CLVT giúp đánh giávị trí khối u, xác định thành phần khối u để hướng tới mô bệnh học và đánh giásự liên quan của khối u với các cấu trúc lân cận trong trung thất, đánh giá tínhchất xâm l
NỘI DUNG
Cơ sở để xây dựng đề án
2.1.1 Tổng quan về trung thất và đặc điểm của một số u thường gặp
Trung thất là một khoang trong lồng ngực nằm giữa hai ổ màng phổi Trung thất là nơi chứa hầu hết các thành phần quan trọng của lồng ngực trừ hai phổi. Trung thất được giới hạn phía trước bởi mặt sau xương ức và các sụn sườn, phía sau bởi mặt trước cột sống ngực Phía trên là lỗ trên của lồng ngực, nơi trung thất thông với nền cổ Phía dưới là cơ hoành, nơi có các thành phần đi lồng ngực xuống ổ bụng và ngược lại Hai bên là màng phổi trung thất 9
Hình 2.1 Phân chia trung thất theo Burkell
Có nhiều cách phân chia trung thất khác nhau về số ngăn, các cấu trúc chứa trong ngăn và mặt phẳng phân chia Theo phân chia của Burkell, 11 trung thất gồm ba ngăn (Hình 2.1) Trung thất trước nằm trước màng ngoài tim và các mạch máu lớn, gồm tuyến ức, hạch lymphô, động mạch chủ lên và cung động mạch chủ Trung thất giữa gồm tim, màng ngoài tim, khí quản, rốn phổi, thần kinh hoành, hạch lymphô Trung thất sau nằm sau màng ngoài tim đến khoảng cạnh sống, chứa chuỗi hạch giao cảm, thần kinh X, thực quản, ống ngực, hạch lymphô và động mạch chủ ngực đoạn xuống 11
Nhóm nghiên cứu bệnh lý ác tính tuyến ức quốc tế (ITMIG) 12 phân chia trung thất dựa trên hình cắt ngang của CLVT, khác với phân chia của Burkell dựa trên X - quang ngực nghiêng Theo ITMIG, trung thất được chia thành ba ngăn: ngăn trước mạch máu, ngăn tạng và ngăn cạnh sống, dựa trên các ranh giới được mô tả bằng các cấu trúc giải phẫu cụ thể trên CLVT (Hình 2.2, 2.3). Ngăn trước mạch máu là ngăn nằm phía trước màng ngoài tim và phía sau xương ức, giới hạn phía trên là lỗ vào lồng ngực, phía dưới là cơ hoành và hai bên là màng phổi trung thất Ngăn trước mạch máu chứa tuyến ức, hạch bạch huyết, tĩnh mạch thân cánh tay đầu trái Ngăn tạng được giới hạn ở phía trước bởi ngăn trước mạch máu, phía sau là đường nối các điểm trên thân sống ngực, cách bờ trước thân sống 1cm Ngăn tạng chứa khí quản, góc carina, thực quản, hạch bạch huyết, tim, động mạch chủ ngực đoạn lên, quai và đoạn xuống, tĩnh mạch chủ trên, động mạch phổi đoạn trong màng ngoài tim, ống ngực Ngăn cạnh cột sống nằm từ bờ sau của ngăn tạng, phía sau là thành ngực sau và hai bên là đường nối mỏm ngang các đốt sống ngực Trong ngăn cạnh cột sống chứa cột sống ngực và mô mềm cạnh sống.
Việc phân chia trung thất thành các ngăn cụ thể đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và khảo sát đặc điểm của các bất thường ở trung thất Hệ thống phân chia của ITMIG có nhiều ý nghĩa trong nghiên cứu và thực hành lâm sàng, giúp các bác sĩ thống nhất thuật ngữ chung, gợi ý chẩn đoán và phân biệt các khối choán chỗ trung thất, hỗ trợ lập kế hoạch sinh thiết và phẫu thuật 13
Hình 2.2 Phân chia trung thất theo ITMIG – Hình ảnh CLVT dựng theo mặt phẳng đứng dọc
Màu hồng – ngăn trước mạch máu; Màu xanh dương – ngăn tạng; Màu vàng – ngăn cạnh cột sống; Đường màu xanh lá cây – đường ranh giới giữa ngăn tạng và ngăn cạnh cột sống
Hình 2.3 Phân chia trung thất theo ITMIG – Hình ảnh CLVT dựng theo mặt phẳng ngang
2.1.1.2 Phân bố một số tổn thương thường gặp theo các ngăn trung thất
Khối choán chỗ trung thất là khối tổn thương gây chèn ép, đẩy lệch các cấu trúc bình thường của trung thất Khối choán chỗ có thể là u, hạch phì đại, phình động mạch, khối thoát vị… Chẩn đoán và phân biệt các khối choán chỗ trung thất cần xác định vị trí tổn thương Tùy vị trí của khối choán chỗ theo các ngăn trung thất sẽ đưa ra chẩn đoán phù hợp theo tuổi, tần suất, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh học của tổn thương 11,14
Hình ảnh CLVT có thể gợi ý chẩn đoán và phân biệt các khối choán chỗ trung thất dựa vào cấu trúc mà tổn thương phát triển như từ tuyến ức, tuyến giáp, khí quản, thực quản, cột sống…dựa vào vị trí các ngăn giải phẫu trung thất mà tổn thương nằm ưu thế và dựa vào đậm độ các thành phần của tổn thương như đậm độ mỡ, dịch, mô đặc, vôi hóa 11,14 Phân bố các tổn thương thường gặp ở các ngăn trung thất được thể hiện trong Bảng 2.1 12
Xác định vị trí tổn thương tại một khoang trung thất cụ thể là yếu tố quan trọng trong đánh giá hình ảnh Tuy vậy, việc xác định vị trí tổn thương đôi khi gặp khó khăn khi tổn thương lớn nằm ở nhiều khoang hoặc lan rộng từ khoang này sang khoang khác, dẫn đến bất đồng trong chọn vị trí tổn thương nguyên phát Để giải quyết vấn đề này, ITMIG đã mô tả và khuyến nghị áp dụng hai phương pháp vị trí được chấp thuận để hỗ trợ xác định tổn thương phát triển nguyên phát tại khoang trung thất nào.
- Phương pháp trung tâm: xác định trung tâm của tổn thương, được định nghĩa là điểm trung tâm của tổn thương trên lát cắt ngang CLVT vị trí có đường kính lớn nhất của tổn thương 13 Hiệp hội nghiên cứu tuyến ức Nhật (JART) đã sử dụng phương pháp này và đã định vị chính xác tất cả
445 khối tổn thương trung thất trong nghiên cứu 15
Phương pháp dịch chuyển cấu trúc ứng dụng khi tổn thương có kích thước lớn, gây chèn ép và di lệch vị trí các cơ quan xung quanh sang ngăn trung thất kế cận Ví dụ, nếu cấu trúc bên trong ngăn tạng bị đẩy ra sau, tổn thương sẽ thuộc về ngăn trước mạch máu và ngược lại.
Bảng 2.1 Phân bố các tổn thương thường gặp theo các ngăn trung thất
Ngăn trước mạch máu Ngăn tạng Ngăn cạnh cột sống
Tổn thương khác: tăng sản tuyến ức, bướu giáp thòng trung thất, nang tuyến ức, bất thường mạch máu.
Nang khí – phế quản Nang thực quản đôi
U tuỷ thượng thận ngoài tuyến thượng thận
Di căn Túi thừa thực quản Bệnh lý mạch máu
U nguồn gốc thần kinh Tăng sinh mô tạo máu ngoài tuỷ
Thoát vị màng não tuỷ Tổn thương viêm nhiễm: áp – xe trung thất, viêm thân sống đĩa đệm
2.1.1.3 U tế bào mầm ở trung thất a) Nguồn gốc phôi thai của tế bào mầm Ở người trưởng thành, tuyến sinh dục là những cơ quan đảm nhiệm chức năng sinh sản bằng cách sản xuất ra giao tử và các hormon có tác dụng chi phối các hoạt động sinh dục Xét về mặt cấu tạo hình thái học (tế bào học và mô học), các tuyến sinh dục nam (tinh hoàn) và nữ (buồng trứng) đều cấu tạo chủ yếu bởi ba quần thể tế bào có nhiệm vụ quan trọng tương đương với nhau Ba loại quần thể tế bào đó là 16 :
- Những tế bào thuộc các dòng tế bào sinh dục (tế bào dòng tinh và tế bào dòng noãn) Những tế bào này sinh sản, biệt hoá, tiến triển và trưởng thành để tạo ra giao tử là tinh trùng (tế bào dòng tinh) hoặc noãn (tế bào dòng noãn).
- Những tế bào biểu mô vây quanh các tế bào thuộc các dòng tế bào sinh dục Những tế bào biểu mô đó là tế bào Sertoli thấy trong các ống sinh tinh nằm trong tinh hoàn và những tế bào nang thấy ở các nang trứng nằm trong buồng trứng Chúng có tác dụng nuôi dưỡng và bảo vệ các tế bào sinh dục.
- Những tế bào tuyến, tạo thành các tuyến nội tiết ở tinh hoàn và buồng trứng Đó là tế bào kẽ của tinh hoàn (tế bào Leydig) nằm trong mô liên kết xen giữa các ống sinh tinh, tế bào vỏ nằm ở vỏ trong của các nang trứng đang tiến triển và tế bào kẽ của buồng trứng Chúng tiết vào máu các hormon sinh dục nam (testosterol được tiết ra bởi tế bào Leydig) và nữ (estrogen được tiết ra bởi tế bào vỏ và tế bào kẽ của buồng trứng). Toàn bộ các tế bào thuộc các dòng tế bào sinh dục (dòng tinh và dòng noãn) đều phát sinh từ những tế bào sinh dục nguyên thuỷ, hay còn gọi là tế bào mầm nguyên thuỷ Trong quá trình phát triển phôi, các tế bào mầm nảy sinh tại vị trí chuyên biệt, tách biệt hẳn với sự phát triển của tế bào sinh dưỡng Vào cuối tuần thứ ba (ngày thứ 21) của thai kì, các tế bào mầm nguyên thuỷ được nhận diện ở thành sau túi noãn hoàng, nơi gần niệu nang Các tế bào này có kích thước khá lớn khoảng 20 μmet, nhân tròn và sáng, hình túi, bào tương chứa những hạt nhỏ glycogen, rất giàu lipid và có hai tiểu thể trung tâm vây quanh bởi bộ Golgi 16
Giai đoạn tiếp theo, các tế bào mầm nguyên thuỷ tăng sinh về số lượng đồng thời di chuyển theo mạc treo ruột lưng tới nơi tạo ra mầm tuyến sinh dục trung tính nằm ở trung bì trung gian, phía bên trong trung thận Vào khoảng tuần thứ
Nội dung cơ bản của đề án
- Khảo sát đặc điểm chung của đối tượng mà đề án thực hiện: tuổi, giới tính.
- Xác định tỉ lệ các dấu hiệu hình ảnh trên CLVT ở hai nhóm bệnh nhân u tế bào mầm trung thất lành tính và ác tính: vị trí, kích thước, đường bờ, giới hạn, thành phần của khối u (mỡ, vôi hóa, nang, hoại tử, xuất huyết, mô đặc), dấu hiệu gợi ý xâm lấn của u với cấu trúc lân cận, đánh giá hạch phì đại trung thất, hình ảnh tổn thương kết hợp (xẹp phổi cạnh u, tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, vòm hoành cao bất thường) và tổn thương di căn màng phổi, di căn phổi.
- So sánh đặc điểm hình ảnh CLVT của u tế bào mầm trung thất nhóm lành tính với nhóm ác tính.
2.2.2 Giải pháp để thực hiện đề án
2.2.2.1 Giải pháp 1: Chọn đối tượng phù hợp tham gia nghiên cứu a) Mục tiêu: Lựa chọn đối tượng phù hợp đưa vào nghiên cứu. b) Cách thức tiến hành:
Dữ liệu đề án được thu thập thông qua phương pháp tra cứu hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân được chẩn đoán mắc u tế bào mầm trung thất, được lưu trữ tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh.
• Lựa chọn và trích lục các hồ sơ phù hợp với tiêu chí lựa chọn và tiêu chí loại trừ để đưa vào nghiên cứu.
• Số lượng hồ sơ bệnh: Do UTBMTT là nhóm bệnh hiếm gặp, chúng tôi lấy trọn tất cả các ca thỏa tiêu chuẩn chọn vào và tiêu chuẩn loại trừ.
Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu đều là những bệnh nhân được chẩn đoán u tế bào mầm trung thất khi nhập viện tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM, và được chỉ định chụp CLVT ngực có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch Ngoài ra, bệnh nhân phải có kết quả giải phẫu bệnh từ mẫu sinh thiết hoặc từ bệnh phẩm trong quá trình phẫu thuật xác định là u tế bào mầm trung thất.
❖ Tiêu chuẩn loại trừ: o Tiền căn sinh thiết, phẫu thuật, xạ trị vùng ngực và hóa trị. o Chất lượng hình ảnh kém. c) Điều kiện thực hiện:
• Hệ thống hồ sơ bệnh án Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
• Hệ thống lưu trữ dữ liệu và xử lý hình ảnh.
2.2.2.2 Giải pháp 2: Mô tả sự phân bố tuổi và giới tính của u tế bào mầm trung thất. a) Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm phân bố về tuổi, giới tính của u tế bào mầm trung thất. b) Cách tiến hành:
• Tra cứu đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu từ hồ sơ bệnh án, bao gồm: tuổi, giới tính.
• Thông tin được ghi nhận với bảng thu thập dữ liệu. c) Điều kiện thực hiện: Hồi cứu hồ sơ bệnh án
2.2.2.3 Giải pháp 3: Khảo sát đặc điểm hình ảnh CLVT của u tế bào mầm trung thất. a) Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các dấu hiệu hình ảnh của u tế bào mầm trung thất. b) Cách thức tiến hành:
• Tìm kiếm dữ liệu hình ảnh CLVT của đối tượng được chọn trên hệ thống lưu trữ dữ liệu và xử lý hình ảnh tại Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
• Các dữ liệu hình ảnh lấy trên hệ thống PACS và đĩa CD được lưu trữ ở mặt phẳng cắt ngang.
• Từ hình ảnh cắt ngang nguồn, sử dụng phần mềm RadiAnt DICOM Viewer 5.5.0 với tái tạo đa mặt phẳng để khảo sát hình ảnh Xem trên ba cửa sổ: cửa sổ trung thất, cửa sổ phổi, cửa sổ xương Trong quá trình khảo sát có thể thay đổi cửa sổ để nhận định rõ tổn thương Dựng hình MPR để xem xét các mặt phẳng khác nhau của tổn thương.
• Ghi nhận các biến số về đặc điểm hình ảnh CLVT của u tế bào mầm trung thất.
• Xử lý số liệu: Số liệu thống kê được ghi nhận, nhập liệu và xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 25.
• Các phép thống kê được sử dụng trong nghiên cứu:
+ Đối với biến số định lượng: dùng kiểm định Mann – Whitney đối với biến định lượng có phân phối không chuẩn; dùng phép kiểm t với biến số định lượng có phân phối chuẩn.
+ Đối với biến số định tính: dùng kiểm định Chi – Square và kiểm định Fisher’s Exact.
+ Sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05. c) Điều kiện thực hiện:
Bệnh nhân được chụp CLVT ở thì không thuốc, sau khi tiêm thuốc bệnh nhân được chụp ở thì tĩnh mạch Các thông số chụp được thể hiện trong Bảng 2.4
Bảng 2.4 Các thông số của máy chụp CLVT dùng trong nghiên cứu
Siemens 128 dãy đầu dò Độ mở chuẩn trực (mm) 0,6 0,6
Thời gian quay bóng (s) 0,5 0,5 kV 120 120 mAs Điều biến tự động
Các đặc điểm khảo sát trong đề án của chúng tôi được thể hiện trong Bảng
Bảng 2.5 Đặc điểm chung của dân số trong nghiên cứu
Tên đặc điểm Loại biến Đơn vị Cách thu thập dữ liệu
Tuổi Định lượng Năm Thời điểm chụp CLVT trừ năm sinh
Ghi nhận trong hồ sơ:
Bảng 2.6 Các đặc điểm hình ảnh của u tế bào mầm trên CLVT
Tên đặc điểm Loại biến Đơn vị Cách thu thập dữ liệu
Vị trí khối u Danh định
• Ngăn trước cột sống lan vào ngăn tạng;
Kích thước khối u Định lượng mm Đường kính lớn nhất Đường bờ Nhị giá • Đều
Giới hạn Nhị giá • Rõ
Thành phần mỡ Nhị giá • Có
Thành phần vôi hóa Nhị giá • Có
• Không Thành phần nang, xuất huyết, hoại tử Nhị giá • Có
Mô đặc bắt thuốc Nhị giá • Có
Xẹp phổi cạnh u Nhị giá • Có
Tên đặc điểm Loại biến Đơn vị Cách thu thập dữ liệu
Vòm hoành cao bất thường Nhị giá • Có
• Không Tràn dịch màng phổi Nhị giá • Có
• Không Tràn dịch màng ngoài tim Nhị giá • Có
• Không Hạch phì đại trung thất Nhị giá • Có
• Không Kích thước hạch Định lượng mm Đường kính hạch lớn nhất Dấu hiệu gợi ý xâm lấn phổi Nhị giá • Có
• Không Dấu hiệu gợi ý xâm lấn màng ngoài tim Nhị giá • Có
• Không Dấu hiệu gợi ý xâm lấn mạch máu lớn Nhị giá • Có
• Không Dấu hiệu gợi ý xâm lấn khí quản, phế quản gốc
Di căn phổi Nhị giá • Có
Di căn màng phổi Nhị giá • Có
Bảng 2.7 Các đặc điểm về kết quả giải phẫu bệnh
Tên đặc điểm Loại biến Cách thu thập dữ liệu
Kết quả GPB (Phân loại UTBMTT của WHO phát hành năm 2021)
Ghi nhận kết luận GPB:
• Ung thư biểu mô phôi
• Ung thư biểu mô đệm nuôi
• U tế bào mầm hỗn hợp
• U tế bào mầm với thể sinh dưỡng ác tính dạng đặc
• U tế bào mầm kết hợp với bệnh máu ác tính Định nghĩa biến số
❖ Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Tuổi: đơn vị: năm Tuổi của bệnh nhân được tính đến thời điểm bệnh nhân được chụp CLVT, giá trị bằng năm chụp CLVT trừ năm sinh của bệnh nhân.
❖ Đặc điểm hình ảnh u tế bào mầm trung thất trên CLVT
Phân chia trung thất theo ITMIG, trung thất chia làm 3 ngăn 12 :
Ngăn trước mạch máu: là ngăn nằm phía trước màng ngoài tim và phía sau xương ức, giới hạn phía trên là lỗ vào lồng ngực, phía dưới là cơ hoành và hai bên là màng phổi trung thất Ngăn trước mạch máu chứa tuyến ức, hạch bạch huyết, tĩnh mạch thân cánh tay đầu trái.
Ngăn tạng: được giới hạn ở phía trước bởi ngăn trước mạch máu, phía sau là đường nối các điểm trên thân sống ngực, cách bờ trước thân sống 1cm, phía trên là lỗ vào lồng ngực, phía dưới là cơ hoành Ngăn tạng chứa khí quản, góc carina, thực quản, hạch bạch huyết, tim, động mạch chủ ngực đoạn lên, quai và đoạn xuống, tĩnh mạch chủ trên, động mạch phổi đoạn trong màng ngoài tim, ống ngực.
Ngăn cạnh cột sống: nằm từ bờ sau của ngăn tạng, phía sau là thành ngực sau, phía trên là lỗ vào lồng ngực, phía dưới là cơ hoành và hai bên là đường nối mỏm ngang các đốt sống ngực Trong ngăn cạnh cột sống chứa cột sống ngực và mô mềm cạnh sống.
• Kích thước khối u Đường kính lớn nhất: đo kích thước trên mặt phẳng và lớp cắt mà kích thước u lớn nhất, đơn vị tính mm (Hình 2.7) 8
Giới hạn: rõ/ không rõ (Hình 2.8). Đường bờ: đều/ đa cung Gọi là bờ đa cung khi khối u có đường bờ mấp mô, phân thùy (Hình 2.9) 8
Hình 2.7 Minh họa cách đo kích thước khối u Đo trên mặt cắt ngang, vị trí có đường kính lớn nhất của khối u; A: đường kính lớn nhất; B: trục ngắn vuông góc với đường kính lớn nhất
Hình 2.8 Minh họa khối u có giới hạn không rõ
Hình CLVT ngực có cản quang cho thấy một khối u trung thất trước giới hạn không rõ, đường bờ đa cung.
Hình 2.9 Minh họa đường bờ của khối u
A: Đường bờ đều; B: Đường bờ đều đi theo cấu trúc trung thất mà tổn thương tiếp giáp, không phân thuỳ; C: CLVT ngực có cản quang (cửa sổ trung thất) cho thấy một khối u đường bờ đều đi theo cấu trúc trung thất tiếp giáp;
D: Đường bờ đa cung có một khía sắc nét; E: CLVT ngực có cản quang (cửa sổ trung thất) cho thấy khối u đường bờ đa cung (mũi tên trắng);
F: Đường bờ đa cung có nhiều thùy; G: Hình CLVT của u có đường bờ đa cung, lan vào nhu mô phổi gợi ý xâm lấn phổi (mũi tên trắng).
Xác định đậm độ Hounsfield của các cấu trúc trên CLVT (Bảng 2.8 và Hình 2.10) 48
Thành phần mỡ trong khối u: sự hiện diện của các vùng mỡ trong tổn thương được đo từ −40 đến −120 HU trên CLVT 12
• Xác định thành phần nang, hoại tử, xuất huyết trong khối u
Thành phần có bản chất là dịch, không chứa mỡ và không bắt thuốc tương phản (Bảng 2.8) 43,48
Bảng 2.8 Đậm độ của các cấu trúc trên hình chụp CLVT
Cấu trúc Đậm độ (HU)
So sánh đậm độ trước và sau tiêm thuốc (Hình 2.11)
Không bắt thuốc: khi không tăng đậm độ hoặc tăng đậm độ < 20 HU so với trước khi tiêm thuốc tương phản.
Có bắt thuốc: khi tăng đậm độ ≥ 20 HU so với trước khi tiêm thuốc tương phản 49
Tổ chức thực hiện đề án
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng
- Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu – mô tả loạt ca.
- Kỹ thuật sử dụng: Kỹ thuật chụp CLVT ngực có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch trên máy CLVT đa dãy đầu dò:
+ Chụp ảnh định hướng lấy vùng cổ – ngực.
+ Chụp theo mặt phẳng ngang (axial plane) trước và sau tiêm thuốc tương phản thì tĩnh mạch Các lát cắt có độ dày 5 mm, tái tạo mỏng 0,625 mm theo các mặt phẳng đứng ngang (coronal plane) và mặt phẳng đứng dọc (sagittal plane).
+ Phạm vi chụp: từ vùng cổ đến thận hai bên.
+ Thuốc tương phản iod tan trong nước áp lực thẩm thấu thấp, không ion hoá Ultravist (iopromid) Liều lượng thuốc: 1,5 ml/kg cân nặng, tốc độ 2 – 3 ml/s.
2.3.2 Nguồn lực để thực hiện a) Nhân lực: 02 nghiên cứu
- Học viên thực hiện đề án: Trương Thị Ngọc Nga
- Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thanh Vỹ b) Phương tiện thực hiện đề án
- Hồ sơ bệnh án tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM Hệ thống lưu trữ và truyền hình ảnh (PACS), đĩa CD.
- Phiếu thu thập số liệu các thông tin lâm sàng và các biến số đặc điểm hình ảnh của bệnh nhân.
- Máy vi tính có cài đặt phần mềm phần mềm Word Microsoft Office, phần mềm SPSS phiên bản 25, phần mềm RadiAnt DICOM Viewer 5.5.0
- Máy CLVT đa dãy đầu dò (máy 64 dãy đầu dò của Siemens – Somatom Definition AS 64 và máy 128 dãy đầu dò của Siemens – Somatom Definition AS plus 128).
- Cơ sở hạ tầng: Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM.
- Tài chính: Nghiên cứu viên tự túc.
Biểu đồ 2.1 Thời gian biểu nghiên cứu
Bảng 2.9 Phân công thực hiện
STT Nhân sự Hoạt động Kết quả đạt được
1 Người thực hiện đề án
Lập kế hoạch và triển khai thực hiện đề án Hoàn thành đề án
2 Người hướng dẫn Chỉnh sửa và theo dõi tiến độ của đề án Đánh giá hiệu quả của đề án
Tìm tài liệu tham khảo, viết, chỉnh sửa đề cương
Thu thập thông tin và số liệu
Viết và chỉnh sửa luận văn Bảo vệ luận văn
THỜI GIAN BIỂU NGHIÊN CỨU
Viết và chỉnh sửa đề án
2.3.5 Thuận lợi và khó khăn a) Thuận lợi
- Đề án tiến hành trên hình ảnh CLVT sẵn có, không tốn kinh phí thực hiện.
- Phương tiện thực hiện đề án dễ tiếp cận. b) Khó khăn
- Số lượng nghiên cứu liên quan còn hạn chế.
- Cỡ mẫu trong đề án còn khiêm tốn.
Kết quả của đề án
Chúng tôi hồi cứu đặc điểm hình ảnh CLVT của 31 trường hợp u tế bào mầm trung thất, tại Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM trong khoảng thời gian từ 01/2016 – 12/2022 và ghi nhận được kết quả sau đây:
A Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu a) Đặc điểm về tuổi
Biểu đồ 2.2 Phân bố về tuổi của mẫu nghiên cứu Bảng 2.10 Phân bố về tuổi trong hai nhóm u tế bào mầm trung thất
Giá trị p (Kiểm định Mann – Whitney) Tuổi (năm) 29 (25 – 37) 20 (16 – 28) 0,013
Dữ liệu được thể hiện dưới dạng trung vị (khoảng tứ phân vị)
Trung vị: 25 Khoảng tứ phân vị: 19 – 34 n = 31
Dữ liệu của biến số tuổi có phân phối không chuẩn, tuổi trung vị là 25 và khoảng tứ phân vị là 19 – 34 tuổi Trường hợp trẻ nhất là 14 tuổi, lớn nhất là
50 tuổi (Biểu đồ 2.2) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa hai nhóm u lành tính và ác tính (p = 0,013, phép kiểm Mann – Whitney) (Bảng 2.10). b) Đặc điểm về giới
Biểu đồ 2.3 Phân bố về giới tính của mẫu nghiên cứu Bảng 2.11 Phân bố giới tính trong hai nhóm u tế bào mầm trung thất
Giá trị p (Kiểm định Chi – Square)
Nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn nữ giới trong nhóm nghiên cứu (58,1% so với 41,9%) (Biểu đồ 2.3) Tỉ số nam/nữ của tất cả các trường hợp là 1,4/1 (18/13). Ở 15 trường hợp u lành tính, nữ chiếm ưu thế hơn nam, tỉ số nam/nữ là 1/6,5 (2/13) Ngược lại, tất cả các trường hợp trong nhóm u ác tính là nam Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính giữa hai nhóm u lành tính và ác tính (p = 0,000, phép kiểm Chi – Square) (Bảng 2.11).
B Xác định phân bố các týp mô bệnh học u tế bào mầm trung thất trong mẫu nghiên cứu
Bảng 2.12 Phân bố tỉ lệ các týp mô bệnh học UTBMTT trong mẫu nghiên cứu
Giải phẫu bệnh Tần số Tỉ lệ (%)
U tế bào mầm hỗn hợp 9 29,0
Ung thư biểu mô đệm nuôi 1 3,2
Dựa trên phân loại mô bệnh học của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2021, nghiên cứu chúng tôi ghi nhận có 6 týp của UTBMTT được trình bày trong Bảng 2.12.
U quái trưởng thành chiếm tỉ lệ cao nhất 48,4% (15/31), tiếp đến là u tế bào mầm hỗn hợp 29,0% (9/31) Nhóm UTBMTT lành tính bao gồm 15 trường hợp u quái trưởng thành Nhóm UTBMTT ác tính bao gồm 9 trường hợp u tế bào mầm hỗn hợp, 3 trường hợp u túi noãn hoàng, 2 trường hợp u quái không trưởng thành, 1 trường hợp u tinh bào và 1 trường hợp ung thư biểu mô đệm nuôi.
Biểu đồ 2.4 Phân bố tỉ lệ các týp mô bệnh học UTBMTT trong mẫu nghiên cứu
Trong 31 trường hợp, tỉ lệ u lành tính là 48,4% và tỉ lệ u ác tính chiếm 51,6% (Biểu đồ 2.4).
C Đặc điểm hình ảnh của u tế bào mầm trung thất trên hình chụp CLVT a) Vị trí khối u
Bảng 2.13 Vị trí khối u tế bào mầm trung thất trên hình chụp CLVT
Vị trí khối u Tần số Tỉ lệ (%)
Ngăn trước mạch máu và ngăn tạng 11 35,5
U tế bào mầm hỗn hợp
U túi noãn hoàngUng thư biểu mô đệm nuôi
Trong 31 trường hợp của mẫu nghiên cứu, đa số khối u nằm ở ngăn trước mạch máu chiếm tỉ lệ 58,1% (18/31), những khối u có kích thước lớn nằm ở ngăn trước mạch máu lan vào ngăn tạng chiếm tỉ lệ 35,5% (11/31) và 6,5% (2/31) trường hợp khối u lớn lan vào cả ba ngăn (Bảng 2.13). b) Kích thước khối u
Bảng 2.14 So sánh kích thước khối u trong hai nhóm UTBMTT
Giá trị p (Kiểm định t – test) Đường kính lớn nhất
Dữ liệu đường kính lớn nhất của khối u có phân phối chuẩn Đường kính lớn nhất trung bình của tất cả các trường hợp ung thư biểu mô tế bào tuyến nhầy đại trực tràng là 123,1, với độ lệch chuẩn là ±
44,8 mm Khối u nhỏ nhất có đường kính 46 mm có kết quả GPB là u quái trưởng thành và khối u lớn nhất có đường kính 220 mm có kết quả GPB là u tế bào mầm hỗn hợp. Đường kính lớn nhất của hai nhóm UTBMTT có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p = 0,000, phép kiểm t) Các khối u trong nhóm ác tính có kích thước lớn hơn so với nhóm u lành tính, đường kính lớn nhất trung bình và độ lệch chuẩn ở hai nhóm lần lượt là 151,6 ± 36,1 và 92,6 ± 31,4 mm (Bảng 2.14). c) Đường bờ
Bảng 2.15 Đường bờ của khối u giữa hai nhóm
(Kiểm định Fisher’s Exact) Đường bờ Đều 6 (40%) 0 (0%)
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn khối u có đường bờ đa cung (80,6%, 25/31) Ở nhóm ác tính, tỉ lệ khối u có đường bờ đa cung là 100% (16/16) Ở nhóm lành tính, khối u có đường bờ đa cung có tỉ lệ ít hơn nhóm ác tính, chiếm 60% (9/15) (Bảng 2.15) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm (p = 0,007, kiểm định Fisher’s Exact). d) Giới hạn
Bảng 2.16 Giới hạn của khối u giữa hai nhóm
Giá trị p (Kiểm định Chi – Square)
Trong mẫu nghiên cứu, UTBMTT lành tính có giới hạn rõ trong tất cả các trường hợp (100%, 15/15) Ngược lại, ở nhóm u ác tính, khối u hầu hết có giới hạn không rõ (81,3%, 13/16) (Bảng 2.16) Sự khác biệt về giới hạn giữa hai nhóm u lành tính và ác tính có ý nghĩa thống kê (p = 0,000, kiểm định Chi –Square). e) Thành phần trong u
Bảng 2.17 Thành phần trong u giữa hai nhóm lành tính và ác tính
Nang, xuất huyết, hoại tử
Biểu đồ 2.5 Thành phần trong khối u giữa hai nhóm UTBMTT
Kết quả nghiên cứu trên 31 trường hợp cho thấy có 54,8% (17/31) trường hợp có thành phần mỡ và vôi hóa Trong đó, thành phần mỡ phổ biến hơn ở nhóm lành tính so với nhóm ác tính (73,3% so với 37,5%) Kiểm định Chi – Square cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ phát hiện thành phần mỡ giữa hai nhóm UTBMTT (p = 0,045).
UTBMTT nhóm ác tính có tỉ lệ đóng vôi tương đương với nhóm lành tính (53,3% so với 56,3%), không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thành phần vôi giữa hai nhóm (p = 0,870, kiểm định Chi – Square).
Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, thành phần nang, xuất huyết, hoại tử hiện diện trong các khối u ở cả hai nhóm lành tính và ác tính là 100% (31/31) (Biểu đồ 2.5).
Thành phần mô đặc bắt thuốc ở nhóm u ác tính cao hơn so với nhóm u lành tính (93,8% so với 60%), các trường hợp mô đặc bắt thuốc có tính chất không
Mỡ Vôi hoá Thàng phần nang, xuất huyết, hoại tử Mô đặc bắt thuốc Nhóm u lành tính (n = 15) Nhóm u ác tính (n = 16) Tổng (n = 31)
Tỉ lệ (%) đồng nhất, sự khác biệt về tỉ lệ thành phần mô đặc giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê (p = 0,037, kiểm định Fisher’s Exact) (Bảng 2.17). f) Tổn thương kết hợp
Bảng 2.18 So sánh tỉ lệ xẹp phổi giữa hai nhóm UTBMTT
Giá trị p (Kiểm định Fisher’s Exact) Xẹp phổi cạnh u
Xẹp phổi cạnh u hiện diện trong 71% (22/31) các trường hợp trong mẫu nghiên cứu UTBMTT nhóm ác tính có tỉ lệ xẹp phổi cao hơn so với nhóm lành tính (93,8% so với 46,7%) (Biểu đồ 2.6), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p 0,006, kiểm định Fisher’s Exact) (Bảng 2.18).
Biểu đồ 2.6 Xẹp phổi cạnh khối u giữa hai nhóm UTBMTT
Nhóm u lành tính (n = 15) Nhóm u ác tính (n = 16)
Không xẹp phổiXẹp phổi
Bảng 2.19 So sánh tỉ lệ tràn dịch màng phổi giữa hai nhóm UTBMTT
(Kiểm định Fisher’s Exact) Tràn dịch màng phổi
Trong nhóm u nguyên bào trung mô tủy xương lành tính không có trường hợp nào có tràn dịch màng phổi Ngược lại, tràn dịch màng phổi xảy ra ở 43,8% (7/16) trường hợp u ác tính (p = 0,007, kiểm định Fisher's Exact) (Bảng 2.19).
❖ Tràn dịch màng ngoài tim
Bảng 2.20 So sánh tỉ lệ tràn dịch màng ngoài tim giữa hai nhóm
Giá trị p (Kiểm định Fisher’s Exact) Tràn dịch màng ngoài tim