Tuy nhiên, trong quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử hiện nay còn tồn tại một số hạn chế như đa số các tờ báo chưa có quy trình riêng chuẩn bằng văn bản,
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HOÀNG VĂN VỮNG
QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐIỀU TRA THEO ĐƠN THƢ BẠN ĐỌC CỦA
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
(Khảo sát báo Dantri.com.vn, Giadinhvietnam.com, năm 2019 )
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI – 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
HOÀNG VĂN VỮNG
QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐIỀU TRA THEO ĐƠN THƯ BẠN ĐỌC CỦA
BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
(Khảo sát báo Dantri.com.vn, Giadinhvietnam.com, năm 2019 )
Chuyên ngành: Quản lý Báo chí – Truyền thông
Mã số: 8320101
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Đỗ Chí Nghĩa
HÀ NỘI – 2020
Trang 3Luận văn đã đƣợc sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận văn cao học- Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 3 tháng 9 năm 2020
Chủ tịch Hội đồng
PGS, TS Đỗ Thị Thu Hằng
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS Đỗ Chí Nghĩa
Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn đầy đủ và trung thực
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên
HOÀNG VĂN VỮNG
Trang 5Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp
đã động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Học vi n
Ho ng Văn Vững
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Bảng 2.1 Tỉ lệ bài điều tra theo thể loại trên các báo khảo sát 66
Biểu đồ 2.1 Tỉ lệ bài điều tra theo các kỳ đăng trên các báo khảo sát 66
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất của báo mạng điện tử 28
Hình 2.1 Quy trình quản lý chung của tòa soạn báo điện tử Dân trí 58
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐIỀU TRA THEO ĐƠN THƯ BẠN ĐỌC CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ 14
1.1 Một số khái niệm cơ bản 14
1.2 Chủ thể, khách thể, nội dung, quy trình, phương thức quản lý thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử 26
1.3 Cơ sở chính tr , pháp l của quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử 32
1.4 Vai trò và những yếu tố ảnh hưởng tới quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử 41
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐIỀU TRA THEO ĐƠN THƯ BẠN ĐỌC CỦA BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 47
2.1 Vài nét về báo điện tử Dân trí, Gia đình Việt Nam 47
2.2 Thực trạng chủ thể, khách thể, nội dung quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo Dân trí, báo Gia đình Việt Nam 50
2.3 Thực trạng quy trình và phương thức quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo Dân trí, báo Gia đình Việt Nam 57
2.4 Đánh giá chung 70
Chương 3 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐIỀU TRA QUA ĐƠN THƯ BẠN ĐỌC TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ HIỆN NAY 77
3.1 Những vấn đề đặt ra 77
3.2 Một số giải pháp 85
3.3 Một số kiến ngh khoa học 93
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 104
PHỤ LỤC 108
TÓM TẮT LUẬN VĂN 114
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trải qua 95 năm hình thành và phát triển (1925-2020) dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí cách mạng Việt Nam luôn là vũ khí sắc bén trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa, làm tốt vai trò đ nh hướng dư luận, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khẳng đ nh v thế trong xã hội
Trên thực tế, các cơ quan báo chí ngoài vai trò đ nh hướng dư luận xã hội, cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, chú trọng phát hiện, biểu dương những điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt thì việc tham gia phát hiện, đấu tranh chống tiêu cực cũng hết sức được quan tâm
Khi xã hội phát triển đồng nghĩa với việc mức sống của người dân được nâng cao, kèm theo sự phát triển của công nghệ đã tạo tiền đề cho thông tin báo mạng điện tử phát triển mạnh mẽ Nhờ đó, tính tương tác giữa công chúng độc giả với cơ quan báo chí, với nhà báo được thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động điều tra báo chí, điều tra theo đơn thư bạn đọc
Trong cuốn “Giáo trình báo chí điều tra” (NXB Lao động, 2016) do PGS
TS Đỗ Th Thu Hằng chủ biên nêu rõ: “nguồn từ bạn đọc gửi thư đến toà soạn tố cáo các biểu hiện tiêu cực ở đơn v hoặc đ a phương là nguồn đề tài lớn nhất Khoảng 80% đề tài của các bài điều tra trên báo bắt đầu từ đơn thư bạn đọc”[25]
Với việc đơn thư được bạn đọc gửi đến các tòa soạn nhiều, điều đó chứng
tỏ người dân rất đặt niềm tin vào các cơ quan báo chí Chính việc này đòi hỏi tòa soạn báo cũng cần có quy trình quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc một cách bài bản, xem như một “kênh” để giám sát và đẩy mạnh sự uy tín, phát triển cho tờ báo Bởi, hoạt động công tác điều tra là hoạt động đòi hỏi cao nhất, nhiều thử thách với nhà báo về kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh nghề nghiệp Việc quản l thông tin đơn thư bạn đọc tốt thì sẽ xây dựng được các tuyến bài điều tra có tác động mạnh, tránh được những hệ lũy, nguy hiểm…
Trang 9Tuy nhiên, trong quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên
báo mạng điện tử hiện nay còn tồn tại một số hạn chế như đa số các tờ báo chưa có quy trình riêng chuẩn bằng văn bản, mang tính chuyên nghiệp cao; khả năng tham gia của các chủ thể còn một số hạn chế: khả năng quản lý của lãnh đạo, vấn đề nghiệp vụ điều tra của phóng viên, sự tham gia của các bộ phận khác chưa đạt hiệu quả Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa nội dung tổ chức thực hiện chưa đảm bảo chặt chẽ, cân bằng ở các báo, có báo làm tốt nhưng
có báo chủ yếu phụ thuộc vào vai trò, khả năng thực hiện của phóng viên hoặc nhóm phóng viên điều tra Ngoài ra, có một thực tế đang diễn ra, nhiều phóng viên thực hiện điều tra sai phạm không đi được đến tận cùng sự việc, thậm chí bỏ rơi người dân gặp oan trái, b xâm phạm quyền lợi do b các mối quan hệ xã hội can thiệp, thậm chí không vượt qua được những sự mặc cả về tiền bạc và quyền lợi của các đối tượng b điều tra đưa ra
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Việt Nam” làm luận
văn thạc sĩ báo chí Đây là một vấn đề hết sức quan trọng, góp phần nắm bắt cách quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thông tin trong việc điều tra theo đơn thư bạn đọc của các báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứu về quản lý báo chí
- Lê Thanh Bình, Phí Th Thanh Tâm (2009), Quản lý Nhà nước và pháp luật về báo chí, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Các tác giả nghiên cứu
trọng tâm vào vấn đề hành lang pháp l cho công tác quản l nhà nước về báo chí, những bất cập của hệ thống các văn bản pháp luật về báo chí ơ nước ta ta hiện nay Từ đó tác giả cuốn sách đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về quản l báo chí
- Lê Minh Toàn (chủ biên) (2009), Quản lý Nhà nước về thông tin và
Trang 10truyền thông, Nxb Chính tr Quốc gia, Hà Nội Nội dung của cuốn sách không
chỉ đề cập riêng về vấn đề quản l nhà nước về báo chí mà cung cấp các kiến thức cơ bản có liên quan đến quản l nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm: hệ thống cơ quan quản l , quản l nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, internet, thanh tra và xử l vi phạm về thông tin và truyền thông
- Hoàng Quốc Bảo (chủ biên) (2010): Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở Việt Nam hiện nay, Nxb L luận chính tr Cuốn sách đã khái quát
quan điểm của Đảng về lãnh đạo và quản l báo chí, cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí và thực trạng hoạt động báo chí và lãnh đạo, quản
l hoạt động báo chí trong sự nghiệp đổi mới đất nước Từ những nghiên cứu trên thực tiễn cuốn sách đã đưa ra những vấn đề đặt ra đối với hoạt động báo chí và quản l hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay Như vậy cuốn sách đã cung cấp những kiến thức trong 5 công tác lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản l báo chí nói chung trong sự nghiệp đổi mới đất nước chứ chưa đi sâu nghiên cứu về công tác QLNN
- Nguyễn Th Minh Phương (2010), "Tăng cường quản lý Nhà nước đối với báo Đảng hiện nay", Luận văn Báo chí học tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền Tác giả đi sâu nghiên cứu cách thức và nội dung quản l Nhà nước với riêng đối tượng báo Đảng Luận văn này đã làm rõ sự cần thiết quản l nhà nước đối với báo chí nói chung và báo Đảng hiện nay Nêu ra thực trạng hoạt động của các báo Đảng và thực trạng quản l nhà nước với các cơ quan báo chí này; những thành tựu hạn chế, nguyên nhân của những mặt còn tồn tại và những vấn đề đang đặt ra việc quản l nhà nước đối với các đơn v báo chí này
- Nguyễn Thế Kỷ (2012), Cuốn sách "Công tác chỉ đạo quản lý nhà nước báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới", Nxb Chính tr quốc
gia, Hà Nội Cuốn sách gồm 3 chương, trong đó chương 3 tập trung phân tích, luận giải và đề xuất (5 nhiệm vụ) và (6 giải pháp) tăng cường nâng cao chất
Trang 11lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, QLNN đối với báo chí và báo điện tử trong thời gian tới ở nước ta Những giải pháp mà cuốn sách nêu ra rất sát với thực tiễn, có giá tr tham khảo cao
- Nguyễn Công Triện (2013), Tổ chức sản xuất chương trình toạ đàm chính luận truyền hình, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của tọa đàm chính luận truyền hình tại Việt Nam, luận văn đã tìm ra những mặt thuận lợi, hạn chế, cơ hội và thách thức Đề ra những giải pháp góp phần nầng cao chất lượng nội dung chương trình, cũng như tổ chức thực hiện trong quá trình phát triển và hội nhập, phù hợp với đ nh hướng phát triển báo chí theo quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước làm cơ sở kinh nghiệm tham khảo cho các phóng viên, biên tập viên, các cơ quan báo chí; luận văn Đánh giá phương pháp sử dụng tọa đàm chính luận truyền hình hiện nay, những ưu điểm, nhược điểm Từ đó chỉ ra phương pháp tổ chức tọa đàm chính luận nhằm đạt hiệu quả cao nhất
- Đỗ Qu Doãn (2014), Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam, Nxb Thông tin truyền thông, Hà Nội Cuốn sách tập hợp một số bài
viết, bài phát biểu trong quá trình công tác của tác giả, tập trung làm rõ thực trạng, những vấn đề đặt ra trong công tác quản l , chỉ đạo và phát triển báo chí; đồng thời đưa ra những giải pháp cơ bản tạo điều kiện để thông tin báo chí Việt Nam phát triển nhưng vẫn đảm bảo quản l tốt
- Đinh Quang Nam (2017), Vấn đề quản lý nhà nước về báo chí của Thành phố Hồ Chí Minh (Khảo sát từ 01/2016 - 06/2017), Luận văn thạc sĩ,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về hoạt động báo chí và QLNN về báo chí của TP.HCM, qua khảo sát thực trạng QLNN về báo chí của Thành phố trong thời gian qua, đề xuất những giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả QLNN đối với báo chí của TP.HCM hiện nay
Trang 12- Tr nh Th Thanh (2017), Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí ở Quảng Ninh hiện nay, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận quản l nhà nước về hoạt động báo chí, nội dung và phương thức quản l , cơ sở chính tr - pháp lý về quản lý hoạt động báo chí; Khảo sát thực trạng, từ đó phân tích rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong công tác quản l nhà nước về hoạt động báo chí ở Quảng Ninh thời gian qua; Đề xuất những phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản l nhà nước về hoạt động báo chí ở tỉnh Quảng Ninh thời gian tới
- Doãn Th Thuận (2017), Quản lý báo chí điện tử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Trên cơ sở
hệ thống hóa những vấn đề lý luận, bước đầu xây dựng khung lý thuyết cho
đề tài, luận án khảo sát, phân tích thực trạng QLNN về BCĐT, chỉ ra kết quả, hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân của kết quả, hạn chế,thiếu sót, từ đó luận án đưa ra một số giải pháp, kiến ngh nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLBCĐT, giúp BCĐT phát triển đúng hướng, phục vụ tốt nhu cầu công chúng và lợi ích quốc gia
- Lê Th Minh (2019), Quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (Khảo sát báo Biên phòng, Vnexpress.net, VTV4 từ tháng
6/2018 – 6/2019, Luận văn thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn đã làm rõ thêm một số vấn đề lý luận và thực tiễn về báo chí và quản lý thông tin báo chí, vai trò quản lý thông tin báo chí về chủ quyền biển đảo - Khảo sát và đánh giá thực trạng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ quyền biển đảo ở Việt Nam thông qua khảo sát báo Biên phòng, Vnexpress.net, VTV4 - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý thông tin báo chí về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong thời gian tới
Các công trình nghiên cứu về báo chí điều tra
Sự ra đời và phát triển của mạng Internet trong những năm đầu của
Trang 13thập niên 90 là một bước tiến vượt bậc của khoa học kỹ thuật Cả thế giới được liên kết với nhau thông qua mạng máy tính Và một trong những thành tựu lớn nhất của Internet là tiền đề tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển của một loại hình báo mới – Báo mạng điện tử
Ngày nay, báo mạng điện tử là một phương tiện truyển thông đa phương tiện không thể thiếu đối với cuộc sống của con người và nó là loại hình báo chí đang cạnh tranh gay gắt với các loại hình báo chí khác như: báo
in, truyền hình, phát thanh Cùng với các loại hình báo chí đa phương tiện, báo mạng góp phần tạo nên sự đa dạng cho nền báo chí đồng thời cũng là kênh thông tin mà con người tiếp cận nhiều nhất cho đến thời điểm này Tương lai của báo mạng còn phát triển hơn nữa với tộc độ nhanh chóng của mạng Internet
Trong quá trình khảo cứu tư liệu để triển khai đề tài, chúng tôi nhận thấy trong loại hình báo mạng điện tử, thể loại điều tra và điều tra theo đơn thư bạn đọc khá được chú trọng Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều chưa đi sâu để làm rõ đặc điểm thể loại điều tra Có thể kể một số công trình như sau:
- Quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đƣợc đề cập tới trong một số bài báo khoa học về báo chí truyền thông trong những năm gần đây Nguyễn
Ngọc Oanh, trong sách chuyên khảo Nhà báo với trẻ em - kiến thức và kỹ năng, Nxb Thông tấn, 2014, đ nh nghĩa "quy trình sáng tạo một tác phẩm báo chí (bài báo, tác phẩm phát thanh, truyền hình) với sự chủ động, sáng tạo của
cá nhân nhà báo là chủ yếu", phân biệt với quy trình sản xuất ra một sản
phẩm báo chí Tác giả nêu 6 bước của quy trình tác nghiệp trong hoạt động sáng tạo một tác phẩm báo chí nói chung, bao gồm: (1) Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế; (2) Xác đ nh đề tài, chủ đề; (3) Thu thập và khai thác thông tin; (4) Thể hiện tác phẩm về nội dung và hình thức; (5) Duyệt, đăng báo, xuất bản, phát hành, phát sóng; và (6) Lắng nghe thông tin phản hồi Cũng trong phạm vi cuốn sách chuyên khảo này, Nguyễn Ngọc Oanh phân tích sự khác
Trang 14biệt trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí ở 4 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử
- Trong Hướng dẫn cách viết báo (NXB Thông tấn, H 2010, tr.94),
nhóm tác giả Jean – Luc Martin – Lagardette quan niệm: “Điều tra là thể loại báo chí mang tính chất soạn thảo, đôi khi mang tính xã hội học: Tính chất của thể loại này là “phát hiện sự thật” hoặc điểm lại tình hình về một vấn đề, một
sự việc, một người hoặc một nhóm người”
- Năm 2010, nhóm tác giả thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã
thực hiện đề tài “Thể loại điều tra trên báo mạng điện tử” Đây là đề tài cấp
học viện do PGS.TS Nguyễn Đức Dũng làm Chủ nhiệm đề tài Công trình này
đã đi vào phân tích, làm rõ một số vấn đề về lý luận của thể loại điều tra báo chí như: đặc điểm về nội dung, hình thức của tác phẩm điều tra, những yêu cầu đối với phóng viên viết điều tra, việc phân tích sự kiện trong tác phẩm điều tra…
- Sách chuyên khảo “Báo chí và mạng xã hội” ( 2014) do PGS TS Đỗ
Chí Nghĩa và PGS TS Đinh Th Thu Hằng chỉ ra đặc điểm, bản chất mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội Mạng xã hội giúp thông tin báo chí được quảng bá rộng rãi, là một kênh phản biện thông tin của báo chí, kênh tương tác giữa báo chí và độc giả
- “Giáo trình báo chí điều tra” (NXB Lao Động, 2016) do PGS.TS Đỗ
Th Thu Hằng chủ biên được coi là tài liệu khung, cung cấp những nguyên tắc
và kỹ năng và phương thức tác nghiệp điều tra của nhà báo trong tác nghiệp
và sáng tạo một cách hệ thống, chuyên sâu, hiện đại và cập nhật
Năm 2018, tại lớp “Bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản l nhà nước về báo chí” Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh về vai trò Quản lý, phát triển báo chí trong thời 4.0 Bộ trưởng chia sẻ,
Bộ đang xây dựng Trung tâm lưu chiểu Quốc gia về truyền thông số Nhờ đó,
có thể phân tích, đánh giá, nhìn thấy xu thế kể cả số liệu thống kê về bài viết
Trang 15tiêu cực, tích cực; có thể nhìn thấy dòng chảy chính của báo chí đang là gì; cũng sẽ biết được phóng viên nào, báo nào viết nhiều, viết ít, chủ đề chất lượng, ảnh hưởng bài viết
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, nhiều nghiên cứu trong nước đã nhấn mạnh yêu cầu của việc đổi mới mô hình, phương thức lãnh đạo quản l tòa soạn báo Tác giả Hà Huy Phượng, trong bài báo khoa học
"Lãnh đạo, quản l báo chí - truyền thông trong thời đại công nghiệp 4.0" (Tạp chí L luận chính tr & Truyền thông, số 6/2018, tr 9- 13) viết giờ đây, mô hình tòa soạn và phương thức tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí - truyền thông truyền thống dần trở nên lạc hậu Thay vào đó sẽ là những tòa soạn báo chí, cơ quan truyền thông thông minh, có khả năng kết nối hệ thống, sản xuất sản phẩm truyền thông bằng dữ liệu số hóa, trí tuệ nhân tạo
Cùng hướng nghiên cứu này, Đỗ Th Thu Hằng, trong bài báo khoa học
"Cách mạng công nghiệp 4.0: Vấn đề đặt ra và giải pháp đối với công tác quản l truyền thông ở Việt Nam hiện nay (Tạp chí L luận chính tr & Truyền thông, số 6/2018, tr 14- 19) đã đề xuất 4 giải pháp và kiến ngh về quản lý báo chí - truyền thông ở các cơ quan báo chí trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó nhấn mạnh việc "đổi mới quy trình tổ chức sản xuất, nội dung và phương thức quản l nội dung… ở cơ quan báo chí", " đồng bộ hóa cơ sở vật chất - kỹ thuật, công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí - truyền thông, mô hình tòa soạn hội tụ, quản tr kinh doanh, phát hành, công tác xã hội trong cơ quan báo chí"
Ngoài các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, tài liệu sách về báo chí điều tra, thì những năm gần đây, các cuộc hội thảo, khóa tập huấn có liên quan đến điều tra trong hoạt động báo chí cũng thu hút được sự quan tâm của đông đảo các nhà báo, nhà nghiên cứu báo chí điều tra trong và ngoài nước, với những bài tham luận bổ ích, những chia sẻ kinh nghiệm tác nghiệp thực tế Tháng 12/2009, Viện nghiên cứu Báo chí và Truyền thông, Học viện
Trang 16Báo chí và Tuyên truyền tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề: "Điều tra trong hoạt động báo chí" Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu l luận và các nhà báo viết điều tra trong cả nước Tham gia hội thảo, có nhiều nhà báo, nhà nghiên cứu đã có những tham luận tạo ra được sự quan
tâm sâu sắc của đồng nghiệp như: Thể loại điều tra trong lý luận báo chí của Đức Dũng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Thực tế quá trình điều tra
trong loạt bài "Những hành vi tham nhũng ở bến xe miền Đông" của nhà báo Nguyễn Xuân Xe, Báo Công an Nhân Dân; Các bước khởi đầu bài điều tra của nhà báo Kao Thành Long, Báo Thanh Niên; Báo chí điều tra và bài học
từ vụ Watergate của nhà báo Phan Nguyễn, Viện Khoa học và Phát triển Nhân lực Kinh tế và Văn hóa; Điều tra trong hoạt động báo chí - Ý thức trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của nhà báo trong hoạt động báo chí của nhà
báo Nguyễn Ngọc Vân, Hội Nhà báo tỉnh Khánh Hòa…
Có thể nói, kỷ yếu của hội thảo đã có những đóng góp quan trọng cho hướng nghiên cứu về điều tra trong hoạt động báo chí trên cả hai phương diện: thể loại, tác phẩm điều tra và hoạt động điều tra của nhà báo Tại hội
thảo khoa học quốc tế "Kinh nghiệm Việt Nam và quốc tế về nghiệp vụ báo chí điều tra" diễn ra ngày 31/3 tại Hà Nội và 2/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh
do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển, Hội Nhà báo Việt Nam đồng tổ chức, do Đại sứ quán Đan Mạch tài trợ đã có nhiều tham luận, kiến nghiệp vụ báo chí điều tra; quy trình tòa soạn và nghiệp vụ nhập vai trong báo chí điều tra; bàn về kĩ năng tác nghiệp,
sự chặt chẽ, khôn khéo, dũng cảm, dấn thân của nhà báo; trách nhiệm và sự quyết đoán, kỹ lưỡng của người phụ trách, ban biên tập, tổng biên tâp - người chỉ huy tác chiến Hội thảo cũng đã tập hợp những bài tham luận của các nhà nghiên cứu, nhà báo đồng thời giới thiệu tuyển chọn những tác phẩm báo chí điều tra hay của một số nhà báo điều tra trong nước làm ví dụ cụ thể, cũng như
để những nhà báo đó chia sẻ quá trình thực hiện bài điều tra Khóa tập huấn
Trang 17"Báo chí điều tra" diễn ra tháng 5/2017 đã một lần nữa nhằm củng cố kiến thức,
kỹ năng trong thực hiện báo chí điều tra như: Phát hiện nguồn tin; lên kế hoạch thực hiện tác phẩm; thu thập, phân tích và xác minh thông tin; kỹ năng phỏng vấn nhân vật; sử dụng phần mềm Excel để xử l số liệu trong quá trình làm báo chí điều tra
Riêng ở các báo điện tử Dantri.com.vn, Giadinhvietnam.com, Ban biên
tập báo cũng thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi, hội thảo, rút kinh nghiệm về việc tăng cường mối tương tác giữa bạn đọc với tòa soạn và nâng
cao chất lượng chuyên mục Bạn đọc của báo Tuy nhiên, đó chỉ là những chia
sẻ nghề nghiệp, chưa có được quy trình chuẩn về quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử
Trên cơ sở các công trình nghiên cứu trên, có thể khẳng đ nh tác giả
nghiên cứu đề tài “Quản lý thông tin theo điều tra đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Việt Nam” là hoàn toàn mới, không trùng lặp với các công
trình đã được công bố
3 Mục đích v nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là thông qua việc khảo sát thực tiễn
của hoạt động điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo Dân trí, báo Gia đình
Việt Nam nhằm hướng đến việc nghiên cứu thực trạng, đánh giá, nhận xét
bước đầu về những ưu và hạn chế của quản l thông tin điều tra đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp để hạn chế những nhược điểm trong quá trình quản l thông tin, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, phong phú của công chúng
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ lý luận và thực tiễn về quản l thông tin điều tra theo đơn thư
bạn đọc của báo mạng điện tử cũng như những khái niệm cơ bản về quản lý thông tin điều tra, đơn thư bạn đọc, báo mạng điện tử; Cơ sở chính tr , pháp l
Trang 18của quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử; Những yếu tố ảnh hưởng tới quản l thông tin điều tra trên báo mạng điện tử
và chủ thể, khách thể, quy trình, nội dung, phương thức quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử
- Khảo sát, phân tích đánh giá, nhận xét bước đầu thực trạng quản lý thông tin điều tra đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử hiện nay Tập trung
khảo sát trên 2 tờ báo mạng điện tử là: Dân Trí, Gia đình Việt Nam để từ đó
đưa ra ưu điểm, hạn chế của quản l thông tin theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Việt Nam
- Cuối cùng, luận văn đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng quản
l thông tin theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Việt Nam
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận
và thực tiễn về quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Thực tiễn nghiên cứu và khảo sát các tác phẩm điều
tra theo đơn thư bạn đọc của báo điện tử Dân Trí, Gia đình Việt Nam
- Về thời gian: Năm 2019
5 Cơ sở lý luận v phương pháp nghi n cứu
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp chủ yếu sau:
Trang 19- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiếp cận các giáo trình, tài liệu để đúc
kết ra những vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn báo chí – truyền thông
- Phương pháp phân tích, thống kê, phân loại, tổng hợp: Phương pháp
này nhằm khảo sát, thống kê tình hình phát triển của báo điện tử, mạng xã hội
và có nghĩa quan trọng trong việc xử lý một số lượng khá lớn các tác phẩm điều tra theo đơn thư bạn đọc trong thời gian một năm, từ đó giúp việc phân tích, tổng hợp vấn đề thuyết phục và khái quát hơn
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Phương pháp này giúp cho luận văn
chỉ ra được sự khác biệt, tương đồng giữa cách quản l thông tin điều tra đơn thư bạn đọc của 2 tờ báo điện tử Dân trí, Gia đình Việt Nam Từ phương pháp này, giúp cho luận văn chỉ ra những nét đặc trưng trong cách quản lý và sử dụng thể loại báo chí điều tra theo đơn thư khi tác nghiệp
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Đó là phỏng vấn Ban biên tập, phóng
viên, biên tập viên, người phụ trách mạng nhằm kiểm đ nh, bổ sung thông tin cần thiết cho quá trình quản l thông tin và điều tra
6 Đóng góp mới về khoa học của đề tài
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, luận văn chỉ ra những thành công và hạn chế trong việc quản l ; Đề xuất các giải pháp trong công tác quản lý thông tin điều tra theo đơn thư, từ đó nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí điều tra của
các báo mạng điện tử ở Việt Nam
Các nội dung nghiên cứu trong đề tài quản l thông tin điều tra đơn thư
bạn đọc của báo mạng điện tử Việt Nam là hết sức mới mẻ, bổ ích
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về vấn đề công tác quản lý thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Việt Nam Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung, làm phong phú hơn về lý luận báo chí truyền thông hiện đại;
Trang 20Luận văn góp một góc nhìn mới về bức tranh đa dạng, sinh động của loại hình báo chí đặc biệt quan trọng này
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn bổ sung kiến thức và kinh nghiệm tác nghiệp về thể loại điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Đây cũng là tài liệu tham khảo, vận dụng trực tiếp cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên báo mạng điện tử có cái nhìn bao quát hơn về việc quản lý thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc
Kết quả nghiên cứu cũng có thể giúp các nhà lãnh đạo, quản lý báo chí tham khảo trong quá trình hoạch đ nh chiến lược, giám sát và nâng cao hiệu quả trong quá trình quản lý mạng điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử trước xu thế bùng nổ thông tin như hiện nay
8 Kết cấu của luận văn
Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính, luận văn bao gồm 3 chương
Trang 21Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THÔNG TIN ĐIỀU TRA THEO ĐƠN THƯ BẠN ĐỌC CỦA
Xã hội ngày càng phát triển con người đúc rút thêm nhiều kinh nghiệm mang tính quy luật để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, trong đó có hoạt động quản lý Trong xã hội hiện tại hoạt động quản lý dựa trên những cơ sở khoa học và kinh nghiệm thực tiễn để con người đúc rút thành khoa học quản lý
Theo các nhà khoa học thì quản l là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có cả khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội Mỗi ngành khoa học nghiên cứu về quản lý từ góc độ riêng của mình và đưa ra
đ nh nghĩa về quản l Theo điều khiển học thì quản l là điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá trình, căn cứ vào những quy luật, đ nh luật hay nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống hay quá trình ấy vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt được những mục đích đã đ nh trước
Quản lý là chức năng vốn có của mọi tổ chức, mọi hành động của các
cá nhân, các bộ phận trong tổ chức có sự điều khiển từ trung tâm, nhằm thực hiện mục tiêu chung của tổ chức Theo từ điển Tiếng Việt, quản l là “trông nom, coi giữ” là “trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất đ nh Tổ chức
và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất đ nh” [33, tr.303]
Trang 22Từ những cách tiếp cận trên, có thể thấy quản lý bao giờ cũng là một tác động hướng đích, có mục tiêu xác đ nh, thể hiện mối quan hệ giữa hai bộ phận là chủ thể quản lý và khách thể quản l Đó chính là mối quan hệ ra lệnh
- phục tùng, không đồng cấp và có tính bắt buộc Trong nội dung quản lý, có thể xem xét phương pháp, quy trình, nguyên tắc quản lý tùy theo nhu cầu cần nhận thức và hoạt động thực tiễn
Như vậy, quản lý là một yếu tố khách quan của mọi quá trình lao động
xã hội, bất kể dưới hình thái xã hội nào, quản lý cần thiết đối với mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội, là một yếu tố quan trọng và quyết đ nh nhất đến sự phát triển của mỗi tổ chức, mỗi quốc gia Nếu xét quản l dưới tư cách là một hoạt động, có thể hiểu quản lý là sự tác động có tổ chức, có đ nh hướng của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra Xét ở góc
độ chung nhất có thể hiểu: Quản lý là sự tác động có ý thức của chủ thể quản
l lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của cá nhân hướng đến mục đích hoạt động chung và phù hợp với quy luật khách quan
Với cách hiểu này thì quản lý nội dung chính là việc tác động có kế hoạch, có chủ đích của chủ thể quản lý tới các đối tượng quản lý nhằm đưa nội dung thông tin báo chí tới công chúng một cách chính xác, nhanh chóng, bài bản, sinh động, vừa đáp ứng nhu cầu công chúng vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ của cơ quan báo chí
Quản lý ở đây có những đặc điểm chính: là một hoạt động nhằm hướng tới mục tiêu đã đ nh; thể hiện thông qua mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý và là mối quan hệ mang tính quyền uy; là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với quy luật khách quan; nếu xét về mặt công nghệ thì đó là sự vận động của thông tin
1.1.2 Thông tin
Trước hết, tác giả đi làm rõ khái niệm thông tin Từ Latin “Informatio”,
Trang 23gốc của từ hiện đại “information” (thông tin) có hai nghĩa Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme) Hai, tuỳ theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo
Trên quan điểm triết học: Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người Trong đời sống con người, nhu cầu thông tin là một nhu cầu rất cơ bản Nhu cầu đó không ngừng tăng lên cùng với sự gia tăng các mối quan hệ trong xã hội Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo ra thông tin mới Các thông tin đó lại được
truyền cho người khác trong quá trình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ và tài liệu, hoặc qua các phương tiện truyền thông khác Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan hệ logic nhất đ nh, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được khai thác và nghiên cứu một cách hệ thống Trong hoạt động của con người thông tin được thể hiện qua nhiều hình thức
đa dạng và phong phú như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh v.v
Ngày nay, thuật ngữ "thông tin" (information) được sử dụng khá phổ biến Thông tin được lưu trữ trên nhiều dạng vật liệu khác nhau như được khắc trên đá, được ghi lại trên giấy, trên bìa, trên băng từ, đĩa từ Và con người có thể thu thập thông tin bằng nhiều cách khác nhau: đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, giao tiếp với người khác
Có thể khái quát thông tin chính là tất cả những gì mang lại hiểu biết cho con người Thông tin làm tăng hiểu biết của con người, là nguồn gốc của nhận thức và là cơ sở của quyết đ nh
Trong hoạt động báo chí, “thông tin” trở thành “cầu nối” giữa báo chí
và công chúng Thông tin báo chí cũng được hiểu theo hai nghĩa: Hiểu theo nghĩa là một danh từ, thông tin là tri thức, tư tưởng do nhà báo tái tạo và sáng tạo từ hiện thực cuộc sống Tất cả những vấn đề, sự kiện, hiện tượng trong tự
Trang 24nhiên và xã hội được báo chí phản ánh nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu, khám phá của con người Thông tin trong thực tiễn báo chí có nhiều dạng khác nhau: có khi chỉ là cái tin vắn, tin ngắn, bài bình luận, phóng sự, phỏng vấn;
có khi là một chương trình phát thanh, truyền hình Ngay cả các tiêu đề, v trí của tác phẩm trên các cột báo, giọng đọc của phát thanh viên, các cỡ chữ hay cách xếp chữ trên các tờ báo… đều chứa đựng thông tin
Hiểu theo nghĩa là một động từ, thông tin có nghĩa là thông báo tin tức Báo chí thông tin tới công chúng tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội của công chúng Trong một thế giới hiện thực chứa đầy lượng thông tin, báo chí có cách riêng của mình để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu khác nhau Chính điều đó đã khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng động nhất
mà không một hình thái ý thức xã hội nào có được
1.1.3 Điều tra
Điều tra, theo từ điển Tiếng Việt đ nh nghĩa: “Điều tra là tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật”[33,55] Điều tra có thể hiểu theo nghĩa khái quát hơn đó
là sự phân tích, chứng minh, kết luận và đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề
“Trên mặt báo thỉnh thoảng xuất hiện những bài ghi “điều tra”, có bài đăng ở trang trong và có bài đăng trên trang nhất Điều tra, hay còn gọi là phóng sự điều tra là một thể loại phản ánh của báo chí có thế mạnh riêng”[1, tr 168]
Tập thể tác giả Giáo trình báo chí điều tra (Đỗ Th Thu Hằng chủ biên
- NXB L luận chính tr ) cũng khẳng đ nh: Điều tra, xem xét từ là "tìm hiểu, xem xét để biết rõ sự thật" Điều tra là đặt ra vấn đề, đặt ra câu hỏi, khám phá
sự thật, hiện tượng và đi tìm lời giải đáp Điều tra là quá trình tự nhận thức của con người trong tất cả các hoạt động nhằm phản ánh, tìm tòi, đánh giá sự vật, hiện tượng để đưa ra một tri thức, khái niệm, phương pháp… phù hợp với thực tiễn [25]
Trang 25Trong cuốn tài liệu này, Đỗ Th Thu Hằng và Lê Th Nhã đã so sánh điều tra xã hội học, điều tra hình sự và điều tra trong tác nghiệp báo chí
“Điều tra của nhà báo là thao tác nghiệp vụ thường xuyên, liên tục trong quá trình đi tìm dữ liêụ, chứng cứ để minh chứng hoặc bác bỏ một luận điểm nào đó… Thông tin thu thập được từ phương pháp điều tra có thể xuất hiện trong bất cứ thể loại nào, dù đó là tin, bài phản ánh hay phóng sự,…” Và “Với bất
kỳ một sự kiện thể hiện “tính có vấn đề” nào nảy sinh trong thực tiễn, trácxh nhiệm của nàh báo là phải vào cuộc điều tra, nghiên cứu, tìm nguyên nhân, kiểm tra chứng cứ, “sau đó mới được công bố thông tin ” [25, tr.9-12]
Từ nghiên cứu tâm l độc giả, Nhà báo Hữu Thọ kết luận rằng sức hấp dẫn của thể loại điều tra nằm ở 3 nguyên nhân:
- Bạn đọc chắc rằng vấn đề mà nhà báo đề cập là vấn đề quan trọng và phức tạp
- Thông qua thể loại điều tra người đọc tin rằng được đọc bài viết của những người viết báo đến tận nơi xảy ra, gặp những người có liên quan đến vấn đề đó, và thu thập những nguồn thông tin từ nhiều nguồn để phân tích những vấn đề quan trọng và phức tạp Nhiều người đọc không có điều kiện đến tận nơi xảy ra cho nên muốn đọc những thông tin tại chỗ Một số người độc tuy ở ngay nơi xảy ra nhưng muốn đựơc biết thông tin toàn diện và sự phân tích của người viết báo
- Thông qua bài điều tra, bạn đọc tin chắc sẽ nhận được câu trả lời của người viết báo về vấn đề mà mình quan tâm hoặc vấn đề mà nhiều người quan tâm
Như vậy điều tra là một thể loại báo chí phản ánh vấn đề quan trọng và phức tạp trong xã hội được nhiều người quan tâm hoặc liên quan đến nhiều người thông qua hoạt động điều tra của nhà báo, từ đó đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho bạn đọc về vấn đề đó
Thống nhất với ý kiến của nhà báo Hữu Thọ, Nguyễn Văn Dững, nguyên Trưởng khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng:
Trang 26“Thể loại phóng sự điều tra, điều tra xuất hiện với nhiệm vụ chủ yếu là đi sâu trả lời các câu hỏi tại sao, bằng cách lục tìm dấu vết sự kiện, con số… với bút pháp phân tích khoa học, lập luận logic” [13, tr 237]
Ở một góc độ khác, tác giả Nguyễn Đức Dũng cho rằng: “Điều tra là một thể loại tác phẩm báo chí năm trong nhóm các thể thông tấn báo chí Nó thực hiện nhiệm vụ đem lại những câu trả lời trước những sự kiện, vấn đề nổi bật trong đời sống Bằng sự kiện, số liệu, có khi miêu tả dự kiện, có khi trình bày số liệu, bài điều tra nêu lên vấn đề, phân tích những khả năng và nhân tố mới, phân tích mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả để rút ra những kết luận cần thiết Người viết điều tra luôn cố gắng chỉ ra bản chất của sự vật và
hiện tượng” [11, tr 15]
Điều tra là một thể loại báo chí cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về một vấn đề đồng thời đi sâu phân tích chứng minh, làm sáng tỏ những gì còn tiếm ẩn, lẩn khuất bên trong bằng hệ thống những dữ liệu, số liệu, chi tiết qua quá trình tìm kiếm, sàng lọc, sắp xếp tỉ mỉ, tất cả được bố trí trong một kết cấu chặt chẽ, thể hiện bằng văn phong linh hoạt nhằm tạo ra độ tin tuyệt đối cho thông tin Trong tác phẩm “The professional Journalish” (K giả chuyên nghiệp – giáo trình cho khoa báo chí của đại học Harvard, Mỹ), John Hohenberg đã cho rằng tựa đề đậm nét về việc tường thuật điều tra hoặc phóng sự điều tra được dùng cho những tin tức do phóng viên cung cấp, hoặc
có hoặc (đôi khi) không có sự hướng dẫn của tòa soạn Nó chỉ ngụ ý là một hoặc nhiều phóng viên đi điều tra về một câu chuyện, thường là sau khi tiếp nhận một nguồn tin ở văn phòng (tũa soạn), hoặc một độc giả, một cơ quan, hoặc ở một nơi nào khác (bạn bè, viên chức…), rồi trở về làm một tin quan trọng chưa từng được triển khai hoặc triển khai chưa đầy đủ chi tiết qua các nguồn tin thông thường hoặc chính thức
Tóm lại, hiện có ý kiến khác nhau trong việc phân loại thể loại điều tra
và phóng sự điều tra trên báo chí Có người cho rằng hai thể loại này là một
Trang 27nhưng cũng có kiến cho rằng phóng sự điều tra là sự biến thể của thể loại điều tra do kết hợp với phóng sự Tuy nhiên, tất cả các ý kiến đều thống nhất thể loại điều tra hay phóng sự điều tra trên báo chí là một thể loại báo chí mà
ở đó là sự dấn thân điều tra, tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin từ nhiều chiều của nhà báo để trả lời các câu hỏi tại sao của công chúng đặt ra trước những sự kiện thời sự nóng hổi của xã hội liên quan đến nhiều người hoặc được mỗi người quan tâm
Không phải đề tài nào cũng có thể viết điều tra được Điều tra chỉ phản ánh những sự kiện, hiện tượng, tình huống có mâu thuẫn, nói cách khác nó giải quyết những vấn đề có nhiều câu trả lời khác nhau, những vấn đề cần có
câu trả lời Bài điều tra hay là đem lại cho độc giả câu trả lời giải quyết mâu thuẫn Trong bài điều tra phải có bằng chứng Bằng chứng có thể là những con số, chi tiết, văn bản, ảnh chụp, băng ghi âm, ghi hình chứa đựng sự thật Đây là đặc điểm quan trọng của bài điều tra Các bằng chứng sử dụng trong bài điều tra phải có liên hệ với nhau và phải được xắp xếp thành một hệ thống mang tính logic Trong bài điều tra, lý lẽ chỉ được sử dụng để chỉ ra logic bên trong của những bằng chứng đó Bài điều tra nêu lên sự thật ở mức độ cao nhất, do đó rất được bạn đọc tin tưởng
Từ đó, theo học viên, điều tra là thể loại tác phẩm báo chí phản ánh những sự việc, hiện tượng, con người trong hoàn cảnh có vấn đề, những thông tin có nhiều uẩn khúc, nhiều mâu thuẫn, thường không có sẵn lời giải đáp từ các cơ quan công quyền hoặc cơ quan chuyên môn, qua sự phân tích, lý giải, lần tìm chứng cứ làm sáng tỏ nguyên nhân, kết quả hoặc chiều hướng phát triển của sự việc, hiện tượng và con người đó
1.1.4 Báo mạng điện tử
Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với loại hình báo chí này: báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet
Trang 28Newspaper) và báo mạng điện tử
Trong Điều 3, Chương I của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
X thông qua ngày 12/6 /1999 cũng đề cập đến thuật ngữ “báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” để chỉ loại hình báo chí này
Trong Khoản 6, Điều 3, Chương I của Luật Báo chí năm 2016 cũng giải thích từ ngữ:
“Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử.”[40,tr2]
Tuy nhiên, khái niệm báo điện tử có nghĩa rất chung chung, không giúp hiểu rõ đặc điểm của loại hình báo chí phát hành trên mạng: tờ báo được sản xuất trong vòng khép kín trên mạng LAN của tòa soạn hay tờ báo được
“chạy” trên môi trường mạng toàn cầu internet
Từ những căn cứ cụ thể trên, có thể hiểu khái niệm về “báo mạng điện tử” như sau:
Báo mạng điện tử là loại hình báo chí ra đời nhờ sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của công nghệ thông tin và truyền thông Được cơ quan quản lý cấp giấy phép hoạt động; Có tổ chức tòa soạn báo, trực tiếp sản xuất tin, bài và hoạt động theo Luật Báo chí Việt Nam
Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triển của báo mạng điện tử Tờ báo mạng điện tử đầu tiên được biết đến trên
thế giới là tờ Chicago Tribune ra đời tháng 5-1992 có máy chủ đặt tại nhà
cung cấp d ch vụ American online
Đến năm 1994, phiên bản điện tử của tạp chí Hotwired chạy những banner quảng cáo đầu tiên, tiếp đến là hàng loạt các cơ quan báo chí nổi tiếng
ở Mỹ lần lượt cho ra đời phiên bản điện tử như Los Angeles Times, USA
Trang 29Today, New York Newsday…
Năm 1995, nhiều tờ báo ở Châu Á cũng xuất hiện trên mạng internet
như China Daily, Ultusan (Malaixia), Kompas (Indonesia), Asahi Simbun (Nhật Bản)…
Đến giữa năm 1996, ở nước Mỹ đã có khoảng 768 tờ báo mạng điện tử, Châu Âu có 169 tờ, Châu Á và Trung Đông có 54 tờ, Nam Mỹ có 25 tờ, Châu Đại Dương có 20 tờ, Châu Phi có 6 tờ…
Thời kỳ đầu, báo mạng điện tử gặp phải khó khăn khá lớn chính là số lượng người có máy tính còn ít, sự hạn chế và trục trặc trong khâu kỹ thuật,… Thế nhưng với sự phát triển nhanh chóng của internet và những ưu điểm vượt trội, báo mạng điện tử đã trở thành một “món ăn tinh thần” không thể thiếu hiện nay
Sau một tháng Việt Nam nối mạng internet, ngày 31-12-1997, tạp chí
Quê Hương (tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc
Bộ Ngoại giao Việt Nam) có đ a chỉ http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo mạng điện tử đầu tiên của nước ta Đối tượng phục vụ chủ yếu của tạp chí
là cộng đồng người Việt Nam đ nh cư, sinh sống ở nước ngoài cũng như thân nhân của họ ở trong nước và những độc giả quan tâm tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài Điều đó đã trở thành một dấu ấn quan trọng trong l ch sử báo chí Việt Nam
Báo mạng điện tử với một nét đặc trưng riêng đã trở thành thế mạnh,
ngay sau khi tạp chí Quê Hương online xuất hiện, hàng loạt các cơ quan báo
chí đã tiến hành thử nghiệm và lần lượt xuất bản ấn phẩm của mình trên mạng
internet Ngày 21/6/1998, báo Nhân Dân điện tử (http://nhandan.vn) chính
thức phát hành trên internet Ngày 3/2/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền (http://vovnews.vn) Ngày 1/9/2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử (http://vtv.vn) Đến nay, hầu hêt các cơ quan báo chí lớn như Tiền Phong, Lao động, Thanh Niên, Tuổi trẻ,… đều có tờ báo
Trang 30mạng điện tử cho riêng mình Ngoài ra, những tờ báo mạng điện tử độc lập
cũng lần lượt xuất hiện như ngày 26/2/2002, tờ Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net) ra mắt độc giả; VietNamNet cũng được cấp phép ngày 23/1/2003; báo điện tử Dân trí online vào tháng 4/2005, từng kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tintucvietnam.com Năm
2009, báo điện tử Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện
Theo số liệu của Bộ Thông tin Truyền thông tháng 6/2017, cả nước ta có
982 cơ quan báo chí, tạp chí Báo in có 193 (TW 86; đ a phương 107); tạp chí có
639 (TW 525, đ a phương 114); báo điện tử có 150; có gần 17300 nhà báo
Đứng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và kĩ
thuật, có thể chia quá trình hình thành và phát triển của báo mạng điện tử Việt Nam làm 3 giai đoạn Giai đoạn thứ nhất, là giai đoạn khởi đầu của báo mạng điện tử, hầu hết những nội dung, thông tin được lấy chủ yếu từ báo in đưa lên, rất ít, thậm chí là không có thông tin do chính phóng viên báo mạng tự làm Những người đang làm việc tại các tờ báo đều rất bỡ ngỡ với loại hình báo chí này, công chúng tiếp nhận có sự dè dặt, điều kiện về hạ tầng công nghệ còn hạn chế Điều này làm cho sự phát triển bước đầu của báo mạng điện tử còn khá “khiêm tốn” Đứng trước những khó khăn ấy, báo mạng điện tử Việt Nam
đã có sự chuyển mình rõ rệt, bước sang giai đoạn thứ hai, rất nhiều trang thông tin điện tử ra đời, đặc biệt là sự ra đời của các tờ báo mạng điện tử độc lập đã tạo ra luồng gió mới thúc đẩy báo mạng điện tử Việt Nam phát triển
Đến nay, có thể nói, báo mạng điện tử - món ăn tinh thần sinh sau đẻ muộn này đã đánh dấu sự trưởng thành về cả chất lượng và số lượng Những trang thông tin điện tử cũng thoát được “cái bóng” của các tờ báo mẹ Những món ăn được chính các “đầu bếp” của báo mạng làm ra, những thông tin copy-paste cũng dần ít đi Tuy nhiên, các tờ báo mạng điện tử hiện nay vẫn không tránh khỏi những hạn chế về vấn đề tài chính, trình độ và trang b kĩ thuật còn chưa theo k p châu lục và thế giới,…
Trang 311.1.5 Thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc
Trong hoạt động báo chí điều tra, hoạt động điều tra theo đơn thư bạn đọc có vai trò, v trí hết sức quan trọng Với báo mạng điện tử, đơn thư của bạn đọc là một trong những kênh thông tin chính, là cầu nối giữa công chúng độc giả với tòa soạn
Một trong những đặc trưng cơ bản, hay đúng hơn là thế mạnh của báo mạng điện tử là có tính tương tác cao hơn so với các loại hình báo chí khác (chỉ sau truyền hình) Tính tương tác cao đã giúp báo mạng điện tử có lợi thế hơn trong việc giao tiếp hai chiều với bạn đọc Người đọc có thể tham gia gửi câu hỏi ngay trong khi xem thông tin qua mạng Tính tương tác này không chỉ
tạo cảm giác gần gũi ma còn là sợi dây gắn kết giữa bạn đọc và báo
Chính ưu điểm vượt trội này, kèm theo việc độc giả ngày nay đại đa số
ưa chuộng đọc báo mạng hơn, đã đưa đến kết quả là tòa soạn báo có được nhiều thông tin từ phía công chúng độc giả hơn, trong đó có đơn thư bạn đọc
Trong báo cáo khảo sát- nghiên cứu: Mức độ phản hồi của cơ quan nhà nước đối với kiến ngh , phê bình của tổ chức, công dân trên báo chí, nhóm Mai Phan Lợi, Nguyễn Minh Lộc, Nguyễn Văn Bá, Hoàng Nghĩa Tân khẳng
đ nh: Tại một tờ báo điện tử có trụ sở ở Hà Nội, mỗi ngày lượng đơn thư (giấy) gửi theo đường bưu điện vào 30-50 chiếc Số lượng bạn đọc trực tiếp đến tòa soạn để trình bày khiếu nại mỗi ngày trung bình có từ 2-10 người/ngày Gửi qua email chung vào khoảng 100-300 thư
Bên cạnh đó, mỗi ngày báo có hàng nghìn comment, tương đương hàng nghìn thông tin liên quan mà bạn đọc cung cấp trực tiếp cho tòa soạn ở nhiều góc cạnh khác nhau Ngoài ra, các trưởng ban chuyên môn lại có email riêng, mỗi ban cũng có một email Cạnh đó, báo cũng có đường dây nóng chuyên tiếp nhận các cuộc gọi Nhân sự chuyên trách này được đào tạo để ghi chép, phân loại và chuyển đến bộ phận liên quan
Trong thực tiễn tác nghiệp, tác giả nhận thấy, các nguồn thông tin được
Trang 32người dân phản ánh đến các cơ quan báo chí hay chính là thông tin bạn đọc có
3 dạng chính: góp ý cho chính nhà báo, báo chí; tin/bài vở gửi đăng báo, cộng tác và đơn thư kiến ngh , phê bình, khiến nại, tố cáo nhờ báo chí chuyên tải nhằm tới người có chức vụ, quyền hạn thuộc tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước Trong đó, số đơn thư, kiến phản ánh đến báo chí có tỷ lệ cao là các khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền lợi người dân, tham nhũng và quản lý
các nguồn tài nguyên
Như vậy có thể thấy thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc là một trong những nguồn thông tin đáng tin cậy của cơ quan báo chí do bạn đọc gửi tới góp phần công bố những sự việc, hiện tượng bức xúc của xã hội và tạo dư luận để đấu tranh phòng, chống tiêu cực
1.1.6 Quản lý thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử
Từ những phân tích trên có thể thấy quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc là sự tác động có đ nh hướng, có kế hoạch, mục tiêu rõ ràng nhằm tiếp nhận, phân loại và tổ chức điều tra làm rõ những nội dung kiến ngh theo yêu cầu của bạn đọc
Theo khái niệm trên thì quy trình quản l thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử gồm 3 khâu: tiếp nhận, phân loại và xử lý điều tra Trong khâu tiếp nhận, các cơ quan báo chí sẽ tiếp nhận qua 4 hình thức chính là đường dây nóng, bưu điện, gửi trực tiếp và hòm thư Cả 4 hình thức này, cơ quan báo chí đều phân công phóng viên phụ trách và làm biên bản, vào sổ đối với từng đơn thư được gửi về
Trong khâu phân loại, với từng cơ quan báo chí khác nhau sẽ có những tiêu chí phân loại đơn thư bạn đọc khác nhau Có thể phân chia theo lĩnh vực như kinh tế, chính tr , môi trường, tài nguyên, giáo dục Cũng có thể phân chia theo mục đích của bạn đọc nhằm khiếu nại, tố cáo, phê bình, kiến ngh
Trong khâu xử l điều tra, các cơ quan báo chí sẽ tổ chức họp và phân
Trang 33công phóng viên theo mảng, lĩnh vực phụ trách để tổ chức các hoạt động điều tra bằng những kế hoạch, phương án được thống nhất từ trước
1.2 Chủ thể, khách thể, nội dung, quy trình, phương thức quản lý thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử
1.2.1 Chủ thể và khách thể quản lý
Thực tế cho thấy, mọi tổ chức (cơ quan quản l nhà nước, đơn v sự nghiệp, doanh nghiệp ) đều có thể được xem như một hệ thống gồm hai phân hệ: chủ thể quản lý và khách thể quản lý
Cơ quan báo mạng điện tử (BMĐT) là một tổ chức - một cơ quan tham gia sản xuất, làm nên những sản phẩm báo chí sau đó đăng tải lên mạng Internet để cung cấp thông tin phục vụ công chúng Để vận hành hoạt động của cơ quan báo mạng điện tử cần có một hoạt động quản lý Và hoạt động này liên quan đến hai phân hệ đối tượng đó là chủ thể quản lý và khách thể quản lý
Chủ thể quản l thông tin điều tra bạn đọc trên BMĐT được phân theo
nhiều cấp Cụ thể, quản lý trực tiếp đó là lãnh đạo cơ quan BMĐT và quản l cơ quan BMĐT đó là các cấp quản l cao hơn (ví dụ như cơ quan BMĐT ở cấp Trung ương, quản l nhà nước đó chính là Bộ Thông tin và Truyền thông; cơ quan BMĐT ở đ a phương đó là Ủy ban nhân dân và Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh; cơ quan BMĐT của ngành, hội thì do Ngành, Hội đó quản l …)
Khách thể quản l đó là quản l các thông tin điều tra bạn đọc, các trang thiết b kỹ thuật, tài chính làm nên các thông tin điều tra bạn đọc Việc quản l các đối tượng này là nhà quản l thông qua con người mà cụ thể ở đây
là quản l đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên của báo và các đối tác tham gia vào hoạt động sản xuất các thông tin điều tra bạn đọc
Khách thể quản lý còn là tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động báo chí điều tra, công chúng quan tâm đến thông tin điều tra bạn đọc Trong đó công chúng là một bộ phận quan trọng, có thể tạo nên dư luận xã hội và biến
Trang 34thông tin thành hành động Trong hoạt động sản xuất các thông tin điều tra bạn đọc, chủ thể quản lý và khách thể quản lý có mối quan hệ qua lại và gắn
bó một cách hữu cơ Hoạt động quản lý là hoạt động giải quyết quan hệ giữa con người với con người mà cụ thể ở đây là giữa lãnh đạo cơ quan báo chí với những người làm nên các thông tin điều tra bạn đọc Quản lý bao giờ cũng là hoạt động của chủ thể có uy quyền tác động vào khách thể, chứ không phải là quan hệ ngang quyền Người quản lý giỏi thường là người coi trọng kích thích
sự sáng tạo và tạo được sự cố gắng, sự tin cậy từ khách thể quản l Để làm được điều này chủ thể quản lý phải có bản lĩnh để cân nhắc, có tính quyết đoán dám ch u trách nhiệm cá nhân…
1.2.2 Nội dung quản lý
Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác thông tin điều tra bạn đọc
Ban biên tập xây dựng kế hoạch thông tin phù hợp với yêu cầu, mục tiêu và phương hướng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí Kế hoạch chỉ rõ những
nội dung trọng tâm, các hình thức cơ bản, những thời điểm quan trọng cần tổ chức các hoạt động thông tin, phân rõ trách nhiệm tổ chức từng hoạt động cho các ban, phòng, phóng viên cụ thể Một số hình thức đăng tải tin, bài về thông tin điều tra bạn đọc, như: đưa tin tức hoạt động, kết quả hoạt động; bài viết
theo nội dung chuyên đề; phóng sự; nghiên cứu, trao đổi, toạ đàm; trả lời bạn đọc về chế độ, chính sách…
Hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá việc tổ chức thực hiện công tác truyền thông về thông tin điều tra bạn đọc các tỉnh, thành phố trên cơ
sở chương trình, kế hoạch tuyên truyền và những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan báo chí và của thông tin điều tra bạn đọc
Biên tập các nội dung thông tin điều tra
- Xây dựng tác phẩm báo chí nói chung và báo chí về thông tin điều tra bạn đọc nói riêng theo quy trình sau:
Trang 35+ Biên tập viên tiếp nhận tin, bài, ảnh, tài liệu, video clip từ các cộng tác viên hoặc các sản phẩm điều tra từ phóng viên sau đó tổng hợp và đề xuất việc cập nhật, đăng tải tin, bài vào các mục của Báo điện tử phù hợp với nội dung tin, bài, tài liệu k trình với Trưởng ban điện tử
Trưởng ban rà soát, có kiến yêu cầu biên tập viên sửa chữa lại (nếu
có thay đổi)
Trưởng ban của báo mạng điện tử trình Tổng biên tập hoặc Phó Tổng biên tập (nếu được uỷ quyền của Tổng Biên tập) xem xét, quyết đ nh việc đăng tin, bài
Sau khi có kiến của Ban Biên tập (Tổng biên tập, Phó Tổng Biên
tập), biên tập viên hoàn thiện và chuyển cho quản tr web để nhập dữ liệu lên Báo điện tử Thông tin chỉ được đưa lên sau khi đã có kiến duyệt đăng của Tổng biên tập hoặc Phó Tổng Biên tập
Trường hợp cần gỡ bỏ những tin, bài trên Báo điện tử, Trưởng ban điện tử trình Tổng biên tập quyết đ nh
Tổng biên tập có thể ủy quyền cho thành viên khác của Ban Biên tập duyệt tin, bài trong phạm vi nội dung quy đ nh của Báo điện tử và xác đ nh rõ loại tin, bài làm căn cứ chi trả nhuận bút
1.2.3 Quy trình tổ chức sản xuất thông tin
Do đặc thù sử dụng kỹ thuật, công nghệ cao nên các bước trong quá trình tổ chức, quản lý sản xuất nội dung thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc trên báo mạng điện tử khá đơn giản, ngắn gọn, nhưng vẫn bao gồm đầy
đủ các bước như giống với các quy trình sản xuất một tác phẩm báo chí bất kỳ trên báo mạng điện tử, bao gồm:
Hình 1.2 Sơ đồ quy trình tổ chức sản xuất của báo mạng điện tử
Trang 36(Nguồn: Báo mạng điện tử- Đặc trưng và phương pháp sáng tạo của tác giả
Nguyễn Trí Nhiệm)
Sáng tạo tác phẩm: “Đây là khâu quan trọng nhất trong QTTCSX
thông tin báo mạng điện tử” [39, tr 184)] Khâu này do đội ngũ phóng viên, cộng tác viên thực hiện, là công việc đầu tiên, cũng là công việc đặc biệt quan trọng Từ việc phát hiện ra đề tài, lên kế hoạch đề cương hoặc báo cáo trực
tiếp hướng khai thác, xử lý thông tin tới lãnh đạo ban… đều đòi hỏi người phóng viên đều phải tư duy và xử lý thật nhanh, phù hợp với đặc thù của báo mạng điện tử là có thể cập nhật thông tin nóng hổi và liên tục Đó cũng chính
là những thông tin thu hút độc giả
Khi tiếp cận được những thông tin này, phóng viên phải ngay lập tức thông tin về tòa soạn, trình bày ngắn gọn về cách khai thác, triển khai vấn đề
để những người có trách nhiệm nắm bắt được thông tin và góp ý thêm về cách khai thác, tiếp cận Nếu đây là những sự kiện lớn, có tầm ảnh hưởng rộng, phức tạp thì người phụ trách ban, ban biên tập có thể sẽ lập tức huy động thêm lực lượng, thành lập một nhóm phóng viên tác chiến khẩn trương tiếp cận hiện trường để cùng phối hợp khai thác nhanh nhất, nhiều chiều nhất kỹ năng viết, phóng viên báo mạng đòi hỏi phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ thuật để có thể chụp ảnh, quay phim…
Gửi chờ xét duyệt:
Phần việc này thường được thực hiện bởi bộ phận kỹ thuật hoặc cũng chính bởi các phóng viên Phóng viên làm báo mạng đều được cung cấp một tài khoản (Account) và mật khẩu (Password) để truy cập vào hệ thống quản tr nội dung CMS (Content Management System) (xem phụ lục) Tại đây, phóng viên thực hiện hàng loạt các thao tác dán text vào phần nội dung, phần mô tả, chèn ảnh, ghi chú thích, tạo box thông tin, đánh từ khóa, tìm link liên kết, tin bài liên quan, chọn v trí đăng… rồi nhấn nút “Gửi chờ xét duyệt” Tất cả những thao tác này cũng đòi hỏi người phóng viên phải am hiểu kỹ thuật, thao
Trang 37tác thành thạo, nhanh chóng
Biên tập và xét duyệt: Việc duyệt nội dung sẽ do đội ngũ biên tập, các
trưởng, phó ban, thư k tòa soạn tiến hành ở từng mức phân quyền cụ thể khác nhau trong CMS
Đây là công đoạn bắt buộc, có nghĩa quan trọng trong toàn bộ quy trình sản xuất thông tin báo mạng điện tử Mục đích của công đoạn này nhằm hoàn thiện tác phẩm báo chí cả về nội dung và hình thức trước khi đến với công chúng Một tờ báo làm tốt công đoạn này sẽ góp phần tạo dựng và nâng cao uy tín của mình trong xã hội Ngược lại, uy tín của tờ báo chẳng những b giảm sút và tính chất của dư luận xã hội cũng sẽ b bóp méo hoặc thay đổi
Thông qua CMS, phóng viên sẽ biết được tin, bài của mình đã “lọt qua”
ở những cấp duyệt nào, đã được xuất bản lên mạng hay b trả về, và lý do b trả về Thông thường TKTS là người có quyền duyệt và cho xuất bản hầu hết các tin bài Đối với những tin bài có tính nhạy cảm, phức tạp thì thư k tòa soạn phải xin ý kiến của cấp trên và cao nhất là TBT trước khi cho xuất bản
Xuất bản lên mạng: Việc xuất bản lên mạng internet được thực hiện
đơn giản chỉ là sau một cái nhấp chuột Do đặc thù sử dụng kỹ thuật, công nghệ cao nên ngay cả khi tin bài đã xuất bản lên mạng vẫn có thể tiếp tục được hoàn thiện, bổ sung thêm thông tin mà không hề ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận của độc giả
Tóm lại, với loại hình báo chí nào, quy trình tổ chức sản xuất bao gồm nhiều công đoạn, nhiều khâu khác nhau mang tính chất liên hoàn, kết nối chặt chẽ để bảo đảm sự vận hành nh p nhàng, ăn khớp Từ những thông tin đầu vào, trải qua nhiều khâu “nhào nặn” để được đăng tải, phát sóng, xuất bản, trở thành “món ăn” cho công chúng Những khâu này gần như trở thành nguyên tắc ở bất cứ một cơ quan báo chí, loại hình báo chí nào, buộc đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, công nhân viên tại cơ quan báo chí đó phải tuân thủ nghiêm ngặt
Trang 381.2.4 Phương thức quản lý
Thực hiện vai trò quản l thông tin điều tra bạn đọc trên BMĐT, chủ thể quản lý phải giải quyết những công việc cụ thể theo một quá trình nhất
đ nh Đó là quá trình ra quyết đ nh và tổ chức thực hiện các quyết đ nh Quyết
đ nh đó chính là công cụ để quản l Để có thể ra được quyết đ nh, chủ thể quản lý phải thu thập tài liệu và nghiên cứu tình hình bên trong hệ thống và môi trường bên ngoài Trên cơ sở đó ra quyết đ nh tức là xác đ nh phương hướng mục tiêu và chương trình hành động
Cụ thể với cơ quan BMĐT khi quản l thông tin điều tra bạn đọc thì cơ quan BMĐT nói chung và chủ thể quản l nói riêng (lãnh đạo) phải tiến hành thu thập tài liệu và nghiên cứu tình hình sản xuất của cơ quan mình (nhân lực,
kỹ thuật, tài chính) và nghiên cứu môi trường bên ngoài - nhu cầu thông tin của xã hội, cùng xu hướng phát triển của xã hội về truyền thông đặc biệt là BMĐT và thông tin về thông tin điều tra bạn đọc Để quản l thông tin điều tra bạn đọc có thể có một hoặc nhiều quyết đ nh - điều này phụ thuộc vào quy
mô của cơ quan báo và phụ thuộc vào trình độ, năng lực của người quản lý - người ra quyết đ nh
Quyết đ nh của chủ thể quản lý là sản phẩm của lao động quản lý, là phương tiện, công cụ chủ yếu để cơ quan quản l tác động vào đối tượng quản
l (đó là những người làm nên thông tin điều tra bạn đọc )
Quyết đ nh phản ánh chất lượng hoạt động của chủ thể quản lý (quyết
đ nh đúng hay sai, k p thời hay chậm trễ, dứt khoát hay do dự, rõ ràng hay mập mờ, tối ưu hay hạn chế…) Ra quyết đ nh đúng là điều cơ bản, đảm bảo hiệu lực và hiệu quả của hoạt động quản lý nói chung và hoạt động quản lý các chương trình truyền hình xã hội hóa nói riêng
Khi chủ thể quản l đã ra được quyết đ nh, quyết đ nh chỉ có hiệu lực khi được truyền đạt đến đối tượng quản lý Quyết đ nh phải được truyền đạt nhanh, chính xác và nguyên vẹn Trên cơ sở của quyết đ nh (ở đó chỉ ra mục
Trang 39tiêu, chỉ tiêu, phương hướng cụ thể…), các đối tượng quản lý sẽ thực thi các
công việc cụ thể, mà cụ thể ở đây là lựa chọn chủ đề, viết bài, đăng lên báo điện tử Để cụ thể hóa được các quyết đ nh do chủ thể (lãnh đạo) đưa ra, cần: (1) lập kế hoạch thực hiện; (2) tổ chức thực hiện kế hoạch đề ra (phân công người thực hiện các đầu mối kế hoạch, điều khiển và kiểm soát các nỗ lực cá nhân, bộ phận và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất khác của tổ chức
để đạt được mục tiêu đề ra)
1.3 Cơ sở chính trị, pháp lý của quản lý thông tin điều tra theo đơn thƣ bạn đọc tr n báo mạng điện tử
1.3.1 Cơ sở chính tr
Đường lối, chính sách, luật pháp sẽ đ nh hướng nội dung tuyên truyền của cơ quan báo chí và mỗi tác phẩm báo chí phải ch u sự chi phối đó vì lợi ích của quốc gia, dân tộc Nếu nhà báo, cơ quan báo chí, tờ báo nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn cụ thể, họ
sẽ làm ra được những tác phẩm có giá tr đ nh hướng nhận thức cho công chúng báo chí (và ngược lại)
Ở Việt Nam hiện nay, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến việc tạo điều kiện cho báo chí Tại Hội ngh Trung ương lần thứ 10, khóa XI, trên cơ
sở chỉ rõ nguyên nhân của những ưu điểm, kết quả và hạn chế, bất cập và từ thực trạng quản lý, phát triển báo chí, dự báo xu hướng phát triển thông tin, truyền thông, Đảng ta đã đưa ra các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025; trong
đó nhấn mạnh, báo chí là phương tiện thông tin, công cụ tuyên truyền, vũ khí tư tưởng quan trọng của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính tr - xã hội,
xã hội - nghề nghiệp, là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Đi liền với đó, Chính phủ đã rất quan tâm để sửa Luật Báo chí nhằm tạo cơ sở và hành lang pháp lý cho báo chí hoạt động và phát triển
Trang 40Như lời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng đ nh: “Sửa luật phải đương nhiên đảm bảo nguyên tắc báo chí cách mạng Sửa luật để báo chí phát triển mạnh mẽ hơn, đảm bảo cho báo chí góp phần để nhân dân thực hiện tốt hơn quyền của mình”
Ngày 22/7/2005, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ th số 52-CT-TW về phát triển và quản lý báo mạng điện tử ở nước ta hiện nay Theo đó, về chủ trương đối với báo điện tử, Chỉ th nêu rõ: Tiếp tục nâng cao nhận thức về v trí, vai trò tác động của mạng thông tin toàn cầu và các báo điện tử đến sản xuất và đời sống xã hội Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, quản l của các cơ quan nhà nước đối với báo chí điện tử; xây dựng các
tờ báo điện tử ở nước ta có kỹ thuật và công nghệ hiện đại, đúng đắn, chân
thực, phong phú về nội dung, sắc bén về tính đ nh hướng, tính chiến đấu, có tính văn hóa, tính nghiệp vụ cao, thực sự là vũ khí chính tr tư tưởng quan
trọng, sắc bén của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, phục vụ đắc lực sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Báo mạng điện tử mang nhiều đặc trưng mới về công nghệ, tổ chức thông tin, quy trình sản xuất, tổ chức tòa soạn,… Chính vì thế việc quản l đặt
ra những vấn đề mới
Báo mạng điện tử ở nước ta phải được phát triển nhanh, vững chắc, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, kỹ thuật, con người, năng lực quản lý; bảo đảm an ninh, an toàn, kết hợp hài hòa với việc phát triển các loại hình báo chí và các phương tiện thông tin khác
Chỉ th số 52-CT/TW cũng đã chỉ ra một số nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm phát triển báo mạng điện tử ở nước ta:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm không ngừng nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là trong thanh niên, thiếu niên về v trí, tầm quan trọng và tính hai mặt của Internet và báo điện tử, để khai thác, sử dụng có hiệu quả mặt tích cực, đồng thời phòng ngừa, hạn chế mặt tiêu cực