1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đồng Yên Nhật (JPY)
Tác giả Mai Thủy Tiên, Nguyễn Tố Uyên, Trần Gia Mỹ, Hoàng Thị Thùy Chi, Đinh Ngọc Thùy Trang
Người hướng dẫn TS Ngô Khánh Huyền
Trường học Trường Đại Học Thăng Long
Chuyên ngành Tài Chính Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,91 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN (8)
    • 1.1. Lịch sử (9)
      • 1.1.1. Các mốc thời gian quan trọng (9)
      • 1.1.2. Sự ra đời của đồng Yên Nhật (10)
    • 1.2. Chính phủ và Chính trị (11)
  • PHẦN 2. BIỂU HIỆN CỦA ĐỒNG YÊN NHẬT (14)
    • 2.1. Đặc điểm của đồng Yên Nhật (14)
    • 2.2. Biến động tỷ giá Yên trong thời gian gần đây (15)
  • PHẦN 3. ĐỒNG YÊN NHẬT VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM (19)
    • 3.1. Vị thế của đồng Yên Nhật (19)
      • 3.1.1. Cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc tế (19)
      • 3.1.2. Đồng tiền trú ẩn an toàn (20)
      • 3.1.3. Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) (21)
      • 3.1.4. Giao dịch trong thanh toán quốc tế (22)
    • 3.2. Đồng Yên Nhật tác động đến nền kinh tế thế giới (23)
      • 3.2.1. Thương mại quốc tế (23)
      • 3.2.2. Thị trường tài chính (24)
    • 3.3. Tác động đến nền kinh tế Việt Nam (25)
      • 3.3.1. Trao đổi thương mại (25)
      • 3.3.2. Đầu tư nước ngoài (28)
      • 3.3.3. Dòng kiều hối và lao động (30)
  • PHẦN 4. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG YÊN NHẬT (31)
    • 4.1. Các yếu tố trung và dài hạn (31)
      • 4.1.1. Ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái và lãi suất (31)
      • 4.1.2. Ảnh hưởng bởi cán cân thương mại, tài khoản vãng lai (32)
      • 4.1.3. Ảnh hưởng bởi giá cả trong nước (38)
    • 4.2. Các yếu tố ngắn hạn (39)
      • 4.2.1. Chính trị (39)
      • 4.2.2. Can thiệp của BOJ (40)
  • PHẦN 5. ĐỒNG YÊN NHẬT CHỊU ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI (41)
    • 5.1. Ảnh hưởng của chính sách kinh tế và biến động thị trường quốc tế đối với Yên (41)
      • 5.1.1. Chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ (41)
      • 5.1.2. Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine (41)
      • 5.1.3. Đại dịch COVID-19 (42)
    • 5.2. Thách thức trong việc ổn định duy trì giá trị Yên (43)
  • PHẦN 6. KẾT LUẬN CHUNG (0)

Nội dung

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự liên kết chặt chẽgiữa các nền kinh tế, đồng yên Nhật đã trở thành một trong những đồng tiền được giaodịch nhiều nhất trên thị trường tài chính quốc tế,

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN

Lịch sử

1.1.1 Các mốc thời gian quan trọng a Thời Meji (1868-1912)

Trước áp lực trong cũng như ngoài nước, chế độ Tướng phủ tan rã Quyền lực phục hồi về Thiên hoàng.

 1867: Matsuhito lên ngôi, hiệu là Thiên hoàng Meiji (Minh Trị) Cuộc khôi phục hoàng quyền vào thời kì Minh Trị là một cuộc thay đổi chính trị rất lớn trong lịch sử Nhật Bản.

 1868: dời đô về Edo, đặt tên mới là Tokyo (Đông Kinh) Như vậy các Thiên hoàng đã từng đóng đô ở Nam kinh Nara, Tây kinh Kyoto và cuối cùng là Tokyo.

 1872: đường xe lửa đầu tiên nối Tokyo và Yokohama.

 1885: Nội các được thành lập.

 1889: Hiến pháp Đế quốc Nhật Bản (Hiến pháp Đại Nhật Bản) được quốc hội thông qua và có hiệu lực vào năm sau Theo bản hiến pháp này, Nhật Bản là quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến Thiên hoàng và thế lực quân phiệt Nhật nắm giữ mọi quyền hành.

 1904 – 1905: chiến tranh Nga – Nhật Chiến thắng cả Trung Quốc và Nga, Nhật Bản trở thành cường quốc Nhật Bản được bảo hộ Triều Tiên. b Thời chủ nghĩa quân phiệt (1912 – 1945)

 1912: Thiên hoàng Meiji chết Thiên hoàng Taisho lên ngôi (1912 – 1926) Chấm dứt thời kỳ cai trị của nhóm người thiểu số và chuyển sang chế độ nghị viện và các đảng dân chủ.

 1914: tham gia Thế chiến I, ở phía Đồng Minh, nhưng chỉ đóng vai trò nhỏ bé trong cuộc chiến chống quân đội thực dân Đức ở đông Á.

 1931: sự kiện Mãn Châu, Nhật Bản chiếm đóng Mãn Châu và thành lập Mãn Châu Quốc (Manchukuo) vào năm 1932.

 1937: chiến tranh Trung Nhật lần thứ hai.

 1940: liên kết với phát xít Đức – Ý, tham chiến ở Đông Nam Á và Thái BìnhDương.

 1945: Nhật Bản đầu hàng sau khi 2 quả bom nguyên tử được quân đội Mĩ thả xuống Hiroshima và Nagasaki. c Thời hậu chiến (1945 – nay)

 1945 – 1952: Mĩ chiếm đóng Nhật Bản: lần đầu tiên Nhật bị quân nước ngoài chiếm đóng.

 1946: hiến pháp mới được ban hành, Thiên hoàng mất tất cả quyền lực về chính trị và quân sự và chỉ là biểu tượng của quốc gia Áp dụng chế độ phổ thông đầu phiếu và bảo đảm nhân quyền Nhật Bản bị cấm lãnh đạo chiến tranh và duy trì quân đội. Thần đạo và nhà nước được tách biệt rõ ràng.

 1954: Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản được thành lập. Sau khi bại trận, Nhật Bản nhanh chóng phục hồi và phát triển kinh tế với tốc độ

 18/12/1956: Nhật Bản gia nhập Liên hợp quốc.

 24/08/1964: Nhật Bản trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).

Các triều đại Thiên hoàng từ 1868:

– 1989 – nay Thời Heisei: Thiên hoàng Akihoto lên ngôi và là Thiên hoàng thứ 125.

1.1.2 Sự ra đời của đồng Yên Nhật

Trước thời kỳ Minh Trị Duy tân, tất cả các thái ấp phong kiến của Nhật Bản đã phát hành đồng tiền riêng của họ, Hansatsu, với một bộ sưu tập các mệnh giá không nhất quán Chúng đã bị loại bỏ bởi Đạo luật tiền tệ mới năm 1871, và đồng yên được giới thiệu như một loại tiền tệ thập phân mới được chấp nhận. Đồng Yên Nhật chính thức được chính phủ Minh Trị thông qua vào ngày 10 tháng

5 năm 1871 Đồng tiền mới dần được giới thiệu từ tháng 7 năm đó, nó được thiết kế dựa trên hệ thống tiền tệ thập phân của Châu Âu Đồng Yên, về cơ bản là một đơn vị của Đô la Mỹ, có nguồn gốc giống như tất cả các Đô la từ các mảnh tám của Tây Ban Nha.

Kể từ Thế chiến thứ hai, tiền tệ đã mất nhiều giá trị trước chiến tranh Để cân bằng nền kinh tế Nhật Bản, tỷ giá hối đoái của đồng yên đã được quy định ở mức 360 yên trên

1 USD như một phần của Hiệp định Bretton Woods Khi kế hoạch này bị loại bỏ vào năm

1971, giá trị của JPY đã giảm và đồng tiền này được chấp thuận để thả nổi Đồng yên đạt mức cao 271 yên / đô la Mỹ vào năm 1973, sau đó là thời kỳ giảm phát và tăng giá do cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, đạt giá trị 227 yên trên đô la Mỹ vào năm 1980. Hiệp định Plaza năm 1985 đã nhanh chóng thay đổi tình hình bằng cách tăng tỷ giá hối đoái từ mức trung bình 239 yên / đô la Mỹ lên 128 yên trong 3 năm, từ năm 1985 đến năm 1988 Năm 1995, tỷ giá hối đoái cao hơn 80 yên so với Mỹ đô la, về cơ bản nâng quy mô GDP của Nhật Bản tính bằng đô la Mỹ lên gần như tương đương với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, kể từ đó, giá trị thị trường của đồng yên đã giảm đáng kể.

Ra mắt vào năm 2009, các đồng xu 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500 yên hiện đang được sử dụng Đối với tiền giấy, sê-ri mới nhất được phát hành vào năm

2004, với các tờ tiền 1.000 JPY, 2.000, 5.000 JPY và 10.000 JPY hiện đang được lưu hành.

Chính phủ và Chính trị

Hệ thống chính trị Nhật Bản hiện tại được định hình từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Đây là giai đoạn toàn bộ tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Nhật Bản được cơ cấu, sắp xếp lại, chuyển đổi từ mô hình nhà nước quân phiệt sang mô hình chính quyền dân chủ.

Mô hình thể chế chính trị Nhật Bản hiện tại dựa trên chế độ lưỡng viện đa đảng. Quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp độc lập với nhau Theo Hiến pháp năm 1947, cơ chế tam quyền phân lập được thiết lập, không có quyền lực nào không bị kiểm soát và giám sát Tam quyền phân lập được coi là nguyên tắc căn bản trong tổ chức bộ máy quyền lực ở Nhật Bản Cơ quan lập pháp là Quốc hội, gồm Hạ viện và Thượng viện, trong đó Hạ viện đại diện cho ý kiến và nguyện vọng của nhân dân; Thượng viện giám sát quyền lực và sự phán quyết của Hạ viện Quốc hội Nhật Bản có quyền bổ nhiệm Thủ tướng, thông thường là đại biểu của chính đảng hoặc liên minh chính đảng thắng cử. Thủ tướng có quyền giải tán và bầu lại Hạ viện Mặt khác, Hạ viện có quyền giải tán Nội các bằng một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm hoặc từ chối bỏ phiếu tín nhiệm Nội các Nếu

Hạ viện thông qua nghị quyết không tín nhiệm hoặc từ chối bỏ phiếu tín nhiệm Nội các thì toàn bộ Nội các, bao gồm cả Thủ tướng phải từ chức.

Hình 1.1 Biểu tượng của Nội các và Thủ tướng Nhật Bản

Hệ thống chính trị Nhật Bản là hệ thống chính trị đa nguyên, đa đảng Có rất nhiều đảng phái ở Nhật Bản nhưng chỉ có 5 chính đảng lớn thực sự có ảnh hưởng lớn, đó là Đảng Dân chủ Tự do, Đảng Dân chủ, Đảng Công Minh, Đảng Cộng sản Nhật Bản và Đảng Xã hội Dân chủ Tất cả các chính đảng đều là chính đảng hợp pháp, có sự ghi nhận của pháp luật Các đảng đều phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật Nhật Bản, hình thức hoạt động công khai, trong đó đấu tranh nghị trường là phương thức cạnh tranh quyền lực cơ bản nhất Các chính đảng giữ vai trò vừa là người thực thi chính sách (nếu là đảng hoặc liên minh cầm quyền), vừa là người giám sát quyền lực (nếu là đảng đối lập) Các chính đảng cũng là nơi tập hợp, phân tích các ý kiến phản hồi từ nhân dân Ở Nhật Bản, các tổ chức hiệp hội, nghiệp đoàn rất phát triển Gần như mọi loại hình hoạt động, mọi tầng lớp xã hội đều có tổ chức riêng của mình nhằm liên kết các hội viên, tổ chức các hoạt động tương trợ, giúp đỡ nhau và đấu tranh chống lại những chính sách động đến quyền lợi của họ Đây là hình thức giám sát quyền lực hữu hiệu và có hiệu quả vì nó có thể tác động đến những chính sách, những quyết định rất cụ thể của Chính phủ.

Với các thiết chế giám sát quyền lực như vậy, mọi sự trì trệ, suy thoái hoặc tiêu cực của các cơ quan nhà nước cũng như các quan chức rất khó được bỏ qua mà thường được khai thác triệt để Điều nay buộc các cơ quan và các cá nhân có quyền lực phải rất thận trọng trước mỗi quyết định và phải điều chỉnh những quyết định nếu gặp phải sự phản ứng quyết liệt.

BIỂU HIỆN CỦA ĐỒNG YÊN NHẬT

Đặc điểm của đồng Yên Nhật

- Là đồng tiền tệ quốc gia của Nhật Bản, được phát hành bởi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Ký hiệu là ¥

- Có mã hiệu trên thị trường quốc tế là JPY (viết tắt của Japanese Yen).

- Từ “Yên” trong tiếng Nhật mang nghĩa là “hình tròn” hoặc “vật thể tròn”, chính vì vậy, đồng Yên Nhật được gắn với hy vọng ổn định tiền tệ của đất nước vào thời điểm mà nó ra đời.

- Có 2 loại là tiền kim loại (tiền xu) và tiền giấy Đồng thấp nhất là 1 yên và cao nhất là 10,000 yên.

Tiền xu JPY được làm từ vật liệu chính là đồng hoặc thép, có hình tròn Đặc biệt, đồng 5 và 50 yên yên có lỗ tròn ở giữa Lỗ tròn ở giữa đồng 5 yên mang ý nghĩa “một cái nhìn thông suốt về tương lai”, đây cũng là đồng tiền biểu tượng cho nông nghiệp, ngư nghiệp và công nghiệp Còn đồng 50 Yên ở mặt sau có khảm hình hoa cúc, vốn được xem là quốc hoa của Nhật Bản vì nó biểu trưng cho hoàng tộc và đồng thời cũng xuất hiện trên Quốc huy của đất nước này Do mệnh giá thấp nên tiền xu thích hợp với các hoạt động mua bán trao đổi nhỏ lẻ như trong các chuyến xe tàu điện ngầm, trong các cửa hàng tạp hóa bán lẻ

Tiền giấy JPY được thiết kế kèm theo hình ảnh vĩ nhân hoặc danh lam thắng cảnh của đất nước, được dùng phổ biến để trao đổi, mua bán hàng hóa lớn Riêng tờ 2,000 yên được thiết kế đẹp mắt nên thường dùng làm quà lưu niệm cho các du khách nước ngoài.

JPY được điều hành bởi Bộ Tài chính: Việc can thiệp vào thị trường ngoại hối của Nhật Bản sẽ được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và BoJ sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm thi hành can thiệp với tư cách đại diện của Bộ Tài chính BOJ thường sẽ công bố kế hoạch can thiệp trước khi thực hiện Điều này nhằm mục đích gửi tín hiệu cho thị trường về ý định của BOJ trong việc ngăn chặn đà mất giá của đồng JPY.

JPY được các nhà đầu tư và các nhà định chế tài chính coi là đồng tiền trú ẩn an toàn JPY vẫn thường tăng giá trị trong những thời điểm bất ổn của nền kinh tế toàn cầu.

Ví dụ trong cuộc đại suy thoái diễn ra năm 2008, đồng JPY đã đạt được mức cao nhất trong 13 năm, ở mức khoảng 90 JPY cho 1 USD Hay trong đợt bất ổn xung quanh cuộc bầu cử ở Ý vào năm 2013, JPY đã tăng 5% chỉ trong một ngày so với đồng EURO, và4% so với USD.

Biến động tỷ giá Yên trong thời gian gần đây

Trong 6 tháng đầu năm 2023, đồng Yên liên tục trượt dốc do sự trái chiều chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản với các nền kinh tế lớn khác Trong khi các ngân hàng trung ương lớn khác như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) tiếp tục cuộc đua lãi suất để hạ nhiệt nền kinh tế và kéo lạm phát xuống thì NHTW Nhật Bản (BOJ) lại giữ chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo để kích thích lạm phát và tăng trưởng Về quy luật, dòng tiền sẽ chảy từ nơi có lãi suất thấp sang nơi có lãi suất cao nên làn sóng bán tháo đồng yên để mua USD ngày càng mở rộng Đây là nguyên nhân chính thúc đẩy quá trình lao dốc của đồng yên Nhật Bản BOJ y chưa thể đẩy lạm phát tiến tới mức mục tiêu 2%, vì vậy đồng Yên tiếp tục giảm giá. Đến tháng 7/2023, đồng Yên có xu hướng tăng trở lại trước cuộc họp của BOJ vào ngày 28/7/2023 Trong cuộc họp, BOJ đã điều chỉnh chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC), cho phép lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm được tăng tối đa lên 1% Tuy nhiên, động thái này không đủ sức để chặn đứng xu hướng giảm giá của đồng Yên, một phần do BOJ phát tín hiệu sẽ không cho phép lợi suất biến động mạnh và vẫn tiếp tục mua vào trái phiếu để ngăn lợi suất tăng.

Sự mất giá của đồng yên do khoảng cách khá lớn trong chính sách tiền tệ giữa Nhật Bản và Mỹ cùng việc giá hàng hóa tăng do có phục hồi của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch Covid-19 và thứ hai là cú sốc nguồn cung bắt đầu ảnh hưởng từ căng thẳng Nga và Ukraine đã khiến tỷ lệ thương mại của Nhật Bản – giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu– trở nên tồi tệ hơn trong 9 quý liên tiếp kể từ sau quý 2/2020 Thống kê quốc gia cho thấy giá nhập khẩu tăng 60,7% trong khi giá xuất khẩu chỉ tăng 27,7% trong cùng kỳ.Đồng yên Nhật mất giá khiến giá các mặt hàng nhập khẩu tăng cao, khiến người tiêu dùng không thể "nới lỏng" hầu bao Từ góc độ của các doanh nghiệp, điều này có thể dẫn đến một vòng luẩn quẩn, trong đó doanh thu sụt giảm sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư hoặc huy động vốn.

Sau đó đồng yên tiếp tục trượt dài Sau khi kết thục cuộc họp vào cuối tháng 10/2023 của BOJ, Ủy ban Chính sách của ngân hàng này cho phép lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm vượt mức 1%, xem mức này là ngưỡng trên thay vì là mức trần cứng và bỏ cam kết bảo vệ mức trần này bằng việc mua trái phiếu với khối lượng không hạn chế Lãi suất ngắn hạn được đặt ở mức -0,1%, trong khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm ở mức khoảng 0% theo chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, theo chính sách hiện tại Sau khi điều chỉnh được công bố, thị trường ngoại hối Tokyo chứng kiến xu hướng bán đồng Yên tăng mạnh, đồng Yên đã quay đầu giảm xuống mức 150 Yên đổi 1 USD. Động thái điều chỉnh này cho thấy Ngân hàng trung ương Nhật Bản sẽ chưa bình thường hóa chính sách tiền tệ, đây chỉ biện pháp để tạo ra sự linh hoạt cho lãi suất, khi mà áp lực tăng lãi suất của Nhật Bản đang rất lớn do sự chênh lệch lãi suất với Mỹ Sự điều chỉnh này cũng nhằm ngăn chặn việc Nhật Bản phải mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ để kìm hãm đà tăng của lãi suất dài hạn, động thái có thể làm rối loạn thị trường và khiến đồng Yên tiếp tục mất giá sâu hơn

Ngày 8/12, đồng Yên tăng cao nhất trong gần 1 năm, nguyên nhân là do phát biểu của các lãnh đạo BOJ Điều này đã làm rung chuyển thị trường tài chính ở Tokyo và toàn cầu Sự tăng giá mạnh mẽ của đồng Yên khiến tất cả các đồng tiền trong nhóm G10 (bao gồm Bỉ, Canada, Đức, Italy, Nhật Bản, Hà Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Vương quốc Anh và Mỹ) tăng giá Cụ thể, Thống đốc BOJ Kazuo Ueda nói với các nhà lập pháp tại quốc hội rằng công việc của ông sẽ gặp nhiều thách thức hơn từ cuối năm nay trở đi Điều này làm dấy lên những suy đoán về việc loại bỏ lãi suất âm Phó thống đốc Ryozo Himino cho rằng việc tăng lãi suất sẽ không mang lại những tác động bất lợi lớn.

Tuy nhiên, Các quan chức BOJ cho biết ngân hàng này chưa đủ tự tin về việc đạt được mục tiêu lạm phát ổn định ở mức 2%, kèm theo tăng trưởng tiền lương khi CPI ở Nhật Bản trong tháng 12 vừa qua tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước Chỉ số này thấp hơn mức 2,5% trong tháng 11, nhưng vẫn cao hơn mục tiêu 2% của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) trong tháng thứ 21 liên tiếp Nhìn rộng ra, đồng Yên vẫn giảm khoảng 8% so với đồng bạc xanh xong năm 2023 Đây là thành tích kém thứ hai trong số các đồng tiền của nhóm G10 Đồng Yen Nhật chốt phiên giao dịch cuối cùng của năm

Kết thúc cuộc họp diễn ra trong hai ngày 22-23/01/2021, Ngân hàng Trung ươngNhật Bản (BOJ) giữ nguyên lãi suất ở trạng thái âm Ngoài ra, cơ quan này giảm dự báo về lạm phát lõi trong năm tài khoá tới BOJ duy trì lãi suất ngắn hạn ở mức -0,1% và duy trì chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) nhằm giữ lãi suất dài hạn ở mức thấp YCC cho phép lợi suất trái phiếu chính phủ Nhật Bản kỳ hạn 10 năm dao động trong khoảng từ -1% đến 1% Động thái này làm gia tăng áp lực mất giá lên đồng yên, khiến đồng tiền này sụt về gần hơn mốc chủ chốt 150 yên đổi 1 USD Việc BOJ “án binh bất động” về chính sách tiền tệ là nhằm đợi cho tới khi có thêm dữ liệu về tăng trưởng tiền lương, để xác định xem tốc độ tăng lương đã đủ để duy trì lạm phát ổn định quanh ngưỡng mục tiêu 2% hay chưa.

Từ tháng 11/2023 đến giữa tháng 01/2024, đồng Yên chưa khi nào giảm về mức

150 yên đổi 1 USD Giới chuyên gia cho rằng xu hướng mất giá của yên từ đầu năm đến nay không chỉ do BOJ duy trì chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo mà còn do trận động đất nghiêm trọng ở Nhật hôm 1/1 Thị trường cũng đang rộ lên đồn đoán về khả năng nhà chức trách Nhật Bản có thể can thiệp để bảo vệ tỷ giá nếu yên rớt về mốc 150 yên đổi 1 USD.

Hình 2.2 Tỷ giá JPY/VND

Hình 2.3 Tỷ giá USD/VND

ĐỒNG YÊN NHẬT VỚI KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ KINH TẾ VIỆT NAM

Vị thế của đồng Yên Nhật

Nhật Bản là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, cả về thương mại quốc tế và giao dịch trên thị trường tiền tệ Đây cũng là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới tính theo giá trị đồng đô la Các số liệu đều cho thấy đồng Yên Nhật là một trong những đồng tiền chủ chốt và đóng vai trò quan trọng khi biến động của Yên Nhật có thể tác động đến tình hình tài chính và thương mại quốc tế, ảnh hưởng đến cả SDR cũng như các quốc gia sử dụng SDR.

