Đánh giá trong giáo dục Trong hoạt động thực tiễn, con người luôn thực hiện kiểm soát, đánh giá quá trình hoạt động của mình nhằm điều chỉnh hoạt động đạt được kết quả cao nhất so với mụ
Trang 1MĐ: 945
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
BÀI TIỂU LUẬN
ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Họ và tên: Võ Quốc Đạt Ngày sinh: 29/11/1998 Nơi sinh: Sóc Trăng Đơn vị công tác: tỉnh Ninh Thuận
Trang 2CÂU HỎI BÀI THU HOẠCH
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích quy trình tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo
dục đại học?
Câu 2 Anh/Chị hãy phân tích cách thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của sinh viên trong một môn học, chuyên ngành cụ thể Nêu ra những yêu cầu cần chú ý khi sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá đó?
BÀI LÀM
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích quy trình tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục đại học?
1 Một số khái niệm cơ bản trong đánh giá giáo dục ở đại học
1.1 Đánh giá trong giáo dục
Trong hoạt động thực tiễn, con người luôn thực hiện kiểm soát, đánh giá quá trình hoạt động của mình nhằm điều chỉnh hoạt động đạt được kết quả cao nhất so với mục đích, mục tiêu đã đề ra
Đánh giá là một quá trình hoạt động bao gồm việc chuẩn bị, thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thu được trên cơ sở mục tiêu hoạt động, chuyển giao kết quả đến những người liên quan để có được những quyết định thich hợp
Sản phẩm của đánh giá là các thông tin và bằng chứng thu được trong quá trình đánh giá, các nhận định rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được, các kết luận.Do đó, khái niệm đánh giá nói chung được hiểu là qtrình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc
Trong giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh giáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Khái niệm đánh giá được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác nhau Tuy nhiên, nhìn chung đều thống nhất hiểu đánh giá trong giáo dục là quá trình thu thập thông tin và lý giải kịp thời, có hệ
Trang 3thống những thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân về chất lượng, hiệu quả giáodục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp hành động giáo dục tiếp theo Đánh giá trong giáo dục bao gồm nhiều đối tượng đánh giá VD: Đánh giá hệ thống giáo dục quốc gia trong một giai đoạn, một công cuộc đổi mới giáo dục …; Đánh giá một cơ sở đào tạo, một sở, một phòng, một nhà trường; Đánh chương trình đào tạo, hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học; Đánh giá giáo viên; Đánh giá người học (đánh giá kết quả học tập, đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức)… Ứng với mỗi đối tượng đánh giá có các chủ thể đánh giá tương ứng
1.2 Chất lượng và chất lượng giáo dục
Theo từ điển Tiếmg Việt: “Chất lượng là cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật và làm cho sự vật này khác với sự vật kia”
Theo hệ thống quản lý chất lượng - cơ sở và từ vựng của ISO 9000: 2000 thì: “Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể đó có khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn”
Như vậy, chất lượng là yếu tố khách quan được tạo bởi quá trình vận động hệ thống cấu trúc của đối tượng tạo nên Tuy nhiên, những biến đổi của đối tượng tùy thuộc vào mục đích, mục tiêu mà con người đặt ra Do
đó chất lượng của đối tượng luôn biến đổi theo thời gian phụ thuộc vào trình độ xã hội, nhu cầu cuộc sống của con người quy định
Chất lượng của đối tượng luôn là mục tiêu phấn đấu của con người và là
sự sống còn của sản xuất hay các cơ sở đào tạo Vì vậy chất lượng được hiểu có thể là sự tuyệt hảo hay là sự phù hợp với mục tiêu đặt ra
Trong kinh tế, chất lượng được hiểu là những yếu tố được đặt ra trong mục tiêu sản xuất, nó phù hợp với nhu cầu của khách hàng và thỏa mãn với từng giai đoạn phát triển của thời đại
Đối với giáo dục, có nhiều quan niệm về chất lượng giáo dục đại học SEAMEO (2003) đã sử dụng quan niệm “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” trong việc khuyến khích các nước trong khu vực hợp tác với nhau Sử dụng định nghĩa “chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu” là phù hợp hơn đối với giáo dục đại học của nước ta Sự phù hợp với mục tiêu
có thể bao gồm việc đáp ứng đòi hỏi của những người quan tâm như các nhà quản lý, nhà giáo hay các nhà nghiên cứu giáo dục đại học Sự phù
Trang 4hợp với mục tiêu còn bao gồm cả sự đáp ứng hay vượt qua các chuẩn mực đã được đặt ra trong giáo dục và đào tạo Sự phù hợp với mục tiêu cũng đề cập đến những yêu cầu về sự hoàn thiện của đầu ra, hiệu quả của đầu tư Mỗi một trường đại học cần xác định nội dung của sự phù hợp với mục tiêu trên cơ sở bối cảnh cụ thể của nhà trường tại thời điểm xác định mục tiêu đào tạo của mình và làm sao để đạt được các mục tiêu đó
Chất lượng giáo dục có thể nhìn từ góc độ nhà sử dụng hay nhà cung cấp, nhìn toàn diện hay một mặt nhưng cùng được hiểu: Chất lượng giáo dục
là tổng hoà những phẩm chất, năng lực của người học được tạo nên trong quá trình giáo duc, đào tạo,bồi dưỡng cho người học so với thang giá trị của nhà nước và xã hội nhất định
Như vậy, chất lượng giáo dục được quy định bởi: Xem xét đối tượng giáo dục trên cơ sở điều kiện kinh tế xã hội cụ thể (Kinh tế, Chính trị, văn hóa, giáo dục…) của mỗi nước trong mỗi thời kỳ, giai đoạn nhất định; Sự vận hành của toàn bộ hệ thống giáo dục đó(các thành tố của giáo dục) và Hệ thống kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ chuẩn, tiêu chí đánh giá) sử dụng đánh giá
Chất lượng giáo dục đại học là kết quả của quá trình đào tạo đại học đáp ứng được mục tiêu đào tạo đã xác định và được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người tốt nghiệp
1.3 Tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tiêu chí đánh giá là những tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một vật, một khái niệm”
Tiêu chuẩn đánh giá là mức độ yêu cầu và điều kiện mà đối tượng phải đáp ứng mục tiêu
Tiêu chí đánh giá là mức độ yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở mỗi nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn
Chỉ báo (chỉ số) là những dấu hiệu, đặc điểm đặc trưng biểu hiện hành vi
cụ thể của mỗi tiêu chí (có thể quan sát, lượng giá được)
Thang đo là mức độ đạt được của từng chỉ số (chỉ báo) đánh giá đối tượng
Vì vậy khi xác định bộ chuẩn, tiêu chí, chỉ báo đánh giá đối tượng cần:
- Xác định các dấu hiệu, tính chất cơ bản, đặc trưng của đối tượng đánh giá trên cơ sở mục tiêu đánh giá Những dấu hiệu, tính chất cơ bản đối tượng được chọn làm căn cứ, cơ sở để đánh giá đối tượng đó được gọi là những tiêu chuẩn, tiêu chí đánhgiá đối tượng
Trang 5- Xác định các mức độ (tối thiểu đến tối đa) cần đạt được ở đối tượng về các dấu hiệu, tính chất đó
VD: Theo thông tư số 30/TT-BGDDT quy định về chuẩn nghề nghiệp của giáo viên trung học bao gồm 8 tiêu chuẩn, trong mỗi tiêu chuẩn bao gồm nhiều tiêu chí, mỗi tiêu chí có các chỉ báo nhất định: (1) Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống (2) Năng lực tìm hiểu đối tượng, môi trường
GD (3) Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học, giáo dục (4) Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học (5) Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục (6) Năng lực kiểm tra đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức học sinh (7) Năng lực hoạt động chính trị, xã hội (8) Năng lực phát triển nghề nghiệp
1.4 Kiểm tra
Theo từ điển ngôn ngữ học: kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét Kiểm tra trong giáo dục: là quá trình thu thập những dữ liệu, thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá
Kiểm tra là hoạt động luôn đi liền với đánh giá, tuy nhiên cũng có những trường hợp chỉ kiểm tra mà không đánh giá Thực hiện quá trình thu thập
dữ liệu, thông tin, nguồn minh chứng phản ánh về đối tượng đánh giá có vai trò quan trọng thực hiện đánh giá chính xác đối tượng Vì vậy đánh giá trong giáo dục đòi hỏi quá trình kiểm tra phải đảm bảo thu thập thông tin, dữ liệu phản ánh đầy đủ, bản chất, khách quan về đối tượng trên cơ sở mục tiêu đánh giá
2 Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học
2.1 Xác định mục đích, mục tiêu đánh giá
Khi thực hiện một cuộc khảo sát đánh giá kết quả học tập của người học, các chủ thể đánh giá giáo dục cần xác định rõ mục đích, mục tiêu cuộc khảo sát đó là gì? Có nghĩa là trả lời câu hỏi (Kết quả đánh giá đối tượng nhằm mục đích gì? Đánh giá đối tượng đó là đánh giá cái gì?)
