Mục tiêu của môn KHTN là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ nă
Trang 1NỘI DUNG TRANG
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
3.1 Những kiến thức cơ bản về luật giao thông đường bộ 5 3.2 Thực trạng về ý thức của người dân khi tham gia giao thông
nói chung và học sinh khi tham gia giao thông nói riêng 6 3.3 Những kiến thức cơ bản của chủ đề “Lực” – KHTN 6 và
chủ đề “Tốc độ” – KHTN 7 liên quan đến an toàn giao thông 6 3.4 Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một
số kiến thức của các bài trong chủ đề “Lực” trong môn KHTN 6 7 3.4.1 Một số nội dung kiến thức của bài “Lực và tác dụng của
3.4.2 Một số nội dung kiến thức của bài “Lực ma sát” 9 3.5 Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một
phần nội dung bài “Đồ thị quãng đường – Thời gian” của chủ đề
“Tốc độ” trong môn KHTN 7
15
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lí do chọn đề tài.
Môn KHTN trong chương trình GDPT 2018 là môn học bắt buộc được dạy ở bậc THCS, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại,
Trang 2vận động của thế giới tự nhiên Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn KHTN giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
Mục tiêu của môn KHTN là hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học tự nhiên, bao gồm: nhận thức khoa học tự nhiên, tìm hiểu tự nhiên, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học; đồng thời cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, thế giới quan khoa học, sự tự tin, trung thực, khách quan, thái độ ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững, để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động
có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại cách mạng công nghiệp Năm học 2021-2022 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 2018
ở cấp THCS đối với lớp 6 và môn KHTN cũng là một trong các môn học lần đầu tiên học sinh tiếp cận, đến năm học 2023-2024 thì đối với môn KHTN đã
thực hiện được 3 năm Trong 3 năm qua, khi giảng dạy chủ đề “Lực” của môn KHTN 6 và chủ đề “Tốc độ” của môn KHTN 7, tôi thấy học sinh rất hào hứng
vì trong bài có phần kiến thức liên quan đến “Lực - Tốc độ - An toàn giao thông”, các phần kiến thức này rất thực tế và hữu ích Vì mỗi năm ở Việt Nam,
trung bình có khoảng gần 10.000 người chết vì tai nạn giao thông và với hơn 20.000 vụ tai nạn giao thông, có nhiều vụ tai nạn giao thông để lại hậu quả rất lớn về người và tài sản Vì vậy, làm thế nào để giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung và nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng và đang nhận được sự chú ý, quan tâm đặc biệt từ các cấp, các ngành thông qua các hình thức như: tuyên truyền rộng rãi qua báo đài, các trò chơi truyền hình, …, ngay trong môi trường học đường vấn đề an toàn giao thông cũng luôn được chú trọng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm mỗi học sinh về việc chấp hành luật lệ giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ Trong đó, việc giáo dục nâng cao ý thức tham gia giao thông của học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục, của nhà trường và của các thầy
cô giáo nói chung và các thầy cô giáo dạy môn KHTN nói riêng Để đạt được kết quả giáo dục thì giáo viên có nhiều phương pháp triển khai khác nhau, trong
đó lồng ghép nội dung bài học vào tình huống thực tế là một trong những phương pháp thực hiện đạt hiệu quả cao và giáo dục học sinh nâng cao ý thức khi tham gia giao thông cũng có thể vận dụng phương pháp giáo dục này
Là một giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên, với tinh thần và trách nhiệm của mình, tôi rất muốn đóng góp một phần kinh nghiệm cũng như kiến thức nhỏ
bé của mình để giúp học sinh khi tham gia giao thông được an toàn Do đó, tôi
mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao ý thức tham gia giao thông
cho học sinh qua một số bài trong môn Khoa học tự nhiên 6 và 7” và qua
đây tôi cũng mong muốn cùng với các đồng nghiệp trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, nhằm ngày một nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng bộ môn Khoa học tự nhiên nói riêng, đặc biệt là giúp học sinh tự tin khi vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống Xin được chân thành cám ơn mọi người đã đọc và chia sẻ
Trang 32 Mục đích nghiên cứu.
