1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay

134 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Trúc Nhà Thờ Công Giáo Tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Từ Năm 1975 Đến Nay)
Tác giả Nguyễn Xuân Lộc
Người hướng dẫn TS.KTS Trịnh Duy Anh
Trường học Trường Đại Học Kiến Trúc Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kiến trúc
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Kiến Trúc
Năm xuất bản 2012
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 31,82 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (7)
  • 3. Nội dung và phạm vi nghiên cứu (7)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (7)
  • Phần II- NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (0)
    • 1.1 Tổng quan về đạo Công giáo .1. Nguồn gốc và lịch sử (9)
      • 1.1.2. Tổ chức và quản trị (12)
      • 1.1.3. Đức tin Công giáo (13)
      • 1.1.4. Thống kê thành viên (13)
    • 1.2. Kiến trúc nhà thờ Công giáo phương Tây 1. Nguồn gốc và sự phát triển của việc xây dựng nhà thờ (14)
      • 1.2.2. Một số phong cách thiết kế chủ đạo (17)
    • 1.3. Lược sử Giáo Hội Công giáo Việt Nam cùng với quá trình hình thành và phát triển kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Việt Nam 1. Thời kỳ sơ khai đến năm 1659 (19)
      • 1.3.2. Thời kỳ từ năm 1659 đến năm 1862 (20)
      • 1.3.3. Thời kỳ từ năm 1862 đến năm 1954 (20)
      • 1.3.4. Thời kỳ từ năm 1954 đến năm 1975 (22)
      • 1.3.5. Thời kỳ từ năm 1975 đến nay (22)
      • 1.4.1. Phân loại sơ lược về chức năng nhà thờ Công giáo (23)
      • 1.4.2. Vị trí và cấu trúc nhà thờ Công giáo (24)
      • 1.4.3. Những cơ sở quanh nhà thờ xứ đạo (26)
    • 1.5. Nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh 1. Lược sử giáo phận Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh (27)
      • 1.5.2. Sơ lược về nhà thờ giáo xứ Công giáo ở thành phố Hồ Chí Minh (28)
  • Chương II CƠ SỞ NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO 2.1. Sự tương tác giữa văn hóa Việt Nam và đạo Công giáo 2.1.1. Văn hóa Việt Nam- một nhân tố góp phần làm biến đổi đạo Công giáo xa lạ thành một tôn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc (0)
    • 2.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến sự hình thành và phát triển con đường “đồng hành cùng dân tộc” của Công giáo Việt Nam (42)
    • 2.1.3. Một số đóng góp của đạo Công giáo đối với văn hóa Việt Nam (43)
    • 2.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Tp.Hồ Chí Minh từ 1975 đến nay 1. Di sản kiến trúc nói chung và nhà thờ Công giáo tại Việt Nam (45)
      • 2.2.2. Những biến động về chính trị xã hội (56)
      • 2.2.3. Nhu cầu về xây dựng mới nhà thờ Công giáo (58)
      • 2.2.4. Sự phát triển của nền kinh tế và kiến trúc Việt Nam trong xu hướng toàn cầu hóa (59)
      • 2.2.5. Tính hội nhập, hỗn dung của đạo Công giáo tại Việt Nam (62)
      • 2.2.6. Sự tác động của các xu hướng kiến trúc trên thế giới (64)
      • 2.3.1. Tính thích nghi của kiến trúc (66)
      • 2.3.2. Sự thích nghi hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo phương Tây qua các giai đoạn lịch sử (68)
      • 2.3.3. Sự thích nghi của kiến trúc nhà thờ Công giáo dưới tác động của văn hóa Việt Nam (73)
  • Chương III NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TP. HCM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY 3.1. Nhận dạng hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay. 3.1.1. Hình thức kiến trúc Cổ điển phương Tây (0)
    • 3.1.2. Hình thức kiến trúc với xu hướng Hiện đại (95)
    • 3.1.3. Hình thức kiến trúc với xu hướng mang sắc thái dân tộc (98)
    • 3.2. Đánh giá hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1975 đến nay (103)
  • Phần III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN (0)

Nội dung

Bởi vì bên cạnh giá trị tự thân phục vụ cho việc hành lễ của giáo dân, kiến trúc nhà thờ còn lưu lại biết bao nét tài hoa, công sức, ý tưởng của những người đã thiết kế, xây dựng nên nó

Mục tiêu nghiên cứu

Qua nghiên cứu, vai trò của hình thức kiến trúc là vô cùng quan trọng trong việc

"giao tiếp" với con người và tạo nên diện mạo cho một nền kiến trúc Hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo mang những nội hàm phức tạp trong đó có cả những vấn đề về lịch sử, văn hóa, giáo lý, đức tin, dân tộc Do vậy, những mục tiêu cụ thể luận văn muốn hướng đến là:

• Sự phát triển của kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Việt Nam và khu vực Sài

Gòn – Tp.Hồ Chí Minh

• Các cơ sở nhận dạng và đánh giá hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Tp.Hồ Chí Minh

• Nhận dạng và đánh giá hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo tại TP.HCM từ 1975 đến nay.

Nội dung và phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm những vần đề liên quan đến nhà thờ Công giáo xét trên những khía cạnh có tác động trực tiếp đến hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh Do vậy hướng tiếp cận của đề tài vào những nội dung cụ thể sau:

• Tổng quan về kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng

• Nghiên cứu các tiền đề của sự phát triển và cơ sở khoa học cho việc nhận dạng, đánh giá kiến trúc nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh

• Nhận dạng, phân loại và đánh giá hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng từ năm 1975 đến nay một cách hệ thống.

Phương pháp nghiên cứu

Với mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu của đề tài đặt ra cho luận văn như trên, để làm sáng tỏ vấn đề cũng như đáp ứng được các yêu cầu đó, chúng tôi tập trung vào một số phương pháp nghiên cứu dưới đây:

• Thu thập tư liệu khoa học làm cơ sở nghiên cứu cho luận văn, chọn lọc hình ảnh với những nét đặc trưng và cụ thể cho từng xu hướng

• Phương pháp thống kê, hệ thống hóa: thông qua việc tập hợp tư liệu ảnh chụp, bài viết, sách báo từ nhiều nguuồn khác nhau để tạo cơ sở có tính định lượng cho các mục tiêu nghiên cứu

• Phương pháp phân tích - so sánh, phân tích - tổng hợp: được sử dụng để xây dựng các lập luận cơ bản, phục vụ cho việc nhận định, đánh giá, và tổng hợp rút ra các kết luận cho mục tiêu nghiên cứu nêu trên.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương I NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Tổng quan về đạo Công giáo 1 Nguồn gốc và lịch sử

Giáo hội Công giáo là một trong những tổ chức lâu đời nhất trên thế giới, Giáo hội Công giáo đã đóng vai trò nổi bật trong lịch sử nền văn minh Phương Tây Đây cũng là tôn giáo được tổ chức lớn và rất chặt chẽ Ngày nay, Giáo hội Công giáo toàn cầu được chia thành nhiều giáo phận ở nhiều quốc gia, thông thường là trên cơ sở lãnh thổ hành chính, lãnh đạo mỗi giáo phận là một vị giám mục

Thuật ngữ Catholic - bắt nguồn từ chữ καθολικός (katholikos) trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là "phổ quát" hoặc “công cộng” - lần đầu tiên được sử dụng để mô tả về một giáo hội Kitô giáo duy nhất từ những năm đầu Thế kỷ thứ II Chữ

‘’Katholikos’’ là biến thể từ chữ ‘’καθόλου’’ (katholou) do sự kết hợp giữa hai từ κατό ολου (kata holou) có nghĩa là tôn giáo mà “ai c ũ ng theo đượ c" Từ nguyên nói trên được dịch sang tiếng Việt là “Công giáo” Như vậy tên gọi Giáo hội Công giáo có nghĩa là “Giáo hội phổ quát” Kể từ sau cuộc Ly giáo Đông - Tây năm

1054, một số giáo hội vẫn còn giữ lại sự hiệp thông với Tòa Roma và vẫn dùng danh xưng là "Công giáo" Trong khi đó, các giáo hội khác ở phía Đông bắt đầu từ chối thẩm quyền tối cao của giáo hoàng và họ coi giáo hội của mình mới là giáo hội

"chính thống" kế thừa nguyên thủy từ thời Chúa Giêsu, vì vậy mới xuất hiện danh xưng "Chính Thống giáo Đông Phương" Sau cuộc Cải cách Kháng Cách hồi Thế kỷ 16, các giáo hội "hiệp thông với Giám Mục Roma" vẫn tiếp tục sử dụng từ

"Công giáo" để chỉ chính mình, nhằm phân biệt với các giáo hội đã tách ra, mà thường được biết đến với tên gọi là Tân giáo hay Tin Lành

Theo sử sách, các tông đồ của Thiên Chúa Giáo đã đi truyền giảng ở Bắc Phi, Tiểu Á, Ả Rập, Hy Lạp và Rome để thành lập những cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên Ngay từ thời sơ khai này, các Kitô hữu bị bắt bớ, đàn áp và hành hạ, thậm chí bị giết chết

6 qua bàn tay quyền lực của Đế quốc La Mã Đạo Công giáo được hợp pháp hóa vào Thế kỷ thứ 4 khi hoàng đế Constantine I ban hành "Sắc lệnh Milano" năm 313

Ngày 27 tháng 2 năm 380, Hoàng đế Theodosius I công nhận Công giáo là quốc giáo của Đế quốc La Mã Thời kỳ lịch sử này đánh dấu sự khởi đầu cho việc thiết lập nền tảng thần học và giáo luật của Giáo hội Năm 386, Công đồng Roma thiết lập Quy điển Thánh Kinh, ra danh sách những quyển sách được Giáo hội chấp nhận từ Cựu Ước và Tân Ước Đến thời Trung cổ sự suy yếu của La Mã đã tạo tiền đề thuận lợi cho Công giáo phát triển Trong thời đại loạn lạc này, những hành động nhân đạo, cứu giúp kẻ khó khăn của các tu sĩ Công giáo nhanh chóng được nhân dân ủng hộ và đi theo Năm 480, Thánh Biển Đức (Benedict) thiết lập hệ thống luật lệ cho việc ra đời các dòng tu Sau đó, các dòng tu Công giáo phát triển mạnh mẽ ở châu Âu vào Thế kỷ thứ 9, nhất là ở Ireland, Scotland thời Phục Hưng Đầu thế kỷ thứ 10, các dòng tu phương Tây lan rộng khắp nơi, dẫn đầu là Dòng Biển Đức Đầu thế kỷ 11, các trường dòng phát triển thành các viện đại học như: Đại học Paris, Đại học Oxford, Đại học Bologna… trước đây chỉ dạy thần học, sau này dạy cả y học, luật pháp, triết học để rồi trở thành nền tảng cho giáo dục hiện đại của phương tây Thời kỳ này, các công trình kiến trúc của Giáo hội đạt đến những tầm cao mới, cực điểm là phong cách kiến trúc Romanesque, Gothique trong các đại giáo đường ở châu Âu Từ năm 1095, thời Giáo hoàng Urbano II, những cuộc Thập Tự Chinh bùng phát Đó là hàng loạt chiến dịch quân sự tại khu vực Đất Thánh (Jerusalem) và những nơi khác như một nỗ lực chống lại sự bành trướng của quân Thổ Nhĩ Kỳ đại diện cho Hồi giáo Trong giai đoạn này, Kitô giáo đã bị các thế lực phong kiến và thậm chí là các giáo hoàng đương thời lợi dụng và diễn dịch theo nghĩa phục vụ cho cuộc chiến của họ Điều đó đã trở thành một trong các nguyên nhân biến Thập

Tự Chinh trở thành một trong những vết nhơ khủng khiếp nhất của lịch sử Kitô giáo Qua một thời kỳ từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 14, Giáo hội Công giáo nguyên thủy dần dần bị phân tách thành hai cực: Tây phương (Latinh), thường được gọi là Giáo hội Công giáo, và Đông phương (Hy Lạp), sau này trở thành Chính Thống giáo Hai giáo hội này bất đồng quan điểm về cách tổ chức, nghi thức và những học

7 thuyết mà đặc biệt là địa vị của giáo hoàng Năm 1492, Christopher Columbus khám phá ra châu Mỹ dẫn đến làn sóng truyền giáo tích cực của Công giáo Roma tại khắp lục địa này Giáo hoàng Alexander VI trao “sứ mệnh” truyền giáo tại vùng đất mới khám phá cho Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Thời kỳ Phục Hưng thế kỷ 15 có một sự kiện đáng quan tâm trong cổ điển học đó là sự xét lại về học thuyết và đức tin của Công giáo Sự lan rộng khắp thế giới của Công giáo song hành cùng chủ nghĩa thực dân châu Âu vươn đến châu Mỹ, châu Á, châu Phi và châu Đại Dương Trong năm 1521, nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan thực hiện chuyến đi truyền giáo đầu tiên đến Philippines Hơn 150 năm tiếp theo, sứ vụ được mở rộng sang tây nam Bắc Mỹ Người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha theo nhà sáng lập Dòng Tên là Francisco Javier đến Ấn Độ và Nhật Bản Cuối thế kỷ 16, hàng chục ngàn người Nhật theo đạo Công giáo Giáo hội tại Nhật Bản phát triển nhưng bị gián đoạn và đàn áp vào năm 1597, dưới thời Shogun (Tướng quân) Tokugawa Iemitsu Iemitsu là vị tướng quân có nỗ lực cô lập Nhật Bản khỏi ảnh hưởng từ ngoại bang Đến thời kỳ hiện đại vào thế kỷ 18 và 19, Giáo hội phải đối mặt với làn sóng truyền giáo mạnh mẽ của Tin Lành, Chủ nghĩa Khai Sáng và Chủ nghĩa Canh Tân Chủ nghĩa Khai Sáng ra đời là một thách thức mới của giáo hội Công giáo, những vấn đề về giáo lý Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng đã được đưa ra bàn thảo dựa trên quan điểm khoa học Chủ nghĩa Vô thần và bài trừ tôn giáo được đẩy mạnh lan rộng khiến giáo hội phải tự vận động để thích nghi với hoàn cảnh và chức năng Nhiều thành phần của giáo hội trên thế giới bị đàn áp, công tác giáo dục, y tế vốn có của giáo hội bị chính phủ kiểm soát

Thời Công đồng Vatican II (1962-1965) do Giáo hoàng Gioan XXIII (Giovanni XXIII) triệu tập, Giáo hội Công giáo trải qua một quá trình cải cách toàn diện Công đồng nhấn mạnh phải nhìn thấy rõ vai trò của Giáo hội Công giáo trong cộng đồng Kitô hữu tin Chúa Giêsu và trong các tôn giáo khác Công đồng được coi là mở ra thời kỳ lịch sử của Giáo hội Công giáo hiện đại Công đồng phát hành nhiều tài liệu về tình trạng Giáo hội, sứ mạng các hội đoàn và tự do tôn giáo Ngoài ra còn ban

8 hành những phương hướng thích nghi dành cho các nghi lễ, trong đó cho phép sử dụng tiếng bản xứ thay vì phải dùng tiếng Latin trong phụng vụ Với việc đăng quang vào năm 2005, Giáo hoàng Biển Đức (Benedict) XVI hiện tại phần lớn vẫn tiếp nối các chính sách của người tiền nhiệm là Gioan Phaolô (Giovanni Paolo) II Hiện tại, Giáo hội Công giáo vẫn nỗ lực cải thiện quan hệ đại kết với các Giáo hội Chính Thống giáo Đông Phương và mở các cuộc đối thoại lớn với Do Thái giáo

Hệ thống phẩm trật của Giáo hội Công giáo đứng đầu là vị giám mục Giáo phận Roma, chức danh là Giáo hoàng Đây là vị trí lãnh đạo tối cao của Giáo hội Công giáo trên toàn thế giới Giáo hoàng cũng là người đứng đầu Thành Vatican, một quốc gia có chủ quyền đầy đủ trên một lãnh thổ nằm trong thành phố Roma Sau khi một vị giáo hoàng qua đời hoặc từ chức, các thành viên dưới 80 tuổi trong Hồng y Đoàn họp tại Nhà nguyện Sistine ở Roma để bầu ra giáo hoàng mới Hồng y là một tước hiệu danh dự mà giáo hoàng ban cho một số giáo sĩ Công giáo, phần lớn là các vị lãnh đạo trong Giáo triều Roma, các giám mục của các thành phố lớn và các nhà thần học lỗi lạc

Giáo hội Công giáo tại từng quốc gia, khu vực, hoặc các thành phố lớn gọi là giáo hội địa phương, được tổ chức thành giáo phận (diocese hoặc eparchies, tùy văn cảnh là đông phương hay tây phương), mỗi giáo phận do một giám mục Công giáo lãnh đạo Tính đến năm 2008, toàn Giáo hội Công giáo (cả Đông phương và Tây phương) gồm 2.795 giáo phận Các giáo phận lại được phân thành rất nhiều cộng đoàn nhỏ được gọi là giáo xứ (hay xứ đạo, họ đạo), mỗi giáo xứ có một hoặc nhiều linh mục, phó tế lãnh đạo dưới quyền của giám mục Giáo xứ là đơn vị có trách nhiệm trực tiếp cử hành thánh lễ, các bí tích và chăm sóc mục vụ cho giáo dân Công giáo Giáo hội Công giáo có tổ chức phân cấp, mỗi cấp có người trị sự được Giáo hội chỉ định với ba chức thánh sau: giám mục, linh mục và phó tế Ngoài ra còn có các thừa tác viên

Kiến trúc nhà thờ Công giáo phương Tây 1 Nguồn gốc và sự phát triển của việc xây dựng nhà thờ

1.2.1 Ngu ồ n g ố c và s ự phát tri ể n c ủ a vi ệ c xây d ự ng nhà th ờ

Giai đoạn đầu những tín hữu theo đạo đầu tiên của giáo hội Công Giáo là người Do Thái và họ tụ họp tại nhà riêng hay trong các hội đường Do Thái (synagogue), như là ngôi đền có phòng Tiệc Ly (Cenacle), nơi xảy ra Bữa Ăn Tối Cuối Cùng giữa Chúa Giêsu và mười hai sứ đồ trước khi bị hành hình trên cây thánh giá Công giáo trở nên một tôn giáo bị cấm đoán sau khi Chúa Giêsu bị đế quốc Roma xử tử Từ đất Do Thái, Công giáo đã được các sứ đồ mang đi rao giảng tại Trung Đông, Phi Châu, và Âu Châu Những tín hữu phải hành đạo một cách bí mật và bị giết một cách dã man nếu bị bắt, ví dụ như bị quăng cho ác thú ăn sống tại giác đấu trường Colosseum ở Roma Trong vòng 250 năm các tín hữu bị ngược đãi và hành hạ bởi đế quốc Roma vì họ từ chối tôn thờ hoàng đế Roma như một vị thần Theo luật Roma sự từ chối này được xem là một sự phản bội và bị trừng phạt bằng án tử hình Tình hình này bắt đầu thay đổi khi hoàng đế Roma Constantine lên ngôi Từ khi còn bé vị hoàng đế này được giáo dục bởi một bà mẹ theo đạo Công giáo Nhờ ảnh hưởng này và vì được trông thấy Chúa Giêsu trong đêm trước một trận chiến lớn mà ông ta đã chiến thắng, ông ta đã chính thức trở lại đạo Công giáo vào lúc 42 tuổi và vào năm 313 sau công nguyên đã ra sắc lệnh Milano cho phép các tín hữu được tự do hành đạo và hoàn trả các tài sản đã bị tịch thu lại cho Giáo hội và giáo dân Sắc lệnh này bảo vệ quyền tự do tôn giáo không những của các tín hữu mà còn của tất cả các công dân Roma khác Trong thời gian bị ngược đãi nói trên (từ thế kỷ thứ

11 nhất đến đầu thế kỷ thứ tư) các Kitô hữu phải hành lễ bí mật trong nhà riêng hay trong những hầm mộ được gọi là hang toại đạo (Hình 1.1a) Dưới thời đế quốc Roma có hai loại nhà chính cho người dân sống trong thành phố: nhà riêng và nhà căn hộ chung cư Những buổi hành lễ bí mật quy tụ nhiều người nên thường được tổ chức tại nhà riêng thay vì căn hộ chung cư Căn nhà riêng điển hình của người Roma (Hình 1.1b) hướng vào bên trong và gồm nhiều phòng được sắp xếp chung quanh một sân trước và một sân sau Ánh sáng và không khí đều lấy từ hai sân này Kiến trúc nhà ở Roma có vài ảnh hưởng sau này đến kiến trúc nhà thờ kiểu basilica từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ năm sau công nguyên Không gian sân trước của căn nhà (atrium) có hồ chứa nước mưa được dùng như một nơi cử hành nghi thức rửa tội và sau này trở thành sân trước của basilica với một hồ nước ở trung tâm Sảnh của căn nhà (vestibulum) biến thành tiền sảnh của basilica (narthex)

Hầm mộ là những nghĩa trang nằm trong lòng đất và có những đường hầm quanh co cao khoảng 2 mét rưỡi Những tín hữu đầu tiên được chôn cất ở đây và không theo tập tục thiêu xác vì họ tin rằng người chết sẽ được sống lại vào ngày phán xét cuối cùng Lúc đầu hầm mộ được dùng cho tang lễ nhưng về sau trở thành nơi cử hành thánh lễ trong thời Kitô giáo bị cấm đoán, và bây giờ lại trở nên những trung tâm cầu nguyện và hành hương

Sau khi chính quyền Roma cho phép các tín hữu được theo đạo Chúa một cách công khai và hợp pháp, họ cần tụ họp và hành lễ ở những tòa nhà với không gian lớn hơn nhà riêng rất nhiều Vào lúc đó những công trình duy nhất thỏa mãn được nhu cầu này là những tòa nhà hội họp lớn và công cộng của người Roma được gọi là basilica Những tòa nhà lớn này thường tọa lạc tại những quảng trường lớn (forum) của những thành phố trong đế quốc Roma và được dùng cho những buổi họp đông người, những phiên chợ, và những vụ xử của tòa án Bắt đầu từ đây nhiều basilica đảm nhận thêm công năng hành lễ Kitô giáo Nhờ đó chữ “basilica” về sau còn có nghĩa là nhà thờ và kế đó là “vương cung thánh đường” Kiến trúc nhà thờ không bắt chước mô hình của những ngôi đền Roma (trong đó những thần Roma được thờ phượng, như thần chiến tranh Mars và thần biển Neptune) bởi vì những ngôi đền

12 này nhỏ bé hơn basilica và không chứa nổi số lượng giáo dân đông đảo Vì số giáo dân càng ngày càng tăng, nhiều nhà thờ mới được xây dựng theo mô hình của basilica ở các vị trí sau đây:

• Trên nền đất của các nhà ở cũ của giáo dân được dùng trước đây làm nơi hành lễ

• Ở những chỗ có mộ thánh hay di chỉ thánh tích

• Ở lối vào của các hầm mộ

Một dự án basilica tiêu biểu (Hình 1.2) gồm có những thành phần sau đây từ ngoài vào trong: sân trước (Atrium) là một sân lớn nằm phía trước tòa nhà, được bao quanh bởi hành lang với nhiều cột, và có một hồ nước ở trung tâm Hậu thân của sân này là những sân nằm trước các nhà thờ của những thời đại sau như Sân của Basilica Sant’Ambrogio ở Milano (Ý) (Hình 1.2a) và Quảng trường vĩ đại của Basilica Saint Peter ở Roma (tức là Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô tại Vatican)

Thánh Đường Basilica (Hình 1.2b) là một tòa nhà lớn với các không gian sau đây:

• Một tiền sảnh (narthex) ở lối vào

• Một đại sảnh (nave) cao hai tầng, với mỗi bên có nhiều cửa sổ trên cao và một hàng cột ở dưới

• Một hay hai gian phụ (aisles) ở mỗi bên của đại sảnh nhưng thấp hơn và cách nhau bằng những hàng cột

• Một bệ cao (bema) và rộng để có đủ chỗ cho bàn thờ và số lượng tu sĩ đông đảo Dần dà diện tích của bệ này được mở rộng thêm ra hai bên hông thánh đường để có thêm chỗ cho các sinh hoạt hành lễ, do đó tạo nên nhánh ngắn (transept) của cây thánh giá Latin trong mặt bằng những thánh đường Tây Phương sau này (Thánh giá Latin là thánh giá được tạo nên bởi một nhánh dài và một nhánh ngắn, và được dùng trong nhiều nhà thờ của Tây Âu, trong khi đó thánh giá Hy-lạp gồm có hai nhánh dài bằng nhau và được dùng trong các nhà thờ Chính Thống Giáo ở Đông Âu và Nga.)

• Một hậu cung hình bán nguyệt (apse) nằm ở cuối tòa nhà và là nơi các vị quan tòa trước đây ngồi xử trong các phiên tòa

Mô hình basilica đã phục vụ cho những nhu cầu hành lễ của Giáo Hội Kitô trong khoảng 200 năm (thế kỷ thứ 4 và thế kỷ thứ 5) và cho đến ngày Đế quốc Roma sụp đổ, rồi được thay thế bởi một kiểu nhà thờ khác gọi là Romanesque vào thời đại Trung Cổ tiếp theo sau (từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 12)

Một trong số những ảnh hưởng trên kiến trúc nhà thờ là kiến trúc lăng mộ Lăng mộ giới quí tộc La Mã trong thời kì này có dạng hình vuông hoặc tròn với mái vòm bên trên, trung tâm lăng mộ là một quan tài Hoàng đế Constantine đã xây dựng cho con gái của mình là Costanza một lăng mộ (Hình 1.3a) với trung tâm công trình là khối trụ tròn, bao quanh là một dãy hành lang thấp được ngăn cách bời hàng cột, lăng mộ nơi chôn cất Santa Costanza đã trở thành nơi thờ tự sau này Đó cũng là công trình nhà thờ trong giai đoạn đầu tiên có mặt bằng hướng tâm chứ không phải trải dài

Những nhà thờ cổ dạng tròn hoặc hướng tâm như thế này rất hiếm, cấu trúc nhà thờ dạng này mong muốn mọi người tập trung vào trung tâm chứ không theo trục như những loại hình nhà thờ khác

Hầu hết các nhà thờ hay thánh đường lớn hiện nay chúng ta thấy đều có hình dạng mặt bằng là chữ thập Latin hay Hy Lạp Kiến trúc nhà thờ dạng này phát triển dựa trên nền tảng của basilica thời cổ La mã sau đó thêm một cánh ngang thành kiểu chữ thập Latin , nếu như bốn cánh bằng nhau thì là kiểu chữ thập Hy Lạp, tại giao điểm của hai cánh chữ thập là nơi đặt tháp đèn lồng, điểm cao nhất của nhà thờ

1.2.2 M ộ t s ố phong cách thi ế t k ế ch ủ đạ o

Phong cách Romanesque: Từ thế kỷ thứ V nhà thờ Công giáo mang phong cách

Roman (Hình 1.4) với những vòm cuốn bán nguyệt, tường dày, cửa sổ mở rất ít và rất hẹp, kết cấu chịu lực chính là tường gạch, đá Độ cao của sống mái gian thờ thường chỉ đạt từ 8m đến 12m Muốn nâng cao lên mình thì tường càng phải dày và cửa sổ càng phải mở ít để tường đủ sức chịu lực nén của mái và tường phía trên Cho nên nhà thờ phong cách Roman có nội thất tăm tối, nặng nề Người đầu tư cho

14 việc xây dựng nhà thờ là các tu viện, về kỹ thuật xây dựng thì các phường thợ đảm nhiệm làm theo kinh nghiệm lâu đời của mình

Phong cách Gothique: Khoảng thế kỷ thứ XII, nhà thờ Công giáo được làm theo phong cách Gothique (Hình 1.5) Kiến trúc Gothique là một bước tiến vượt bậc, là đỉnh cao khoa học kỹ thuật xây dựng đương thời Các nhà thờ phong cách Gothique được sinh ra từ nhiệt tâm tín ngưỡng và sự giàu có của các thành thị Do đó kiến trúc Gothique mang tính nhân dân hơn Ngoài việc thờ phụng Chúa, nhà thờ còn là nơi hội họp, tranh luận về nghệ thuật, về các hợp đồng thương mại và biểu diễn văn nghệ Vì vậy, bàn trong nhà thờ cần nhiều ánh sáng Kỹ thuật xây dựng mới đã giúp nhà thờ Gothique vươn cao lên và mở được nhiều cửa sổ Đó là phát minh ra hệ thống cuốn bay và cột bố trí bên ngoài nhà thờ, khiến tường nhà thờ ít chịu lực, có thể xây cao lên và trổ nhiều cửa sổ

Phong cách Phục hưng: đến thế kỷ thứ XVI, một số nhà thờ Công giáo được xây dựng theo phong cách Phục hưng Italia (Hình 1.6) Phong cách kiến trúc Phục hưng sử dụng ngôn ngữ kiến trúc Hy Lạp – La Mã với những chi tiết thức cột phong phú và tổ hợp hình khối đồ sộ - phức tạp Rất nhiều nhà thờ Công giáo được xây dựng theo phong cách này Đạo Công giáo phát triển mạnh mẽ khắp thế giới và khắp mọi nơi đều xây dựng nhà thờ chủ yếu theo ba phong cách trên Phổ biến nhất là phong cách Gothique, sau đến Romanesque và cuối cùng là phong cách cổ điển Hy Lạp – La Mã và Phục hưng ở một số nước người ta cũng làm nhà thờ Công giáo theo phong cách kiến trúc địa phương nhưng không nhiều như ở Istanbul, nhà thờ Haghia Sophia được xây dựng theo phong cách Byzantine, ở Việt Nam có nhà thờ Phát Diệm (Hình 1.8a) xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam Từ cuối thế kỷ XIX, kiến trúc sư Antonio Gaudi đã xây dựng ngôi nhà thờ Sagrada Familia (Hình 1.7a) ở Barcelona (Tây Ban Nha) theo xu hướng chủ nghĩa “biểu hiện” Công trình được khởi công vào năm 1884 đến 1926 bị bỏ dở vì cái chết đột ngột của tác giả, đến nay vẫn chưa hoàn thành Đây là ngôi nhà thờ hoành tráng và lạ lùng nhất, theo chủ trương “thiên nhiên hóa” kiến trúc của Gaudi và nó mang tính chất tạo hình Về đại

15 thể, Sagrada Familia vẫn là một nhà thờ Gothique nhưng đã được tạo hình như được

“nặn” từ vật liệu thiên nhiên Nó là một mắt xích trung gian giữa Gothique và nghệ thuật điêu khắc, nó mang đậm tính chất của chủ nghĩa biểu hiện Chủ trương của Vantican đã cho phép ra đời nhiều kiệt tác kiến trúc, góp phần đẩy nghệ thuật kiến trúc tiến lên Những sáng tạo nhà thờ theo chủ nghĩa “biểu hiện” nhiều hơn cả Sau Sagrada Familia của Gaudi, năm 1955 Le Coibusier làm ngôi nhà thờ Ronchamp ở Pháp, rồi nhà thờ Firmini cũng ở Pháp Năm 1960 Oscar Niemyer làm ngôi nhà thờ ở Brasilia, 1964 Kenzo Tange xây dựng nhà thờ Đức bà ở Tokyo, Mỹ và Ba Lan Nhiều ngôi nhà thờ theo xu hướng chủ nghĩa “biểu hiện” được xây dựng rất đa dạng và phong phú.

Lược sử Giáo Hội Công giáo Việt Nam cùng với quá trình hình thành và phát triển kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Việt Nam 1 Thời kỳ sơ khai đến năm 1659

Lịch sử Công giáo Việt Nam ghi nhận giáo sĩ đầu tiên đến Việt Nam giảng đạo ở làng Ninh Cường, Quần Anh, Nam Chân (Nam Ninh – Nam Định) và ở Trà Lũ, Sơn Nam (Xuân Thủy, Nam Định là Inikhu (Inogo) Thời điểm giáo sĩ đến Việt Nam là năm 1533, đời vua Lê Trang Tông Dòng Đa Minh là dòng truyền giáo đầu tiên ở Đàng Trong và Chân Lạp (Nam Bộ) trong khoảng thời gian từ năm 1550 đến năm

1631 Năm 1615, giáo sĩ Buzomi của dòng từ Macao (Trung Quốc) đi vào Đàng Trong, đến cuối năm 1615 chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên (1613-1635) cho phép Buzomi xây hai thánh đường : một ở Hải Phố và một ở Quảng Nam Có thể xem đây là những thánh đường được xây dựng sớm nhất ở Việt Nam Năm 1659, dựa vào sự chia cắt của Trịnh – Nguyễn , Giáo hội La Mã thiết lập địa phận Đàng Trong và Đàng Ngoài

Cơ sở tôn giáo trong thời kì này hiện có những nhận định và số liệu khác nhau Theo cuốn “Kỷ yếu năm thánh giáo phận Vinh”(Tòa giám mục Xã Đoài , 1992 , Tr.8) viết :”Năm 1657, Đàng Ngoài có 414 nhà thờ, thì Nghệ An đã có 120, nhà nào cũng có bàn thờ ở gian giữa Những cơ sở tôn giáo trên là hết sức nhỏ bé, dân gian

16 gọi các cơ sở này là “nhà giáo” bởi chúng chưa phải là nhà nguyện và càng không phải là nhà thờ xứ

Từ giữa thế kỷ 17 công cuộc truyền giáo ở Việt Nam nổi lên vai trò của Hội thừa sai Paris thành lập năm 1658 Giáo hội Công giáo Việt Nam dần đi vào ổn định, các xứ đạo, họ đạo được phân ranh giới và đi vào sinh hoạt Đến thời Nguyễn từ năm

1802 đến năm 1862 là thời kì Công giáo Việt Nam trải qua cuộc cấm đạo gay gắt Tuy nhiên thời kì vua Gia Long cầm quyền (1802-1819) thì đạo Công giáo yên ổn phát triển, đến năm 1820, Minh Mạng lên nối ngôi vua Gia Long đã ban đạo dụ cấm đạo thứ nhất, tiếp đến là các đạo dụ cấm đạo đời vua Thiệu Trị và Tự Đức đều dựa trên tinh thần của những đạo dụ của Minh Mạng nhưng nghiêm khắc và ngặt nghèo hơn Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà Nẵng, triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng Pháp Năm 1862 , nhà Nguyễn phải nhượng bộ thực dân Pháp bỏ lệnh cấm đạo

Về nhà thờ Công giáo thì cùng với việc lập các xứ, họ đạo là việc xây dựng các nhà thờ xứ đạo Quy cách xây dựng nhà thờ thời kì này như thế nào thì nguồn tư liệu rất ít ỏi, đa số các nhà thờ trong giai đoạn này đã không còn hiện diện vì nhiều nguyên nhân: thời tiết tàn phá, sử dụng vật liệu không bền vững, chính sách cấm đạo gay gắt của chính quyền phong kiến Về vật liệu đại đa số các nhà thờ được làm bằng gỗ hoặc tranh tre, nứa lá Nhà thờ thường được kết cấu sao cho dễ dàng tháo dỡ mỗi khi có lệnh cấm đạo của nhà nước phong kiến Hầu hết nhà thờ thời kì này đều làm giống như nhà dân, nhưng của được mở ra hai bên cho giáo dân đến dự lễ nếu trong nhà chật người

Từ năm 1862, nhà Nguyễn bỏ lệnh cấm đạo, tuy nhiên từ năm 1862 đến 1885 các văn thân sĩ phu dấy lên phong trào “Bình Tây, sát tả” – đánh Pháp và tàn sát tả đạo (đạo Công giáo) vì vậy mà hoàng loạt các nhà thờ Công giáo tiếp tục bị phá hủy Đến sau năm 1885, khi thực dân Pháp đặt ách thống trị lên đất nước ta thì đạo Công

17 giáo mới có điều kiện để phát triển Nếu như cuối thế kỷ 19 có khoảng 600.000 tín đồ, 365 linh mục thì đến năm 1933 có 1.297.228 giáo dân và năm 1938 là trên 1.500.000 giáo dân với 979 linh mục

Thời kì này là thời kì hàng loạt các cơ sở tôn giáo được xây dựng với quy mô lớn nhỏ khác nhau và hầu hết các cơ sở đó vẫn còn hiện diện cho đến ngày nay Ngay tại Sài Gòn, cơ sở đầu tiên của Công giáo được xây dựng một cách quy mô và to lớn là nhà thờ và tu viện của dòng thánh Phao Lô ở đường Tôn Đức Thắng, quận I , thành phố Hồ Chí Minh do Nguyễn Trường Tộ thiết kế và chỉ huy thi công, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng giữa năm 1864 Đến ngày 07-10-1877, lễ đặt viên gạch để xây dựng nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được tiến hành Người chỉ đạo thi công là kiến trúc sư Bourd, công nhân xây dựng là những người thợ Việt Nam khéo tay và tài hoa Sau ba năm thi công ngày 14-4-1880 nhà thờ Đức Bà Sài Gòn chính thức hoàn thành Công trình cao 57m, rộng 28m và dài 93m Tường nhà thờ được xây bằng gạch trần đặc biệt được chuyển từ Marseille (Pháp) sang với khả năng không ngấm nước, không phai màu, không mọc rêu Sau năm 1954, nhà thờ Đức Bà trở thành nhà thờ chính tòa, đến tháng 3 năm 1962 thì Tòa Thánh La Mã phong tước hiệu Vương cung thánh đường cho nhà thờ Đức Bà Sài Gòn Ở Hà Nội thì nhà thờ lớn Hà Nội cũng được khỏi công vào đầu năm 1884 và cơ bản hoàn thành vào năm

1887, nhà thờ theo lối kiến trúc Gothique với hai tháp chuông hai bên, mỗi tháp cao 22m Trong giai đoạn này không thể không nhắc đến một cơ sở tôn giáo đó là nhà thờ lớn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), tác giả là linh mục Trần Lục (1825-

1899) Khu quần thể gồm 3 hang đá nhân tạo, 5 nhà nguyện nhỏ, nhà thờ đá, nhà thờ lớn và phương đình Nhà thờ được thiết kế theo phong cách Á Đông như cấu trúc sáu hàng cột, diềm mái, lợp ngói vẩy, phương đình hình dáng tựa như cổng tam quan, phía trước nhà thờ là hồ nước lớn, phía sau là núi đá nhân tạo dựa trên quan niệm phong thủy Đông phương

Như vậy kiến trúc nhà thờ Công giáo trong giai đoạn này khá đa dạng Có rất nhiều nhà thờ theo lối kiến trúc Tây phương như Kẻ Sở, nhà thờ lớn Hà Nội, nhà thờ Đức

Bà Sài Gòn Nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều nhà thờ được thiết kế mang

18 phong cách Á Đông (người dân theo đạo Công giáo thường gọi là nhà thờ Nam) như nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ thôn Đông (Nam Định)

1.3.4 Th ờ i k ỳ t ừ n ă m 1954 đế n n ă m 1975 Đây là thời kỳ đất nước Việt Nam chia làm hai miền, Giáo hội Công giáo ở miền Bắc thời kì này tương đối ổn định Các địa phận, hạt đạo, xứ đạo không phát triển thêm Năm 1954, 1955 giáo dân di cư vào miền Nam với số lượng lớn, một số cơ sở tôn giáo thời kì này bị phá hủy và xóa sổ do chiến tranh phá hoại của Mỹ Đối với giáo hội Công giáo miền Nam thì đây là thời kì phát triển mạnh mẽ về số lượng giáo dân , kéo theo là việc gia tăng các xứ đạo, họ đạo, lập thêm các giáo phận mới Tiêu biểu cho sự phát triển này là giáo phận Sài Gòn, năm 1954-1955 giáo phận tiếp đón gần nửa triệu giáo dân di cư từ miền Bắc vào Hàng loạt các xứ đạo và họ đạo ra đời, kể từ năm 1954 đến 1975 , giáo phận phát triển thêm 143 giáo xứ Như vậy trong vòng 21 năm số giáo xứ tăng lên gấp 4 lần so với 300 năm trước đó

Giáo xứ ra đời kèm theo đó là việc xây dựng nhà thờ xứ Kiến trúc nhà thờ thời kì này khá đa dạng, hầu hết được làm bằng vật liệu xi măng, cốt thép Kiến trúc theo kiểu hiện đại, không theo mẫu gothique hay phong cách Á Đông như các nhà thờ xây dựng trước đó Nhiều nhà thờ xứ đạo do xây dựng ở thành phố với không gian chật hẹp nên xây thành hai tầng, cấu trúc cũng không theo một khuôn mẫu nhất định Những nhà thờ xây dựng thời kì này không có đường kiệu, nhà dãy, hội quán, và nhà kèn Bên cạnh nhà thờ thường có nhà cha sở, phòng khách, có thêm một số phòng học giáo lý và văn hóa

Sau năm 1975, đất nước Việt Nam thống nhất, Giáo hội Công giáo Việt Nam quy về một mối và dần đi vào ổn định Năm 1980, Hội đồng giám mục Việt Nam họp, ra thư chung, với chủ trương “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc” Năm 1986, Đảng Cộng Sản Việt Nam họp Đại hội đại biểu lần thứ VI với đường lối đổi mới toàn diện, qua đó có cách nhìn cởi mở, biện chứng hơn về tôn giáo Các cơ sở tôn giáo

Nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh 1 Lược sử giáo phận Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh

1.5.1 L ượ c s ử giáo ph ậ n Sài Gòn - thành ph ố H ồ Chí Minh

Tại thành phố Hồ Chí Minh lịch sử Công giáo ghi nhận rằng, từ năm 1641 đến năm 1645, nhiều giáo dân Công giáo chạy trốn cuộc cấm đạo của chúa Nguyễn đã đến một số địa phương vùng Thủy Chân Lạp (nay là đồng bằng sông Cửu Long) như: Chợ Quán, Gia Định, Lái Thiêu, để làm ăn sinh sống và quy tụ thành những cộng đoàn đầu tiên Vùng đất Sài Gòn lúc đó đã có các gia đình Công giáo chạy trốn lệnh cấm đạo và làm ăn buôn bán tại Cù lao Phố, khu Chợ Quán,Gia Định Đến thời kì của vua Gia Long, Công giáo Gia Định - Sài Gòn họat động thuận lợi Các triều đại Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cấm đạo, nhiều nhà thờ bị triệt hạ, (nhà thờ Chợ Quán bị phá thành bình địa năm 1834), nhiều giáo sĩ và giáo dân bị bắt hoặc tản về các miền Gò Vấp, An Nhơn, Xóm Chiếu hoặc những vùng miền Đông như: Đất Đỏ, Tân Triều, Lái Thiêu Đến khi Pháp chiếm Gia Định vào tháng 2 năm 1859, nhiều cơ sở được phục hồi và phát triển: nhà thờ Xóm Chiếu xây dựng năm 1861, tái lập và hình thành nhiều giáo xứ mới như: Chợ Quán, Cầu Kho, Chợ Lớn, Cầu Bông, An Nhơn, Gò Vấp… Năm

1960 giáo phận Sài Gòn được nâng lên hàng tổng giáo phận gồm: Sài Gòn,Vĩnh

Long, Cần Thơ, Đà Lạt, Mỹ Tho, Long Xuyên Năm 1975, Tòa Thánh lập thêm giáo phận Phan Thiết thuộc tổng giáo phận Sài Gòn Sau 30-4-1975, giáo phận Sài Gòn đổi tên thành giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh Từ ngày 2-4-1998, giám mục Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn nhận chức tổng giáo mục giáo phận Thành phố

Hồ Chí Minh và đến ngày 21-10-2003 được nhận mũ đỏ Hồng Y tại Roma Hiện

24 nay, giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh có 15 giáo hạt nằm rải rác trên địa bàn 23 quận huyện của thành phố và một số họ đạo nằm trong huyện Củ Chi

1.5.2 S ơ l ượ c v ề nhà th ờ giáo x ứ Công giáo ở thành ph ố H ồ Chí Minh

Mỗi một giáo xứ Công giáo ở Thành Phố Hồ Chí Minh đều có nhà thờ giáo xứ, vừa là nơi làm việc của linh mục phụ trách giáo xứ, vừa là nơi giáo dân đến thực hiện ghi lễ tôn giáo Thành phố Hồ Chí Minh hiện có cả thảy là 206 ngôi nhà thờ

Công giáo, trong đó có 198 nhà thờ giáo xứ thuộc giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh và 8 nhà thờ giáo xứ ở giáo hạt Củ Chi

Mặc dù thể loại kiến trúc nhà thờ Công giáo chỉ bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ một vài thế kỷ trở lại đây nhưng cũng đã mang lại những phong cách kiến trúc mới cũng như cách nhìn nhận về thể loại kiến trúc tôn giáo Khi đạo Công giáo mới du nhập vào Sài Gòn thì chỉ xuất hiện những dạng kiến trúc đơn giản,chủ yếu mang tính chất hữu dụng (như những nhà nguyện nhỏ), dần dần các kiến trúc nhà thờ phương Tây đã du nhập vào, hình thành và phát triển cho đến ngày nay Tuy nhiên vào những ngày đầu, các dạng kiến trúc này mang phong cách hoàn toàn của phương Tây, từ hình dáng tổng thể đến các chi tiết, hoa văn trang trí Các thức kiến trúc cổ điển sau đó dần được chuyển hóa và phát triển Trải qua qua trình sử dụng lâu dài, một số nhà thờ đã được cải tạo mới, đơn giản hóa các chi tiết kiến trúc nhất là từ năm 1990 trở lại đây, các hình thức kiến trúc và trang trí truyền thống Việt Nam được đưa nhiều hơn vào nhà thờ Công giáo, tạo nên những nét đặc trưng riêng cho nhà thờ Công giáo Việt Nam

Trong thời gian bị ngược đãi (từ thế kỷ thứ nhất đến đầu thế kỷ thứ tư) các

Kitô hữu phải hành lễ bí mật trong nhà riêng hay trong những hầm mộ được gọi là hang toại đạo

3 fauces : hành lang bên cạnh văn phòng

6 compluvium : lỗ hổng trên mái để nhận nước mưa rơi xuống hồ nước ở sân bên dưới

7 impluvium : hồ nước nông, hình chữ nhật, để chứa nước mưa

8 tablinum : văn phòng của chủ nhà, dùng để tiếp khách

16 exedra : phòng phía đằng sau, dùng để ngồi thư giãn, nói chuyện, suy tư, hay bàn luận

Hình 1.1b - Kiến trúc nhà ở Roma [Ngu ồ n: Internet]

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ THỜ

Sân của Basilica Sant’Ambrogio ở Milan

Hình 1.2b - Mặt bằng và phối cảnh của Vương Cung Thánh Đường Thánh Peter cũ gồm có sân trước (atrium), tiền sảnh (narthex), đại sảnh (nave), hai gian phụ (aisles) ở mỗi bên của đại sảnh, bệ cao (bema) nối dài qua hai bên hông để tạo thành nhánh ng ắ n c ủ a cây thánh giá (transept), và hậu cung hình bán nguyệt (apse)

Hình 1.2c - Nội thất Basilica Sant’Apollinare

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ THỜ

Ngoại thất và nội thất lăng mộ của

Hình 1.3b - Sự thay đổi hình thức mặt bằng từ hướng tâm sang chữ thập Latinh

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ THỜ

Nhà thờ Notre Dame du Puy tại Pháp Nhà thờ theo phong cách

Nhà thờ Lisbon tại Bồ Đào Nha Nội thất nhà thờ St Philibert tại Pháp

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THEO PHONG CÁCH

Hình 1.5a - Thánh đường Milan tại Italia

Một trong những nhà thờ theo phong cách Gothique và là nhà thờ lớn thứ tư trên thế giới

Cuốn bay của Thánh đường Milan Nội thất Thánh đường Milan

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THEO PHONG CÁCH

Nội thất Thánh đường San Giorgio Mặt đứng Thánh đường San Giorgio

Hình 1.6c - Thánh đường San Giorgio, Venice, Italia

Thánh đường thiết kế bởi Andrea Palladio được xây dựng từ năm 1566 đến 1610

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THEO PHONG CÁCH

Hình 1.7b - Church of the Three Crosses

Vuokseniska, Phần Lan (KTS Alvar Aalto)

Familia ở Barcelona (Tây Ban Nha)

Hình 1.7c - Nhà thờ Wolfsburg tại Đức

Hình 1.7d - Nội thất nhà thờ Wolfsburg tại Đức

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THEO MỘT SỐ

Hình 1.8b - Một nhà thờ tại tỉnh An Giang

Hội (thành phố Hồ Chí Minh)

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ THEO MỘT SỐ

Nhà thờ Lớn Hà Nội

Hình 1.9c - Nhà thờ Đức Bà - Thành phố

VỊ TRÍ NHÀ THỜ CÔNG GIÁO HÌNH 1.9

Hình 1.10a - Mặt bằng nhà thờ xứ đạo điển hình

Hình 1.10b - Mặt đứng chính nhà thờ xứ đạo điển hình

CẤU TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO

(NHÀ THỜ XỨ ĐẠO) HÌNH 1.10

CƠ SỞ NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO

2.1 Sự tương tác giữa văn hóa Việt Nam và đạo Công giáo

2.1.1 V ă n hóa Vi ệ t Nam - m ộ t nhân t ố góp ph ầ n làm bi ế n đổ i đạ o Công giáo xa l ạ thành m ộ t tôn giáo g ầ n g ũ i v ớ i v ă n hóa dân t ộ c

Khái niệm “ Hội nhập văn hoá” được Giáo hội dùng vào những năm 70 của thế kỷ trước Nội dung của nó là “đưa lời Chúa vào nền văn hoá bản xứ và cũng là việc dẫn nhập các nền văn hoá đó vào đời sống giáo hội” Lúc đầu nó chỉ mang tính một chiều, có nghĩa là văn hóa Việt Nam phải thay đổi cho phù hợp với đạo Công Giáo nên bắt giáo dân phải phá bàn thờ tiên tổ, cắt tóc ngắn, mang tên thánh nước ngoài Năm 1979, nó mới thêm chiều thứ hai là chọn lọc tinh hoa văn hoá các dân tộc đưa vào sinh hoạt của đạo như dùng các làn điệu dân ca, kiến trúc, nhạc cụ, ngôn ngữ dân tộc

Những chống đối và cả thất bại buổi đầu truyền giáo đã buộc các giáo sĩ phải “nhập gia tuỳ tục” Trước tiên, để có thể giao tiếp với người dân và truyền giáo được thì phải biết tiếng Việt Vậy là nhiều giáo sĩ đã học tiếng Việt, rồi tìm cách để ghi lại thứ tiếng này Kết quả là chữ quốc ngữ đã ra đời Tiếp đó, nhiều kinh, sách của đạo được dịch ra tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số như Banar, Chàm, Khơme, Cơ Ho từ khá sớm và ngày càng gần gũi với người dân Tiếng Latin được thay thế dần bằng tiếng Việt hoặc chữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam Để không trở thành xa lạ, người Công giáo Việt Nam đã sớm gọi tên các danh từ riêng hay kinh nhà đạo của mình theo ngôn ngữ Việt Ví dụ như: Xuân Bích, Biển Đức, Vinh Sơn, Đắc Lộ hay Đức Chúa Trời thay vì gọi là Sulpicien, Benedict, Vincent, Alexandre de Rhodes hay Deus

Về phong tục, điều may mắn là đối với Việt Nam, tinh thần hội nhập văn hoá đã có từ rất sớm Thế nhưng trên thực tế, không hiểu vì quá nhiệt thành hay vì cứng nhắc mà một số giáo sĩ đã bắt người mới gia nhập đạo phải bỏ y phục truyền thống, cắt

26 tóc ngắn, bỏ tên cúng cơm cha mẹ đặt cho, thậm chí phá bàn thờ tiên tổ Một số giáo sĩ tiến bộ đã phản đối cách làm này và ủng hộ các tập tục làm đám ma trọng thể, cắm cây nêu ngày tết của người Việt Tinh thần đổi mới cùng với áp lực từ chính văn hoá của cộng đồng, giáo hội Việt Nam cũng dần chấp nhận cho người Công giáo được làm các nghi lễ theo truyền thống dân tộc

Một ảnh hưởng của văn hoá Việt là góp phần làm thay đổi thái độ đối với các tôn giáo khác Văn hóa Việt Nam vốn khoan dung về tôn giáo nên chấp nhận “tam giáo đồng nguyên”, “tam giáo đồng quy” Khi đạo Công giáo xuất hiện đã coi tất cả các tôn giáo khác là ma quỷ, là đạo dối Thái độ này bị phản ứng dữ dội của các tôn giáo khác và cả cộng đồng Đạo Công giáo đã dần dần thay đổi quan niệm Từ chỗ chỉ chấp nhận hôn nhân cùng đạo đến chỗ gọi các tôn giáo khác “là bạn”, khuyến khích các tín đồ đối thoại, thăm viếng nhau là một bước tiến dài Từ chỗ độc quyền

“ơn cứu độ”, tranh luận để chứng minh Công giáo là đạo chính, lôi kéo tín đồ của các tôn giáo khác đến chỗ thừa nhận giá trị của các tôn giáo bạn, không đặt mục tiêu phát triển tín đồ thành ưu tiên hàng đầu là một thay đổi lớn trong thái độ của đạo Công giáo với các tôn giáo khác Đây là điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo trong các làng “xôi đỗ” sống chan hòa với nhau Những hình ảnh các nhà sư ngồi cạnh các linh mục, giám mục trong các buổi mít tinh hay đồng bào các tôn giáo cùng chung nhau xây nhà thờ, dâng hương trước bàn thờ Phật là minh chứng sinh động cho tình đoàn kết các tôn giáo ở Việt Nam

Một ảnh hưởng nữa của văn hoá dân tộc là đã tạo ra một diện mạo mới, một bản sắc riêng cho đạo Công giáo ở Việt Nam trên nhiều bình diện từ nghệ thuật kiến trúc, hội hoạ, thánh nhạc đến các nghi lễ trong Phụng vụ

Về kiến trúc, không ít nhà thờ Công giáo dù được xây dựng dưới thời Pháp thuộc, người phương Tây cai trị cả phần đạo lẫn phần đời nhưng vẫn mang đậm phong cách Việt Có thể kể ra kiến trúc như Cam Ly ( Đà Lạt), Bảo Nham ( Nghệ An), quần thể Phát Diệm (Ninh Bình), … Tại Phát Diệm sử dụng các vật liệu quen thuộc là gỗ, đá, các nét kiến trúc đình chùa truyền thống như cổng tam quan hay mái ngói cong, nhiều tầng Còn tới thăm nhà thờ Cam Ly( Đà Lạt), lại thấy thấp thoáng ngôi

27 nhà sàn của đồng bào Thượng Dĩ nhiên, ngay cả trong các kiến trúc phỏng theo phương Tây như nhà thờ Đức Bà Thành phố Hồ Chí Minh hay Phú Nhai (Nam Định), nhà thờ lớn Hà Nội người ta vẫn nhận ra bản sắc văn hoá dân tộc qua bàn tay thi công khéo léo của những người thợ Việt Nam Tại rất nhiều nhà thờ, có các kiến trúc phụ như núi đá nhân tạo, hồ ao, cây xanh như một vũ trụ thu nhỏ theo quan niệm “thiên địa nhân nhất thể” của người phương Đông Các bức chạm khắc quanh nhà thờ cũng đủ cả đào, cúc, trúc, mai, long, lân, quy, phượng Các gian nhà thờ cũng thường là số lẻ 5,7,9 còn chỗ ngồi thì chia ra “ nam tả, nữ hữu” Nhiều nhà thờ mới xây dựng gần đây như nhà thờ Cửa Nam (Lạng Sơn) cũng mang dáng dấp kiến trúc nhà ở của người dân tộc Tày, Nùng Còn nhà thờ Pleichuet (Gia Lai) lại thiết kế giống như ngôi nhà rông của người Jarai, Bahnar với chiếc mái cao 35m trông như một lưỡi rìu khổng lồ…

CƠ SỞ NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO 2.1 Sự tương tác giữa văn hóa Việt Nam và đạo Công giáo 2.1.1 Văn hóa Việt Nam- một nhân tố góp phần làm biến đổi đạo Công giáo xa lạ thành một tôn giáo gần gũi với văn hóa dân tộc

Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến sự hình thành và phát triển con đường “đồng hành cùng dân tộc” của Công giáo Việt Nam

Theo tinh thần của đạo Công giáo thì “đồng hành cùng dân tộc” đó là: giáo hội cùng chia sẻ trách nhiệm với dân tộc và người tín hữu tốt phải là một công dân tốt Tuy nhiên, trong một số văn kiện, khái niệm “đồng hành cùng (hay với) dân tộc” còn được giáo hội dùng theo nghĩa rộng hơn tức là bao gồm cả việc xây dựng lối sống, nghi lễ của đạo theo bản sắc dân tộc tức hội nhập văn hoá

Yêu nước là truyền thống của người Việt Nam và là sợi chỉ đỏ xuyên suốt văn hóa Việt Chính truyền thống quý báu này đã thôi thúc nhiều thế hệ người Công giáo đứng lên chống Pháp Người đầu tiên đáng nêu tên là nhà cải cách Nguyễn Trường

Tộ Ông đã dâng lên vua 58 bản điều trần mà ngày nay vẫn còn làm ngạc nhiên giới nghiên cứu vì những tư duy táo bạo, đổi mới, vượt lên thời đại bấy giờ Có những vấn đề ông nêu ra vẫn nóng bỏng tính thời sự đến hôm nay như vấn đề chống tham nhũng, sùng hàng ngoại, rồi “ làm cho dân giàu mà nước cũng giàu”… Nguyễn Trường Tộ cũng là một nhà tư tưởng, một triết gia lớn ở Việt Nam

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã thổi bùng lên ngọn lửa yêu nước, tinh thần dân tộc của người Công giáo Trong rừng người diễu hành qua quảng trường ngày 2-9-1945 có cả đoàn các linh mục, chủng sinh và giáo dân Nhờ chính sách đúng đắn và mềm dẻo của Nhà nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, đa

29 số người Công giáo Việt Nam đã tin tưởng đi theo cách mạng Vì xác tín đồng hành cùng dân tộc nên nhiều vấn đề bức xúc của xã hội đã được giáo hội hướng dẫn thực hiện như vấn đề học hành ở vùng giáo, ngăn chặn các tệ nạn như cờ bạc, ma tuý, kêu gọi giáo dân tham gia bầu cử, chấp hành luật giao thông hay quyên góp ủng hộ các nạn nhân bị thiên tai Có những vấn đề thuộc loại tế nhị như vấn đề dân số, các giám mục cũng mạnh mẽ phê phán quan niệm "trời sinh voi trời sinh cỏ” và cho rằng, quan niệm đó chỉ thích hợp với hoàn cảnh nông nghiệp “ đất rộng người thưa”, còn bây giờ phải “sinh đẻ có trách nhiệm và giáo dục con cái”

Khi xã hội bước vào nền kinh tế thị trường, nhiều mặt trái gây ra những bức xúc cho dư luận như đạo đức bị xói mòn, tệ nạn xã hội gia tăng giáo hội Công giáo đã chủ động đẩy mạnh những hoạt động từ thiện, bác ái Giới Công giáo khắp nơi đã đứng ra tổ chức nhiều lớp học tình thương, phòng khám bệnh miễn phí, những nhà săn sóc trẻ em lang thang và người già cô đơn Mặc dù luật pháp hiện hành vẫn chưa cho các tôn giáo trong đó có Công giáo tham gia vào các chương trình y tế, giáo dục, từ thiện một cách độc lập và không bị giới hạn Đây là một thiệt thòi lớn không chỉ cho công giáo mà cả cộng đồng dân tộc vì công giáo vốn có thế mạnh về các lĩnh vực này.

Một số đóng góp của đạo Công giáo đối với văn hóa Việt Nam

Trong quá trình truyền bá đạo ở Việt Nam, Thiên Chúa giáo có những đóng góp nhất định cho sự phát triển của văn hoá Việt Nam trên nhiều lĩnh vực như kiến trúc, báo chí, văn chương, ngôn ngữ, lối sống, giáo dục Sự tạo thành chữ quốc ngữ là một trong những đóng góp quan trọng nhất của các giáo sĩ đạo Thiên Chúa đối với văn hoá Việt Nam, có thể đóng góp này nằm ngoài ý thức chủ quan của các nhà truyền đạo khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ nhưng không vì thế mà sự trân trọng và cảm kích của chúng ta giảm đi Mục đích chủ yếu và trước hết của các giáo sĩ Thừa sai khi sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là để phục vụ cho cuộc truyền giáo Xuất phát từ yêu cầu hoạt động truyền giáo có hiệu quả nên các Thừa sai đã Latinh hoá tiếng Việt để tạo ra một loại văn tự mới đó là chữ Quốc ngữ Chữ Quốc ngữ ra đời chính xác vào thời gian nào, cho đến nay vẫn chưa xác định được, nhiều người cho rằng

30 thời điểm sáng tạo ra chữ Quốc ngữ là khoảng từ năm 1620 đến năm 1651, công lao đầu tiên thuộc về các nhà truyền giáo dòng Tên Cho đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng người có công đầu tiên tạo ra chữ Quốc ngữ là Thừa sai Francisco de Pina, người Bồ Đào Nha, nhưng người có công lao to lớn trong việc hình thành chữ Quốc ngữ đó chính là Alexandre de Rhodes (hay còn gọi là cha Đắc Lộ) Ông sinh năm 1593 tại tỉnh Avignon, nước Pháp, là người gốc Do Thái Năm 1612, Alexandre de Rhodes gia nhập vào dòng Tên ở Roma, năm 1618, ông được thụ phong linh mục khi mới tròn 25 tuổi Chữ Quốc ngữ có khả năng biểu thị chính xác bất kỳ âm thanh nào của tiếng Việt, cấu tạo lại đơn giản, dễ học, dễ nhớ, người Việt chỉ cần học ba tháng là đã có thể sử dụng được chữ Quốc ngữ Do đó, chữ Quốc ngữ ra đời đã kết thúc thời kỳ kéo dài sự cách biệt giữa tiếng Việt và chữ viết Đây là lý do quan trọng nhất khiến cho chữ Quốc ngữ ngày càng được phổ biến, sử dụng rộng rãi và có vai trò to lớn trong sự phát triển văn hoá Việt nam các thời kỳ sau này Bên cạnh việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ đã du nhập vào Việt Nam rất nhiều thành tựu của kỹ thuật hiện đại phương Tây, trong đó một ngành công nghệ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của văn hoá Việt Nam được các giáo sĩ Thừa sai đưa vào Việt Nam khá sớm: đó là ngành in Sự du nhập công nghệ in hiện đại vào Việt Nam đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn hoá bản địa những năm đầu thế kỷ XIX, đặc biệt trên lĩnh vực báo chí Không những chỉ làm thay đổi diện mạo văn hoá Việt Nam trên bình diện chữ viết và báo chí, Thiên Chúa giáo khi du nhập vào nước ta còn góp phần làm đa dạng hoá kiến trúc ở Việt Nam với sự du nhập của nghệ thuật kiến trúc nhà thờ phương Tây Và đặc biệt, sự du nhập này đã tạo ra một sự giao lưu, hoà quyện văn hoá hết sức độc đáo

Những nhân tố ảnh hưởng đến hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo tại Tp.Hồ Chí Minh từ 1975 đến nay 1 Di sản kiến trúc nói chung và nhà thờ Công giáo tại Việt Nam

2.2.1 Di s ả n ki ế n trúc nói chung và nhà th ờ Công giáo t ạ i Vi ệ t Nam

2.1.2.1 Di sản kiến trúc tại thành phố Hồ Chí Minh trước 1975

Sài Gòn, trung tâm chính trị – kinh tế – văn hoá – xã hội của miền Nam đất nước, được hình thành từ cuối thế kỷ 17 Năm 1859, người Pháp chiếm thành Gia Định và bắt đầu công cuộc quy hoạch xây dựng Gia Định – Sài Gòn thành một đô thị lớn kiểu phương Tây, là một trung tâm đa chức năng phục vụ cho việc khai thác thuộc địa Đó cũng chính là tiền đề của việc tạo nên một gương mặt đô thị Sài Gòn về sau Cùng với Hà Nội ở phía Bắc, Sài Gòn là một trong hai đô thị lớn và quan trọng nhất của Việt Nam, là thủ đô của Liên bang Đông Dương trong giai đoạn 1887 – 1901, được mệnh danh là hòn ngọc Viễn Đông hay Paris Phương Đông Trong gần 100 năm Pháp thuộc, Sài Gòn đã mang dấu ấn của một đô thị phương Tây với những đường nét, phong cách kiến trúc phương Tây Nhưng không chỉ có vậy, sự tiếp biến giữa cũ và mới, sự giao thoa giữa Đông và Tây, sự va chạm và hoà hợp của nhiều dòng chảy văn hoá đã tạo nên những nét riêng, rất đặc trưng của Sài Gòn, mà kiến trúc là tiêu biểu Từ sự kết hợp giản đơn với những chi tiết nhỏ ở bến Nhà Rồng, tới phong cách Đông Dương ở bảo tàng Nam Kỳ (nay là bảo tàng Lịch sử Việt Nam ở TP.HCM); hay sự gặp gỡ ấn tượng Đông – Tây ở công trình “Nhà chú Hoả” (nay là bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM) là minh chứng cho những sự đa dạng văn hoá

Những kiến trúc nhà phố của người Hoa ở khu Chợ Lớn, cùng những công trình mang đậm dấu ấn Á Đông như đền, chùa, hội quán hiện diện và gắn bó trong một cơ thể đô thị châu Âu mà vẫn hoà hợp, tôn vinh lẫn nhau

Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 đã trải qua một tiến trình gồm ba cuộc tiếp xúc lớn với kiến trúc thế giới, diễn ra trong những bối cảnh khác nhau Đầu tiên là cuộc tiếp xúc với nền kiến trúc phương Tây, lúc đầu là sự du nhập của kiến trúc Cổ điển, tiếp theo là kiến trúc Hiện đại giai đoạn đầu (đầu thế kỉ XX – 1945) thông qua hoạt động của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nơi đào tạo kiến trúc sư bản địa do người Pháp lập nên Nhưng cuộc tiếp xúc thứ ba với kiến trúc Hiện đại Âu - Mỹ

32 giai đoạn 1954 – 1975 thông qua lớp kiến trúc sư Việt Nam du học trở về từ Pháp như: Ngô Viết Thụ, Trần Văn Tải, Lê Văn Lắm, Nguyễn Quang Nhạc, và trở về từ Mỹ như Trần Đình Quyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Dấu ấn của những xu hướng kiến trúc này đã tạo được những ảnh hưởng sâu đậm kể cả trong lĩnh vực đào tạo và hành nghề kiến trúc, nó cũng là một trong những tác nhân quan trọng và trực tiếp hình thành nên ngôn ngữ kiến trúc ở đây Về đại thể, ngôn ngữ kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 được phân loại căn cứ vào những phong cách biểu hiện trong bút pháp của các kiến trúc sư đó và có mấy xu hướng cơ bản sau: kiến trúc công năng được nhiệt đới hóa, kiến trúc công năng có khai thác kiến trúc truyền thống và cuối cùng là kiến trúc thuần túy công năng Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quan điểm phân loại trên cũng không hoàn toàn chính xác, bởi trên mỗi công trình kiến trúc thuộc giai đoạn vừa nêu luôn có sự hòa trộn giữa xu hướng, bút pháp này với những xu hướng và bút pháp khác Chỉ trong một khoảng thời gian khiêm tốn – vài chục năm (tới trước năm 1975), các kiến trúc sư Việt Nam nơi đây đã tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ cho kiến trúc Sài Gòn bằng những công trình hiện đại, với tâm thế hoà nhập thế giới mà vẫn chứa đựng hơi thở và tinh thần dân tộc, có những đặc thù riêng của khí hậu địa phương Những công trình của thời kỳ này mang giá trị những kiến trúc di sản, mà không hề cũ Những công trình của thời kỳ này hoàn toàn “nói chuyện ngang ngửa” với kiến trúc hiện đại thế giới đương thời, và tiếp tục là niềm tự hào của Sài Gòn như dinh Độc Lập (nay là hội trường Thống Nhất), thư viện Khoa học tổng hợp, trụ sở ngân hàng Công thương, viện Trao đổi văn hoá với Pháp Những kiến trúc đó đã bộc lộ một xu hướng phát triển rực rỡ, đầy bản sắc của Sài Gòn, làm phong phú và đầy đặn thêm vóc dáng thành phố

2.1.2.2 Di sản kiến trúc nhà thờ tại Việt Nam

Kiến trúc nhà thờ Công giáo ở Việt Nam rất đa dạng với nhiều phong cách khác nhau và gắn liền với lịch sử phát triển của đạo Công giáo Ngay khi các thừa sai đầu tiên đặt chân tới Việt Nam với mục đích truyền đạo Công giáo trên đất nước này vào đầu thế kỷ XVII, họ đã nghĩ tới việc cất nhà dùng làm nơi tập họp người dân để truyền đạo Những ngôi nhà này tuy được gọi là nhà thờ nhưng cũng không khác

33 mấy nhà thường, những bức ảnh nhà thờ cũ còn giữ lại được cho thấy nhà thờ ở Việt Nam vào thế kỷ XIX còn là những ngôi nhà được cất bằng vật liệu nhẹ, cột cây, mái lá Đây cũng là một giải pháp thích hợp để đối phó với tình trạng bị cấm đoán và bắt bớ Công giáo phải trải qua dưới thời các chúa Nguyễn, Trịnh Nhà thờ loại này dễ ngụy trang và dở bỏ khi cần

Khi đạo Công giáo có được một vị trí ổn định, vào khoảng những thập niên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các cộng đoàn tín hữu hay các giáo xứ bắt đầu nghĩ tới việc xây dựng các ngôi nhà thờ kiên cố và bề thế hơn, không chỉ nhắm tới tính công dụng của nhà thờ mà còn tìm cách thể hiện ý nghĩa hay biểu tượng của nhà thờ

Những người chủ xướng và đốc thúc việc xây cất nhà thờ vào thời điểm này thường là các thừa sai từ châu Âu tới Và các nhà thờ cũng được xây theo phong cách châu Âu đã trở thành quen thuộc với các thừa sai, với mặt bằng hình chữ thập, tranh kính màu rực rỡ: phong cách Roman tạo bầu không khí trầm mặc như nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn, Quần Phương ở Bùi Chu hay phong cách Gothique vươn cao và thanh thoát như nhà thờ Đại Ơn thuộc giáo phận Hà Nội, nhà thờ Chính tòa Đà Nẵng, nhà thờ Chính tòa Nha Trang Ngày nay, các phong cách này vẵn tiếp tục được ưa chuộng Một số nhà thờ xây dựng trong giai đoạn hiện nay đang được xây dựng đã chọn phong cách Gothique như nhà thờ Bắc Giang, hay phong cách Roman như nhà thờ Bùi Chu Tại các vùng dưới sự điều khiển của các linh mục từ Tây Ban Nha như giáo phận Bùi Chu, không ít nhà thờ được xây theo kiến trúc Tây Ban Nha, được coi như một thứ tổng hợp các kiến trúc Roman, Gothique, Tây Bắc châu Phi như nhà thờ Phương Chính ( Hạ Trại)

Không ít nhà thờ, đặt biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận, được xây theo phong cách Âu

- Á với mặt tiền và tháp chuông theo phong cách Romanesque hay Gothique nhưng phần còn lại được cất bằng gỗ với vì kèo được chạm trổ tinh vi, vách cung thánh bằng gỗ, chạm trổ và sơn son thếp vàng, nội thất trang trí với nhiều câu đối bằng chữ Hán Nhà thờ Hà Hồi thuộc tổng giáo phận Hà Nội là một điển hình của phong cách này Ba tháp của nhà thờ này được xây theo phong cách Roman nhưng phần còn lại được cất theo lối nhà cổ truyền Việt Nam Cũng có thể kể vào loại này là

34 một số nhà thờ được cất theo phong cách châu Âu nhưng lại có thêm một chút mái cong trên nóc tháp hay bên trên cửa ra vào và cửa sổ như nhà thờ Thị Nghè ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Vũng Tàu thuộc giáo phận Xuân Lộc

Cũng có không ít nhà thờ có phong cách hoàn toàn Việt Nam với mái cong, cổng Tam quan, ngũ môn, với chất liệu gỗ được chạm trổ hay sơn son thếp vàng Quần thể nhà thờ Chính tòa Phát Diệm được coi là đỉnh cao của lọai nhà thờ theo phong cách này Tính chất Á đông của quần thể nhà thờ Phát Diệm không chỉ được biểu hiện nơi dáng vẻ, chất liệu, hoa văn mà còn ở cả bố cục tổng thể của công trình

Thuộc loại này có thể kể đến những nhà thờ như nhà thờ Ba làng thuộc giáo phận Thanh Hóa Điểm đáng được lưu ý ở đây là quần thể nhà thờ Phát Diệm, nhà thờ Ba Làng nằm trong số những nhà thờ được xây dựng kiên cố đầu tiên ở Việt Nam, vào thời mà phong trào hội nhập văn hóa và gìn giữ bản sắc dân tộc chưa được đẩy mạnh như ngày nay Phong cách Việt Nam có thể nói đang chiếm ưu thế trong lịch sử xây cất nhà thờ ở Việt Nam Không ít nhà thờ mới xây hiện nay đều nổ lực đi theo phong cách Á Đông này , với những mức độ thành công khác nhau như các nhà thờ Tân Hòa, Vĩnh Hội, Long Thạnh Mỹ, ở thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Chính tòa Lạng Sơn, nhà thờ Am Châu thuộc giáo phận Long Xuyên Nhà thờ Bảo Lộc được khánh thành năm 1999 có thể coi như là một sự cách điệu hóa hình khối vuông tròn của bánh chưng bánh giầy, của sự hòa hợp giữa trời và đất

Nhà thờ ở một số vùng có giáo dân thuộc các dân tộc ít người mang dáng dấp của những ngôi nhà cổ truyền của người dân tộc với mái gần như dựng đứng với những biểu tượng tín ngưỡng của người dân tộc như đầu trâu, hay với những dụng cụ thông thường của sinh hoạt hàng ngày được thay đổi thành những biểu tượng có tính chất tôn giáo như chóe rượu cần, cối và chày giã gạo, cây nêu như thấy tại nhà thờ Cam Ly, nhà thờ Lang Biang, nhà thờ Madagui thuộc giáo phận Đà Lạt Ở một số nơi, nhất là tại các đô thị có một số lượng lớn nhà thờ xây theo phong cách hiện đại, một phần vì không gian đô thị chật hẹp và một phần vì chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kiến trúc Hiện đại trên thế giới Hình khối nhà thờ xây theo phong cách này thường đơn giản, mang dáng dấp của một ngôi nhà hiện đại,

35 vẫn có đầy đủ các thành phần của một nhà thờ nhưng lược bỏ các chi tiết trang trí và thành phần không cần thiết, nhắm chủ yếu vào tính công dụng của nhà thờ Một vài công trình tiêu biểu như nhà thờ Cần Xây thuộc giáo phận Long Xuyên, nhà thờ Thánh Gia, nhà thờ Vinh Sơn ở thành phố Hồ Chí Minh

Sau đây điểm qua một số công trình nhà thờ lớn và nổi tiếng tại Việt Nam với những vùng miền và phong cách thiết kế rất đặt trưng

• Nhà thờ Phát Diệm - Ninh Bình (Hình 2.1)

Nhà thờ Phát Diệm (có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp) được xây dựng vào cuối thế kỷ XIX trên vùng đất mới khai phá Kim Sơn – Ninh Bình Linh mục Phêrô Trần Lục (thường gọi là cụ Sáu) đã chỉ huy việc xây dựng quần thể thánh đường này Nhà thờ Phát Diệm là một công trình lớn trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Việt Nam, có nhiều giá trị về mặt kiến trúc và đặc điểm nổi bật của nó là mang đậm dấu ấn kiến trúc dân tộc, thể hiện rõ nét tâm thức Việt Nam Khu quần thể kiến trúc được kiến tạo theo trục chính Bắc – Nam, mặt tiền nhìn về phía Nam, là hướng được ưa chuộng của các công trình đình, chùa, miếu, mạo Theo quan niệm của người phương Đông, “thánh nhân nam diện nhi thỉnh thiên hạ”, có nghĩa là thánh nhân ngoảnh mặt về hướng Nam nghe thiên hạ tâu bầy

NHẬN DẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI HÌNH THỨC KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TP HCM GIAI ĐOẠN 1975 ĐẾN NAY 3.1 Nhận dạng hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo thành phố Hồ Chí Minh được xây dựng trong giai đoạn từ năm 1975 đến nay 3.1.1 Hình thức kiến trúc Cổ điển phương Tây

Hình thức kiến trúc với xu hướng Hiện đại

Phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn những năm 1960 - 1970, sức sống dai dẳng của kiến trúc Hiện đại với các nguyên tắc và sự “hữu dụng” của nó trong tình hình kiến trúc Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 đến nay là điều có thể nhận thấy Hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh vẫn có một số công trình tiếp tục theo đuổi nguyên tắc Công năng Những hình khối kỷ hà như lập phương , lăng trụ, rẽ quạt vẫn thường được sử dụng Nhưng công trình nhà thờ Công giáo là một công trình tôn giáo ngoài yêu cầu về chức năng còn có những yêu cầu về mặt tâm linh, cảm xúc Thông qua những vật liệu và công nghệ xây dựng mới đã mang lại một màu sắc khác cho kiến trúc nhà thờ theo xu hướng hiện đại Tuy theo đuổi yếu tố công năng nhưng các hình khối, mảng, đường nét được xử lý sáng tạo, mạnh mẽ, đôi khi cũng có phần “hình thức” nhằm tạo cảm giác cần có cho một công trình tôn giáo Kiến trúc nhà thờ mang nét hiện đại , tân thời, mang dáng vẻ các ngôi biệt

