1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tập lớn vấn đề vi phạm bản quyền trong hoạt động báo chí xuất bản truyền thông

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề vi phạm bản quyền trong hoạt động báo chí, xuất bản, truyền thông
Tác giả Trịnh Khánh Duy
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Vân Anh
Trường học Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chuyên ngành Phát thanh - Truyền hình
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Điều này làm mất đi sức hấp dẫn của báo chí với bạn đọc, mất đi vai trò, tính sáng tạo, dấu ấn cá nhân của nhà báo về quan điểm, cách nhìn và sự “duyên dáng” trong thể hiện thông tin…- C

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: PHÁP LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ & TRUYỀN

THÔNG

VẤN ĐỀ VI PHẠM BẢN QUYỀN TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO

CHÍ, XUẤT BẢN, TRUYỀN THÔNG

Sinh viên : Trịnh Khánh Duy

Mã SV : 2256060010

Lớp : Quay phim truyền hình K42 Giảng viên : Nguyễn Thùy Vân Anh

Hà Nội,2023 MỤC LỤC

Trang 2

CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI 3

1 Mục đích 3

2 Phạm vi và đối tượng áp dụng 3

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH 4

1 Bản quyền là gì, mục đích của bảo hộ bản quyền 4

2 Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả 4

3 Luật báo chí về quyền tác giả 7

4 Luật Xuất bản về quyền tác giả 8

5 Tôn trọng bản quyền, không đạo văn 11

6 Hình thức xử phạt khi vi phạm bản quyền tác giả 12

7 Thực trạng hiện nay của vấn đề vi phạm bản quyền 13

8 Một số giải pháp khắc phục vấn đề vi phạm bản quyền 14

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 3

CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI

1 Mục đích

- Trên môi trường số phát triển như hiện nay, báo chí đang phải đối mặt với thách thức vấn nạn sao chép, vi phạm bản quyền nội dung ngày càng phức tạp Một sản phẩm sáng tạo của nhà báo vừa đăng tải đã bị các mạng xã hội lấy lại, biến tấu thành của mình

- Không phải đến bây giờ mới có tình trạng sao chép, vi phạm bản quyền mà vấn

đề này đã được đặt ra từ khi công nghệ chưa phát triển Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ số, tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn Tình trạng vi phạm bản quyền tác phẩm báo chí ngày nay khá phổ biến, tinh vi và đa dạng với muôn hình vạn trạng

- Ngoài ra, một thực tế hiện nay khi có một số cơ quan đặt hàng truyền thông nên một bản tin có nội dung giống nhau nhưng được đăng tải trên nhiều báo khác nhau, tạo ra một sản phẩm báo chí “đồng phục” Điều này làm mất đi sức hấp dẫn của báo chí với bạn đọc, mất đi vai trò, tính sáng tạo, dấu ấn cá nhân của nhà báo về quan điểm, cách nhìn và sự “duyên dáng” trong thể hiện thông tin…

- Chính vì vậy, để giảm thiểu tình trạng vi phạm bản quyền về báo chí, xuất bản và truyền thông, chúng ta phải tìm hiểu rõ các luật về bản quyền thông qua Luật báo chí 2016, Luật Xuất bản và Luật Sở hữu trí tuệ Đồng thời đưa ra các giải pháp để hạn chế tình trạng vi phạm bản quyền này

2 Phạm vi và đối tượng áp dụng

- Phạm vi: Các tổ chức và hoạt động xuất bản; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản Hoạt động xuất bản bao gồm các lĩnh vực xuất bản, in và phát hành xuất bản phẩm Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; tổ chức và hoạt động báo chí; quyền và nghĩa

vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí; quản lý nhà nước về báo chí Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia

và có liên quan đến hoạt động báo chí tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Đối tượng áp dụng: Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam có liên quan đến hoạt động xuất bản Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia

và có liên quan đến hoạt động báo chí tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trang 4

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CHÍNH

1 Bản quyền là gì, mục đích của bảo hộ bản quyền

- Bản quyền là quyền tác giả đối với tác phẩm do mình sáng tác Thông thường đối với tác phẩm của mình ngay tại thời điểm mà tác giả tạo ra sản phẩm Các cá nhân khác không được xâm phạm đến các quyền của tác giả về quản lý, sử dụng, khai thác giá trị của tác phẩm nếu chưa được đồng ý Các cá nhân, tổ chức nắm giữ bản quyền được quyền sử dụng cũng như khai thác các lợi ích liên quan của sản phẩm

Do đó mà pháp luật cũng bảo vệ cho các quyền lợi cơ bản của họ Các đối tượng nắm giữ bản quyền được quy định cụ thể trong hệ thống pháp luật quốc gia, qua đó

nó cũng có giá trị công nhận trên quốc tế và được bảo vệ

- Mục đích của bản quyền hay bảo vệ bản quyền là để thúc đẩy sự sáng tạo, phát triển của khoa học, văn hóa và nghệ thuật Điều này cũng là phần thưởng cho các tác giả như một sự tôn trọng và bồi hoàn cho những sáng tạo mà họ đóng góp cho cộng đồng xã hội

- Đảm bảo quyền cho tác giả đối với tác phẩm của họ, như là;

- Quyền kinh tế: cho phép tác giả độc quyền khai thác tác phẩm của mình ở các hình thức thương mại;

- Quyền nhân thân bảo vệ lợi ích cá nhân về tên tuổi của tác giả, gắn liền với tác phẩm cũng như tính được bảo quản, vẹn nguyên của tác phẩm trong khi sử dụng khai thác;

- Quyền tinh thần: bảo vệ những lợi ích phi kinh tế cho tác giả

Theo đó, với việc bảo hộ bản quyền, người sở hữu hợp pháp có quyền kinh tế để

ủy quyền hoặc ngăn chặn việc sử dụng tác phẩm đó trong công việc, trong một số trường hợp, để nhận tiền thù lao cho việc sử dụng tác phẩm của họ Bên cạnh đó, chủ sở hữu bản quyền tác phẩm có thể cấm hoặc ủy quyền, ví dụ như: việc tái tạo dưới nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như xuất bản, in hoặc ghi âm; tổ chức buổi biểu diễn công cộng (vở kịch, tác phẩm âm nhạc); làm bản ghi (dưới dạng đĩa, DVD); phát sóng bằng đài phát thanh; dịch sang ngôn ngữ khác; chuyển thể cuốn tiểu thuyết thành kịch bản phim;

Điều 18 Quyền tác giả

Trang 5

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản

Điều 19 Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm:

1 Đặt tên cho tác phẩm

Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này;

2 Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3 Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4 Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả

Điều 20 Quyền tài sản

1 Quyền tài sản bao gồm:

a) Làm tác phẩm phái sinh;

b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng

có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;

c) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;

d) Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;

đ) Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm

cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;

Trang 6

e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê

2 Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện theo quy định của Luật này

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả và trả tiền bản quyền, các quyền lợi vật chất khác (nếu có) cho chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, các điều 25, 25a, 26, 32 và 33 của Luật này Trường hợp làm tác phẩm phái sinh mà ảnh hưởng đến quyền nhân thân quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này còn phải được sự đồng ý bằng văn bản của tác giả

3 Chủ sở hữu quyền tác giả không có quyền ngăn cấm tổ chức, cá nhân khác thực hiện các hành vi sau đây:

a) Sao chép tác phẩm chỉ để thực hiện các quyền khác theo quy định của Luật này; sao chép tạm thời theo một quy trình công nghệ, trong quá trình hoạt động của các thiết bị để truyền phát trong một mạng lưới giữa các bên thứ ba thông qua trung gian hoặc sử dụng hợp pháp tác phẩm, không có mục đích kinh tế độc lập và bản sao bị tự động xóa bỏ, không có khả năng phục hồi lại;

b) Phân phối lần tiếp theo, nhập khẩu để phân phối đối với bản gốc, bản sao tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc cho phép thực hiện việc phân phối

Điều 35 Hành vi xâm phạm quyền liên quan

1 Xâm phạm quyền của người biểu diễn quy định tại Điều 29 của Luật này

2 Xâm phạm quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình quy định tại Điều 30 của Luật này

3 Xâm phạm quyền của tổ chức phát sóng quy định tại Điều 31 của Luật này

4 Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại Điều 32 và Điều 33 của Luật này

Trang 7

5 Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do chủ sở hữu quyền liên quan thực hiện để bảo vệ quyền của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 28 của Luật này

6 Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền liên quan

7 Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi

đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật

8 Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng cuộc biểu diễn, bản sao cuộc biểu diễn đã được định hình hoặc bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền liên quan; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền liên quan theo quy định của pháp luật

9 Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, chào bán, bán hoặc cho thuê thiết bị, hệ thống khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, hệ thống đó giải

mã trái phép hoặc chủ yếu để giúp cho việc giải mã trái phép tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa

10 Cố ý thu hoặc tiếp tục phân phối tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa khi tín hiệu đã được giải mã mà không được phép của người phân phối hợp pháp

11 Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này

3 Luật báo chí về quyền tác giả

Điều 45 Quyền tác giả trong lĩnh vực báo chí

Cơ quan báo chí phải thực hiện các quy định của pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan khi đăng, phát tác phẩm báo chí

Trang 8

4 Luật Xuất bản về quyền tác giả

Điều 5 Bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan

1 Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan

2 Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản

3 Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Điều 6 Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

1 Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:

a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật

về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;

b) Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;

c) Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;

d) Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo

và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;

đ) Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;

e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;

g) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao

2 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước

Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản

Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền

Trang 9

Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương

Điều 21 Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản

Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật

Điều 23 Liên kết trong hoạt động xuất bản

1 Nhà xuất bản được liên kết với tổ chức, cá nhân (gọi chung là đối tác liên kết) sau đây để xuất bản đối với từng xuất bản phẩm:

a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

b) Nhà xuất bản, cơ sở in xuất bản phẩm, cơ sở phát hành xuất bản phẩm; c) Tổ chức khác có tư cách pháp nhân

2 Hình thức liên kết của nhà xuất bản với đối tác liên kết bao gồm:

a) Khai thác bản thảo;

b) Biên tập sơ bộ bản thảo;

c) In xuất bản phẩm;

d) Phát hành xuất bản phẩm

3 Việc liên kết chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm, tài liệu được liên kết xuất bản; b) Có hợp đồng liên kết xuất bản giữa nhà xuất bản và đối tác liên kết Hợp đồng liên kết phải có các nội dung cơ bản theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;

c) Trường hợp liên kết biên tập sơ bộ bản thảo, ngoài việc phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này, đối tác liên kết phải có biên tập viên

4 Đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký thì nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo

Trang 10

5 Trách nhiệm của tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản trong liên kết xuất bản: a) Quyết định đối tác, hình thức liên kết và giao kết hợp đồng liên kết đối với từng xuất bản phẩm; trường hợp liên kết để xuất bản nhiều xuất bản phẩm với cùng một đối tác liên kết thì có thể giao kết trong một hợp đồng, trong đó thể hiện rõ hình thức liên kết đối với từng xuất bản phẩm;

b) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản; bảo đảm nội dung xuất bản phẩm liên kết phù hợp với tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của nhà xuất bản; c) Tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ;

d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động liên kết xuất bản và xuất bản phẩm liên kết;

đ) Thu hồi quyết định xuất bản khi đối tác liên kết vi phạm hợp đồng liên kết; e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này

6 Trách nhiệm của tổng biên tập nhà xuất bản trong liên kết xuất bản:

a) Giúp tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản tổ chức biên tập hoàn chỉnh bản thảo tác phẩm, tài liệu do đối tác liên kết biên tập sơ bộ; đọc duyệt bản thảo tác phẩm, tài liệu liên kết xuất bản;

b) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này

7 Trách nhiệm của đối tác liên kết:

a) Thực hiện đúng hợp đồng liên kết xuất bản;

b) Thực hiện đúng nội dung bản thảo đã được tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký duyệt để in hoặc phát hành trên phương tiện điện tử;

c) Ghi tên, địa chỉ trên xuất bản phẩm theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 27 của Luật này;

d) Nộp xuất bản phẩm liên kết để nhà xuất bản nộp lưu chiểu;

đ) Chỉ phát hành xuất bản phẩm liên kết sau khi tổng giám đốc (giám đốc) nhà xuất bản ký quyết định phát hành;

Ngày đăng: 21/04/2024, 22:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w