Trên cơ sở mục đích đánh giá đối tượng, chủ thể đánh giá cần xác định mục tiêu đánh giá đối tượng Trên cơ sở mô tả những biểu hiện, thuộc tính, dấu hiệu thể hiện ở đối tượng
Lưu ý khi xác định mục tiêu đánh giá:
- Mục tiêu đánh giá cần được mô tả cụ thể để có lượng hóa, quan sát và
đo được
- Mục tiêu đánh giá phải trên cơ sở phù hợp với người học về trình độ, điều
Trang 6kiện, phương tiện, thời gian học tập.
- Mục tiêu đánh giá cần phải có thời hạn quy định và công khai khi bắt đầu
thực hiện chương trình học
2.2 Xây dựng tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá
Trên cơ sở mục tiêu đánh giá, đặc điểm đối tượng đánh giá mô tả biểu hiện ở đối tượng đánh giá nhằm xác định các tiêu chí đánh giá (thể hiện những dấu hiệu cơ bản của đối tượng đánh giá)
Chuẩn là mức độ tối thiểu cần đạt được trong việc xem xét đánh giá chất lượng sản phẩm đã tạo ra (là hệ thống thang đo, hệ thống chuẩn)
VD: Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên cơ sở của chuẩn kiến thức; chuẩn kỹ năng và chuẩn thái độ
Cách phân loại mục tiêu giáo dục được thế giới quan tâm nhiều là cách phân loại của BS.Bloom (1956) bao gồm 3 lĩnh vực như: nhận thức, xúc cảm và tâm vận động
- Mục tiêu kiến thức được chia thành các mức độ sau:
Thể hiện mức độ hiểu biết của người học một lĩnh vực nào đó Theo BS.Bloom trong lĩnh vực kiến thức có thể phân biệt mục tiêu theo 6 mức
độ từ thấp đến cao như sau:
+ Biết: nhận biết, ghi nhớ, có thể nhắc lại sự kiện, định nghĩa các khái niệm,
nội dung định luật
+ Hiểu: Có thể thuyết minh, giải thích, chứng minh những kiến thức vừa lĩnh hội
+ Áp dụng: Có thể vận dụng kiến thức vào tình huống mới, khác
+ Phân tích : Biết phân chia cái toàn thể thành bộ phận, một vấn đề lớn thành các vấn đề nhỏ, làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các bộ phận
+ Tổng hợp: Biết sắp xếp các bộ phận thành một toàn thể thống nhất, ghép các vấn đề nhỏ thành các vấn đề lớn hơn, tạo thành một vấn đề mới + Đánh giá: Có thể nhận định, phán đoán về giá trị, ý nghĩa của mỗi kiến thức.Thực tế với mỗi một đơn vị kiến thức giảng viên chỉ cần chia thành 3,4 mức độ: nhận diện; Hiểu; Vận dụng và vận dụng sáng tạo
- Mục tiêu kỹ năng được chia thành các mức độ thành thạo của các kỹ năng
thực hiện hành động mức độ từ thấp đến cao như sau:
• Bắt chước: Quan sát và lặp lại các hành động
Trang 7+ Thao tác: Thực hiện hành động theo chỉ dẫn hơn là dựa vào quan sát + Hành động chuẩn xác: Thực hiện hành động đúng, chính xác
+ Hành động phối hợp : Thực hiện hàng loạt hành động phối hợp, nhất quán
+ Hành động tự nhiên: Thực hiện một loạt hành động thành thạo, dễ dàng, tự nhiên không cần sự cố gắng nhiều về trí lực và sức lực
- Mục tiêu cảm xúc được phân loại theo mức độ từ thấp đến cao như sau: + Tiếp nhận: Tiếp thu một kích thích, tham gia hoạt động một cách thụ động
+ Đáp ứng: Trả lời kích thích, tham gia hoạt động một cách vui vẻ, đồng
ý làm theo
+ Định giá: Thấy rõ được giá trị công việc, kiên định thái độ, tự nguyện cam
kết tham gia
+ Tổ chức, sắp xếp, phối hợp những hoạt động dài ngày, qua đó tích hợp
hệ thống giá trị mới vào hệ thống giá trị bản thân
+ Biểu hiện tính cách riêng bằng việc định hình các giá trị tiếp thu
2.3 Thu thập các thông tin đánh giá
Trên cơ sở mục tiêu, tiêu chí đánh giá xác định, mô tả biểu hiện đối tượng đánh giá phản ánh mục tiêu, tiêu chí đánh giá trong thực tiễn, chủ thể đánh giá lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật thu thập thông tin, dữ liệu phản ánh đối tượng đánh giá làm cơ sở cho các hoạt động đánh giá tiếp theo
Trong giáo dục khâu này thường xác định là khâu kiểm tra Kiểm tra và đánh giá là hai công việc vừa có thứ tự vừa đan xen vào nhau Để đánh giá đối tượng phải thực hiện quá trình kiểm tra và cũng có những trường hợp kiểm tra nhưng không nhất thiết phải đánh giá
Thực tiễn có nhiều dạng kiểm tra như: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết
- Kiểm tra thường xuyên là giảng viên tiến hành thường xuyên các hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu phản ánh hoạt động học tập của sinh viên trong quá trình tổ chức dạy học nhằm kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy
và học của chính giảng viên và sinh viên trên cơ sở đó thúc đẩy sự nỗ lực, tích cực học tập của sinh viên một cách liên tục, có hệ thống đạt được hiệu quả mục tiêu hoạt động học Hoạt động kiểm tra, đánh giá hàng ngày
Trang 8được thực hiện chủ yếu thông qua quan sát, đàm thoại, thực hành, báo cáo hoạt động học tập của sinh viên
- Kiểm tra định kì là hoạt động kiểm tra được thực hiện sau khi kết thúc một phần của chương trình hoặc sau một học kì để biết được mức độ đạt được của sinh viên so với mục tiêu học tập cần đạt được của chương trình
đó Kiểm tra định kì có tác dụng giúp giảng viên và sinh viên nhìn lại kết quả làm việc sau một thời gian nhất định, củng cố phát triển những điều
đã học, tạo cơ sở để từ đó định hướng tiếp tục cho hoạt đông dạy và học tiếp theo Hoạt động kiểm tra định kỳ thường được thực hiện bằng bài kiểm tra viết, bài thực hành, bài luận, bài báo cáo
- Kiểm tra tổng kết là hoạt động kiểm tra được thực hiện vào cuối mỗi năm
học, cuối khóa học hoặc cuối mỗi học phần nhằm đánh giá kết quả học tập của sinh viên về học phần, khóa học đó so với mục tiêu học tập đã định sẵn Hoạt động kiểm tra tổng kết thường được thực hiện bằng hình thức thi nhằm đánh giá trình độ kiến thức, kĩ năng của thí sinh so với yêu cầu chất lượng đã xác định trong các chương trình giáo dục
Lưu ý tiến hành kiểm tra trong đánh giá kết quả học tập:
- Tổ chức kiểm tra phải được tiến hành khoa học, nghiêm túc, khách quan
- Kết hợp nhiều dạng kiểm tra để thu thập nhiều, đầy đủ, toàn diện các dữ liệu thông tin phản ánh chính xác về đối tượng đánh giá
- Tránh gây trạng thái ức chế cho đối tượng đánh giá, cán bộ giám sát kiểm tra phải thể hiện sự bình tĩnh, thái độ tôn trọng, cởi mở hết sức tránh những lời quở mắng nặng nề Cần có khuyến khích động viên kịp thời những tiến bộ dù là nhỏ ở đối tượng để giúp họ có thêm nghị lực vươn lên không ngừng
- Chú ý phát hiện kịp thời những biểu hiện sai sót, lệch lạc ở đối tượng đồng thời tìm hiểu rõ nguyên nhân của các biểu hiện đó để có những biện pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời
2.4 Đối chiếu các tiêu chuẩn với thông tin đã thu thập được
Trên cơ sở các thông tin, dữ liệu thu được phản ánh về đối tượng đánh giá, đối chiếu với các tiêu chuẩn (hệ thống thang đo, nguyên tắc tính hệ thống chuẩn mực –đơn vị dùng để đo) Kết quả được ghi nhận bằng một
số đo hay một số kết luận về đối tượng (định lượng và định tính)
Trang 9Sau khi đối chiếu với các tiêu chuẩn, kết quả về đối tượng đánh giá được ghi bằng 1 số đo (một ký hiệu) trong hệ thống thang đo là việc lượng giá Lượng giá là trên cơ sở kết quả đo đưa ra những thông tin về ước lượng
về đối tượng đánh giá (VD: kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo sinh viên trong đánh giá kết quả học tập) nhằm làm sáng tỏ hơn nữa trình độ tương đối của đối tượng đánh giá
Lượng giá gồm 2 loại: lượng giá theo chuẩn, lượng giá theo tiêu chí Lượng giá theo chuẩn: là sự so sánh tương đối kết quả cá nhân đạt được với trung bình chung của tập hợp những người tham gia
VD: Sinh viên A được 8/10 điểm ở 1 bài kiểm tra nhưng cả lớp chỉ có 8 điểm là cao nhất Lượng giá theo chuẩn thì sinh viên A đứng thứ nhất trong lớp với kết quả của bài kiểm tra đó
Lượng giá theo tiêu chí: là sự so sánh đối chiếu kết quả của cá nhân đạt được với các tiêu chí, các chuẩn đã đề ra
VD: Sinh viên A được 8/10 ở 1 bài kiểm Như vậy, lượng giá theo tiêu chí thì sinh viên A đạt loại khá so với yêu cầu của chương trình
Lưu ý: Thực hiện phép đo lường trong giáo dục, kết quả phép đo ảnh
hưởng rất lớn bới tính chủ quan của người chấm (sức khỏe, trạng thái, tâm lý, tính cách, quan điểm cá nhân, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm,
…) Do vậy, tổ chức thực hiện phép đo lường trong giáo dục đòi hỏi cần
có sự quản lý, tổ chức khoa học, nghiêm túc nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự công bằng của giảng viên
2.5 Kết luận và đưa ra những quyết định
Trên cơ sở kết quả của phép đo, giảng viên cần đưa ra những nhận định, những phán đoán về kết quả thực chất của đối tượng đánh giá Chỉ ra những điều đạt được và chưa đạt được đồng thời chỉ ra những định hướng, biện pháp chính xác, phức hợp để cải thiện thực trạng của đối tượng theo chiều hướng tích cực Đặc biệt lưu ý cần có sự động viên, khuyến khích, tin tưởng ở sinh viên tiếp tục nỗ lực vươn lên trong tương lai
Trang 10Câu 2 Anh/Chị hãy phân tích cách thiết kế công cụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong một môn học, chuyên ngành cụ thể Nêu ra những yêu cầu cần chú ý khi sử dụng công cụ kiểm tra đánh giá đó?
1 Đặt vấn đề
Kiểm tra, đánh giá là một khâu rất quan trọng trong hoạt động giảng dạy
và học tập, giúp cho giáo viên (GV) và học sinh (HS) có những thông tin cần thiết và quan trọng để định hướng và điều chỉnh phương pháp giảng dạy và học tập nhằm đạt các mục tiêu đề ra Chương trình Giáo dục phổ thông 2018[1] [2] với mục tiêu giúp người học làm chủ được kiến thức phổ thông đồng thời biết vận dụng hiệu quả kiến thức vào thực tiễn đời sống Mục tiêu nàyđã tạo ra một thách thức lớn khi chưa có nhiều công trình nghiên cứu về năng lực (NL) vận dụng kiến thức (VDKT) vào thực tiễn Sinh học là môn khoa học thực nghiệm với các nội dung gắn với thực tiễn đời sống Việc vận dụng các kiến thức trong chương trình giáo dục phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn nhằm nâng cao NL VDKT vào thực tiễn, phát huy sự tìm tòi và yêu thích môn học Công cụ đánh giá NL VDKT vào thực tiễn ngoài thu thập các dữ liệu cần thiết thì chúng còn được sử dụng như phương tiện để phản hồi kết quả quá trình giảng dạy và học tập của GV và HS để hình thành và phát triển NL này
2 Nội dung
2.1 Khái quát công cụ kiểm tra đánh giá năng lực vận dụng kiến thức
vào thực tiễn
Công cụ kiểm tra đánh giá trong dạy học là hệ thống các nhiệm vụ, yêu cầu người học cung cấp thông tin về kết quả học tập, đồng thời công cụ đánh giá còn chứa đáp án, tiêu chí đánh giá các nhiệm
vụ, yêu cầu đặt ra cho người học Trong dạy học, sử dụng các loại công cụ sau: câu hỏi, bài tập, bài kiểm tra, sản phẩm học tập, hồ sơ học tập, bảng kiểm, bảng đánh giá theo tiêu chí, thang đo
Để đánh giá NL VDKT vào thực tiễn, chúng ta thường sử dụng công cụ câu hỏi, bài tập kết hợp với các công cụ bảng kiểm, bảng đánh giá theo tiêu chí Tác giả Trần Thái Toàn [4] đã sử dụng 3 loại công cụ rèn luyện và đánh giá kĩ năng VDKT vào thực tiễn,
đó là bài tập thực tiễn, dự án học tập và đề tài nghiên cứu khoa học