1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích tình hình tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam bidv

24 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, Doãn Thị Linh Chi, Nguyễn Đình Yến Nhi, Hoàng Thế Vũ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thúc Hương Giang
Trường học Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Nghiệp vụ Ngân hàng
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 1,66 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘIVIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝHỌC PHẦN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNGBÀI TẬP NHÓMĐề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tưvà Phát triển

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

✯✯✯

HỌC PHẦN: NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG

BÀI TẬP NHÓM

Đề tài: Phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư

và Phát triển Việt Nam BIDVGiảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thúc Hương Giang

Sinh viên thực hiện:

Hà Nội, tháng 06 năm 2022

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

1.1 Lịch sử phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển BIDV 2

1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

2.1.1 Phân tích tình hình tài sản của ngân hàng BIDV 52.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng BIDV 62.1.2.1 Phân tích vốn tự có và các quỹ của ngân hàng 6

1

Trang 3

PHẦN 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ PHÁT TRIỂN BIDV

1.1 Lịch sử phát triển Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển BIDV

_ Tên đầy đủ: Ngân Hàng Thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam

_ Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam_ Tên viết tắt: BIDV

_ Địa chỉ trụ sở chính: Tháp BIDV, 194 Trần Quang Khải, Phường Lý Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, TP

Hà Nội

_ Website:www.bidv.com.vn

_ Ngày 26/4/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (tiền thân của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Pháttriển Việt Nam-BIDV) chính thức được thành lập BIDV tự hào là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhấttrong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam Lịch sử xây dựng và phát triển của Ngân hàng TMCPĐầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đường đầy gian nan thử thách nhưng cũng rất đỗi tự hàogắn với từng thời kỳ lịch sử bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước của dân tộc Việt Nam…_ Lịch sử Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã có 4 lần thay đổi tên gọi phù hợp vớitừng thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước:

+ Giai đoạn 1957 - 1981: Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam

Giai đoạn “Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam” trực thuộc Bộ Tài chính (1957 - 1981) với chứcnăng chính là hoạt động cấp phát vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản theonhiệm vụ của Nhà nước giao, phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và sựnghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc

+ Giai đoạn 1981 – 1990: Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam” gắn với một thời kỳ sôi nổi của đấtnước - chuẩn bị và tiến hành công cuộc đổi mới (1981 - 1990), thực hiện tốt nhiệm vụ trọngtâm là phục vụ nền kinh tế, cùng với cả nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế kinh tếthị trường

+ Giai đoạn 1990 - 2012: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Giai đoạn “Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” gắn với quá trình chuyển đổi của BIDV

từ một ngân hàng chuyên doanh sang hoạt động theo cơ chế của một ngân hàng thương mại,tuân thủ các nguyên tắc thị trường và định hướng mở cửa của nền kinh tế

+ Giai đoạn 2012 - nay: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Giai đoạn chuyển đổi hoạt động theo mô hình Ngân hàng TMCP Đây là một bước phát triểnmạnh mẽ của BIDV trong tiến trình hội nhập Đó là sự thay đổi căn bản và thực chất về cơ chế,

sở hữu và phương thức hoạt động khi BIDV cổ phần hóa thành công, trở thành ngân hàngthương mại cổ phần hoạt động đầy đủ theo nguyên tắc thị trường với định hướng hội nhập vàcạnh tranh quốc tế mạnh mẽ

_ Ngày 24-01-2014, BIDV giao dịch chính thức cổ phiếu với mã chứng khoán BID trên sàn chứngkhoán Với số lượng cổ phiếu là 2.811.202.644 cổ phiếu (Hai tỷ, tám trăm mười một triệu, hai trăm lẻhai ngàn, sáu trăm bốn mươi bốn cổ phiếu) Tổng giá trị cổ phiếu niêm yết theo mệnh giá:

28.112.026.440.000 đồng (Hai mươi tám ngàn một trăm mười hai tỷ, không trăm hai mươi sáu triệu,bốn trăm bốn mươi ngàn đồng)

2

Trang 4

_ Ngày 25-05-2015, sáp nhập thành công Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long(MHB) vào hệ thống BIDV.

_ Ngày 11-01-2019, KEB Hana Bank trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của BIDV

_ Ngày 11-01-2021, Ban hành “Chiến lược phát triển kinh doanh của BIDV đến năm 2025, tầm nhìn2030”

_ Trải qua 65 năm hình thành và phát triển, Thương hiệu BIDV là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổchức kinh tế, các doanh nghiệp và cá nhân trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính ngânhàng, được tôn vinh và trao tặng nhiều giải thưởng, danh hiệu trong và ngoài nước Trong nhiều nămliên tiếp BIDV nằm trong Top 2.000 Công ty lớn nhất thế giới (Forbes); Top 300 Thương hiệu ngânhàng giá trị nhất thế giới (Brand Finance), Top 10 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (Vietnam Report),lần thứ 6 được vinh danh là Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam (The Asian Banker); Ngân hàng SMEtốt nhất Việt Nam 4 năm liên tiếp (The Asian Banking & Finance) và nhiều giải thưởng uy tín khác

1.2 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh

* Ngành nghề kinh doanh chính:

_ Cấp tín dụng: Cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, phát hành thẻ tín dụng, …

_ Huy động vốn: Tiền gửi tiết kiệm, trái phiếu, kỳ phiếu

_ Dịch vụ tài trợ thương mại

_ Dịch vụ thanh toán: Thanh toán trong nước, quốc tế

_ Dịch vụ tài khoản

_ Dịch vụ thẻ ngân hàng

_ Dịch vụ khác (Theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh)

* Địa bàn kinh doanh:

_ BIDV đã phát triển mạng lưới rộng khắp, phủ kín 63 Tỉnh/Thành phố trên cả nước với tổng số điểmmạng lưới đến 31/12/2021 gồm:

+ 1 trụ sở chính

+ 189 chi nhánh trong nước

+ 1 chi nhánh ở nước ngoài (tại Myanmar)

+ 895 phòng giao dịch

+ 3 đơn vị trực thuộc: Viện đào tạo và nghiên cứu; Trung tâm công nghệ thông tin và Trung tâmdịch vụ kho quỹ phía Nam

+ 4 văn phòng đại diện ở nước ngoài: Campuchia, Lào, Đài Loan và Liên bang Nga

+ 15 công ty con, liên kết

_ Mạng lưới hoạt động trong nước phân bố rộng khắp các tỉnh/thành phố giúp BIDV tiếp cận một sốlượng lớn khách hàng trên toàn quốc và các khu lân cận, cung cấp dịch vụ đa dạng cho nhiều đối tượngkhách hàng từ cá nhân, hộ gia đình đến các loại hình tổ chức, doanh nghiệp

1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển BIDV

3

Trang 5

* Cơ cấu tổ chức:

* Bộ máy quản lý:

4

Trang 6

PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BIDV

2.1 Đánh giá khái quát tình hình tài sản-nguồn vốn

2.1.1 Phân tích tình hình tài sản của ngân hàng BIDV

Trong giai đoạn 2019 - 2021, có thể thấy tổng tài sản của BIDV tăng qua các năm Cụ thể năm 2019tổng tài sản đạt 1.489.957 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt 1.516.685 tỷ đồng và năm 2021 tổng tài sản đạtđến 1.761.695 tỷ đồng, tăng 16,15% so với cùng kỳ năm trước Có thể thấy được sự tăng trưởng ổnđịnh và liên tục của BIDV qua các năm Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến bất lợi, BIDVtiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu với quy mô tổng tài sản lớn nhất trong số các ngân hàng thươngmại cổ phần tại Việt Nam

2 Dự phòng rủi ro chứng khoán kinh doanh (34.189) (14.725) (14.252)

V Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản

1 Cho vay khách hàng 1.116.997.985 1.214.295.916 1.354.632.643

2 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng (14.632.136) (19.055.948) (29.103.718)

1 Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 121.819.089 112.192.338 111.675.314

2 Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 23.262.431 13.501.317 65.711.393

3 Dự phòng rủi ro chứng khoản đầu tư (6.797.099) (578.693) (297.912)

Trang 7

3 Góp vốn, đầu tư dài hạn khác 214.679 215.470 215.617

4 Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn (102.794) (98.322) (97.652)

2 Các khoản lãi, phí phải thu 12.846.132 12.821.354 10.901.959

3 Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 38.579 37.087 36.588

5 Dự phòng rủi ro cho các tài sản Có nội bảng khác (640.823) (614.430) (568.574)

* Về cơ cấu và biến động tài sản:

_ Về khoản Tiền gửi tại NHNN bao gồm Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàngTrung ương Myanmar, Ngân hàng Quốc gia Campuchia và Ngân hàng Quốc gia Lào Tiền gửi tạiNgân hàng Nhà nước nhằm mục đích thanh toán, thực hiện dự trữ bắt buộc và ký quỹ theo quy định.Năm 2019 ghi nhận khoản Tiền gửi tại NHNN lên đến 135.255 tỷ đồng chiếm 9,08% tổng tài sản; đếncùng kỳ năm 2020 và năm 2021 thì sụt giảm đáng kể chỉ còn 49.432 nghìn tỷ (năm 2020) và 68.851 tỷ(năm 2021), tương đương 3,26% - 3,91% trên tổng tài sản

_ Bên cạnh đó là khoản Tiền gửi và cho vay các TCTD khác, trong đó phần tiền gửi lớn hơn cho vay.BIDV gửi tiền tại các TCTD khác theo 2 phương thức là có kỳ hạn và không có kỳ hạn, có xu hướnggửi tiền có kỳ hạn nhiều hơn Năm 2019 Tiền gửi tại các TCTD khác của BIDV đạt 43.718 tỷ chiếm2,93% trong tổng tài sản, đến năm 2020 con số này tăng lên đạt 62.191 tỷ chiếm 4,10% tổng tài sản.Đến năm 2021 khoản mục tiền gửi này của BIDV tăng thêm 49.851 tỷ với tốc độ tăng là 80,16% đưatổng Tiền gửi tại TCTD khác lên 112.043 tỷ Cùng với sự tăng lên của khoản mục Tiền gửi tại TCTDkhác qua các năm thì chỉ tiêu Cho vay các TCTD khác cũng đồng thời tăng lên Ghi nhận vào năm

2019 BIDV đã cho các TCTD khác vay 10.718 tỷ tăng mạnh vào cùng kỳ năm 2020 lên đến 117,35%đạt 23.295 tỷ và năm 2021 là 24.026 tỷ, trong đó có cả cho vay bằng VND và vay ngoại tệ Ngoài ratrong khoản mục Tiền gửi tại các TCTD khác và Cho vay các TCTD khác còn bao gồm Dự phòng rủi

ro tiền gửi và cho vay

_ Trong cơ cấu tổng tài sản thì khoản mục Cho vay khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất tương đương76% tổng tài sản và chủ yếu đến từ cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước Hoạt động tíndụng luôn là hoạt động cốt lõi trong sự phát triển của BIDV Đến cuối năm 2021, BIDV có khoản Chovay khách hàng đạt 1.354.633 tỷ tăng trưởng 11,6% so với năm 2020 BIDV tiếp tục thực hiện chuyểndịch cơ cấu tín dụng theo hướng tích cực, thông qua việc xây dựng nền khách hàng vững chắc tập

6

Trang 8

trung đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,giảm sự phụ thuộc vào khách hàng doanh nghiệp lớn, đa dạng hoá hơn nữa danh mục tín dụng theongành nghề, chú trọng vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn, hạn chế cho vay những ngành córủi ro cao Trong giai đoạn 2019 - 2021, BIDV tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng Trong

cơ cấu tổng dư nợ tín dụng của BIDV, có 96% thuộc nhóm Nợ đủ tiêu chuẩn vào năm 2019 và tiếp tụctăng lên đến năm 2021 đạt mức 97,9%, tỷ lệ nhóm nợ cần chú ý có xu hướng giảm

_ Chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng tài sản của ngân hàng là khoản Chứng khoán đầu tư Năm 2019,

số tiền BIDV đầu tư vào chứng khoán là 138.284 tỷ chiếm tỷ trọng 9,28%, tỷ trọng này giảm xuốngcòn 8,25% đạt 125.114 tỷ vào năm 2020 rồi lại tăng trở lại đạt 177.088 tỷ chiếm tỷ trọng 10% Trongthuyết minh báo cáo tài chính có thể thấy Chứng khoán Nợ, cụ thể là Chứng khoán Chính phủ là khoảnđầu tư chứng khoán chính của ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất Đây là một khoản đầu tư chắc chắnnhất vô cùng đảm bảo và gần như không có rủi ro Việc đầu tư vào các loại chứng khoán là cách đểBIDV đa dạng hóa danh mục đầu tư, tối ưu hóa các nguồn vốn Việc phát triển danh mục đầu tư đemđến cho ngân hàng nhiều lợi nhuận nhưng vẫn cần phải cẩn trọng

2.1.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của ngân hàng BIDV

Tổng nguồn vốn tăng đồng hành cùng với tổng tài sản của ngân hàng cho thấy sự tăng trưởng và pháttriển của BIDV Khi phân tích tình hình nguồn vốn, sẽ chia làm 2 khoản mục là vốn tự có và vốn huyđộng

2.1.2.1 Phân tích vốn tự có và các quỹ của ngân hàng

Trong giai đoạn 2019 - 2021, có thể thấy vốn tự có của BIDV liên tục tăng lên qua các năm, biểu thị sựtăng trưởng và phát triển của ngân hàng qua khoảng thời gian hoạt động Cụ thể năm 2019 vốn chủ sởhữu của BIDV đạt 77.653 tỷ, qua năm 2020 là 79.646 tỷ đến năm 2021 là 86.329 tỷ, tăng trưởng 8,4%

so với năm 2020 Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn năm 2021 lại ghi nhận

sự giảm sút chỉ còn 4,9% Vốn chủ sở hữu chịu tác động chủ yếu bởi Vốn điều lệ gồm vốn góp củaNhà nước và Vốn góp (cổ đông, thành viên…) chiếm hơn 50% Vốn điều lệ năm 2019 - 2020 không

7

Trang 9

có sự biến động nào dừng ở mức 40.220 tỷ đến 2021 thì tăng lên 50.585 tỷ do BIDV đã tăng vốn từ trả

cổ tức bằng cổ phiếu là 10.365 tỷ Bên cạnh đó khoản mục Thặng dư vốn cổ phần và Vốn khác khôngghi nhận sự biến đổi nào trong giai đoạn 2019 - 2020 Các quỹ của ngân hàng ghi nhận sự tăng lênnhanh chóng qua các năm năm 2019 đạt 5.755 tỷ đến năm 2021 là 9.684 tỷ

_ Căn cứ vào vốn tự có của ngân hàng có thể tính được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) để đánh giá

sự lành mạnh về tài chính của ngân hàng

Từ dữ liệu trên có thể thấy tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) hợp nhất của toàn hệ thống của BIDV đềuđạt trên 8% đảm bảo đáp ứng quy định tại Thông tư số 41/2016-TT-NHNN ngày 30/12/2016 Kếhoạch vốn để đảm bảo duy trì tỷ lệ an toàn vốn của BIDV là BIDV xác định việc tăng vốn là một trongnhững kế hoạch trọng tâm để nâng cao năng lực tài chính, góp phần đáp ứng yêu cầu quản trị rủi rotheo quy định của NHNN và thông lệ BIDV đã đưa ra kế hoạch nhằm tăng vốn điều lệ từ các cấu phầnsau:

+ Phát hành cổ phần để trả cổ tức

+ Chào bán thêm cổ phần bằng hình thức chào bán ra công chứng hoặc chào bán riêng lẻ

2.1.2.2 Phân tích vốn huy động

_ Huy động vốn là nghiệp vụ ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của khách hàng là

tổ chức và cá nhân trên nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi để hình thành nên nguồn vốn huy động đápứng cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng BIDV thực hiện huy động vốn trên các nguyên tắc:Tuân thủ quy định của pháp luật, chính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ; Đảm bảo công khai,minh bạch, bình đẳng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên gửi tiền và BIDV theo quy định củapháp luật trong từng thời kỳ; Thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết với khách hàng, các biện phápđảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và ngân hàng trong huy động vốn; Gắn liền với sử dụng vốnđảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả theo quy định của pháp luật và phù hợp với định hướng củaHĐQT trong từng thời kỳ

_ Cơ cấu vốn huy động của BIDV trong giai đoạn 2019 - 2020:

8

Trang 10

31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu

Tại thời điểm 31/12/2019, tổng nguồn vốn huy động của BIDV đạt 1.374.764 tỷ, tăng 2% vào năm

2020 đạt 1.402.247 tỷ, đến 31/12/2021 ghi nhận sự tăng lên mạnh mẽ lên đến 17,08% đạt 1.641.776 tỷ.Quy mô huy động vốn tiếp tục giữ vị trí đứng đầu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần

_ Tiền gửi của khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động, trung bình đạt

tỷ trọng 84% trong giai đoạn 2019 - 2021 Cụ thể năm 2020 Tiền gửi khách hàng đạt 1.226.674 tỷ,tăng trưởng 10,1% so với năm 2019, chiếm 11% thị phần tiền gửi khách hàng toàn ngành và năm 2021Tiền gửi khách hàng đạt 1.380.398 tỷ, tăng trưởng 12,5% so với năm 2020

31/12/2019 31/12/2020 31/12/2021 Tổng tiền gửi khách hàng

Phân theo kỳ hạn

Phân theo loại tiền

và tăng liên tục qua các năm năm 2020 là 998.834 tỷ đến năm 2021 là 1.107.780 tỷ

9

Trang 11

Về loại tiền gửi, Tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tiền gửi khách hàng của BIDVtrên 90% Tại 31/12/2021, tổng tiền gửi nội tệ là 1.307.147 tỷ đồng, tăng 104.312 tỷ đồng so với thờiđiểm 31/12/2020, tương đương mức tăng trưởng 12,0303%.

_ Bên cạnh đó là khoản Tiền gửi và vay các TCTD khác cũng tăng qua các năm, năm 2019 đạt 76.683

tỷ, năm 2020 là 82.261 tỷ và năm 2021 đạt 98.007 tỷ tăng trưởng 19,14% so với năm 2020 Huy độngtiền gửi của các TCTD khác cũng chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn Kết quả tích cực thể hiện vị thế củaBIDV trên thị trường và sự gắn bó, tin tưởng của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân trong bối cảnhcác ngân hàng cạnh tranh gay gắt trên thị trường

_ Song song với nguồn vốn từ tổ chức, dân cư BIDV cũng tận dụng tốt nguồn vốn từ từ Chính phủ,NHNN để hỗ trợ cân đối và đảm bảo thanh khoản hệ thống thông qua Các khoản nợ Chính phủ vàNNHN

_ Không những vậy BIDV còn huy động vốn bằng cách phát hành giấy tờ có giá BIDV phát hànhchứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác để huy động vốn trongnước và nước ngoài; Năm 2019, BIDV đã triển khai thành công các đợt phát hành trái phiếu tăng vốn

ra công chúng và riêng lẻ cho nhà đầu tư tài chính đủ điều kiện tính vào vốn tự có cấp 2 với khối lượngchào bán thành công hơn 19.000 tỷ đồng Năm 2020, BIDV phát hành thành công hơn 23.700 tỷ tráiphiếu tăng vốn theo đúng kế hoạch với lãi suất phát hành được kiểm soát thấp hơn 0,94%/năm so vớilãi suất bình quân năm 2019, góp phần quan trọng nâng cao năng lực tài chính

2.1.3 Phân tích tình hình sử dụng vốn

Ngân hàng huy động được một lượng vốn nhàn rỗi khổng lồ từ nền kinh tế, sử dụng số vốn đó vàotrong các hoạt động kinh doanh của mình Một phần của số vốn dùng để đáp ứng yêu cầu dự trữ baogồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán, phần còn lại, các ngân hàng sử dụng đểcấp tín dụng cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế và một phần dùng để tiến hành hoạt động đầutư

2.1.3.1 Phân tích tình hình dự trữ

_ Dự trữ bao gồm dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán Dự trữ bắt buộc và dự trữđảm bảo khả năng thanh toán luôn phải đáp ứng đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước trong từngthời kỳ Đó cũng là một trong những công cụ thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

a Dự trữ bắt buộc

_ Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước được xác định theoquy định tại Điều 5, duy trì theo quy định tại Điều 9 và hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theoThông tư 30/2019/TT-NHNN

_ Theo văn bản số 1158/QĐ-NHNN ngày 29/05/2018 áp dụng từ ngày 01/06/2018, đối với trường hợpnhư ngân hàng BIDV, Ngân hàng Nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi VNĐ không

kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng là 3%, tiền gửi VNĐ có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 1%; đối vớitiền gửi ngoại tệ: tiền gửi của tổ chức tín dụng ở nước ngoài là 1%, tiền gửi khác không kỳ hạn và có

kỳ hạn dưới 12 tháng là 8% và tiền gửi khác có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên là 6%

TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC CỦA BIDV GIAI ĐOẠN 2019 - 2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Chênh lệch

2020/2019

Chênh lệch 2021/2020

Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 132.327.499 45.571.911 64.546.235 -65,56% 41,64%_ Bằng VNĐ 119.223.882 41.560.918 41.393.995 -65,14% -0,40%_ Bằng ngoại tệ 13.103.617 4.010.993 23.152.240 -69,39% 477,22%

10

Trang 12

_ Trong giai đoạn 2019-2021, BIDV đã tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước về dự trữ bắtbuộc, duy trì tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo việc điều tiết và kiểm soát nguồn tiền._ Năm 2019, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước của BIDV đạt 132.327 tỷ đồng, trong đó tiền gửi VNĐ

là 119.224 tỷ đồng và tiền gửi ngoại tệ là 13.104 tỷ đồng

_ Năm 2020, tiền gửi tại NHNN giảm mạnh, chỉ còn 45.572 tỷ đồng, giảm xuống 65,56% so với năm

2019 với tiền gửi VNĐ là 41.561 tỷ đồng và tiền gửi ngoại tệ là 4.011 tỷ đồng Nguyên nhân của sựgiảm mạnh dự trữ bắt buộc là do Quyết định số 2497/QĐ-NHNN về mức lãi suất tiền gửi dự trữ bắtbuộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước Mức lãi suất mớiđối với tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VNĐ là 0,8%/năm, lãi suất đối với tiền gửi vượt dự trữ bắt buộcbằng VNĐ là 0%/năm, có hiệu lực từ ngày 01/12/2019 Việc giảm lãi suất dự trữ bắt buộc khiến ngânhàng giảm lượng tiền gửi tại NHNN, chỉ duy trì lượng tiền gửi bằng với dự trữ bắt buộc theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước để tránh lãng phí nguồn lực của chính các ngân hàng

_ Năm 2021, tiền gửi tại NHNN có sự tăng lên với giá trị là 64.546 tỷ đồng, tăng 41,64% so với năm

2020 Sự thay đổi này chủ yếu đến từ việc gia tăng tiền gửi bằng ngoại tệ từ 4.011 tỷ đồng (năm 2020)lên 23.152 tỷ đồng (năm 2021), tăng 477,22% so với năm 2020 Ngược lại, tiền gửi VNĐ lại có sựgiảm nhẹ, từ 41.561 tỷ đồng xuống 41.394 tỷ đồng, giảm 0,4% so với năm 2020

b Dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán

_ Bên cạnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc, BIDV còn phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản – đảm bảo khả năngthanh toán ổn định BIDV cũng như hầu hết các NHTM tại Việt Nam đều không có công tác phântích thanh khoản tốt và chính xác Các chỉ tiêu sử dụng của ngân hàng còn chưa hoàn toàn chínhxác như: hệ số thanh toán bởi chỉ tiêu thanh khoản – cân đối giữa tài sản có thể dùng thanh toánngay với nợ phải thanh toán ngay, không nói lên được ngân hàng có thể thanh toán mọi khoản khi

có nhu cầu chi trả phát sinh không theo dự kiến Bên cạnh đó, việc hạch toán không rõ ràng giữa

nợ dài hạn chưa đến hạn thanh toán và nợ ngắn hạn buộc phải thanh toán ngay của BIDV cũng cònnhiều khúc mắc Điều này khiến các chỉ số thanh khoản của BIDV không phản ánh hết tình hìnhthực tế của ngân hàng

_ Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tỷ lệ dự trữ thanh khoản là ≥ 10% và tỷ lệ khảnăng chi trả trong 30 ngày tiếp theo là ≥ 50% (đối với VNĐ) và ≥ 10% (đối với ngoại tệ) Theo số liệubáo cáo thường niên qua các năm của ngân hàng BIDV, ngân hàng đều đảm bảo khả năng thanh toán,cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn tốt của BIDV vì các tỷ lệ đều tuân thủ quy định củaNgân hàng Nhà nước Cụ thể, năm 2019, tỷ lệ dự trữ thanh khoản là 18,39%; năm 2020 là 11,95%,giảm 6,44% so với năm 2019 và năm 2021 đạt 14,1%, tăng 2,15% so với năm 2020

11

Ngày đăng: 13/06/2024, 10:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w