3.1.1 Cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc tế

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo cập nhật về tình hình dự trữ ngoại hối quốc tế tính đến cuối quý III/2023 Dữ liệu này được tổng hợp từ 149 báo cáo của các quốc gia thành viên và phi thành viên IMF cùng một số thực thể khác có nắm giữ ngoại hối quốc tế Dự trữ ngoại hối bao gồm: Ngoại tệ, vàng, tiền gửi ngoại tệ, trái phiếu kho bạc và chứng khoán khác của chính phủ…

Hình 3.4 Cơ cấu dự trữ ngoại hối quốc tế (tỷ USD)

Tính đến cuối quý III/2023, tổng dự trữ ngoại hối quốc tế đạt trên 11.902 tỷ USD,giảm nhẹ từ con số 12.055 tỷ USD vào cuối quý trước đó Tương tự, dự trữ đã phân bổ đạt trên 10.981 tỷ USD, giảm gần 185 tỷ USD Trong số dự trữ ngoại hối đã phân bổ, USD tiếp tục chiếm vị thế áp đảo với giá trị gần 6.498 tỷ USD, tăng từ tỷ trọng 58,88% trong quý trước đó lên 59,17%, phản ánh xu hướng phục hồi USD sau khi giảm nhẹ do tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng ngân hàng xảy ra từ tháng 3 cho đến tháng 5 vừa qua Tỷ trọng một số ngoại tệ khác cũng tăng nhẹ, bao gồm JPY (tăng 0,05% lên 5,45%), đô la Úc, AUD (tăng từ 1,97% lên 2,02%), đô la Canada, CAD (tăng nhẹ 0,01% lên 2,5%), nhóm ngoại tệ khác (tăng 0,1% lên 3,89%) Những ngoại tệ ghi nhận xu hướng giảm bao gồm: EUR giảm từ 19,97% xuống 19,58%; Nhân dân tệ (CNY) tiếp tục giảm từ 2,45% trong quý trước xuống 2,37%, nguyên nhân là do kinh tế Trung Quốc giảm tốc; Bảng Anh, GBP giảm từ tỷ trọng 4,87% xuống 4,83% Riêng tỷ trọng Franc Thuỵ Sỹ, CHF không thay đổi (0,18%), mặc dù dự trữ dưới dạng đồng tiền này giảm từ 20,63 tỷ CHF xuống 20,30 tỷ CHF.

3.1.2 Đồng tiền trú ẩn an toàn

Trong vô số các loại tiền tệ trong hệ thống kinh tế toàn cầu, JPY được các nhà đầu tư và các định chế tài chính coi là đồng tiền trú ẩn an toàn cùng với Đô la Mỹ và Franc Thụy Sĩ, nghĩa là các loại tiền tệ này có xu hướng giữ nguyên hoặc tăng giá trị trong thời gian bất ổn và thị trường bất ổn mặc dù có giá trị tương đối nhỏ so với các đồng tiền lớn khác trên thế giới Vị thế đồng tiền trú ẩn của JPY có thể lý giải là do sự ổn định và bền vững của nền kinh tế Nhật Bản, đặc biệt là trong những cuộc khủng hoảng, Nhật Bản luôn chứng minh cho thế giới thấy khả năng kiểm soát tình hình của mình.

Tiêu biểu là cuộc khủng hoảng ngân hàng cuối những năm 1990 cùng với sự sụp đổ thị trường chứng khoán, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) là người đi tiên phong trong việc đưa tung ra các chính sách tiền tệ phi truyền thống như nới lỏng định lượng, và hạ lãi suất ở mức gần bằng 0 để vực dậy nền kinh tế.

Hình 3.5 Lãi suất của Nhật Bản vào những năm 1990

Hoặc trong cuộc đại suy thoái diễn ra năm 2008, đồng tiền được xem là đồng tiền mạnh nhất trong năm 2008 là đồng yên do tăng giá tới 25% so với đồng USD và 30% so với đồng euro Theo giới phân tích, đồng yên Nhật được hưởng lợi từ hoạt động "carry trade"- giao dịch chệnh lệch lãi suất tiền tệ- tức là vay đồng yên có lãi suất thấp để đầu tư vào những nơi có lợi tức cao hơn.

3.1.3 Quyền rút vốn đặc biệt (SDR)

Giá trị của SDR được tạo thành bởi năm loại tiền tệ và đồng Yên Nhật cũng góp mặt trong số đó.

Speacial Drawing Rights (SDR) - Quyền rút vốn đặc biệt hay còn gọi là giỏ tiền tệ quốc tế là một loại tiền dự trữ tiền tệ quốc tế do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra vào năm 1969 Nó hoạt động như một sự bổ sung cho dự trữ tiền hiện có của các quốc gia thành viên Nó được tạo ra để giải quyết những lo ngại về những hạn chế của vàng và đô la khi là phương tiện duy nhất để thanh toán các tài khoản quốc tế, tăng cường thanh khoản quốc tế bằng cách bổ sung các đồng tiền dự trữ tiêu chuẩn Các loại tiền tệ tạo nên SDR sẽ được đánh giá lại 5 năm 1 lần. Để được gia nhập vào giỏ tiền tệ quốc tế này, các quốc gia cần đáp ứng được một số tiêu chỉ được Ủy ban điều hành IMF đề ra như sau:

 Đồng tiền của quốc gia đó phải có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế toàn cầu. Đạt được yếu tố này, quốc gia cần có lượng xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn, thuộc top đầu thế giới trong vòng 5 năm liền khi đánh giá.

 Đồng tiền của quốc gia này phải là đồng ngoại tế với mức độ sử dụng rộng rãi. Tức là đồng tiền này được mua bán phổ biến trên thị trường ngoại hối, và được dùng phổ biến khi thanh toán quốc tế

Lần xem xét định giá SDR gần nhất hoàn tất vào năm 2015, tuy nhiên để ưu tiên cho các công việc liên quan đến ứng phó của Quỹ đối với đại dịch COVID-19, đến 2022, IMF mới hoàn tất việc đánh giá 5 năm 1 lần Theo số liệu của IMF có hiệu lực từ ngày 01/8/2022, Đồng Yên chiếm 7,59% trong SDR.

Hình 3.6 Các loại tiền tệ và tỷ trọng hiện tại của SDR bắt đầu vào tháng 8 năm 2022 3.1.4 Giao dịch trong thanh toán quốc tế

Số liệu theo SWIFT-Society for Worldwide Interbank FinancialTelecommunications (Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu), dựa trên tỷ trọng trong tổng giá trị giao dịch trong tháng 11/2023, JPY giảm từ 3,91% xuống 3,41%,xếp thứ 4 sau USD, EU và Nhân dân tệ.

Hình 3.7 Tỷ trọng của dòng tiền trong thanh toán quốc tế qua nền tảng Swift (Đơn vị: %)

Đồng Yên Nhật tác động đến nền kinh tế thế giới

3.2.1 Thương mại quốc tế Đồng Yên Nhật đóng vai trò quan trọng trong giao dịch thương mại quốc tế của Nhật Bản Sự biến động của tỷ giá có thể ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Nhật, đồng thời có tác động đến thị trường thế giới và các đối tác thương mại của Nhật Bản Trong năm 2023, xuất khẩu của Nhật Bản đạt kỷ lục nhờ đồng yên yếu.

Số liệu hàng tháng cho thấy xuất khẩu tháng 12 của Nhật Bản tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 9,65 nghìn tỷ yên, vượt mức dự báo tăng 9,1% mà các chuyên gia kinh tế đưa ra trong một cuộc khảo sát Trước đó vào tháng 11, xuất khẩu của Nhật Bản giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu của Nhật Bản sang thị trường Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 9,6% trong tháng 12, đạt 1,77 nghìn tỷ yên (12 tỷ USD), đánh dấu tháng đầu tiên tăng so với cùng kỳ năm trước trong 13 tháng trở lại đây Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sangTrung Quốc đã giảm đến tháng 11/2023 do kinh tế Trung Quốc giảm tốc và Bắc Kinh áp lệnh cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản.

Xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ tăng 20,4% trong tháng 12, đánh dấu tháng tăng thứ 27 liên tiếp Động lực cho sự tăng trưởng này là các nhóm sản phẩm ô tô và linh kiện ô tô, và thiết bị xây dựng-khai mỏ.

Hình 3.8 Số liệu thể hiện tỷ trọng của từng quốc gia và khu vực trong tổng xuất khẩu của

Theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản, trong năm 2023, xuất khẩu của Nhật sang Hoa Kỳ chiếm 20,1% và sang EU (không bao gồm Vương quốc Anh) là 10.3% Bên cạnh đó, xuất khẩu sang Trung Quốc cũng chiếm tỷ trọng cao với 17,6%.

Có thể thấy, xuất khẩu thực tế của Nhật Bản sang các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế mới nổi đều cao, điều này cho thấy Nhật Bản luôn là một trong những quốc gia có lượng xuất khẩu hàng hóa lớn Đây cũng là một yếu tố quan trọng khi đánh giá các loại tiền tệ trong giỏ tiền tệ quốc tế.

3.2.2 Thị trường tài chính Đồng Yên Nhật được kiểm soát bởi nhiều chính sách của Ngân hàng Trung ương và Bộ Tài chính Nhật Bản.Khi Ngân hàng Trung ương thay đổi hoặc điều chỉnh chính sách sẽ khiến đồng Yên bị ảnh hưởng rất nhiều Biến động tỷ giá của đồng Yên Nhật sẽ tạo ra tác động lớn đến các thị trường tài chính toàn cầu bởi những sự thay đổi nhanh chóng và không đoán trước được của tỷ giá có thể tạo ra rủi ro cho các nhà đầu tư và các quỹ quốc tế

Trong ngày 31/10/2023, khi Ngân hàng Trung ương Nhật điều chỉnh nhẹ chính sách kiểm soát đường cong lợi suất (YCC) - đây là một một động thái không được như kỳ vọng của giới đầu tư, dẫn đến hoạt động bán khống đồng yên Nhật Bản trên thị trường tài chính gia tăng.

Tác động đến nền kinh tế Việt Nam

Trong những năm gần đây, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản tương đối cân bằng, bền vững và tăng trưởng ổn định Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ 4, là đối tác xuất khẩu lớn thứ 3 và là đối tác nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.

Hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản đang được hỗ trợ bởi nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đang thực thi, trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định Đối tác Chiến lược và Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) Nhật Bản là đối tác đã ký kết nhiều Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và đa phương nhất với Việt Nam Những FTA này đã và đang tạo ra khuôn khổ hợp tác vô cùng quan trọng, góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, kinh doanh giữa hai nước theo nguyên tắc đôi bên cùng có lợi.

Với 126 triệu dân Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn đối với nhiều hàng hóa sản xuất từ Việt Nam, bao gồm nhóm hàng công nghiệp chế biến chế tạo (hàng dệt may, giày dép, thiết bị phụ tùng, ) tới các mặt hàng nông thủy sản, đặc biệt là cá và sản phẩm chế biến từ cá, tôm, lươn, thịt, sản phẩm từ thịt, đậu nành, sản phẩm từ ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê…Có thể thấy hai nước có cơ cấu xuất nhập khẩu mang tính bổ sung, không cạnh tranh trực tiếp vì Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu hàng nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, hàng tiêu dùng trong khi Việt Nam lại có lợi thế cạnh tranh lớn về xuất khẩu các sản phẩm này.

Hình 3.9 Các mặt hàng chủ yếu trong trao đổi thương mại Việt-Nhật

Trong 10 tháng năm 2023, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 67,1 tỷ USD giảm 17,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 23,7 tỷ USD, giảm 12,4%; xuất siêu sang Nhật Bản 1,6 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 317 triệu USD); nhập siêu từ Trung Quốc 40,5 tỷ USD, giảm 23,4%; nhập siêu từ Hàn Quốc 23,4 tỷ USD, giảm 27,6%; nhập siêu từ ASEAN 6,5 tỷ USD, giảm 38,2%.

Hình 3.10 Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu 10 tháng năm 2023

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong tháng 11/2023, theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản đạt hơn 2,04 tỷ USD, tăng 1,1% so với tháng trước, kết quả này đưa kim ngạch xuất khẩu 11 tháng sang thị trường này đạt 21,3 tỷ USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm trước Mức giảm 3,8% là mức giảm thấp nhất so với nhiều thị trường lớn (xuất khẩu sang Hoa Kỳ giảm 13,1%, EU giảm 11,1%, ASEAN giảm 6,2% ).

Có thể thấy với quy mô giao thương lớn như vậy, biến động tỷ giá JPY - VND cũng sẽ tạo ra những tác động nhất định đến xuất nhập khẩu của Việt Nam bởi đồng yên Nhật giảm giá (cũng có nghĩa là Việt Nam đồng tăng giá so với đồng yên Nhật), xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật sẽ giảm Ngược lại, nhập khẩu từ Nhật sẽ tăng Kể từ khi đồng Yên giảm giá xuống mức thấp nhất trong lịch sử, đã xuất hiện tình trạng nhà nhập khẩu Nhật Bản đề nghị đàm phán lại giá nhập khẩu đề bù đắp những thiệt hại cho họ khi đồng Yên sụt giá Hoặc căn cứ vào những sản phẩm xuất khẩu chính với thị trường Nhật Bản, có thể thấy đồng yên Nhật giảm giá sẽ gây tác động bất lợi đến những ngành thủy hải sản, gỗ, phương tiện vận tải, phụ tùng, máy móc

Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lũy kế 11 tháng trong năm 2023, xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,38 tỷ USD, trong đó tôm thẻ chân trắng đạt 302 triệu USD, tôm sú đạt 86 triệu USD, xuất khẩu mực đạt trên 72 triệu USD, bạch tuộc đạt gần 70 triệu USD Xuất khẩu cá hồi sang Nhật đạt

227 triệu USD, đạt 87 triệu USD, cá nục đạt 77 triệu USD Ước tính cả năm 2023, XK thủy sản sang Nhật Bản sẽ thu về trên 1,5 tỷ USD, giảm 12% so với năm 2022.

Hình 3.11 Số liệu xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP)

Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thực hiện tính tới 20.12.2023 ước đạt 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm trước và là năm có số vốn FDI thực hiện cao nhất từ trước đến nay Trong năm 2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài hơn 36,6 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm trước Ngoài vốn đầu tư điều chỉnh giảm thì vốn đầu tư mới và góp vốn mua cổ phần tăng mạnh hơn so với năm trước Về góp vốn, mua cổ phần,mua phần vốn góp, có 3.451 giao dịch góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài(giảm 3,2% so với năm trước), tổng giá trị vốn góp đạt hơn 8,5 tỷ USD (tăng 65,7% so với năm trước).

Hình 3.12 Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2019-2023

Trong 10 tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư FDI của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam sụt giảm 32,5% do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và sự mất giá của đồng yên Tuy nhiên, số lượng dự án FDI Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam lại tăng 23,3%. Lượng khách đến tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục tăng cao. Điều này cho thấy các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn dành sự quan tâm rất cao đến thị trường Việt Nam.

Nhờ vào các chính sách của Chính Phủ và Thủ tướng Chính phủ, việc thu hút FDI cuối năm 2023 rất thành công Đây là động lực rất quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 và các năm tiếp theo trong bối cảnh kinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, thách thức khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với chính sách kinh tế vĩ mô ổn định; môi trường đầu tư của Việt Nam thông thoáng, an toàn; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn đồng hành, hỗ trợ cộng động doanh nghiệp vượt qua khó khăn; nhiều chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp đã được thực thi hiệu quả Các yếu tố này đã tác động tích cực đến các nhà đầu tư nước ngoài quyết định đến đầu tư mới, cũng như mở rộng dự án hiện hữu tại Việt Nam.

Trong năm 2023, đã có 111 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 6,8 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 5,4% so với năm trước Nhật Bản đứng thứ hai với gần 6,57 tỷ

USD, chiếm hơn 17,9% tổng vốn đầu tư, tăng 37,3% so với năm trước Đặc khu hành chính Hồng Kông đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 4,68 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp 2,1 lần so với năm trước.

Hình 3.13 Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo đối tác

Có thể thấy, bên cạnh các chính sách của Chính phủ, biến động tỷ giá JPY/VND góp phần quan trọng trong việc đầu tư của các nhà đầu tư Nhật Bản đến Việt Nam Đồng Yên sụt giảm nghiêm trọng đã ảnh hưởng lớn đến dòng vốn đầu tư vào Việt Nam Nếu đồng Yên tăng giá, việc đầu tư vào Việt Nam sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

3.3.3 Dòng kiều hối và lao động

Một yếu tố khác đáng lưu ý đó là dòng kiều hối từ Nhật Bản khi lực lượng lao động của Việt Nam tại đây rất lớn Theo ước tính từ Cục Quản lý lao động ngoài nước, mỗi năm lao động làm việc tại nước ngoài chuyển về Việt Nam khoảng 3 đến 4 tỷ USD kiều hối Nếu đồng Yên mất giá thì lượng tiền mà người lao động chuyển về nước sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều

NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG YÊN NHẬT

Các yếu tố trung và dài hạn

4.1.1 Ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái và lãi suất

Nhìn vào tác động của tỷ giá hối đoái và lãi suất, có một xu hướng chung là đồng tiền của các nước có lãi suất cao sẽ tăng giá và đồng tiền của các nước có lãi suất thấp sẽ mất giá Đối với tỷ giá hối đoái cũng vậy, nếu đồng yên Nhật có lãi suất thấp và đồng đô la

Mỹ có lãi suất cao, nhiều người sẽ mua đô la hơn và tỷ giá hối đoái sẽ di chuyển theo hướng “đồng yên mất giá so với đồng đô la”

JPY tiếp tục suy yếu so với đồng bạc xanh và duy trì quanh ngưỡng 150 - 151 yen đổi một USD Nếu giá Yên trượt tới mức 151,94 yen đổi một USD, đồng tiền này sẽ rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 33 năm

JPY cũng đang yếu đi so với những đồng tiền khác trên khắp thế giới Yên Nhật đã xuống thấp nhất so với euro kể từ năm 2008 So với đầu năm, giá mua vào - bán ra yên Nhật tại ngân hàng Vietcombank đã giảm lần lượt khoảng 14 và 15 đồng.

Hình 4.14 Diễn biến tỷ giá USD/JPY từ đầu năm 2022 đến 02/11/2023

Nguyên nhân lớn nhất khiến đồng yên giảm giá chính là khoảng cách lớn trong chính sách tiền tệ Nhật – Mỹ

Trong khi Cục dự trữ Liên bang Hoa kỳ (FED) tăng lãi suất để chống lạm phát, BOJ vẫn giữ chính sách nới lỏng tiền tệ để giúp phục hồi nền kinh tế hậu COVID-19. BOJ đã can thiệp vào trái phiếu chính phủ để giữ lãi suất không tăng.

Sự chênh lệch lãi suất ngày một lớn gây ra tình trạng đầu cơ tiền tệ Các nhà đầu tư có xu hướng chuyển đổi từ đồng yên sang đồng USD để có lãi suất cao hơn Đầu cơ tiền tệ sẽ khiến đồng yên ngày một suy yếu.

Tuy nhiên, theo một số nhà kinh tế nhận định, đồng Yên giảm giá do sự nghịch chiều trong chính sách tiền tệ giữa Nhật và Mỹ là điều hoàn toàn hợp lý Nhiều quốc gia châu Á khác cũng đang thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhiều nước cũng đang chịu sức ép giảm giá đồng nội tệ khi FED tăng lãi suất

Theo tuyên bố chính sách của BOJ trong ngày 23/01/2024 mới đây, các quan chức BOJ nhất trí giữ nguyên lãi suất ở mức -0.1% và tiếp tục chính sách kiểm soát đường cong lợi suất, trong đó giữ giới hạn trên của lợi suất trái phiếu Chính phủ Nhật Bản ở mức 1% Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cho rằng lạm phát chưa ổn định, cần tiếp tục duy trì các biện pháp nới lỏng tiền tệ để đạt được mục tiêu lạm phát Khi lãi suất âm thường dẫn đến việc yếu đi của đồng tiền quốc gia Điều này xuất phát từ việc lãi suất thấp hoặc âm làm giảm sức hấp dẫn của việc giữ tiền tệ đó như một tài sản đầu tư Kết quả là, nhà đầu tư có xu hướng chuyển vốn sang các tài sản có lợi tức cao hơn, gây áp lực giảm giá trị đối với đồng Yên Bên cạnh đó, mục tiêu chính của lãi suất âm là thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng trong nước Bằng cách làm giảm chi phí vay, chính sách này khuyến khích các doanh nghiệp và người tiêu dùng chi tiêu và đầu tư nhiều hơn, qua đó hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

4.1.2 Ảnh hưởng bởi cán cân thương mại, tài khoản vãng lai

Cán cân thương mại và tài khoản vãng lai đại diện cho dòng tiền ra vào giữa Nhật Bản với các quốc gia khác Nhật Bản là một đất nước cho phép tự do di chuyển vốn, tiền có thể vào và ra khỏi đất nước này cho mục đích đầu tư vào bất động sản, kinh doanh hoặc thương mại

Khi tiền chảy vào Nhật Bản: làm tăng nhu cầu đối với đồng yên Nhật và khiến đồng tiền của nước này tăng giá Nghĩa là nó có giá trị hơn so với đồng tiền của quốc gia khác Khi

Ngân hàng Nhật Bản thắt chặt tiền tệ (tăng lãi suất), dòng tiền cho xu hướng chảy vào Nhật Bản Nếu dòng tiền chảy ra khỏi Nhật Bản: khiến đồng tiền của nước này mất giá. Ngân hàng nới lỏng tiền tệ, dòng tiền có xu hướng chảy khỏi Nhật Bản.

Cán cân thương mại Nhật Bản đã ghi nhận mức thâm hụt kỷ lục 21.728 tỷ yên trong năm tài khóa 2022 (từ 1/4/2022-31/3/2023) Cho đến nay, mức thâm hụt lớn nhất là vào năm tài khóa 2013 (13.7 tỷ yên), khi nhập khẩu nhiên liệu tăng do các nhà máy điện hạt nhân đóng cửa sau trận động đất lớn ở phía Đông Nhật Bản

Nhìn vào thống kê thương mại của bộ tài chính dưới đây thì ta đều thấy Nhật Bản đã bị thâm hụt kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp, với cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng lên mức cao nhất kể từ năm 1979 - thời điểm Nhật Bản bắt đầu thống kê số liệu này.

Hình 4.15 Thương mại Nhật Bản từ năm tài khóa 2010-2022

Xuất khẩu: Xuất khẩu ô tô tăng trưởng 28% lên 13,7 nghìn tỷ yên, có khoảng 5 triệu chiếc xe được bán ra nước ngoài, trong đó xuất khẩu xe ô tô gia đình tăng trường28,9% lên 12 nghìn tỷ yên và xuất khẩu xe tải, bus tăng trưởng 20,7% lên 1,6 nghìn tỷ yên Ngoài ra, xuất khẩu khoáng sản tăng trưởng mạnh mẽ với 83,9% với giá trị khoảng 2 nghìn tỷ yên, máy móc tăng trưởng 12,3% lên 19 nghìn tỷ yên và điện máy cũng tăng trưởng 9% lên 17 nghìn tỷ yên

Hình 4.16 Số liệu xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2022

Xét theo khu vực, xuất khẩu sang châu Á tăng trưởng 15,5% với giá trị 55 nghìn tỷ yên, mặc dù bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chính sách Zero- Covid nhưng xuất khẩu sang Trung Quốc vẫn tăng trưởng 1,3% lên 18,5 nghìn tỷ yên Xuất khẩu sang Mỹ tăng 21,3% lên 18,7 nghìn tỷ yên và tăng trưởng 20,8% lên 11 nghìn tỷ yên đối với EU Do một vài biện pháp hạn chế áp đặt lên Nga, nên kim ngạch xuất khẩu sang Nga đã giảm 39,8% trong năm tài khóa 2022

Các yếu tố ngắn hạn

4.2.1 Chính trị Đồng yên Nhật Bản cũng có đặc điểm khá đặc biệt là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến động của các quốc gia khác hơn là biến động của quốc gia mình Đặc biệt, nó có xu hướng bị ảnh hưởng lớn bởi nền kinh tế Hoa Kỳ, nền kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với Nhật Bản

Ví dụ như, qua cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 Sau khi Donald Trump thắng cử và trở thành Tổng thống mới, đồng yên Nhật đã mất giá đáng kể so với USD, bởi nhà đầu tư tin tưởng vào kế hoạch kinh tế và chính trị của ông Trump có thể đưa đất nước Mỹ tăng trước phục hồi trở lại Đồng thời họ tin rằng có thêm các biện pháp kinh tế bảo vệ, do đó điều này ảnh hưởng tới các nước khác, bao gồm Nhật Bản

Hay một ví dụ gần đây về cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukranie đã khiến thị trường toàn cầu biến động, trong đó có cả JPY

 Giá dầu thô Brent đã tăng từ 90 USD/thùng lên 120 USD/thùng trong năm 2023. Điều này đã làm tăng chi phí nhập khẩu dầu của Nhật Bản, trị giá khoảng 200 tỷ USD mỗi năm.

 Giá lúa mì đã tăng từ 800 USD/tấn lên 1.200 USD/tấn trong năm 2023 Điều này đã làm tăng chi phí nhập khẩu lúa mì của Nhật Bản, trị giá khoảng 100 tỷ USD mỗi năm.

 Chỉ số rủi ro toàn cầu (VIX) đã tăng từ 20 lên 30 trong năm 2023 Điều này cho thấy các nhà đầu tư đang lo ngại về những rủi ro tiềm ẩn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Nhìn chung, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine đã tác động tiêu cực đến đồng JPY. Đồng JPY có thể sẽ tiếp tục mất giá trong thời gian tới, nếu cuộc xung đột vẫn tiếp diễn.

Lần gần đây nhất Nhật Bản can thiệp vào thị trường tiền tệ bằng cách mua vào đồng yên diễn ra vào tháng 9 năm 2022 Đó cũng là lần đầu tiên Tokyo có động thái như vậy kể từ năm 1998

Tuy đồng yên giảm giá có lợi cho các nhà xuất khẩu của Nhật Bản, nhưng tốc độ mất giá của yên hiện nay đang bị xem là một vấn đề lớn Đó là bởi nhiều công ty Nhật đã chuyển sản xuất ra nước ngoài và nền kinh tế Nhật đang có sự phụ thuộc không nhỏ vào hàng hoá nhập khẩu, từ xăng dầu, nguyên vật liệu thô cho tới linh kiện máy móc và hàng tiêu dùng.

ĐỒNG YÊN NHẬT CHỊU ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI

Ảnh hưởng của chính sách kinh tế và biến động thị trường quốc tế đối với Yên

5.1.1 Chính sách thắt chặt tiền tệ của Mỹ Đồng yên của Nhật Bản đã phải chịu nhiều áp lực giảm giá trong năm 2022 Vào sáng 14/7/2022, tỷ giá giữa đồng Yên và đồng USD đã giảm xuống mức thấp kỷ lục trong vòng 24 năm là 137,99/138 đổi 1 USD. Đồng Yên giảm mạnh so với đồng bạc xanh nguyên nhân là do các nhà đầu tư lo ngại chênh lệch lãi suất giữa hai nền kinh tế sẽ nới rộng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có nhiều khả năng sẽ tăng lãi suất mạnh nhất trong hơn 30 năm

Trong khi Fed đang ra sức thắt chặt thì Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) vẫn kiên trì với chính sách tiền tệ siêu lỏng để hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế Sự suy yếu kéo dài này của đồng yên sẽ thúc đẩy lạm phát và làm giảm tiêu chi tiêu tiêu dùng từ đó tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Nhật Đồng Yên còn mất giá khi giá năng lượng tăng cao gây áp lực lên tài khoản vãng lai của Nhật Bản - một quốc gia nhập khẩu nhiều năng lượng – và khoảng cách lợi suất ngày càng lớn giữa trái phiếu chính phủ Mỹ và trái phiếu chính phủ Nhật Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm có lúc vượt 3,5%, cao nhất trong 11 năm trở lại đây.

Bên cạnh đó, sức ép mất giá đối với Yên còn đến từ chênh lệch tăng trưởng kinh tế Mỹ-Nhật Nền kinh tế và thị trường lao động Mỹ đang tăng trưởng mạnh hơn so với các nền kinh tế chủ chốt khác, trong khi Nhật Bản tiếp tục chậm chạp trong việc đưa nền kinh tế phục hồi về mức trước đại dịch.

5.1.2 Chiến dịch quân sự đặc biệt Nga - Ukraine

Khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2/2022,đồng Yên đã giảm gần 6% so với đồng USD, mức giảm thuộc hàng mạnh nhất trong số các đồng tiền của nền kinh tế lớn.

Tuy nhiên, xung đột giữa Nga và Ukraine, hai nước xuất khẩu ngũ cốc và năng lượng lớn, lại phơi bày những điểm yếu về mặt cơ cấu của nền kinh tế Nhật Bản, từ đó gây sức ép lên đồng yen.

Hơn 90% lượng năng lượng tiêu thụ của Nhật Bản dựa vào nhập khẩu Dù Nga và Ukraine chiếm chưa đến 10% lượng năng lượng nhập khẩu của Nhật Bản, nhưng nền kinh tế nước này vẫn nhạy cảm trước sự biến động mạnh trong giá năng lượng toàn cầu do xung đột Nga-Ukraine.

Bên cạnh đó, xung đột Nga-Ukraine sẽ gây thêm nhiều khó khăn cho các công ty xuất khẩu của Nhật Bản Tình hình chiến sự này và kéo theo đó là sự gia tăng trong giá tiêu dùng sẽ đè nặng lên tăng trưởng kinh tế và hoạt động tiêu dùng tư nhân tại châu Âu, từ đó làm giảm số đơn đặt hàng từ thị trường nước ngoài quan trọng này của các công ty Nhật Bản.

Mặc dù kinh tế thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng đã có nhiều dấu hiệu khôi phục sau tâm điểm của đại dịch Covid 19, tuy nhiên tỷ giá của một số đồng tiền chủ chốt trên toàn cầu có xu hướng giảm điểm trong thời gian gần đây bất chấp nỗ lực phục hồi của các Chính phủ, đồng Yên cũng không ngoại lệ

Tính đến cuối năm 2021, đồng Yên đã giảm 11,6% so với đồng USD Tiếp tục vào tháng 4/2022, đồng Yên tiếp tục giảm gần 6% trong đó có những giao dịch với mức giảm kỷ lục VD: trong phiên giao dịch ngày 13/4/2022 giá trị đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2002 với 1 USD đổi 126 Yên Ngày 27/4/2022, giá trị của đồng Yên tiếp tục giảm sâu hơn với 1 USD đổi 129,4 Yên Tính chung 4 tháng đầu năm 2022, đồng Yên đã giảm 12,8% so với đồng USD

Theo khảo sát các công ty Nhật Bản vào tháng 11/2021, khoảng 30% số công ty được khảo sát dự kiến lợi nhật sẽ giảm nếu việc suy yếu của đồng Yên vẫn tiếp diễn. Đồng Yên có yếu có thể đẩy giá nhập khẩu lên cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty phụ thuộc vào nguyên liệu thô sơ. Đối với chi tiêu hộ gia đình: Tiêu dùng hộ gia đình giảm lần thứ hai trong ba quý xuống 0,1% trong quý 1/2022, giảm 2.5% so với quý 4 Ngoài ra, nhập khẩu tăng nhanh hơn khi đạt 3,4% trong quý 1/2022, so với 0,3% trong quý 4/2021.

Nhật Bản phải đối mặt với lạm phát tăng cao: Tỷ lệ lạm phát của nước này đã tăng lên 1,5% vào tháng 4 năm 2022, mức cao nhất kể từ tháng 10 năm 2014, sau khi tăng lên1,2% vào tháng 3/2022.

Thách thức trong việc ổn định duy trì giá trị Yên

Nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang hồi phục sau đại dịch Covid vẫn chưa đạt được tốc độ lạm phát ổn định Vì thế để đối phó với đồng Yên suy yếu Nhật Bản đã can thiệp thiệp ngoại hối đây là biện pháp mạnh nhất và cũng là biện pháp cuối cùng mà Nhật Bản có được để chặn đà lao dốc của tỷ giá đồng nội tệ

Việc nhà chức trách Nhật Bản mua vào đồng Yên là rất hiếm kể từ năm 1998 là lần đầu tiên Tokyo có động thái như vậy, khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khiến đồng Yên bị bán tháo và các dòng vốn chạy khỏi khu vực Lần gần nhất vào tháng 9 năm

2022 khi tỷ giá rơi xuống mức 145 Yên đổi 1 USD.Tiếp đó, Nhật Bản lại có hành động can thiệp vào tháng 10, khi đồng Yên rớt giá xuống mức 151,94 Yên/USD là mức thấp nhất 33 năm.

Hình 5.18 Biểu đổ tỷ giá USD/JPY năm 2022

Ngoài ra, việc can thiệp vào thị trường mua Yên được cho là khó hơn can thiệp bằng bán Yên nhằm ngăn đồng yên tăng giá Khi bán Yên, Nhật Bản có thể in tiền để bán ra thị trường Nhưng khi mua đồng Yên, Nhật Bản cần rút ngoại tệ từ dự trữ ngoại hối1,33 nghìn tỷ USD Điều này có thể giảm nhanh nếu việc bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ đòi hỏi việc bán ra lượng ngoại tệ lớn hơn.

Khi giới chức Nhật Bản tuyên bố họ sẵn sàng hành động dứt khoát để đối phó với đầu cơ thì cho thấy Nhật Bản tiếp tục phải can thiệp vào thị trường tiền tệ để ngăn đà mất giá của đồng Yên Và nhiều nhà đầu tư cũng cho biết rằng mốc 150 yên sẽ là ngưỡng can thiệp mới.

Nhật Bản là một quốc gia xuất khẩu lớn, và giá trị của đồng yên cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình thương mại quốc tế và biến động trong xuất nhập khẩu Đồng Yên có thể phản ứng đáng kể đối với các sự kiện toàn cầu như khủng hoảng tài chính, sự biến động trên thị trường chứng khoán, hay các vấn đề địa chính trị quốc tế Mặc dù vây, đồng yên thường được xem là một trong những đồng tiền mạnh và ổn định trên thị trường quốc tế bởi độ ổn định do chính sách tài chính và tiền tệ kiểm soát chặt chẽ của Nhật Bản. Thêm vào đó, trong thời kỳ không chắc chắn hoặc sự suy giảm của thị trường tài chính thế giới, đồng yên thường được tìm kiếm như một lựa chọn an toàn, nơi nhà đầu tư tìm kiếm bảo vệ giá trị tài sản của họ.

Khi quyết định đầu tư vào JPY, các nhà đầu tư cần hết sức chú ý đến các chính sách mới của chính phủ, ngân hàng trung ương Nhật Bản, lãi suất và thậm chí cả thiên tai.

Ngày đăng: 08/06/2024, 15:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM (Trang 2)
Hình 1.1 Biểu tượng của Nội các và Thủ tướng Nhật Bản - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 1.1 Biểu tượng của Nội các và Thủ tướng Nhật Bản (Trang 12)
Hình 2.2 Tỷ giá JPY/VND - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 2.2 Tỷ giá JPY/VND (Trang 17)
Hình 2.3 Tỷ giá USD/VND - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 2.3 Tỷ giá USD/VND (Trang 18)
Hình 3.5 Lãi suất của Nhật Bản vào những năm 1990 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.5 Lãi suất của Nhật Bản vào những năm 1990 (Trang 21)
Hình 3.6 Các loại tiền tệ và tỷ trọng hiện tại của SDR bắt đầu vào tháng 8 năm 2022 3.1.4 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.6 Các loại tiền tệ và tỷ trọng hiện tại của SDR bắt đầu vào tháng 8 năm 2022 3.1.4 (Trang 22)
Hình 3.7 Tỷ trọng của dòng tiền trong thanh toán quốc tế qua nền tảng Swift (Đơn vị: %) - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.7 Tỷ trọng của dòng tiền trong thanh toán quốc tế qua nền tảng Swift (Đơn vị: %) (Trang 23)
Hình 3.8 Số liệu thể hiện tỷ trọng của từng quốc gia và khu vực trong tổng xuất khẩu của - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.8 Số liệu thể hiện tỷ trọng của từng quốc gia và khu vực trong tổng xuất khẩu của (Trang 24)
Hình 3.9 Các mặt hàng chủ yếu trong trao đổi thương mại Việt-Nhật - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.9 Các mặt hàng chủ yếu trong trao đổi thương mại Việt-Nhật (Trang 26)
Hình 3.10 Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu 10 tháng năm 2023 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.10 Thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa chủ yếu 10 tháng năm 2023 (Trang 26)
Hình 3.11 Số liệu xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.11 Số liệu xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản (Trang 28)
Hình 3.12 Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2019-2023 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.12 Vốn đầu tư nước ngoài các năm 2019-2023 (Trang 29)
Hình 3.13 Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo đối tác - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 3.13 Đầu tư nước ngoài năm 2023 theo đối tác (Trang 30)
Hình 4.14 Diễn biến tỷ giá USD/JPY từ đầu năm 2022 đến 02/11/2023 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 4.14 Diễn biến tỷ giá USD/JPY từ đầu năm 2022 đến 02/11/2023 (Trang 31)
Hình 4.15 Thương mại Nhật Bản từ năm tài khóa 2010-2022 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 4.15 Thương mại Nhật Bản từ năm tài khóa 2010-2022 (Trang 33)
Hình 4.16 Số liệu xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2022 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 4.16 Số liệu xuất khẩu của Nhật Bản trong năm 2022 (Trang 35)
Hình 4.17 Số liệu nhập khẩu của Nhật Bản trong năm 2022 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 4.17 Số liệu nhập khẩu của Nhật Bản trong năm 2022 (Trang 38)
Hình 5.18 Biểu đổ tỷ giá USD/JPY năm 2022 - tiểu luận tài chính quốc tế đề tài đồng yên nhật jpy
Hình 5.18 Biểu đổ tỷ giá USD/JPY năm 2022 (Trang 43)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w