Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực, nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy sự sángtạo.Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở cấp THPT
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG PHỔ THÔNG NGUYỄN MỘNG TUÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐA DẠNG HOÁ HÌNH THỨC KHỞI ĐỘNG
TIẾT HỌC MÔN ĐỊA LÍ LỚP 10 GIÚP HỌC SINH
CÓ HỨNG THÚ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP
Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Người thực hiện: Nguyễn Hồng Sơn Chức vụ: Tổ phó chuyên môn
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
Đông Sơn, tháng 5 năm 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
PHẦN I: MỞ ĐẦU 2
1.1 Lý do chọn đề tài 2
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Những điểm mới của sáng kiến 3
PHẦN II: NỘI DUNG 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ 4
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài 4
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài 5
II NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 8
2.1 Quy trình tổ chức dạy học dự án 8
2.2 Tổ chức dạy học dự án nhằm phát triển năng lực cho học sinh 11
III HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA SÁNG KIẾN 19
3.1 Hiệu quả về mặt định tính 19
3.2 Hiệu quả về mặt định lượng 19
PHẦN III: KẾT LUẬN 23
1 Kết luận 23
2 Khuyến nghị 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25
PHỤ LỤC 26
Trang 4PHẦN I:MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người Hứng thú cóvai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không
làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú M.Gorki từng nói: “Thiên tài nảy nở từ
tình yêu đối với công việc” Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực,
nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy sự sángtạo.Trong khi đó, việc khảo sát thực tế dạy học ở cấp THPT bằng nhiềucon đường khác nhau cho thấy nhiều học sinh không có hứng thú trong học tập
Từ thực tiễn dạy học môn Địa lí 2 lớp 10A6 và 10A8 ở những tháng đầunăm học 2023 - 2024 tôi nhận thấy: Đa số học sinh chưa có hứng thú, tập trung,yêu thích họcĐịa lí; các hoạt động học tập thụ động, luôn cần tới sự hướng dẫn
tỉ mỉ từ giáo viên vì vậy nênchất lượng giáo dục chưa cao Quá trình học tập lâudài dễ dàng khiến bản thân học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất đi hứngthú học tập.Điều này có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó việc giáo viênvận dụng những hình thức, cách thức tổ chức dạy học chưa khơi gợi được hứngthú, niềm đam mê, yêu thích học tập cho học sinh đối với môn học của mình.Vào đầu tiết học hay bài giảng có vai trò rất quan trọng quyết định đến chấtlượng cả buổi học Thay vì đi ngay vào bài giảng mới, giáo viên có thể đặt vàicâu hỏi gợi ý liên quan để ôn lại kiến thức cũ hoặc dẫn dắt cho bài học mới;đặt
ra những tình huống có vấn đề khơi gợi tính tò mò cho học sinh; tổ chức các tròchơi phù hợp với thời gian và nội dung bài học để lồng ghép kiến thức vào đầutiết học, từ đó kích thích sự hứng thú của học sinh trong học tập ngay từ đầu giờhọc Vì vậy giáo viên nên tận dụng khoản thời gian này thu hút sự chú ý của họcsinh
Từ những lý do trên, nên tháng 10 năm học 2023 - 2024 tôi đã áp dụngphương pháp dạy học dự án vào dạy học môn Địa lí 10 và thực hiện đề tài sáng
