Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ chỉ ra ba thành tựu lớn mà tôi cho rằng báo chí Việt Nam đã đạt được trong bối cảnh dịch bệnh: cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác; khuyến khích và
Trang 1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN: VIẾT HỌC THUẬT
Đề tài: “Những thành công mà nền báo chí Việt Nam
đã đạt được khi đưa tin về đại dịch Covid-19”
Giảng viên : PGS.TS Hoàng Cẩm Giang Sinh viên : Phạm Khánh Linh
Mã SV : 22030029 Lớp : K67 Báo chí
Trang 2BÀI LÀM
NHỮNG THÀNH CÔNG MÀ BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC KHI
ĐƯA TIN VỀ ĐỊA DỊCH COVID-19
Trong vài thập thiên trở lại đây, báo chí càng chứng minh vai trò to lớn của mình trong việc cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy cho công chúng Khi đại dịch
Covid-19 bùng phát ở Việt Nam, báo chí càng thể hiện sứ mệnh cao cả của mình trong việc truyền tải thông tin về dịch bệnh đến người dân Mặc dù việc đưa tin trong đại dịch là một nhiệm vô cùng khó khăn, đòi hỏi các phóng viên, nhà báo phải chấp nhận những rủi ro về sức khỏe nhưng đây cũng là cơ hội để báo chí Việt Nam củng cố sức mạnh và trách nhiệm của mình Với sự cống hiến không ngừng nghỉ của đội ngũ những người làm báo đầy tận tâm, báo chí Việt Nam trong những năm tháng chiến đấu với bệnh dịch
đã thu được nhiều kết quả đáng khen Với mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về cách thức đưa tin của báo chí Việt Nam về đại dịch trong nước, qua đó phát hiện những điểm
mạnh cần phát huy của nền báo chí nước nhà, tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Những thành công mà nền báo chí Việt Nam đã đạt được khi đưa tin về đại dịch Covid-19”
Trong bài tiểu luận này, tôi sẽ chỉ ra ba thành tựu lớn mà tôi cho rằng báo chí Việt Nam
đã đạt được trong bối cảnh dịch bệnh: cung cấp thông tin nhanh chóng, chính xác; khuyến khích và lan tỏa những giá trị nhân văn, tinh thần tích cực và những truyền thống tốt đẹp của dân tộc; đẩy mạnh tương tác với độc giả để tạo ra môi trường thông tin lành mạnh
Trước tiên, ta cần phải hiểu báo chí là gì? Theo điều 3 Luật Báo chí 2016: Báo chí
là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng qua các loại hình báo in, báo nói, báo viết hay báo điện tử Một
số chức năng cơ bản của báo chí có thể kể đến như: chức năng giáo dục chính trị tư tưởng; chức năng thông tin; chức năng phản biện và giám sát xã hội; chức năng giải trí
và nâng cao dân trí Báo chí trong đại dịch Covid-19 đã cơ bản hoàn thành tốt được
Trang 3chức năng, nhiệm vụ của mình Sau đây, tôi xin trình bày những điểm thành công đó của báo chí nước nhà mà tôi rút ra được trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu của mình:
Thứ nhất, báo chí Việt Nam thực sự thành công trong việc truyền tải thông tin về
dịch bệnh một cách nhanh chóng, kịp thời, chân thực và chính xác, đóng góp công sức lớn cho việc công cuộc phòng - chống dịch bệnh tại nước nhà Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, nhu cầu thông tin về số ca nhiễm, số ca tử vong, cách phòng chống dịch bệnh ngày càng lớn Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải hoạt động hết công suất để cho ra những sản phẩm thông tin hữu ích cho người dân Nhà báo Hồ Quang Lợi cũng
đã bày tỏ quan điểm của mình về những đóng góp của báo chí trong thời điểm dịch bệnh: “Cũng như lực lượng y tế, công an, quân đội, lực lượng báo chí là những người trong tuyến đầu chống dịch Trong đợt dịch cao điểm vừa qua, các phóng viên, nhà báo
đã phải tăng tốc để truyền tải các thông tin nhanh nhất đến khán giả Hoạt động buôn bán sinh hoạt có thể phải ngừng lại, nhưng các tòa soạn, các đài phát thanh, truyền hình, thì không ngừng hoạt động Họ phải tác nghiệp trong điều kiện dịch bệnh với sức ép tin bài lớn, nhưng báo chí, giữa khó khăn của bệnh dịch bủa vây, vẫn đảm bảo truyền tải
thông tin nhanh, chính xác, chân thực nhất.”
Những thông tin liên quan đến dịch bệnh luôn được các phóng viên, nhà báo tích cực truyền tải thông qua các bài báo, phóng sự, , trở thành công cụ hữu ích cho người dân trong việc tiếp cận các sự kiện nổi bật trong ngày trong bối cảnh cách ly -”ai ở đâu, ở yên đấy” Theo Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, từ ngày 1/2 đến 31/5/2020, báo chí đã đăng tải tổng số 560.048 tin, bài về dịch COVID-19, trong đó, tin tích cực chiếm tỷ lệ 41,96%; trung lập chiếm tỷ lệ 35,47% và các tin bài tiêu cực chiếm tỷ lệ 22,56% Cho đến khi Việt Nam bước sang trạng thái “bình thường mới, tỷ lệ các bài báo, phóng sự liên quan đến đại dịch vẫn duy trì từ 28-40% tỷ lệ tin
Để cho ra được số sản phẩm thông tin lớn như vậy, các nhà báo, phóng viên hay những người làm công việc truyền đạt thông tin đã vô cùng kiên trì và dũng cảm để sẵn sàng tác nghiệp tại các điểm nóng dịch bệnh Họ gần như luôn túc trực và không ngại xuất hiện tại các ổ dịch, bệnh viện dã chiến, để lấy tin, cập nhập tình hình, diễn biến dịch bệnh từng giờ, từng ngày Dường như sự, sáng tạo, tận tâm của những người làm nghề
Trang 4báo được phát huy hơn bao giờ hết khi những khía cạnh liên quan đến Covid-19 được
họ khai thác triệt để, sâu sắc Chắc hẳn, trong những ngày tháng dịch bệnh hoành hành, người dân trên cả đất nước Việt Nam đã trở nên quen thuộc với những tin bài cập nhật
về số ca nhiễm, số ca tử vong hàng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng Các phóng viên, nhà báo ấy đã miệt mài, hi sinh thời gian, công sức hay thậm chí là tính mạng của bản thân để thu thập, tìm hiểu các thông tin về tình hình lây nhiễm, cơ chế lây nhiễm cũng như khả năng chữa trị và các biện pháp phòng tránh từ các nguồn đáng tin cậy như Bộ Y tế, TT Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Điều đó đã giúp công chúng tiếp nhận được những thông tin quan trọng này một cách chủ động, nhanh chóng, chính xác để đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này bằng một thái độ khách quan, an tâm
và tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Sự nhanh chóng, chính xác của báo chí trong việc truyền tải thông tin được thể hiện rõ nhất thông qua những lần phản ánh về lịch trình di chuyển và lịch sử tiếp xúc của các
ca nhiễm phức tạp Kể đến như trường hợp của bệnh nhân nữ số 17 – bệnh nhân từ vùng dịch nước Anh trở về Việt Nam nhưng không khai báo y tế, làm lây lan dịch bệnh, gây hoang mang dư luận: Sau khi Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thông báo kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19 của cô gái vào ngày 6/3/2020, ngay sau đó, vào ngày 7/3/2020, tức 1 ngày kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính của bệnh nhân, các tòa soạn, đài truyền hình-phát thanh đã có kịp thời những tin bài phản ánh cho khán giả hành trình di chuyển, lịch sử tiếp xúc cũng như diễn biến sức khỏe của bệnh nhân số
17 Có thể thấy, ngay khi nắm bắt được tính nghiêm trọng của sự kiện này, các tòa soạn, đài phát thanh-truyền hình đã nhận thức được vai trò của mình trong việc truyền tải những thông tin quan trọng này đến người dân để họ kịp thời khai báo y tế cũng như nâng cao nhận thức của họ trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Khẩu hiệu “Phòng còn hơn chống” luôn được báo chí ưu tiên đề cập trong thời điểm dịch Covid-19 nổ ra Chính vì vậy, bên cạnh những tin bài trực tiếp về diễn biến dịch bệnh, số lượng các bài viết về với mục đích nhằm tuyên truyền biện pháp phòng ngừa, mẹo dân gian, các khuyến cáo từ các y bác sĩ, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao
ý thức của người dân cách phòng chống dịch hiệu quả, hợp tác với Đảng và Nhà nước cùng nhân dân ba miền đẩy lùi dịch bệnh Các bài báo như “Không nên lạm dụng gừng,
Trang 5sả khi điều trị Covid-19” (Báo Nhân Dân), “Mắc Covid-19 xông hơi như thế nào cho đúng” (báo Nhân Dân), “Bảo vệ sức khỏe thế nào khi ‘sống chung’ với Covid-19” (Báo Thanh niên), luôn góp phần trang bị cho người dân những kiến thức cần thiết, khoa học, chính xác trong quá trình chiến đấu với đại dịch
Tuy nhiên, bên cạnh những bài báo với nội dung chính xác, chân thực, vẫn còn đó một
số các tin bài sai sự thật Điều này càng trở nên đặc biệt nguy hiểm khi đặt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang hoành hành Những tin bài sai sự thật như vậy một thời làm gây hoang mang, lo sợ trong dư luận, trở thành mối nguy hại, cản trở công cuộc phòng chống dịch bệnh của Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân cả nước Mặc dù sau
đó, những tin bài “lỗi” này đã được gỡ bỏ và cơ quan liên quan cũng đã phải chịu kỷ luật, trách phạt nhưng đây chính là bài học đắt giá cho những người làm báo về tính chính xác của thông tin
Thứ hai, khuyến khích, đề cao các giá trị nhân văn, sự truyền cảm hứng và năng
lượng tích cực trong xã hội là những gì mà báo chí Việt Nam đã làm được để đẩy lùi những nỗi lo về dịch bệnh “Nhân văn” trong báo chí hiểu một cách trực diện, đơn giản
là việc báo chí kể những câu chuyện ý nghĩa, truyền cảm hứng, thổi bùng những giá trị tốt đẹp, hoặc tinh tế hơn, là mang đến cho mỗi câu chuyện buồn vui trong cuộc sống một góc nhìn nhân văn, đồng cảm, hướng thiện, giúp hoá giải bế tắc để tiếp tục sống tốt hơn Và đó cũng chính là giá trị cốt lõi mà nền báo chí Việt Nam luôn hướng đến trong quá trình phát triển, đặc biệt trong thời điểm dịch Covid-19 đang ở thời kỳ phức tạp, khó lường nhất
Khi thấy được tình hình căng thẳng trong xã hội khi trong nước các ca nhiễm bệnh và
tử vong liên tục tăng cao, các cơ quan báo chí với mong muốn lan toả những giá trị tích cực Nhiều nhà báo, phóng viên rất tích cực trong việc khai thác những câu chuyện đầy cảm động về những các nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, những người lao động
dù gặp nhiều khó khăn những vẫn cùng nhau quyên góp, làm từ thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khốn cùng vì dịch bệnh, Chính những nội dung, câu chuyện được “vén màn” đó đã giúp cho người dân nhận ra được những truyền thống cao cả, tốt đẹp của
Trang 6dân tộc vẫn luôn được gìn giữ và ngày ngày càng tỏa sáng trong màn đêm tăm tối của bệnh dịch Nhiều phóng sự, bài báo với nội khích lệ, động viên, lan tỏa yêu thương, sự
sẻ chia, đồng cảm như: “Tuôn chảy những hạt gạo nghĩa tình từ cây ‘ATM gạo’ Hải Phòng” (Báo Tiền phong), “Chuyện cảm động của một bác sĩ trẻ bị nhiễm Covid-19…” (Báo Thanh niên), “lạc quan trong mùa dịch, thước đo bản lĩnh” (Báo Tuổi trẻ thủ đô),…luôn được độc giả đón nhận và trở thành điểm sáng nội dung của nhiều toà soạn
Những hành động nhân văn, nghĩa cử cao đẹp như Tặng suất cơm miễn phí cho người
nghèo, Cây ATM gạo, Cây ATM khẩu trang, Tặng máy thở oxy, khẩu trang, tấm chắn giọt bắn cho các bệnh viện…liên tục được nhân rộng tại nhiều tỉnh thành, địa phương
trên cả nước chính là minh chứng cho thấy báo chí đã vô cùng thành công trong việc truyền cảm hứng, lan tỏa các thông điệp nhân văn, tích cực cho toàn xã hội
Ngoài những bài báo, nhiều tòa soạn, đài truyền hình-phát thanh còn chủ động thực hiện, tổ chức những chương trình, chuyên đề, mở ra mục “bạn đọc làm báo”, tạo ra
cơ hội để những giá trị nhân văn toả sáng trong đại dịch Covid-19 Điển hình như chuyên
đề “Sự sống hồi sinh” của Báo Sức khoẻ và Đời sống được ra mắt vào đầu năm 2022
đã thu hút khoảng hơn 500.000 lượt xem Đây là một chuyên đề với nhiều phóng sự ghi lại trực tiếp những hình ảnh các chiến sĩ áo trắng ngày đêm chiến đấu tại tuyến đầu chống dịch Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cũng tổ chức một chương trình mang tên “Mái ấm gia đình Việt”, hỗ trợ các em nhỏ có cha mẹ, người thân qua đời vì đại dịch Covid-19 Chương trình nhận được nhiều sự ủng hộ của người dân, góp phần lan tỏa tinh thần đoàn kết “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ hoạn nạn
Bên cạnh đó, những bài viết thể hiện lòng tự hào về những thành tựu mà Đảng và nhân dân Việt Nam đạt được trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Mặc dù là một nước đang phát triển, nhưng bằng sự đồng lòng, đoàn kết của nhân dân, sự lãnh đạo linh hoạt của Đảng và Nhà nước, chúng ta đã khiến bạn bè quốc tế phải bất ngờ trước những thành tích chống dịch đáng kinh ngạc Lấy đó làm động lực để cố gắng hơn nữa, báo chí Việt Nam trong thời kỳ này cũng tích cực đăng tải những bài viết với tiêu đề như: “Truyền thông nước ngoài khen ngợi Việt Nam ứng phó dịch Covid-19” (Báo Vietnamplus), “Truyền thông Pháp: Việt Nam là quốc gia đáng ca ngợi hàng đầu trong
Trang 7cuộc chiến chống Covid-19” (Báo Tin tức), “Chống đại dịch Covid-19: Bản lĩnh Việt Nam tỏa sáng” (Báo Lao động)…nhằm giảm bớt căng thẳng cho nhân dân về tình hình dịch bệnh, củng cố sức mạnh tinh thần và niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước
Như vậy có thể thấy, báo chí Việt Nam đã vô cùng nỗ lực trong việc tìm cách tích cực hóa tinh thần, lan tỏa giá trị nhân văn và truyền cảm hứng cho người dân trong thời kỳ dịch bệnh Tuy nhiên, có một thực tế mà ta nhận thấy rằng, ở giai đoạn đầu của đại dịch, báo chí khi ấy tập trung khá nhiều vào việc đưa thông tin về số ca nhiễm và tử vong với sắc thái khá tiêu cực, một phần đã làm cho nhân dân thêm lo sợ Ngoài ra, một số khẩu hiệu như “Chống dịch như chống giặc” đã có thời điểm xuất hiện dày đặc trên các mặt báo gây ra một hiệu ứng tiêu cực trong nhân dân, có thể kể đến nhiều hành động mất kiểm soát như: vơ vét lương thực trong siêu thị để dự trữ, tung tin sai sự thật về dịch bệnh
Cuối cùng, việc đẩy mạnh tương tác với người dân qua các phương tiện truyền
thông trực tuyến cũng là một điểm mạnh của báo chí Việt Nam trong việc xây dựng môi trường thông tin lành mạnh cho người dân trong đại dịch Nhu cầu thông tin về dịch bệnh ngày càng tăng, đặt sức ép lên các cơ quan thông tấn báo chí phải làm sao để truyền đạt thông tin đến người dân một cách nhanh chóng và hiệu quả, có thể thu hút được sự chú ý của độc giả, dễ hiểu, dễ nắm bắt để đối tượng trong xã hội cũng có thể tiếp cận được thông tin, ngoài ra báo chí còn phải nỗ lực cạnh tranh với mạng xã hội trong việc đưa tin Chính vì vậy, nhiều tòa soạn, đài phát thanh-truyền hình đã thay đổi chiến lược truyền tin của mình Họ chuyển đổi từ báo chí truyền thống đơn giản, tẻ nhạt sang kết hợp báo chí với hình ảnh, video sinh động, trực quan Đồng thời, cùng với sự phát triển của công nghệ và mạng Internet, nhiều cơ quan báo chí đã tích cực phát triển các trang web, ứng dụng đọc báo có thể sử dụng trên điện thoại, máy tính, hay tạo lập tài khoản trên các trang mạng xã hội để có thể dễ dàng, nhanh chóng cung cấp thông tin cho người dân
Trang 8Báo chí và mạng xã hội luôn cạnh tranh gay gắt với nhau trong cuộc đua thông tin, tuy nhiên khi đại dịch Covid-19 xảy ra, báo chí dần thích nghi với mạng xã hội và biến chúng trở thành công cụ truyền tải thông tin, nguồn khai thác nội dung đầy hữu dụng Nhiều phóng viên đã lợi dụng những bài đăng, vấn đề nổi cộm, gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội để viết bài cảnh báo, làm rõ hay phản ánh, góp phần tạo nên những bài báo thiết thực, gần gũi với công chúng Rất nhiều cơ quan báo chí lớn tại Việt Nam như: Đài Truyền hình Việt Nam, Báo Nhân Dân, đã có tài khoản mạng xã hội trên nhiều nền tảng, điển hình như Facebook, TikTok, Youtube Điều này không chỉ giúp tin tức của các cơ quan này truyền tải đến khán giả một cách nhanh chóng (lợi dụng đặc điểm của mạng xã hội) dưới dạng các bài tin vắn mà còn giúp họ tiếp cận được nhiều nhóm đối tượng độc giả hơn, hơn đặc biệt là giới trẻ Từ đó, các thông tin về đại dịch, các biện pháp phòng, chống được truyền tải một cách nhanh chóng, hiệu quả, thu hút và dễ nắm bắt đến số lượng lớn độc giả trong một khoảng thời gian ngắn
Không chỉ vậy, báo chí Việt Nam còn tích cực tiếp nhận sự đóng góp của độc giả thông qua những tương tác trực tuyến, kéo gần khoảng cách giữa các nhà báo với nhân dân Trong thời điểm này, bên cạnh việc truyền tải thông tin, báo chí còn là nơi để người dân bày tỏ, chia sẻ quan điểm cá nhân hay trực tiếp trở thành người tạo nên tin tức Điển hình như Báo Tuổi trẻ Online có danh mục “Bạn đọc làm báo”, cho phép độc giả viết bài và cung cấp những thông tin mà các phóng viên chưa thể tiếp cận do dịch bệnh Ngoài ra, rất nhiều tờ báo đã bổ sung phần bình luận dưới các bài viết, cho phép độc giả
có thể bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình trước những vấn đề trong đại dịch Đặc biệt, chương trình livestream “Dân hỏi – Thành phố trả lời” do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp với Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử được dẫn truyền trực tiếp trên nhiều nền tảng, trong đó có một số cơ quan báo chí như: Báo Tuổi trẻ Online,… Với mục đích để chính quyền Thành phố lắng nghe, đối thoại, giải đáp những nhu cầu, bức xúc, nguyện vọng của người dân trong địa dịch Covid-19 Qua
10 số phát sóng, chương trình đã thu hút hơn 1,4 triệu lượt xem, gần 220 nghìn bình luận, nhờ đó góp phần thúc đẩy nhanh công tác giải ngân, cấp phát hỗ trợ và túi an sinh cho người dân tại các địa phương trong bối cảnh đại dịch gây ra nhiều khó khăn trong
đời sống sinh hoạt
Trang 9Như vậy, bằng việc tăng lượt tương tác với độc giả qua các phương tiện truyền thông, báo chí Việt Nam đã tạo ra cho mình những sự thay đổi mang tính đột phá Điều này đã tạo ra sự giao tiếp hai chiều đầy linh hoạt, hiệu quả giữa người dân và Nhà nước với đơn vị trung gian là các cơ quan báo chí Qua đó cũng cho thấy sự linh hoạt, sáng tạo của báo chí Việt Nam trong việc thích ứng với sự thay đổi của thị trường thông trong bối cảnh dịch bệnh, cũng như tận dụng tiềm năng của truyền thông trực tuyến để cung cấp thông tin liên quan đến đại dịch Covid-19 một cách hiệu quả và nhanh chóng
Qua quá trình tìm hiểu và phân tích những thành tựu mà báo chí Việt Nam đã đạt được trong đại dịch Covid-19, tôi có thể đưa ra kết luận rằng, báo chí Việt Nam đã rất tích cực và đã cơ bản hoàn thành trong việc thực hiện sứ mệnh của mình trước Đảng, Nhà nước và nhân dân Báo chí Việt Nam với tư cách là một nền báo chí có tính định hướng đã thực hiện rất tốt nhiệm vụ tuyên truyền quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng
và Nhà nước; cung cấp thông tin chính xác, chân thực đến người dân, trở thành nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy; là công cụ để người dân phản ánh tình hình kinh tế-xã hội-chính trị của đất nước một cách khách quan trong môi trường thông tin lành mạnh,…Mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ dịch bệnh, các phóng viên, nhà báo vẫn say mê với sự nghiệp làm tin của mình và điều đó đã góp phần không nhỏ tạo nên những thành công cho báo chí Việt Nam thời kỳ này Tuy nhiên, quá trình nghiên cứu này cũng giúp cho tôi thấy được một số hạn chế trong việc đưa tin, đăng bài của các cơ quan báo chí, nhưng cơ bản đều đã được khắc phục và xử lý kịp thời Tôi mong rằng, báo chí Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện và phát huy những điểm mạnh của mình
để luôn là công cụ đắc lực của Nhà nước, của nhân dân trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội
Trang 10DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyên thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
2 Luật Báo chí, 2016, Quốc hội
3 “Các chức năng cơ bản của báo chí”, nhatanhblog,
https://nhatoanhblog.wordpress.com/2019/11/02/cac-chuc-nang-co-ban-cua-bao-chi/
4 “Báo chí truyền thông trong tuyến đầu chống dịch Covid-19”, Báo Công thương
https://moit.gov.vn/tin-tuc/bao-chi-voi-nguoi-dan/bao-chi-truyen-thong-trong-tuyen-dau-chong-dich-covid-19.html
5 “Báo chí đóng vai trò tích cực trong công tác phòng chống dịch Covid-19”, Trang điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/bao-chi-dong-vai-tro-tich-cuc-trong-cong-tac-phong-chong-dich-covid-19-1491879316
6 Văn bản số 4191/BYT-TT-KT ngày 21/5/2021 của Bộ Y tế về phối hợp điều chỉnh công tác cung cấp thông tin cho báo chí về phòng, chống dịch Covid-19
7 “Thủ tướng Chính phủ mong muốn báo chí lan toả năng lượng tích cực trong xã
https://dangcongsan.vn/thoi-su/mong-muon-bao-chi-lan-toa-nang-luong-tich-cuc-trong-xa-hoi-557171.html
8 “Hội nghị sơ kết công tác thông tin, truyên truyền về phòng, chống dịch Covid-19”,
https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/- /asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/hoi-nghi-so-ket-so-ket-cong-tac-thong-tin-tuyen-truyen-ve-phong-chong-dich-covid-19
9 Phạm Khánh Linh, Tiểu luận cuối kỳ môn Lý luận báo chí và truyền thông, đề 16,
“Nhìn lại báo chí trong thời điểm dịch covid 19 ở Việt Nam