1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm qua các trang báo mạng điện tử thanh niên, tuổi trẻ, dân trí, vnexpress, vietnamnet từ năm 2016 2021)

133 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Vui lòng liên hệ ZALO 0353764719 hoặc GMAIL 123docntcgmail.com để mua tài liệu trực tiếp với giá ưu đãi, GIẢM GIÁ 2050% giá tài liệu Vui lòng liên hệ ZALO 0353764719 hoặc GMAIL 123docntcgmail.com để mua tài liệu trực tiếp với giá ưu đãi, GIẢM GIÁ 2050% giá tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN -

TRẦN THỊ ÁNH

VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm qua các trang báo mạng điện tử: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí,

Vnexpress, Vietnamnet từ năm 2016-2021)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN -

VẤN ĐỀ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm qua các trang báo mạng điện tử: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí,

Vnexpress, Vietnamnet từ năm 2016-2021)

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN BÁO CHÍ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Vấn đề vi phạm đạo đức

nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi,

dưới sự hướng dẫn khoa học của Ths.Đặng Hồng Cam Vũ

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện khóa luận tốt nghiệp này đã được cảm ơn và các số liệu, kết quả khảo sát, kết quả phỏng vấn sâu, thông tin được sử dụng trong khóa luận này là trung thực và khách quan

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 05 năm 2022

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Ánh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn BGH Đại học Sư Phạm Đà Nẵng cùng Th.S Hồ Trần Ngọc Oanh – Trưởng khoa Khoa Ngữ Văn, Th.S Phạm Thị Hương – Tổ trưởng Ngành Báo chí, Th.S Nguyễn Vinh San – Trưởng phòng Công tác sinh viên đã tạo điều kiện cho tôi được đăng ký và hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp cuối khóa

Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Ths.Đặng Hồng Cam Vũ, người đã luôn tận tình chỉ bảo, chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm để giúp tôi định hướng được đường đi và thực hiện khóa luận một cách tốt nhất Trong quá trình thực hiện, dù tôi có nhiều thiếu sót nhưng cô vẫn luôn kiên nhẫn, động viên, khuyến khích giúp tôi có thêm động lực để đi đến cùng con đường nghiên cứu này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy, cô, các bạn sinh viên trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng cùng các nhà báo, phóng viên đã dành thời gian đồng ý hỗ trợ, trả lời bảng câu hỏi phỏng vấn sâu để tôi có tư liệu xây dựng nội dung đề tài

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè đã động viên, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận

Khóa luận này được hoàn thành một cách nghiêm túc và cẩn trọng, song không thể tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất hy vọng nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô, bạn bè, những phóng viên, nhà báo hoặc những người quan tâm đến vấn

đề này để khóa luận được hoàn thiện và phát triển ở cấp độ cao hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Trần Thị Ánh MỤC LỤC

Trang 5

DANH MỤC HÌNH ẢNH vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU viii

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 2

2.1 Trên thế giới 2

2.2 Ở Việt Nam 4

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 7

3.1 Mục tiêu nghiên cứu 7

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 7

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 8

4.1 Đối tượng nghiên cứu 8

4.2 Phạm vi nghiên cứu 8

5 Phương pháp nghiên cứu 8

5.1 Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp 8

4.2 Phương pháp điều tra dữ liệu thứ cấp 9

6 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài 10

6.1 Ý nghĩa lí luận 10

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 10

7 Cấu trúc của khóa luận 10

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 12

VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO 12

1.1 Báo mạng điện tử 12

1.1.1 Khái niệm báo mạng điện tử 12

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam 13

1.1.3 Những đặc trưng ưu việt của báo mạng điện tử 16

1.1.3.1 Khả năng đa phương tiện 16

1.1.3.2 Tính tức thời và phi định kỳ 17

1.1.3.3 Tính tương tác 18

1.2 Đạo đức nghề báo 19

Trang 6

1.2.1 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề báo” 19

1.2.2 Những yêu cầu về đạo đức nghề báo ở Việt Nam 22

1.2.2.1 Những nguyên tắc đạo đức nghề báo Việt Nam 22

1.2.2.2 Những nguyên tắc đạo đức nghề báo trên thế giới 25

1.2.3 Đạo đức nghề báo trong kỉ nguyên số 33

1.3 Mối liên hệ giữa sự phát triển của báo mạng điện tử và vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo 37

Tiểu kết chương 1 39

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 41

2.1 Những biểu hiện vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử hiện nay 41

2.1.1 Đưa tin sai sự thật 43

3.2.1.1 Nội dung sai sự thật 45

3.2.1.2 Giật tít câu view, định hướng sai lệch 54

2.1.2 Tiêu cực hóa thông tin 56

2.1.2.1 Đăng tải quá nhiều và khai thác sâu các vụ án mạng, mặt trái của xã hội 56

2.1.2.2 Tính riêng tư và danh dự của nhân vật 61

2.1.2.3 Lợi dụng đề tài nhạy cảm để thu hút độc giả 66

2.1.3 “Nhà báo salon” trên xa lộ mạng 69

2.1.4 Đưa tin sai không đính chính 74

Tiểu kết chương 2 77

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG 78

VI PHẠM ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 78

3.1 Nguyên nhân của những vi phạm 78

3.1.1 Nguyên nhân chủ quan 79

3.1.1.1 Thiếu bản lĩnh chính trị 79

3.1.1.2 Thiếu kiến thức nghiệp vụ về báo chí 80

3.1.1.3 Lạm dụng mạng xã hội 82

3.1.2 Nguyên nhân khách quan 83

Trang 7

3.1.2.1 Sự cạnh tranh thông tin trong môi trường truyền thông hiện đại 83

3.1.2.2 Xu hướng thương mại hóa báo chí 84

3.2 Khuyến nghị hạn chế tình trạng vi phạm 86

3.2.1 Nhóm các nhà quản lý, cơ quan báo chí 88

3.2.1.1 Xu hướng làm báo chậm 88

3.2.1.2 Nâng cao trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý báo chí 89

3.2.1.3 Đề xuất các hình thức khen thưởng, kỷ luật 92

3.2.1.4 Đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Báo chí 94

3.2.1.5 Tạo môi trường thuận lợi cho đạo đức nghề báo phát triển 96

3.2.2 Nhóm nhà báo – Phóng viên 97

3.2.2.1 Nâng cao chất lượng đào tạo báo chí 97

3.2.2.2 Yêu cầu và trách nhiệm của nhà báo – phóng viên báo mạng điện tử 100

3.2.3 Công chúng 103

Tiểu kết chương 3 105

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 108 PHỤ LỤC PL1

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

1 Hình 1: Hình ảnh báo Dân Trí đưa tin sai sự thật về “Nam sinh

22 tuổi tử vong khi mắc covid -19”

51

2 Hình 2: Hình ảnh Báo Tuổi Trẻ Online thông tin sai sự thật vì

đưa tin Chủ tịch nước đồng ý ban hành Luật biểu tình

53

3 Hình 3: Hình ảnh bài báo không chính xác đã đăng trên báo Tuổi

Trẻ Online về họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu được khắc tên trên

đại lộ danh vọng

72

4 Hình 4: Hình ảnh giả mạo về dàn siêu xe gắn biển xanh giả 73

Trang 10

3 Biểu đồ 3: Biểu thị tỉ lệ các nguyên nhân của sai phạm 80

4 Biểu đồ 4: Biểu thị nguyên nhân ảnh hưởng đến uy tín của

6 Biểu đồ 6: Biểu thị nguyện vọng của công chúng đối với việc

tiếp cận thông tin trên báo mạng điện tử

106

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong tất cả các hoạt động nghề nghiệp, việc xây dựng những quy định, quy tắc chuẩn mực đạo đức luôn là điều kiện tiên quyết và báo chí cũng không phải ngoại

lệ Đối với báo chí, việc xây dựng và tuân theo những chuẩn mực đạo đức càng quan trọng

Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí đã trở thành một hoạt động không thể thiếu của đời sống tinh thần Với chức năng và vai trò to lớn của mình, báo chí đã phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Báo chí có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc định hướng dư luận và nâng cao dân trí cho đa số cộng đồng Vì vậy, để phát triển lành mạnh, tạo dựng uy tín trong xã hội và công chúng, mọi nền báo chí luôn coi trọng và đề cao đạo đức nghề nghiệp của người làm báo

Trong hơn một thập kỉ trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông, loại hình báo mạng điện tử đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nhận thức của cộng đồng Tuy nhiên, cùng với những đóng góp, báo mạng điện tử, trong sự cạnh tranh thông tin khốc liệt với các trang mạng xã hội khác như: Facebook, Twitter, Instagram, Tiktok , cũng bộc lộ những vấn đề sai phạm liên quan đến pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, gây mất niềm tin trong cộng đồng như: lợi dụng hoạt động đưa tin để nhũng nhiễu doanh nghiệp, vi phạm bản quyền tác giả,…đặc biệt là thông tin sai sự thật Ngoài việc phát huy những thế mạnh của báo mạng điện tử để phục vụ cho nhu cầu thông tin, nâng cao tri thức cho độc giả, không

ít nhà báo đã tận dụng những đặc trưng ưu việt của báo mạng điện tử để khai thác thông tin giật gân, thiếu thẩm mĩ, thiếu khách quan,…Đối với những nhà báo này, điều mà họ quan tâm không phải là thông tin đó có tuân thủ đạo đức, đúng sự thật, trung thực hay không mà là nó có đủ kích thích, giật gân nhằm thu hút sự chú ý của độc giả Những thông tin soi mói, phản cảm; những câu chuyện hậu trường, đời tư; cho đến các vụ án xuất hiện tràn lan trên các trang báo mạng điện tử khiến cho công chúng xem đâu cũng thấy bi kịch, nhìn đâu cũng thấy tiêu cực Trong trường hợp ấy,

Trang 12

cơ quan báo chí có thể thu lợi vài trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng, nhưng xã hội sẽ rất khó để khắc phục được hậu quả, vì sản phẩm báo chí tác động vào tư tưởng, tình cảm, ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của dân cư Và vấn đề đặt ra đó là, những người làm tin và duyệt đăng thông tin thiếu trách trách nhiệm, thiếu đạo đức như vậy phải chăng đã quên mất mục đích của báo chí chính là thông tin, tuyên truyền? Sẽ có ích gì cho xã hội khi đăng tải những thông tin chỉ nhằm mục đích câu view (lượng người xem), rẻ tiền? Sẽ thế nào khi công chúng cảm thấy chán nản và quay lưng với báo chí? Đây là vấn đề cấp bách trong tình hình hiện nay và là vấn đề rất được mọi người quan tâm

Từ những vấn đề cơ bản nêu trên, khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng

vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Qua những phân tích, đánh giá về thực trạng thông qua việc khảo sát những sai phạm được dư luận quan tâm từ các trang báo mạng điện tử: Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Dân Trí, Vnexpress, Vietnamnet từ năm 2016-2021, khóa luận sẽ có những nhận định, đề xuất một số khuyến nghị nhằm hạn chế những vấn đề còn tồn tại; giải quyết những băn khoăn, trăn trở về đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí

2 Lịch sử nghiên cứu

2.1 Trên thế giới

Vấn đề đạo đức nghề báo luôn được quan tâm không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới Báo chí xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 17, hình thành và phát triển vài trăm năm Năm 1577, tờ Gazettes – “khởi đầu của báo in hiện đại”, lan sang các thành phố lớn ở Châu Âu và Châu Âu dưới hình thức viết tay Đến khi sự xuất hiện của máy in, đã phần nào tạo động lực giúp các nước khác ở Châu Âu ra đời tờ báo của nước mình, trở thành cơ quan ngôn luận, là nơi cung cấp đến công chúng những tin tức xoay quanh đời sống, chính trị, văn hóa,… Giữa cuối thế kỉ 19 (1844) ngành báo in khởi sắc hơn nhờ sự ra đời của máy điện báo, cho phép các phóng viên đưa đến công chúng những tin tức mang tính thời sự hơn Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những tờ báo bắt đầu có định kỳ ngắn hơn, nhật báo trở nên phổ biến hơn, khoảng

Trang 13

thời gian này báo in gần như đã xuất hiện trên toàn thế giới, trở thành phương tiện thông tin cơ bản và hữu ích nhất Đây được xem như sự khởi đầu cho thời hoàng kim của báo in Tuy nhiên, cùng sự ra đời và tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, sự thay đổi trong cách thức, tư duy tiếp nhận của độc giả đã khiến cho thời hoàng kim này đi vào dĩ vãng Từ năm 2012, từ Mỹ tới Châu Âu, hàng loạt các tờ báo trong đó

có những tờ nhật báo lừng danh cũng đành phải nói lời từ biệt với các ấn phẩm báo chí làm nên thương hiệu của họ

Sự phát triển mạnh mẽ của internet, sự lên ngôi của mạng xã hội đã làm xuất hiện nhiều vấn đề trong hoạt động báo chí, đặc biệt là các biểu hiện vi phạm đạo đức trong quá trình tác nghiệp của một bộ phận nhà báo: thời đại của tin giả hoành hành, khi lòng tin của độc giả vào báo chí có chiều hướng lung lay, suy giảm Từ đây, nhiều cuốn sách và công trình nghiên cứu ra đời với những hệ thống bài bản, cung cấp cho

xã hội những góc nhìn sát sao về vấn đề này Tiêu biểu phải kể đến những tác phẩm sau:

+ The New Ethics of Journalism: Principles for the 21 st Century (Những quy tắc đạo

đức mới của nghề báo: Nguyên tắc cho thế kỷ 21) của tác giả Kelly McBride và Tom Rosenstiel Sách tập trung vào vai trò của báo chí trong xã hội hiện nay, đó là những người hành nghề báo chí phải phấn đấu vì sự mong muốn và đạt được các tiêu chuẩn đạo đức, giữa sự thay đổi về mặt cấu trúc hệ thống trong phương tiện truyền thông, những người tiêu dùng tin tức ngày càng thay đổi và hoài nghi, cũng như sự giám sát sắc bén từ nhiều nhà phê bình

+ The New Ethics of Journalism: A Guide for the 21 st Century (Những quy tắc đạo

đức mới của nghề báo: Một sự chỉ đường cho thế kỷ 21) của hai tác giả Kelly McBride

và Tom Rosenstiel Cuốn sách với các chương đề cập về các vấn đề quyền và trách nhiệm của nhà báo trong văn hóa đưa tin; các mối quan hệ, bối cảnh liên quan: độc giả, công dân, chủ sở hữu, ; những áp lực xoay quanh các vấn đề về xung đột lợi ích, sự chính xác, đưa tin liên quan đến các đối tượng công chúng dễ bị tổn thương

+ Online Journalism Ethics: Traditions and Transitions (Đạo đức báo chí trực

tuyến: truyền thống và quá trình chuyển đổi) của tác giả Cecilia Friend và Jane Singer

Trang 14

Cuốn sách bao gồm các ví dụ thực tế và góc nhìn từ các nhà báo trực tuyến trong mỗi chương Cuốn sách xem xét và đưa ra các vấn đề về thu thập thông tin, đưa tin, phỏng vấn và viết cho các tổ chức tin tức chính thống trên web Đồng thời, cuốn sách xem xét các tác động của sự hội tụ đối với các tòa soạn Nó cũng giải quyết câu hỏi ai là nhà báo và thế nào là báo chí trong thời đại mà ai cũng có thể là nhà xuất bản

+ Ethics for Digital Journalists (Đạo đức cho nhà báo kỹ thuật số) của tác giả David

Craig và Lawrie Zion Trong cuốn sách này, hai tác giả đã tiến hành cuộc phỏng vấn với những nhà báo kì cựu, có kinh nghiệm cùng các nhà nghiên cứu về lĩnh vực báo chí truyền thông để nhằm đưa ra những phương pháp tối ưu nhất cho cách thực hành tác nghiệp của báo chí kỹ thuật số Trong tình hình khủng hoảng đạo đức báo chí cùng sự phát triển mạnh mẽ của báo mạng điện tử khi mà những nguyên tắc đạo đức truyền thống không thay đổi nhiều thì việc áp dụng lên một nền tảng điện tử là cả một quá trình khó khăn và thách thức

+ The Elements of Journalism (Các yếu tố của nghề báo) của hai tác giả Tom

Rosenstiel, Bill Kovach Cuốn sách đem đến những góc nhìn khách quan và trả lời cho câu hỏi “Điều mà những người làm báo nên biết và điều công chúng đòi hỏi ở báo chí?”, bằng việc khảo sát và phân tích thị trường của nền báo chí Mỹ Hai nhà báo còn nêu ra những nguyên tắc căn bản của nghề báo, trong đó “tôn trọng sự thật”

là nguyên tắc luôn được đặt lên hàng đầu

2.2 Ở Việt Nam

Tuy mới xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, báo mạng điện tử đã phát triển khá nhanh và gần như đã bắt kịp các xu hướng làm báo hiện đại của thế giới Việc nghiên cứu các vấn đề nảy sinh của loại hình báo chí mới này cũng đã được các nhà nghiên cứu và nhà báo quan tâm, đặc biệt là vấn đề đạo đức nghề nghiệp

Về sách, có những tác phẩm tiêu biểu sau: “Đạo đức về nghề nghiệp của nhà

báo” – tác giả PGS.TS.Nguyễn Thị Trường Giang, nhà xuất bản Chính trị - Hành

chính, năm 2011; “Đạo đức Nghề Báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn” – tác giả PGS TS Hoàng Đình Cúc, NXB Chính trị Quốc gia; “Cẩm nang đạo đức báo chí” –

Trang 15

tác giả GS, TS Tạ Ngọc Tấn, PGS, TS Đinh Thị Thúy Hằng, năm 2009; “100 quy tắc

đạo đức nghề báo trên thế giới” – tác giả PGS.TS.Nguyễn Thị Trường Giang, NXB

Chính trị Quốc gia, năm 2014; “Pháp luật và Đạo đức báo chí” – tác giả PGS.TS

Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2020 Dưới góc độ nghiên cứu, những công trình trên đã trình bày cụ thể các khung lí thuyết và nêu lên được tầm quan trọng của đạo đức báo chí Tuy nhiên, đa số các đầu sách này tập trung khảo sát thực hành đạo đức báo chí của phóng viên so với những quy tắc chuẩn mực

về đạo đức báo chí của quốc gia đó Vấn đề đạo đức đặt ra là yêu cầu trong hoạt động của người làm báo

Bên cạnh những nghiên cứu chung về đạo đức báo chí, vấn đề đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử cũng nhận được nhiều sự quan tâm từ các học giả Điều này càng khẳng định tính cấp bách của vấn đề trong hoạt động báo chí của nước ta

Trong các công trình nghiên cứu, có thể kể đến, “Báo chí với vấn đề nâng cao đạo

đức nghề nghiệp của nhà báo” của tác giả Trần Thị Kim Chung, Khóa luận tốt nghiệp

trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội , năm 2002; “Vấn đề vi phạm

đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay” của tác giả Hoàng

Minh Hạnh, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, năm 2015; “Thực trạng

thông tin trên báo mạng điện tử hiện nay”, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân

văn; “Báo chí hiện đại và vấn đề niềm tin của công chúng” của tác giả Lê Thị Huế, Học viện Báo chí và Tuyền truyền; “Ảnh hưởng của Internet tới quan hệ đạo đức

nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam hiện nay” của tác giả Đỗ Quyết Thắng

Trong phạm vi tìm hiểu, tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu này đều đã khái quát được các phạm trù liên quan đến vấn đề đạo đức nghề báo trong nền kinh tế thị trường

và bùng nổ công nghệ thông tin Ở nghiên cứu của tác giả Hoàng Minh Hạnh có cùng

đề tài với khóa luận này, đây là nghiên cứu sát nhất với mảng vấn đề đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử Ở nghiên cứu này có sự khái quát, phân tích sâu về thực trạng

vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử thông qua những sự kiện nổi cộm từ năm 2014-2015 Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này dựa trên “9 điều quy định về đạo

Trang 16

đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” của Đại hội 8, Hội Nhà báo Việt Nam Ngoài ra, báo mạng điện tử cùng với sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin kéo theo các hành vi vi phạm đạo đức nhà báo có chiều hướng nhiều và mới hơn Trong nghiên cứu này, có xuất hiện một số dẫn dắt, phát ngôn của vị lãnh đạo bây giờ đã sa lưới pháp luật cùng những số liệu cho đến bây giờ đã khá cũ Chung quy lại, nghiên cứu này đóng góp rất nhiều trong việc giải quyết một số vấn đề liên quan đến đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử Việt Nam giai đoạn 2014-2015 Những

đề tài nghiên cứu còn lại, chưa có đề tài nào gắn được cả hai vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử với thực trạng báo mạng điện tử trong bối cảnh bùng

nổ công nghệ thông tin

Ngoài ra, một số Hội thảo khoa học trong nước cũng có bàn về đạo đức nghề nghiệp của nhà báo, đáng chú ý có các Hội thảo sau:

- Hội thảo “Xây dựng quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam”

do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 16/11/2016, tại Hà Nội

- Hội thảo khoa học sinh viên: “Phẩm chất nghề nghiệp báo chí truyền thông

trong kỷ nguyên số” do Viện Báo chí tổ chức ngày 29/10/2019

- Hội thảo “Đạo đức nhà báo trong bối cảnh truyền thông hiện nay” do Hội

Nhà báo TP Đà Nẵng phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng và

Sở Thông tin & Truyền thông Đà Nẵng tổ chức ngày 15/6/2020

- Hội nghị “Báo chí toàn quốc-tổng kết công tác năm 2020 , triển khai nhiệm

vụ năm 2021” do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền

thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 31/12/2020

- Hội thảo trực tuyến “Quy tắc đạo đức báo chí trong môi trường số: Thách

thức và thích nghi của Việt Nam" do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp

với Uỷ ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức ngày 24-25/6/2021 tại Hà Nội

Trên cơ sở kế thừa và phát huy những lý luận nền tảng, cập nhật thêm những tri thức mới về mạng xã hội, truyền thông hội tụ, phân tích những sai phạm điển hình

Trang 17

của những bài báo cụ thể, khóa luận sẽ tập trung đi sâu vào vấn đề vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay Theo đó, từ việc khảo sát những sai phạm nổi cộm của một số báo mạng điện tử từ năm 2016-2021, kết hợp với nội dung thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu, khóa luận sẽ phân tích một số sai phạm gây bất bình trong dư luận được báo chí theo dõi và rút ra bài học kinh nghiệm

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Thực hiện đề tài khoá luận này, người viết nhằm 2 mục tiêu sau:

- Nghiên cứu thực trạng vi phạm đạo đức nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay

- Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng, khoá luận có những nhận định, đề xuất về giải pháp để nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, khoá luận tập trung nghiên cứu những nhiệm vụ sau:

- Tìm kiếm, phân tích và thẩm thấu các tài liệu liên quan đến nghiệp vụ báo chí

và đạo đức nghề báo, cũng như các vấn đề liên quan đến báo mạng điện tử để có kiến thức nền tảng thuận lợi trong việc đánh giá, làm rõ các vấn đề về cơ sở lý luận

và thực tiễn của đề tài

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay và tiếp nhận của người đọc để làm nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu

- Khái quát và chỉ ra nguyên nhân, đưa ra các nhận định Đồng thời, đề xuất

những giải pháp nhằm hạn chế những biểu hiện vi phạm đạo đức nhà báo, nâng cao

đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ làm báo nói chung và báo mạng điện tử nói riêng

Trang 18

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận về vi phạm đạo đức nghề báo nói chung và tập trung nghiên cứu những sai phạm đáng lưu ý trên báo mạng điện tử Việt Nam nói riêng; khảo sát qua 3 trang báo mạng điện tử (Vnexpress.net; Vietnamnet.vn; Dantri.com.vn) và 2 phiên bản điện tử là Báo Thanh Niên Online, Báo Tuổi Trẻ Online từ năm 2016 - 2021

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Khóa luận tiến hành khảo sát các tin bài vi phạm đạo đức nghề báo trên 03 trang báo mạng điện tử chuyên nghiệp Vnexpress.net; Vietnamnet.vn; Dantri.com.vn và 02 phiên bản điện tử của báo in là báo Thanh Niên (https://thanhnien.vn/) và báo Tuổi Trẻ (https://tuoitre.vn/) trong 06 năm, từ năm 2016-2021

Đối với 3 trang báo Vnexpress.net; Vietnamnet.vn; Dantri.com.vn: đây là các trang báo mạng điện tử chuyên nghiệp, chính thống, độc giả trong nước lẫn quốc tế chiếm số lượng đông đảo, hàm lượng thông tin cao, thông tin có tín xác thực, uy tín

và đáng tin cậy Bên cạnh đó, khóa luận tiến hành khảo sát phiên bản điện tử của 2 tờ báo in là báo Thanh Niên (https://thanhnien.vn/) và Tuổi Trẻ (https://tuoitre.vn/) bởi đây là 2 tờ báo in uy tín, được đông đảo công chúng đón nhận

Như vậy, việc lựa chọn kết hợp giữa báo mạng điện tử và phiên bản điện tử của báo in, khóa luận sẽ thu thập được thông tin đa dạng nhằm đưa ra những vấn đề khách quan và công bằng nhất

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp điều tra dữ liệu sơ cấp

Sau khi xây dựng được bảng hỏi dựa trên các tiêu chí cần điều tra, người thực hiện khóa luận tiến hành khảo sát, phỏng vấn mọi đối tượng đọc báo mạng điện tử, đủ các ngành nghề, lứa tuổi,…để tìm hiểu về quá trình tiếp nhận thông tin trái chiều và đánh

Trang 19

giá của họ về vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử từ năm 2016 – 2021

Quy trình tổ chức điều tra như sau:

1 Xác định tổng thể chung: những người đã và đang đọc báo mạng điện tử

2 Lựa chọn phương pháp chọn mẫu: Dựa vào mục đích của bài nghiên cứu, thời gian và kinh phí của tác giả, tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện để tiếp cận đối tượng

3 Xác định quy mô mẫu: tác giả chọn cỡ mẫu 150 người để điều tra do mẫu điều tra là mẫu phi xác suất

4 Thực hiện điều tra

5 Kiểm tra

Ngoài ra, tác giả còn thực hiện phương pháp phỏng vấn sâu: Được sử dụng dùng

để phỏng vấn một số phóng viên, biên tập viên, nhà quản lý báo chí, nghiên cứu báo chí, công chúng nhằm thu thập ý kiến, đánh giá của cá nhân về thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của nhà báo hiện nay cũng như nhận thức của họ về vấn đề này

4.2 Phương pháp điều tra dữ liệu thứ cấp

- Phương pháp đọc tài liệu để tìm hiểu những lý luận, lý thuyết có liên quan đến vấn

đề đạo đức báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng

- Phương pháp tổng hợp, phân tích lý thuyết để đưa ra những nhận định, ý kiến, khuyến nghị nhằm hạn chế thực trạng vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện

tử

- Phương pháp sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu đã tiến hành ví

dụ như: các đề tài luận văn có liên quan ở trong nước và ngoài nước, các báo cáo về vấn đề sai phạm trên báo mạng điện tử, các giáo trình liên quan đến báo mạng điện

tử, đạo đức báo chí, đạo đức trên báo mạng điện tử

Trang 20

- Phương pháp phân tích nội dung: Dùng để phân tích nội dung các tác phẩm báo chí

vi phạm trên báo mạng điện tử (bao gồm cả những bài viết, hình ảnh, những video clip hoặc những đoạn âm thanh) và nội dung tương tác dưới mỗi bài

- Phương pháp thống kê, tổng hợp dữ liệu: khóa luận thống kê số lượng các bài báo

vi phạm trên 5 trang báo mạng điện tử từ 2016-2021 để đưa ra thực trạng vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử Việt Nam

- Ngoài ra, sử dụng phương pháp điều tra… để thu thập dữ liệu sơ cấp và phân tích

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của khóa luận là một trong những cơ sở để các tổ chức, cá nhân sau đây tham khảo và vận dụng:

- Các cơ sở đào tạo báo chí;

- Các phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí;

- Những ai quan tâm lĩnh vực này;

- Cho chính tác giả khóa luận

7 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, khóa luận bao gồm 3 chương:

Nội dung của khóa luận được trình bày theo thứ tự các chương sau đây:

Chương 1: Lý luận chung về báo mạng điện tử và đạo đức nghề báo Chương 2: Thực trạng vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử Việt Nam

Trang 21

Chương 3: Một số khuyến nghị hạn chế tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo trên

báo mạng điện tử Việt Nam

Trang 22

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

VÀ ĐẠO ĐỨC NGHỀ BÁO

1.1 Báo mạng điện tử

1.1.1 Khái niệm báo mạng điện tử

Trước khi thống nhất với tên gọi “Báo mạng điện tử”, loại hình báo chí này có nhiều cách gọi khác nhau: báo trực tuyến (Online Newspaper), báo điện tử (Electronic Journal), báo mạng (Cyber Newspaper) và báo chí Internet (Internet Newspaper)

Báo trực tuyến (Online Newspaper) là khái niệm được sử dụng đầu tiên ở Mỹ và trở thành tên gọi quốc tế Tuy nhiên, cách gọi này chưa được việt hóa và liên quan đến lĩnh vực tin học nhiều hơn

Báo mạng (Cyber Newspaper) là tên gọi tắt của báo mạng Internet, cách gọi này không đầy đủ, chưa rõ nghĩa, dễ hiểu sai bản chất về ranh giới giữa “mạng” và “mạng Internet”

Báo Internet (Internet Newspaper) là cách gọi được sử dụng khá rộng rãi, nó thể hiện được hai vấn đề: Internet cung cấp không gian đa phương tiện cho tờ báo hoạt động và tờ báo tận dụng những khả năng ưu việt của Internet để hoạt động Tuy nhiên, khái niệm này cũng còn một khuyết điểm đó là dễ gây hiểu nhầm, bởi một tờ báo hoạt động trên mạng đúng là một trang web nhưng không phải trang web nào cũng là một

Trang 23

bộ môn Báo mạng điện tử Trong khi chờ một tên gọi thống nhất thì ở chuyên khảo

“Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản” của TS Nguyễn Thị Trường Giang cũng

chọn sử dụng thuật ngữ này Bởi nó thỏa mãn được các yếu tố về nghĩa, Việt hóa, đặc trưng khu biệt của loại hình báo chí mới.2

Trong khóa luận này, vấn đề vi phạm đạo đức nghề báo trên báo mạng điện tử

Việt Nam sẽ sử dụng tên gọi “báo mạng điện tử” Theo đó, “Báo mạng điện tử là một

loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng Internet.” 3

1.1.2 Sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử ở Việt Nam

Mạng VARINET là mạng duy nhất được thành lập tại Việt Nam vào năm 1993,

có kết nối internet ngoại tuyến Ngày 19/11/1997, nước ta chính thức nối mạng internet Sau gần 25 năm, internet đã nhanh chóng phát triển và đem đến nhiều thuận lợi cho cuộc sống con người Sự hình thành và phát triển của internet là tiền đề cho

sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử trải qua 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn từ năm 1997 - 2001

Chỉ sau một tháng hòa mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí Quê hương (tạp

chí của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam)

có địa chỉ (http://quehuongonline.vn) đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên ở nước ta.4 Tạp chí chủ yếu phục vụ cho những đối tượng Việt kiều, thân nhân của họ

ở trong nước hay những người quan tâm đến vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở

nước ngoài Tạp chí Quê hương ra đời là một sự kiện ý nghĩa, đánh dấu một cột mốc

quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà Hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng của Việt Nam gia nhập thêm một thành viên mới, một loại hình báo chí đáp

2 Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.52

3 Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.53

4 Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.57

Trang 24

ứng được nhu cầu thông tin của cuộc sống hiện đại, đó là báo mạng điện tử Tiếp nối

sự thành công đó, ngày 21/6/1998, báo Nhân dân điện tử có địa chỉ (http://nhandan.vn) chính thức phát hành trên internet; ngày 3/2/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên (http://vovnews.vn); Đài Tiếng nói Việt Nam cũng cho

ra đời trang mạng điện tử của mình với địa chỉ (http://vtv.vn) vào ngày 1/9/2000 Ở giai đoạn này, ngoài sự ra đời của báo mạng điện tử thì chủ yếu là các trang thông tin điện tử của các cơ quan báo chí Do tốc độ truy cập Internet kém, cùng với vấn đề nhân sự chưa từng được đào tạo về báo mạng điện tử và tâm lý tiếp nhận của công chúng còn dè dặt, khiến cho báo mạng điện tử giai đoạn này chưa mấy khởi sắc Về mặt nội dung, thông tin chủ yếu được lấy từ “báo mẹ”, hình thức giao diện của tờ báo còn đơn giản, chưa thực sự gây được ấn tượng cho độc giả.5

Giai đoạn từ năm 2001 – 2005

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Trường Giang trong cuốn “Báo mạng điện

tử - Những vấn đề cơ bản” thì giai đoạn này các cơ quan báo chí lớn đều đã thành lập riêng cho mình một tờ báo mạng điện tử Mới đầu, chỉ là phiên bản của tờ báo in nhưng dần dần đã có sự phát triển độc lập, thể hiện được đặc trưng riêng biệt của một

tờ báo mạng điện tử và được các cơ quan báo chí đầu tư rất mạnh nhằm thu hút độc giả Tiêu biểu phải kể đến: Thanh Niên (http://www.thanhnien.com.vn) được chi 5 -

6 tỷ mỗi năm và đầu tư hẳn một máy chủ phiên bản tiếng Anh có trụ sở tại New York; Công an Nhân dân (http://cand.com.vn) hay Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh (http://tuoitre.vn), Đặc biệt, trong giai đoạn này, hàng loạt những tờ báo mạng điện

tử độc lập ra đời như: tờ Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net) ra mắt vào ngày 26/2/2002 và được cấp phép hoạt động vào ngày 25/11/2002, là tờ báo mạng điện tử độc lập đầu tiên ở Việt Nam Ngày 23/1/2003, VietNamNet (http://vietnamnet.vn) là

tờ báo mạng điện tử tiếp theo được cấp giấy phép hoạt động Ngay sau đó, vào ngày 6/8/2003, VnMedia cũng cho ra đời trang báo mạng điện tử của mình với địa chỉ

5 Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.59-60

Trang 25

(http://www.vnmedia.vn) Đến tháng 15/7/2005, trang tin điện tử Dân Trí được thành lập, có địa chỉ là (https://dantri.com.vn/) Với sự góp mặt của những tờ báo mạng điện

tử độc lập này đã phần nào thúc đẩy sự phát triển của loại hình báo mạng điện tử ngày càng lớn mạnh

Tuy nhiên, ở giai đoạn này, vấn đề đội ngũ làm báo mạng điện tử vẫn chưa chuyên nghiệp Thông tin trên các phiên bản điện tử và kể cả các trang báo mạng điện tử độc lập vẫn còn sự phụ thuộc vào báo in và các nguồn khác

Giai đoạn từ năm 2005 – nay

Trong nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Trường Giang về những vấn đề cơ bản của báo mạng điện tử thì ở giai đoạn này báo mạng điện tử đã có sự cải thiện vô cùng rõ rệt cả về mặt chất lẫn lượng , mang đến cho độc giả nhiều thông tin với nội dung phong phú và đa dạng hơn, các tin bài do chính đội ngũ phóng viên của báo mạng điện tử làm ra, dần có sự thoát li khỏi cái bóng của báo in Về mặt hình thức, giao diện của các trang báo mạng điện tử đã được đầu tư hấp dẫn, sáng tạo hơn, mang dấu

ấn thương hiệu riêng và độc giả dễ sử dụng

Ngày 20/10/2007, một thỏa thuận về vấn đề bản quyền đã được ký kết giữa đại diện 5 báo: Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh, Sài Gòn Giải Phóng, Tiền Phong được đăng tải trên báo mạng điện tử Điều này cho thấy vấn đề bản quyền đang rất được xã hội quan tâm, nhất là trong thời đại bùng nổ Internet Việc quan tâm đến vấn đề này đồng nghĩa với việc những thông tin truyền tải đến công chúng sẽ ngày càng chất lượng hơn

Theo TS Nguyễn Thị Trường Giang, giai đoạn này đánh dấu sự trưởng thành của báo mạng điện tử, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế cần phải khắc phục dần: vấn đề an ninh mạng chưa đảm bảo; tốc độ truy cập mạng còn chậm; đội ngũ làm báo mạng điện tử vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế; đặc biệt là vấn đề thông tin sai sự thật, giật gân, câu khách, sai tôn chỉ mục đích, ảnh hưởng đến nền báo chí Việt Nam và niềm tin của công chúng, …

Trang 26

Theo số liệu thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến ngày 30/11/2021, cả nước : có 816 cơ quan báo chí, trong đó 114 báo thực hiện hai loại hình, 116 tạp chí thực hiện hai loại hình, có 557 báo và tạp chí in cùng 29 báo và tạp chí điện tử.6 Con số thống kê trên cho thấy một bức tranh đa diện, góp phần vào sự hình thành và phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam

Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, báo mạng điện tử Việt Nam đã và đang dần khẳng định vị thế của mình trong nền báo chí Việt Nam Với những ưu điểm vốn

có của mình cùng sự kết hợp với mạng Internet, báo mạng điện tử thu về hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày, chứng tỏ là một loại hình báo chí mới, thực hiện tốt những chức năng thông tin, giáo dục, giải trí; một phương tiện thông tin đối nội, đối ngoại hiệu quả

1.1.3 Những đặc trưng ưu việt của báo mạng điện tử

Báo mạng điện tử là loại hình báo chí – truyền thông tồn tại, phát triển và quảng

bá trên mạng Internet Tuy là loại hình ra đời sau nhưng lại hội tụ những điểm mạnh của các loại hình trước đó Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin, truyền hình minh họa, báo in phân tích và giải thích”7 Nhưng giờ đây, báo mạng điện

tử với sức mạnh của truyền thông đại chúng kết hợp với mạng máy tính, đã trở thành kênh truyền thông vô cùng hiệu quả, đưa những phương tiện truyền thông khác vào một cuộc đua vô cùng quyết liệt

Trong giới hạn của khóa luận, tác giả nêu ra những đặc trưng cơ bản có ảnh hưởng đến đạo đức nhà báo trong tác nghiệp báo chí

1.1.3.1 Khả năng đa phương tiện

Tính đa phương tiện (Multimedia) là việc tích hợp nhiều loại phương tiện trong quá trình sáng tạo và truyền tải thông tin đến công chúng Bao gồm: văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), âm thanh (audio), đồ họa

6 Bộ Thông tin và Truyền thông: Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2021 và một số nhiệm vụ chủ yếu trong thời gian sắp tới

7 Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011

Trang 27

(graphic), video và các chương trình tương tác (interactive program) Nhờ tính đa phương tiện mà thông tin được chuyển tải một cách sinh động và hấp dẫn với nhiều hình thức khác nhau

Ngôn ngữ đọc trên màn hình có nét tương đồng với ngôn ngữ báo in; các file

âm thanh, video được sử dụng trên báo mạng điện tử lại có nét tương đồng với ngôn ngữ của loại hình báo phát thanh và truyền hình Nắm được những lợi thế này, nhiều

tờ báo mạng điện tử đã có sự chuyển đổi, tích hợp tính đa phương tiện Có thể kể đến một số báo như: Tuoitreonline, Vietnamnet, Vnexpress.net, VOVNews, …Việc kết hợp nhiều loại phương tiện sẽ không làm nhiễu hay rối thông tin, ngược lại giúp cho quá trình tiếp nhận thông tin của công chúng sẽ khách quan, rõ nét, hấp dẫn và toàn cảnh cảnh hơn Vì vậy, báo mạng điện tử cần có sự lựa chọn từ ngữ kỹ càng, cân nhắc cẩn thận trong khâu sử dụng hình ảnh và âm thanh sao cho vừa hấp dẫn, vừa tăng tính

tư liệu và mức độ tin cậy cho độc giả 8

1.1.3.2 Tính tức thời và phi định kỳ

Tính tức thời và phi định kỳ là một trong những đặc trưng ưu việt của báo mạng điện tử, đáp ứng được nhu cầu về tin tức của công chúng báo chí, bởi độc giả luôn có mặt mọi nơi, mọi lúc trên không gian mạng và luôn đòi hỏi thông tin nhanh, thời sự và mới mẻ

Đối với loại hình báo in, độc giả muốn đọc thông tin tiếp theo thì phải chờ tới

số sau, có thể là ngày hôm sau, hay tuần sau, vì báo in phụ thuộc vào tính định kỳ, thời gian in ấn và phát hành Đối với phát thanh, truyền hình, khán, thính giả muốn tiếp nhận thông tin tiếp theo phải phụ thuộc vào thời lượng phát sóng, khung giờ, thời gian tuyến tính và kỹ thuật Còn đối với loại hình báo mạng điện tử, gần như người đọc không phải chờ đợi Nội dung thông tin của báo mạng điện tử không bị giới hạn bởi thời gian tuyến tính, thời lượng phát sóng hay khuôn khổ của trang báo Quy trình sản xuất dễ dàng, muốn bổ sung, cập nhật thông tin bất kì lúc nào và số lượng bao

8 Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.103-106

Trang 28

nhiêu đều được Dù thông tin ở đâu, thời gian nào, phóng viên chỉ cần một thiết bị điện tử có kết nối internet cùng các phần mềm hỗ trợ liên quan đều có thể cập nhật tin tức đến công chúng một cách tức thì khi sự kiện xảy ra Báo mạng điện tử còn được xem là “báo giờ” bởi thông tin luôn kịp thời, nóng hổi đến từng phút, từng giây Chính vì vậy, chỉ có báo mạng điện tử mới có khái niệm “bài báo mở” 9

1.1.3.3 Tính tương tác

Theo nghiên cứu của TS Nguyễn Thị Trường Giang10, tính tương tác được xem là thế mạnh vượt trội của báo mạng điện tử Báo mạng điện tử tạo không gian tương tác đa chiều, giao lưu trực tuyến Nếu như trước kia, tương tác trong báo chí chỉ là sự trao đổi giữa cơ quan báo chí, phóng viên với người tiếp nhận thì khi báo mạng điện tử ra đời đã cho ra đời nhiều hình thức mới và giảm đi những hạn chế của hình thức cũ Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, báo mạng điện tử đã giúp bạn đọc có thể dễ dàng gửi phản hồi đến từng bài viết, tác giả, tòa soạn chỉ bằng vài thao tác đơn giản trên email; hoặc trực tiếp bình luận dưới mỗi bài viết Tòa soạn tiếp nhận phản hồi, sàng lọc, lưu trữ hay đăng tải phản hồi ý kiến bạn đọc gần như một cách tức thời, điều này cũng khiến cho công chúng thấy được sự coi trọng khi đến với loại hình này Báo mạng điện tử thiết lập những diễn đàn trực tuyến hay các diễn đàn để công chúng báo chí thảo luận, chia sẻ những vấn đề, sự kiện đang được dư luận quan tâm Nhờ vậy, tòa soạn có thể nắm bắt được hiệu quả tác động của những sự kiện và vấn đề độc giả đề ra Khả năng tương tác của báo mạng điện tử giúp công chúng tiết kiệm được thời gian và có sự gắn kết tốt hơn với tờ báo

Hiện nay, báo mạng điện tử sử dụng tích hợp truyền thông vào tờ báo của mình

để lôi cuốn sự tham gia cộng tác của độc giả Ngoài ra, các tờ báo mạng điện tử cũng trang bị những ứng dụng tự động cho phép cập nhật bài viết lên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter, Tiktok, … Số lượng liên kết sẽ được chia sẻ liên tục theo

9 Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2011, tr.127-133

10 Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị - Hành chính,

Hà Nội, 2011

Trang 29

xu hướng, điều đó đồng nghĩa với việc số lượt truy cập của độc giả vào tài khoản của

tờ báo cũng tăng theo Sự hội nhập sâu rộng đối với các phương tiện truyền thông xã hội là một bước quan trọng, đánh dấu sự cải thiện tin bài, kết nối và chia sẻ với nguồn tin và mọi người trên nền tảng mạng xã hội

1.2.1 Khái niệm “đạo đức” và “đạo đức nghề báo”

“Đạo đức” là một hình thái ý thức xuất hiện tương đối sớm, để chỉ một tính cách hay giá trị của con người và có vai trò rất quan trọng đối với xã hội Đây là một khái niệm được định nghĩa khác nhau Theo định nghĩa của sách giáo khoa GDCD 10,

“Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.” 11

Mục đích của “đạo đức” và “pháp luật” cùng là điều chỉnh hành vi con người, vì vậy cần có sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này Đối với pháp luật, việc điều chỉnh hành vi của con người được thực thi một cách bắt buộc, phải tuân theo những nguyên tắc, quy định trong văn bản chính thống do nhà nước đề ra và ban hành Đối với đạo đức, dựa trên sự tự giác của mỗi người với các chuẩn mực do xã hội đề ra

Đạo đức còn được thể hiện ở các góc độ khác nhau như: Ở góc độ hẹp: đạo đức thể hiện vẻ đẹp trong lối ứng xử, phong cách sống thanh tao của mỗi một người

Ở góc độ rộng hơn: đạo đức thể hiện qua những quy tắc ứng xử tốt đẹp trong các mối quan hệ cộng đồng theo truyền thống văn hóa xưa nay

Và hình thái ý thức này được xem xét đến khi xã hội xuất hiện những vấn đề xâm phạm đến các quy tắc, chuẩn mực Qua đó, các bậc trí giả sẽ dần hoàn thiện và bổ sung nền tảng đạo đức Nhờ nó mà con người có tính tự giác hơn trong quá trình điều

11 SGK GDCD 10, Mai Văn Bính (Chủ biên) – Lê Thanh Hà – Nguyễn Thị Thanh Mai – Lưu Thu Thủy, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014

Trang 30

chỉnh hành vi của bản thân, để phù hợp với lợi ích cá nhân và hạnh phúc của con người; góp phần vào sự tiến bộ của nhân loại.12

Theo định nghĩa trong giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông”, “Đạo đức

là những tiêu chuẩn, nguyên tắc được xã hội thừa nhận, quy định hành vi của con người đối với nhau và đối với xã hội Các nguyên tắc đạo đức giống như những chiếc máy điều chỉnh hành vi của con người, nhưng không mạng tính chất cưỡng chế mà mang tính tự giác.” 13

“Đạo đức nghề báo” là một vấn đề được bàn tới khi nó cũng được xác định là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, bao gồm các nguyên tắc, chuẩn mực để điều chỉnh hành vi Nghề nào cũng yêu cầu có phẩm chất, có đạo đức và báo chí cũng không ngoại lệ Đối với báo chí thế giới, những quy định về đạo đức không được soạn thảo trong các đạo luật nhưng được giới báo chí chấp nhận; duy trì bởi dư luận xã hội và các tổ chức sáng tạo – nghề nghiệp Đạo đức nghề báo là những quy tắc, chuẩn mực

mà các nhà báo phải tuân theo Nó phải đảm bảo về mặt khoa học và thực tiễn, phù hợp với chuẩn mực của xã hội Riêng báo chí Việt Nam, vấn đề tuân thủ đạo đức đã

được quy định trong Luật Báo chí 2022 số 103/2016/QH13 (Điều 25/Điểm 3/Khoản

e), đó là “Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo” 14

Theo giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững, “Đạo đức

nghề báo là chuẩn mực ứng xử đối với các mối quan hệ cụ thể trong quá trình tác nghiệp của nhà báo” 15 Bao gồm các mối quan hệ như: Tổ quốc, dân tộc, nhân dân;

công chúng; nguồn tin; đồng nghiệp; tác giả; nhân vật trong tác phẩm; những vấn đề toàn cầu, … Đạo đức nghề báo cho phép các nhà báo nhân danh xã hội để đưa ra những luận điểm đánh giá, thông qua các bài viết để phản ánh các vấn đề trong xã hội Báo chí được xem là quyền lực thứ tư, nhưng đi đôi với đó là trách nhiệm và lương tâm luôn đặt lên hàng đầu Trong qúa trình tác nghiệp, từ lúc chọn đề tài, xây

Trang 31

dựng đề cương, tìm kiếm thông tin liên quan, tiếp cận nhân vật, sắp xếp các sự kiện, viết bài hoàn chỉnh,… tất cả các khâu luôn có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, được tiến hành theo ý đồ của nhà báo Điều này đồng nghĩa với việc, yếu tố đạo đức nghề nghiệp luôn có mặt trong mọi suy nghĩ, tiến trình hoạt động của nhà báo, thể hiện rõ trong các tác phẩm báo chí

Đạo đức nghề báo là lòng dũng cảm, bản lĩnh của người làm báo chí, dám xông pha vào những chốn nguy hiểm để phanh phui những mặt trái của xã hội Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo đồng hành cùng những chiến thắng vẻ vang của đất nước, những đổi mới tốt đẹp của xã hội; đồng hành cùng những nụ cười, giọt nước mắt của nhân dân Bằng ngòi bút của mình, báo chí định hướng dư luận xã hội, đưa công chúng đến với những giá trị chân – thiện – mỹ trong cuộc sống Nhà báo được xem

là có đạo đức không đơn thuần là theo đến tận cùng những nỗi oan khuất để tìm lẽ phải, đấu tranh cho sự công bằng mà chính là dùng năng lực, trách nhiệm, lương tâm của mình để hạn chế những vấn đề tiêu cực, các vấn nạn tác động xấu đến xã hội và

có xu hướng lây lan cho cộng đồng

Để hình thành nên đạo đức nghề báo, giới báo chí đã đề ra những nguyên tắc để các nhà báo tuân thủ Những nguyên tắc này không làm ảnh hưởng đến quá trình thực

hành tác nghiệp của nhà báo Nhưng nếu có hành vi không đúng đắn “căn cứ vào

những tiêu chuẩn đạo đức này và dựa vào tính chất của những hành vi, mỗi nhà báo

sẽ phải chịu đựng sự tự xỉ vả, xấu hổ, phải tự kết tội, hoặc được khích lệ, tự hào, phấn khởi và hạnh phúc Ai vi phạm những tiêu chuẩn đạo đức sẽ bị ý thức về danh dự và đồng nghiệp lên án.” 16 Có thể thấy, những quy định về đạo đức nghề báo đề ra không

ép buộc, không phương hại đến nhà báo mà là xuất phát từ lòng tự trọng, trách nhiệm

và lương tâm của họ Đó là sự hòa quyện giữa trách nhiệm pháp lí, chính trị và đạo đức trong thực tiễn tác nghiệp của nhà báo hướng tới sự phát triển toàn diện của xã hội, đất nước

16 Cơ sở lý luận báo chí, PGS.TS Nguyễn Văn Dững, NXB Lao động, 2013, tr.232

Trang 32

Báo chí là “món ăn” tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của con người, bao gồm các lĩnh vực: văn hóa, chính trị, giáo dục, giải trí,… Đạo đức nghề báo là một hình thái ý thức cấu thành nên đạo đức xã hội Đặc thù của đạo đức nghề báo quy định bởi những chức năng của hoạt động báo chí: chức năng định hướng giáo dục, chính trị; chức năng thông tin; chức năng giám sát, phản biện xã hội; chức năng văn

hóa giáo dục; chức năng giải trí; chức năng quảng cáo – dịch vụ Vì vậy, “đạo đức

nghề nghiệp báo chí là là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực, giá trị đạo đức đặc thù định hướng, điều chỉnh thái độ và hành vi ứng xử của nhà báo, cũng như các tổ chức, các thiết chế báo chí trong các hoạt động, các quan hệ nhằm thực hiện chức năng của báo chí.” 17 Nhà báo tuân thủ đúng các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp cũng là lúc nhận ra được những “cạm bẫy” trong nền kinh tế thị trường, đủ sức để

giữ vững niềm tin của công chúng, của xã hội đối với báo chí

1.2.2 Những yêu cầu về đạo đức nghề báo ở Việt Nam

Đạo đức nghề báo là một phạm trù đạo đức xã hội rất quan trọng Nó chi phối từ vai trò, chức năng của báo chí và suy nghĩ, hành vi trong quá trình tác nghiệp của nhà báo Vì vậy, những yêu cầu, quy định về đạo đức nghề báo ở Việt Nam phải phù hợp với những giá trị chung nhất của trách nhiệm chính trị, trách nhiệm công dân, trách nhiệm nghề nghiệp của người làm báo Đồng thời, nó phải thể hiện rõ ràng, sâu sắc những giá trị cốt lõi của đạo đức nghề báo trong mối quan hệ cụ thể của hoạt động thực tiễn báo chí

1.2.2.1 Những nguyên tắc đạo đức nghề báo Việt Nam

Nhằm hướng tới mục đích chung là phục vụ độc giả, mang lại cho công chúng

những thông tin chân thật, khách quan nhất, các tổ chức báo chí của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã xây dựng riêng cho mình một bản quy định đạo đức nghề báo, Việt Nam cũng không ngoại lệ

Hiện nay, Luật Báo chí Việt Nam vẫn chưa có mục riêng cho đạo đức nghề báo,

17 Đạo đức nghề báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, PGS.TS Hoàng Đình Cúc (Chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.19

Trang 33

nhưng có đề ra bản quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam Cụ

thể, “Quy ước tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của báo chí Việt Nam” được Đại hội

VI Hội Nhà báo Việt Nam thông qua năm 1995, đến năm 2005, tại Đại hội Đại biểu

Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ VIII đã sửa đổi và thông qua văn bản “9 điều quy định

về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam” Tuy nhiên, trải qua hơn 11

năm áp dụng thì văn bản 9 điều quy định đạo đức hành nghề báo chí này còn nhiều thiếu sót và không còn phù hợp với thực tiễn nhất là với Luật Báo chí 2016 (có hiệu lực từ 1/1/2017)

Ngày 15/12/2016, tại Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam

đã thảo luận và thông qua văn bản “10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp người

làm báo Việt Nam” Quy định này cùng Luật Báo chí 2016 có hiệu lực từ ngày

1/1/2017 Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam bao gồm 10 điều, được triển khai và áp dụng cho đến hiện nay Theo đó, nhà báo phải lĩnh hội và tuân thủ những quy định đạo đức nghề nghiệp sau:18

18 n4292.html

Trang 34

http://nguoilambao.vn/chinh-thuc-thong-qua-10-dieu-quy-dinh-dao-duc-nghe-nghiep-nguoi-lam-bao-Điều 1: Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước,

vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế

Điều 2: Nghiêm chỉnh thực hiện Hiến pháp, Luật Báo chí, Luật Bản quyền và các quy định của pháp luật; Thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích; nội quy, quy chế của

cơ quan báo chí nơi công tác

Điều 3: Hành nghề trung thực, khách quan, công tâm, không vụ lợi; Bảo vệ công

lý và lẽ phải Không làm sai lệch, xuyên tạc, che giấu sự thật, gây chia rẽ, kích động xã hội, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc và tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc

Điều 4: Nêu cao tinh thần nhân văn, tôn trọng quyền con người Không xâm phạm đời tư, làm tổn hại danh dự, nhân phẩm, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân

Điều 5: Chuẩn mực và trách nhiệm khi tham gia mạng xã hội và các phương tiện truyền thông khác

Điều 6: Bảo vệ bí mật quốc gia, bí mật nguồn tin theo quy định của pháp luật Điều 7: Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp

Điều 8: Tích cực học tập, nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, ngoại ngữ, phấn đấu vì một nền báo chí dân chủ, chuyên nghiệp và hiện đại

Điều 9: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa Việt Nam, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Điều 10: Những người làm báo Việt Nam cam kết thực hiện những quy định trên,

đó là bổn phận và nguyên tắc hành nghề, là lương tâm và trách nhiệm của người làm báo

Trang 35

Đọc qua 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam có thể thấy được sự bao quát rõ ràng trong từng yêu cầu đối với nhà báo: hành nghề trung thực, khách quan; không làm sai lệch xuyên tạc; không vụ lợi; bảo vệ lợi ích và giá trị văn hóa của dân tộc Nó thể hiện được sâu sắc những vấn đề đang tồn đọng trong thực tiễn báo chí hiện nay Đồng thời quán triệt các cơ quan báo chí, người làm báo tránh vi phạm những điều nói trên Nâng cao đạo đức nghề báo cũng chính là nâng cao tính chân thật, tính tư tưởng và chiến đấu của các sản phẩm báo chí vì mục đích phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội Không chỉ cung cấp thông tin đơn thuần, một người làm báo có đạo đức phải sáng tạo tác phẩm bằng tất cả sự nghiêm túc, tâm huyết, qua đó thể hiện sự tôn trọng đối với công chúng, với nhân dân

Bộ quy định đạo đức nghề báo này không phải là một văn bản pháp lý nhưng các chuẩn mực đạo đức được đề ra đôi khi còn có sức nặng và hà khắc hơn các quy định của Luật pháp và người làm báo phải trình diện trước tòa án lương tâm và trách nhiệm nếu có những hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp 10 điều quy định trên giúp các nhà báo xem xét, thận trọng trong tiến trình sáng tạo tác phẩm; khuyến khích người làm báo tự đặt câu hỏi trước khi ra quyết định xem điều mình làm có gây ảnh hưởng đến người khác

1.2.2.2 Những nguyên tắc đạo đức nghề báo trên thế giới

Vấn đề đạo đức nghề báo luôn được đặt lên hàng đầu, nó đồng hành trong hoạt động tác nghiệp, giúp nhà báo đi đúng hướng Vì vậy, không chỉ Việt Nam mà bất kì nước nào trên thế giới cũng có riêng cho mình một bộ quy tắc đạo đức nghề báo Căn

cứ vào điều kiện, hoàn cảnh, những định hướng giá trị hay trình độ phát triển kinh tế

để mỗi quốc gia soạn thảo cho mình một bộ quy định đạo đức nghề báo riêng Ngoài

ra, các bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp báo chí của mỗi quốc gia phải đảm bảo thỏa mãn những nguyên tắc, tiêu chuẩn chung Khóa luận sử dụng khảo sát, phân tích

trong cuốn “100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới” của TS Nguyễn Thị

Trường Giang để làm rõ hơn về vấn đề này

Trang 36

Tôn trọng sự thật, bảo đảm tính chính xác, trung thực

Hầu hết (98/100) các bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới cho rằng đây là nguyên tắc quan trọng nhất của báo chí Người làm báo phải đảm bảo bài viết của mình luôn thỏa mãn được điều kiện về độ chính xác, trung thực một cách cao nhất Không được có hành vi xuyên tạc, làm sai lệch hay lợi dụng lòng tốt của người khác

để có thông tin Công chúng phải được tiếp nhận những thông tin khách quan, chính xác, với những nguồn tin đáng tin cậy nhất Đây là trách nhiệm và lương tâm đòi hỏi

ở mỗi người làm báo (87/100) các bản quy tắc đạo đức nghề báo nếu đưa tin sai lệch, gây tổn hại đến cá nhân, tổ chức nào đó thì cần có sự đính chính một cách công khai,

rõ ràng và đúng quy định

Bảo đảm tính công bằng, khách quan

95/100 bản quy tắc đạo đức nghề báo cho rằng, nhà báo phải khách quan và công bằng trong các vấn đề được đề cập trong bài viết, phải lắng nghe các bên liên quan trong trường hợp có xung đột Sự kiện, quan điểm phải được thể hiện một cách rõ ràng, trung thực; phải phân định rõ giữa ý kiến – sự thật – suy đoán để độc giả có thể phân biệt được đâu là giả định, sự thật và tin đồn Cũng giống như nguyên tắc trên, nếu thông tin gây ảnh hưởng đến người khác cần phải có sự giải thích và phản hồi đến cá nhân, tổ chức đó

Tôn trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí

Hầu hết (96/100) bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới cho rằng tự do ngôn luận, tự do báo chí là một trong những yếu tố cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển dân chủ trong một xã hội Tuy nhiên, nhà báo cần phải tuân theo những quy định, giới hạn về đạo đức để tránh vi phạm các quyền cơ bản khác

Bảo vệ giá trị và tính liêm chính của nghề báo

Trong quá trình tác nghiệp, điều đầu tiên nhà báo cần phải nghĩ đến là lợi ích của độc giả và danh dự của nghề báo 70/100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới cho rằng, minh bạch trong các mối quan hệ tài chính là yếu tố cơ bản trong lương

Trang 37

tâm, uy tín của người làm báo Nhà báo không được sử dụng địa vị nghề nghiệp của mình để phục vụ cho lợi ích cá nhân Trong bất kì trường hợp nào, không chấp nhận việc vừa làm báo vừa giữ các vị trí trong những cơ quan công quyền hay tổ chức tư nhân khác

Trách nhiệm xã hội

Người làm báo phải đem đến những thông tin vì lợi ích của công chúng, không nhầm lẫn với thông tin “làm công chúng chú ý” hay “vì sự tò mò của công chúng” Nhà báo phải tránh đưa những thông tin độc hai, gây chia rẽ dân tộc, tôn giáo; khi đưa tin về thảm họa, tai nạn, những sự việc đau buồn phải chú ý đến nỗi đau của nạn nhân; thận trọng khi đưa tin về điều tra và phiên tòa xét xử trẻ em/vị thành niên để tránh ảnh hưởng đến tương lai sau này của các em Không đưa những thông tin mang tính tàn ác hoặc bạo lực về thể xác và tình dục một cách chi tiết

Bảo vệ bí mật nghề nghiệp và nguồn tin

Đa số (89/100) bản quy tắc đạo đức nghề báo cho rằng, nhà báo có quyền và nghĩa

vụ giữ bí mật nghề nghiệp và bảo vệ nguồn tin Nhà báo phải ý thức được nguồn tin

sẽ bị đe dọa nếu danh tính của họ bị tiết lộ, trừ trường hợp tòa án yêu cầu Ngoài ra, nhà báo cần giữ bí mật nghề nghiệp và mọi dữ liệu liên quan thu thập được trong quá trình tác nghiệp Và đặc biệt đối với những thông tin bí mật quốc gia cần có sự thận trọng tuyệt đối tránh xâm hại đến lợi ích quốc gia

Bảo vệ quyền trẻ em/vị thành niên và những người dễ bị tổn thương

76/100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới đặc biệt yêu cầu nhà báo phải tôn trọng quyền riêng tư, quyền được bảo vệ của trẻ em/vị thành niên dựa trên các tiêu chuẩn đạo đức và Công ước quốc tế về Quyền trẻ em Trong quá trình tác nghiệp, cần có sự khéo léo xử lí các vấn đề liên quan đến trẻ em/vị thành niên

Tôn trọng sự riêng tư và phẩm giá con người

Trang 38

Bí mật đời tư là vấn đề mà con người không ai muốn xâm phạm khi chưa được sự cho phép Có đến 98/100 bản quy tắc đạo đức nghề báo nhấn mạnh việc nhà báo phải đảm bảo tôn trọng sự riêng tư mỗi cá nhân cũng như là quyền con người Nhà báo cần có sự cân bằng giữa tôn trọng quyền cá nhân và quyền được biết thông tin của công chúng Trong trường hợp đau buồn, tang tóc, hoặc những trường hợp tương tự khác, nhà báo cần có cách tiếp cận và xử lí thông tin hết sức cẩn trọng, tế nhị, phù hợp với hoàn cảnh Nhà báo cần tránh đăng những vụ bê bối cá nhân, gia đình hay những suy đoán vô cớ về các vấn đề này 86/100 bản quy tắc cho rằng, nhà báo cần đưa tin mang tính công bằng với mọi công dân, tức là không được có thái độ phân biệt đối xử, thành kiến, truyền bá sự phỉ báng, kích động hay xúi giục hận thù,…

Tôn trọng các giá trị chung và sự đa dạng văn hóa

Nhiều bản quy tắc đạo đức nghề báo nhấn mạnh việc nhà báo phải giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc đồng thời tôn trọng và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của nước khác Trong quá trình tác nghiệp cần có sự hiểu biết, tôn trọng phong tục, văn hóa của các quốc gia; không đưa những thông tin mang tính xúc phạm, phân biệt truyền thống các cộng đồng địa phương

Sử dụng các phương pháp trung thực, phù hợp khi thu thập thông tin

Nhà báo phải dùng các phương thức thu thập thông tin một cách công khai, đúng đắn và trung thực trừ trường hợp điều tra, vạch mặt các hành vi phạm tội Nhà báo không được có hành vi ép buộc, đe dọa tống tiền hay lợi dụng lòng tin của người khác

để thu thập thông tin Người làm báo phải tôn trọng quyền của người phỏng vấn

Tôn trọng bản quyền, không đạo văn

Nhà báo cần tôn trọng quyền tác giả, không được có hành vi ăn cắp, đạo nhái thông tin, tác phẩm của người khác dưới mọi hình thức Khi sử dụng nội dung hay đoạn trích, nhà báo phải xin phép hoặc nêu rõ nguồn, tên của tác giả

Tách biệt quảng cáo và bài báo

Trang 39

Nhiều bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới yêu cầu nhà báo cần có sự phân định rõ ràng giữa quảng cáo và bài báo Nếu không sẽ tạo ra những nhầm lẫn, nghi ngờ về tính khách quan của ban biên tập cũng như sự độc lập của các phương tiện truyền thông đại chúng Nhà báo có trách nhiệm không để lợi ích kinh doanh ảnh hưởng đến bài báo Người làm báo không được phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh quảng cáo hoặc các mối quan hệ công chúng

Đoàn kết với đồng nghiệp

Các bản quy tắc đạo đức trên thế giới cho rằng việc nhà báo đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau sẽ góp phần tích cực vào mục tiêu và hình ảnh nghề báo Nhà báo có nghĩa

vụ phải tôn trọng đồng nghiệp, tránh mọi hành động xung đột hoặc cố ý có những hành vi cáo buộc vô căn cứ nơi công cộng lẫn nơi làm việc Nhà báo có trách nhiệm tuân thủ mệnh lệnh của ban biên tập, quy định tại nơi công tác nếu mệnh lệnh đó không trái với quy tắc đạo đức nghề và pháp luật quy định

Những bộ quy chuẩn của mỗi quốc gia có thể tương tự hoặc giống nhau về các

“giá trị vĩnh hằng” như: nghĩa vụ, trách nhiệm, lương tâm, danh dự, tính trung thực, lòng tự trọng,… Còn sự khác nhau giữa các bộ quy chuẩn là về nội dung, sắc thái, điều này phụ thuộc vào thể chế chính trị, truyền thống văn hóa, lịch sử, tôn giáo của mỗi quốc gia Để thấy rõ được sự giống và khác nhau trên, khóa luận sẽ đưa ra một

vài so sánh giữa các bộ quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới và bộ Quy định đạo

đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam

Trước tiên, đa phần các quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới và Quy định

đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam đều đã xác định được mục tiêu

của nghề báo Tuy nhiên, nhiều quy tắc còn có chiều hướng chung chung xoay quanh các vấn đề: dân chủ, công bằng, quyền con người, chính nghĩa, quyền tự do,… Cụ

thể như: bản Quy tắc đạo đức nghề báo của Ấn Độ vì “một nền báo chí tự do, phát

triển lành mạnh và tốt đẹp trong một xã hội tự do”;19 Quy tắc đạo đức nghề báo của

19 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị Quốc gia, tr.61

Trang 40

Anh: “Luôn đi theo và bảo vệ nguyên tắc tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận và

quyền được biết thông tin của công chúng”;20 bản Quy tắc đạo đức của Hội đồng Báo

chí Úc là “sự tự do của các phương tiện truyền thông trong một xã hội dân chủ”;21

hay Quy tắc đạo đức của Liên đoàn các nhà báo ASEAN vì “mục tiêu hòa bình và

tiến bộ trong khu vực”,22… Ngoài ra, các quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới chủ yếu đề cập đến lợi ích của công chúng mà không đề cập đến lợi ích của nhân dân, chỉ

có một số quy tắc thể hiện được điều này Tiêu biểu như: Quy tắc đạo đức nghề báo

của Trung Quốc quy định nhà báo phải “Toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân: Hạt

nhân của việc xây dựng đạo đức xã hội chủ nghĩa là phục vụ nhân dân, đồng thời cũng là mục đích, tôn chỉ của những người làm báo….(Điều 1)” 23 ; Quy tắc đạo đức

nghề nghiệp người làm báo của Liên đoàn các Nhà báo Ảrập, quy định: “Các nhà

báo cam kết tận tụy trung thành với mục tiêu của nhân dân và quyền lợi của các quốc gia Ảrập nhằm hướng tới sự thống nhất, tự do và tiến bộ (Điều 1)” 24 Qua đó cho

thấy, tùy vào nền báo chí của mỗi quốc gia sẽ có những nguyên tắc, quy định riêng trong mục tiêu hay lợi ích của nhân dân sẽ được đề cập như thế nào và xếp ở vị trí bao nhiêu Đối với Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam thì ở

ngay điều 1: “Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã

hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; vì lợi ích của đất nước,

vì hạnh phúc của nhân dân; góp phần nâng cao uy tín, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.” 25 đã xác định rõ, điều quan trọng nhất của báo chí Việt Nam là nền báo chí cách mạng, là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, là diễn đàn của quần chúng nhân dân

20 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị Quốc gia, tr.61

21 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị Quốc gia, tr.61

22 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị Quốc gia, tr.61

23 Đạo đức nghề báo: Những vấn đề lý luận và thực tiễn, PGS.TS Hoàng Đình Cúc (Chủ biên), NXB Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 2013, tr.140

24 100 bản quy tắc đạo đức nghề báo trên thế giới, TS Nguyễn Thị Trường Giang, NXB Chính trị Quốc gia, tr.61-62

25 10 điều Quy định đạo đức nghề nghiệp của người làm báo Việt Nam, thong-qua-10-dieu-quy-dinh-dao-duc-nghe-nghiep-nguoi-lam-bao-n4292.html)

Ngày đăng: 03/10/2023, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w