Trang 5kiến: “Đa dạng hóa hình thức khởi động tiết học môn địa lý lớp 10 giúp học sinh có hứng thú nâng cao chất lượng học tập”.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Từ thực tiễn vấn đề ở đầu năm học2023 - 2024, học sinh 2 lớp 10A6 và10A8 chưa có hứng thú trong học tập môn Địa lí nên chưa tích cực hoạt động,chất lượng học tập chưa cao Từ đó, tôi nghiên cứu vào áp dụng một số biệnpháp vào hoạt động khởi động bài dạy giúp học sinh có hứng thú, nâng cao chấtlượng học tập Đồng thời, qua đó giúp học sinh tích cực hoá hoạt động học tập,phát triển những phẩm chất, năng lực của người học
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: Vận dụng một số hình thức tổ chức hoạt động khởi
động bài học sinh động, sáng tạo trong môn Địa lí 10 giúp học sinh có hứng thúđầu mỗi tiết học Thông qua biện pháp giúp học sinh tập trung, tích cực, chủđộng hơn trong quá trình học tập môn Địa lí và nâng cao chất lượng học tập
- Khách thể nghiên cứu:43 học sinh lớp 10A6và 45 học sinh lớp 10A8
Trường PT Nguyễn Mộng Tuân
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Ở đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu;
+ Phương pháp nghiên cứu quan sát các sản phẩm hoạt động của học sinh;+ Phương pháp phân tích, tổng hợp;
+ Phương pháp thống kê xử lý số liệu
1.5 Những điểm mới của sáng kiến
+ Vận dụng linh hoạt các biện pháp đã giúp học sinh có hứng thú đầu mỗigiờ học Từ đó học sinh tập trung, tích cực, chủ động hơn trong học tập
+ Các biện pháp phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo cho học sinh nênnhiều phẩm chất, năng lực được hình thành và phát triển tốt
Trang 6+ Các biện pháp đã tạo nên các giờ học sôi nổi, tích cực từ đó nâng caochất lượng giáo dục của bộ môn
+ Giúp các em biết, hiểu và vận dụng các kiến thức khoa học vào giải quyếtmột số vấn đề đơn giản trong học tập và thực tiễn
Trang 7PHẦN II: NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
1.1 Cơ sở lý luận của đề tài
Theo Nguyễn Hoài Nam, Cao Thị Quyên (2014): “Hứng thú học tập là thái độ đặc biệt của người học đối với đối tượng học tập và gắn với quá trình hoạt động học tập của họ, tạo ra khoái cảm và thôi thúc người học chủ động chiếm lĩnh tri thức” và “Năng lực là khả năng chủ động, sáng tạo của cá nhân, biết kết hợp giữa hoạt động tư duy và các hoạt động có liên quan khác để đạt được mục tiêu đề ra”. Hứng thú học tập không những chịu sự tác động trực tiếpcủa quá trình hoạt động học tập của học sinh mà còn chịu tác động gián tiếp như
là nhu cầu học tập, động cơ học tập, tâm lý, sức khỏe, Nếu học sinh cảm thấyyêu thích học tập, sẽ nảy sinh nhu cầu tìm tòi, dành nhiều thời gian hơn vào việchọc và đó cũng là tiền đề để học sinh hứng thú hơn trong học tập
Bên cạnh đó, việc xác định động cơ học tập đúng đắn, mục tiêu phấn đấucũng là yếu tố quan trọng góp phần tác động đến hứng thú trong học tập Động
cơ học tập có thể bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như là gia đình, nhàtrường, xã hội Sự kỳ vọng của gia đình, môi trường làm việc có sẵn của giađình tác động tới động cơ học tập của học sinh Ngoài ra, những biện phápkhuyến khích, cơ hội phát triển của ngành nghề trong tương lai cũng tác độngtới động cơ học tập của học sinh
Môi trường phát triển năng lực cũng tác động trực tiếp đến sự hứng thú họctập của học sinh bằng cách tham gia những ngữ cảnh học tập sinh động, tìm hiểunhững nội dung hấp dẫn kích thích sự sáng tạo, tò mò thông qua những hoạtđộng học tập vui vẻ, sôi nổi, tạo sự hứng khởi cho học sinh nhờ sự trợ giúp củacông cụ học tập thích hợp, sự hướng dẫn của giáo viên hay học nhóm… Vớinhững phương pháp, kỹ thuật học tập tích cực, học sinh sẽ chủ động chiếm lĩnhtri thức, rèn luyện các kỹ năng để có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra Trong
Trang 8quá trình phát triển năng lực đó, những thành tựu mà học sinh đạt được sẽ gópphần tạo nên sự hứng thú trong học tập của học sinh.
1.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Năm học 2023 - 2024 tôi được nhà trường phân công giảng dạy môn Địa
lí lớp 10A6 có 43 học sinh và lớp 10A8 có 45 học sinh Qua thời gian dạy họcnhững tiết đầu năm học tôi nhận thấy vẫn tồn tại một số hạn chế như sau:
+ Đa số học sinh chưa có hứng thú, yêu thích trong học tập môn Địa lí;học sinh chưa có động cơ, thái độ học tập đúng đắn nên ý thức và chất lượnghọc tập chưa cao
+ Nhiều học sinh còn thờ ơ, thiếu tự tin, chưa mạnh dạn trong thực hiệncác nhiệm vụ học tập nên năng lực giao tiếp hợp tác, năng lực giải quyết vấn
đề, sáng tạo chưa hiệu quả
+ Nhiều học sinh còn hạn chế trong năng lực tự chủ, tự học nên hiệu quảviệc thực hiện nhiệm vụ học tập độc lập hay ở nhà chưa cao
+ Tính tích cực, chủ động trong học tập, thực hiện các nhiệm vụ chưađược phát huy nên các giờ học của các em còn rất trầm, thụ động vì vậy mànhiều phẩm chất, năng lực chưa được phát triển tốt
Qua tìm hiểu tôi đã xác định được những nguyên nhân dẫn đến thực trạngtrên như sau:
+ Giáo viên vẫn cò chú trọng đến truyền đạt kiến thức khoa học mà chưachú trọng đến việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh nên việc đổi mớiphương pháp dạy học vẫn còn mang tính cục bộ, chủ yếu thực hiện ở các tiết dựgiờ thao giảng
+ Giáo viên chưa đầu tư nhiều thời gian trong việc nghiên cứu, học tập vàứng dụng CNTT vào xây dựng bài giảng, sử dụng trong dạy học nhằm tạo hứngthú cho học sinh trong học tập
+ Đa số học sinh thiếu động cơ, mục tiêu trong học tập nên các em thờ ơvới việc học Sự phổ biến smartphone, internet với những cám dỗ, trò chơi trựctuyến rất lôi cuốn đã làm cho các em xa rời việc học
Trang 9+ Nhiều cha mẹ học sinh bận đi làm xa hay đi làm cả ngày nên ít quan tâmđến việc học của con em mình ở trường cũng như ở nhà Chưa có phương pháp
hỗ trợ các em cũng như mức độ quan tâm việc học chưa phù hợp khi ở nhà nênhiệu quả tự học chưa cao
Để có số liệu đánh giá đúng thực trạng và có cơ sở đánh giá tính hiệu quảcủa các biện pháp thực hiện, đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát học sinh đểnắm rõ đặc điểm tình hình học sinh cụ thể hơn
- Nội dung khảo sát:
+ Khảo sát về mức độ hứng thú trong học tập môn Địa lí
+ Khảo sát về sự phát triển một số phẩm chất, năng lực trong môn Địa lí.+ Khảo sát về chất lượng học tập trong môn Địa lí
- Đối tượng khảo sát:43 học sinh lớp 10A6 và 45 học sinh lớp
10A8Trường PT Nguyễn Mộng Tuân
- Thời gian khảo sát: Đầu tháng 10 năm 2023.
- Đánh giá kết quả khảo sát:
+ Về hứng thú học tập với 3 mức độ: Hứng thú; Bình thường và Khônghứng thú
+ Về phẩm chất, năng lực với 3 mức độ: Tốt; Đạt; Chưa đạt
+ Về chất lượng bộ môn với 4 mức độ: Tốt; Khá; Đạt; Chưa đạt
Trang 10+ Kết quả khảo sát về chất lượng học tập:
Nhận xét: Từ kết quả khảo sát cho thấy, còn nhiều học sinh chưa có hứng
thú trong học tập môn Địa lí Khi không có hứng thú học tập, các em mất tậptrung, không tích cực, chủ động trong học tập vì vậy mà kết quả học tập chưacao và những phẩm chất, năng lực cũng chưa được hình thành và phát triển.Như vậy, giáo viên cần có những đổi mới trong cách thức tổ chức dạy họcnhằm giúp học sinh có hứng thú, thay đổi thái độ học tập; tích cực, chủ động,sáng tạo hơn trong học tập Từ đó giúp các em hình thành và phát triển phẩmchất, năng lực của người học và nâng cao chất lượng học tập Trong năm học
2023 - 2024 tôi đã thực hiện các giải pháp sau đây
Trang 11II NỘI DUNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2.1 Biện pháp 1: Giúp học sinh có hứng thú thông qua việc vận dụng kỹ thuật “Học thông qua chơi” vào khởi động bài học
- Mục đích giải pháp thực hiện
Giúp học sinh có hứng thú, yêu thích học tập môn Địa lí hơn Giúp các emđược tập trung hơn trong học tập và rèn luyện Giúp các em tiết cận với kiếnthức, khởi động bài học, vận dụng theo hình thức tổ chức trò chơi học tập lý thú
và hiệu quả
- Nội dung thực hiện biện pháp:
“Học thông qua chơi” là kỹ thuật dạy học huy động được nhiều học sinhtham gia chơi Bởi lẽ chơi là một nhu cầu mà ai cũng mong muốn được thamgia Việc vậndụng sáng tạo nội dung trò chơi sẽ có ý nghĩa và hiệu quả tronggiáo dục Vì vậy tôi đã áp dụng vào thực tiễn trong việc tổ chức dạy học mônĐịa lí nhằm đạt hiệu quả giáo dục
Mặt khác, qua trò chơi dạy học, học sinh được tích cực hoạt động, tạo hứngthú trong học tập nên hiệu quả giáo dục được nâng cao Các trò chơi dạy học rấtphong phú và đa dạng, giáo viên vận dụng linh hoạt các trò chơi có thể áp dụngvào khởi động bài học, khám phá kiến thức mới hoặc luyện tập, vận dụng kiếnthức Ngoài ra, việc lồng ghép các biện pháp, kỹ thuật dạy học với nhau cũngmang lại hiệu quả giáo dục cao
Các bước để thực hiện trò chơi trong dạy học:
+ Bước 1: Nghiên cứu nội dung dạy học để lựa chọn và xây dựng các trò
chơi phù hợp Trò chơi phù hợp với nội dung, thời gian, và năng lực học sinh.Trò chơi rất đa dạng và phong phú như: Trò chơi vận dụng kiến thức, nănglực là những trò chơi theo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan Trò chơi dạngnày giúp các em củng cố, vận dụng trong phạm vi cá nhân Trò chơi tập thểtrong học tập như: trò chơi hoạt động nhóm, thi đua theo nhóm giúp các em pháttriển những năng lực tập thể, phẩm chất hoạt động nhóm
Trang 12+ Bước 2: Sử dụng trò chơi vào dạy học Là bước tổ chức thực hiện trò
chơi trên lớp Cần phổ biết nọi dung, quy tắc chơi cho các em trước khi thựchiện Như vậy các em mới thực hiện trò chơi đúng ý tưởng mà giáo viên đã xâydựng và đạt mục tiêu đề ra của trò chơi
+ Bước 3: Rút kinh nghiệm sau chơi Là bước giáo viên đánh giá tính phù
hợp, hiệu quả của trò chơi mang lại từ đó rút kinh nghiệm để điều chỉnh nhằmphù hợp hơn trong những trò chơi tiếp theo cho lớp, đó hoặc tái sử dụng trò chơi
đó ở phạm vi lớp khác, năm học khác
- Một số ví dụ minh hoạ:
+ Trong bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế.
