổi dậy đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa
1.3.1.2 Quân sự
Ngày 26/10/1955, sau khi phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, Ngô Đình Diệm chính thức trở thành Tổng thống của chính phủ Việt Nam Cộng hòa, được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, Ngô Đình Diệm tăng cường thực hiện chiến lược “chống Cộng sản” nhằm xóa bỏ các lực lượng cách mạng yêu nước Bên cạnh đó, thẳng tay đàn áp những lực lượng thân Pháp và những lực lượng quân sự do người Pháp đào tạo và tập kết vào miền Nam 1954 theo Hiệp định Genève Quân đội Quốc gia Việt Nam vốn là lực lượng nằm trong quân đội của Liên Hiệp Pháp, được người Pháp xây dựng: tuyển
mộ, đào tạo, huấn luyện và trung thành với Quốc trưởng Bảo Đại, vì vậy những đơn vị này được xem là cái gai trong mắt của Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu khi ông ta làm Thủ tướng Quốc gia Việt Nam Trong đó nổi bật nhất là Sư đoàn 55 thuộc quân đội Liên hiệp Pháp, đóng quân tại vùng biên giới Việt – Trung với nhiệm vụ bảo vệ khu vực các mỏ than Móng Cái, Hòn Gai
Trên địa bàn Đông Nam Bộ, ngay khi Hiệp định Genève được ký kết, các lực lượng quân sự và dân sự miền Bắc di cư vào miền Nam theo Hiệp định Genève, thì Ngô Đình Diệm đặc biệt chú ý đến Sư đoàn 5 do Đại tá Woàng A Sáng chỉ huy, là một
sĩ quan được người Pháp thăng vượt cấp hàm từ Đại úy lên cấp Đại tá để chuẩn bị vào miền Nam tập kết, thì có thể hiểu lòng trung thành của Woàng A Sáng với Quốc
trưởng Bảo Đại và quân đội Liên hiệp Pháp như thế nào rồi “Lúc đầu, Ngô Đình
Diệm tỏ ra tín nhiệm và trọng dụng Woàng A Sáng Ngô Đình Diệm giữ nguyên vị trí
và quân hàm của Sáng để chỉ huy Sư đoàn 5, giao cho Sáng làm công trình công xã
5 Tiền thân của Sư đoàn 5 là Sư đoàn 3 Sơn cước (Sư đoàn Nùng) Năm 1949, Thực dân Pháp chia cắt đất nước Việt Nam thành nhiều vùng, lập ra nhiều “nước tự trị” Trong đó có nước Nùng tự trị do Woàng A Sáng chỉ huy
Trang 34Nùng ở Sông Mao… thưởng Đệ tam bảo quốc huân chương, ca ngợi là người có tinh thần quốc gia vững chắc” (Mạc Đường, 2015, tr.106)
Ngô Đình Diệm nhận thấy, đây là một sư đoàn với sự hiện diện từ binh sĩ đến sĩ quan thành phần điều là đồng bào thiểu số miền Bắc di cư, trong đó người Nùng chiếm
số lượng đông Ngô Đình Diệm đã sử dụng chiêu bài cử các sĩ quan của sư đoàn 5 đi học tập nhằm thăng cấp bậc hàm, trong thời gian đi học tạm thời các đơn vị trong sư đoàn 5 sẽ do sĩ quan người Kinh trực tiếp làm công tác chỉ huy Trong thời gian từng bước giải thể sư đoàn 5, Ngô Đình Diệm nhận thấy được những khả năng đặc biệt và lòng trung thành của những binh sĩ người Nùng, Ngô Đình Diệm tổ chức tách ra các nhóm binh sĩ người Nùng thiện chiến và trung thành với mình làm lực lượng nồng cốt
để sáp nhập vào Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống tại Đô thành Sài Gòn do Đại tá Lê Quang Tung6 làm Chỉ huy Trưởng Đối với các lực lượng còn lại của sư đoàn 5, Ngô Đình Diệm tổ chức giải thể đơn vị và sa thải Woàng A Sáng Ngô Đình Diệm, lấy cớ Woàng A Sáng phạm tội tham ô trong quân đội, không chăm lo đời sống cho binh sĩ đồng bào Nùng, gây ra nhiều hành động ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia
trong việc dẹp loạn giáo phái Hòa Hảo “Tiếp theo, đầu năm 1958, Ngô Đình Diệm
xóa bỏ Công xã Nùng do Woàng A Sáng làm chủ tịch, đưa binh lính và gia binh Nùng
