1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Triết học: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước và ý nghĩa của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

160 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Luận Án Tiến Sĩ Triết Học: Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Bản Chất Dân Chủ Của Nhà Nước Và Ý Nghĩa Của Nó Trong Xây Dựng Nhà Nước Pháp Quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh
Người hướng dẫn PGS.TS Dương Văn Thịnh
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Luận Án
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 39,45 MB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu liên quan đến van dé ý nghĩa tư tưởng Hồ ChiMinh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiỆn nayy...-.. P

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN THỊ HẠNH

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - 2021

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN THỊ HẠNH

Chuyên ngành : Chủ nghĩa xã hội Khoa học

Mã số: 62 22 03 08

LUẬN ÁN TIEN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

PGS.TS Dương Văn Thịnh

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dan khoa học của PGS.TS Dương Van Thịnh Nội dung nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bồ trong bat kỳ công trình khoa học nào khác.

TÁC GIÁ

Nguyễn Thị Hạnh

Trang 4

LOI CAM ON

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Dương Văn Thịnh, giáo viên hướng dẫn, người đã tận tình chỉ bảo, đóng góp những ý kiến khoa học

và khách quan để tôi có thé hoan thành luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Triết học,

Bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa học là nơi đã đào tạo và tạo điều kiện giúp đỡ

cho tôi trong suốt quá trình học tập nghiên cứu

Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh em bạn bè đồng nghiệp

đã động viên, giúp đỡ dé tôi có thé hoàn thiện được luận án này

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

DCCH: Dân chủ Cộng hòa

NNPQ: Nhà nước pháp quyền

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 6

MỤC LỤC97.0015 — 4

1 Tính cấp thiết của đề tài -222¿+++2EEEEE222++EEEE221111212222211111 Le 4

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên CUU ¿+2 +++++++++x+£vxeEexexererererererves 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -+£+VE+22+++£222v2vzcerrrrrrr 6

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU - - 2 5+s+s+>++x+xszezxexsrxe 7

6.Y nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án -. -2¿2©+2+szzxzzccvscee 8

7 Kêt cấu của luận án ::cccccvvtrtrrrrrrrttrrrrrrirriiiirrrrrrriiiiirrrrirriirrrrid 8Chương 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIEN QUAN

DEN DE TÀII - 255cc 22 tt tr nghe 9

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bản chất dan chủ của nhà

nước và xây dựng nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 9

1.2 Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí

Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước -++cccccerrrrrreeeerrrrree 15

1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến van dé ý nghĩa tư tưởng Hồ ChiMinh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã

hội chủ nghĩa Việt Nam hiỆn nayy - - - - + + 5+ 5S +++t+k£v+kexetexerererrrerersree 22

1.4 Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu của các công trình liên quan đếnluận án và những van đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu - 26

1.4.1 Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công

bố liên quan đến luẬH áH - 5-5 ©5£©5£+S<+EE‡EE‡EEEEEEEECEEEEEEkrrkrrkervee 26

1.4.2 Những van dé luận án cần tiếp tục nghiên cứ . - 28Chương 2 BAN CHAT DAN CHU CUA NHÀ NƯỚC VÀ XÂY DUNG

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM - MOT

SO VAN ĐÈ LÝ LUẬN CHUNG 2-5252 S22EE‡EEeEEeEEEEErEerrkrred 30

2.1 Quan niệm về dân chủ và bản chất dan chủ của nhà nước 30

2.1.1 Quan niệm về dân cliủ 2-52 s+Ss+EeEEeEESEEEEEEESEkerkerkerrees 30

Trang 7

2.1.2 Quan niệm về nhà nước dân hi -+©-+©c2+cs+cs+cssreeccees 342.1.3 Khái niệm bản chất dân chủ của nhà nước - 5252552 36

2.2 Quan niệm về nhà nước pháp quyền vả xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam -¿- ¿+ + +2+t+E+E+E£ESEEEEEEEErtetetrtererrrrrrrsrerersree 43

2.2.1 Quan niệm về nhà nước pháp qHJÊN . -2- 55s 5s+cse55ze: 43 2.2.2 Xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 49 Tiểu kết chương 2 ¿22 2S<+SE£EE£EEEEEEEE21121121121171 7171.11.21 1.crxee 55

Chuong 3 CO SO HINH THANH VA NOI DUNG TU TUONG HO

CHI MINH VE BAN CHAT DÂN CHU CUA NHÀ NƯỚC 56

3.1 Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về ban chat dân chủ của Nha nước56

3.1.1 Cơ sở thựtC fÏỄN 22-55: Sc SE SEEEE E211 EcErkee 56 3.1.2 Những tiên đề lý luậN - -©2+©5++Se+E‡EkeEEeEEEEEEEEEErrkerkrrkerree 60 3.1.3 Nhân 6 CHU QUAN cesecsessessessessssssessessessesssssssssssessessecsessssssesseeseeseeses 74

3.2 Tư tưởng Hồ Chi Minh về dân chủ va ban chất dân chủ của Nha nước 81

3.2.1 Quan niệm của H6 Chi Minh về dân chủ - 5-5 s2 5+: 813.2.2 Ban chat dân chủ của Nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh 87Tiểu kết chương 3 2 2 2 E+EE‡EE£EEEEEEEE2E121121171 7171.71.11 xe 103Chương 4 Ý NGHĨA TƯ TƯỞNG HO CHÍ MINH VE BAN CHAT

DAN CHU CUA NHÀ NƯỚC TRONG XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁPQUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 104

4.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh về ban chất dân chủ của nhà nước giúp cho Đảng và Nhà nước ta nhận thức sâu sắc và có hệ thống về vị trí, vai trò và địa vị của nhân dân trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội

Chu nghia Vidt Nam 000127 105

4.1.1 V mặt |ÿ WGN ceeeccesceccessesssessesessessessessssssssssessessesseesesessesseeseesees 10611/1 1 Na 112

Trang 8

4.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước là định hướngquan trọng giúp Đảng và Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo

quyền lực thực sự thuộc về nhân dân +++++++EE++++tExx++trrxeeee 117

4.2.1 Về mặt lý luẬNM -5+©5¿©£+£+E£+E++EEtEEtEECEEEEErErrkrrkerkees 117 4.2.2 Về mặt thựC tiỄN -2- 5+ ©5£©5£+S£+EE‡EE‡EEEEEEEECEEEEEEEEerkerkerkees 121

4.3 Tư tưởng Hồ Chi Minh về ban chat dân chủ của nha nước góp phần xác định

cách thức và phương pháp nhằm tô chức và kiểm soát quyền lực nhà nước 125

4.3.1 Về mặt I luẬNH - 2-2 £+E£+E£+EE+EESEEEEEEEESEEEEEEErrrkerkerrees 1254.3.2 Vé 1 n.u.aỤ dA 1294.4 Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dan chủ của nhà nước là cơ sở lí luận

quan trọng giúp Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức đúng và đưa ra các chính sách phủ hợp về công tác cán bộ, -¿-222c++++222vz2scccrxee 133

4.4.1 Về mặt I luẬN -5+©5£©5£+E£+E++EE£EEeEEeEECEECEEErrrrkerkerkees 133 4.4.2 Vé mặt thực tiỄN -c-cc St St StEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrrrrkerree 135

Tiểu kết chương 4 - 2 2 s+Sx+SE£EEEEEEEEEE1EEEE71 7171171111111 21x, 139KẾT LUẬN 2522S22EESEEEEEEEEE211211211211211111121121111 111g 140DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ LIÊN QUANDEN LUẬN ÁN - 2-5221 21 2E2TE221211211211211211 2111111111 E1eree 143TÀI LIEU THAM KHẢO 2 2 2+SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEerkerkerveee 144

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài Trong suốt quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn chỉ đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã xác lập và hiện thực hóa hệ thống quan điểm về dân chủ trong tổ chức xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực Trong đó,

tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xây dựng

nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã trở thành một lý luận có ý nghĩa

thiết thực đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảngtrong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như sự nghiệp đổi mới, xâydựng đất nước hiện nay

Ý thức sâu sắc vai trò quan trọng đặc biệt của dân chủ trong sự nghiệp

kiến thiết chế độ mới XHCN ở Việt Nam, Hồ Chí Minh khang định, bản chất của dân chủ tức là dân là chủ và dân làm chủ Hồ Chí Minh chỉ rõ, địa vị của nhân dân là người chủ đối với xã hội, đất nước và nhân dân là chủ thể của

quyền lực Trong đó, bản chất dân chủ của nhà nước ta là nhà nước do nhândân là chủ và làm chủ, là nhà nước tôn trọng pháp luật, được tổ chức và hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp nhăm phát huy tối đa quyền làm chủ của

nhân dân; là nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho dân Mọi hoạt

động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân

và nhà nước ta là nhà nước có đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp,

trong sạch, thực sự là công bộc của nhân dân.

Trong những năm đổi mới, thấm nhuan tư tưởng Hồ Chi Minh về bản chất dân chủ của nhà nước, Đảng và nhà nước ta đã có những nhận thức sâu

sắc và hệ thống về vị trí, vai trò và địa vị của nhân dân trong quá trình xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều này góp phầnhoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền lực thực sự thuộc về nhândân cũng như chỉ ra những cách thức và phương pháp hiệu quả nhăm tô chức

Trang 10

và kiểm soát quyền lực nhà nước Từ đó, giúp Đảng và nước ta nhận thứcđúng và đưa ra các chính sách phù hợp về công tác cán bộ.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình học tập, nghiên cứu va vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dan chủ của nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế Trên thực tế vẫn còn tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất đoàn kết nội bộ, dân chủ hình thức, cục bộ, bè phái, kèn cựa địa

vị, tranh chức, tranh quyên, độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo,điều hành, xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước

Với những giá trị khoa học to lớn, ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, tưtưởng Hồ Chí Minh về ban chất dân chủ của nhà nước là cơ sở, định hướng

thé giới quan, phương pháp luận khoa học, đúng đắn nhằm chống lại các luận

điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch trong quá trình đôi mới đất nước

Đồng thời, cung cấp cho Đảng và nhà nước ta những nhận thức đúng đắn về

nội dung của vấn đề bản chất dân chủ của nhà nước theo tư tưởng Hồ ChíMinh Trên cơ sở đó, giúp Đảng và nhà nước ta kế thừa và vận dụng sáng tạonhững quan điểm của Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN ở nước ta hiện nay Với tất cả những lý do trên, nghiên cứu sinh đãchọn “Tw tướng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước và ýnghĩa của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện

nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận án tiến sĩ của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đíchMục đích của luận án là trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luậnchung về bản chất dân chủ của nhà nước, về xây dựng nhà nước pháp quyền,luận án tập trung làm rõ nội dung tư tưởng Hồ Chi Minh về ban chat dân chủ

Trang 11

của nhà nước và ý nghĩa của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

Việt Nam hiện nay.

2.2 Nhiệm vụ

Đề thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm

VỤ Sau:

- Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Rút

ra nhận xét, đánh giá, xác định các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu.

- Trình bày những vấn đề lí luận chung về bản chất dân chủ của nhà

nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

- Làm rõ cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảnchất dân chủ của Nhà nước

- Khái quát ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà

nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối twong nghiên cứuLuận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhànước và ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nướctrong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam từ năm

1986 đến nay

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Vé nội dung: Tư tưởng Hồ Chí Minh bao quát nhiều nội dung nhưng

tác giả luận án chỉ nghiên cứu khái quát tư tưởng Hồ Chi Minh về bản chất

dân chủ của Nhà nước và ý nghĩa của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay nói chung Tác giả luận án chưa có điều

kiện đi sâu tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục vậndụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xâydựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Trang 12

- Về không gian: Nội dung đề tài tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chấtdân chủ của nhà nước và ý nghĩa của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN Việt Nam được thực hiện nghiên cứu trên lãnh thé Việt Nam.

- Vé thời gian: Nghiên cứu ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về ban chất dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được diễn ra trên thực tế hiện nay Bên cạnh đó, luận án cũng xem xét dưới

góc độ lich sử dé có những đánh giá toàn diện và khách quan về đối tượngnghiên cứu.

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

- Dé tài nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, quanđiểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ, nhà nước và bản chất dân chủ

của Nhà nước Việt Nam trong xây dựng nhà nước pháp quyền Ngoài ra, luận án

kế thừa có chọn lọc những công trình khoa học của các tác giả đi trước đã công

bố liên quan đến dé tài luận án

- Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ

nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử kết hợp với các phương

pháp như: phương pháp logic; phương pháp lịch sử; phương pháp phân tích; phương pháp tông hợp; phương pháp so sánh; phương pháp phân tích tài liệu; phương pháp chuyên gia Các phương pháp có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp với nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ của luận án.

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

- Góp phần bé sung một hướng nghiên cứu mới, phát triển các van đề lý

luận về bản chất dân chủ, nhà nước dân chủ, bản chất dân chủ của nhà nước, nhà

nước pháp quyền và xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

- Góp phần xác định một cách cụ thê nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

vệ ban chat dân chủ của nhà nước.

Trang 13

- Bước đầu luận giải được ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về bảnchất của Nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam hiện nay.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận án có thé góp phần cung

cấp thêm những luận cứ khoa học dé làm sáng tỏ tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước và ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh về bản

chất dân chủ của Nhà nước trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN

Việt Nam.

-Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục

vụ cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học và một số môn khoa học xã hội khác.

7 Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các công trình khoa học đã công bố, danh mục chữ viết tắt, phụ lục, nội dung luận án

gồm 4 chương, 12 tiết

Trang 14

Chương 1

TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN DEN DE TÀI

Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chi Minh là một trong những nhiệm vụ cấp thiết ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Đây là vấn đề đã và đang được các nhà nghiên cứu khoa học đặc biệt quan tâm dưới nhiều góc độ và ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mục đích, phương pháp tìm hiểu cụ thể Nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này đã được công bố có liên quan gián

tiếp hoặc trực tiếp đến đề tài, bao gồm:

1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bản chất dân

chủ của nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở

Việt Nam

Đề cập tới vấn đề bản chất dân chủ của nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã có nhiều công trình nghiên cứu của các học giả trên thế giới như:

Albert Venn Dicey (1960), Giới thiệu về Nghiên cứu Luật Hiến pháp

(ITtroducion to the Study of the Law of the Constitution) [145] Albert Venn

Dicey là nhà lập pháp nổi tiếng người Anh khi nghiên cứu và dé cập tới

NNPQ Ông đã chỉ ra § đặc trưng cơ bản của NNPQ gồm: (1) Tính tối thượng

của pháp luật, tất cả mọi cá nhân và chính phủ đều phải tuân theo pháp luật;

(2) Công ly và quyền con người được đảm bao; (3) Cam ngặt việc thực thi quyền lực tuỳ tiện; (4) Dựa trên lý luận về Tiền lệ án và phương pháp luận Thông luật; (5) Pháp luật cần phải theo hướng vượt trước (prospective) chứ không phải hồi tố; (6) Tư pháp độc lập; (7) Quyền lập pháp do nghị viện thực thi và quyền hành pháp sẽ hạn chế thực thi quyền lập pháp; (8) Tất cả các điều luật phải phù hợp với đạo đức [145] Bên cạnh những đặc trưng mà

A.V.Dicey nêu ra, Joseph Raz (sinh năm 1939) nhà triết học chính trị, đạođức và luật pháp gốc Israel, (2009) trong tác phâm Quyền lực của Pháp luật:

Các bài tiểu luận về Luật và Đạo đức (The authority of law: Essays on law

9

Trang 15

and morality) [148] bé sung thêm một số đặc trưng nữa, đó là: (1) Bình dang

trước pháp luật; (2) Trách nhiệm giải trình; (3) Công bằng trong việc áp dụng pháp luật; (4) Người dân phải được tham gia vào quá trình ra quyết định; (5) Minh bạch về khung pháp luật và thủ tục.

Joshua Muravchik (2009), Dân chủ - đó là quyên của tất cả các quốc gia

(Democracy - It is the right of all countries) [151] Trong tiểu luận, tác giả đãxuất phát từ giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ để lý giải sự tấtyếu của việc thực hiện nền dân chủ Dân chủ theo tác giả chính là ước mơ củangười dan nói riêng và của các quốc trên thé giới nói chung Dé tránh những

hiểu biết lệch lạc, theo tác giả, nội hàm của khái niệm dân chủ bao gồm ba dau hiệu cơ bản sau: (7), Các viên chức chính quyền chủ chốt phải được tuyên

chọn trong những cuộc bầu cử công băng và tự do; (2), nhân dân được quyền

tự do biểu đạt ý kiến, bao gồm: tự do ngôn luận, báo chí, hội họp và các loại

hình tự do ngôn luận khác; (3), Pháp trị phải chiếm được ưu thế Nếu một nền

dân chủ đảm bảo được ba yêu cầu trên thì đó là một quốc gia dân chủ và nhân

dân thực sự trở thành người chủ trong xã hội.

David Held (2013), Các mô hình dan chu (Models of democracy) [20] Tác giả quan niệm sự phát triển của nền dân chủ từ thời cổ dai cho đến nay có thể xem như là một câu chuyện kết thúc có hậu Trên cơ sở trình bày một cách

có hệ thống về các mô hình dân chủ trong lịch sử, tác giả đưa ra gợi mở về

một mô hình dân chủ quốc tế với nguyên tắc tự trị Bản chất của nguyên tắc này là: “Mọi người phải được hưởng quyền ngang nhau, và vì vậy phải có trách nhiệm như nhau trong khuôn khổ của các tô chức chính trị tạo ra và hạn

chế những cơ hội của họ; nghĩa là họ phải được tự do và bình đẳng trong quá

trình thảo luận về điều kiện sống của chính họ và trong việc quyết định những

điều kiện này chừng nảo họ không sử dụng tổ chức này nhằm phủ nhận quyền

của những người khác” [20, tr.445].

Theo tác giả, mô hình dân chủ mới sẽ tạo ra sự bình đăng về chính trị

10

Trang 16

chứ không chỉ là bình đăng về mặt đạo đức hoặc bình dang trước pháp luật.

Dân chủ thực chất nhằm đảm bảo các cá nhân được bình dang tham gia vào

quá trình tranh luận và thảo luận công khai về các vấn đề cấp bách của xã hội.

Mô hình dân chủ mới được thực thi thì tất cả các giai cấp, tầng lớp trong xã hội sẽ được hưởng dụng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ công dân.

Marcus Tullius Cicero (2017), Bàn về chính quyên (On Government) [87] Marcus Tullius Cicero (106-43 TCN) là nha tư tưởng vĩ đại thời kỳ La

Mã Trên cơ sở kế thừa tư tưởng về nền cộng hòa của Platon, ông đã nêu lên

tư tưởng pháp quyền rất rõ nét Ông viết: “Chức năng của một quan chức nhànước là điều hành cũng như ban hành các chỉ thị công bang, hữu ích và đúngluật Quả that, có thé nói một cách đúng đắn là: quan chức là luật pháp biết

nói, còn luật pháp là quan chức lặng thầm”, “Một dân tộc chỉ có thé được cho

là tồn tại khi cá nhân tạo nên nó bị ràng buộc với nhau bởi một mối quan hệ

cộng tác được hình thành dựa trên luật” [87, tr.26 1].

Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến vấn đề bản chất

dân chủ của nhà nước và xây dung NNPQ có thể ké đến là:

Phạm Quang Định, Phạm Bá Toàn, Nguyễn Đức Hùng (2006) với cuốnsách Dân chủ và thiết chế dân chủ ở Việt Nam [36] Day là một công trìnhphân tích sâu sắc và chi tiết van đề dân chủ cũng như thiết chế dân chủ ở Việt

Nam Trong tác phẩm, các tác giả đã tập trung luận giải nguồn gốc của thuật

ngữ “dân chủ”, những nội dung cơ bản của khái niệm dân chủ và thực hiện

dân chủ Các tác giả công trình khang định rang, tùy vào góc độ tiếp cậnkhác nhau sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về dân chủ Bên cạnh đó, nhóm

tác giả đã khái quát quá trình hình thành và phát triển của dân chủ bắt đầu từ

xã hội cộng sản nguyên thủy đến xã hội chủ nghĩa, cũng như đã làm rõ sựthống nhất giữa bản chất giai cấp với tính dân tộc và tính nhân loại trong cácgiá trị dân chủ trong xã hội có giai cấp Đặc biệt, các tác giả cũng đã dành một

11

Trang 17

phần không nhỏ trong cuốn sách để phân tích và so sánh dân chủ tư sản với

dân chủ xã hội chủ nghĩa Trên cơ sở đó, nhóm tác giả khái quát một số

nguyên tắc, tiêu chi của một xã hội dân chủ va cơ chế dé thực hiện dân chủ Những nội dung được dé cập trong tác phẩm là những gợi mở cần thiết dé tác giả luận án có thêm những tiếp cận đa dạng về khái niệm, quan niệm về dân

chủ cũng như bản chất dân chủ trong chương 2 của luận án

Võ Khánh Vinh (2009), Một số ý kiến về sự thể hiện quan điểm xây dựng

và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam khi bồ sung,phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội [143] đã cho rằng cần “xác định rõ hơn, hệ thống hơn mức độ thể hiệnnhững nội dung của quan điểm về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong Cương lĩnh bổ sung, phát triển” [143; tr.4] và phân tích rõ ba mức độ thể hiện các quan điểm này.

Theo đó, tác giả bài viết cho rằng “cần đánh giá việc xây dựng và hoàn thiện

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với tư cách là một bài học

lớn của thực tiễn cách mạng nước ta” [143; tr.4]; “nhận thức và xác định rõ

những nội dung mang tính định hướng ở tam Cương lĩnh thuộc quan điểm xâydựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [143;tr.5] Đồng thời, tác giả bài viết cũng “xác định rõ những định hướng nội

dung lớn về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [143; tr.7] Trên cơ sở đó, tác giả bài viết khang định “cần xác định rõ những định hướng xây dựng và hoàn thiện các cơ quan lập pháp, các

cơ quan hành pháp, các cơ quan tư pháp, các cơ quan kiểm soát và giám sát

quyền lực, các tổ chức tự quản xã hội theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu

qua hoạt động: xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có chất lượng trêncác phương diện: hệ thống các tổ chức, thiết chế xây dựng và thực thi phápluật, hệ thống đào tạo luật, nâng cao ý thức văn hóa pháp luật cho cán bộ và nhân

12

Trang 18

dân” [143; tr.8] Như vậy, với góc tiếp cận khoa học và mang tính thực tiễn cao,bài viết đã đề cập đến những vấn đề cốt lõi trong việc xây dựng nhà nước pháp

quyền của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu, kế thừa những

luận điểm được tác giả đưa ra trong bài viết sẽ góp phần giúp cho tác giả luận án

có thêm những luận cứ khoa học trong việc xác định khái niệm và nội dung xây

dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay

Vũ Hoàng Công (2009) trong công trình Xây dung và phát triển nên dân

chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa [17] đã tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về dânchủ trên thế giới và Việt Nam, nhìn nhận đánh giá về kinh tế thị trường vànhững vấn đề đặt ra cho sự phát triển dân chủ ở Việt Nam hiện nay Trên cơ

sở đó, tác giả đã đưa ra những quan điểm, phương hướng và đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Từ việc phân tích 3 mô hình dân chủ trên thế giới hiện nay: mô hình dân chủ tự

do (tiêu biểu là Mỹ và Tây Âu), mô hình dân chủ ở các nước Bắc Âu, mô hình

xã hội chủ nghĩa cũ (Liên Xô, Đông Âu và Trung Quốc trước cải cách), tácgiả đã đưa ra một số tiêu chí đánh giá dân chủ của các mô hình này như: (1)

Mô hình hệ thống chính trị và các thé chế đại diện; (2) Thể chế giám sát vàkiểm soát quyền lực nhà nước; (3) Thể chế bầu cử và van đề quyền của người

dân trong việc xây dựng nhà nước; (4) Thé chế bảo đảm ý chí của người dân; (5) Vai trò của báo chí, phương tiện thông tin đại chúng đối với việc giám sát quyền lực nhà nước và định hướng chính sách theo ý chí của công chúng Các tiêu chí về dân chủ có tính chất tham khảo trong đánh giá việc thực hiện dân

chủ ở Việt Nam hiện nay.

Hoàng Thị Hanh (2010), Xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủnghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế [45] Hoàng Thị Hạnhkhẳng định một trong những điều kiện đảm bảo quá trình công nghiệp hóa,

13

Trang 19

hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế thành công là phải xây dựng NNPQXHCN Nhu vậy, tác giả đã đi từ tính tất yêu của quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước đến tính tất yếu của NNPQ ở Việt Nam, đó là mối quan

hệ giữa kinh tế và chính trị là biểu hiện của mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng xã hội Dưới góc độ triết học, tác giả đã xem thực hiện pháp quyền như một đòi hỏi của thực tiễn đất nước; đến lượt mình pháp quyền trở thành điều kiện đảm bao cho thực hiện được mục tiêu kinh tế, tạo

dựng nền tảng vật chất của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, một mục

tiêu của thời ky quá độ lên CNXH tại Việt Nam.

Nguyễn Đăng Dung (2012), trong công trình Tz chủ nghĩa hiến phápđến hiến pháp [22] đã lý giải tính hai mặt của Nhà nước, một mặt thể hiện sự

phát triển của con người, bảo vệ, đem lại quyên lợi và sức mạnh cho con người Mặt khác, Nhà nước lại có xu hướng tùy tiện, xâm phạm đến quyền lợi

cá nhân Biện pháp hiệu quả nhất dé ngăn chặn xu hướng tùy tiện của Nhà nước là dùng pháp luật kiểm soát Nhà nước, kết hợp với đạo đức công vụ.

Tác giả khẳng định: “Giữa chủ nghĩa hiến pháp và lý thuyết về nhà nước phápquyền có mối quan hệ rat mật thiết với nhau Hau hết những đòi hỏi của nhanước pháp quyền đều là những đòi hỏi của chủ nghĩa hiến pháp Do là nhữngđặc điểm mọi chủ thể mang quyền lực nhà nước đều phải đứng dưới hiến

pháp là pháp luật, tổ chức quyền lực nhà nước phải tuân theo nguyên tắc phân quyên Sự giới hạn và kiểm soát quyền lực nhà nước đặt nhà nước dưới sự

điều chỉnh của pháp luật” [22] Như vậy, pháp quyền được tác giả nhìn nhậndưới góc độ các nguyên tắc đề hạn chế mặt trái của Nhà nước

Tóm lại, những công trình đề cập trực tiếp đến bản chất dân chủ của nhà

nước cũng như tư tưởng pháp quyền ở Việt Nam rat ít, chủ yếu đề cập giántiếp qua NNPQ Các công trình của học giả nước ngoài được dịch ở Việt Nam

tập trung vào khái niệm dân chủ, đặc điêm, nội dung và các yêu câu của pháp

14

Trang 20

quyền Trong khi đó, các nhà nghiên cứu Việt Nam lai chủ yếu nghiên cứu

những vấn đề lý luận về dân chủ nói chung, cũng như nền dân chủ XHCN nói

riêng, đề cập tính tất yếu xây dựng NNPQ ở Việt Nam; các đặc trưng của NNPQ ở Việt Nam; xây dựng NNPQ trong quan hệ với kinh tế, đạo đức, dân chủ, với xã hội dân sự; tong kết thực tiễn xây dựng NNPQ Việt Nam, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, đề xuất giải pháp Các nghiên cứu tập trung vào

phương diện thực tiễn, phương diện lý luận chưa được quan tâm đúng mức.

Các kết quả đạt được trong các công trình trên, một mặt được tác giảluận án kế thừa, mặt khác những vấn đề chưa được đề cập, còn hạn chế lànhững gợi ý cho tác giả luận án tiếp tục nghiên cứu

1.2 Các công trình nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung tư

tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lỗi lạc và kiệt xuất Hồ Chí Minh

đã dé lại cho dân tộc ta một di sản tư tưởng, đạo đức, phong cách vô cùng quý giá; là ánh sáng chói lọi, soi đường và chỉ lối cho cách mạng Việt Nam vượt

qua muôn vàn khó khăn, thử thách trong quá trình đấu tranh giành độc lập dântộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Cho đến nay, tưtưởng của Hồ Chí Minh vẫn được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.Không có những công trình, tác phẩm, bài viết, bài nói đề cập trực tiếp đến tư

tưởng Hồ Chí Minh về ban chất dân chủ của nhà nước, nhưng thông qua những nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung, tác giả luận án có thé

đưa ra những luận giải về cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh

về ban chất dân chủ của nhà nước Có thê kê đến một số công trình, bài viết,bài nói sau:

David Halberstam (1971), # (Ho) [146] Năm 1971, nhà xuất banRandom House, New York phát hành cuốn tiêu sử Hồ Chí Minh của Halberstam

VỚI cái tựa vẻn ven có hai mau tự “Ho” dưới bức chân dung Hồ Chí Minh đây vẻ

15

Trang 21

khắc khổ Halberstam dựng lại cuộc đời Hồ Chi Minh dựa phần lớn vào tài liệutrích từ tác phẩm của Jean Lacouture là một trong 10 cuốn mà tác giả tham khảo.

Halberstam dành trọn chương đầu nói về bối cảnh xã hội Việt Nam lúc Hồ Chí Minh ra đời, một xã hội bất công do thực dân Pháp tạo nên, với những đặc quyền đặc lợi dành ưu tiên cho người da trang và giáo hội Công Giáo Trên cơ sở tổng

hợp nhiều tư liệu phong phú từ nhiều nguồn khác nhau, các công trình đã mang lại

cái nhìn sâu sắc về Hồ Chí Minh, về cuộc đời và tư tưởng của Hồ Chí Minh Điều

này giúp tác giả có cái nhìn khái quát hơn về các nhân tố khách quan và chủ quanảnh hưởng đến tư tưởng của Hồ Chí Minh

W.J.Duiker (2000), với cuốn sách Hồ Chi Minh: Một cuộc đời (Ho ChiMinh: A Life) [157] đã đề cập một cách đầy đủ và chi tiết tiểu sử và cuộc đời

của Hồ Chí Minh Tác giả đã phải dành gần 30 năm đi lại nhiều nơi và đến Việt Nam nhiều lần thu thập tài liệu nghiên cứu và phỏng vấn những người

còn sống và biết rõ về Hồ Chí Minh Tap trung hầu hết vào các sự kiện chính

trị và tranh luận về ý thức hệ, tác giả đã miêu tả Hồ Chí Minh trước hết là một

người theo chủ nghĩa dân tộc, đồng thời là một người tin tưởng vào Chủ nghĩaMác Người tin rằng chủ nghĩa xã hội sẽ giúp đất nước mình hiện đại hóa vàxóa bỏ những bất công vốn có Với cách tiếp cận chỉ tiết, tiêu sử của Hồ ChíMinh đã được tác giả công trình được truyền tải một cách đầy đủ Điều này

gop phan cho tác giả luận án hiểu rõ hơn về sự phức tap của một con người,

về cuộc đời của Hồ Chí Minh và những vấn đề khó khăn mà Hồ Chí Minh đãphải đối mặt Bên cạnh đó, công trình cũng cung cấp cho tác giả luận án một

cái nhìn day đủ về lý tưởng, tinh thần dân chủ và nhiệt huyết vì nền độc lập và

chủ quyền của Việt Nam của Hồ Chí Minh Đây là cơ sở quan trọng giúp tácgiả luận án có thêm luận cứ khi phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ ChíMinh về bản chất dân chủ của nhà nước

Sophia Quinn — Judge (2002), với tac phâm Ho Chí Minh — Những năm

16

Trang 22

chưa biết (Ho Chỉ Minh — The missing years) [156] đã nêu rõ nhiều van đề rất

ý nghĩa về những chặng đường cách mạng của Hồ Chí Minh trong quãng thời

gian từ năm 1919 đến năm 1941 Trong đó, tác giả khăng định Hồ Chí Minh

ra đi năm 1911 và hoạt động ở nước ngoài là vì mục đích yêu nước, vi sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam Điều này góp phần quan trọng trong việc phủ nhận những ý kiến cho rằng, Hồ Chí Minh ra di không phải là dé tìm

con đường cứu nước hoặc cho rằng Hồ Chí Minh đi theo con đường cáchmạng vô san, theo Quốc tế Cộng sản là vì ngẫu nhiên hoặc vì bat mãn khi bị

bác đơn vào học ở Trường Thuộc địa Ngoài ra, tác gia cũng nêu lên một

bức tranh với những nét cơ bản, đúng sự thật về mối quan hệ của Hồ ChíMinh với Quốc tế Cộng sản, với các đồng chí trong tổ chức mà Hồ Chí Minh

tham gia Những luận cứ đó giúp tác giả luận án hiểu được hơn nhân cách cao đẹp của Hồ Chí Minh Ngoài ra, tác phẩm còn đóng góp những tiền đề lí luận thiết yếu giúp tác giả luận án có cái nhìn khái quát về cơ sở hình thành nội dung tư tưởng và phẩm chất, bản lĩnh chính trị của Người.

Pierre Brocheux (2003), trong cuốn sách Ho Chi Minh — Tiểu sử (Ho ChiMinh: A Biography) [154], bang một lời kế ngắn gọn và dễ đọc, đã phân tích

về nhiều khúc quanh trong cuộc đời của Hồ Chí Minh và về những danh tínhcủa Hồ Chí Minh, từ khởi đầu nghèo khó với tư cach là một nhà cách mang

cộng sản cho đến khi thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương và Liên đoản vì độc lập Việt Nam, và cuối cùng là sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và sự từ trần của Hồ Chí Minh vào năm 1969 Các sự

kiện tiéu sử được đặt một cách khéo léo trong khung cảnh lịch sử rộng lớnhơn về thực dân hóa, phi thực dân hóa, chủ nghĩa cộng sản, chiến tranh và xâydựng đất nước Với công trình nghiên cứu này, Brocheux đã khắc họa chândung sinh động và thuyết phục của Hồ Chí Minh đi xa hơn bat kỳ cuốn tiêu sử

nào trước đây trong việc giải thích cả huyện thoại và con người, cũng như

17

Trang 23

thời gian mà Hồ Chí Minh ở Công trình trở thành nguồn tư liệu giúp người

đọc luận giải được cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh và một số nội

dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ.

Bên cạnh đó, còn các cuốn sách khác như: Larry Diamond (2004), Tình trạng dân chủ hóa vào dau thé kỷ 21 (The state of democratization at the beginning

of the 21" century) [151], Cuốn Hồ Chi Minh — Chủ tịch nước Việt Nam (Ho

Chi Minh: North Vietnamese President) của Kristin F Johnson (2012) [152]

Về các công trình trong nước nghiên cứu cơ sở hình thành và nội dung

tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước có thể ké đến một sốcông trình sau:

Nguyễn Khắc Mai (2001), với cuốn sách Một tram câu nói về dân chủ

của Hồ Chi Minh [85], đã khái lược được những nội dung cơ bản về tư tưởng

dân chủ và sáu phạm trù của tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, cũng như trình

bày tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh trong một số lĩnh vực thực tiễn Đồng

thời, tác giả cuốn sách đưa ra các luận điểm xây dựng Dang của Hồ Chí Minh

Cụ thé đó là tư tưởng Hồ Chí Minh và phương châm dân biết - dân bàn - dânlàm - dân kiểm tra, về chống tham ô lãng phí, thực hiện cần, kiệm, liêm chính,

về phong cách báo chí Hồ Chí Minh, nhân cách trẻ Hồ Chí Minh Mặc dù mớichỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về bộ máy

nhà nước dân chủ, song với những dẫn chứng cụ thể, lý luận chặt chẽ, những

nội dung được trình bày trong cuốn sách đã giúp cho tác giả thuận lợi hơn khinghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh vềvan đề dân chủ

Lại Quốc Khánh (2005), trong bài viết 7 ưởng Hồ Chi Minh về chế độ

dan chủ nhân dân [64] mặc du chỉ trình bày những nội dung tư tưởng Hồ ChíMinh một cách ngắn gọn, nhưng đó lại là cơ sở lí luận quan trọng giúp người

đọc thấy được những tư tưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ

18

Trang 24

nhân dân, cũng như thấy được bản chất dân chủ trong tư tưởng của Hồ Chí

Minh Tác giả đã phân tích làm rõ tư tưởng dân chủ là hạt nhân lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh về chế độ dân chủ nhân dân Trong đó, dân chủ là người dân là chủ, người dân làm chủ mọi mặt của đời sống xã hội Bao gồm các phương diện về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội Thực hiện chế độ dân

chủ nhân dân được xem là bước quá độ dé chuẩn bị những điều kiện kinh tế,

chính trị, xã hội cần thiết dé thực hiện bước chuyên sang chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Cuốn Phương pháp dân chủ Hô Chi Minh của tác giả Phạm Văn Binh(2007) [9] Cuốn sách góp phần nghiên cứu phương pháp dân chủ của Hồ ChíMinh, phân tích một cách cụ thể và khái quát nhất những nội dung cơ bản

trong phương pháp dân chủ của Hồ Chí Minh Đồng thời, công trình cũng đề xuất những phương hướng cơ bản nhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay Mặc dù không trực tiếp bàn về vấn đề bản chất dân chủ cũng như bản chất dân chủ của nha nước, nhưng nội dung được

công trình đề cập đến là cơ sở dé thấy được những nhân tố góp phan hìnhthành tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, cũng như tư tưởng của Hồ Chí Minh

về bản chất dân chủ của nhà nước Trong đó, tác giả đã trình bày một cách cụthé cơ sở hình thành tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh Tác giả cho rang, tư

tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những tư tưởng được hình thành trên cơ sở kế thừa những yếu tổ và hình thức dân chủ trong văn hóa dân chủ phương Đông nói chung và văn hóa truyền thống của Việt Nam nói riêng Bên cạnh đó, tác giả cho răng những giá trị tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây cũng được Hồ Chí Minh tiếp thu trên cơ sở kế thừa Những tư tưởng về quyền tự do, về

quyền bình đăng và sự bác ái cũng như ánh sáng “khai hóa văn minh” củanhững nước phát triển đã cung cấp cho Hồ Chí Minh thế giới quan đa chiều

vê những giá tri của dân chủ tư sản và thay được mặt trái của nó Từ đó, giúp

19

Trang 25

Hồ Chí Minh có sự lựa chọn đúng dan trong con đường cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân.

Hoàng Chí Bảo (2013), Tư tuéng dân chủ của Hồ Chi Minh [8] Đây là công trình nghiên cứu có giá trị lí luận và thực tiễn cao Điểm nỗi bật của công trình là đã làm rõ những nét đặc sắc trong tư duy và thực tiễn dân chủ của Hồ Chi Minh Những giá trị đặc sắc về tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh trong công trình giúp cho người đọc có cái nhìn khái quát hơn về tư tưởng dân

chủ của Hồ Chi Minh Từ đó, người đọc có thé có những luận giải cụ thể về bảnchat dân chủ của nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh Cụ thé, theo tư tưởngcủa Hồ Chí Minh, dân chủ có mối quan hệ mật thiết với tự do, công bang vabình đăng Bên cạnh các van dé về lợi ich, các van dé về quyền lực, về thé chế

và chế độ nhà nước, dân chủ được đề cập đến trong công trình còn là giá trị làm người Dân chủ được bao quát trên nhiều phương diện, tuy nhiên dân chủ trong Đảng là một nội dung quan trọng Dân chủ chính là động lực của tiến bộ

và phát triển Ngoài ra, dân chủ không chỉ là phương pháp trong lãnh đạo và

quản lý đất nước, dân chủ còn là van dé đạo đức Quá trình thực hành dân chủ làphương thuốc hiệu quả để chữa nhiều căn bệnh trong xã hội Đặc biệt là căn

bệnh tham nhũng, lãng phí.

Nguyễn Hữu Đồng (2013), Ho Chí Minh và vấn dé kiểm soát quyên lực

nhà nước [40] Tác giả bài viết khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước ở khía cạnh kiểm soát quyền lực nhà nước Theo đó, Hồ Chí Minh cho rằng quyền lực nhà nước là một yếu tố cần phải

kiểm soát Cụ thể, để làm được điều đó cần phải kiểm soát từ bên trong Nhànước (kiêm soát bộ máy và cách thức tổ chức bộ máy nhà nước) và kiểm soátquyền lực từ bên ngoài Nhà nước (từ phía các tô chức chính trị, xã hội, nghề

nghiệp và từ phía dân chúng) Mặt khác, công tác kiểm soát của Đảng cũng là

việc làm cần thiết Những luận giải được trình bày trong bài viết đã giúp

20

Trang 26

người đọc khái quát một khía cạnh quan trọng trong nội dung tư tưởng Hồ

Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước

Pham Hồng Chương, Doãn Thị Chín (Đồng chủ biên) (2016), 7 tong dân chủ Hồ Chi Minh [16] Công trình đã trình bày một cách cụ thé tư tưởng

Hồ Chi Minh về dân chủ và giá trị của nó Day là sản phẩm của quá trình công phu tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ Trong đó, trên cơ sở khái quát nguồn gốc, phân tích chặng đường hình thành và những nac thang

phát triển tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh, tác giả đã trình bày những nội dung

cơ bản trong tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh Đặc biệt, công trình chỉ ranhững yêu cầu về thực hành dân chủ và hiện thực hóa tư tưởng dân chủ của

Hồ Chí Minh Đây là một nội dung mang giá trị thực tiễn cao, cung cấp cho

người đọc những tiền dé lý luận quan trong trong việc tìm hiểu tư tưởng Hỗ Chí Minh về dân chủ.

Ngoài ra còn có một số tác giả khác đề cập đến tư tưởng Hồ Chí Minh về ban chất dân chủ của nhà nước nhưng thé hiện ở góc độ khác như: cơ cấu tổ

chức bộ máy Nhà nước; cách thức lập ra Nhà nước; đề cao vai trò của phápluật Có thé ké đến các công trình sau: Trần Nam Chuan (2010), Tu tưởng

Hồ Chi Minh về một Nhà nước kiểu mới [14]; Lê Huy Bình (2010), Cong hiểncủa Hô Chi Minh về Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam [10]; Văn Thị Thanh

Hương (2011), Chu tich Hồ Chí Minh với việc xây dựng Nhà nước của dân,

do dân, vì dân [61]

Những công trình nghiên cứu về cơ sở hình thành và nội dung tư tưởng

Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước của các tác giả nêu trên là nguôn tài liệu rất quan trong dé tác giả thực hiện luận án nghiên cứu “Tư

tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và ý nghĩa của nó trongviệc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay” Những kếtquả đạt được trong các công trình nghiên cứu trên một phần được kế thừa

21

Trang 27

trong luận án; đồng thời là những gợi mở giúp tác giả có được những định hướng dé tìm ra hướng nghiên cứu mới cho luận án.

1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề ý nghĩa tư

tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Hiện nay việc đi sâu đánh giá ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất

dân chủ của nhà nước còn ít được đề cập đến Đã có một số công trình quantâm tìm hiểu về vấn đề này Tuy nhiên, hầu hết các công trình này chỉ dừnglại ở việc nghiên cứu ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về xây dựngnhà nước pháp quyền hoặc phương pháp dân chủ Vì vậy, nghiên cứu, tìmhiểu và đánh giá ý nghĩa tư tưởng Hồ Chi Minh trong xây dựng nhà nước

pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay vẫn là một van dé mang tinh cấp thiết, được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.

Dương Văn Duyên (2003), với bài viết Tu tưởng Hồ Chí Minh về cơ chế

thực hiện dân chi [23], đã đưa ra những phân tích cụ thé tư tưởng Hồ Chí Minh

về cơ chế thực hiện dân chủ, tác giả cũng khái quát nhận định cho rang, cho đếnhiện nay, tư tưởng Hồ Chi Minh về dân chủ vẫn còn nguyên giá trị của nó, vantiếp tục là những tiền đề lý luận cần thiết cho Đảng và nhân dân ta trong tiến trìnhxây dựng đường lối, chủ trương, chính sách nhằm hoàn thiện nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một

số kiến nghị nhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dan Như vậy những nội dung được dé cập

đến trong công trình đã bước đầu có những luận giải nhất định về vai trò, vị trí

cũng như một số định hướng nhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về

dân chủ trong xây dựng nhà nước ở Việt Nam Đây là những nội dung mang tính

lí luận và thực tiễn cần thiết giúp tác giả luận án có thể đánh giá sâu sắc hơn vấn

đề ý nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xây

22

Trang 28

dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Thi Kim Hoa (2005) 7w tưởng Hồ Chi Minh về dân chủ và vận

động nhân dân trong tác phẩm dân vận [54] Tác giả bài viết đã tập trung phân tích hai quan niệm về dân chủ của Hồ Chí Minh Cụ thể: dân chủ là mục tiêu, lý tưởng chính trị; Hai là, dân vận là phương pháp thực hiện dân chủ Từ

đó, tác giả rút ra những kết luận cho rằng trong giai đoạn hiện nay, tư tưởng

Hồ Chí Minh về dân chủ và vận động nhân dân vẫn còn nguyên giá trị thiết

thực, còn mang tính thời sự và tính cấp thiết của nó Tác giả khẳng định, côngcuộc đổi mới dé phát triển đất nước càng đi vào chiều sâu, tư tưởng Hồ ChiMinh trong tác phẩm nói trên càng có ý nghĩa giáo dục sâu sắc

Nguyễn Viết Vượng (2008), Van dung tư tưởng Ho Chi Minh về dân chủ

trong sự nghiệp xây dựng tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay [144] Trên

cơ sở nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, cơ cau tổ chức và vai tròcủa tô chức công đoàn Việt Nam, tác giả đã trình bảy một số thực trạng trongcông tác tô chức và quan lý hoạt động của Công đoàn Việt Nam hiện nay Dé

từ đó, tác giả nghiên cứu khái quát một số quan điểm và đề xuất giải phápnhằm tiếp tục vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong sự nghiệp

xây dựng tô chức Công đoàn Việt Nam hiện nay.

Nguyễn Phú Trọng (2011), Phát huy dân chủ, tiếp tục xây dựng nhànước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân

[129] Đây là công trình giới thiệu một số bai nói, bài viết, trả lời phỏng van

báo chí của Nguyễn Phú Trọng nghiên cứu về vẫn đề xây dựng nhà nước

pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân ở Việt

Nam Trong đó, Nguyễn Phú Trọng đặc biệt nhấn mạnh răng xây dựng, kiệntoàn bộ máy nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là một yêu cầucấp thiết trong tình hình hiện nay Theo tác giả, muốn thực hiện được điều đó,

bên cạnh việc giữ vững vai trò lãnh đạo của giai câp công nhân, mà đội tiên

23

Trang 29

phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước ta cần tiễn hành đổi mới cả về

cơ cấu tô chức và cơ chế quan lý, đổi mới phương thức hoạt động, đảm bao

tính hiệu qua của bộ máy nhà nước, đáp ứng quá trình đổi mới kinh tế và đủ

sức bảo đảm quốc phòng, an ninh

Pham Văn Đức, Đỗ Thi Kim Hoa (2015), Tu tuong Hà Chí Minh về dân chủ

và sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng cộng sản Việt Nam trong công cuộc đổi mới hiện nay [42] Các tác giả trên cơ sở trình bày khái niệm dân chủ, khái quất tư

tưởng Hồ Chi Minh về dân chủ đã rút ra kết luận cho răng: Tư tưởng Hồ ChíMinh về dân chủ và thực hành dân chủ cho đến nay vẫn được Đảng Cộng sản ViệtNam kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới.Các tác giả cho răng, xã hội ngày càng phát triển, nội dung dân chủ cũng như việcthực hiện dân chủ càng đi vào thực chất Trong điều kiện hiện nay, CÓ thé nói, tưtưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là nền tảng, cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện hệ

thống chính trị, xây dựng nha nước pháp quyền, tạo lập cơ chế dân chủ ngày càng

hoàn bị ở nước ta Nói cách khác, tư trong Hồ Chí Minh về dân chủ là một di sản

vô cùng quý báu và nhiệm vụ của Đảng và toàn dân là biến những giá trị ấy thành

được tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ Đồng thời, tác giả luận án cũng đề

cập đến vấn đề thực hành dân chủ trong tư tưởng của Hồ Chí Minh Mặc dù nội dung nghiên cứu mới chỉ đừng lại ở việc đánh giá về ý nghĩa hiện thời của

tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong quá trình dân chủ hóa của Việt Nam

hiện nay Tuy nhiên đây lại là cơ sở để tác giả luận án đánh giá ý nghĩa tư

tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà

24

Trang 30

nước pháp quyền XHCN nước ta hiện nay.

Nguyễn Thu An, (2017), Tw tuwéng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp

quyên - những quan điểm cơ bản và giá trị kế thừa trong xây dựng Nhà nước pháp quyên Việt Nam hiện nay [2] Trên cơ sở nghiên cứu các van đề về nhà nước pháp quyền, tác giả công trình đã khái quát những nội dung cơ bản trong

tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyên Với mục đích xác định các nguyên tắc, các giá trị cần kế thừa trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước

pháp quyền trong bối cảnh tô chức Hiến pháp năm 2013, luận án đã đề xuấtcác kiến nghị cụ thể để kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước phápquyên trên một số lĩnh vực Cụ thé là bảo vệ quyền con người, xây dựng Hiếnpháp và pháp luật, tổ chức và kiểm soát quyền lực nhà nước, tiếp tục xây

dựng nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Tran Ngọc Đường (2020), trong cuốn sách Bàn về nguyên tắc pháp quyên trong xây dựng nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam [43]

đã cho rằng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống lý luận về xây dựng nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một yêu cầu mang tính cấpthiết Vì vậy, trên cơ sở trình bày khái quát cơ sở lý luận về nguyên tắc phápquyền và thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, tác giả đã phân tích thực trạng nhận thức

và thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng nhà nước pháp quyền

XHCN ở nước ta Từ đó, tác giả cuốn sách đã đưa ra phương hướng và một số

giải pháp nhằm nâng cao nhận thức và thực hiện nguyên tắc pháp quyền trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay Trong

đó, tác giả cho rằng, dé xây dung nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiệnnay, Đảng và nhà nước ta cần “Nâng cao trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp trongxây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và giải pháp hoàn thiện cơchế kiểm soát quyền lực nhà nước theo luật định; Đổi mới tư duy pháp lý xây

25

Trang 31

dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng có chất lượng cao; Tiếp tục

thé chế hóa day đủ quy định trong Hiến pháp về nhiệm vụ hàng đầu của Tòa

án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân; Tăng cường công tác tô chức thi hành pháp luật theo Hiến pháp năm 2013 - nhân t6 dam bảo thượng tôn pháp luật trong hành động; Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong hoạt động lập pháp của Quốc hội và nâng cao ý thức thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trong lãnh đạo và chỉ đạo công việc nhà nước” [43]

Và còn rất nhiều các công trình khác đề cập đến vấn đề này Nhìn chung,những đánh giá của các tác giả trong những công trình trên đây đã đề cập đếnnhiều khía cạnh chỉ tiết, nhưng chưa trực tiếp đi vào van đề ý nghĩa tư tưởng

Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà nước

pháp quyền XHCN Việt Nam Vì vậy việc đi sâu tìm hiểu ý nghĩa tư tưởng

Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay là những vấn đề cần phải tìm hiểu, tranh luận và làm sáng tỏ hơn nữa.

1.4 Đánh giá khái quát tình hình nghiên cứu của các công trình liênquan đến luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu

1.4.1 Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa hoc đã công bố liên quan đến luận án

Qua nghiên cứu, đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu liên quan đến dân chủ, bản chất dân chủ của nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay, tác giả luận án nhận thấy các công trình đã đề cập những vấn đề sau:

Thứ nhất, qua việc khảo sát các công trình liên quan đến đề tài: “Tưtưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà nước và ý nghĩa của nótrong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay” đã cho thấy

26

Trang 32

sự đa dạng và phong phú trong các nghiên cứu về dân chủ Dân chủ là vấn đềđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và được nghiên cứu rộng rãi trong và

ngoài nước Tiếp cận dưới góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh, các công trình đã khái quát được cơ sở hình thành, quan niệm và nội dung dân chủ Đây là cơ

sở dé luận án có thể nghiên cứu bản chất dân chủ của nhà nước theo tư tưởng

Hỗ Chi Minh

Thứ hai, các nghiên cứu đã giải thích một cách chỉ tiết về tính cấp thiết

của việc xây dựng NNPQ ở nước ta hiện nay Nhất là trong thời kỳ hội nhập,công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi Việt Nam phải có sự hội nhập

về thể chế pháp luật, cũng như ứng xử phù hợp với thông lệ quốc tế, các tiến

bộ mà nhân loại đã đạt được Điều đó đặt ra yêu cầu tất yếu xây dựng NNPQ

Thứ tư, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp một lượng kiến thức

và thông tin khá lớn về tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của Nhà Nước Việt Nam, về việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Tuy nhiên, chỉ một số Ít các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp tới bản

chất dân chủ của nhà nước và chủ yếu được đề cập về khía cạnh lý luận gắn

với nội dung dân chủ Những công trình nghiên cứu trên mới nêu ra những nhận định khái quát, song chưa có đê tai nào nghiên cứu về bản chat dân chủ

27

Trang 33

của nhà nước và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyềncủa dân, do dân, vì dân từ cách tiếp cận về bản chất dân chủ của Nhà nước

theo tư tưởng Hồ Chí Minh Có một số nội dung liên quan đến van đề tư tưởng Hỗ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà nước đã được phân tích, lý giải và đánh giá nhưng chưa day đủ, toàn diện Đó là những van dé mà các nhà nghiên cứu cần tiếp tục, trong đó có tác giả của luận án.

Các kết quả nghiên cứu của những công trình đã công bố là cơ sở cho việc nghiên cứu nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ của nhà

nước và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNViệt Nam hiện nay mà tác giả lựa chọn làm dé tài luận án

1.4.2 Những van đề luận án can tiếp tục nghiên cứu Trên cơ sở kế thừa những thành tựu và giá trị trong các công trình

nghiên cứu đã công bố của các tác giả đi trước, tác giả của luận án tiếp tục

nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất dân chủ và ý nghĩa của nó trong xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay ở những vấn

dé sau:

Thứ nhất, luận án làm rõ nội hàm khái niệm về dân chủ, nhà nước dânchủ, bản chất, bản chất dân chủ và bản chất dân chủ của nhà nước Đồng thời,trình bày về khái niệm nhà nước pháp quyền, xây dựng nhà nước pháp quyềnXHCN ở Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, luận án cần phân tích cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

về bản chất dân chủ của Nhà nước Bao gồm: cơ sở thực tiễn, những tiền đề lý

luận và nhân tố chủ quan Xác định nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về dân

chủ và bản chất dân chủ của nhà nước Điều này sẽ góp phần làm rõ cơ sở lí

luận cho luận án.

Thứ ba, cần khái quát được một số ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh

vê bản chât dân chủ của nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyên

28

Trang 34

XHCN Việt Nam hiện nay Điều này góp phần cung cấp cơ sở lí luận đúngđắn cho việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh một cách căn bản và toàn diện

hơn trong công cuộc đôi mới hiện nay.

29

Trang 35

Chương 2

BAN CHAT DÂN CHU CUA NHÀ NƯỚC VA XÂY DỰNG NHÀNƯỚC PHÁP QUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIET NAM - MOT SO

VAN DE LÝ LUẬN CHUNG

2.1 Quan niệm về dân chủ va bản chat dân chủ của nhà nước 2.1.1 Quan niệm về dân chủ

Lý thuyết về dân chủ đã trải qua một quá trình phát triển lâu dai tronglịch sử nhân loại Cội nguồn của khái niệm dân chủ bắt nguồn từ xã hội Athen

cô đại, dân chủ theo gốc tiếng Hy Lạp là “demokratia” có nghĩa là nhân dâncai trị, quyền lực thuộc về nhân dân Như vậy, trong nguyên nghĩa, dân chủ là

sự ra quyết định trực tiếp của người dân về các van đề của chính mình, không

thông qua bat cứ một người đại điện nao Nói cách khác dan chủ khởi thủy có nghĩa là dân chủ trực tiếp, tức đòi hỏi sự phúc quyết của toàn dân.

Cũng như các khái niệm khoa học khác, khái niệm dân chủ cũng ngày

càng bổ sung va phát triển theo cả bề rộng lẫn chiều sâu Khái niệm dân chủ

có ngoại diên rất rộng Dân chủ, không chỉ là phạm trủ chính trị, mà còn là

phạm trù xã hội, không chỉ là phạm trù lịch sử, mà còn là phạm phù vĩnh viễn.

Dân chủ là hiện tượng lịch sử xã hội phức tạp gắn liền với sự tồn tại vàphát triển của đời sống con người Từ hàng ngàn năm trước Công nguyên, con

người đã biết hợp lực để sản xuất, chống thiên tai, thú đữ và đã tô chức ra những hoạt động chung mang tính xã hội, trong đó có việc cử ra những người

đứng đầu dé thực thi những quy định, điều hành hoạt động chung Đồng thời,cộng đồng sẽ phế bỏ những người đó, nếu họ không thực hiện những quy định

chung theo lợi ích và ý nguyện của mọi người Đây là một trong những quyền

vốn có đương nhiên của mọi thành viên trong cộng đồng Quyền lực ấy làngang nhau đối với mọi thành viên trong thị tộc, bộ lạc Những nội dung cốtlõi của khái niệm dân chủ được hình thành từ thời cô đại Hy Lạp về cơ ban

30

Trang 36

vẫn được các nhà lý luận ngày nay kế thừa và phát triển Điều khác biệt cơbản giữa cách hiểu về dân chủ thời cổ đại và hiện nay là ở nội hàm của khái

niệm nhân dân và tính trực tiếp của mối quan hệ sở hữu quyền lực công cộng Ngày nay, mặc dù hầu hết các nhà lý luận, các nhà chính trị khi bản đến van

đề dân chủ thường lấy thuật ngữ "Demokratos" làm điểm tựa xuất phát,

nhưng cuộc tranh luận về dan chủ vẫn diễn ra hết sức gay gắt, những lập luận,

lý giải về dân chủ rất đa dạng, phong phú và kết quả là vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa thong nhat.

Trong “Chu nghĩa tư ban, chu nghĩa xã hội va dân chu” (Capitalism,

Socialism, and Democracy), Joseph Schumpeter cho rằng: “Dân chủ chỉ cónghĩa là nhân dân có cơ hội để chấp nhận hay từ chối những người cai trị

họ Theo một nghĩa nào đó, dân chủ có nghĩa là “sự cai trị của các nhà chính trị” [150, tr.37] Tác gia David Held trong “Các mô hình dân chủ” (Models

of Demcracy) khăng định, sự phát triển của dân chủ từ cô đại đến ngày nay đã

có những bước tiến vĩ đại, nhưng dân chủ không phải là cái gì đã hoàn thiện

“Nền dân chủ - với tư cách là một tư tưởng và với tư cách là một hiện tượngchính trị - đang tự mâu thuẫn trên những vấn đề nền tảng nhất” [20, tr.3].Trong “Dân chủ và giáo dục: Giới thiệu về Triết học Giáo dục” (Democracy

and Education: An Introduction to the Philosophy of Education), tác gia John Dewey lại quan niệm: “Nền dân chủ là cái còn hơn cả một hình thái chính

quyên; trên hết, nó là một phương thức của đời sống liên kết, của kinh nghiệmchung được truyền đạt” [148, tr.113] Tác giả Schmitter và Karl trong “Dân

chu là gi và không có dân chủ là gì” (What Democracy is and is not) cũng cho rằng: “Dân chủ là một hệ thống quản trị mà trong đó những người cam quyền

có trách nhiệm giải trình công khai về hoạt động của mình trước công dân,hoạt động gián tiếp thông qua cạnh tranh và hợp tác với các đại điện đã đượccông dân bầu ra” [155, tr.Ø7] Trong “Hậu quả chính tri của luật bầu cử” (The

31

Trang 37

Political Consequences of Electoral Laws), tác giả Douglas W.Rac nhận định:

“Dân chủ là một chế độ trong đó các chức vụ trong chính quyền được bé trí

băng phương thức bầu cử cạnh tranh Một chế độ chỉ dân chủ, nếu phe đối lập (có thé) tranh cử, thang cử và giữ các chức vụ này” [147, tr.135]

Trên cơ sở kế thừa, phát triển những tư tưởng dân chủ văn minh nhân loại va

bổ sung, phát triển các quan điểm mới phù hợp với điều kiện lịch sử đương thời, các nhà kinh điển đã có quan niệm khá toàn diện và hệ thống về dân chủ Theo các tác giả, dân chủ được nhìn nhận trên các phương diện cơ bản là:

Dân chủ có nghĩa là nhân dân nắm chính quyên Dân chủ luôn đối lậpvới chuyên chế Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lénin, dân chủ là nhândân có quyền tham gia quyết định, giải quyết các vấn đề quan trọng của xã

hội Vì vậy, trong tác phẩm “Phê phán cương lĩnh Gotha”, C.Mác đã nhắn

mạnh: “Từ dân chủ nếu chuyền sang tiếng Đức thì có nghĩa là “nhân dân nắm

`

chính quyê 9999

[81, tr.44-45] Day là điều cốt lõi của dân chủ, thé hiện quyền

lực nhà nước thuộc về nhân dân

Dân chủ là một hình thái nhà nước và tính chất của nên dân chủ phụthuộc vào giai cấp thống trị về kinh tế Tiếp cận dưới góc độ này, thuật ngữDân chủ luôn gắn với một hình thức nhà nước ở mỗi hình thái kinh tế - xã

hội Các hình thái nhà nước này được hình thành, tổ chức bởi những nhóm người thống trị nhằm thực thi quyền lực của họ trong xã hội Điều này được chủ nghĩa Mác — Lênin khăng định: “Chế độ dân chủ đó là một nhà nước thừa nhận việc thiểu số phục tùng đa SỐ, nghĩa là sự tô chức bảo đảm cho một giai cấp thi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại một giai cấp khác” [67,

tr.101] Như vay, ché d6 dan chi phải được thé hiện qua chế độ nhà nước vàdân chủ luôn mang tính giai cấp

Dân chủ là một giá trị xã hội, mang tính phổ quát Dân chủ là kết quả

của quá trình lao động và đâu tranh nhăm thực hiện các quyên cơ bản Điêu

32

Trang 38

đó chứng minh qua quá trình phát triển của xã hội loài người, đặc biệt từ khi

xã hội xuất hiện giai cấp và nhà nước Trong đó, con người đã không ngừng

dau tranh để giải phóng bản thân và vươn tới các giá tri tự do, dân chủ và bình đăng trong xã hội Từ kết quả đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, chủ nghĩa Mác — Lênin luôn hướng tới xây dựng nền dân chủ XHCN mà ở đó dân chủ là sự thống trị của đa số Nói cách khác, dân chủ trở thành giá trị phố quát trong xã hội Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác —

Lénin, chi trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, với mô hình tự quản xã hội, dân

chủ chính là giá trị mà mọi người luôn hướng tới.

Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác — Lênin, dân chủ là hình thứcchính quyền của đa số nhân dân lao động Trong nền dân chủ đó, người dân thực

sự hiểu được quyền, biết cách tự bảo vệ và làm chủ cuộc sống của mình Dân chủ

XHCN khác về bản chất so với mọi thứ dân chủ của giai cấp bóc lột.

Dù còn các khác biệt tiếp cận về dân chủ, tuy nhiên khi nhìn nhận dân

chủ trong thực tiễn, các nhà tư tưởng đều thống nhất cho rang dân chủ thừa

nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng,

tự do và quyền con người Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau lại có nhữngnền dân chủ với tiêu chí đánh giá và cách thức thực thi dân chủ khác nhau

Trong lịch sử xã hội loài người, nền dân chủ có nguồn gốc thời chiếm

hữu nô lệ mà đại biểu là Nhà nước La Mã và Nhà nước Hy Lạp Tuy nhiên, trong xã hội đó, dân chủ chỉ thuộc về thiểu số một bộ phận giai cấp xã hội như giai cấp chủ nô, dân tự do và tầng lớp hiệp sĩ, trong khi nữ giới và nô lệ không có tiếng nói riêng Bước sang chế độ tư bản chủ nghĩa, những tư tưởng

về dan chủ đã có những hình thức biểu hiện mới, nhưng vi lợi ich của giai cấpbóc lột và để duy trì quyền lực

Chỉ đến khi, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga (1917) thắnglợi, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, giai cấp công nhân xoá bỏ chế độ tư

33

Trang 39

bản, xây dựng một xã hội mới - xã hội XHCN thì nền dân chủ XHCN mới thực

sự mang tính chất triệt dé Cùng với việc xây dựng xã hội mới, giai cấp công

nhân còn xây dựng chế độ dân chủ mới — một nền dân chủ tiến bộ - chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Từ những cách tiếp cận về dân chủ trên đây, có thé hiểu Dán chu là một gid trị xã hội, mang tinh phố quát phản ảnh những quyên cơ bản của con người, là một thể chế chính trị gắn với các hình thức tổ chức nhà nước của

giai cấp cẩm quyên; là mội nguyên tắc nhằm đảm bảo quyên lực thuộc vềnhân dân tỏng tổ chức và quản lý xã hội

2.1.2 Quan niệm về nhà nước dân chủ Khái niệm dân chủ thường được sử dụng với nghĩa là một hình thức của nhà nước, khi đó nói đến dân chủ cũng chính là nói đến nhà nước dân chủ.

Vậy nhà nước dân chủ (hay dân chủ với nghĩa là một hình thức của nhà

nước) có những đặc điểm gì? Có quan niệm cho rang, dé có nhà nước dân chủ

thì phải có lực lượng chính trị đối lập mạnh, có báo chí tư nhân, có tam quyền

phân lập Những người theo quan niệm này đã biến những đặc điểm của một

số nhà nước dan chủ cụ thể thành đặc trưng cơ bản chung của mọi nhà nước

dân chủ Từ đó, họ coi những nhà nước không có những đặc điểm này là nhà nước không dân chủ.

Đặc điểm cơ bản chung của các nhà nước dân chủ không phải là như

vậy, mà là ở chỗ dân được làm chủ Các định nghĩa sau đây về khái niệm dân

chủ đã chỉ ra được đặc điểm cơ bản chung đó: “chế độ dân chủ, đó là một nhànước thừa nhận việc thiểu số phục tùng đa số” [67, tr.101], “đân chủ là một

trong những hình thức chính quyền mà điều đặc trưng là việc tuyên bố chính

thức nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và thừa nhận quyền tự do và bìnhđăng của công dân” [136, tr.118], “Chính quyền dân chủ nghĩa là chính quyền

do nhân dân làm chủ” [104, tr.365], “Nhân dân là ông chủ năm chính quyền

34

Trang 40

Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy Thế là dân

chủ” [96, tr.263].

Nhà nước dân chủ cũng chính là nhà nước của dân (nhân dân) Điều đó

có nghĩa rằng, trong nhà nước dân chủ, người chủ là dân, dân được quyền làm chủ bản thân mình (dân tự cai trị mình, tự quản lý mình); pháp luật là ý chí của dân; không có cá nhân và tô chức nào đứng trên pháp luật; mọi người đều phải sống và làm việc theo pháp luật Trong nhà nước dân chủ tuy dân có

quyền làm chủ nhưng không phải người dân nào cũng trực tiếp đảm nhiệmcông tác quản lý nhà nước Bởi vì, dân thực hiện quyền làm chủ của mìnhbang cách “bau ra đại biểu thay mặt mình”, những đại biểu này mới trực tiếpđảm nhiệm công tác quản lý nhà nước Nếu nhà nước nào mà có cơ quan

quyền lực cao nhất là quốc hội và các đại biéu quốc hội đều do dân bau ra theo nhiệm kỳ, thì nhà nước đó là nhà nước dân chủ Với cách hiểu về nhà nước dân chủ như trên thì về hình thức hầu hết các nhà nước trên thế giới hiện nay (kế cả những nhà nước theo chế độ quân chủ lập hiến) đều là nhà nước

dân chủ vì co quan quyền lực cao nhất của nhà nước đều do nhân dân bầu ra

Đối lập với nhà nước dân chủ là nhà nước không dân chủ Nhà nước

không dan chủ điển hình là nhà nước quân chủ Trong nhà nước quân chủ,

quân (vua) làm chủ, chứ không phải dân làm chủ; vua có quyền truyền lại

quyền làm chủ đó cho con mình hoặc cho người khác; vua có quyền sở hữu moi tài sản của đất nước, ké cả tính mạng của dân Một dạng nhà nước không

dân chủ khác là nhà nước độc tài Ở nhà nước độc tài, quyền lực thuộc về một

nhóm người, nhóm người đó giành chính quyền thường bằng con đường đấu tranh vũ trang, chứ không phải bằng con đường bầu cử công bằng.

Nhà nước dân chủ đã từng tồn tại ở Hy Lạp thế kỷ thứ V trước Công

nguyên (đây là nhà nước dân chủ chỉ cho chủ nô vì nô lệ không được coi là

dân) Tuy nhiên, nhà nước dân chủ đó chỉ tồn tại ở một nước nhỏ trong thời

35

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w