1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

86 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
Tác giả Nguyễn Quốc Mạnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Vũ Thị Hồi Thu
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Chuyên đề tốt nghiệp
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 19,26 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠNĐề tài “Quản lý hệ thong thoát nước trên dia bàn thành phố Vinh, tinh Nghệ An ” là thành quả của quá trình thực tập và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân cũng như sự giúp đỡ, c

Trang 1

CHUYEN DETHUC TAP TOT NGHIEP

Dé tai:

QUAN LY HE THONG THOAT NUOC TREN DIA BAN THANH PHO

VINH, TINH NGHE AN

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Quốc Mạnh

Lớp : Quản lý Tai nguyên và Moi trường 60

Mã sinh viên : 11183295

Hệ : Chính quy

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.Vi Thị Hoài Thu

Hà Nội, tháng 12 năm 2021

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Quản lý hệ thong thoát nước trên dia bàn thành phố Vinh, tinh

Nghệ An ” là thành quả của quá trình thực tập và nghiên cứu nghiêm túc của bản

thân cũng như sự giúp đỡ, chỉ dẫn và khích lệ của thầy, cô giáo trong Khoa Môitrường, Biến đối khí hậu và Đô thị tại trường Dai học Kinh tế Quốc dân, các

anh chị tại Công ty Cô phần Quản lý và Phát triển hạ tang đô thị thành phó Vinh

dé tôi có thé hoàn thiện được Chuyên đề tốt nghiệp chuyên ngành Quan lý Tàinguyên và Môi trường Qua trang viết này, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thànhsâu sắc tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiệnchuyên đề thực tập này

Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn chân

thành nhất tới PGS TS Vũ Thị Hoài Thu đã trực tiếp hướng dẫn tận tình, trực

tiếp chỉ bảo và cung cấp những định hướng, những tài liệu tham khảo cần thiết

trong suốt quá trình thực hiện đề tài Trong thời gian làm việc với Cô, tôi khôngchỉ tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh than làm việc,

thái độ nghiên cứu nghiêm túc từ cô - đây là nền tảng cho tương lai của tôi

Tiếp theo, tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo trường Dai học Kinh tế Quốc dân

và ban lãnh đạo khoa Môi trường, Biến đổi khí hậu và Đô thị đã tạo điều kiệncho tôi hoàn thành chuyên đề này

Cuối cùng, xin cảm ơn anh chị hướng dẫn tại Công ty Cé phan Quản lý

và Phát triển hạ tầng đô thị thành phố Vinh đã định hướng cũng như cung cấpnhững số liệu và thông tin quan trọng dé bài chuyên đề được hoàn thành

Trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề tốt nghiệp tôi đã có gắng hếtsức mình nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên đềtài không thé tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của các

thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quốc Mạnh

Trang 3

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan nội dung bài chuyên đề tốt nghiệp về “Quản lý hệ thống

thoát nước trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ” là do bản thân thực hiện

trong quá trình thực tập và nghiên cứu của tôi Những kết quả và các số liệu

trong bài đều được thực hiện tại Công ty Cô phần Quan lý và Phát triển hạ tang

đô thị thành phố Vinh và không sao chép từ nguồn nào khác

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về lời cam đoan nay

Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2021

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Quốc Mạnh

Trang 4

MỤC LỤC

LOI CAM 000 2

LOI CAM DOAN cv tt tre 3 \ 00900922 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TẮTT -cc:¿+22xvvtstEExvtrtrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrree 7 DANH MỤC CAC BẢNG - ¿2:22 2S2223122212211227121112712111211E 21.11 9

M.9)5810/99.Y905)n)-0 2ã 10

0.98 Ẻ(9697.10007 11

1 Tính cấp thiết của đề tai ocecceccecceccsccssessessessessessesssssssssssessessessessesseesessesseeseseees 11 2 Mục đích nghién CỨU - - c1 3211151191111 911 11 911 11 11g ng Hàng cư ry 13 3 Đối tượng và phạm vi nghiên Cứu + 2 2+++E++EE+EE+EE+EEerErEerrerrerreee 13 3.1 Đối tượng nghiên cứu - 2c 5£ +22 2E22EE2E12EEEEEEEEEEEEEEEE E1 rree 13 3.2 Phạm vi nghiÊn CỨU 6c 2213118311311 E33 1811911811191 811 11 11x vn re 13 4 Phương pháp nghiÊn CỨU - << 2+1 1*93119 1119111111 S91 HH HH Hiệp 13 4.1 Nguỗn $6 liệu :- 2 2£ ©S£+EE‡2EEEEE2EEEEE22E12711211711211711221 21 1c xe, 13 4.2 Phương 0198900: 13

5 Kết cấu của Chuyên đề - 2-2 +22 2E21121121121171 2171711111 xe, 14 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LY HỆ THONG THOAT NU OC 01“ 15

1.1 Một số khái niệm cơ ban về hệ thống thốt nước và quan lý hệ thống thốt 003320110777 an 15

1.1.1 Khai niệm, phân loại và đặc điểm của hệ thống thốt nước ở đơ thi 15

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại hệ thống thốt nước đơ thỊ 15

1.1.1.2 Đặc điểm ccc 22 t2 2211 ree 16 1.1.2 Khai niém, phan loai quan ly hé thống thốt nước ở đơ thị 20

LD.2.0 tiên 20

1.1.2.2 ca 21

1.2 Cơ sở lý luận về quan ly hệ thống thốt nước đơ thị - 23

1.2.1 Cơ sở kỹ thuật trong quản lý hệ thống thốt nước đơ thị 23

1.2.2 Chủ thé quản lý hệ thống thống thốt nước đơ thị -: +- 23

55600 23

1.2.2.2 Doanh 20 uaậậấắẽắÝ$ 25

Trang 5

1.2.2.3 Cộng đồng và tư nhân - 2 2 2+++E++EE+EE£EEtEEerEzErrxrrerree 27 1.2.3 Công cụ quản lý hệ thong thống thoát nước đô thị - 27

1.2.3.1 Công cụ luật pháp, chính sách - ¿+ +-++xs+sssereessereses 27

1.2.3.2 Công cụ kinh tẾ - ¿5£ ©5£+E£2E2EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrrree 28

1.2.3.3 Công cụ kỹ thuậtt - c5 +22 S2 HT ng ng kg rêp 30 1.2.3.4 Công cụ giáo dục nâng cao nhận thức - -«++s++ss++s+2 31

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên thế giới và ở Việt Nam và bai học cho thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An -2- 2-52 s25 32

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nước đô thị tại một số quốc gia trên

2.1 _ Giới thiệu chung về Thành phố Vinh - 2-2-2 5 s+£+£+x+£z+zzzzzeee 41

QLD Vi tri dia LY eee 41

2.1.2 Đặc điểm tự min ees eeecseeecssseeessseeessnececssecessnscessnscecnnecesnneeesnneeesnseeesees 43 2.1.3 Đặc điểm kinh tế xã hội ¿¿-252c222tt2EEttEEEttrtrrtrtrrrrrrirrrrried 48 2.2 Hién trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và thoát nước tại Thành phố Vinh 52

2.2.1 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật - 2-52 S2E2+EE£EEEEEECEEEEEErrkrrkerred 52 2.2.2 Hệ thống thoát ưỚC 2 2® E+EE+EE+EESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkerkrred 52 2.3 _ Thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước của Thành phố Vinh, tỉnh

2.3.1 Thực trạng công tác về quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước 57

2.3.2 Thực trạng cơ cau tổ chức và năng lực quản lý thoát nước 58 2.3.3 Thực trang cơ chế chính sách quản lý thoát nước -. -s- 61 2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý hệ thống thoát nước của Thành phố Vinh,

tỉnh Nghệ An - HH HH HT gu TH TH TH Hi Hi Hit 65

2.4.1 Thành tựu dat ẨưỢcC - - - G G11 2211111 11112611111 111v 1H vn rệt 66

2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2-22 2© £+E+EE££EEtEEEEEECEEEEEErErrrkerred 67

Trang 6

CHƯƠNG III DE XUẤT MỘT SO GIẢI PHAP TANG CƯỜNG CÔNG TAC QUAN LY HỆ THONG THOÁT NƯỚC TREN DIA BAN THÀNH PHO VINH - TINH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI o ecscsscsscesessesessessessesesstssesecsesatssesseaes 69

3.1 Dé xuất giải pháp quản lý kỹ thuật áp dung cho hệ thống thoát nước Thanh phố Vinh - ¿5+2 2 2E12112212212717121211211211 11211111111 T1 11 T111 1g crrey 69

3.1.1 Đề xuất quản lý việc nâng cấp hệ thống thoát nước chung cho khu vực

trung tâm thành các giai Goan .- c1 SE net 70

3.1.2 Đề xuất giải pháp quản lý việc tách nước mưa, nước thải sinh hoạt và giải

pháp xử lý nước thải sinh hoạt trước khi đưa vào hệ thống xả thải 72

3.1.3 Đề xuất giải pháp quản lý kỹ thuật theo hướng thoát nước bền vững 72 3.2 Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý thoát nước của Thành phố Vinh - ¿2 2 E+SE+SE£EE£EE£EEEEE2E121121121122121171711171 2111.111 c0 73

