1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai

99 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 2,01 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (15)
    • 1.1 Giải phẫu học tuyến mang tai (15)
    • 1.2 Mô học tuyến mang tai (18)
    • 1.3 Giải phẫu bệnh lý u tuyến mang tai (20)
    • 1.4 Các phương tiện và kỹ thuật chẩn đoán (0)
    • 1.5 U tuyến mang tai (27)
    • 1.6 Điều trị (39)
    • 1.7 Một số nghiên cứu trong nước và ngoài nước (0)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (42)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (42)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (0)
    • 2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu (0)
    • 2.4 Đạo đức nghiên cứu (50)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (51)
    • 3.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (51)
    • 3.2 Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính (0)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (68)
    • 4.1 Đặc điểm giải phẫu bệnh của mẫu nghiên cứu (68)
    • 4.2 Tuổi (69)
    • 4.3 Giới tính (0)
    • 4.4 Vị trí (74)
    • 4.5 Đặc điểm hình dạng u (74)
    • 4.6 Đặc điểm kích thước u (75)
    • 4.7 Đặc điểm giới hạn của u (0)
    • 4.8 Đặc điểm trước tiêm thuốc tương phản (0)
    • 4.9 Đặc điểm sau tiêm thuốc tương phản (80)
    • 4.10 Đặc điểm xâm lấn xung quanh và vôi hóa (83)
    • 4.11 Kết hợp các đặc điểm hình ảnh (0)
    • 4.12 Hạn chế (85)
  • KẾT LUẬN .................................................................................................... 74 (86)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (89)
  • PHỤ LỤC (97)

Nội dung

Ba cặp tuyến nước bọt lớn bao gồm tuyếnmang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi được phân bố trong niêm mạcmiệng1-3.U tuyến nước bọt là một trong những loại u có hình thái rất đa dạng

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bệnh nhân có bệnh lý u tuyến mang tai.

- Nhóm bệnh nhân có bệnh lý u tuyến mang tai khám và điều trị tại Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp.HCM từ ngày 01/2017 đến 08/2022.

2.1.3 Tiêu chí đưa vào nghiên cứu

- Những bệnh nhân có chẩn đoán lâm sàng là u tuyến mang tai, được chụp CLVT có tiêm thuốc tương phản và có kết quả giải phẫu bệnh.

- Những bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là di căn.

- Những bệnh nhân u tuyến mang tai tái phát.

- Nhóm bệnh nhân u tuyến mang tai: là bệnh ít gặp nên chúng tôi chọn cách lấy mẫu thuận tiện, tất cả bệnh nhân nằm trong nhóm dân số mục tiêu, thoả mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu sẽ được đưa vào nghiên cứu.

2.2.2 Phương pháp tiến hành nghiên cứu

- Thời gian tiến hành nghiên cứu từ 12/2022 đến 10/2023.

- Các mẫu nghiên cứu nằm trong khoảng thời gian 01/2017 đến 08/2022.

- Địa điểm tiến hành nghiên cứu: Khoa chẩn đoán hình ảnh Bệnh viện Đại Học Y Dược Tp.HCM.

- Dựa vào cơ sở dữ liệu của bệnh viện lập danh sách nhóm bệnh nhân có chụp CLVT có kết quả UTMT.

- Dựa trên danh sách nhóm bệnh nhân đã có kết quả chụp CLVT lọc ra danh sách nhóm bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh.

- Lựa chọn bệnh nhân phù hợp với tiêu chí chọn mẫu và không nằm trong tiêu chí loại trừ.

- Tất cả bệnh nhân nằm trong danh sách sẽ được thu thập đầy đủ các thông tin hồ sơ bệnh án theo bảng thu thập số liệu.

Biểu đồ 2.1: Quy trình nghiên cứu.

2.2.3 Kỹ thuật chụp CLVT đã sử dụng

- Chuẩn bị bệnh nhân: BN không cần nhịn ăn trước khi chụp CLVT đầu mặt cổ có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch.

Lập dsbn có chụp CLVT và tìm kết quả giải phẫu bệnh là các loại UTMT thường gặp: u lành tính (UTĐD, UW, u cơ biểu mô, u tế bào đáy, ), ác tính

Tiêu chí đưa vào nghiên cứu

1 U lành tính thường gặp (UTĐD, UW)

- Tư thế chụp: Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay đặt hướng về thân mình Hướng dẫn cho bệnh nhân nằm yên, tránh cử động đầu để không gây xảo ảnh do chuyển động.

- Khảo sát hình chụp CLVT đầu mặt có tiêm thuốc cản quang đường tĩnh mạch với máy Siemens Definition 64 hoặc 128 lát cắt với các thông số sau:

• Sử dụng thuốc tương phản iod tan trong nước áp lực thầm thấu thấp, không ion hóa.

• Mỗi bệnh nhân được tiêm một lượng thuốc tương phản 1,5 – 2 ml/kg cân nặng qua đường tĩnh mạch với tốc độ bơm là 3 ml/giây.

• Bệnh nhân được chụp quét axial từ nền sọ đến ngang mức lỗ trên lồng ngực Tốc độ quay đầu đèn là 0,5 ms/vòng Độ dày mỗi lát cắt là 0,6 mm với ma trận đầu dò 512 x 512 Độ bao phủ cho mỗi vòng quay đầu đèn là 64 x 0,6 mm Điện thế cố định ở mức 120 kV, cường độ đầu đèn thay đổi từ 100 mA đến 150 mA tùy theo trọng lượng bệnh nhân.

• Bệnh nhân được chụp thì không tiêm thuốc tương phản trước Chụp thì tĩnh mạch, 70 giây tính từ khi bắt đầu bơm thuốc tương phản đến lúc bắt đầu chụp.

- Tái tạo hình ảnh: Thực hiện tái tạo đa mặt phẳng dựa trên lát cắt mỏng 1 mm ở thì tĩnh mạch.

2.2.4 Biến số và phương pháp thu thập số liệu của biến số

STT Tên biến Loại biến Định nghĩa- Giá trị biến- Đơn vi

Thời điểm chụp CLVT trừ năm sinh Đơn vị là năm.

Giới tính ghi nhận trong hồ sơ:

2.2.4.2 Đặc điểm giải phẫu bệnh

STT Tên biến Loại biến Định nghĩa – Giá trị biến

1 Kết quả giải phẫu bệnh Định tính

Hồi cứu hồ sơ, ghi nhận kết luận của kết quả GPB:

2.2.4.3 Đặc điểm hình ảnh trên CLVT

STT Tên biến Loại biến Định nghĩa – Giá trị biến

Vị trí Định tính Vị trí: dựa vào vị trí của khối u so với tĩnh mạch sau hàm 23

Thùy nông: nếu khối u nằm ngoài tĩnh mạch sau hàm.Thùy sâu: nếu khối u nằm bên trong tĩnh mạch sau hàm.

Hai thùy: khi tổn thương nằm ở cả thùy nông lẫn thùy sâu.

Hình dạng Định tính Tròn hoặc bầu dục khi bờ tổn thương đều, trơn láng.

Phân thùy hoặc không đều: khi bờ tổn thương không đều, đa cung.

Kích thước Định lượng Đường kính lớn nhất của u trên mặt phẳng cắt ngang 23 Đơn vị cm.

Giới hạn Định tính Giới hạn rõ khi thấy được ranh giới giữa nhu mô tuyến mang tai bình thường và bất thường 10

5 Trước tiêm thuốc tương phản Định tính Đậm độ không đồng nhất nếu khối u có vùng thoái hóa nang (đậm độ 120HU), xuất huyết (đậm độ cao) 51 Đồng nhất nếu không có thoái hóa nang, vôi hóa hay xuất huyết. Định lượng Đậm độ trước tiêm thuốc:

ROI trên các phần đặc của khối u, tránh các vùng hoại tử, thoái hóa nang, xuất huyết và vôi hóa 14,35 Mỗi lần ROI diện tích trong khoảng lớn nhất có thể (8–30 mm2) 35,37 Đơn vị HU.

6 Sau tiêm thuốc tương phản Định tính Bắt thuốc đồng nhất nếu toàn bộ khối u bắt thuốc gần tương đương nhau, không đồng nhất nếu có sự chênh lệch đậm độ giữa các vùng trong khối u. Định lượng Đậm độ sau tiêm thuốc: ROI trên các phần đặc của khối u, tránh các vùng hoại tử, thoái hóa nang, xuất huyết và vôi hóa 14,35 Mỗi lần ROI diện tích trong khoảng lớn nhất có thể (8–30 mm2) 35,37 Đơn vị HU.

7 Chênh lệch đậm độ trước và sau tiêm thuốc tương phản Định lượng Đậm độ sau tiêm thuốc trừ đậm độ trước tiêm thuốc Đơn vị HU.

8 Xâm lấn xung quanh Định tính Khi tổn thương phát triển ra ngoài nhu mô tuyến mang tai, dính, giới hạn không rõ với cấu trúc lân cận như khoang cảnh, khoang nhai, mô dưới da, khoang niêm mạc hầu. Hủy xương hàm dưới.

9 Vôi hóa Định tính Các tổn thương đậm độ cao, giá trị ROI >120HU và không bắt thuốc tương phản.

- Thu thập đầy đủ giá trị các biến số có trong biểu mẫu (Bác sĩ nội trú đọc kết quả).

- Dựa vào kết quả giải phẫu bệnh, phân bệnh nhân thành các nhóm: u tuyến đa dạng, u warthin và nhóm u ác tính.

- Trong mỗi nhóm tiến hành tính tỉ lệ cho biến định tính, trung bình cho biến liên tục.

2.3 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Thông tin được thu thập dựa trên bảng thu thập số liệu sẽ được quản lý và phân tích bằng phần mềm MS Excel 2016, Stata 14.0.

- Các biến số định tính được mô tả bằng tần số, tỉ lệ phần trăm.

- Các biến số định lượng được mô tả bằng số trung bình, trung vị.

- Các tỉ lệ được so sánh bằng phép kiểm Chi-Square hoặc phép kiểm Fisher.

- Các giá trị trung bình được so sánh bằng phép kiểm ANOVA hoặc Kruskal

- Các phép kiểm được xem là có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.

- Dùng đường cong ROC để xác định điểm cắt có ý nghĩa đối với các biến định lượng.

- Tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm, giá trị tiên đoán dương của các biến số: giới hạn u, đặc điểm xâm lấn xung quanh.

Nghiên cứu không vi phạm y đức vì nghiên cứu này được thực hiện hồi cứu trên hồ sơ bệnh án và hệ thống lưu trữ hình ảnh của bệnh viện, không can thiệp trên bệnh nhân, không ảnh hưởng đến quyết định điều trị lâm sàng Mọi thông tin nhận dạng bệnh nhân được giữ bí mật tuyệt đối Các hình ảnh khi đưa vào đề tài được xóa mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân.

Đạo đức nghiên cứu

Nghiên cứu không vi phạm y đức vì nghiên cứu này được thực hiện hồi cứu trên hồ sơ bệnh án và hệ thống lưu trữ hình ảnh của bệnh viện, không can thiệp trên bệnh nhân, không ảnh hưởng đến quyết định điều trị lâm sàng Mọi thông tin nhận dạng bệnh nhân được giữ bí mật tuyệt đối Các hình ảnh khi đưa vào đề tài được xóa mọi thông tin liên quan đến bệnh nhân.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1: Giải phẫu bệnh UTMT

Nghiên cứu phân tích đặc điểm hình ảnh với số lượng 48 ca u tuyến mang tai, trong đó u tuyến đa dạng chiếm tỉ lệ cao nhất với 23 ca tương ứng 47,9%, theo sau đó là u warthin với 16 ca tương ứng 33,3% Số lượng u ác tính chiếm tỉ lệ thấp nhất với 9 ca tương ứng 18,8%.

U ác tính với 6 (66,7%) carcinoma nhầy bì, 1 (11,1%) carcinoma tế bào gai,

1 carcinoma trong u tuyến đa dạng (11,1%), 1 (11,1%) lymphoma.

Tuổi trung bình 42,8 57 50,6 49 Độ lệch chuẩn 14,1 11,6 17,9 15,2

Bảng 3.2: Tuổi các nhóm UTMT

- Nhận xét: Độ tuổi nhỏ nhất và lớn nhất trong nghiên cứu lần lượt là 14 và 77 tuổi Tuổi trung vị của mẫu nghiên cứu là 51, u tuyến đa dạng là 47 tuổi, u warthin là 58,5 tuổi, u ác tính là 57 tuổi, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 25 – 59 tuổi Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 49 (ĐLC = 15,2) Độ tuổi trung bình của u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính lần lượt 42,8 (ĐLC= 14,1), 57 (ĐLC= 11,6) và 50,6 (ĐLC,9) tuổi Tuổi trong mẫu nghiên cứu không tuân theo luật phân phối bình thường (Shapiro-Wilk test, W=0,94, p=0,015), do đó, tuổi được thống kê theo trung vị và bách phân vị.

U tuyến đa dạng có tuổi trung bình nhỏ nhất và u warthin tuổi trung bình cao nhất trong các loại UTMT Nghiên cứu có kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tuổi giữa u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính tuyến mang tai (Kruskal - Wallis test với giá trị p= 0.004 < 0,05).

Hình 3.1: Đường cong ROC độ tuổi UTMT

Nghiên cứu có kết quả khi sử dụng đường cong ROC đánh giá biến số độ tuổi UTMT, với điểm cut-off là 54 tuổi, AUC là 0,569 với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 66,7% và 61,5% trong phân biệt u lành tính và u ác tính tuyến mang tai Với giá trị AUC là 0,569 nằm trong khoảng từ 0,5 – 0,6, độ tin cậy của giá trị này là không tin cậy.

Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ giới tính UTMT

Về tỉ lệ phân bố giới tính của UTMT, nghiên cứu có kết quả nam giới chiếm tỉ lệ ưu thế 54,2% (26 ca) hơn so với nữ giới chiếm 45,8% (22ca) Với tỉ lệ nam: nữ khoảng 1,18:1.

Giới tính U tuyến đa dạng

Bảng 3.3: Tỉ lệ giới tính giữa các nhóm UTMT

Nghiên cứu có kết quả cho thấy u tuyến đa dạng có giới nữ chiếm ưu thế hơn so với nam giới Ngược lại ở nhóm u warthin và u ác tính, tỉ lệ nam giới ưu thế hơn so với nữ giới Bên cạnh đó cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

54.2 45.8 nam giới nữ giới về giới tính giữa u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính (Fisher's exact với giá trị p< 0,001).

3.2 Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính

Biểu đồ 3.2: Vị trí UTMT

Tổng quan về vị trí UTMT, đa phần các u thường ở thùy nông và hai thùy chiếm khoảng 68,8% và 28,1% U ở thùy sâu thường ít gặp, chỉ chiếm khoảng4,1%.

Biểu đồ 3.3: Vị trí giữa các nhóm UTMT

Về phân bố vị trí u, đa số các u thường chủ yếu tại thùy nông Trong đó u tuyến đa dạng 18 ca (78,3%) ở thùy nông và 5 ca (21,7%) ở hai thùy U warthin có 11ca (68,8%) ở thùy nông và 5 (3,2%) ở hai thùy Cả hai loại u đều không có vị trí ở thùy sâu Đối với u ác tính có 4 ca (44,5%) ở thùy nông, 2 ca (22,2%) ở thùy sâu và 3 ca (33,3%) ở cả hai thùy.

Nghiên cứu cho thấy rằng không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí u giữa u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính (Fisher's exact với giá trị p=0,097 > 0,05).

U tuyến đa dạng U warthin Ác tính

Vị trí u tuyến mang tai

Thùy nông Thùy sâu Hai thùy

Biểu đồ 3.4: Hình dạng u tuyến mang tai

Về hình dạng của các nhóm UTMT U tuyến đa dạng có chủ yếu là hình dạng phân thùy và không đều với 16 ca (69,6%) và hình dạng tròn hoặc bầu dục ít gặp hơn, chiếm 7 ca (30,4%) Ngược lại u warthin thường có hình dạng tròn, bầu dục chiếm đa số với 11 (68,7%), hình dạng phân thùy, không đều ít gặp hơn với 5 ca (31,3%) Đối với u ác tính, tương tụ u tuyến đa dạng, thường gặp hình dạng không đều 7 (77,8%), hình dạng tròn, bầu dục hiếm gặp hơn với chỉ

Nghiên cứu có kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về hình dạng giữa u tuyến đa dạng và u ác tính (chi-square test với giá trị p=0,642 > 0,05) và cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê về hình dạng giữa u tuyến đa dạng và u warthin, u warthin và u ác tính (chi-square test, giá trị p lần lượt là 0,018 và 0,025 < 0,05).

U tuyến đa dạng U wathin Ác tính

Hình dạng u tuyến mang tai

Tròn, bầu dục Phân thùy, không đều

Trung bình 2,9 3,0 3,4 3 Độ lệch chuẩn

Nghiên cứu có kết quả kích thước nhỏ nhất là 1,1cm và kích thước lớn nhất là 6,1cm U ác tính thường có kích thước lớn hơn so với u tuyến đa dạng và u warthin Mẫu nghiên cứu có kích thước trung vị 2,5cm, u tuyến đa dạng 2,5cm, u warthin 2,4cm, u ác tính 2,7cm Kích thước trong mẫu nghiên cứu không tuân theo luật phân phối bình thường do đó, được thống kê theo trung vị và bách phân vị (Shapiro-Wilk W=0,92 p=0,003).

Ngoài ra nghiên cứu cho thấy không có có sự khác biệt có ý nghĩa về mặt thống về kích thước khi so sánh giữa u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính(Kruskal - Wallis test với giá trị p= 0,733 > 0,05).

Giới hạn rõ Giới hạn không rõ

Bảng 3.5: Đặc điểm giới hạn của u

Về đặc điểm giới hạn u trên chụp CLVT, nghiên cứu có kết quả đa số các UTMT thường có giới hạn rõ, chiếm 38 ca (79,2%), các u có giới hạn không rõ chiếm 10 (20,8%) Trong đó u tuyến đa dạng và u warthin thường có giới hạn rõ, lần lượt là 21 ca (91,3%) và 15 ca (93,7%) Ngược lại các u ác tính thường có giới hạn kém rõ, 7 ca (77,8%).

Nghiên cứu cho thấy rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới hạn u giữa u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính (Fisher's exact với giá trị p < 0,001). Ác tính Lành tính

Tổng 9 39 Độ nhạy 77,8%, độ đặc hiệu,3%

Giá trị tiên đoán dương 70%, giá trị tiên đoán âm 94,7% Độ chính xác 89,6%

Bảng 3.6: Giá trị của đặc điểm giới hạn u trong phân biệt u lành tính và ác tính

Với mục tiêu phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai, giá trị của biến số giới hạn của u có độ nhạy 77,8% và độ đặc hiệu 92,3% với dương tính giả 7,7% và âm tính giả 22,2%, giá trị tiên đoán dương 70% và giá trị tiên đoán âm 94,7% trong phân biệt giữa u lành tính và ác tính.

3.2.5 Đặc điểm trước và sau tiêm thuốc tương phản

U tuyến đa dạng U warthin Ác tính Đồng nhất 19 (82,6%) 12 (75%) 4 (44,4%)

Bảng 3.7: Đặc điểm trước tiêm thuốc tương phản UTMT

Hình ảnh trước tiêm thuốc tương phản, u tuyến đa dạng đa số là đồng nhất,

Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính

Các khối UTMT thường không phổ biến ở vùng đầu và cổ Nhưng việc đánh giá hình ảnh trước phẫu thuật rất quan trọng, góp phần chẩn đoán đúng bản chất và mức độ lan rộng của khối u Điều này giúp lên kế hoạch điều trị tốt hơn cho bệnh nhân CLVT là một phương pháp có giá trị để đánh giá UTMT vì độ nhạy và độ đặc hiệu cao, thời gian quét nhanh và độ phân giải không gian và thời gian cao 77 Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi đã nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng và mô tả các đặc điểm hình ảnh CLVT của UTMT, từ đó tìm ra ứng dụng của CLVT trong việc chẩn đoán các khối UTMT, ngoài ra góp phần để hỗ trợ chẩn đoán phân biệt giữa u lành tính và ác tính tuyến mang tai.

Nghiên cứu của chúng tôi được thiết kế theo dạng mô tả cắt ngang, kết quả nghiên cứu thu được 48 ca UTMT thoả tiêu chuẩn chọn mẫu trong thời gian từ tháng 01/2017 đến tháng 08/2022 Cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi ít hơn một số tác giả như Zuo Houdong 14 và Yan Chun Lu 76 và nhiều hơn so với tác giả Đinh Xuân Thành 65 Sở dĩ cỡ mẫu chúng tôi còn nhỏ là do vài yếu tố khách quan, chúng tôi thu thập hồi cứu trên danh sách bệnh nhân UTMT và chỉ thu thập mẫu ở khoa Chẩn đoán hình ảnh BVĐHYD, loại trừ các ca ở bệnh viện khác nên số lượng mẫu bị giảm đi đáng kể.

4.1 Đặc điểm giải phẫu bệnh của mẫu nghiên cứu

Trong các nghiên cứu trước, u tuyến đa dạng là UTMT chiếm đa số, u ác tính với tỉ lệ thấp nhất Nghiên cứu của chúng tôi có 48 trường hợp với kết quả u lành tính phổ biến nhất ở tuyến mang tai là u tuyến đa dạng: 23 (47,9%) và u warthin 16 (33,3%) Các khối u ác tính có 9 (18,8%).

BÀN LUẬN

Đặc điểm giải phẫu bệnh của mẫu nghiên cứu

Trong các nghiên cứu trước, u tuyến đa dạng là UTMT chiếm đa số, u ác tính với tỉ lệ thấp nhất Nghiên cứu của chúng tôi có 48 trường hợp với kết quả u lành tính phổ biến nhất ở tuyến mang tai là u tuyến đa dạng: 23 (47,9%) và u warthin 16 (33,3%) Các khối u ác tính có 9 (18,8%).

UTĐD UW Ác tính Đinh Xuân Thành 65 30 10

Bảng 4.1: Tần suất u của mẫu nghiên cứu và các tác giả khác

Nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ u tuyến đa dạng và u ác tính tương đồng với tác giả Đinh Xuân Thành (2012) và thấp hơn so với tác giả Zou Houdong

(2021) Bên cạnh đó nghiên cứu của chúng tôi có tỉ lệ u warthin tương đồng với tác giả Zou Houdong và cao hơn so với tác giả Đinh Xuân Thành Các nghiên cứu đều cho thấy u tuyến đa dạng chiếm tỉ lệ cao nhất trong các UTMT. Tuy nhiên nghiên cứu của tác giả Đinh Xuân Thành u warthin có tỉ lệ khá thấp 7% Điều này lý giải có thể do cỡ mẫu khác nhau giữa các nghiên cứu và

Nghiên cứu được thực hiện tại BVĐHYD, có thành phần bệnh nhân chủ yếu là người lớn Ngoài ra, cỡ mẫu nhỏ cũng là một hạn chế quan trọng của nghiên cứu chúng tôi cũng như một số nghiên cứu trước đó, nên tỉ lệ u ác tính ít gặp hơn Điều này chủ yếu do tỉ lệ thấp chung của UTMT trong dân số.

Tuổi

Tuổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến tỷ lệ mắc UTMT Theo y văn độ tuổi trung bình của bệnh nhân có khối u ác tính cao hơn bệnh nhân lành tính khoảng một thập kỷ 78,79 Tuy nhiên, nghiên cứu của Jansisyanont và cộng sự 80 có kết quả cho thấy rằng tuổi của bệnh nhân có khối u ác tính trẻ hơn bệnh nhân khối u lành tính trung bình 6 tuổi Đa số các nghiên cứu trước đây đều cho thấy rằng UTMT thường gặp ở độ tuổi trung niên, ít gặp hơn ở người trẻ và trẻ em.

Tác giả Tuổi trung bình

(Tuổi nhỏ nhất - lớn nhất) Độ tuổi thường gặp Cỡ mẫu

Can Zafer Karaman 6 59 (18-86) - 60 Đinh Xuân Thành 65 49,3 (12-81) - 30

Bảng 4.2: Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu với các tác giả khác

Trong các nghiên cứu trong và ngoài nước, độ tuổi trung bình dao động từ

49 - 59 tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung bình mắc bệnh là 49 tuổi, nhỏ nhất là 14 lớn nhất là 77 tuổi Nhóm tuổi 25-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất trong nghiên cứu Nhìn chung, các UTMT trong nghiên cứu của chúng tôi gặp đa số ở người lớn, chỉ có 2 trường hợp gặp ở trẻ em (14 tuổi) và 1 trường hợp trẻ thành niên (18 tuổi).

Trong hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đều cho thấy độ tuổi của bệnh nhân mắc u tuyến đa dạng trẻ hơn đáng kể so với bệnh nhân u warthin và ác tính.

Tác giả Cỡ mẫu UTĐD UW AT

Bảng 4.3: Tuổi trung bình các nhóm UTMT so với các tác giả khác

Sự phân bố độ tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi khác nhau giữa các nhóm bệnh nhân u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính Độ tuổi trung bình của bệnh nhân UTĐD là 42,8 tuổi, nhỏ hơn nhiều so với bệnh nhân UW là 57 tuổi và AT là 50,6 tuổi Phân bố tuổi và độ tuổi trung bình trong nghiên cứu chúng tôi khá tương đồng so với các nghiên cứu khác trình bày ở bảng trên (bảng 4.3) trong nhóm u lành tính Tuy nhiên trong u ác tính, nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi trung bình thấp hơn Điều này có thể lý giải do nghiên cứu của chúng tôi có cỡ mẫu nhỏ và trong nhóm u ác tính, carcinoma nhầy bì chiếm tỉ lệ cao ưu thế 66,7% so với tác giả Zuo Houdong 14 chỉ 13,7 % và tác giả Can Zafer

Karaman 6 carcinoma tế bào gai và carcinoma tuyến chiếm ưu thế, và nhóm u này thường gặp ở trẻ lớn và người trẻ, điều này có thể dẫn tới sự khác biệt kể trên.

Nghiên cứu tác giả Can Zafer Karaman 6 , u tuyến đa dạng có độ tuổi trung bình cao hơn nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trên, lý giải cho điều này là do đa phần u trong nghiên cứu của tác giả là u warthin chiếm 42%, u tuyến đa dạng chỉ chiếm 25%, có thể dẫn tới sự khác biệt kể trên.

Nghiên cứu có kết quả khi sử dụng đường cong ROC đánh giá biến số độ tuổi của UTMT, với điểm cut-off 2, 6cm, có giá trị AUC là 0,569 với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 66,7% và 56,4% trong phân biệt tổn thương lành tính và ác tính tuyến mang tai.

Theo một số nghiên cứu trước đây, bệnh nhân nữ có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới 79,82 nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy tần suất tăng lên ở bệnh nhân nam 83,84 Theo y văn ghi nhận các UTMT thường phổ biến hơn ở nam giới Bên cạnh đó, tỷ lệ giới tính là khác nhau đối với các khối u lành tính và ác tính, tỷ lệ nam:nữ đối với các khối u lành tính là thấp hơn, trong khi các khối u ác tính có tỷ lệ cao hơn, điều này cho thấy rằng phụ nữ thường bị mắc các khối u lành tính, ngược lại các khối u ác tính phổ biến hơn ở nam giới 78

Tác giả Tỉ lệ nam : nữ Cỡ mẫu

Can Zafer Karaman 6 1,86:1 60 Đinh Xuân Thành 65 1,3:1 30

Bảng 4.4: Tỉ lệ giới tính của mẫu nghiên cứu với các tác giả khác

Trong hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng có kết quả tỉ lệ giới tính dao động tuy nhiên vẫn cho thấy ưu thế về giới tính nam Tỉ lệ giới tính cũng có không có nhiều sự khác biệt giữa hầu hết các nghiên cứu, tác giả Zhuangyong Xu 81 có tỉ lệ giới tính chênh lệch cao nhất (bảng 4.4).

Các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đều cho thấy nam giới chiếm ưu thế các u ác tính và u warthin trong khi nữ giới thường chiếm ưu thế ở u tuyến đa dạng U tuyến đa dạng và u warthin là hai loại u lành tính phổ biến nhất trong các loại u tuyến mang tai và tỷ lệ mắc bệnh u warthin ngày càng tăng dần 8,9 Phần lớn bệnh nhân u tuyến đa dạng nữ giới chiếm ưu thế trong khi hầu hết bệnh nhân u warthin và u ác tính thì ngược lại nam giới chiếm tỉ lệ cao hơn Điều này có thể được lí giải do liên quan đến giới tính và tỉ lệ hút thuốc lá cao ở nam giới 10,11

Tác giả Cỡ mẫu UTĐD UW AT

Zou Houdong 14 94 0,36:1 12,5:1 1,9:1 Can Zafer Karaman 6 60 0,88:1 2,13:1 3:1

Dan Zhang 7 93 - - 3,5:1 Đinh Xuân Thành 65 30 - - 2,5:1

Bảng 4.5: Tỉ lệ giới tính các nhóm UTMT so với các tác giả khác

Tỉ lệ giới tính giữa các nhóm UTMT cũng có sự khác biệt giữa các nghiên cứu (bảng 4.5) Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sự tương đồng với nghiên cứu của tác giả Zou Houdong 14 và thấp hơn tác giả Can Zafer Karaman 6 về tỉ lệ nam:nữ ở nhóm u tuyến đa dạng, tất cả đều cho thấy sự ưu thế về giới nữ Ở nhóm u warthin, chúng tôi và tác giả Zou Houdong 14 có tỉ lệ giới tính chênh lệch cao nhất, kết quả có sự khác biệt rõ ràng giữa tỉ lệ nam:nữ với tỉ lệ 15:1 và12,5:1, cho thấy sự ưu thế về giới tính nam Tác giả Can Zafer Karaman 6 cho thấy sự ưu thế về giới tính nam ở u warthin tuy nhiên tỉ lệ nam:nữ thấp hơn đáng kể so với chúng tôi và tác giả Zou Houdong 14 Ở nhóm u ác tính, chúng tôi và tác giả Zou Houdong 14 có tỉ lệ nam giới ở nhóm u ác tính thấp hơn so với tác giả Can Zafer Karaman 6 và Đinh Xuân Thành 65 Các sự khác biệt tỉ lệ nam:nữ trong các nghiên cứu trong và ngoài nước ở bảng trên có thể do cỡ mẫu khác nhau giữa các nghiên cứu.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về giới tính giữa các nhóm u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính Tương đồng với tác giả Zou Houdong 14

Theo y văn vị trí thường gặp của UTMT thường gặp nhất ở thùy nông hoặc ở cả hai thùy khi u có kích thước lớn, lan tỏa ở hai thùy Vị trí u ở thùy sâu thường ít gặp hơn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các u lành tính bao gồm u tuyến đa dạng và u warthin đều nằm ở thùy nông hoặc cả hai thùy, không có u ở vị trí thùy sâu Ngược lại u ác tính thì có phân bố vị trí ở cả thùy nông lẫn thùy sâu và hai thùy Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí giữa các nhóm u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính.

Nghiên cứu của của tác giả Đinh Xuân Thành 65 , vị trí thường gặp nhất ở thùy nông và hai thùy, thùy sâu ít gặp hơn Tác giả Zuo Houdong 14 cũng có kết quả tương tự thùy nông thường gặp nhất Tuy nhiên khác với nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Đinh Xuân Thành 65 , tác giả Zuo Houdong 14 báo cáo u ở thùy sâu nhiều hơn Có thể do sự khác biệt về cỡ mẫu, số lượng u ác tính ở tác giả Zuo Houdong 14 nhiều hơn, nên dẫn đến sự khác biệt trên.

Vị trí

Theo y văn vị trí thường gặp của UTMT thường gặp nhất ở thùy nông hoặc ở cả hai thùy khi u có kích thước lớn, lan tỏa ở hai thùy Vị trí u ở thùy sâu thường ít gặp hơn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các u lành tính bao gồm u tuyến đa dạng và u warthin đều nằm ở thùy nông hoặc cả hai thùy, không có u ở vị trí thùy sâu Ngược lại u ác tính thì có phân bố vị trí ở cả thùy nông lẫn thùy sâu và hai thùy Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về vị trí giữa các nhóm u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính.

Nghiên cứu của của tác giả Đinh Xuân Thành 65 , vị trí thường gặp nhất ở thùy nông và hai thùy, thùy sâu ít gặp hơn Tác giả Zuo Houdong 14 cũng có kết quả tương tự thùy nông thường gặp nhất Tuy nhiên khác với nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Đinh Xuân Thành 65 , tác giả Zuo Houdong 14 báo cáo u ở thùy sâu nhiều hơn Có thể do sự khác biệt về cỡ mẫu, số lượng u ác tính ở tác giả ZuoHoudong 14 nhiều hơn, nên dẫn đến sự khác biệt trên.

Đặc điểm hình dạng u

U tuyến đa dạng và u warthin thường có hình dạng khối tròn hoặc bầu dục với giới hạn rõ (hình 4.1) Các u ác tính chủ yếu có hình dạng phân thùy hoặc không đều, giới hạn của u thường không rõ.

Hình 4.1: U warthin hình dạng tròn

UTMT bên (T) (mũi tên xanh), trên CLVT cho thấy tổn thương ở thùy nông, giới hạn rõ, hình dạng tròn, bắt thuốc mạnh và tổn thương không xâm lấn xung quanh Giải phẫu bệnh: u warthin.

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đồng với tác giả Zuo Houdong 14 , khi u warthin thường có dạng tròn hoặc bầu dục và u ác tính thường có dạng phân thùy hoặc không đều Đối với u tuyến đa dạng nghiên cứu của chúng tôi có kết quả khác với tác giả Zuo Houdong 14 khi hình dạng chủ yếu là phân thùy hoặc không đều.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về hình dạng giữa các nhóm u tuyến đa dạng, u warthin và ác tính Điều này khác với tác giả Zuo Houdong 14 , khi tác giả này kết luận không có sự khác biệt giữa nhóm u tuyến đa dạng và u warthin và có sự khác biệt giữa u warthin, u tuyến đa dạng với u ác tính.

Đặc điểm kích thước u

Bảng 4.6: Kích thước của các nhóm UTMT so với các tác giả khác.

Hầu hết đều cho thấy kích thước trung bình không có sự khác biệt quá lớn giữa kết quả các nghiên cứu ở bảng trên (bảng 4.6).

Nghiên cứu của chúng tôi có kích thước trung bình UTMT khoảng 3cm. Đường kính trung bình của u ác tính lớn hơn 3,4cm và lớn hơn u tuyến đa dạng và u warthin, thường có kích thước nhỏ hơn 3 cm Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi khác với tác giả Zuo Houdong 14 về đường kính lớn nhất và nhỏ nhất giữa các nhóm UTMT, nghiên cứu của chúng tôi u warthin có đường kính lớn nhất lớn hơn và u ác tính đường kính lớn nhất nhỏ hơn Điều này có thể do sự khác biệt về cỡ mẫu và tỉ lệ các loại u trong nhóm ác tính, phương pháp đo khi chúng tôi đo đường kính lớn nhất trên mặt phẳng ngang Nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt về kích thước giữa các nhóm UTMT, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, tương đồng với tác giả Zuo Houdong 14

Nghiên cứu của tác giả Đinh Xuân Thành 65 , đa số các u hay các tổn thương ác tính đều có kích thước lớn > 6cm (#50%), khác với nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả trên, điều này có thể lý giải có thể do nghiên cứu của tác giả này đa số các tổn thương đều lớn và lan tỏa hai thùy và sự khác biệt về cỡ mẫu.

4.7 Đặc điểm giới hạn của u

U giới hạn rõ khi thấy được hay phân biệt được ranh giới giữa nhu mô tuyến mang tai bình thường và khối tổn thương bất thường 10 Hầu hết các tổn thương lành tính tuyến mang tai thường có giới hạn rõ, trong khi các tổn thương ác tính thường giới hạn không rõ và hình dạng đường bờ không đều (hình 4.2 và 4.3)

Hình 4.2: Carcinoma nhầy bì, giới hạn không rõ

UTMT bên (P) (mũi tên xanh), trên CLVT cho thấy ở khối ở thùy nông, giới hạn không rõ, hình dạng không đều, bắt thuốc mạnh và tổn thương xâm lấn khoang cơ nhai (mũi tên cam) và khoang cảnh (mũi tên đen) Giải phẫu bệnh: Carcinoma nhầy bì (Bệnh nhân H.T.T.S, BVĐHYD)

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy có kết quả tương đồng với tác giả Zuo Houdong 14 và tác giả Can Zafer Karaman 6 khi hầu hết các tổn thương lành tính như u tuyến đa dạng, u warthin đều có giới hạn rõ Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Zuo Houdong 14 cho thấy tỉ lệ u ác tính có giới hạn không rõ nhiều hơn so với tác giả Can Zafer Karaman 6 và tác giả Đinh Xuân Thành 65

Có lẽ sự khác biệt này do sự khác biệt về cỡ mẫu (bảng 4.7)

Cỡ mẫu UTĐD UW AT

Bảng 4.7: Giới hạn u UTMT so với các tác giả khác

*Tác giả Đinh Xuân Thành 65 mô tả chung nhóm u lành tính

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về đặc điểm giới hạn u giữa u tuyến đa dạng, u warthin và ác tính Điều này khác với tác giả Zuo Houdong 14 , khi tác giả này kết luận không có sự khác biệt giữa nhóm u tuyến đa dạng và u warthin và có sự khác biệt giữa u warthin, u tuyến đa dạng với u ác tính

Bên cạnh đó nghiên cứu chúng tôi với mục tiêu phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai, giá trị giới hạn của u có độ nhạy 77,8% và độ đặc hiệu 92,3% với dương tính giả 7,7% và âm tính giả 22,2% Độ nhạy không cao tuy nhiên độ đặc hiệu khá cao, có thể giúp phân biệt được các tổn thương lành tính và ác tính khi dấu hiệu này dương tính

Hình 4.3: Carcinonma nhầy bì, giới hạn rõ

Tổn thương ở thùy nông (mũi tên xanh), giới hạn rõ, hình dạng phân thùy, bắt thuốc đồng nhất, tổn thương không xâm lấn xung quanh GPB:

Carcinonma nhầy bì (Bệnh nhân N.N.T BVĐHYD)

4.8 Đặc điểm trước tiêm thuốc tương phản

Nghiên cứu của tác giả Zuo Houdong 14 : u tuyến đa dạng và u warthin thường chủ yếu là đồng nhất, tổn thương không đồng nhất với các vùng nang nhỏ hơn, xuất huyết hoặc vôi hóa ít gặp hơn Tuy nhiên, u ác tính thường không đồng nhất với hoại tử, vùng nang, xuất huyết và ít vôi hóa bên trong Trong nghiên cứu này, các giá trị đậm độ trước tiêm thuốc là 39,2 HU, 39,1 HU và 37,6 HU trên chụp CLVT không tiêm thuốc tương phản và không quan sát thấy sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm UTMT

Nghiên cứu chúng tôi có kết quả tương đồng với tác giả Zuo Houdong 14 khi hầu hết các u tuyến đa dạng và u warthin thường chủ yếu đồng nhất (hình 4.4) Ngược lại, u ác tính thường không đồng nhất

Hình 4.4: U tuyến đa dạng, đồng nhất

UTMT (T), hai thùy (mũi tên xanh), giới hạn rõ, đồng nhất, hình dạng phân thùy GPB: U tuyến đa dạng (Bệnh nhân N.T.T.S, BVĐHYD)

Bên cạnh đó giá trị đậm độ trước tiêm thuốc tương phản ở nghiên cứu chúng tôi có kết quả tương đồng với u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính lần lượt là 31,4 ± 8,1 HU; 38,8 ± 9,3 HU; 36,2 ± 7,9 HU Và sự khác biệt giữa các nhóm UTMT này không có ý nghĩa thống kê, tương đồng với tác giả Zuo Houdong 14

4.9 Đặc điểm sau tiêm thuốc tương phản

U warthin có mật độ vi mạch và mật độ tế bào cao hơn so với u tuyến đa dạng Mạng lưới mạch máu giống như mao mạch dày đặc được tìm thấy trong lõi nhú của u U tuyến đa dạng chỉ có một số lượng nhỏ các tiểu động mạch được tìm thấy Thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu được phân bố đều trong các tế bào biểu mô của u warthin và tế bào nội mô mạch máu, không giống như trong u tuyến đa dạng Hầu hết các u ác tính có số lượng vi mạch cao và mô đệm dồi dào, nhưng nó có thể không trưởng thành như u warthin

Do đó, trên chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang, u warthin có đặc điểm tăng quang nhanh chóng sau khi tiêm thuốc cản quang và giảm đi trong giai đoạn muộn, u ác tính ít hơn so với u warthin nhưng mạnh hơn hơn so với u tuyến đa dạng, còn u tuyến đa dạng thì thường tăng quang chậm và tăng dần 14

Nghiên cứu tác giả Zou Houdong 14 cho thấy việc bắt thuốc u warthin mạnh hơn nhiều so với u tuyến đa dạng và u ác tính trong giai đoạn đầu sau tiêm thuốc tương phản Sự thay đổi đậm độ trước và sau khi tiêm thuốc tương phản giúp ích rất nhiều trong việc phân biệt khối u lành tính và ác tính Trong thì tiêm tương phản sớm 30s, u warthin bắt thuốc nhanh chóng, với giá trị đậm độ sau tiêm thuốc trung bình là 84,4 ± 6,0 HU Ngược lại, mức độ bắt thuốc của u tuyến đa dạng và u ác tính kém hơn so với warthin, với giá trị đậm độ trung bình lần lượt là 53,5 ± 4,0 và 65,2 ± 3,8 HU

Hình 4.5: Carcinoma nhầy bì, bắt thuốc không đồng nhất

UTMT (P) mũi tên xanh, trên CLVT cho thấy tổn thương ở hai thùy, không đồng nhất với các vùng hóa nang/hoại tử, giới hạn không rõ, bắt thuốc không đồng nhất, xâm lấn mô mềm xung quanh GPB: carcinoma nhầy bì

Nghiên cứu của tác giả Woo có kết quả thì tiêm tương phản sớm 30s u warthin bắt thuốc cao nhất với giá trị đậm độ trung bình là 89 ± 21 HU theo sau là lại u ác tính và u tuyến đa dạng với đậm độ giá trị trung bình lần lượt là 63 ±

22 HU và 52 ± 21 HU Trên thì muộn, giá trị đậm độ trung bình u ác tính, u tuyến đa dạng và u warthin lần lượt là 83 ± 21 HU, 71 ± 21 HU, 71 ± 14 HU

Đặc điểm sau tiêm thuốc tương phản

U warthin có mật độ vi mạch và mật độ tế bào cao hơn so với u tuyến đa dạng Mạng lưới mạch máu giống như mao mạch dày đặc được tìm thấy trong lõi nhú của u U tuyến đa dạng chỉ có một số lượng nhỏ các tiểu động mạch được tìm thấy Thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu được phân bố đều trong các tế bào biểu mô của u warthin và tế bào nội mô mạch máu, không giống như trong u tuyến đa dạng Hầu hết các u ác tính có số lượng vi mạch cao và mô đệm dồi dào, nhưng nó có thể không trưởng thành như u warthin

Do đó, trên chụp CLVT có tiêm thuốc cản quang, u warthin có đặc điểm tăng quang nhanh chóng sau khi tiêm thuốc cản quang và giảm đi trong giai đoạn muộn, u ác tính ít hơn so với u warthin nhưng mạnh hơn hơn so với u tuyến đa dạng, còn u tuyến đa dạng thì thường tăng quang chậm và tăng dần 14

Nghiên cứu tác giả Zou Houdong 14 cho thấy việc bắt thuốc u warthin mạnh hơn nhiều so với u tuyến đa dạng và u ác tính trong giai đoạn đầu sau tiêm thuốc tương phản Sự thay đổi đậm độ trước và sau khi tiêm thuốc tương phản giúp ích rất nhiều trong việc phân biệt khối u lành tính và ác tính Trong thì tiêm tương phản sớm 30s, u warthin bắt thuốc nhanh chóng, với giá trị đậm độ sau tiêm thuốc trung bình là 84,4 ± 6,0 HU Ngược lại, mức độ bắt thuốc của u tuyến đa dạng và u ác tính kém hơn so với warthin, với giá trị đậm độ trung bình lần lượt là 53,5 ± 4,0 và 65,2 ± 3,8 HU

Hình 4.5: Carcinoma nhầy bì, bắt thuốc không đồng nhất

UTMT (P) mũi tên xanh, trên CLVT cho thấy tổn thương ở hai thùy, không đồng nhất với các vùng hóa nang/hoại tử, giới hạn không rõ, bắt thuốc không đồng nhất, xâm lấn mô mềm xung quanh GPB: carcinoma nhầy bì

Nghiên cứu của tác giả Woo có kết quả thì tiêm tương phản sớm 30s u warthin bắt thuốc cao nhất với giá trị đậm độ trung bình là 89 ± 21 HU theo sau là lại u ác tính và u tuyến đa dạng với đậm độ giá trị trung bình lần lượt là 63 ±

22 HU và 52 ± 21 HU Trên thì muộn, giá trị đậm độ trung bình u ác tính, u tuyến đa dạng và u warthin lần lượt là 83 ± 21 HU, 71 ± 21 HU, 71 ± 14 HU

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy sau tiêm thuốc tương phản, u warthin thường bắt thuốc đồng nhất hơn so với u tuyến đa dạng và u ác tính (hình 4.5 và hình 4.6) Thời gian chụp sau tiêm thuốc tương phản trong nghiên cứu của chúng tôi là chụp thì tĩnh mạch với thời gian khoảng 70s, u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính có giá trị đậm độ trung bình lần lượt là 64,2 ± 6,9 HU; 94,8 ± 4,8 HU và 106,3 ± 4,8 HU Kết quả này khác với các tác giả nghiên cứu trên, khi kết quả của chúng tôi u ác tính bắt thuốc mạnh hơn so với u tuyến đa dạng và u warthin Có thể do sự khác biệt về thời gian chụp do nghiên cứu chúng tôi chụp trễ hơn dẫn tới sự khác biệt trên Pha chụp tương phản thì muộn đã không được thực hiện trong nghiên cứu của chúng tôi và tác giả Zou Houdong 14 Nghiên cứu chúng tôi có kết quả cho thấy có sự khác biệt có nghĩa thống kê về giá trị đậm độ HU sau tiêm thuốc tương phản giữa u tuyến đa dạng, u warthin và u ác tính Điều này tương đồng với tác giả Zou Houdong 14

Hình 4.6: U warthin, bắt thuốc đồng nhất

UTMT (P) mũi tên xanh, dạng bầu dục, giới hạn rõ, bắt thuốc đồng nhất, không xâm lấn xung quanh GPB: u warthin

Nghiên cứu có kết quả khi sử dụng đường cong ROC đánh giá biến số giá trị đậm độ HU của UTMT sau tiêm thuốc tương phản, với điểm cut-off là 103 HU với giá trị AUC là 0,848 và độ nhạy 88,9% và độ đặc hiệu 71,8%

Bên cạnh đó, nghiên cứu chúng tôi đánh giá sự chênh lệch giá trị đậm độ HU trước và sau tiêm thuốc tương phản, cho thấy chênh lệch cao nhất ở nhóm u ác tính và thấp nhất ở u tuyến đa dạng Khác với tác giả Zou Houdong 14 , chênh lệch cao nhất ở nhóm u warthin và thấp nhất ở u tuyến đa dạng Điều này có thể do khác biệt về thời gian chụp Đồng thời sự chênh lệch giá trị đậm độ HU này có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm UTMT Nghiên cứu có kết quả khi sử dụng đường cong ROC đánh giá biến số độ chênh lệch giá trị đậm độ trước và sau tiêm thuốc, với điểm cut-off là 61HU giá trị AUC là 0,798 với độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 81,2% và 79,5%.

Đặc điểm xâm lấn xung quanh và vôi hóa

Đối với UTMT, đặc biệt là các tổn thương ác tính thường có diễn tiến lan rộng, xâm lấn các cơ quan và cấu trúc kế cận như xâm lấn gây hủy xương hàm dưới, lan rộng vào các khoang vùng cổ như khoang nhai, khoang cảnh, khoang cạnh hầu, khoang niêm mạc hầu và mô mềm xung quanh CLVT là một trong những phương tiện hình ảnh khá tốt dùng để đánh giá mức độ lan rộng của tổn thương như xâm lấn các cơ quan xung quanh Việc đánh giá chính xác giúp bác sĩ chọn lựa được chiến lược điều trị thích hợp cho bệnh nhân

Nghiên cứu của tác giả Yan Chu Lu 76 có kết quả cho thấy tất cả các tổn thương lành tính tuyến mang tai đều không liên quan đến các cấu trúc xung quanh Ngược lại các tổn thương liên quan đến giường tuyến mang tai đều là tổn thương ác tính

Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đồng với tác giả trên, tất cả các tổn thương lành tính bao gồm u tuyến đa dạng và u warthin đều không có đặc điểm xâm lấn vào các cơ quan hay cấu trúc xung quanh Ngược lại đây là đặc điểm rất thường gặp ở tổn thương ác tính, ở nghiên cứu này có tới 8 (88,9 %) ác tính xâm lấn mô xung quanh Dấu hiệu này có độ nhạy thấp nhưng độ đặc hiệu rất cao, góp phần trong việc chẩn đoán phân biệt giữa tổn thương lành tính và ác tính tuyến mang tai Đóng vôi là các cấu trúc có đậm độ cao > 120 HU và không bắt thuốc tương phản Đặc điểm vôi hóa ở tuyến mang tai là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh lý sỏi tuyến mang tai Ngoài ra vôi hóa có thể là dấu hiệu gợi ý ác tính, tuy nhiên dấu hiệu này rất hiếm gặp 85 Bên cạnh đó dấu hiệu này cũng có hiện diện ở các tổn thường lành tính khác của tuyến mang tai như viêm mạn, u tuyến đa dạng

Có vài nghiên cứu báo cáo ca về sự vôi hóa trong u ác tính Tác giả Kurabayashi 86 đã báo cáo một trường hợp ung thư biểu mô tuyến có vôi hóa Tác giả Vivian Thimsen 85 cũng báo cáo 2 trường hợp ung thư biểu mô dạng nang tuyến và ung thư biểu mô tế bào nang tuyến có vôi hóa Bên cạnh đó tác giả Som và cs 87 cho thấy sự vôi hóa gợi ý mạnh cho chẩn đoán u tuyến đa dạng hơn là bất kỳ các khối u tuyến nước bọt nào khác

Nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy đặc điểm vôi hóa hầu như không hiện diện ở các tổn thương tuyến mang tai, chỉ duy nhất một tổn thương ác tính có hiện diện dấu hiệu này Do vậy đây là một dấu hiệu không tin cậy và không có ý nghĩa trong việc chẩn đoán xác định và phân biệt giữa tổn thương lành tính và ác tính tuyến mang tai

4.11 Kết hợp các đặc điểm hình ảnh

Với mỗi đặc điểm hình ảnh khác nhau sẽ có các giá trị khác nhau trong chẩn đoán u lành tính và ác tính Do đó, chúng tôi xây dựng các mô hình kết hợp lại các đặc điểm có giá trị để chẩn đoán Các đặc điểm bao gồm: giới hạn u, xâm lấn xung quanh, giá trị đậm độ sau tiêm, chênh lệch đậm độ So sánh giá trị AIC khi kết hợp các đặc điểm hình ảnh, chúng tôi nhận thấy khi kết hợp các đặc điểm hình ảnh giới hạn + đậm độ sau tiêm + chênh lệch đậm độ có giá trị AIC cao nhất, nghĩa là có độ chính xác cao hơn, giúp chẩn đoán chính xác hơn trong việc phân biệt tổn thương lành tính và ác tính

Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế Đầu tiên, cỡ mẫu của chúng tôi tương đối nhỏ, do vậy số lượng nhóm u ác tính không nhiều Ngoài ra, cách thức ROI, diện tích ROI, phần mềm của máy cũng ảnh hưởng đến kết quả giá trị đậm độ HU Bên cạnh đó, ở nghiên cứu của chúng tôi không chụp đa thì, chỉ chụp hai thì là trước tiêm thuốc tương phản và thì tĩnh mạch (70s), do đó có hạn chế trong việc phân tích đặc điểm tổn thương Nhưng nhìn chung qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, CLVT có vai trò chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt trong bệnh lý UTMT.

Hạn chế

Nghiên cứu của chúng tôi có một số hạn chế Đầu tiên, cỡ mẫu của chúng tôi tương đối nhỏ, do vậy số lượng nhóm u ác tính không nhiều Ngoài ra, cách thức ROI, diện tích ROI, phần mềm của máy cũng ảnh hưởng đến kết quả giá trị đậm độ HU Bên cạnh đó, ở nghiên cứu của chúng tôi không chụp đa thì, chỉ chụp hai thì là trước tiêm thuốc tương phản và thì tĩnh mạch (70s), do đó có hạn chế trong việc phân tích đặc điểm tổn thương Nhưng nhìn chung qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, CLVT có vai trò chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt trong bệnh lý UTMT.

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Anthony LM. Organs Associated with the Digestive Tract. Junqueira’s Basic Histology Text and Atlas. McGrawHill; 2016:329-348:chap 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Junqueira’s Basic "Histology Text and Atlas
3. Renee RH, Suzanne MD, Piper MT. Salivary Glands. Comparative Anatomy And Histology. Elsevier; 2018:135-145 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Comparative Anatomy "And Histology
4. Rito M, Fonseca I. Salivary Gland Neoplasms: Does Morphological Diversity Reflect Tumor Heterogeneity. Pathobiology : journal of immunopathology, molecular and cellular biology. 2018;85(1-2):85-95. doi:10.1159/000479070 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pathobiology : journal of immunopathology, "molecular and cellular biology
5. El-Naggar AK, Chan JKC, Grandis JR, Takata T, Slootweg PJ. Tumors of Salivary Glands. WHO Classification of Head and Neck Tumours. International Agency for Research on Cancer; 2017:p.159-261:chap 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: WHO Classification of Head and Neck Tumours
6. Karaman CZ, Tanyeri A, ệzgỹr R, ệztỹrk VS. Parotid gland tumors: comparison of conventional and diffusion-weighted MRI findings with histopathological results. Dento maxillo facial radiology. May 1 2021;50(4):20200391. doi:10.1259/dmfr.20200391 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dento maxillo facial radiology
7. Zhang D, Li X, Lv L, et al. Improving the diagnosis of common parotid tumors via the combination of CT image biomarkers and clinical parameters. BMC medical imaging. Apr 15 2020;20(1):38. doi:10.1186/s12880-020-00442-x Sách, tạp chí
Tiêu đề: BMC medical "imaging
8. Hilton JM, Phillips JS, Hellquist HB, Premachandra DJ. Multifocal multi-site Warthin tumour. European archives of oto-rhino-laryngology : official journal of the European Federation of Oto-Rhino-Laryngological Societies (EUFOS) : affiliated with the German Society for Oto-Rhino-Laryngology - Head and Neck Surgery. Dec 2008;265(12):1573-5. doi:10.1007/s00405-008-0622-z Sách, tạp chí
Tiêu đề: European archives of oto-rhino-laryngology : official journal of the "European Federation of Oto-Rhino-Laryngological Societies (EUFOS) : affiliated "with the German Society for Oto-Rhino-Laryngology - Head and Neck Surgery
9. Izzo L, Casullo A, Caputo M, et al. Space occupying lesions of parotid gland. Comparative diagnostic imaging and pathological analysis of echo color/power Doppler and of magnetic resonance imaging. Acta otorhinolaryngologica Italica : organo ufficiale della Societa italiana di otorinolaringologia e chirurgia cervico- facciale. Jun 2006;26(3):147-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acta otorhinolaryngologica Italica : "organo ufficiale della Societa italiana di otorinolaringologia e chirurgia cervico-"facciale
10. Xu ZF, Yong F, Yu T, et al. Different histological subtypes of parotid gland tumors: CT findings and diagnostic strategy. World journal of radiology. Aug 28 2013;5(8):313-20. doi:10.4329/wjr.v5.i8.313 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World journal of radiology
11. Al-Balas H, Metwalli ZA, Eberson S, Sada DM. Clinicopathological features of incidental parotid lesions. Head &amp; face medicine. Mar 23 2021;17(1):10.doi:10.1186/s13005-021-00262-6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Head & face medicine
13. Aro K, Valle J, Tarkkanen J, Mọkitie A, Atula T. Repeatedly recurring pleomorphic adenoma: a therapeutic challenge. Acta otorhinolaryngologica Italica : organo ufficiale della Societa italiana di otorinolaringologia e chirurgia cervico- facciale. Jun 2019;39(3):156-161. doi:10.14639/0392-100x-2307 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Acta otorhinolaryngologica Italica : "organo ufficiale della Societa italiana di otorinolaringologia e chirurgia cervico-"facciale
14. Zuo H. The Clinical Characteristics and CT Findings of Parotid and Submandibular Gland Tumours. Journal of Oncology. 2021/07/03 2021;2021:8874100. doi:10.1155/2021/8874100 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Oncology
15. Stenner M, Molls C, Luers JC, Beutner D, Klussmann JP, Huettenbrink KB. Occurrence of lymph node metastasis in early-stage parotid gland cancer. European archives of oto-rhino-laryngology : official journal of the European Federation of Oto-Rhino-Laryngological Societies (EUFOS) : affiliated with the German Society for Oto-Rhino-Laryngology - Head and Neck Surgery. Feb 2012;269(2):643-8.doi:10.1007/s00405-011-1663-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: European "archives of oto-rhino-laryngology : official journal of the European Federation of "Oto-Rhino-Laryngological Societies (EUFOS) : affiliated with the German Society "for Oto-Rhino-Laryngology - Head and Neck Surgery
16. Ali S, Palmer FL, DiLorenzo M, Shah JP, Patel SG, Ganly I. Treatment of the neck in carcinoma of the parotid gland. Annals of surgical oncology. Sep 2014;21(9):3042-8. doi:10.1245/s10434-014-3681-y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Annals of surgical oncology
17. Guzzo M, Locati LD, Prott FJ, Gatta G, McGurk M, Licitra L. Major and minor salivary gland tumors. Critical Reviews in Oncology/Hematology. 2010/05/01/2010;74(2):134-148. doi:https://doi.org/10.1016/j.critrevonc.2009.10.004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Critical Reviews in Oncology/Hematology
18. Rudack C, Jửrg S, Kloska S, Stoll W, Thiede O. Neither MRI, CT nor US is superior to diagnose tumors in the salivary glands an extended case study. Head &amp;face medicine. Apr 3 2007;3:19. doi:10.1186/1746-160x-3-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Head & "face medicine
20. Dong Y, Lei GW, Wang SW, Zheng SW, Ge Y, Wei FC. Diagnostic value of CT perfusion imaging for parotid neoplasms. Dento maxillo facial radiology.2014;43(1):20130237. doi:10.1259/dmfr.20130237 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dento maxillo facial radiology
21. Cheng PC, Chang CM, Huang CC, et al. The diagnostic performance of ultrasonography and computerized tomography in differentiating superficial from deep lobe parotid tumours. Clinical otolaryngology : official journal of ENT-UK ; official journal of Netherlands Society for Oto-Rhino-Laryngology &amp; Cervico-Facial Surgery. May 2019;44(3):286-292. doi:10.1111/coa.13289 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Clinical otolaryngology : official journal of ENT-UK ; "official journal of Netherlands Society for Oto-Rhino-Laryngology & Cervico-Facial "Surgery
27. Bull PD. Diseases of the Salivary Glands. Lecture Notes On Diseases Of The Ear, Nose And Throat 9th. Blackwell Science; 2002:163-173 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lecture Notes On Diseases Of The "Ear, Nose And Throat 9th
28. Hứa Chí Minh, Âu Nguyệt Diệu. Bệnh tuyến nước bọt. Giải Phẫu Bệnh Học. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam; 2010:202-217 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải Phẫu Bệnh Học
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam; 2010:202-217

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Giải phẫu học tuyến mang tai - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.1 Giải phẫu học tuyến mang tai (Trang 15)
Hình 1.2: Mô học tuyến mang tai - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.2 Mô học tuyến mang tai (Trang 19)
Hình 1.3:  Mô học u tuyến đa dạng và u warthin - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.3 Mô học u tuyến đa dạng và u warthin (Trang 21)
Hình 1.7: U tuyến đa dạng trên siêu âm - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.7 U tuyến đa dạng trên siêu âm (Trang 29)
Hình 1.8: U tuyến đa dạng điển hình trên chụp CLVT đa thì - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.8 U tuyến đa dạng điển hình trên chụp CLVT đa thì (Trang 29)
Hình 1.9: CHT khuếch tán và bản đồ ADC u tuyến đa dạng - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.9 CHT khuếch tán và bản đồ ADC u tuyến đa dạng (Trang 30)
Hình 1.10: U warthin trên siêu âm - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.10 U warthin trên siêu âm (Trang 31)
Hình 1.11: CHT khuếch tán và bản đồ ADC u warthin - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.11 CHT khuếch tán và bản đồ ADC u warthin (Trang 31)
Hình 1.12: U warthin trên chụp CLVT đa thì - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.12 U warthin trên chụp CLVT đa thì (Trang 32)
Hình 1.14: U tế bào tuyến đáy - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.14 U tế bào tuyến đáy (Trang 33)
Hình 1.13: U cơ biểu mô - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.13 U cơ biểu mô (Trang 33)
Hình 1.15: Oncocytoma - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.15 Oncocytoma (Trang 34)
Hình 1.17: U ác tính tuyến mang tai - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.17 U ác tính tuyến mang tai (Trang 36)
Hình 1.18: U tuyến mang tai ác tính - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.18 U tuyến mang tai ác tính (Trang 37)
Hình 1.19: Ung thư biểu mô gai tuyến mang tai - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 1.19 Ung thư biểu mô gai tuyến mang tai (Trang 37)
Hình 3.1: Đường cong ROC độ tuổi UTMT - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 3.1 Đường cong ROC độ tuổi UTMT (Trang 53)
Bảng 3.3: Tỉ lệ giới tính giữa các nhóm UTMT - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Bảng 3.3 Tỉ lệ giới tính giữa các nhóm UTMT (Trang 54)
Biểu đồ 3.4: Hình dạng u tuyến mang tai - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
i ểu đồ 3.4: Hình dạng u tuyến mang tai (Trang 57)
Hình 3.2: Đường cong ROC giá trị đậm độ sau tiêm thuốc tương phản - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 3.2 Đường cong ROC giá trị đậm độ sau tiêm thuốc tương phản (Trang 63)
Bảng 4.1: Tần suất u của mẫu nghiên cứu và các tác giả khác - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Bảng 4.1 Tần suất u của mẫu nghiên cứu và các tác giả khác (Trang 69)
Bảng 4.3: Tuổi trung bình các nhóm UTMT so với các tác giả khác - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Bảng 4.3 Tuổi trung bình các nhóm UTMT so với các tác giả khác (Trang 71)
Bảng 4.5: Tỉ lệ giới tính các nhóm UTMT so với các tác giả khác - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Bảng 4.5 Tỉ lệ giới tính các nhóm UTMT so với các tác giả khác (Trang 73)
Hình 4.1: U warthin hình dạng tròn - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 4.1 U warthin hình dạng tròn (Trang 75)
Bảng 4.6: Kích thước của các nhóm UTMT so với các tác giả khác. - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Bảng 4.6 Kích thước của các nhóm UTMT so với các tác giả khác (Trang 76)
Bảng 4.7: Giới hạn u UTMT so với các tác giả khác - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Bảng 4.7 Giới hạn u UTMT so với các tác giả khác (Trang 78)
Hình 4.3: Carcinonma nhầy bì, giới hạn rõ - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 4.3 Carcinonma nhầy bì, giới hạn rõ (Trang 79)
Hình 4.5: Carcinoma nhầy bì, bắt thuốc không đồng nhất. - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 4.5 Carcinoma nhầy bì, bắt thuốc không đồng nhất (Trang 81)
Hình 4.6: U warthin, bắt thuốc đồng nhất - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình 4.6 U warthin, bắt thuốc đồng nhất (Trang 82)
Hình dạng - giá trị của cắt lớp vi tính trong phân biệt u lành tính và ác tính tuyến mang tai
Hình d ạng (Trang 98)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w