1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung và cái riêng hãy vận dụng để nhận thức và giải quyếtmột vấn đề của thực tiễn

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1.Phạm trù cái chung, cái riêng và cái đơn nhất...42.Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng...42.1.Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng...42.2.Cái riêng chỉ

Trang 1

Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù: “cái chung và cái riêng”,hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết

một vấn đề của thực tiễn

Hà Nội, 2023

Trang 3

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIALÀM BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNINNgày: 07/12/2023 Địa điểm:Trường Đại học Luật Hà Nội

Tổng số sinh viên của nhóm: 8

+ Có mặt: 8 + Vắng mặt: 0 Tên bài tập: Từ nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù: “cái chung và cái riêng ”, hãy vận dụng để nhận thức và giải quyết một vấn đề của thực tiễn Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm Kết quả như sau:STTMã SVHọ và tênCông việc thực hiện

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội ngày 7 tháng 12 năm 2023,

Trưởng nhóm

Nguyễn Linh Chi

Trang 4

1.Phạm trù cái chung, cái riêng và cái đơn nhất 4

2.Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng 4

2.1.Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng 4

2.2.Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung 4

2.3.Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú và đa dạng hơn so với cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng 5

2.4.Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển sự vật 5

3.Ý nghĩa phương pháp luận 5

3.1.Cái chung tồn tại trong cái riêng, biểu hiện thông qua cái riêng 6

3.2.Cái chung là cái sâu sắc, bản chất 6

3.3.Căn cứ vào mối liên hệ gắn bó hữu cơ giữa cái chung và cái đơn nhất, và hai phạm trù này có thể chuyển hóa lẫn nhau trong điều kiện nhất định 6

II Chương II: Vận dụng nội dung của cặp phạm trù “cái chung – cái riêng” trongviệc nhận thức và giải quyết vấn đề: Chợ truyền thống – Siêu thị và sự phát triểnnhanh chóng của siêu thị tại Việt Nam 7

1.Các khái niệm và khái quát chung về chợ truyền thống và siêu thị 7

2.Phạm trù cái chung giữa chợ truyền thống và siêu thị 8

3.Phạm trù cái riêng của chợ truyền thống và siêu thị 8

4.Mối quan hệ biện chứng “chung – riêng” giữa chợ truyền thống và siêu thị 9

4.1.Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng 9

4.2.Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung 9

4.3.Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú và đa dạng hơn so với cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng 10

4.4.Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển sự vật10 III Chương III: Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “cái chung –cái riêng” trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề thực tiễn: Chợ truyền thống –Siêu thị và sự phát triển nhanh chóng của siêu thị tại Việt Nam 11

1.Từ ý nghĩa phương pháp luận, chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về những ưu thế và sự chiếm lĩnh thị trường của siêu thị tại Việt Nam 11

2.Từ ý nghĩa phương pháp luận, chúng ta cần tìm hiểu và đưa ra các định hướng chính xác trong việc tham gia sử dụng và nâng cao chất lượng chợ truyền thống và siêu thị tại Việt Nam 12

KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15 Too long to read on

your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

2

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu của con người về các nhu yếu phẩm hàng ngày ngày càng được nâng cao Cũng từ đó mà các siêu thị ngày càng mọc lên như nấm với nhiều quy mô, nhiều mặt hàng, ngành hàng khác nhau Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể lãng quên được là chợ truyền thống - nơi thể hiện được nếp sống, sức sống của người dân ta từ bao đời nay Cả chợ truyền thống và siêu thị đều có những ưu điểm và những nhược điểm riêng, người tiêu dùng sẽ dựa vào các tiêu chí mà họ quan tâm để lựa chọn sao cho hợp lý nhất và hai loại hình mua bán này vẫn luôn đồng hành cùng nhau để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Để làm rõ vấn đề giữa chợ truyền thống và siêu thị tại thị trường Việt Nam một cách khoa học, chính xác, chúng ta cần tìm hiểu và đặt nó vào cặp phạm trù “cái chung – cái riêng” của chủ nghĩa duy vật biện chứng Từ đó, chúng ta có thể vận dụng nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù này để phân tích, làm rõ được ưu nhược điểm của 2 loại hình mua bán này Để từ đó, người tiêu dùng có cái nhìn khái quát hơn để lựa chọn nơi mua hàng sao cho hợp lý, tiện ích nhất cũng như để người bán buôn, bán lẻ, các doanh nghiệp có các biện pháp, chương trình ưu đãi để thu hút được khách hàng, tăng doanh thu góp phần xây dựng nền kinh tế đất nước ngày càng vững mạnh hơn.

Trang 7

NỘI DUNG

I Chương I: Nội dung và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù “cáichung – cái riêng”

1 Phạm trù cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

- Trong phép biện chứng duy vật:

+ “Phạm trù” là những khái niệm rộng nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của sự vật thuộc một lĩnh vực nhất định của hiện thực khách quan.

+ “Phạm trù triết học” (phạm trù của phép biện chứng duy vật) là những khái niệm chung nhất phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản và phổ biến nhất không chỉ của một lĩnh vực nào đấy của hiện thực, mà của toàn bộ thế giới hiện thực, bao gồm, tự nhiên, xã hội và tư duy.

+ “Cái riêng” là một phạm trù chỉ một sự vật, hiện tượng, một quá trình nhất định, hoặc hệ thống các sự vật liên hệ với nhau thành một chính thể, tồn tại tương đối độc lập với các sự vật hiện tượng khác.

+ “Cái chung” là phạm trì chỉ những mặt thuộc tính, những yếu tố, những quan hệ,…tồn tại phổ biến ở nhiều sự vật, hiện tượng Trong đó “cái chung” được chia làm 2 loại là:

Cái chung phổ biến: cái chung có trong tất cả sự vật cùng nhóm VD: Sinh viên là những người học trong trường cao đẳng, đại học Cái chung đặc thù: cái chung có ở một số sự vật hiện tượng trong cùng một nhóm.

VD: Trong loài người, có những tộc người có màu da, màu tóc khác nhau “Cái đơn nhất” dùng để chỉ những thuộc tính, tính chất, chỉ tồn tại ở một cái riêng nhất định.

VD: Mỗi con người là một cái riêng; những thuộc tính tự nhiên và xã hội khiến cho con người khác với động vật giữ vai trò là cái chung của tất cả mọi người với tư cách người; nhưng mặt khác, ở mỗi con người lại có những thuộc tính không lặp lại ở nhau như: cấu tạo gen, nhân cách, năng lực, cụ thể khác nhau.

2 Mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng

Cái chung và cái riêng đều tồn tại khách quan, chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau:

4

Trang 8

2.1 Cái chung chỉ tồn tại và biểu hiện thông qua cái riêng

Cái chung không tồn tại độc lập mà là một mặt của cái riêng và liên hệ không tách rời với cái đơn nhất, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình Không có cái chung thuần túy nào tồn tại bên ngoài cái riêng, cái chung tồn tại thực sự nhưng không tồn tại bên ngoài cái riêng mà phải thông qua cái riêng.

2.2 Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung

Thứ nhất là, không có cái riêng nào tồn tại tuyệt đối độc lập ngoài cái chung Thứ hai là, cái riêng tồn tại độc lập, nhưng không đồng nghĩa với cô lập khỏi những cái khác Thông qua rất nhiều mối liên hệ và sự chuyển hóa, cái riêng ở loại này có liên hệ với cái riêng của loại khác.

Bất kỳ cái riêng nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định và tương tác với môi trường, hoàn cảnh ấy, vì thế đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại vô cùng đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quanh mình Các mối liên hệ qua lại ấy cứ trải rộng dần, gặp gỡ và rồi giao thoa với những mối liên hệ qua lại khác, và kết quả là một mạng lưới các mối liên hệ mới được tạo nên, trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số cái chung nào đó.

Thứ ba là, bất kỳ cái riêng nào cũng đều không tồn tại mãi mãi Sau một thời gian tồn tại nhất định thì mỗi cái riêng nhất định rồi sẽ biến thành một cái riêng khác Quá trình ấy cứ diễn ra vô cùng tận, và cũng chính bởi thế, tất cả các cái riêng đều có liên hệ với nhau.

VD: Mỗi cá nhân là một cái riêng, nhưng mỗi cá nhân không thể tồn tại ngoài mối liên hệ với tự nhiên và xã hội.

2.3 Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú và đa dạng hơn so với cái chung; cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn cái riêng

Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú và đa dạng hơn so với cái chung vì ngoài những đặc điểm chung, cái riêng còn có cả cái đơn nhất, tức những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ cái riêng đó mới có Hay nói cách khác, một cái riêng là sự tổng hợp của nhiều cái chung và nhiều cái đơn nhất.

Cái chung được rút ra từ cái riêng nên rõ ràng nó là một bộ phận của cái riêng Hơn nữa, cái chung còn phản ánh thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất yếu lặp lại nhiều lần ở cái riêng Và cũng do vậy mà cái chung gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của cái riêng.

Trang 9

2.4 Cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển sự vật

Trong những điều kiện nhất định, cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển sự vật:

Thực tiễn cho thấy rằng cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ, hoàn thiện ngay mà đều bắt đầu dưới dạng cái đơn nhất Cái đơn nhất trở nên tiến bộ, hoàn thiện dần, phù hợp với quy luật khách quan thì trở nên phổ biến dần, chuyển hóa thành cái chung Điều này cũng thể hiện sự ra đời và phát triển của cái mới Đối với cái chung, cái chung sẽ chuyển hóa thành cái đơn nhất khi cái chung đã lỗi thời, lạc hậu và không còn phù hợp Đây là sự thể hiện cho cái cũ không còn phù hợp thì cần loại bỏ.

VD: Tư tưởng trọng nam khinh nữ ngày nay trở nên lạc hậu, từ cái chung trong xã hội phong kiến dần trở thành cái đơn nhất trong xã hội ngày nay.

3 Ý nghĩa phương pháp luận

Từ việc phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù cái chung và cái riêng, ta rút ra ý nghĩa phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:

3.1 Cái chung tồn tại trong cái riêng, biểu hiện thông qua cái riêng Xuất phát từ mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, chúng ta nhận thức được rằng chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, tức là cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời cái riêng Cái chung không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người bên ngoài cái riêng bởi lẽ cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình.

Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng cụ thể trong các hoạt động của con người; nếu không nhận thức cái chung thì trong thực tiễn giải quyết mỗi cái riêng, mỗi vấn đề cụ thể sẽ dễ mắc sai lầm, sa vào tình trạng mất phương hướng Muốn nắm được cái chung thì cần phải xuất phát từ những cái riêng bởi cái chung không tồn tại trừu tượng ngoài những cái riêng.

3.2 Cái chung là cái sâu sắc, bản chất

Từ nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa cái chung – cái riêng rằng cái chung là cái bản chất, sâu sắc nên trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải căn cứ vào cái chung sâu sắc làm cơ sở, đồng thời chú ý đến cái riêng phong phú để bổ sung cho nó hoàn thiện.

6

Trang 10

Cái chung và cái riêng luôn gắn bó chặt chẽ với nhau Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú, đa dạng hơn cái chung; còn cái chung là cái bộ phận nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng Vì cái riêng là tổng hợp của cái chung và cái đơn nhất; còn cái chung biểu hiện tính phổ biến, tính quy luật của nhiều cái riêng Hơn thế nữa, căn cứ vào biểu hiện cá biệt hóa của cái chung , khi hành động, chúng ta cần phải cải biến, thay đổi các phương pháp, quy luật chung đó sao cho linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của từng trường hợp, tránh giáo điều, tả khuynh 3.3 Căn cứ vào mối liên hệ gắn bó hữu cơ giữa cái chung và cái đơn nhất,

và hai phạm trù này có thể chuyển hóa lẫn nhau trong điều kiện nhất định

Trong điều kiện khác, bất kỳ phương pháp nào cũng bao hàm cả cái chung lẫn cái đơn nhất thì khi sử dụng kinh nghiệm nào đó chúng ta phải biết rút ra những mặt chung, rút ra những cái thích hợp với điều kiện nhất định đó, không nên sử dụng y nguyên hình thức hiện có của nó.

Sự phân biệt giữa cái chung và cái đơn nhất nhiều khi chỉ mang tính tương đối Có những đặc điểm xét ở trong nhóm sự vật này là cái đơn nhất, nhưng nếu xét ở trong nhóm sự vật khác lại là cái chung.

Từ cơ sở cái chung và cái đơn nhất có thể chuyển hóa lẫn nhau, chúng ta cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất có thể để cái đơn nhất tiến bộ, phù hợp phát triển, phổ biến thành cái chung; trái lại, nếu cái chung đã lỗi thời, không còn phù hợp nữa thì cần phải loại bỏ, hay làm cho cái chung đó tiêu biến dần thành cái đơn nhất.

Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định "cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất".

II.Chương II: Vận dụng nội dung của cặp phạm trù “cái chung – cái riêng”trong việc nhận thức và giải quyết vấn đề: Chợ truyền thống – Siêu thịvà sự phát triển nhanh chóng của siêu thị tại Việt Nam

1 Các khái niệm và khái quát chung về chợ truyền thống và siêu thị

a Khái niệm chợ truyền thống:1

Trang 11

- Theo Đại Từ điển tiếng Việt thì "Chợ” là nơi tụ họp giữa người mua và người bán để trao đổi hàng hoá, thực phẩm hàng ngày theo từng buổi hoặc từng phiên nhất định (chợ phiên)

- Còn hiểu theo nghĩa đơn giản, chợ truyền thống hay còn được biết với cái tên chợ dân sinh, là nơi cung cấp thực phẩm tươi sống, đồ dùng dân dụng quen thuộc cho nhiều thế hệ người Việt Đây là một loại mô hình kinh doanh được phát triển dựa trên những hoạt động thương mại mang tính truyền thống, được tổ chức tại một điểm theo quy hoạch, đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa - dịch vụ và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư Yếu tố dân dã, tiện lợi, giá rẻ đã tạo nên nét đặc trưng riêng chỉ có ở chợ truyền thống Việt so với các trung tâm thương mại, siêu thị hiện đại.

- Như vậy có thể hiểu, chợ truyền thống là loại hình kinh doanh thương mại được hình thành và phát triển mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm công cộng, tập trung đông người mua bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ với nhau, được hình thành do yêu cầu của sản xuất, lưu thông và đời sống tiêu dùng xã hội và hoạt động theo các chu kỳ thời gian nhất định.

b Khái niệm siêu thị:2

- Siêu thị trong tiếng anh là Supermarket, trong đó “super” có nghĩa là “siêu” và “market” là chợ

- Theo Từ điển Kinh tế thị trường, siêu thị được định nghĩa là loại hình cửa hàng tự phục vụ, bày bán đa dạng mặt hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng thiết yếu khác.

- Còn theo cách hiểu đơn giản, siêu thị là một cái chợ lớn về cả quy mô lẫn số lượng hàng hóa Tuy nhiên, phương thức mua sắm và phương thức bày bán sản phẩm sẽ khác biệt so với chợ truyền thống.

c Khái quát thị trường chợ truyền thống và siêu thị3

- Trong thời đại nền kinh tế phát triển như hiện nay, sự xuất hiện những mô hình bán lẻ hiện đại (siêu thị, cửa hàng tiện ích), các kênh thương mại điện tử (Shopee; Lazada,…) đang dần chiếm ưu thế, trở thành thói quen trong hoạt động mua bán, thương mại của người dân Điều này đã ít nhiều tác động đến sự tồn tại và phát triển các khu chợ truyền thống, khi mà người dân đã dần có thói quen mua sắm theo mô hình mới, bởi sự tiện ích cũng như những ưu điểm nổi trội hơn so với mô hình chợ truyền thống cũ Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã có hướng chuyển dịch sự quan tâm và nguồn đầu tư sang phát triển hệ thống cửa hàng tiện lợi, siêu thị Chính vì thế nhiều chợ truyền thống đã dần bị mất đi vai trò quan trọng

2Siêu thị là gì | Đặc trưng | Các dạng siêu thị thường gặp (tapdoanonetech.com)

3Đầu tư, phát triển chợ truyền thống: Những vấn đề pháp lý cần đặt ra (lsvn.vn) Thị trường siêu thị ở Việt Nam: Cạnh tranh ngày càng khốc liệt (laodongthudo.vn)

8

Trang 12

trong đời sống của người dân, rơi vào tình trạng xuống cấp, thiếu quy hoạch, nguồn vốn đầu tư…

- Theo thống kê của Bộ Công Thương năm 2019, Việt Nam hiện có gần 1.000 siêu thị, trung tâm thương mại Mặc dù vậy, số lượng các siêu thị có tên tuổi,có tiềm lực tài chính… chỉ đếm trên đầu ngón tay, trong đó có cả doanh nghiệp Việt và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Các chuỗi siêu thị lớn như Big C, Lotte Mart, AEON Mall, VinMart, Co.opMart thường chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành siêu thị

- Tuy nhiên, dù ở thời đại nào, chợ truyền thống vẫn luôn là mạch nguồn chính, đóng vai trò là mạng lưới chợ phân phối hàng hóa chủ yếu của người sản xuất và người tiêu dùng Đây là mô hình đã có từ thời xa xưa và đến nay vẫn tồn tại và đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của tất cả người dân Theo thống kê hiện nay cả nước hiện đang tồn tại trên 8.528 chợ truyền thống.

2 Phạm trù cái chung giữa chợ truyền thống và siêu thị

Dựa trên phạm trù cái chung trong triết học, chúng ta có thể nhận thấy “cái chung” giữa hai loại hình chợ truyền thống và siêu thị nằm ở cách thức hoạt động phát triển và vai trò của chúng.

Trước hết, hai dạng chợ truyền thống và siêu thị đều là một dạng thị trường trung gian, là nơi để con người gặp gỡ, trao đổi và mua bán hàng hóa Trong thị trường đó có các chủ thể tham gia hoạt động: người bán, người mua, quan hệ cung-cầu, giá cả hàng hóa Các yếu tố đó tác động qua lại lẫn nhau để xác định hàng hóa, số lượng, chủng loại Tại đó người bán cung cấp đa dạng các loại hình sản phẩm, hàng hóa, chủng loại cho phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng.

Hơn nữa, cả chợ truyền thống và siêu thị đều đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra không gian xã hội, góp phần làm phát triển nền kinh tế của nước ta.

3 Phạm trù cái riêng của chợ truyền thống và siêu thị

- Đối với chợ truyền thống, cái riêng được thể hiện:

+ Các hoạt động mua, bán trao đổi hàng hoá, dịch vụ tại chợ thường diễn ra theo một quy luật và chu kỳ thời gian nhất định có thể theo ngày, buổi hoặc phiên + Chợ truyền thống mang đậm dấu ấn văn hóa, hồn quốc Việt, thể hiện trong giao dịch và trong văn hóa của chợ.4

Với các chợ nhỏ thì cấu trúc rất đơn giản, có thể là một bãi trống mà những người bán hàng ngồi thành từng dãy với những sản phẩm đặc thù.

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w