Để khởi động bài học tôi xây dựng trò chơi “Hiểu ý đồng đội” cho các emcùng tham gia chơi Trò chơi với mục đích giúp học sinh có hứng thú học tập,giúp các em nhắc đến một số ngành nghề thường gặp trong xã hội Thông qua
đó giáo viên kết nối vào bài
Nội dung: Mỗi đội chơi có 2 người, 1 người mô tả ngành nghề đó bằnghình thể và bạn chơi đoán ngành nghề đó Giáo viên chiếu 1 số từ về ngành nghềlên tivi cho các em chơi Trong vòng 2 phút đội nào có nhiều đáp án đúng là độichiến thắng trò chơi
Nội dung trò chơi trên phần mềm Powerpoint:
+ Trong bài 24: Địa lý ngành nông nghiệp.
Để khởi động bài học tôi tổ chức trò chơi “Ai tinh mắt” cho các em chơi
Trang 13Tổ chức trò chơi: Các em được chia làm các nhóm 4 đến 6 học sinh Cùngquan sát bảng chữ cái và tìm những từ về chủ đề “Cây trồng” và ghi vào giấy.Trong 3 phút nộp kết quả và các nhóm cử đại diện lên chỉ những từ mà nhóm đãtìm ra được Nhóm nào có nhiều đáp án đúng là nhóm chiến thắng trò chơi.Nội dung trò chơi trên powerpoint:
- Hiệu quả của biện pháp
Trò chơi giúp các em có tâm thế thoải mái, hứng khởi trước mỗi giờ học.Trò chơi không đặt nặng vấn đề về kiến thức học tập mà chỉ chú trọng việc tạohứng thú, tâm thế thoải mái cho các em trong học tập Giúp học sinh tái hiệnkiến thức cũ, khởi động tiết học mới
Trò chơi không những hiệu quả trong khởi động mà nếu giáo viên vậndụng phù hợp, linh hoạt, sáng tạo cũng mang lại hiệu quả trong các hoạt độnghọc tập khác của bài học
Trang 142.2 Biện pháp 2: Giúp học sinh có hứng thú thông qua việc sử dụng video vào khởi động bài học
- Mục đích của biện pháp:
Video có thể xem là một tổ hợp gồm có hình ảnh và âm thanh Khi sử dụngvideo vào dạy học giúp học sinh có những hiểu biết chân thực về kiến thức khoahọc, đồng thời đây là phương tiện trực quan sinh động giúp học sinh thấy rõ,nghe rõ các sự vật hiện tượng Qua đó giúp các em có húng thú hơn với học tập
- Nội dung thực hiện biện pháp:
Trong bài giảng Địa lí, việc sử dụng các video một cách hợp lí, có phươngpháp là rất cần thiết, nhằm hoạt động hóa nhận thức của học sinh, giúp học sinhlĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng một cách hiệu quả, tạo hứng thú hơn trongviệc học tập môn Địa lí
Hơn nữa, để đáp ứng yêu cầu toàn cầu hoá về kỹ năng thực hành thínghiệm trong các bài học, bài thi của bộ môn Địa lí, việc rèn luyện các kỹ năngnày là vô cùng cần thiết trong nhà trường phổ thông Các kỹ năng và kiến thứcthực hành, thí nghiệm là nền tảng cơ bản giúp học sinh hội nhập với thế giới tốthơn trên lĩnh vực chuyên môn cũng như trong cuộc sống sau này
Có nhiều hình thức sử dụng video trong bài giảng như: trình chiếu videocác vùng miền, nét văn hoá của các dân tộc, hình ảnh giới thiệu về đất nướckhác nhau, những hoạt động sản xuất, kinh doanh, Mỗi hình thức sử dụngvideo đều có những ưu điểm, chức năng nhất định
Ví dụ bài 14: Đất trên trái đất.
Để giúp học sinh biết, hiểu được đất trên trái đất được hình thành như thếnào tôi đã sử dụng video mô tả quá trình hình thành trái đất và nguồn gốc củađất trên trái đất Qua đó giúp học sinh hiểu được sự hình thành trái đất diễn ra cảhàng tỷ năm, và đất được tạo ra như thế nào
Một số hình ảnh trong video: