1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều tra số lượng phế thải đồng ruộng và đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ tại xã việt hùng huyện đông anh thành phố hà nội

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tổng hợp dân số các thôn của xã năm 2011 30Bảng 4: Kết quả điều tra thành phần, khối lượng phế thải đồng ruộng của 120 hộdân xã Việt Hùng 32Bảng 5: Thành phần, khối lượng phế thải đồng r

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này ngoài nỗ lực của bản thân em đã nhậnđược rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong vàngoài trường.

Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong khoaTài Nguyên & Môi Trường – Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, các thầy côgiáo trong bộ môn Vi Sinh Vật đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khóaluận tốt nghiệp.

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS Đinh Hồng Duyên đãtận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em thực tập tốt nghiệp.

Khóa luận này sẽ không thể thực hiện được nếu không có lòng tốt và hiếukhách của người dân xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Em xin tỏlòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các cán bộ, nhân viên của UBND xã Việt Hùng, đãủng hộ giúp đỡ nhiệt tình cho em thực hiện đề tài này.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã khuyến khích độngviên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày tháng năm 2012

Sinh viên

Ngô Thị Chang

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN iMỤC LỤC ii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viDANH MỤC BẢNG vii

2.1.1.1 Khái niệm và một số thuật ngữ về nông nghiệp 3

2.1.1.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên thế giới 4

2.1.1.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam 4

2.1.2 Thực trạng phế thải đồng ruộng trên thế giới và Việt Nam 5

2.1.2.1 Khái niệm, nguồn gốc, thành phần và phân loại phế thải đồng ruộng 5

2.1.2.2 Thực trạng phế thải đồng ruộng trên thế giới 8

2.1.2.3 Thực trạng phế thải đồng ruộng ở Việt Nam 8

2.2 Tác động của phế thải đồng ruộng đến môi trường và sức khỏe con người92.3 Tính kinh tế trong quản lý và xử lý phế thải đồng ruộng 102.3.1 Tính kinh tế của phế thải đồng ruộng 10

Trang 3

2.3.2 Tính kinh tế trong quản lý phế thải đồng ruộng 11

2.3.3 Tính kinh tế trong xử lý phế thải đồng ruộng 11

2.4 Các biện pháp xử lý phế thải đồng ruộng hiện nay 122.4.1 Phương pháp đốt 12

2.4.2 Phương pháp đổ trực tiếp ra sông ngòi 13

2.4.3 Biện pháp vùi trực tiếp vào đất, trên đồng ruộng 13

2.4.4 Phương pháp dùng làm thức ăn gia súc 14

2.6.2 Các nghiên cứu ở trong nước 20

PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 233.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 233.2 Nội dung nghiên cứu233.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế,xã hội của xã Việt Hùng – Đông Anh – Hà Nội 233.2.1.1 Điều kiện tự nhiên 23

3.2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 23

3.2.2 Hiện trạng phế thải nông nghiệp của xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thànhphố Hà Nội 23

3.2.2.1 Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp 23

3.2.2.2 Kết quả điều tra hình thức xử lý phế thải đồng ruộng 23

3.2.2.3 Kết quả điều tra hình thức quản lý phế thải đồng ruộng 23

Trang 4

3.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải đồngruộng và những ảnh hưởng của phế thải đồng ruộng tại xã Việt Hùng, huyện Đông

Anh, thành phố Hà Nội 23

3.2.3.1 Ảnh hưởng của phế thải đồng ruộng 23

3.2.3.2 Thuận lợi và khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải đồn ruộng tạixã 23

3.2.4 Xây dựng đống ủ theo quy trình B2004 – 32 – 66 trên rơm rạ và tái chế thànhphân hữu cơ 23

3.2.4.1 Đánh giá chất lượng của chế phẩm 23

3.2.4.2 Xây dựng đống ủ và tái chế sau khi ủ 23

3.2.4.3 Kết quả phân tích các chỉ tiêu đống ủ 24

3.2.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế thải đồng ruộng 24

3.3.1.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: 24

3.3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: 24

3.3.2 Xử lý phế thải nông nghiệp bằng chế phẩm vi sinh vật 24

3.3.3 Phương pháp đo nhiệt độ đống ủ 24

3.3.4 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong chế phẩm 25

3.3.5.Phương pháp phân tích các chỉ tiêu đống ủ 25

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 264.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế,xã hội của xã Việt Hùng – Đông Anh – Hà Nội264.1.1 Điều kiện tự nhiên 26

Trang 5

4.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 28

4.2 Hiện trạng phế thải nông nghiệp của xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thànhphố Hà Nội 324.2.1 Thành phần, khối lượng phế thải nông nghiệp 32

4.2.2 Kết quả điều tra hình thức xử lý phế thải đồng ruộng: 37

4.2.3 Kết quả điều tra hình thức quản lý phế thải đồng ruộng 38

4.3 Những thuận lợi, khó khăn trong công tác thu gom xử lý phế thải đồng ruộngtại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội 394.3.1 Thuận lợi 39

4.3.2 Khó khăn 39

4.4 Xây dựng đống ủ theo quy trình B2004 – 32 – 66 trên rơm rạ và tái chế thànhphân hữu cơ 404.4.1 Đánh giá chất lượng của chế phẩm: 40

4.4.2 Xây dựng đống ủ và tái chế sau khi ủ 40

4.4.3 Kết quả phân tích các chỉ tiêu đống ủ: 42

4.4.3.1 Diễn biến nhiệt độ của đống ủ: 42

4.5 Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý phế thải đồng ruộng 464.5.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 46

4.5.2 Giải pháp về quản lý 47

4.5.3 Giải pháp công nghệ xử lý 48PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50

5.1 Kết luận 505.2 Kiến nghị 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO 52

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Lượng chất thải hữu cơ trên thế giới năm 2001 8

Bảng 2 Bảng hiện trạng sử dụng đất xã Việt Hùng năm 2011 27Bảng 3 Tổng hợp dân số các thôn của xã năm 2011 30

Bảng 4: Kết quả điều tra thành phần, khối lượng phế thải đồng ruộng của 120 hộdân xã Việt Hùng 32

Bảng 5: Thành phần, khối lượng phế thải đồng ruộng của xã Việt Hùng 33Bảng 6: Lượng phân bón sử dụng trong nông nghiệp của 120 hộ dân xã Việt Hùng

Sơ đồ 3: Quy trình xử lý tàn dư thực vật trên đồng ruộng42

Hình 1: Diễn biến nhiệt độ trong đống ủ 44

Trang 8

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Từ xưa đến nay, nông nghiệp là một lợi thế to lớn của nước ta, với trên 10triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có 2 vùng đồng bằng phì nhiêu đó là đồng bằngSông Hồng và đồng bằng Sông Cửu Long Cùng với việc tự do hóa sản xuất nôngnghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam là nước thứ hai trên thế giớivề xuất khẩu gạo Ngoài ra còn có nông sản khác như cà phê, sợi, bông, cao su vàtrà Bên cạnh mức tăng trưởng xuất khẩu nông sản còn đọng lại vấn đề các bãichứa, đầu ra cho các phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch như rơm rạ, vỏ trấu, thâncây, bã mía, vỏ dừa… Số liệu hàng trăm ngàn tấn nông sản xuất khẩu hàng nămtương ứng với con số gấp nhiều lần như thế về phế thải nông nghiệp Tất cả cácnguồn phế thải này một phần bị đốt gây ô nhiễm không khí gây ra hiệu ứng nhàkính, phần còn lại gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đất, nguồn nước và là ổdịch bệnh lây lan rất nguy hiểm trên đồng ruộng.

Mặt khác, qua hoạt động sản xuất nông nghiệp, con người đã lấy đi khỏi đấthàng tỷ tấn vật chất mỗi năm thông qua sinh khối của cây trồng Nhưng lại khôngtrả lại cho đất lượng vật chất đã lấy đi nên đã làm cho đất ngày càng trở nên thoáihóa và bạc màu Bên cạnh đó, để đảm bảo năng suất của cây trồng thì người dânphải sử dụng đến phân hóa học.

Vì vậy việc xử lý phế phụ phẩm trên đồng ruộng không chỉ làm sạch môitrường đồng ruộng, mà còn góp phần tạo ra phân hữu cơ tại chỗ trả lại cho đất,giảm bớt chi phí cho người nông dân.

Việt Hùng là một xã của huyện Đông Anh, dân số sống chủ yếu bằng nghềnông, vì vậy lượng phế thải nông nghiệp sau khi thu hoạch là khá lớn Trước đây,phần lớn phế thải nông nghiệp sau thu hoạch dùng để đun nấu, làm thức ăn cho gia

Trang 9

súc nhưng mấy năm trở lại đây đời sống người dân được cải thiện, họ không cầnđến rơm rạ để đun nấu Mặc dù vậy người dân vẫn cần giải phóng ruộng để chuẩnbị cho vụ sau và giải pháp đốt rơm rạ trên đồng ruộng để chuẩn bị cho vụ sau là lựachọn phổ biến nhất của bà con nông dân Việc đốt rơm rạ gây ô nhiễm bầu khôngkhí, ảnh hưởng đến sức khỏe và làm mất an toàn giao thông trên nhiều tuyếnđường.

Xuất phát từ thực tế trên cùng với sự hướng dẫn của TS Đinh Hồng Duyên –Bộ môn Vi sinh – Khoa Tài nguyên và Môi trường – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội,

tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Điều tra số lượng phế thải đồng ruộng và đánh

giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ tại xã Việt Hùng, huyệnĐông Anh, thành phố Hà Nội”.

1.2 Mục đích, yêu cầu

1.2.1 Mục đích:

- Điều tra số lượng và đánh giá hiện trạng, các hình thức sử dụng, xử lý phế thảiđồng ruộng tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.

- Đánh giá hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật xử lý rơm rạ tại địa phương.

- Đề xuất một số biện pháp xử lý có hiệu quả phù hợp với đặc điểm của địaphương.

Trang 10

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp và phế thải đồng ruộng trên thế giới vàViệt Nam

2.1.1 Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam

2.1.1.1 Khái niệm và một số thuật ngữ về nông nghiệp

Nông nghiệp là quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm, tơ, sợi và sản

phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt những cây trồng chính và chăn nuôi đàn giasúc (nuôi trong nhà) Công việc nông nghiệp cũng được biết đến bởi những ngườinông dân, trong khi đó các nhà khoa học, những nhà phát minh thì tìm cách cải tiếnphương pháp, công nghệ và kỹ thuật để làm tăng năng suất cây trồng vật nuôi [18].

Nông nghiệp thuần nông hay nông nghiệp sinh nhai là lĩnh vực sản xuất

nông nghiệp có đầu vào hạn chế, sản phẩm đầu ra chủ yếu phục vụ cho chính giađình Không có sự cơ giới hóa trong nông nghiệp sinh nhai [18].

Nông nghiệp chuyên sâu: là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được chuyên

môn hóa trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp, gồm cả việc sử dụng máy móctrong trồng trọt, chăn nuôi, hoặc trong quá trình chế biến sản phẩm nông nghiệp.Nông nghiệp chuyên sâu có nguồn đầu vào sản xuất lớn, bao gồm cả việc sử dụnghóa chất diệt sâu, diệt cỏ, phân bón, chọn lọc, lai tạo giống, nghiên cứu các giốngmới và mức độ cơ giới hóa cao Sản phẩm đầu ra chủ yếu dùng vào mục đíchthương mại, làm hàng hóa bán ra thị trường hay xuất khẩu [18].

Nông nghiệp hiện đại vượt ra khỏi sản xuất nông nghiệp truyền thống, loại

sản xuất nông nghiệp chủ yếu tạo ra lương thực cho con người hay làm thức ăn chocác con vật Các sản phẩm nông nghiệp hiện đại ngày nay ngoài lương thực, thựcphẩm truyền thống phục vụ cho con người còn các loại khác như: sợi dệt(sợi bông,sợi len, lụa, sợi lanh), chất đốt (mêtan, dầu sinh học, ethanol…), da thú, cây cảnh,

Trang 11

sinh vật cảnh, chất hóa học ( tinh bột, đường, mì chính, cồn, nhựa thông), lai tạogiống, các chất gây nghiện cả hợp pháp và không hợp pháp như (thuốc lá,cocaine…) [18].

Thế kỷ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp, đặcbiệt là sự cơ giới hóa trong nông nghiệp và ngành sinh hóa trong nông nghiệp Cácsản phẩm sinh hóa nông nghiệp gồm các hóa chất để lai tạo, gây giống, các chất trừsâu, diệt cỏ, diêt nấm, phân đạm [18].

2.1.1.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Trong báo cáo Triển vọng mùa màng và tình hình lương thực, Tổ chức NôngLương LHQ (FAO) dự báo tổng sản lượng ngũ cốc của vụ mùa 2011-2012 sẽ đạtmức 2.310 triệu tấn, tăng 68 triệu tấn (3%) so với vụ mùa 2010-2011[20].

Tổng sản lượng lúa mì trên thế giới năm 2010/11 đạt 657,3 triệu tấn, giảm 1%so với 682,4 triệu tấn của năm 2009/10, song vẫn khá cao so với sản lượng bìnhquân của 5 năm qua Tổng sản lượng ngũ cốc thô thế giới đạt 1136,5 triệu tấn trongnăm 2010/2011, tăng 1,9% so với 1115,1 triệu tấn của năm 2009/10 Tổng sảnlượng gạo thế giới năm 2010/2011 đạt 474,2 triệu tấn, tăng 4,5% so với 453,9 triệutấn của năm 2009/10.

Trong tổng sản lượng lương thực dạng hạt trên thế giới nêu trên, tổng sảnlượng của các nước đang phát triển đạt 1286,8 triệu tấn, tăng 4,8% so với năm2009/10 và tổng sản lượng của các nước phát triển đạt 999,2 triệu tấn, giảm 2,4%so với năm 2009/10 [19].

Theo FAO, trong vòng 25 – 50 năm tới sản lượng lương thực cần phải tănggấp đôi nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cảu dân số thế giới sẽ tăng khoảng 3 tỷngười vào năm 2050 [18].

2.1.1.3 Thực trạng sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Theo báo cáo 12 tháng năm 2011 ngành nông nghiệp và phát triển nôngthôn, tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước tính đạt 46,97 triệu tấn, tăng

Trang 12

2,34 triệu tấn (+5,2%) so với năm 2010; trong đó sản lượng lúa tiếp tục đuợc mùacả ba vụ, đạt 42,3 triệu tấn, tăng 2,3 triệu tấn (+5,8%), sản lượng ngô đạt 4,7 triệutấn, tăng 21 nghìn tấn (+0,4%) Diện tích cho sản phẩm và sản lượng của hầu hếtcác loại cây công nghiệp lâu năm đều tăng co với năm trước như diện tích cho sảnphẩm cà phê đạt 533,8 nghìn ha, tăng 3% và cao su đạt 471,9 nghìn ha, tăng 7,5%.Do diện tích cho sản phẩm tăng, nên sản lượng nhiều cây công nghiệp lâu năm chủlực tăng so với năm trước như cà phê đạt 1167,9 nghìn tấn, tăng 5,0%, cao su đạt811,6% nghìn tấn, tăng 8,0% và hồ tiêu ước tình đạt 109,4 nghìn tấn, tăng 3,8%[17].

Sản lượng lương thực tăng là do chúng ta đã áp dụng các nghiên cứu và sửdụng các giống lúa cao sản trong trồng trọt Chính điều này đã đưa Việt Nam từnước nhập khẩu gạo trở thành một trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thếgiới.

2.1.2 Thực trạng phế thải đồng ruộng trên thế giới và Việt Nam

Để đảm bảo vấn đề an ninh lương thực trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi cácquốc gia trên thế giới không ngừng mở rộng diện tích sản xuất, sản lượng như ápdụng các tiến bộ KH – KT nâng cao năng suất, sản lượng nông sản Đồng nghĩa vớiviệc này là ngành nông nghiệp cũng để lại một lượng các chất thải rắn hằng năm rấtlớn.

2.1.2.1 Khái niệm, nguồn gốc, thành phần và phân loại phế thải đồng ruộng

a Khái niệm:

Phế thải đồng ruộng là các chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sản xuấtnông nghiệp ngoài đồng ruộng như trồng trọt, thu hoạch : Rơm rạ, thân lá thực vật,bao bì đựng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật…

b Nguồn gốc:

Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn đồng ruộng từ nhiều nguồn khác nhau vàđược thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 13

Sơ đồ 1: Các nguồn phát sinh chất thải rắn nông nghiệp

Phế thải đồng ruộng phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau như trong quá trìnhtrồng trọt, thu hoạch nông sản, quá trình sử dụng thuốc BVTV, quá trình bón phân,kích thích sinh trưởng Trong quá trình trồng trọt, phế thải đồng ruộng chính là cácxác thực vật đã chết, cành lá được cắt tỉa và các loại cây cỏ bị con người loại bỏtrong khi chăm sóc cây trồng Trong quá trình sinh trưởng của cây, để giúp câyphát triển tốt và chống lại các loại sâu bệnh con người đã sử dụng các loạiHCBVTV, các loại phân bón hóa học để bón cho cây trồng nhưng chai lọ và bao bìđựng các hóa chất đó lại bị vứt bừa bãi trên đồng ruộng trở thành phế thải đồngruộng Ngoài ra, phế thải đông ruộng còn phát sinh trong quá trinh thu hoạch nôngsản như: rơm rạ, thân lõi ngô, trấu, cám…Đây là nguồn phế thải chính trong phếthải đồng ruộng và hiện đang là nguồn gây ô nhiễm trầm trọng nếu không được xửlý kịp thời.

Trồng trọt (thực vật chết, tỉa cành, làm cỏ…)Thu hoạch nông sản (rơm rạ, trấu, cám, thân lõi ngô…)

Bảo vệ TV, ĐV (chai lọ đựng hóa chất BVTV)

Quá trình bón phân, kích thích sinh trưởng (bao bì chứa đựng…)PHẾ

THẢIĐỒNG RUỘNG

Trang 14

c Thành phần:

Phế thải đồng ruộng mà chủ yếu là phế thải hữu cơ có thành phần rất phongphú và đa dạng Tuy nhiên, tựu chung chúng đều thuộc 2 nhóm hợp chất chính là:Nhóm hợp chất hữu cơ chứa cacbon gồm có Xenluloza, Hemienxenluloza, Pectin,Lignin, Tinh bột và nhóm hợp chất hữu cơ chứa nitơ gồm có Protein và Kitin.

Các hợp chất hữu cơ này không bất biến mà luôn luôn chuyển hóa từ dạngnày sang dạng khác dưới tác dụng của nhiều yếu tố khác nhau tạo thành một vòngtuần hoàn khép kín trong tự nhiên [11].

d Phân loại:

Phế thải đồng ruộng được phân loại theo nhiều cách khác nhau như: theonguồn gốc phát sinh, tính nguy hại, thành phần hóa học và theo khả năng phân hủysinh học Trong khóa luận này, tôi chỉ tìm hiểu cách phân loại phế thải đồng ruộngtheo nguồn gốc phát sinh để từ đó đưa ra các giải pháp xử lý loại phế thải này.

Theo nguồn gốc phát sinh, phế thải đồng ruộng gồm các phế thải có nguồngốc từ các phế phụ phẩm trồng trọt và từ các bao bì đựng các hóa chất sử dụngtrong nông nghiệp.

Các phế phụ phẩm trồng trọt gồm các loại phế thải trong quá trình thu hoạchvà chế biến nhiều loại cây trồng khác nhau như; các loại rơm, rạ sau khi thu hoạchlúa tại các cánh đồng, các loại lá, thân cây, cỏ dại tại các vườn cây, các phần dậpcủa cây lúa không sử dụng được ở các ruộng sau khi thu hoạch…

Chất thải từ các bao bì đựng hóa chất sử dụng trong nông nghiệp gồm chai,lọ…bằng thủy tinh hoặc nhựa được dùng làm vỏ đựng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốcdiệt côn trùng, thuốc chữa bệnh cho động vật sau khi đã qua sử dụng được thải bỏ,các túi nilon, túi giấy dùng đựng phân bón vi sinh, phân đạm, phân lân và kể cả cáchóa chất BVTV đã quá hạn sử dụng… Đây là các vật phẩm cso tính nguy hại cao,cần phải có biện pháp thu gom và xử lý thích hợp.

Ngày đăng: 05/06/2024, 21:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w