1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm 3 - Phân Tích Trách Nhiệm Xã Hội Và Các Vấn Đề Vi Phạm Của Coca-Cola Trong Vụ Việc Trốn Thuế Tại Thị Trường Việt Nam.doc

33 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích trách nhiệm xã hội và các vấn đề vi phạm của Coca-Cola trong vụ việc trốn thuế tại thị trường Việt Nam
Tác giả Nhóm 3
Trường học Trường Đại học Ngoại thương, Viện Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế
Chuyên ngành Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thể loại Tiểu luận giữa kỳ
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 243,23 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA (7)
    • 1.1. Định nghĩa CSR (7)
    • 1.2. Vai trò của CSR (7)
      • 1.2.1. Đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp (7)
      • 1.2.2. Đối với hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp (7)
      • 1.2.3. Đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (8)
    • 1.3. Mô hình CSR (Mô hình Kim tự tháp của Carroll - 1991) (8)
  • CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-COLA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM QUA VỤ VIỆC TRỐN THUẾ (10)
    • 2.1. Giới thiệu Coca-Cola Việt Nam (10)
      • 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển (10)
      • 2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Coca-Cola (11)
      • 2.1.3. Phân tích trách nhiệm của Coca-Cola theo mô hình CSR (13)
    • 2.2. Phân tích trách nhiệm xã hội của Coca-Cola qua vụ việc trốn thuế tại thị trường Việt Nam (14)
      • 2.2.1. Trách nhiệm kinh tế (14)
      • 2.2.2. Trách nhiệm pháp lý (17)
      • 2.2.3. Trách nhiệm đạo đức (18)
      • 2.2.4. Trách nhiệm từ thiện (23)
  • CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT (25)
    • 3.1. Đánh giá chung về thay đổi của Coca-Cola sau vụ việc trốn thuế tại Việt Nam 20 3.2. Đề xuất giải pháp (25)
    • 3.3. Liên hệ và bài học cho các doanh nghiệp khác (26)
  • KẾT LUẬN (29)

Nội dung

1.2.1 Đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp 2 1.2.2 Đối với hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp 2 1.2.3 Đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 3 1.3 Mô hình CSR (Mô hình Kim tự tháp của Carroll - 1991) 3 CHƯƠNG 2: TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-COLA TẠI THỊ TRƯỜNGVIỆT NAM QUA VỤ VIỆC TRỐN THUẾ 5 2.1 Giới thiệu Coca-Cola Việt Nam 5 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 5 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Coca-Cola 6 2.1.3 Phân tích trách nhiệm của Coca-Cola theo mô hình CSR 8 2.2 Phân tích trách nhiệm xã hội của Coca-Cola qua vụ việc trốn thuế tại thị trườngViệt Nam 9 2.2.1.Trách nhiệm kinh tế 9 2.2.2.Trách nhiệm pháp lý 12 2.2.3.Trách nhiệm đạo đức 13 2.2.4.Trách nhiệm từ thiện 18 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT 20 3.1 Đánh giá chung về thay đổi của Coca-Cola sau vụ việc trốn thuế tại Việt Nam203.2 Đề xuất giải pháp 20 3.3 Liên hệ và bài học cho các doanh nghiệp khác 21 KẾT LUẬN 24 Trang 4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 25 Trang 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Hình 1: Mô hình Kim tự tháp của Carroll 4 Trang 6 LỜI MỞ ĐẦU Trong thời đại kinh tế hội nhập toàn cầu ngày nay, các tập đoàn đa quốc gia đangkhông ngừng phát triển vượt bậc cả về quy mô và lợi nhuận, thế nhưng điều này cũng dẫnđến việc phải đối mặt với sự quan tâm ngày càng cao từ phía công chúng về trách nhiệmxã hội và đạo đức kinh doanh Coca-Cola, một trong những tập đoàn đa quốc gia lớn nhấtthế giới, không phải là ngoại lệ Là một trong những tên tuổi lớn của ngành công nghiệp đồuống toàn cầu, Coca-Cola đã thường xuyên được xem là biểu tượng của sự thịnh vượngkinh doanh và tầm ảnh hưởng xã hội Tuy nhiên, phía sau những quảng cáo hoàn hảo vàlời hứa luôn mang lại niềm vui, sức khỏe và sự hài lòng cho khách hàng, còn đó một thựctế gây bất bình đối với việc vi phạm thuế của công ty này. Vì vậy, để phân tích trách nhiệm xã hội và đạo đức của Coca-Cola trong bối cảnh của vụ việc trốn thuế tại Việt Nam gần đây, nhóm chúng em lựa chọn đề tài “PHÂNTÍCH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI VÀ CÁC VẤN ĐỀ VI PHẠM CỦA COCA-COLA TRONG VỤ VIỆC TRỐN THUẾ TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM” với mục tiêu chính là đi sâu vào những hậu quả đối với xã hội và cộng đồng của các viphạm này, cùng với đó là các chuẩn mực đạo đức mà một tập đoàn lớn như Coca-Colanên tuân thủ Cuối cùng, nhóm sẽ tìm kiếm những giải pháp và bài học được rút ra từtrường hợp này để cải thiện trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh của các công tyđa quốc gia trong tương lai. Bằng cách xem xét kỹ lưỡng vấn đề nêu trên, chúng ta sẽ có cơ hội hiểu rõ hơnvề tầm quan trọng của việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh vàtạo nên một xã hội công bằng hơn, trong đó các tập đoàn lớn không chỉ đóng góp vàolợi ích kinh tế của họ mà còn phải chịu trách nhiệm đối với cộng đồng và đạo đức kinhdoanh của mình Trong quá trình nghiên cứu do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chếnên không thể tránh những thiếu sót trong bài tiểu luận Nhóm chúng em rất mong sẽnhận được những đánh giá và góp ý của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Trang 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANHNGHIỆP (CSR) 1.1 Định nghĩa CSR CSR (Corporate social responsibility) là một mô hình mà các doanh nghiệp lấynhững tác động của mình tới xã hội, môi trường xung quanh làm kim chỉ nam cho hoạtđộng kinh doanh của mình, bao gồm các hoạt động có quy tắc như tham gia, hỗ trợ cáchoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức… nhằmđóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò một doanh nghiệp nhân đạo, hoạt độngvì cộng đồng. 1.2 Vai trò của CSR 1.2.1 Đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp Thứ nhất, thực hiện các hoạt động CSR có thể dẫn đến sự tham gia của các bênliên quan tốt hơn, hạn chế hành vi thiển cận và bảo thủ của ban giám đốc và do đó giảmchi phí đại diện (Eccles và cộng sự, 2014) Ngoài ra, các doanh nghiệp có hiệu suấtCSR vượt trội có thể sẵn sàng công bố những nỗ lực CSR của họ cho công chúng hơn,làm giảm thông tin bất đối xứng và tăng tính minh bạch của thông tin phi tài chính.Nghiên cứu của Sharfman và Fernando (2008) cho thấy rằng quản lý rủi ro môi trườngđược cải thiện có liên quan đến chi phí vốn thấp hơn Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằngcó bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp có hoạt động hiệu suất CSR vượt trội thì chiphí vốn cổ phần thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thứ hai, ngoài chi phí vốn chủ sở hữu, CSR cũng đã được chứng minh là có tácđộng đến chi phí vay ngân hàng Lins và cộng sự (2017) cũng chỉ ra rằng, các doanhnghiệp có mức độ CSR cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn, doanh thu tăng trưởng và năngsuất của nhân viên và có thể tăng nợ nhiều hơn so với các doanh nghiệp có CSR thấp. 1.2.2 Đối với hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp Tuy nhiên, một phần ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính cũng có thể bị chi phốibởi những thay đổi trong hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp Nó là cho thấyrằng các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động CSR cũng có thể hành xử có trách nhiệmtrong các hoạt động công bố thông tin Truyền thông CSR thường xuyên có thể mang lạilợi thế cho các doanh nghiệp như tăng tính minh bạch, cho phép giám sát các hoạt độngCSR của các doanh nghiệp, tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan và sự tham

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA

Định nghĩa CSR

CSR (Corporate social responsibility) là một mô hình mà các doanh nghiệp lấy những tác động của mình tới xã hội, môi trường xung quanh làm kim chỉ nam cho hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm các hoạt động có quy tắc như tham gia, hỗ trợ các hoạt động tình nguyện hoặc thực hiện những hoạt động mang tính đạo đức… nhằm đóng góp cho các mục tiêu xã hội dưới vai trò một doanh nghiệp nhân đạo, hoạt động vì cộng đồng.

Vai trò của CSR

1.2.1 Đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp

Thứ nhất, thực hiện các hoạt động CSR có thể dẫn đến sự tham gia của các bên liên quan tốt hơn, hạn chế hành vi thiển cận và bảo thủ của ban giám đốc và do đó giảm chi phí đại diện (Eccles và cộng sự, 2014) Ngoài ra, các doanh nghiệp có hiệu suất CSR vượt trội có thể sẵn sàng công bố những nỗ lực CSR của họ cho công chúng hơn, làm giảm thông tin bất đối xứng và tăng tính minh bạch của thông tin phi tài chính. Nghiên cứu của Sharfman và Fernando (2008) cho thấy rằng quản lý rủi ro môi trường được cải thiện có liên quan đến chi phí vốn thấp hơn Hơn nữa, nghiên cứu chỉ ra rằng có bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp có hoạt động hiệu suất CSR vượt trội thì chi phí vốn cổ phần thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Thứ hai, ngoài chi phí vốn chủ sở hữu, CSR cũng đã được chứng minh là có tác động đến chi phí vay ngân hàng Lins và cộng sự (2017) cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp có mức độ CSR cao hơn sẽ có lợi nhuận cao hơn, doanh thu tăng trưởng và năng suất của nhân viên và có thể tăng nợ nhiều hơn so với các doanh nghiệp có CSR thấp.

1.2.2 Đối với hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp

Tuy nhiên, một phần ảnh hưởng đến việc tiếp cận tài chính cũng có thể bị chi phối bởi những thay đổi trong hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp Nó là cho thấy rằng các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động CSR cũng có thể hành xử có trách nhiệm trong các hoạt động công bố thông tin Truyền thông CSR thường xuyên có thể mang lại lợi thế cho các doanh nghiệp như tăng tính minh bạch, cho phép giám sát các hoạt động CSR của các doanh nghiệp, tăng cường mối quan hệ với các bên liên quan và sự tham

2 gia của họ trong các doanh nghiệp và hỗ trợ hợp tác liên ngành Hơn nữa, Dhaliwal và cộng sự (2011) chỉ ra rằng việc tự nguyện công khai các hoạt động CSR có thể làm giảm chi phí vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp.

1.2.3 Đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Tác động của các hoạt động CSR dường như là thay đổi theo thời gian, CSR vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực đối với giá trị doanh nghiệp Benabou và Tirole (2010) lập luận rằng CSR là việc các doanh nghiệp áp dụng một triển vọng dài hạn hơn để tối đa hóa lợi nhuận Tuy nhiên quan điểm còn lại trái ngược, lập luận rằng CSR chỉ là hoạt động từ thiện của doanh nghiệp, do người nơi các doanh nghiệp làm từ thiện khởi xướng và bằng tiền của người khác Trong trường hợp này, lợi nhuận của các doanh nghiệp có quan hệ ngược chiều đến CSR Ngoài ra, các bằng chứng thực nghiệm cho thấy mối liên hệ giữa việc các doanh nghiệp có các hoạt động CSR và việc thể hiện khả năng sinh lời và giá trị doanh nghiệp cao hơn là hỗn hợp, tức vừa có quan hệ tích cực vừa có quan hệ tiêu cực.

Mô hình CSR (Mô hình Kim tự tháp của Carroll - 1991)

Carroll (1979) cho rằng CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, pháp luật, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định, và Caroll

(1991) đưa ra mô hình kim tự tháp về CSR được nhiều người đồng tình, theo đó, CSR bao gồm các thành phần:

(1) Trách nhiệm kinh tế (economic responsibility): tối đa hóa lợi nhuận, cạnh tranh, hiệu quả và tăng trưởng.

(2) Trách nhiệm pháp luật/pháp lý (legal responsibility): nghĩa vụ tuân theo các luật lệ, luật pháp của địa phương, của đất nước và cả luật quốc tế.

(3) Trách nhiệm đạo đức (ethical responsibility): những quy tắc, giá trị được xã hội chấp nhận nhưng chưa được đưa vào văn bản luật.

(4) Trách nhiệm thiện nguyện/từ thiện (philanthropic responsibility): những hành vi của doanh nghiệp vượt ra ngoài sự trông đợi của xã hội, như quyên góp ủng hộ người khó khăn, tài trợ học bổng, đóng góp cho các dự án cộng đồng

Trách nhiệm thiện nguyện/từ thiện

Là một công dân doanh nhân tốt

Có đóng góp nguồn lực cho cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống

Thực hiện đúng những gì được coi là công bằng, đúng đắn, hợp lý

Trách nhiệm pháp luật/pháp lý

Cần phải hoạt động theo pháp luật

Cần phải có lợi nhuận

Hình 1: Mô hình Kim tự tháp của Carroll

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-COLA TẠI THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM QUA VỤ VIỆC TRỐN THUẾ

Giới thiệu Coca-Cola Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển

Coca-Cola là nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại Mỹ Cha đẻ của Coca Cola là một dược sĩ và theo cách hiểu của người dân Mỹ thời kỳ đó Coca Cola là một loại thuốc uống Sau này, khi mua lại Coca-Cola, Asa Candler - Nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca-Cola đã biến chuyển suy nghĩ của người dân nước Mỹ về hình ảnh của Coca-Cola từ thứ “thuốc uống” thành loại đồ uống ngon lành và tươi mát Cho đến ngày nay, Coca-Cola vẫn trung thành với tiêu chí này của hãng Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm 1960.

8.5.1886: Tại Bang Atlanta - Hoa Kỳ, một dược sĩ tên là John S Pemberton đã chế ra một loại siro có hương thơm đặc biệt và có màu caramen, chứa trong một bình nhỏ bằng đồng Ông đem chiếc bình này đến hiệu thuốc của Jacob, hiệu thuốc lớn nhất ởAtlanta thời bấy giờ và cho ra mắt công chúng với giá 5 xu một cốc Ngay sau đó người trợ lý của John là ông Frank M Robinson đã đặt tên cho loại siro này là Coca-Cola.

1891: ông Asa G Candler một dược sĩ đồng thời là thương gia ở Atlanta đã nhận thấy tiềm năng to lớn của Coca-Cola nên ông quyết định mua lại công thức cũng như toàn bộ quyền sở hữu Coca-Cola với giá 2,300 USD

1892: Candler cùng với những người cộng tác khác thành lập một công ty cổ phần tại Georgia và đặt tên là “Công Coca-Cola”

1893: Thương hiệu Coca-Cola lần đầu tiên được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp Đến năm 1960, Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam và đã trở lại từ tháng 2 năm 1994, sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại.

1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tạo Việt Nam

2.1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu dài

Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.

2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của Coca-

Xuất hiện vào thập niên cuối của thế kỷ XIX, Coca-Cola dần chiếm lĩnh thị trường tạo ra một thương hiệu nước giải khát được mọi người yêu thích Với sức ảnh hưởng lớn và tích cực của loại nước ngọt có ga, khơi dậy cảm hứng trong cả thể chất và tinh thần của người tiêu dùng trên toàn thế giới, Coca-Cola đã xác định được tầm nhìn của thương hiệu: hướng đến một tương lai tốt đẹp và mang lại nhiều điều tích cực cho con người.

Coca-Cola gần đây đã công bố sứ mệnh mới của công ty: tiếp tục Đổi mới Thế giới và làm nên Sự khác biệt, tuy nhiên vẫn không quên trách nhiệm phát triển thương hiệu bền vững hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn có ảnh hưởng tích cực đối với cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới

Thứ nhất, Coca-Cola Đổi mới Thế giới và Làm nên Sự khác biệt Từ năm

1886 đến nay, Coca-Cola đã không ngừng đổi mới và phát triển theo từng giai đoạn Đặc biệt, Coca-Cola đã thành nhờ chiến lược khác biệt hóa sản phẩm bằng việc nghiên cứu và phát triển các sản phẩm phụ duy trì mối liên kết với Coca-Cola như Diet Coke Cola, Lemon Coke,

Thứ hai, Coca-Cola phát triển các thương hiệu và loại nước giải khát được mọi người yêu thích với khát vọng đổi mới liên tục và tạo lợi thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành bằng việc phát triển thêm các thương hiệu nước giải khát khác bao gồm: nước trái cây và thức uống sữa trái cây, nước lọc và trà, nước thể thao và nước tăng lực.

Thứ ba, Coca-Cola hướng đến phát triển thương hiệu bền vững hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn Trong giai đoạn 2016 - 2018, Coca-Cola đã đóng góp 3.500 tỷ đồng vào GDP hàng năm của Việt Nam thông qua các hoạt động kinh doanh và đầu tư Bên cạnh đó, Coca-Cola tại Việt Nam đã tạo ra cơ hội để “nhân tài” trẻ thể hiện các khả năng hay kỹ năng Từ đó, ta có thể thấy rằng không chỉ tập trung vào sản phẩm và thương hiệu của mình, Coca-Cola còn trở thành một doanh nghiệp toàn cầu, góp phần tạo nên giá trị và tương lai tích cực nhờ việc đầu tư vào các chương trình phát triển con người và cải tạo thế giới.

Giá trị cốt lõi Để duy trì một doanh nghiệp mang tầm cỡ quốc tế Coca-Cola đã tập trung và thực hiện vào sáu giá trị cốt lõi để điều hành và không ngừng phát triển doanh nghiệp:

Thứ nhất, khả năng lãnh đạo: Những người đứng đầu Coca-Cola luôn có những chiến lược rõ ràng, vạch rõ tầm nhìn và mục tiêu dài hạn, sứ mệnh của doanh nghiệp giúp nhân viên thực hiện đúng con đường mà doanh nghiệp lựa chọn.

Thứ hai, hợp tác: Coca-Cola còn tăng độ nhận diện của mình và thị phần của mình bằng việc hợp tác với chuỗi thương hiệu đồ ăn các nước Trong đó, ta có thể thấy nổi bật như IPPG với nhiều thương hiệu F&B lớn: Popeyes, Burger King, Domino's Pizza, Dunkin's Donut.

Thứ ba, chính trực: Coca Cola luôn đi theo tôn chỉ - cởi mở, thẳng thắng để đối tác, khách hàng cũng như nhân viên có quyền biết công ty sẽ làm gì với số tiền mà họ đã bỏ ra.

Thứ tư, đam mê: Ngoài việc chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm, tạo ra khoảng 78.800 công việc, đóng góp khoảng 356 triệu USD cho GDP cả nước Coca- Cola còn tích cực đóng góp vào các chương trình thiện nguyện, các chương trình tạo sân chơi, cơ hội cho người trẻ thể hiện và phát triển khả năng.

Thứ năm, tính đa dạng: Sau hơn 100 năm xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp đã mở rộng ngành hàng đa dạng các loại nước ngọt có ga, nước trái cây và thức uống sữa chua trái cây, nước lọc và trà, nước thể thao và nước tăng lực Điều này không chỉ giúp thương hiệu Coca-Cola không hòa lẫn giữa những thương hiệu nước giải khát khác, mà còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phân tích trách nhiệm xã hội của Coca-Cola qua vụ việc trốn thuế tại thị trường Việt Nam

2.2.3.1 Tổng quan vấn đề vi phạm trách nhiệm kinh tế

Coca-Cola bắt đầu thâm nhập và đầu tư tại thị trường Việt Nam từ năm 1994 nhưng mãi đến năm 2013, Coca Cola mới báo lãi và nộp thuế Số liệu từ Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2013 và 2014, Coca-Cola báo lãi lần lượt 150 tỷ và 357 tỷ đồng, giúp xoa dịu câu chuyện không nộp thuế của Coca Cola.

Suốt khoảng thời gian kể từ năm 2012 trở về trước, Coca Cola liên tục báo lỗ và không nộp thuế dù đang vận hành tới 3 nhà máy tầm cỡ trong nước Tính đến năm

2012, lỗ luỹ kế được công ty xác nhận là 3.768 tỷ đồng, vượt quá vốn chủ sở hữu 2.950 tỷ đồng.

Dù đã hoạt động hơn 20 năm tại thị trường Việt Nam nhưng Coca-Cola Việt Nam mới nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu năm 2020.Năm 2020, CoCa-Cola lại tiếp tục mở rộng sản xuất bằng việc xây dựng thêm một khu sản xuất thứ 4 tại Long An Nghi vấn việc trốn thuế ngày càng rõ rệt khi vấn đề

“thua lỗ” lại đi cùng với “mở rộng sản xuất” Tổng cộng số tiền Coca-Cola Việt Nam bị truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 821,4 tỷ đồng.

2.2.3.2 Nguyên nhân vấn đề vi phạm kinh tế

Chiêu trò “chuyển giá” qua việc nâng giá nguyên liệu đầu vào:

Vấn đề “chuyển giá” là một trong những chiêu trò để khai gian khoản lãi - lỗ của hầu hết các công ty đa quốc gia hiện nay nhằm lách luật và trốn nghĩa vụ kinh tế tại các nước sở tại Chiêu trò “chuyển giá” bằng cách nâng giá nguyên liệu đầu vào còn là cách chuyển lợi nhuận hữu hiệu nhất thông qua dòng tiền (dòng lợi nhuận) chuyển vào công ty mẹ trên danh nghĩa mua nguyên liệu từ công ty chủ quản ấy với giá cao Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm 70% giá vốn của Coca Cola, cá biệt có năm lên tới 80-85% giá vốn.

Chiêu trò “chuyển giá” qua việc nâng giá thiết bị đầu vào – dây chuyền sản xuất:

Thông thường để kiểm soát chi phí các công ty mẹ hoặc các công ty trong cùng tập đoàn sẽ bán luôn cho công ty con các dây chuyền sản xuất và các thiết bị đi kèm, và rất ít các trường hợp mua trực tiếp từ các nhà cung cấp Coca-Cola đang sở hữu hệ thống mạng lưới các công ty con và các công ty liên doanh dày đặc trên toàn thế giới Việc nhập các thiết bị sản xuất, thiết bị đầu vào và cả nguyên liệu đang được Coca-Cola Việt Nam nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá thành rất cao hoặc từ các công ty tại các quốc gia có chế độ đãi ngộ vấn đề thuế nhập khẩu thấp với các hiệp định với Việt Nam.

Chuyển giá thông qua phí phân bổ từ công ty mẹ Tập đoàn ("bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu"): Đây là một chiêu trò chuyển giá bởi các công ty xuyên quốc gia lớn có những tài sản vô hình như thương hiệu, bằng sáng chế, bí quyết công thức…được định giá cao thông qua phí bản quyền và sử dụng Đây là các tài sản vô hình và việc định giá phân bổ về lại cho công ty con ở Việt Nam là chuyện rất bình thường, vì lý do các công ty con đang sử dụng thương hiệu và bí quyết của công ty mẹ nên phải trả phí, như trường hợp của Cocacola, Pepsi, Honda…Tuy nhiên, chưa có cơ sở chắc chắn để xác định các chi phí này là hợp lý.

“Chuyển giá” bằng cách bán với giá thấp hơn cho công ty mẹ và các công ty trong cùng tập đoàn:

Thay vì chuyển giá thông qua nâng cao giá mua đầu vào thì các Tập đoàn đa quốc gia có thể sử dụng phương pháp hạ giá bán cho Công ty mẹ hoặc các công ty con trong cùng tập đoàn Việc hạ giá thành sản phẩm hay bán thấp hơn rất nhiều so với bên thứ 3 cũng thương được sử dụng đối với công ty gia công sản xuất, tạm nhập xuất ở Việt Nam.

Các chiêu trò chuyển giá (" lợi nhuận" ) khác: Đầu tiên là về hình thức đầu tư mở rộng Thông thường các dự án đầu tư vào

Việt Nam trong thời gian đầu thường được hưởng ưu đãi theo các diện miễn thuế từ 2-4 năm, giảm thuế từ 4 đến 9 năm, thông thường sẽ hưởng lãi suất thấp hơn nhiều so với mức thông thường (20%) Tận dụng trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thay vì chuyển lợi nhuận ra các quốc gia khác, các Tập đoàn sẽ tận dụng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, mở rộng thêm nhà máy để gia tăng sản lượng sản xuất ở thị trường Việt Nam Đó cũng là lý do CoCa-Cola tập trung xây dựng đến 3 nhà máy quy mô lớn ở ngay trong những năm đầu thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Thứ hai là chuyển giá thông qua các hình thức khác Sau khi báo lỗ liên tiếp các năm qua, CoCa-Cola thực hiện chiến lược vay vốn từ các công ty con khác và từ chính công ty mẹ Qua đó, công ty mẹ có thể tăng chi phí lãi vay hay thậm chí các chi phí khác về marketing phân bổ từ công ty mẹ, chi phí sử dụng phần mềm…để giảm doanh thu, lợi nhuận để trốn thuế.

Tính độc quyền về nguồn cung của công ty mẹ:

Việc chứng minh Coca Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề Điều này xuất phát bởi ở Việt Nam, nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp Do đó, các cơ quan thuế cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì đây là doanh nghiệp đặc thù Đây là điểm mấu chốt và là nguyên nhân sâu xa trong các chiêu trò “chuyển giá”.

2.2.3.3 Đánh giá vấn đề vi phạm kinh tế Đây là vấn đề vi phạm trách nhiệm kinh tế nghiêm trọng và vô cùng lớn tại Việt Nam của Coca-Cola So với những giai đoạn 2002-2006 và các năm trước 2012 thì số tiền trốn thuế lên tới 820 tỷ đồng là vô cùng lớn Điều này gây ra hậu quả vô cùng lớn tới Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam bởi:

(1) Gây thất thoát các quỹ công và tài sản của nhà nước Thuế là số tiền trách nhiệm kinh tế mà các doanh nghiệp bắt buộc phải đóng vì nghĩa vụ.

(2) Gây sai sót và thâm hụt trong việc phân bổ các phúc lợi xã hội và các quỹ quốc gia đặc biệt khác như bảo vệ rừng, quỹ cứu hộ thiên tai, quỹ cho các hoạt động chính trị,

(3) Gây các hậu quả khác như bảo vệ môi trường, vấn đề “kẻ ăn không” trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên của Việt Nam mà không phải chịu bất cứ khoản thuế nào.

ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT

Đánh giá chung về thay đổi của Coca-Cola sau vụ việc trốn thuế tại Việt Nam 20 3.2 Đề xuất giải pháp

Liên tục báo lỗ trong 20 năm, doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu thế giới Coca-Cola mới nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Theo Tổng cục thuế, Coca-Cola Việt Nam đã kê khai, nộp các tờ khai giao dịch liên kết và lập hồ sơ xác định giá thị trường cho các năm tài chính từ 2007 đến 2015 Số liệu được kê khai phản ánh doanh nghiệp thua lỗ và chuyển lỗ phát sinh giai đoạn trước, dẫn đến năm 2015 mới bắt đầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Theo quyết định xử phạt hành chính về thuế, Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam đã vi phạm về khai sai, dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo quy định Tổng cộng số tiền Coca-Cola Việt Nam bị truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 821,4 tỷ đồng Ngay sau đó, Coca Cola Việt Nam đã có đơn khiếu nại lên Tổng cục Thuế với 10 nội dung, chủ yếu liên quan đến việc cơ quan thuế không chấp nhận cho doanh nghiệp được đưa vào chi phí được trừ với các khoản mà trước đây Coca Cola Việt Nam đã kê khai Đại diện Coca-Cola Việt Nam cho biết, cơ quan thuế đã thanh tra lượng hồ sơ trong suốt thời kỳ 9 năm hoạt động của công ty, từ năm 2007 - 2015. Doanh nghiệp đã cung cấp đầy đủ những thông tin được yêu cầu và các tài liệu cần thiết cho việc kiểm toán Trong quá trình thanh tra, công ty nhận ra đã mắc phải những sai sót và đã thông báo với Tổng cục Thuế sẽ hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ được yêu cầu Đến cuối năm 2020, Tổng cục Thuế ra quyết định từ chối giải quyết khiếu nại của Coca Cola về kết quả thanh tra trên.

Sau cùng, Coca-Cola Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc sâu sát cùng các cơ quan Chính phủ có liên quan cho vấn đề này, để phù hợp với cam kết phát triển bền vững của công ty trong việc hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với tinh thần minh bạch và tuyệt đối tuân thủ pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, doanh nghiệp không có những hành động sửa chữa cụ thể nhằm “xoa dịu” sự phẫn nộ của dư luận Việt và khắc phục hậu quả đã gây ra.

Giải quyết vấn đề trốn thuế là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo công bằng

20 thuế và nguồn lực tài chính cho các dự án và chương trình quốc gia Dưới đây là một số giải pháp mà Việt Nam có thể áp dụng để đối phó với vấn đề này:

Tăng cường kiểm tra và giám sát: Tăng cường kiểm tra và giám sát các hoạt động kinh doanh của các công ty để đảm bảo họ tuân thủ đúng luật thuế Các cơ quan thuế cần có khả năng theo dõi và đánh giá mức thuế mà các công ty phải nộp.

Sử dụng công nghệ thông tin: Áp dụng công nghệ thông tin để tự động hóa việc thu thập dữ liệu thuế và kiểm tra sự tuân thủ của các công ty Công nghệ có thể giúp phát hiện các giao dịch không rõ ràng và tự động thông báo cho cơ quan thuế. Áp dụng biện pháp trừng phạt nghiêm khắc: Thiết lập biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với các công ty vi phạm luật thuế, bao gồm việc áp dụng các khoản phạt tài chính lớn hoặc thậm chí khởi tố hình sự đối với các trường hợp nghiêm trọng.

Tăng cường hợp tác quốc tế: Hợp tác với các quốc gia khác để chia sẻ thông tin về thuế và theo dõi hoạt động của các tập đoàn quốc tế Các hiệp định về tránh kéo dài thuế (Double Taxation Agreements) có thể giúp trong việc này.

Tăng cường giáo dục về thuế: Tăng cường giáo dục và tạo thêm sự nhận thức về thuế trong cộng đồng kinh doanh và xã hội để giúp mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của tuân thủ thuế và hậu quả của trốn thuế. Đặt ra quy tắc rõ ràng và minh bạch: Đảm bảo rằng quy tắc thuế là rõ ràng và minh bạch để tránh sự hiểu lầm và khả năng tận dụng lỗ hổng trong luật thuế.

Liên hệ và bài học cho các doanh nghiệp khác

Câu chuyện về vụ việc trốn thuế của Coca- Cola tại thị trường Việt Nam là một ví dụ điển hình về tình trạng trốn thuế của các công ty đa quốc gia Các doanh nghiệp này thường tận dụng vào sự khác biệt về quy định thuế giữa các quốc gia để tìm cách tránh thuế Điều này đặt ra vấn đề về sự phức tạp và những thách thức trong vấn đề kiểm soát thu thuế đối với các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia.

Trong bối cảnh hội nhập, mở cửa và sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp4.0 đang diễn ra hiện nay, mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam vươn ra thị trường thế giới Đi cùng với đó, là việc tạo ra các loại hình kinh doanh mới và các dịch vụ số xuyên biên giới Sự phức tạp của những mô hình kinh doanh mới này và việc hoạt động trực tuyến làm cho việc xác định lợi nhuận trở nên khó khăn hơn và càng đặt ra những thách thức trong việc kiểm soát thuế quan và thuế thu nhập, đặc biệt là trong lĩnh vực Thương mại điện tử.

Một ví dụ về loại hình kinh doanh dịch vụ số đã khiến cho cơ quan chức năng gặp khó khăn trong việc xem xét hành vi vi phạm trốn thuế là Uber Uber là một công ty công nghệ và dịch vụ giao thông cá nhân đặc biệt nổi tiếng trên toàn thế giới và có hoạt động tại Việt Nam Uber đã sử dụng một cơ cấu thuế phức tạp để tránh trả thuế tại Việt Nam Cụ thể, khi người dùng trả tiền cho tài xế, số tiền này không được giữ lại tại Việt Nam mà sẽ được chuyển ra nước ngoài, chính xác là đến Hà Lan, nơi có trụ sở của công ty mẹ Uber, được gọi là Uber BV (Uber International BV) Sau đó, một phần của số tiền này được chuyển đến một công ty khác, đặt trụ sở ở Bermuda thông qua một công ty shell ở Hà Lan, được gọi là Uber International CV Cơ cấu này giúp Uber tránh trả thuế tại Việt Nam một cách hiệu quả Trước những thủ thuật “lách luật” vô cùng khôn khéo này, để ngăn chặn con đường lách thuế của Uber, Việt Nam đã thu thuế trực tiếp của Uber B.V qua công văn Theo đó, đầu tháng 12/2017, Bộ Tài chính đã bác khiếu nại của Uber, đồng thời khẳng định, Uber B.V không được miễn thuế theo Gần

70 tỷ đồng này là số thuế Uber phải nộp gồm thuế phải nộp gần 10,3 tỷ, truy thu gần 51,48 tỷ đồng và số tiền chậm nộp tính đến 31/8/2017 là hơn 4,9 tỷ.

Vụ việc Coca-Cola trốn thuế tại Việt Nam hay việc Uber lợi dụng lỗ hổng trong chính sách thuế để tránh thu thuế đưa ra một số bài học cho các công ty đa quốc gia nói riêng và các doanh nghiệp nói chung:

Tuân thủ luật pháp: Một trong những bài học là việc trốn thuế có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp, bao gồm cả việc bị phạt tiền, mất uy tín và thậm chí là bị đóng cửa Các chính phủ đang ngày càng tăng cường các biện pháp để ngăn chặn việc trốn thuế, và các doanh nghiệp có nguy cơ bị phát hiện ra và bị truy tố Một số doanh nghiệp có thể sử dụng các chiêu thức phức tạp để tránh thuế, nhưng điều này không an toàn và có thể dẫn đến những rủi ro lớn Thay vào đó, các doanh nghiệp nên tuân thủ các quy định về thuế và đóng góp công bằng cho xã hội Điều này không

22 chỉ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý, mà còn giúp xây dựng một hình ảnh tích cực trong mắt khách hàng và cộng đồng. Đảm bảo tính minh bạch: Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ có đủ khả năng giải thích và bảo vệ các hoạt động tài chính của họ trước cơ quan thuế và công chúng Các tập đoàn cần có khả năng giải trình rõ ràng cho các hoạt động tài chính của họ, bao gồm việc giải thích việc đóng thuế, chuyển giá và cơ cấu thuế Việc này giúp tránh được sự hiểu lầm và tranh cãi từ phía cơ quan thuế và công chúng. Đảm bảo trách nhiệm xã hội: Bên cạnh việc tuân thủ pháp luật, trách nhiệm xã hội còn là một phần quan trọng của hoạt động doanh nghiệp trong thế giới ngày nay Vụ việc của Coca-Cola mang lại một bài học quý báu cho các doanh nghiệp khác về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật thuế và trách nhiệm xã hội Việc không tuân thủ có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về pháp lý và hình ảnh Việc đóng thuế đúng luật và thực hiện trách nhiệm xã hội giúp duy trì uy tín của doanh nghiệp trong mắt cổ đông, khách hàng, và cộng đồng Điều này có thể góp phần vào sự phát triển bền vững của tập đoàn.

Xem xét quy trình chuyển giá hợp lý: Các doanh nghiệp cần thận trọng khi thực hiện các giao dịch liên quan đến chuyển giá Việc sử dụng các giá trị chuyển giá không hợp lý có thể dẫn đến rủi ro vi phạm luật thuế và ảnh hưởng đến uy tín của công ty, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động xuyên biên giới.

Ngày đăng: 14/06/2024, 13:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w