1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặpphạm trù khả năng và hiện thực vận dụng để nhận thức và giảiquyết vấn dề phát triển ngành du lịch ở việt nam hiện nay

20 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Từ Nội Dung Và Ý Nghĩa Phương Pháp Luận Của Cặp Phạm Trù: “Khả Năng Và Hiện Thực”, Vận Dụng Để Nhận Thức Và Giải Quyết Vấn Đề Phát Triển Ngành Du Lịch Ở Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Triết Học Mác-Lênin
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 2,99 MB

Nội dung

Khi đã có sự nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, chủ thể nhận thức đã có thể phán đoán được sự vật, hiện tượng đó, do sự phát triển của những mâu thuẫ

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Môn: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

-* -Vấn đề 06: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp

phạm trù: “khả năng và hiện thực”, vận dụng để nhận thức và giải quyết vấn dề phát triển ngành Du lịch ở Việt Nam hiện nay

Lớp : 4814 Khóa : 48 Nhóm : 03

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QỦA THAM GIA LÀM

BÀI TẬP NHÓM

Ngày: Địa điểm:

Nhóm: Lớp: Khóa: Khoa:

Tổng số sinh viên của nhóm:

+ Có mặt: + Vắng mặt: Nội dung: xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm Tên bài tập: Môn học: Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số … Kết quả như sau: STT Mã SV Họ và tên Đánh giá của SV SV ký tên Đánh giá của GV A B C Điểm (số) Điểm (chữ) ký tên GV 1 481425 Vũ Đức Hiếu 2 481426 Mè Văn Hoàn 3 481427 Cao Vĩnh Huy 4 481428 Nguyễn Khánh Huyền 5 481419 Phan Thanh Huyền 6 481430 Trần Thị Thanh Huyền 7 481431 Vũ Hữu Hưng 8 481432 Hà Diệu Hương 9 481434 Trương Vũ Khánh 10 481473 Nguyễn Ngọc Nhân 11 481254 Trần Đức Phúc - Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày tháng năm 2023 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM + Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điếm thuyết trình

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng:

- Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Trang 3

Mục lục

BÀI TẬP NHÓM

A ĐẶT VẤN ĐỀ

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Khái niệm:

1.1.Định nghĩa phạm trù triết học.

1.2.Khái niệm cặp phạm trù “khả năng và hiện thực”.

2 Nội dung:

2.1.Mối quan hệ biện chứng cặp phạm trù khả năng và hiện thực.

2.2.Vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến khả năng thành hiện thức.

3 Ý nghĩa phương pháp luận:

4 Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù “khả năng

và hiện thực” vào nhận thức và giải quyết vấn đề phát triển ngành Du lịch ở Việt Nam hiện nay:

4.1.Hiện thực tình trạng phát triển của ngành Du lịch ở Việt Nam.

4.2.Khả năng và biện pháp phát triển của ngành Du lịch ở Việt Nam.

C KẾT LUẬN

D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

A ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, Việt Nam là một quốc gia phát triển năng động trong khu vực và trên thế giới GDP bình quân đầu người Việt Nam năm 2022 xếp thứ 117 trên thế giới ,1 2 đứng thứ 37 thế giới về quy mô kinh tế , chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam xếp3 thứ 42/131 nền kinh tế thế giới được đánh gía và xếp thứ 3 trong ASEAN Khi cả thế4 giới phải đối mặt với đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong số ít nền kinh tế vượt qua tác động của đại dịch khá tốt Những thành tích đó là thành quả của sự kết5 hợp những yếu tố khách quan và chủ quan Trong đó, ngành du lịch được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng Tại Việt Nam du lịch được đánh giá là một trong

3 ngành kinh tế mũi nhọn được nhà nước chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, không ngừng phát triển và đóng góp rất lớn và nền kinh tế đất nước Theo như đánh giá của6 các chuyên gia kinh tế, du lịch là chiếc chìa khóa giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển một cách đa dạng, đa phương hoá quốc gia, tác động mạnh mẽ đến GDP, ngân sách nhà nước, vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kim ngạch xuất khẩu, văn hoá đất nước 7 Ngành du lịch tại Việt Nam đã chứng kiến một sự bùng nổ lớn trong hơn một thập kỉ vừa qua, khi liên tiếp có những điểm đến thu hút nhất Đông Nam Á Rõ ràng8

là Việt Nam có rất rất nhiều lợi thế để phát triển ngành này, tuy nhiên, cũng không thể phủ nhận được còn có rất nhiều điểm yếu Liệu sự phát triển ngành du lịch của Việt Nam đã đi đến giới hạn? Từ thực trạng ngành du lịch Việt Nam, thông qua lăng kính triết học, trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá các quan điểm của triết học về cặp phạm trù “khả năng và hiện thực”, nhóm 3 đã tiến hành phân tích và vận dụng nội dung, ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này vào giải quyết vấn đề phát triển ngành du lịch của Việt Nam Sự vận dụng này được thể hiện rõ nét thông qua phần trình bày dưới đây

1 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttncdtbh/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM194953

2 https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/kinh-te-viet-nam-dung-thu-may-the-gioi-nguoi-lao-dong-co-vai-

tro-nhu-the-nao-doi-voi-kinh-te-viet-n-3 https://cafef.vn/gdp-viet-nam-dung-thu-bao-nhieu-the-gioi-nam-2022-20230320092746924.chn

4 https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?dDocName=MOFUCM203797

5 https://laodong.vn/kinh-doanh/forbes-danh-gia-tang-truong-gdp-viet-nam-15-nam-qua-vo-cung-an-tuong-1120736.ldo

6 https://htt.edu.vn/vai-tro-cua-cua-nganh-du-lich-hien-nay/

7 https://htt.edu.vn/vai-tro-cua-nganh-du-lich-doi-voi-kinh-te-nuoc-ta/

8 https://ellastudy.com/thuc-trang-va-xu-huong-cua-nganh-du-lich-viet-nam.-co-nen-theo-hoc-hoc-nganh-du-lich

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1 Khái niệm:

1.1.Định nghĩa phạm trù triết học.

Để đạt được hiệu quả khi nghiên cứu đối với mỗi bộ môn khoa học, cần tìm hiểu, làm rõ những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến thuộc phạm vi khoa học đó nghiên cứu Đây cũng chính là các phạm trù riêng của của bộ môn khoa học đó Phạm trù là khái niệm phản ánh những thuộc tính, mối liên hệ cơ bản và chung nhất của các sự vật, hiện tượng thuộc các lĩnh vực khác nhau Phạm trù triết học là khái niệm rộng nhất, chung nhất phản ánh các mặt, các mối liên hệ với bản chất của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên xã hội và trong tư duy

Nhưng không dừng lại chỉ là phản ánh mối liên hệ chung ở một lĩnh vực nhất định trong phạm vi chuyên ngành, phạm trù triết học bao quát những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản phổ biến nhất của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và tư duy Việc vận dụng các phạm trù triết học có ý nghĩa rất lớn với lí luận và thực tiễn trong đó có thể kể đến vai trò phạm trù khả năng và hiện thực

1.2.Khái niệm cặp phạm trù “khả năng và hiện thực”.

Hiện thực có thể được hiểu là toàn bộ thực tại khách quan trong quá trình vận động phát triển bao gồm toàn bộ giới tự nhiên và xã hội Song trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán của Lê-nin, ông đã viết: “Cho rằng cả tư tưởng lẫn vật chất đều là hiện thực, nghĩa là đều tồn tại, thì điều đó đúng Nhưng gọi tư tưởng là có tính vật chất, thì tức là bước một bước sai lầm đến chỗ lẫn lộn chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm” Lê-nin đã chỉ ra rằng tư tưởng không thể tách rời với hiện thực Hiện thực không chỉ có những tồn tại bên ngoài- vật chất, hiện thực còn chứa đựng cả ý thức của con người

Đây cũng chính là hai mặt khách quan và chủ quan của hiện thực Thí dụ như một chiếc xe đạp đó chính là hiện thực khách quan, còn những suy về chính chiếc

xe đạp đó lại là hiện thực chủ quan

Khả năng là cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế nhưng nó sẽ xuất hiện và tồn tại khi có các điều kiện thích hợp Tuy là “cái chưa xuất hiện” nhưng trên thực tế khả năng lại là cái đã tồn tại trong tư tưởng Một ví dụ đơn giản về khả năng, khi được cung cấp các nguyên liệu như bột mì, trứng, sữa,… sẽ xuất hiện khả năng có được chiếc bánh Trên thực tế, thì chưa có chiếc bánh nào cả nhưng

“khả năng có chiếc bánh” thì đã xuất hiện ở hiện thực chủ quan

Không đồng nhất với cái ngẫu nhiên, phạm trù xác suất, khả năng có sự độc lập riêng Mọi khả năng đều là khả năng thực tế vì khả năng thực sự tồn tại do hiện thực sinh ra Có thể phân loại khả năng thành khả năng tất nhiên và khả năng ngẫu nhiên dựa theo việc cái gì quy định chúng

Trang 6

Thông qua hai khái niệm nêu trên, ta có thể phân biệt khả năng về hiện tượng

ở chỗ khả năng là cái hiện tại chưa có, chưa tới còn hiện thực là cái hiện đã có, đang sở hữu Khi đã có sự nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của

sự vật, hiện tượng, chủ thể nhận thức đã có thể phán đoán được sự vật, hiện tượng

đó, do sự phát triển của những mâu thuẫn bên trong nó quy định, số biến đổi theo hướng nào, nghĩa là đã có thể nhận thức được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng đó Những mối liên hệ chặt chẽ giữa quá khứ, hiện tại tương lai tạo nên phạm trù “hiện thực và khả năng” Một sự vật hiện tượng luôn luôn có hiện thực và khả năng Ví dụ: Hiện tại điểm môn Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật của bạn thấp nhưng trong tương lai sẽ được cải thiện nếu bạn học đúng cách, chăm chỉ và thêm một chút may mắn Trong ví dụ nêu trên, hiện thực thể hiện qua mệnh đề “Hiện tại điểm môn Lí luận chung về Nhà nước và pháp luật của bạn thấp” còn khả năng thể hiện qua mệnh đề “trong tương lai sẽ được cải thiện” Khả năng sẽ trở thành hiện thực khi đáp ứng các điều kiện “học đúng cách, chăm chỉ và thêm một chút may mắn”

Có nhiều tiêu chí để phân loại khả năng bởi khả năng chịu tác độngcủa các điều kiện thực tế Nếu dựa trên mối liên hệ giữa khả năng và điều kiện chúng ta có thể chia làm hai loại là khả năng cụ thể và khả năng trừu tượng Hoặc có thể chia dựa vào mối liên hệ giữa thuộc tính ngẫu nhiên và tất nhiên để chia ra khả năng thực và khả năng hình thức Ngoài ra có thể chia dự trên kết quả thự hiện khả năng chúng at có thể chia làm khả năng tiến bộ và khả năng thoái bộ,… Sự phân chia các loại khả năng sẽ giúp cho các nhà nghiên cứu đưa ra giải pháp phù hợp để thúc đẩy những khả năng tích cực trở thành hiện thực hoặc loại bỏ khả năng tiêu cực

2 Nội dung:

2.1.Mối quan hệ biện chứng cặp phạm trù khả năng và hiện thực.

Mối quan hệ biện chứng chứng liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ hiện tại và tương lai được phản ánh trong cặp phạm trù hiện thực và khả năng Phạm trù này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, không tách rời Sở dĩ hiện thực được chuẩn

bị bởi khả năng còn khả năng hướng tới thành hiện thực nên chúng có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau nhau chứ không độc lập hoàn toàn với nhau Trong thực

tế, quá trình phát triển chính là quá trình chuyển hóa từ khả năng thành hiện thực, còn hiện thực này do trong quá trình phát triển nội tại của bản thân lại nảy sinh ra những khả năng mới, các khả năng mới ấy trong những điều kiện cụ thể, thích hợp lại biến trở thành hiện thực mới, Quá trình này luôn lặp đi lặp lại, là một quá trình vô tận

Trang 7

Với mỗi hiện thực có thể chứa đựng trong mình một hay nhiều khả năng nhưng không phải toàn bộ đều được hiện thực hóa thành hiện thực mới Sự hiện thực hóa của từng khả năng đòi hỏi phải đáp ứng đủ các hiện điều kiện tương thích trong xã hội và tư duy Việc hiện thực hóa một khả năng nào đó ngoài việc phải gắn liền, không tách rời khỏi hoạt động thực tiễn, chúng ta còn phải xem xét đến các yếu tố khác như mục đích, phương tiện thực hiện, các phương thức hoạt động,

Trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số khả năng và các khả năng này hoàn toàn có thể cùng được thực hiện hóa khi có điều kiện Vốn dĩ bởi hiện thực tạo ra khả năng nên khi xuất hiện điều kiện mới (thực chất một hiện thực mới phức tạp hơn đã ra đời do sự tác động qua lại giữa hiện thực cũ và điều kiện mới) thì các tương tác phát sinh làm gia tăng các khả năng mới hoặc triệu tiêu khả năng cũ

Ví dụ: Ông A có đủ vật liệu xây dựng Đồng thời xuất hiện hai khả năng là ông A có một ngôi nhà và có thêm một căn nhà kho Nhưng khi điều kiện mới xuất hiện “ông A muốn có căn nhà to hơn”, khả năng mới đã xuất hiện là “ngôi nhà to hơn” nhưng cũng đồng thời triệu tiêu đi khả năng cũ “có thêm một căn nhà kho”

Khả năng luôn có cơ hội để biến thành hiện thực Tuy nhiên để khả năng biến thành hiện thực bắt buộc cần phải có sự tập hợp của những điều kiện cả về chủ quan lẫn khách quan Điều kiện khách quan chính là yếu tố hoàn cảnh, không gian, thời gian còn chủ quan ở đây chính là ý chí của cá nhân chủ thể con người Những yếu tố này là yếu tố then chốt cho quá trình một khả năng trở thành hiện thực

Ta có thể thấy rõ điều này qua sự sụp đổ của nhà nước Liên Xô Từ những năm 70 của thế kỉ XX, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã khiến cho tình tình kinh tế, chính trị, xã hội của các nước lâm vào suy thoái, bất ổn định Liên Xô cũng không ngoại lệ, việc tiêu tốn quá nhiều tài nguyên để chạy đua vũ trang trong thời gian dài đối đầu với Mỹ và các nước tư bản chủ nghĩa cũng góp phần dẫn đến

sự khủng hoảng của cường quốc này Hiện thực này dẫn đến khả năng Liên Xô sẽ ngày càng lún sâu vào khủng hoảng và dẫn đến bờ vực sụp đổ hoặc khả năng Liên

Xô sẽ thoát khỏi khủng hoảng, dần khôi phục và tiếp tục phát triển Tuy nhiên đường lối lãnh đạo của giới cầm quyền Liên Xô quá chủ quan, duy ý chí, không tôn trọng quy luật khách quan của phát triển kinh tế, tiến hành cải tổ muộn lại phạm phải sai lầm đến nhiều mặt, cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch

Sự tổng hòa của những điều kiện ấy đã khiến cuộc củng hoảng của Liên Xô ngày càng trầm trọng và dẫn tới sự chuyển biến của khả năng sụp đổ trở thành hiện thực

Trang 8

giúp việc ngày 25/12/1991, quốc kỳ Liên Xô – lá cờ đỏ với biểu tượng búa liềm – trên nóc điện Kremlin đã bị hạ xuống, chấm dứt sự tồn tại của cường quốc này

2.2.Vai trò của các điều kiện khách quan và chủ quan trong sự chuyển biến khả năng thành hiện thức.

Quá trình chuyển hóa từ khả năng trở thành hiện thực trong giớ tự nhiên chủ yếu là một quá trình khách quan Tại sao nói quá trình chuyển biến này là “chủ yếu”? Bởi trong giới tự nhiên không phải mọi khả năng đều sẽ biến thành hiện thực một cách tự phát Sự chuyển biến này có thể phân thành ba trường hợp:

là điều kiện để biến khả năng thành hiện thực chỉ có con đường tự nhiên Đó là trường hợp xảy ra trong quá trình vũ trụ và địa chất

là khả năng biến thành hiện thực bằng con đường tự nhiên nhưng cũng cần phải nhờ có sự tác động của con người

là khả năng không thể biến thành hiện thức nếu không có

sự tác động của con người trong điều kiện Các khả năng này vốn luôn tồn tại khách quan trong chủ thể, nhưng để biến chúng trở thành hiện thực cần có những điều kiện mà hiện nay không thể tạo ra bằng con đường tự nhiên

Còn đối với trong lĩnh vực xã hội bên cạnh các điều kiện khách quan khả năng muốn biến thành hiện thực cần có những điều kiện chủ quan và hoạt động thực tiễn của con người Trong lĩnh vực này khả năng không thể tự biến thành hiện thực nếu không chịu sự tác động của con người

Trong đời sống xã hội, tác động từ những hoạt động có ý thức của con người

để biến biến khả năng thành hiện thực là hết sức to lớn Hoạt động này vừa có thể đẩy mạnh, vừa có thể kìm hãm quá trình phát triển từ khả năng thành hiện thực Nhân tố chủ quan có thể điều khiển khả năng phát triển theo hướng này hay hướng khác bằng cách tạo ra các điều kiện thích ứng Nếu như không nhận thức rõ tầm vóc của nhân tố chủ quan trong quá trình chuyển hóa, chúng ta sẽ dễ mắc phải sai lầm hữu khuynh, phải khuất phục trước hoàn cảnh Tuy nhiên chúng ta cũng không thể xem nhẹ nhân tố khách quan, tuyệt đối hóa nhân tố chủ quan vì như thế có thể

sẽ rơi vào con đường tả khuynh, phiêu lưu mạo hiểm, chủ quan duy ý chí Muốn chuyển hóa thành công các khả năng thành hiện thực, ta cần phải có sự kết hợp đúng đắn các nhân tố chủ quan với khách quan

3 Ý nghĩa phương pháp luận:

Trong hoạt động thực tiễn, việc quyết định, dự trù các kế hoạch cần dựa vào hiện thực chứ không thể chỉ dựa vào khả năng Vì hiện thực là cái đang thực sự tồn tại, còn khả năng là cái chưa có nên mọi hoạt động của con người cần xuất phát từ

Trang 9

hiện thực Nếu chỉ xuất phát từ khả năng mà tách rời hiện thực thì sẽ trở thành ảo tưởng Tuy nhiên cũng không được bỏ qua, xem thường khả năng Ta cũng cần phải tính đến các khả năng để đề ra chủ trương, kế hoạch, bởi khả năng biểu hiện khuynh hướng vận động của sự vật trong tương lai Nếu ta tách rời khả năng và hiện thực, chúng ta sẽ không thấy khả năng tiềm ẩn trong hiện thực, dẫn đến không

dự đoán được sự vận động của sự vật, hoặc sẽ không thấy khả năng có thể biến thành hiện thực, do đó không tạo ra những điều kiện thiết yếu để thúc đẩy hoặc ngăn cản sự chuyển biến theo mục đích của mình

Khi xác định các khả năng, ta cần chú ý:

Chỉ có thể tìm ra các khả năng phát triển của sự vật trong chính bản thân sự vật ấy chứ không thể ở nơi nào khác Vì khả năng là do sự vật gây nên và tồn tại trong sự vật

Chỉ có thể căn cứ vào tương quan lực lượng giữa các mặt ở bên trong sự vật, vào mâu thuẫn nội tại trong nó, và vào những điều kiện bên ngoài để dự kiến khuynh hướng phát triển của khả năng Sở dĩ là do khả năng nảy sinh vừa do tác động qua lại giữa các mặt ở bên trong sự vật, vừa do sự tác động của sự vật với hoàn cảnh bên ngoài

Vì khả năng tồn tại trong chính bản thân sự vật, gắn bó chặt chẽ với sự vật nên ra dễ nhầm lẫn khả năng với hiện thực Để tránh nhầm lẫn, ta cần lưu ý: Hiện thực là cái đã có, đã tới, còn khả năng là cái hiện chưa có, chưa tới

Chúng ta không được tách rời khả năng khỏi hiện thực Lý do là vì khả năng nằm ngay trong hiện thực, gắn bó chặt chẽ với hiện thực

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, ta cần lưu ý:

Trong hoạt động thực tiễn cần tính đến mọi khả năng có thể có để dự án các

kế hoạch hành động, dù những khả năng đó là tốt hay xấu, tiến bộ hay lạc hậu Chỉ

có như vậy ta mới tránh rơi vào bị động trong thực tiễn

Trong số các khả năng hiện có của sự vật, cần trước hết chú ý đến khả năng tất nhiên, đặc biệt là các khả năng gần, vì đó là những khả năng dễ biến thành hiện thực hơn cả

Vì một khả năng chỉ biến thành hiện thực khi có đủ những điều kiện cần thiết, nên cần chủ động tạo ra những điều kiện cần và đủ để có được hiện thực theo mong muốn Trong quá trình này cần tránh tuyệt đối hóa vai trò nhân tố chủ quan hoặc khách quan mà xem nhẹ, bỏ quan nhân tố còn lại

Trong lĩnh vực xã hội, phải có sự tham gia của con người (nhân tố chủ quan)

để khả năng biến thành hiện thực Nên tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn, ta

Trang 10

cần tạo mọi điều kiện để nhân tố con người tham gia tích cực vào quá trình biến đổi hoặc ngăn cản sự biến đổi khả năng thành hiện thực

4 Vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù “khả năng và hiện thực” vào nhận thức và giải quyết vấn đề phát triển ngành

Du lịch ở Việt Nam hiện nay:

4.1.Hiện thực tình trạng phát triển của ngành Du lịch ở Việt Nam.

Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch vô cùng lớn và Nhà nước Việt Nam luôn nhìn nhận ngành Du lịch như là một ngành kinh tế mũi nhọn Thực tiễn quá trình xây dựng và phát triển ngành Du lịch ngày càng chứng minh được sự đúng đắn của nhận định này Khởi đầu của chặng đường này là ngày 09/07/1960 với sự kiện Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng thay mặt Hội đồng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký ban hành Nghị định số 26 về việc thành lập Công ty Du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương, đó cũng đồng thời đánh dấu sự ra đời chính thức của ngành Du lịch Ngành kinh tế - dịch vụ tổng hợp này9 ngay từ khi mới xuất hiện đã được xác định là một ngành nghề mới mẻ nhưng góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Nó được coi là một hiện tượng kinh tế mới, giúp duy trì, mở rộng mối quan hệ quốc tế và nếu khai thác tốt tiềm năng của ngành nghề này, việc khắc phục những hậu quả nặng nề về kinh tế do chiến tranh để lại sẽ được thực hiện thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn Trong những năm tháng đó, điều này thể hiện tầm nhìn sâu rộng của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, ngành Du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng Đồng thời, lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới trên mọi miền Tổ quốc Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có một số lần thay đổi về mô hình phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ

và tạo điều kiện thuận lợi cho ngành Du lịch phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế Ngày 27/6/1978, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 262 thành lập Tổng cục Du lịch Việt Nam trực thuộc Hội đồng Chính phủ

Trong những năm tháng tiếp theo của thời kỳ đổi mới, ngành Du lịch đã nỗ lực vươn lên, phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng, khẳng định vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch cả nước được đầu

tư ngày càng mạnh mẽ, năm 1990 mới có 350 cơ sở với 16.700 buồng thì đến năm

2019 đã có 30.000 cơ sở lưu trú du lịch với 650.000 buồng, với sự xuất hiện của hàng loạt các khách sạn, khu resort cấp cao như: Mường Thanh Plaza, Intercontinental, Grand Plaza, Resort FLC Kết cấu hạ tầng cũng được cải thiện,10

mở rộng và nâng cấp một cách đáng kể Đến nay, cả nước đang có 10 sân bay quốc

9 https://bvhttdl.gov.vn/du-lich-viet-nam-tu-hao-chang-duong-63-nam-xay-dung-va-phat-trien-20230709113216353.htm

10

https://bvhttdl.gov.vn/du-lich-viet-nam-tu-hao-chang-duong-63-nam-xay-dung-va-phat-trien-20230709113216353.htm

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN