1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tài liệu ôn tập lí luận dạy học Tiếng Việt 2

50 16 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tài Liệu Ôn Tập Lí Luận Dạy Học Tiếng Việt 2
Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 0,93 MB

Cấu trúc

  • 2.1. Tiến trình hành động đọc (5)
  • 2.2. Mô thức dạy đọc ở TH (5)
  • 3.1. Các mức độ của đọc hiểu: nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao (7)
  • 3.2. Câu hỏi tìm hiểu bài (7)
  • 6.1. Luyện đọc đúng (11)
  • 6.2. Luyện đọc nhanh (12)
  • 6.3. Luyện đọc diễn cảm (12)
  • 8.1. Phân tích các khó khăn (13)
  • 8.2. Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH.................................................8 Câu 9: Các kiểu dạy học chính tả đoạn bài. Cơ sở ngôn ngữ học và những lưu ý khi (15)
  • 13.2. HS hình thành kĩ năng cá thể hóa đề bài trong quá trình dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp (23)
  • 20.1. Mục tiêu (32)
  • 20.2. Cơ sở sở ngôn ngữ (33)
  • 20.3. Lưu ý (34)
  • 22.1. Thái độ người chấm bài (37)
  • 22.2. Phương pháp chấm bài (38)
  • 22.3. Lưu ý (39)
  • 23.1. PP, công cụ đánh giá kĩ thuật viết (39)
  • 23.2. PP, công cụ đánh giá kĩ thuật viết văn bản (39)

Nội dung

Câu 1: Dấu hiệu của một người đọc thành công ở lứa tuổi TH 2 Câu 2: Tiến trình hành động đọc và mô thức dạy học đọc ở TH. 3 2.1. Tiến trình hành động đọc 3 2.2. Mô thức dạy đọc ở TH 3 Câu 3: Các mức độ của đọc hiểu; Câu hỏi tìm hiểu bài đọc. 4 3.1. Các mức độ của đọc hiểu: nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao. 4 3.2. Câu hỏi tìm hiểu bài: 4 Câu 4: Dự kiến các từ ngữ cần luyện đọc đúng trong bài, đoạn. Phân tích và nêu cách sửa. 5 Câu 5: Thực hành dùng kí hiệu phân tích cách đọc trong một đoạn/bài. Thể hiện giọng đọc. 6 Câu 6: Các biện pháp luyện đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm. 6 6.1. Luyện đọc đúng: 6 6.2. Luyện đọc nhanh 6 6.3. Luyện đọc diễn cảm 6 Câu 7: Các PP, công cụ đánh giá kĩ năng đọc của HSTH. 7 Câu 8: Phân tích những khó khăn của HSTH khi tập viết. Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH. 7 8.1. Phân tích các khó khăn 7 8.2. Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH. 8 Câu 9: Các kiểu dạy học chính tả đoạn bài. Cơ sở ngôn ngữ học và những lưu ý khi dạy. 10 Câu 10: Xây dựng bài tập dạy học Chính tả theo khu vực. 11 Xây dựng bài tập: theo khu vực miền Trung 11 Câu 11: Tìm hiểu những dấu hiệu của người viết thành công ở lứa tuổi tiểu học 11 Câu 12: Nêu ưu/nhược của một cách tiếp cận quá trình dạy học viết văn bản ở TH. 12 Câu 13: Kĩ năng cá thể hóa đề bài dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp. 12 13.1. Khái niệm: 12 13.2. HS hình thành kĩ năng cá thể hóa đề bài trong quá trình dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp. 12 Câu 14: Quan sát, vai trò của quan sát trong dạy học viết văn bản. 13 Câu 15: Thiết kế sơ đồ tư duy hướng dẫn HS quan sát: Cách thức xây dựng, cách sử dụng. 14 Câu 16: Kĩ năng xây dựng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm ý và lập dàn ý trong dạy học viết văn bản. 14 Câu 17: Các cách tiếp cận đối với việc phát triển vốn từ cho HSTH. 15 Câu 18: Các loại BT dạy học phát triển vốn từ cho HSTH. 16 Câu 20: Phân tích mục tiêu, cơ sở ngôn ngữ học và những lưu ý khi tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các BT rèn kĩ năng về từ và câu. 17 20.1. Mục tiêu 17 20.2. Cơ sở sở ngôn ngữ: 17 20.3. Lưu ý 18 Câu 21: Kĩ năng thiết kế các bài tập trong DH viết văn bản ở TH. 18 Câu 22: Kĩ năng chấm bài viết văn bản ở TH 20 22.1. Thái độ người chấm bài: 20 22.2. Phương pháp chấm bài: 20 22.3. Lưu ý: 20 Câu 23: Các PP, công cụ đánh giá kĩ năng viết (kĩ thuật viết/viết văn bản) của HSTH? 20 23.1. PP, công cụ đánh giá kĩ thuật viết: 20 23.2. PP, công cụ đánh giá kĩ thuật viết văn bản: 21 Câu 24: Các PP, KT rèn kĩ năng nói và nghe theo nghi thức lời nói. 21 Câu 25: Các PP, KT rèn kĩ năng nói và nghe theo đề tài 22 Câu 26: Phân biệt: chuyện/truyện; đọc truyện/kể chuyện/nói chuyện 24 Câu 27: Các biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện chân thật /diễn cảm. 24 Câu 28: Các khó khăn của hsth khi nói và nghe. 25 Câu 29: Các phương pháp, công cụ đánh giá kỹ năng nói và nghe. 26

Tiến trình hành động đọc

- Giải mã chữ, đọc thành tiếng, đọc thầm (trong đó đọc thành tiếng là đặc trưng nổi bật nhất trong CT dạy đọc ở TH)

- Phân tích, thông hiểu văn bản(đọc hiểu) > quan trọng nhất- Vận dụng vào cuộc sống

Mô thức dạy đọc ở TH

- Dạy giải mã chữ- lời (đọc thành tiếng)

+ Phân tách tiếng thành âmđánh vần); xem xét, nhận diện các âm, vần tạo thành tiếng( đánh vần- đọc trơn)

+ Nhận diện sự tương hợp giữa thanh- chữ viết

 Một âm ghi cho nhiều chữ( ví dụ: âm “chờ” : gồm chữ c và h; âm “ngờ” gồm chữ n g và h hay n và g)

 Một âm ghi một chữ( ví dụ: âm “bờ”: ghi chữ b; hoặc âm “cờ” ghi thành một chữ c)

+ Có thể thấy rằng bên cạnh việc cung cấp cho HS hiểu biết về hệ thống âm và chữ cái tv, trong việc học vần TV còn cần thiết phải hướng dẫn HS nắm cấu tạo âm tiết của các từ, nhằm giúp HS có ý thức ngữ âm và có hiểu biết về sự tương hợp giữa âm và chữ, giữa tiếng và từ.

- Dạy giải mã lời- ý nghĩa ( đọc hiểu)

+ Trẻ nhận ra sự tồn tại của từ ngữ trong bản chữ viết và trong chuỗi lời nói, hiểu rằng biểu tượng chữ viết được mã hóa thành lời nói

+ Có 4 mức độ để đánh giá mức độ đọc hiểu gồm:

 Đọc hiển ngôn: nhìn vào bài đọc, hiểu và có thể trả lời câu hỏi được liền, mức độ này yêu cầu HS kĩ năng định vị những chi tiết trong bài đọc, nêu ra một số sự kiện hay chi tiết trong văn bản theo trật tự thời gian hoặc không gian mà chúng xảy ra Nó giúp HS lĩnh hội tóm tắt những chi tiết chủ chốt của vb

 Đọc giải thích: chỉ khả năng thấu hiểu những điều không được nêu trực tiếp mà được ngụ ý, là nghĩa hàm ngôn của văn bản, phát triển một số thao tác suy nghĩ cao cấp như suy luận, phán đoán, đánh giá, giải quyết vấn đề

 Đọc phê phán: là hành động phán đoán ra giá trị, ý nghĩa của tài liệu đọc, nhận ra kết luận tư tưởng của tác giả Kinh nghiệm đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ có khả năng thực hiện hoạt động này Nó có vai trò quan trọng nhất liên quan đến việc chuẩn bị cho hs có thể đảm nhận các vai trò khác nhau trong cuộc sống.

 Đọc sáng tạo: có ý nghĩa là khả năng liên hệ bản thân với những điều đọc được rồi sử dụng nó để mở rộng hiểu biết và phát triển những nhận thức mới

Câu 3: Các mức độ của đọc hiểu; Câu hỏi tìm hiểu bài đọc.

Các mức độ của đọc hiểu: nhận biết - thông hiểu - vận dụng thấp - vận dụng cao

+ Đọc hiểu là hoạt động cơ bản của con người để lĩnh hội tri thức và bồi dưỡng tâm hồn.

+ Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và chữ viết, sử dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe, và dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc.

+ Hiểu là trả lời được các câu hỏi Cái gì? Như thế nào? Làm thế nào?, tức là phát hiện và nắm vững mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, đối tượng nào đó và ý nghĩa của mối quan hệ đó Hiểu còn là sự bao quát được nội dung và có thể vận dụng vào đời sống.

+ Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.

+ Các cấp độ đọc hiểu:

 Đọc suy ngẫm và liên tưởng

Câu hỏi tìm hiểu bài

+ Câu hỏi là phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học nói chung, dạy học môn Tiếng việt và phân môn Tập đọc nói riêng.

+Việc xây dựng các câu hỏi tìm hiểu bài trong phân môn tập đọc nhằm mục đích giúp cho học sinh tìm hiểu bài kỹ hơn, hiểu nội dung tác phẩm một cách sâu sắc hơn.

+ Những câu hỏi trong sách giáo khoa phân môn tập đọc đã được xây dựng theo một hệ thống từ chi tiết đến toàn diện Nghĩa là các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, tìm hiểu từ những chi tiết có trong đoạn của tác phẩm đến những câu hỏi bao hàm ý nghĩa của cả bài.

+ Trong đó dạy đọc hiểu là hình thức giúp cho học sinh tìm hiểu các câu hỏi trong SGK để hiểu và cảm thụ giá trị nghệ thuật của bài học Cũng có thể khẳng định rằng đọc hiểu văn bản trong tập đọc là bước khó nhất trong dạy – học tập đọc.

Chính vì vậy giáo viên phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt trước khi lên lớp như: nghiên cứu kỹ câu hỏi, các phương án trả lời của học sinh, đối tượng học sinh cho từng câu hỏi,…

+ Mỗi câu hỏi trong bài tập đọc mang một mục đích khác nhau Có câu hỏi yêu cầu học sinh liệt kê các sự kiện chính có trong tác phẩm để tìm hiểu nội dung, có câu hỏi giúp cho học sinh hiểu và cảm thụ ý nghĩa của bài tập đọc Có câu hỏi giải thích cho học sinh những hiện tượng, giá trị đạo đức để học sinh học tập,… chính vì vậy khi dạy phần đọc hiểu văn bản trong tập đọc, dựa trên những câu hỏi có sẵn trong SGK, giáo viên có thể lựa chọn và xây dựng thêm một số câu hỏi phụ phù hợp với tầm nhận thức của học sinh để tiến hành hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài.

Giáo viên phải nắm chắc được nội dung, ý nghĩa giáo dục của bài học, những đặc trưng phản ánh nghệ thuật để giúp học sinh tiếp nhận vẻ đẹp của ngôn từ, hướng dẫn các em phát hiện những tín hiệu nghệ thuật và đánh giá được những giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung.

- Ví dụ: bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa (tuần 1, trang 10, SGK tiếng Việt lớp5) được xây dựng với 4 câu hỏi tìm hiểu bài trong đó:

+ Về câu hỏi liệt kê có 1 câu: Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?

+ Về câu hỏi phát hiện có 1 câu: hãy chọn một từ chỉ màu vàng trong bài và cho biết từ đó gợi cho em cảm giác gì?

+ Về câu hỏi giải thích có 1 câu: Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh thêm đẹp và sinh động?

+ Về câu hỏi suy luận có 1 câu: Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương.

Câu 4: Dự kiến các từ ngữ cần luyện đọc đúng trong bài, đoạn Phân tích và nêu cách sửa.

Bài tập đọc “Người tìm đường lên các vì sao” (SGK Tiếng Việt 4 trang 126)

Xi-ôn-cốp-ki Xi-ôn-cốp- xki

Tên tiếng nước ngoài cần chú ý có bao nhiêu bộ phận, với mỗi bộ phận cần viết hoa chữ cái đầu và giữa các tiếng có dấu gạch nối “Xki” phải phát âm /s/ trước khi phát âm /ki/. ngã gảy chân ngã gãy chân Thanh điệu ngã/hỏi: Đây là lỗi phát âm sai do vùng miền, thường gặp ở những HS miền Nam và miền Trung Trong quá trình dạy học GV nên cho HS rèn luyện đọc nhiều những từ mang hai thanh này Khi đọc các từ có thanh ngã HS chú ý giọng khi phát âm thanh ngã cao hơn khi phát âm thanh hỏi.

Các ví dụ khác gủi go rủi ro Phân biệt âm đầu r/g: Khi phát âm âm /r/, HS chú ý lưỡi cong và hơi rung. lon lớt non nớt Phân biệt âm đầu l/n: Đây là lỗi sai thường gặp ở học sinh miền Bắc Khi phát âm âm /l/, HS chú ý để lưỡi chạm vào chân răng hàm trên Khi nói lưỡi cong và bật mạnh Khi phát âm âm /n/, lưỡi cũng chạm vào chân răng hàm trên, nhưng khi nói lưỡi thẳng cứng và bật nhẹ.

Giải thích chi tiết: /n/ là phụ âm tắc, vang, đầu lưỡi răng: Trước khi phát âm, đầu lưỡi đặt ở mặt sau của răng làm điểm cản hoàn toàn luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, sau bật ra, lưỡi thẳng, đầu lưỡi hơi tụt lại, tạo thành âm: Nờ

/l/ là phụ âm xát, vang bên, đầu lưỡi quặt: Trước khi phát âm, đầu lưỡi ở vị trí lợi hàm trên làm điểm cản một phần luồng hơi đi ra từ phổi qua khoang miệng, thoát ra hai bên cạnh của lưỡi, đầu lưỡi cong lên, lưỡi chuyển động theo chiều đi xuống, tạo thành âm: Lờ

Ngoài ra còn một số trường hợp sai cách phát âm ở các văn bản khác như n/ng (ăn cơm/ ăng cơm), r/d (ríu rít/díu dít), …

Câu 5: Thực hành dùng kí hiệu phân tích cách đọc trong một đoạn/bài Thể hiện giọng đọc

- Cỏc kớ hiệu: // ngắt cõu, ngắt đoạn; / ngắt ngữ đoạn; x nhấn mạnh; à nhanh, ò chậm; ↑ lên cao giọng; ↓ hạ thấp giọng.

- Ví dụ: Ngày hôm qua đâu rồi?

Em cầm/tờ lịch cũ:// x

Ngày hôm qua/đâu rồi?//

Ra ngoài sân/hỏi bố// x

Xoa đầu em,/bố cười.// x ↓

Trên cành hoa/trong vườn// x x

Nụ hồng/lớn lên mãi// x ↑ Đợi đến ngày/toả hương.// x ↑

Câu 6: Các biện pháp luyện đọc đúng, đọc nhanh, đọc diễn cảm.

Luyện đọc đúng

- Chia nhỏ văn bản thành các đoạn đọc; tổ chức cho HS đọc nối tiếp theo vòng.

- GV phải dự tính được các lỗi mà HS mình có thể mắc phải và rèn cho các em đọc thật đúng, chuẩn.

- Rèn đọc đúng các từ chứa tiếng khó

- GV đọc mẫu phải phát âm chuẩn GV nên chốt lại cách đọc và đọc mẫu đúng ngắt, nghỉ.

- Cho HS luyện đọc các đơn vị từ nhỏ đến lớn: rèn đọc đồng thanh đúng từ, câu,rèn đọc cá nhân đoạn văn, cả bài.

Luyện đọc nhanh

- GV hướng dẫn cho HS làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để HS đọc theo tốc độ đã định.

- GV điều chỉnh tốc độ đọc của HS bằng cách giữ nhịp đọc.

Luyện đọc diễn cảm

- Cùng với việc hiểu nghĩa từ khó và đọc hiểu là biện pháp giúp HS đọc đúng, diễn cảm và cảm thụ được văn bản.

- Khai thác giọng đọc bằng cách cho HS tìm hiểu nội dung bài đọc, HS chỉ đọc diễn cảm hay nhất khi HS hiểu được nội dung bài và nắm được ý, hiểu nghĩa từ ngữ của bài.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài nhằm trao đổi kĩ năng đọc - hiểu, góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học và là tiền đề, cơ sở để đọc diễn cảm.

Câu 7: Các PP, công cụ đánh giá kĩ năng đọc của HSTH.

- Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng

+ PP quan sát: GV có thể dễ dàng quan sát, đánh giá về học sinh đã thực sự hoàn thành kĩ năng đọc chính xác hay chưa và biết những ưu, khuyết điểm để phát huy, khắc phục.

 Đánh giá qua sản phẩm: phiếu quan sát, sổ ghi chép,

 Đánh giá bằng phiếu quan sát theo 4 tiêu chí: m lượng, chính xác, ngắt nghỉ hơi , tốc độ

 HS có thể đánh giá bài đọc thành tiếng của bạn, GV có thể hỏi:

 Em có nghe rõ bạn đọc không? (chỉ báo về âm lượng)

 Em thấy bạn đọc chưa đúng những từ nào? (chỉ báo về đọc đúng)

 Bạn đã ngắt hơi ở câu dài chúng ta vừa luyện đọc chưa? (chỉ báo về đọc trơn)

 Bạn đọc vừa hay chậm? (chỉ báo về tốc độ)

- Đánh giá kĩ năng đọc hiểu:

+ PP vấn đáp: giúp giáo viên xác định kịp thời hiện trạng và mức độ kĩ năng đọc hiểu của học sinh ngay trên lớp.

+ PP kiểm tra viết: đánh giá qua câu hỏi, bài tập (trắc nghiệm,hạn chế câu hỏi tự luận)

 Ví dụ: Trắc nghiệm đọc hiểu nhiều lựa chọn

Qua bài Cánh diều tuổi thơ của Tạ Duy Anh, các câu mở bài và kết bài, tác giả muốn nói lên điều gì?

A Là kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ B Khơi gợi những ước mơ đẹp cho tuổi thơ C Đem đến bao niềm vui cho tuổi thơ

Câu 8: Phân tích những khó khăn của HSTH khi tập viết Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH.

Phân tích các khó khăn

Những năm đầu của bậc tiểu học đặc biệt quan trọng đối với việc giảng dạy viết chữ Trong đó, đặc điểm tâm, sinh lí của HS là một trong những khó khăn trong quá trình tập viết của học sinh Học viết là quá trình rèn luyện một kĩ năng mới cho

HS nên khi bắt đầu sẽ rất khó Hoạt động này bị chi phối nhiều bởi các bộ phận của cơ thể như đôi tay, đôi mắt, các yếu tố tinh thần

- Đôi tay là nơi điều khiển trực tiếp tới việc tập viết nên cần tập viết.

+ Học sinh chưa biết cách cầm bút đúng và cầm búng bằng 3 ngón.

+ Có một số các em thuận tay trái khi viết, học viết chữ cho người thuận tay trái khó hơn cho người học tay phải vì thói quen viết/ đọc từ trái qua phải của văn hóa chúng ta

+ Học sinh nhỏ chưa biết cách biết rê bút và lia bút.

+ Do đặc điểm cơ bắp của lứa tuổi, các em thường cảm thấy nản vì thiếu sự phối hợp của các thao tác dẫn đến cầm bút xiên vẹo.

+ Học sinh chưa xác định được điểm đặt bút và dừng bút.

- Đôi mắt có nhiệm vụ thu hình ảnh chữ viết để tái hiện lại trên mặt giấy, mặt bảng.

Khi tiếp thu hình ảnh chữ viết qua mắt nhìn, HS có thể tiếp thu được toàn bộ nhưng do đặc điểm của đôi tay và do tâm lí nên HS chưa tái hiện lại đầy đủ.

+ Học sinh thường viết cho nhanh vì tay chúng mỏi mà quên đi chuyện giữ khoảng cách tới vở viết và thường ngồi không đúng tư thế, việc đó rất có hại cho mắt của các em

+ Chữ thay đổi về kích thước tạo ra rất nhiều cỡ chữ khiến học sinh rất khó nhớ, nên các em thường hay viết sai độ cao của các chữ: b, l, k, g, y.

+ Học sinh chưa viết đúng khoảng cách giữa các con chữ với nhau.

- Yếu tố tinh thần đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học viết của HS Các em bị ảnh hưởng tốc độ và tính cách trong quá trình tập viết.

+ Đối với các bạn nam, thường các em sẽ năng động nên khi viết chữ thường sẽ bị xiên vẹo và chưa đúng con chữ.

Nêu biện pháp để rèn kĩ thuật viết cho HSTH .8 Câu 9: Các kiểu dạy học chính tả đoạn bài Cơ sở ngôn ngữ học và những lưu ý khi

+ Chuẩn bị thật kĩ cho việc dạy học Tiếng Việt + Chuẩn bị cơ sở vật chất

 Những điều kiện vật chất như: ánh sáng phòng học, bảng lớp, bàn ghế HS, bảng viết của HS, phấn, khăn lau, bút viết, vở tập viết

 Chuẩn bị các đồ dùng trực quan như mẫu chữ trong khung chữ, bộ chữ rời viết thường và viết hoa, các hộp quay ghép chữ, phiếu bài tập tập viết

+ Nắm các kĩ thuật của hoạt động viết

 Tư thế ngồi viết: Một tư thế ngồi đúng chuẩn không chỉ giúp điều chỉnh về vóc dáng, hình thành thói quen tập trung hơn mà còn là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong quá trình rèn chữ viết cho học sinh Và đúng là như vậy, một tư thế ngồi thật thoải mái, không gò bó, hai tay đặt đúng điểm tựa quy định sẽ giúp ta điều khiển được cây bút theo sự chỉ huy của não.

 Mặt khác, bàn ghế cũng phải vừa tầm với học sinh vì ngồi quá cao thì đầu phải cúi gằm xuống hay ngồi quá thấp thì đầu phải nhìn lên, điều này hoàn toàn không tốt Tuyệt đối không quỳ, nằm, ngồi viết tùy tiện Nói chung, một tư thế ngồi đúng cách nhất khi tập viết được mô tả như sau:

 Ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tỳ ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, mắt cách vở từ 25 – 30cm, không được nhìn quá gần vở vì thiếu ánh sáng sẽ rất dễ dẫn đến cận thị

 Cánh tay trái đặt trên mặt bàn bên trái lề vở, bàn tay trái tỳ vào mép vở, giữ vở không bị xê dịch khi viết.

 Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn; khi viết bàn tay và cánh tay phải có thể dịch chuyển từ trái sang phải và từ phải sang trái một cách dễ dàng.

+ Cách cầm bút: Để viết được nét chữ đẹp thì cách cầm bút chuẩn xác cũng là điều hết sức quan trọng Bởi lẽ, đối với những tư thế tay cầm bút không đúng sẽ dẫn đến một số tật sau này rất khó chữa chẳng hạn như: căng cứng, mỏi cơ gân bàn tay, viết nhanh mỏi tay, ra nhiều mồ hôi tay, không thể viết lâu được Vậy phải cầm bút như thế nào mới là đúng cách? Đó chính là:

 Cầm bút bằng 3 ngón tay của bàn tay phải: ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa.

 Đầu ngón trỏ đặt trên thân bút, đầu ngón cái thì giữ bên trái thân bút, còn đầu ngón giữa tựa vào bên phải thân bút.

 Khi viết 3 ngón tay này giữ bút, điều khiển bút dịch chuyển.

 Ngoài ra cũng cần sự phối hợp của cổ tay, cánh tay, khuỷu tay trong quá trình viết.

 Tiếp theo, giáo viên có thể tiến hành dạy cho học sinh các thao tác viết chữ từ đơn giản cho đến phức tạp, dạy cho học sinh kỹ năng viết các nét, cách lia bút cùng cách nối nét Đồng thời giúp học sinh xác định được khoảng cách, vị trí cỡ chữ trên vở kẻ ô li để từ đó hình thành kỹ năng viết đúng mẫu, rõ ràng và tiến tới là viết đẹp, viết nhanh.

+ Cách đặt vở: Để vở ngay ngắn trước mặt (nếu viết chữ đứng); hoặc hơi nghiêng (150 so với mặt bàn) nếu viết chữ nghiêng Khi viết chữ về bên phải, quá xa lề vở, bé cần xê dịch vở sang bên trái để mắt nhìn thẳng nét chữ, tránh nhoài người về bên phải để viết tiếp Không gò lưng, ngoẹo cổ… khi viết.

+ Chuẩn bị KHBD: Nắm vững các kiến thức về dòng kẻ trên vở tập viết, trên vở ô li, tọa độ viết chữ, các kĩ thuật viết chữ như kĩ thuật lia bút, kĩ thuật rê bút, kĩ thuật viết liền nét.

 Dòng kẻ ngang: quy định độ cao của chữ cái Độ cao của chữ được tính bằng một đơn vị chữ, hay còn gọi là thân chữ

 Tọa độ viết chữ gồm 3 cỡ:

 Chữ cỡ lớn (to) cao 4 ô li

 Chữ cỡ nhỏ: những con chữ cỡ nhỏ bằng một đơn vị thì viết 2 ô li, những con chữ cao 2 đơn vị thì viết 4 ô li (bằng 1 ô tập)

 Chữ cỡ nhỏ: chữ nhỏ bằng 1 đơn vị thì viết 1 ô li, những con chữ cao 2 đơn vị thì viết 2 ô li (d, đ, p, q), những con chữ cao 2 đơn vị rưỡi thì viết 2 ô li rưỡi (l, k, g, h, b, y), riêng chữ t cao một đơn vị rưỡi Chữ hoa thì viết với kích cỡ số ô li gấp đôi

+ Các kĩ thuật viết chữ như kĩ thuật lia bút, kĩ thuật rê bút, kĩ thuật viết liền nét.

+ Các nét cơ bản: nét thẳng, nét khuyết, nét cong, nét móc, nét thắt (nét vòng).

- Luyện theo mẫu: giúp HS tri giác biểu tượng chữ viết từ mẫu chữ Việc tri giác của HS bằng nhiều giác quan Muốn sử dụng tốt phương pháp này, chúng ta cần có mẫu chữ đúng, đẹp GV cần biết tác dụng của từng loại mẫu chữ nhằm giúp HS quan sát tốt

- Giao tiếp: sử dụng trong giai đoạn đầu của giờ học GV dùng hệ thống câu hỏi để giúp các em nhận biết độ cao, nét chữ, điểm đặt bút, điểm dừng bút Phương pháp này giúp HS nhận biết biểu tượng chữ viết một cách có ý thức.

- Phân tích ngôn ngữ: dùng để phân tích hình dáng chữ viết

- Luyện tập: luyện trên bảng lớp, luyện trên bảng con, luyện trong vở tập viết, luyện trong vở ô li, luyện trong các môn học khác Mỗi một hình thức luyện tập đều có những tác dụng riêng, những nhiệm vụ cụ thể

- Luyện viết trên không: Đây được xem là bước giúp học sinh rèn luyện đôi tay cũng như rèn luyện quy trình viết các nét để học sinh không bị ngỡ ngàng khi viết.

Giáo viên cũng có thể cho học sinh tì đầu ngón tay trên mặt bàn để hình thành dần kỹ năng viết các nét sao cho thật đều đặn Bước này có thể lặp lại từ 2 cho đến 3 lần.

- Luyện viết trên bảng con, bảng lớp:

HS hình thành kĩ năng cá thể hóa đề bài trong quá trình dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp

- Để hình thành Kĩ năng cá thể hóa đề bài dạy học viết văn bản theo quan điểm giao tiếp cho HS, GV cần xây dựng đề bài phù hợp với các yêu cầu sau:

+ Xây dựng đề bài phù hợp với lứa tuổi của HS, những điều mà học sinh quan tâm, những sự vật, sự việc gần gũi để khơi gợi sự hứng thú viết văn của HS

+ GV nên đưa ra các câu hỏi gợi ý để tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, đưa cảm xúc của mình vào bài và biến thành lối diễn đạt của riêng mình.

+ Giúp HS xác định được đề bài hướng về ai, cái gì, sự việc gì hay kể lại một câu chuyện cho ai đó, Việc này sẽ giúp HS dùng được các đại từ nhân xưng, hay các ngôi kể sao cho phù hợp với bài viết Truyền tải được câu chuyện mà mình muốn kể vào trong bài viết, đó là câu chuyện riêng, trải nghiệm riêng của mỗi trẻ Vì thế sự cá thể hóa trong bài viết sẽ được thể hiện rõ.

+ Bài viết của HS cần đi đúng hướng, ngôn từ chuẩn mực nhưng không kém phần trong sáng, vui tươi của các em Việc sử dụng đúng từ ngữ là việc vô cùng quan trọng vì chúng góp phần vào việc hình thành lối diễn đạt trong bài viết Mỗi HS có vốn từ khác nhau nên bài viết của mỗi học sinh sẽ mang tính cá thể.

- Để hình thành kĩ năng cá thể hóa đề bài HS cần:

+ Xác định hướng đi của đề bài thông qua các câu hỏi như: Kể/tả cho ai?; kể/tả cái gì, điều gì?; kể tả trong hoàn cảnh nào?; kể tả để làm gì?

+ Thông qua các câu hỏi HS xác định đề bài của mình, sau đó tạo một đề bài cho riêng mình có liên quan, phù hợp với đề bài GV đưa ra.

+ Sau khi xác định đề bài cá thể của mình, HS sẽ tiếp tục xây dựng dàn ý để tạo ra bài viết mang lối diễn đạt riêng biệt của trẻ

Cá thể hóa đề bài giúp cho học sinh tích cực, chủ động trong việc lựa chọn đối tượng, các nội dung miêu tả; rèn luyện cho các em các năng lực: quan sát, lựa chọn và sắp xếp ngôn ngữ để tạo thành đề bài cho riêng mình

- Cá thể hóa đề bài: Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời những câu hỏi sau để cá thể hóa đề bài: Kể/tả cho ai? Kể/tả cái gì, điều gì? Kể/tả trong hoàn cảnh nào?

Kể/tả để làm gì?

+ Ví dụ 1 với đề bài: hãy tả vật nuôi trong nhà (TV 4 tập 2 trang 149)-> Chưa cụ thể HS cần biến đổi đề tài trên thành đề bài của riêng mình Có em sẽ nêu đề bài

“Nhà em có con mèo bắt chuột rất giỏi Hãy tả con mèo đó để giới thiệu với các bạn của em” Có em sẽ nêu “Mẹ mới mua một con cún rất đẹp Em hãy tả con cún ấy để khoe với ông bà” (Tả cho ông bà Tả về con cún Tả trong hoàn cảnh mẹ mới mua cún về em rất vui Tả để khoe chú cún với ông bà).

+ Ví dụ 2: Từ đề bài “tả một ca sĩ đang biểu diễn”, từng học sinh phải nhớ lại xem mình đã từng xem ai biểu diễn (ở trường học, ở nhà hoặc trên ti vi…) để nêu đích danh ca sĩ sẽ tả (Ví dụ: Em tả nghệ sĩ Quang Thọ biểu diễn bài Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

- Tạo cho các em có thói quen nói hoặc viết bằng một câu văn ngắn về đối tượng sẽ miêu tả (kỉ niệm nào, đối tượng nào định tả )

+ Đối với những đề bài quá khó với học sinh giáo viên có thể cho học sinh thay đổi

+ Ví dụ với đề bài “tả một ca sĩ đang biểu diễn” nếu học sinh chưa bao giờ xem một ca sĩ đang biểu diễn có thể thay đổi nội dung đề bài thành “Em hãy tả một bạn đang biểu diễn (hát hoặc múa) trong một buổi lễ ở trường em (hay ở thôn, xóm) em”

+ Từ đề bài này học sinh phải cá thể hóa đối tượng miêu tả (tả bạn nào, biểu diễn ở đâu).

Câu 14: Quan sát, vai trò của quan sát trong dạy học viết văn bản.

+ GV quan sát HS trong quá trình viết văn bản để xem HS đã nắm được cấu trúc văn bản hay chưa; biết lựa chọn, đối tượng, sự vật, sự việc được nói đến hay chưa, HS đã biết sắp xếp, sử dụng từ ngữ phù hợp chưa để từ đó có những biện pháp, thủ pháp giúp HS rèn kỹ năng quan sát trong học viết văn bản.

Mục tiêu

- BT mở rộng vốn từ:

+ Bài tập dạy nghĩa từ: được quan niệm là những bài tập nhằm làm rõ nghĩa của các đơn vị mang nghĩa như tiếng, từ, cụm từ, các thành ngữ, tục ngữ Để tăng vốn từ cho HS phải cung cấp những từ mới, do đó công việc đầu tiên của dạy từ là làm cho HS hiểu nghĩa từ

+ Bài tập hệ thống hóa vốn từ: khi sử dụng từ, nhờ hệ thống liên tưởng, HS sẽ nhanh chóng huy động, lựa chọn được từ ngữ phù hợp với yêu cầu giao tiếp Người ta đã huy động vốn từ bằng cách yêu cầu HS đưa các từ ra hoặc phân loại theo một hệ thống nào đó Mục đích giúp HS tích luỹ nhanh chóng vốn từ và tạo điều kiện để sử dụng chúng một cách dễ dàng.

- BT Theo mạch kiến thức, kĩ năng về từ và câu, ngữ âm:

+ Bài tập nhận diện, phân loại, phân tích có mức độ cụ thể hoá các kiến thức về từ, câu trên những ngữ liệu mới Chúng luyện cho học sinh kĩ năng nhận ra các hiện tượng, các đơn vị ngôn ngữ đã được học

+ Bài tập xây dựng, tổng hợp là những bài tập dạy sử dụng từ, câu Mục đích dạy học LT&C là để giúp học sinh thể hiện ý nghĩ, tình cảm trong một cấu trúc cú pháp đúng đắn Những bài tập tổng hợp hướng đến mục đích này

=> Mục tiêu cuối cùng của BT rèn kĩ năng về từ và câu là để HS sử dụng từ Tuy nhiên khi tổ chức cho HS thực hiện bài tập về từ và câu thì phải vừa đảm bảo mục tiêu của BT lẫn mục tiêu dạy học

Cơ sở sở ngôn ngữ

- Cơ sở ngôn ngữ học của BT giúp GV định hướng được việc tổ chức dạy học cho HS.

- Các bước khi dạy học:

 B1: Xác định dữ kiện, yêu cầu bài tập

 B2: Hướng dẫn HS thực hiện

 B3: Tổ chức cho HS thực hiện BT

Lưu ý

- Một số lưu ý khi phát triển vốn từ Tiếng Việt khi phân loại từ

+ Các tiếng trong từ vừa có quan hệ về âm vừa có quan hệ về nghĩa thì ưu tiên nghĩa

+ Các từ có quan hệ về âm, không xác định được hình vị gốc vẫn xếp vào từ láy

+ Một số từ trong đó có 1 hoặc 2 tiếng đã mất nghĩa sẽ được phân 2 loại: Nếu các từ trên có quan hệ về âm sẽ được xếp vào từ láy, các trường hợp còn lại sẽ được xếp vào từ ghép

+ Một số từ có quan hệ về âm nhưng lại viết bằng các con chữ khác nhau vẫn được xếp vào từ láy

+ Một số từ mà các tiếng trong từ không có phụ âm đầu vẫn được xếp vào từ láy - Tổ chức dạy lí thuyết về từ và câu

+ Tổ chức để HS nghiên cứu kĩ ngữ liệu trong phần Nhận xét, dẫn dắt, gợi mở để HS trả lời được câu hỏi, phát hiện ra những kiến thức và quy tắc ngữ pháp cần học

+ Tránh tình trạng HS học thuộc lòng phần ghi nhớ mà không hiểu; GV không đi sâu, giảng giải lý thuyết

+ Phần luyện tập: Chú ý cách thức tổ chức 2 loại bài tập

 Bài tập nhận diện các khái niệm và quy tắc ngữ pháp vừa dạy

 BT vận dụng, sử dụng các kiến thức và quy tắc ngữ pháp

- Một số nội dung ngữ pháp không trùng khớp hoàn toàn với ngôn ngữ học, GV cần nằm để dạy phù hợp HSTH

- Không xếp nhầm từ Hán Việt có hình thức láy vào từ láy + Tổ chức thực hành BT từ và câu: Cần phải xác định:

 Nội dung bài tập: dữ kiện, kiểu loại ( Nhận diện/ sáng tạo)

 Cơ sở ngôn ngữ học của BT

 Các lưu ý khi giải BT

Câu 21: Kĩ năng thiết kế các bài tập trong DH viết văn bản ở TH

- Một số nguyên tắc xây dựng hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học Hệ thống BT RLKN viết văn miêu tả cho HS tiểu học được biên soạn dựa trên một số nguyên tắc sau: Phù hợp với mục tiêu của môn học: RLKN tạo lập văn bản cho HS: Bảo đảm tính hệ thống, tính đa dạng và phong phú, Phù hợp với thực tiễn dạy học văn miêu tả ở tiểu học, phù hợp với đặc điểm HS tiểu học; Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Các loại bài tập trong dạy học viết văn bản ở tiểu học:

+ Nhóm BT RLKN tìm hiểu đề văn miêu tả + Nhóm BT RLKN quan sát, tìm ý và lập dàn ý + Nhóm BT RLKN diễn đạt trong bài văn miêu tả + Nhóm BT RLKN phát hiện và sửa chữa lỗi, … - Nhóm BT RLKN tìm hiểu đề văn

Nhóm bài tập này nhằm mục đích giúp HS biết cách xác định đúng, đủ các yêu cầu của đề bài văn, bao gồm các yêu cầu về đối tượng, mục đích, trọng tâm, đối tượng tiếp nhận (người đọc) bài văn Từ đó, các em tránh được sự lúng túng trong quá trình triển khai bài viết, tránh tình trạng bài viết xa đề, lạc đề Việc xác định đúng, đủ các yêu cầu của đề bài sẽ là cơ sở của việc thực hiện các kĩ năng tiếp theo Căn cứ vào các yêu cầu của đề văn, có thể chia nhóm BT RLKN tìm hiểu đề văn thành 4 loại BT sau:

+ Loại 1: BT RLKN xác định đối tượng kể/ miêu tả

Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời đọc câu hỏi miêu tả cái gì? (hoặc con gì? vật gì? cây gì? cảnh gì? người nào?) Cũng chính nhờ xác định được đối tượng miêu tả mà HS xác định chính xác kiểu bài cần viết Việc xác định đối tượng tùy thuộc vào phạm vi của đề bài Đối với những đề bài cho phép người viết lựa chọn đối tượng tùy theo sở thích, hiểu biết, ý muốn cá nhân của mình, GV cần hướng dẫn HS lựa chọn những đối tượng miêu tả các em thực sự được quan sát kĩ, có tình cảm hoặc có ấn tượng sâu sắc về đối tượng đó Hình thức BT thích hợp nhất là: BT trả lời ngắn về đối tượng miêu tả Tuỳ từng đề bài mà GV xây dựng câu hỏi cho phù hợp

+ Loại 2: BT RLKN xác định mục đích miêu tả

Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời được câu hỏi: miêu tả để làm gì? Việc trả lời đọc câu hỏi này bao gồm các nội dung: miêu tả nhằm đem tới cho người đọc thông tin gì? miêu tả nhằm thể hiện thái độ, tình cảm như thế nào? miêu tả nhằm thể hiện mong muốn gì của người viết đối với người đọc? Xác định mục đích miêu tả là công việc phức tạp và khó khăn hơn cả trong quá trình tìm hiểu đề Do đó, các BT nên đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp Hình thức BT chủ yếu là BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về mục đích miêu tả

+ Loại 3: BT RLKN xác định trọng tâm miêu tả

Loại bài tập này có mục đích giúp HS biết cách xác định đúng trọng tâm miêu tả,cũng chính là xác định phạm vi, giới hạn miêu tả, nhằm trả lời cho câu hỏi: miêu tả đối tượng những gì? miêu tả đến đâu? những điểm nào là quan trọng, cần phải tập trung miêu tả? những điểm nào là thứ yếu chỉ cần miêu tả sơ qua? Từ đó, HS không sa vào tình trạng viết văn theo cảm tính, viết lan man, xa đề Bởi xác định trọng tâm miêu tả là một vấn đề tương đối rộng, phức tạp, đôi khi trừu tượng, phụ thuộc vào sự cảm nhận, ý thích chủ quan của người viết Trước hết, có thể giúp HS xác định trọng tâm miêu tả dựa vào một số cơ sở nhất định, chẳng hạn như dựa vào kiều bài văn miêu tả, dựa vào những chỉ dẫn có trong đề bài Sau đó, có thể lựa chọn một số hình thức BT như: BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về trọng tâm miêu tả

+ Loại 4: BT RLKN xác định đối tượng tiếp nhận bài văn miêu tả

Loại bài tập này nhằm giúp HS trả lời câu hỏi: viết cho ai? Qua việc trả lời câu hỏi này, HS biết được mình đang viết- tức là đang giao tiếp với đối tượng nào? Hình thức BT chủ yếu là: BT lựa chọn và BT trả lời ngắn về đối tượng tiếp nhận bài văn miêu tả

- VD: TLV lớp 2- Tả con vật mà em yêu thích Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhà em có nuôi một bạn mèo, tên bạn mèo ấy là Mi Mi Bạn ấy là thành viên quan trọng trong gia đình em như bao thành viên khác Bạn mèo vừa tròn một tuổi Bạn mèo có bộ lông dày và mềm mượt như tơ: nó khoác lên mình chiếc áo ba màu: trắng, vàng và đen Bạn ấy có đôi mắt đen và bốn cái chân thon thả Cái đuôi dài thướt tha, duyên dáng Em rất yêu quý người bạn nhỏ này, em sẽ cố gắng chăm sóc Mi Mi thật tốt để Mi Mi thật khoẻ mạnh, mãi ở bên gia đình em.

+ Đoạn văn giới thiệu về con vật gì?

+ Bạn nhỏ giới thiệu bộ phận nào của con vật đó?

+ Con vật đó có ý nghĩa gì với bạn nhỏ?

Câu 22: Kĩ năng chấm bài viết văn bản ở TH

Thái độ người chấm bài

- Thương yêu tôn trọng học sinh, thái độ đúng đắn và chắt lọc mọi thành công dù nhỏ nhất với sai lầm học sinh Giáo viên chỉ rõ lỗi, không được qua loa, bực bội hay giận dữ hoặc có những lời phê phán ảnh hưởng đến hứng thú niềm tin học sinh.

- GV cần có kiên trì nhẫn nại khách quan công bằng khi chấm bài vì đa số hs nhân để từ đó GV điều chỉnh phương pháp dạy học cũng như các hoạt động học phù hợp với từng đối tượng HS, cho HS luyện tập nhiều lần.

Phương pháp chấm bài

+ Xác định yêu cầu đề bài, xây dựng dàn bài + Xây dựng biểu điểm có 2 cách lập biểu điểm:

 Cách 1: phân tích bài thành 2 yếu tố, nội dung và hình thức Thông qua 2 phần này được coi trọng như nhau, mỗi phần 5 điểm Cũng có thể phần 6 - 4.

Nhược điểm phần này có nguy cơ xé nhỏ bài văn đánh giá không đúng chất lượng bài, để khắc phục sau khi cho điểm từng phần và cộng lại giáo viên đọc lại toàn bài để có cái nhìn khái quát và đánh giá chung xem cho điểm chính xác chưa.

 Cách 2: định điểm có tính chất tổng hợp toàn bài văn và ở từng mức điểm 9 – 10; 7 - 8; 5 - 6;…theo cách này ở mỗi bước cần quy định rõ tiêu chuẩn cần đạt cả về nội dung lẫn hình thức.

+ Căn cứ vào biểu điểm chấm kĩ từng bài, khi đọc từng bài, giáo viên xem xét 2 mặt nội dung lẫn hình thức.

 Về nội dung: Xác định được đối tượng của bài viết, mức độ hiểu biết về bài viết, chi tiết trong bài viết, nhận thức, tình cảm (nếu có), nội dung đặc sắc.

 Về hình thức: Xác định thể loại, bố cục (rõ ràng, rành mạch, hợp lí), diễn đạt(trôi chảy, cách dùng từ, ngữ pháp, lỗi chính tả), chữ viết, trình bày (rõ ràng,sạch đẹp), tính liên kết.

Lưu ý

- Những sai lầm trầm trọng GV không nên gạch nhiều trong bài của học sinh gây cho các em một tâm lí thất vọng, chán nản.

- GV cần ghi lời phê cụ thể, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, tránh 2 khuynh hướng: không nhận xét, không ghi lỗi nào hoặc có cho điểm, nhận xét vắn tắt chung chung như các bài tốt, trung bình.

- Bài nào có chỗ đáng lưu ý chung hoặc lưu ý riêng cần được giáo viên ghi vào sổ chấm văn của mình để tiện việc dẫn chứng trước lớp khi trả bài.

Câu 23: Các PP, công cụ đánh giá kĩ năng viết (kĩ thuật viết/viết văn bản) của HSTH?

PP, công cụ đánh giá kĩ thuật viết

+ Phương pháp vấn đáp và phương pháp quan sát

+ Công cụ: Bảng kiểm, Nhận xét bằng lời, Đề bài (nhìn viết, nghe viết, nhớ viết),Bài tập

PP, công cụ đánh giá kĩ thuật viết văn bản

+ Phương pháp kiểm tra viết, phương pháp kiểm tra hồ sơ, sản phẩm học tập

+ Công cụ: Bảng kiểm, Câu hỏi tự luận mở rộng, Rubric chấm điểm sản phẩm bài viết

Lưu ý: Đối với lớp 1, 2 không thực hiện Đánh giá định kỳ. Đối với kĩ thuật viết văn bản: đánh giá cả quy trình viết và sản phẩm viết.

Câu 24: Các PP, KT rèn kĩ năng nói và nghe theo nghi thức lời nói.

- Có 3 cách tương ứng với 3 phương pháp rèn kĩ năng nói và nghe theo nghi thức

+ Đối với bài tập nhắc lại lời nhân vật: Mục đích là chuyển từ văn tự sang âm thanh lời nói, chú ý luyện nói chứ không luyện đọc => Phương pháp phân tích ngôn ngữ:

HS phát hiện ra các hiện tượng ngôn ngữ nhất định từ các ngữ liệu để phát hiện ra những đặc trưng của chúng.Tuỳ thuộc mức độ và mục đích phân tích mà phương pháp phân tích ngôn ngữ có thể tiến hành theo các mức độ khác nhau như: Quan sát ngôn ngữ, phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp,…Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập tập đọc, tập viết, chính tả, luyện nói và viết.

+ Đối với bài tập nói theo mẫu: chú ý chỉ ra bản chất của mẫu, không máy móc, rập khuôn => Phương pháp rèn luyện theo mẫu: GV hướng dẫn cho HS dựa theo mẫu lời nói đã được sách giáo khoa xây dựng hoặc mẫu của giáo viên để giải quyết các bài tập, rèn kĩ năng hoặc tạo ra mẫu lời nói của chính mình Để thực hiện phương pháp, GV cần tuân thủ quy trình sau:

 GV cung cấp mẫu lời nói hoặc cho học sinh đọc mẫu trong sách giáo khoa (nếu có).

 GV hướng dẫn học sinh phân tích mẫu để nắm được bản chất, cách tạo mỗi loại mẫu.

 HS mô phỏng tạo ra lời nói của mình.

 GV tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả và tự đánh giá kết quả thực hiện lời nói của mình và của bạn.

Ví dụ: Dạy bài tập số 1, tiết Tập làm văn (Tiếng Việt 2, tập 1, sách Chân trời sáng tạo, tr17) với yêu cầu: “Trả lời câu hỏi bằng hai cách theo mẫu:

Em có sở thích gì? Ước mơ của em là gì?

Sách giáo khoa đã có sẵn mẫu sau:

M: Em có sở thích gì?

=> Giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh dựa vào mẫu để trả lời các yêu cầu của câu hỏi a, b, c theo hai cách như trên.

+ Đối với bài tập sáng tạo: Tạo tình huống giao tiếp giả định, phân tích tình huống, làm theo mẫu => Phương pháp thực hành giao tiếp: GV hướng dẫn HS vận dụng những tri thức sơ giản đã học vào việc thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp Cụ thể, GV cần:

 Tạo các tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp ở HS.

 Giúp HS định hướng hoạt động giao tiếp nói hoặc viết của mình như: nói, viết cho ai; nói, viết về cái gì; nói, viết trong hoàn cảnh nào…

 Hướng dẫn HS sử dụng ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt của mình để tạo ra lời nói, viết hoàn chỉnh trong giao tiếp.

 Hướng dẫn HS đánh giá, nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện.

Ví dụ: Khi dạy tập làm văn, bài tập 1 “Kể lại một trận thi đấu thể thao” (sáchTiếng Việt 3, tập 2, trang 88).GV có thể dựa vào các câu hỏi gợi ý sách giáo khoa để hướng dẫn HS có thể kể về một buổi thi đấu thể thao các em đã tận mắt nhìn thấy trên sân vận động, sân trường hoặc trên tivi; cũng có thể kể về một buổi thi đấu các em nghe tường thuật trên đài phát thanh, nghe qua người khác hoặc đọc trên sách, báo Kể dựa theo gợi ý nhưng không nhất thiết phải theo sát gợi ý, có thể linh hoạt thay đổi trình tự các gợi ý.

Câu 25: Các PP, KT rèn kĩ năng nói và nghe theo đề tài

- Dạy học thông qua hệ thống bài tập:

+ Đối với BT hội thoại (trao đổi ý kiến, thảo luận) ở lớp lớn: Cần xác định mục đích của bài trao đổi ý kiến, thảo luận, dự tính những câu hỏi, những câu phản bác, chuẩn bị thông tin, lời lẽ để thuyết phục, chú ý vai giao tiếp

VD: HS nói với bố mẹ để thuyết phục tham gia và lớp học vẽ HS chuẩn bị bài nói ở nhà, tự tưởng tượng ra các tình huống GV tổ chức hoạt động nhóm để HS có vốn sống phong phú, sẽ hỗ trợ cho HS có ít vốn sống, ít vốn ngôn ngữ, thiếu tự tin Bài tập này sẽ có mẫu sẵn, GV hướng dẫn xong và gọi HS tranh luận.

+ Đối với BT độc thoại (giới thiệu, thuật, kể) ở lớp nhỏ: cần tạo ra tình huống thực tế, tổ chức đóng vai để HS nhập vai.

VD: HS giới thiệu một người bạn của em Sau đó, HS nói thành một bài từ 2-3 câu hoặc 4-5 câu GV hướng dẫn HS: Nói về cái gì? / Nói như thế nào?

(Thông qua phân tích mẫu: mẫu gồm có mấy câu, từng câu nói về cái gì, và phân tích nhiều mẫu khác nhau) HS nói thử trong nhóm rồi trình bày trước lớp.

GV nên chú ý thời lượng thực hiện hoạt động.

- Thủ pháp khi dạy học: quy trình 3 giai đoạn

Quy trình 3 giai đoạn Các thủ thuật

Trước khi dạy nghe – nói (GV chuẩn bị mẫu)

- Đặt những câu hỏi liên quan đến chủ đề HS sắp nói để khơi gợi kinh nghiệm liên quan và mối quan tâm của học sinh đến chủ đề nói

- Sử dụng phương tiện nghe - nhìn để lôi cuốn sự chú tâm và tham gia vào chủ đề bài nói bằng cách đặt những câu hỏi liên quan đến các phương tiện này.

- Cho HS tiếp cận một số thông tin (hình ảnh, lời kể,…) trong trường hợp học sinh ít hoặc không có kinh nghiệm liên quan đến chủ đề.

- Cho học sinh hợp tác động não đưa một danh mục các từ ngữ - ý tưởng liên quan đến đề tài bài nói.

- Tạo tình huống giao tiếp giả định.

Trong khi dạy nghe – nói (phân tích mẫu)

- Làm việc cá nhân: học sinh chuẩn bị bài nói ở nhà, hoặc ở lớp trong khoảng thời gian nhất định rồi vào lớp trình bày trước lớp hay trước nhóm.

- Hỏi đáp: HS hỏi đáp theo nhóm đôi, hoặc hỏi toàn lớp Hệ thống câu hỏi có thể được soạn trước Tuy nhiên cần lưu ý học sinh về việc có thể biến đổi câu hỏi trong thực tế đàm thoại.

- Phỏng vấn: đây là sự kết hợp giữa đối thoại và hỏi đáp được thực hiện dưới hai hình thức: hoặc giữa học sinh với giáo viên, hoặc giữa học sinh với học sinh So với hoạt động hỏi đáp, hoạt động phỏng vấn có cấu trúc chặt chẽ hơn Hệ thống câu hỏi đặt ra theo khuôn cố định hơn.

- Mô tả tranh ảnh: là một hoạt động gây hứng thú giao tiếp bằng ngôn ngữ nói cho học sinh Càng hứng thú hơn nếu học sinh được khuyến khích miêu tả các tranh ảnh một cách sáng tạo và tưởng tượng Muốn làm được điều này giáo viên nên kết hợp tranh ảnh với việc tạo ra những tình huống từ tranh ảnh, cho phép các em sắm những vai giao tiếp khác nhau.

Ngày đăng: 23/05/2024, 22:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w