BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIALÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾNgày: 18/04/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà NộiTổng số sinh viên của nhóm: 11
Trang 1
BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-
BÀI TẬP NHÓM
MÔN : LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
“Trình bày khái quát quy định của CISG về vấn đề miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng trở
ngại Phân tích một án lệ điển hình để minh họa.”
NHÓM 6
KHOA NGÔN NGỮ ANH
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Ngày: 18/04/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Tổng số sinh viên của nhóm: 11 Có mặt: 11 Vắng mặt: 0
Tên bài tập: Trình bày khái quát quy định của CISG về vấn đề miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng trở ngại Phân tích
một án lệ điển hình để minh họa.
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:
viên
Giảng viên
Kết quả điểm bài viết:
- Giáo viên chấm thứ nhất:
- Giáo viên chấm thứ hai:
Kết quả điểm thuyết trình:
- Giáo viên cho thuyết trình:
Điểm kết luận cuối cùng:
Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm
2024
NHÓM TRƯỞNG
Nguyễn Hữu Nam
Trang 3MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT III PHẦN MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 1
1 Những vấn đề lý luận 1
1.1 Khái quát về CISG và vấn đề miễn trách nhiệm 1
1.2 Pháp luật về miễn trách nhiệm do bên thứ 3 có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp trở ngại trong CISG 2
2 Phân tích án lệ 3
2.1 Tóm tắt vụ kiện 3
2.2 Lập trường của các bên 4
2.3 Nhận định của cơ quan tài phán 5
2.4 Đánh giá, bình luận của nhóm 6
PHẦN KẾT LUẬN 12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CISG Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế
Trang 5
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, sự phát triển của lĩnh vực thương mại quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ, kéo theo đó, việc xảy ra các tranh chấp là điều không thể tránh khỏi Một trong những trường hợp phổ biến thường gặp đó là khi một bên trong hợp đồng gặp trở ngại do sai sót của bên thứ ba, lúc này việc giải quyết vấn đề trở nên phức tạp hơn Dựa trên bối cảnh đó, Công ước về Hợp đồng mua bán hàng hóa Quốc tế (CISG) đã đưa ra những quy định cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề này Trong phạm vi bài viết, nhóm sẽ trình bày khái quát những quy định của CISG liên quan đến vấn
đề miễn trách nhiệm do bên thứ ba có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp trở ngại và đưa ra một án lệ cụ thể để phân tích
NỘI DUNG
1 Những vấn đề lý luận
1.1 Khái quát về CISG và vấn đề miễn trách nhiệm
Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng Hóa Quốc tế (CISG), còn được biết đến với tên gọi Công ước Viên năm 1980 Đây là một văn bản pháp lý quốc tế quan trọng, nhằm mục đích thống nhất các quy định
về mua bán hàng hóa quốc tế CISG cung cấp một khung pháp lý chung cho các giao dịch mua bán hàng hóa giữa các bên ở các quốc gia khác nhau, giúp giảm bớt sự không chắc chắn pháp lý và tăng cường sự tin cậy trong thương mại quốc tế
Trong khuôn khổ của bài viết này, nhóm sẽ xét đến vấn đề miễn trách nhiệm hay cụ thể hơn là vấn đề miễn trách nhiệm do hành vi của bên thứ ba.
