1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thanh toán quốc tế đề tài sử dụng mã qr trong thanh toántừ sau đại dịch covid tại việt nam

25 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Điều này đặt ra câu hỏi về cáchmà sử dụng mã QR sẽ phát triển sau thời kỳ COVID-19 - cuộc sống đã trở lại bình thườngvà cách mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ tương tác với nó.Th

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Trang 2

MỤC LỤC

I Lý do vì sao mình chọn nghiên cứu chủ đề này 1

II Định nghĩa và phân loại 1

1 Định nghĩa mã QR 1

2 Thanh toán bằng mã QR 2

3 Phân loại mã QR 3

III Tổng quan về thị trường mã thanh toán QR trên thế giới sau COVID-19 4

1 Châu Á - Thái Bình Dương 4

2 Bắc Mỹ 5

3 Châu Âu 6

IV Tình hình sử dụng mã QR tại Việt Nam sau đại dịch COVID 19 6

1 Sử dụng mã QR trong đời sống 7

2 Sử dụng mã QR trong thanh toán 7

3 Nguyên nhân dẫn đến việc tăng trưởng thanh toán mã QR 11

4 Sự phát triển của các giải pháp thanh toán quốc tế bằng mã QR tại Việt Nam sau đại dịch Covid-19 13

4.1 Các ngân hàng hỗ trợ thanh toán quốc tế tại Việt Nam 13

4.2 Các ví điện tử quốc tế hỗ trợ thanh toán QR tại Việt Nam 15

5 Lợi ích của việc thanh toán bằng mã QR 15

V Khó khăn của thanh toán bằng mã QR và đề xuất giải pháp 16

1 Khó khăn: 16

2 Giải pháp: 18

VI Lời kết 18

Trang 3

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình II-1 Quy trình vận hành thanh toán mã QR -3

Hình IV-1 Lượng giao dịch tiền mặt tại Việt Nam so với khu vực -8

Hình IV-2 Tỷ lệ người trả lời về phương thức thanh toán đang sử dụng -8

Hình IV-3 Tốc độ tăng trưởng thanh toán không tiền mặt qua các kênh -9

Hình IV-4 Mức độ tăng trưởng giao dịch qua điện thoại di động và QR Code -10

Hình IV-5 Biểu đồ tăng trưởng thanh toán qua QR code từ năm 2018-2023 -10

Hình IV-6 Mức độ tăng trưởng giao dịch qua điện thoại di động và QR Code -11

Trang 4

TÓM TẮT

Dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thanh toán QR tại Việt Nam Trướcđây, phương thức thanh toán này còn khá mới mẻ và ít phổ biến Tuy nhiên, sau đại dịch,người dân dần thay đổi thói quen tiêu dùng, ưu tiên sử dụng các phương thức thanh toánkhông tiếp xúc như thanh toán QR.

Có nhiều lý do dẫn đến sự bùng nổ này Thứ nhất, thanh toán QR mang lại nhiều tiện lợicho người dùng Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại thông minh, khách hàng có thểthanh toán nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm chi phí Thứ hai, các ngân hàng và tổ chức tàichính liên tục triển khai các chương trình khuyến mãi, ưu đãi hấp dẫn để thu hút người dùngsử dụng thanh toán QR Thứ ba, Chính phủ Việt Nam cũng đang đẩy mạnh chiến lược thanhtoán không dùng tiền mặt, trong đó có thanh toán QR.

Sự phát triển của thanh toán QR mang lại nhiều lợi ích cho cả người dùng và các doanhnghiệp Người dùng được hưởng lợi từ sự tiện lợi, an toàn và tiết kiệm chi phí Doanhnghiệp có thể tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí vận hành và quản lý, nâng cao hiệu quả kinhdoanh.

Thanh toán QR hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lai và trở thành phươngthức thanh toán chủ đạo tại Việt Nam.

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

I Lý do vì sao mình chọn nghiên cứu chủ đề này

Chúng tôi quyết định chọn chủ đề "Sử dụng mã QR để thanh toán từ sau đại dịch Covid tạiViệt Nam" vì nhiều lý do quan trọng

Trước hết, dịch Covid-19 đã gây ra những thay đổi đáng kể trong cách mà con người tươngtác với công nghệ và cách họ tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ Việt Nam không phải là ngoạilệ, và việc sử dụng mã QR để thanh toán đã trở nên phổ biến hơn trong thời kỳ dịch bệnh,chủ yếu là do tính tiện lợi và an toàn mà nó mang lại Điều này đặt ra câu hỏi về cáchmà sử dụng mã QR sẽ phát triển sau thời kỳ COVID-19 - cuộc sống đã trở lại bình thườngvà cách mà các doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ tương tác với nó.

Thứ hai, việc nghiên cứu về việc sử dụng mã QR để thanh toán có ý nghĩa lớn trong việchiểu rõ hơn về xu hướng thanh toán và tiêu dùng tại Việt Nam Đất nước này đang trải quasự chuyển đổi kỹ thuật số nhanh chóng, việc hiểu rõ về cách mà người dân và doanh nghiệpsử dụng công nghệ thanh toán sẽ giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về nền kinh tế sốđang phát triển.

Thứ ba, chúng tôi quan tâm đến cách mà việc sử dụng mã QR có thể ảnh hưởng đến cáckhía cạnh khác của xã hội và kinh tế, bao gồm cả vấn đề an toàn thông tin và bảo mật thanhtoán, sự phát triển của các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực thanh toán di động, và ảnhhưởng đến những người tiêu dùng không có sẵn cho việc sử dụng công nghệ.

Cuối cùng, việc nghiên cứu này sẽ mang lại những kiến thức và thông tin quý báu, khôngchỉ cho cộng đồng nghiên cứu mà còn cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp và chính phủ,giúp họ hiểu rõ hơn về xu hướng và thách thức trong việc áp dụng công nghệ thanh toánmới sau dịch Covid-19 tại Việt Nam.

II Định nghĩa và phân loại

1 Định nghĩa mã QR

- Mã QR là một mã vạch ma trận (hay mã vạch hai chiều) được phát triển bởi công tyDenso Wave (Nhật Bản) vào năm 1994 Chữ "QR" xuất phát từ "Quick Response", trongtiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh hay xử lí nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phépmã được giải mã ở tốc độ cao

Trang 6

- Mặc dù lúc đầu mã QR được dùng để theo dõi các bộ phận trong sản xuất xe hơi,hiện nay nó được dùng trong quản lý kiểm kê ở nhiều ngành khác nhau Hiện nay, phầnmềm đọc mã QR đã được cài vào điện thoại di động có gắn camera (camera phone) Điềunày mang lại sự thuận tiện cho người tiêu dùng, góp phần làm nhẹ nhàng việc nhập dữ liệuvào điện thoại di động.

2 Thanh toán bằng mã QR

- Thanh toán bằng mã QR là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, cho phépngười dùng sử dụng tính năng “quét mã QR/QR Pay” được tích hợp sẵn trong ứng dụngthanh toán như là ngân hàng điện tử, ví điện tử… để thực hiện giao dịch chuyển tiền/nhậntiền.

- Mã QR giúp người dùng thanh toán dễ dàng và tiện lợi mà không cần sử dụng tiềnmặt khi mua sắm online hoặc mua sắm tại cửa hàng, thanh toán những dịch vụ khác Ngoàira, QR Pay còn có tính an toàn, bảo mật cao giúp người dùng yên tâm sử dụng mà khônggặp nhiều nguy cơ, rủi ro.

- Hiện nay có nhiều đơn vị cung cấp mã thanh toán QR Code như ngân hàng, ví điệntử (ZaloPay, MoMo, VNPAY, …) (Phương, 2021)

- Để thanh toán mã QR bằng tài khoản ngân hàng hoặc các ví thanh toán điện tử, bạncó thể thực hiện theo các bước dưới đây:

+ Bước 1: Đăng nhập vào ứng dụng thanh toán của ngân hàng hoặc ứng dụng thanhtoán điện tử mà bạn muốn sử dụng

+ Bước 2: Chọn chức năng “Quét mã QR”

+ Bước 3: Di chuyển camera điện thoại đến nơi có chứa mã QR cần quét+ Bước 4: Nhập số tiền cần trả

+ Bước 5: Nhập mật khẩu hoặc OTP để hoàn tất giao dịch.

-Quy trình vận hành của thanh toán QR

Khi khách hàng quét mã QR, ứng dụng mobile banking của khách hàng sẽ chuyển thông tinvề ngân hàng Sau khi kiểm tra, hệ thống ngân hàng sẽ thực hiện lệnh chuyển tiền từ tàikhoản khách hàng sang tài khoản doanh nghiệp Lúc này, tiền đã bị trừ trong tài khoản củakhách Tiếp đến, ngân hàng sẽ gửi thông báo giao dịch trả tiền này tới doanh nghiệp

Trang 7

Hình II-1 Quy trình vận hành thanh toán mã QR3 Phân loại mã QR

Mã QR thanh toán hoạt động dưới 3 dạng, bao gồm: Mã QR tĩnh (Static QR code), mã QRđộng (Dynamic QR code), mã QR bán động (Semi-dynamic QR code) (Techcombank,2023)

Loại mã Mã QR tĩnh (StaticQR Code)

Mã QR động

Mã QR bán động(Semi-dynamic QRCode)

Đặc điểm Mã QR tĩnh chứathông tin cố địnhcủa 01 tài khoảnthanh toán

Mã QR động đượctạo theo từng đơnhàng, chứa sẵnthông tin thanhtoán của đơn hàngtương ứng (thôngtin tài khoản nhậntiền, số tiền, nội

Mã QR bán độngchứa các thông tinnhư mã QR tĩnh,tuy nhiên ngườibán có thể điềntrước số tiền cầnthanh toán và nội

khoản.

Trang 8

Phạm vi sử dụng Áp dụng cho tất cảcác giao dịch nhậnthanh toán qua mãQR.

Áp dụng cho 01giao dịch thanhtoán.

Áp dụng cho cácgiao dịch có cùngsố tiền thanh toán.

Tính ứng dụng Có thể chia sẻ trựctuyến, in và trưngbày để nhận thanhtoán mọi lúc mọinơi.

Mã QR sẽ hết hiệulực sau khi nhậnthanh toán đơnhàng thành công.Không dùng để invà trưng bày để đểnhận thanh toán.

Có thể chia sẻ trựctuyến Khôngkhuyến khích in vàtrưng bày để nhậnthanh toán vì giớihạn phạm vi sửdụng.

Cách thực hiện Người dùng quétmã QR, điền sốtiền thanh toán vànội dung chuyểnkhoản, sau đó xácthực giao dịch.

Người dùng quétmã QR và xác thựcgiao dịch.

Người dùng quétmã QR và xác thựcgiao dịch.

III Tổng quan về thị trường mã thanh toán QR trên thế giới sau COVID-19

Trong những năm gần đây, thị trường thanh toán mã QR trên thế giới đã có sự tăng trưởngtích cực Trong đó, thị trường Châu Á - Thái Bình Dương và Bắc Mỹ đã có sự chuyển biếnrõ rệt với tỷ lệ thanh toán bằng mã QR tăng cao.

1 Châu Á - Thái Bình Dương

Thanh toán mã QR có xu hướng tăng trưởng ở Châu Á - Thái Bình Dương với tốc độCAGR cao nhất toàn cầu Ở Trung Quốc, thói quen thanh toán qua mã QR phát triển nhanhchóng trong vài năm qua Hơn 90% các giao dịch sử dụng mã QR nhờ vào dân số đôngkhiến Trung Quốc trở thành một trong những nước đóng góp phần lớn vào sự tăng trưởng

Trang 9

dịch vụ thanh toán mã QR của Châu Á - Thái Bình Dương Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng điệnthoại thông minh ngày càng cao cùng với sự ra đời của các nền tảng thanh toán trực tuyếnnhư WeChat Pay và Alipay trở thành động lực chính cho việc thanh toán mã QR được sửdụng rộng rãi tại quốc gia này.

Cùng thời điểm đó, tại Ấn Độ, số lượng người dùng điện thoại thông minh tăng mạnh, thúcđẩy sự phát triển của thị trường thanh toán mã QR Việc tích hợp thanh toán bằng mã QRvào các nền tảng thương mại điện tử như Flipkart, Amazon giúp người dân Ấn Độ dần trởnên quen thuộc với phương thức thanh toán mới Tại Nhật Bản, Chính phủ ban hành quyếtđịnh loại bỏ các khoản phí mà ngân hàng thường tính cho các giao dịch thanh toán bằng mãQR cho đến năm 2023 Quyết định này nhằm tạo động lực cho người dân sử dụng mã QRtrong thanh toán, đặc biệt trong bối cảnh người tiêu dùng trẻ đều ưa thích sự tiện lợi và bảomật trong các giao dịch tài chính.

Nắm bắt xu hướng này, tại Việt Nam, hình thức thanh toán qua QR code tăng đột biến trongnăm 2023 - với 152% về số lượng và 301% về giá trị so với cùng kỳ 2022 Có thể thấy, ảnhhưởng đáng kể của đại dịch COVID-19 đã khiến cuộc cách mạng kỹ thuật số đang được đẩynhanh, từ đó các hình thức thanh toán không tiếp xúc như mã QR dần trở nên phổ biến hơn.Các doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề khác nhau dần áp dụng giải pháp thanh toán mãQR tại các điểm bán hàng và nền tảng thương mại điện tử sau khi nhận thấy nhu cầu về cáclựa chọn thanh toán không tiếp xúc Với những ưu điểm như tiện lợi, nhanh chóng và antoàn, mã QR đang trở thành một lựa chọn thanh toán phổ biến trong thời đại công nghệ sốtại Việt Nam.

2 Bắc Mỹ

Ở Bắc Mỹ, số người quét mã QR trong thời kỳ đại dịch đã tăng đáng kể Không chỉ ở khuvực Châu Á, hình thức thanh toán mã QR cũng tăng trưởng mạnh mẽ ở Bắc Mỹ, với thịphần doanh thu thị trường đạt 39% vào năm 2022 Ở một số bang, đặc biệt là New York vàNew Jersey, các chương trình khuyến khích sử dụng thanh toán không tiếp xúc, bao gồm cảthanh toán bằng mã QR, được triển khai nhằm mục đích cải thiện tính hiệu quả, tốc độ vàtính bảo mật của hệ thống thanh toán quốc gia Động lực chính cho điều này là việc thanhtoán bằng mã QR bắt đầu đáp ứng yêu cầu giao dịch không dùng tiền mặt để mang lại trảinghiệm an toàn hơn cho khách hàng Một trường hợp mà chúng tôi có thể trích dẫn là khi

Trang 10

CVS, một nhà bán lẻ nổi tiếng của Hoa Kỳ, bắt đầu cung cấp dịch vụ thanh toán không cầnchạm thông qua quan hệ đối tác với PayPal và Venmo tại 8.200 cửa hàng (BBC, 2021).

3 Châu Âu

Một nghiên cứu năm 2015 ước tính rằng tổng dân số ở châu Âu hiện được coi là người sửdụng mã QR thường xuyên đã tăng gấp đôi vào năm 2018 Khi đại dịch xảy ra, một cuộckhảo sát ước tính rằng 18,8% người tiêu dùng ở Vương quốc Anh hoàn toàn đồng ý rằng họnhận thấy mã QR tăng lên khi COVID-19 tấn công (Statista, 2020) Ở các khu vực khác ởChâu Âu, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý và Vương quốc Anh, 17,8% người dùng di động đãquét mã QR hoặc mã vạch, đặc biệt là cửa hàng bán lẻ (Statista) Tổng cộng, vào năm 2021,tổng số lượng sử dụng mã QR ở Châu Âu là 10,1 triệu (E, 2024)

IV Tình hình sử dụng mã QR tại Việt Nam sau đại dịch COVID 19

Thị trường mã thanh toán QR tại Việt Nam trải qua sự tăng trưởng mạnh mẽ trong

những năm gần đây Xu hướng này được thúc đẩy bởi sự bùng nổ của internet, sự phát triểncủa các thiết bị di động thông minh và sự thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân Đặcbiệt là khách hàng trẻ nhanh nhạy với công nghệ và xu hướng mới Với tỷ lệ 70% dân số sửdụng điện thoại thông minh nên tiềm năng phát triển của phương thức thanh toán quét mãQR Code được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong thời gian sắptới

Theo báo cáo của Fintech Boku và Juniper Research, tại Việt Nam tỷ lệ sử dụng các ví điệntử của Việt Nam vào năm 2020 là gần 20%, dự đoán tỷ lệ sử dụng sẽ tăng lên 55,5% vàonăm 2025 Thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2023, giaodịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng 55% về số lượng, trong đó qua kênh điệnthoại di động tăng tương ứng là 65% về số lượng và 77% về giá trị; qua phương thức QRCode tăng tương ứng là 152% và 301% so với cùng kỳ năm 2022 Điều này cho thấy xuhướng dịch chuyển sang thanh toán điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, nhất là hìnhthức quét mã QR, đang tăng nhanh ở Việt Nam Mạng lưới chấp nhận thanh toán QR Codehiện được phủ rộng khắp, từ gánh hàng rong ven đường, sạp bán rau ngoài chợ đến cửahàng tiện lợi, chuỗi phân phối bán lẻ, nhà hàng, khách sạn và đang mở rộng dần tới các cơsở y tế, bệnh viện, trường học Không chỉ gói gọn trong lãnh thổ Việt Nam, phương thứcQR Code cũng đang dần được chấp nhận trong các giao dịch thanh toán xuyên biên giới Có

Trang 11

thể thấy rằng thói quen thanh toán của người Việt đang thay đổi mạnh mẽ Thay vì dùngtiền mặt, hay chuyển khoản hoặc dùng thẻ vật lý như trước, người dùng ngày càng ưu tiênthanh toán qua mã QR

1 Sử dụng mã QR trong đời sống

- Trong bối cảnh dịch bệnh Covid , nhu cầu hạn chế tiếp xúc trực tiếp thúc đẩy cácdoanh nghiệp tìm kiếm giải pháp thay thế cho phương thức giao dịch truyền thống - Nhiều công nghệ “không tiếp xúc” đã được xây dựng dựa trên mã QR code khiếncho mã QR dần trở thành một công cụ mới, hữu ích hơn trong mùa dịch.

- Nhu cầu sử dụng mã QR tăng cao dẫn đến sự bùng nổ các giải pháp sáng tạo, đadạng: Trong dịch vụ nhà hàng, mã QR code được sử dụng để giúp thực khách đặt món vàthanh toán món ăn mà không cần tiếp xúc với nhân viên phục vụ

- Các sự kiện có thể sử dụng mã qr code trên vé mời để kiểm soát số lượng khách hàngđến tham gia sự kiện Ngoài ra khách hàng có thể tải các tài liệu, hình ảnh, video liên quanđến sự kiện bằng việc quét mã QR code

- Mã QR đã trở thành một công cụ hữu ích trong lĩnh vực y tế, đặc biệt trong bối cảnhđại dịch COVID-19 khi được sử dụng cho giấy chứng nhận tiêm chủng hoặc thẻ khám sứckhỏe

- Các hệ thống y tế đã chuyển sang sử dụng mã QR code trên bảng chỉ dẫn trong sảnhchờ, để khách hàng truy cập vào bảng câu hỏi kiểm tra sức khỏe mà không cần tiếp xúcnhiều với nhân viên

2 Sử dụng mã QR trong thanh toán

- Mã QR dường như không được phổ biến vào khoảng năm 2010 khi nó lần đầu tiênbắt đầu được sử dụng rộng rãi Nguyên nhân chính là rào cản gia nhập cao Hơn nữa, vàothời điểm đó, không có nhiều người sở hữu điện thoại thông minh và những người sở hữuđiện thoại thông minh thường phải tải ứng dụng của bên thứ ba để đọc mã

- Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2020 Việt Nam đang thực hiện đề án “ Thanh,

toán không dùng tiền mặt” Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ phục vụ thanh toán không dùngtiền mặt, nhất là thanh toán điện tử, tiếp tục được chú trọng đầu tư, mở rộng và phát huyhiệu quả Các ngân hàng đã nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ, giải pháp mới, hiện đại

Trang 12

vào hoạt động thanh toán Tuy nhiên, trước dịch Covid, tỷ lệ sử dụng thanh toán khôngdùng tiền mặt vẫn thấp

- Lượng giao dịch phi tiền mặt tại Việt Nam thấp hơn khu vực Nguyên nhân của điềunày là do thói quen, tập quán, suy nghĩ của người dân Việt Nam Người tiêu dùng còn e dèkhi tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới, do còn lo ngại về vấn đề an ninh,an toàn trong thanh toán Hơn nữa, thói quen sử dụng tiền mặt của người dân vẫn đang phổbiến, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán khá cao so với nhiều nước trên thếgiới Theo Báo cáo “Thái độ thanh toán của người tiêu dùng” do Visa công bố, tiền mặt vẫnlà hình thức thanh toán được người dân Việt Nam ưa chuộng nhất với tỷ lệ người dùng tiềnmặt để thanh toán tăng thêm 20%, từ 71% năm 2017 lên 91% năm 2018 (Đạt, 2018)(Hương, 2021)

Hình IV-2 Lượng giao dịch tiền mặt tại Việt Nam so với khu vực

Hình IV-3 Tỷ lệ người trả lời về phương thức thanh toán đang sử dụng

- Đại dịch COVID-19 đã thay đổi nhiều thói quen sinh hoạt của chúng ta, bao gồm cảthói quen thanh toán Trước đây, chúng ta thường sử dụng tiền mặt hoặc thẻ ngân hàng đểthanh toán nhưng sau đại dịch Covid, thanh toán QR code đã trở thành xu hướng mới dầnthay thế các phương thức thanh toán truyền thống

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w