di cư về vùng hoang vu Cây Da Sà ở ngoại thành Sài Gòn để làm ruộng nước, một số khác chuyển đến vùng đồi núi Định Quán ở Đồng Nai để khai thác lâm sản và làm rẫy lúa, trồng hoa màu” (Mạc Đường, 2015, tr.107)
Ngoài việc giải thể Sư đoàn 5, Ngô Đình Diệm còn tổ chức mua chuộc các vị chỉ huy người đồng bào thiểu số thuộc các đơn vị thân người Pháp, trong đó nổi bật là
Đại tá Linh Quang Viên giữ chức vụ Tư lệnh Đệ tứ Quân khu Cao Nguyên “Sau năm
1954, Ngô Đình Diệm thăng hàm Trung tướng cho Linh Quang Viên và đưa về Bộ Tổng tham mưu giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng từ năm 1957 đến năm 1959 Sau
đó, Linh Quang Viên và các tay chân thân tín đã bị gạt ra khỏi quân đội vì lý do “lớn tuổi” và “không thích hợp với quân đội”” (Mạc Đường, 2015, tr.108)
Năm 1957, các tri thức đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên bao gồm: quân nhân, công chức đã đứng dậy chống chính quyền Việt Nam Cộng hòa, thành lập
6 Đại tá Lê Quang Tung, là một Sĩ quan cấp cao trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, từng được Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) nhận định là một trong những người có quyền lực nhất ở miền Nam Việt Nam, chỉ sau Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu
Trang 35phong trào BaJaRaKa (lấy tên của 4 dân tộc chính là: Bahnar, Jarai, Rhadé và Kaho) đòi lại quyền tự trị cho Tây Nguyên và đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam Tại Đông Nam Bộ, phong trào BaJaRaKa đã ảnh hướng đến các viên chức, binh
sĩ, hạ sĩ quan và sĩ quan đồng bào thiểu số,… nhằm trấn an sự hưởng ứng phong trào BaJaRaKa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ, Ngô Đình Diệm đã cho các viên chức và hạ sĩ quan người Stiêng nghỉ việc, thay vào đó là những chỉ huy và viên chức người Việt (Kinh) trực tiếp đảm nhận công việc trên
Với những hành động phân biệt đối xử thiếu công bằng đối với những binh sĩ,
hạ sĩ quan và sĩ quan người Thượng và các Sắc tộc thiểu số trong quân đội Việt Nam Cộng hòa, chính quyền Ngô Đình Diệm đã lợi dụng trình độ nhận thức để kiểm soát
họ Biến họ, trở thành đội quân chống lại chính dân tộc và tách họ ra khỏi lực lượng cách mạng Đó là những chiêu trò lừa gạt mất nhân tính sử dụng đội quân này cho chiến tranh chống lại lực lượng cách mạng và thực hiện các cuộc đàn áp bằng bạo lực Đây chính là một trong những hành động gây ra mẫu thuẫn giữa người Kinh – Thượng, gây chia rẽ khối đại đoàn kết của dân tộc Việt Nam
1.3.2 Thời kỳ Quân quản (1964 – 1967)
1.3.2.1 Chính trị
Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, chính quyền Quân quản (1964 – 1967) do các tướng lĩnh trong quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm chính quyền đã quan tâm đến đồng bào các dân tộc thiểu số, điển hình là việc tháng 05/1964 tiến hành cải biến Nha Công tác Xã hội Miền Thượng thành Nha Đặc trách Thượng vụ Ngày 17/10/1964, chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Khánh đã tổ chức Đại hội các sắc dân Thượng tại Pleiku thuộc Vùng II chiến thuật, với những Thông điệp tại Đại hội Sắc tộc Thượng nhằm trấn an tinh thần cho đồng bào Thượng trước những chính sách đàn áp mà chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra và thông qua việc nâng Nha Đặc trách Thượng vụ thành Phủ Đặc trách Thượng vụ (22/02/1966 thực hiện) Đến ngày 02/08/1965, Thiếu tướng Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ đã thể hiện sự tôn trọng của chính sách đối với người Thượng, về việc chính phủ sẽ tiếp tục thực hiện những quan điểm trong chương trình Đại hội các Sắc dân Thượng tại Pleiku ngày 17/10/1964 Dịp này, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương Nguyễn Cao Kỳ đề ra một chính sách Thượng vụ được xác định rõ là “Chính sách Dân tộc hòa đồng – đồng tiến”, đề ra khẩu hiệu “Vì đồng bào Thượng, Bởi đồng bào Thượng” Từ đây, chính quyền Quân quản
Trang 36đã dùng đủ các chiêu trò nhằm lôi kéo người Thượng, tách họ ra khỏi lực lượng cách mạng và đứng về phía chính quyền Việt Nam Cộng hòa
Tại Đông Nam Bộ, ngay sau khi lên nắm chính quyền, các tướng lĩnh của chính quyền Quân quản đã ra sức phục vụ kế hoạch chiến tranh mà Hoa Kỳ đề ra, tiến hành khủng bố, đàn áp phong trào kháng chiến ở Đông Nam Bộ Chính quyền Quân quản đã
sử dụng nhiều thủ đoạn chính trị: “….lập đảng phái phản động chống kháng chiến, …
tư bản mại bản hóa tư sản người Hoa, khuyến khích liên kết các quốc gia chống Cộng, lập Bộ sắc tộc và Hội đồng sắc tộc để nhận những viện trợ về tài chính nhằm phát triển nguồn nhân lực người dân tộc phục vụ cho quân đội Mỹ, tặng nhiều quà biếu cho các cơ sở tôn giáo, phát triển đạo Tin lành ở vùng dân tộc.v.v…” (Mạc Đường, 2015,
tr.156-157) Nhận thấy được tỉnh Bình Long và Phước Long là hai tỉnh thuộc Vùng III chiến thuật, tại đây số lượng đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống khá nhiều khoảng 45.000 dân, với một lượng lớn dân đông đảo như trên, chính quyền Quân quản đã tổ chức tuyên truyền về vai trò của họ trong cộng đồng quốc gia Ngày 18/01/1964, Trung tướng Tôn Thất Đính, Tổng trưởng Nội vụ đã gửi “Công văn Thượng khẩn Mật
số 0275/BNV/NC/9/M” đến Bộ Tư lệnh Vùng III chiến thuật đề cập “Bộ Nội vụ tán thành việc thành lập một cơ quan riêng biệt để phụ trách vấn đề Thượng” Trong ngày,
Bộ Nội vụ cũng đã ban hành công văn về việc sử dụng người Thượng tại các cơ quan hành chính, nổi bật là hai tỉnh Bình Long và Phước Long Đến tháng 5/1964, chính quyền Quân quản do Trung tướng Nguyễn Khánh lãnh đạo đã cho thành lập các Ty Thượng vụ ở các tỉnh có người Thượng sinh sống thuộc Vùng III chiến thuật, lần lượt các Ty Đặc trách Thượng vụ ra đời nhằm phục vụ các hoạt động Tâm lý chiến của của chính phủ đối với người Thượng, tránh tình trạng họ ngã về phía lực lượng cách mạng Cũng trong giai đoạn này, chính quyền Quân quản từ Nguyễn Khánh – Nguyễn Cao
Kỳ, liên tục quan tâm và đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát các sắc dân người Thượng sinh sống tại Đông Nam Bộ, để thực hiện công việc trên thuận lợi, lần lượt các “ấp đời mới” rồi đến “ấp tân sinh” nằm trong vỏ bọc của chương trình “xây dựng nông thôn mới” được chính quyền cho ra đời nhằm quản lý người Thượng Theo bảng báo cáo của tỉnh Bình Long về tình hình thiết lập ấp tân sinh - ấp chiến đấu tính đến ngày 25 –
2 – 1964, ghi nhận: “dân số: 15.370 người, tăng 3.981 người” Tiếp theo, Báo cáo về dân số vận động đời sống mới ở tỉnh Phước Long tính đến tháng 12 – 1964, ghi nhận:
“dân số: 21.147 người, tăng 171 người”
Trang 37Về sau, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch Ủy ban Hành pháp Trung ương