Đây là một phần quan trọng trong nội dung của CISG
Trên thực tế, hợp đồng trong quan hệ thương mại quốc tế không chỉ được ký kết giữa bên bán và bên mua mà còn có sự tham gia của nhiều bên
Trang 6liên quan được gọi là bên thứ ba Trường hợp bên thứ ba gặp khó khăn, ngay lập tức ảnh hưởng tới việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; bên cạnh đó, khi một bên vi phạm hợp đồng, thường xảy ra tình huống họ viện dẫn lỗi của bên thứ
ba tham gia thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng để hưởng miễn trách nhiệm
Như vậy chế định miễn trách nhiệm - bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng không phải chịu bất cứ chế tài nào đối với hành vi vi phạm nhưng không phải lỗi do mình gây ra - không chỉ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên khi tham gia quan hệ hợp đồng mà còn giúp các bên chủ động hơn trong việc thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm của mình, phòng tránh những rủi ro về thiệt hại có thể xảy đến
1.2 Pháp luật về miễn trách nhiệm do bên thứ 3 có quan hệ với một bên trong hợp đồng gặp trở ngại trong CISG
Trong khuôn khổ của Công ước Viên 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, vấn đề miễn trách nhiệm được quy định tại Điều 79: “Một bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ nào đó của họ nếu chứng minh được rằng việc không thực hiện ấy là do một trở ngại nằm ngoài sự kiểm soát của họ và người ta không thể chờ đợi một cách hợp lý rằng họ phải tính tới trở ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng hoặc là tránh được hay khắc phục các hậu quả của nó”
Tại các điều khoản sau, vấn đề miễn trách do hành vi của bên thứ ba tham gia thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng đã được quy định rõ ở khoản 2 Điều 79: “Nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp: (a) Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và
Trang 7(b) Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ”
Để làm rõ hơn vấn đề miễn trách nhiệm do bên thứ 3, nhóm sẽ đưa ra một án lệ cụ thể từ đó phân tích điều kiện và phạm vi áp dụng của điều luật trên
2 Phân tích án lệ
2.1 Tóm tắt vụ kiện
- Vụ kiện len thô Úc
- Số hồ sơ: CISG/1995/04
- Ngày phán quyết: 10 tháng 3 năm 1995
- Các bên liên quan đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp:
Nguyên đơn (Bên mua): Công ty Cổ phần Thương mại Giang Tô - trụ
sở tại Trung Quốc
Bị đơn (Bên bán): Công ty A - trụ sở tại Úc
Tòa Trọng tài: Ủy ban Trọng tài Thương mại và Kinh tế Quốc tế Trung Quốc (CIETAC)
- Sự kiện pháp lý:
20/3/1993:Bên mua và Bên bán ký Hợp đồng số
93YWZC87/333046AU mua bán mặt hàng len thô của Úc mã T56FNF Trong hợp đồng quy định về chất lượng, giá cả, khối lượng, điều khoản vận chuyển, thời hạn giao hàng cùng các vấn đề khác Sau khi ký kết, các bên thay đổi giá cả, cảng đích và đồng ý thực hiện theo hợp đồng được thay thế
31/05/1993: Bên mua thông qua ngân hàng phát hành thư tín dụng trị
giá 172.000 USD với Bên bán là người thụ hưởng
Trang 8 09/07/1993: Bên bán gửi fax cho Bên mua thông báo rằng hàng đã
được xếp lên tàu nhưng sẽ phải chuyển tải ở Hồng Kông qua tàu Trade Safety V56 và ngày cập bến dự kiến là ngày 10 tháng 08 năm 1993
18/08/1993 : Tàu chuyển tải đến Cảng Trương Gia và Bên mua đến
nhưng thấy không có hàng hóa theo hợp đồng Sau đó, Bên mua phát hiện hàng đã đến cảng vào ngày 20/07 trên một con tàu khác Theo đó, Bên mua bị phạt 16,080 Nhân dân tệ về việc chậm khai báo hải quan và nhận hàng
30/10/1993 và ngày 05/01/1994: Nhận được yêu cầu kiểm tra từ Bên
mua, Cục kiểm tra hàng hoá xuất nhập khẩu Giang Tô đã đưa ra kết quả chứng nhận kiểm tra, trong đó cho thấy hàng hóa có khiếm khuyết
về chất lượng
