Tiểu luận môn Ngân hàng thương mại, Bài lập lớn phuc vụ tham khảo cho môn học, phù hợp nhất với hình thức đào tạo Trực tuyến hệ liên thông
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO E – LEARNING
-BÀI TIỂU LUẬN
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Mã đề 001
Họ và tên sinh viên:
Ngày sinh:
Trang 2Câu 1 Lý thuyết (2 điểm)
Ngân hàng thương mại có các chức năng như sau:
- Chức năng trung gian tín dụng:
Ngân hàng thương mại huy động và tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh
tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ quan, tiền tiết kiệm của dân cư
để hình thành nguồn vốn cho vay, mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp
- Chức năng trung gian thanh toán:
Ngân hàng thương mại đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của
họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Ngân hàng thương mại sẽ cung cấp cho các chủ thể của nền kinh tế nhiều công cụ thanh toán mang tiện ích cao như: thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, ngân phiếu, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu…
- Chức năng tạo tiền:
Ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức trung gian tài chính, làm trung gian giữa cung và cầu về vốn tiền tệ Ngoài việc thu hút tiền gửi và cho vay trên số tiền gửi đó, ngân hàng thương mại còn tạo tiền khi cấp tín dụng Chức năng tạo tiền được thực thi trên
cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ…
Trang 3Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội
Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.Số gia tăng tiền gửi, cho vay và dự trữ bắt buộc được diễn tiến theo cấp số nhân
Tổng bút tệ được các ngân hàng thương mại tạo ra sẽ là:
NM = M/r Trong đó: NM: Tổng số bút tệ tạo ra
M: Số tiền gửi ban đầu
r: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc
Câu 2 Những nhận định sau đúng hay sai, giải thích tại sao (3 điểm )
a Sai
Ngân hàng thương mại có chức năng tạo tiền Là một trong những tổ chức trung gian tài chính, làm trung gian giữa cung và cầu về vốn tiền tệ Thông qua chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội Do vậy ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn.Số gia tăng tiền gửi, cho vay và dự trữ bắt buộc được diễn tiến theo cấp số nhân
Trang 4Lý do vì nhận định này chưa thật sự đầy đủ Tín dụng là chuyển nhượng vốn lẫn nhau giữa các thành viên trong nền kinh tế từ thành viên có vốn dư thừa, nhàn rỗi sang thành viên thiếu vốn, có nhu cầu sử dụng vốn trên cơ sở có hoàn trả và có lãi
Câu 3 Bài tập (5 điểm)
Bài 1: (2 điểm)
ACB trả lãi suất tiền gửi cá nhân là: i = 0,25%/ tháng
Thời gian từ ngày 1/3/2012 -> 7/3/2012 là: 7 ngày
Ta có:
Tiền lãi = Tiền gốc x Số ngày thực tế x Lãi suất tháng/ Số ngày trong tháng
= 5 x 7 x 0,25% / 31 = 7/2480 (triệu)
Thời gian từ ngày 8/3/2012 -> 14/3/2012 là: 7 ngày
Tiền lãi = Gốc x Số ngày thực tế x Lãi suất tháng/ Số ngày trong tháng
= 8 x 7 x 0,25% / 31 = 7/1550 (triệu)
Thời gian từ ngày 15/3/2012 -> 19/3/2012 là: 5 ngày
Tiền lãi = Gốc x Số ngày thực tế x Lãi suất tháng/ Số ngày trong tháng
= 4 x 5 x 0,25% / 31 = 1/620 (triệu)
Thời gian từ ngày 20/3/2012 -> 22/3/2012 là: 3 ngày
Tiền lãi = Gốc x Số ngày thực tế x Lãi suất tháng/ Số ngày trong tháng
= 12 x 3 x 0,25% / 31 = 9/3100 (triệu)
Thời gian từ ngày 23/3/2012 -> 30/3/2012 là: 8 ngày
Tiền lãi = Gốc x Số ngày thực tế x Lãi suất tháng/ Số ngày trong tháng
= 15 x 8 x 0,25% / 31 = 3/310 (triệu)
Trang 5Ngày 31/3/2012: 1 ngày
Tiền lãi = Gốc x Số ngày thực tế x Lãi suất tháng/31
= 2 x 1 x 0,25% / 31 = 1/6200 (triệu)
Lãi tiền gửi tháng 3/2012 cho tài khoản của ông X là:
7/2480 + 7/1550 + 1/620 + 9/3100 + 3/310 + 1/6200 = 269/12400 (triệu)
= 21 694 (đồng)
Bài 2: (3 điểm):
Giải:
Thu lãi = 54.678 x 0% + 132.500 x 6,2% + 365.235 x 7,2% + 165.980 x 7,8%
= 47458,36 (triệu đồng)
Chi lãi = 89.650 x 3% + 98.560 x 5,8% + 168.920 x 4,5% + 59.000 x 4,8% + 56.788 x 4,9% + 36.520 x 5,2%
= 23521,032 (triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí
= (Thu lãi + Thu khác) – (Chi lãi + Chi khác)
= Thu lãi – Chi lãi
= 47458,36 - 23521,032
= 23937,328 (triệu đồng)
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế x (1 - thuế suất thuế TNDN)
= 23937,328 x (1 – 0,2)
= 19149,8624 (triệu đồng)
Ta có: ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
= 19149,8624 / 764487 = 0,02505 = 2,505 %
Trang 6ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu = 19149,8624/98818 = 0,1938 = 19,38% Gọi a là tỷ lệ chi phí huy động bình quân để đạt ROA là 2,5%
Ta có:
Thu lãi = 54.678 x 0% + 132.500 x 6,2% + 365.235 x 7,2% + 165.980 x 7,8%
= 47458,36 (triệu đồng)
Chi lãi = (156.231 + 89.650 + 98.560 + 168.920 + 59.000 + 56.788 + 36.520) x a = 665669 x a (triệu đồng)
Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Chi phí
= (Thu lãi + Thu khác) – (Chi lãi + Chi khác)
= Thu lãi – Chi lãi
= 47458,36 - 665669 x a (triệu đồng)
Lợi nhuận sau thuế = (47458,36 - 665669 x a) x (1 – 0,2)
= 0,8 x (47458,36 - 665669 x a) (triệu đồng) ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản
= 0,8 x (47458,36 - 665669 x a)/ 764487 = 2,5%
=> a = 0,0354 = 3,54%
Vậy để ROA bằng 2,5% năm thì tỷ lệ chi phí huy động bình quân là 3,54%