PHẦN MỞ ĐẦUThực tế, trong quan hệ hợp đồng có rất nhiều sự cố nằm ngoài khả năng kiểmsoát của các bên ký hợp đồng, khiến cho một hoặc các bên không thể thực hiệnđược nghĩa vụ của mình dẫ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
TIỂU LUẬN HỌC PHẦN: LUẬT KINH DOANH
Đề Tài : Các Trường Hợp Miễn Giảm Trách Nhiệm Khi Vi Phạm Hợp Đồng Và Các Trường Hợp Bất Khả Kháng
NHÓM 2
Vũ Thuỳ Dung Dung.VT210316P@sis.hust.edu.vn
Bùi Minh Anh Anh.BM210300p@sis.Hust.Edu.Vn
Ngành Quản trị Kinh doanh
Hà Nội, 12/01/2023
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .4
PHẦN MỞ ĐẦU 5
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1 : CÁC TRƯỜNG MIỄN GIẢM TRÁCH NHIỆM KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG 6
1 Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng 6
1.1 Khái niệm về vi phạm hợp đồng 6
a - Khái niệm vi phạm hợp đồng theo quy định ở Việt Nam … 6
b - Khái niệm vi phạm hợp đồng trên thế giới ….6
1.2 Các trường hợp vi phạm hợp đồng phổ biến 7
1.3 Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng …9
2 Các trường hợp miễn giảm trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng…10 2.1 Sự thay đổi điều kiện không lường trước 10
2.2 Điều khoản miễn trừ trách nhiệm 10
2.3 Sự vi phạm hợp đồng của bên kia 10
2.4 Sự cố bất khả kháng 11
CHƯƠNG 2 : CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG 11
1 Trường hợp bất khả kháng 11
1.1 Trường hợp bất khả kháng được hiểu thế nào? 11
1.2 Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng 11
1.3 Pháp luật Việt Nam về sự kiện bất khả kháng 12
2 Covid-19 có phải là ‘sự kiện bất khả kháng’ trong hợp đồng không? ……… 13
Trang 3KẾT LUẬN 17
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến PGS.TS.Vũ Quang Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Luật kinh doanh, em đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của thầy Bên cạnh sự giúp đỡ trong môn học, ngoài ra thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc và hoàn thiện hơn trong cuộc sống Từ những kiến thức mà thấy truyền tải, em đã dần trả lời được những câu hỏi trong luật kinh doanh thông qua quá trình học tập môn học này Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những hạn chế nhất định Do đó, trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót Bản thân em rất mong nhận được những góp ý đến
từ thầy để bài tiểu luận của em sẽ được hoàn thiện hơn Kính chúc thầy sức khỏe, hạnh phúc thành công trên con đường sự nghiệp giảng dạy
Em xin chân thành cảm ơn thầy ạ!
Trang 5PHẦN MỞ ĐẦU
Thực tế, trong quan hệ hợp đồng có rất nhiều sự cố nằm ngoài khả năng kiểm soát của các bên ký hợp đồng, khiến cho một hoặc các bên không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình dẫn đến việc vi phạm hợp đồng Pháp luật Thương mại cũng đã dự liệu trước trường hợp được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại 2005 Do đó, khi giao kết hợp đồng các bên cần nắm rõ những quy định về các trường hợp được miễn trách nhiệm để thỏa thuận điều khoản miễn trách nhiệm một cách chặt chẽ và phù
hợp với quy định của pháp luật.
Trang 6PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : CÁC TRƯỜNG MIỄN GIẢM TRÁCH NHIỆM KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1 Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
1.1 Khái niệm về vi phạm hợp đồng
- Vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định
a - Khái niệm vi phạm hợp đồng theo quy định ở Việt Nam :
Trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm hợp đồng chưa được giải thích cụ thể, tuy nhiên, nhiều đạo luật như Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng và đầy đủ nghĩa vụ của mình Các đạo luật này cũng
đã quy định tương đối chỉ tiết về các trường hợp vỉ phạm hợp đồng và các chế tài được áp dụng tương ứng với từng trường hợp vi phạm ấy
b - Khái niệm vi phạm hợp đồng trên thế giới :
- Trên thế giới, vi phạm hợp đồng được hiểu tương đối thống nhất, tuy nhiên việc áp dụng các chế tài đối với bên vi phạm hợp đồng lại được thực hiện tương đối khác nhau
- Hệ thống luật án lệ (common law) tại Anh và Hoa Kì, vi phạm hợp đồng là sự
vi phạm các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng Sự vi phạm này có thể thể hiện ở chỗ không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng hoặc gây trở ngại cho việc thực hiện hợp đồng của đối tác Hành vi vi phạm hợp đồng có thể
Trang 7là hành vi không thực hiện hợp đồng hoặc từ chối những thoả thuận trong hợp đồng hoặc cả hai hành vi nói trên Bất kì hành vi vi phạm hợp đồng nào cũng làm phát sinh quyền yêu cầu được bồi thường của bên bị vi phạm ngay cả trong trường hợp bên bị vi phạm hợp đồng không phải gánh chịu bất cứ thiệt hại mang tính chất tài sản nào
- Trong pháp luật của Pháp, vi phạm hợp đồng không chỉ bao gồm hành vi không thực hiện hợp đồng mà còn gồm cả hành vi thực hiện trễ hạn hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng cũng như vi phạm các nghĩa vụ phụ hoặc những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng Khi có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra thì quyền đầu tiên của bên có quyển bị vi phạm là yêu cầu bên vi phạm phải thực hiện hợp đồng (chế tài buộc thực hiện hợp đồng) hoặc có thể chọn lựa giữa chế tài buộc thực hiện hợp đồng và chế tài hủy hợp đồng (chế tài hủy hợp đồng
thường được áp dụng cùng với chế tài bồi thường thiệt hại).
1.2 Các trường hợp vi phạm hợp đồng phổ biến
Vi phạm hợp đồng do chủ thể giao kết hợp đồng
Chủ thể giao kết hợp đồng không thực hiện đúng các nghĩa vụ, trách nhiệm thể hiện trên hợp đồng mà không có lý do chính đáng, hoặc do nhận thấy hợp đồng không khả thi, không có lợi cho mình
Chủ thể giao kết hợp đồng không thực hiện các nghĩa vụ trên hợp đồng
dù đã được hưởng lợi từ quan hệ hợp đồng này
Chủ thể giao kết hợp đồng thực hiện không đúng, hoặc chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ của mình thể hiện trên hợp đồng
Vi phạm hợp đồng khi giao kết, thực hiện hợp đồng
Chủ thể ký kết hợp đồng không đủ năng lực hành vi hoặc không đủ thẩm quyền giao kết
Bản hợp đồng vi phạm về hình thức (ví dụ như hợp đồng được ký kết dưới dạng hợp đồng điện tử, tuy nhiên theo quy định hợp đồng buộc phải được giao kết bằng văn bản)
Đối tượng tiến hành giao kết hợp đồng nằm trong danh sách cấm của pháp luật (ví dụ như những đối tượng mua bán, săn bắt động vật quý hiếm, buôn bán ma túy, thuốc cấm, súng không được sự cho phép của pháp luật)
Trang 8Các đối tượng giao kết hợp đồng bị ép buộc, đe dọa hoặc lừa dối, không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, trung thực và bình đẳng
Hợp đồng thiếu các nội dung cơ bản được quy định bởi Pháp luật về loại hợp đồng ký kết
Trang 91.3 Biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng
- Thông qua thương lượng, hòa giải : Các bên liên quan có thể chủ động gặp
gỡ, bàn luận và thỏa thuận cách giải quyết vi phạm
- Thông qua tòa án, trọng tài : Giải quyết vi phạm hợp đồng thông qua tòa án và
trọng tài thương mại được sử dụng khi các bên không thể tự thỏa thuận được Trọng tài thương mại là phương án chỉ được áp dụng với vi phạm hợp đồng kinh doanh thương mại, và giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợi bản thân trong một thời gian nhất định
- Yêu cầu cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự :
Đây là biện pháp cứng rắn nhất để giải quyết vi phạm hợp đồng, được sử dụng khi một bên có dấu hiệu thực hiện chiếm đoạt tài sản, hay có các hành vi lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm
- Đơn phương hủy bỏ/đình chỉ thực hiện hợp đồng : Trong trường hợp các bên
không thể tự thỏa thuận do bên vi phạm không chấm dứt các hành vi vi phạm hợp đồng, hoặc không có thiện chí sửa đổi để giải quyết hậu quả thì bên còn lại
có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng để hạn chế các hậu quả xấu hơn
2 Các trường hợp miễn giảm trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng
- Miễn trách nhiệm là việc không buộc bên có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm mà đáng lẽ họ phải gánh chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
2.1 - Sự thay đổi điều kiện không lường trước
- Sự thay đổi điều kiện không lường trước (unforeseen change in circumstances)
là một trường hợp khi có sự thay đổi không mong muốn và không thể dự đoán trước được trong các điều kiện hoặc tình huống liên quan đến hợp đồng Thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng hoặc gây ra khó khăn, thiệt hại hoặc chi phí không mong muốn cho các bên
2.2 - Điều khoản miễn trừ trách nhiệm
Sự thay đổi điều kiện không lường trước (unforeseen change in circumstances)
là một trường hợp khi có sự thay đổi không mong muốn và không thể dự đoán trước được trong các điều kiện hoặc tình huống liên quan đến hợp đồng Thay đổi này có thể ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng hoặc gây ra khó khăn, thiệt hại hoặc chi phí không mong muốn cho các bên
Trang 10Trong trường hợp sự thay đổi điều kiện không lường trước, các bên có thể thương lượng và thỏa thuận về việc miễn giảm trách nhiệm hoặc điều chỉnh các điều khoản của hợp đồng Tuy nhiên, việc áp dụng điều khoản miễn trừ trách nhiệm phụ thuộc vào quy định của pháp luật địa phương và phải tuân thủ các nguyên tắc công bằng và hợp lý Dưới đây là một số nguyên tắc quan trọng liên quan đến điều khoản miễn trừ trách nhiệm:
- Sự minh bạch: Điều khoản miễn trừ trách nhiệm nên được viết rõ ràng, dễ hiểu và không gây hiểu lầm cho các bên Nếu một điều khoản miễn trừ trách nhiệm không rõ ràng, mơ hồ hoặc không công bằng, nó có thể bị coi
là vô hiệu
- Sự hợp lý: Điều khoản miễn trừ trách nhiệm không được vi phạm các nguyên tắc cơ bản của pháp luật, như vi phạm quy định về an toàn, gây ra hậu quả nghiêm trọng không thể chấp nhận được hoặc làm hạn chế quyền lợi của một bên một cách không công bằng
- Sự công bằng: Các điều khoản miễn trừ trách nhiệm không được vi phạm nguyên tắc công bằng và trọng tài Điều này có nghĩa là nếu một bên có quyền hưởng lợi từ một điều khoản miễn trừ trách nhiệm, bên kia cũng phải có cơ hội tương đương để bảo vệ quyền và lợi ích của mình
- Quy định pháp luật: Một số quốc gia có quy định hạn chế hoặc cấm sử dụng các điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thiệt hại gây ra cho tính mạng, sức khỏe, hoặc vi phạm quy định cưỡng chế công cộng
2.3 - Hành vi vi phạm hoàn toàn do lỗi của bên kia
Sự vi phạm hợp đồng của bên kia (breach of contract) xảy ra khi một trong hai bên không tuân thủ hoặc không thực hiện đầy đủ các điều khoản và điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng Điều này có thể bao gồm việc không thực hiện các nghĩa vụ, không đáp ứng đúng thời hạn, hoặc cung cấp hàng hoặc dịch vụ không đạt chất lượng được thỏa thuận
Khi có sự vi phạm hợp đồng, bên bị thiệt hại có thể có một số quyền và phương
án để bảo vệ quyền lợi của mình
2.4 - Sự cố bất khả kháng xảy ra
Sự cố bất khả kháng (force majeure) là một khái niệm pháp lý được sử dụng để
mô tả các sự kiện hoặc tình huống không thể kiểm soát hoặc dự đoán trước, và
Trang 11có khả năng ảnh hưởng đến khả năng thực hiện một hợp đồng Những sự cố này thường là các yếu tố tự nhiên hoặc sự kiện bên ngoài đặc biệt mà không thể tránh được hoặc ngăn chặn, và làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên khó khăn hoặc không thể thực hiện
CHƯƠNG 2 : CÁC TRƯỜNG HỢP BẤT KHẢ KHÁNG KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG
1 Trường hợp bất khả kháng khi vi phạm hợp đồng
1.1 Trường hợp bất khả kháng được hiểu thế nào?
- Tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp bất khả kháng hay còn gọi là sự kiện bất khả kháng như sau:
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
1.2 Các trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng
Các hiện tượng thiên nhiên như mưa, lũ, hỏa hoạn, bão, sóng thần, núi lửa phun trào… Việc coi những hiện tượng thiên tai là sự kiện bất khả kháng được áp dụng thống nhất trong thực tiễn áp dụng pháp luật
Các hiện tượng xã hội như: chiến tranh, đảo chính, đình công, cấm vận, thay đổi chính sách của Chính phủ
Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận những sự kiện như: thiếu nhiên liệu, mất điện, lỗi mạng…là sự kiện bất khả kháng để miễn trách nhiệm khi vi phạm
1.3 Pháp luật Việt Nam về sự kiện bất khả kháng
Các yếu tố cấu thành sự kiện bất khả kháng
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật dân sự năm 2015, một sự kiện sẽ được coi là bất khả kháng nếu:
- Thứ nhất, sự kiện xảy ra một cách khách quan : Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định tiêu chí để xác định một sự kiện được xem là xảy ra một cách khách quan Tuy nhiên, có thể suy luận một cách hợp lý rằng, một sự kiện xảy ra một cách khách quan khi sự kiện đó xảy ra không theo ý chí của các bên Hay nói
Trang 12cách khác, sự kiện đó không do các bên tạo ra hoặc phát sinh do lỗi chủ quan của các bên
- Thứ hai, sự kiện xảy ra không thể lường trước được : Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định tiêu chí để xác định một sự kiện được xem là xảy ra không thể lường trước được Diễn giải một cách đơn giản, một sự kiện là xảy ra không thể lường trước được khi sự kiện đó xảy ra nằm ngoài dự đoán của các bên Vấn đề đặt ra là thời điểm hợp lý mà các bên phải lường trước được việc một sự kiện bất khả kháng có thể xảy ra khi Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định về vấn đề này
- Thứ ba, sự kiện xảy ra không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép : Bộ luật dân sự năm 2015 quy định sự kiện bất khả kháng phải là sự kiện không thể khắc phục được mặc dù bên có nghĩa
vụ đã nỗ lực áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép để khắc phục tác động của sự kiện đến việc thực hiện hợp đồng Điều kiện này cũng phù hợp với nguyên tắc thiện chí, trung thực và hướng đến việc đảm bảo thực hiện hợp đồng của các bên
- Thứ tư, sự kiện dẫn đến hậu quả là bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng : Việc không thực hiện được đúng nghĩa vụ hợp đồng căn cứ vào sự kiện bất khả kháng chỉ có thể được chấp nhận nếu sự kiện bất khả kháng
đó trên thực tế là nguyên nhân trực tiếp ngăn cản bên có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ
Ngoài ra, căn cứ quy định về hệ quả pháp lý trong trường hợp xảy ra
sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS 2015,
hệ quả về việc bên bị ảnh hưởng không thực hiện được đúng nghĩa vụ
quy định trong hợp đồng cũng cần được xét đến trong việc xác định
một sự kiện có được coi là bất khả kháng đối với từng trường hợp cụ
thể hay không.
2 Covid-19 có phải là ‘sự kiện bất khả kháng’ trong hợp đồng không?
Đối chiếu quy định tại khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 thì dịch Covid-19 đã có
đủ 3 yếu tố để được xem xét là một sự kiện bất khả kháng
-Xảy ra một cách khách quan
- Các bên không thể lường trước được
- Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
Theo từ điển Wikipedia, “dịch bệnh là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh truyền nhiễm với số lượng lớn những người bị nhiễm trong một cồng đồng hoặc
Trang 13một khu vực trong vòng một thời gian ngắn” Căn cứ định nghĩa trên, để khẳng định bệnh Covid-19 có phải là một dịch bệnh hay không, cần phải xem xét đến các khía cạnh sau:
Về mặt dịch tễ học, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) gây ra có phải là một bệnh truyền nhiễm hay không? Quy mô lây lan, phát tán của bệnh và số lượng người nhiễm bệnh, số người tử vong do bệnh gây ra Yếu tố này để đánh giá về mức độ tác hại của bệnh đối với sức khỏe, tính mạng con người và các mặt đời sống kinh tế - xã hội;
Các tuyên bố của nhà chức trách về dịch bệnh Tuyên bố này thường đòi hỏi dựa trên cơ sở về số lượng hay tỷ lệ mới mắc của bệnh Yếu tố này rất quan trọng về pháp lý để xác định thời điểm phát sinh sự kiện bất khả kháng
Việc xem xét các yếu tố trên đây có ý nghĩa pháp lý vô cùng quan trọng Chẳng hạn: cùng là một bệnh nhưng ở địa phương/quốc gia này coi là dịch nhưng ở địa phương/quốc gia khác lại không coi là dịch, thì vấn đề xác định bệnh dịch đó là sự kiện bất khả kháng trong quan hệ hợp đồng sẽ như thế nào? Hoặc một bệnh đã lây lan trên thực tế nhưng chưa có tuyên bố của nhà chức trách về một dịch bệnh thì có thể coi đó là một sự kiện bất khả kháng hay không?
Đối với dịch Covid-19, khi xem xét kỹ hơn các yếu tố pháp lý trên đây, có thể nhận thấy:
Ngày 29/01/2020, tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế Việt Nam đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rut Corona gây ra (có tên gọi là Covid-19) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A Theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 các bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh
Ngày 01/02/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 173/QĐ-TTg
về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut Corona gây ra là dịch truyền nhiễm tại Việt Nam, thời điểm xẩy ra dịch là từ ngày 23/01/2020
Ngày 11/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2)
là một đại dịch toàn cầu
Ngày 27/3/2020, Thủ tướng Chính phù ban hành Chỉ thị số 15/CT-TTg về quyết liệt thực hiện đợt cao điểm phòng chống dịch Covid-19