1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam - Đề Tài - Nho Giáo Và Văn Hóa Việt Nam

13 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nho Giáo Và Văn Hóa Việt Nam
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 21,07 KB

Nội dung

Sự hình thành : Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng Nhân đạo là hệ thống đạo đức , triết học xã hội , triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Từ đề xướng và được các m

Trang 1

TIỂU LUẬN

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

ĐỀ TÀI NHO GIÁO VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Trang 2

Sự hình thành :

Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng ( Nhân đạo ) là hệ thống đạo đức , triết học xã hội , triết lý giáo dục và triết học chính trị do Khổng Từ đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội hài hòa, trong đó con người biết ứng xử theo lẽ phải và đạo đức , đất nước thài bình , thịnh vượng

1 Nho giáo rất có ảnh tại ở các nước Đông Á như Trung Quốc , Đài Loan , Nhật Bản , Triều Tiên , Hàn Quốc Và Việt Nam Những người thực hành theo các tín đồ Nho giáo được gọi là các nhà Nho , Nho sĩ, hay Nho sinh

2 Sách kinh điển của nho giáo gồm 2 bộ :

+ Bộ thứ nhất là bộ Lục kinh : gồm Kinh Thi, Kinh Thư , Kinh Lễ, Kinh Dịch , Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc , về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh

thường được gọi là Ngũ kinh

+ Sau kinh Khổng Tử mất , học trò của ngài tập hợp các lời dạy để sọa ra cuốn Luận ngữ

Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử , dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học

sau đó cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp còn gọi là

Tử Tư viết ra cuốc sách Trung Dung

Đến thời Chiến Quốc , Mảnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Tử

Bốn sách sau “ Luận Ngữ” , “ Đại học” , “Trung Dung” ,

“ Mảnh Tử” được gọi là Tư thư và

Trang 3

Tứ thư cùng Ngũ kinh hợp lại làm 2 bộ sách chủ yếu của Nho giáo và còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc

Trang 4

3.2 Nội dung cơ bản và sự phát triển của Nho giáo

- Về mặt tổ chức xã hội (NGÂN)

Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự

đào tạo", phải "tu thân".Người quân tử phải đạt ba điều trong

quá trình tu thân:

+ Đạt đạo Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo

vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu" + Đạt đức Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng" Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi"

+ Biết thi, thư, lễ, nhạc Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "thi, thư, lễ, nhạc" Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện

-Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, thiên hạ bình " Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ) Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị

là hai phương châm:

+Nhân trị Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người,

là yêu người và coi người như bản thân mình

Trang 5

+Chính danh Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình

Trang 6

Về ngọn nguồn : (BẢO)

- có thể thấy Nho giáo chính là sự tổng hợp của 2 truyền thống – văn hóa gốc du mục phương Bắc và văn hóa nông nghiệp Phương Nam

+ Tinh hoa của truyền thống DU MỤC phương Bắc mà Nho giáo nguyên thủy đã tiếp thu thể hiện nổi bật ở các điểm sau :

1 Thứ nhất là tham vọng “ bình thiên hạ” coi nhẹ quốc gia

2 Thứ hai là truyền thống trọng sức mạnh

3 Thứ ba là quan niệm về một xã hội trật tự ngăn nắp

có tôn ti rõ ràng + Còn tinh hoa của truyền thống NÔNG NGHIẾP

phương Nam mà Nho giáo nguyên thủy đã tiếp thu thể hiện nổi bật ở các điểm sau:

1 Việc đề cao chữ “ Nhân” và nguyên lí “ Nhân trị” có nguồn gốc từ lối sống trọng tình của người nông nghiệp phương Nam

2 Việc coi trọng dân có nguồn gốc từ tinh thần “dân chủ” của văn hóa nông nghiệp phương Nam

3 Nho giáo nguyên thủy rất coi trọng văn hóa đặc biệt là văn hóa tinh thần ( thi , thư , lễ , nhạc )

+Việc đồng thời dựa vào hai nền văn hóa đối lập nhau, đó là văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp trong một hoàn cảnh xã hội đầy biến động khiến cho tư tưởng của Khổng Tử không tránh khỏi các giằng co dẫn đến sự đụng đầu của hai nền văn hóa

trong nho giáo, khiến cho Nho giáo nguyên thủy chứa đầy mâu

Trang 7

thuẫn Chính sự mâu thuẫn nội tại trong Nho giáo nguyên thủy

là nguyên nhân gây ra “tấn bi kịch” lớn nhất của Nho giáo: cái Nho giáo mà Khổng Tử tốn bao công xây dựng vừa có thể nói là thất bại, lại vừa có thể nói là thành công

Thất bại bởi trong khi các bậc đế vương vốn quen cầm quyền theo lối chuyên chế bằng vũ lực và pháp trị thì Khổng Tử lại khuyên họ nên cầm quyền theo lối nhân trị và Lối sống theo tình cảm và dân chủ chỉ phù hợp với những phạm vi nhỏ hẹp của các làng xã nông nghiệp, khi mọi người đều đã quen biết nhau, nó không phù hợp với Trung Hoa rộng lớn Do đó, sinh thời Khỏng

Tử hầu như chẳng được ai dùng

Trang 8

Quá trình du nhập (NHUNG)

-Nho giáo ở dạng Hán nho được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Lý Thiện, Sĩ Nhiếp tích cực truyền bá

từ công nguyên Nhưng Phật giáo đã có ưu thế hơn Nho giáo rất nhiều Trong khi Nho giáo chỉ dừng lại ở tầng lớp quan lại xung quanh chính quyền ngoại bang thì Phật giáo đã thâm nhập vào các tầng lớp nhân dân ở mọi miền đất nước Có thể nói rằng suốt cả giai đoạn chống Bắc thuộc, Nho giáo chưa có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam Đến thời Lý, với sự kiện Lý Thái Tổ cho xây cất Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử (1076), mới có thể xem là Nho giáo được tiếp nhận chính thức Chính vì vậy mà Nho giáo ở Việt Nam chủ yếu là Tống Nho (Nhà Lý cùng thời với nhà Tống ở Trung Hoa) chứ không phải Hán Nho, Đường Nho… Nhà nước phong kiến Việt Nam chủ động tiếp nhận Nho giáo chính là để khai thác những yếu tố thế mạnh của Nho giáo ,

thích hợp cho việc TỔ CHỨC và QUẢN LÍ đất nước

Trước hết , nhà nước dân chủ Việt Nam , đặc biệt là triều Lê và Nguyễn , đã học tập rất nhiều ở cách tổ chức triều đình và hệ thống pháp luật của Trung Hoa

Thứ hai , hệ thống thi cử để tuyển chọn người tài bổ dụng vào

bộ máy cai trị đã được triều đình phong kiến Việt Nam vận dụng ngày từ đầu nhà LÍ , hoàn thiện dần vào thời TRẦN và hoàn chỉnh vào thời LÊ

Thứ ba , khi mà chữ cổ đã mai một và mất hẳn , thì người Việt

đã sử dụng chữ Hán làm văn tự chính thức trong giao dịch hành chính Dựa trên chữ HÁN , từ cuối thời Bắc thuộc người Việt

đã tạo ra chữ Nôm dùng trong sáng tác văn chương

Trang 9

Sự phát triển của Nho giáo việt nam :

-Trong quá trình tiếp nhận Nho giáo, giữa văn hóa Việt Nam và Nho giáo đã bộc lộ những nét tương đồng và dị biệt, và nó đã được Việt Nam hóa, làm cho Nho giáo ở Việt Nam không còn trạng thái nguyên sơ của nó nữa

- Những điểm tương đồng đã được chú trọng phát huy :

+ nét tương đồng lớn nhất là sự trọng tình người Vì trọng tình người vốn là truyền thống lâu đời của nền văn hóa Việt Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo, người Việt Nam tâm đắc với chữ “Nhân” hơn cả

+ Nét tương đồng lớn thứ hai là xu hướng ưa ổn định : Truyền thống văn hóa nông nghiệp luôn chỉ muốn có cuộc sống ổn định Mục đích của Nho giáo nguyên thủy là tạo ra một xã hội

ổn định

+Nét tương đồng thứ ba là xu hướng trọng văn : Trọng văn là truyền thống văn hóa nông nghiệp Việt Nam Nho giáo cũng rất trọng vẻ sỹ, trọng văn, trọng văn hóa

-Những tư tưởng Việt Nam đã bổ sung, phát triển vào Nho

giáo :

+Ở Nho giáo, tư tưởng trung quân đóng vai trò quan trọng, còn

tư tưởng yêu nước thì không được đề cập đến Trong khi đó thì

ở Việt Nam tinh thần yêu nước Và tinh thần dân tộc, là truyền thống rất mạnh Người Việt Nam tiếp thu tư tưởng trung quân Nho giáo trên cơ sở tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc sẵn

có, khiến có cái trung quân bị biến đổi

+Truyền thống dân chủ của văn hóa nông nghiệp ở nước ta đã

Trang 10

làm “mềm” đi sự độc tài hà khắc của nhà nước Hán Nho.

Trang 11

 Nho giáo đối với đời sống Việt Nam hiện nay: (THẢO) ưu

Nho giáo được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã hội Việt Nam , là nền tảng đạo đức giáo dục con

người , đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước , duy tri trật

tự xã hội , phát triển kinh tế , sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ như nhà LÍ , nhà Trần , nhà Lê , nhà Nguyễn

trong suốt chiều dài lịch sử phù hợp và dung hòa với đời sống người Việt hình thành nên Nho giáo bản sắc Việt Nam nôm na gọi là Việt Nho … ảnh hưởng của Nho Giáo đối với Việt Nam sâu sắc là nền tảng của nền văn minh tại Việt Nam và xếp Việt Nam vào các nước ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa gọi

là vùng văn hóa Đông Á Nho Giáo từng bước định hình lối sống sinh hoạt đạo đức đối nhân xử thế trong xã hội Việt Nam

Như là * Đức Nhân Nghĩa của Nho giáo làm cho con người đối

xử nhân ái, khoan dung, hành vi ứng xử theo thứ bậc, theo

khuôn phép * Nho giáo chú trọng vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đặc biệt những người cầm quyền( Bộ máy nhà nước) Muốn thực hiện được đường lối đức trị, người cầm quyền phải luôn “ Tu, Tề, Trị, Bình” Đời này cần phát huy

Nhược

Một số người do quá “trọng đức”, “duy tình” trong khi xử lý các công việc và các mối quan hệ xã hội, dẫn đến buông lỏng kỷ cương phép nước và vi phạm pháp luậtThực chất đạo cương – thường của Nho giáo là bắt bề dưới phải phục tùng bề trên đã tạo nên thói gia trưởng Sự giáo dực và tư tưởng đạo đức Nho giáo còn mang tính cứng chắc đã tạo nên những con người sống theo khuôn mẫu, hành động một cách thụ động.

Trang 12

Ngày nay Việt Nho ngày càng ít được xem trọng vì những khía cạnh suồng sã trong văn hóa phương Tây ảnh hưởng đang làm đạo đức 1 bộ phận giới trẻ xuống cấp

Ngày càng xuất hiện nhiều trào lưu thác loạn lan truyền trên gắp mạng xã hội, những vụ án trái luân thường đạo lí nhan nhản gắp các mặt báo như con giết cha , trò đánh thầy , giáo viên quan hệ bất chính với học trò,… đây là một hồi chuông cảnh báo cho sự hủy hoại đạo đức trong thời kì Việt Nho suy yếu

tuy nho giáo có 1 số ảnh hưởng tiêu cực đến văn hóa đời sống

VN, nhưng nhìn chung Nho giáo góp phần định hình lối sống tuân theo đạo lí, tôn trọng quan hệ giữa người với người.Chúng

ta nên phục hưng Nho giáo lấy những khía cạnh đạo đức đem vào giáo dục Tinh giãn, lước bỏ những điều câu nệ rườm rà ,

bó buộc không phù hợp với bối cạnh hiện đại từ đó có thể cải thiện, duy trì luận lý đạo đức gia đình , xã hội vừa có thể hội nhập và phát triển cùng thế giới

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w