1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đo lường và đánh giá trong giáo dục đại học đề tài khoa học

94 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

c0100422

_ HỌC VIỆN BAO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYÊỀN _ KHOA TAM LY GIAO DỤC VÀ NGHIỆP VỤ SU PHAM

fe 2s 2 fe 2 oe 2s fe 2fe 3s fe ofc fs ofc ake 2h fe fe ofc fe ofc fs ofc of ofc fe 2 oie fe 2s 2k fe 2s fs 2fe tk 2K 3k 3 2k 3 2 2k os kek

tof DO LUONG VA DANH GIA TRONG

GIAO DUC DAIHOC ©

(GIAO TRINH LUU HANH NOI BQ)

Trang 2

MUC LUC

PHAN MỞ ĐẦU «s0 0000800814014 8418 1

CHUONG 1 MOT SO VAN DE CHUNG VE DO LUONG, DANH GIA TRONG

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - 6 << E3 EE3EEzE£SEzEESEEeEereeerseessersscs-Õ

1.1 Khái niệm đo lường và đánh giá -.-. - ch nh vn 5 1.2 Chức năng của đo lường, đánh giá trong giáo dục - - -.-. -. -Ó 1.3 Các loại hình đo lường, đánh giá trong giỏo dc .- ô<< Đ 1.4 Nhng yờu cầu, kỹ năng trong đo lường, đánh giá - «s5 15 1.5 VỊ trí, vai trò của đo lường, đánh giá trong quá trình đào tạo "- 17

CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG MUC TIEU DAY HQC - CO SO DE BO LUONG,

ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - - " 24

2.1 Một số vẫn đề chung về xây dựng mục tiêu - + «5-555cc<csccsseseexece-cee 24

2.2 Xác định mục tiêu môn học, bài đạy -. Ăn nh, 37

"8.0 2 52

CHƯƠNG 3 HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ

TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC - - << << cc<- — 62

3.1 Các hình thức đo lường và đánh giá -.-.-. cv + seseeeerseeeeereeerserrÕ2

3.2 Phương pháp đo lường và đánh "PK — th ky ni Hinh vn nh 64 3.3 Quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra, đánh giá cS Sàn sen 89

Trang 3

PHAN MO DAU GIAO TRINH NOI BO

1 Tên học phần: Đo /ường và đánh giá trong giáo dục đại học

2 Số tín chỉ: 02 |

3 Doi twong: Hoc vién lớp Nghiệp vụ sư phạm

4 Yêu cầu:

- Về kiến thức

+ Hiểu và mô tả được các khái niệm cơ bản, các loại hình của khoa học đo lường và

đánh giá; xác định được chức năng, vị trí, vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo

dục

+ Hiểu và xây dựng được mục tiêu giảng dạy môn học, bài học làm cơ sở cho quá

trình dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

+ Phân biệt và sử dụng được các phương pháp, hình thức, kỹ thuật kiểm tra đánh giá

như: quan sát, viết, vấn đáp; so sánh được những điểm khác biệt và tương đồng giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, hiểu rõ những ưu - nhược điểm của từng loại

+ Xây dựng được quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra — đánh giá phù hợp với mục tiêu đào tạo

+ Soạn thảo được các loại câu trắc nghiệm tự luận và các loại câu trắc nghiệm khách

quan như: ghép đôi, điền khuyết, trả lời ngắn, đứng sai, nhiều lựa chọn + Xây dựng được tiêu chí đánh giá cho từng đẻ kiểm tra cụ thé (Rubric)

- Về kỹ năng

Học viên phải có được các kỹ năng ứng với các mục tiêu kiên thức trên đây như: : ‹ xây dựng mục tiêu giảng dạy; sử dụng các phương pháp, hình thức, kỹ thuật kiểm tra: tống đánh giá; xây dựng quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra — đánh giá; soạn thảo các loại: : - : câu trắc nghiệm; xây dựng tiêu chí đánh giá

Trang 4

- Về thái độ

Học viên phải có thái độ nghiêm túc, say mê khám phá, lĩnh hội tri thức từ môn

học; tích cực áp dụng lý thuyết vào thực hành; kiên trì rèn luyện, khắc phục nhược

điểm để tiễn tới thành công trong công việc dạy học sau này

5 Phân bỗ thời gian

Học phần gồm: 15 tiết giảng dạy trên lớp - Phần lý thuyết: 10 tiết

- Phân thực hành: 3 tiết

- Phần thảo luận: 2 tiết

6 Điều kiện tiên quyết

Học phan được học sau khi học viên đã học các học phan: Tam ly hoc su pham,

Lý luận dạy học đại học, Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo

7 Nội dung môn học TT Nội dung Tổng Trong đó số tết | Lý | Thảo | Thực _ | thuyết | luận | hành

1 Chương 1 Một số vẫn đề chung về đo | 2 2 0 -J0

Trang 5

2 | Chương 2 Xây dựng mục tiêu dạy học 6 4 1 1

- cơ sở để đo lường, đánh giá trong giáo dục đại học 2.1 Một sô vân đề chung về xây dựng mục tiêu 2.2 Xác định mục tiêu môn học, bài dạy 2.3 Rubric 3 Chương 3 Hình thức, phương pháp 7 4 1 2 đo lường và đánh giá trong giáo dục đại học 3.1 Các hình thức đo lường, đánh giá 3.2 Phương pháp đo lường và đánh giá 3.3 Quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra, đánh giá

8 Phương pháp giảng dạy và học tập 8.1 Phương pháp giảng dạy

- Vận dung các phương pháp giảng dạy tích cực, lấy học viên làm trung tâm, kế thừa tỉnh hoa của phương pháp giảng dạy truyền thống kết hợp với đối mới, tích cực hóa việc giảng dạy

Trang 6

9 Tài liệu học tap

- Tài liệu bắt buộc: Giáo trình lưu hành nội bộ Đo lường và đánh giá trong giáo đục đại học

- Tài liệu tham khảo:

1 Nguyễn Đức Chính (chủ biên), Vũ Lan Hương (2015), Phát triển chương trình giáo đục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh

2 Đặng Bá Lãm (2003), Kiểm tra đánh giá trong dạy — học đại bọc, Nhà xuất bản

Giáo dục, Hà Nội

3 Phạm Văn Lập (1998), Phát triển chương trình đào tạo, Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia, Hà Nội |

4 Lâm Quang Thiệp (2010), Đo lường trong giáo dục, lý thuyết và ứng dung, Nha

Trang 7

CHUONG 1

MOT SO VAN DE CHUNG VE

DO LUONG, DANH GIA TRONG GIAO DUC DAI HOC

1.1 Khái niệm do lường và đánh giá

1.1.1 Khái niệm do lường

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đo lường:

Theo Hoàng Phê — 7ờ điển T' iéng Việt NXB Khoa học Xã hội, H.1998, thuật ngữ “Đo lường” được định nghĩa là: Xác định độ lớn của một đại lượng bằng cách so sánh với một đại lượng cùng loại được chọn làm đơn vị

Theo K.D.Hopkins và J.C.Stalay: Đo lường là quá trình mà với nó, sự việc được phân biệt

Theo Q.Stodola và K.Stordahl: Đo lường trong giáo dục là phương tiện để thu thập, phân tích dữ liệu về đặc tính, hành vi con người một cách có hệ thống làm cơ sở

cho những hành động thích hợp

Trong tiếng Anh, đo lường là Measuremert Đây là khái niệm dùng để chỉ sự so

sánh một vật hay hiện tượng với một thước đo hay một chuẩn mực đã được xác định

từ trước Đo lường là một cách lượng giá, tức là gán con số hoặc thứ bậc cho đối tượng đo theo một hệ thống quy tắc hay chuẩn mực nào đó

Nhu vậy: Đo lường trong giáo đục là quá trình thu thập thông tin về đối tượng, sự vật, hiện tượng trong giáo duc tir dé dua ra mét gid tri bang số hoặc thứ bác cho đối tượng theo một hệ thống quy tắc hoặc chuẩn mực nào đó để làm căn cứ cho việc xử lý, ra quyết định

1.1.2 Khái niệm đánh giá -

Có nhiều khái niệm khác nhau về đánh giá:

Trang 8

- Đánh giá là quá trình thu thập và sử lý thông tin một cách có hệ thống nhằm xác

định mục tiêu đã và đang ở mức độ nào

- Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách có hệ thống để đưa ra các quyết định

- Theo 7 điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2006, đánh giá là “nhận định giá trị”

Đánh giá trong giáo dục cũng được hiểu theo nhiều cách:

- Trong tiếng Anh, đánh giá là Assessment Đánh gia trong giáo dục là căn cứ vào các

thông tin định tính và định lượng để đưa ra những kết luận về năng lực và phẩm chất

của sản phẩm giáo dục và sử dụng những thông tin đó để đưa ra những quyết định về người học cũng như điều chỉnh cách dạy — học trong tương lai

- Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra

những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã được đưa ra trong

các tiêu chuẩn hay kết quả học tập Đánh giá có thể là đánh giá định lượng dựa vào

các con số hoặc định tính dựa vào các ý kiến và giá trị

- Như vậy: Đánh giá trong giáo dục là phán xét, nhận định giá trị của một sự vật,

hiện tượng giáo dục dựa trên những tiêu chí và chuẩn mực đã được xác định sẵn, từ đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp |

Đo lường và đánh giá có mối quan hệ qua lại với nhau Đo lường nhằm cung cấp

số liệu để đánh giá, kết quả đo lường là căn cứ để đánh giá

1.2 Chức năng của đo lường, đánh giá trong giáo dục 1.2.1 Chức năng định hướng

Đo lường, đánh giá có chức năng xác định phương hướng cho sự nghiệp giáo dục Nó chỉ ra phương hướng về mục tiêu, tôn chỉ, hành động giúp các cơ sở giáo

dục lập kế hoạch dạy và học Nó cũng chỉ ra phương hướng phấn đấu cho giáo viên, học sinh, sinh viên, cho các cơ sở giáo dục và đào tạo nói chung

Khi tiến hành đo lường, đánh giá, chúng ta phải xây dựng phương án đánh giá,

trong đó việc xác định tiêu chuẩn đánh giá là rất quan trọng Có ý kiến cho răng tiêu

Trang 9

đánh giá, hướng dẫn họ hoạt động theo đúng quy luật phát triển, đồng thời vẫn thỏa mãn nhu cầu của từng cá nhân trong tổ chức đó Điều này cũng thể hiện chức năng

định hướng của đo lường, đánh giá

1.2.2 Chức năng đốc thúc, khích lệ, tạo động lực

Khi đo lường, đánh giá, kết quả đánh giá được công bố, phản hồi cho đối tượng

được đánh giá Đối tượng được đánh giá sẽ biết được mặt mạnh, mặt yếu, ưu điểm,

nhược điểm của mình Khi biết được ưu điểm của mình, họ có động lực mới trong học tập, công tác Khi biết được nhược điểm của mình, họ sẽ thấy cần nỗ lực khắc phục

khiếm khuyết để vươn lên

Qua đánh giá, ta cũng có thể kích thích tỉnh thần học hỏi và nỗ lực vươn lên không ngừng của đối tượng được đánh giá Mặt khác nó cũng có thể tạo nên một môi trường mà trong đó các thành viên đều muốn khẳng định mình, thậm chí là cạnh tranh

lành mạnh Đối tượng được đánh giá một khi được đốc thúc, khích lệ, tạo động lực sẽ thực hiện tốt những mục tiêu đã được đề ra

1.2.3 Chức năng sàng lọc, lựa chọn

Qua đo lường, kiểm tra, đánh giá, chủ thê đánh giá mới có thê lựa chọn, sang lọc,

phân loại đối tượng Nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, hình thức giáo dục bao giờ cũng phải phù hợp với đối tượng cho nên việc sàng lọc, phân loại đối tượng là

rất quan trọng Mặt khác, việc sàng lọc, phân loại đối tượng còn giúp cho đối tượng tiến bộ không ngừng, giúp họ biết được vị trí của mình để phan đầu vươn lên

1.2.4 Chức năng cải tiễn, dự báo

Cải tiến là sửa đổi để tiến bộ hơn Dự báo là tiên đoán, tiên liệu những điều sẽ

xảy ra trong tương lai Đo lường, đánh giá cũng có chức năng này Nhờ có đo lường,

đánh giá chúng ta mới phát hiện ra những tổn tại, yếu kém, nhược điểm trong công tác dạy và học, công tác quản lý giáo dục từ đó mới đề ra được những giải pháp, biện :

Trang 10

tốt, mặt yếu kém trong công tác dạy và học, công tác quản lý giáo dục Đây sẽ là căn cứ đáng tin cậy để tiến tới việc xác lập mục tiêu cải tiến giáo dục

1.2.5 Chức năng chẳn đốn, điều chỉnh

Thơng qua kiểm tra, đánh giá, chủ thể đánh giá có thể xác định chính xác “căn |

bệnh” của đối tượng đánh giá, tức là phát hiện những khó khăn, yếu kém hoặc sự chệch hướng Từ đây có thể có những cảnh báo, những gợi ý, những điều chỉnh giúp đối tượng đánh giá đi đúng quỹ đạo, khắc phục yếu kém, hạn chế hoặc

đây nhanh tiến trình hoạt động

1.3 Các loại hình đo lường, đánh giá (trong giáo duc |

Loại hình đánh giá là sự phân loại đánh giá theo những cách thức khác nhau Mỗi loại hình đánh giá đều nhằm tới một đối tượng đánh giá, mục đích đánh giá, phương pháp đánh giá khác nhau Có nhiều cách phân chia loại hình đánh giá, dưới đây là một số cách phân loại |

13.1 Phân loại theo phạm vì của đỗi tượng đo lường, dánh giá

- Đo lường, đánh giá giáo dục tầm vĩ mô

Đánh giá giáo dục tầm vĩ mô là đánh giá lấy toàn bộ hệ thống giáo dục với các

thành tố cấu trúc, chính sách, hoạt động giáo dục của nó làm đối tượng đánh giá Có

thể coi đây là đánh giá chung về nền giáo dục của mỗi quốc gia Ở đây hệ thống xã

hội là chủ thể đánh giá, hệ thống giáo dục với toàn bộ các hoạt động của nó là khách

thể đánh giá Việc đánh giá có ý nghĩa sâu xa là nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển của xã hội Giá trị cần đánh giá là mức độ phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân,

chất lượng giáo dục, đào tạo của nó so với nhu cầu về nguồn nhân lực của hệ thống xã

hội, so với yêu cầu mà thực tiễn đang đề ra Kết quả đánh giá có thể dùng để chân

đoán, điều chỉnh chiến lược, phát triển giáo dục, hoàn thiện hệ thống giáo dục, cải tiễn

công tác quản lí giáo dục phù hợp với nhu cầu và xu thế phát triển xã hội

Trang 11

Đánh giá giáo dục tầm vi mô lẫy chất lượng, hiệu quả giáo dục của một cơ sở giáo dục cụ thể làm đối tượng đánh giá Ví dụ đánh giá chất lượng, hiệu quả giáo dục

~ đào tạo của trường Đại học A, trường Cao đẳng B, trường Trung học phổ thông C

Lãnh đạo, giảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên, thậm chí cả phụ huynh của cơ sở

đó là chủ thể đánh giá Chất lượng giáo dục — đào tạo, hệ thống cơ sở vật chất, nguồn

nhân lực của cơ sở giáo dục - đào tạo đó là khách thể đánh giá Giá trị cần đánh giá,

phán đoán ở đây là trình độ, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giáo dục được

tiễn hành trong nhà trường Việc đánh giá sẽ cho thấy sự thoả mãn nhu cầu học tập, làm việc của người học so với hệ thống chuẩn đã đề ra trước đó như thế nào Kết quả

đánh giá có tác dụng thúc đây cải tiến các hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này trong nhà trường

1.3.2 Phân loại theo tiêu chuẩn giá trị ão lường, đánh giá

"` lường, đánh giá tương đối

Trong đánh giá tương đối, một hoặc một nhóm đối tượng được chọn làm chuẩn

giá trị để đánh giá những đối tượng còn lại rồi so sánh hoặc xếp thứ tự Theo cách

đánh giá này, trong bat kì tap thé nào mỗi cá nhân đều có thể tìm ra vị trí của mình so

với các thành viên khác Tất nhiên sự so sánh vị trí cao thấp ở đây chỉ mang tính chất

tương đối

Đây là sự so sánh, đánh giá theo kiểu “so bó đũa chọn cột cờ” Việc cao thấp

chỉ mang tính tương đối trong số những đối tượng được đem ra đánh giá Kết quả đánh giá có thể không phản ánh giá trị thực của đối tượng, không mang tính khách quan Chính vì vậy việc đánh giá này phải kết hợp với các kiểu đánh giá khác

- Đo lường, đánh giá tuyệt đối

Đánh giá tuyệt đối là đánh giá đựa trên một bộ chuẩn các tiêu chí đã được xác định một cách khách quan, chính xác Chủ thể đánh giá dựa vào bộ tiêu chí này để SO

Trang 12

câp cho các đôi tượng được đánh giá “độ giá trị”, “độ lệch chuẩn” của họ để họ có kế hoạch phan đấu đạt chuẩn, hoàn thiện bản thân

Tất nhiên chuẩn cũng do con người đặt ra, khó đạt mức độ khách quan hoàn toàn Hệ chuẩn có thể bị yếu tố chủ quan của người đánh giá chỉ phối Nó có thể bị

ảnh hưởng bởi trình độ, năng lực, kinh nghiệm của chủ thể đánh giá Ngoài ra có ý kiến còn cho rằng cách đánh giá tuyệt đối không giúp xác định được sự tiến bộ và VỊ

trí của từng cá nhân trong tập thể

- Đo lường, đánh giá sự khác biệt trong đối tượng

Đây là cách đánh giá sự trưởng thành, sự biến đổi của mỗi cá nhân theo chiều

dài thời gian Giá trị ở quá khứ của một cá nhân được đem ra làm chuẩn và so sánh nó với giá trị hiện tại cũng của cá nhân đó Cách đánh giá này nhằm tìm ra sự trưởng

thành, giá trị gia tăng về một đặc tính, phẩm chất nào đó của cá thể sau một quá trình

giáo dục

1.3.3 Phân loại theo chức năng đo lường, đánh giá

- Đo lường, đánh giá chân đoán

Đánh giá chân đoán là đánh giá được tiến hành trước khi thực hiện một hoạt động giáo dục nào đó Đó là đánh giá trước khi dạy một chương, một bài hay một vấn để quan trọng nào đó Việc đánh giá này giúp cho người đạy nắm được tình hình về năng lực của người học Đó là những kiến thức mà người học có được, những điểm

họ nắm vững, những lễ hổng cần bổ khuyết Nắm được điều này người dạy sẽ ra những quyết định, những cách dạy cho thích hợp Đánh giá chẵn đoán còn cho biết đối tượng có đáp ứng mục tiêu của hoạt động giáo dục sắp sửa diễn ra hay không

Những thông tin thu được từ đánh giá chân đoán còn cho biết những thuận lợi; khó |

Trang 13

- Do ludng, danh gia điều chỉnh

Đánh giá điều chỉnh là đánh giá diễn ra trong quá trình thực hiện một hoạt động giáo dục nào đó Sau một thời gian giáo dục, dạy học nhất định, nhà quản lý giáo dục

hay các thầy cô giáo tiến hành đánh giá người học Đối tượng đánh giá ở đây là toàn bộ những sự kiện, hoạt động, kết quả diễn ra trong quá trình thực thi hoạt động giáo

dục đó Những thông tin thu được trong quá trình đánh giá giúp chủ thể đánh giá điều chỉnh hoạt động của mình sao cho phù hợp với mục tiêu, nhanh chóng rút ngăn khoảng cách tới mục tiêu Qua đánh giá điều chỉnh, chủ thể đánh giá có thể đúc rút những bài học kinh nghiệm quý báu để quá trình giáo dục diễn ra đúng hướng, nhanh chóng và hiệu quả hơn

- Đo lường, đánh giá tông kết

Đánh giá tông kết diễn ra khi kết thúc một quá trình hoạt động giáo dục Đó có thể là tổng kết một học kỳ, một năm học Trong đánh giá tổng kết, chủ thể đánh giá

thu thập những căn cứ, kết quả để xác định giá trị, tức là đối chiếu hiện trạng với hệ giá trị đã được xác định từ trước Đánh giá tổng kết thường liên quan với việc đưa ra

một quyết định nào đó liên quan tới đối tượng được đánh giá Đánh giá tông kết mang tính kiểm nghiệm sau khi công việc đã hoàn tắt

- Đo lường, đánh giá tổng hợp

Đánh giá tổng hợp có đối tượng đánh giá rộng lớn hơn so với những đánh giá trên đây Nó nghiên cứu, phân tích, đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động của sự

nghiệp giáo dục và những hoạt động xã hội khác có liên quan Đánh giá tổng hợp cho thấy bức tranh toàn cảnh của hoạt động giáo dục, những thành tựu mà quá trình giáo

dục đã đạt được Đánh giá này nhằm tổng kết kinh nghiệm thành công cũng như thất

bại, tìm nguyên nhân của sai sót, hạn chế từ đó cung cấp thông tin hiệu quả cho quá

trình qui hoạch, đề ra giải pháp, xây dựng phương án và thiết kế các chính sách giáo

Trang 14

Đánh giá tổng hợp đòi hỏi phải xử lí khối lượng thông tin lớn, đa dạng, phức tạp, không chỉ trong lĩnh vực giáo dục mà cả trong các lĩnh vực xã hội khác có liên quan Nó có thể bao hàm nhiều loại hình đánh giá khác và đóng vai trò to lớn trong

việc thực thi một hoạt động giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục — đào tạo

1.3.4 Phân loại theo nội dung do lường, đánh giá - Đo lường, đánh giá các điều kiện

Đánh giá các điều kiện là đánh giá về nguôn nhân lực, cơ sở vật chất và các yếu

tố cần thiết khác của một cơ sở giáo dục để hoạt động giáo dục — đào tạo diễn ra thuận

lợi, hiệu quả, đúng hướng Đánh giá điều kiện (hiểu hẹp hơn) cũng có thể bao hàm cả

đánh giá cá nhân người học, đánh giá “nội lực” của họ như là điều kiện để đạt được mục tiêu dạy học đề ra Về nguyên tắc, một hoạt động giáo dục chỉ đạt mục tiêu, hay đạt chuẩn khi các điều kiện hoạt động phải đạt chuẩn Việc đạt chuẩn này có thể được

ghi rõ trong văn bản pháp quy Tùy theo từng cơ sở giáo dục mà chúng ta có thể đánh

giá các điều kiện một cách khác nhau

- Do lường, đánh giá quá trình

Đánh giá quá trình có phần tương tự như trong đánh giá điều chỉnh, có nghĩa là

đối tượng đánh giá được xem xét trong các giai đoạn khác nhau Mục đích của đánh giá quá trình cũng là xác định mức độ đạt chuẩn của đối tượng, xem đối tượng đã

phát huy kết quả, thành tựu ở các giai đoạn trước như thế nào, thành tích ở các giai đoạn sau có ngày càng tốt hơn không Đánh giá quá trình có nhiều ưu điểm và đang

ngày càng được sử dụng nhiều trong việc đánh giá các loại hình hoạt động giáo dục khác nhau Để đánh giá quá trình mang tính phát triển, các mục tiêu giáo dục phải

được đề ra rõ ràng, phù hợp; các hoạt động cần hướng đến việc mở rộng, nâng cao chất lượng học tập; người đánh giá cần cung cấp những thông tin phản hồi cho đối

tượng như ưu — nhược điểm, nội dung cân chỉnh sửa, lời khuyên bổ ích

Trang 15

Đánh giá kết quả cũng tương tự như trong đánh giá tổng kết Nó có đối tượng

đánh giá là chất lượng, hiệu quả của hoạt động giáo dục, của một cơ sở đào tạo hay - hẹp hơn là kết quả của người học trên cơ sở đối chiếu với một hệ chuẩn được xác định từ trước Đánh giá quá trình và đánh giá kết quả được cho là vừa khu biệt vừa hỗ

trợ lẫn nhau và trong những điều kiện nhất định có thê chuyền hoá lẫn nhau Kết quả cuối cùng của hoạt động này có thê là tiền đề để bắt đầu một hoạt động mới

1.3.5 Phân loại theo chủ thể đo lường, đánh giá

- Tự đánh giá

Tự đánh giá là hoạt động chủ thể đánh giá chính bản thân mình hay tổ chức của mình Trong thực tế, không phải bất cứ lúc nào ta cũng được đánh giá từ bên ngoài

Song ta lại có thể tự đánh giá trong bất cứ thời điểm nào, phạm vi nào Hoạt động tự

đánh giá giúp chủ thể nhận thức rõ hơn về bản thân, về tổ chức của mình Nó giúp ta

biết rõ điểm yếu, điểm mạnh bản thân Từ đó ta có thể phát huy điểm mạnh, tự khắc phục những điểm yếu, điều chỉnh các hoạt động theo chuẩn Tự đánh giá bản thân một

cách chính xác là sự thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với công việc, góp phần làm

cho hoạt động của tô chức có chất lượng và hiệu quả hơn Tự đánh giá có thể thiếu

tính khách quan cho nên chủ thể đánh giá phải hết sức trung thực và cầu tiến - Đánh giá từ bên ngoài

Đánh giá từ bên ngoài được tiễn hành bởi các cơ quan cấp trên hoặc từ một tô chức đánh giá độc lập nào đó Đánh giá này cũng dựa trên cơ sở một bộ chuẩn đã

được xác định từ trước Nội dung đánh giá có thể là mức độ đạt chuẩn hay chất lượng của một cơ sở giáo dục, hẹp hơn là của cá nhân nào đó Kết quả đánh giá có thể được sử dụng để điều chỉnh hoạt động của cơ sở đó, cá nhân đó hoặc để so sánh với các tổ

_ chức khác, cá nhân khác Kết quả này cũng có thể dùng làm cơ sở để các cơ quan hữu

trách hoạch định các chính sách, quyết định đối với giáo dục Loại hình đánh giá này

Trang 16

- Đánh giá định lượng

Đánh giá định lượng là đánh giá trong đó dữ liệu, thông tin cần thu thập ở dạng định lượng Các dữ liệu định lượng là các dữ liệu cho phép chúng ta đo lường chúng

bằng số lượng Dữ liệu định lượng là đữ liệu trả lời cho các câu hỏi: bao nhiêu? khi

nào? Trong đánh giá định lượng ta có thể dùng các phương pháp phân tích định

lượng bằng các mơ hình tốn, kết quả đánh giá được lượng hoá qua các bảng thống kê, tỉ lệ phần trăm, sơ đồ, biểu đồ V.V

Phương pháp định lượng có ưu điểm là cho ta những kết quả tương đối khách

quan và có sức thuyết phục song cũng không nên tiến hành một cách độc lập Trong quá trình lượng hố những thơng tin thu được từ các hoạt động giáo dục ta vẫn cần có

sự kết hợp với phân tích định tính, thông qua phán đoán, biện luận - Đánh giá định tính

Đây là nghiên cứu trong đó dữ liệu, thông tin cần thu thập ở dạng định tính

(không thể đo lường bằng số lượng) Dữ liệu định tính là các dữ liệu trả lời cho các câu hỏi: thế nào? cái gì? tại sao? Đánh giá định tính có đối tượng là những sự vật

hiện tượng không thê lượng hoá, mà phải đưa ra phán đoán giá trị thông qua điều tra,

quan sát, phân tích, tổng hợp, biện luận

1.3.7 Phân loại theo hình thức, phương pháp đo lường, đánh giá - Phân loại theo hình thức

Trang 17

Những nội dung trên sẽ được trình bày chỉ tiết, cụ thể ở chương 3 của giáo trình Sự phân biệt các loại hình đánh giá trên đây không có ranh giới một cách tuyệt đối Trong đánh giá giáo dục, một hiện tượng xã hội phức tạp, đa dạng và rộng khắp cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, loại hình đo lường, đánh giá mới có thể cho ta những kết quả có giá trị và tin cậy

1.4 Những yêu cầu, kỹ năng trong đo lường, đánh giá 1.4.1 Những yêu cầu

- Tính quy chuẩn

Đánh giá cần tuân theo những chuẩn mực nhất định chứ không thể tùy tiện Những chuẩn mực này có thể được ghi rõ trong văn bản pháp quy hoặc được phổ biến trong một cơ sở giáo dục đào tạo nào đó Những chuẩn mực này cần công khai cho cả người đánh giá và người được đánh giá biết Những chuẩn mực này phải đầy đủ, chỉ

tiết, rõ ràng, chuẩn xác từ mục tiêu, hình thức đánh giá, thang điểm, dé thi ~ Tính khách quan và chính xác |

Trong đánh giá, chủ thể đánh giá không thê áp đặt ý kiến, nhận định chủ quan của mình mà phải hết sức khách quan Đây là yêu cầu tất nhiên của mọi hình thức đánh giá Người đánh giá phải tránh sự chủ quan theo cảm tính, tránh áp đặt hay để cho

những ý kiến cá nhân ảnh hưởng đến kết quả đánh giá Đánh giá khách quan sẽ tạo nên niềm tin cho déi tượng được đánh giá, kích thích, tạo động lực cho họ và cho

những kết quả đánh tin cậy làm cơ sở cho các quyết định quản lý khác

Bên cạnh đánh giá khách quan phải đánh giá chính xác Thực ra đánh giá khách

quan thì cũng đã bao hàm trong đó sự chính xác Để đánh giá chính xác phải dựa trên

những tiêu chuẩn khoa học từ nhiều khâu như thiết kế đề thi, tổ chức thi, chấm thi và

ra quyết định Trong khâu chấm thi, để đánh giá chính xác, người chấm thi phải có

kiến thức chuyên môn sâu rộng, nắm vững mục tiêu dạy học, say mê với nghề

- Tính xác nhận và phát triển

Trang 18

Qua đánh giá có thể tìm ra nguyên nhân của các sai lệch, yếu kém và từ đó có biện pháp khắc phục, bên cạnh đó mặt ưu điểm cũng được phát huy Đánh giá không chỉ giúp đối tượng được đánh giá nhận ra hiện trạng của mình mà còn có niềm tin,

động lực phẫn đấu khắc phục những nhược điểm để đạt tới trình độ cao hơn Kiểm

tra, đánh giá không chỉ xác định mức độ nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của sinh viên mà thông qua đó tạo ra động lực để thúc đây họ vươn lên bằng cách phát huy những-

mặt tốt, hạn chế mặt tiêu cực | - Tinh toan dién

Phát triển nhân cách toàn điện cho người học là mục tiêu của giáo dục hiện đại,

trong đó kiểm tra, đánh giá đóng một vai trò hết sức quan trọng Người kiểm tra, đánh giá phải quán triệt nguyên tắc này Đánh giá toàn diện nhân cách người học bao gồm đánh giá ý thức kỷ luật, tư tưởng thái độ chính trị, kiến thức chuyên môn, khả năng

nghiên cứu khoa học, sự công hiến cho xã hội Nội dung của việc kiểm tra, đánh giá

phải đáp ứng toàn bộ mục đích của đánh giá, các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá trong

các lĩnh vực nhận thức, tình cảm, tâm lý vận động Trong một số tình huống cụ thể

có thể chỉ đánh giá mảng kiến thức hay kỹ năng nào đó nhưng toàn bộ hệ thống đánh giá phải đảm bảo tính bao quát, toàn diện

- Tính hệ thông

Việc đánh giá phải được tiến hành theo kế hoạch, thống nhất từ trước đến sau Để đảm bảo tính hệ thống, việc đánh giá nên được thiết kế cùng lúc với việc thiết kế

chương trình dạy học Đánh giá phải được tiến hành liên tục, thường xuyên và được

xem như một mắt xích trong quá trình dạy học - Tính công khai

Những tiêu chuẩn, cách thức, kết quả đánh giá phải được thông báo công khai, rộng rãi đến tất cả sinh viên, giảng viên, cán bộ quản lý, thậm chí cả phụ huynh - Tính phán biệt

Trang 19

hành với từng học sinh, sinh viên Không thể lấy việc đánh giá thành tích chung của tap thé dé thay thế cho việc đánh giá thành tích của từng học sinh, sinh viên Trong dạy học, giáo viên, giảng viên phải chú ý đối tượng học sinh, sinh viên thì trong kiểm tra, đánh giá cũng phải quán triệt nguyên tắc này

1.4.2 Những kỹ năng

Để kiểm tra, đánh giá một cách chính xác, hiệu quả người giảng viên cần có _

những kỹ năng cơ bản sau: |

- Nắm được triết lý về kiểm tra, đánh giá

- Có quan điểm, chính kiến đúng đắn về kiểm tra, đánh giá

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá

- Lựa chọn phương pháp - Xây dựng công cụ

- Quản lý, chấm điểm, phân tích kết quả

- Sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để ra quyết định về giảng dạy, học tập, phát triển

chương trình, cải thiện môi trường giáo dục

- Thông báo kết quả kiêm tra, đánh giá cho các đối tượng liên quan

- Xác định các lỗi có thể gặp phải và cách điều chỉnh

Ngoài những kỹ năng trên, người giảng viên cần có đạo đức nhà giáo, trách nhiệm nhà giáo, tài năng nhà giáo Những phẩm chất này không chỉ giúp nhà giáo dạy tốt mà còn giúp sinh viên học tốt

1.5 Vị trí, vai trò của đo lường, đánh giá trong quá trình đào tạo 1.5.1 Vi tri, vai trò của ão lường, đánh giá trong giáo dục nói chung

- VỊ trí của kiểm tra, đánh giá trong quy trình đào tạo

Trong quy trình đào tạo, kiểm tra — đánh giá có vị trí vô cùng quan trọng Quy trình đào tạo là một hệ thống bao gồm các thành tố chi phối lẫn nhau: yêu cầu của xã

hội (có tính định hướng), mục tiêu giáo dục, nội dung đào tạo, hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò và cuối cùng là kiểm tra,

Trang 20

Có thê sơ đồ hóa quy trình này như sau: 'Yêu câu của xã hội ĐINH HƯỚNG ` Mục tiêu Khóa đào tạo

Nội dung đào tạo — các môn học (Mục tiêu môn học, bài học) ` Hình thức tổ chức đạy — học Phương pháp dạy +——>* Phương pháp học (KT ĐG thường xuyên) Kiểm tra — đánh giá (Tong ket)

- Vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục

Kiểm tra, đánh giá góp phần to lớn vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng Đánh giá nhằm xác định mức độ đạt được mục

tiêu của đối tượng đánh giá Sau khi nhận được các thông tin phản hỏi, đối tượng

được đánh giá sẽ biết được ưu, nhược điểm của mình Khi biết được nhược điểm, họ kịp thời sửa chữa sai sót, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao hơn rất nhiều Qua

kiểm tra, đánh giá, giảng viên cũng nắm bắt được tình hình học tập, chất lượng của sinh viên từ đó có các cách thức, phương pháp dạy học khác nhau để nâng cao chất

Trang 21

Đánh giá trong giáo dục là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục Không có kiểm tra, đánh giá thì cơ quan quản lý giáo dục sẽ không có cơ sở để đưa ra các quyết định Đánh giá giúp các nhà quản lý giáo dục nắm bắt được tình hình thực tế để từ đó có những điều chỉnh về chủ trương, chính sách cho phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục Đánh giá giúp các nhà quản lý giáo dục năm bắt được thực trạng và đưa ra những quyết định phù hợp để cải thiện thực trạng Không có đánh giá trong giáo dục thì không thể có được một cơ chế quản lý khoa học, hoàn

thiện

Đánh giá trong giáo dục còn là một biện pháp quan trọng nhằm đi sâu cải cách

: giáo dục Qua đánh giá mới biết được những mặt còn tồn đọng, những mặt chưa ưu

việt, những mặt trì trệ để từ đó có phương án cải cách, cải thiện tình hình Cải cách cơ chế đánh giá cũng là góp phần cải cách giáo dục Muốn cải cách giáo dục cũng phải cái cách chế độ đánh giá Trong quy trình cải cách cũng cần phải đầu tư cho đánh giá

Cải cách giáo dục đi liền với cải cách cơ chế đánh giá sẽ tạo nên sự nhất quán, bảo

đảm cải cách giáo dục đi đúng quỹ đạo phát triỀn

Kiểm tra, đánh giá là một trong những hoạt động quan trọng nhất của quá trình dạy học Kiểm tra, đánh giá giúp giảng viên thu nhận được các thông tin định tính và

định lượng từ đó xác định xem mục tiêu dạy học có đạt được hay không, đạt ở mức độ

nào Kiểm tra, đánh giá sẽ định hướng cách đạy của thầy, cách học của trò Kết quả từ kiểm tra, đánh giá sẽ rất hữu ích cho việc giảng viên lựa chọn, điều chỉnh phương pháp dạy và sinh viên điều chỉnh phương pháp học sao cho cả hai cùng hướng tới mục tiêu — tức chuẩn đầu ra

1.5.2 Vai trò của ẩo lường, đánh giá trong lớp học

- Vai trò của kiểm tra, đánh gia đối với sinh viên

Kiểm tra, đánh giá trong lớp học có ý nghĩa rất to lớn đó là vì sự tiến bộ không ngừng của người học trong suốt quá trình học tập Cụ thể là:

Trang 22

lần kiểm tra sau có kết quả cao hơn Qua kiểm tra, đánh giá, sinh viên sẽ biết những gì

mình đã đạt được và chưa đạt được, đối chiếu với mục tiêu học tập đã được đề ra, từ đó nâng cao chất lượng học tập

+ Thông qua kiểm tra, đánh giá, sinh viên có cơ hội thực hiện các hoạt động trí tuệ

như: ghi nhớ, tái hiện, hệ thống hóa, khái quát hóa, vận dụng, phân tích, tổng

hợp Đây cũng chính là điều kiện tạo cơ hội học tập cho sinh viên

+ Trong đánh giá, có tự đánh giá và đánh giá từ bên ngoài Tự đánh giá giúp sinh viên có thói quen học tập và nghiên cứu, có lòng tự tin, tỉnh thần trách nhiệm Qua đó

động lực học tập của họ được nâng cao Mặt khác nó cũng góp phần khơi dậy lòng

say mê, hứng thú học tập cho họ

+ Kiểm tra, đánh giá trong dạy học sẽ giúp sinh viên nhận thức được trách nhiệm về

việc học tập của họ Đây là một phẩm chất quan trọng, cần có để học tập suốt đời

+ Thông qua kiểm tra, đánh giá, sinh viên sẽ biết được giảng viên kỳ vọng øì ở mình

Giảng viên liên tục đánh giá sẽ giúp cho sinh viên biết những gì giảng viên mong đợi ở họ Những kỳ vọng, những mong đợi đó được truyền tải tới sinh viên thông qua

những câu hỏi thi, câu hỏi kiểm tra Những kỳ vọng đó cũng được thể hiện qua việc

giảng viên chấp nhận những câu trả lời của sinh viên như thế nào hay sự phản hồi của

giảng viên sau mỗi bài kiểm tra, mỗi kỳ thi Việc đánh giá bài làm của sinh viên sẽ

truyền đạt những tiêu chuẩn mà sinh viên cần đạt được, từ đó nâng cao chất lượng học

tập trong thời gian tới

- Vai trò của kiểm tra, đánh giá đối với giảng viên

+ Kiểm tra, đánh giá trong lớp học giúp giảng viên xác định được mức độ đạt hay

chưa đạt mục tiêu dạy học đề ra từ đó định hướng cho hoạt động của mình Chính

những thông tin thu được sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá là cơ sở, là căn cứ để giảng viên trả lời các câu hỏi: dạy cái gì, dạy như thế nào, đánh giá cái gì và như thế nào, xử lý các thông tin thu được ra sao

Trang 23

sinh viên giỏi, kiểm tra đánh giá góp phần nâng cao năng lực, phát huy ưu điểm của

họ Đối với sinh viên kém, kiểm tra, đánh giá góp phần khắc phục nhược điểm, thúc đây họ vươn lên Qua kiểm tra, đánh giá, giảng viên sẽ nam duoc sự tiễn bộ rõ rệt hay sự sút kém đột ngột, sai sót, khiếm khuyết của mỗi sinh viên để có thể động viên hoặc

có biện pháp giúp đỡ kịp thời Chỉ có như vậy hiệu quả giảng dạy của giảng viên mới được nâng lên

+ Đánh giá trong lớp học mang lại lợi ích to lớn cho giảng viên Từ kết quả của kiểm tra, đánh giá giảng viên sẽ điều chỉnh cách dạy của mình Cũng qua kiểm tra, đánh

giá, giảng viên sẽ nhận ra đặc thù của từng lớp học, từ đó có phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng Họ sẽ nâng cao được kỹ năng sư phạm và ngày càng thành công trong sự nghiệp trồng người

+ Đánh giá trong lớp học gắn với mọi hoạt động của người giang viên trong và ngoài giờ học, là bộ phận cấu thành của phương pháp dạy học và là cơ sở hình thành tài năng sư phạm Người giảng viên giỏi không chỉ là người có kiến thức chuyên môn

sâu rộng, có năng lực nghiên cứu khoa học, có lòng yêu nghề mà còn có khả năng đo

lường, đánh giá chính xác, khách quan đối tượng học tập Việc đánh giá có thể gan với mọi hoạt động của người giảng viên trong và ngoài giờ học và được diễn ra trong

suốt quá trình dạy học

Trong quá trình giáo dục, người dạy và người học không chỉ sử dụng các phương pháp dạy học phù hợp mà còn phải liên tục sử dụng các hình thức đánh giá để kiểm tra việc đạt mục tiêu Điều này sẽ giúp giảng viên liên tục cải tiến, điều chỉnh

để đạt mục tiêu cuối cùng của mơn học, khố học

Việc đánh giá thường xuyên, liên tục, theo một hệ thống như vậy không chỉ giúp

người học tiến bộ không ngừng mà người dạy cũng ngày càng tích luỹ kiến thức,

kinh nghiệm Sự gắn kết giữa người dạy và người học, giữa kết quả học tập với nỗ lực giảng dạy cũng vì thế ngày càng tăng cường Việc đánh giá và được đánh giá một

Trang 24

việc dạy học môn học

Thời lượng dành cho việc đánh giá tùy vào mục tiêu, yêu cầu của từng môn học,

bài học, tiết học Dành một chút thời gian làm một đánh giá đơn giản trước khi dạy một bài cụ thể nào đó, giảng viên có thể hiểu rõ hơn trình độ của sinh viên ở mức nào và nên bắt đầu bài giảng từ đâu Còn việc đánh giá giữa kỳ, hết học phần, hết năm học

thì phải tốn nhiều thời gian hơn và phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ Thông qua việc đánh giá này, giảng viên có thể tự thâm định mức độ hoàn thành công

việc của mình

+ Chỉ thông qua kiểm tra, đánh giá, giảng viên mới biết được hiệu quả và chất lượng giảng dạy của mình Chất lượng và hiệu quả giảng dạy của giảng viên thể hiện ở việc

sinh viên đạt được mục tiêu dạy học đã đề ra như thế nào Thông qua đánh giá trong

lớp học, giảng viên sẽ thu nhận được các thông tin về kết quả học tập của sinh viên một cách nhanh chóng và chính xác Những thông tin này rất hữu ích Nó giúp người giảng viên có thể đưa ra được những quyết định kịp thời và đúng đắn trước, trong và sau khi giảng dạy Trước khi giảng, người giảng viên phải đặt ra mục tiêu học tập, lựa

chọn phương pháp, hình thức dạy học, chuẩn bị tài liệu, phương tiện dạy học Trong

khi giảng dạy, giảng viên phải có cách giao tiếp sư phạm hợp lý, truyền thụ kiến thức hiệu quả, phong cách giảng dạy hấp đẫn, thu hút sự chú ý, điều chỉnh kế hoạch bài

giảng khi cần thiết Sau bài giảng, giảng viên đánh giá việc học tập của sinh viên và

thậm chí tự đánh giá chính bản thân mình để từ đó có cách cải tiến nâng cao chất

Trang 25

CÂU HOI ON TẬP

1 Trinh bày khái niệm đo lường và đánh giá?

2 Chức năng của đo lường, đánh giá trong giáo dục? 3 Các loại hình đo lường, đánh giá trong giáo dục?

4 Những yêu cầu, kỹ năng đối với việc đánh giá?

Trang 26

CHUONG 2

XAY DUNG MUC TIEU DAY HQC - CO SO DE

DO LUONG, DANH GIA TRONG GIAO DUC DAI HOC

2.1 Một số vẫn đề chung về xây dựng mục tiêu 2.1.1 Khái niệm mục tiêu bài giảng

Theo Ti điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng 2006, mục tiêu là “đích cần đạt tới để

thực hiện nhiệm vụ”

Theo GS.TS Nguyễn Đức Chính, “Mục tiêu là những cái đích mà người dạy, người học, người quản lí hướng tới, là những kết quả mà chúng ta cố gắng đạt được Những mục tiêu không chỉ đơn thuần là điểm tận cùng, mục tiêu còn là những điểm | mốc tham chiếu (rung gian) mà chúng ta dùng để đánh giá sự tiến triển và để xác

định xem chúng ta có đi đúng hướng hay không”

Theo Đặng Sơn Tuấn, “Mục tiêu dạy học là trạng thái phát triển nhân cách được

dự kiến trước của người học sau một quá trình đào tạo dựa trên yêu cầu phát triển của

một ngành nghề nhất định” “Mục tiêu đạy học là những nhiệm vụ, công việc mà học viên phải làm được sau một quá trình học tập mà trước đó họ chưa làm được”

Mục tiêu bài giảng là kết quả mà giáo viên mong muốn người học đạt được sau bài giảng Mục tiêu bài giảng tuyên bố về những gì mà người học phải hiểu rõ, phải

năm vững và phải làm được sau bài dạy của người thay

Mục tiêu bài giảng theo quan điểm hiện đại là kết quả mà giảng viên phải hoàn thành Đây là thước đo chất lượng dạy học của giảng viên

Cụ thể hơn, mục tiêu bài giảng là kết quả về kiến thức, về kỹ năng và thái độ mà

sinh viên có được sau một quá trình học tập, rèn luyện:

Trang 27

học, những khái niệm, những phạm trù, những quy luật, quy tắc : những tri thức về phương pháp nhận thức khoa học nói chung, phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu nói riêng; những kinh nghiệm hoạt động sáng tạo Tóm lại, đó là tri thức khoa học cơ bản, tri thức khoa học cơ sở và tri thức khoa học chuyên ngành hay tri

thức nói chung: tri thức khoa học xã hội và nhân văn, tri thức khoa học tự nhiên, tri thức khoa học kỹ thuật — công nghệ Lượng tri thức này không chỉ đừng ở việc sinh

viên hiểu đúng, hiểu rõ, ghi nhớ được mà còn phải tổng hợp thành một hệ thống khoa học Tất nhiên đối với những sinh viên khá giỏi, họ có thể mở rộng được lượng tri

thức này, và việc mở rộng càng nhiều càng tốt

- Ngoài kiến thức, sinh viên cũng phải đạt được mục tiêu về kỹ năng Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện công việc có kết quả trong một thời gian thích hợp,

trong những điều kiện nhất định, dựa vào sự lựa chọn các phương pháp và cách thức

hoạt động đúng đắn Kỹ năng cũng là năng lực hay khả năng của chủ thê thực hiện

thuần thục một hay một chuỗi hành động trên cơ sở hiểu biết (kiến thức hoặc kinh nghiệm) nhằm tạo ra kết quả mong đợi Thông qua bài học, giảng viên cần trang bị

cho sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo vận dụng tri thức khoa học vào nghề nghiệp của mình cũng như vào đời sống thực tế; những kỹ năng, kỹ xảo liên quan tới phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu Tùy theo yêu cầu đào tạo của ngành học mà xác định hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo cơ bản và chuyên biệt phù hợp với mục tiêu

đào tạo _

- Về thái độ, sinh viên phải tin tưởng vào sự đúng đắn của tri thức khoa học và có thái độ tích cực, tự giác trong học tập, rèn luyện, trong việc vận dụng kỹ năng vào đời sống Sinh viên còn phải có niềm say mê kiếm tìm chân lý khoa học, lập kế hoạch tự học một cách khoa học Tùy theo mục tiêu về kiến thức, kỹ năng của từng bài học, môn học cụ thể mà giảng viên và sinh viên xác định thái độ đúng đắn, phù hợp

Cần phân biệt mục tiêu bài giảng với điểm số mà sinh viên có được Hiện vẫn

tồn tại quan niệm cho rằng mục tiêu bài giảng đã đạt được khi sinh viên có được điểm

Trang 28

đúng một phần Điểm số không phải là thước đo tuyệt đối chất lượng giáo dục Điểm

số có được không hắn đã phản ánh đúng năng lực của sinh viên, nhất là trong trường hợp có sự “dong công phóng điểm” Nhận thức và sự thành thạo thực sự của sinh viên mới là sản phẩm của giáo dục, đào tạo Vì thế cần phải đa dạng hóa cách đánh giá

chất lượng đào tạo, coi trọng tri thức, kỹ năng, thái độ mà sinh viên đạt được sau bài

giảng, sau một quá trình học tập

21.2 Phân biệt định hướng, mục đích và mục tiêu

Khái niệm mục tiêu đã được trình bày trên đây Cần phân biệt nó với định hướng giáo dục và mục đích giáo dục

Định hướng giáo dục (Aim) là những hướng dẫn khái quát về chính sách giáo dục Định hướng chứa đựng những triết lý giáo dục được thống nhất ở cấp độ nhà nước Định hướng giáo dục là những chiến lược giáo dục tổng quát, thể hiện rõ yêu

cầu của xã hội đối với giáo dục và đào tạo

Thí dụ định hướng giáo dục được nêu trong Chiến lược phát triển giáo đục 2011- 2020 của Thủ tướng chính phủ như sau:

1 Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà

nước vả của toàn dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo

dục Đầu tư cho giáo đục là đầu tư phát triển Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với

giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà

nước dành cho phát triển giáo dục phố cập và các đối tượng đặc thù

2 Xây dựng nên giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, tiên tiến, hiện đại, xã hội chủ

nghĩa, lẫy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng Thực hiện

công băng xã hội trong giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục ở vùng khó khăn để

đạt được mặt bằng chung, đồng thời tạo điều kiện để các địa phương và các cơ sở giáo

dục có điều kiện bứt phá nhanh, đi trước một bước, đạt trình độ ngang bằng với các

Trang 29

cũng được học, học suốt đời, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số, người nghèo, con em diện chính sách

3 Đôi mới căn bản, toàn điện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa, hội nhập quốc tế, thích ứng với nền kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển giáo dục gắn với phát triển khoa học và công nghệ,

tập trung vào nâng cao chất lượng, đặc biệt chất lượng giáo dục đạo đức, lối sống,

năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành để một mặt đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh quốc phòng; mặt khác phải chú trọng thỏa mãn nhu cầu phát triển của mỗi người học, những người có năng khiếu được phát triển tài năng

4 Hội nhập quốc tế sâu, rộng về giáo dục trên cơ sở bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa Mở rộng giao lưu hợp tác

với các nền giáo dục trên thế giới, nhất là với các nền giáo dục tiên tiến hiện đại; phát hiện và khai thác kịp thời các cơ hội thu hút nguồn lực có chất lượng

Mục đích giáo dục (Goal) chính là việc các nhà giáo dục phải nghiên cứu định hướng giáo dục để biến nó thành cái mà nhà trường, cơ sở giáo dục phải đạt

được Mục đích cụ thể hơn định hướng, nó tạo nên sự hướng dẫn cho các nhà giáo dục Nó bao quát một cấp học, bậc học nhưng nó mới là những hướng dẫn ban đầu cho nhà giáo dục mà chưa cụ thê hóa thành thành tựu hay cấp độ năng lực Theo một

_ số nhà giáo dục, mục đích “không có thời gian” ở chỗ là người ta không chỉ ra thời _ điểm nào các mục đích được hoàn thành, và đồng thời chúng “không vĩnh cửu” ở chỗ

là chúng “có thể được điều chỉnh ở bắt cứ chỗ nào cần thiết” Mục đích không mô tả cụ thể nội dung hay các hoạt động tương ứng Mục đích nên được xác định đủ rộng

“dé bat ki cơ sở giáo dục nào cũng chấp nhận được”, nhưng phải đủ cụ thể để có thể đạt tới những kết quả mong muốn

- Mục đích tuy đã được chỉ rõ ở mỗi cấp học, bậc học nhưng nó vân chưa chỉ ra _ một cách cụ thê năng lực, hành vi có thể quan sát, đo lường được mà mới chỉ là “hình

Trang 30

nào đó mà cơ sở giáo dục phải có được Từ mục đích của mỗi cập học, bậc học, các

nhà trường và cán bộ giáo dục phải triển khai thành các mục tiêu cụ thể của chương

trình đào tạo, của từng môn học và từng bài học

Mục đích giáo dục là mô hình nhân cách con người mà giáo dục cần đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực của xã hội phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể Nó chính là cái đích cần đạt tới của sự nghiệp giáo dục Mục đích giáo dục còn được hiểu là sự dự kiến trước kết quả của hoạt động giáo dục

Mục tiêu là sự cụ thể hóa của mục đích, hiện thực hóa mục đích theo các giai đoạn, cấp độ, phạm vi, mức độ nhất định với kết quá cụ thể Nó còn được hiểu là

những tiêu chí, chỉ tiêu, những yêu cầu cụ thể đối với từng khâu, từng nhiệm vụ, từng

nội dung của quá trình giáo dục phải đạt được sau một hoạt động giáo dục

Mục tiêu là kết quả của sự phân chia và cụ thể hoá mức độ của mục đích, là những chỉ báo có thể quan sát và đo được Vì thế, mục tiêu còn được định nghĩa là giá trị cụ thể cần đạt tới

Theo Đỗ Xuân Thảo, Lê Hải Yến: Mục đích giáo dục là sự mong muốn, là dự kiến về kết quả đạt được của một quá trình giáo dục nhất định Những mong muốn này có tính chất lý tưởng, là cái mà con người đang hướng tới, đang phan đấu để đạt được Nó có tác dụng định hướng, điều khiển hoạt động giáo dục trong một giai đoạn lịch sử nhất định Có thể phân biệt mục đích và mục tiêu qua một số dấu hiệu:

Mục đích Mục tiêu

1 Có tính định hướng, tính lí tưởng l Có tính cụ thể với hành động và

2 Thời gian thực hiện dài phương tiện xác định

3 Tính rộng lớn khái quát của vấn đề |2 Thời gian thực hiện ngắn, xác định 4 Không thể đo được kết quả 3 Tính xác định của vấn đề

5 Cầu trúc phức tạp, được tạo thành do 4 Kêt quả có thê đo được

nhiều mục tiêu kết hợp lại 2 Là một bộ phận của mục đích

Trang 31

Ví dụ, muc dich cia gido duc dai hoc va sau dai hoc duge ghi 15 trong Ludt

giáo đục như sau: |

1 Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

2 Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo

3 Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo

4 Đào tạo trình độ thạc sĩ giúp học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết

những vấn đẻ thuộc chuyên ngành được đào tạo

5 Đào tạo trình độ tiễn sĩ giúp nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và thực hành, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn

Đây là mục tiêu của giáo dục đại học được ghi trong Luật giáo đục và cũng chính

là mục đích giáo dục mà chúng ta đang tìm hiểu

2.1.3 Sự liên quan giữa xây dựng mục tiêu dạy học và đo lường — đánh giá

Một câu hỏi được đặt ra là: Việc xây dựng mục tiêu dạy học có liên quan gì đến

đo lường — đánh giá? Thực ra giữa hai vấn dé này có liên quan đến nhau

Để có thể đánh giá chính xác hiệu quả của quá trình dạy học và cải thiện quá trình đó, giảng viên phải xác định một cách chính xác, rõ ràng, cụ thể những gì người học

Trang 32

Theo Nguyễn Đức Chính: “Không có mục tiêu rõ ràng, tường minh, chúng ta không thể đánh giá mức độ thành công của hoạt động dạy học, và cũng không thể nhận biết mình có đi chệch hướng hay không, chệch đến mức nào và làm thế nào để quay trở lại đúng hướng Vì vậy việc đánh giá bao giờ cũng bắt đầu từ việc đề ra các mục tiêu hay xác lập hệ mục tiêu”

Mặt khác, như đã nói trên đây: “Mục tiêu không chỉ đơn thuần là điểm tận cùng, mục tiêu còn là những điểm mốc tham chiếu (trung gian) mà chúng ta dùng để đánh

giá sự tiến triển và để xác định xem chúng ta có đi đúng hướng hay không” 2.1.4 Tam quan trong của việc xác định mục tiêu bài giảng

Có ý kiến cho rằng: Dạy học không mục tiêu là dẫn học sinh vào khu rừng tri

thức Mục tiêu là thành tố rất quan trọng của quá trình dạy học Trong dạy học, nếu

không có mục tiêu xác định, sẽ không có bất kì cơ sở nào để lựa chọn nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy và cảng không thể đánh giá được hiệu quả, gia tri cua một bài giảng, môt khóa giảng hay cả một chương trình Một mục tiêu được xác định

rõ giúp giáo viên suy nghĩ sâu sắc và chín chăn trong việc lựa chọn và sắp xếp nội

dung bài giảng, tìm phương pháp truyền đạt tới học sinh để bài giảng có kết quả tốt

nhất Các mục tiêu được xác định là cái mốc để giáo viên đánh giá được sự tiến bộ của học sinh đến mức nào theo chiều hướng đã định Mục tiêu là cái đích mà cả học

sinh và giáo viên cần hướng tới Thông qua các bài kiểm tra, chúng ta đánh giá được

tình trạng nhận thức của học sinh, đo được năng lực của học sinh trong việc thực hiện

hành động mà chúng ta mong muốn Nhưng kết quả kiểm tra chỉ thực sự phản ánh

Trang 33

thức, kĩ năng, thái độ sẽ hướng toàn bộ quá trình dạy học đạt tới một hiệu quả dạy học tốt nhất Đó là, hỗ trợ người giáo viên xác định hình thức tổ chức dạy học, chọn các hình thức dạy học phù hợp, lựa chọn các công cụ kiểm tra đánh giá tốt nhất Đó là, phát triển ở người học các năng lực trí tuệ, các phẩm chất tư duy, các kĩ năng hành

động và cả niềm say mê đối với môn học

Có mục tiêu dạy học, người giảng viên sẽ biết được cái đích mình cần đến là gì, từ đó có sự chủ động trong giảng dạy, chủ động tìm kiếm phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học hợp lý, dễ dàng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao Nhờ xác định đúng mục tiêu bài giảng, giảng viên cũng sẽ soạn giáo án tốt hơn, khoa học hơn Mục tiêu như bản đồ dẫn đường giúp ta tìm đến với chân lý khoa học, với tri thức quý

báu của nhân loại

Muốn đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên, chất lượng học tập của sinh viên cũng cần phải căn cứ vào mục tiêu bài giảng Cũng nhờ xác định rõ mục tiêu bài

giảng, giảng viên có căn cứ để kiểm tra, đánh giá xem sinh viên đã đạt được những

yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ ra sao Mặt khác, dựa vào mục tiêu bài giảng, cơ quan quản lý có căn cứ xây dựng nội dung, kế hoạch kiểm tra chất lượng sinh viên

một cách khoa học nhất

Trong dạy học, mục tiêu phải được thông báo rõ ràng đến tất cả sinh viên Việc năm vững mục tiêu sẽ giúp sinh viên định hướng tư duy, thu nhận kiến thức, lựa chọn

cách thức học tập và nhất là theo dõi bài giảng dễ dành hơn Căn cứ vào mục tiêu bài

giảng, sinh viên nhận thức được đâu là những kiến thức trọng tâm, chủ chết cần năm

vững, đâu là những kiến thức phải có, nên có, đâu là những kiến thức bé tro

Mục tiêu còn là căn cứ để phân loại, đánh giá giáo viên Nên coi mức chuẩn mà

sinh viên đạt được qua từng bài giảng là thành công của người giảng viên trong buổi giảng đó Mục tiêu dạy học cũng là căn cứ, cơ sở để xây dựng hệ thống giáo trình

cũng như sắp xếp thời lượng hợp lý cho từng bài giảng

Trang 34

tập nào phải nhắn mạnh” Cũng theo Taba, các mục tiêu cung cấp tiêu chí cho các

quyết định trong giáo dục Bất chấp bản chất của nó là gì thì việc xác định mục tiêu cụ thể theo những kết quả đầu ra mong muốn cũng “tạo phạm vi và các giới hạn cho

những gì được dạy và được học”

Mụa tiêu dạy học chính là cơ sở để ra đề thi, đề kiểm tra, đáp án chấm thi tốt

Mục tiêu bài dạy chỉ rõ con đường phải đi đến đích, còn câu hỏi thi cho ta biết đã đến đích được chưa Những bài thi, bài kiểm tra có thể sẽ trở nên vô ích nếu nó không gắn

với mục tiêu đã được xác định tường mỉnh và được cả thầy lẫn trò nắm vững Nếu không xác định rõ mục tiêu dạy học sẽ dẫn tới việc không thể chọn được hình thức,

phương pháp kiểm tra, đánh giá có khả năng đo lường được năng lực của sinh viên đáp ứng được yêu cầu mà người thầy mong muốn

Việc năm vững mục tiêu giúp sinh viên chủ động lập kế hoạch học tập, tổ chức

học tập, có cơ sở tự đánh giá sự tiến bộ của bản thân theo một quy chuẩn, định hướng

rõ ràng nhất là trong điều kiện bùng nổ thông tin như hiện nay Có mục tiêu rõ ràng,

sinh viên biết lựa chọn kiến thức trọng tâm, đúng đắn, biết sàng lọc thông tin, biết lựa chọn hoạt động học tập dẫn tới thành công

2.1.5 Các cấp độ mục tiêu dạy học

Mục tiêu dạy học có các cấp độ dưới dây:

- Mục tiêu chương trình: Đây là cấp độ mục tiêu rộng nhất, bắt nguồn từ mục đích

của cơ sở đào tạo và được viết ở cấp độ trường Mục tiêu chương trình vẫn còn mang tính khái quát, cần được cụ thể hóa ở các cấp độ mục tiêu tiếp theo

- Mục tiêu môn học: Mục tiêu môn học được xây dựng căn cứ vào mục tiêu chương trình và được viết ở cấp bộ môn Mục tiêu của môn học gồm mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ mà người học có được sau khi học môn học

- Mục tiêu bài học: Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu môn học, giảng viên

xây dựng mục tiêu bài học Một môn học có nhiều bài học Mục tiêu bài học chỉ tiết

hóa nội dung, phương pháp giảng dạy Mục tiêu này được chia theo đơn vị bài học

Trang 35

chia theo buổi lên lớp Các mục tiêu ở cấp độ bài học cũng xác định mặt kiến thức, mặt kỹ năng, mặt thái độ mà sinh viên phải đạt được Đấy chính là kết quả đầu ra của bài học

Những yêu cầu đối với mục tiểu bài giảng:

- Bao giờ mục tiêu bài giảng cũng phải được xây dựng theo nhu cầu của người học và

yêu cầu đối với họ chứ không phải theo chức năng của người dạy

- Mục tiêu bài giảng phải quan trọng, thiết thực, phù hợp, kha thi

- Động từ điễn đạt mục tiêu bài giảng phải đơn nghĩa, đễ hiểu và hiểu thống nhất như nhau và tập trung vào kết quả

- Kết quả mong đợi phải được diễn tả dưới dạng hành vi có thể quan sát thấy được, có - khả năng đo lường được

- Mục tiêu xác định được hoàn cảnh hành vi sẽ điễn ra: thời gian, không gian, điều kiện thực hiện

- Mục tiêu phải phù hợp với đối tượng người học (đặc điểm tâm sinh lý, khả năng,

trình độ hiện có )

- Mục tiêu là điểm mốc tham chiếu chứ không phải là điểm tận cùng, nó thể hiện tính

phát triển, chỉ rõ hướng đi tới cho người học

Ví dụ về mục tiêu môn học Đo /ường và đánh giá trong giáo duc dai hoc Hoc

xong môn học này, học viên có thé: - Về kiến thức:

+ Hiểu và mô tả được các khái niệm cơ bản, các loại hình của khoa học đo lường và

đánh giá; xác định được chức năng, vị trí, vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo

dục

+ Hiểu và xây dựng được mục tiêu giảng dạy môn học, bài học làm cơ sở cho quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Trang 36

trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, hiểu rõ những uu - nhược điểm của

từng loại |

+ Xây dựng được quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra — đánh giá phù hợp với mục tiêu

đào tạo

+ Soạn thảo được các loại câu trắc nghiệm tự luận và các loại câu trắc nghiệm khách

quan như: ghép đôi, điền khuyết, trả lời ngắn, đúng sai, nhiều lựa chọn + Xây dựng được tiêu chí đánh giá cho từng đề kiểm tra cụ thé (Rubric) - Về kỹ năng:

Học viên phải có được các kỹ năng ứng với các mục tiêu kiến thức trên đây như: xây dựng mục tiêu giảng dạy; sử dụng các phương pháp, hình thức, kỹ thuật kiểm tra- đánh giá; xây dựng quy trình tổ chức một kỳ kiểm tra — đánh giá; soạn thảo các loại câu trắc nghiệm; xây dựng tiêu chí đánh giả

- Về thái độ:

Học viên phải có thái độ nghiêm túc, say mê khám phá, lĩnh hội tri thức từ môn học; tích cực áp dụng lý thuyết vào thực hành; kiên trì rèn luyện, khắc phục nhược điểm để tiến tới thành công trong công việc dạy học sau này

2.1.6 Một số lưu ý khi xác định mục tiêu bài giảng

- Theo quan điểm lấy người học làm trung tâm, thì mục tiêu dạy học đề ra là hướng vào phía học sinh, sinh viên chứ không phải phía giáo viên “Ä⁄ục tiêu thực hiện là

một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của học sinh vào cuối buổi dạy”

(Robert F Mager)

- Không nên nhằm lẫn giữa hoạt động mà giảng viên đã làm với kết quả của bài giảng Các hoạt động của giảng viên kể cả phương pháp, phương tiện, kỹ thuật, kỹ năng, tri

thức chỉ là phương tiện, cách thức hỗ trợ sinh viên nhận thức mà thôi Mục tiêu bài

giảng là kết quả mà giờ giảng cần đạt được, là thứ sinh viên chiếm lĩnh được Người

giảng viên sẽ chưa hoàn thành nhiệm vụ nếu như chưa giúp sinh viên làm chủ được

Trang 37

- Giảng viên cần hỗ trợ tối đa để sinh viên học tốt Để hoàn thành mục tiêu bài giảng, giảng viên cần soạn giáo án hoặc kế hoạch bài giảng cần thận, chỉ tiết, khoa học và

nhất là cần nghiên cứu kỹ đối tượng giảng dạy, tức là sinh viên, học viên Giảng viên

cần biết chính xác nhu cầu học tập, trình độ và khả năng nhận thức của họ đề sử dụng

phương pháp, phương tiện, hình thức giảng dạy hiệu quả nhất

- Giảng viên không được nhằm lẫn giữa mục tiêu và chủ đề giảng dạy Chủ đề là nội

dung bài giảng, nó chứa đựng lượng tri thức, kỹ năng mà giảng viên truyền thụ cho sinh viên và muốn sinh viên lĩnh hội được Mục tiêu là kết quả mà giảng viên cần đạt

được khi kết thúc bài giảng, khi đó tri thức, kỹ năng, thái độ từ chỗ chưa là của sinh

viên trở thành của sinh viên và họ ngày càng có sự biến đổi trong nhận thức, trong tư

duy, trong thế giới quan, nhân sinh quan

- Trong thực tế, hiện vẫn tồn tại quan niệm xem thường việc xác định mục tiêu bài

giảng Giảng viên chỉ cần soạn giáo án hoặc lập kế hoạch bài giảng là lên lớp Nếu không lập mục tiêu bài giảng và xác định đúng mục tiêu bài giảng, giảng viên có thể sa đà vào các chỉ tiết không quan trọng, giảng triền miên, không làm nổi bật được trọng tâm, lãng quên cái đích cần phải hướng tới từ đó khó hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ hay nói nặng nề hơn là thất bại trong gid giang

- Để thực hiện tốt mục tiêu bài giảng, giảng viên cần nắm vững nội dung bài giảng theo chương trình của cơ sở đào tạo, phân bố hợp lý giữa lý thuyết và thực hành - Đề đạt mục tiêu bài giảng cũng cần lấy sinh viên làm trung tâm, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họ Sinh viên không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể

của quá trình dạy học Cần làm cho họ có nhận thức đúng về ý nghĩa của môn học, sự

cần thiết phải trau dồi kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ tích cực vì tất cả đều là hành trang tốt cho cuộc sống bản thân sau này và cho đất nước

- Để tránh lối truyền thụ, áp đặt kiến thức một chiều, trong dạy học cần có sự tương

Trang 38

dạy học bằng tình huống, tổ chức Workshop, trò chơi sư phạm, sử dụng các phần

mềm như Socrative, Google Drive, Elearning Sự tương tác lẫn nhau giữa thầy và

trò, trò và trò là yếu tố góp phần quan trọng tạo nên thành công của buổi giảng và cũng là nhân tố giúp cho việc đạt tới mục tiêu day học

- Ngoài những yếu tố trên đây thì những yếu tố như không gian lớp học, bàn ghế, ánh sáng, hệ thống trang thiết bị kỹ thuật .cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý và sự tiếp thu của sinh viên Các phòng học, lớp học của Việt Nam chủ yếu vẫn là phòng học theo kiểu truyền thống, chưa có không gian “mở”, thiếu điều kiện cho phép áp _ dụng nhiều hình thức, phương pháp dạy học hiện đại, tích cực Điều này cũng cản trở

việc hoàn thành tốt nhất mục tiêu dạy học 2.1.7 Cơ sở xây dựng mục tiêu

Mục tiêu không phải được xây dựng trên cơ sở cảm nhận chủ quan hay chỉ căn cứ vào tài năng của người giảng viên Mục tiêu trước hết được xây dựng trên cơ sở triết lý giáo dục của mỗi quốc gia Cơ sở triết lý giáo dục lại định hướng cho sự phát triển

giáo dục Sự định hướng giáo dục giúp ta hoạch định mục đích của giáo dục Từ mục đích giáo dục ta xác lập mục tiêu giáo đục cấp trường, khoa, bộ môn, bài học Đây là một mối quan hệ chặt chẽ từ trước đến sau, phản ánh tính khoa học của một nền giáo

dục

Trang 39

Triệt lý của giáo duc

Cơ sở triệt học của giáo dục y Định hướng của giáo Vv - “AI cũng có cơm no áo mặc - AI cũng được học hành”

- “Một dân tộc đốt là một dân tộc yếu”

- “Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN” y duc (Aim) Mục đích của giáo duc Vv

- Giáo dục là quốc sách hàng đầu

- Xây dựng nền giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo

định hướng xã hội chủ nghĩa

- Phát triển giáo dục phải gắn với nhu

cầu phát triển kinh tế — xã hội, tiến bộ

khoa học — công nghệ, củng cố an ninh quốc phòng

- Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà

nước và của toàn dân q (Goal) Vv Mục tiêu của giáo duc (hệ mục tiêu) Vv - Nghi quyét TW 2, Nghi quyét TW 4 khóa 8 - Nghị quyết 40 và 41 Quốc hội 10 - Luật Giáo dục (cấp bộ, ngành) r (Objective)

Cấp trường, khoa, bộ môn

2.2 Xác định mục tiêu môn học, bài dạy

2.2.1 Phân loại mục tiêu giáo duc

Mục tiêu giáo dục, theo B.S Bloom, bao gồm các lĩnh vực về nhận thức

Trang 40

Lĩnh vực về nhận thức là khả năng suy nghĩ, lập luận, sự mở rộng tầm hiểu biết sau bài học Lĩnh vực về tâm vận động chính là những kỹ năng mà người học có được sau bài giảng Lĩnh vực về cảm xúc, thái độ liên quan đến những tình cảm, thái

độ tích cực của người học

- Lĩnh vực nhận thức (Cognitive Domain)

Theo Bloom, lĩnh vực nhận thức được chia thành các mức độ hành vi từ đơn giản đến phức tạp, bao gồm: nhớ, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá 6 Đánh giá 5 Tổng hơn 4 Phần tích 3 Áp dụng 2 Hiểu 1 Nhớ + Nhớ (Knowledge)

Người học nhớ lại được các đữ liệu, thông tin, kiến thức đã học Họ tái hiện trong trí nhớ kiến thức đã được trang bị, đã được lĩnh hội và khi cần thiết có thể nhắc

lại Đây là năng lực nhớ lại các sự kiện mà đôi khi không nhất thiết phải hiểu chúng

Đây cũng là kết quả học tập ở cấp độ thấp nhất trong lĩnh vực nhận thức

Các động từ khởi đầu thường dùng: nhac lai, ké lại, tái tạo, định nghĩa, mô tả, nhận biết, nhận diện, xác định, gọi tên, ghi chép, phác thảo, trình bày, tường thuật,

trích dẫn, liệt kê, khẳng định, kiểm tra, bố trí, thu thập,

Ví dụ về mục tiêu ở cấp độ nhớ:

* Ké lai truyện Chí Phèo của nhà văn Nam Cao * Mô tả cầu tạo trong của đại não

* Liệt kê các con đường truyền bệnh sốt rét ở người

Ngày đăng: 08/11/2022, 22:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w