Hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêuphát triển của bản thân mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm tạo thành sức mạnhtập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, đặc biệt hiện
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ HỌC PHẦN : HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
Mã học phần : ITS1051 3 Lớp học phần : thứ 3, tiết 4-6 HỘI NHẬP QUỐC TẾ ĐEM LẠI NHỮNG TÁC ĐỘNG THẾ NÀO CHO SỰ
PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Họ và tên sinh viên / Nhóm sinh viên :
1 Hà Như Quỳnh – 23031986
2 Hà Bảo Ngọc – 23031978
3 Nguyễn Quỳnh Trang – 23031993
4 Lưu Thanh Thảo – 23031988
5 Đỗ Kim Huệ - 23031228
Trang 3A Mở Đầu
1 Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta đang sống trong thế giới toàn cầu hóa, dưới tác động của sự bùng nổ công nghệ trong cuộc cách mạng 4.0, hàng loạt các phát minh, sáng chế ra đời nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người, để có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi người, phát triển không chỉ được gói gọn ở từng cá nhân hay từng quốc gia, mà giờ đây sự phát triển ấy trở thành việc phát triển ra các quốc gia khác hay toàn cầu Vậy để có thể phát triển rộng rãi, hội nhập quốc tế là một việc vô cùng cần thiết Hợp tác quốc tế hướng tới mục tiêu phát triển của bản thân mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ nhằm tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm, đặc biệt hiện nay, vấn đề văn hóa và yếu tố văn hóa trở nên nổi trội, được nhiều người quan tâm, từ những người trong giới học thuật đến trên các phương tiện truyền thông đại chúng
Hội nhập quốc tế là con đường cần thiết để phát triển, và có tác động hai chiều tới sự phát triển trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, quốc phòng – an ninh và văn hóa – xã hội Vấn đề văn hóa bỗng nổi lên như một hiện tượng cho ta thấy con người qua những năm tháng dài chạy theo cuộc sống bộn bề bận rộn nay dần lãng quên đi những giá trị tinh thần hay những điều tâm linh mà trước nay đã nuôi dưỡng tâm hồn mình Văn hóa làm thay đổi tư duy và ứng xử của con người, mà con người chính là mục tiêu, điểm xuất phát và điểm đến cuối cùng,
là tế bào của xã hội vì thế văn hóa chính là nhân tố thúc đẩy sự phát triển xã hội Do vậy, vấn đề hội nhập quốc tế đem lại những tác động gì tới văn hóa nói chung hay ngành văn hóa học nói riêng vẫn luôn là mối bận tâm đối với nhiều nhà nghiên cứu Với tầm quan trọng và sự phổ biến của hội nhập quốc tế hiện nay, việc nghiên cứu một cách sâu rộng có hệ thống về những tác động mà hội nhập quốc tế đem lại cho ngành văn hóa học là rất cần thiết Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu về đề tài : “ Hội nhập quốc tế đem lại những tác động thế nào cho sự phát triển của ngành văn hóa học ”
2 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của bài nghiên cứu là làm rõ khái niệm về hội nhập quốc tế và phát triển từ đó tìm hiểu những tác động của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của ngành văn hóa học
Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, bài nghiên cứu tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ sau :
- Tìm hiểu cơ sở lý luận về những tác động hội nhập quốc tế và phát triển nói chung và những tác động hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của ngành văn hóa học nói riêng
- Phân tích, đánh giá thực trạng về những tác động mà hội nhập quốc tế đem lại với phát triển trên lĩnh vực văn hóa và thực trạng của nhà nước Việt Nam
- Đề xuất các nội dung, biện pháp nhằm đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế
và phát triển, phát huy những tác động tích cực của hội nhập quốc tế đối với ngành văn hóa học
Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chính của đề tài :
Hội nhập quốc tế đã đem lại những tác động như thế nào đối với sự phát triển của ngành văn hóa học?
Câu hỏi nghiên cứu phụ của đề tài :
1 Đâu là nguyên nhân dẫn đến những tác động của hội nhập quốc tế với sự phát triển của ngành văn hóa học?
2 Những tác động của quá trình hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của ngành văn hóa học diễn ra như thế nào?
Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Trang 5Những tác động của hội nhập quốc tế đem lại đối với sự phát triển của ngành văn hóa học
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về thời gian : từ 30/3/2023 – 10/5/2024
Phạm vi nghiên cứu về không gian : đề tài tập trung nghiên cứu ở môi trường trong nước Bên cạnh đó cũng kết hợp thực hiện nghiên cứu trong đời sống thực tế hàng ngày đang tiếp diễn như thế nào nhằm tìm hiểu sâu sắc vấn đề, từ
đó đưa ra được những tác động của quá trình hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của ngành văn hóa học
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cụ thể : Tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, đánh giá làm sáng tỏ những vấn đề liên quan, phương pháp suy luận logic
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của báo cáo nghiên cứu
Kết quả của báo cáo nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung những tri thức khoa học mang tính lý luận và thực tiễn về những tác động của hội nhập quốc tế đối với
sự phát triển của ngành văn hóa học
Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo kết cấu gồm 3 chương như sau :
Chương 1 : Cơ sở lý luận về những tác động của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của ngành văn hóa học
Chương 2 : Diễn biến về quá trình hội nhập quốc tế đã đem lại những tác động
gì với sự phát triển của ngành văn hóa học
Chương 3 : Đề xuất các nội dung, giải pháp và lộ trình các bước, bổ sung các nguồn lực để thúc đẩy hội nhập quốc tế đem lại những tác động tích cực đối với ngành văn hóa học
Trang 61 Cơ sở lý luận về những tác động của hội nhập quốc tế đối với sự phát triển của ngành văn hóa học.
1.1.1 Hội nhập
Hội nhập quốc tế là việc tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và phát triển với cộng đồng ấy Hội nhập quốc tế là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá trình chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia - dân tộc Vì thế hội nhập quốc tế là một việc vô cùng cần thiết
1.1.2 Phát triển
Trong cuốn sách “Phát triển và Tự do” của Amartya Sen, phát triển nên được định nghĩa là một quá trình nâng cao quyền tự do của cá nhân thay vì nhấn mạnh vào lợi ích kinh tế hoặc tiến bộ công nghệ Phát triển hướng tới mục tiêu
là xóa bỏ tất cả các hình thức không tự do (ví dụ : nghèo đói, thiếu thốn xã hội,
xã hội không khoan dung) và tăng cường các quyền tự do thực chất cho tất cả mọi người trong toàn xã hội, mang lại cho những cá nhân này một cuộc sống chất lượng có ý nghĩa Trong cách tiếp cận của Sen, phát triển được xem như một khái niệm đa chiều Bằng cách nhấn mạnh các yếu tố phi kinh tế hơn là các yếu tố kinh tế, trọng tâm của ông chuyển từ “số lượng” sang “chất lượng” để hướng tới một xã hội công bằng và bình đẳng hơn
1.1.3 Ngành Văn hóa học
Văn hóa học (Cultural Studies) là ngành khoa học xã hội nghiên cứu chuyên sâu về nền văn hóa Việt Nam, nền văn hóa các nước trên thế giới, văn hóa trong bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội toàn cầu Kiến thức của ngành Văn hóa học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau bởi tính độc đáo, thiết yếu của văn hóa trong đời sống xã hội đương đại
1.2 Sơ lược quá trình hội nhập quốc tế và phát triển đã đem lại tác động nào tới lĩnh vực văn hóa của Việt Nam.
1.2.1 Tác động tích cực
Trang 7Văn hóa Việt Nam đã xác lập được các khuôn mẫu văn hóa mới, hội nhập tương đối sâu vào văn hóa nhân loại theo các chuẩn mực chung của cộng đồng thế giới nhưng vẫn giữ được những bản sắc riêng có của văn hóa dân tộc nhờ khắc phục được những hạn chế ở các giai đoạn trước: tìm lại được những gì đã mai một để kế thừa truyền thống đầy đủ hơn, điều chỉnh và từ bỏ dần những khuôn thước không phù hợp, giao lưu và tiếp biến có chọn lọc với những giá trị bên ngoài
Sau hơn 35 năm, văn hóa truyền thống được tôn trọng và phục hồi rất căn bản Quan điểm mới về văn hóa đã kích thích sự hồi sinh của phần lớn những giá trị truyền thống trước kia bị bỏ quên, làm cho văn hóa Việt Nam trở lại với diện mạo bình thường của nó, nối được với quá khứ Các giá trị và bản sắc văn hóa, gồm cả bản sắc văn hóa các địa phương, các tộc người được nghiên cứu ngày càng sâu và khơi dậy được ý nghĩa nhân văn khách quan của sự tồn tại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trong quốc gia độc lập, thống nhất Các thành tựu văn minh của nhân loại từng có mặt tại Việt Nam, chẳng hạn văn minh Pháp tại Việt Nam, thành tựu của các Vương Triều Nguyễn… đã được đánh giá ngày càng hợp lý, và là nhân tố được kế thừa của văn hóa người Việt Nhận thức của xã hội, đặc biệt của các cơ quan có trách nhiệm về tăng trưởng kinh tế
đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, được nhận thức và được triển khai ngày càng thực tế và có hiệu quả
Ở khá nhiều loại hình thuộc hoạt động văn hóa, hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã không còn lạc lõng, thu hẹp khoảng cách lạc hậu so với bên ngoài; giao lưu và tiếp biến văn hóa đặc biệt mở rộng; hầu hết các hoạt động văn hóa được hiện đại hóa; văn hóa công quyền, văn hoá thị trường, văn hóa ứng xử, văn hóa hội nhập… gần gũi hơn với khu vực và thế giới Văn hóa Việt Nam đã được lan tỏa đến nhiều quốc gia trên thế giới Nhiều lễ hội văn hóa, tuần văn hóa Việt Nam
ở nước ngoài được tổ chức… Trong quá trình hội nhập, chúng ta tham dự, chia
sẻ các giá trị văn hóa chung; tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế; góp phần đấu tranh cho hòa bình, phát triển Cũng nhờ tích cực và chủ động hội nhập
Trang 8quốc tế, văn hóa và con người Việt Nam đã tiếp thu, bổ sung được những giá trị, tinh hoa văn hóa của nhân loại, xuất hiện các loại hình văn hóa mới làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần của con người Việt Nam, hình thành những con người hiện đại với những phẩm chất mới, phù hợp với thời đại
Bên cạnh đó đời sống văn hóa của đại đa số cư dân đều có những chuyển biến theo chiều tốt lên, kể cả những người ở vùng sâu vùng xa Từ một quốc gia nghèo đói, chậm phát triển, thu nhập và đời sống văn hóa của nhiều tầng lớp dân được cải thiện cả về trình độ và chất lượng Việt Nam đã trở thành nước có GDP trung bình với quy mô nền kinh tế có thứ hạng trên thế giới và có dự trữ ngoại hối năm 2020 cao nhất từ trước tới nay Việt Nam là một trong những nước có tiến bộ rõ rệt và liên tục về chỉ số phát triển con người (HDI) Xu hướng chỉ số phát triển con người cao hơn chỉ số kinh tế vẫn được giữ vững suốt 25 năm qua và vẫn đang tiếp tục Năm 2020, lần đầu tiên Việt Nam được xếp hạng trong số 52 nước có Chỉ số phát triển con người cao (High Human Development Index: 0,700-0,800 – HDR 2020) Tuổi thọ trung bình khá cao không thua kém các nước có chỉ số HDI cao và vẫn tiếp tục tăng Trong ba thập niên qua, khoảng 50 triệu người đã được xóa đói giảm nghèo Việt Nam về đích sớm hơn cam kết với Liên Hợp Quốc về thực hiện mục tiêu Thiên Niên
Kỷ (MDG) 10 năm, được cộng đồng quốc tế rất hoan nghênh (ADB, 2021) Thực chất là văn hóa đã thấm vào phương thức phát triển đất nước - từ chỗ cứng nhắc, sách vở, chủ quan, giáo điều… sang phương thức mới, mềm dẻo hơn, thực tế hơn, năng động hơn - giải phóng được các nguồn lực nội sinh, sử dụng được ngoại lực, tiếp thu được sức mạnh và tinh hoa văn hóa, văn minh bên ngoài, gần gũi hơn với xu hướng và chuẩn mực của cộng đồng thế giới Như vậy, về phương diện văn hóa, bằng sự rũ bỏ nhiều quan niệm công thức và cứng nhắc, đánh thức các giá trị và bản sắc truyền thống, tiếp thu những nhân
tố hợp lý từ bên ngoài, sau hơn 35 năm Đổi mới và Hội nhập, Việt Nam đã thoát ra khỏi nhiều hạn chế của cách tiếp cận cũ và nhanh chóng hòa vào dòng chảy chung của văn hóa - văn minh nhân loại
Trang 91.2.2 Tác động tiêu cực
Việt Nam hôm nay là một xã hội đang chứa đựng trong nó không ít mâu thuẫn Đất nước hội nhập sâu và phát triển tương đối nhanh, kể cả trong khủng hoảng tài chính trước đây và trong đại dịch Covid -19 hiện nay Với những tiến bộ khó phủ nhận, uy tín quốc tế của Việt Nam trên thực tế ngày càng rộng mở Nhưng nhìn từ một phía khác, bức tranh giá trị của xã hội Việt Nam lại có nhiều mảng tối rất đáng quan ngại với một diện mạo không thiếu những hiện tượng kém giá trị, phi giá trị, thậm chí phản giá trị
Chỉ số phát triển con người cao, nhưng con người vẫn tha hóa, đạo đức vẫn xuống cấp Kinh tế tăng trưởng, tầng lớp trung lưu tăng, nhưng phân hoá giàu nghèo lại gay gắt thêm, tỷ lệ nghèo ở vùng sâu vùng xa vẫn cao, nguy cơ tái nghèo rình rập Chỉ số giáo dục và chỉ số y tế được cải thiện, nhưng chất lượng giáo dục vẫn yếu kém, quan hệ giữa người với người trong y tế vẫn quá nhiều vấn đề, người bệnh đôi khi là đối tượng bóc lột hơn là đối tượng phục vụ Truyền thống được phục hồi, tinh hoa văn hoá thế giới được tiếp thu, những giá trị lệch lạc, giả dối gần như được coi là bình thường Chỉ số hạnh phúc tốt lên, nhưng số người hài lòng với cuộc sống của mình không tăng Văn hoá du lịch,
lễ hội, showbiz… phát triển, nhưng các hành vi ít văn hoá, phi văn hoá vẫn khá phổ biến Đất nước phát triển năng động, nhưng thể chế, cơ chế vẫn tiềm tàng khả năng làm hỏng con người, làm suy giảm văn hoá Niềm tin vẫn suy giảm nghiêm trọng
Đánh giá về những hạn chế của văn hoá hiện nay, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Văn hoá chưa được quan tâm tương xứng với kinh tế và chính trị, chưa thật sự trở thành nguồn lực, động lực nội sinh của sự phát triển bền vững đất nước Vai trò của văn hoá trong xây dựng con người chưa được xác định đúng tầm, còn có chiều hướng coi trọng chức năng giải trí đơn thuần Thiếu những tác phẩm văn hoá, văn học, nghệ thuật lớn phản ánh sinh động tầm vóc công cuộc đổi mới, có tác dụng tích cực đối với con người Môi trường văn hoá, xã hội tiếp tục bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực
Trang 10Chênh lệch về hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, miền còn lớn, đời sống văn hoá ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hoá còn nhiều bất cập, lúng túng, chậm trễ trong việc thể chế hoá quan điểm, chủ trương của Đảng về văn hoá Đầu tư cho văn hoá chưa đúng mức, còn dàn trải, hiệu quả chưa cao Chưa có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn, đẩy lùi sự xuống cấp nghiêm trọng về một số mặt văn hoá, đạo đức, lối sống, gây bức xúc xã hội Hệ thống thông tin đại chúng còn nhiều hạn chế; một số cơ quan báo chí có biểu hiện xa rời tôn chỉ và thương mại hoá; quản lý mạng xã hội còn bất cập Chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ văn hoá chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển văn hoá trong thời
kỳ mới Việc giới thiệu, quảng bá văn hoá Việt Nam ra nước ngoài chưa mạnh; tiếp nhận tinh hoa văn hoá nhân loại có mặt còn nhiều hạn chế”
Nói đến văn hoá, thực chất là nói đến con người Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, trong tầm nhìn dài hạn hoặc theo lát cắt lịch sử thời đại, thì văn hoá làm ra con người, con người là sản phẩm của văn hoá Nhưng khi được coi là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, thì văn hoá lại được xem xét trong tầm nhìn ngắn hạn hoặc theo lát cắt đồng đại, nghĩa là văn hoá là sản phẩm sáng tạo của con người, con người là chủ thể sáng tạo ra văn hoá Muốn sửa chữa, khắc phục những hạn chế, bất cập của văn hoá thì xuất phát điểm luôn phải bắt đầu
từ con người, từ hành vi, hoạt động của con người
1.3 Các yếu tố tác động đến sự phát triển của ngành văn hóa học từ quá trình hội nhập quốc tế.
1.3.1 Điều kiện về kinh tế xã hội
Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng và phát triển văn hóa, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ Tổ quốc
Kể từ khi thực hiện cải cách, mở cửa đất nước, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài Chính sách mở cửa đất nước đã giúp người Việt Nam có nhiều cơ hội hơn để làm việc và học tập với người nước ngoài, giúp người dân Việt Nam có cơ hội học hỏi, khám