Mục đích lớn lao của người giáo viên trong việc truyền thụ kiến thức là tìm mọi cách giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động, học sinh phấn khởi sau mỗi giờ học đồng thời các em vẫn nắm vững được nội dung kiến thức của bài học và vận dụng được kiến thức vào thực tế cuộc sống Với mong muốn mỗi tiết học là một quá trình trải nghiệm của người học, các em vừa được học kiến thức mới và vừa phát huy được phẩm chất năng lực của mình trong từng hoạt động, cũng như vừa vận dụng được kiến thức vào thực tế Mặt khác, đề tài này giúp giáo viên và học sinh có thêm kênh thông tin về mối quan hệ giữa
“Lực – Tốc độ - An toàn giao thông”, qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả
trong công tác giáo dục an toàn giao thông ở các trường học, đồng thời nâng cao nhận thức và ý thức khi tham gia giao thông của học sinh cũng như mong muốn học sinh trực tiếp hoặc gián tiếp trở thành tuyên truyền viên về an toàn giao thông đến gia đình và xã hội Từ đó, góp phần làm giảm thiểu vi phạm an toàn giao thông, cũng như tai nạn giao thông cho học sinh nói riêng và người tham gia giao thông nói chung
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
a Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng: Học sinh khối 6, khối 7 và khối 8 trường THCS Trần Phú
b Phạm vi nghiên cứu:
- Chương trình Khoa học tự nhiên 6 và 7
- Chương trình mở rộng kiến thức về mối quan hệ giữa “ lực, tốc độ của chuyển động và an toàn giao thông”.
4 Phương pháp nghiên cứu.
a Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết
- Tìm hiểu chuẩn mục tiêu kiến thức của bài học
- Tìm hiểu khả năng thực tế của học sinh để giúp học sinh phát huy được năng lực của từng học sinh
b Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Trao đổi với đồng nghiệp, tham khảo tài liệu dạy học theo chủ đề
- Nghiên cứu kĩ kiến thức chủ đề “Lực” của môn KHTN 6, chủ đề “Tốc độ”
của môn KHTN 7 và các tài liệu có liên quan đến “Lực - Tốc độ - An toàn giao thông”.
- Đúc rút kinh nghiệm của bản thân trong quá trình dạy học
- Tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của một số đồng nghiệp
c Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Dựa vào kết quả cụ thể của học sinh vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống
- Dựa trên thái độ tích cực và hài lòng của học sinh với bộ môn
PHẦN II: NỘI DUNG
1 Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.
- An toàn giao thông là tuân thủ theo các quy định của luật giao thông, là sự bình an khi tham gia giao thông
- Tai nạn giao thông là sự việc bất ngờ, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người
Trang 4- Theo Ủy ban giao thông quốc gia “Văn hóa giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông Xây dựng văn hóa giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”
Để người tham gia giao thông tuân thủ theo các quy định của luật giao thông, ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông thì ngay thừ khi còn nhỏ (đang là học sinh) phải được giáo dục đến nơi đến chốn tùy thuộc vào mức độ nhận thức của lứa tuổi, học sinh phải biết áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống và đây cũng là một trong những kết quả mà chương trình GDPT 2018 hướng tới, vì Nghị quyết 29/NQ-TW quy định mục tiêu đổi
mới là: “Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển hóa nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện về cả phẩm chất và năng lực, hài hòa đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh”
Qua 3 năm giảng dạy môn KHTN (chương trình GDPT 2018 đối với cấp THCS) tôi nhận thấy học sinh thích thú với việc học vì trong mỗi bài học đều có phần liên hệ kiến thức với cuộc sống, đặc biệt là vấn đề “An toàn giao thông”, nhưng điều cốt lõi là giáo viên phải khơi dậy được sự yêu thích đó của học sinh Nhưng làm thế nào để học sinh hứng thú hơn với bài học, thì đây là một vấn đề không phải giáo viên nào cũng có thể làm tốt được Băn khoăn với vấn đề này, trong suốt thời gian qua tôi đã tìm hiểu và nhận thấy rằng: nếu trong mỗi tiết học giáo viên biết lồng ghép kết hợp giữa việc dạy kiến thức mới với việc vận dụng kiến thức vào thực tế phù hợp với năng lực của từng đối tượng học sinh, thì việc dạy học sẽ trở nên rất nhẹ nhàng và thú vị Dưới đây là những kinh nghiệm mà tôi muốn chia sẻ với tất cả giáo viên đặc biệt là những giáo viên đang tham gia giảng dạy môn KHTN để có thể giúp học sinh của mình học tập một cách tốt nhất, góp phần thành công vào công cuộc cải cách giáo dục mà Bộ giáo dục đang triển khai
2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Theo thống kê của Bộ Công an, năm 2023 tỉ lệ trẻ em thương vong là 7,8% tổng số nạn nhân tai nạn giao thông, với khoảng 2.100 trẻ em thương vong (khoảng 900 trẻ em ra đi vĩnh viễn)
Theo thống kê của ban ATGT tỉnh Thanh Hoá, trong năm 2023 trên đại bàn tỉnh xảy ra 625 vụ tại nạn giao thông, hậu quả làm 243 người chết và 630 người
Trang 5bị thương, trong dịp tết nguyên đán Giáp Thìn (2024) trên địa bàn tỉnh xảy ra 24 vụ tai nạn giao thông, hậu quả làm 8 người chết và 32 người bị thương
"Những hậu quả của tai nạn giao thông vẫn là sự mất mát không gì bù đắp
được đối với nhiều cá nhân, gia đình và cả cộng đồng".
Tại địa bàn huyện Nông Cống nói chung và Thị Trấn nói riêng, trong năm vừa qua tai nạn giao thông vẫn xảy ra nhưng bước đầu đã có sự giảm về số lượng
Các nguyên nhân có thể gây ra tai nạn giao thông như: mật độ giao thông quá dày mà cơ sở hạ tầng không đáp ứng kịp; một bộ phân thanh thiếu niên khi tham gia giao thông thì lạng lách, đánh võng, vượt ẩu, không tuân thủ luật lệ giao thông; học sinh khi tham gia giao thông thì đi theo nhóm, tràn hết ra lòng đường, …; do phơi lúa, rơm, … ngoài đường làm cho các phương tiện bị trượt ngã gây tai nạn khi tham gia giao thông; … nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là
do người điều khiển giao thông không làm chủ được tốc độ, không đảm bảo khoảng cách giữa các phương tiện khi tham gia giao thông nên khi có sự cố giao thông xảy ra thì không xử lý được và xảy ra tai nạn
Dưới đây là một vài trường hợp tai nạn giao thông do không làm chủ được tốc
độ, không đảm bảo khoảng cách, … xảy ra đối với học sinh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Nông Cống nói riêng trong thời gian vừa qua:
3.1 Những kiến thức cơ bản về luật giao thông đường bộ.
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường
- Người tham gia giao thông phải nắm được hệ thống báo hiệu đường bộ như: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông;
- Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo đúng quy định
- Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy; người điều khiển, người ngồi trên xe đạp; người đi bộ; phải thực hiện đúng quy định
3.2 Thực trạng về ý thức của người dân khi tham gia giao thông nói chung
và học sinh khi tham gia giao thông nói riêng.
- Đối với người dân nói chung thì việc tham gia giao thông có nhiều vấn đề cần suy nghĩ Bên cạnh những người tham gia giao thông có ý thức tốt, có văn hoá, thực hiện nghiêm chỉnh luật giao thông thì còn có một bộ phận không nhỏ những người dân, người tham gia giao thông có ý thức kém, thậm chí đáng báo động như: không có giấy phép lái xe máy, phóng nhanh, vượt ẩu, đi vào đường ngược chiều, và khi chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm
ơn thì người ta quay ra cãi lộn, đánh nhau, Ngoài ra còn tồn tại rất nhiều hành
vi gây cản trở giao thông như: mang vật liệu cồng kềnh quá giới hạn cho phép;
đi bộ sai đường không đúng vạch quy định; tụ tập đông người dưới lòng đường, trên vỉa hè, trước cổng trường học,…; phơi lúa, rơm, dưới lòng đường; …
- Nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm an toàn giao thông của học sinh là phần lớn do các em chưa nhận thức đầy đủ về Luật giao thông đường bộ, không chấp hành đúng luật đã quy định Các bài học về an toàn giao thông ở trường chưa nhiều, chưa có sự đồng bộ giữa các bộ môn; các em chưa chú trọng đến việc tìm hiểu và thực hiện nghiêm túc luật giao thông đường bộ; nhiều môn học
Trang 6chưa lồng ghép các nội dung giáo dục về an toàn toàn giao thông cho học sinh; các nguyên tắc cơ bản khi tham gia giao thông chưa được học sinh chú ý, học sinh chưa liên hệ được kiến thức của môn học với thực tế, học sinh chưa ý thức được việc tham gia giao thông an toàn là bảo vệ bản thân mình và bảo vệ cho người khác, một bộ phận không nhỏ học sinh thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm khi tham gia giao thông
3.3 Những kiến thức cơ bản của chủ đề “Lực” – KHTN 6 và chủ đề “Tốc độ” – KHTN 7 liên quan đến an toàn giao thông.
- Những kiến thức của chủ đề “Lực” môn Khoa học tự nhiên 6 liên quan đến
an toàn giao thông như:
+ Lực làm vật đang đứng thành chuyển động
+ Lực làm vật đang chuyển động thì dừng lại
+ Lực làm thay đổi hướng chuyển động của vật
+ Lực làm vật biến dạng
+ Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật, cản trở chuyển động của chúng
+ Lực ma sát có thể cản trở chuyển động và có thể giúp thúc đẩy chuyển động
+ Ma sát có nhiều ảnh hưởng trong giao thông đường bộ
- Những kiến thức của chủ đề “Tốc độ” môn KTHN 7 liên quan đến an toàn giao thông như:
+ Tốc độ cho ta biết một vật chuyển động nhanh hay chậm
+ Tốc độ được tính bằng thương số giữa quãng đường vật đi và thời gian đi quãng đường đó (Công thức tính tốc độ chuyển động của vật: v s
t
)
+ Thiết bị “bắn tốc độ” thường được dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ
+ Để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông, người lái xe phải điều khiển tốc độ của xe không vượt quá tốc độ tối đa cho phép và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe
3.4 Nâng cao ý thức tham gia giao thông cho học sinh qua một số kiến thức của các bài trong chủ đề “Lực” trong môn KHTN 6.
3.4.1 Một số nội dung kiến thức của bài “Lực và tác dụng của lực”.
I Mục tiêu
1 Kiến thức: Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc kéo; tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, hướng chuyển động, biến dạng vật
2 Năng lực:
2.1 Năng lực chung:
Năng lực tự chủ và tự học: tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về sự đẩy, kéo và kết quả tác dụng của lực
2.2 Năng lực khoa học tự nhiên
Lấy được ví dụ chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo và tác dụng của lực có thể làm thay đổi tốc độ, hoặc có thể làm thay đổi hướng chuyển động, hoặc có
thể làm biến dạng vật, hoặc có thể xảy ra cả 3 trường hợp trên (Giáo viên hướng
Trang 7dẫn học sinh lấy ví dụ về va chạm trong giao thông, để học sinh biết được những tác hại khi xảy ra tai nạn giao thông)
3 Phẩm chất:
Thông qua tiết học, học sinh sẽ chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân nhằm tìm hiểu về lực, kết quả tác dụng của lực, đặc biệt là biết vận dụng kiến thức vào thực tế liên quan đến an toàn giao thông
II Thiết bị dạy học và học liệu.
- Bảng phụ tương ứng với số nhóm
- Phiếu trò chơi “Nếu…thì…” và phiếu học tập Bài 26
- Đoạn video về tác dụng của lực khiến vật vừa bị biến dạng, vừa bị thay đổi tốc độ hoặc hướng chuyển động liên quan đến an toàn giao thông
III Tiến trình dạy học
1 Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là nhận biết tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh tìm hiểu về lực và kết quả tác dụng của lực
b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân thông qua trò chơi “Nếu… thì…”
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu trò chơi
d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu trò chơi và yêu cầu học sinh thực hiện theo yêu cầu
- Nhóm A: Viết câu bắt đầu bằng cụm từ: “Nếu em tác dụng …”
- Nhóm B: Viết câu hệ quả bắt đầu bằng cụm từ: “…thì …”
- Sau đó hai nhóm trao đổi phiếu cho nhau, yêu cầu hoàn thiện nốt phần còn thiếu thành câu hoàn chỉnh
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới.
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về lực và các kết quả tác dụng của lực.
a) Mục tiêu:
- Lấy được ví dụ về lực và kết quả tác dụng của lực
- Nêu phương và chiều của một số lực đơn giản
b) Nội dung:
- Nhận biết được các loại lực thường gặp có thể quy về hai tác dụng chính là sự kéo hoặc sự đẩy
- Phân biệt kết quả tác dụng của lực làm vật thay đổi tốc độ, hay hướng chuyển động, hay biến dạng, hay nhiều kết quả
- Học sinh làm việc nhóm: tìm hiểu nội dung trong SGK bài 26 phần I và trả lời các câu hỏi sau:
+ Phiếu “Nếu…thì…” nhắc đến sự đẩy hay sự kéo? Kết quả tác dụng của lực đó là gì?
+ Nêu phương và chiều của lực được nhắc đến
+ Hãy lấy thêm 3 ví dụ mà kết quả tác dụng của lực nhiều hơn 1 tác dụng c) Sản phẩm: Đáp án của HS có thể là:
- Cầu thủ đá bóng vào gôn, tác dụng lực đẩy làm quả bóng vừa thay đổi tốc
độ và vừa thay đổi hướng chuyển động
- Quả bóng tennis khi chạm vào mặt vợt bị mặt vợt tác dụng lực đẩy khiến quả bóng bị biến dạng và bị thay đổi tốc độ, thay đổi cả hướng chuyển động
Trang 8d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm học sinh
- GV yêu cầu học sinh chia các hành động “Nếu…thì…” đã hoàn chỉnh ở phần trước vào 2 cột sự kéo và sự đẩy; thảo luận nhóm để chỉ rõ kết quả tác dụng của lực là thay đổi tốc độ hay thay đổi hướng chuyển động hay biến dạng, hay nhiều kết quả; phương và chiều của các lực đó
GV gọi ngẫu nhiên HS đại diện cho hai nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung (nếu có)
- HS theo dõi đoạn phim quay chậm quả bóng tennis khi chạm vào mặt vợt
GV nhận xét và chốt nội dung về khái niệm lực và kết quả tác dụng của lực, phương và chiều của lực
Hoạt động 2.2 Liên hệ kiến thức với an toàn giao thông.
a) Mục tiêu: Lấy được ví dụ về lực và kết quả tác dụng của lực có liên quan đến an toàn giao thông
b) Nội dung:
- Nhận biết được khi xảy ra tại nạn giao thông thì có thể để lại hậu quả rất lớn như: gây thương tích cho người, làm hư hỏng phương tiện và có thể gây chết người
- Học sinh làm việc nhóm để lấy ví dụ và phân tích ví dụ về lực và kết quả của lực liên quan đến an toàn giao thông
c) Sản phẩm: Học sinh tìm kiếm tài liệu, thông tin và thảo luận nhóm
d) Tổ chức thực hiện:
- GV giao nhiệm vụ học tập theo nhóm
- Sau khi hết thời gian thì giáo viên gọi đại diện mỗi nhóm một học sinh đứng dậy trình bày ví dụ của nhóm
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số hình ảnh về tai nạn giao thông:
e) Bài học được rút ra:
Khi tham gia giao thông, nếu xảy ra va chạm thì rất nguy hiểm Vì vậy cần nghiêm túc chấp hành tốt luật an toàn giao thông để hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại về người và kinh tế khi xảy ra tai nạn giao thông.
f) Bài tập về nhà
- Làm việc cá nhân: Học sinh hãy tìm hiểu thêm về “Lực và an toàn giao thông” trong cuộc sống.
3.4.2 Một số nội dung kiến thức của bài “Lực ma sát”.
I Mục tiêu
1 Kiến thức
- Nêu được lực ma sát là lực tiếp xúc, xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật
- Nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học
- Hiểu và nêu được khái niệm về lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ
- Nêu được đặc điểm của mỗi loại lực ma sát này
- Hiểu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy sự chuyển động của lực ma sát
- Phân tích một số hiện tượng về lực ma sát có hại, có lợi trong đời sống và kĩ thuật, trong an toàn gia thông đường bộ
Trang 9- Nêu được cách giảm tác hại của lực ma sát trong trường hợp lực ma sát có hại và vận dụng lợi ích của lực này trong trường hợp có lợi
2 Năng lực:
2.1 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: biết vận dụng kiến thức thực tế về lực ma sát
- Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về các loại lực ma sát
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: thảo luận nhóm để tiến hành thí nghiệm phát hiện ra ma sát nghỉ
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: thực hiện thí nghiệm phát hiện ra
ma sát nghỉ
2.2 Năng lực khoa học tự nhiên
- Lấy được ví dụ về sự xuất hiện lực ma sát
- Lắp ráp được thí nghiệm qua kênh hình
- Tiến hành thí nghiệm phát hiện ra ma sát nghỉ
- Nhận biết được các loại lực ma sát
- Rút ra được nhận xét về tác dụng của lực ma sát trong giao thông đường bộ
3 Phẩm chất: Thông qua thực hiện bài học sẽ tạo điều kiện để học sinh:
+ Chăm học, chịu khó tìm tòi tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân + Có trách nhiệm trong hoạt động nhóm, chủ động nhận và thực hiện nhiệm vụ thí nghiệm, thảo luận về dụng cụ, tiến hành phát hiện ra ma sát nghỉ
+ Trung thực, cẩn thận trong thực hành, ghi chép kết quả thí nghiệm phát hiện
ra ma sát nghỉ
+ Biết được mối liên hệ giữa lực ma sát và an toàn giao thông để vận dụng vào thực tế, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông cũng như hậu quả xảy ra đối với tai nạn giao thông
II Thiết bị dạy học và học liệu
- Kiến thức liên quan đến các loại lực ma sát trong thực tế
- Hình ảnh về sự xuất hiện các loại lực ma sát trong thực tế đời sống và kỹ thuật
- Phiếu học tập Bài 28: LỰC MA SÁT (đính kèm)
- Đoạn video và hình ảnh mô tả những trường hợp xảy ra giữa lực ma sát và
an toàn giao thông
III Tiến trình dạy học
1 Hoạt động 1: Xác định vấn đề học tập là:
+ Hiểu được khái niệm lực ma sát trượt, lực ma sát nghỉ, lực ma sát và bề mặt tiếp xúc
+ Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật
+ Thực hiện được thí nghiệm phát hiện ra ma sát nghỉ
a) Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện thí nghiệm phát hiện ra ma sát nghỉ b) Nội dung: Học sinh thực hiện nhiệm vụ cá nhân trên phiếu học tập để kiểm
tra kiến thức của học sinh về lực ma sát
c) Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh trên phiếu học tập có thể:
+ Lực ma sát xuất hiện khi phanh xe đạp
+ Lực ma sát xuất hiện khi bánh xe chuyển động trên mặt đường…
Trang 10d) Tổ chức thực hiện:
- GV phát phiếu học tập và yêu cầu học sinh thực hiện cá nhân
- GV gọi ngẫu nhiên học sinh trình bày đáp án, mỗi HS trình bày 1 nội dung trong, những HS trình bày sau không trùng nội dung với HS trình bày trước GV liệt kê đáp án của HS trên bảng, sau đó nhạn xét và kết luận
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Khái niệm lực ma sát
a) Mục tiêu: Nêu được lực ma sát là lực tiếp xúc, xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; nhận biết lực ma sát là một loại lực cơ học
b) Nội dung: Học sinh hoạt động nhóm: tìm hiểu nội dung trong SGK bài 28 và trả lời các câu hỏi sau:
- H1 Khối gỗ trong hình 28.1 SGK chuyển động chậm dần rồi dừng lại chứng tỏ điều gì?
- H2 Lực đó gọi là lực gì?
- H3 Tác dụng của lực ma sát lên khối gỗ trong trong hợp này?
- H4 Lực ma sát là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
- H5 Xác định phương và chiều của lực ma sát tác dụng lên miếng gỗ trong hình 28.1 SGK?
c) Sản phẩm: Đáp án của HS có thể:
- H1 Khối gỗ trong hình 28.1 SGK chuyển động chậm dần rồi dừng lại chứng tỏ có một lực tác dụng lên khối gỗ
- H2 Lực đó gọi là lực ma sát
- H3 Lực ma sát trong trường hợp này có tác dụng cản trở chuyển động của khối gỗ
- H4 Lực ma sát là lực tiếp xúc
- H5 Lực ma sát tác dụng lên miếng gỗ trong hình 28.1 SGK có phương cùng
với phương chuyển động của vật, có chiều ngược với chiều chuyển động của
vật
d) Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi H1, H2, H3, H4, H5
- HS hoạt động nhóm, ghi chép hoạt động ra giấy
- GV gọi ngẫu nhiên một HS trình bày, các HS khác bổ sung (nếu có)
- GV nhận xét và kết luận nội dung về lực ma sát và sự xuất hiện lực ma sát trong thực tế
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về lực ma sát trượt.
a) Mục tiêu: Hiểu và nêu được khái niệm về lực ma sát trượt
b) Nội dung: HS tìm hiểu thông tin trong SGK kết hợp hoạt động nhóm để trả lời câu hỏi H6, H7, H8, H9:
+ H6 Lực ma sát trượt xuất hiện ở những bộ phận nào khi đang đi xe đạp mà bóp phanh nhẹ?
+ H7 Lực ma sát trượt xuất hiện khi nào?
+ H8 Tác dụng của lực ma sát trượt lên vật đang chuyển động?
+ H9 Tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kỹ thuật?
c) Sản phẩm: Đáp án của HS có thể: