Phát triển năng lực dạy học Tiếng việt ở tiểu học

35 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phát triển năng lực dạy học Tiếng việt ở tiểu học

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phần 1. Cơ sở dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học Anh/ Chị hãy phân tích tính cơ sở của học phần Cơ sở Tiếng Việt 3 – Phong cách học tiếng Việt hiện đại đối với việc dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018. Phần 2. Dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh qua môn Tiếng Việt ở tiểu học Dựa vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt đối với hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp Một và dạy học văn bản văn học cho học sinh lớp Hai, Anh/ Chị hãy: (1) Biên soạn một đề kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh lớp Một vào giai đoạn cuối học kì 1 theo bộ sách Cánh diều hoặc bộ sách Chân trời sáng tạo và cho biết nguyên tắc, cơ sở biên soạn đề của Anh/ Chị. (2) Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu cho bài Bà kể chuyện, Tiếng Việt 2, tập 1 (bộ Cánh diều, NXB ĐHSP.TP.HCM, 2021) và giải thích việc sử dụng các nguyên tắc và phương pháp hoặc kĩ thuật dạy học. Phần 3. Phát triển chương trình môn Tiếng Việt thông qua ngữ liệu Anh/ Chị hãy: (1) Điều chỉnh một ngữ liệu dạy học Tiếng Việt (2) Xây dựng hoặc thay thế một ngữ liệu dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp Một hoặc lớp Hai mà Anh/ Chị dự kiến sẽ giảng dạy.

Trang 1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tên đề tài: 1

2 Mục tiêu đề tài: 1

3 Phương pháp nghiên cứu: 1

4 Nội dung nghiên cứu: 1

5 Phạm vi nghiên cứu: 1

PHẦN 1: CƠ SỞ DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 2

1.1 Khái niệm: 2

a) Phong cách học: 2

b) Một số khái niệm cơ sở của phong cách học: 2

1.2 Phong cách học tiếng Việt hiện đại đối với việc dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018: 3

1.2.1 Mục tiêu môn Tiếng Việt ở tiểu học: 3

1.2.2 Nội dung phong cách học trong môn Tiếng Việt ở tiểu học: 3

PHẦN 2: DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH QUA MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC 42.1 Đề kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh lớp Một vào giai 4đoạn cuối học kì 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo: 4

2.1.1 Đề minh họa theo bộ sách Chân trời sáng tạo : 4

2.1.2 Ma trận đề kiểm tra: 5

2.1.3 Đề thi môn Tiếng Việt Lớp 1: 6

Trang 2

*Đề thi đọc môn Tiếng Việt lớp 1 : 6

*Đề thi chính tả môn Tiếng Việt lớp 1: 8

2.1.4 Hướng dẫn đánh giá: 8

2.1.5 Đề thi trên được biên soạn dựa trên các nguyên tắc,cơ sở: 10

2.2 Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu cho bài Bà kể chuyện, Tiếng Việt 2, tập 1 (bộ Cánh diều, NXB ĐHSP.TP.HCM, 2021) và giải thích việc sử dụng các nguyên tắc và phương pháp hoặc kĩ thuật dạy học: 10

2.2.1 Hoạt động dạy học đọc hiểu cho bài “Bà kể chuyện”, Tiếng Việt 2, tập 1 (bộ Cánh Diều): 11

2.2.2 Giải thích việc sử dụng các nguyên tắc và phương pháp hoặc kĩ thuật dạy học: 14

PHẦN 3: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT THÔNG QUANGỮ LIỆU 16

3.1 Điều chỉnh một ngữ liệu dạy học Tiếng Việt: 16

Trang 3

3.2 Thay thế một ngữ liệu dạy học Tiếng Việt cho học sinh lớp Hai dự kiến sẽ giảng dạy: 25

KẾT LUẬN 30TÀI LIỆU KHAM THẢO 31MỞ ĐẦU

1 Tên đề tài:

Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng và cần thiết nhất ở bậc

tiểu học Bên cạnh việc học toán để phát triển tư duy logic cho học sinh thì việc

học tiếng việt sẽ giúp các trẻ hình thành và phát triển tư duy ngôn ngữ Thông qua môn Tiếng Việt, học sinh sẽ được học cách giao tiếp, truyền đạt tư tưởng, cảm xúc của mình một cách chính xác và biểu cảm.Môn Tiếng Việt là sự cụ thể hóa giữa hai nội dung trí dục là kiến thức Tiếng Việt và nội dung thực hành của môn học.Đặc điểm và quy luật dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học là quátrình học sinh tiểu học nắm được các quy tắc Tiếng Việt cũng như là sử dụng được các kĩ năng đọc-viết-nói-nghe và phát triển nhân cách trong suốt quá trình học môn học.Trong hoạt động dạy học môn Tiếng Việt,người giáo viên giữ vai trò chủ thể tổ chức các hoạt động dạy học và đánh giá quá trình học tập của học sinh

Để học sinh học tốt môn Tiếng Việt thì người giáo viên phải lấy học sinh làm

trung tâm, tích cực hóa hoạt động của học sinh Từ đó, việc phát triển năng lựcdạy học Tiếng Việt ở tiểu học của người giáo viên là rất quan trọng

+Phát triển chương trình thông qua ngữ liệu.

+Phát triển chương trình thông qua kế hoạch bài dạy.

Trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu:

Bằng cách nghiên cứu tài liệu nhằm thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin.Sử dụng phương pháp phân tích, phân loại, tổng hợp và hệ thống hóa để làm cơ sở cho đề tài.

4 Nội dung nghiên cứu:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung đề tài gồm ba phần:

+Phần 1: Cơ sở dạy học môn Tiếng Việt ở Tiểu học.

+Phần 2: Dạy học và phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh qua môn Tiếng Việt ở Tiểu học.

+Phần 3: Phát triển môn Tiếng Việt thông qua ngữ liệu.

-Phong cách học có hai nội dung nghiên cứu:

+Nghiên cứu ngôn ngữ trong hoàn cảnh giao tiếp tiêu biểu: hội thoại thường nhật; hành chính, khoa học, báo chí,chính luận; văn chương-phong cách chức năng ngôn ngữ.

+Nghiên cứu các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, giàu hiệu quả biểu đạt và biện pháp sử dụng các phương tiện đó để giúp cho việc nâng cao hiệu quả biểu đạt-phong cách học ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.

Trang 5

b) Một số khái niệm cơ sở của phong cách học:

-Phong cách chức năng ngôn ngữ là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ có tính chất truyền thống ,tính chất chuẩn mực, trong việc xây dựng các lớp văn bản tiêu biểu.

-Dạng lời nói được khưu biệt bằng phương tiện vật chất là ngôn từ.Khi nói, ngôn từ được biểu thị ở dạng thức âm thanh.

-Màu sắc tu từ có xuất phát điểm từ đơn vị “từ” và nghĩa của từ ( nghĩa chuyển và nghĩa gốc) Màu sắc tu từ được chia làm hai nhóm là màu sắc đơn phong cách và màu sắc đa phong cách.

-Phương tiện tu từ là công cụ để thực hiện một hoạt động nhằm đạt một mục tiêu nhất định.Tùy theo phương diện, cấp độ của ngôn ngữ và lời nói mà

phương tiện tu từ được phân chia thành phương tiện tu từ ngữ âm/ tu từ từ vựng/tu từ ngữ pháp.

-Hiệu quả tu từ là sự gợi tả,gợi cảm hay nhấn mạnh khiến tác phẩm mang đến cho người tiếp nhận những thông tin sâu sắc, đa tầng.

-Biện pháp tu từ là cách thức phối hợp sử dụng trong lời nói các phương tiện ngữ âm,từ vựng, ngữ pháp để gợi hình, gợi cảm,nhấn mạnh, làm nổi bật.

-Phân tích phong cách học là việc xác định, miêu tả các phương tiện, biện pháp tu từ đã được sử dụng trong lời nói và hiệu quả tu từ của các phương tiện,biện pháp tu từ đó.

Trang 6

1.2 Phong cách học tiếng Việt hiện đại đối với việc dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018:1.2.1 Mục tiêu môn Tiếng Việt ở tiểu học:

Chương trình Giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 chỉ rõ môn Tiếng Việt ở tiểu học các mục tiêu hình thành học sinh:

-Năng lực ngôn ngữ ( đọc, viết, nói, nghe): Học sinh biết đọc đúng, trôi chảy

và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

-Năng lực văn học : Học sinh phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn

xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá) Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

1.2.2 Nội dung phong cách học trong môn Tiếng Việt ở tiểu học:

Nội dung dạy học được xác định dựa trên các yêu cầu cần đạt của học sinh dựa theo khối lớp,gồm:hoạt động đọc, viết,nó và nghe;kiến thức (tiếng việt,văn học);ngữ liệu.Chương trình cũng chỉ rõ nội dung kiến thức Tiếng Việt ở bậc tiểuhọc bao gồm một số hiểu biết sơ giản về ngữ âm, chữ viết, từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp và biến thể ngôn ngữ (ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh, số liệu); có khả năng nhận biết, bước đầu hiểu được các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan và vận dụng trong giao tiếp.Bên cạnh đó có các nội dung:

-Hoạt động giao tiếp: biện pháp tu từ, đoạn văn, văn bản và các kiểu văn bản,một số vấn đề phong cách ngôn ngữ và ngữ dụng.

-Sự phát triển ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ:từ mượn, từ ngữ mới và nghĩamới của từ ngữ, sự phát triển của chữ viết Tiếng việt, các biến thể ngôn ngữ phân biệt theo phạm vi địa phương,xã hội,chức năng, trong đó có văn bản đa

Trang 7

phương thức ( ngôn ngữ trong sự kết hợp với hình ảnh, kí hiệu, số liệu, biểu đồ, sơ đồ, ) như là một biến thể của giao tiếp ngôn ngữ.

Như vậy, nội dung Phong cách học trong môn Tiếng Việt ở tiểu học bao gồm các phong cách chức năng,các phương tiện,biện pháp tu từ.Các nội dung này được thể hiện trong văn bản và được trình bày tích hợp trong các đơn vị kiến thức của môn Tiếng Việt được dạy cho học sinh tiểu học.Vì vậy, những hiểu hiểu biết cơ bản về đặc trưng, chức năng, các kiểu loại văn bản, đặc điểm ngữ âm, từ vựng,ngữ pháp,tu từ của từng kiểu loại văn thuộc các phong cách chức năng ngôn ngữ sẽ là nền tảng cho việc học tập và rèn luyện về phương pháp dạyhọc Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.Bên cạnh văn bản văn chương ,các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ, hành chính,khoa học,báo chí,chính luận cũng được đưa vào qua các môn Tập Đọc,Kể chuyện,Tập làm văn,Chính tả,Luyện từ và câu Vì vậy, những hiểu biết cơ bản về đặc trưng,chức năng,các kiểu loại vănbản,đặc điểm ngữ âm, từ vựng,ngữ pháp, tu từ của từng kiểu loại văn bản thuộc Phong cách chức năng ngôn ngữ sẽ là nền tảng cho việc học tập và rèn luyện về phương pháp dạy học Tiếng Việt cho học sinh tiểu học.

PHẦN 2: DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNGLỰC CHO HỌC SINH QUA MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC

2.1 Đề kiểm tra, đánh giá năng lực tiếng Việt của học sinh lớp Một vào giai

đoạn cuối học kì 1 theo bộ sách Chân trời sáng tạo:

2.1.1 Đề minh họa theo bộ sách Chân trời sáng tạo :

Trang 8

Đề kiểm tra, đánh giá theo bộ Chân trời sáng tạo được sắp xếp theo các mứcđộ: Nhận biết, hiểu (sắp xếp, kết nối) và vận dụng Cấu trúc đề được chia nhưsau:

-Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng:

+Mục tiêu: Kiểm tra việc học sinh đọc trôi chảy ( mức độ rõ ràng, đúng, tốc độđọc, âm lượng).

+Trọng số điểm: 4/10 điểm.

-Kiểm tra kĩ năng đọc hiểu:

+Mục tiêu: Kiểm tra việc học sinh đọc hiểu +Trọng số điểm: 2/10 điểm.

-Kiểm tra kĩ năng sử dụng từ:

+Mục tiêu: Kiểm tra việc sử dụng từ hoàn thành câu theo gợi ý của học sinh +Trọng số điểm: 1/10 điểm.

-Kiểm tra kĩ năng viết đúng chính tả:

+Mục tiêu: Kiểm tra việc đúng chữ, đúng chính tả của học sinh.

Trang 9

+Trọng số điểm: 1/10 điểm.

-Kiểm tra kĩ năng nhìn-viết chính tả:

+Mục tiêu: Kiểm tra kĩ năng nhìn-viết đúng chữ, đúng chính tả của học sinh.+Trọng số điểm: 2/10 điểm.

2.1.2 Ma trận đề kiểm tra:

Mạch kiến thức, kĩ năng Số câuvà sốđiểm

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng

ĐỌC HIỂU

-Trả lời được các câu hỏiđơn giản về nội dung cơ bảncủa văn bản

-Điền được phần thông tincòn trống phù hợp với nộidung câu chuyện đã đọchoặc đã nghe.

-Tìm được các tiếng chứavần đã học có trong văn bản

-Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng;

Số câu 1 ( hình thức khác) 1

Trang 10

tốc độ đọc đạt yêu cầu.

- Đọc đúng tiếng, đúng từ,trôi chảy, lưu loát.

CHÍNH TẢ

-Viết đúng chính tả đoạn thơ

theo hình thức nhìn – viết(tập chép).

- Viết đúng quy tắc các tiếng

2.1.3 Đề thi môn Tiếng Việt Lớp 1:

*Đề thi đọc môn Tiếng Việt lớp 1 :

PHÒNG GD&ĐT … ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC

20…-20…

Trang 11

TRƯỜNG TIỂUHỌC …

MÔN: TIẾNG VIỆT-LỚP 1

Ngày kiểm tra: ngày….tháng…năm…

(Thời gian làm bài: … )

Mùa đông đến, thức ăn khan hiếm, Ve đói đành tìm Kiến xin ăn Kiến cho ve ănrồi hỏi Ve làm gì suốt mùa hè Ve đáp:

- Tôi ca hát.Kiến bảo:

- Ca hát là tốt nhưng cũng cần phải lao động nữa chứ.

Dựa vào bài đọc “Ve và Kiến”, thực hiện các yêu cầu sau:

1.Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Trang 12

Trong suốt mùa hè, Ve đã làm gì ?

A Kiếm ăn B Ca hát C Không làm gì

2.Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu chuyện khuyên em điều gì ?

A Biết vui chơi nhưng phải chăm lao động B Cần phải vui chơi ca hát.

C Không cần chăm chỉ lao động.

3.Viết tiếng trong bài có vần ông:

….………

4.Chọn từ ngữ thích hợp thay vào chỗ trống: ( chăm chỉ kiếm ăn, thức ăn khan hiếm)Kiến ……

….… vào mùa Đông.

A Đọc thành tiếng (6 điểm) :Đọc bài sau:

Ai dậy sớm

Ai dậy sớm Bước ra vườnHoa ngát hương Đang chờ đón!

Trang 13

Ai dậy sớm Đi ra đồng Cả vừng đông Đang chờ đón!

Ai dậy sớm Chạy lên đồi Cả đất trời Đang chờ đón!

Võ Quãng

*Đề thi chính tả môn Tiếng Việt lớp 1:

PHÒNG GD&ĐT …

TRƯỜNG TIỂUHỌC …

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 20…

20…-MÔN: TIẾNG VIỆT-LỚP 1

Ngày kiểm tra: ngày….tháng…năm…

(Thời gian làm bài: … )

Họ và tên học sinh:………Lớp:…….

Trang 14

ĐiểmNhận xét của giáo viên

I Nhìn-Viết ( 8 điểm) :

Chép hai khổ thơ đầu của bài Ai dậy sớm….

….

Trang 15

II Điền vào chỗ trống c hoặc k ( 2 điểm) :

cái ….éo con …á cái …ân

bánh …uốn chữ …í …ể chuyện

2.1.4 Hướng dẫn đánh giá:

a) Hướng dẫn đánh giá phần đọc:A.Đọc hiểu (4 điểm):

Câu 1.Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 điểm):

Trong suốt mùa hè, Ve đã làm gì ?

A.Kiếm ăn B Ca hát C.Không làm gì

( Đáp án B)

Câu 2 Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng (0,5 điểm):

Câu chuyện khuyên em điều gì ?

A.Biết vui chơi nhưng phải chăm lao động.B.Cần phải vui chơi ca hát.

C.Không cần chăm chỉ lao động.

(Đáp án A)

Câu 3 Viết tiếng trong bài có vần ông (1 điểm ) :

Đáp án : sống, không, đông, động ( Mỗi một từ được 0,25 điểm)

Câu 4 Chọn từ ngữ thích hợp thay vào chỗ trống ( 2 điểm ) :

( chăm chỉ kiếm ăn, thức ăn khan hiếm)Kiến ……

….… vào mùa Đông.Đáp án:

Trang 16

Kiến chăm chỉ kiếm ăn.

Thức ăn khan hiếm vào mùa đông.

( Viết đúng một câu được 1 điểm, sai lỗi chính tả trừ 0,25 điểm một lỗi).

B.Đọc thành tiếng (6 điểm): Học sinh đọc thành tiếng bài thơ Ai dậysớm

-Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ.-Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu.

-Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát.

b) Hướng dẫn đánh giá phần chính tả:

I.Nhìn viết (8 điểm) :

Viết đúng chính tả( đúng từ, dấucâu,viết hoa chữcái đầu câu)

Chữ viết rõ ràng,viết đúngkiểu chữ thường,cỡ nhỏ

Trình bày bài viếtđúng quy định,viếtsạch, đẹp

Hơn 5lỗichínhtả

3-5 lỗichínhtả

0-2 lỗichínhtả

Hơn 5lỗi

Từ 5 lỗi

3-Từ 0-2lỗi

Khôngcó lỗinào

Gạchxóahơn 5lỗi

Gạchxóa 3-5lỗi

Gạchxóa 0-2lỗi

II Điền vào chỗ trống c hoặc k ( 2 điểm):

cái ….éo con …á cái …ân bánh …uốn chữ …í …ể chuyện

Đáp án : cái kéo, bánh cuốn, con cá, chữ kí, cái cân, kể chuyện ( Viết đúng mộttừ được 0,25 điểm)

Trang 17

2.1.5 Đề thi trên được biên soạn dựa trên các nguyên tắc,cơ sở:

a) Phù hợp với yêu cầu cần đạt và các biểu hiện cụ thể về các thành phần năng lực của môn học.

b) Dựa nguyên tắc tích hợp , kết hợp các kỹ năng đọc-viết-nói-nghe.

c) Đảm bảo được nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của năng lực ngôn ngữ ,năng lực văn học cho học sinh.

d) Hệ thống câu hỏi, bài tập được thiết kế dựa trên ba mức độ ( Nhận biết, Thông hiểu và Vận dụng).

e) Nội dung câu hỏi và bài tập phù hợp với ma trận đề kiểm tra.

f) Yêu cầu câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra được trình bày ngắn gọn,dễ hiểu phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh.

2.2Thiết kế hoạt động dạy học đọc hiểu cho bài Bà kể chuyện, Tiếng Việt 2, tập 1 (bộ Cánh diều, NXB ĐHSP.TP.HCM, 2021) và giải thích việc sử

dụng các nguyên tắc và phương pháp hoặc kĩ thuật dạy học:

Trang 19

2.2.1 Hoạt động dạy học đọc hiểu cho bài “Bà kể chuyện”, Tiếng Việt 2, tập 1 (bộ Cánh Diều):

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

Môn:Tiếng Việt-Lớp 2

Chủ đề: Em ở nhà

Bài: Bà kể chuyện; số tiết: 1

Thời gian thực hiện:

I Đặc điểm tình hình học sinh:

Trang 20

Học sinh lớp 2P4 Trường Tiểu học Tuệ Đức, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh.

1 Thuận lợi:

a) Nhiều hình ảnh, từ ngữ gần gũi với học sinh như bà, bố, viết truyện, kể, đọc ,chuyện….Qua bài đọc kết hợp với tranh , học sinh có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa của bài đọc là sự khâm phục của bạn nhỏ với vốn sống,sự hiểu biết phong phú và tài kể chuyện của người bà.

b) Học sinh đã quen với cách trình bày tên bài,thể thơ 5 chữ qua các bài tập đọc từ lớp 1.

c) Bài đọc chứa ít từ khó đối với học sinh.

d) Yêu cầu câu hỏi của bài đọc được trình bày ngắn gọn,dễ hiểu phù hợp vớitrình độ và nhận thức của học sinh.

2 Khó khăn:

a) Một vài từ ngữ xa lạ: cặm cụi,hồn nhiên.

b) Một vài từ ngữ khó, dễ nhằm lẫn: cặm cụi, trăm nghìn, trăng chiều.

c) Vì bài đọc là thơ nên khi trả lời câu hỏi học sinh thường không trả lời theo lời văn của mình mà sẽ đọc lại câu thơ.

II Yêu cầu cần đạt:

(1) Đọc đúng từng câu,từng đoạn trong bài thơ.Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu câu, chỗ

ngắt nhịp thơ trong bài.

(2) Đọc đúng các từ ngữ khó: cặm cụi, trăm nghìn, trăng chiều,nghìn trang.(3) Đọc đúng và rõ ràng toàn bài thơ “Bà kể chuyện”.

(4) Nêu được nghĩa của các từ:cặm cụi,hồn nhiên.

(5) Biết nêu và trả lời câu hỏi về một số chi tiết nội dung trong văn bản như: Ai?

Làm gì? Như thế nào? Vì sao?

(6) Hiểu được nội dung, ý nghĩa của bài đọc: Sự khâm phục của bạn nhỏ với vốn

sống,sự hiểu biết phong phú và tài kể chuyện của người bà.Qua đó, Học sinh có cơ hội hình thành các phẩm chất, năng lực :

(7) Năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua việc học sinh trao đổi với bạn để tìm

hiểu nội dung,ý nghĩa bài đọc.

Ngày đăng: 04/06/2024, 07:25

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan