1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng

191 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LÂM QUANG ĐÔNG

CÂU TRÚC NGHĨA BIÊU HIỆN

CUA CẤU CÓ VỊ NGỮ LA VỊ TỪ

MANG Y NGHĨA TRAO/TANG

(trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)

LUẬN AN TIEN SI NGON NGỮ HỌC

Hà Nội, 2007

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

LAM QUANG ĐÔNG

CAU TRUC NGHIA BIEU HIEN

CUA CÂU CÓ VI NGỮ LA VI TỪ

MANG Y NGHIA TRAO/TANG

(trên cơ sở tiếng Việt và tiếng Anh)

Chuyên ngành: Lí luận Ngôn ngữ

Mã sô: 62.22.01.01

LUẬN AN TIEN SI NGON NGỮ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC:

1 GS.TS LE QUANG THIEM

2 PGS.TS VU ĐỨC NGHIỆU

Hà Nội, 2007

Trang 3

0.2.1 Đối tượng nghiên cứu 2

0.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

0.2.3 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu 4

03 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 50.4 Bố cục của luận án 6CHUONG 1 NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CUA LUẬN ÁN 8

1.1 Quan điểm nghiên cứu về cấu trúc nghĩa của câu 81.1.1 Về nghĩa của câu 81.1.2 Về cau trúc nghĩa của câu 91.2_ Quan điểm về vai nghĩa của các tham thé trong cau trúc

nghĩa biểu hiện của câu 13

1.2.1 Nhận xét chung 131.2.2 Cách phân loại vai nghĩa 17

1.3 Quan điểm nghiên cứu của luận án 291.4 Tình hình nghiên cứu cau trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/ting 341.5 Tiểu kết 4I

11

Trang 4

CHƯƠNG2 CÁC LỚP NGHĨA VÀ VAI NGHĨA CỦA BA DIỄN TÓTRONG CÁU TRÚC NGHĨA BIEU HIỆN

CUA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TANG 43

2.1 Dan nhập 43

2.2 Các lớp nghĩa 49

2.2.1 Lớp nghĩa kiểm soát - sở hữu (control - possession) 49

2.2.2 Lớp nghĩa không gian - động (spatial - dynamic) 54

2.2.3 Lớp nghĩa lợi ich (human interest) 58

2.2.4 Lớp nghĩa quyền luc (power) 60

2.3 Cấu trúc nghĩa biểu hiện cơ sở của câu với vị từ trao/tặng 72

2.3.1 Diễn tố thứ nhất 722.3.2 Diễn tố thứ hai 772.3.3 Diễn tố thứ ba 832.4 Tiểu kết 85

CHUONG 3 CÁU TRÚC NGHĨA BIEU HIEN RUT GON

VÀ MO RONG CUA CÂU VỚI VỊ TỪ TRAO/TANG 87

khác: So sánh về chu tố mặc định 106

3.4.1 So sánh vị từ trao/tặng với vi từ mua (buy) 106

IV

Trang 5

3.4.2 So sánh vị từ trao/tặng với vi từ dao (dig)

3.4.3 So sánh vi từ trao/tặng với vi từ nhảy (jump)

3.5 Tiểu kết

CHUONG 4 SỰ THẺ HIỆN CÁU TRÚC NGHĨA BIEU HIEN TREN

CÁU TRÚC CÚ PHAP CUA CÂU VỚI VỊ TỪ

4.1 Dan nhập

4.2 Trật tự tham thé trong câu với < 3 diễn tố

4.2.1 Khi Tác thé được chọn làm Vật được định vị (Trajector - TR)4.2.2 Khi Tiép thé được chon làm Vật được định vi

4.2.3 Khi Đối thé được chọn làm Vật được định vị

4.3 Trật tự tham thé trong câu với diễn tố và chu t6 mặc định

4.4 Sự mở rộng nghĩa của give trong tiếng Anh và cho trong tiếng Việt

4.4.1 Sự cho phép (permission)

4.4.2 Gây khiến / Tạo điều kiện (cause / enablement)

4.4.3 Sự xuất hiện (emergence)

4.4.4 Tạo tác (effective)

4.4.5 Tầm mức (extent)

4.4.6 Mục đích (purpose)

4.5 Tiểu kếtKET LUẬN

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BÓ CỦA TÁC GIÁ

LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN ÁN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

172172184

Trang 6

MỞ ĐÀU

0.1 LÝ DO LỰA CHỌN ĐÈ TÀI

Trong vài thập kỷ cuối thế kỷ 20, một số khuynh hướng ngôn ngữ họchậu cấu trúc luận (post-structuralism) đã cố gắng khắc phục những giới hạn

của logic học dé tập trung nhiều hơn vào mặt chức năng và nội dung của ngôn

ngữ Việc nghiên cứu cấu trúc nghĩa của câu là một trong những khuynh

hướng mới đó với nhiều đóng góp có giá trị cho ngôn ngữ học hiện đại Theonhững quan niệm gần đây về cấu trúc nghĩa của câu, vị từ đóng vai trò trungtâm, chi phối các thành tố nghĩa xung quanh nó Ngữ trị - khả năng kết hợpcủa vị từ có vai trò quyết định tới cấu trúc nghĩa của câu: nó quy định phải cóbao nhiêu thành tô nghĩa xung quanh vị từ và những thành tố nghĩa đó là gì,có tu cách, quan hệ, vi thế như thế nào đối với vị từ, và chúng được tổ chứcnhư thé nao trong cau trúc nghĩa của câu Ngữ trị của vị từ càng lớn thì cấutrúc nghĩa của câu càng phức tạp Do vậy, vi từ đa tri là một đối tượng cầnnghiên cứu, khảo sát toàn diện, kỹ lưỡng dé hiểu biết sâu sắc hơn về cấu trúc

nghĩa của câu.

Vị từ mang ý nghĩa trao/tặng là một trong số các nhóm từ vựng cơ bảncủa ngôn ngữ Chúng nằm trong số những yếu tô ngôn ngữ được tiếp thu và

sử dụng sớm nhất ở trẻ em, và được coi là một trong những “viên gach’ đầu

tiên để xây dựng nên các đơn vị ngữ nghĩa khác Chúng có số lượng phongphú, thể hiện nhiều hoàn cảnh, tính chất, cách thức của sự tình trao/tặng,

nhiều mối quan hệ liên nhân khác nhau giữa các đối tượng tham gia sự tìnhtrao/tặng Sự đa dạng về nghĩa cua vi từ, số lượng tham thé thé hiện các đối

tượng tham gia sự tình trao/tặng, vai nghĩa, tư cách, quan hệ, đặc trưng, v.v.,

của các tham thể đó trong cấu trúc nghĩa của câu với vị từ mang ý nghĩa

trao/tặng giúp cho nhóm vi từ nay có tính đại diện cao cho các vi từ đa trị.

Trang 7

Mặc dù những vấn đề này đã được một số nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên

cứu, song cũng còn nhiều điểm cần được tiếp tục giải quyết một cách thâu đáo

và thỏa đáng hơn nữa Do vậy, về mặt lý luận, việc nghiên cứu nhóm vị từnày sẽ giúp giải quyết một số vấn đề về cấu trúc nghĩa của câu có vị ngữ là vịtừ đa trị với những quan niệm mới, phương pháp tiếp cận mới, nhờ vào nhữngthành tựu, tiến bộ mới của ngôn ngữ học hiện đại cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ21 Đồng thời, việc nghiên cứu, so sánh vị từ mang ý nghĩa trao/tặng ở cácngôn ngữ khác nhau cũng sẽ giúp phát hiện được nhiều điều thú vị về ngônngữ và văn hóa của các cộng đồng sử dụng những ngôn ngữ ấy, cụ thê là tiếngAnh và tiếng Việt trong luận án này.

Về thực tiễn, cau trúc cú pháp của câu có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩatrao/tặng có nhiều thành phần phức tạp, gây không ít khó khăn, dẫn tới nhiềulỗi phổ biến, thường gặp ở người Việt học tiếng Anh, nhất là lỗi về trật tự từ,giới từ và cải biến chủ động - bi động Một trong những căn nguyên gây lỗilà do cấu trúc nghĩa của câu, đặc biệt là những tương đồng, khác biệt giữa cácngôn ngữ về cấu trúc nghĩa của câu với những vị từ này chưa được hiểu mộtcách tường tận, rõ ràng Cần phải nghiên cứu nhóm vị từ này để có nhữngphương thức, biện pháp giúp người nước ngoài học tiếng Việt hay người Việt

học tiếng Anh nhận thức rõ được chúng va khắc phục được những khó khăn

trên Đó là lý do thực tiễn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của chúng tôi

trong luận án này.

0.2 DOI TƯỢNG, NHIEM VỤ, PHƯƠNG PHAP VÀ TƯ LIEU NGHIÊNCỨU

0.2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đôi tượng nghiên cứu của luận án là câu trúc nghĩa biêu hiện của câu

có vị ngữ là vị từ đa trị mang ý nghĩa trao/tặng trong tiếng Việt và tiếng Anh

Trang 8

(từ đây trở đi được diễn đạt gọn là cau với vị từ trà/tặ”ng) Tiêu biéu cĩ thé

kế đến các vi tu: cho, gui, đưa, cung cấp, biếu, tặng, hiến, nhường, phú, thi,

phái, ban, give, present, hand, endow, bestow, confer, offer, , v.v Tuy nhiên,

một số vi từ cĩ nhiều điểm tương đồng với vi từ mang ý nghĩa trao/tặng cũng

được thảo luận nhằm làm rõ và kiểm chứng những luận điểm luận án đưa ra

(danh sách vi từ — xin xem Phụ lục).

Cách tiếp cận được lựa chọn dé nghiên cứu là từ sự tình tới hình thứcthể hiện: sự tình là như nhau, tức là nội dung như nhau, song cần tìm hiểuxem trong tiếng Việt và tiếng Anh sự tình đĩ được nhìn nhận như thế nào,diễn giải, mơ tả ra sao; cách mơ tả đĩ được thê hiện bằng hình thức nào, vớinhững vị từ nào, với những tham thé nào, vai nghĩa của những tham thé đĩ làgì, VỊ thé, tư cách của chúng như thế nào Nội dung, ngữ nghĩa là cái tiênquyết, quy định ngữ pháp cho nên phải đi từ ngữ nghĩa đến ngữ pháp chứ

khơng phải ngược lại Do vậy, lõi sự tình của câu được tập trung nghiên cứu

và lay làm xuất phát điểm đề khảo sát, phân tích.

0.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ những van dé lý luận và thực tiễn đặt ra trên đây, luận án tập trung

thực hiện những nhiệm vụ sau:

e Điểm lại những giải thuyết về câu trúc nghĩa của câu, nhất là cấu trúcnghĩa biểu hiện của câu cĩ vị ngữ là vi từ da tri, tiêu biểu là vị từ mang ý

nghĩa trao/tặng;

e Làm rõ các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từtrao/tặng và vai nghĩa cũng như đặc trưng của các tham thể trong cấu trúcnghĩa biểu hiện của câu ở các lớp nghĩa đĩ Đây cũng là một phươngpháp cần thiết giúp xác định đúng đắn, rõ ràng những vai nghĩa mà các

Trang 9

tham thể có thể đảm nhận, vai nghĩa nào là chính, vai nghĩa nảo là phụ

e Xác định tư cách của những thành tố nghĩa van được gọi là Phi tham thé,Chu tố, Cảnh huống hay Tham thể ngoại vi (Non-participants,Circumstants or Peripheral participants) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của

câu với vị từ trao/tặng bởi vì chúng không hoàn toàn giống nhau.

e Tìm hiểu tác động của những yếu tố ngữ nghĩa tới cấu trúc cú pháp khiếncho mỗi tham thê được đứng ở những vị trí nhất định, hoặc những trật tựcú pháp của các thành phần câu ứng với các tham thể phản ánh những

khác biệt ngữ nghĩa nao.

e Phát hiện những tương đồng và khác biệt giữa tiếng Việt và tiếng Anh dantới những thuận lợi và khó khăn cho người học về loại câu có vị ngữ là vitừ đa trị, nhất là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng, và đề xuất cách khắc phụcnhững khó khăn ấy.

0.2.3 Phương pháp và Tư liệu nghiên cứu

Trước hết, vì vị từ là trung tâm của câu nên bản chất ngữ nghĩa của vịtừ là căn cứ dé phân tách các lớp nghĩa, xác định các tham thể, luận giải cácmối quan hệ nghĩa, xác định vai nghĩa của các tham thé, từ đó quy nap, tongkết thành mô hình cấu trúc nghĩa mang tính khái quát cho loại câu với vị từtrao/tặng Trong quá trình nghiên cứu, dẫn liệu tiếng Việt và tiếng Anh đượckhảo sát nhằm làm sáng tỏ các luận điểm và xác định những điểm tương đồngvà khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Việt về loại câu với vị từ trao/tặng.

Tư liệu được nghiên cứu là câu với vi từ trao/tặng và một số vị từ kháccó liên quan Những tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, từvăn viết “chuẩn” (‘standard’ written register) tới ngôn ngữ nói hàng ngày,

ngôn ngữ báo chí (báo In và báo điện tử), một sô tác phâm văn học và ca khúc

Trang 10

tiêu biểu nhằm có được một cái nhìn tổng thể, toàn diện về các kết cấu(constructions) sử dụng vi từ trao/tặng Việc sử dụng công cụ tìm kiếm cựckỳ hiệu quả và nhanh chóng trên Internet như Google đã cho phép thống kê

được một số lượng có thé nói là khổng lồ các trường hợp xuất hiện vị từ mang

ý nghĩa trao/tặng Riêng cho trong tiếng Việt (cả với tư cách là vị từ và côngcụ từ) va give trong tiếng Anh, một lần tìm kiếm đã cho kết qua lần lượt là

10.500 và 23 x 108 trường hợp xuất hiện Tuy nhiên, sau khi sang lọc, khoảng

2000 trường hợp từ tất cả các nguồn nói trên được xem xét dé chọn ra gan

700 trường hợp đưa vào phân loại, sắp xếp theo các tiêu chí cần thiết tạo điều

kiện cho việc phân tích, xử lý Một số thao tác cần thiết như lược bỏ, thaythế, đảo trật tự từ, cải biến bị động, v.v được sử dụng dé kiểm chứng cácluận điểm về ngữ nghĩa thông qua các kết cau hình thức mà những vị từ nàykiến tạo Các số liệu được tính toán, thống kê, so sánh để cung cấp cứ liệuđịnh lượng cho các luận điểm, giải thuyết và kết luận trong nghiên cứu này.

Như vậy, các phương pháp phân tích thành tố (componential analysis),phương pháp so sánh đối chiếu, kết hợp với các thủ pháp mô hình hóa, phân

tích định tính và định lượng, phân loại, thay thế và cải biến đã được sử dụng

đê nghiên cứu trong luận án này.

0.3 Ý NGHĨA KHOA HỌC VA THỰC TIEN CUA LUẬN AN

Về lý luận, các mô hình được xác lập và những tổng kết, phát hiệntrong luận án sẽ cung cấp một cái nhìn mới, toàn diện hơn về cấu trúc nghĩa

biểu hiện của câu có vị ngữ là vị từ đa trị, tiêu biểu là vị từ mang ý nghĩa

trao/tặng Đặc biệt, các mô hình sẽ thể hiện sáng tỏ hơn các lớp nghĩa và sựphân bố các vai nghĩa, từ đó có nhận thức rõ ràng hơn về các tham thé và vai

nghĩa của chúng trong cấu trúc nghĩa của câu, nhất là các kiểu mô hình phứctạp Luận án cũng góp phần làm sáng tỏ khả năng kết hợp của vị từ đa trị vớihoạt động của chúng trong thực tế.

Trang 11

Về thực tiễn, trong giảng dạy ngoại ngữ, luận án đóng góp một số ứng

dụng vào công tác giảng dạy, học tập cũng như dịch thuật liên quan tới câu có

vị ngữ là vị từ đa trị trong tiếng Anh và tiếng Việt, tiêu biểu là vị từ mang ý

nghĩa trao/tặng.

0.4 BÓ CỤC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài hai phần mở đầu và kết luận, luận án chia làm 4 chương chính:

Chương 1: Những cơ sở lý luận của luận án

Chương | trình bày một số quan điểm nghiên cứu của tác giả nướcngoài và tác giả Việt Nam về cau trúc nghĩa của câu, nhất là về cấu trúc nghĩabiểu hiện của câu cũng như các tham thé trong cấu trúc nghĩa biểu hiện củacâu và vai nghĩa của chúng Từ đó, những luận điểm cơ bản, thống nhất đượctong kết làm cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu Đồng thời, chương 1 cũngđiểm lại những công trình nghiên cứu đã tiễn hành có liên quan ít nhiều, trựctiếp hoặc gián tiếp tới vị từ trao/tặng Kết quả của những nghiên cứu đó là

những cơ sở, tiên đê quan trọng cho luận án này.

Chương 2: Các lớp nghĩa và vai nghĩa của ba diễn tố trong cấu trúcnghĩa biểu hiện của câu với vị từ trao/tặng

Chương 2 phân tách các lớp nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện củacâu với vị từ trao/tặng, phân tích các đặc trưng của ba diễn tố ở các lớp nghĩa

đó và chỉ ra các vai nghĩa cũng như tư cách của chúng.

Chương 3: Cấu trúc nghĩa biểu hiện rút gọn và mở rộng của câu với vị từ

Chương 3 khảo sát các điều kiện ngữ nghĩa cho phép những tham thể

nhất định văng mặt cũng như cho phép những chu tổ nhất định tham gia vào

Trang 12

câu trúc nghĩa biêu hiện của câu, góp phân rút gọn hoặc phát triên câu trúcnghĩa biêu hiện của câu Qua đó, vị thê, tư cách của những chu tô đó trongcâu trúc nghĩa biêu hiện của câu cũng được xác định.

Chương 4: Sự thể hiện cấu trúc nghĩa biểu hiện trên cấu trúc cú pháp

của câu với vị từ trao/tặng

Chương 4 tập trung phân tích một số nhân tố ngữ nghĩa tác động tớicau trúc cú pháp của câu với vị từ trao/tặng như nhân tố lớp nghĩa, góc nhìn,quan hệ giữa vật được định vi (trajector) với mốc định vị (landmark), cận

cảnh — hậu cảnh (foreground — background), sự mở rộng nghĩa, v.v Đây là

sự khảo sát mối quan hệ giữa cấu trúc nghĩa biểu hiện với cấu trúc cú pháp,nghiên cứu sự ánh xạ (mapping) cấu trúc nghĩa biểu hiện lên cau trúc cú pháp,hay hình thức mã hóa các quan hệ ngữ nghĩa qua cấu trúc cú pháp nhằm kiểmchứng lại những luận điểm về cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từtrao/tặng qua hình thức cú pháp mà chúng kiến tạo Tuy nhiên đó là nhữngmối quan hệ hết sức phức tạp, liên quan tới nhiều vấn đề cú pháp Do vậy,

luận án chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu vào các quan hệ ngữ nghĩa tác động

trực tiếp tới cú pháp mà thôi Qua đó cách thức đánh dấu vai nghĩa, biện phápnhận diện các vai nghĩa được trình bày rõ ràng, thuận tiện hơn, khắc phụcnhững điểm nhằm lẫn, mơ hồ hay khó khăn trước đây.

Sau phan kết luận là danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 13

CHƯƠNG 1

NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN ÁN

1.1 QUAN DIEM NGHIÊN CỨU VE CẤU TRÚC NGHĨA CUA CÂU

Đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đề cập tới cấu trúc nghĩa của câu từnhiều góc độ khác nhau, với những quan điểm khác nhau mà khuôn khổ củaluận án không cho phép thống kê hết được Dưới đây là một số quan điểm

chính yếu, có ảnh hưởng trực tiếp tới quan điểm tiếp cận của luận án đối với

dé tài nghiên cứu Nói chung, dù theo cấu trúc luận (structuralism) hay chứcnăng luận (functionalism), lay xuất phát điểm là từ ngữ pháp tới ngữ nghĩahay ngược lại, các tác giả đều cùng thống nhất ở những điểm sau:

1.1.1 Về nghĩa của câu

Thứ nhất, nghĩa của câu không đơn giản là một phép cộng nghĩa của

các từ ngữ trong câu mà là một cấu trúc có nhiều tầng Các tang nghĩa trong

câu phối hợp với nhau tạo ra cái nghĩa hành chức (nội dung thông báo) của

câu Nghĩa chính là cái được truyền đạt trong lời nói “Lớp nghĩa nghĩa học

là lớp nghĩa của sự tình được biểu thị và những vai trò tham gia cái sự tình

ay” (Cao Xuân Hạo, 1992:8) hay nghĩa của câu là lõi sự tình mang nội dung

thông báo (Frawley, 1992).

Thứ hai, nội dung nghĩa của câu (và của ngôn ngữ) không chỉ là cái

phần phản ánh (biểu hiện, miêu tả) những mảng của thế giới hiện thực (haymột thế giới nào khác ở bên ngoài ngôn ngữ) mà còn có những mặt kháckhông kém phần quan trọng, thậm chí còn quan trọng hơn.

Trang 14

1.1.2 Về cau trúc nghĩa của câu

Cấu trúc nghĩa là cấu trúc cơ sở của câu (Fillmore, 1968), quy định cấutrúc ngữ pháp của câu Cấu trúc nghĩa của câu bao gồm một động từ cộng vớimột số danh ngữ có các quan hệ được “dán nhãn” (quan hệ cách) đặc biệt vớicâu (Fillmore, 1968); nói cách khác, nghĩa của câu là lõi sự tình được thể hiệnbang vị từ và các tham thé xung quanh nó, trong đó vị từ là trung tâm Vị từlà cái lõi xâu chuỗi, liên kết quan hệ giữa các tham thé với nhau dé thé hiệnmột sự tình nào đó Đây là một trong những điểm chung trong quan điểm củaChafe (1970), Frawley (1992), Nguyễn Thị Quy (1995), Nguyễn Văn Hiệp

(2002), Diệp Quang Ban (2004)'; V.V.

Ngữ trị của vị từ (gồm kết trị và diễn trị) - giá trị ngữ pháp thống nhấttừ các kết hợp có tính trật tự và các vai diễn có tính chức năng đặc trưng được

xác lập trong ngôn liệu bởi hình thức của những trật tự ngữ đoạn và chức vụ

cú pháp - quyết định số lượng các thành tố nghĩa cũng như thành tố cú pháp

xung quanh nó (Binh Van Duc, 2001).

Với tư cách là một đơn vị ngữ nghĩa, mỗi tham thể có một vị trí nhấtđịnh trong cấu trúc ngữ nghĩa, tức là mỗi vị trí trong cấu trúc ngữ nghĩa ứngvới một đơn vị ngữ nghĩa nhất định Tuy nhiên, trong một số ngôn ngữ thuộc

loại hình đa tổng hợp (polysynthetic), động từ có thé thu hút hoàn toàn danh

từ vào nó, có thé bao gồm trong căn tố của nó cả một số đơn vị ngữ nghĩa củacác danh từ khác nữa (Chafe, 1970) Quá trình này gọi là hiện tượng hợp nhất

- incorporation hay hiện tượng hoà đúc tham tố (argument fusion) (Pinker,

' Trong công trình này, Diệp Quang Ban không dùng thuật ngữ “vị từ” mà gọi là vị tố (predicator), va coi vịtố là trung tâm, hay đỉnh của câu Sự sử dụng thuật ngữ khác nhau này không ảnh hưởng tới quan điểmchung về vấn dé cái gì đóng vai trò trung tâm trong cấu trúc (cả cấu trúc ngữ nghĩa lẫn cấu trúc ngữ pháp)

của câu.

Trang 15

1993) Do vậy, có thé có trường hợp một số đơn vị ngữ nghĩa, kế cả một sốtham thể, không xuất hiện trên cau trúc bề mặt (s-structure).

Trong các thành tố nghĩa tham gia cấu trúc nghĩa của câu có nhữngthành tố bắt buộc và những thành tố tuỳ nghi Những thành tô bắt buộc là“những vai trò tất yêu được giả định sẵn trong nghĩa từ vựng của vị từ” (Cao

Xuân Hạo, 1992) hoặc “là những yếu tố tat yếu, bắt buộc phải có, bị quy định

bởi bản chất của vị từ trung tâm” (Nguyễn Thị Quy, 1995; Nguyễn Văn Hiệp,2002) Những thành tố bắt buộc, tất yếu này được gọi bằng nhiều thuật ngữkhác nhau như điển to (actants) (Cao Xuân Hạo, 1992), tham thể (DiệpQuang Ban, 2004), hoặc “được biểu đạt bởi các từ hoặc các ngữ đoạn gọichung là các diễn tố cú pháp” (Nguyễn Thị Quy, 1995; Nguyễn Văn Hiệp,2002) Còn những thành tố nghĩa không được giả định một cách tất nhiêntrong khung vị ngữ, làm thành cái cảnh trí xung quanh như điều kiện, thờigian, không gian, cách thức, phương tiện, v.v là những thành tô tuỳ nghi vàthường được gọi là chu tổ (circumstant) (Cao Xuân Hạo, 1992), Cảnh huống(Diệp Quang Ban, 2004), hoặc “được biểu đạt bởi các từ hoặc ngữ đoạn goichung là các chu tố cú pháp” (Nguyễn Thị Quy, 1995; Nguyễn Văn Hiệp,

Khác với quan điểm của Fillmore (1968) cho rang “mỗi quan hệ cách”

(case relation) (mỗi vai nghĩa hay quan hệ nghĩa - semantic relation - giữa

các thành tố nghĩa với vị từ) chỉ xuất hiện một lần trong một câu đơn, tức làmỗi thành tố nghĩa chỉ đảm nhận một vai nghĩa, các tác giả sau Fillmore như

Chafe (1970), Frawley (1992), Cao Xuân Hạo (1992), Jackendoff (1995),

Diệp Quang Ban (2004), v.v đều nhận thấy không có quan hệ tương liên đối-một như vậy ma trong thực tế, một thành tố nghĩa có thể đồng thời đảmnhận nhiều vai nghĩa khác nhau, tức là có nhiều quan hệ nghĩa khác nhau vớivị từ Thành tố nghĩa đó có thể là thành tố bắt buộc hoặc tuỳ nghi đối với

một-10

Trang 16

từng vị từ nhất định, và ngay cả đối với một vị từ, đôi khi thành t6 tuỳ nghỉcũng có thé hoạt động như thành tổ bắt buộc hoặc thay thé cho thành tố bắt

buộc, như Diệp Quang Ban (2004:38) nhận định: “ có những trường hop

yếu tố chỉ cảnh huống (chu tố) lại hoạt động như tham thê [trong] nhữngtrường hợp đó chúng nằm trong sự thê và giữ một chức năng cú pháp nào đótrong cấu trúc cơ sở của câu.”

Một cấu trúc ngữ nghĩa của ngôn ngữ này có thé không có tương đươngtuyệt đối trong một ngôn ngữ khác, mặc dù cùng mô tả một sự tình như nhau,một “kịch cảnh” như nhau Sự khác nhau đó thé hiện ở số lượng thành tốnghĩa [bắt buộc] và vai nghĩa của chúng với động từ (Lý Toàn Thăng, 2002).Một sự tình có thé được nhận thức và mô tả theo nhiều cách khác nhau, băng

những đơn vị ngữ âm, ngữ pháp khác nhau, hoặc cùng một đơn vi ngữ âm,

ngữ pháp có thé thé hiện nhiều sự tình khác nhau hoặc nhiều phương diện

khác nhau của sự tình (Chafe, 1970) Nói cách khác, “các sự việc được diễn

đạt thông qua cách nhìn được xây dựng nên bởi con người, và được mã hoá

trong ngữ pháp của một ngôn ngữ cụ thé Vì vậy, cùng một sự việc có théđược nhìn nhận và diễn đạt theo những cách khác nhau: khác nhau giữanhững người nói khác nhau, đối với các ngôn ngữ khác nhau; và cũng khácnhau ngay cả đối với cùng một người trong những lần nhìn nhận khác nhau,

khác nhau trong cùng một ngôn ngữ bởi những phương tiện diễn đạt khác

nhau mà ngôn ngữ đó cho phép” (Diệp Quang Ban, 2004:33) Các ngôn ngữ

có thể khác nhau ở những điểm như:

e “trong ngôn ngữ A, một sự tình được nhìn nhận như những quan hệ

không gian thì sang ngôn ngữ B nó lại được biểu thị bằng những quan

hệ khác;

11

Trang 17

e cùng một sự tình nhưng trong ngôn ngữ A nó được nhìn nhận như chỉ

gồm một sự kiện đơn nhất, còn sang ngôn ngữ B thì như hai sự kiện

ghép lại;

e cùng một sự tình nhưng trong hai ngôn ngữ A và B số lượng các yếu tô

của sự tình đó được biểu thị trong cấu trúc nghĩa của câu không bang

(anthropocentric) và “dĩ tộc vi trung” (ethnocentric) (Lý Toàn Thang, 2002:

Như vậy, về cơ bản các tác giả đều thống nhất với nhau trong quan

niệm về nghĩa câu và cấu trúc nghĩa câu Trong cấu trúc nghĩa đó, vị từ là

yếu tố quan trọng nhất quyết định số lượng, thành phần các đối tượng tham

gia trong cấu trúc cũng như quan hệ giữa các đối tượng này Tuy nhiên, phải

khang định răng các tham thé cũng có tác động trở lại đối với vị từ; chúngquyết định lựa chọn vi từ nào dé thé hiện vai trò của minh trong sự tình cũngnhư liên kết các mối quan hệ giữa chúng với nhau Đó là những mối quan hệqua lại chứ không phải chỉ là một chiều từ vị từ tới tham thể Luận điểm này

sẽ được chứng minh trong các phân sau.

12

Trang 18

1.2 QUAN DIEM VE VAI NGHĨA CUA CÁC THAM THE TRONG CAU

TRUC NGHIA BIEU HIEN CUA CAU

1.2.1 Nhan xét chung

Van dé vai nghĩa của các tham thé trong cau trúc nghĩa biểu hiện củacâu là một vấn đề phức tạp và đã được khảo sát, nghiên cứu theo rất nhiềuquan điểm khác nhau Fillmore (1968) đã đề nghị một danh sách các cách sâu

hay cách ngữ nghĩa (semantic cases) như sau:

e A — Agentive: người/vật (động vật) là chủ thé của hành động do vị từ biểu

e I— Instrumental: động lực hay vat thé (bat động vật) có quan hệ nhân qua vớihành động hay trạng thái do vị từ thể hiện, hoặc công cụ của hành động do vịtừ thể hiện;

e D-— Dative: người/vật (động vật) chịu tác động của trạng thái hay hành động

e O- Objective: cách trung hòa nhất, là bat cứ cái gì có thé do danh từ biểu

thị, đảm nhiệm vai trò gì là do ngữ nghĩa của chính vị từ, nói chung thường

là sự vật chịu tác động của trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị

(Fillmore 1968: 24 — 25).

Tuy nhiên, Fillmore cũng chưa thoát khỏi được những giới hạn của cautrúc luận hình thức (formal structuralism) và ngữ pháp cải bién-tao sinh, và

danh sách các cách ngữ nghĩa Fillmore đưa ra còn ít, hơi đơn giản hoá, chưa

thé bao quát một cách thấu đáo và toàn diện về các quan hệ cách mà các danh

ngữ có thê thê hiện, ví dụ như sự mơ hô, thiêu phân định rõ ràng của Tân cách

13

Trang 19

(Objective Case) mà theo ông là “cách trung hòa nhất, là bất cứ cái gì có thểdo danh từ biéu thị” (Fillmore, 1968: 24-25).

Trên cơ sở danh sách của Fillmore, nhiêu tác giả đã phát triên lên và gọi

“cách ngữ nghĩa” băng những cái tên khác nhau như quan hệ nghĩa — thematic

relations (Gruber, 1976; Jackendoff, 1972), theta-roles (0-roles) (Chomsky,

1981; Marantz, 1984), vai tham thé — participant roles (Allan 1986), vai nghia

— thematic roles (Dowty, 1991; Jackendoff, 1990), vai ngữ nghĩa — semantic

roles (Dillon, 1977; Givón, 1990) (theo thống kê của Frawley, 1992) Không

chỉ có vay, từ thập ky 1970 của thé ky trước cho tới nay khá nhiều vai nghĩa

khác đã được dé xuât thêm (cả ở nước ngoài va ở Việt Nam) như:

B — Benefactive: Dac lợi thé trong hành động do vị từ biểu thị;

C - Comitative: chỉ người hay vật có liên đới với chủ thể trong trạngthái hay hành động do vị từ biểu thị;

T — Time: thời điểm của trạng thái hay hành động do vị từ biểu thị;S — Source: chỉ điểm xuất phát của sự chuyên động do vị từ biểu thị;

G — Goal: chỉ mục tiêu, đích của sự chuyên động do vi từ biểu thị;

Dr — Direction: chỉ phương hướng của sự chuyên động do vị từ biểu

E - Extent: chỉ tam xa của sự chuyên động hay thời gian kéo dài củamột trang thai hay hành động do vi từ biểu thị;

Experiencer: nghiệm thé/ Người trải nghiệm;

Undergoer: Kẻ trải qua quá trình;

Trang 20

Nói chung các tác giả đều thống nhất về định nghĩa các vai, song trongthực tế đối với việc xác định tham thể nào đóng vai gì trong cấu trúc nghĩabiểu hiện của câu thì họ lại có những quan điểm hết sức đa dạng Ví dụ,

Radford (1988) cho răng vai Đối thể và Thụ thể (Theme and Patient) chỉ làcác tên gọi khác nhau cho cùng một vai nghĩa, nhưng trong thực tế hai vai nàyrất khác biệt Vai Đối thể có thé thé hiện một thực thé chuyên động trongkhông gian thực tế hay tưởng tượng đưới tác động của hành động mà vị từ théhiện, song không bị thay đổi về thé chất, vi dụ như the rock trong Fred threwthe rock — Fred ném hon đá Trong khi đó, vai Thụ thé là thực thé bị tác độnghay biến đổi dưới tác động của hành động mà vị từ thé hiện, ví du the rock

trong Fred shattered the rock — Fred đập vụn hon da.

Chafe (1970) khang định chỉ có một số danh từ nào đó mới có thé làmTác thể (Agent) của động từ Khả năng này phụ thuộc vào đặc trưng ngữnghĩa của đối tượng: đó có phải là một đối tượng có năng lực (capacity), có

lực (force) để thực hiện một việc gì đó hay không, một đối tượng tự chủ, kiểm

soát được ban thân (control) hay không Khái niệm Tác thé (Agent) này cóđiểm trùng với khái nệm động vat tính (animate) Tuy nhiên, Chafe lại chorang một số danh từ không có động vật tính mà cũng làm Tác thé, ví dụ:

15

Trang 21

The heat melted the butter

DA nhiệt lamchay—PAST* DA bơ

Cải nóng (đã) làm chảy bơ / bơ chảyThe wind opened the door

DA gió mở-PAST DA cửa

Gió mở cửa / làm cửa mở

The ship destroyed the pier

DA tàu phahuy-PAST DA cau tau

Con tàu (đã) phá huỷ cau tàu

Ở đây the heat, the wind, và the ship có năng lực dé chúng có thể tiến hànhnhững hành động nhất định Như vậy là ông chưa phân biệt giữa Tác thể(Agent) và luc (Force) Đây là một điểm chưa thỏa đáng trong việc xác định

các vai nghĩa của Chafe.

Ngoài ra, Chafe cho rằng quan hệ giữa danh từ và vị từ trung tâm — mốiquan hệ giữ vai trò căn bản hơn bất kỳ những quan hệ nào khác - là quan hệgiữa Thụ thể và Tác thể Song có chỗ Chafe không phân biệt Thụ thê với Đốithé (Theme), ví dụ ông tuyên bố “tickets va convertible trong Tom has thetickets và Tom has / owns a convertible (Tôm có những tam vé và Tôm có / sởhữu một chiếc xe có thể bỏ mưi) là Thụ thê (Patients)” Ông gộp cả các vaiNguồn (Source), Dich (Goal), Hướng (Direction) vào vai Vị tri (Location)

(Chafe, 1970:190) Đó là một điểm nữa chưa hợp ly trong quan niệm của

Chafe đối với các vai nghĩa.

Như vậy, sau Fillmore (1968), suốt hai thập kỷ 70, 80 cho tới đầu thậpkỷ 90, hàng loạt các vai nghĩa được đề xuất, với nhiều cách phân loại khácnhau, xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau Sự phát triển phong phú danh sáchcác vai nghĩa đã gây ra khá nhiều vấn đề phức tạp, một tham thê có khi được

? DA = Definite Article, Mao từ xác định, PAST - Yếu tố chỉ quá khứ

16

Trang 22

dán nhãn nhiều vai (theta label) khác nhau Điều này dẫn tới sự chồng chéonhiều khi không cần thiết, và số lượng quá lớn, phân biệt quá chỉ tiết các vainghĩa làm cho danh sách vai nghĩa trở nên quá công kénh, khó xử lý khi gặpnhững trường hợp phức tạp Chính vì vậy, vào đầu thập ky 90, nhiều nhà

nghiên cứu đã tập trung xử lý, phân loại các vai nghĩa theo những đặc trưng

có tính khái quát hơn cho các ngôn ngữ nói chung, để rồi căn cứ vào đó mỗingôn ngữ cụ thể có sự phân biệt chi tiết hơn tùy theo đặc điểm cụ thê của từngtiểu loại vai nghĩa trong những phạm trù lớn đó Tiêu biểu cho những cốgắng này là Frawley (1992), Van Valin (1993), Jackendoff (1995), Sowa(1999) và gần đây nhất là Mylne (2000).

