1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)

222 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 3,28 MB

Nội dung

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, trực tiếp, chuyên sâu về vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử, đặc biệt là dưới góc độ báo chí học và bằng phương p

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- -

PHẠM THỊ THÙY LINH

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn

từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

- -

PHẠM THỊ THÙY LINH

ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

(Khảo sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnExpress.net, Giadinh.net.vn

từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Ngành: BÁO CHÍ HỌC

Mã số: 9 32 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS HOÀNG ANH

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác

Hà Nội, tháng năm 2021

Tác giả luận án

Phạm Thị Thùy Linh

Trang 4

: :

Xã hội học Phỏng vấn sâu Tuoitre : Tuoitre.vn

Giadinh : Giadinh.net.vn

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4

4 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích 5

5 Cơ sở lí luận và thực tiễn 8

6 Phương pháp nghiên cứu 8

7 Điểm mới của luận án 17

8 Kết cấu của luận án 18

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 19

1 Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử 19

2 Hướng nghiên cứu về phân tích nội dung truyền thông đại chúng 24

3 Hướng nghiên cứu về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thông đại chúng nói chung, báo mạng điện tử nói riêng 33

4 Đánh giá tổng quát về các công trình nghiên cứu trong tổng quan 46

TIỂU KẾT 49

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 50

1.1 Hệ thống khái niệm liên quan 50

1.2 Nhận diện tác phẩm báo chí có định kiến giới trên báo mạng điện tử 60

1.3 Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới 61

1.4 Vai trò của truyền thông và báo mạng điện tử trong việc tuyên truyền bình đẳng giới 63

1.5 Lý thuyết nghiên cứu 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 78

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 79

2.1 Định kiến giới trong nội dung tác phẩm báo mạng điện tử 79

2.2 Định kiến giới trong hình thức tác phẩm báo mạng điện tử 106

Trang 6

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 119

CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 120

3.1 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam.120 3.2 Giải pháp từ thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử 132

3.3 Tiêu chí xây dựng tin bài không có định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam 144

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 150

KẾT LUẬN 152

TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Phương pháp lấy mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên của Riffe, et al 13

Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks 15

Bảng 1.1: Mô hình phân công lao động theo giới (Theo mô hình 24 giờ trong ngày) 77 Bảng 2.1:Những từ/cụm từ định danh mang định kiến giới nữ 115

DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tỷ lệ tin bài trong diện khảo sát 16

Biểu đồ 2.1: Giới tính nhân vật trong tin bài về sắc đẹp, thời trang, thẩm mỹ 79

Biểu đồ 2.2: Từ khóa mô tả tính cách truyền thống của mỗi giới 84

Biểu đồ 2.3: Từ khóa mô tả tính cách được mong đợi của mỗi giới 85

Biểu đồ 2.4: Từ khóa mô tả khiếm khuyết của mỗi giới 86

Biểu đồ 2.5: Việc gia đình và giới tính đề cập trong tin bài 89

Biểu đồ 2.6: Các vai trò giới thể hiện trong nội dung tin bài trên BMĐT 89

Biểu đồ 2.7: Tỉ lệ nam/nữ được mô tả là nạn nhân/thủ phạm trên BMĐT 101

Biểu đồ 2.8: Vị thế và giới tính của nam/nữ trên BMĐT 101

Biểu đồ 2.9: Giới tính và tiếng nói của nhân vật trong tin bài trên BMĐT 102

Biểu đồ 2.10: Giới tính của nhân vật là lãnh đạo, quản lý trên các báo 103

Biểu đồ 2.11: Lĩnh vực đề cập của tin bài trên BMĐT 107

Biểu đồ 2.12: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về nghệ thuật, 108

Biểu đồ 2.13: Giới tính của nhân vật đề cập trong tin bài về sắc đẹp, 108

Biểu đồ 2.14: Thể loại tin bài trên BMĐT 109

Biểu đồ 2.15: Bối cảnh bức ảnh và giới tính nhân vật trong ảnh 111

Biểu đồ 2.16: Trang phục và giới tính của nhân vật trong ảnh 112

Biểu đồ 2.17: Tương quan tờ báo và số lượng ảnh nữ xuất hiện trong tin bài 113

DANH MỤC HÌNH Hình 1: Khung phân tích vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam 7

Hình 2: Công cụ tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn 14

Hình 3: Dữ liệu tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn không hiển thị 17

Hình 2.1: Bài viết chỉ trích Mai Phương Thúy “chỉ mong cởi để lên báo” 83

Hình 2.2: Bài viết “Lí do trai một đời vợ hơn đứt trai tân” (Giadinh, 06/8/2015) 93

Hình 2.3: Nội dung bình luận bài viết: Lý do phụ nữ thông minh, xinh đẹp vẫn độc thân (VnE, 27/9/2015) 95

Hình 2.4: Ba hình ảnh đều là ảnh nạn nhân trong bài viết “Chồng Trung Quốc chém 5 người gia đình vợ” (TT, 19/2/2016) 114

Trang 8

1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Ngày 25/9/2015, tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên hợp quốc thông qua

Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững, hơn 190 quốc gia trên thế

giới đã đồng thuận hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp quốc về thúc đẩy bình đẳng giới Không phải ngẫu nhiên, trong mười bảy mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Chương trình, có tới hai mục tiêu liên quan đến bình đẳng (bình đẳng giới - SDG5, bình đẳng giữa các quốc gia và trong các quốc gia - SDG10) Bất bình đẳng giới và thu hẹp khoảng cách giới hiển nhiên là câu chuyện của mọi quốc gia trên thế giới Theo Báo cáo “Khoảng cách giới toàn cầu 2020” (Global Gender Gap Report 2020), thế giới cần đến 257 năm để có thể hoàn toàn loại bỏ sự chênh lệch về mặt kinh tế giữa hai giới Chỉ có 55% phụ nữ từ 15-64 tuổi tham gia vào lực lượng lao động trong khi nam giới chiếm đến 78% và đặc biệt, ở vị trí lãnh đạo cấp cao trên toàn cầu, phụ nữ chiếm ít hơn một phần ba (khoảng 29%) Ở Việt Nam, công cuộc thúc đẩy bình đẳng giới vẫn liên tục được thực hiện và ngày càng được đặc biệt chú trọng Theo báo cáo Phát triển con người năm 2019 của Liên hợp quốc, Việt Nam có giá trị GII (chỉ số bất bình đẳng giới) là 0,314, xếp thứ 68 trong số 162 quốc gia (chỉ số càng nhỏ, mức độ bất bình đẳng giới càng cao), so sánh với Philippines, Thái Lan, Trung Quốc và Malaysia lần lượt xếp thứ 98, 84, 39 và 58 Vị trí này trong báo cáo năm 2020 đã tăng lên ba bậc - là 65/162 quốc gia Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 chỉ rõ: “Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là

cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước” Yêu cầu lồng ghép giới trong luật pháp chính sách, chương trình, dự án phát triển vẫn liên tục được nêu rõ trong Luật Bình đẳng giới (2006), Pháp lệnh Dân số sửa đổi năm 2008, Luật Phòng chống bạo lực gia đình được thông qua năm 2009, Luật Hôn nhân và gia đình (2000, 2014), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi năm 2015), Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 -

2020, Mục tiêu phát triển quốc gia để hỗ trợ Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, Chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Liên hợp quốc đến năm 2030…

Rõ ràng, bình đẳng giới vẫn đang được xác định là cuộc cách mạng lớn, khó khăn và lâu dài bởi rất nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân sâu xa nhất chính là sự tồn tại dai dẳng của định kiến giới trong xã hội, tạo thành những lối

Trang 9

2 mòn, thói quen trong nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử mà ngay cả người trong cuộc cũng khó nhận ra

1.2 Chỉ có con đường đấu tranh hòa bình bằng cách đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, bổ sung hoặc thay đổi chính sách của Nhà nước, tích cực truyền thông

để thay đổi nhận thức và hành vi của cộng đồng và mỗi cá nhân mới có thể giúp chúng ta tiến dần đến bình đẳng giới Trên con đường lâu dài đó, không thể thiếu vai trò quan trọng của các phương tiện truyền thông đại chúng, đặc biệt là loại hình báo mạng điện tử Trong nỗ lực xoá bỏ định kiến giới hướng đến bình đẳng giới, dựa trên thế mạnh thông tin chuyển tải tới số lượng lớn công chúng trong cùng thời điểm, vai trò của truyền thông đại chúng là vô cùng quan trọng, thiết yếu Vấn đề truyền thông về bình đẳng giới đã và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức phi chính phủ… Từ năm 1996, Hội nghị Bắc Kinh tiến đến thế kỷ 21 của phụ nữ đã

đưa ra thông điệp: “Phương tiện truyền thông in ấn và điện tử ở hầu khắp các

quốc gia không cung cấp bức tranh cân bằng về đời sống đa dạng của người phụ

nữ và những đóng góp xã hội của họ cho một thế giới biến đổi”, và các phương

tiện truyền thông - với tư cách là một công cụ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ và đầy quyền lực trong xã hội, phải hoạt động với mục đích làm cho xã hội có cái nhìn đúng hơn, tốt hơn về hình ảnh người phụ nữ, thay đổi thái độ và quan niệm của

xã hội về vai trò truyền thống của người phụ nữ [113, 98] Truyền thông đại chúng trong vai trò cung cấp thông tin, hình thành, thể hiện và định hướng dư luận xã hội sẽ tác động tích cực và thúc đẩy bình đẳng giới nếu các thông điệp có nhạy cảm giới, ngược lại sẽ kìm hãm và khắc sâu thêm sự bất bình đẳng, thậm chí tổn hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa, hình ảnh con người Việt Nam nếu các định kiến giới vẫn được tạo ra và duy trì bởi thiết chế này Do đó, trong các luật và văn bản dưới luật đều đề cập tới vai trò và nhiệm vụ của các cơ quan thông tin đại chúng với những mục tiêu và lộ trình được xác định cụ thể cũng như các cơ chế phối hợp và hành lang pháp lý đảm bảo cho lộ trình được thực hiện Việc tuyên truyền, vận động, lan tỏa những thông điệp đúng đắn, sâu sắc, toàn diện về bình đẳng giới vừa là vai trò và cũng là thách thức đối với báo chí nói chung Với báo mạng điện tử - một loại hình báo chí mới đang ngày càng chiếm ưu thế nhờ những tính năng vượt trội - thúc đẩy bình đẳng giới còn trở thành nhiệm vụ và sứ mệnh

Trang 10

3 1.3 Trong hai thập niên vừa qua, có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu,

dự án truyền thông trong nước và trên thế giới về vấn đề bình đẳng giới trên truyền thông đã chỉ ra rằng: Tuy có nhiều dấu hiệu tích cực, xong truyền thông hiện nay vẫn thiếu nhạy cảm giới, chưa phản ánh công bằng và cân bằng diện mạo của nam và nữ trong các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, trực tiếp, chuyên sâu về vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử, đặc biệt là dưới góc độ báo chí học

và bằng phương pháp phân tích nội dung tin tức Từ vai trò và thực tiễn phát triển của báo chí nói chung, báo mạng điện tử nói riêng những năm gần đây, hàng loạt vấn đề đặt ra cần phân tích, lí giải: Báo mạng điện tử (BMĐT) Việt Nam đang truyền thông về giới như thế nào? Có tồn tại định kiến giới trong nội dung tin tức trên BMĐT hay không? Định kiến giới (ĐKG) được biểu hiện ra sao trong nội dung tin tức trên BMĐT? Làm thế nào để hạn chế, tiến tới xóa bỏ tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam?

Với mục tiêu trả lời cho các câu hỏi nêu trên một cách cặn kẽ và có hệ thống,

chúng tôi chọn đề tài Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo

sát báo điện tử Tuoitre.vn, VnEpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016) Việc nghiên cứu ĐKG trên BMĐT là rất cần thiết trong bối

cảnh “Việt Nam đang huy động tối đa mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác bình đẳng giới”, và “chiến lược quốc gia về bình đẳng giới là một bộ phận cấu thành quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là cơ sở nền tảng của chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước” (Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020)

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

đó đề xuất các giải pháp hạn chế tình trạng ĐKG, nâng cao chất lượng thông tin

về giới trên BMĐT Việt Nam

2.2 Nhiệm vụ:

Để đạt được mục đích trên, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:

Trang 11

4 + Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam theo ba hướng:

về báo mạng điện tử, về phân tích nội dung sản phẩm truyền thông; về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thông đại chúng nói chung và BMĐT nói riêng + Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề ĐKG trên BMĐT để làm căn cứ cho việc khảo sát, phân tích thực trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam + Soi chiếu lý luận vào thực tiễn để phân tích, đánh giá các biểu hiện cụ thể của ĐKG trên hai phương diện nội dung và hình thức các tác phẩm BMĐT trong phạm vi khảo sát

+ Từ thực trạng, khái quát các vấn đề đặt ra và đề xuất các khuyến nghị cụ thể nhằm khắc phục tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: Vấn đề ĐKG trên BMĐT Việt Nam

- Phạm vi: BMĐT ở Việt Nam rất phong phú về số lượng nên nghiên cứu chỉ tập trung khảo cứu ba trang BMĐT là vnexpress.net, tuoitre.vn, giadinh.net.vn Đây là các trang BMĐT đảm bảo được đồng thời các tiêu chí chọn mẫu của luận án: Là những trang báo có uy tín, được phổ biến rộng rãi, được đông đảo bạn đọc biết đến và đón nhận; nội dung tin bài phải đảm bảo độ nhanh nhạy, đa dạng của thông tin, độ phong phú, hấp dẫn của chuyên mục, đề cập đến những vấn đề đời sống xã hội chân thực và sinh động; đáp ứng được tính chất đặc trưng riêng biệt đảm bảo độ phong phú, khách quan và chuyên sâu cho mẫu khảo sát (Có báo chuyên về lĩnh vực hôn nhân gia đình với nhiều tin bài liên quan đến chủ đề giới như giadinh.net.vn, có báo mạnh về mảng giải trí, đời sống xã hội như VnExpress.net, có báo mạnh về mảng chính trị xã hội, văn hóa như tuoitre.vn; có báo là báo mạng điện tử độc lập như VnExpress.net, có báo song song tồn tại cùng phiên bản báo giấy như Tuoitre.vn, Giadinh.net.vn)

Ngoài ra, do đặc trưng về mặt loại hình, lượng tin bài xuất bản của BMĐT rất lớn, vì vậy chúng tôi giới hạn chỉ nghiên cứu các biểu hiện của ĐKG trong nội dung và hình thức của tin bài trong một số chuyên mục phù hợp như: Thời sự,

Xã hội, Giải trí, Gia đình, Tâm sự Điều này cũng được trình bày cụ thể trong phần Phương pháp chọn mẫu ở mục 6 (Phương pháp nghiên cứu) Chúng tôi hy vọng có thể đề cập đến các đối tượng khác của BMĐT như chuyên mục quảng cáo, tin video… trong một nghiên cứu khác

ĐKG là một vấn đề nghiên cứu rộng với nội hàm tương đối phức tạp Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biểu hiện của ĐKG đối với hai

Trang 12

5 giới là giới nam và giới nữ (trong đó định kiến giới đối với nữ được nghiên cứu sâu hơn do những đặc trưng của nền văn hóa truyền thống “trọng nam, khinh nữ”) Chúng tôi không đề cập đến cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) trong nghiên cứu này vì tại thời điểm khảo sát, lượng tin bài về đối tượng LGBT không đủ độ lớn, do đó các biểu hiện của ĐKG đối với cộng đồng LGBT thông qua nội dung và hình thức tin bài cũng không đầy đủ và rõ nét

Thời gian khảo sát: Từ tháng 01/2014 đến hết tháng 12/2016 (được cập nhật

và bổ sung thêm trong quá trình nghiên cứu) Năm 2014 là năm Cục Báo chí -

Bộ Thông tin và Truyền thông cho xuất bản và phát hành Bộ chỉ số về giới trong

truyền thông Đây là tài liệu được thực hiện với sự tham gia đóng góp tích cực

của nhiều chuyên gia, nhà báo, các tổ chức báo chí, hiệp hội, câu lạc bộ báo chí, các tổ chức truyền thông trên thế giới, Tổ chức Văn hoá, Khoa học, Giáo dục Liên hiệp quốc (UNESCO) và được phổ biến rộng rãi tới tất cả các cơ quan báo chí ở Việt nam, trong đó Đài Tiếng nói Việt Nam là đơn vị được chỉ định áp dụng thí điểm Trong tài liệu này, các chỉ số để đạt bình đẳng giới trong quản lý truyền thông và nội dung truyền thông được xây dựng một cách công phu, chi tiết và khoa học Chọn thời gian nghiên cứu từ 2014 đến 2016, chúng tôi kỳ vọng thấy được những tồn tại cũng như những biến chuyển của các yếu tố biểu hiện định kiến giới trong nội dung tin tức trước tác động của Bộ chỉ số về giới trong truyền thông Bên cạnh đó, thời điểm 2014 - 2016 cũng là những năm bản

lề của việc đánh giá kết quả thực giai đoạn thứ nhất của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2011 - 2020 Chúng tôi tin rằng khảo sát vấn đề ĐKG trên truyền thông trong thời gian này sẽ cho những kết quả khách quan, khoa học và thú vị

4 Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung phân tích

4.1 Câu hỏi nghiên cứu:

+ Có hay không sự tồn tại của ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT?

+ ĐKG biểu hiện như thế nào thông qua nội dung tin bài trên BMĐT?

+ Các yếu tố hình thức của tác phẩm BMĐT có tiềm ẩn ĐKG không?

+ Nguyên nhân và giải pháp để khắc phục tình trạng ĐKG trong nội dung tin tức trên BMĐT?

4.2 Giả thuyết nghiên cứu:

Giả thuyết thứ nhất: ĐKG trên BMĐT là vấn đề cái nhìn, thái độ, cách đánh

giá mang tính khuôn mẫu, một chiều, tiêu cực của người viết liên quan đến giới được thể hiện trong nội dung tin tức BMĐT Những tác phẩm báo chí ẩn chứa

Trang 13

6 định kiến giới tồn tại trên BMĐT sẽ phổ cập và củng cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới, từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới

Giả thuyết thứ hai: Tuy việc tuyên truyền BĐG trên BMĐT đã có những

chuyển biến tích cực trong những năm gần đây, xong ĐKG vẫn tồn tại trong các tác phẩm BMĐT trên cả hai phương diện nội dung và hình thức, phổ cập và củng

cố thêm khuôn mẫu giới, trở thành rào cản cho việc rút ngắn khoảng cách giới,

từ đó khắc sâu thêm định kiến, duy trì sự bất bình đẳng giới

+ Về mặt nội dung: ĐKG thể hiện ở cách thức miêu tả đặc điểm (ngoại hình/tính cách, phẩm chất), vị trí, vai trò, năng lực của nam giới và nữ giới theo những khuôn mẫu sẵn có mà những khuôn mẫu này hạn chế sự phát triển và thụ hưởng bình đẳng của mỗi giới, lâu dài sẽ càng khắc sâu định kiến, cản trở BĐG + Về mặt hình thức, ĐKG thể hiện ở nhiều khía cạnh: từ tần xuất, mức độ quan tâm khi xuất bản tin bài về giới, thể loại tin bài về giới, cho đến hình ảnh, ngôn ngữ thể hiện tin bài đều hàm chứa những biểu hiện của ĐKG

Giả thuyết thứ ba: Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản dẫn

đến sự tồn tại dai dẳng của ĐKG trong nội dung tin tức chính là ĐKG đã và đang tồn tại trong tư duy, nhận thức của chính nhà BMĐT - những người sản xuất tin bài, dẫn đến những sản phẩm ẩn chứa ĐKG được xuất bản trên BMĐT Các nhà báo càng có ý thức về BĐG thì sản phẩm báo chí của họ càng ít ĐKG

Trang 14

Môi trường kinh tế, văn hóa,

chính trị, xã hội

Phẩm chất, năng lực nghề nghiệp của nhà báo

Định kiến giới trên BMĐT Việt Nam (Báo mạng điện tử: Tuoitre.vn;

- Cách thức phản ánh vị trí, vai trò, năng lực của nam/nữ trong mối quan

Trang 15

5.2 Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn của công tác truyền thông về giới của các cơ quan truyền thông, cơ quan báo chí; qua thực tiễn tình hình bình đẳng giới trong đời sống xã hội; qua các công trình nghiên cứu về bình đẳng giới của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết, đánh giá công tác tuyên truyền bình đẳng giới của các cơ quan chức năng; từ kết quả khảo cứu tin bài có yếu tố định kiến giới trên ba tờ BMĐT là tuoitre.vn, vnexpress.net và giadinh.net.vn từ năm 2014 đến năm 2016 (có bổ sung trong quá trình nghiên cứu)

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp phân tích nội dung

Chúng tôi kết hợp cả hai thao tác phân tích nội dung định lượng và phân tích nội dung định tính trong quá trình nghiên cứu

Việc khảo sát được tiến hành bằng một bộ công cụ mã hóa nội dung thông tin về định kiến giới trên ba tờ BMĐT (vnexpress.net, tuoitre.vn, giadinh.net.vn) Trên cơ

sở thống kê số lượng, quy mô, tần suất sử dụng các phạm trù liên quan đến vấn đề giới và bất bình đẳng giới thông qua bảng mã thu thập thông tin gồm 32 câu hỏi, nghiên cứu hướng đến lượng hóa các chỉ báo về nội dung và hình thức thể hiện tin bài, nhận diện tần suất xuất hiện các biến số, khơi lộ ý đồ của nhà truyền thông, từ

đó tổng hợp, rút ra nhận xét, đánh giá về nội dung tin tức, về vai trò, mức độ đóng góp của BMĐT trong việc tuyên truyền bình đẳng giới Số liệu được mã hóa và xử

lí là 3039 tin bài trên ba tờ BMĐT từ tháng 01/2014 đến hết tháng 12/2016

Bên cạnh đó, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa và khái quát hóa lý thuyết cũng như kết quả của các công trình đã được đăng tải trên sách báo, tạp chí và các công trình nghiên cứu thực tiễn của các tác giả có liên quan đến vấn

đề nghiên cứu; Sử dụng phương pháp phân tích nội dung tài liệu để tìm hiểu nội dung, ý nghĩa, tư tưởng chủ yếu của các tài liệu lý luận, các công trình nghiên cứu

đi trước có liên quan đến khái niệm, vai trò, tính chất của vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử; Các văn bản pháp lý về vấn đề giới và bình đẳng giới; Phân tích

Trang 16

9 các tác phẩm báo chí để tìm hiểu các biểu hiện của ĐKG thông qua nội dung và hình thức tác phẩm

6.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Được thực hiện nhằm có được các thông tin trực tiếp, kiến thức chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu từ các chuyên gia, các nhà nghiên cứu về giới, giúp thao tác hóa các khái niệm, có các số liệu, tư liệu về thực trạng định kiến giới trong xã hội; thu thập các đánh giá, nhận định, so sánh kết luận giữa các nghiên cứu đã có và thực tế phản ánh vấn đề BĐG trên BMĐT

Luận án phỏng vấn sâu các đối tượng sau:

- Nhóm 1: Các nhà báo chuyên nghiệp làm công tác quản lý tại các cơ quan báo chí, đặc biệt là BMĐT (2 người)

- Nhóm 2: Các phóng viên, biên tập viên của các cơ quan báo chí (9 người)

- Nhóm 3: Cán bộ quản lý tại các cơ quan quản lý báo chí (2 người); chuyên gia nghiên cứu về giới, đặc biệt là giới trên truyền thông (2 người)

Phiếu phỏng vấn sâu được thiết kế riêng cho các nhóm đối tượng nhằm thu thập các tư liệu về phương thức tổ chức và truyền thông về bình đẳng giới tại các tòa soạn hiện nay; quan điểm của từng đối tượng về các biểu hiện của ĐKG trong nội dung tin tức BMĐT, nguyên nhân cũng như các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này

6.3 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

6.3.1 Tiêu chí chọn trang và chuyên mục báo mạng điện tử

Chúng tôi lựa chọn ba tờ BMĐT tuoitre.vn, VnEpress.net và Giadinh.net.vn dựa trên các tiêu chí sau:

- Thứ nhất, các tờ báo được chọn phải đảm bảo là tờ báo có uy tín, được phổ biến rộng rãi, được đông đảo bạn đọc biết đến và đón nhận

- Thứ hai, nội dung các tờ báo được chọn phải đảm bảo độ nhanh nhạy, đa dạng của thông tin, độ phong phú, hấp dẫn của chuyên mục, đề cập đến những vấn đề đời sống xã hội chân thực và sinh động

- Thứ ba, các báo được chọn đáp ứng được tính chất đặc trưng riêng biệt đảm bảo độ phong phú, khách quan và chuyên sâu cho mẫu khảo sát: Có báo chuyên về lĩnh vực hôn nhân gia đình với nhiều chuyên mục, tin bài liên quan đến chủ đề giới (giadinh.net.vn), có báo mạnh về mảng giải trí, đời sống xã hội (VnExpress.net), có báo mạnh về mảng chính trị xã hội, văn hóa (Tuoitre.vn); có báo là báo mạng điện

tử độc lập (VnExpress.net), có báo song song tồn tại cùng phiên bản báo giấy (Tuoitre.vn, Giadinh.net.vn)

Trang 17

Báo có 18 chuyên mục chính: Thời sự, Góc nhìn, Thế giới, Kinh doanh, Giải trí, Thể thao, Pháp luật, Giáo dục, Đời sống, Du lịch, Khoa học, Số hoá, Xe, Cộng đồng, Tâm sự, Ý kiến, Video, Cười Trong các chuyên mục còn có các tiểu mục nhỏ để đi sâu vào nhiều vấn đề khác nhau (Khảo sát tại thời điểm tháng 6/2016) Trung bình mỗi ngày, báo cập nhật khoảng 350 đầu mục tin bài, trong đó 90% là do phóng viên, biên tập viên của báo thực hiện VnEpress được các chuyên gia đánh giá là có “thông tin nhanh nhạy, kịp thời”, “chuyên mục phong phú, hấp dẫn”,

“tương tác đa chiều” và “giao diện ấn tượng” [37, 282]

Ngày 29/3/2014, VnExpress chính thức triển khai giao diện tùy ứng (responsive design) - một thiết kế giao diện duy nhất có khả năng tự động tương thích với các nền tảng thiết bị khác nhau như máy tính cá nhân, máy tính bảng và điện thoại thông minh

- Tuổi Trẻ Online (Tuoitre.vn)

Ra mắt chính thức vào ngày 01.12.2003, Tuoitre.vn đã tham gia vào tổ hợp truyền thông đa phương tiện của nhật báo Tuổi trẻ và nhanh chóng trở thành tờ báo mạng điện tử có tốc độ phát triển nhanh, mạnh, vào top 3 trang web Tiếng Việt được nhiều người truy cập nhất chỉ sau 2 năm ra đời

Từ ngày 2/9/2014, Tuổi Trẻ Online chính thức áp dụng giao diện tùy ứng (responsive web design), đồng thời triển khai nhiều cải tiến nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của bạn đọc Khác biệt lớn của Tuổi trẻ Online chính là việc tận dụng khai thác tốt tính đa phương tiện của báo mạng điện tử, xây dựng phong cách chính trị -

xã hội chuẩn mực mang thương hiệu “Tuổi trẻ”

Theo bảng xếp hạng của Alexa năm 2011 Tuổi trẻ Online đứng thứ 5 trong số các báo mạng điện tử được truy cập nhiều nhất Việt Nam với hơn 4000 lượt truy

Trang 18

11 cập/ngày Báo Tuổi trẻ có 15 chuyên mục chính: Thời sự, Thế giới, Pháp luật, Kinh doanh, Công nghệ, Giáo dục, Văn hóa, Giải trí, Nhịp sống trẻ, Nhịp sống số, Bạn đọc, Du lịch, Thể thao, Media, Cần biết (Khảo sát tại thời điểm tháng 6/2016)

- Báo điện tử Gia đình và Xã hội (Giadinh.net.vn)

Báo Gia đình và xã hội là cơ quan ngôn luận của Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình Giadinh.net.vn là tờ báo điện tử hàng đầu trong truyền thông về gia đình ở Việt Nam hiện nay, thực hiện chức năng nhiệm vụ chính trị là truyền thông, thông tin về công tác Dân số - Y tế Báo điện tử Giadinh.net.vn chính thức ra đời

năm 2007, được hoạt động theo Giấy phép Báo điện tử số: 79/GP-TTĐT ngày

20/4/2011 của Bộ TT&TT Giadinh.net.vn mỗi ngày thu hút hơn một triệu lượt truy cập

Song hành cùng báo điện tử Giadinh.net.vn có 7 ấn phẩm báo in của Báo Gia đình & Xã hội với tổng lượng phát hành các số báo chính mỗi năm hàng chục triệu bản ‘‘Thời sự, Thiết thực và Hấp dẫn” là tôn chỉ mục đích của hệ thống Báo Gia đình và Xã hội Báo điện tử giadinh.net.vn đã chính thức thay đổi giao diện vào ngày 19/9/2014, đem lại một trải nghiệm mới cho độc giả với nhiều chuyên mục hấp dẫn, cách trình bày khoa học, trực quan và dễ dàng tiếp cận, tương tác Báo có

10 chuyên mục chính: Trang chủ, Mới nhất, Xã hội, Gia đình, Dân số, Y tế, Sống khoẻ, Giải trí, Pháp luật, Vòng tay nhân ái, Thị trường, Bốn Phương (Khảo sát tại thời điểm tháng 6/2016)

Về các chuyên mục khảo sát:

Do lượng tin bài cập nhật trên các tờ báo trong diện khảo sát rất lớn (mỗi báo xuất bản từ 150 - 350 đầu mục tin bài trong một ngày cho tất cả các chuyên mục), nên nếu khảo sát tất cả các chuyên mục thì sẽ dẫn đến một số lượng mẫu quá lớn so với quy mô của một luận án Chính vì thế, chúng tôi thống nhất chọn mỗi báo ba

chuyên mục: Báo tuoitre.vn chọn chuyên mục Thời sự, Văn hóa và Giải trí Báo VnEpress chọn chuyên mục Thời sự, Giải trí và Tâm sự Báo giadinh.net.vn chọn chuyên mục Xã hội, Gia đình và Giải trí Chúng tôi cố gắng tìm đến điểm chung của các chuyên mục được chọn trên các báo, theo đó, ngoài chuyên mục Giải trí đều xuất hiện trên cả ba trang báo, thì chuyên mục Xã hội trên Giadinh.net.vn tập

trung các tin tức mới nhất về đời sống xã hội được cập nhật liên tục, tương tự như

chuyên mục Thời sự trên Tuoitre.vn và VnExpress.net Ngoài ra, chúng tôi cũng

chọn mỗi báo một chuyên mục đặc thù với giả định chuyên mục đó sẽ đề cập nhiều đến vấn đề mấu chốt của luận án là định kiến giới Vì thế chúng tôi chọn chuyên

mục Gia đình - chuyên mục tiêu biểu của Giadinh.net.vn, chuyên mục Văn hóa của

tuoitre.vn với đặc trưng là các bài viết chuyên sâu, có tính chất phân tích, bình luận

Trang 19

12

chứ không chỉ tập trung vào mục đích đưa tin thuần túy; chuyên mục Tâm sự của

VnExpress.net được chọn với kỳ vọng chuyên mục này sẽ thể hiện chân thực, phong phú và sinh động thực tế đời sống hôn nhân và gia đình với các câu chuyện của chính độc giả cùng lời khuyên từ chuyên gia và những chia sẻ từ chính độc giả của báo Ngoài ra, đây cũng là các chuyên mục chính có lượng cập nhật tin bài lớn, đều đặn, thu hút sự quan tâm của độc giả nhất của các báo trong diện khảo sát

6.3.2 Tiêu chí chọn tin, bài (tác phẩm báo chí): Sử dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks)

Thông thường, các nghiên cứu phân tích nội dung là bước đầu tiên trong quy trình đánh giá hai bước liên kết nội dung truyền thông với nhận thức của người xem

và người đọc Tuy nhiên, các nghiên cứu như vậy cũng đòi hỏi các nhà nghiên cứu xem xét các phương tiện tốt nhất có sẵn để thu thập dữ liệu dân số một cách hiệu quả và đáng tin cậy

Lấy mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks) là một loại kỹ thuật lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (SRS) phổ biến trong các nghiên cứu truyền thông, trong

đó mẫu cuối cùng đại diện cho tất cả bảy ngày trong tuần (Jones & Carter, 1959; Stempel III, 1952) để tính toán biến thiên tuần hoàn của nội dung tin tức (Riffe,

Aust, & Lacy, 1993) Theo đó, việc xây dựng một tuần từ dân số một tháng sẽ liên

quan đến việc chọn một Chủ nhật từ tất cả bốn Chủ nhật trong tháng đó, một thứ Hai từ tất cả bốn thứ Hai, v.v cho đến mỗi ngày trong tuần được trình bày trong mẫu cuối cùng Kỹ thuật này có thể được điều chỉnh (modified) kích thước của mẫu cuối cùng cũng như cả quần thể

Mục tiêu tổng thể của việc lấy mẫu tuần ngẫu nhiên được xây dựng là tạo ra hiệu quả lấy mẫu tối đa trong khi kiểm soát các thành tố theo chu kỳ Quá ít đơn vị lấy mẫu có thể dẫn đến ước tính không đáng tin cậy và kết quả không hợp lệ, trong khi quá nhiều đơn vị có thể gây lãng phí tài nguyên mã hóa (Riffe et al., 1993) [155] Một nghiên cứu ban đầu về lấy mẫu của Mintz (1949) đã sử dụng một tháng tin tức như một tập hợp và đã thu hút nhiều kích cỡ mẫu bằng nhiều phương pháp ngẫu nhiên (mỗi ngày thứ ba, cả tuần, v.v.) Kết quả cho thấy trung bình tập hợp của các mẫu được lấy mỗi ngày thứ 6 và của mỗi ngày khác (15 ngày) không thay đổi đáng

kể Tuy nhiên, việc lấy mẫu của Mintz dựa trên giả định rằng số lượng tiêu đề không phải theo chu kỳ ngày trong tuần Stempelftime (1952) đã sử dụng số lượng ảnh trên trang nhất tờ báo Wisconsin trong 6 ngày vào năm 1951 để nghiên cứu lấy mẫu và kết luận 12 ngày (hai tuần được xây dựng) là đủ để thể hiện một năm nội dung Nghiên cứu của Davis và Turner (1951), Jones và Carter (1959) cũng đã tìm thấy kết quả tương tự

Trang 20

13 Riffe, Aust, et al (1993) đã tiến hành sao chép kỹ lưỡng hơn công việc Stempel (1952) khi họ tiến hành lấy mẫu từ 6 tháng của một trang tin tức lưu hành hàng ngày với 39.000 câu chuyện địa phương Riffe, Aust, et al (1993) so sánh hiệu quả của việc lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản, lấy mẫu tuần được xây dựng và lấy mẫu ngày liên tiếp và kết luận việc lấy mẫu tuần được xây dựng (constructed weeks) hiệu quả hơn nhiều so với lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản khi suy ra phạm vi mẫu lớn hơn Nghiên cứu này cho thấy với đối tượng nghiên cứu là 6 tháng của một trang tin tức hàng ngày, một tuần được xây dựng có hiệu quả bằng bốn tuần và kết quả

mà nó đưa ra vượt quá những gì được dự kiến dựa trên lý thuyết xác suất Bằng cách mở rộng, hai tuần được xây dựng sẽ cho phép ước tính kết quả đáng tin cậy về nội dung các câu chuyện trên toàn bộ số báo của tờ báo trong một năm, một kết luận phù hợp với phát hiện của Stempelftime (1952) Sau đó, trong một số nghiên cứu, Riff và cộng sự của mình đã cố gắng xác định số tuần cần thiết để lấy mẫu tuần có hiệu quả cho các quần thể và phương tiện có kích thước khác nhau (Lacy, Riffe, & Randle, 1998; Lacy, Riffe, Stoddard, Martin, & Chang, 2001; Riffe, Lacy,

Hai tuần xây dựng từ dữ liệu 1 năm (Chọn ngẫu nhiên

từ 2 thứ Hai, 2 thứ Ba, 2 thứ Tư…) Một năm báo phát hành

hàng tuần

Chọn ngẫu nhiên một vấn đề từ mỗi tháng trong năm

Một năm tin tức truyền

hình buổi tối

Chọn ngẫu nhiên hai ngày từ các bản tin của mỗi tháng trong năm

Một năm tạp chí tin tức Chọn ngẫu nhiên một vấn đề từ mỗi tháng trong năm

5 năm tạp chí tiêu dùng Một năm được xây dựng (chọn ngẫu nhiên một vấn đề

từ mỗi tháng)

5 năm báo hàng ngày Chín tuần được xây dựng (chọn ngẫu nhiên chín Thứ

Hai, chín Thứ Ba, v.v.)

Nguồn: NCS tổng hợp

Cho đến nay, phương pháp chọn mẫu tuần được xây dựng (constructed weeks)

đã được áp dụng phổ biến trong nghiên cứu truyền thông đại chúng và các nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác mà đối tượng khảo sát là báo chí truyền thông, đặc biệt

là các ấn phẩm phát hành theo ngày

Từ lý thuyết này, các nhà khoa học đã nghiên cứu mở rộng để đúc kết các công thức lấy mẫu đối với các đối tượng khác như: Mạng xã hội Twitter (Hwalbin Kim,

Trang 21

14

et al 2018, Evaluating Sampling Methods for Content Analysis of Twitter Data),

Hệ thống kênh truyền thông sức khỏe quy mô lớn từ 5 năm trở lên (Douglas A

Luke et al., 2011, How Much Is Enough? New Recommendations for Using

Constructed Week Sampling in Newspaper Content Analysis of Health Stories) …

Áp dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên (constructed weeks) trong nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam:

Theo khảo sát của người viết, trong các nghiên cứu về nội dung truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng ở Việt Nam, đặc biệt là với đối tượng BMĐT, chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp chọn mẫu constructed weeks Có thể nghĩ tới một số nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất là ở Việt Nam, những nghiên cứu về tác động của nội dung truyền

thông còn chưa nhiều và chưa có hệ thống, vì thế các nội dung truyền thông chưa được lưu trữ có hệ thống cho tất cả các ấn phẩm (Oxfam Việt Nam, 2016)

Thứ hai là BMĐT là một loại hình báo chí mới phát triển trong những năm gần đây,

vì vậy cơ sở dữ liệu chưa được lưu trữ một cách đầy đủ, việc tiếp cận chúng từ nguồn dữ liệu quốc gia là không thể Người nghiên cứu chỉ có thể trông cậy vào hệ thống dữ liệu được lưu trữ trên sever của chính các trang BMĐT đó nên việc thu thập dữ liệu phải tiến hành thủ công nhờ vào công cụ tìm kiếm theo ngày trên trang (Xem hình 2)

Hình 2: Công cụ tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn

Nguồn: Ảnh chụp màn hình tuoitre.vn

Chính vì lẽ đó, các nghiên cứu về nội dung truyền thông ở Việt Nam hiện nay vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp chọn mẫu theo từ khóa và theo chủ đề Phương

Trang 22

15 pháp này vẫn rất hữu ích trong việc nghiên cứu một nội dung truyền thông cụ thể,

ví dụ: Thông điệp về tham nhũng, Thông điệp về hôn nhân có yếu tố nước ngoài;

Định kiến giới đối với lãnh đạo nữ… Nhưng đối với các nội dung bao quát hơn mà

trong nó chứa đựng nhiều nội dung cụ thể thì phương pháp này tỏ ra thiếu tính thuyết phục, ví dụ như vấn đề ĐKG trên BMĐT Việc chọn mẫu theo từ khóa sẽ không bao quát được hết lượng mẫu sẵn có cũng như không thể hiện được chính xác nội dung truyền thông cần khảo sát Lúc này, phương pháp chọn mẫu tuần ngẫu nhiên sẽ chứng minh tính ưu việt bởi khả năng bao quát trọn vẹn đối tượng và độ chính xác đã được kiểm chứng qua các nghiên cứu về nội dung truyền thông uy tín trên thế giới trong nhiều năm qua

Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sẽ áp dụng phương pháp chọn mẫu xây dựng tuần ngẫu nhiên để thu thập đủ hai tuần ngẫu nhiên trong một năm cho mỗi tờ báo Với phạm vi khảo sát là ba tờ báo vnexpress.net, tuoitre.vn và giadinh.net.vn trong thời gian ba năm từ tháng 01/2014 đến hết tháng 12/2016, chúng tôi sẽ có sáu tuần dữ liệu ngẫu nhiên cho mỗi báo (trong đó mỗi tuần chúng tôi khảo sát từ thứ hai đến thứ sáu, mặc định không khảo sát thứ bảy, chủ nhật), 03 báo là 18 tuần dữ liệu ngẫu nhiên Tiến hành lựa chọn mẫu khảo sát với các tiêu chí chọn mẫu như trên theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên, chúng tôi thu được kết quả các ngày đăng tải qua các năm như sau:

Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks

Trang 23

16 Trên cơ sở các đơn vị mẫu là các ngày đã được lựa chọn ngẫu nhiên theo phương pháp constrcted weeks bên trên, chúng tôi tiến hành sử dụng công cụ tìm kiếm theo ngày để liệt kê tất cả các tin bài được đăng tải trên 3 trang báo Với 18 tuần dữ liệu ngẫu nhiên, số lượng tin bài thu được là 3039 đơn vị, con số này đủ để đảm bảo độ lớn của mẫu nghiên cứu

Trong 3039 đơn vị tin bài, Tuoitre có số lượng tin bài ít nhất (374 tin bài, chiếm 12%), VnEpress chiếm số lượng lớn nhất (1606 tin bài, 53%), còn lại là Giadinh.net.vn (1059 tin bài, chiếm 35%) (Xem biểu đồ 1)

Biểu đồ 1: Tỷ lệ tin bài trong diện khảo sát

Nguồn: NCS tổng hợp từ số liệu khảo sát

Sự chênh lệch về số lượng mẫu giữa các báo trong biểu đồ 1 cũng chính là một nhược điểm của phương pháp chọn mẫu constructed weeks đối với dữ liệu BMĐT

và cũng là hạn chế của luận án khi chưa đảm bảo sự đầy đủ và cân đối giữa các đơn

vị chọn mẫu Thời điểm chúng tôi lấy mẫu, khá nhiều dữ liệu tìm kiếm theo ngày trên BMĐT tuoitre.vn bị lỗi không hiển thị tin bài (xem hình 3) Chính vì vậy, số lượng tin bài trên báo tuoitre.vn ít hơn hẳn so với hai báo còn lại Việc phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống sever lưu trữ của các cơ quan báo chí mà không có nguồn lưu trữ quốc gia chính là thách thức đối với các nhà nghiên cứu khi chọn đối tượng BMĐT Tuy nhiên, xét trên tổng thể dữ liệu với 3039 tác phẩm báo chí trên ba trang báo mạng điện tử, chúng tôi cho rằng đã đảm bảo độ lớn của mẫu nghiên cứu

Trang 24

7 Điểm mới của luận án

- Về mặt lí luận: Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về định kiến giới trên truyền thông và truyền thông thúc đẩy BĐG trên BMĐT, góp phần tạo dựng phương pháp luận về nghiên cứu một vấn đề xã hội cụ thể trên báo chí - truyền thông; chỉ ra và phân tích chi tiết những biểu hiện của ĐKG trên cả hai phương diện nội dung và hình thức tác phẩm BMĐT bằng phương pháp phân tích nội dung tin tức; chỉ ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp với các tổ chức, cá nhân liên quan,

đề ra các tiêu chí về tin bài không có ĐKG nhằm hạn chế tình trạng ĐKG trên BMĐT Việt Nam

- Về mặt thực tiễn: Công trình nghiên cứu có tính chất liên ngành, góp phần hệ thống hóa những vấn đề lý luận về mặt phương pháp trong nghiên cứu báo chí - truyền thông về giới từ góc độ phân tích nội dung tin tức; góp phần làm phong phú thêm cho lĩnh vực nghiên cứu nội dung báo chí truyền thông, truyền thông về giới,

Trang 25

18 ngôn ngữ BMĐT, mở ra hướng đi mới cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này Các kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo thiết thực cho các cơ quan quản lí, cơ quan báo chí truyền thông nói chung, BMĐT nói riêng và các tổ chức nghiên cứu về giới trong quá trình nâng cao chất lượng truyền thông về giới trong nội dung tin tức nhằm góp phần đạt được thắng lợi trong cuộc cách mạng BĐG

8 Kết cấu của luận án

Gồm: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên BMĐT, 3 chương nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu

Ba chương nội dung bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam

Chương 2: Thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo mạng điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp cho vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam

Trang 26

19

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI

TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

1 Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử

1.1 Nghiên cứu trên thế giới

BMĐT là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống để tạo ra một loại hình báo chí hiện đại với đặc điểm loại hình nổi bật là tính năng đa phương tiện Các ưu thế riêng biệt đã khiến cho báo mạng điện tử nhanh chóng trở thành một loại hình báo chí thu hút

số lượng công chúng đông đảo nhất dù ra đời muộn hơn Hiển nhiên, BMĐT cũng trở thành đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Đầu tiên, không thể không nhắc đến cuốn The Online Journalists: Using the

Internet and other electronic resources (Nhà báo trực tuyến sử dụng internet và các nguồn điện tử khác) của tác giả Randy Reddick & Elliot King [151] Tác

phẩm được xuất bản lần đầu tiên năm 1995 và tái bản đến lần thứ 3 năm 2000 Trong gần 300 trang sách, tác phẩm đã khám phá và chứng minh làm thế nào để các phóng viên có thể sử dụng internet và các tài nguyên trực tuyến khác hiệu quả và hiệu quả hơn Reddick và King cũng thảo luận về cách công nghệ này tác động đến báo chí, đến các phóng viên và biên tập viên, các cạm bẫy nên tránh

cũng như các vấn đề pháp lý và đạo đức được đưa ra bởi báo chí trực tuyến The

Online Journalists được đánh giá hữu ích cho các nhà báo đang làm việc và sinh

viên báo chí khi cung cấp những lời khuyên rõ ràng và thiết thực để thu thập thông tin chính xác, kịp thời

News: Reporting and Writing (Làm báo và viết báo) của Alfred Lawrence

Lozenz và John Vivian (1995) [6] là một cuốn sách gồm 23 chương, tích hợp toàn diện các phương pháp và kỹ năng làm báo và viết báo, từ báo in, truyền hình, phát thanh và quan hệ công chúng, từ việc quyết định thông tin gì được đăng tin và thông tin gì thì không, kỹ năng bắt đầu bài ghi nhanh, biên tập và sửa chữa bài viết, tổ chức bài thời sự,đến cách thức làm cho bài báo hấp dẫn, sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả; phương pháp tiến hành cuộc phỏng vấn, viết tường thuật… Đặc biệt, chương “Làm báo bằng công nghệ mới” đã giới thiệu về công việc làm báo với sự trợ giúp của máy tính và internet như những phương tiện công nghệ ưu việt giúp các phóng viên có thể tổ chức, phân tích và phổ biến thông tin một cách hiệu quả Do đó, nhà báo cần phải có những kỹ năng cần thiết

để thích nghi với thế giới mới của không gian máy tính và công nghệ truyền

Trang 27

20 thông đa phương tiện Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng các công cụ điện tử chỉ

là phương tiện, không phải là mục đích Các tiến bộ công nghệ không phải để thay thế con người, mà là giải phóng con người, làm cho họ tập trung vào các yếu tố phức tạp hơn của một chương trình truyền thông: tổng hợp, đánh giá và vạch chiến lược; cho phép nhà báo tìm ra được các câu chuyện có khả năng bị che giấu và bổ sung ngữ cảnh để giúp độc giả hiểu thông tin

Writing for the web (Viết bài cho web) của Kilian Crowford (1999) [168] có lẽ

là tác giả đầu tiên theo khảo sát của chúng tôi đề cập một cách chi tiết về cách thức sử dụng ngôn ngữ trong các bài viết đăng tải lên mạng internet Tác giả chỉ

ra rằng, các trang web hiệu quả chứa đựng nhiều thứ hơn là video, đồ họa và âm thanh xa vời - đó chính là văn bản mà mọi người sẽ muốn đọc Viết cho Web đòi hỏi một kiểu viết khác, một kiểu kết hợp cả kiểu viết trên báo in và trên TV

Writing for the web cung cấp các nguyên tắc hợp lý mà người viết cần ghi nhớ

cũng như các bài tập để củng cố kỹ năng viết và loại bỏ thói quen viết xấu

Tác phẩm Journalism Online (Báo mạng điện tử) của tác giả Mike Ward

(2002) [171] cung cấp những kiến thức cơ bản về báo mạng điện tử như khái niệm, đặc điểm, cách thức nghiên cứu và đưa tin trực tuyến; so sánh quy trình làm báo truyền thống với quy trình làm báo mạng điện tử; tìm hiểu các kiến thức

về ngôn ngữ HTML (Hypertext Markup Language) và web; hướng dẫn chi tiết

về thiết kế trang web và cung cấp kiến thức cho người sử dụng về web; cách thức tìm kiếm và tra cứu thông tin trên mạng internet Mike Ward cũng chỉ ra những điểm nổi bật mà nhà báo cần lưu ý khi sử dụng ngôn từ cho BMĐT như ngắn gọn, dung lượng chỉ bằng 50% so với báo in, đi thẳng vào vấn đề, mỗi câu chỉ chứa đựng một ý hoặc một thông tin nhất định, dung từ dễ hiểu, gần gũi…

Công trình Search: Theory and Practice in Journalism Online (Tìm kiếm: Lý

thuyết và thực hành báo chí trực tuyến) của Murray Dick (2013) [172] đã cung

cấp một cái nhìn tổng quan về lý thuyết và thực tiễn tiềm năng nghiên cứu của nghề báo trong các công cụ trực tuyến khác nhau: Lý thuyết về tìm kiếm nâng cao, “web vô hình”, phương tiện truyền thông xã hội, đa phương tiện và xác minh tài liệu trực tuyến; tổng quan lý thuyết về đạo đức học, quyền riêng tư, sự tin tưởng và vấn đề quyền trực tuyến Trong bối cảnh có rất nhiều câu chuyện, nhiều nhân vật, nhiều thông tin có sẵn trên internet cho các nhà báo trực tuyến, nhưng bắt đầu từ đâu, khai thác như thế nào để đạt hiệu quả tối đa, nghiên cứu

Trang 28

21 của Murray Dick đã cung cấp những kinh nghiệm của một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến cho những người làm báo mạng điện tử

Có thể thấy, các nghiên cứu về báo mạng điện tử nêu trên tập trung ở ba nội

dung chính: Thứ nhất là các nghiên cứu mang tính dự báo, xu hướng, tác động của loại hình phương tiện truyền thông trực tuyến nói chung cũng như của báo mạng điện tử nói riêng, chủ yếu trên phương diện ưu thế về mặt công nghệ, kỹ thuật Thứ hai là các nghiên cứu về nghiệp vụ, kỹ năng làm báo, viết báo cho loại hình báo mạng điện tử, trả lời những câu hỏi liên quan đến công việc sáng tạo tác phẩm báo chí, những vấn đề cơ bản nhất để công việc của người làm báo đạt hiệu quả cao nhất Hướng nghiên cứu thứ ba chú ý đến vấn đề đạo đức, pháp

lý trong hoạt động báo mạng điện tử trước sự biến thiên của xã hội và áp lực của

cơ chế thị trường

1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở trong nước, có thể nhắc đến rất nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực báo mạng điện tử như Nguyễn Thế Hùng (2001), Bùi Tiến Dũng (2003), Nguyễn Văn Dững (2006, 2011, 2013), Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Tạ Ngọc Tấn (2007)… Trong đó, hệ thống và chuyên sâu nhất phải kể đến các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang Cho đến

nay, tác giả đã công bố năm công trình, bao gồm: Báo mạng điện tử: Những vấn

đề cơ bản (2011), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử (2014), Báo mạng điện tử: Đặc trưng và phương pháp sáng tạo (2014, đồng chủ biên), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử (2014) , Giáo trình Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử

(2016) và nhiều bài viết liên quan khác

Trong cuốn Báo mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản (2011) [37], tác giả đã

trình bày quá trình hình thành, phát triển của internet và BMĐT, đặc biệt là sự ra đời, phát triển của BMĐT ở Việt Nam Nghiên cứu đã đưa ra những phân tích và khái quát khoa học về khái niệm, vai trò và đặc trưng của BMĐT, mô hình toà soạn, quá trình sản xuất thông tin của BMĐT, những yêu cầu phẩm chất của nhà báo trong làm BMĐT, đề xuất cách thức thiết kế, trình bày nội dung cho BMĐT Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp kiến thức về lịch sử mô hình của một số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam như Nhân dân điện tử, Vietnamnet.vn, VnExpress.net

và dantri.com

Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử (2014) [38] là công trình nghiên cứu đầu

tiên đề cập đến đặc trưng và phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí trong

Trang 29

22 chuyên ngành BMĐT Trong 9 chương sách, tác giả đã hệ thống hoá về mặt lý luận các đặc trưng và phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí, phân tích các

kỹ năng thực hành từng thể loại BMĐT

Báo mạng điện tử: Đặc trưng và phương pháp sáng tạo (2014) [41] đã cung

cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản về BMĐT ở các góc độ: lịch sử ra đời và phát triển của BMĐT, quy trình sản xuất, công chúng BMĐT, viết cho BMĐT, tổ chức diễn đàn, hình ảnh, âm thanh, video trên BMĐT

Cuốn Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử (2014) [40] giới thiệu tổng

quan về diễn đàn trên BMĐT, đánh giá về tác động của diễn đàn, giới thiệu các hình thức diễn đàn và phân tích đặc điểm, thành phần của diễn đàn, đồng thời nêu cách thức tổ chức diễn đàn trên BMĐT hiện nay

Cuốn Giáo trình Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử (2016) [42] tạo lập

kiến thức nền tảng và các thủ pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhà báo BMĐT, trong đó nêu rõ về quá trình hình thành và phát triển của internet, lịch sử

ra đời và phát triển của BMĐT, đặc trưng cơ bản của BMĐT, mô hình toà soạn

và quy trình sản xuất thông tin của BMĐT, cách viết và trình bày nội dung BMĐT Tất cả các công trình nghiên cứu này đã cung cấp một cách toàn diện, cơ bản và có hệ thống về cơ sở lý thuyết và thực hành BMĐT

Ở một số góc độ tiếp cận chi tiết hơn, có thể kể đến một số công trình nghiên

cứu như: Nâng cao chất lượng thông tin trên báo mạng điện tử (2008) của tác

giả Phạm Thị Hằng [55] tập trung nghiên cứu về khái niệm, vị trí, vai trò của BMĐT, chất lượng thông tin trên BMĐT đối với đời sống xã hội Tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng thông tin trên BMĐT tử hiện nay trên hai phương diện: những kết quả đạt được và mặt hạn chế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên BMĐT bằng các biện pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo điện tử để tạo môi trường pháp lý thuận lợi; rà soát điều chỉnh hợp lý quy hoạch phát triển

hệ thống báo điện tử; xác định tính hợp pháp, sự phù hợp về tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của các tờ báo điện tử; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch đội ngũ cán bộ phóng viên của báo điện tử

Công trình Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện

tử hiện nay (2012) của tác giả Hoàng Minh Hạnh [52] khẳng định tầm ảnh

hưởng và khả năng thu hút độc giả của loại hình BMĐT Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho đời sống xã hội, BMĐT cũng là một trong những

Trang 30

23 loại hình có nhiều sai phạm về mặt đạo đức nghề nghiệp nhất trong số các loại hình báo chí hiện nay Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của những người làm BMĐT ở Việt Nam thông qua việc khảo sát các vấn đề nổi bật của truyền thông trong năm 2013 và 2014 trên một số báo mạng, trang thông tin điện tử có số lượng độc giả lớn ở Việt Nam, từ đó tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng vi phạm và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam nói chung và đội ngũ làm BMĐT nói riêng

Đề tài khoa học cấp cơ sở Hình ảnh và âm thanh cho báo mạng điện tử (2014)

của tác giả Vũ Thế Cường [18] đã tổng luận những kiến thức cơ bản về âm thanh

và hình ảnh trên BMĐT, chỉ ra vai trò, đặc điểm tâm lý tiếp nhận âm thanh và hình ảnh trên BMĐT, kỹ năng sử dụng âm thanh và hình ảnh trong sáng tạo tác phẩm BMĐT … Tác giả cũng đề cập đến sự khác biệt khi sử dụng âm thanh và hình ảnh cho BMĐT so với các loại hình báo chí khác

Vấn đề ngôn ngữ trên báo chí cũng được một số nhà khoa học quan tâm như Hoàng Anh (2003, 2008), Nguyễn Tri Niên (2006), Vũ Quang Hào (2004, 2007, 2010) Tuy nhiên, các công trình này chỉ bàn về ngôn ngữ và các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trên báo chí nói chung Các nghiên cứu riêng về ngôn ngữ trên

BMĐT thì rất khiêm tốn Tác giả Hoàng Anh trong Những kỹ năng về sử dụng

ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng [3] đã có một bài viết về Các đặc điểm của ngôn ngữ báo mạng điện tử Tác giả chỉ ra các đặc điểm riêng biệt của ngôn

ngữ BMĐT so với ngôn ngữ báo chí nói chung, trong đó nhấn mạnh đến tính

tương tác và kết cấu mở của ngôn ngữ BMĐT Kết cấu mở giúp cho BMĐT “gợi

mở thêm nhiều vấn đề để chính độc giả trả lời”, “nhờ tính tương tác cao, báo mạng cho phép độc giả dễ dàng gửi ý kiến của mình tới tòa soạn và những ý kiến như vậy có thể được biên tập và công bố tức thì” [3, 75] Đặc điểm ngôn ngữ BMĐT và các lưu ý khi viết bài cho BMĐT cũng được đề cập đến trong cuốn

Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang

[37] và một vài bài viết được trình bày dưới dạng chia sẻ kinh nghiệm của tác

giả Lê Quốc Minh đăng trên website vietnamjounerlist.com như: Giật tít trên

báo mạng điện tử, Nguyên tắc viết bài cho báo mạng điện tử, Thủ thuật viết bài cho website…

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về BMĐT được triển khai theo hướng

nghiên cứu lý thuyết cơ bản về khái niệm, bản chất, chức năng của báo chí, về

Trang 31

24 hoạt động sáng tạo tác phẩm, về cơ chế tác động của báo chí và các nghiên cứu sâu về kỹ năng, thủ thuật làm BMĐT, thiết kế giao diện, và xu hướng phát triển của BMĐT Hệ thống kiến thức về BMĐT hiện nay ở Việt Nam chủ yếu có các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang Các công trình nghiên cứu có tính hệ thống, logic và tương đối hoàn chỉnh các kiến thức lý thuyết và thực tiễn về BMĐT này đã giúp tác giả luận án tiếp cận, hiểu và nắm

rõ hơn về các kiến thức, kỹ năng, các yêu cầu cơ bản về phương pháp sáng tạo nội dung và hình thức trên BMĐT, từ đó tạo nền tảng kiến thức cơ bản khi tiếp cận và phân tích nội dung đối tượng nghiên cứu Vấn đề ngôn ngữ trên BMĐT dưới góc nhìn phân tích diễn ngôn truyền thông vẫn còn nhiều khoảng trống cần nghiên cứu

2 Hướng nghiên cứu về phân tích nội dung truyền thông đại chúng

2.1 Nghiên cứu trên thế giới

Thuật ngữ “phân tích nội dung” được xuất hiện lần đầu tiên trong Từ điển

Webster của Anh và được chấp nhận, sử dụng phổ biến vào những năm 1940 Phân tích nội dung truyền thông hay được gọi là phân tích thông điệp truyền thông (media content analysis), được xem là một nhánh của phương pháp phân tích nội dung văn bản (content analysis) Đây là một trong các phương pháp nghiên cứu xã hội học về truyền thông Phương pháp này có lịch sử phát triển khá dài và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu báo chí truyền thông, nó được coi là phương pháp cơ bản và tập trung nhất trong các nghiên cứu truyền thông và được đánh giá là phương pháp nghiên cứu phát triển nhanh và mạnh nhất ở thế kỷ XX Trong suốt những năm 1920 - 1930, nó được

sử dụng để nghiên cứu nội dung truyền thông, nội dung quảng cáo của các tờ báo, tạp chí và phim ảnh Max Weber đã đánh giá phân tích nội dung truyền thông như là một công cụ giám sát và được coi là thử hàn biểu văn hoá của xã hội Năm 1950, truyền hình xuất hiện đã thúc đẩy phương pháp này phát triển mạnh mẽ hơn, minh chứng là hàng loạt các nghiên cứu truyền thông về bạo lực, miêu tả người phụ nữ, phân biệt chủng tộc trên các chương trình truyền hình và trong các bộ phim Bước sang những năm 80 của thế kỷ XX, phương pháp phân tích nội dung trở thành công cụ, kỹ thuật quan trọng trong việc nghiên cứu thành công các chương trình, chiến dịch, hoạt động quan hệ công chúng thông qua việc thu thập và xử lý các thông tin trên báo chí nhằm xác định mức độ lan toả và độ chính xác của các thông tin quan hệ công chúng

Trang 32

25 Nghiên cứu về nội dung văn bản báo chí - truyền thông thường được các nhà khoa học triển khai theo hai hướng tiếp cận: định tính hay định lượng hoặc kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng (phương pháp hỗn hợp)

Nghiên cứu định lượng là hướng tiếp cận khởi nguồn trong nghiên cứu truyền

thông, đó là việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các biến số với mục đích để đo lường mức độ của các mối quan hệ và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu có được từ lý thuyết

Harold Lasswell - được xem là người sáng lập của khoa học chính trị truyền thông, là người đầu tiên hình thành nên phương pháp phân tích nội dung TTĐC

Trong “Propagand Technique in the World War” (Kỹ thuật tuyên truyền trong

chiến tranh thế giới” (1927), Harold Lasswell đã tiến hành phân tích thực

nghiệm, xem xét nội dung truyền thông bằng phương pháp phân tích thông điệp một cách khoa học và có hệ thống nhằm tìm ra phương thức truyền tải thông tin như thế nào để có thể định hướng được dư luận, và xem xét đến ảnh hưởng của truyền thông trong việc tạo dư luận xã hội thông qua các nội dung thông tin truyền tải Harold Lasswell đã đưa ra mô hình truyền thông một chiều: Nguồn phát (source) - Thông điệp (messgage) - Kênh (channel) - Tiếp nhận (receiver);

và định nghĩa kinh điển về truyền thông một chiều vẫn còn nguyên giá trị trong

nghiên cứu báo chí - truyền thông ở giai đoạn hiện nay, đó là “Ai nói cái gì bằng

kênh nào với ai cho hiệu ứng thế nào” (who says what in which channel to

whom with what effect)

Tác giả Berelson trong cuốn “Content analysis in communication research

(Nghiên cứu phân tích nội dung truyền thông) (1952) [theo 181] - cuốn sách giáo

khoa đầu tiên về phương pháp phân tích nội dung văn bản báo chí - truyền thông

đã chỉ rõ: phân tích nội dung văn bản báo chí - truyền thông là kỹ thuật nghiên cứu mang tính khách quan, hệ thống, mô tả định lượng những vấn đề phản ánh nội dung cơ bản của truyền thông Berelso đã chỉ ra vai trò của phân tích nội dung truyền thông thể hiện qua các mục đích chính của phương pháp này là: Mô

tả đặc điểm bản chất của nội dung thông điệp; mô tả đặc điểm hình thức của nội dung thông điệp; hiểu được hàm ý về nội dung từ nhà truyền thông; suy luận, giải thích về nội dung cho công chúng tiếp nhận; và cuối cùng là để dự đoán tác động ảnh hưởng của nội dung truyền thông trong lòng công chúng

Trang 33

26

Các nhà nghiên cứu Lasswell, Lemer và Pool trong “The Comparative Study

of Symbol: An Introduction” (Đại cương về nghiên cứu so sánh biểu tượng)

(1952) cho rằng phân tích nội dung là kỹ thuật nhằm mô tả với mức độ khách quan cao nhất, rõ ràng nhất, chính xác nhất những thông điệp được đề cập trong

một thời gian và không gian nhất định Tác giả Arthur Asa Berger với “Media

research techniques” (Các kỹ thuật nghiên cứu truyền thông) (1982) [140] cũng

cho rằng phân tích nội dung văn bản báo chí là kỹ thuật nghiên cứu hướng tới việc cân đo số lượng những nội dung nhất định trong một mẫu nghiên cứu mang tính đại diện phản ánh nội dung cơ bản của truyền thông

Trong cuốn sách The Content Analysis Guidebook (Sách hướng dẫn phân tích

nội dung - tái bản lần thứ hai năm 2017) [167], Kimberley Neuendorf, chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy về phân tích nội dung phương tiện truyền thông (Đại học bang Cleveland) cho rằng: phân tích nội dung là sự tổng kết, phân tích định lượng thông điệp dựa trên các phương pháp khoa học không chỉ giới hạn về biến số được đo lường mà còn cần phải dựa vào bối cảnh mà các thông điệp đó được hình thành Nhà nghiên cứu lập luận rằng phân tích nội dung phương tiện truyền thông là nghiên cứu định lượng, nhưng lại chủ trương chú ý đến tính khách quan, tính liên kết, độ tin cậy, tính hiệu lực, khả năng khái quát và các giả thuyết thử nghiệm; đồng thời cũng chú ý đến phân tích tu từ, phân tích tường thuật, phân tích diễn ngôn, cấu trúc hay diễn giải Neuendorf kết luận có bốn yếu tố chính chỉ ra vai trò của phân tích nội dung là: mô tả, suy luận, tâm lý và

dự đoán, trong đó yếu tố tâm lý phù hợp với phân tích nội dung chuyên ngành y học và phân tâm học, còn lại ba phương pháp mô tả, suy luận và dự đoán ứng dụng được với các chuyên ngành khác nhau Vai trò đầu tiên và cơ bản nhất của

mô tả là cung cấp cái nhìn sâu hơn vào các thông điệp truyền thông, còn vai trò của suy luận và dự đoán cho phép các nhà nghiên cứu có thể đi xa hơn, khám phá những gì mà nội dung truyền thông nói về xã hội và những tác động của truyền thông đến công chúng

Riffe, D., Lacy, S., & Fico, F (2005) nổi tiếng với công trình được tái bản hai

lần Analyzing media messages: Using quantitative content analysis in research

(Phân tích thông điệp truyền thông: Sử dụng phân tích nội dung định lượng trong nghiên cứu) [156] Cuốn sách gồm chín chương đã cung cấp cái nhìn tổng quan

về lĩnh vực nghiên cứu truyền thông đại chúng, nhấn mạnh tính trung tâm của phân tích nội dung đối với lĩnh vực này và khả năng ứng dụng của nó trong các

Trang 34

27 ngành khác, phát triển một định nghĩa chính thức về phân tích nội dung, kiểm tra các thuật ngữ của nó để đưa ra các nguyên tắc quan trọng trong đo lường, phân

tích dữ liệu và suy luận Chương ba của cuốn sách (Designing a Content

Analysis) mô tả các bước liên quan đến việc thiết kế nghiên cứu, kết thúc bằng

một loạt câu hỏi cung cấp mô hình để tiến hành phân tích nội dung định lượng Sáu chương còn lại tập trung vào các vấn đề nghiên cứu sâu hơn, bao gồm đo lường để tìm các đơn vị nội dung phù hợp và xây dựng các quy tắc để gán các

đơn vị đó cho các danh mục (Measurement); lấy mẫu đảm bảo độ tin cậy (Sampling, Reliability); phân tích dữ liệu, áp dụng các kỹ thuật thống kê phù hợp (Data Analysis); tính hợp lệ giữa lý thuyết và thực tiễn của kết quả nghiên cứu (Validity); và việc sử dụng công nghệ máy tính trong phân tích nội dung (Computer) Tác giả luận án đã áp dụng phương pháp lấy mẫu tuần ngẫu nhiên

(constructed weeks) của Riff, D., Lacy trong nghiên cứu của mình nhằm đảm bảo chọn được lượng mẫu đủ độ tin cậy nhất để tiến hành các phân tích định lượng Theo đó, hai tuần báo ngẫu nhiên được chọn từ một năm của một tờ báo hàng ngày được Riff và cộng sự chứng minh đủ độ tin cậy để mô tả câu chuyện một năm của tờ báo đó Đây cũng là phương pháp chọn mẫu được coi là lý tưởng trong nghiên cứu định lượng trên truyền thông và được các nhà nghiên cứu truyền thông trên thế giới áp dụng nhiều năm qua

Nghiên cứu định tính là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân

tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu Là quá trình tìm kiếm các tri thức được khái quát hóa

để có thể áp dụng vào việc giải thích cho các hiện tượng, nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành và đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng, phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước và có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập

Chris Newbold trong “The media book” (2002) cho rằng tiếp cận định tính sẽ

có giá trị trong việc khám phá ý nghĩa của ngôn từ, tìm hiểu những lớp ý nghĩa

Trang 35

28 sâu sắc, hướng tới tìm hiểu đặc điểm của nhóm công chúng, quan điểm và uy tín của nguồn phát, tới các yếu tố thuộc về hoàn cảnh chứ không đơn thuần chỉ là văn bản và tần suất các vấn đề được đề cập Newbold lưu ý rằng phân tích định lượng không thể nắm bắt được bối cảnh của truyền thông mà ở đó ý nghĩa của văn bản được hình thành, định lượng chỉ chú ý đến số lượng hay về cường độ, mức độ tác động vào

xã hội, chứ không biểu hiện được mối quan hệ giữa văn bản và nguồn phát Phân tích định tính không được đánh giá cao bởi các nhà nghiên cứu thực chứng, nhưng lại được ủng hộ mạnh mẽ bởi các nhà nghiên cứu nữ quyền và các nghiên cứu phân tích diễn giải Như vậy, nghiên cứu định tính được tiến hành trên cơ sở của phân tích diễn ngôn, phân tích văn bản và các kỹ thuật sử dụng từ ngữ nghĩa học, giải thích các biểu tượng, dấu hiệu và ý nghĩa của văn bản Điều này nhắc các nhà phân tích phương tiện truyền thông cần nắm chắc về phương pháp phân tích nội dung, các quy tắc nghiên cứu, đồng thời am hiểu các lĩnh vực ký hiệu học, ngôn ngữ để giảm thiểu kết quả suy luận mang tính chủ quan

Ngày nay nhiều nhà khoa học đã tiếp cận nghiên cứu dựa trên sự kết hợp giữa phân tích định tính và định lượng, đây được coi là phương pháp kết hợp tối ưu đối với các nghiên cứu phân tích nội dung văn bản báo chí - truyền thông, bởi lẽ phân tích định lượng hướng tới trả lời cho “cái gì?”, “bao nhiêu”, còn phân tích định tính trả lời cho câu hỏi “như thế nào?” nhằm diễn giải nội dung văn bản Phân tích định lượng cho kết quả đáng tin cậy, có tính khoa học cao; phân tích định tính là việc cần thiết để hiểu sâu hơn lớp ý nghĩa văn bản truyền thông mà trong đó thể hiện ý định, mục đích của nhà truyền thông và bối cảnh thông điệp hình thành, đó là cách tiếp cận

lý tưởng để phân tích nội dung tin tức

Trong những năm gần đây có rất nhiều công trình tiến hành nghiên cứu theo

phương pháp phân tích nội dung theo hướng thực nghiệm như công trình Disasters in

the media: A content analysis of the March 2011 Japan Earthquake/tsunami and Nuclear disasters (Phân tích nội dung động đất/sóng thần và thảm họa hạt nhân vào tháng 3/2011 tại Nhật Bản), công trình nghiên cứu của Danielle R.Stomberg - Khoa

Báo chí và Kỹ thuật truyền thông, Trường Đại học bang Colorado Mỹ Tác giả đã tiến hành phân tích nội dung các bài báo viết về thảm họa động đất/sóng thần, thảm họa hạt nhân xảy ra ở Nhật Bản được phát hành trên hai tờ báo trực tuyến lớn đại diện cho hai quốc gia là Báo NYtime.com - Hoa Kỳ và Báo Yomiuri Shimbun - Nhật Bản, nhằm trả lời cho câu hỏi: Văn hóa có ảnh hưởng đến khung truyền thông tin tức

về thảm họa hay không? Thông qua đó, tác giả so sánh và giải thích những hiệu ứng

Trang 36

29

mà nền văn hóa của mỗi nước có thể ảnh hưởng đến mục tiêu truyền thông của mỗi báo về hiện tượng này

Tác giả Jennifer Manganello thuộc Trường Sức khỏe cộng đồng - Albany có

nhiều công trình về phân tích nội dung văn bản báo chí - truyền thông như: A

content analysis of food advertisements appearing in parenting magazines

(2012) (Phân tích nội dung quảng cáo thực phẩm dinh dưỡng đăng tải trên các

tạp chí làm cha mẹ); A study of quantitative content analysis of health messages

in u.s media from 1985 to 2005 (Phân tích nội dung định lượng thông điệp về sức khỏe trên các phương tiện truyền thông của Mỹ từ 1985-2005); Providing health messages to Hispanics/Latinos: Understanding the importance of language and trust in health information sources (Cung cấp các thông điệp sức khỏe cho người Tây Ban Nha / Mỹ La Tinh: Hiểu được tầm quan trọng của ngôn ngữ và tin tưởng vào các nguồn thông tin y tế) Đây là các công trình nghiên cứu

sử dụng phương pháp phân tích nội dung văn bản có tính thực tế cao, nhà nghiên cứu hướng tập trung chủ yếu vào lĩnh vực truyền thông với sức khỏe, y tế cộng đồng, thông qua nghiên cứu thông điệp truyền thông, hiệu ứng truyền thông ảnh hưởng tới thái độ, hành vi đối với tầng lớp thanh thiếu niên và các bậc cha mẹ Với mục tiêu tăng cường chất lượng báo chí thông qua phân tích nội dung,

nghiên cứu Content analysis: Measuring the success of journalism capacity

building (Phân tích nội dung: Đo lường sự thành công về xây dựng năng lực báo chí) của tác giả Christoph spurk và Jan Lublinski (2014) cho rằng các tổ chức

truyền thông hiện nay đang cố gắng cải thiện chất lượng nội dung tin bài của các nhà báo, và họ đã tiến hành bằng nhiều cách tiếp cận khác như sử dụng tư vấn, đào tạo nhưng rất khó để đánh giá chất lượng năng lực của nhà báo cũng như chất lượng của phương tiện truyền thông Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã thông qua việc phân tích nội dung các sản phẩm báo chí với lập luận rằng mỗi bài báo có thể xác định rõ ràng các bộ phận trong một tác phẩm như nội dung văn bản, âm thanh, hình ảnh, video tồn tại độc lập gắn kết chặt chẽ để tổng hòa nên một tác phẩm, do đó để xác định chất lượng tác phẩm báo chí cần phải mô tả, phân tích

về chất lượng của từng bộ phận làm nên tác phẩm báo chí

Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu mang tính phương pháp, chỉ ra cách thức tiến hành phân tích nội dung định tính trên báo chí truyền thông như thế nào, đồng thời chỉ ra vai trò, cũng như ảnh hưởng hay tác động của nội dung văn bản báo chí truyền thông tới công chúng

Trang 37

30

Công trình Quantitative Content Analysic - Theoretical Foundation, Basic

Procedures and Software Solution (Phân tích nội dung định tính - Lý thuyết nền tảng, phương pháp cơ bản và giải pháp mềm) của tác giả Philipp Mayring,

Klagenfurt, Austria (2014) [175] đã giới thiệu tổng quan về phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng, về các nguyên tắc, quy tắc, phương pháp và cách thức cơ bản trong nghiên cứu định tính; tổng quan về phương pháp tiếp cận phân tích văn bản trong khoa học xã hội, đặc biệt là phân tích nội dung định lượng trong khoa học truyền thông

Cuốn Mediating the Message - Theories of Influences on Mass Media Content (Truyền tải thông điệp - Các lý thuyết về ảnh hưởng của nội dung truyền thông

đại chúng) của tác giả Pamela J Shoemaker (Syracuse University) và Stephen D

Reese (University of Texas, Austin) (1991) bao gồm 11 chương, là công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của nội dung truyền thông trên các phương tiện TTĐC Theo đó, các phương tiện TTĐC không chỉ đơn giản là phản ánh thế giới xung quanh, mà nội dung thông điệp được truyền tải trên các phương tiện TTĐC có thể định hình, gây ảnh hưởng, hạn chế hay khuyến khích đối với một số lượng lớn công chúng, tác động đến thái độ, tư tưởng, giá trị, và niềm tin, đồng thời định hướng các giá trị đó đối với cá nhân và tổ chức

Các công trình nghiên cứu về mặt phương pháp đều chỉ ra quy trình phân tích nội dung văn bản báo chí - truyền thông này được thực hiện theo các bước nhất định: Bước một là xác định vấn đề nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, xây dựng giả thuyết, câu hỏi và các biến số nghiên cứu; bước hai là chọn mẫu nghiên cứu; bước ba là xây dựng bảng mã nghiên cứu; bước bốn là mã hoá và phân tích số liệu nghiên cứu; bước năm là viết báo cáo phân tích

Như vậy, phương pháp phân tích nội dung văn bản báo chí truyền thông là một phương pháp được ứng dụng lâu đời trong lịch sử nghiên cứu báo chí truyền thông Mục đích của việc phân tích văn bản là để mô tả nội dung, cấu trúc, chức năng của thông điệp chứa đựng trong đó Những công trình này đã giúp tác giả luận án có được cái nhìn tổng quan về lịch sử và phương pháp, cũng như cách thức tiến hành phân tích nội dung tin tức, để từ đó áp dụng vào phân tích vấn đề định kiến giới trên BMĐT

2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, các nghiên cứu về truyền thông đại chúng nói chung và báo chí nói riêng được xem xét ở nhiều góc độ tiếp cận khác nhau: lịch sử truyền thông,

Trang 38

31 văn hóa truyền thông, đạo đức truyền thông, kinh tế truyền thông…, trong đó nghiên cứu nội dung truyền thông là một hướng nghiên cứu cơ bản, xuyên suốt,

có vị trí và vai trò quan trọng trong hệ thống nghiên cứu lý luận và thực tiễn báo chí - truyền thông hiện nay Có thể kể đến các công trình có tính lý luận, là cơ sở cho việc tiếp cận với khái niệm, định nghĩa, vị trí và ý nghĩa của nội dung tin tức

của các tác giả: Tạ Ngọc Tấn - Truyền thông đại chúng (2001) [123], Nguyễn Văn Dững - Cơ sở lý luận báo chí (2013) [26], Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng - Truyền thông Lý thuyết và Kỹ năng cơ bản (2012) [28], Đỗ Thị Thu Hằng - Giáo trình Lý thuyết truyền thông hiện đại (2014) [53], Tâm lý học ứng

dụng trong nghề báo (2013) [54] Các công trình nghiên cứu này đã giúp cho

tác giả luận án có được kiến thức tổng quan về truyền thông, tiếp cận được các khái niệm, định nghĩa, các yếu tố cấu thành cũng như vị trí, vai trò của nội dung tin tức trong tác phẩm báo chí nói riêng và trong toàn bộ quy trình truyền thông nói chung Các nghiên cứu cho rằng truyền thông là một quá trình diễn ra theo trình tự thời gian, trong đó bao gồm các yếu tố tham dự chính là: Nguồn, Thông điệp, Kênh truyền thông, Người nhận, Phản hồi/Hiệu quả, Nhiễu

Các nghiên cứu đóng góp cơ sở lý luận cho việc phân tích nội dung xã hội học TTĐC đầu tiên ở Việt Nam là các công trình của tác giả Mai Quỳnh Nam:

“Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội” [89]; u Văn hóa đại chúng và văn hóa gia đình” [92]; “Về đặc điểm và tính chất của giao tiếp đại chúng” [91],

“Về vấn đề nghiên cứu hiệu quả truyền thông đại chúng" [93]… Các công trình

đã tập trung nhấn mạnh đến các đặc điểm của TTĐC, quan điểm, lập trường của các nhà xã hội học trên thế giới về TTĐC, các hướng nghiên cứu cơ bản của xã hội học TTĐC

Bên cạnh các nghiên cứu lý luận, còn có một số công trình nghiên cứu thực nghiệm sử dụng phương pháp phân tích nội dung tin tức để đánh giá, luận giải và tìm ra các giải pháp cho thực tiễn đặt ra trong hoạt động báo chí như:

Công trình nghiên cứu “Khảo sát các kênh truyền thông hiện có và tác động

của chúng đối với phụ nữ, trẻ em Việt Nam” (1999) [90], được thực hiện bởi sự

phối hợp giữa Viện Xã hội học và UNICEF, do Mai Quỳnh Nam làm chủ nhiệm Công trình này sử dụng phương pháp phân tích nội dung, đặc biệt là phương pháp phân tích diễn ngôn để phân tích tác động của các kênh truyền thông đối với phụ nữ và trẻ em thông qua nội dung tin tức

Trang 39

32

Nghiên cứu của khoa Xã hội học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền về “Định

kiến giới trong các sản phẩm truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay” (2011) tác giả Nguyễn Thị Tuyết Minh và nhóm nghiên cứu đã

tìm kiếm và phân tích các vấn đề giới, định kiến giới, khuôn mẫu giới trong thông điệp truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng qua hình ảnh minh họa và ngôn từ được sử dụng [75]

Với chủ đề về đồng tính, luyến ái, Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường phối hợp cộng tác với Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tiến hành nghiên

cứu: “Thông điệp truyền thông về đồng tính luyến ái trên một số báo in và báo

mạng” (2011) [138] Trên cơ sở tập hợp 502 bài báo về người đồng tính và các vấn

đề liên quan đến đồng tính đăng trên 4 báo in và 6 báo mạng đăng tải vào các năm

2004, 2006 và 2 quý đầu năm 2008, nhóm tác giả đã đưa ra các phát hiện chính về nội dung thông điệp, bao gồm: Chân dung người đồng tính với các đặc điểm về đời sống tình dục, nhân cách, đạo đức, nhu cầu cá nhân cũng như các quan hệ xã hội; Các cách thức đưa tin sai lệch dẫn tới hiểu lầm, làm méo mó hình ảnh người đồng tính trong nhận thức của công chúng, trong đó việc sử dụng ngôn ngữ định kiến và cách khắc họa chân dung theo khuôn mẫu giới là những yếu tố cơ bản khiến cho mức độ

kì thị trong các bài viết về người đồng tính khá cao

Công trình Báo điện tử với việc đưa tin về bạo lực gia đình của tác giả Phạm

Hương Trà (2013) [131] tìm hiểu thực trạng đưa tin của báo điện tử về bạo lực gia đình thông qua việc phân tích nội dung các bài viết về bạo lực trên các báo mạng điện tử, từ đó khuyến nghị nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông về bạo lực gia đình với các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí, phóng viên trong quá trình xây dựng tin bài

Tóm lại, các công trình nghiên cứu cho thấy hướng phân tích nội dung văn

bản báo chí truyền thông phần lớn được triển khai trong phạm vi nghiên cứu ở các kênh truyền là báo in và truyền hình, đối với kênh báo mạng điện tử vẫn còn chiếm tỉ lệ rất nhỏ Một điều không thể phủ nhận rằng trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, báo mạng điện tử là phương tiện truyền thông có phạm vi tác động rất lớn đến mọi đối tượng công chúng trên toàn thế giới Do đó, việc truyền tải nội dung gì, đích của thông điệp đó ra sao, cách thức như thế nào trên kênh truyền cần được xem xét thận trọng nhằm định hướng nhận thức, định hướng dư luận, góp phần hạn chế những hành vi lệch chuẩn trong xã hội Để đạt được điều này, việc nghiên cứu nội dung tin tức trên báo chí truyền thông nói chung và

Trang 40

33 BMĐT nói riêng là hết sức cần thiết Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu theo hướng này ở Việt Nam hiện chưa được chú ý nhiều, đặc biệt là các nghiên cứu trong lĩnh vực báo chí học

Các công trình nghiên cứu theo hướng tiếp cận nội dung tin tức báo chí - truyền thông nói trên đã giúp cho tác giả luận án tiếp cận với các tri thức khoa học của lý thuyết truyền thông, xác định được vị trí và vai trò quan trọng của mỗi yếu tố trong nội dung tin tức cũng như trong chu trình truyền thông Đồng thời các nghiên cứu cũng giúp cho tác giả luận án nắm vững phương pháp phân tích nội dung văn bản báo chí, cung cấp một hệ thống các lý luận và bằng chứng thực tiễn về sự hình thành và phát triển của phương pháp phân tích nội dung tin tức, tạo điều kiện cho việc hình thành tư duy logic về phương pháp, cách thức phân tích nội dung tin tức, lý giải được ý nghĩa của các thông điệp đưa ra trên cơ

sở mục tiêu của các tổ chức truyền thông, thấy được động cơ, mục đích của nhà truyền thông đối với các sự kiện xã hội được phản ánh qua báo chí

3 Hướng nghiên cứu về bình đẳng giới, định kiến giới trên truyền thông đại chúng nói chung, báo mạng điện tử nói riêng

3.1 Nghiên cứu trên thế giới

Các nghiên cứu về giới và truyền thông tập trung theo quan điểm của Theodor Adorbo cho rằng sức mạnh của thông tin đại chúng đối với công chúng rất lớn, hình ảnh trên truyền thông có sức mạnh chi phối và thay đổi hành vi của con người (dẫn theo David Gauntlett, 2002) [149,19] Theo quan điểm này khi nghiên cứu sự xuất hiện hình ảnh về giới trên truyền thông, tác giả Gauntlett đưa

ra kết luận: Trong quá khứ, TTĐC thường rập khuôn trong sự trình bày các vai trò giới Ngày nay sự thể hiện về giới đã đa dạng hơn và bớt đi tính khuôn mẫu Phụ nữ và nam giới nhìn chung đã bình đẳng hơn trên tivi và phim ảnh cho dù các nhân vật nam có thể vẫn ở địa vị lãnh đạo [149, 90] Một nghiên cứu khác của Margaret Gallagher (2005) cũng chỉ ra rằng: Qua lăng kính của truyền thông, vai trò xã hội cũng như vai trò nghề nghiệp của nam và nữ bị phân biệt rõ ràng,

đó là mỗi khi phụ nữ xuất hiện thì họ như bị gắn với công việc nhà và hiếm khi xuất hiện như những người năng động, quyết đoán và có lý trí, còn nam giới thì được khắc họa gần như tuyệt đối là người thực hiện các công việc quan trọng trong xã hội: dự họp và lãnh đạo [dẫn theo 78, 434] Trong một nghiên cứu từ năm 1990, Irving Lori M đã chỉ ra: TTĐC đưa tin về người mẫu có thể khiến cho phụ nữ cảm thấy mặc cảm về cơ thể, thiếu tự tin về bản thân Không những

Ngày đăng: 12/11/2021, 07:19

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

DANH MỤC BẢNG VIỆT TẮT Chữ  viết  tắt  - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
h ữ viết tắt (Trang 4)
TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐÈ ĐỊNH KIÊN GIỚI TRÊN  BÁO  MẠNG  ĐIỆN  TỬ  VIỆT  NAM........................--- 5  ckctercrkererxerereesred  19  1 - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
5 ckctercrkererxerereesred 19 1 (Trang 5)
Hình 1: Khung phân tích vẫn đê định kiến giới trên báo mạngđiện tử Việt Nam - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 1 Khung phân tích vẫn đê định kiến giới trên báo mạngđiện tử Việt Nam (Trang 14)
Hình 1: Khung phân tích vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 1 Khung phân tích vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Trang 14)
Thứ hai là BMĐT là một loại hình báo chí mới phát triển trong những năm gần đây. vì  vậy  cơ  sở  dữ  liệu  chưa  được  lưu  trữ  một  cách  đây  đủ,  việc  tiếp  cận  chúng  từ  nguồn  dữ  liệu  quốc  gia  là  khơng  thể - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
h ứ hai là BMĐT là một loại hình báo chí mới phát triển trong những năm gần đây. vì vậy cơ sở dữ liệu chưa được lưu trữ một cách đây đủ, việc tiếp cận chúng từ nguồn dữ liệu quốc gia là khơng thể (Trang 21)
Hình 2: Công cụ tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 2 Công cụ tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn (Trang 21)
Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp construcfed weeks - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Bảng 2 Kết quả chọn mẫu theo phương pháp construcfed weeks (Trang 22)
Bảng 2: Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Bảng 2 Kết quả chọn mẫu theo phương pháp constructed weeks (Trang 22)
Hình 3: Dữ liệu tìm kim theo ngày của tuoitre.vn khơng hiển thị - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 3 Dữ liệu tìm kim theo ngày của tuoitre.vn khơng hiển thị (Trang 24)
Hình 3: Dữ liệu tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn không hiển thị - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 3 Dữ liệu tìm kiếm theo ngày của tuoitre.vn không hiển thị (Trang 24)
Hình 1.1: Mơ hình Cơ chế tác động của báo chí đỗi với dự luận xã hội - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 1.1 Mơ hình Cơ chế tác động của báo chí đỗi với dự luận xã hội (Trang 77)
Hình 1.1: Mô hình Cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 1.1 Mô hình Cơ chế tác động của báo chí đối với dư luận xã hội (Trang 77)
+ Mơ hình phân cơng lao động theo giớ i- Khung phân tích giới Havard: Đây  là  mơ  hình  được  Viện  phát  triển  quốc  tế  Havard  cùng  văn  phịng  phụ  nữ  trong  Phát  triển  -  WID  của  Tổ  chức  Viện  trợ  phát  triển  Mỹ  -  USAID  xây  dựng  nhăm - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
h ình phân cơng lao động theo giớ i- Khung phân tích giới Havard: Đây là mơ hình được Viện phát triển quốc tế Havard cùng văn phịng phụ nữ trong Phát triển - WID của Tổ chức Viện trợ phát triển Mỹ - USAID xây dựng nhăm (Trang 84)
Bảng 1.1 : Mô hình phân công lao động theo giới (Theo mô hình 24 giờ trong - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Bảng 1.1 Mô hình phân công lao động theo giới (Theo mô hình 24 giờ trong (Trang 84)
Khơng khĩ đề nhận ra sự chênh lệch về ÿ lệ mơ ta ngoại hình cua nam và nữ trong  các  bài  viết  trên  BMĐT,  đĩ  là  nữ  luơn  được  chú  ý  mơ  tả  ngoại  hình  nhiều  hơn  nam - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
h ơng khĩ đề nhận ra sự chênh lệch về ÿ lệ mơ ta ngoại hình cua nam và nữ trong các bài viết trên BMĐT, đĩ là nữ luơn được chú ý mơ tả ngoại hình nhiều hơn nam (Trang 86)
Hình 2.1: Bài viết chỉ trích Mai Phương Thúy “chỉ mong cởi để lên báo” - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 2.1 Bài viết chỉ trích Mai Phương Thúy “chỉ mong cởi để lên báo” (Trang 90)
cách được mong đợi của mỗi giới, kết quả đã thể hiện những mẫu hình giới truyền - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
c ách được mong đợi của mỗi giới, kết quả đã thể hiện những mẫu hình giới truyền (Trang 92)
Rõ ràng, các hình mẫu truyền thống về nam và nữ vẫn đang được BMĐT duy trì  băng  các  bài  việt  cập  nhật  liên  tục  mơi  ngày - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
r àng, các hình mẫu truyền thống về nam và nữ vẫn đang được BMĐT duy trì băng các bài việt cập nhật liên tục mơi ngày (Trang 93)
Hình 2.2: Bài viết “Lí do trai một đời vợ hơn đứt trai tân” (Giadinh, 06/8/2015) - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 2.2 Bài viết “Lí do trai một đời vợ hơn đứt trai tân” (Giadinh, 06/8/2015) (Trang 100)
Hình 2.2: Bài viết “Lí do trai một đời vợ hơn đứt trai tân” (Giadinh, 06/8/2015) - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 2.2 Bài viết “Lí do trai một đời vợ hơn đứt trai tân” (Giadinh, 06/8/2015) (Trang 100)
Hình 2.3: Nội dung bình luận bài viết: Lý do phụ nữ thơng mình, xinh đẹp - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 2.3 Nội dung bình luận bài viết: Lý do phụ nữ thơng mình, xinh đẹp (Trang 102)
Hình 2.3: Nội dung bình luận bài viết: Lý do phụ nữ thông minh, xinh đẹp - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 2.3 Nội dung bình luận bài viết: Lý do phụ nữ thông minh, xinh đẹp (Trang 102)
BMĐT, trong 1325 tin bài đề cập đến hình ảnh lãnh đạo, quản lý, cĩ tới 37.1% là - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
trong 1325 tin bài đề cập đến hình ảnh lãnh đạo, quản lý, cĩ tới 37.1% là (Trang 109)
sát cho thấy: việc sử dụng hình ảnh trên BMĐT thể hiện ĐKG khá rõ nét. - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
s át cho thấy: việc sử dụng hình ảnh trên BMĐT thể hiện ĐKG khá rõ nét (Trang 118)
10 Đơng phục.n=l57 Trang phục cơng sở.n=1780 Trang phụ cở nhà. n=l53 Hở hang. gợi cảm - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
10 Đơng phục.n=l57 Trang phục cơng sở.n=1780 Trang phụ cở nhà. n=l53 Hở hang. gợi cảm (Trang 119)
Ngồi việc bị lạm dụng hình ảnh, định kiến giới cịn thể hiệ nở cách đánh - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
g ồi việc bị lạm dụng hình ảnh, định kiến giới cịn thể hiệ nở cách đánh (Trang 120)
- lại thường vắng bĩng trong các bản tin, trong khi hình ảnh nạn nhân thì lại bị phơi  bày  trên  mặt  báo - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
l ại thường vắng bĩng trong các bản tin, trong khi hình ảnh nạn nhân thì lại bị phơi bày trên mặt báo (Trang 121)
Hình 2.4: Ba hình ảnh đều là ảnh nạn nhân trong bài viết “Chồng Trung - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình 2.4 Ba hình ảnh đều là ảnh nạn nhân trong bài viết “Chồng Trung (Trang 121)
hình thẻ. - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
hình th ẻ (Trang 123)
Hình thể. - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
Hình th ể (Trang 123)
Kinh tế Chính sách, chiến lược, mơ hình kinh tế (quố cI 23 98 - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
inh tế Chính sách, chiến lược, mơ hình kinh tế (quố cI 23 98 (Trang 180)
16. Chủ đề chính được đê cập trong bài viết - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
16. Chủ đề chính được đê cập trong bài viết (Trang 180)
Truyền thơng, hình ảnh nam/nữ, ấn phẩm khiêu  dâm....  - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
ruy ền thơng, hình ảnh nam/nữ, ấn phẩm khiêu dâm.... (Trang 182)
Thân hình: Cường tráng, khỏe mạnh ,6 múi, lự cI 2 39 - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
h ân hình: Cường tráng, khỏe mạnh ,6 múi, lự cI 2 39 (Trang 185)
Mẫu hình Giới tính đề cập - Định kiến giới trên báo mạng điện tử việt nam (khảo sát báo mạng điện tử tuoitre vn, vnexpress net, giadinh net vn từ tháng 01 2014 đến tháng 12 2016)
u hình Giới tính đề cập (Trang 187)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w