3.2.1 Dé xuất giải pháp đổi mới cơ chế và mô hình tổ chức quản lý hệ thống thoát nước của Thành phố Vinh 2 22 £+EE+E++EE+EE£EE+EE£EzEzEzrerrxee 73 3.2.2 Đề xuất giải pháp quản lý thoát nước của thành phố theo hướng xã hội hóa các dịch vụ thoát nước có sự tham gia của cộng đồng ¬— 76 3.3 Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách về hệ thống thoát nước thành phố Vinh - ¿2 s+S<+Ek+EESEEEEEEEEE21121121121121121121111 1111111111111 0111111 re 78

3.3.1 Dé xuất bố sung, sửa đổi một số cơ chế chính sách trong công tác quản lý

3.3.2 Đề xuất thu phí thoát nước và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải 79 KET LUẬN - 6-5 SE k EEEEEXEE11111E7151111 11111111 111111111 1111111111111 C111 83 TÀI LIEU THAM KHẢO ¿- -kSk*SEkEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETkErkrrkrkerg 85

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TATViết tắt Cụm từ viết tắt

BVMT Bảo vệ môi trường

BTNMT Bộ tài nguyên môi trường

BXD Bộ xây dựng

CT/TW Chi thi trung ương

CNH-HDH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNV Công nhân viên

DTSS Hệ thông thoát nước Deep Tunnel

KCN-ĐT Khu công nghiệp đô thị

KS Kỹ sư

NĐ-CP Nghị định — chính phủ

NQ Nghị quyết

NTBV Nước thải bệnh viện

NTCN Nước thai công nghiệp

NTSH Nước thải sinh hoạt

QL18A Quốc lộ 18A

QCXDVN Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

QCVN Quy chuân Việt Nam

Trang 8

TTg Thu tướng

TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam

TXLSH Trạm xử lý nước thải sinh hoạt

TXLCN Trạm xử lý nước thải công nghiệp

UBND Ủy ban nhân dân

VND Việt Nam đồng

Trang 9

DANH MỤC CÁC BÁNG

Bang 2.1: Diện tích các phường, xã năm 2021 25 5+ +22 **+£+sceereeesseres 42

Bảng 2.2: Lượng mưa trung bình hàng tháng ở thành phố Vinh 45

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Bản đồ hành chính thành phố Vinh 2 ¿+ ££E£2£++£xz+zx+zzzze 41

Hình 2.2: Bản đồ ngập khu vực lụt mùa lũ năm 1978 - 2-5: 46

Hình 2.3: Sơ đồ tô chức của Công ty cô phần Quản lý và phát triển hạ tầng đô thi

Trang 11

PHAN MỞ DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang đây mạnh một cách tích cực quá trình CNH-HĐH đất

nước, với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng và cải thiện

thu nhập cho người lao động Quá trình CNH-HDH nước ta đang gây áp lực to

lớn lên môi trường Trong sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa khôngngừng gia tăng Dé đảm bảo môi trường không bị suy thoái và phát triển bền

vững, cần quan tâm giải quyết một cách hợp lý nhất các vẫn đề về thoát nước,

xử lý nước thải và vệ sinh môi trường.

Một trong những giải pháp hữu ích nhằm bảo vệ môi trường sống, bảo vệ

nguồn nước, tránh bị ô nhiễm bởi chất thải do hoạt động sống và công việc của

con người là quản lý hệ thống xả nước thải và xử lý nước thải Việc xử lý nước

thải trước khi xả ra nguồn tiếp nhận thực hiện theo quy chuẩn bảo vệ môi trường

Thành phố Vinh hiện nay là đô thị loại I duy nhất của tỉnh Nghệ An, cũng

là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh, được nhà nước quy hoạch là trung tâmkinh tế, văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ Thành phố Vinh có địa hình được tạobởi hai nguồn phù sa là lớp phù sa Lam và lớp phù sa Biển Đông Sau này sôngLam đổi dòng chảy về phía sông Rú Rum, vùng đất này vẫn còn nhiều chỗ trũng

được bồi đắp dần theo các lớp phù sa Địa hình bằng phẳng, cao ráo nhưng

không đơn điệu, được bao bọc bởi núi Dũng Quyết hùng vĩ và dòng sông Lam

thơ mộng tạo nên cảnh quan thiên nhiên đô thị hài hòa, khoáng đạt Mạng lưới

giao thông nội thành có 765 km đường các loại, hầu hết đã được trải nhựa hoặc

11

Trang 12

xi măng, lộ giới trên 12m chiếm 15,7% Trên địa bàn thành phố có 2 bến xe lớnđáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong và ngoài tỉnh là bến xe Đông Vinh

và bến xe Miền Đông thu hút hơn 700 lượt xe ô tô ra vào phục vụ hành kháchmỗi ngày Ngoài ra còn có 2 bến xe mới tại Vinh là Bắc Vinh và Nam Vinhđang được xây dựng Thành phố Vinh đang quy hoạch xây dựng các khu trung

tâm đô thị dọc trục đường Lê Lợi, Quang Trung, Trường Thi, Dai lộ Lê Nin,

đường du lịch ven sông Lam, Đại lộ Vĩnh - Cửa Lò trong tương lai không xa

sẽ mang lại cho thành phố bộ mặt đô thị hiện đại, xứng tầm đô thị loại 1 trungtâm cấp vùng

Dựa vào lợi thé về lịch sử, địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tang được đầu tư lớn,

và nguôn tài nguyên thiên nhiên phong phú góp phan phát triển ngành dịch vụ,công nghiệp và du lịch, TP Vinh cho thấy tiềm năng thế mạnh, có sức hút vàảnh hưởng lớn đối với cả nước và khu vực miền Trung, miền Bắc — trở thànhvùng kinh tế trọng điểm Bắc Trung Bộ

Tuy nhiên, sự phát triển này mới chỉ phản ánh kết quả định lượng chứkhông phải định tính và nguyên nhân chính của vấn đề này là do công tác quản

lý tổng thể hạ tầng kỹ thuật đô thị, đặc biệt là quản lý hệ thống thoát nước đôthị Đối với các thành phố phát triển hiện nay, nhiều đề tài và kết quả nghiêncứu về quản lý hệ thống thoát nước đã được công bố và ứng dụng, nhưng đốivới các thành phố mới nồi như thành phố Vinh thì việc nghiên cứu và xây dựngcác phương pháp quản lý hệ thống thoát nước phù hợp với thành phố đang mangtính cấp thiết

Hệ thống thoát nước hiện tại của Vinh đã được chính quyền đầu tư xâydựng và nâng cấp, cải tạo hệ thống hiện có để đảm bảo việc thoát nước đạt yêucầu và giảm các điểm ngập úng trong mùa mưa lũ và hạn chế ô nhiễm môitrường do ô nhiễm nguồn nước thải Tuy nhiên, công tác quản lý hệ thống thoátnước hiện nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu về nhân lực, trang thiết

bị, duy tu, sửa chữa hệ thống thoát nước

12

Trang 13

Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu “Quản lý hệ thống thoát nước thành phốVinh - Tỉnh Nghệ An” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2 Mục đích nghiên cứu

Chuyên đề được thực hiện nhằm đạt được các mục đích nghiên cứu sau:

- _ Đánh giá thực trạng công tác quản lý hệ thống thoát nước TP Vinh

- Dé xuat giải pháp tăng cường quan lý hệ thống thoát nước TP Vinh trong

thời gian tới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Hệ thống thoát nước của thành phố Vinh

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Thành phố Vinh — Tỉnh Nghệ An

- Phạm vi về thời gian: theo Quy hoạch chung xây dựng thành phố Vinh

đến năm 2025

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Hệ thống thoát nước thành phố Vinh

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn số liệu

Dữ liệu thứ cấp:

- Thu thập từ các bao cáo, văn bản hành chính chính thức của 25 xã,

phường thuộc thành phó Vinh của tỉnh Nghệ An

- Thu thập thông tin qua phân tích các nghiên cứu có liên quan dé tổng hợptài liệu nghiên cứu, phát triển phù hợp với đề tài

- Thu thập từ Công ty Cổ phan Quản lý và Phát triển ha tang đô thị Vinh

4.2 Phương pháp phân tích

- Phuong pháp điều tra, thu thập số liệu: Tìm kiếm thông tin và số liệu vềtình hình điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế và thực trạng xử lý hệ thống thoátnước và xử lý nước tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

- Phuong pháp kế thừa: Dùng dé thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên,

đặc điểm kinh tế xã hội và hiện tượng thoát nước và xử lý nước tại thành phố

13

Trang 14

Vinh, tỉnh Nghệ An của các nghiên cứu trước đây và của các nghiên cứu về

tỉnh, thành khác.

- Phuong pháp thống kê: Trên cơ sở thông tin đã thu thập tiến hành xử ly

số liệu

- Phuong pháp phân tích số liệu: Phân tích số liệu theo chuỗi thời gian

được thu thập từ các báo cáo từ năm 2015 đến năm 2021 dé phân tích với các

tiêu chí tương ứng đưa ra trong nghiên cứu.

5 Kết cau của Chuyên đề

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hệ thống thoát nước

Chương II: Thực trạng quản lý hệ thống thoát nước tại thành phô Vinh,

tỉnh Nghệ An.

Chương III: Đề xuất một số giải pháp cải thiện công tác quản lý hệ thống

thoát nước thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

14

Trang 15

CHUONG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ

HỆ THÓNG THOÁT NƯỚC1.1 Một số khái niệm cơ bản về hệ thống thoát nước và quản lý hệ thống

thoát nước đô thị

1.1.1 Khái niệm, phân loại và đặc điểm của hệ thong thoát nước ở đô thị

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại hệ thống thoát nước đô thi

* Hệ thống thoát nước là “tổ hợp những công trình thiết bị và các giảipháp kĩ thuật được tô chức đề thực hiện nhiệm vụ thoát nước” (Giáo trình Cấp

thoát nước - NXB Xây dựng 2005 — Dé Trọng Miên)

Tùy thuộc vào mục đích yêu cầu tận dụng nguồn nước thải của vùng phát

triển kinh tế lân cận thành phó, thị xã, thị tran, do nhu cầu kỹ thuật vệ sinh

và việc xả các loại nước thải vào mạng lưới thoát nước mà người ta phân biệt

các loại hệ thống thoát nước: Hệ thống thoát nước chung, hệ thống thoát nướcriêng, hệ thống thoát nước riêng một nửa và hệ thống hỗn hợp

Hệ thống thoát nước chung là “hệ thống trong đó tất cả các loại nước

thải (sinh hoạt, sản xuất, nước mưa) được dẫn — vận chuyên trong cùng mộtmạng lưới tới trạm xử lý hoặc xả ra nguồn.”

Hệ thống thoát nước riêng là “hệ thông trong đó từng loại nước thảiriêng biệt chứa các chat ban đặc tính khác nhau, được dẫn và vận chuyền theo

các mạng lưới thoát nước độc lập.”

Hệ thống thoát nước nửa riêng là “hệ thong trong đó ở những điểm giaonhau giữa hai mạng lưới độc lập sẽ xây dựng các giếng tràn — tách nước mưa.”

Hệ thong thoát nước hỗn hợp là “sự kết hợp các loại hệ thống kể trên,thường gặp ở một số thành phố cải tạo.”

* Hệ thống thoát nước đô thị là “hệ thống mạng lưới đường ống và cáccông trình trên mạng lưới làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyền nhanh chóng mọiloại nước thải ra khỏi khu vực dân cư, xí nghiệp đến nơi xử lý và khử trùng đạt

yêu câu vệ sinh trước khi xả vào nguôn tiép nhận.”

15

Trang 16

1.1.1.2 Đặc điểm

a, Hệ thống thoát nước chung:

- Uudiém:

Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì toàn bộ phần nước ban (nêu

có trạm xử lý nước thải) đều được xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận Đạtgiá trị kinh tế đối với mạng lưới thoát nước các khu nhà cao tang, vì khi đó tổngchiều dai của mạng lưới tiểu khu và đường phố giảm được 30-40% so với hệ

thống thoát nước riêng rẽ hoàn toàn, chi phí quản lý mạng lưới thoát nước giảm

15-20% đối với những khu xây nhà cao tầng, những khu đô thị gần nguồn nước

lớn.

- Nhược điểm:

Chế độ thủy lực không ôn định, mùa mưa nước chảy đầy công, có thê bị

ngập lụt, nhưng vào mùa khô chỉ có nước thải sinh hoạt và nước thải công

nghiệp (lưu lượng nhỏ nhiều lần so với nước mưa) thì tốc độ dòng chảy không

đảm bảo điều kiện kỹ thuật, gây nên lắng đọng cặn, làm giảm khả năng truyền

tải và tự làm sạch đo đó phải tăng số lần nạo vét, thau rửa công Nước thải chảytới trạm bơm, trạm xử lý nước thải không điều hòa về lưu lượng và chất lượng,nên công tác điều phối trạm bơm và trạm xử lý nước thải trở nên phức tạp vàkhó đạt hiệu quả mong muốn Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao (không có sự

ưu tiên trong đầu tư xây dựng) vì chỉ có một hệ thống thoát nước duy nhất

Hệ thống cống thoát nước chung phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng

hệ thống riêng, trong nhà có xây dựng bê tự hoại Phù hợp với những đô thịhoặc khu vực đô thị xây dựng nhà cao tầng Bên cạnh có nguồn tiếp nhận lớn

cho phép xả nước thải vào với mức độ yêu cầu xử lý thấp; Điều kiện địa hình

thuận lợi cho thoát nước, hạn chế được số lượng trạm bơm và áp lực bơm Phù

hợp với nơi có cường độ mưa nhỏ.

b, Hệ thống thoát nước riêng:

- Uudiém:

16

Trang 17

So với hệ thống thoát nước chung thì có lợi hơn về mặt xây dựng và quản

lý, giảm được vốn đầu tư xây dựng ban đầu Chế độ thủy lực của hệ thống làm

việc ôn định Công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hiệu quả

- Nhược điểm:

Vệ sinh kém hơn so với những hệ thống khác, vì phần bân trong nước

mưa không được xử lý mà xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, nhất là trong giai

đoạn đầu mùa mưa hoặc thời gian đầu của các trận mưa lớn, khi công suất củanguồn tăng lên không đáng kẻ, điều kiện pha loãng kẽm, dễ làm cho nguồn bị

quá tải bởi chất ban Tôn tại song song một lúc nhiều mạng lưới thoát nướctrong đô thị, gây khó khăn cho công tác xây dựng, quản lý và vận hành Tổng

giá thành xây dựng và quản lý cao.

Trường hợp mỗi loại nước thải được vận chuyền trong hệ thống thoátnước riêng được gọi là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn

Khi chỉ có hệ thống cống ngầm để vận chuyên nước thải sinh hoạt và

nước thải công nghiệp còn nước thải công nghiệp quy ước là sạch và nước mưa

cho vận chuyển theo mương, rãnh lộ thiên (mương, rãnh tự nhiên sẵn có) đồtrực tiếp vào nguồn tiếp nhận-gọi là hệ thống không hoàn toàn Hệ thống nàythường ở giai đoạn trung gian trong quá trình xây dựng hệ thống riêng hoàn

toàn.

Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn phù hợp cho những đô thị lớn, xây

dựng tiện nghi và cho các xí nghiệp công nghiệp có khả năng xả toàn bộ lượng

nước mưa vào nguồn tiếp nhận (nước mặt), điều kiện địa hình không thuận lợi,doi hỏi phải xây dựng nhiều trạm bơm nước thải khu vực, khu vực có cường

độ mưa lớn Hệ thống riêng không hoàn toàn thì phù hợp với những vùng ngoại

ô hoặc giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước của các đô thi

c, Hệ thống thoát nước nửa riêng:

- Uudiém:

Theo quan điểm vệ sinh, tốt hơn hệ thống riêng vì trong thời gian mưa

các chat ban không xả trực tiêp vào nguôn tiêp nhận.

17

Trang 18

- Nhược điểm:

Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao, vì phải xây dựng song song hai hệ

thống thoát nước đồng thời Những chỗ giao nhau của hai mạng lưới phải xây

dựng giếng tách nước mưa, thường không đạt hiệu quả mong muốn về vệ sinh,

quản lý phức tạp.

Hệ thống thoát nước nửa riêng phù hợp với những đô thị có dân số trên50.000 người Nguồn tiếp nhận nước thải đô thị có công suất nhỏ và không códòng chảy Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao Khiyêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm ban do nước thải mang

vào.

d, Thoát nước và xử lý nước thải bền vững cho các đô thị

Nước thải có thê được thu gom và xử ly trong các loại hệ thống thoát

nước chung, riêng, nửa riêng hay hỗn hợp, theo các mô hình tổ chức thoát nước

tập trung hay phân tán Hệ thống thoát nước tập trung thường được xây dựngcho các khu trung tâm đô thị, có mật độ dân số cao, có điều kiện xây dựng đồng

bộ Tuy nhiên, phương thức thoát nước truyền thống này có nhiều hạn ché, vìthế ngày nay trên thế giới khuyến khích áp dụng mô hình phân tán, đặc biệt là

cho các khu đô thị mới, các vùng ven đô, nông thôn với các công trình thu gom,

xử lý, xả hay tái sử dụng nước thải cho các hộ riêng lẻ (giải pháp tại chỗ) hoặc khu dân cư (giải pháp phân tan theo cụm).

Mô hình này có những wu điểm:

- Giảm chi phí đầu tư xây dựng, vận hành và bảo dưỡng do tránh được cáctuyến công thoát nước dài, đường kính và độ sâu lớn, các trạm bơm nước thải

- Cho phép sử dung các giải pháp công nghệ đơn giản, chi phí thấp, tậndụng triệt dé các điều kiện tự nhiên dé xử lý nước thai, do phân tán được quỹ

đất yêu cầu Các mô hình quản lý, cơ chế tài chính áp dụng cũng rất linh hoạt

tùy theo điều kiện cụ thê

18

Trang 19

- _ Dễ quy hoạch và thực hiện quy hoạch Cho phép phân đợt xây dựng, đầu

tư các hợp phần kỹ thuật từng bước theo khả năng tài chính Quy mô đầu tư

cũng sát với yêu cầu hơn, tránh lãng phí

- Cho phép tái sử dụng tại chỗ nước thải sau xử lý (rửa, tưới, bố cập nướcngầm) và chất dinh dưỡng tách được (bón cây trồng) Trong một số trườnghợp, có thé xử lý nước thải phân tán dat mức độ xả ra môi trường, mạng lướithoát nước mưa, nhờ vậy tiết kiệm đáng ké chi phí xây dựng và quan lý đường

cống thoát nước

e, Thoát nước bé mặt bền vững cho các đô thị (SUDS)

Quá trình đô thị hóa đã gây những tác động xấu đến quá trình thoát nước

tự nhiên: Dòng chảy tự nhiên bị thay đổi, quá trình lưu giữ tự nhiên dòng chảy

băng các thảm thực vật và đất bị mat di, và thay vào đó là những bề mặt phủ

không thấm nước như mái nhà, bê tông, đường nhựa, làm tăng lưu lượng dòng

chảy bề mặt Những dòng chảy này thường bị ô nhiễm do rác, bùn đất và cácchất bân khác rửa trôi từ mặt đường Lượng nước và cường độ dòng chảy tăng

tạo nên sự xói mòn và lắng bùn cặn Tất cả những yếu tố này gây những tácđộng xấu đến môi trường, úng ngập, ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước

Các hệ thông thoát nước truyền thong thường được thiết kế dé vận chuyênnước mưa ra khỏi nơi phát sinh càng nhanh càng tốt Chi phí cho xây dựng vàvận hành, bảo dưỡng các đường cống thoát nước thường rất lớn, trong khi côngsuất của chúng lại chỉ có giới hạn và không dễ nâng cấp Cách làm này dẫn đếnnguy cơ ngập lụt, xói mòn đất và ô nhiễm ở vùng hạ lưu tăng Việc dẫn dòngchảy bề mặt đi xa và thải còn làm mat khả năng bồ cập tại chỗ cho các tangnước ngầm quý giá

Phát hiện và khắc phục những tôn tại trên, gần đây, người ta đã nghiêncứu và áp dụng các giải pháp kỹ thuật thay thế, theo phương thức tiếp cận mớihướng tới việc duy trì những đặc thù tự nhiên của dòng chảy về dung lượng,

cường độ và chất lượng; kiểm soát tối đa dòng chảy từ nguồn, giảm thiéu tối đa

19

Trang 20

những khu vực tiêu thoát nước trực tiếp, lưu giữ nước tại chỗ và chỗ thắm xuống

đất, đồng thời kiểm soát ô nhiễm Đó chính là những nguyên lý của SUDS

Cách tiếp cận của thoát nước mưa bền vững SUDS là thoát chậm, không

phải thoát nhanh, dé tránh lượng mưa tập trung lớn trong thời gian ngắn Tiết

diện cống sẽ khó có thê đáp ứng nếu lượng mưa lớn, tốn kém mà nước vẫn tràncống, gây ngập đường, lụt nhà Vì vậy, phải tổ chức thoát nước mưa, kết hợp

các biện pháp khác nhau một cách đồng bộ, sao cho dong chảy được tập trung

chậm Sử dụng các hồ điều hòa trên điện tích thu gom và truyền dẫn nước mưa

dé lưu g1ữ nước là một cách lam phổ biến Bên cạnh đó, sử dụng bản thân diệntích bề mặt của thành phó, tăng cường việc cho nước mưa thấm tự nhiên xuống

đất qua các thảm cỏ xanh, đồng thời cải tạo cảnh quan và điều hòa tiêu khí hậu

Trong trường hợp khả năng kiểm soát dòng chảy tại chỗ bị hạn ché, thì

có thé phân tán dong chảy theo các lưu vực nhỏ, dẫn nước đi băng những giảipháp như sử dụng kênh mương hở và nông, lưu giữ nước mưa trong những hồ

chứa và cho thắm xuống đất ở những khu vực thích hợp Dé ngăn ngừa và kiểm

soát ô nhiễm, có thé áp dụng những giải pháp xử lý tại chỗ trong bãi đất thắm,

Quản lý hệ thống thoát nước bao gồm:

- Kiểm tra kỹ thuật hệ thống, lập bảng thống kê những chỗ hỏng và lập hồ

sơ kỹ thuật dé tiến hành sửa chữa, thau rửa hệ thống theo định kỳ;

- Sta chữa hệ thống và các công trình trên hệ thống;

- _ Nghiên cứu, cải tạo và phát triển phát huy hết tác dụng của hệ thống thoát

nước.

20

Trang 21

Quan lý hệ thống thoát nước sau khi xây dung với các nhiệm vụ quản lý,

vận hành, duy tu bảo dưỡng, thay thé, sửa chữa và phát triển; Hồ điều hòa; cáccông trình đầu mối; quản lý tài sản hệ thống thoát nước; thực hiện các dịch vụ

thoát nước nhằm đảm bảo cho hệ thống thoát nước làm việc bình thường đạt chỉ

tiêu kinh tế kỹ thuật, cụ thê:

- _ Nhiệm vụ mạng lưới thoát nước và công trình đưa vào quản lý.

- _ Nghiên cứu và theo dõi tình hình làm việc của hệ thống thoát nước dé đặt

ra kế hoạch sửa chữa và mở rộng

- Tay rửa hệ thống thoát nước dé ngăn chặn sự cô

- _ Sửa chữa hệ thống thoát nước

- Theo dõi và kiểm tra việc thực hiện các quy định sử dụng mạng lưới thoát

nước của các đối tượng dùng nước và thoát nước

- _ Phê duyệt các bản vẽ thiết kế mạng lưới thoát nước của các xí nghiệp,

nhà máy, nhà ở và tiểu khu, đồng thời giám sát quá trình thi công

- _ Trong công tác quan lý phải lập được các bảng thống kê chỉ phí quản lý

hệ thống thoát nước trong các năm dé có tài liệu về vận chuyển 1m3 nước thải

ra khỏi thành phố

Tất cả các nhiệm vụ này phải thực hiện đầy đủ và tuân theo quy định an

toàn lao động.

1.1.2.2 Phân loại

Quản lý hệ thống thoát nước được phân thành 3 loại, đó là:

- Quan lý hệ thống thoát nước mưa;

- Quan lý hệ thống thoát nước thải;

- Quan lý hệ thống hồ điều hòa

a Quản lý hệ thống thoát nước mưa

- Quan lý hệ thống thoát nước mưa bao gồm quản lý các công trình từ cửa

thu nước mưa, các tuyến công dẫn nước mưa khu vực, các kênh mương thoát

nước chính, các van ngăn triêu ra nguôn tiêp nhận, cửa xả.

21

Trang 22

- Cac tuyến công, mương, hồ ga phải được nạo vét, duy tu, bảo dưỡng định

ky, dam bảo thoát nước Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nắp hồ ga, cửa thu

nước mưa Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng các tuyến công, các công trình

thuộc mạng lưới dé đề xuất phương án thay thế hoặc cải tạo sửa chữa

- Đơn vị quản lý hệ thống thoát nước phải thiết lập quy trình quản lý hệ

thống thoát nước mưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quản lý vận hành

b Quản lý hệ thống thoát nước thải

- Quan lý hệ thống thoát nước thải bao gồm quan lý các điểm đấu nối, cáctuyến cống thu gom, truyền dẫn đến trạm xử lý

- Dinh kỳ kiém tra d6 kin lang cặn tại các điểm đấu nối, hồ ga và tuyến

cống dé lập kế hoạch nạo vét, sửa chữa, bảo dưỡng cống và công trình trênmạng lưới Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình đề xuất các biệnpháp thay thế, sửa chữa mạng lưới thoát nước và các công trình trên mạng

- _ Trong trường hợp mạng lưới thoát nước chung thì việc quản lý hệ thốngthoát nước được thực hiện như quản lý hệ thống thoát nước thải

- Don vị thoát nước phải thiết lập quy trình quản lý hệ thống thoát nướcthải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quản lý vận hành

c Quan lý hệ thống hồ điều hòa

- Hồ điều hoa trong hệ thống thoát nước có nhiệm vụ điều hoà nước mưa,nước thải, đồng thời tạo cảnh quan môi trường sinh thái kết hợp làm nơi vui

chơi giải trí và các dịch vụ khác theo quy hoạch xây dựng đô thị được duyệt.

- Pon vị thoát nước chịu trách nhiệm chính về quản lý hồ điều hoà trên địabàn Các hệ thống hồ có chức năng điều hoà nằm trong khu công viên hoặc các

khu chức năng khác của đô thị do các co quan chủ quản chịu trách nhiệm quan

lý phải phối hợp đồng bộ với đơn vị thoát nước để đảm bảo khả năng điều hoàcủa hệ thống thoát nước

- Don vi thoát nước có trách nhiệm xác định và duy trì mực nước ồn định

của hồ điều hoà, đảm bảo tốt nhiệm vụ điều hoà nước mưa, nước thải và các

yêu câu khác.

22

Trang 23

Cũng giống như các lĩnh vực khác, bản chất của chất lượng quản lý hệ

thống thoát nước đô thị được hiểu là mức độ đạt được các mục tiêu đề ra của hệ

thống thoát nước với chi phí là thấp nhất

1.2 Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thoát nước đô thị

1.2.1 Cơ sở kỹ thuật trong quản lý hệ thống thoát nước đô thị

1.2.1.1 Công việc quản lý kỹ thuật hệ thống thoát nước

- Nghiệm thu đưa công trình, hệ thong vào hoạt động;

- Kiểm tra chế độ làm việc của hệ thống thoát nước mưa, nước thải;

- Duy tu, bảo dưỡng đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống thoátnước mặt và nước thải; các trạm bơm, máy bơm; các công trình thiết bị xử lý

nước thải theo TCVN 5576-1991 Hệ thống thoát nước - Quy phạm quản lý kỹ

thuật công tác quản lý kỹ thuật mạng lưới thoát nước;

- Stra chữa nhỏ và sửa chữa lớn các công trình thiết bị của hệ thông nước

mặt và nước thải;

- Phát triển hệ thống mạng lưới thoát nước mặt và nước thải

1.2.1.2 Quy trình quản lý hệ thống thoát nước đô thị

Quy trình quản lý hệ thống thoát nước đô thị gồm 3 giai đoạn:

- Quan lý quy hoạch và kế hoạch phát triển hệ thống thoát nước đô thị

- Quan lý đầu tư xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước

- Quan lý vận hành khai thác hệ thống thoát nước

1.2.2 Chủ thé quan lý hệ thống thống thoát nước đô thi

1.2.2.1, Nhà nước

Đây là bộ máy xây dựng hành lang pháp lý về xây dựng, có nhiệm vụhướng dẫn, thâm định, kiểm định, xử lý vi phạm khi có sai phạm xảy ra nghiệmthu, tiếp nhận công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng

Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động thoát nước bao gồm:

1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước trênlãnh thổ Việt Nam; ban hành và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, định hướngphát triển thoát nước ở cấp Quốc gia

23

Trang 24

2 Bộ Xây dựng: chịu trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về thoát nước tại đô thị và các khu công nghiệp trên phạm vi toàn quốc:

a, Nghiên cứu, xây dung các cơ chế, chính sách về thoát nước trình Chính

phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thâm quyên;

b, Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và tổ chức thực hiện

các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước ở cấp quốc gia;

c, Ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về

thoát nước;

d, Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động thoát nước trên phạm vi toan

quốc;

3 Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm thực hiện chức năng

quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động

thoát nước.

4 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thực hiện

chức năng quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; cấp, thu

hồi giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi

5 Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

a, Bao đảm cân đối nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nướctheo các chương trình, kế hoạch phát triển thoát nước đã được Thủ tướng Chính

phủ phê duyệt;

b, Nghiên cứu, xây dựng cơ chế chính sách nhằm khuyến khích, huy độngcác nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư cho các công trình thoát

nước;

c, Lam đầu mối vận động nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển thoát

nước theo thứ tự ưu tiên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

6 Bộ Tài chính:

a, Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bảo đảm cân đối vốn

dau tư từ nguồn von ngân sách nhà nước và nghiên cứu, xây dựng cơ chê, chính

24

Trang 25

sách tài chính nhằm khuyến khích, huy động các nguồn vốn đầu tư trong vàngoài nước cho đầu tư phát triển thoát nước;

b, Thống nhất quản lý về tài chính đối với nguồn vốn hỗ trợ phát triểnchính thức (ODA) cho đầu tư phát triển thoát nước;

c, Phối hợp với Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thu và

sử dụng phí thoát nước trên phạm vi toàn quốc

7 Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn củamình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Xây dựng dé thực hiện quan lý nhà nước

về thoát nước đô thị và khu công nghiệp

8 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vu, quyền hạn của mình

có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước

trên địa bàn do mình quản lý; quy định chức năng, nhiệm vụ, phân cấp quản lý

về hoạt động thoát nước cho các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các

cấp do mình quản lý Sở Xây dựng các tỉnh và Sở Giao thông công chính cácthành phố trực thuộc Trung ương là cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp Ủy

ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thoát nước trên

địa bàn.

9 Ủy ban nhân dân các đô thị có trách nhiệm tô chức lập quy hoạch, đầu

tư xây dựng hệ thống thoát nước và tô chức thực hiện các dịch vụ thoát nướctrên địa bàn quản lý phù hợp với sự phát triển của cộng đồng và tham gia vàoquy hoạch chung của vùng về thoát nước, lựa chọn đơn vị quản lý, vận hành,

ký kết hợp đồng và tô chức giám sát thực hiện

1.2.2.2 Doanh nghiệp

Là tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ thoát nước được chính quyền đôthị thành lập hoặc lựa chọn thông qua đấu thầu Nội dung quản lý, vận hanhđược thực hiện theo hợp đồng ký kết giữa chính quyền đô thị và đơn vị đượcgiao quản lý, vận hành hệ thống thoát nước, nội dung bao gồm:

- Quan lý hệ thống thoát nước mưa, nước thải, hệ thống hồ điều hòa, quản

lý các công trình đâu môi;

25

Trang 26

- Lap danh mục tai sản được giao quản lý;

- _ Tổ chức bảo vệ tải san;

- Dinh kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng tài sản;

- Lập kế hoạch bảo trì công trình, thay thế hoặc mua sắm trang thiết bị mới

Việc quản lý, vận hành hệ thống thoát nước hiệu quả hay không của đơn

vị thực hiện dịch vụ phụ thuộc vào bộ máy tô chức đơn vị đó, như trình độ, năng

lực lãnh đạo, trình độ nhân lực quản lý, vận hành

a, Đội ngũ nhân lực lãnh đạo và quản lý:

Đối với lãnh đạo đơn vị: Là đội ngũ đề ra hướng đi, chiến lược phát triểncho công ty cũng như ban hành các nội quy quy định hoạt động, sắp xếp nhân

sự, khen thưởng động viên cán bộ công nhân viên có thành tích hay kỷ luật

những người vi phạm nội quy Một đơn vi thật sự vững mạnh khi có người lãnh

đạo dé ra hướng đi đúng dan, sắp xếp nhân sự phủ hợp, thúc day cán bộ côngnhân viên đồng thời vững vàng đối phó với sự thay đồi

Đối với đội ngũ quản lý: Là đội ngũ lập kế hoạch hoạt động, tô chức công

việc cho nhân viên, kiểm soát công việc thực hiện

Trong công tác quản lý hệ thống thoát nước đô thị, đội ngũ lãnh đạo vàquan lý lập kế hoạch hoạt động bao gồm thống kê lập dự toán kinh phí công tácduy trì nạo vét mạng lưới thoát nước, sửa chữa khắc phục sự có hệ thống thoátnước trình chính quyền đô thị thâm định và phê duyệt, lập phương án phòngchống ngập úng trong mùa mưa bão, tiếp nhận quản lý vận hành các công trìnhmới được xây dựng hoàn thành đưa vào sử dụng Dựa trên kế hoạch dự toán đã

được phê duyệt và hợp đồng kinh tế đã ký kết, phân kỳ giai đoạn thực hiện đảm

bảo thứ tự ưu tiên.

Chat lượng sản phâm đạt yêu cầu hay không phụ thuộc vào sự phân bốnhân sự, công tác kiểm tra đôn đốc của đội ngũ quản lý

b, Đội ngũ nhân viên, công nhân trực tiếp vận hành:

Đây là đội ngũ có số lượng đông đảo, với trình độ kiến thức cũng nhưkinh nghiệm không đồng đều, họ là nhân lực trực tiếp thực hiện các khối lượng

26

Trang 27

công việc dưới sự điều hành của đội ngũ quản lý Chất lượng sản phẩm dịch vụ

tốt hay không phụ thuộc vào trình độ, thái độ, ý thức trách nhiệm, kinh nghiệmvận hành cũng như sự tuân thủ của đội ngũ công nhân viên trực tiếp đối với

công tác điều hành đội ngũ quản lý

1.2.2.3 Cộng đông và tư nhân

a, Cộng đồng

Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình mà cả chính quyền và cộng

đồng có trách nhiệm cụ thê và thực hiện các hoạt động dé tạo ra dịch vụ cho tat

ca moi người.

Phát triển sự tham gia của cộng đồng chính là mở rộng vai trò quản lýcủa quần chúng nhân dân Mọi người dân được tham gia vào xây dựng lợi ích

và ra quyết định, tăng cường mối quan hệ công tác giữa chính quyền địa phương

và cộng đồng, mang lại hiệu quả, kinh tế, xã hội cao nhất.

b, Các tô chức tư nhân

Các đơn vi tư nhân đã và đang tham gia vào các lĩnh vực:

- Cung ứng, tư van công nghệ thoát nước, xử lý nước thải;

- _ Cung ứng thiết bị quan trắc môi trường nước, khí, tiếng Ôn;

- Tu van thiết kế, giám sát thi công các công trình;

- Chuyén giao công nghệ xây dung;

- _ Cung cấp nguôn tài chính theo hình thức vay ngắn hạn, dai hạn;

1.2.3 Công cụ quản lý hệ thống thống thoát nước đô thị

1.2.3.1 Công cụ luật pháp, chính sách

Công cụ luật pháp, chính sách hay còn gọi là các công cụ pháp lý bao

gồm các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dưới luật (nhưpháp lệnh, nghị định, quy định, các tiêu chuẩn môi trường, giấy phép môi

trường, ), các kế hoạch, chiến lược và chính sách môi trường quốc gia, các

ngành kinh tế và địa phương

Trong quản lý hệ thống thoát nước đô thị, các công cụ luật pháp, chính

sách có vai trò quan trọng trong công tác quản lý Đặc biệt, hệ thống thoát nước

27

Trang 28

do con người quản lý, con người sử dụng, do đó, các van đề liên quan đến hệ

thống thoát nước (ngoài yếu tố môi trường thiên nhiên tác động, bão lũ, thiên

tai, ) chủ yếu là do con người Chính con người trong quá trình quan lý, khaithác, sử dụng đã tác động lên hệ thống Vì vậy, để đảm bảo công tác quản lý hệ

thống thoát nước được nâng cao, trước hết phải tác động đến con người Pháp

luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của conngười sẽ có tác động trong việc nâng cao công tác quản lý hệ thống thoát nước

đô thị nói riêng, và trong việc bảo vệ môi trường nói chung.

Ý nghĩa của pháp luật, chính sách thé hiện qua các khía cạnh sau:

- Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi

khai thác, sử dụng các yếu tố liên quan đến hệ thống thoát nước hay trong công

tác quản lý hệ thống thoát nước nói chung Việc khai thác có định hướng, có

tính đến sự cân bằng môi sinh có tác động rất lớn đến công tác quản lý hệ thống

thoát nước Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành

viên trong xã hội, từ người quản lý đến người sử dụng có tác dụng rất lớn trongviệc định hướng quá trình sử dụng và quản lý hệ thống

- _ Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính dé buộc các

cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc quản

lý và sử dụng đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn hệ thống thoát nước

- _ Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tô chức, cánhân trong việc quản lý, sử dụng hệ thống thoát nước, thể hiện ở việc ban hànhcác tiêu chuẩn của hệ thống thoát nước và quy định trong công tác quản lý hệthống thoát nước

1.2.3.2 Công cụ kinh tế

Phí bảo vệ môi trường nói chung và phí nước thải nói riêng có thê đượchiểu là một khoản nghĩa vụ tai chính mà các tổ chức, cá nhân phải trả khi đượchưởng một địch vụ về môi trường Có thê nói đây là một công cụ quản lý cầnthiết cho các nhà hoạch định chính sách cũng như các nhà quản lý nhằm đạt

28

Trang 29

được các mục tiêu môi trường Và đây là nghĩa vụ của các doanh nghiệp, các tô

chức và là một nhu cầu tất yếu của xã hội nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường

Chi phí dich vụ thoát nước là cơ sở dé định giá dịch vụ thoát nước và là

căn cứ đề xác định giá trị hợp đồng quản lý, vận hành được ký kết giữa đơn vịthoát nước và chủ sở hữu hệ thống thoát nước

Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định trên nguyên tắc tính đúng, tính

đủ các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ thoátnước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định

Chi phí dịch vụ thoát nước được xác định cho từng loại hệ thống thoátnước bao gồm:

- _ Hệ thống thoát nước chung;

- Hệ thống thoát nước riêng;

- _ Hệ thống thoát nước nửa riêng

Giá dịch vụ thoát nước gắn với chất lượng cung cấp dịch vụ thoát nước

va không phân biệt đối tượng áp dụng là tô chức, cá nhân trong hay ngoài nước,

phù hợp với các chế độ, chính sách của Nhà nước Trong trường hợp giá dịch

vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã

được tính đúng, tính đủ các chi phí dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải và

mức lợi nhuận hợp lý thì Uy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp bu từ ngân sách địaphương dé đảm bảo quyên và lợi ích hợp pháp của đơn vị thoát nước Việc địnhgiá dich vụ thoát nước phải căn cứ vào khối lượng nước thải và hàm lượng chat

gây ô nhiễm trong nước thải.

Trong Hệ thống quy chuẩn quốc gia về môi trường và quy định mới nhất

về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường, các đối tượng sau đâyphải có hệ thống xử lý nước thải:

- Khu sản xuất, kinh doanh, dich vụ tập trung;

- Khu, cụm công nghiệp, làng nghé;

- Co sở sản xuất, kinh doanh, dich vụ không liên thông với hệ thống xử lý

nước thải tập trung;

29

Trang 30

Phí tính cho quản lý hệ thong thoát nước theo nguyên tắc sau:

- Tổng lượng nước thải;

- Hàm lượng các chat gây ô nhiễm có trong nước thải tính bang mg/l;

- Đặc tính các chất gây 6 nhiễm

- Phương án phí thoát nước được xác định trên nguyên tắc hướng tới thu

hồi chi phí dé duy trì dịch vụ thoát nước bao gồm cả nước mưa và nước thải;

- Phí thoát nước có lộ trình tăng dan và hướng tới mục tiêu đủ chi trả chochi phí quản lý, vận hành và đóng góp một phan chi phi dau tư xây dựng công

trình thoát nước.

1.2.3.3 Công cụ kỹ thuật

Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư

nông thôn tập trung xả vào nguồn tiếp nhận phải bao đảm các quy chuẩn kỹ

thuật môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Nước thải từ các nhà máy trong khu công nghiệp xả vào hệ thống thoátnước tập trung của khu công nghiệp phải tuân thủ các quy định hiện hành về

quản lý môi trường khu công nghiệp và các quy định của cơ quan quản lý thoát nước trong khu công nghiệp.

Nước thải từ các hộ thoát nước khu dân cư nông thôn tập trung xả vào hệ

thống thoát nước tại khu vực nông thôn phải tuân thủ các quy định hiện hành

về bảo vệ môi trường khu dân cư nông thôn tập trung và các quy định quản lý

hệ thống thoát nước địa phương

Nước thải từ các hộ thoát nước, khu công nghiệp xả vào hệ thống thoát

nước đô thị phải bảo đảm các quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xả vào hệ thống

thoát nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định Bộ Xây dựng banhành quy chuẩn kỹ thuật nước thải xả vào hệ thống thoát nước đô thị

Trường hợp nước thải xử lý phi tập trung, căn cứ vào khả năng tiếp nhận

và mục đích sử dung của nguồn tiếp nhận, Bộ Tài nguyên và Môi trường banhành quy chuẩn kỹ thuật về nước thải xử lý phi tập trung xả vào nguồn tiếp nhận

đề áp dụng phù hợp với giải pháp xử lý nước thải với quy mô nhỏ, công nghệ

30

Trang 31

đơn giản, đáp ứng được mức độ cần thiết làm sạch nước thải, thuận tiện trong

quản lý, vận hành và bảo dưỡng hệ thống

Nước thải từ hệ thống thoát nước đô thị, khu công nghiệp, khu dân cưnông thôn tập trung xả vào hệ thống công trình thủy lợi phải đảm bảo các quychuẩn xả vào hệ thống công trình thủy lợi do cơ quan nha nước có thâm quyềnquy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật

về nước thải xả vào hệ thống công trình thủy lợi

1.2.3.4 Công cụ giáo đục nâng cao nhận thức

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường sống va valtrò của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường, giáo dục nâng cao nhận thức

trong công tác bảo vệ môi trường là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trongphát triển kinh tế xã hội Có nhiều phương thức giáo dục nâng cao nhận thức

như:

- Giáo dục qua tiếp xúc trực tiếp;

- Giáo dục tập thể;

- _ Giáo dục thông qua phương tiện truyền thông đại chung;

- _ Giáo dục thông qua các buổi diễn thuyết

a Giáo dục qua tiếp xúc trực tiếp:

Đây là hình thức giáo dục đơn giản và hiệu quả nhất Quá trình tương táctrao đôi thông tin tức thời, thông tin và nhận thức diễn ra trực tiếp thông qua

ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

b Giáo dục tập thể:

Đây là hình thức tương tác giữa một hoặc một nhóm người với một nhóm

đối tượng nhằm trao đổi thông tin, tiếp thu nhận thức, có thể thực hiện dướinhiều hình thức như hội thảo, tập huấn, huấn luyện, họp nhóm, tham quan, khảo

sat,

c Giáo duc thông qua phương tiện truyền thông đại chúng:

3l

Trang 32

La các công cục truyền thông có khả năng ảnh hưởng cao, tiếp xúc hàng

ngày với quan chúng nhân dân, dé đạt hiệu quả cần thiết Bao gồm các công cu

sau:

- Báo chi: Đây là công cụ giáo dục có tính đại chúng cao nhất, phổ biến

rộng rãi trong tầng lớp nhân dân, được hầu hết mọi người tiếp xúc hàng ngày

Có thé chia thành 4 loại sau: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử

- Pano, áp phích, tranh anh, poster: Là hệ thông giáo dục bằng hình ảnh,

biểu ngũ trưng bày tại các khu vực đông dân cư

- Tờ toi: Là hình thứ giáo dục bằng chữ viết, thể hiện trên giấy, phát chocác nhóm đối tượng tại khu vực đông dân cư

- Khẩu hiệu: Là dạng công cụ giáo dục hiệu quả nhất, mang tính phổ cập

cao, tuyên truyền thông qua ngôn ngữ viết Một khâu hiệu phải đảm bảo các

yêu cầu: ngắn gọn, dé đọc, dễ nhớ, mục tiêu rõ rang

- Phim ảnh: Là hình thức giáo duc truyền thông kết hợp với giải trí, trìnhchiếu cho một nhóm đối tượng tại nhà hoặc các khu vực giải trí, rạp chiếu phim

- Internet: Là hình thức mang lại nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử

dụng như thư điện tử, trò chuyện trực tuyến, truy tìm dữ liệu, trang thông tin,

nhật ký cá nhân, dé truyền đạt và cung cấp thông tin cho người đọc

d Giáo duc thông qua các buôi diễn lưu động, tham gia hội diễn, các chiến

dịch, các lễ hội, các ngày kỷ niệm,

Đây là hình thức giáo dục bằng công cụ hỗ trợ như văn nghệ (kịch nói,hát, múa, ), diễn thuyết, hội thao,

1.3 Cơ sở thực tiễn về quản lý hệ thống thoát nước đô thị trên thế giới và

ở Việt Nam và bài học cho thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý hệ thống thoát nưóc đô thị tại một số quốc giatrên thế giới

a, Australia: Hệ thong thoát nước thông minh

Tại quốc gia này, hệ thống thoát nước thông minh xử lý hơn 320 tỷ lít

nước thải mỗi năm, đủ chứa day 128 nghìn hồ bơi tiêu chuẩn Olympic Nước

32

Trang 33

thải từ phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp và phòng giặt chảy vào hệ thống thoátnước thông qua một mạng lưới các đường ống ngầm.

Tại Melbourne, nước thải từ các DN sản xuất được gọi là chất thải thươngmại Các DN cần sự cho phép của các nhà bán lẻ nước dé xả chất thải thương

mại và hệ thống thoát nước chứa nhiều chất ô nhiễm hơn so với rác sinh hoạt

Nước thải thương mai có thé chứa hóa chat, kim loại, chất tay rửa có thé làm

tăng nguy cơ tôn hại đến môi trường và tăng chi phí xử lý Chính điều này cũng

góp phan làm giảm yếu tố ach tắc trong ngập lụt đô thị mà nhiều quốc gia cần

học hỏi.

Bên cạnh đó, chính quyền thành phố Kwinana ở Úc đã lắp đặt một hệthống lọc rác rất đơn giản và hiệu quả tại khu bảo tồn Henley Hệ thống này bao

gồm một lưới lọc bọc vào đầu ra của một đường ống thoát nước dé giúp chặn

những mảnh rác lớn và bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm Các đường ống này

xuất phát từ các khu dân cư đồ ra các khu vực thiên nhiên và rác thải từ nhữngkhu vực nay có thé gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng khi đi vào hệ thống

thoát nước của thành phô

b, Singapore: Hệ thống thoát nước vừa là giải trí

Singapore tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước và đã thiết lậphăn một đơn vị quản lý nước từ năm 1972 với tên gọi là Cục Quản lý nướcSingapore (PUB) Hệ thống kênh đảo với hơn 40 con kênh và rãnh thoát nước

có chiều dài tổng cộng 1.000 km cùng với mạng lưới công dài 8.000 km đã giúpSingapore xử lý được tình trạng ngập lụt do triều cường và trời mưa lớn trong

những năm qua.

Năm 1951, ủy ban chống lụt mới được thành lập Lịch sử đã ghi nhận

những đợt ngập lụt lớn ở Singapore trong thập niên 1950, 1960 và nhà chức

trách đã tiến hành các dự án chống lụt ở các vùng ở trung tâm, Đông Bắc và

Tây Nam và mở rộng mạng lưới thoát nước Tính từ năm 1973, Chính phủ đã

bỏ ra khoảng 2 tỷ USD để xây dựng hệ thống kênh và cống thoát nước

33

Trang 34

Hiện nay, diện tích có nguy cơ ngập lụt ở Singapore đã giảm từ 3.200 ha

trong những năm 70 xuống còn 56 ha Tuy một số nơi ở Singapore thỉnh thoảng

vẫn bị ngập khi mưa to kéo dài, nhưng thường không ngập lâu.

Điều thú vị là bên cạnh nhiệm vụ làm nguồn dự trữ chiến lược và là mộtphần cho giải pháp chống ngập lụt, những con kênh lại có thêm một chức năng

mới là trở thành những dòng suối, sông hồ phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí và

hòa mình với thiên nhiên của người dân.

Singapore có hệ thống thoát nước mưa tách biệt với hệ thống cống nướcthải, với 7.000 km đường cống trên đường và khoảng 1.000 km các kênh rãnhthoát nước chính Hệ thống này đã giúp giảm diện tích khu vực dé bị ngập từ

3.200 ha hồi thập niên 1970 còn khoảng 40 ha như hiện nay, bất chấp việc đô

thị hóa phát triển

c, Nhật Bản: Hệ thống thoát nước ngầm không là

Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống thoát nước ngầm không lồ tại ngoại

6 thủ đô Tokyo Hệ thống này là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thé giới

và phải mắt tới 17 năm dé hoàn thành

Hệ thống gồm 5 trục hình trụ lớn, cao khoảng 70 m, đường kính khoảng

30 m, đủ rộng dé chứa một tàu con thoi Tất cả các trục này được nối thông vớinhau bang một đường ham có thiết kế cong, đường kính 10 m, dai 6,3 km Ởcuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bề kiêm soát áp lực không 16 Bé nay

có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm soát dong nước trongtrường hợp chăng may có một máy bơm bị vỡ Bê chứa rộng hơn một sân bóng

đá với chiều dai 177 m, rộng 78 m và cao khoảng 22 m dưới lòng đất Theothông số thiết kế, hệ thống có khả năng xả 200m3 nước/giây ra sông Edo, tươngđương lượng nước day trong một bê bơi chuẩn 25 m

d, Mỹ: Hệ thống tiên tiễn nhất nhì thé giới

Nam đầu tiên của thé ky XX, nhiều thành phó đã lựa chọn xây dựng hệthống thoát nước và xử lý nước thải riêng biệt Hệ thống thoát nước hết sức tiên

34

Trang 35

tiền kết hợp tràn và hệ thống vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ởnhiều nơi ở Mỹ.

Cơ sở hạ tang thoát nước của Mỹ bao gồm 1,2 triệu dặm đường cống (cả

hệ thống thoát nước và công rãnh kết hợp) Trạm bơm nước thải và 16.024 nhàmáy xử lý nước thải thuộc sở hữu công Ngoài ra, ít nhất 17% người Mỹ có hệthống vệ sinh tại chỗ như bê tự hoại Nhà máy xử ly nước thải phục vụ 189,7triệu người và xử lý 32,1 ty gallon mỗi ngày Có 9.388 cơ sở xử lý thứ cấp va

4.428 cơ sở xử lý nước tiên tiến

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý hệ thong thoát nước đô thị tại một số thành phố

tai Việt Nam

cải tạo công vòm, nâng cấp hệ thống thoát nước và giữ gìn vệ sinh môi trường

dé tiến tới giải quyết co bản, hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ngậpúng đo thời tiết và triều cường trên địa bàn

Dé chuẩn bị cho công tác chống ngập trên địa bàn thời gian tới, Uy bannhân dân Thành phó Hồ Chi Minh đã xây dựng và điều chỉnh quy hoạch tổngthê hệ thống thoát nước Thành phó đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 Theo

đó, quy hoạch thoát nước của Thành phố sẽ được mở rộng trên diện tích khoảnghon 2.000 km2 bao gồm 23 quận, huyện (trừ huyện Cần Giờ), rộng gấp ba lần

so với điện tích quy hoạch cũ Việc điều chỉnh này nham lập quy hoạch thoátnước đồng bộ, làm cơ sở cho việc phát triển dự án đầu tư xây dựng mới, cải tao

và nâng cấp hệ thống thoát nước trên địa bàn Thành phô

Mặt khác, Thành phó Hồ Chí Minh đang đây nhanh tiến độ dé hoàn thành

Dự án chống ngập có xét đến yếu tô biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) có tổng vốn

đầu tư lên tới 10.000 tỷ đồng trong năm 2021 Hiện tại, Dự án đã hoàn thành

35

Trang 36

77% khối lượng, dự kiến sẽ tiếp tục thi công xuyên Tết Tân Sửu 2021 dé sớm

đưa công trình vào vận hành.

Dự án chống ngập này có khả năng kiểm soát ngập do triều cường, chủ

động ứng phó với biến đổi khí hậu cho khu bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm

Thành phó, với diện tích 750 km2 và khoảng 6,5 triệu dân sinh sống Dự án còn

giúp điều tiết hạ thấp mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát

nước đô thị và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực Dự kiến sau khi hoàn

thành, Dự án sẽ giải quyết ngập ở bốn tuyến đường: Huỳnh Tan Phát, Quốc lộ

50, Lê Văn Lương, Trần Xuân Soạn

Bên cạnh việc hoàn thành Dự án giải quyết ngập do triều cường khu vựcthành phố Hồ Chi Minh có xét đến yếu tô biến đổi khí hậu (giai đoạn 1), Thànhphố tiếp tục thực hiện 218 dự án chống ngập khác với tổng kinh phí gần 8.000

tỷ đồng Thành phố đặt mục tiêu sau khi Dự án chống ngập trên đi vào hoạt

động sẽ cơ bản giải quyết tình trạng ngập nước tại lưu vực trung tâm Thành phố

và 5 lưu vực ngoại vi, góp phần cải thiện đời sống dân sinh và bảo vệ môi

trường.

Với tình trạng lấn chiếm kênh, rạch, các quận, huyện trái phép trên địabàn Thành phó Hồ Chí Minh sẽ đây mạnh thực hiện kiểm soát và cưỡng chế cáctrường hợp này, trả lại hiện trạng ban đầu của kênh, rạch

Đối với những trường hop nhà dân xây lấn kênh, rạch do lịch sử để lại,

có những vi trí được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng dat, địa phương sẽ tôchức đền bù, giải phóng mặt bằng dé khôi phục lại hiện trạng Đồng thời tại các

dự án khu dân cư, khu đô thị, việc san lấp kênh, rạch có quy định phải thay thếbăng cống hộp có tiết diện bằng hoặc lớn hơn kênh, rạch bị san lấp

Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang triển khai Dự án phục hồi hệ thống

cống vòm đầu tư từ trước năm 1975, dé phát huy năng lực chống ngập cho khu

vực trung tâm Thành phó với sự hỗ trợ kinh phí gần 18 triệu USD từ Cơ quan

Hợp tác quốc tế Nhật Bản - ICA

36

Trang 37

Tuyến cống vòm này dài hơn 700 km, nằm chủ yếu ở các trục đườngchính khu trung tâm Dự kiến, trong giai đoạn 1, Dự án sẽ thi công phục hồi

tuyến công cũ trên các đường Hai Bà Trưng, Yersin, Cống Quỳnh và Cách mạng

sạch cỏ rác và vệ sinh các tuyến đường trong khu dân cư, tháo dỡ các công trìnhlấn chiếm, treo băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền đến tận người dân

Bên cạnh việc làm thay đổi ý thức người dân, dé phan nao giải quyết tinhtrạng úng ngập hiện nay, Dự án “Quản lý nguồn nước tổng hợp và phát triển đôthị trong mối liên hệ với biến đổi khí hậu tại tỉnh Hà Tĩnh” (IWMC) đã tiếnhành các nghiên cứu và đề xuất các giải pháp công trình và phi công trình nhằmđảm bảo tiêu thoát nước cho thành phố trong điều kiện hiện tại cũng như bốicảnh biến đổi khí hậu

Theo đó, các giải pháp công trình nhằm cải tạo hệ thống hiện trạng, xây

dựng mới các công trình cống, kênh tiêu, hồ điều hòa, trạm bơm cần thiết Một

số công trình được ưu tiên triển khai như: xây dựng hồ điều hòa Đập Bợt (ThạchQuý) và hồ điều hòa Bến Đá (Thạch Đồng); nâng cấp tuyến kênh thoát nướcphía Tây Tp Hà Tĩnh; xây dựng Cống Đập Hầu xã Thạch Trung Ngoài ra, Dự

án cũng đề xuất ưu tiên xây dựng trạm bơm số 2 (từ cống Đập Bợt ra sông RàoCái), và trạm bơm số 3 từ cống Van Hạnh ra sông Cay nhăm kiểm soát vị trí

Trang 38

251km2 và dân số khoảng 322.601 người vào năm 2019 (Tổng điều tra dân sốnhà ở Việt Nam năm 2019 - Tổng cục thống kê), nhịp độ tăng trưởng GDP cao,ước tính tăng trưởng GDP năm 2018 khoảng 6.7% và dự báo triển vọng có thé

đạt cao hơn Là thành phố có thế mạnh về du lịch nên thành phó rất chú trọng

đến môi trường xanh sạch đẹp Trải qua nhiều năm xây dựng thành phố đã có

nhiều bước tiến đáng kể Về thoát nước đô thị đến nay thành phố đã có khoảng

25 km đường ống bê tông, kích thước D400 - 1800mm với chất lượng tốt Hệthống thoát nước kiểu chung và riêng cho các khu vực: Khu phố cũ sử dụng hệthống cống chung từ nam sông Cái đến bắc sân bay, các khu xây dựng mới tiến

hành xây dựng hệ thống cống riêng Các tuyến thoát nước đều thoát ra Sông Cáihoặc cánh đồng phía Tây nên hạn chế gây 6 nhiễm đến bãi biên

Hàng năm có chế độ bảo dưỡng định kỳ khơi thông miệng cống xả tại

sông Cái, hút bùn trong các tuyến ống, xử phạt các xe chở vật liệu xây dựng

làm rơi vãi trên đường phố nên các tuyến công hoạt động rất tốt, không xảy ra

tình trạng úng ngập trong khu trung tâm (thường ngập cục bộ tại một số điểmven nội thành) Thành phố đã xây dựng 2 trạm xử lý nước thải nhằm giảm thiểutác hại của nước thải khi đỗ ra sông và giữ cho bãi tắm luôn luôn trong sạch,đồng thời xây dựng đập điều tiết ở thượng lưu và xây dựng đập tràn ở hạ lưusông Quán Trường dé điều tiết nước tránh ngập ting

d, Khu đô thị Ecopark:

Khu đô thị Ecopark có tổng diện tích 500 ha, là một trong những khu đôthị sinh thái lớn nhất Việt Nam đang được khẩn trương xây dựng Ecopark dànhtới gần 30% diện tích cho cây xanh, mặt nước Hệ thống thoát nước được thiết

kế riêng hoàn toàn Nước thải được thu gom và xử lý riêng Nước mưa, trướckhi được tập trung và chảy ra nguồn tiếp nhận, được thu gom qua hệ thống kênh

dẫn có dung lượng chứa lớn ở trong khu đô thị Dòng chảy len lỏi giữa các khu

phố hình các ngón tay, được thiết kế như các con kênh tự nhiên, luôn ở trạngthái dòng chảy động, dé cải tạo cảnh quan và tăng cường khả năng tự làm sạch

38

Trang 39

Nước bồ cập cho hệ thống nước mặt này được xử lý băng các bãi lọc ngập nước

trong thực vat Các bãi thâm, thảm cỏ được bồ trí hợp lý trong khu đô thị

Đây là một trong những dự án đầu tiên trên Thế giới áp dụng một cách

đồng bộ phương thức quan lý tổng hợp nguồn nước, thoát nước bền vững vào

thực tế ở quy mô lớn Nước cấp sinh hoạt trong tổ hợp được xử lý bằng công

nghệ lọc màng, sản xuất ra nước uống trực tiếp Nước thải được tách riêng thànhcác đường ống vận chuyền nước đen (từ toilet) và nước xám Nước đen đượcđưa về Trạm xử lý nước thải, xử lý tới bậc 3, và được tái sử dụng làm nước dộitoilet, cứu hỏa, làm mát, tưới cây, rửa đường Nước xám được xử lý sơ bộ rồiđược tái sử dụng làm nước tưới Nước mưa, một phần được thoát ra sông, một

phần được thu gom và chảy qua bãi lọc ngập nước trồng thực vật đề kiểm soát

chất lượng trước khi chảy ra hỗ sinh thái trong Công viên Đây cũng là nguồn

cấp nước cho Trạm xử lý nước cấp của khu vực này Rác thải hữu cơ từ sinh

hoạt, chăn nuôi, trồng trọt được thu gom và chế biến thành phân vi sinhcompost, dùng dé cung cấp cho các hộ nông dân trong tô hợp, hoặc bón cho

chính cây trồng trong Công viên

1.3.3 Bài học kinh nghiệm cho thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Công việc quy hoạch thoát nước ở các đô thị hiện nay mới chỉ được lồngghép trong các đồ án quy hoạch chung phát triển đô thị, cần được quản lý tổnghợp theo lưu vực sông Quy hoạch đô thị nên có tầm nhìn dài hạn, tính đến tất

cả mọi rủi ro, xem bài học các nước, nhất là thoát nước và sơ tán dân Tuyệt đốikhông để mật độ xây dựng quá cao Các công trình phải được thiết kế và xâydựng đồng bộ, thông số kỹ thuật hợp lý, không cấp phép xây dựng tại nhữngnơi nguy cơ ngập cao Giữ nghiêm số lượng và quy mô các hồ, duy tu, nạo vétkênh, cống thường xuyên Kiểm tra và xử phạt nặng việc đồ rác thai, xây dựng,làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh thoát nước Tổ chức dau thầu giao cho các

co quan có tiềm lực, năng lực, kinh nghiệm thực thi các dự án thoát nước của

đô thị.

39

Trang 40

Những năm qua, công tác đầu tư nâng cấp hạ tầng, thoát nước được thành

phố đầy mạnh thực hiện Đó là các dự án nâng cấp, cải tạo kênh Bắc, xây dựng

hồ điều hòa, nâng cấp cải tạo hào xung quanh Thành cổ Vinh, nâng cấp và cảitạo hồ Cửa Nam, nâng cấp và cải tạo một số mương thoát nước chính, gồm:

mương số 3, mương Đông Vĩnh

Những chương trình, dự án đó đã góp phần cải thiện tình trạng ngập úng

ở một số địa bàn Tại các vùng dự án, trước đây ô nhiễm nặng, rác thải và nước

thải sinh hoạt được đồ trực tiếp xuống mương, xuống hồ này được nạo vét, xây

thêm hồ lắng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường Tuy nhiên, thành phố vẫn cần

thêm nhiều nguồn lực cũng như giải pháp dé đảm bảo quản lý được tình trạngtiêu thoát nước của thành phó

Quản lý hệ thống thoát nước của thành phố Vinh là sự cần thiết và là một

yêu cầu thiết yếu trong quá trình phát triển đô thị và là động lực cho sự pháttrên kinh tế xã hội Công tác quản lý hệ thống thoát nước trên thế giới đã được

coi trọng và phát triển từ lâu Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam nói

chung và của thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nói riêng gắn liền với xây dựng vaphát triển các công trình thoát nước thải va xử ly nước thải Một đô thị hiện đạiphải xây dựng một hệ thống công trình thoát nước thải hiện đại, đồng bộ vàhoàn chỉnh Việc xây dựng một hệ thống thoát nước thải hiện đại đảm bảo cảnhquan đô thị, phát triển hài hòa giữa không gian mặt đất và không gian ngầm,tăng cường an toàn trong khai thác sử dụng, hạn chế việc đào lên, lắp xuống vàtăng hiệu quả trong đầu tư góp phần phát triển đô thị bền vững

Do đó, cần phải nghiên cứu cụ thể đặc điểm về điều kiện tự nhiên, hạ

tang kỹ thuật và hệ thống thoát nước cũng như công tác quan lý hệ thống thoátnước của trung tâm thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để tạo ra một bộ mặt đô thịđẹp và hiện đại, nhăm phù hợp với những dự bao về tốc độ phát triển kinh tế xãhội của thành phố

40

Ngày đăng: 12/06/2024, 02:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w