1.2.2 Cách phân loại vai nghĩa

1.2.2.1 Frawley (1992) đề xuất rằng trước hết các vai nghĩa được phânthành các vai diễn tố và phi diễn tố (participant and non-participant roles).

Vai diễn tố là vai của những tham thé bắt buộc tham gia vào cấu trúc nghĩa

của câu, đo vị từ đòi hỏi; vai diễn tố thường trả lời cho các câu hỏi “A1 làm gìvới ai?” Vai phi diễn tố là vai của các tham thé tùy nghi, do ngữ cảnh quyđịnh hơn là do vị từ Chúng thường trả lời cho các câu hỏi “Tại sao? Ở đâu?Khi nào? và Như thé nào? Các vai dién tô bắt nguồn từ sự tương thích giữacác đặc trưng của tham thể với đặc trưng của vị từ Vai phi diễn tố còn đượcgọi là vai chu tố (circumstantial roles hay circumstant) Trong các vai diễn tố

có hai loại chính: vai lớn (macroroles) và vai không gian (spatial roles) Vai

lớn (macroroles) bao hàm Người/vật thực hiện (actor) hay tiễn hành (doer)

hành động do vi từ biểu thị, và Người tiếp nhận (recipient) hoặc chịu tác động

(undergoer) của hành động do vi từ biểu thị; vai không gian có đặc điểm của

cả hai loại vai người thực hiện và người tiếp nhận nên theo Frawley tốt nhất là

xét chúng theo quan điêm không gian Các vai lớn này bao gôm các vai nhỏ,

17

Trang 23

trong đó vai Actor gồm 3 vai chủ đạo là Tác thể (Agent), Chủ thể (Author) vàCông cụ (Instrument); vai Recipient bao gồm Thụ thê (Patient), Đắc lợi thể(Benefactive) và Nghiệm thể (Experiencer) Binh dang với các vai này là cácvai không gian (spatial roles) bao gồm Đối thé (Theme), Nguồn (Source) vàDich (Goal) Ngoài 9 vai diễn t6 này còn có nhiều vai diễn tố khác, songchúng đều có thê xem xét theo các vai chính này Các vai chu tố cơ bản màFrawley chú trọng phân tích bao gồm Địa điểm (hay Vi trí —

Locative/Location), Lý do (Reason) và Mục đích (Purpose), Cách thức(Manner), Lộ trình (Path) và Thời gian (Time).

1.2.2.2 Van Valin (1993) lại có một cái nhìn hơi khác Ông cho rằng cóhai bậc (tier) vai nghĩa Trong lý thuyết Ngữ pháp Vai và Quy chiếu (Roleand Reference Grammar) của mình, ông chứng minh rằng việc phân vai củavị từ không phải là tùy nghi, võ đoán Từ đó, Van Valin đề xuất cách xâydựng một chuỗi liên tục (continuum) dé thé hiện các vai nghĩa, trong đó Tácthé đứng ở một cực va Thu thể ở cực bên kia, còn tất cả các quan hệ nghĩa(thematic relations), tức là các vai nghĩa khác đứng ở các điểm khác nhau trênchuỗi đó Không có sự phân định rạch ròi tuyệt đối các vai, và không có sốlượng tuyệt đối là bao nhiêu vai cho tất cả mọi ngôn ngữ, mặc dù có nhữngloại vai nghĩa mang tinh phổ quát Cách phân loại của Van Valin được théhiện ở Hình 1:

Trang 24

Vai Tác thể, tham thê khởi xướng sự tình một cách có chủ đích năm ở cực bêntrái, còn Thụ thé, tham thé không khởi xướng sự tình, không chủ đích và bịtác động tối đa nằm ở cực bên phải Các vai nghĩa gần với Tác thể hơn đượcxếp về phía bên trái, còn các vai nghĩa gần với Thụ thé hơn xếp về phía bênphải Cách xếp loại các vai nghĩa như thế này cho phép một độ linh hoạt cao,phù hợp và thuận tiện để xếp các vai nghĩa tùy theo từng ngôn ngữ cụ thể,

theo các đặc điểm phân biệt cụ thể giữa các vai.

Bậc vai nghĩa thứ hai được gọi là vai lớn (macroroles), giống như cáchgọi của Frawley (1992), với hai vai lớn là Hành thể (Actor) và Bị thể(Undergoer) Mỗi vai lớn này lại bao hàm nhiều quan hệ nghĩa cụ thé hơn.Việc xếp chúng vào hai loại vai lớn này là do chúng có những hoạt động cúpháp giống nhau Ví dụ như Đối thể và Thụ thể có những chức năng ngữpháp giống nhau vì một số mục đích ngữ pháp nhất định Tuy nhiên, cần thiếtphải phân biệt chúng vì lý do ngữ nghĩa và một số lý do khác nữa Chang hạnnhư Tác thé, Người tác động, Nghiệm thé hay Địa điểm có thé làm chủ ngữtrong câu với vị từ chủ động, trong khi Thụ thé, Đối thé, Địa điểm hayNghiệm thể có thé làm tân ngữ trực tiếp (chúng tôi dùng thuật ngữ “tân ngữ”

(object) dé phân biệt với bổ ngữ, vì thực tế chủ ngữ cũng chỉ là một bổ ngữcho vị từ mà thôi) Trong câu bị động tiếng Anh, Thụ thé, Đối thé, Địa điểmhay Nghiệm thể có thể làm chủ ngữ, trong khi Tác thể, Người tác động,Nghiệm thé hoặc Địa điểm làm tân ngữ cho giới từ by (bởi Căn cứ vào

những lý do này, Van Valin đề xuất Cấp hệ Hành thể - Bị thé (Actor —

Undergoer Hierarchy) như sau:

19

Trang 25

Actor Undergoer

Tác thể Người tác động Nghiệm thé Diadiém Đốithể Thụ thể

(mũi tên chỉ sự tăng dần về mức độ được đánh dấu là Vai lớn (macroroles) của các

vai nghĩa)

Hình 2: Actor — Undergoer Hierarchy (Van Valin, 1993:44)

Cấp hệ nay cũng thé hiện các quan hệ nghĩa tương tự như chuỗi vai

nghĩa ở Hình 1 Như vậy, mặc dù có khác nhau đôi chút, ca Frawley (1992)

và Van Valin (1993) đều có nhiều điểm chung khi phân các vai nghĩa theokiểu vai lớn như thế này.

Tuy nhiên, chúng tôi thấy Van Valin xếp Nguồn, Lộ trình, Đích và cảTiếp thể vào cùng một loại Địa điểm như Hình 1 không thé hiện được hết moimối quan hệ tương ứng một cach rõ ràng giữa các vai, ví dụ như quan hệ giữaNguồn va Dich, Tác thé và Tiếp thể, đặc biệt là quan hệ giữa chúng trong cấutrúc tham tô (argument structure), một cấp độ quan trọng trong các cấp độ cấu

trúc câu.

1.2.2.3 Tác giả thứ ba cần được đề cập là Jackendoff (1995) Để có thể

nhìn nhận rõ hơn các vai nghĩa, Jackendoff đề xuất cách tô chức chúng thành

các bac (tier) tương tự như Van Valin (1993) Tại bậc không gian (spatial

tier), các vai không gian được phân bồ, bao gồm các vai như Đối thé (Theme),

Đích (Goal), Nguồn (Source), Địa điểm (Location) Bậc không gian này cung

cấp các “tư liệu đầu vao’ (input) cho bậc hành động (actional tier) Ở bậc hànhđộng, các vai phi không gian (non-spatial) được phân bổ, bao gồm Tác thé(Agent), Nghiệm thể (Experiencer), Thụ thé (Patient), Đắc lợi thể

20

Trang 26

(Beneficiary), Công cụ (Instrument) Đến lượt nó, bậc hành động này lạicung cấp “tư liệu đầu vao’ cho các bậc khác, ví dụ như bậc hình thái để đánhdau các vai, bậc cau trúc cú pháp v.v Ví dụ:

- John gave my brother the book.

John đưa anh tôi cuốn sách.

hay - John gave the book to my brother.

John đưa cuốn sách cho anh tôi.

có thê được phân tách thành các bậc như bậc chủ đề (thematic tier), bậc hànhđộng (the action tier), bậc chuyén động (the motion tier), trong đó các vainghĩa được phân bé như sau:

John gave my brother the book

Thematic Tier Agent Recipient Theme

Tac thé Tiép thé Đối thé

Action Tier Actor

cách trực tiếp Mặt khác, cách tổ chức bậc vai nghĩa như vậy của ông có thể

minh chứng cho việc tại sao nhiều tham thể có thể đóng cùng một vai, haymột tham thể có thể cùng một lúc đảm nhiệm nhiều vai chứ không phải theoquy tắc ánh xa (mapping) một-đối-một giữa các thành tô của mỗi bậc cau trúcnhư Chomsky từng tuyên bố Ví dụ như không phải mọi vai nghĩa ở bậckhông gian đều ánh xạ lên đầy đủ ở bậc hành động, thậm chí bậc hành động

của một sô vi ngữ còn bi trông nữa, chang hạn:

21

Trang 27

- Bill heard the music — Bill nghe thấy bản nhạc.Bậc không gian: Bill — Dich, ban nhạc - NguồnBậc hành động: trống.

Tuy nhiên, Jackendoff không giải thích lý do tại sao bậc hành động lại bịtrống trong khi ông cho rằng bậc không gian cung cấp “đầu vào" (input) chobậc hành động Đây là một điểm chưa được làm rõ trong quan niệm của

Ông cho rang vai nghĩa là một bộ phận ở cấp độ cấu trúc ý niệm(conceptual structure) chứ không phải là bộ phận của cú pháp Ong coi cácvai nghĩa là các vị trí cấu trúc trong cấu hình ý niệm (conceptualconfiguration) Do vậy, các thuật ngữ như Đối thé, Tác thé vẫn chưa phải lànhững khái niệm gốc trong lý luận ngữ nghĩa mà mới chỉ là các quan hệ đượcxác định qua kết cấu trong cấu trúc ngữ nghĩa, cũng giống như khái niệm Chủngữ, Tân ngữ chỉ được xác định qua vị trí của chúng ở cấu trúc cú pháp vậy.Vai nghĩa nằm ở các bậc khác nhau tùy theo độ nông sâu của chúng trong cấutrúc ý niệm Cấu trúc tham tố (argument structure) chi là một bộ phận củacấu trúc ý niệm mà cú pháp “nhìn thay’ được Ong cho rằng không có mộtvai nghĩa nào là dạng mặc định (default) như “Đối cach’ (Objective case)mang tinh chất trung hòa (neutral) như Fillmore đề xuất Không phải cứkhông xác định được rõ một danh ngữ (NP) mang vai gì thì quy nó về vai Đốithể (Theme) hay Thụ thê (Patient) là xong Mỗi một NP ứng với một vị trítham thể cụ thể trong cấu trúc ý niệm và được phân ít nhất là một vai nghĩa cụthể.

Ngoài ra, muốn phân biệt được các vai nghĩa còn phải tính tới cáchthức hoạt động của chúng theo các quy tắc suy diễn (rules of inference) nhưthế nào Chang han như khi vật thé x kết thúc một quá trình di chuyên tt vitri A dén vi tri B, vat thé x sé 6 tai vi tri B, vi du No di dén truong thi két qua

22

Trang 28

là Nó đã hoặc sẽ ở truong Vai Dich như vậy sẽ bao hàm ý nghĩa của vai Dia

điểm Các khả năng suy diễn này nằm ngay trong cấu trúc với các danh ngữ

(NP) được phan vai.

Tuy nhiên, khi dùng thuật ngữ ‘tier’, Jackendoff có hàm ý phan định tư

cách, thứ hạng của các bậc nghĩa, tùy theo độ nông sâu cố định của chúngtrong cấu trúc ý niệm (conceptual structure) Song Jackendoff chưa làm rõđược bậc nào sâu hơn bậc nào trong cau trúc ý niệm, hoặc chưa giải thích rõ

ly do tại sao lai coi bậc nay sâu hơn bậc kia.

1.2.2.4 Khác với các tác giả trên, Sowa (1999) đề xuất cách phân loại

Determinant Immanent

Source Product

Z“ ⁄“ SN

Initiator Resource Goal Essence

Hình 3: Cách phân loại vai nghĩa của Sowa (1999)

trong đó các tham thé (participant) được chia thành các loại:

- Determinant: là tham thể tham gia sự tình, quyết định định hướng vàdiễn tiễn của sự tình;

- Immanent: là tham thể có mặt trong sự tình từ đầu đến cuối nhưngkhông quyết định được định hướng và diễn tiến của sự tình;

- Source: người / vật hay điểm xuất phát, nguồn gốc của sự tình;

- Product: sản phẩm, đích hay thực thé chịu tác động hay đối tượng

được tạo ra trong sự tình;

Dưới các vai này là các vai:

- Initiator: người/vật khởi xướng hành động;

23

Trang 29

- Resource: nguôn lực, các vật liệu, phương tiện đê tiên hành hành

loại Determinant nhưng đồng thời cũng thuộc Product mà không phải làSource Hình 3 thể hiện rõ mối quan hệ mạng giữa các loại vai voi tiêu loạicủa chúng Bên dưới các tiểu loại này là các vai nghĩa cụ thé mà các tác giả

trước đã xác định (Bảng I) Do cách dịch tên các vai nghĩa sang tiếng Việt

hiện nay còn nhiều điểm chưa thống nhất, trong khi nội dung, đặc điểm của

một số vai nghĩa trong bang 1 của Sowa khó có thể diễn tả hết bang một thuậtngữ ngắn gọn trong tiếng Việt cho nên tạm thời thuật ngữ tiếng Anh được giữnguyên.

Initiator Resource Goal Essence

Action Agent Instrument Result Patient

Effector Recipient Theme

Process Agent Matter Result Patient

Origin Recipient Theme

Transfer Agent Instrument Experiencer Theme

Origin Medium Recipient

Spatial Origin Path Destination Location

Temporal Start Duration Completion PointInTime

Ambient Origin Instrument Result Theme

Bang 1: Các vai nghĩa cu thé theo cách phân loại của Sowa (1999)

24

Trang 30

Dễ thấy rằng cách phân loại này của Sowa tỏ ra quá phức tạp, một vainghĩa ở một tiêu loại có thể thuộc vào hai hay nhiều loại vai nghĩa phía trên;

nói cách khác, cùng một vai nghĩa lúc thuộc loại này, lúc thuộc loại khác tùy

theo mức độ, tính chất, đặc điểm của sự tham gia của nó trong cau trúc ngữnghĩa của câu như thế nào Điều này chắc chắn dẫn đến những khó khăn,phức tap và dé nhằm lẫn trong việc xác định vai nghĩa của các tham thé trong

các trường hợp cụ thé Hơn nữa, cách phân loại này vừa quá chi tiết tới mứckhông cần thiết, vừa không đủ tầm bao quát hết moi vai nghĩa có thé có, do

vậy nó không thực sự hữu dụng.

1.2.2.5 Gần đây, Mylne (2000) cũng có những cô gang tương tự nhằmđưa ra một “bảng phân vai’ gọn gang, dé sử dụng hon Mylne nhận xét rangvới hàng loạt các vai nghĩa như vậy thì khó có thé biết sẽ còn có bao nhiêu vainghĩa nữa tiếp tục được đề xuất, và bao nhiêu thì đủ để bao hàm hết các vainghĩa mà các tham thể có thể đảm nhận Mỗi tác giả có thể lại gọi các thamthể bằng nhiều cái tên khác nhau, và các thang bậc, tầng vai nghĩa họ đề xuấtcũng rất da dạng, như phan trước đã trình bày Van đề trong việc xử lý cácvai nghĩa hiện nay là sự sử dụng một hệ thống trong đó các phạm tri khônghoàn toàn tường minh, không loại trừ nhau và cũng không đủ, đồng thời được

tổ chức chưa hợp lý Đề đề xuất cách nhận diện và phân loại các vai nghĩa,

Mylne khảo sát những trường hợp như:

a Michael worries about / fears the situation in Bosnia.

Michael lo ngại về tinh hình ở Bosnia.

b The situation in Bosnia worries /frightens Michael.

Tinh hinh o Bosnia lam Michael lo ngai.

Mylne giải thích rằng các tham thé trong cấu trúc của fear (worry about) và

frighten — worry đảm nhận các vai nghĩa như sau:

25

Trang 31

fear (Experiencer, Theme - Nghiệm thể, Đối thể)

frighten (Theme và cause, Experiencer - Đối thé và nguyên nhân,Nghiệm thê)

Đối tượng nao có vai trò nghiệm thé, tức là chịu ảnh hưởng của hành động

đến mức độ nào, đối tượng nảo có vai trò kiểm soát (và gây ra) hay khởixướng hành động? Theo Mylne thì tham thé thứ nhất của fear có các đặctrưng [-Control, +Experience], tham thể thứ hai có đặc trưng [-Control,[-Experience] Còn tham thé thứ nhất của frighten lại có đặc trưng [+Control,-Experience], tham thê thứ hai có đặc trưng [-Control, +Experience] Từ đó

Mylne xác định:

Như vậy một đối tượng có đặc trưng [+Control] (kiểm soát) là một đối tượng:

e khởi xướng hay gây ra toàn bộ sự tình (dù có ý thức hay vô thức); hoặc

e phan ung đối với sự tình va đưa lại một mặt khác cho sự tinh; hoặce sở hữu một thực thé có tham gia sự tình; hoặc

e chứa đựng một thực thể có tham gia sự tỉnh.

Một đối tượng có đặc trưng [+Experience] (chịu ảnh hưởng)” tham gia vào sựtình với tư cách là “người trong cuộc': đối tượng đó đang, hoặc rồi sẽ ở vào mộttrạng thái hay địa điểm, v.v mà vị từ thê hiện (Mylne, 2000:171)

Trong hai ví dụ sau, Mylne tiếp tục lập luận

a Henry loaded the wagon with hay.

(tam dich) Henry chất day xe bang cỏ khô.

b Henry loaded hay onto the wagon.

Henry chất (day) cỏ khô lên xe.

3 Mylne đã rất cần trọng trong việc sử dụng thuật ngữ [Experience] và giải thích rõ ‘experience’ 6 đây không

đông nghĩa với ‘experience’ trong vai nghĩa Experiencer — Nghiệm thê Theo giải thích của Mylne,[Experience] được dich là “chịu ảnh hưởng".

26

Trang 32

Cai xe ở ví dụ a chịu ảnh hưởng của kết quả của sự tình mà vi từ mô tả:

nó trở nên đầy và nặng, nhưng trong ví dụ b, nó không có đặc trưng[Experience] đó mà chỉ đơn thuần là địa điểm Mặc dù có một hàm ý là cómột ảnh hưởng nào đó (chăng hạn như cái xe chuyên sang tình trạng có chứacỏ khô) nhưng vi từ không mô ta là có một tác động cụ thể nào tới cái xe cả.Mặt khác, cỏ khô có đặc trưng [+Experience]: nó chịu ảnh hưởng của kết quảcủa sự tình mà vi từ thé hiện (vị trí của nó bị thay đổi) trong cả hai trườnghop Như vậy, vi cả cỏ khô và xe đều có các đặc trưng [-Control,+Experience] trong ví du a cho nên dé phân biệt được chúng phải viện đến

một đặc trưng khác là đặc trưng [Affected] (chịu tác động):

Đối tượng chịu tác động là một đối tượng “chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nghiêm

trong’ [nguyên văn ultra-experiential] Nó không những chịu ảnh hưởng của

kết quả của sự tình mà cái kết quả đó xuất hiện trong “nội tai’ của nó Nó

tham gia sự tình với tư cách là một “người trong cuộc bị tác động”: nó chịu

ảnh hưởng của kết quả của sự tình và qua đó tính toàn vẹn hay trạng thái bên

trong của nó bị biến đổi (Mylne, 2000:177)

Từ đó, Mylne đưa ra Thang độ Tham gia của Các Vai nghĩa (Role

Engagement Scale) như sau:

+Control -Control

-Experience +Experience -Experience

Có thé xác định được vai nghĩa của các tham thé trong hai vi du a Henry

loaded the wagon with hay và b Henry loaded hay onto the wagon một cáchrõ ràng khi áp dung Thang độ này:

27

Trang 33

+Control | -Control

-Experience +Experience -Experience

Với thé lưỡng phan (binary) của 3 đặc trưng [Kiểm soát] (control), [Chiu ảnh

hưởng] (experience) và [Chiu tác động] (affected), Thang độ Tham gia của

Vai (Role Engagement Scale) giúp nhận diện được các vai nghĩa theo 6 nội

dung cơ bản như sau:

Mức độ + Control (Kiểm soát) -Control

tham gia | -Experience +Experience (chịu ảnh hưởng) -Experience

cua vai -Affected +Affected (chiu tac -Affected

xac dinh động)theo đặc

Nội dung | Proactive Reactive | Responsive | Patien- Activated Non-activated

(chủ động) | (phản xa) (hưởng tive (bi kich (không bi kích

ứng) (thụ hoạt) hoạt)

Một vài Agent Recipient | Experiencer | Patient Theme Location (Dia

vai nghĩa | (Tac thé) | (Tiếp thé) | (Nghiệm | (Thụ thé) | (Đốithể) | diém/ Vi tri),

theo cach Benefi- thé) Instrument Goal (Dich),goi thong ciary Perceiver (Công cụ) | Source (Nguồn),

thường (Đắc lợi (Tri giác Path (Lộ trình),

thể) thé) Percept (Đối

tượng được tri

Bảng 2: Thang độ Tham gia của Các Vai nghĩa (Mylne, 2000:178)

Như vậy “Bảng phân vai” này của Mylne dựa vào 3 đặc trưng

(feature-based), trong đó các vai nghĩa được nhận diện theo 6 nội dung gồm Proactive

(chủ động), Reactive (phan xa), Responsive (phản ứng), Patientive (thụ động),

Activated (bị kích hoạt) và Non-activated (không bị kích hoạt), một sé lượngkhông céng kénh, lại có tính bao quát cao, hàm chứa được hàng loạt các vai

28

Trang 34

nghĩa đã được đề xuất từ trước tới nay mà lại thể hiện được trật tự tầng bậc

của chúng Ngoài ra, việc sử dụng chung một vài đặc trưng làm tiêu chí xác

định các phạm trù làm cho chúng có độ phân biệt cao, rõ ràng và triệt dé hơn

so với nhiêu tác giả trước.

1.3 QUAN DIEM NGHIÊN CỨU CUA LUẬN ÁN

Căn cứ vào những sơ kết ở mục 1.1 và 1.2, luận án chọn hướng tiếp cận

và quan điểm nghiên cứu như sau:1.3.1 Về nghĩa của câu

Như các phan trước đã trình bay, cấu trúc ngữ nghĩa của câu có théđược hiểu theo hai hướng rộng và hẹp Chafe là một đại diện tiêu biểu theoquan điểm khá rộng về cấu trúc ngữ nghĩa của câu, trong đó bao hàm cả nghĩangữ pháp và nghĩa ngữ dụng Luận án đi theo quan điểm này, song chỉ giớihạn cấu trúc ngữ nghĩa của câu vào một phạm vi hẹp để khảo sát: đó là cấutrúc nghĩa biểu hiện của câu, bao gồm vị từ và các tham thê của nó, trong đóvị từ là trung tâm, quyết định số lượng tham thể và vai nghĩa / quan hệ nghĩacủa các tham thể đó với vị từ Tuy nhiên, bản thân các tham thé với những đặctrưng của chúng cũng có tác động trở lại đối với vị từ, tức là với cấu trúcnghĩa của câu Nói cách khác, giữa vị từ và các tham thể của nó có quan hệqua lại đối với nhau chứ không phải chỉ là quan hệ một chiều.

1.3.2 Về các lớp nghĩa, các tham thé và sự thể hiện chúng trên cau trúc cú

Quan niệm của luận án là cau trúc nghĩa biểu hiện của câu có nhiều lớpchồng lên nhau O mỗi lớp, các tham thé có những quan hệ nghĩa có thê đồngnhất, có thê khác biệt nhau Như vậy, một tham thể có thể cùng một lúc cónhiều quan hệ nghĩa, tức là đóng nhiều vai nghĩa khác nhau Cần phải nóithêm rang cái phổ biến trong tương quan giữa cấu trúc cú pháp và cấu trúcngữ nghĩa không phải bao giờ cũng là một-đối-một, như một số tác giả nhận

29

Trang 35

định Nhiều yếu tố, đơn vị ngữ nghĩa trong cấu trúc ngữ nghĩa không phải lúcnào cũng được thê hiện hiển ngôn trên cấu trúc cú pháp Do vậy, trên cau trúccú pháp, với cùng một tham thé có thé vai nghĩa này nối lên trên, che lấpnhững vai nghĩa khác, lớp nghĩa này nổi bật hơn các lớp nghĩa khác, tuỳ từngtrường hợp cụ thể Hơn nữa, các vị từ trong cùng một nhóm cũng có nhữngmức độ thê hiện sự tình khác nhau, một số vị từ có thé thé hiện lớp nghĩa nàyrõ hơn những lớp nghĩa khác và ngược lại Những quan điểm này sẽ được

làm rõ trong các chương sau.

1.3.3 Về số lượng và vị thế của các tham thể

Về số lượng tham thể trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với vị từthuộc nhóm trao/tặng, nói chung đa số các tác giả đều nhất trí cho rằng nhómvị từ này là nhóm tam trị, tức là trong cau trúc nghĩa biểu hiện của câu phải cóba tham thê bắt buộc (diễn tố) thể hiện ba đối tượng tham gia sự tình trao/tặng

là người cho, người nhận và vật trao/tặng Tuy nhiên có phải lúc nào những

vị từ thuộc nhóm này cũng chỉ kết hợp với ba tham thé hay không, có thé ithơn hay nhiều hơn ba tham thể không? Đây là một vấn đề cơ bản được quantâm khảo sát trong nghiên cứu này, trên cơ sở quan niệm mở về ngữ trị củaĐình Văn Đức và Lyons, bao gồm kết trị có tính hằng thể, và diễn trị có tính

chất động Cụ thể là: vị từ trao/tặng được gọi là vị từ tam trỊ với nghĩa chúng

có kết trị 3, nhưng ba diễn tố của chúng có thé là những tham thé gì, đặc trưngra sao, quan hệ của chúng như thế nào, diễn trị của chúng có khả năng biếnthiên đến đâu, chúng có thé kết hợp với bao nhiêu tham thé khác, v.v lànhững điều cần phải được nghiên cứu.

Việc phân định diễn tổ với chu tố là cần thiết dé thấy được những vainghĩa nào thé hiện những đối tượng bắt buộc tham gia trong sự tình với nhữngvai nghĩa thể hiện những đối tượng không bắt buộc Luận án cũng thống nhấtvới sự phân định diễn tố và chu tố như nhiều tác giả đã đề xuất Song trong

30

Trang 36

thực tế ngôn ngữ tự nhiên, nhiều hiện tượng có những mức độ biến thiên khác

nhau (gradience) trong một chuỗi liên tục (continuum) chứ không phải lúc

nao chúng cũng diễn ra trên thé lưỡng cực (bipolar) âm - dương, đúng - sainhư lôgíc hình thức; chang hạn như không nóng chưa chắc đã phải là lạnh mà

giữa nóng và lạnh còn có hang loạt các mức nhiệt độ khác nhau, gây ra cam

giác khác nhau đối với các cá thé tri nhận (individual conceptualizers) khácnhau Nói cách khác, trong ngôn ngữ tự nhiên luôn luôn có vô số vùng mờ,

khó phân lập (fuzzy zones).

Trong sự phân định các vai nghĩa cũng vậy Frawley công nhận rằng

giữa các vai này không có những đường ranh giới rõ nét mà có những vùng

mờ, giao thoa nhau, chồng lấp lên nhau, giống như các vùng màu trong quangphổ Mặt trời Ví dụ: trong thang độ tác nhân (agency scale) có những chỗgiao thoa giữa các vai, tạo điều kiện cho chúng có thể được nâng cấp(promoted) hay giáng cấp (demoted) Quan sát Dao trong Dao làm ditt tay béa? (mẹ hỏi con) Trong câu này Frawley coi Dao là Chủ thé (Author), caohon vai Công cu (Instrument) nhưng vẫn chưa phải là Tác thé (Agent) bởi vìnó trực tiếp thực hiện hành động nhưng không có nét [+Người] và cũng

không có nét [+Chủ ý] (volition) Tuy nhiên, cần phải bố sung vào cách phân

loại của Frawley một điểm rất quan trọng mà nhiều tác giả như Cao XuânHạo (1992) đã nhắn mạnh: một vai nghĩa mà một tham thể nào đó đảm nhiệmcó thê đứng ở vị trí diễn tố trong cấu trúc tham tố của một vị từ này nhưng cóthé chỉ là chu tố trong cau trúc tham tô của một vi từ khác Vi dụ, trong

Trang 37

Như vậy có nghĩa là không thé nhất loạt coi Tác thé, Thụ thé hay Tiếpthé luôn luôn là diễn tố, và liệt Thời gian, Cách thức hay Phương tiện vàohạng chu tố mà phải tuỳ thuộc vào từng vị từ hay nhóm vị từ cụ thể, phải xemnhững đối tượng nao được giả định một cach tất nhiên, đối tượng nao khôngđược giả định một cách tất nhiên trong “khung vị ngữ” (theo thuật ngữ củaCao Xuân Hạo) hay trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Vị từ giả địnhnhững đối tượng nhất định, với những đặc trưng nhất định được phép thamgia cùng nó vào cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Nói cách khác, vị từ cónhững tiêu chí lựa chọn nghiêm ngặt Ví dụ vị từ đá giả định phương tiện déthực hiện hành động phải là chân của một đối tượng [+Động vật tính], nghĩalà phương tiện chân là một chu t6 có tính mặc định (default) trong cau trúcnghĩa biéu hiện của câu Tư cách của nó hơn hắn nhiều chu tô khác như Thờigian, Địa điểm, Phương thức Mặc dầu vậy, không phải lúc nào nó cũng đượcthé hiện hiển ngôn trên cau trúc cú pháp mà trong hau hết các trường hop nó

được “hòa đúc” vào trong vị từ đá Nó chỉ xuất hiện hiển ngôn khi phươngtiện có tính cụ thé hoặc được nhấn mạnh ở một mặt nào đó, vi dụ Roy Keanđá bóng bằng má ngoài chân trái vot xà ra ngoài cẩu môn Nghiên cứu nàykhông quan tâm nhiều đến những chu tố đương nhiên, có mặt trong cấu trúcnghĩa biểu hiện của câu với moi vị từ, ví dụ như các chu tố

Thời gian: hic 4 giờ chiều ngày 20/11 trong budi chúc mừng ngày Nhà

giáo Việt Nam,

Địa điểm: tai nhà hàng Nam Hải,

Mục đích: để thầy phan khởi trước thành công của học trò minh

trong câu như Anh ta tặng sách cho thay giáo cũ qua một người bạn lúc 4 giờchiêu ngày 20/11 trong buổi chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại nhàhang Nam Hai với lòng biết on thay dé thay phan khởi trước thành công củahoc tro minh (vi dụ của Đào Thanh Lan, 2005) Bất kỳ một hành động nào

32

Trang 38

cũng phải xảy ra vào một thời điểm hay trong một quãng thời gian nào đó, ở

một không gian nào đó, theo một cách thức nào đó, với một mục đích nào đó,

vì một lý do nào đó, v.v Vấn đề được tập trung khảo sát là những chu tốđược giả định trong ngữ nghĩa của vi từ, có tư cách hơn han những chu tốbình thường như vừa dẫn Trong số những chu tố này có một số chu tố có

khả năng thay thế cho một diễn tố nào đó trong những trường hợp nhất định.Những chu tổ nào có khả năng đó sẽ được chỉ ra trong luận án này.

Tư liệu được khảo sát trong luận án là các câu trong tiếng Việt và tiếngAnh có vị ngữ là vị từ mang ý nghĩa trao/tặng, như một số ví dụ đã nêu ởtrên Các tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, nhằm đảm bảo

tính xác thực (authenticity) và đa dạng (diversity) cũng như giá tri (validity)

của tư liệu khảo sát Luận án không thực hiện đối chiếu tiếng Việt với tiếngAnh hay một thứ tiếng nào khác mà chỉ nêu ra một số ví dụ để liên hệ, sosánh khi cần thiết mà thôi.

Cấu trúc ngữ nghĩa của câu vốn rất phức tạp, chúng tôi chưa có điềukiện bao quát hết được; do vậy luận án này chỉ tập trung vào cấu trúc nghĩabiểu hiện của câu mà thôi.

Cần nói thêm rang từ đây trở đi thuật ngữ ‘tham thé - participant’ đượcdùng dé gọi tất cả mọi thực thê (đối tượng) tham gia sự tình mà vi từ mô tả.Như vậy, thuật ngữ ‘participant — tham thé’ ở đây không trùng với thuật ngữ

‘participant’ (đối lập với non-participant) mà Frawley (1992) đã sử dụng.Thuật ngữ ‘participant — tham thé’ trong luận án bao hàm cả participant vànon-participant của Frawley, tức là gồm cả diễn tố va chu tố Đây cũng làđiểm khác biệt giữa thuật ngữ tham thé trong luận án này với thuật ngữ thamthé của Diệp Quang Ban (2004) (ông dùng tham thé dé chỉ dién tố, cồn chu tổđược ông gọi là Cảnh huồng) Cách gọi này trong luận án phù hợp với nhữngquan điểm mới đây về vai nghĩa (Gildea và Jurafsky, 2002, Gasser, 2003;

33

Trang 39

García-Miguel và Albertuz, 2005): tất cả đều được gọi là participant — đối

tượng tham gia sự tình; sau đó tùy từng mức độ tham gia mà chúng được chia

thành core participant — tham thể léi/néng cốt, basic participant — tham thécơ bản hay như vẫn thường gọi là dién tố, va peripheral participant — thamthể ngoại vi hay chu to theo cách gọi thông thường Còn thuật ngữ ‘tham to’được dùng dé dịch thuật ngữ argument trong argument structure — cau trúctham to bởi vì argument chỉ tương ứng với điển tổ chứ không bao gồm cả chu

không dẫn các ví dụ có vị từ trao/tặng Tuy nhiên, chúng mới chỉ được đề cập

một cách rải rác, nằm trong tông thé những van dé chung về vai nghĩa, về vị

từ đa trị, v.v chứ chưa được nghiên cứu cụ thể, toàn diện, sâu sắc Đến giữa

thập kỷ 1990 mới bắt đầu xuất hiện một số công trình chuyên sâu về nhóm vịtừ này, tiêu biểu là Newman (1996) và một số cộng sự của ông.

Newman và một số người khác đã tiến hành nghiên cứu những vị từ cóý nghĩa frzo/tặng ở nhiều ngôn ngữ khác nhau và đã có những tông kết quantrọng về nhóm vị từ này Ví dụ:

e Newman khảo sát give trong tiếng Anh, Đức, Nhật, Trung quốc,

và Kalam ở New Guinea;

e Robert nghiên cứu give trong tiếng Amele ở Papua New Guinea;e Tuggy nghiên cứu give trong tiếng Nawatl ở Trung Mỹ;

34

Trang 40

e Wilcox nghiên cứu give trong Ngôn ngữ Cử chỉ My (ASL —

American Sign Language);

e Song nghiên cứu give trong tiếng Thai và tiếng Việt, v.v.

(những nghiên cứu này được tổng hợp trong Newman, 1996 và nhiều côngtrình về sau của ông và các cộng sự) Kết quả nghiên cứu của các tác giả kétrên là những cơ sở quan trọng được tiếp tục phát triển và khảo sát theo mụcđích và nhiệm vụ cụ thể trong nghiên cứu này.

Trước hết, các nhà nghiên cứu này quan niệm rằng hành động trao/tặnglà hành động trong đó một người (người cho) chuyên quyền kiểm soát đối với

một vật nào đó (vật trao/tặng) cho một người khác (người nhận) Mỗi một

hành động trao/tặng cụ thể còn có những đặc điểm riêng biệt khác Nhữngcuộc trao/tặng như tặng quà sinh nhật, mừng tuổi (hay lì-xì) trong những dip

tết ở Việt Nam, Trung Quốc, trao giải trong một cuộc thi, v.v , lại còn có

những nghi thức riêng, phức tạp hơn thế nhiều Để có thể mô tả được vô vànnhững cuộc trao/tặng khác nhau như thế, các ngôn ngữ trên thế giới đều có

hàng loạt vị từ khác nhau, mỗi vị từ mô tả một cuộc trao/tặng theo một cáchthức cụ thé, giữa những đối tượng có những đặc trưng nhất định, với những ýnghĩa văn hoá, xã hội nhất định Việc nghiên cứu những vị từ này ở các ngônngữ có thé phát hiện ra nhiều điều lý thú cả về ngôn ngữ, nhận thức lẫn văn

hoá, xã hội.

O.N Seliverstova (2004) trong khi phân tích thành phần cấu tạo của từ

đa nghĩa trong tiếng Nga cũng dành han một chương dé cập đến động từ dat’— cho Seliverstova đã tiễn hành phân tích khá cặn kẽ các nghĩa (sense) của

động từ dat’ - cho trong tiếng Nga và các kết hop của nó ở từng nghĩa vớiChủ ngữ, Tân ngữ Trực tiếp và Tân ngữ Gián tiếp Sau đó bà đã phân loại các

nét nghĩa này thành các nhóm nghĩa (trên 10 nhóm), từ nhóm nghĩa thông

thường tới nhóm nghĩa có tính hình tượng, ấn dụ Seliverstova cũng chỉ ra

35

Ngày đăng: 10/06/2024, 00:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w