1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

En01 cơ sở văn hóa việt nam Đề số 1

5 238 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân biệt các khái niệm văn hóa, văn hiến, văn minh và văn vật? Tại sao nói: “Đất nước ngàn năm văn hiến” và “Thủ đô Thăng Long ngàn năm văn vật”?
Trường học Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa Việt Nam
Thể loại Bài tập tự luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 281 KB

Nội dung

Môn học này được thiết kế cho sinh viên năm 2 bậc Đại học nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về văn hóa nói chung, văn hóa Việt Nam nói riêng đặc biệt là các giá trị bản sắc của nền văn hóa Việt Nam mà thông qua đó bạn bè quốc tế có thể nhận diện nét riêng của nền văn hóa Việt Nam và phân biệt với các nền văn hóa khác trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới. Qua học phần này, sinh viên có thể hiểu những đặc trưng cơ bản, cốt lõi của nền văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại; biết tự định hướng trong thế giới thông tin đa dạng, đa chiều hiện nay và trong bối cảnh xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa đang diễn biến ngày càng sâu rộng trên nhiều lĩnh vực trong đó có văn hóa; tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của nhân loại trên nền tảng hòa nhập nhưng không hòa tan. Bên cạnh đó, học phần này còn giúp hỗ trợ cho sinh viên hình thành và rèn luyện một số kĩ năng học tập tích cực như: kĩ năng tìm kiếm tài liệu tham khảo, kĩ năng thuyết trình trước đám đông, kĩ năng làm việc nhóm.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

- -BÀI TẬP TỰ LUẬN MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

TÊN ĐỀ TÀI

Phân biệt các khái niệm văn hóa , văn hiến, văn minh và văn vật ? Tại sao nói : “ Đất nước ngàn năm văn hiến”và “Thủ đô Thăng long ngàn năm văn vật.”?

GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY:

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN:

NGÀY SINH:

MÃ LỚP:

Hà Nội- Tháng 3/2024

Trang 2

1 Lý do chọn đề tài:

Văn hóa, văn minh, văn hiến và văn vật đều thể hiện nét đặc trưng của thời kỳ, giai đoạn phát triển đất nước Trong đó, mỗi thuật ngữ thể hiện một khía cạnh ý nghĩa, xác định đối tượng trong giai đoạn đất nước Văn hóa được nhì nhận ở các chủ thể trong khía cạnh khác nhau Giá trị của một nền văn hoá dân tộc thường được bồi đắp qua nhiều thế kỷ, có tính tiếp nối truyền thống như những lớp phù sa được bồi

từ dòng sông ít có những ngẫu nhiên, đột biến trong phát triển Văn hoá Việt Nam bắt nguồn từ những nền văn hoá cổ Đông Sơn, Sa Huỳnh, óc Eo và phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử Nhiều triều đại phong kiến trong công cuộc dựng nước và giữ nước đã biết khai thác và gắn bó với nhân dân để dựng nên những nền móng kỷ cương của những nhà nước phong kiến Việt Nam thịnh trị, phát triển về văn hoá -giáo dục

A Phân biệt các khái niệm văn hoá, văn hiến, văn minh và văn vật ?

Đây là những công cụ - khái niệm hay công cụ - nhận thức dùng để tiếp cận những vấn đề nghiên cứu Chúng thường hay bị, hay được sử dụng lẫn lộn, dù mỗi một khái niệm đều có những đặc trưng riêng của mình

- Khái niệm văn hóa :

Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình" Định nghĩa này đã nêu bật 4 đặc trưng quan trọng của văn hóa : tính hệ thống, tính giá trị, tính lịch sử, tính nhân sinh Chúng tôi cho rằng, trong vô vàn cách hiểu, cách định nghĩa về văn hóa, ta có thể làm quy về hai loại Văn hóa hiểu theo nghĩa rộng như lõi rộng, lối suy nghĩ, lối ứng xử Văn hóa hiểu theo nghĩa hẹp như văn học, văn nghệ, học văn, và tùy theo từng trường hợp cụ thể mà có những định nghĩa khác nhau Ví dụ xét từ khía cạnh

tự nhiên thì văn hóa là "cái tự nhiên được biến đổi bởi con người" hay "tất cả những gì không phải là thiên nhiên đều là văn hóa

- Khái niệm văn minh :

Văn minh có nội hàm rất phong phú Từ điển Chính trị vắn tắt do Nhà xuất bản Tiến bộ (Mát-xcơ-va) và Nhà xuất bản Sự thật đồng ấn hành năm 1988 ghi : Văn minh có 3 cách hiểu như sau : Đồng nghĩa với văn hóa ; trìn h độ, giai đoạn phát

Trang 3

triển của nền văn hóa vật chất và tinh thần ; giai đoạn phát triển xã hội sau thời đại

dã man

Văn minh theo nghĩa rộng, là tổng hòa các giá trị sáng tạo của nhân loại, bao gồm văn minh vật chất, văn minh tinh thần, văn minh chính trị, văn minh xã hội, văn minh sinh thái…

Văn minh theo nghĩa hẹp, có nội dung về phương diện tinh thần, về tư tưởng, lý luận, đạo đức, văn học, nghệ thuật, giáo dục và khoa học, những sinh hoạt xã hội của nhân loại Xét cho cùng, tiêu chí của văn minh là sự tiến bộ ở đỉnh cao

- Khái niệm văn hiến :

Văn hiến (hiến = hiến tài) - truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp GS Đào Duy Anh khi giải thích từ "văn hiến" khẳng định : "là sách vở" và nhân vật tốt trong một đời Nói cách khác văn là văn hóa, hiến là hiến tài, như vậy văn hiến thiên về những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyên tài, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt

Văn hiến là một khái niệm ở Việt Nam, không có trong các khái niệm của Phương Tây

- Khái niệm văn vật (vật = vật chất) :

Văn vật theo nghĩa rộng, là khái niệm dùng để chỉ truyền thống văn hóa tốt đẹp của một vùng đất hay dân tộc, được biểu hiện rõ nét nhất qua sự xuất hiện của nhiều nhân tài và di tích lịch sử Còn theo nghĩa hẹp, đó là các công trình, hiện vật có giá trị nghệ thuật và lịch sử

Văn hóa, văn minh, văn hiến và văn vật, dù có trải qua bao nhiêu biến cố của lịch

sử vẫn giúp chúng ta nhớ về những tinh túy nhất của dân tộc

“ Trích trong “ Cơ sở văn hóa Việt Nam, Trần Quốc Vượng (chủ biên), NXB Giáo dục, 1998 và các lần tái bản (III Khái niệm văn hóa và các khái niệm khác, IV Định nghĩa văn hóa của UNESCO “).

B.Tại sao nói “Đất nước Việt Nam ngàn năm văn hiến” và “Thủ đô Thăng Long ngàn năm văn vật”?

Như ta đã biết, khi viết Bình Ngô đại cáo vào thế kỷ 15 Nguyễn Trãi nói : “Duy, ngã Đại Việt chi quốc, thật vi văn hiến chi bang” (Ngô Tất Tố dịch : Như nước Đại

Trang 4

Việt ta từ trước, vốn xưng nền văn hiến đã lâu) Nguyễn Trãi đã không nhận định nước Nam có mấy ngàn năm văn hiến

Cũng trong thế kỷ 15, trong Đại Việt sử ký toàn thư, Ngoại kỷ, (ĐVSK/NK) quyển III, sử gia Ngô Sĩ Liên viết rằng : “Nước ta thông thi thư, học lễ nhạc, làm một nước văn hiến, là bắt đầu từ Sĩ Vương” Như thế Ngô Sĩ Liên xác định Việt Nam

có văn hiến kể từ thế kỷ 2 Công nguyên Vì vậy, tính đến thế kỷ 21 thì Việt Nam khoảng 2.000 năm văn hiến

Còn nếu dựa trên định nghĩa văn hiến theo nguyên văn của Khổng Tử thì lại cho rằng Việt Nam là quốc gia có lễ nghĩa từ thời Hồng Bàng Xích Quỷ Vì vậy có 4.000 - 5.000 năm văn hiến

Chính vì chưa thể xác định được chính xác thời gian xuất hiện nền văn hiến nên nhiều người hiện nay chỉ nói “Việt Nam, ngàn năm văn hiến” hay “Thăng Long, nghìn xưa văn hiến” Chúng ta có thể tự hiểu ngầm từ “hàng năm” ở đây là hàng ngàn năm hay nhiều ngàn năm, chứ không có khẳng định con số cụ thể nào

Sở dĩ nói “Thủ đô Thăng Long ngàn năm văn vật” vì cách đây tròn 1000 năm, vào mùa thu năm 1010, tiếp nối sự nghiệp dựng nước của các Vua Hùng, các bậc tiên liệt, Đức Thái Tổ Lý Công Uẩn với tầm nhìn chiến lược, đã quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, mở ra thời kỳ phát triển huy hoàng của kinh đô quốc gia Đại Việt Từ mốc son lịch sử đó, đến thời đại Hồ Chí Minh quang vinh, trải qua

1000 năm với bao biến cố thăng trầm, Thăng Long - Hà Nội vẫn tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang, xứng đáng là trái tim của cả nước, để hôm nay cả dân tộc trùng phùng

Có thể nói, tổng thể di sản Kinh đô Thăng Long có giá trị vô cùng to lớn GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đánh giá: “Tầng tầng lớp lớp di tích, di vật hiện lên như một bộ sử nghìn năm văn hiến của Thăng Long - Hà Nội phản chiếu trình độ văn hóa lớn nhất và lâu dài nhất của đất nước" (Hội KHLSVN 2004: 14)

GS.Yamanaka Akira (Đại học Mie, Nhật Bản) đánh giá: “Di tích này có giá trị xứng đáng là Di sản văn hóa Thế giới Và để hiểu biết lịch sử nhân loại, di tích này

là không thể thiếu được" (Hội KHLS VN 2004:134)

Trang 5

Tổng quan chung, chỉ riêng khu Di sản Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu (ii), (iii) và (vi) theo quy định tại điều 77 của hướng dẫn thi hành Công ước về Di sản Thế giới của UNESCO Tổng thể toàn bộ

di sản Kinh đô Thăng Long hoàn toàn thống nhất đáp ứng 3 tiêu chí nổi bật toàn cầu đó của Di sản Thế giới, nhưng với các diễn trình và chứng cứ toàn diện hơn, lâu dài hơn, sinh động hơn, sâu sắc hơn, rõ ràng hơn, phản ánh những đặc trưng tiêu biểu nhất của một nền văn hóa - văn minh độc đáo, có lịch sử lâu dài hàng nghìn năm phát triển trên cơ tầng văn hóa - văn minh bản địa đã hình thành từ hàng ngàn năm trước đó, hội tụ, giao thoa, hấp thụ tinh hoa văn hóa của cả nước và tinh hoa văn hóa phong phú của các nước trong khu vực và thế giới, trên cơ sở đó sáng tạo lên một nền văn hóa phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc Việt Nam Di sản là một trung tâm quyền lực lâu dài nhất, với các minh chứng xác thực gắn bó chặt chẽ với nhiều sự kiện lịch sử - văn hóa trọng đại trên thế giới trong quá khứ và còn đang tiếp nối đến ngày hôm nay

(Theo sách “Kinh đô Thăng Long: Những khám phá khảo cổ học” do PGS.TS Tống Trung Tín chủ biên-Nhà xuất bản Hà Nội 2019)

3 Kết luận

Tìm hiểu về văn hoá không những của Việt Nam mà còn của các nước khác giúp cho mỗi cá nhân có cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn sự phát triển cũng như tinh hoa của nền văn hoá Việt Thông qua giao lưu và hợp tác văn hóa mà Việt Nam tiếp thu, nắm bắt được thành tựu văn minh, giá trị tinh hoa văn hóa của nhân loại để hướng tới mục tiêu “phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”

Ngày đăng: 14/06/2024, 08:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w