66 thự bề thế với đường nét thẳng và mạnh mẽ, các nhà thờ tiêu biểu theo phong cách này có thể kể đến như nhà thờ Bắc Dũng, nhà thờ Củ Chi, nhà thờ Bình Chánh, nhà thờ Phú Trung Xu hướng này được biểu hiện qua một số công trình nhà thờ Công giáo được phân tích dưới đây

• Nhà thờ Vinh Sơn (Hình 3.5)

Họ đạo Vinh Sơn được thành lập năm 1950 với khoảng 500 giáo dân và một nhà nguyện nhỏ Năm 1970 khánh thành nhà thờ mới được xây dựng lần đầu Sau nhiều lần trùng tu, cải tạo, sửa chữa, nhà thờ có hình dáng hiện nay được hoàn tất vào năm

1994 Nhà thờ là một công trình gồm hai tầng, tầng dưới dùng 1/3 diện tích làm sảnh đón cho thánh đường ở lầu 1, phần còn lại dành cho lớp học giáo lý Nằm trong một khuôn viên khá hẹp tại số 423 - 425, đường Ba Tháng Hai, quận 10, với mặt trái giáp Trường tiểu học Hồ Thị Kỷ, mặt phải giáp một hẻm nhỏ cặp sát hông nhà thờ

Ngăn cách với đường chính bằng một sân nhỏ và hàng rào song sắt, toàn bộ kiến trúc công trình nổi bật với những mảng kính lớn chạy dọc suốt mặt đứng của nhà thờ, được ngăn cách bằng các lam đứng bêtông sơn trắng Đường nét xiên của mái dốc mạnh mẽ, công trình mang nét đẹp hiện đại với hình khối thẳng thóm không có nhiều chi tiết, sử dụng vật liệu kính và bêtông Tháp chuông vươn cao nằm bên phải cũng là một thành phần hình thành nên nét đẹp của hình khối và mặt đứng nhà thờ Với mặt bằng hình vuông được hình thành bởi các cột bêtông to lớn xuyên suốt từ chân đến đỉnh, một vài thanh lam ngang kết hợp với mảng tường lớn trang trí bằng gạch trần Ngay bên cạnh tháp về phía bên phái là một bức tượng lớn Thánh Giuse Mặt bằng công trình có hình chữ nhật, qua khỏi cửa chính là đến một cầu thang dẫn lên tầng lầu chính là không gian làm lễ của các tín đồ Ngay bên trên cầu thang là tầng lửng, khu vực này dành cho ca đoàn hoạt động (có thể gọi là gác đàn) Không gian làm lễ rộng thoáng, hai bên là dãy cửa sổ song sắt và kính Trần nhà cũng theo phong cách hiện đại, đơn giản với hai mặt phẳng xiên hai bên, đỉnh trần là mặt phẳng ngang Cung thánh bố trí hình thức đơn giản, ít trang trí, nhấn mạnh bởi các mảng lớn hình tam giác, các đường nét ngang dọc của vật dụng trên Cung thánh

67 Đây có thể xem là một công trình thành công với hình thức kiến trúc theo xu hướng hiện đại từ ngoại thất đến nội thất tòa nhà

• Nhà thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (Hình 3.6)

Ngôi thánh đường đầu tiên của họ đạo được xây dựng năm 1971 và được tái thiết lại vào năm 1993 Nhà thờ được xây dựng trong một khuôn viên rộng rãi, nằm khá sâu trong hẻm tại số 5/82, đường Lê Đức Thọ, phường 15, quận Gò Vấp Không gian nhà thờ tương đối yên tĩnh tạo vẻ tôn nghiêm và trầm lặng của một công trình tôn giáo

Bước vào cổng chính là một khoảng sân rộng trải sỏi trắng trồng xen cỏ tạo cảm giác mát mẻ Đối diện với cổng chính là tháp chuông, nhà giáo lý và nhà xứ, tất cả được sắp xếp trong một tổng thể hài hòa Tháp chuông vươn cao là hình ảnh cách điệu của ngọn hải đăng, trên tháp đặt tượng thánh Giuse Thợ cao gấp rưỡi người thường Hình thức kiến trúc nhà thờ đối xứng với một tháp cao nhấn ở lối ra vào chính, mặt đứng công trình với những mảng kính lớn hai bên, kết cấu bêtông cốt thép, ít trang trí hoa văn và gờ chỉ Cửa ra vào và mái đón hình thức vuông vắn với các cột lớn hình vuông đỡ bên dưới Tỉ lệ mặt đứng tương đối hài hòa, mang dáng dấp hình khối của kiến trúc nhà thờ theo phong cách cổ điển phương Tây Nhà thờ được tôn cao trên nền đá mài với nhiều cấp, xung quanh là hành lang tạo sự thông thoáng Lòng nhà thờ không có cột chống nên rất thông thoáng được chiếu sáng và thông gió bằng hàng cửa kính cùng với nhiều lam bêtông trên cao Hình thức kiến trúc hiện đại, chú trọng nhiều đến công năng sử dụng thông qua kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng của xu hướng hiện đại như bêtông và kính

• Nhà thờ Phú Trung (Hình 3.7)

Thánh đường đầu tiên xây dựng xong năm 1968, vào năm 1973 được tu bổ lại Đến năm 1991 thì được xây cất mới lại hoàn toàn trong một khuôn viên khang trang và khánh thành vào ngày 1/5/1998

Tọa lạc tại số 1434, đường Lạc Long Quân, phường 11, quận Tân Bình, nhà thờ nằm trong một khuôn viên khá rộng, công trình chính nằm ở trung tâm, phía trước sân bên trái có đền Đức Mẹ, sau là một tháp chuông lớn được xây dựng bằng ba trụ

68 bêtông cao vút, kết thúc bằng một tháp nhọn Phía bên phải và sau nhà thờ chính là khối nhà xứ gồm Đài thánh Giuse, văn phòng giáo xứ, phòng học giáo lý Công trình gồm ba tầng, tầng hầm với hai lối xuống từ mặt tiền sau bãi đậu xe, tầng trệt là một mặt bằng rộng làm nơi tổ chức tiệc cưới Không gian chính của nhà thờ được dẫn lên bằng nhiều bậc cấp, hai bên có hai ram dốc chạy vòng lên sảnh chính để xe có thể chạy lên tầng trên được Hình thức kiến trúc mặt đứng với bố cục tương đối tự do, phóng khoáng có hình dáng mái xiên, nổi bật với cây thánh giá to lớn có phần lấn át không gian bên dưới Một mái đón bằng bêtông cốt thép được đỡ bằng hàng cột tròn với các đầu cột theo phong cách cổ điển có vẻ không hợp với hình khối có phần hiện đại trên mặt đứng

Nội thất nhà thờ rộng thoáng, không bị che khuất bởi hệ thống cột Mái cao, chạy dọc hai bên là hệ thống cửa vòm khung sắt kính lấy sáng Cung thánh đơn giản nằm trên một bục cao, không gian hai bên dành riêng cho ca đoàn Trần thoáng và được tạo hình thành một dấu thánh giá lớn Không gian nội thất nhà thờ trang trí với các cột mang màu sắc cổ điển không thích hợp cho không gian có phần hiện đại với khoảng vượt và các mảng khối lớn.

Hình thức kiến trúc với xu hướng mang sắc thái dân tộc

Khai thác hình thức kiến trúc mang sắc thái dân tộc là một trong những ước vọng nghề nghiệp rất chính đáng mà rất nhiều thế hệ kiến trúc sư Việt Nam không ngừng quan tâm Trong từng giai đọan lịch sử, chúng ta luôn thấy xuất hiện xu hướng này Mong muốn tìm về một nền kiến trúc mang dậm bản sắc dân tộc nhưng vẫn hòa mình vào nền kiến trúc thế giới là một thử thách khó khăn Trong giai đoạn sau khi đất nước thống nhất từ năm 1975 đến năm 1986, gần như không có xây dựng nhà thờ, tại thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 4 công trình được xây dựng tiếp tục với hình thức kiến trúc trước 1975 Cho đến năm 1986 cả nước bắt đầu bước vào nền kinh tế thị trường, nguồn vốn cho xây dựng nói chung và nhà thờ Công giao nói riêng được tăng lên đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển xu hướng khai thác kiến trúc truyền thống đã được khởi đầu từ những công trình như nhà thờ đá Phát Diệm Thể lọai công trình nhà thờ Công giáo được xây dựng trong những năm

69 gần đây cũng thường được “thử nghiệm” trong phong cách tìm về kiến trúc truyền thống và là một mảnh đất màu mỡ cho kiến trúc sư thể hiện khả năng của mình Với những tiền đề rất thành công như nhà thờ Phát Diệm đã có cách đây hàng trăm năm, sự quay về với kiến kiến trúc truyền thống của nhà thờ Công giáo có những thuận lợi nhất định và dễ dàng được giáo dân chấp nhận Tuy nhiên đôi khi có những công trình làm lệch lạc đi cảm nhận tốt đẹp của kiến trúc truyền thống, tạo nên những gượng ép về mặt hình thức mà không theo một quy tắc hay một ngôn ngữ kiến trúc nào cụ thể Nhà thờ Công giáo thiết kế mang màu sắc kiến trúc truyền thống nếu không xử lý tốt sẽ dễ gây cảm nhận về một thể loại công trình của tôn giáo khác, làm mất đi cái “chất” vốn có của nhà thờ Công giáo Một số công trình được xử lý tốt tạo nên một không gian truyền thống chứ không phải là những yếu tố pha tạp của các chi tiết trang trí với màu mè sắc sỡ, hình tượng rồng phượng đắp bằng xi măng cốt sắt một cách cẩu thả mà không có sự đầu tư nghiên cứu Kiến trúc mang màu sắc dân tộc Việt Nam với những chi tiết, đường nét, hình khối lấy cảm hứng từ kho tàng văn hóa dân tộc như mái đao, hình tượng rồng phượng, lợp ngói Đa số nhà thờ xây dựng theo thể loại này thường được cất sau năm 1998 khi mà xu hướng tìm về bản sắc văn hóa dân tộc đang phát triển mạnh mẽ Các nhà thờ tiêu biểu cho loại này như là nhà thờ Phú Xuân, nhà thờ Thánh Gẫm, nhà thờ Vĩnh Hội, nhà thờ Tân Hòa…Cụ thể trong giai đoạn này có một số công trình phân tích dưới đây

• Nhà thờ Tân Hòa (Hình 3.13)

Nhà thờ Tân Hòa xưa kia còn được gọi là nhà thờ Kiến Thiết vì tọa lạc trong khu vực cư xá Kiến Thiết Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1966 từ ngôi nhà nguyện nguyên thủy với mái lợp tole, khung sắt, nền thấp thường xuyên bị ngập lụt Đến tháng 11 năm 1995, nhà thờ hiện nay được khởi công xây dựng do linh mục Phạm Trung Thành thiết kế tọa lạc tại số 525/92, đường Huỳnh Văn Bánh, phường

14, quận Phú Nhuận Đến ngày 1/5/2000 nhà thờ được khánh thành là làm lễ thánh hiến Nhà thờ lấy kích thước của ngôi đình Việt Nam làm tiêu chuẩn Theo kích thước ngôi đình Việt Nam là hình vuông, biểu tượng Đất mang đặc tính Âm Chiều

70 dài của mỗi cạnh xây dựng là 37 m, quay mặt theo hướng Đông Nam, đủ ấm áp trong mọi mùa, nhận ánh sáng không đối diện nhưng đầy ánh sáng tránh ẩm thấp, tránh nắng nóng mùa hè, núp gió mùa Đông Chếch sang hướng Nam là núi Đức

Mẹ Ngự Bình Phía Tây để tránh nắng chiều có ao Đức Bà làm trong mát không khí

Riêng cấu trúc Thánh Điện, được xây dựng thành tầng hầm để xe hơn 1000 m2, chiều cao tầng hầm 2,6m , tránh ẩm thấp và sử dụng được mặt bằng để xe trong tầng hầm Cấu trúc cửa vào Thánh Điện theo lối tam toà, cửa giữa và hai bên mái vòm cung theo phong cách Romanesque Mái vòm cửa tam toà kiến trúc theo mái cong, đầu góc mỗi mái mang hình bồ câu, tượng trưng hướng về tương lai với lòng khát mong hoà bình Bộ mái được phân chia ba tầng mái, theo cách cấu trúc cổ, như thế để tránh nhìn thấy sự nặng nề của bộ mái mà còn tạo ra cảm giác thanh thoát, càng lên cao càng đổ rỗng Mái được đổ bêtông cốt thép nhưng phủ lợp phía trên bằng ngói

Nội thất nhà thờ rộng rãi với 34m mỗi chiều, gian cung thánh, bước lên tam cấp gồm 5 bậc, diện tích 15m x 6m, bàn thờ bằng đá đặt giữa chính điện Nội thất sử dụng chủ yếu vật liệu đá và gỗ lim Đưa mỹ thuật đá ứng dụng trong nội thất nhà thờ dùng đá làm nền, dùng đá làm những tấm bình phong điều hoà gió, chắn mưa, dùng đá chạm trổ như trống đồng, bàn thờ, bục giảng, chân bệ hoa nến, các hoa văn chân cột, dùng đá điêu khắc, chạm trổ tượng thờ như tượng Đức Mẹ chạm trổ từ phôi đá 5m chiều dài 2m chiều ngang Các công trình tác phẩm nghệ thuật đá do anh Hoàn, người gốc quê Ninh Bình, là thành viên của Hội Điêu khắc Việt Nam, thực hiện Công trình gỗ do anh Vũ Văn Tạ, anh Vũ Văn Vạn, thuộc Họ Trị Sở, Giáo xứ Hoà Lạc, Giáo phận Phát Diệm thực hiện Do tính chất nghề mộc, chạm trổ trên gỗ gia truyền, cụ Phó Muôn là người đã tham gia vào công trình Nhà Thờ gỗ Phát Diệm, lưu truyền sang đời con cháu là cụ Vũ Văn Cần tham gia vào bảo trì công trình gỗ nhà Thờ Phát Diệm, đến đời anh Tạ và anh Vạn thì trùng tu Nhà thờ Phát Diệm từ năm 1999 đến 2001 Những hoạ tiết hoa văn đi theo lối truyền thống, bộ tứ quý hoặc tứ đại cảnh: bao gồm Xuân, Hạ, Thu, Đông, ứng với Mai, Trúc, Cúc,

Thông Những nét chạm trổ trên cột và trên cửa đều rất công phu và tỷ mỷ được thực hiện trên gỗ Lim

• Nhà thờ Vườn Xoài (Hình 3.14)

Năm 1947 với khoảng một trăm giáo dân, vốn là phu đồn điền cao su lập nghiệp trên vùng Vườn Xoài - Sở Rác, họ đạo Vườn Xoài được thành lập Năm 1997, khi kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo Xứ Vườn Xoài, Hội Đồng Mục Vụ Giáo Xứ và các Linh Mục phụ trách đã quyết định phá nhà thờ cũ, đào thêm một cái hầm lòng nhà thờ, nâng thêm hành lang chung quanh, tăng sức chứa của nhà thờ gấp đôi, đồng thời, xây dựng tháp chuông và tượng đài Đức Mẹ Lavang Nhà thờ hiện nay tọa lạc tại số 413, đường Lê Văn Sỹ, phường 12, quận 3 Khuôn viên nhà thờ khá hẹp nằm cạnh đường, công trình gồm hai tầng, tầng hầm dùng làm nơi học giáo lý, kho, nhà hài cốt, nằm chìm khoảng phân nửa dưới mặt đất Tầng trên là không gian nhà thờ chính, nơi làm lễ và Cung thánh, nằm cao hơn mười hai bậc so với mặt đất bên ngoài Phía bên trái nhà thờ là tháp chuông cuối sân là mảng xanh mở có tượng đài Đức Mẹ Lavang, bên dưới là nhà Tang lễ Bên phải là dãy nhà bốn tầng gồm văn phòng làm việc của giáo xứ, phòng làm việc cha xứ, tầng trên là hội trường - nhà nguyện cách nhà thờ chính bằng một hành lang ở sân giữa

Nằm ở một vị trí gần sát trục đường chính, mặt đứng công trình mang dáng dấp của kiến trúc mang sắc thái dân tộc với các tầng mái ngói giật bậc, càng lên cao càng nhỏ dần Cổng của công trình xây dựng theo dáng cổng tam quan với cổng lớn ở giữa và hai cổng nhỏ hai bên Công trình sử dụng gam màu sậm, kết hợp với các đường nét thẳng góc, sắc cạnh, các mảng kính lớn của phong cách hiện đại Mặt bằng nhà thờ là một hình chữa nhật với hai hành lang rộng hai bên nối với tiền sảnh Nội thất nhà thờ trang trí với các chi tiết trong chạm khắc của kiến trúc cổ Việt Nam, đặc biệt là trần nhà và hai bên vách Ngày lễ lớn thì có treo thêm hai câu đối và lư hương trên Cung thánh mang đậm tính chất dân tộc Tháp chuông vươn cao với hình dáng mạnh mẽ khỏe khoắn theo kiến trúc hiện đại nhưng được "dân tộc hóa" bằng các lớp mái ngói chồng lên nhau

• Nhà thờ Ba Chuông (Hình 3.15)

Giáo xứ Đaminh - Ba Chuông ngày nay tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q Phú

Nhuận, nhà thờ đầu tiên của giáo xứ chính là “Đền Thánh” xây dựng từ năm 1962, có kiến trúc khá độc đáo, với nhiều nét cong uyển chuyển mềm mại Nhà thờ hình thánh giá với hành lang rộng và hàng hiên gợn sóng Nhà thờ dài 50 mét, rộng 18 mét, hai tay thánh giá 25 mét, theo thiết kế của kiến trúc sư Võ Văn Tần Mặt tiền hình quả chuông úp, với cuốn sách mở trên có chữ Veritas, nghĩa là chân lý, thánh giá và các nhành thiên tuế tử đạo Nhưng ấn tượng nhất với mọi người là tháp chuông ba khía mầu đỏ sẫm, cao 14 mét, được xây tách biệt về phía cổng nhà thờ Dáng tháp chuông thon thả, phía trên nở ra như một bông huệ, khoe cho mọi người thấy ba quả chuông Phía trên cùng có quả địa cầu cách điệu, gồm những đường kinh tuyến và vĩ tuyến Có lẽ chính vì thế mà nhà thờ được dân gian đặt cho một tên gọi mới là “Nhà thờ Ba Chuông” Trong giai đoạn những năm đầu của thiên niên kỷ mới, xuất phát từ nhu cầu thực tế, nhà thờ cũ đã bị phá bỏ và xây dựng mới vào năm

2003, đến ngày 28/08/2005 công trình hoàn tất và đưa vào sử dụng

Thánh đường Đa Minh - Ba Chuông được xây dựng mới theo phong cách Á Đông và mang đậm nét văn hóa Việt Vừa mang dáng dấp của một ngôi đình của làng xã Việt Nam: hình vuông, mái cong lại vừa xây theo lối kiến trúc hiện đại: bê tông cốt sắt, tường gạch ốp đá Đây có thể gọi là một cố gắng quay lại với bản sắc văn hóa dân tộc dựa trên phương tiện vật liệu và công nghệ xây dựng mới, nhưng đôi khi quá lạm dụng và chưa nắm bắt được cái hồn của kiến trúc dân tộc nên công trình có vẻ hơi quá đà trong hình thức kiến trúc Cổng vào nhà thờ thiết kế theo kiểu tam quan nhằm tạo nên sự thân thiện, gần gũi với tâm thức của người Việt Tháp chuông hình trụ vuông gồm ba tầng mái với kiểu dáng mái cong truyền thống, được cách điệu và hiện đại hóa, mỗi góc mái là một đầu đao hình đầu rồng quy hướng về Thánh giá Hình thức kiến trúc nổi bật ở ngoại thất công trình là các mái đao mô phỏng hệ mái dân tộc Đầu đao trong Thánh đường Đa Minh-Ba Chuông chọn hình đầu Rồng, vốn là một linh vật trong tứ linh Đặc biệt, nơi Thánh đường Đa Minh-Ba Chuông các tàu đao đầu rồng đều hướng về tâm điểm là Thánh giá Thay vì “long

73 chầu nguyệt”, những con rồng ở đây chầu Thánh giá, thể hiện ý hướng tôn thờ biểu tượng của ơn cứu độ Xung quanh ngôi Thánh đường là các quảng trường Thánh Martinô, quảng trường Đức Mẹ La Vang, quảng trường Các Thánh Tử Đạo Việt Nam được trang hoàng bằng những nhân tố văn hóa rất Việt: những cây đèn đá, bờ tre, khóm trúc, cây kiểng, hòn non bộ, hồ cá tạo nên không gian thờ phượng rất thiên nhiên và cũng rất gần gũi với đời sống của người dân Bước vào trong Thánh đường, ta sẽ thấy rõ chủ ý của tác giả khi thiết kế ngôi Thánh đường này: đưa bản sắc dân tộc vào trong kiến trúc, nghệ thuật thánh Điều này thể hiện qua việc thiết kế gian cung thánh và các bài trí bên trong lòng của nhà thờ Một trong những nét văn hóa tiêu biểu đậm nét trong nội thất ngôi Thánh đường chính là biểu tượng vuông–tròn: lòng nhà thờ vuông gian cung thánh tròn, chóp đỉnh vuông-tròn, bàn thờ mặt tròn-chân vuông, Nhà Tạm vuông-tròn, v.v.

Đánh giá hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1975 đến nay

Sự hiện diện của các công trình nhà thờ Công giáo đã làm cho nghệ thuật kiến trúc Việt Nam nói riêng và thành phố Hồ Chí Minh nói chung thêm đa dạng Các cơ sở thờ tự của Công giáo bao gồm nhiều loại hình khác nhau như nhà thờ chính tòa đại phận, nhà thờ xứ, nhà thờ học đạo, nhà nguyện Hình thức kiến trúc nhà thờ Công giáo của Giáo hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh rất phong phú, nó được xây dựng phụ thuộc rất nhiều vào các dòng truyền giáo, vào các nhân mỗi giám mục, linh mục, vào không gian và thời gian nhất định Gạt bỏ đi một số công trình với kiến trúc cơi nới, thiếu quy hoạch đồng bộ và đầu tư thấu đáo, kiến trúc nhà thờ đã đóng góp vào kho tàng văn hóa thành phố Hồ Chí Minh những thành tựu đáng trân trọng

Tại thành phố Hồ Chí Minh , qua những vùng đông giáo dân sẽ thấy nổi bật trên nền trời xanh là những ngọn tháp cao, những Thánh đường to, rộng đang được cấp tập xây dựng Những nhà thờ với muôn vẻ kiến trúc như những minh chứng hùng hồn cho lòng tin mãnh liệt và phong phú của người Công giáo Việt Nam, vượt lên

74 hoàn cảnh, vượt lên khó khăn, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, của xã hội, vẫn không ngừng phát triển

Cùng chung với sự biến động và phát triển của chính trị - kinh tế - xã hội của đất nước, kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh trong đó có kiến trúc nhà thờ Công giáo cũng có những thay đổi nhất định Với lịch sử hình thành và chỉ phát triển hơn ba trăm năm của đạo Công giáo tại thành phố Hồ Chí Minh, kiến trúc nhà thờ đã góp phần tham gia vào việc tạo nên bộ mặt của kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh đương đại Sự đa dạng và thay đổi hình thức của nhà thờ Công giáo trong khoảng thời gian ngắn từ năm 1975 đến nay cho thấy tính chất cấp tiến, cập nhật với thời đại và biến đổi phong phú của loại hình kiến trúc này Những phong cách hay xu hướng khác nhau ngay cả kiến trúc đương đại cũng được sử dụng trong thiết kế nhà thờ Công giáo và một vài trong số chúng đã trở thành những kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc Tính chất linh hoạt và thích nghi của kiến trúc nhà thờ đã tạo ra một "sân chơi" rộng rãi và khá thoáng dành cho sự sáng tạo của các kiến trúc sư

Trong sự phong phú của hình thức kiến nhà thờ tại thành phố Hồ Chí Minh, những công trình nhà thờ Công Giáo mang sắc thái dân tộc nổi lên như là sự minh chứng cho tính thích nghi của loại hình kiến trúc này và khẳng định sự sáng tạo tuyệt vời trong kiến trúc Việt Nam Kiến trúc nhà thờ đã được "Việt Nam hóa" một cách mạnh mẽ với sự học tập truyền thống có chọn lọc, đây là điều cần khuyến khích cũng như là chủ trương đúng đắn của nhà nước khi vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa đang rất cấp thiết Việc cố gắng giữ gìn bản sắc dân tộc trong thời đại toàn cầu hóa, thời đại thế giới phẳng ngày nay là một ý tưởng tích cực và đã cho ra đời một số công trình nhà thờ thành công được xây dựng trong thời gian gần đây nhưng cũng còn vài công trình đã để lại những hệ lụy đáng tiếc

Tình trạng hiện tại của việc xây dựng các Thánh đường Công giáo, các công trình tôn giáo nói chung vẫn có nhiều điều đáng để suy nghĩ Việc xây dựng các Thánh đường và công trình nhà thờ hiện nay đang ồ ạt theo kiểu “phong trào” Có nơi nhà thờ cũ, hỏng, phá đi xây nhà thờ mới, có nơi nhà thờ lớn, phá đi xây lại lớn hơn Việc trùng tu, bảo tồn là ít thấy dù công trình đó có một giá trị văn hóa, lịch sử trải

75 qua cả trăm năm, cũng như có những công trình được đúc kết bằng tinh hoa văn hóa của dân tộc, của cha ông, nhưng sau bao năm bị bào mòn bởi thời gian, bị xuống cấp không được tu sửa, nay bỗng nhiên trở thành phế thải và đập đi để xây lại Có những ngôi nhà thờ bằng gỗ, tường xây bao quanh được thiết kế thi công công phu, tỉ mỉ Những hoa văn sơn son thếp vàng, những chi tiết kiến trúc nhuần nhuyễn, mang đậm tính nhân văn tôn giáo của từng thời kỳ lịch sử mà thời đại ngày nay và mãi mãi chắc khó lòng xây dựng được Nhưng nó sắp bị phá đi để xây lại một ngôi nhà thờ lớn hơn bằng bê tông cốt thép, đó hoàn toàn không phải là điều nên làm Rất nhiều công trình xây dựng theo ngẫu hứng, theo kinh nghiệm là chính bất chấp kỹ thuật và nghệ thuật kiến trúc Rất nhiều nhà thờ đã được xây dựng theo ý chủ quan của Cha xứ, Ban Hành Giáo hoặc người tài trợ mà bất chấp một thực tế là lãng phí rất nhiều tiền của một cách vô lý Nhiều ngôi Thánh đường và công trình tôn giáo đã được giao cho những người không có chuyên môn, kỹ thuật về kiến trúc, xây dựng để thiết kế và thi công, thậm chí có nhiều Thánh đường được xây dựng theo kiểu “học lóm” Hễ thấy một chi tiết vui mắt ở đâu đó thì bê nguyên về, bất chấp tính logic và ngôn ngữ kiến trúc

Rất nhiều Thánh đường được xây dựng theo kiểu hà tiện, có đến đâu, làm đến đó không cần thiết kế, chẳng cần chuyên môn, chỉ cần giao cho một tốp thợ tự biên tự diễn theo ý Cha xứ và ban kiến thiết Bởi vì phải thuê thiết kế, khảo sát… tốn thêm một số chi phí nào đó Nhưng họ đã không biết rằng, những công trình không được xây dựng theo đúng quy trình kỹ thuật một cách khoa học, thì sự lãng phí đối với công trình còn lớn hơn gấp nhiều lần chi phí đó, ngoài ra, nguy cơ nứt nẻ, hư hỏng, sụp đổ bất cứ lúc nào, chi phí sửa chữa, làm lại là một con số lớn hơn rất nhiều lần Ngoài ra, nếu chẳng may công trình sụp đổ khi đang thi công hoặc sử dụng với đông người, hậu quả sẽ là không nhỏ

Thực tế, trong con mắt Giáo dân Việt Nam nói chung, Linh mục là người được tôn trọng hết sức, mọi lời nói, việc làm của Linh mục là chuẩn mực, là đúng đắn Điều đó thể hiện sự kính trọng các đấng bậc, là một truyền thống rất tốt đẹp của Người Công giáo Việt Nam Tuy nhiên, nhiều khi, chính các vị Linh mục, cũng có ảo

76 tưởng rằng mọi ý kiến của mình, hiểu biết của mình là chân lý, mọi quyết định của mình là sáng suốt Do vậy, công tác xây cất các công trình, nhiều vị cũng bất chấp những vấn đề về kỹ thuật và nguyên tắc khoa học, tự nêu ý tưởng, tự xây dựng bằng những ý tưởng của mình mà không nghĩ rằng: mọi lĩnh vực cần có những quy luật chuyên môn của nó Điều này thường hay xảy ra ở các giáo phận, giáo xứ nhỏ và nguồn kinh phí đóng góp của giáo dân

Tầng trệt của khối nhà thờ chính là một không gian rộng và thoáng, gồm hệ thống lưới cột, trần cao, dãy cửa ra vào lớn ở hai bên Tầng lầu là không gian sinh hoạt chính của nhà thờ với hai ram dốc lớn đi lên ở hai bên, phía trên có một sân nhỏ nơi đặt tượng thánh và cây cảnh

Hình thức cung gãy được sử dụng khá nhiều trong trang trí ngoại thất cũng như nội thất nhà thờ.

Cung thánh nhà thờ với một vòm cung gãy lớn.

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

NHÀ THỜ GÒ VẤP - GÒ VẤP HÌNH 3.1

Nhà thờ Tân Quy xưa trước khi bị thiêu rụi năm 1946

Nhà thờ Tân Quy ngày nay hoàn thành vào năm

Nội thất nhà thờ với phong cách Roman

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

NHÀ THỜ TÂN QUY - HÓC MÔN HÌNH 3.2

Nhà thờ Hóc Môn mang phong cách Roman với ba lối vào dưới ba vòm cung nguyên, tháp chuông đặt ngay trên lối vào chính với mái nhọn vút cao và các cửa sổ với vòm cung gãy theo phong cách Gothique, nội thất nhà thờ với phong cách hiện đại với khoảng vượt nhịp lớn, không trang trí chi tiết gờ chỉ, trần của cung thánh giật cấp mạnh mẽ kết thúc là một bán cầu bên trên lấy sáng

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

NHÀ THỜ HÓC MÔN - HÓC MÔN HÌNH 3.3

Hình 3.4a - Nhà thờ Bến Hải

Năm xây dựng : 1981 Địa chỉ : 173/2/3 Dương Quảng Hàm, P.5 Quận Gò Vấp

Hình 3.4b - Nhà thờ Tân Đông

Năm xây dựng : 1998 Địa chỉ : 8/10A Ấp 4, Xã Đông Thạnh

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY HÌNH 3.4

Toàn bộ kiến trúc công trình nổi bật với những mảng kính lớn chạy dọc suốt mặt đứng của nhà thờ.

Không gian làm lễ rộng thoáng, hai bên là dãy cửa sổ song sắt và kính

Trần nhà cũng theo phong cách hiện đại, đơn giản với hai mặt phẳng xiên hai bên, đỉnh trần là mặt phẳng ngang

Cung thánh bố trí hình thức đơn giản, ít trang trí.

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

NHÀ THỜ VINH SƠN - QUẬN 10 HÌNH 3.5

Tháp chuông vươn cao là hình ảnh cách điệu của ngọn hải đăng, trên tháp đặt tượng thánh Giuse Thợ cao gấp rưỡi người thường Hình thức kiến trúc nhà thờ đối xứng với một tháp cao nhấn ở lối ra vào chính, mặt đứng công trình với những mảng kính lớn hai bên, kết cấu bêtông cốt thép, ít trang trí hoa văn và gờ chỉ

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

NHÀ THỜ ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP - QUẬN GÒ VẤP HÌNH 3.6

Không gian chính của nhà thờ được dẫn lên bằng nhiều bậc cấp, hai bên có hai ram dốc chạy vòng lên sảnh chính để xe có thể chạy lên tầng trên được Hình thức kiến trúc mặt đứng với bố cục tương đối tự do, nổi bật với cây thánh giá to lớn có phần lấn át không gian bên dưới.

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

NHÀ THỜ PHÚ TRUNG - QUẬN TÂN BÌNH HÌNH 3.7

-Địa chỉ: 35/40/9 đường Đất Thánh, P.6, Quận

-Địa chỉ: 8/23 Nguyễn Đình Khơi, P.4, Quận

Hình 3.8f - Nhà thờ Bình Hòa -Năm xây dựng: 1975 -Địa chỉ: 93/9 Nơ Trang Long, P.11,Quận Bình Thạnh

Hình 3.8g - Nhà thờ Đức Mẹ

-Năm xây dựng: 1987 -Địa chỉ: 4bis Hoàng Hoa Thám, P.7, Quận Bình Thạnh

Hình 3.8h - Nhà thờ Thanh đa -N ă m xây d ự ng: 1990 -Địa chỉ: 801/67 XVNT, P.26

Hình 3.8i - Nhà thờ Thánh Tịnh -Năm xây dựng: 2004 -Địa chỉ: 47/57 Nguyễn Văn Đậu, P.6

Hình 3.8j - Nhà thờ Xóm Thuốc -Năm xây dựng: 1991 -Địa chỉ: 213 Quang Trung, P.10

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC VỚI XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÌNH 3.8

-Địa chỉ: 5/6 Hà Huy Giáp,

Nguyễn Văn Quá, Đông Hưng Thuận

Hình 3.9f - Nhà thờ Hòa Hưng -Năm xây dựng: 1992 -Địa chỉ: 104 Tô Hiến Thành, P.15

Hình 3.9g - Nhà thờ Phú Hòa -Năm xây dựng: 1991 -Địa chỉ: 19/2 Hoàng Xuân Nhị, P.Phú Trung

Hình 3.9h - Nhà thờ Châu Bình -Năm xây dựng: 1996 -Địa chỉ: 470/17 Tỉnh lộ

43, P.Tam Phú Quận Thủ Đức

Hình 3.9i - Nhà thờ Khiết Tâm -Năm xây dựng: 1999 -Địa chỉ: 15 đường 4, KP.4, P.Bình Chiểu Quận Thủ Đức

Hình 3.9j - Nhà thờ Tam Hải -Năm xây dựng: 2004 -Địa chỉ: 180 Tam Châu, KP.2, P.Tam Bình Quận Thủ Đức

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC VỚI XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÌNH 3.9

Nhà thờ Chúa Hiển Linh

-Địa chỉ: 50 Nguyễn Đình Chiểu, P.Đakao

Hình 3.10f - Nhà thờ Regina Mundi -Năm xây dựng: 1975 -Địa chỉ: 228 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.6 Quận 3

Hình 3.10g - Nhà thờ Hiển Linh -Năm xây dựng: 1999 -Địa chỉ: 19 đường 5, KP.2, Linh Trung Quận Thủ Đức

Hình 3.10h - Nhà thờ Cao Thái -Năm xây dựng: 1995 -Địa chỉ: 34/17 Vĩnh Thuận, P Long Bình Quận 9

Hình 3.10i - Nhà thờ Công Thành -Năm xây dựng: 2003 -Địa chỉ: 58 đường 27, P.Bình Trưng Tây Quận 2

Hình 3.10j - Nhà thờ Minh Đức -Năm xây dựng: 1990 -Địa chỉ: 10 đường 154, Ấp Cây Dầu, P.Tân Phú Quận 9

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC VỚI XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÌNH 3.10

-Địa chỉ: 951 Nguyễn Duy Trinh, P.Phú Hữu

-Địa chỉ: 722 Tân Kỳ, Tân

Quý, Bình Hưng Hoà, Quận

Hình 3.11f - Nhà thờ Ninh Phát -Năm xây dựng: 1988 -Địa chỉ: 3A 62 Ấp 3, X

Phạm Văn Hai Huyện Bình Chánh

Hình 3.11g - Nhà thờ Tân Hương -Năm xây dựng: 1989 -Địa chỉ: 162 Tân Hương , P.Tân Quý, Quận Tân Phú

Hình 3.11h - Nhà thờ Tân Phú -Năm xây dựng: 1997 -Địa chỉ: 90 Nguyễn Hậu, P.Tân Thành, Quận Tân Phú

Hình 3.11i - Nhà thờ Tân Việt -Năm xây dựng: 1989 -Địa chỉ: 241bis Trường Chinh, P.12 Quận Tân Bình

Hình 3.11j - Nhà thờ Tắc Rỗi -Năm xây dựng: 1992 -Địa chỉ: Số 1, Đường số

1, Khu dân cư Tân Mỹ, P.Tân Phú

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC VỚI XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÌNH 3.11

-Địa chỉ: 18/368 Lê Đức Thọ, P.15

Hình 3.12e - Nhà thờ Lạng Sơn -Năm xây dựng: 1997 -Địa chỉ: 25/1 Lê Đức Thọ, P.16 Quận Gò Vấp

Hình 3.12f - Nhà thờ Nữ Vương

-Năm xây dựng: 2000 -Địa chỉ: 63/2 Lê Đức

Hình 3.12g - Nhà thờ Trung Bắc -Năm xây dựng: 1993 -Địa chỉ: 20/358 Lê Đức Thọ, P.15

Hình 3.12h - Nhà thờ Tử Đình -Năm xây dựng:

2003 -Địa chỉ: 20/233A Thống Nhất, P.15 Quận Gò Vấp

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

HÌNH THỨC KIẾN TRÚC VỚI XU HƯỚNG HIỆN ĐẠI HÌNH 3.12

Cấu trúc cửa vào Thánh Điện theo lối tam toà, cửa giữa và hai bên mái vòm cung theo phong cách Roman Mái vòm cửa tam toà kiến trúc theo mái cong, đầu góc mỗi mái mang hình bồ câu, tượng trưng hướng về tương lai với lòng khát mong hoà bình

Nội thất nhà thờ rộng rãi với 34m mỗi chiều, gian cung thánh, bước lên tam cấp gồm 5 bậc, diện tích 15m x 6m, bàn thờ bằng đá đặt giữa chính điện Nội thất sử dụng chủ yếu vật liệu đá và gỗ lim

KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TẠI TP HỒ CHÍ MINH

NHÀ THỜ TÂN HÒA - PHÚ NHUẬN HÌNH 3.13

Ngày đăng: 04/06/2024, 10:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Giáo lý đức tin, Tiểu ban từ vựng (2011), Từ điển Công giáo, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Công giáo
Tác giả: Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban Giáo lý đức tin, Tiểu ban từ vựng
Nhà XB: Nhà xuất bản Tôn Giáo
Năm: 2011
2. Tòa Tổng Giám Mục TP.HCM (1998), Niên giám giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh 1998, Nhà xuất bản TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám giáo phận Thành phố Hồ Chí Minh 1998
Tác giả: Tòa Tổng Giám Mục TP.HCM
Nhà XB: Nhà xuất bản TP.HCM
Năm: 1998
3. La Văn Ái, Triệu Quang Diệu (Đặng Thái Hoàng biên dịch) (2010), Ngôn ngữ hình thức kiến trúc, Tập 2, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ hình thức kiến trúc
Tác giả: La Văn Ái, Triệu Quang Diệu (Đặng Thái Hoàng biên dịch)
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
Năm: 2010
4. Trần Trọng Chi (2011), Lược sử kiến trúc thế giới, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lược sử kiến trúc thế giới
Tác giả: Trần Trọng Chi
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
Năm: 2011
5. Đỗ Quang Chính (2008), Hòa mình vào xã hội Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hòa mình vào xã hội Việt Nam
Tác giả: Đỗ Quang Chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tôn Giáo
Năm: 2008
6. Đỗ Quang Chính (2009), Tản mạn Lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Tôn Giáo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tản mạn Lịch sử Giáo hội Công giáo Việt Nam
Tác giả: Đỗ Quang Chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Tôn Giáo
Năm: 2009
7. Emily Cole (Lê Phục Quốc dịch) (2011), Ngữ pháp kiến trúc, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp kiến trúc
Tác giả: Emily Cole (Lê Phục Quốc dịch)
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
Năm: 2011
8. Nguyễn Hồng Dương (2003), Nhà thờ Công giáo Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa Học và Xã Hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thờ Công giáo Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa Học và Xã Hội
Năm: 2003
9. Tôn Đại (2009), Kiến trúc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến trúc - Những vấn đề lý luận và thực tiễn
Tác giả: Tôn Đại
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
Năm: 2009
10. Vũ Đại Hải, Trịnh Duy Anh, Lê Thanh Sơn (2002), 25 năm Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2000, Đề tài nghiên cứu khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: 25 năm Kiến trúc thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 2000
Tác giả: Vũ Đại Hải, Trịnh Duy Anh, Lê Thanh Sơn
Năm: 2002
11. Nguyễn Đức Hiếu (2008), Sự hội nhập văn hoá bản địa trong kiến trúc nhà thờ Công giáo tại TP.HCM, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Trường đại học kiến trúc TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hội nhập văn hoá bản địa trong kiến trúc nhà thờ Công giáo tại TP.HCM
Tác giả: Nguyễn Đức Hiếu
Năm: 2008
12. Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh, Nguyễn Đình Thi, Vũ Thị Ngọc Anh, Nguyễn Trung Dũng, Đặng Liên Phương, Đoàn Trần Trung (2008), Giáo trình lịch sử kiến trúc thế giới, Tập I, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lịch sử kiến trúc thế giới
Tác giả: Đặng Thái Hoàng, Nguyễn Văn Đỉnh, Nguyễn Đình Thi, Vũ Thị Ngọc Anh, Nguyễn Trung Dũng, Đặng Liên Phương, Đoàn Trần Trung
Nhà XB: Nhà xuất bản Xây Dựng
Năm: 2008
13. Đỗ Quang Hưng (2003), Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng Hợp, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam
Tác giả: Đỗ Quang Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản Tổng Hợp
Năm: 2003
14. Nguyên Hưng (2011), Nghệ thuật Công giáo, Tập 1, Nhà xuất bản Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật Công giáo
Tác giả: Nguyên Hưng
Nhà XB: Nhà xuất bản Đồng Nai
Năm: 2011
15. Trần Văn Khải (không ghi năm), Lịch sử kiến trúc phương Tây, tập bài giảng trường Đại học Kiến trúc TP.HCM, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử kiến trúc phương Tây
16. Bùi Đức Sinh (2001), Lịch sử Giáo Hội Công giáo, Nhà xuất bản Asian, Calofornia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Giáo Hội Công giáo
Tác giả: Bùi Đức Sinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Asian
Năm: 2001
17. Hồ Tường, Lê Đình Tấn, Ngô Hỷ (2007), Nhà thờ Công giáo ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà thờ Công giáo ở Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Hồ Tường, Lê Đình Tấn, Ngô Hỷ
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 2007
20. Tôn Đại (2008), Ai thay đổi hình thức nhà thờ Giatô giáo?, http://mag.ashui.com/chuyenmuc/kien-truc/354-ai-thay-doi-hinh-thuc-nha- tho-giato-giao.html, ngày 15/4/2012 Link
21. Phúc Nhạc (2000), Thánh đường Phêrô, http://www.nghethuatthanh.net/kien-truc/thanh-d%c6%b0%e1%bb%9dng- ero, ngày 11/04/2012 Link
22. Phạm Hưng Thịnh (2009), Thánh đường xưa Đa Minh Ba Chuông, http://gxdaminh.net/oi-net-v-giao-x/thanh-ng-xa-va-nay.html, ngày 20/03/2012 Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.4a   Hình 1.4b - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 1.4a Hình 1.4b (Trang 32)
Hình 1.5a - Thánh đường Milan tại Italia - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 1.5a Thánh đường Milan tại Italia (Trang 33)
Hình 1.5b  Hình 1.5c - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 1.5b Hình 1.5c (Trang 33)
Hình 1.6a  Hình 1.6b - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 1.6a Hình 1.6b (Trang 34)
Hình 1.7a -Thánh đường Sagrada - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 1.7a Thánh đường Sagrada (Trang 35)
Hình 1.7c - Nhà thờ Wolfsburg tại Đức - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 1.7c Nhà thờ Wolfsburg tại Đức (Trang 35)
Hình 1.8a - Thánh đường - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 1.8a Thánh đường (Trang 36)
Hình 1.10a - Mặt - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 1.10a Mặt (Trang 38)
Hình 2.5a  -  Ngoại thất và nội thất của  Basilica Santa Sabina , Rome, Italia - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.5a - Ngoại thất và nội thất của Basilica Santa Sabina , Rome, Italia (Trang 80)
Hình 2.6a  -  Thánh  đường Hagia Sophia -  Thổ Nhĩ Kì - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.6a - Thánh đường Hagia Sophia - Thổ Nhĩ Kì (Trang 81)
Hình 2.7a - Mô phỏng một nhà thờ - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.7a Mô phỏng một nhà thờ (Trang 82)
Hình 2.8a - Mô phỏng một nhà thờ - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.8a Mô phỏng một nhà thờ (Trang 83)
Hình 2.9a -  Basilica Saint Andrea - Italia - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.9a Basilica Saint Andrea - Italia (Trang 84)
Hình 2.10b - St Paul's Cathedral , London   Thánh đường hiện nay xây dựng năm 1677 - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.10b St Paul's Cathedral , London Thánh đường hiện nay xây dựng năm 1677 (Trang 86)
Hình 2.10a - Basilica of St Mary of Health, Vernice, Italia - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.10a Basilica of St Mary of Health, Vernice, Italia (Trang 86)
Hình 2.11a - Thánh đường Havana, Cuba - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.11a Thánh đường Havana, Cuba (Trang 87)
Hình 2.12a - Thánh đường "Mary, - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.12a Thánh đường "Mary, (Trang 88)
Hình 2.13a - Thánh đường St. Mary, Tokyo - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.13a Thánh đường St. Mary, Tokyo (Trang 89)
Hình 2.14a -   Nhà thờ An Vân, - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.14a Nhà thờ An Vân, (Trang 90)
Hình 2.15a - Cung - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 2.15a Cung (Trang 91)
Hình thức cung gãy được sử dụng khá - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình th ức cung gãy được sử dụng khá (Trang 107)
Hình 3.4a - Nhà thờ Bến Hải - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
Hình 3.4a Nhà thờ Bến Hải (Trang 110)
NHÀ THỜ VINH SƠN - QUẬN 10  HÌNH 3.5 - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
10 HÌNH 3.5 (Trang 111)
NHÀ THỜ VƯỜN XOÀI - QUẬN 3  HÌNH 3.14 - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
3 HÌNH 3.14 (Trang 122)
NHÀ THỜ BA CHUÔNG - QUẬN 3  HÌNH 3.15 - lvts 2012 kiến trúc nhà thờ công giáo tại thành phố hồ chí minh từ năm 1975 đến nay
3 HÌNH 3.15 (Trang 123)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w