đã ban hành “Nghị định số 386 – NĐ/TV” quyết định thành lập Phủ Đặc ủy Thượng
vụ để quản lý các dân tộc thiểu số Điều 11, “Nghị định số 386 – NĐ/TV” quy định các cơ quan địa phương gồm: “Ba (3) Khu Thượng vụ tại vùng I, vùng II và vùng III chiến thuật” Tại Khu Thượng vụ vùng III chiến thuật được đặt trụ sở tại Biên Hòa
Qua các hành động trên, chính quyền Quân quản đã, đang và tiếp tục thực hiện việc quản lý sắc dân người Thượng trên địa bàn Đông Nam Bộ một cách chặt chẽ, kiểm soát họ và tránh các hành động hưởng ứng phong trào nổi dậy của người Thượng
ở Cao Nguyên Trung phần và sự ảnh hưởng của lực lượng cách mạng
Trên địa bàn Đông Nam Bộ, nhận thấy lực lượng cách mạng ngày càng phát
triển về số lượng và chất lượng “Giữa năm 1967, một đội vũ trang người Hoa có
phiên hiệu là Đội 410 của Bộ Tư lệnh Đặc Khu ủy được thành lập thuộc Trung đoàn Gia Định và tham gia vào mặt trận Tây Nam trong chiến dịch xuân Mậu Thân 1968
Mỹ và chính quyền Nguyễn Văn Thiệu càng ra sức bắt lính, thanh niên Hoa càng ra sức trốn lính, một số chạy vào căn cứ kháng chiến tham gia công tác cách mạng, một
số khác ở lại tham gia các Đội Biệt động thành “cánh Hoa vận” đánh địch ngay tại vùng Chợ Lớn” (Mạc Đường, 2015, tr.176) Trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân
năm 1968, chính quyền Quân quản đã sử dụng lực lượng lính Thủy quân Lục chiến đổ
bộ vào các khu người Hoa nhằm giao tranh với lực lượng cách mạng, nhưng tại đây các đơn vị lính của chính quyền Quân quản đã thẳng tay giết hại nhiều người già trẻ
em vô tội người Hoa vì bị tình nghi là “thân Cộng” Từ đây, với nhu cầu tự bảo vệ mình các Đội Biệt động người Hoa ra đời, ngoài ra còn có những nhóm tuyên truyền,… nhiệm vụ của họ là tiêu diệt những tên ác ôn đội lốt: Nhà giáo về tội lôi kéo học sinh chống kháng chiến, ủng hộ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và sẵn sàng đi
Trang 38lính,… Bác sĩ là những mật vụ của Tưởng Giới Thạch chống lại kháng chiến Trong
đó, nổi bật của Đội Biệt động là nổ súng tiêu diệt tên Nghị sĩ Quốc hội chính quyền Sài Gòn Phan Văn Viễn, chủ bút tờ báo “Tân Dân khoái báo”,… các nhóm tuyên truyền của “Hoa vận thành” đã vận động thanh niên, học sinh chống lại chế độ quân dịch học đường, tổ chức tuyên truyền chống lại chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tại các rạp chiếu bóng, các con hẻm, các nhà máy xí nghiệp,… bằng tiếng Quảng Đông để chống lại chiến lược “Đài Loan hóa” của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
Trang 39TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Tại vùng đất Đông Nam Bộ đồng bào S’tiêng, Mnông, Mạ, Khmer và Chroo đã sinh sống từ lâu đời, họ được xem là những cư dân bản địa đầu tiên tại đây Về sau lần lượt có sự xuất hiện của Việt – Hoa – Chăm đã ngày càng làm phát triển vùng đất Đông Nam Bộ Đến năm 1954, Hoa Kỳ đã thay thế người Pháp tại miền Nam Việt Nam, ngay lập tức Hoa Kỳ đã từng bước tiến hành gạt bỏ các thế lực thân Pháp và dựng lên chính phủ Việt Nam Cộng hòa Nhận thấy được tầm quan trọng của vùng đất Đông Nam Bộ, Hoa Kỳ đã viện trợ về kinh tế, chính trị và quân sự cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiến hành những chính sách nhằm lôi kéo đồng bào các dân tộc thiểu số nhằm phục vụ công tác xây dựng và bảo vệ quốc gia Trong công tác thực hiện chính sách đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã làm xáo trộn tất cả lối sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây Chính các yếu tố trên đã gây ra mâu thuẫn giữa đồng bào các dân tộc thiểu số với chính quyền Việt Nam Cộng hòa