06/06/1994: Bên mua nộp đơn xin phân xử vì yêu cầu bồi thường thiệt
hại của Bên mua bị Bên bán từ chối
- Vấn đề pháp lý:
Vấn đề pháp lý chính trong trường hợp này là việc giải thích và áp dụng Hợp đồng số 93YWZC87/333046AU giữa bên mua và bên bán, đặc biệt liên quan đến các điều khoản thay đổi, chất lượng hàng hóa, nghĩa vụ giao hàng và bồi thường thiệt hại phát sinh do không tuân thủ các điều kiện về mặt hàng
- Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp:
Công ước Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán Hàng hóa Quốc tế (CISG) Các điều khoản chính của CISG được áp dụng: Điều 35; Điều 79
2.2 Lập trường của các bên
- Về hợp đồng hai bên đã ký kết:
Bị đơn khẳng định rằng bản hợp đồng mà nguyên đơn đã đệ trình không giống với bản hợp đồng mà hai bên đã thực hiện ký kết Do đó, bị đơn cáo buộc nguyên đơn đã tự ý thay đổi hợp đồng
Trang 9Nguyên đơn khẳng định bản hợp đồng mà họ đã đệ trình là bản gốc Dù có thay đổi sau khi ký kết, nhưng bản hợp đồng đã được sửa đổi tương tự bản mà nguyên đơn đã nộp
- Về hai giấy chứng nhận kiểm định chất lượng hàng hoá:
Bị đơn cho rằng quá trình kiểm duyệt không được thực hiện theo đúng quy định nêu trong hợp đồng nên không có giá trị cũng như còn tồn tại nhiều điểm mâu thuẫn
Nguyên đơn nhấn mạnh rằng chứng nhận cấp bởi Cục Kiểm duyệt hàng hoá Trung Quốc là căn cứ yêu cầu bồi thường và bị đơn không có quyền nghi ngờ tính xác thực
- Về việc sai thông tin tên tàu vận chuyển và ngày hàng hoá được giao đến:
Bị đơn từ chối bồi thường cho nguyên đơn và cho rằng theo điều kiện CNF, nghĩa vụ của người bán chỉ là thuê tàu chuyên chở và bốc hàng lên tàu chứ không bao gồm các chi phí khác
Nguyên đơn trích dẫn điều kiện CFR và cáo buộc rằng bị đơn đã không thực hiện trách nghiệm của mình khi cung cấp sai tên tàu, ngày đến và không thông báo thay đổi diễn ra trong quá trình vận chuyển
- Về chất lượng hàng hoá:
Nguyên đơn đưa ra các cáo buộc về chất lượng, sự thất thoát, thành phần
và các tiêu chí khác đã không đáp ứng và yêu cầu bồi thường từ phía bị đơn Tuy nhiên phía bị đơn lần lượt từ chối và đưa ra các phản bác
- Về nghĩa vụ giảm nhẹ của bên mua:
Theo điều 77 của CISG, khi hàng hoá được giao không tuân thủ hợp đồng thì người mua có trách nhiệm phải mua hàng hoá thay thế trên thị trường quốc
tế để giảm thiểu thiệt hại nhưng trên thực tế, nguyên đơn đã không thực hiện nên phải chịu trách nhiệm cho những thiệt hại lớn hơn
Trang 102.3 Nhận định của cơ quan tài phán
Địa điểm kinh doanh của bên mua ở Trung Quốc, địa điểm kinh doanh của bên bán ở Úc Hai bên đã ký CISG, hợp đồng là hợp đồng mua bán không
có quy định về luật áp dụng trong hợp đồng Như vậy, CISG được áp dụng cho trường hợp này
Về hợp đồng của hai bên, không phải bên mua tự ý thay đổi hợp
đồng
Về hiệu lực của chứng thư giám định, Giấy chứng nhận giám định
ngày 30/10/1993 có giá trị, Giấy chứng nhận giám định ngày 5/1/1994 không
có giá trị vì được cấp quá thời hạn
Về việc sai tên tàu và ngày hàng đến, bên bán phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại (phạt khai báo chậm) cho bên mua
Về tranh chấp liên quan đến chất lượng len, do dung lượng bài viết
có hạn, đồng thời vấn đề này nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của điều luật cần xem xét, vì vậy nhóm sẽ chỉ đưa ra những nhận định cuối Bao gồm: Hội đồng Trọng tài không ủng hộ khiếu nại của bên mua; bên bán sẽ phải trả lại 3.204 USD cho bên mua về phần hàng hóa không được giao; bên bán sẽ phải bồi thường cho bên mua tổng cộng 885,91 USD với những về về liên quan đến chất lượng len
Về nghĩa vụ giảm nhẹ của bên mua, không có vấn đề gì về nghĩa vụ
giảm nhẹ thông qua việc mua hàng hóa thay thế, vì vậy khẳng định của bên
bán không được hỗ trợ.
Về khiếu nại của bên mua về tổn thất do chất lượng và thông số kỹ
thuật không phù hợp gây ra, vì bên mua không cung cấp đủ bằng chứng nên
khiếu nại này không được hỗ trợ
Trang 112.4 Đánh giá, bình luận của nhóm
2.4.1 Phân tích cách áp dụng khoản 2 điều 79 trong án lệ
Trong án lệ được nêu, khoản 2 điều 79 được áp dụng để giải quyết vấn
đề sai tên tàu và ngày đến của chuyến hàng, theo đó, CQTP xem xét đến khả năng miễn trách nhiệm bồi thường cho bên bị đơn về khoản tiền phạt khai báo chậm do lỗi của công ty vận chuyển mà bên phía nguyên đơn đã yêu cầu
Để thực hiện điều khoản này một cách chính xác, trước tiên cần xác định
công ty vận chuyển có thuộc nhóm “bên thứ ba được nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng” như đã quy định theo khoản 2 Điều 79 CISG
hay không
Từ văn bản Quan điểm số 07 của Hội đồng cố vấn CISG (CISG Advisory Council Opinion No.7) về Miễn trừ trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 79 CISG, có thể thấy tồn tại ít nhất hai dạng “bên thứ ba” được nhận diện, tuy nhiên, chỉ một trong số đó được điều chỉnh bởi khoản 2 Điều
79 CISG
Nhóm đầu tiên của “bên thứ ba” bao gồm những đối tác mà người mua
có thể cho phép tham gia hỗ trợ hoặc tạo tiền đề cho việc giao hàng đúng quy cách của người bán Nhưng, những đối tác này không được người bán giao1 phó trách nhiệm thực hiện hợp đồng Họ có thể là những cá nhân hoặc pháp nhân độc lập với người bán như các nhà cung cấp nguyên vật liệu hoặc các nhà thầu phụ sản xuất các linh kiện Một ví dụ cụ thể trong trường hợp này là nhà cung cấp da cho các nhà máy sản xuất giày da xuất khẩu Theo Hội đồng
tư vấn CISG, những nhà cung cấp nguyên liệu hoặc nhà thầu phụ này không phải là “bên thứ ba” mà khoản 2 Điều 79 áp dụng, bởi có thể dễ dàng thấy rằng bên bán vẫn có khả năng kiểm soát việc lựa chọn các “bên thứ ba”, đồng thời việc khắc phục hậu quả như thay đổi nhà cung cấp hay các nhà thầu phụ
1 Bình luận số 19 văn bản Quan điểm số 07 của Hội đồng cố vấn CISG (CISG Advisory Council Opinion No.7)
Trang 12không phải là những vấn đề bất khả thi Vậy, đối chiếu với các đặc điểm trên, công ty vận chuyển trong vụ việc rõ ràng không thuộc nhóm “bên thứ ba” theo cách tiếp cận này
Tiếp đến, các “bên thứ ba” thuộc phạm vi của Điều 79 CISG bao gồm
các “bên thứ ba” độc lập, những người được người bán ủy quyền để thực hiện trực tiếp toàn bộ hoặc một phần của hợp đồng với người mua Mặc dù việc2 xác định cụ thể “bên thứ ba nào tham gia thực hiện hợp đồng” không phải lúc nào cũng rõ ràng, nhưng theo quy định, những bên thứ ba này không giống như nhà cung cấp nguyên liệu hoặc các đối tác phụ thuộc vào người bán Họ
là những cá nhân hoặc tổ chức riêng biệt, độc lập về mặt kinh tế và chức năng
so với người bán, không nằm trong cơ cấu tổ chức hay phạm vi kiểm soát của người bán Những bên thứ ba này được coi là thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 79, bởi nếu họ nằm dưới sự quản lý của bên vi phạm, thì hành vi của họ
sẽ được coi là hành vi của chính bên vi phạm Điều này có nghĩa là, nếu “bên thứ ba” được quản lý bởi bên vi phạm, thì quy định về “bên thứ ba” theo Điều
79 CISG sẽ mất đi ý nghĩa của nó Trong vụ việc trên, công ty vận chuyển là một pháp nhân riêng biệt, hoàn toàn độc lập về mặt kinh tế, chức năng so với bên bán (Công ty A) Hơn nữa, giữa bên thứ ba và bên bán có xuất hiện một quan hệ hợp đồng (hợp đồng vận chuyển giữa công ty vận chuyển và bên bán) Hợp đồng đó lại được thiết lập sau khi hợp đồng chính giữa bên bán và bên mua đã được ký Nhận thấy mối liên kết giữa hợp đồng phụ và mục tiêu của hợp đồng chính đã rõ ràng hay nói cách khác, công việc của “bên thứ ba” liên quan trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng chính Từ đây, có thể xác định rằng công ty vận chuyển chính là đối tượng “bên thứ ba được nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng” thuộc phạm vi điều chỉnh của điều luật
2 Bình luận số 19 văn bản Quan điểm số 07 của Hội đồng cố vấn CISG (CISG Advisory Council Opinion No.7)
Trang 13Đối chiếu với nội dung quy định: “Nếu một bên không thực hiện nghĩa
vụ của mình do người thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng không thực hiện điều đó thì bên ấy chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp:
(a) Ðược miễn trách nhiệm chiếu theo quy định của khoản trên, và (b) Nếu người thứ ba cũng sẽ được miễn trách nếu các quy định của khoản trên được áp dụng cho họ”.3
Còn 02 điều kiện cần thỏa mãn để bị đơn được miễn trách nhiệm bồi thường đó là: Thứ nhất - bên vi phạm được miễn trách nhiệm theo điều kiện của khoản 1 Điều 79; và thứ hai là bên thứ ba mà họ nhờ thực hiện toàn phần hay một phần hợp đồng cũng được miễn trách khi áp dụng các điều kiện tại khoản 1 Điều 79 Đây được xem là “điều kiện kép’’, gây ra nhiều khó khăn cho bên không thực hiện hợp đồng trong việc xin miễn trách Cụ thể:
Điều kiện thứ nhất, bên vi phạm được miễn trách nhiệm theo khoản 1
Điều 79 hay, việc bên thứ ba không thực hiện hợp đồng cấu thành một trường hợp bất khả kháng đối với bên vi phạm
Có ba dấu hiệu cần làm rõ để xác định một trường hợp bất khả kháng theo nội dung tại khoản 2 Điều 79:
ngại đó phải diễn ra một cách khách quan, không phụ thuộc vào nguyên nhân chủ quan chịu sự chi phối của bất kỳ bên nào trong hợp đồng Việc không thông báo chính xác cho bên mua tên tàu vận chuyển và ngày đến là lỗi của hãng vận chuyển do bên bán thuê Lỗi này nằm ngoài tầm kiểm soát của bên bán vì họ đã giao nhiệm vụ cho bên thứ ba
ngại đó vào lúc ký kết hợp đồng” Dấu hiệu này xác định rằng tại thời điểm
3 Khoản 2 Điều 79