1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016) TT

27 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 606,53 KB

Nội dung

Trong hai thập kỷ trở lại đây, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, dự án truyền thông trong nước và trên thế giới về vấn đề bình đẳng giới trên truyền thông đã chỉ ra rằng: Tuy c

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- -

PHẠM THỊ THÙY LINH

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn

từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Ngành: BÁO CHÍ HỌC

Mã số: 9320101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG ANH

Trang 2

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG ANH

Phản biện 1: GS.TS NGUYỄN HỮU MINH

Phản biện 2: PGS.TS ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

Phản biện 3: TS LƯƠNG THU HIỀN

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án Tiến sĩ họp tại

……… …

Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1 2014, Ảnh hưởng của văn hóa Hàn Quốc đến giới trẻ Việt Nam qua kênh

Báo điện tử , Tạp chí Người làm báo, số tháng 9/2014

2 2015, Vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay (Khảo sát VnEpress và Vietnamnet từ tháng 3/2015 đến tháng 7/2015), Nữ

quyền – Những vấn đề lí luận và thực tiễn (Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia), NXB Đại học Sư phạm

3 2017, Ngôn ngữ tiềm ẩn định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam

hiện nay (Khảo sát VnEpress.net và Giadinh.net.vn từ tháng 3/2015 đến tháng 12/2016), Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc, Tập 1, NXB Dân trí

4 2020, Sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên

(constructed weeks) trong nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện

tử Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 5/2020

5 2020, Định kiến giới trên một số báo in và báo mạng điện tử ở Việt Nam

(Khảo sát báo Tiền Phong, báo Phụ nữ Việt Nam và báo mạng điện tử Dân trí),

Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, số 10/2020

Trang 4

1.3 Trong hai thập kỷ trở lại đây, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu, dự án truyền thông trong nước và trên thế giới về vấn đề bình đẳng giới trên truyền thông

đã chỉ ra rằng: Tuy có nhiều dấu hiệu tích cực, xong truyền thông hiện nay vẫn tồn tại định kiến giới, chưa phản ánh công bằng và cân bằng diện mạo của nam và nữ trong các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, trực tiếp, chuyên sâu về vấn đề ĐKG trên BMĐT, đặc biệt là dưới góc độ báo chí học và bằng phương pháp phân tích nội dung tin tức

Với mục tiêu tìm hiểu các vấn đề nêu trên một cách cặn kẽ và có hệ thống, chúng

tôi chọn đề tài Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo

mạng điện tử Tuoitre.vn, VnEpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)”

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc khảo sát, đánh giá vấn đề

ĐKG trên BMĐT Việt Nam, làm rõ thực trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thông tin về giới, hạn chế tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam

Nhiệm vụ: 1)Tổng quan tình hình nghiên cứu về BMĐT, phương pháp phân tích

nội dung tin tức, ĐKG, BĐG trên truyền thông 2) Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề định kiến giới trên BMĐT Việt Nam 3) Phân tích các biểu hiện của định kiến giới trong nội dung và hình thức các tác phẩm BMĐT trong phạm vi khảo sát 4) Khái quát các vấn đề đặt ra và đề xuất các khuyến nghị cụ thể nhằm hạn chế tình trạng định kiến giới trên BMĐT

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Vấn đề định kiến giới trên BMĐT Việt Nam

Trang 5

Phạm vi: Nghiên cứu tiến hành khảo cứu các tác phẩm báo chí trên ba trang

BMĐT vnexpress.net, tuoitre.vn, giadinh.net.vn trong khoảng thời gian từ tháng 01/2014 đến hết tháng 12/2016 (có bổ sung trong quá trình nghiên cứu)

4 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu:

+ Có hay không sự tồn tại của ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT?

+ ĐKG biểu hiện như thế nào trong nội dung và hình thức thể hiện tin bài trên BMĐT?

+ Nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng ĐKG trên BMĐT?

Giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết thứ nhất: ĐKG trên BMĐT là vấn đề cái nhìn, thái độ, cách đánh giá

mang tính khuôn mẫu, một chiều, tiêu cực của người viết liên quan đến giới được thể hiện trong nội dung tin tức BMĐT Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định kiến giới tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới

Giả thuyết thứ hai: Tuy việc tuyên truyền BĐG trên BMĐTđã có những chuyển

biến tích cực trong những năm gần đây, xong ĐKG vẫn tồn tại trong các tác phẩm BMĐT trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới

+ Về mặt nội dung: ĐKG thể hiện ở cách thức miêu tả đặc điểm (ngoại hình/tính cách, phẩm chất), vị trí, vai trò, năng lực của nam giới và nữ giới theo những khuôn mẫu sẵn có mà những khuôn mẫu này hạn chế sự phát triển và thụ hưởng bình đẳng của mỗi giới, lâu dài sẽ càng khắc sâu định kiến, cản trở BĐG

+ Về mặt hình thức, ĐKG thể hiện ở nhiều khía cạnh: từ tần xuất, mức độ quan tâm khi xuất bản tin bài về giới, thể loại tin bài về giới, cho đến hình ảnh, ngôn ngữ thể hiện tin bài đều hàm chứa những biểu hiện của ĐKG

Giả thuyết thứ ba: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tồn tại dai dẳng của ĐKG

trong nội dung tin tức, trong đó nguyên nhân cơ bản nhất chính là định kiến giới đã

và đang tồn tại trong tư duy, nhận thức của chính nhà báo mạng điện tử – những người sản xuất tin bài Các nhà báo càng có ý thức về BĐG thì sản phẩm báo chí của

họ càng ít ĐKG

5 Cơ sở lí luận và thực tiễn

Cơ sở lí luận: Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa

trên các quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới; dựa trên hệ thống lý thuyết bao gồm: lý thuyết về giới, lý thuyết truyền thông đại chúng, lý thuyết

Trang 6

Cơ sở thực tiễn: Luận án dựa trên thực tiễn công tác truyền thông về giới của các

cơ quan báo chí truyền thông; tình hình BĐG trong đời sống xã hội; qua các báo cáo tổng kết, đánh giá công tác tuyên truyền bình đẳng giới của các cơ quan chức năng;

từ kết quả khảo cứu tin bài có yếu tố định kiến giới trên ba tờ BMĐT lớn là

tuoitre.vn, vnexpress.net và giadinh.net.vn từ năm 2014 – 2016 (có cập nhật, bổ sung)

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích nội dung (kết hợp định lượng và định tính), Phương pháp

phỏng vấn sâu là các phương pháp cơ bản được sử dụng trong luận án Trong đó, phương pháp “xây dựng tuần ngẫu nhiên” (Constructed weeks) lần đầu tiên được áp dụng trong thao tác chọn mẫu nghiên cứu đã mang lại những kết quả khách quan, khoa học

7 Điểm mới của luận án

- Về mặt lí luận: Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về ĐKG trên truyền thông

và truyền thông thúc đẩy bình đẳng giới trên BMĐT, góp phần tạo dựng phương pháp luận về nghiên cứu một vấn đề xã hội cụ thể trên báo chí – truyền thông; đề ra các tiêu chí về tin bài không có ĐKG trên BMĐT; chỉ ra và phân tích chi tiết những biểu hiện của ĐKG trên cả hai phương diện nội dung và hình thức tác phẩm BMĐT; đề xuất các phương án nhằm hạn chế tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam

- Về mặt thực tiễn: Công trình nghiên cứu có tính chất liên ngành, góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về mặt phương pháp trong nghiên cứu báo chí – truyền thông từ góc độ phân tích nội dung tin tức; góp phần làm phong phú thêm cho lĩnh vực nghiên cứu nội dung báo chí truyền thông, đặc biệt là BMĐT, mở ra hướng

đi mới cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này Các kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo thiết thực cho các đươn vị đào tạo báo chí, các cơ quan quản lí, cơ quan báo chí truyền thông nói chung, BMĐT nói riêng trong quá trình nâng cao chất lượng truyền thông về giới

8 Kết cấu của luận án

Gồm: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử, 03 chương nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục nghiên cứu Ba chương nội dung bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam

Chương 2: Thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tửViệt Nam (Khảo sát báo mạng điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Chương 3: Giải pháp cho vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam

Trang 7

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ

Trong chương này, chúng tôi tiến hành tổng luận các công tình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo ba hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài: 1) Hướng nghiên cứu về BMĐT; 2) Hướng nghiên cứu về phân tích nội dung sản phẩm truyền thông; 3) Hướng nghiên cứu về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thông đại chúng nói chung và BMĐT nói riêng Kết quả của việc tổng luận tài liệu giúp chúng tôi kế thừa các giá trị nghiên cứu, đặc biệt là phương pháp phân tích nội dung tin tức, đồng thời cung cấp một hệ thống lý luận và bằng chứng thực tiễn nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên BMĐT, là điều kiện cho việc hình thành tư duy, nhận thức về vấn đề giới, bình đẳng giới, ĐKG trong nội dung tin tức BMĐT

Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới đã được công bố thuộc nhiều chuyên ngành như xã hội học, ngôn ngữ học, văn học, triết học, luật học… Tuy nhiên, tài liệu chuyên ngành báo chí học về vấn đề bình đẳng giới trên TTĐC thì lại khá khiêm tốn, chủ yếu là các bài viết đơn lẻ như một phần nội dung của các công trình nghiên cứu về giới và bình đẳng giới; các bài viết phản ánh thực trạng đăng tải trên các báo, tạp chí; một vài luận án, luận văn và một số dự án nghiên cứu của các tổ chức về BĐG trên truyền thông – phần lớn là trên kênh báo in và truyền hình

Riêng vấn đề ĐKG trên BMĐT Việt Nam mới được nghiên cứu ở dạng trường hợp, bóc tách nội dung hoặc chuyên mục cụ thể, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về vấn đề này; đặc biệt là nghiên cứu từ góc độ báo chí học đối với vấn đề định kiến giới trên kênh BMĐT bằng phương pháp phân tích nội dung sản phẩm truyền thông thì chưa có công trình nào đề cập đến một cách trực tiếp Vấn đề ngôn ngữ trên BMĐT dưới góc nhìn phân tích diễn ngôn truyền thông cũng còn nhiều khoảng trống cần nghiên cứu Tác giả cho rằng đây là hướng nghiên cứu cần thiết nhằm đánh giá đúng mức vai trò, thực trạng của BMĐT trong việc truyền thông về giới, từ đó có những giải pháp thiết thực để góp phần giải quyết vấn đề định kiến giới trong nội dung tin tức

Trang 8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát báo mạng điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng

01/2014 đến tháng 12/2016)

1.1 Hệ thống khái niệm liên quan

1.1.1 Giới

Khác với giới tính là khái niệm khoa học ra đời từ môn sinh vật học, giới là khái

niệm khoa học ra đời từ môn nhân loại học, chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt

xã hội Giới không phải là cái mà con người sinh ra là đã có, không phải cái mà con

người sở hữu mà là cái mà con người phải hành động, xử sự trong các hoạt động xã hội và chịu ảnh hưởng rất lớn từ quá trình giáo dục cũng như tự giáo dục

1.1.2 Bình đẳng giới

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng lợi ích như nhau về thành quả của sự phát triển đó (Luật Bình đẳng giới, 2006)

1.1.3 Nhạy cảm giới

Là việc nhận thức được các nhu cầu, vai trò, trách nhiệm khác nhau của nam giới

và phụ nữ; hiểu được sự khác nhau đó do đâu mà có và những điểm khác nhau này có thể dẫn tới sự khác nhau về mức độ tham gia, cống hiến, hưởng thụ, phát triển của mỗi giới.Thiếu nhạy cảm giới chính là một trong những yếu tố dẫn tới định kiến giới trên truyền thông

1.1.4 Khuôn mẫu giới

Khuôn mẫu được các nhà tâm lý xã hội gọi là “niềm tin liên kết các cá nhân” Khuôn mẫu giới là một trong những căn cứ để duy trì định kiến và phân biệt đối xử theo giới Trong trường hợp khuôn mẫu giới mang sắc thái tiêu cực dựa trên việc đánh giá các cá nhân cụ thể lại được khái quát để đánh giá các nhóm xã hội thì khuôn mẫu này sẽ trở thành định kiến giới

1.1.5 Định kiến giới

Định kiến giới là những quan niệm, thái độ, đánh giá mang tính khuôn mẫu về đặc điểm, vị trí, vai trò, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới mà những khuôn mẫu đó bao hàm sắc thái tiêu cực, một chiều, cản trở sự phát triển và cơ hội của mỗi giới trong đời sống xã hội và gia đình, là nguy cơ dẫn đến bất bình đẳng giới

ĐKG bắt nguồn từ những khuôn mẫu (định khuôn) đã tồn tại trong nhận thức của cộng đồng xã hội một cách bền vững và lâu dài, vì thế nó có thể trở thành thái độ và hành vi kỳ thị một cách rất tự nhiên và khó nhận biết, đặc biệt là những ĐKG tiêu cực Nếu không dần được loại bỏ, ĐKG sẽ ăn sâu bám rễ trong đời sống nhờ quá trình xã hội hóa, trong đó có môi trường sống, học tập, môi trường gia đình và không

Trang 9

thể không nhắc đến các tác động mạnh mẽ của truyền thông đại chúng nói chung, BMĐT nói riêng, trở thành rào cản của BĐG, kìm hãm sự tiến bộ xã hội

1.1.6 Định kiến giới trên báo mạng điện tử

Vấn đề ĐKG trên BMĐT được xem xét trên phương diện một số tin bài, chuyên

mục trên BMĐT có chứa đựng hoặc tiềm ẩn những quan niệm, thái độ, đánh giá

mang tính khuôn mẫu, tiêu cực, một chiều về đặc điểm, vị trí, vai trò, tính cách, khả năng của nam giới và nữ giới, dẫn đến nguy cơ làm giảm cơ hội phát huy năng lực

của mỗi giới cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình cũng như sự thụ hưởng bình đẳng về thành quả của sự phát triển đó Những tác phẩm báo chí ẩn chứa định kiến giới trong nội dung cũng như hình thức tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng

cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới

Đặc điểm của ĐKG trên BMĐT:

+ ĐKG trên BMĐT mang tính khuôn mẫu khi thể hiện hình ảnh nam giới và nữ giới trong nội dung tin tức

+ ĐKG trên BMĐT mang tính một chiều, tiêu cực, bất hợp lý khi thể hiện hình ảnh

nữ giới trong tương quan với nam giới

+ ĐKG trên BMĐT mang tính lan tỏa và thuyết phục mạnh mẽ do các đặc trưng riêng biệt về mặt loại hình

1.2 Nhận diện tác phẩm báo chí có định kiến giới trên báo mạng điện tử

1.2.1 Các biểu hiện định kiến giới trong nội dung tin tức

- Cách thức mô tả đặc điểm (ngoại hình, tính cách/phẩm chất) của nam và nữ trên BMĐT: Thường dựa theo những motip truyền thống quen thuộc, gây áp lực và làm cản trở cơ hội phát triển của mỗi giới; Duy trì phiến diện hình mẫu lý tưởng của nam

và nữ, đặc biệt là với hình tượng người nổi tiếng, dẫn tới những nhận thức thẩm mỹ sai lệch trong một bộ phận công chúng

- Cách thức nhìn nhận về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ trên BMĐT: Cổ xúy những vai trò giới truyền thống và không khuyến khích sự thay đổi các vai trò giới đó; Duy trì, khắc sâu các quan niệm truyền thống về vị trí, năng lực của nam và nữ,

hạ thấp vai trò của nữ giới trong quan hệ gia đình và xã hội

1.2.2 Các biểu hiện định kiến giới trong hình thức thể hiện tin tức

- Tần suất, vị trí, chuyên mục: Không thiết kế chuyên mục, tiểu mục riêng cho mảng thông tin về giới Thiếu cân bằng khi lựa chọn chuyên mục phản ánh hình ảnh nam -

nữ giới

Trang 10

- Thể loại: Các thông điệp thúc đẩy BĐG thường được chuyển tải qua thể loại tin, bài phản ánh, thiếu vắng các thể loại thể hiện được chiều sâu của sự phân tích, lý giải, bình luận như chân dung, phóng sự, phỏng vấn

- Hình ảnh: Lạm dụng hình ảnh hở hang, gợi cảm của nữ giới; Duy trì cách đánh giá thiếu công bằng về vai trò, vị trí, năng lực của nam và nữ qua việc lựa chọn hình ảnh

- Ngôn ngữ: Sử dụng những từ ngữ, cách diễn đạt mang tính kì thị giới tính, củng cố quan niệm rập khuôn về giới với hàm ý coi thường giới nữ, khắc họa sự mờ nhạt, vô hình, phụ thuộc của nữ giới đối với nam giới

1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới

Có thể nói, Việt Nam đã xây dựng được một khung pháp lý khá hoàn thiện và chặt chẽ về BĐG Sự tiến bộ về mặt thể chế đã tạo được môi trường pháp lý tôn trọng sự công bằng, khuyến khích sự tham gia của cả hai giới trong các lĩnh vực của đời sống

xã hội Cùng với việc kí và phê chuẩn công ước CEDAW, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh, Mục tiêu thiên niên kỷ…, việc thực hiện BĐG ở nước ta đã trở thành cam kết của Chính phủ Việt Nam với cộng đồng thế giới Bối cảnh đó chính là những làn sóng, là hơi thở thời đại tác động vào hoạt động báo chí

1.4 Vai trò của truyền thông và báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền

bình đẳng giới

Báo chí truyền thông và BMĐT có vai trò đặc biệt quan trọng trong công cuộc tuyên truyền BĐG, thể hiện trên các phương diện sau: 1) Thể hiện trong các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật 2) Thể hiện trong sứ mệnh của báo chí đối với sự tiến bộ xã hội 3) Thể hiện ở đặc điểm loại hình và sức ảnh hưởng của báo mạng điện tử Dựa trên thể chế tiến

bộ với khung pháp lý chắc chắn, vững vàng của Đảng và Nhà nước về BĐG; dựa trên những đổi thay của một nền báo chí nhân văn, vì sự tiến bộ xã hội; dựa vào những ưu thế vượt trội về mặt loại hình của BMĐT, báo chí truyền thông ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong việc truyền thông về giới

1.5 Lý thuyết nghiên cứu

Luận án vận dụng các hệ thống lý thuyết sau đây vào các nội dung nghiên cứu: 1) Lý thuyết truyền thông đại chúng (bao gồm: Truyền thông đại chúng và những tác động lên công chúng – Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (Agenda setting theory),Thế giới bị “đóng gói” - Lý thuyết đóng khung (Framing theory),Lý thuyết về Cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội, Lý thuyết “Người gác cổng” (Gate keeping theory) 2) Lý thuyết về giới (bao gồm: Lý thuyết về vị trí và vai trò xã hội (Social roles and social position); Lý thuyết biến đổi xã hội (Social Change), Khung phân tích giới Harvard, Lý thuyết về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới – Sự kì thị giới trong ngôn ngữ)

để lý giải, cắt nghĩa, làm cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu

Trang 11

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN

BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM (Khảo sát báo mạng điện tử tuoitre.vn,

vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

2.1 Định kiến giới trong nội dung tác phẩm báo mạng điện tử

2.1.1 Định kiến giới về đặc điểm của nam và nữ

Trong việc mô tả ngoại hình của nhân vật, các bài viết vẫn sử dụng các từ khóa được dành riêng cho mỗi giới khi mô tả vẻ đẹp nam tính/nữ tính lí tưởng (trong 115

bài viết đề cập đến “thân hình nóng bỏng, cân đối, mềm mại” thì có tới 114 bài viết là

mô tả nhân vật nữ Tương tự như vậy, 48/50 bài viết mô tả nữ giới có “khuôn mặt thanh tú, dịu dàng”)

Hình thức như “tấm giấy thông hành” của phụ nữ trong các lĩnh vực nghề nghiệp được coi là địa hạt của nam giới: nghề phi công, bác sĩ, vận động viên

Cách thức mô tả ngoại hình người nổi tiếng trong các tin bài giải trí tồn tại khá nhiều biểu hiện định kiến giới: Nếu không phải là “bắt lỗi” người nổi tiếng trong cách

ăn mặc, trang điểm thì sẽ là tập trung mô tả sự hở hang, gợi cảm; nếu không phải là

“soi” việc người nổi tiếng sử dụng hàng hiệu đắt tiền hay phẫu thuật thẩm mỹ, thì sẽ

là “bóc phốt” dung nhan trong quá khứ hoặc bóc mẽ chuyện đời tư của họ và người thân trong gia đình…

Trang 12

Bên cạnh các tính cách được mong đợi thì khiếm khuyết của của mỗi giới cũng được mặc định sử dụng những từ khóa riêng cho nam và nữ Trong các bài viết, hình ảnh xấu xí của nam giới thường là người lăng nhăng, có tính trăng hoa, thích của lạ,

“chán cơm thèm phở” (62/89 tin bài), vô tâm, vô cảm, máu lạnh (35/42 tin bài), bạo lực, nghiện ngập (24/30 tin bài), trong khi đó, hình ảnh bị chỉ trích của nữ thường là người bị động, phụ thuộc, yếu đuối, an phận (33/41 tin bài) và đào mỏ, ham tiền (46/90 tin bài)

Thứ hai, báo mạng điện tử duy trì định kiến giới trong cách thức mô tả tính cách của người nổi tiếng

Khi xây dựng hình ảnh sao nữ trong các bản tin giải trí, BMĐTthường tập trung vào khía cạnh hình thức (gợi cảm, thời trang…) mà ít chú ý đến đời sống tâm hồn (quan điểm sống, đời sống nội tâm, tình cảm…), nếu có cũng chỉ chú trọng đến việc soi mói đời tư, tình cảm để giật tít, câu view Chính vì thế, các biểu hiện tiêu cực của sao nữ (mê hàng hiệu, nghiện phẫu thuật thẩm mỹ, hở hang phản cảm, cư xử không đúng mực…) thường được các báo tập trung khai thác “Soi” việc người nổi tiếng sử dụng hàng hiệu đắt tiềnvà chuyện tình cảm riêng tư của họ là một chủ đề quen thuộc luôn nóng trên BMĐT Những thông tin này xuất hiện thường xuyên trên BMĐT sẽ dẫn đến nhận thức: Phụ nữ luôn phải phụ thuộc đàn ông, phụ nữ đẹp lại càng cần sống bám vào những người đàn ông giàu có để nổi tiếng, để thể hiện “đẳng cấp” của mình, bất chấp tình cảm đó có đúng đắn và chân thành hay không

BMĐT cũng có nhiều bài viết thể hiện ĐKG ngay trong suy nghĩ của các sao: Áy

náy khi lịch diễn bận không làm tốt vai trò nội trợ, chăm sóc gia đình, cố gắng gồng mình để hoàn thành vai trò kép… là cảm xúc thường xuyên được nhắc đến

2.1.2 Định kiến giới về vị trí, vai trò, năng lực của nam và nữ

Chúng tôi tiến hành phân tích vị trí,vai trò, năng lực của phụ nữ so với nam giới trong nội dung tin tức theo hai phương diện:

2.1.2.1 Trong mối quan hệ gia đình

Vị trí của nam và nữ được BMĐT mô tả vẫn gắn chặt với các định khuôn đã tồn tại lâu dài trong xã hội Những khuôn mẫu đó được BMĐT truyền tải thành những thông điệp rõ ràng qua những bài viết cập nhật từng ngày từng giờ, có sức lan tỏa mạnh mẽ nhờ sự hỗ trợ của uy tín truyền thông và ưu thế của công nghệ thông tin: 1) BMĐT vẫn duy trì định kiến về các bên trong những cuộc hôn nhân đổ vỡ hay những mối quan hệ đứt gánh giữa đường, trong đó người phụ nữ dù ở vị trí nào cũng là đối tượng chịu định kiến nhiều hơn 2) BMĐT vẫn khuyến khích phụ nữ phải biết tỏ ra thụ động, yếu đuối, thua kém chồng Phụ nữ giỏi hơn chồng là có tội 3) BMĐT có nhiều tin bài thể hiện thông điệp: Chăm sóc gia đình là sứ mệnh riêng của phụ nữ, kiếm tiền

và làm “trụ cột” là trách nhiệm của đàn ông 4) Học cách chiều chồng là bí quyết

Trang 13

thành công của phụ nữ 5) Cách thức mô tả nhân vật trong các tin bài về bạo lực giới

vẫn củng cố định kiến với giới nữ

2.1.2.2 Trong mối quan hệ xã hội

Thứ nhất, vị thế và tiếng nói giữa nam và nữ được mô tả trong nội dung tin tức vẫn

đó nạn nhân chủ yếu là phụ nữ

Việc mô tả vị thế giữa nam và nữ trên truyền thông khá chênh lệch Nam giới vẫn

được mô tả trong vai trò là lãnh đạo, quản lý, đại diện chính quyền, doanh nghiệp, đoàn thể… nhiều hơn nữ giới Nữ giới được mô tả chủ yếu trong vai trò là công dân, công chúng, nhân viên, người nổi tiếng (MC, người mẫu, ca sĩ, diễn viên)…

Thứ hai, việc xây dựng chân dung nữ lãnh đạo, quản lý vẫn dựa theo những mô-tip truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “vừa hồng, vừa chuyên”

Thứ ba, các bài viết về mua bán dâm, quấy rối tình dục, hiếp dâm và xâm hại tình dục trên BMĐT cổ xúy những quan niệm truyền thống bất lợi cho giới nữ

2.2 Định kiến giới trong hình thức tác phẩm báo mạng điện tử

Kết quả phân tích định lượng về giới tính của nhân vật đề cập trong các tin bài về nghệ thuật, giải trí (Tin bài về nữ chiếm 32%, cả nam và nữ: 39%, chỉ nam: 29%) và thời trang, sắc đẹp, thẩm mỹ (Tin bài về nữ: 77%, cả nam và nữ: 15%, chỉ nam: 8%) giúp chúng ta khẳng định thêm tính thuyết phục của nhận định trên

Số lượng và tần suất tin bài về giớikhá hạn chế, mức độ đăng tải tin bài phụ thuộc vào độ hấp dẫn của vấn đề, sự quan tâm của công luận hoặc theo chủ kiến của phóng viên, biên tập viên về tầm quan trọng của thông tin mà không phải là theo kế

Ngày đăng: 12/11/2021, 07:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w