Đông Nam Bộ là một địa bàn trọng yếu, vì vậy các nhà chính trị - quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa luôn tiến hành khống chế, kiểm soát nhân dân nơi đây Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số tại đây, chính quyền Việt Nam Cộng hòa
đã lợi dụng trình độ nhận thức còn chậm tiến để ra sức tuyên truyền, dụ dỗ và từng bước quản lý kiểm soát tách họ ra khỏi lực lượng cách mạng Bên cạnh đó, sử dụng đồng bào các dân tộc thiểu số ở đây trở thành một công cụ trong công tác bình định và kiểm soát vùng rừng núi Đông Nam Bộ trước lực lượng cách mạng, ngoài ra còn tạo ra một vành đai từ xa nhằm tiến hành bảo vệ các cơ quan đầu não của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng hòa tại Đô thành Sài Gòn
Bên cạnh đó, các biện pháp cưỡng bức đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ vào các ấp chiến lược, dinh điền,… đã làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số
bị mất đi quyền tự do từ ngàn đời tại vùng rừng núi Đối với quân nhân đồng bào thiểu
số ở miền Bắc được cưỡng bức di cư vào miền Nam bị chính quyền Việt Nam Cộng hòa xem thường và không được trọng dụng, vì họ được quân đội Liên hiệp Pháp đào tạo Chính các yếu tố trên đã thúc đẩy đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ hưởng ứng phong trào BaJaRaKa và Fulro chống lại chính quyền Việt Nam Cộng hòa
Trang 40CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HÒA ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ
(1967 – 1975) 2.1 QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH QUÂN SỰ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967 – 1975)
2.1.1 Mục tiêu chính sách quân sự của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ
Đến năm 1965, Hoa Kỳ đã thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” với sự tham chiến trực tiếp của quân đội Hoa Kỳ và quân đội các nước đồng minh tại chiến trường miền Nam Việt Nam Sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ và quân đồng minh tại miền Nam Việt Nam đánh dấu chi phí viện trợ của chính quyền Hoa Kỳ ngày càng gia
tăng “Năm 1964 Mỹ chi phí hơn 600 triệu Năm 1965 lên đến 4,6 tỷ Năm 1966 lên 25
tỷ Năm 1967 lên 26 tỷ Năm 1968 lên 27 tỷ Năm 1969 lên 29 tỷ đô la Vào những giai đoạn cao điểm của chiến tranh, như năm 1968, phí tổn mỗi ngày của Mỹ là 77 triệu đô
la Riêng khoản đạn, mỗi ngày quân Mỹ bắn mất 16 triệu đô la” (Đặng Phong, 1991,
tr.46-47)
Ngày 08/03/1965, hai Tiểu đoàn Lính Thủy quân Lục chiến của quân đội Hoa
Kỳ đổ bộ vào Đà Nẵng thuộc Vùng I chiến thuật Đây chính là sự kiện đánh dấu sự bại của chủ nghĩa Thực dân mới của Hoa Kỳ, lần lượt các quân binh chủng của quân đội Hoa Kỳ đã đến miền Nam Việt Nam sau đó Quân đội Hoa Kỳ với sức mạnh về binh lực và hỏa lực, thêm vào đó là các đơn vị của quân đội các nước đồng minh cùng tác chiến hỗ trợ quân đội Việt Nam Cộng hòa nhằm kiểm soát vùng nông thôn và rừng núi, từng bước giành lại thế chủ động trước lực lượng cách mạng
“Số quân Mỹ ở Việt Nam từ năm 1965 đến 1973 là: