Trên cơ sở đó, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đề ra chươngtrình giáo dục dành riêng cho các học sinh dân tộc thiểu số, xây dựng thiết chếgiáo dục phù hợp với người dân tộc thiểu số nhằm x
Trang 1UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Trang 2UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
TS.NGUYỄN VĂN THUỶ
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN v
LỜI CẢM ƠN vi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Tổng quan tình hình nghiên cứu 4
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 11
6 Đóng góp của luận văn 12
7 Cấu trúc của luận văn 13
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1955-1975) 14
1.1 KHÁI QUÁT HÌNH THÀNH CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1955-1975) 14
1.1.1 Bối cảnh ra đời của chính quyền Việt Nam Cộng hoà 14
1.1.1.1 Chính quyền Ngô Đình Diệm (1955-1963) 14
1.1.1.2 Chính quyền Quân quản (1963-1967) 16
1.1.1.3 Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) 17
1.1.2 Những đặc điểm ở Đông Nam Bộ dưới thời Việt Nam Cộng hoà 19
1.1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hệ thống giao thông 19
1.1.2.2 Diện tích và dân cư 20
1.1.2.3 Kinh tế và xã hội 22
1.1.2.4 Đơn vị hành chính các tỉnh và đô thành Sài Gòn 30
1.1.3 Quá trình thực thi chính sách dân tộc đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ 35
1.1.3.1 Tình trạng phân bố các dân tộc thiểu số 35
1.1.3.2 Chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hoà 39
1.1.3.3 Bộ máy quản lý các dân tộc thiểu số 44
1.2 QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐỐI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC (1862-1954) 51
1.2.1 Chính sách thời Pháp thuộc (1862-1954) 51
Trang 41.2.1.2 Pháp thực thi giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số 52
1.2.2 Chính sách Quốc gia Việt Nam (1949-1954) 54
1.2.2.1 Chính sách dân tộc của Quốc gia Việt Nam 54
1.2.2.2 Quốc gia Việt Nam thực thi giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số 55
1.2.3 Hệ quả chính sách thời Pháp thuộc (1862-1954) 56
Tiểu kết chương 1 57
CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1955-1967) 59
2.1 CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1955-1963) 59
2.1.1 Giáo dục phổ thông trong chính sách “Dân tộc hoá” của Ngô Đình Diệm 59
2.1.2 Chính sách về chương trình môn học, kỳ thi và văn bằng 61
2.1.2.1 Chương trình môn học bậc tiểu học 62
2.1.2.2 Kỳ thi và văn bằng bậc tiểu học 64
2.1.2.3 Chương trình môn học bậc trung học 66
2.1.2.4 Kỳ thi và văn bằng bậc trung học 67
2.1.3 Chính sách về trường lớp, ký túc xá và ăn nuôi, học bổng 68
2.1.3.1 Trường lớp, ký túc xá và ăn nuôi 68
2.1.3.2 Học bổng 69
2.2 CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN QUÂN QUẢN ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1963-1967) 69
2.2.1 Giáo dục phổ thông trong chính sách “Dân tộc hoà đồng- Đồng tiến trong tinh thần quốc gia thống nhất” của Quân quản 69
2.2.2 Chính sách về chương trình môn học, kỳ thi và văn bằng 71
2.2.2.1 Chương trình môn học bậc tiểu học 71
2.2.2.2 Kỳ thi và văn bằng bậc tiểu học 73
2.2.2.3 Chương trình môn học bậc trung học 73
2.2.2.4 Kỳ thi và văn bằng bậc trung học 74
2.2.3 Chính sách về trường lớp, ký túc xá, ăn nuôi và dụng cụ học tập 74
2.2.3.1 Trường lớp 74
2.2.3.2 Ký túc xá, ăn nuôi và dụng cụ học tập 75
2.2.4 Chính sách về học bổng và hỗ trợ chi phí đi lại 76
Trang 52.2.4.1 Học bổng 76
2.2.4.2 Hỗ trợ chi phí đi lại 77
2.3 CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1955-1967) 77
2.3.1 Thời kỳ Ngô Đình Diệm (1955-1963) 77
2.3.2 Thời kỳ Quân quản (1963-1967) 79
Tiểu kết chương 2 81
CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967-1975) 83
3.1 CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN NGUYỄN VĂN THIỆU ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1967-1975) 83
3.1.1 Giáo dục phổ thông trong chính sách “Đoàn kết dân tộc” của Nguyễn Văn Thiệu 83
3.1.2 Chính sách về chương trình môn học, kỳ thi và văn bằng 85
3.1.2.1 Chương trình môn học bậc tiểu học 85
3.1.2.2 Kỳ thi và văn bằng bậc tiểu học 91
3.1.2.3 Chương trình môn học bậc trung học 91
3.1.2.4 Kỳ thi và văn bằng bậc trung học 93
3.1.2.5 Vấn đề chung của bậc tiểu học và bậc trung học đối với dân tộc Khmer 94
3.1.3 Chính sách về ký túc xá, ăn nuôi và dụng cụ học tập 96
3.1.3.1 Ký túc xá 96
3.1.3.2 Ăn nuôi và dụng cụ học tập 99
3.1.4 Chính sách về học bổng và trường lớp 104
3.1.4.1 Học bổng tại trung ương 104
3.1.4.2 Học bổng tại địa phương 112
3.1.4.3 Trường lớp 116
3.1.5 Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu tác động đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1967-1975) 118
3.2 VIỆN TRỢ GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA HOA KỲ, CÁC NƯỚC ĐỒNG MINH VIỆT NAM CỘNG HOÀ, CÁC NƯỚC QUAN HỆ NGOẠI GIAO VÀ CÁC TỔ CHỨC PHI CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ 119
3.2.1 Chính sách viện trợ của Hoa Kỳ đối với chính sách giáo dục phổ thông của Việt Nam Cộng hoà 119
Trang 63.2.2.Nguồn viện trợ giáo dục phổ thông của Hoa Kỳ, các nước đồng minh Việt Nam Cộng hoà và các nước quan hệ ngoại giao 124
3.2.2.1 Viện trợ của Hoa Kỳ 124 3.2.2.2 Viện trợ của các nước đồng minh Việt Nam Cộng hoà và các nước quan
hệ ngoại giao 128
3.2.3 Nguồn viện trợ giáo dục phổ thông của các tổ chức phi chính phủ 130 3.2.4 Viện trợ của Hoa Kỳ tác động đối với chính sách giáo dục phổ thông của Việt Nam Cộng hoà 132 3.3 BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN CỘNG HOÀ ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ 137 3.3.1 Bài học kinh nghiệm về giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số 137 3.3.2 Bài học kinh nghiệm về bảo tồn văn hoá và phát huy giá trị bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số 139 Tiểu kết chương 3 141 KẾT LUÂN 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUÂN VĂN 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH 160
Trang 7LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu“Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1955-1975)” của riêng tôi Các nguồn tài liệu và số liệu được sử
dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng Những đánh giá, nhận định luận văn
do cá nhân tôi nghiên cứu trên những tư liệu xác thực Tôi xin chịu trách nhiệm
về những lời cam đoan này
Bình Dương, ngày 27 tháng 2 năm 2024
Tác giả
Nguyễn Bá Lương
Trang 8LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS.Nguyễn Văn Thuỷ làngười thầy ủng hộ đề tài nghiên cứu của tôi, quan tâm đóng góp ý kiến liên quanđến luận văn, mà còn là người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện luận văn
Để hoàn thành luận văn, tôi xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối vớiViện Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Thủ Dầu Một, quý thầy cô giảng viêngiảng dạy cao học đã tạo điều kiện thuận lợi trong học tập và hoàn thành luậnvăn Ngoài ra, sự quan tâm và động viên của thầy TS.Phạm Thúc Sơn với thầyTS.Nguyễn Văn Giác trong ngành Lịch sử Việt Nam
Để hoàn thành luận văn, tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ về tư liệu của Trungtâm Lưu trữ Quốc gia II, Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một, Thư viện TỉnhBình Dương và Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
Xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn độngviên, hỗ trợ kịp thời cho tôi hoàn thành khoá học
Bình Dương, ngày 27 tháng 2 năm 2024
Tác giả
Nguyễn Bá Lương
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Diện tích và dân số của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 1960 21 Bảng 1.2 Dân số CDTTS ở Đông Nam Bộ dưới thời VNCH (1955-1975) 38 Bảng 3.1 Sơ đồ tổ chức Phân bộ giáo dục cơ quan USAID 123 Bảng 3.2 Chương trình xây dựng nông thôn trong việc xây dựng số lượng phòng học từ năm 1963-1969 125 Bảng 3.3 Tình trạng cấp phát học bổng của Tổ chức Xã hội Tin lành Việt Nam và cơ quan Văn hoá Á Châu (1967-1973) 131
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đông Nam Bộ là địa bàn chiến lược trọng yếu của chế độ Việt Nam Cộnghoà Đông Nam Bộ thuộc Vùng Chiến thuật III có đô thành Sài Gòn nơi tập trungđầu não của chế độ Việt Nam Cộng hoà Do đó tất cả tổ chức, hoạt động củavùng Đông Nam Bộ có ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ Việt Nam Cộnghoà Do vậy để đảm bảo an ninh và thống nhất hệ thống chính sách, chính quyềnViệt Nam Cộng hoà nhận thức cần phải tạo ra nhiều lớp bảo vệ, nhiều hành langchiến lược, tranh thủ mọi nguồn lực để bảo vệ vùng trọng yếu của chế độ ViệtNam Cộng hoà Trong hệ thống nguồn lực để đảm bảo sự tồn tại và phát triển củachế độ Việt Nam Cộng hoà trong vùng chiến lược quan trọng này có hệ thốngnguồn lực là đồng bào các dân tộc thiểu số cư trú tại những địa bàn trọng yếu củavùng Đông Nam Bộ
Đồng bào các dân tộc thiểu số bản địa vùng Đông Nam Bộ là cộng đồngngười Stiêng, Mạ, Châu Ro, M’Nông, Khmer đã hình thành từ sớm và định vị từsớm với những đặc trưng văn hoá riêng biệt có từ thời khẩn hoang vùng đất ĐôngNam Bộ nói riêng và Nam Bộ nói chung Sau đó, trong tiến trình lịch sử quátrình di cư của cộng đồng người Chăm từ miền Trung sang Campuchia rồi quay
về cư trú ở vùng đất này Rồi Người Hoa và lưu dân người Việt cũng có mặt ởvùng đất Đông Nam Bộ từ sớm Đặc biệt sau năm 1698, khi chúa Nguyễn chínhthức xác lập và thực thi chủ quyền tại vùng đất Đông Nam Bộ thì quá trình di dânđến đây càng mạnh mẽ Tiến trình sự biến chuyển dân cư sau đó trong lịch sửcũng đã làm xuất hiện các dân tộc thiểu số có nguồn gốc ở phía Bắc có mặt ởvùng Đông Nam Bộ nhất là thời kỳ chế độ Việt Nam Cộng hoà thiết lập
Các dân tộc thiểu số bản địa ở Đông Nam Bộ có một nền văn hoá đặc sắc,phong tục tập quán riêng biệt Quá trình lịch sử và sinh kế cuộc sống thích ứngvới môi trường, mỗi dân tộc đã chiếm lĩnh một không gian cư trú và đã định vịnhững khu vực cư trú khác nhau của các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Nam Bộ
Vì vậy, để kiểm soát địa bàn chiến lược, tranh thủ lực lượng là đồng bào các dân
Trang 12tộc thiểu số thì chính quyền Việt Nam Cộng hoà đã đề ra hệ thống chính sách đốivới đồng bào các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ.
Để thực hiện một cách thống nhất, chính quyền Việt Nam Cộng hoà coichính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ làmột vấn đề cốt lõi trong chính sách dân tộc Để xây dựng và củng cố địa bànchiến lược phải có chính sách đào tạo đội ngũ những người dân tộc thiểu số ởĐông Nam Bộ Trên cơ sở đó, chính quyền Việt Nam Cộng hoà đề ra chươngtrình giáo dục dành riêng cho các học sinh dân tộc thiểu số, xây dựng thiết chếgiáo dục phù hợp với người dân tộc thiểu số nhằm xây dựng thế hệ các dân tộcthiểu số có tư tưởng giáo dục theo kiểu thực dân mới của Hoa Kỳ, trở thành độingũ phục vụ chính quyền Việt Nam Cộng hoà tại địa phương có đông các dân tộcthiểu số sinh sống
Chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số của chínhquyền Việt Nam Cộng cũng nhằm xoa dịu tình hình mâu thuẫn giữa người dântộc thiểu số với người Kinh do phân biệt đối xử trong tất cả lĩnh vực kinh tế, xãhội, văn hoá và giáo dục Ngăn chặn phong trào đấu tranh của các dân tộc thiểu
số chống đối lại chính quyền Việt Nam Cộng hoà, làm giảm sự bất ổn nhằmtránh hỗn loạn nghiêm trọng khó kiểm soát tình hình ở Đông Nam Bộ Qua đó,tạo ra vành đai chống Cộng sản bảo vệ chính quyền Việt Nam Cộng hoà Chínhsách giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hoà nói riêng đối với các dân tộcthiểu số, bản chất là công cụ của chủ nghĩa thực dân mới của Hoa Kỳ và ViệtNam Cộng hoà tiến hành đối với các dân tộc thiểu số
Vì vậy, nghiên cứu chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộcthiểu số ở Đông Nam Bộ nhằm làm sáng tỏ các vấn đề về vị trí, vai trò của cácdân tộc thiểu số trong chính sách thực dân mới của Hoa Kỳ và chính sách dân tộcvới chính sách giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hoà Nhìn thấy được
âm mưu, thủ đoạn và bản chất của chính sách giáo dục phổ thông mà chínhquyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ nói riêng
và ở miền Nam nói chung Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm cho chính sách giáo
Trang 13dục đối với đồng bào các dân tộc thiểu sổ của Đảng và Nhà nước trong giai đoạnhiện nay.
Từ những lý do trên tôi chọn đề tài: “Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1955-1975)” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn “Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1955-1975)”, nhằm làm
1963 của chính quyền Ngô Đình Diệm, 1963-1967 của chính quyền Quân quản
và 1967-1975 của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu
Trình bày một cách có hệ thống về quá trình tiến hành, kết quả và tác độngcủa chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số của chính quyềnViệt Nam Cộng hoà ở Đông Nam Bộ từ năm 1955-1975 Thông qua trình bàychính sách từ quá trình thiết kế và triển khai về chương trình môn học thổ ngữ,sách giáo khoa, tài liệu học tập, kỳ thi, văn bằng, trường lớp, ký túc xá, ăn nuôi,dụng cụ học tập, học bổng và một số vấn đề khác
Đánh giá bản chất chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền ViệtNam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ trong các giai đoạn
từ thời chính quyền Ngô Đình Diệm, Quân quản và Nguyễn Văn Thiệu Nhìnthấy được hệ quả từ chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt NamCộng hoà tác động đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ, đúc kết nhữngbài học kinh nghiệm cho Việt Nam hiện nay, trong vấn đề giải quyết giáo dụcphổ thông đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ
Trang 143 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đốivới các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ hiện nay chưa có công trình nghiên cứunào công bố đề cập tới Trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu từ sách, tạpchí, luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ liên quan tới chính sách dân tộc và giáodục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà, phân chia cụ thể các nhómcông trình nghiên cứu như sau:
Nhóm thứ nhất, công trình nghiên cứu liên quan về chính sách dân tộc:
+ Trước năm 1975:
Đặc uỷ Trưởng Thượng vụ Paul-Nưr với tác phẩm “Sơ lược về chính sách
Thượng vụ trong Lịch sử Việt Nam” xuất bản năm 1966 Tác phẩm trình bày khái
quát về chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dântộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam giai đoạn từ năm 1955-1966 Tác giả Paul-Nưr đưa ra những đánh giá nhận xét về sự thành công và mặt hạn chế của chínhquyền Việt Nam Cộng hoà Tác giả đã chỉ ra chính sách “dân tộc hoá” của chínhquyền Ngô Đình Diệm có những sai lầm nghiêm trọng làm cho phong trào cácdân tộc thiểu số bùng nổ đấu tranh, do những trí thức các dân tộc thiểu số đứnglên lãnh đạo đòi lại quyền lợi hưởng quy chế riêng biệt Chính quyền Quân quảnvới chính sách “dân tộc hoà đồng – Đồng tiến trong tinh thần quốc gia thốngnhất” đã thực hiện một số biện pháp nâng đỡ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự,kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục nhằm xoa dịu các dân tộc thiểu số trướcnhững sai lầm do chính quyền Ngô Đình Diệm gây ra Trong đó, giáo dục được
cụ thể hoá trong chính sách dân tộc, nhằm đưa ra những biện pháp nâng đỡ cácdân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam nhưng tác giả mới đề cập chung chung,chưa phân tích rõ ràng về các dân tộc thiểu số tại các vùng khác nói chung vàĐông Nam Bộ nói riêng
Tác phẩm “Chính sách phát triển Sắc tộc của chính phủ Việt Nam Cộng
hoà” do Bộ Phát triển Sắc tộc phát hành tại nhà xuất bản Sài Gòn vào năm 1972.
Tác phẩm đã trình bày nội dung chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam
Trang 15Cộng hoà về những chính sai lầm của chính quyền Ngô Đình Diệm và nhữngchính sách xoa dịu của chính quyền Quân quản đối với các dân tộc thiểu số ởmiền Nam Việt Nam, việc thành lập Phủ Đặc uỷ Thượng vụ cơ quan chuyêntrách về các dân tộc thiểu số, khái quát các phong trào đấu tranh của các dân tộcthiểu số tiêu biểu là phong trào Bajaraka (1957-1958) và phong trào Pulro (1964-1969) Điểm nhấn của tác phẩm là chính sách dân tộc với những biện pháp nâng
đỡ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số được quyđịnh ở trong Hiến pháp ngày 1-4-1967 và Sắc luật số 033/67 với thực thi chínhsách được nêu ra cụ thể Tuy nhiên, tác phẩm chỉ nói chung chính sách dân tộc vềchính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục; Nội dung ngắn gọn phạm
vi không gian, chỉ tập trung xoáy sâu vào phát triển vùng Cao Nguyên TrungPhần (Tây Nguyên) của các dân tộc thiểu số ở nơi đây, mà chưa đề cập cụ thể tớicác vùng khác kể cả các dân tộc thiểu số ở vùng Đông Nam Bộ
Tác giả Nguyễn Trắc Dĩ trong khảo cứu “Đồng bào các Sắc tộc thiểu số
Việt Nam (Nguồn gốc và phong tục)” do Bộ Phát triển Sắc tộc phát hành năm
1972 Trong khảo cứu của tác giả đã phân tích sâu sắc khái quát toàn bộ nguồngốc của từng dân tộc trong các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam bao gồm 2nhóm chính là nhóm Môn-Khmer và nhóm Malayo-Polynesien, ngoài ra còn códân tộc Chàm (Chăm) và các dân tộc thiểu số miền Bắc Chủ yếu của khảo cứu
mà tác giả dành trọng tâm nội dung sinh hoạt văn hoá đời sống tinh thần và vậtchất về đời sống du mục và quyền sở hữu đất đai, tổ chức gia đình trong buônlàng ấp, toà án phong tục, ca dao tục ngữ, Khảo cứu chưa đề cập tới về giáodục trong con em các dân tộc thiểu số ở từng vùng khác nhau nói chung và vùngĐông Nam Bộ nói riêng
Tác giả Toan Ánh và Cửu Long Giang trong khảo cứu “Việt Nam chí lược
miền Thượng Cao Nguyên” xuất bản năm 1974 gồm có hai quyển Thượng và
quyển Hạ Quyển Thượng, nhóm tác giả khái quát về nguồn gốc đồng bàoThượng ở Cao Nguyên miền Nam với vị trí địa lý và lịch sử của người Thượng.Nhóm tác giả dành phần lớn nội dung để khái quát các chính sách dân tộc của
Trang 16người Thượng của Ngô Đình Diệm với Sắc luật số 033/67 của Việt Nam Cộnghoà ở miền Nam Việt Nam Quyển Hạ, nhóm tác giả khảo cứu đi sâu vào mô tảmột số dân tộc tiêu biểu ở miền Thượng Cao Nguyên, liệt kê các nhóm dân tộctại miền Nam Việt Nam, sinh hoạt đời sống kinh tế - văn hoá và xã hội Khảocứu của nhóm tác giả cũng giới thiệu khái quát về các tỉnh ở miền Thượng CaoNguyên, trong đó có tỉnh Phước Long thuộc phạm vi nghiên cứu ở Đông Nam
Bộ đã liệt kê vị trí địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội và có giáo dục bậc tiểu học vớibậc trung học về số lượng học sinh và trường lớp nhưng rất ngắn gọn xúc tích ởvài dòng, nhóm tác giả chưa đề cập tới giáo dục phổ thông của chính quyền ViệtNam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số
+ Sau năm 1975:
Báo cáo tổng kết đề tài Khoa học & Công nghệ “Chính sách dân tộc của
chính quyền Việt Nam Cộng hoà và tác động của nó đối với vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên (1954-1975)” của nhóm tác giả do Nguyễn Văn
Tiệp làm chủ nhiệm đề tài, tháng 8 năm 2013 tại Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh Công trình nghiên cứu sau năm 1975 của nhóm tác giả được coi làcông trình nghiêm túc công phu chuyên sâu về chính sách dân tộc từ năm 1954-
1975 của chế độ Việt Nam Cộng hoà ở Tây Nguyên Nội dung của công trìnhnghiên cứu đã khái quát toàn bộ về điều kiện tự nhiên, dân cư, thành phần dântộc và kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên; Chương 2, đã nêu rõ chính sách dân tộccủa chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên(1954-1975) với Chương 5, tác động của chính sách dân tộc của chính quyềnViệt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên (1954-1975) làtrọng tâm của công trình nghiên cứu, nhìn chung chính sách được áp dụng cho tất
cả các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam và không chỉ riêng cho các dân tộcthiểu số ở Tây Nguyên Tuy nhiên, những chính sách biện pháp nâng đỡ về giáodục ở Chương 5 thông qua các văn bản, sắc luật, thông tư trong chính sách dântộc dùng chung cho cả miền Nam Việt Nam của chính quyền Việt Nam Cộng hoà,
kể cả vùng Đông Nam Bộ
Trang 17Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam “Cộng đồng người
Stiêng ở miền Đông Nam Bộ thời Việt Nam Cộng hoà (1967-1975)” của tác giả
Nguyễn Thanh Huy, bảo vệ vào năm 2019 tại trường Đại học Thủ Dầu Một Nộidung của luận văn đã được tác giả trình bày mô tả rõ ràng về chính sách dân tộccủa chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với cộng đồng người Stiêng ở ĐôngNam Bộ (1967-1975) về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội và giáo dục;Những tác động từ chính sách dân tộc của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đốivới cộng đồng người Stiêng làm chuyển biến về chính trị, kinh tế và văn hoá ởĐông Nam Bộ Trên cơ sở kế thừa chính sách dân tộc của chính quyền Việt Namđối với dân tộc Stiêng ở Đông Nam Bộ trong nghiên cứu về mảng giáo dục, xâydựng ký túc xá và chương trình môn học thổ ngữ bản địa trong luận văn
Nhóm thứ hai, công trình nghiên cứu liên quan về chính sách giáo dục phổ thông:
+ Trước năm 1975:
Luận văn tốt nghiệp “Vấn đề phân quyền trong tổ chức giáo dục Việt
Nam” của tác giả Cao Minh Tâm, bảo vệ vào năm 1969 tại Học viện Quốc gia
Hành chánh Luận văn tốt nghiệp đã mô tả hệ thống cơ quan tổ chức giáo dục củachính quyền Việt Nam Cộng hoà từ năm 1955-1969, tác giả nhìn nhận đưa rađánh giá những ưu điểm và khuyết điểm trong hệ thống tổ chức giáo dục củaViệt Nam Cộng hoà, đồng thời đưa ra những đề nghị nhằm cải cách lại hệ thốnggiáo dục theo mô hình kinh nghiệm của các nước khác Đồng thời, tác giả kháiquát cơ quan phân quyền giáo dục từ trung ương tới địa phương nhưng chưa đềcập tới cơ quan chuyên trách phụ trách giáo dục phổ thông dành riêng cho họcsinh dân tộc thiểu số
Luận văn tốt nghiệp “Vấn đề thi cử của nền giáo dục Việt Nam hiện tại”
của tác giả Dương Văn Vàng, bảo vệ vào năm 1969 tại Học viện Quốc gia Hànhchánh Luận văn tốt nghiệp đã nêu ra những khái quát về việc học và thi cử củagiáo dục Việt Nam Cộng hoà, nhận định các nguyên tắc về đề thi tuyển sinh, thilên lớp và thi bằng cấp với nguyên tắc chấm thi bài của học sinh Điểm nhấn về
Trang 18hệ thống tổ chức thi cử giáo dục phổ thông ở bậc tiểu học và bậc trung học, các
cơ quan phụ trách canh thi, người canh thi với kết quả thi cử của học sinh trongcác kỳ thi tuyển sinh, lên lớp, tú tài I và tú tài II Tác giả cũng chỉ ra những sailầm trong thi cử và đưa những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề thi cử tronggiáo dục của Việt Nam Cộng hoà, với sự thiếu sót mà tác giả chưa đề cập tới sốlượng học sinh dân tộc thiểu số thi cử và biện pháp nâng đỡ trong chính sáchgiáo dục phổ thông
Luận văn tốt nghiệp “Sinh hoạt đồng bào Chàm và những chánh sách liên
hệ” của tác giả Yapha Ban ĐocSư, bảo vệ vào năm 1972 tại Học viện Quốc gia
Hành chánh Luận văn tốt nghiệp của tác giả đã dành riêng mô tả mục riêng vềgiáo dục phổ thông đối với dân tộc Chăm Nội dung nêu nổi bật chính sách giáodục phổ thông về tăng số tuổi học tập ở bậc tiểu học và bậc trung học, trợ cấphọc bổng, trong các kỳ thi tuyển sinh được cộng điểm nâng đỡ, cho dạy chữ thổngữ tại bậc tiểu học Tính chất nghiên cứu những chính sách chung mà tác giảchưa mở rộng nghiên cứu chuyên sâu, chưa dành riêng một phần để khái quátchính sách cụ thể về giáo dục phổ thông đối với dân tộc Chăm
+ Sau năm 1975:
Cuốn sách “Bàn về Giáo dục Việt Nam Trước và sau năm 1975” của tác
giả Trần Văn Chánh, vào năm 2019 tại nhà xuất bản Hà Nội Tác phẩm là côngtrình nghiên cứu chuyên sâu về giáo dục ở miền Nam Việt Nam trong phần Itrước năm 1975, trình bày rõ ràng về tư tưởng triết lý giáo dục và quá trình pháttriển của giáo dục Việt Nam Cộng hoà tại miền Nam Việt Nam Nội dung tácphẩm xoáy sâu vào chương trình môn học, sách giáo khoa và tài liệu học tập ởbậc tiểu học và bậc trung học nói chung Có sự phân chia của giáo dục công lập
và tư nhân ở miền Nam Việt Nam tạo ra khác biệt và phân chia các cấp bậc họcđược quy định cụ thể, đúc kết kinh nghiệm của giáo dục Việt Nam Cộng hoàtrong quá trình xây dựng lại những tư tưởng triết học giáo dục và mục tiêu pháttriển nền giáo dục Việt Nam hiện nay Nhìn lại, giáo dục miền Nam tất cả chung
về từ một chính sách thống nhất áp dụng cho tất cả học sinh mà tác giả đã trình
Trang 19bày, không thấy có sự khác biệt về phân chia học sinh người Kinh với học sinhdân tộc thiểu số.
Cuốn sách “Giáo dục phổ thông miền Nam (1954-1975)” của tác giả Ngô
Minh Oanh chủ biên, vào năm 2019 tại nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố HồChí Minh Tác phẩm đã khái quát toàn bộ về giáo dục ở miền Nam Việt Nammột cách toàn diện có hệ thống về sự hình thành, những triết lý và mục tiêu củagiáo dục phổ thông; Cơ cấu tổ chức hệ thống giáo dục phổ thông với các loạihình trường học ở miền Nam Việt Nam và đưa ra nhận xét nhìn chung về giáodục phổ thông Ở Chương 2, khái quát chương trình giáo dục phổ thông về phânchia các loại hình bậc học; Trong mục chương trình tiểu học và trung học trìnhbày về triết lý và mục tiêu giáo dục, những thay đổi cải cách chương trình mônhọc, phân chia thời khoá biểu môn học trong ngày, phương pháp dạy học vàtrang thiết bị học tập, sách giáo khoa và tài liệu tham khảo Chương trình giáodục phổ thông áp dụng dùng chung cho tất cả học sinh ở miền Nam Việt Nam,chưa đề cập tới các chương trình dành riêng cho học sinh dân tộc thiểu số ở miềnNam Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Việt Nam đổi mới và Hội nhập Quốc tế tại
trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 “Chính sách cải cách giáo dục ở miền Nam
Việt Nam dưới thời chính quyền Sài Gòn (1969-1975)” của tác giả Nguyễn Kim
Dung được đăng vào tháng 8 năm 2021 Nội dung bài viết nghiên cứu của tác giảtập trung trình bày tình trạng ảnh hưởng tư tưởng giáo dục Pháp với khiếmkhuyết trong giáo dục của chính quyền Việt Nam Cộng hoà từ năm 1954-1969 vàchính sách cải cách giáo dục trong giai đoạn từ năm 1969-1975 ở miền Nam ViệtNam Kế thừa bài nghiên viết của tác giả, về mô hình chuyển đổi giáo dục ViệtNam Cộng hoà sang mô hình nền giáo dục Hoa Kỳ và chính sách cải tổ giáo dụctrên phương diện mục tiêu giáo dục, mô hình quản lý giáo dục, cải cách chươngtrình thi cử và kết quả thành tựu cải tổ hệ thống giáo dục của Việt Nam Cộng hoà
Nhóm thứ ba, công trình nghiên cứu liên quan về chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số:
Trang 20+ Trước năm 1975:
Khảo cứu “Vấn đề giáo dục sinh viên học sinh các Sắc tộc” của tác giả Đỗ
Văn Tú vào năm 1973 Khảo cứu nghiên cứu toàn diện cụ thể về giáo dục phổthông đối với các dân tộc thiểu số dưới thời chính quyền Việt Nam Cộng hoà dựatrên chính sách dân tộc giai đoạn từ năm 1964-1973, chính sách biện pháp nhằmnâng đỡ cụ thể học sinh dân tộc thiểu số thông qua các văn bản, sắc luật và thôngtư; Giáo dục phổ thông cụ thể qua các chính sách hỗ trợ về chỗ ở ký túc xá và ănnuôi, cấp phát học bổng cho con em học sinh dân tộc thiểu số ở miền Nam ViệtNam Trong đó, Chương 4 của khảo cứu đã trình bày rõ ràng văn bản quyết địnhviệc dạy học chương trình môn học kèm chữ thổ ngữ bản địa của các dân tộcthiểu số, phân chia lộ trình về chương trình môn học kèm chữ thổ ngữ ở mỗi bậchọc trong giáo dục phổ thông Khảo cứu khá toàn diện về nghiên cứu giáo dụcphổ thông đối với các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam, nhưng tổng quan
sơ lược về số liệu chung mà chưa đề cập cụ thể số liệu riêng từng vùng có sựkhác biệt nhau rõ ràng; Tính chất tương đối chung về ký túc xá, ăn nuôi, họcbổng đối với các dân tộc thiểu số ở miền Nam Việt Nam trong từng dân tộc chưađược cụ thể rõ ràng đối tượng trong chính sách giáo dục của Việt Nam Cộng hoà
+ Sau năm 1975:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học giảng viên và học viên cao học trường Đại học
Thủ Dầu Một, tác giả Phạm Thúc Sơn với bài tham luận “Chương trình dạy thổ
ngữ cho đồng bào dân tộc thiểu số của chính quyền Đệ Nhị Việt Nam Cộng hoà (1967-1973)” đăng vào tháng 6 năm 2017 Nội dung nghiên cứu của tác giả trình
bày chuyên sâu về quá trình tiến hành chương trình dạy thổ ngữ của chính quyền
Đệ Nhị Việt Nam Cộng hoà đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên,đưa ra chính sách cụ thể: Các văn bản pháp lý, xây dựng nội dung chương trình
và biên soạn sách giáo khoa, đào tạo đội ngũ giáo viên, triển khai chương trìnhdạy thổ ngữ cho các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Bài tham luận đã trình bàykhách quan và khái quát bức tranh chương trình dạy thổ ngữ giai đoạn từ năm1967-1973, đầy đủ và toàn diện
Trang 214 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: “Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ”,
cụ thể là những vấn đề: Chương trình môn học thổ ngữ, tài liệu học tập, sách giáokhoa, kỳ thi, văn bằng, trường lớp, ký túc xá, ăn nuôi, dụng cụ học tập, học bổng
và một số vấn đề khác ở bậc tiểu học và bậc trung học Nhìn thấy chính sách giáodục phổ thông tác động đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ
Về không gian: Vùng Đông Nam Bộ của Việt Nam bao gồm thành phố Hồ
Chí Minh và 5 tỉnh trực thuộc Trung ương: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương,Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu (tương đương giới hạn địa lý về mặt chính trị làmiền Đông Nam Phần hay về mặt quân sự là Vùng Chiến thuật III, tên gọi dướithời chính quyền Việt Nam Cộng hoà)
Phạm vi nghiên cứu về thời gian của đề tài: Mốc thời gian nghiên cứu của
đề tài trong giai đoạn từ năm 1955 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 chấm dứtchính thể Việt Nam Cộng hoà
5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu của luận văn dựa trên hai phương pháp cơ bảncủa sử học Mác-xit là phương pháp lịch sử và phương pháp logic, nhằm đáp ứngtái hiện phần lịch sử, phân tích và đánh giá các vấn đề lịch sử, xem xét các mốiquan hệ bản chất của các vấn đề lịch sử
Luận văn cũng sử dụng những phương pháp cụ thể khác trong khoa học xãhội và nhân văn hiện nay là so sánh, đối chiếu, để xác định các cứ liệu lịch sử vàcác vấn đề kinh tế, quân sự, chính trị, xã hội, giáo dục với những vấn đề khác
Luận văn nghiên cứu về “Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1955- 1975)”, bên cạnh các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, luận văn
cũng sử dụng phương pháp thống kê và phương pháp tổng hợp số liệu để làm rõcác nội dung liên quan được đề cập trong luận văn
Trang 225.2 Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện luận văn “Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1955-1975)”, sử dụng các nguồn tài liệu rõ ràng nguồn gốc cho luận văn:
Tham khảo các công trình nghiên cứu đã được công bố trên các sách, cácbài báo và tạp chí nghiên cứu khoa học, các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ vềlịch sử Việt Nam hiện đại trong thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một, thư việntỉnh Bình Dương và thư viện Khoa học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn tài liệu quan trọng nhất tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II có nhiềusách và tư liệu quý được bảo quản liên quan đến luận văn là các văn bản Luật,Nghị định, Sắc lệnh, Tờ trình, Kế hoạch, Chương trình hoạt động và các văn bảnkhác; Các chính sách và chương trình viện trợ của Hoa Kỳ liên quan đến chínhsách giáo dục phổ thông trong quá trình hoạt động của chính quyền Việt NamCộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ giai đoạn từ năm 1955-
1975 Hệ thống tài liệu này được lưu trữ tại các phông như: Phủ Thủ tướng ViệtNam Cộng hoà, Phủ Tổng thống Việt Nam Cộng hoà, Bộ Phát triển Sắc tộc,…
6 Đóng góp của luận văn
Luận văn đóng góp như sau:
Làm sáng tỏ một phần lịch sử về chính sách giáo dục phổ thông của chínhquyền Việt Nam Cộng hoà ở Đông Nam Bộ trong giai đoạn từ năm 1955-1975,hiểu rõ bản chất chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số ởĐông Nam Bộ và tìm hiểu các chính sách giáo dục phổ thông của chính quyềnNgô Đình Diệm (1955-1963), Quân quản (1963-1967) và Nguyễn Văn Thiệu(1967-1975)
Từ góc nhìn đánh giá và phân tích quá trình thực thi chính sách giáo dụcphổ thông đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ của chính quyền ViệtNam Cộng hoà từ giai đoạn từ năm 1955-1975: Chương trình môn học thổ ngữ,sách giáo khoa, tài liệu học tập, kỳ thi, văn bằng, học bổng, trường lớp, ký túc xá,
ăn nuôi, dụng cụ học tập và một số vấn đề hỗ trợ trong giáo dục phổ thông
Trang 23Phục dựng lại một phần lịch sử Việt Nam hiện đại trong giai đoạn từ năm1955-1975 Luận văn “Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1955-1975)” hy
vọng sẽ cung cấp thêm những thông tin khoa học lịch sử có giá trị, góp phần làmphong phú thêm kho tàng khoa học lịch sử Việt Nam hiện đại
7 Cấu trúc của luận văn
Luận văn “Chính sách giáo dục phổ thông của chính quyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1955-1975)”, cấu trúc
luận văn bao gồm phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục hình ảnh vàphần nội dung:
Chương 1: Cơ sở hình thành chính sách giáo dục phổ thông của chínhquyền Việt Nam Cộng hoà đối với các dân tộc thiểu số ở Đông Nam Bộ (1955-1975)
Chương 2: Chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số củachính quyền Việt Nam Cộng hoà ở Đông Nam Bộ (1955-1967)
Chương 3: Chính sách giáo dục phổ thông đối với các dân tộc thiểu số củachính quyền Việt Nam Cộng hoà ở Đông Nam Bộ (1967-1975)
Trang 24CHƯƠNG 1: CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG CỦA CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ ĐỐI VỚI CÁC
DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1955-1975)
1.1 KHÁI QUÁT HÌNH THÀNH CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM CỘNG HOÀ Ở ĐÔNG NAM BỘ (1955-1975)
1.1.1 Bối cảnh ra đời của chính quyền Việt Nam Cộng hoà
1.1.1.1 Chính quyền Ngô Đình Diệm (1955-1963)
Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm đã phếtruất Bảo Đại, tự lên làm Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam Vào ngày 26-10-1955,Ngô Đình Diệm đọc bản tuyên cáo thành lập chế độ Việt Nam Cộng hoà Ngày29-10-1955, Ngô Đình Diệm ký Sắc lệnh số 4-TTP thành lập chính quyền và lênlàm Tổng thống VNCH
Ngày 4-3-1956, Ngô Đình Diệm tiến hành cuộc tổng tuyển cử bầu Quốchội lập hiến, với kết quả bầu được 123 đại biểu trong Quốc hội VNCH Đồngthời, Quốc hội VNCH soạn thảo bản Hiến pháp tới ngày 26-10-1956 thì NgôĐình Diệm ký ban hành Mục tiêu của chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên bố về
sự độc lập của Việt Nam Cộng hoà như sau:
Thứ nhất, độc lập tinh thần: Thay đổi tên Dinh Toàn quyền (Dinh
Norodom, được thu hồi vào ngày 7-9-1954) thành Dinh Độc lập, tượng trưng choPhủ Tổng thống VNCH
Thứ hai, độc lập tiền tệ: Độc quyền phát hành tiền giấy bạc và tiền bằng
kim loại từ ngày 31-12-1955 theo Dụ số 48
Thứ ba, độc lập văn hoá: Thu hồi lại tất cả các trường đại học do Pháp
quản lý, chính quyền VNCH giữ thế độc quyền về đài phát thanh và đài truyềnhình theo Dụ số 7 ban hành ngày 1-12-1956
Thứ tư, độc lập quân sự: Hoàn toàn nắm quyền làm chủ quân sự Đồng
thời, kiểm soát các trường quân sự đặt dưới sự chỉ huy của các sĩ quan Việt NamCộng hoà
Trang 25Thứ năm, độc lập ngoại giao: Chính quyền VNCH hoàn toàn có quyền tự
chủ về mặt ngoại giao đối với các nước trên thế giới và được 60 quốc gia côngnhận chính quyền Ngô Đình Diệm (Toà Đại biểu Chánh Phủ, 1960, tr.12)
Ngày 26-10-1956, Hiến pháp VNCH ban hành cơ cấu tổ chức bộ máychính trị được phân chia cụ thể:
Thứ nhất, về quyền hành pháp của Tổng thống VNCH như sau: Nhiệm kỳ
Tông thống là 5 năm và có quyền tái cử 2 lần; Tổng thống có quyền điều hànhcác cơ quan hành pháp và quản lý 13 Bộ là Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoạigiao, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Kinh tế, Bộ Thông tin, Bộ Quốc giaGiáo dục, Bộ Y tế, Bộ Lao động, Bộ Canh nông, Bộ Công Chính, Bộ Giao thông,
Bộ Điền thổ và Cải cách Điền địa Ngoài ra, còn một số cơ quan trực thuộc PhủTổng thống VNCH bao gồm các Phủ, Nha và cơ quan khác như sau: Phủ Tổng
Uỷ Dinh điền, Phủ Đặc Uỷ Công dân vụ, Phủ Tổng Uỷ Hợp tác xã và Nông tín,Nha Tổng Thanh tra Tài chính và Hành chính, Nha Tổng Giám đốc Ngân sách vàNgoại viện, Nha Tổng Giám đốc Công vụ, Nha Tổng Giám đốc Kế hoạch, NhaTổng Giám đốc Xã hội, Nha Tổng Giám đốc Kiến thiết và Thiết kế Đô thị, NhaTổng Giám đốc Vô tuyến Truyền thanh, Nha Tổng Thư ký Thường trực Quốcphòng, Nha Tổng Giám đốc Thanh niên, Nha Quốc gia Du lịch, Nha Tổng Giámđốc Bảo an, Nha Thanh tra Trung ương Dân vệ, Nha Quốc gia Địa dư, Nha Côngtác xã hội miền Thượng, Nha Tổng Giám đốc Thông tin, Phái đoàn Việt NamGiao dịch với Uỷ hội Quốc tế Kiểm soát Đình chiến, Học viện Quốc gia Hànhchính, Nguyên tử Lực cuộc (Toà Đại biểu Chánh Phủ, 1960, tr.12) Nhiệm vụcủa Tổng thống VNCH còn ban hành các đạo luật do Quốc hội VNCH biểu quyết
và thông qua về chính sách đối nội và đối ngoại của chính quyền VNCH
Thứ hai, về quyền lập pháp của Quốc hội VNCH như sau: Các đại biểu
Quốc Hội được bầu cử theo đầu phiếu phổ thông trực tiếp và phiếu kín Nhiệm
vụ của Quốc hội làm theo Hiến pháp VNCH (gọi là Quốc hội lập hiến) và làmtheo luật (gọi là Quốc hội lập pháp), chức năng chính của Quốc hội là lập pháp.Sau cuộc bầu cử ngày 4-3-1956, có 123 đại biểu với nhiệm kỳ 3 năm và có quyền
Trang 26tái cử Các nhiệm vụ của Quốc hội VNCH phải thực thi biểu quyết các đạo luật,chấp thuận các điều ước với hiệp định quốc tế, biểu quyết ngân sách do cơ quanhành pháp soạn thảo.
Thứ ba, về quyền tư pháp của Toà án VNCH: Xét xử mọi việc liên quan
đến tố tụng theo luật pháp, đồng thời giải thích luật pháp và áp dụng luật pháp
Tư pháp VNCH dựa theo nguyên tắc bình đẳng trước luật pháp và nguyên tắcđộc lập của thẩm phán Toà án Tổ chức hệ thống Toà án bao gồm: 1) Các Toà án
Tư pháp (bao gồm Toà án Phá án, Toà án Thượng thẩm, Toà án Hoà giải Rộngquyền, Toà án Hoà giải, Toà án Quân sự, Toà án Quân sự Đặc biệt, Toà án Laođộng, Toà án Điền địa, Toà án Thiếu nhi), có quyền xét xử công việc tố tụng vàtranh tụng về luật dân sự và luật hình sự; 2) Các Toà án Hành chính (bao gồmTham Chính viện và Toà án Hành chính), có quyền xét xử công việc các vụ tốtụng và tranh tụng giữa tư nhân với các cơ quan công quyền liên quan đến luậthành chính (Toà Đại biểu Chánh Phủ, 1960, tr.13) Ngoài ra, Việt Nam Cộng hoàcòn 2 cơ quan tư pháp khác là Thượng Hội đồng Thẩm phán (xem xét về áp dụngđiều khoản xét xử của Thẩm phán khi tuyên án) và Đặc biệt Pháp viện (có quyềnxét xử Tổng thống, Chánh án Toà án Phá án và Chủ tịch Viện Bảo Hiến trongtrường hợp phạm tội phản quốc và các trọng tội khác)
Bộ máy chính quyền Ngô Đình Diệm tồn tại trong giai đoạn từ năm 1955đến 1963, trước khi bị đảo chính do các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hoà
1.1.1.2 Chính quyền Quân quản (1963-1967)
Sau khi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, chính quyềnQuân quản được dựng lên bởi các tướng lĩnh Việt Nam Cộng hoà, đã trải qua cácgiai đoạn đảo chính quân sự liên tiếp và đầy bất ổn Cơ quan bộ máy quản lý củaViệt Nam Cộng hoà điển hình như sau:
Đảo chính ngày 1-11-1963 đến 1-1964, Hội đồng Quân nhân Cách mạng
do Dương Văn Minh đứng đầu; Chỉnh lý ngày 30-1-1964 đến 8-1964, Hội đồngQuân nhân Cách mạng do Nguyễn Khánh đứng đầu; Cải tổ ngày 28-6-1964 đến10-1964, Uỷ ban Lãnh đạo Lâm thời (Tam chế đầu) do Nguyễn Khánh đứng đầu;
Trang 27Hiến chương tháng 10-1964 đến 1-1965, Thượng Hội đồng Quốc gia (dân sự) doNguyễn Khánh đứng đầu; Chính phủ Dân sự từ tháng 2-1965 đến 10-1965, Hộiđồng Quân lực do Nguyễn Khánh tiếp tục đứng đầu; Giải tán Chính phủ Dân sựngày 14-6-1965 thay vào đó Uỷ ban Lãnh đạo Quốc gia do Nguyễn Văn Thiệuđứng đầu giai đoạn từ tháng 6-1965 đến 9-1967 (Nguyễn Đình Lê, 2019, tr.33).Tuy nhiên, bộ máy chính quyền Quân quản vẫn có những xáo trộn nhưng vẫnduy trì hoạt động hệ thống bộ máy dưới thời chính quyền Ngô Đình Diệm.
1.1.1.3 Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975)
Sau khi ban hành Hiến pháp VNCH ngày 1-4-1967, trong cuộc bầu cử và
sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Nguyễn Văn Thiệu đưa lên làm Tổng thốngVNCH Quá trình thiết lập chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, ở ba cơ quan chính
là lập pháp, hành pháp và tư pháp trong cơ cấu tổ chức bộ máy như sau:
Thứ nhất, về lập pháp được thể hiện thông qua Quốc hội VNCH bao gồm
2 cơ quan là Hạ Nghị Viện và Thượng Nghị Viện Trong đó, Hạ Nghị Viện đượcbầu đầu phiếu phổ thông trực tiếp và phiếu kín, những người bầu vào Hạ NghịViện được gọi là dân biểu, nhiệm kỳ của dân biểu là 4 năm và có thể tái cử,người đứng đầu cơ quan là Chủ tịch Hạ Nghị Viện Đối với Thượng Nghị Việntối đa được 60 nghị sĩ trong cuộc bầu cử phiếu phổ thông trực tiếp và phiếu kín,nhiệm kỳ là 6 năm nhưng mỗi 3 năm thì phải bầu lại phân nửa nghị sĩ trongThượng Nghị Viện, người đứng đầu cơ quan là Chủ tịch Thượng Nghị Viện
Thứ hai, về hành pháp được thể hiện thông qua Tổng thống VNCH.
Quyền hạn của Tổng thống có quyền bổ nhiệm Thủ tướng và các thành viênchính phủ, là người đại diện quốc gia trong việc ngoại giao đối với các nước trênthế giới, ký ban hành các Hiệp ước và Hiệp định quốc tế sau khi được Quốc hộiVNCH phê chuẩn Tổng thống VNCH được trao những quyền hạn riêng biệt,nhiệm kỳ là 4 năm, có thể tái cử thêm một lần Trợ giúp Tổng thống là Phó Tổngthống VNCH kiêm nhiệm một số chức vụ khác là Chủ tịch Hội đồng Văn hoáGiáo dục, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Xã hội và Chủ tịch Hội đồng các Sắc tộcthiểu số Ngoài ra, chính phủ VNCH là cơ quan phụ giúp Tổng thống VNCH
Trang 28trong điều hành hệ thống hành chính và thực thi các chính sách quốc gia Đứngđầu chính phủ là Thủ tướng, trong bộ máy chính phủ bao gồm ba cơ quan điềuhành quyết định đến các chính sách quốc gia là Hội đồng Tổng trưởng, Hội đồngNội các và Hội đồng Liên bộ Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, bao gồm 19 Bộ
là Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ, Bộ Thông tin, Bộ Chiêu hồi, BộTài chính, Bộ Kinh tế, Bộ Tư pháp, Bộ Phát triển Nông thôn, Bộ Cải cách Điềnđịa và Phát triển Nông - Ngư nghiệp, Bộ Công chánh, Bộ Giao thông và Bưuđiện, Bộ Giáo dục, Bộ Y tế, Bộ Xã hội, Bộ Lao động, Bộ Cựu chiến binh, BộPhát triển Sắc tộc, Bộ Đặc trách Liên lạc Quốc hội; Riêng bộ ra còn có thêm 3Quốc vụ khanh là Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hoá, Quốc vụ khanh Đặc tráchTái thiết và Phát triển, Văn phòng Quốc vụ khanh (Trần Văn Đại Lợi, 2017,tr.49-50)
Thứ ba, về tư pháp được thể hiện thông qua Tối cao Pháp viện và các
Thẩm phán xử án Trong đó, Tối cao Pháp viện bao gồm 15 Thẩm phán do Quốchội VNCH tuyển chọn và Tổng thống VNCH bổ nhiệm, nhiệm kỳ của Thẩmphán Tối cao Pháp viện là 6 năm và cứ 3 năm sẽ bầu lại khoảng 6 hay 9 Thẩmphán hết nhiệm kỳ Tổ chức Tối cao Pháp viện bao gồm: Đại Hội đồng, Vănphòng, Ban Bảo hiểm, Ban Phá án, Khối Chuyên viên, Nha Tổng Thư ký và các
cơ quan trực thuộc khác Ngoài ra, còn hai cơ quan riêng biệt là Đặc biệt Phápviện và Giám sát viện Nhiệm vụ của Đặc biệt Pháp viện là có thẩm quyền phếtruất Tổng Thống, Phó Tổng thống, Thủ tướng, các Tổng trưởng và Bộ trưởng,các Thẩm phán Tối cao Pháp viện và các Giám sát nếu mắc tội phản quốc, cáctrọng tội khác Giám sát viện là cơ quan có thẩm quyền rộng rãi và biệt lập đốivới cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp; 18 thành viên Giám sát được chỉđịnh 1/3 số thành viên do Quốc hội VNCH, 1/3 số thành viên do Tổng thốngVNCH và 1/3 số thành viên do Tối cao Pháp viện; Thời hạn nhiệm kỳ là 4 năm
và có thể tái chỉ định; Nhiệm vụ của các Giám sát có quyền bảo mật về xuất xứcác tài liệu được trình bày trước Hội đồng Giám sát viện, chỉ Hội đồng mới cóquyền chỉ đạo các Giám sát
Trang 2930-4-1975 thì sụp đổ hoàn toàn, chính quyền VNCH đã từng tồn tại trong lịch sửViệt Nam hiện đại ở miền Nam Việt Nam nói chung và Đông Nam Bộ nói riêng.
1.1.2 Những đặc điểm ở Đông Nam Bộ dưới thời Việt Nam Cộng hoà
1.1.2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và hệ thống giao thông
Thứ nhất, vị trí địa lý ở Đông Nam Bộ:
Miền Đông Nam phần dưới thời Việt Nam Cộng hoà tương đương vớivùng Đông Nam Bộ hiện nay bao gồm các tỉnh thành: Bình Dương, Bình Phước,Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh [Phụ lục 1].Vùng Đông Nam Bộ tiếp giáp với các vùng như sau: Phía nam và tây nam giápvới Tây Nam Bộ; Phía bắc và đông bắc giáp với Tây Nguyên và Duyên hải NamTrung Bộ; Phía đông và đông nam giáp với biển Đông; Phía tây và tây bắc giápvới Campuchia
Thứ hai, điều kiện tự nhiên ở Đông Nam Bộ:
Đông Nam Bộ nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo đặctrưng mùa mưa và mùa khô rõ rệt, nền nhiệt với độ ẩm cao và ít thay đổi trongnăm, nhiệt độ trung bình khoảng 27-28 độ C, lượng mưa bình quân từ khoảng1.500 đến 3.000 mm trên năm Khí hậu Đông Nam Bộ thuận lợi vì ít bị thiên taibởi bão lũ, thời tiết không quá lạnh cũng không quá nóng và tương đối điều hoà.Ngoài ra, Đông Nam Bộ còn chia nhiều vùng khí hậu khác nhau: Vùng khí hậunhiệt đới gió mùa, rất nóng và mưa ít; Vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, rất nóng
và mưa từ trung bình đến mưa nhiều; Vùng khí hậu gió mùa đồi núi, cao nguyên,nóng và mưa nhiều
Đặc điểm địa hình Đông Nam Bộ có các dạng địa hình chính: Địa hình đồinúi, địa hình đồi gò và dạng địa hình chiếm chủ yếu là địa hình đồi thoải và đồngbằng; Ngoài ra, còn dạng địa hình đầm lầy ngập mặn chủ yếu phân bố ở ven cáccửa sông Hệ thống mạng lưới sông ngòi chính ở Đông Nam Bộ là sông ĐồngNai, cùng với các con sông khác như: Sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn…Đất đai ở Đông Nam Bộ đa dạng với các nhóm như: Đất cát, đất mặn, đất phèn,đất phù sa, đất xám, đất đỏ,… Hệ thống rừng ở Đông Nam Bộ gồm có 4 kiểu
Trang 30rừng chính là rừng nhiệt đới ẩm thường xanh, kiểu rừng rụng lá và nửa rụng lá,kiểu rừng rụng lá khô cây họ dầu và kiểu rừng ngập mặn.
Thứ ba, hệ thống giao thông ở Đông Nam Bộ:
Đối với hệ thống giao thông ở Đông Nam Bộ dưới thời Việt Nam Cộnghoà có vị trí chiến lược hết sức quan trọng, các chính sách của chính quyềnVNCH trong việc kiểm soát các khu vực từ đô thị tới nông thôn Đường bộ gồmcác tuyến đường như: Từ Sài Gòn thì quốc lộ 1 đi xuyên qua các tỉnh Gia Định,Biên Hoà, Long Khánh, thông với tuyến đường đi tỉnh Bình Tuy ra tận PhanThiết Trên tuyến đường đi tỉnh Long Khánh đến Dầu Giây rẽ tay trái đi về BảoLộc và Đà Lạt Tuyến đường tỉnh Biên Hoà rẽ về tay phải quốc lộ 15 thì đi tỉnhPhước Tuy tới Vũng Tàu Trong đó, xa lộ đầu tiên của Đông Nam Bộ từ Sài Gòn
đi qua Thủ Đức, Biên Hoà, băng ngang qua quốc lộ 15 nối liền với quốc lộ 1 gần
Hố Nai Trên quốc lộ 1, từ Sài Gòn đi qua khỏi cầu Bình Lợi rẽ về tay trái làquốc lộ 13 đi ngang qua các tỉnh Bình Dương và Bình Long tới các quận LộcNinh và Bố Đức, sang tận biên giới Campuchia Trên tuyến đường quốc lộ 1cũng đến Chân Thành rẽ ngang tay phải là quốc lộ 13 đi ngang qua Đồng Xoàiđến Bù Đăng rồi đi thẳng lên Buôn Ma Thuột Trên quốc lộ 1 từ Sài Gòn đi tớiTrảng Bàng và Gò Dầu Hạ thuộc tỉnh Tây Ninh sang tới Campuchia Ngoài ra,các đường đi liên tỉnh số 4 và số 5 từ Sài Gòn đi về Phú Lâm, Bình Chánh, CầnGiuộc và Gò Công đi về các tỉnh miền tây; Với hệ thống giao thông liên kết liênquận tới liên tỉnh tạo ra mạng lưới giao thông đường bộ
Việt Nam Cộng hoà có hệ thống giao thông đường sắt xuyên việt như khởihành từ Sài Gòn đi qua các tỉnh Đông Nam Bộ tới Phan Thiết hoặc đi lên Đà Lạt;Ngoài ra, có một đoạn tuyến đường sắt từ Dĩ An qua tỉnh Bình Dương đi đến LộcNinh Đối với hệ thống giao thông đường thuỷ, gồm các con sông chính nhưsông Đồng Nai và sông Sài Gòn thì tàu thuyền thường xuyên qua lại từ cửa bểĐại Thanh vào hải cảng ở Sài Gòn
1.1.2.2 Diện tích và dân cư
Đông Nam Bộ có “diện tích chung được gần 3 triệu hecta vì dân số xấp xỉ
Trang 312 triệu người, trừ dân số thủ đô Sài Gòn Điều đáng được lưu ý là thủ đô Sài Gònnằm giữa tỉnh Gia Định” (Toà Đại biểu Chánh Phủ, 1960, tr.9) Trong vấn đềdiện tích và dân số ở các tỉnh Đông Nam Bộ năm 1960 chưa tính Sài Gòn, chothấy phân chia diện tích tính theo những đơn vị không giống nhau, các tài liệuvăn bản như có chỗ tính đơn vị mẫu tây, cây số vuông và hecta Cùng với số liệudân số của các tỉnh Đông Nam Bộ cũng chưa chính xác, vì có tỉnh chỉ tính dân số
là người nam chứ không tính người nữ Cho nên diện tích sẽ được quy đổi đồngnhất ước chừng về hecta và dân số chỉ ghi ước khoảng số người, qua đó cho thấycái nhìn khách quan về diện tích và dân số của các tỉnh Đông Nam Bộ vào năm
1960 được cụ thể qua bảng biểu như sau:
Bảng 1.1 Diện tích và dân số của các tỉnh Đông Nam Bộ năm 1960
Các tỉnh miền Đông Nam Bộ Diện tích Dân số
Biên Hoà 364.217 hecta Khoảng 240.000 ngườiBình Dương 67.663 hecta Khoảng 300.000 ngườiBình Long 233.400 hecta Khoảng 66.596 ngườiBình Tuy // Khoảng 40.000 ngườiGia Định 27.448 hecta Khoảng 586.300 ngườiLong Khánh 120.547 hecta //
Phước Long 480.000 hecta Khoảng 38.000 ngườiPhước Thành 300.000 hecta //
Phước Tuy 192.000 hecta Khoảng 129.000 ngườiTây Ninh 400.000 hecta Khoảng 290.000 người
(Nguồn: Toà Đại biểu Chánh Phủ, Miền Đông Nam phần Kỷ niệm quốc khánh
26-10-1960)
Trong giai đoạn năm 1967-1968, ở miền Nam Việt Nam đỉnh điểm củacuộc chiến tranh thì dân số có sự biến động ở Đông Nam Bộ “gồm: Phước Long,
Trang 32Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hoà, Gia Nghĩa, Sài Gòn, Bình Dương,Bình Long, Tây Ninh, Gia Định, Long An là 5.664.701 người, cư trú trên diệntích 29.487 Km2” (Nguyễn Đình Lê, 2019, tr.94) Tuy nhiên, Đông Nam Bộ cónhững thay đổi liên tục về diện tích và dân số, do tình trạng lấy một số xã vớihuyện thuộc tỉnh ở khu vực khác sát nhập vào Đông Nam Bộ, phù hợp với tìnhhình chính trị và quân sự của chính quyền VNCH.
1.1.2.3 Kinh tế và xã hội
Thứ nhất, đối với kinh tế ở Đông Nam Bộ:
Đối với nông nghiệp, đất đai ở đây thường ruộng rẫy ít hơn đa số là rừng
và đất gò, lương thực cung cấp chỉ đủ một phần nhu cầu của người dân địaphương Ngành lâm sản ở Đông Nam Bộ phát triển do nguồn cung cấp sản lượng
gỗ dồi dào đáp ứng nhu cầu xây dựng và than gỗ cho các đô thị lớn Nguồn lợichính của kinh tế Đông Nam Bộ về cao su tại các tỉnh Biên Hoà, Bình Dương,Bình Long, Long Khánh, Phước Long và Tây Ninh Các loại trái cây nhiệt đớinổi tiếng như bưởi Biên Hoà, chôm chôm Long Thành, măng cụt và sầu riêngBình Dương
Đối với những vùng đất hoang vu ở Đông Nam Bộ nằm trong chính sáchkinh tế nông nghiệp của chính quyền VNCH điển hình như “trong giai đoạn1955-1963, chính quyền VNCH thực hiện chính sách tư hữu hoá ruộng đất chocác tá điền qua công cuộc Cải cách Điền địa” (Nguyễn Văn Hiệp, 2022, tr.256);
“Đầu năm 1957, Ngô Đình Diệm thông báo về một sáng kiến Cải cách Điền địaliên tỉnh dự định sẽ hợp nhất toàn thể người dân miền Nam Việt Nam trong côngcuộc thực hiện “nhiệm vụ lớn lao là xây dựng nền kinh tế quốc dân” Sau mộtchút lưỡng lự ban đầu, chính phủ đã quyết định rằng dự án mới này sẽ chính thứcmang tên Dinh Điền” (Edward Miller, 2016, tr.234) Ngoài ra, hình thành cáckhu Dinh điền tại các tỉnh Bình Tuy, Bình Long, Bình Dương và Phước Long dirời hàng vạn gia đình tới các vùng đất để canh tác mở rộng khai hoang Trong đó,những gia đình người Kinh di cư tới còn có những gia đình của CDTTS miềnBắc di cư vào Nam, “chương trình cũng tiếp nhận cả những người thuộc các
Trang 33nhóm dân tộc thiểu số như người Khmer và các tộc người ở Cao nguyên TrungPhần (người Thượng)” (Edward Miller, 2016, tr.234); Dinh Điền đặt tại nhữngnơi sinh sống tập trung đông đảo CDTTS bản địa ở Đông Nam Bộ, đã tác độngkhông nhỏ tới đời sống sinh hoạt kinh tế và xã hội của CDTTS.
Riêng đối với đặc điểm kinh tế của đồng bào các dân tộc thiểu số ở ĐôngNam Bộ, chủ yếu đa số là dân tộc bản địa sinh sống lâu đời và dân tộc di cư tớigắn bó với nông nghiệp Điển hình một số CDTTS ở Đông Nam Bộ về hoạt độngđặc điểm kinh tế như sau:
1) Dân tộc Chơ Ro chủ yếu làm rẫy và phổ biến làm ruộng nước, chănnuôi, săn bắn, đánh cá,… Còn nghề đan lát làm bằng từ tre và gỗ
2) Dân tộc Mạ làm rẫy trồng lúa và các loại cây khác như ngô, bí, bầu,thuốc lá,… Dùng sức trâu làm ruộng tơi sốp và chăn nuôi các loại gia súc với giacầm như trâu, bò, gà, vịt,… Người dân tộc Mạ có nghề dệt vải truyền thống vớitrình độ tinh xảo về hoa văn, chim thú và màu sắc đa dạng; Đồng thời, người dântộc Mạ biết nghề rèn sắt chế tạo công cụ sản xuất và vũ khí; Ngoài ra còn biếtlàm thuyền độc mộc để vận chuyển và đánh bắt cá
3) Dân tộc M’Nông làm rẫy là chủ yếu, trồng lúa nước ở vùng ven hồ,đầm, sông Chăn nuôi chủ yếu là trâu, chó, dê, lợn, gà và một số nhà nuôi thêm
cả voi (có nghề săn và nuôi dưỡng thuần hoá voi rất nổi tiếng) Người dân tộcM’Nông có nghề dệt vải sợi bông do người phụ nữ phụ trách và nghề đan lát cácvật dụng sinh hoạt như giỏ, mùng,… đều do đàn ông phụ trách
4) Dân tộc Stiêng chủ yếu làm trồng lúa nước và dùng sức trâu bò để càykéo, ở vùng cao là làm rẫy
5) Dân tộc Chăm chủ yếu trồng lúa nước, kỹ thuật thâm canh lúa nướcbằng các biện pháp giống cây, phân bón, sử dụng thuỷ lợi để tưới tiêu khá thànhthạo Nghề thủ công nổi tiếng của người dân tộc Chăm là đồ gốm và dệt vải sợibông Đồng thời, biết buôn bán trao đổi hàng hoá
6) Dân tộc Khmer chủ yếu trồng lúa nước thâm canh từ lâu đời, biết chọngiống lúa, sử dụng thuỷ lợi về xử lý việc đất chua phèn trong cải tạo đất, trồng
Trang 34nhiều dưa hấu Chăn nuôi các loại gia súc trâu và bò để cày cấy, các loại gia cầmnhư gà, vịt,… Ngoài ra, phát triển nghề thủ công như dệt vải, gốm và làm đường
từ cây thốt nốt
Đối với công nghiệp ở Đông Nam Bộ, từ năm 1957-1967 với sự viện trợcủa Hoa Kỳ và các chính sách phát triển công nghiệp của chính quyền VNCHnhằm bảo hộ ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ “Đến năm 1960, khu vực SàiGòn, Gia Định, Biên Hoà có 3.123 xí nghiệp kỹ nghệ (chiếm 42% tổng số xínghiệp) với 36.493 nhân công (61% tổng nhân công)” (Nguyễn Văn Hiệp, 2022,tr.257-258) Tuy nhiên, chính sách phát triển đầu tư công nghiệp của chính quyềnVNCH, tập trung chủ yếu vào “công nghiệp Sài Gòn có được nguồn nhân lựcđầu tư, vốn đầu tư bản nước ngoài tăng nhanh, các ngành kinh tế bắt đầu đượckhuếch trương Nhiều cơ sở sản xuất được đầu tư và xây dựng mới, năm 1957 có31.400 xí nghiệp kỹ nghệ và thương mại, năm 1960 là 34.654 và năm 1964 tănglên 41.830” (Phan Hải Vân, 2019, tr.42) Trong giai đoạn này, Sài Gòn là thủ phủcông nghiệp, các ngành công nghiệp chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến thựcphẩm (đồ hộp, đồ uống,…), ngành công nghiệp sản xuất (dệt, giấy, xi măng, thuỷtinh…) và ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước
Điển hình ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ, đặc biệt là khu kỹ nghệBiên Hoà được thành lập theo Sắc lệnh số 49/KT vào ngày 21-5-1963, mục đíchnhằm phân tán nguồn lực lượng công nhân tập trung ở đô thành Sài Gòn và thúcđẩy phát triển công nghiệp ở các địa phương khác Trong giai đoạn năm 1965,đáp ứng nhu cầu chiến lược quân sự của Hoa Kỳ tại Đông Nam Bộ, tăng cườngviện trợ kinh tế cho chính quyền VNCH Công nghiệp Sài Gòn thu hút các nguồnlực đầu tư nước ngoài và sự viện trợ của Hoa Kỳ về cơ sở hạ tầng, “các ngànhcông nghiệp bắt đầu phân hoá mạnh Những ngành vấp phải hàng nhập khẩu thìkhông thể phát triển mà còn suy thoái; Ngược lại, các ngành phục vụ chiến tranhphát triển mạnh như chế biến, xây dựng, luyện kim, sản xuất điện, nước…”(Phan Hải Vân, 2019, tr.56) Chính quyền VNCH áp dụng công nghệ kỹ thuật vàmáy móc hiện đại vào hoạt động sản xuất, chất lượng hàng hoá đa dạng và quy
Trang 35Từ năm 1972 trở đi ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ bước vào thời kỳsuy thoái, nguồn viện trợ Hoa Kỳ và thị trường tiêu thụ mặt hàng công nghiệpdân dụng giảm mạnh do quân đội Hoa Kỳ với quân đội đồng minh rút khỏi miềnNam Việt Nam Từ năm 1973, việc vận hành các cơ sở công nghiệp gặp hết sứckhó khăn vì chiến tranh đã tàn phá nhiều nhà máy xí nghiệp và cơ sở sản xuấtkhông thể hoạt động được nữa Tình trạng chiến tranh, các nhà đầu e ngại khôngdám đầu tư vào ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ, dẫn tới kinh tế công nghiệpcủa chính quyền VNCH tụt dốc nghiêm trọng Riêng đối với kinh tế công nghiệpthì đồng bào các dân tộc thiểu số không có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật
và vận dụng phát triển phục vụ đời sống của bản thân
Thứ hai, đối với xã hội ở Đông Nam Bộ:
Ngô Đình Diệm thiết lập chế độ Việt Nam Cộng hoà vào năm 1955 đãthực hiện xây dựng một xã hội khuôn mẫu theo Hoa Kỳ với khẩu hiệu: Dân chủ -Công bằng xã hội - Nhân vị Trong giai đoạn từ năm 1955-1960, dưới sự bảo trợcủa Hoa Kỳ, tạo ra sự ảnh hưởng dựng lên thể chế chính trị và cấu trúc xã hội ởĐông Nam Bộ Về chế độ chính trị Việt Nam Cộng hoà là chế độ cộng hoà, cóhiến pháp, quốc ca, quốc kỳ, quốc huy, quốc hiệu và quốc tính; “Là chế độ, màtheo Tổng thống Ngô Đình Diệm công bố, có bản chất cần lao, nhân vị, đồng tiến
xã hội! Chế độ chính trị - xã hội này ra đời chính thức vào năm 1956” (NguyễnĐình Lê, 2019, tr.64) Dưới sự tác động của Hoa Kỳ mà chính quyền VNCHđược thiết lập trong tình trạng xã hội Đông Nam Bộ đang tồn tại nhiều thànhphần lực lượng, các giai tầng xã hội, các tôn giáo có chính kiến khác nhau Xâydựng xã hội mới thì chính quyền Ngô Đình Diệm xem lực lượng kháng chiến tạiĐông Nam Bộ là đối thủ cần phải tiêu diệt nhất (gọi là Việt Cộng), được coi làquốc sách hàng đầu và là điều kiện kiên quyết để xây dựng chế độ chính trị - xãhội thân Hoa Kỳ
Từ năm 1956, chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện tiêu diệt các lựclượng chống đối thông qua các phong trào tố Cộng, diệt Cộng; Ban hành luật10/59 thực hiện tiêu diệt Việt Cộng trên toàn miền Nam Việt Nam làm tác động
Trang 36sâu sắc tới xã hội Điển hình tác động tới xã hội Đông Nam Bộ dưới thời chínhquyền Ngô Đình Diệm là chính sách Cải cách Điền địa, dẫn tới những biếnchuyển trong xã hội và đặc biệt tới các vùng nông thôn cho đến khi chính quyềnNgô Đình Diệm sụp đổ vào năm 1963 Ngoài ra, chính sách tổ chức lại xã hộicủa chính quyền Ngô Đình Diệm thông qua phân bố định cư cho một số cộngđồng dân cư ngoài miền Bắc tại các vùng có đông CDTTS sinh sống, thực hiệncác chính sách về đất đai thuộc sở hữu quốc gia và ban hành luật pháp mang tínhchất đồng hoá đối với CDTTS qua áp dụng những quy tắc của người Kinh vàođời sống xã hội đồng bào các dân tộc thiểu số.
Các chính sách khủng bố của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với nhândân miền Nam đã tạo ra mâu thuẫn lớn dẫn tới bùng phát phong trào Đồng Khởimiền Nam năm 1960 với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền NamViệt Nam Xã hội Đông Nam Bộ có hai chính quyền cùng tồn tại song song, Mặttrận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại các vùng giải phóng và chínhquyền VNCH tại các vùng kiểm soát, diện mạo bức tranh xã hội Đông Nam Bộkhá toàn diện trong giai đoạn này Sự can thiệp của Hoa Kỳ vào miền Nam ViệtNam và viện trợ cho chính quyền VNCH thực hiện các chính sách chiến lượcquân sự điển hình gom dân cư như các khu Trù Mật, khu Dinh Điền tới Ấp Chiếnlược làm biến đổi xã hội Đông Nam Bộ trở nên kép kín và siết chặt
Tình trạng xã hội Đông Nam Bộ phức tạp, chính quyền VNCH tăngcường nhập ngũ đối với các thanh niên, xảy ra tình trạng trốn nghĩa vụ quân sựdiễn ra khắp nơi Tại các chiến trường diễn ra ác liệt tại các vùng nông thôn dẫntới cộng đồng dân cư phải di tản khắp nơi và số lượng thương vong do chiếntranh làm xáo trộn xã hội Đông Nam Bộ
Chính sách phân biệt đối xử giữa các tôn giáo của chính quyền Ngô ĐìnhDiệm, dẫn tới phong trào Phật giáo năm 1963 với sự kiện hoà thượng ThíchQuảng Đức tự thiêu, bùng nổ mâu thuẫn sâu sắc Với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ,các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hoà đảo chính Ngô Đình Diệm vào ngày1-11-1963, thiết lập chính quyền Quân quản trong giai đoạn từ năm 1963-1967
Trang 37Trong giai đoạn này, các cuộc đảo chính quân sự diễn ra liên tiếp nhằm giànhquyền lực giữa các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hoà làm hỗn loạn và xáotrộn trong xã hội Đông Nam Bộ Tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng Mặt trậnDân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam mở rộng vùng giải phóng, thu hẹpphạm vi vùng kiểm soát của chính quyền VNCH.
Năm 1965, Hoa Kỳ đem quân và quân đội đồng minh can thiệp vào miềnNam Các chiến lược quân sự của Hoa Kỳ cùng quân đội đồng minh và Việt NamCộng hoà tiến hành các cuộc tấn công càn quét tại các vùng nông thôn, nơi có lựclượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Bom đạn dội xuốngcày nát các vùng nông thôn làm cho người dân không thể canh tác nông nghiệp
và làng mạc bị tan hoang do các trận pháo kích, bom đạn không thể sinh sốngđược nữa, người dân di chuyển tới các đô thị lớn tập trung sinh sống Tình trạngcác đô thị lớn điển hình như Sài Gòn, “dân số tăng dần qua các năm, từ năm
1965 đến năm 1968 dân số tăng khoảng 200.000 người (từ 1.485.000 người lên1.681.000 người)” (Phan Hải Vân, 2019, tr.73), dẫn quá tải khi người dân đổ dồn
về mưu sinh làm phát sinh ra nhiều tệ nạn xã hội ở Đông Nam Bộ
Trong giai đoạn từ năm 1967-1973, Hoa Kỳ tăng cường viện trợ cho chínhquyền VNCH với nhiều khoản ngân sách trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hoá,giáo dục… Làm biến đổi đời sống xã hội ở Đông Nam Bộ mang tư tưởng vănhoá Hoa Kỳ hoá phát triển mạnh nở rộ xuất hiện nhiều sản phẩm giá trị văn hoáHoa Kỳ, tác phong sinh hoạt đời sống mang sức sống của Hoa Kỳ đối với ngườidân ở Đông Nam Bộ Sau khi Hoa Kỳ ký kết hiệp định Paris năm 1973, rút quânkhỏi miền Nam Việt Nam và dần rút bớt viện trợ cho chính quyền VNCH nhanhchóng tác động to lớn đối với xã hội Đông Nam Bộ Nguồn lợi chi tiêu sinh hoạt
từ binh lính Hoa Kỳ đột ngột biến mất làm giảm sút nghiêm trọng tới thu nhậpcủa người dân, các ngành kinh tế bị khủng hoảng khi nguồn vốn của Hoa Kỳ bịcắt giảm viện trợ, các nhà máy xí nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, dẫn tớingười lao động mất công việc và đời sống người dân trở nên khó khăn
Chính quyền VNCH ngày càng trở nên suy yếu trước lực lượng chính phủ
Trang 38Cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, khi không làm chủ đượccác vùng kiểm soát, dần rút lui ra khỏi các vùng nông thôn đổ dồn về Sài Gòn,dẫn tới hỗn loạn tràn lan ra khắp nơi, đứng trước sự sụp đổ của chính quyềnVNCH tại Đông Nam Bộ Năm 1975, lực lượng chính phủ Cách mạng Lâm thờiCộng hoà miền Nam Việt Nam tiến công giải phóng miền Nam Trong đó, xã hộiĐông Nam Bộ bao gồm các thành phần trí thức, nhân sĩ, sĩ quan và người dânphục vụ cho bộ máy chính quyền VNCH đã tìm đường rời khỏi đất nước sangHoa Kỳ, dẫn tới cấu trúc xã hội Đông Nam Bộ là một mớ hỗn độn, phước tạptrong và sau năm 1975.
Với cấu trúc xã hội ở Đông Nam Bộ phức tạp dưới thời Việt Nam Cộnghoà tác động tới nhưng tình hình đặc điểm xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu
số bản địa lâu đời và di cư tới vẫn có nét riêng biệt sau đây:
1) Dân tộc Chơ Ro có hệ thống tổ chức xã hội không theo chế độ mẫu hệhay phụ hệ, vẫn coi trọng cả hai bên như nhau Các phong tục tập quán của ngườidân tộc Chơ Ro như sau: Hôn nhân gia đình nhà trai hỏi vợ nhưng lễ cưới tổ chức
ở nhà gái và chàng trai phải ở rể vài năm thì mới được ở riêng; Tục lễ ma chaychôn người chết theo truyền thống dùng quan tài độc mọc và sau ba ngày từ hômmai táng thì gia đình có tang phải làm lễ mở cửa mả; Trang phục thì phụ nữ quấnváy, còn đàn ông đống khố; Nhà cửa là nhà sàn và có thói quen ở nhà trệt
2) Dân tộc Mạ có hệ thống tổ chức xã hội thành từng bon (làng), theo mỗibon từ 5 đến 10 nhà sàn dài (nơi các thế hệ có chung huyết thống sinh sống tậptrung), đứng đầu bon là già làng Các phong tục tập quán của người dân tộc Mạnhư sau: Hôn nhân gia đình nhà trai chủ động trong việc hôn nhân và ở rể nhà vợ,nộp đủ sính lễ hôn nhân thì mới được đưa vợ về nhà ở; Trang phục nam thì ở trần
và đóng khố, còn phụ nữ ở trần mặc váy, một số bộ phận mặc áo có những hoavăn trang trí tinh xảo; Nhà cửa thì người dân tộc Mạ có những đặc trưng đángchú ý nhà sàn chỉ ở vùng cao và nhà đất ở vùng thấp thì chiếm đa số
3) Dân tộc M’Nông có hệ thống tổ chức xã hội mỗi làng thường vài chục
hộ gia đình, trưởng làng đóng vai trò quan trọng đối với người dân trong làng
Trang 39Các phong tục tập quán của người dân tộc M’Nông như sau: Hôn nhân gia đìnhtheo chế độ mẫu hệ, con cái theo họ mẹ, vị trí chính trong gia đình là người phụ
nữ, vẫn tôn trọng nhau và không phân biệt đối xử với người đàn ông; Theo tục lệcha mẹ già thường ở với con gái út; Tuổi hôn nhân thì người dân tộc M’Nôngphải cà răng mới được lấy vợ và lấy chồng, cưới xin gồm có ba bước chính làdạm hỏi, lễ đính hôn và lễ cưới; Vợ chồng lấy nhau xong phải ở bên nào thì dohai gia đình quyết định, người dân tộc M’Nông thích đẻ nhiều con và nhất là congái Nhà cửa của người dân tộc M’Nông có cả nhà sàn và nhà trệt Trang phụccủa người dân tộc M’Nông thì đàn ông thường đóng khố và ở trần, phụ nữ thìmặc váy quấn buông dài trên mắt cá nhân
4) Dân tộc Stiêng có hệ thống tổ chức xã hội đứng đầu là già làng có uytín và am hiểu tập tục truyền thống, có lối sống định canh định cư theo từng hộgia đình Các phong tục tập quán của người dân tộc Stiêng như sau: Tin vào sứcmạnh huyền bí từ các vị thần như mặt trời, mặt trăng, sấm sét,… Tính tuổi theomùa rẫy; Hôn nhân gia đình thì lấy vợ và lấy chồng khác dòng họ, cô dâu về ởnhà chồng sau khi xong ngày cưới; Trang phục của người dân tộc Stiêng thì namđóng khố và phụ nữ mặc váy, mùa đông thì choàng thêm tấm vải
5) Dân tộc Chăm có hệ thống tổ chức xã hội mỗi dòng họ và mỗi nhómgia đình thân thuộc hay chỉ vài đại gia đình ở quây quần thành hình vuông hoặchình chữ nhật Các phong tục tập quán của người dân tộc Chăm như sau: Hônnhân gia đình của người dân tộc Chăm theo chế độ mẫu hệ tồn tại ở một số khuvực nhất định, tuy nhiên đàn ông đóng vai trò quan trọng trong gia đình nhưngchủ gia đình lại là người phụ nữ cao tuổi, quy định con gái phải theo họ mẹ; Nhàgái cưới chồng cho con gái, con trai phải ở rễ nhà vợ, chỉ có con gái mới đượcthừa kế tài sản và đặc biệt người con gái út phải nuôi cha mẹ già, được hưởngphần lớn tài sản hơn các chị còn lại Nhà cửa của người dân tộc Chăm là nhàngắn với bộ khung nhà khá đơn giản Trang phục của người dân tộc Chăm ởnhững nhóm địa phương khác nhau có nét riêng biệt; Đàn ông thì để tóc dài quấnkhăn có hoa văn chi tiết, áo cánh xẻ ngực màu sáng hoặc màu tối, thường mặc
Trang 40khăn vắt vai ngoài chiếc áo dài màu trắng và một số nơi mặc quần bên trong áodài, nhóm cộng đồng người dân tộc Chăm Hroi mặc váy quấn hở có miếng đápsau váy, nhóm còn lại thường mặc áo cánh xẻ ngực.
6) Dân tộc Khmer có hệ thống tổ chức xã hội từ xa xưa chùa Khmer là nơi
tụ điểm sinh hoạt cộng đồng về văn hoá - xã hội, đứng đầu chùa là sư cả, thanhniên người dân tộc Khmer thường trưởng thành đến chùa tu học trao dồi đứchạnh và kiến thức Người dân tộc Khmer thường sống xen kẽ với nhóm dân tộcKinh và Hoa trong các phum, sóc, ấp Các phong tục tập quán của người dân tộcKhmer như sau: Hàng năm người Khmer có nhiều ngày lễ hội lớn là ngày tết dântộc, tiêu biểu như Chôn Chơ nam thơ mây (tết năm mới), lễ Phật đản, lễ Đôn ta(Xá tội vong nhân), Oóc bom boóc (cúng Trăng),…; Nhà cửa của người dân tộcKhmer là nhà sàn, một số nhỏ nhà sàn trong các chùa Khmer là nơi sinh hoạt hộihọp của sư sãi và tín đồ; Trang phục của người dân tộc Khmer cổ truyền mangphong cách tín ngưỡng Phật giáo, đàn ông thường mặc bộ bà ba đen với quấnkhăn rằn trên đầu, Phụ nữ thường mặc váy bằng tơ tằm dạng hình ống kín
1.1.2.4 Đơn vị hành chính các tỉnh và đô thành Sài Gòn
Ngày 26-10-1955, sau cuộc trưng cầu ý dân nhằm phế truất Bảo Đại, NgôĐình Diệm đã đưa ra bản Hiến ước Tạm thời tuyên bố thành lập chính quyềnViệt Nam Cộng hoà ở miền Nam Việt Nam Ngày 26-10-1956, Tổng thốngVNCH ban hành Hiến pháp trong đó thiết lập cơ quan hành chính địa phươngtrên toàn bộ lãnh thổ và dân cư miền Nam Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào Theo
mô hình phân quyền kiểu Hoa Kỳ, chính quyền VNCH phân chia miền Nam ViệtNam thành hai phần là Trung phần (Trung Bộ) và Nam phần (Nam Bộ) Ngày24-10-1956, Sắc lệnh số 147-a của Tổng thống VNCH chia Trung Bộ làm 2 phần(Cao Nguyên Trung phần - tức là Tây Nguyên và Trung Nguyên Trung phần -tức là Duyên hải Nam Trung Bộ) và chia Nam Bộ làm 2 phần (Tây Nam phần -tức là Tây Nam Bộ và Đông Nam phần - tức là Đông Nam Bộ) [Phụ lục 2]
Ngày 18-6-1959, Sắc lệnh số 138 đặt Toà Đại biểu Chính phủ Đông Nam
Bộ tại tỉnh Bình Dương Đông Nam Bộ dưới thời Việt Nam Cộng hoà bao gồm