1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận hai nội dung chính của quản trị vốnluân chuyển và chúng thể hiện như thếnào trong các chính sách quản trị vốnluân chuyển

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hai Nội Dung Chính Của Quản Trị Vốn Luân Chuyển Và Chúng Thể Hiện Như Thế Nào Trong Các Chính Sách Quản Trị Vốn Luân Chuyển
Tác giả Ninh Duy Tú, Hoàng Như Thục Anh, Nguyễn Thị Diệu, Trần Hoàng Yến Chi, Võ Ngọc Châu, Hoàng Thị Hồng Duyên
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Hòa Nhân
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tài chính công ty
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 5,24 MB

Nội dung

Học phần: Tài chính công tyLỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Namđang phải đối mặt với những bất ổn và tiểm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN

HỌC PHẦN: TÀI CHÍNH CÔNG TY

BÀI TẬP NHÓM CHỦ ĐỀ:

HAI NỘI DUNG CHÍNH CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN CHUYỂN VÀ CHÚNG THỂ HIỆN NHƯ THẾ NÀO TRONG CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN TRỊ VỐN

LUÂN CHUYỂN

Hoàng Như Thục AnhNguyễn Thị DiệuTrần Hoàng Yến Chi

Võ Ngọc ChâuHoàng Thị Hồng Duyên

Đà Nẵng, ngày 08 tháng 10 năm 2023

Trang 2

Học phần: Tài chính công ty

MỤC LỤC

Contents

MỤC LỤC 1

Phụ lục 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

I TỔNG QUAN 4

1 Vốn luân chuyển là gì ? 4

2 Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt 4

3 Hai nội dung chính của Quản trị vốn luân chuyển 5

II QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LUÂN CHUYỂN 6

1 Chính sách linh hoạt 6

2 Chính sách hạn chế 6

3 So sánh ưu nhược điểm của chính sách linh hoạt và chính sách hạn chế 6

III NGUỒN TÀI TRỢ CHO TÀI SẢN LUÂN CHUYỂN 6

1 Nguồn tài trợ dài hạn 6

1.1 Vốn chủ sở hữu 6

1.2 Nợ phải trả 6

1.3 Nguồn vốn bên trong 7

1.4 Nguồn vốn bên ngoài 10

2 Nguồn tài trợ ngắn hạn 13

Trang 3

Học phần: Tài chính công ty

Phụ lục

Hình 1 Sơ đồ tài sản trong daonh nghiệp

Trang 4

Học phần: Tài chính công ty

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp Việt Namđang phải đối mặt với những bất ổn và tiểm ẩn nhiều rủi ro như hiện nay thì việc nângcao hiệu quả quản trị công ty, trong đó có quản trị vốn luân chuyển lại trở thành mộtchủ đề thu hút sự quan tâm đặc biệt; với mục tiêu chính là phải đảm bảo đủ dòng tiền

để các công ty duy trì hoạt động kinh doanh mô €t cách bình thường trên cơ sở giảmthiểu rủi ro mất khả năng đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong ngắn hạn Trong bài báocáo này, nhóm chúng em cùng nhau tìm hiểu hai nội dung chính của quản lý vốn luânchuyển và chúng thể hiện như thế nào trong các chính sách quản trị vốn luân chuyển

Để giúp mọi người có thể dễ dàng nắm bắt nội dung về quản trị vốn luân chuyển,chúng em đã đưa vào các nội dung khái quát về định nghĩa Vốn luân chuyển và Chu

kỳ chuyển hóa tiền mặt Đây là những nội dung cơ bản phục vụ cho hai nội dung chínhcủa bài báo cáo là Quy mô đầu tư vào tài sản luân chuyển và Nguồn tài trợ cho tài sảnluân chuyển, là nền tảng để hình dung một chu kỳ chuyển hóa của tiền mặt cũng nhưhàng hóa trong doanh nghiệp được chúng em trình bày trong bài báo cáo

Bài báo cáo với phần chính là Quy mô đầu tư vào tài sản luân chuyển và Nguồntài trợ cho tài sản luân chuyển, chúng em đã đưa vào những nội dung về Hai chínhsách đầu tư vốn luân chuyển (Chính sách tài chính linh hoạt_ Flexible và Chính sáchtài chính thu hẹp_ Restrictive), Quản trị tiền mặt, Quản trị khoản phải thu và Quản trịhàng tồn kho, Nguồn tài trợ ngắn hạn và Nguồn tài trợ dài hạn đều được tham khảo từgiáo trình Tài chính doanh nghiệp và Slide bài giản Chương 4 môn Tài chính công tycủa thầy Nguyễn Hòa Nhân Qua đó hi vọng mọi người sẽ có thể nắm được nên đầu tưvới quy mô bao nhiêu và lựa chọn những nguồn tài trợ nào để phù hợp với doanhnghiệp cụ thể

Chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Thầy Nguyễn Hòa Nhân đã tận tìnhhướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình tìm hiểu lý thuyết, cũng như những đánhgiá nhận xét của các phần nội dung của thầy với các chủ đề trước đó để chúng em cóthêm những bài học kinh nghiệp cho bản thân Vì lượng kiến thức cũng như kinhnghiệm chưa phong phú nên trong quá trình thực hiện bài báo cáo, chúng em rất mongmuốn nhận được lời nhận xét, góp ý, đánh giá tới từ thầy và toàn thể các bạn để khắcphục những sai sót, hoàn thiện những yếu điểm mà chúng em còn tồn tại

Chúng em xin trân trọng cảm ơn thầy và các bạn !

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

cơ bản ban đầu là tiền mặt [1]

Nhiệm vụ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn cho vốn luân chuyển là yếu tố thúc đẩy sựchuyển hóa nhanh chóng giữa các hình thái tồn tại cơ bản của tài sản lưu động để liêntục sản sinh ra ngân quỹ

Hình 1 Sơ đồ tài sản trong daonh nghiệp

Vốn luân chuyển ròng: Sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn

Vốn luân chuyển ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

= Tổng tài sản – Tài sản dài hạn – (Tổng nguồn vốn – Vốn dài hạn)

=>Vốn luân chuyển ròng = Vốn dài hạn – Tài sản dài hạn

Financial Needs for Operation (FNOs): gọi là nguồn vốn tài trợ cho hoạt động

kinh doanh

FNOs = Vốn luân chuyển ròng + Nợ vay ngắn hạn

2. Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt

Trong một chu kỳ kinh doanh, các tài sản lưu động chuyển hóa liên tục qua tất cảcác hình thái, từ tiền mặt, đến tồn kho, khoản phải thu và quay trở lại tiền mặt Chu kỳnày chính là chu kỳ chuyển hóa tiền mặt

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt bao gồm khoảng thời gian từ khi công ty thanh toáncác khoản nợ đến khi thu tiền mặt [1]

Trang 6

Học phần: Tài chính công ty

Hình 2 Sơ đồ chu kỳ kinh doanh

Chu kỳ chuyển hóa tồn kho: là thời gian bình quân cần thiết để chuyển hóanguyên vật liệu thành sản phẩm cuối cùng và bán cho người tiêu dùng Cụ thể, khoảngthời gian này gồm thời gian bình quân nguyên vật liệu ở trong kho, toàn bộ thời gianchu kỳ sản xuất, thời gian bình quân sản phẩm tồn kho

Kỳ thu tiền bình quân: là khoảng thời gian để chuyển khoản phải thu thành tiền

mặt, nghĩa là thời gian cần thiết để thu tiền từ khách hàng kể từ thời điểm ghi hóa đơn

Kỳ thanh toán bình quân: là độ dài thời gian từ khi mua nguyên vật liệu hay

thuê lao động đến khi thanh toán cho họ

Chu kỳ chuyển hóa tiền mặt: bằng tổng thời gian từ khi chi tiền mặt đến khi

nhận tiền mặt Kỳ chuyển hóa tiền mặt vì vậy bằng khoản thời gian bình quân đồngvốn được duy trì dưới hình thức tài sản lưu động

3. Hai nội dung chính của Quản trị vốn luân chuyển

Quy mô đầu tư vào tài sản luân chuyển của doanh nghiệp: thường tùy vào kế

hoạch doanh thu của doanh nghiệp và mức tỷ suất tài sản luân chuyển trên doanh thucao (Chính sách tài chính linh hoạt F) hay thấp (Chính sách tài chính hạn chế R)

Nguồn tài trợ cho tài sản luân chuyển: được đo lường như tỷ lệ nợ ngắn hạn và

nợ vay dài hạn sử dụng để tài trợ cho tài sản luân chuyển Một chính sách tài chínhlinh hoạt F có nợ ngắn hạn ít hơn và nợ dài hạn nhiều hơn và một chính sách tài chínhhạn chế R có tỷ lệ nợ ngắn han cao trong tương quan với nợ dài hạn [1]

Trang 7

Học phần: Tài chính công ty

II QUY MÔ ĐẦU TƯ VÀO TÀI SẢN LUÂN CHUYỂN

Quy mô đầu tư vào tài sản luân chuyển của doanh nghiệp thường tùy theo kếhoạch doanh thu của daonh nghiệp và mức tỷ suất tài sản luân chuyển trên doanh thucao (Chính sách tài chính linh hoạt_ Flexible) hay thấp (Chính sách tài chính thu hẹp_Restrictive)

1. Các chính sách đầu tư vốn luân chuyển

Chính sách linh hoạt (F) Chính sách hạn chế (R)

Ưu điểm - Giữ số dư tiền mặt và chứng

khoán thanh khoản lớn

- Khả năng thích ứng cao, cho

phép doanh nghiệp thích ứng nhanh chóng với biến đổi của môi trường kinh doanh

- Việc đầu tư vào các hoạt động

mang lại lợi nhuận cao (ví dụ như đầu tư nhiều vào hàng tồn kho) giúp doanh nghiệp tối ưu hóa việc sử dụng vốn

- Có thể đi kèm với mức lãi suất

thấp hơn để khuyến khích doanhnghiệp đầu tư và sử dụng vốn hiệu quả

- Tạo điều kiện cho sự sáng tạo và

đổi mới trong doanh nghiệp, giúp nâng cao hiệu suất hoạt động

- Giúp kiểm soát rủi ro tài chính

và bảo vệ lợi ích quốc gia

- Giúp định hướng đầu tư vốn luân chuyển vào các ngành và lĩnh vực chiến lược cho quốc gia

Nhược điểm - Có thể tạo ra rủi ro tài chính do

việc đầu tư vào các hoạt động cótính biến động cao

- Có thể áp dụng mức lãi suất cao hơn hoặc có các ràng buộc

về việc sử dụng vốn

- Giới hạn sự sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp do sự hạn chế về đầu tư và quản lý vốn luân chuyển

Kết luận: Không có một chính sách nào tốt hơn, mỗi chính sách sẽ có ưu nhượcđiểm khác nhau nên để nhà quản trị cần kết hợp cả hai chính sách để đạt hiệu quả tốtnhất, hoặc lựa chọn chính sách phù hợp với kế hoạch doanh thu và mức tỷ suất tài sảnluân chuyển

Trang 8

Học phần: Tài chính công ty

Để lựa chọn được chính sách phù hợp với kế hoạch của công ty, chúng ta hãycùng tìm hiểu những nội dung tổng quát về quản trị tiền mặt và quản trị khoản phảithu

2. Quản trị tiền mặt

Quản trị tiền mặt là hiểu được dòng tiền trong doanh nghiệp và làm sao xác địnhđược lượng tiền mặt cần nắm giữ

Quản trị tiền mặt là cần thiết bởi vì luôn có sự chênh lệch giữa dòng tiền thu vàchi, sự không chắc chắn trong việc dự báo dòng tiền và thời điểm xuất hiện dòng tiền,chi phí nắm giữ tiền mặt hay chi phí vay để bù đắp lượng tiền mặt thiếu hụt • Duy trìquá nhiều tiền mặt sẽ giảm cơ hội đầu tư của công ty (chi phí cơ hội) / Thiếu tiền mặtkhông bảo đảm duy trì các hoạt động

Trong tác phẩm nổi tiếng Lý thuyết Chung về Việc làm, Lãi suất, và Tiền tệ củaJohn Maynard Keynes, đã nhận dạng ba động cơ thanh khoản: động cơ đầu cơ, động

cơ dự phỏng, và động cơ giao dịch

Động cơ đầu cơ là sự cần thiết giữ tiền mặt để tận dụng cơ hội đầu tư tăng thêm,

chẳng hạn như mua hàng với giá hời để bán lại Đối với hầu hết các doanh nghiệp, khảnăng vay mượn dự trữ hoặc các chứng khoán có tính thanh khoản có thể được sử dụng

để thỏa mãn động cơ đầu cơ Vì thế, có thể có động cơ đầu cơ để giữ thanh khoản,nhưng không cần thiết phải giữ tiền mặt Điều này tương tự như bạn có một thẻ tíndụng với giới hạn tín dụng lớn thì bạn có thể tận dụng lợi thế từ bất kỳ một thỏa thuậnmua bán bất thưởng nào mà không cần đem theo tiền mặt

Động cơ dự phòng là sự cần thiết đối với một hoạt động cung ứng an toàn, chẳng

hạn như dự phòng tài chính Một lần nữa, có thể có động cơ dự phòng để giữ thanhkhoản Tuy nhiên, nếu giá trị của các công cụ tiền tệ trên thị trường là tương đối chắcchắn và rằng các công cụ như trái phiếu kho bạc là có tính thanh khoản đặc biệt cao,thì thực sự không cần giữ một số lượng tiền mặt với lý do dự phòng

Động cơ giao dịch: Tiền mặt là cần thiết để thỏa mãn động cơ giao dịch, cần thiết

giữ tiền mặt trong tay để thanh toán các hóa đơn Những nhu cầu liên quan đến giaodịch này xuất phát từ chi tiêu thông thưởng và hoạt động thu hồi tiền của doanhnghiệp Sự chi tiêu tiền mặt bao gồm trả lương, nợ thương mại, thuế và cổ tức Tiềnmặt được thu thập từ bán sản phẩm, bán tài sản và tài trợ mới Dòng tiền vào (thu hồitiền) và dòng tiền ra (chi tiêu) là không hoàn toàn tương thích, và một số mức tiền mặt

là cần thiết để dự trữ như là một tấm đệm an toàn Khi chuyển tiền bằng điện và nhữnghình thức chuyển tiền tốc độ cao khác, cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tụcphát triển, nhu cầu tiền mặt cho giao dịch có thể không còn nữa Ngay cả khi điều nàythực sự xảy ra, vẫn còn nhu cầu thanh khoản và cần thiết phải quản lý nó một cách cóhiệu quả

Trang 9

Học phần: Tài chính công ty

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc gửi tiền mặt là cần thiếtnhưng việc giữ đủ tiền mặt phục vụ cho kinh doanh có những lợi thế sau:

- Hưởng lợi thế chiết khấu khi mua hàng hóa dịch vụ

- Giữ đủ tiền mặt, duy trì tốt các chỉ số thanh toán ngắn hạn giúp doanh nghiệp

có thể mua hàng với những điều kiện thuận lợi và được hưởng mức tín dụng rộng rãi

- Giữ đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp tận dụng được những cơ hội thuận lợi trongkinh doanh do chủ động trong các hoạt động thanh toán chi trả

- Khi có đủ tiền mặt giúp doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu trong trường hợpkhẩn cấp như đinh công, hỏa hoạn, chiến dịch marketing của đối thủ cạnh tranh, vượtqua khó khăn do yếu tố thời vụ và chu kỳ kinh doanh

Mục tiêu quản trị tiền mặt

• Kiểm soát dòng tiền

• Tối đa nguồn và sử dụng dòng tiền

• Tối thiểu hóa chi phí

• Thu tiền càng nhanh càng tốt

• Chỉ chi tiền khi cần thiết

• Trì hoản thanh toán trong phạm vi cho phép

• Có nguồn tài trợ từ bên ngoài hiệu quả

• Quản lý hoạt động đầu tư

• Tối thiếu chu kỳ chuyển hóa tiền mặt

DÒNG THU: dòng tiền thu được hình thành từ 4 nguồn sau

- Tăng vốn chủ sỡ hữu: phát hành cổ phiếu

- Vay mượn: chẳng hạn như vay từ tổ chức tín dụng, nhà cung cấp…

- Thanh lý các tài sản cố định hay bán tài sản tài chính

- Tiền thu từ hoạt động bán hàng

DÒNG CHI:

- Tiền chi cho các hoạt động kinh doanh: chi trả nhà cung cấp, lương, thuế

- Mua các tài sản: mua tài sản dài hạn hay đầu tư tài chính

- Thanh toán khoản vay: trả tiền cho người cho vay hay chủ đầu tư

Trang 10

Học phần: Tài chính công ty

Dòng tiền không phải hoạt động một cách đơn giản và theo kế hoạch Vì vậyluôn xuất hiện sự chênh lệch giữa dòng thu và dòng chi Sự chênh lệch này làm tăngnguồn vốn chẳng hạn tăng FNOs

Quản trị dòng ngân quỹ hiệu quả cần:

- Đồng bộ hóa dòng thu và dòng chi (về lượng cũng như thời điểm)

- Dự báo chính xác thời điểm và sự xuất hiện dòng thu và dòng chi

Dự báo tiền mặt giúp cho công ty xác định được chiến lược trong chính sách đầu

tư và tài trợ của công ty

Dự báo tiền mặt là yếu tố quan trọng trong quyết định tài chính ngắn hạn chẳnghạn chính sách liên quan đến khả năng thanh toán, chính sách tín dụng…

Dự báo tiền mặt là công cụ để kiểm soát hoạt động

Dự báo tiền mặt để quản trị rủi ro một cách hiệu quả hơn

Mục tiêu dự báo tiền mặt

Hai mục tiêu chính của dự báo tiền mặt theo tháng: tính chính xác và tính hữudụng

Tính chính xác: Mức độ chính xác của dự báo phải đạt được 5% hoặc

+/-10%

Tính hữu dụng: Một dự báo hữu dụng khi nó cho phép nhà quản trị đưa ra hành

động quản trị hợp lý trong trường hợp dư thừa hoặc thiếu tiền mặt và có thể xác địnhđược sự biến động của dòng tiền và lượng tiền mặt nắm giữ

Vấn đề trong quá trình dự báo

Loại dự báo: dự báo thực hiện trong ngắn hạn đến dài hạn (từ 1 ngày cho đến 5

năm)

Chi phí dự báo: bất cứ công ty nào khi không hiểu được giá trị của dự báo tiền

mặt chính xác sẽ không đầu tư và bỏ chi phí vào việc dự báo

Dự báo được công ty thực hiện hoặc thuê ngoài

Dự báo định tính với dự báo định lượng

o Phương pháp dự báo định tính chủ yếu dựa vào những đánh giá chủ quan củaquản trị để đánh giá sự thay đổi của dòng tiền trong tương lai

o Phương pháp dự báo định lượng đòi hỏi phải sử dụng các kĩ thuật và môhình để thực hiện

Các bước tiến hành dự báo

Dự báo tiền mặt được thực hiện theo 5 bước sau:

Trang 11

Học phần: Tài chính công ty

Bước 1: Thiết lập thời hạn dự báo và lựa chọn dự báo theo tháng, ngày, nămhay quý

Bước 2: Xác định các biến và yếu tố sẽ được sử dụng trong dự báo

Bước 3: Thiết lập các mô hình dự báo

Bước 4: Đánh giá sự thay đổi mô hình dự báo

Bước 5: Xác định mức độ chênh lệch của mô hình

3. Quản trị khoản phải thu

Chính sách tín dụng bao gồm 4 thành tố chính: tiêu chuẩn tín dụng (creditstandard), thời hạn bán hàng (credit terms), hạn mức tín dụng (credit limit) và chínhsách thu hồi nợ (collection procedures)

Tiêu chuẩn tín dụng: xác định mức tiêu chuẩn tối thiểu để khách hàng có thể

được hưởng chính sách tín dụng

Thời hạn bán hàng: thể hiện thời gian khách hàng được hưởng chính sách tín

dụng ( gọi là thời hạn tín dụng (credit period) và tỷ lệ chiết khấu nhờ trả sớm (cashdiscount)

Hạn mức tín dụng: xác định mức tín dụng tối đa mà khách hàng được hưởng

nếu khách hàng được phép mở rộng tín dụng

Chính sách thu hồi nợ: xem xét khi nào và bằng cách nào công ty sẽ thực hiện

việc thu hồi khoản phải thu

Character - Đặc điểm: phản ánh tiêu chuẩn đạo đức, tính trung thực, mức độ tin

cậy và đặc điểm quản lý của một tổ chức Nhà tín dụng cần phải thu thập thông tin vềquá trình thanh toán cung như hiểu rõ về khách hàng để xác định đặc điểm của tổchức

Capital - Vốn: sự chênh lệch giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn Mức chênh

lệch càng tăng tức là mức đệm an toàn càng tăng lên • Capacity – năng lực: thể hiệnkhả năng thanh toán nợ khi đến hạn của công ty, khả năng này được đo lường dựa trênkhả năng tạo dòng ngân quỹ của doanh nghiệp

Conditions - các điều kiện: bao gồm các phân tích về tính hình kinh tế, môi

trường vĩ mô và ngành ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của tổ chức

Collateral – tài sản kí quỹ: tài sản cầm cố như là vật đảm bảo cho mức tín dụng

mà khách hàng được cấp

Trang 12

Học phần: Tài chính công ty

Ưu điểm: Giúp đưa ra một bức tranh khá tổng quát về tổ chức/cá nhân để xác

định tiêu chuẩn tín dụng

Nhược điểm: Không chỉ rõ một cách chính xác cách thức nào nên chấp nhận và

từ chối đối tượng tín dụng - Không nêu rõ tiêu chuẩn tín dụng như thế nào có thể tối đahóa giá trị cho các cổ đông - Không nêu được cần phải thu thập bao nhiêu thông tin đểđưa ra quyết định

Thời hạn tín dụng (credit period) chỉ thời gian cho phép khách hàng nợ tín dụng.Thời hạn tín dụng phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, thị trường và ngành mà công tyhoạt động

Chiết khấu nhờ trả sớm (cash discount): nếu khách hàng trả tiền sớm trong thờihạn chiết khấu, khách hàng sẽ được giảm giá tương đương với mức chiết khấu Chiết khấu nhờ trả sớm thay đổi dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, lịch

sử thanh toán, quy mô mua hàng và mùa vụ Vd: 2/10 net 30

Một số yếu tố ảnh hưởng đến độ dài của thời hạn tín dụng:

-Dễ hỏng và giá trị tài sản thế chấp (bảo đảm)

-Nhu cầu tiêu thụ

-Chi phí, khả năng sinh lợi và tiêu chuẩn hóa

-Rủi ro tín dụng (credit risk)

Khi đánh giá chính sách tín dụng, có những yếu tố cơ bản cần xem xét:

-Hiệu ứng doanh thu

-Hiệu ứng chi phí

-Chi phí nợ

-Xác suất không thanh toán

-Chiết khấu tiền mặt

• Giám sát khoản phải thu

Trang 13

• Nỗ lực thu hồi tiền

-Gửi thư nhắc nhở khách hàng tình trạng quá hạn của món nợ

-Gọi điện cho khách hàng

-Thuê một trung giant hu tiền

-Tiến hành những hành động pháp luật để đối phó khách hàng

4. Quản trị hàng tồn kho

Quản trị hàng tồn kho là theo dõi sát sao hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,cũng như dự đoán được tình hình biến động giá trên thị trường để điều phối lượnghàng tồn kho, đưa ra chính sách lưu trữ phù hợp, giảm thiểu tối đa các rủi ro về hàngtồn kho

Hàng tồn kho là những hàng hóa, sản phẩm được doanh nghiệp dự trữ để bán vànhững thành phần tạo nên sản phẩm đó • Hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việcsản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỉtrọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Hàng tồn kho tồn tại trong các công ty sản xuất có thể được phân ra thành baloại:

Nguyên liệu thô: là những nguyên liệu được bán đi hoặc giữ lại để sản xuất

trong tương lai, được gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường về

Bán thành phẩm: là những sản phẩm được phép dùng cho sản xuất nhưng vẫn

chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm

Thành phẩm: là sản phẩm hoàn chỉnh hoàn thành sau quá trình sản xuất.

Ba loại hàng tồn kho nêu trên được duy trì sẽ khác nhau từ công ty này đến công

ty khác tùy thuộc vào tính chất khác nhau của từng doanh nghiệp

Trang 14

Học phần: Tài chính công ty

Giao dịch: Bằng việc duy trì hàng tồn kho, các doanh nghiệp đảm bảo được việc

sản xuất không bị gián đoạn

Dự phòng: Việc giữ lại hàng tồn kho là cách thức dự phòng có hiệu quả cho

những tình huống kinh doanh xấu nằm ngoài dự đoán

Đầu cơ: Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho để có được những lợi thế khi giá cả biến

động Giả sử nếu giá nguyên liệu thô tăng, doanh nghiệp sẽ muốn giữ nhiều hàng tồnkho so với yêu cầu với giá thấp hơn

Mô hình ABC (Phương pháp ABC): Phương pháp ABC là một phương pháp

đơn giản để quản lý hàng tồn kho trong đó ý tưởng cơ bản là chia hàng tồn kho thành 3nhóm (hoặc hơn) Ý tưởng hợp lý là một phần nhỏ số lượng hàng tồn kho có thể đạidiện cho một tỷ lệ lớn giá trị hàng tồn kho Ví dụ, tình huống này xảy ra đối với nhữngnhà sản xuất sử dụng một số chi phí yếu tố công nghệ cao đắt đỏ và một số vật liệu thô

rẻ tiền khi sản xuất sản phẩm

Theo mô hình ABC, có 3 nhóm hàng tồn kho cơ bản với mức độ quản lý khácnhau:

• Nhóm A: Các nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho cần kiểm soát chặt chẽ, chínhxác vì giá trị lớn, nên mua số lượng nhỏ

• Nhóm B: Các nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho cần kiểm soát ở mức tốt vì giátrị vừa phải, thường chiếm khoảng 30% tổng lượng hàng tồn kho

• Nhóm C: Các nguyên vật liệu, hàng hóa tồn kho chỉ cần kiểm soát ở mức độtương đối đơn giản Thông thường hàng nhóm C giá trị không lớn nhưng lại có tỉ trọngcao trong hàng tồn kho

Nhờ ABC analysis, công tác quản trị hàng tồn kho tại doanh nghiệp được đánhgiá trọng tâm để đầu tư nguồn lực, mỗi loại hàng tồn kho sẽ có phương án quản lý phùhợp

Hình 4 Phân tích hàng tồn kho theo phương pháp ABC

Trang 15

Học phần: Tài chính công ty

Mô hình EOQ: là một phương pháp dùng để tính lượng đặt hàng tối ưu nhất để

mua vào lưu trữ Làm sao để tiết kiệm chi phí nhất mà vẫn đáp ứng được nhu cầu bánhàng khi cần thiết EOQ được dùng để tính toán và tìm ra số lượng hàng phù hợp nhất

Công thức EOQ

Trong đó:

EOQ (Q): Lượng đặt hàng tối ưu

D: là nhu cầu hàng tồn kho mỗi năm, bạn có thể lấy số liệu từ các năm trước (Lấyhàng tồn kho đầu năm + (cộng) lượng hàng tồn kho nhập thêm trong năm – (trừ) hàngtồn kho cuối năm)

S: là chi phí cần chi trả cho việc đặt hàng đối với cho mỗi đơn hàng (Phí vậnchuyển, gọi điện, fax, giao nhận, kiểm tra hàng,…)

H: là chi phí tiêu tốn cho việc lưu trữ hàng hóa (phí thuê kho, nhân sự, thiết bịmáy móc, điện nước,…)

Tổng chi phí dữ trữ hàng năm

TC = P*D + H* Q/2+ S*D/Q

-Thời gian dự trữ tối ưu:

T = Q/d d

Nhu cầu hàng tồn kho mỗi ngày (= D/Số ngày làm việc trong năm)

-Điểm tái đặt hàng (ROP, Return Order Point):

ROP = d*L

L: thời gian từ lúc đặt hàng tới khi nhận được hàng

-Số lượng đơn đặt hàng tối ưu trong năm:

n = D/Q

III NGUỒN TÀI TRỢ CHO TÀI SẢN LUÂN CHUYỂN

Nguồn tài trợ cho tài sản luân chuyển được đo lường như tỷ lệ nợ ngắn hạn và nợvay dài hạn sử dụng để tài trợ cho tài sản luân chuyển Một chính sách tài chính linhhoạt (F) có nợ ngắn hạn ít hơn, nợ dài hạn nhiều hơn so với chính sách tài chính hạnchế (R) có tỉ lệ nợ ngắng hạn cao trong tương quan với nợ dài hạn [1]

Ngày đăng: 03/06/2024, 19:44

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Sơ đồ tài sản trong daonh nghiệp - tiểu luận hai nội dung chính của quản trị vốnluân chuyển và chúng thể hiện như thếnào trong các chính sách quản trị vốnluân chuyển
Hình 1. Sơ đồ tài sản trong daonh nghiệp (Trang 5)
Hình 3.Danh mục tuổi nợ - tiểu luận hai nội dung chính của quản trị vốnluân chuyển và chúng thể hiện như thếnào trong các chính sách quản trị vốnluân chuyển
Hình 3. Danh mục tuổi nợ (Trang 13)
Hình 4. Phân tích hàng tồn kho theo phương pháp ABC - tiểu luận hai nội dung chính của quản trị vốnluân chuyển và chúng thể hiện như thếnào trong các chính sách quản trị vốnluân chuyển
Hình 4. Phân tích hàng tồn kho theo phương pháp ABC (Trang 14)
Hình 6.Ví dụ danh mục tuổi nợ - tiểu luận hai nội dung chính của quản trị vốnluân chuyển và chúng thể hiện như thếnào trong các chính sách quản trị vốnluân chuyển
Hình 6. Ví dụ danh mục tuổi nợ (Trang 28)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w